Bài cá nhân hành chính 8 điểm đây - Các hình thức xử phạt chính trong xử phạt vi phạm hành chính

Trong xử phạt vi phạm hành chính có hai hình thức là xử phạt chính và xử phạt bổ sung.Hình thức xử phạt chính có nét khác biệt so với hình phạt bổ sung ở chức năng áp dụng một cách độc lập của hình thức xử phạt và phạm vi áp dụng hình thứ xử phạt.Hình thức xử phạt chính bao gồm có cảnh cáo và phạt tiền.Vậy hai hình thức này có những đặc điểm gì? Trong phạm vi bài viết này tôi xin trình bày vấn đề “các hình thức xử phạt chính trong xử phạt vi phạm hành chính”.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6923 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài cá nhân hành chính 8 điểm đây - Các hình thức xử phạt chính trong xử phạt vi phạm hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong xử phạt vi phạm hành chính có hai hình thức là xử phạt chính và xử phạt bổ sung.Hình thức xử phạt chính có nét khác biệt so với hình phạt bổ sung ở chức năng áp dụng một cách độc lập của hình thức xử phạt và phạm vi áp dụng hình thứ xử phạt.Hình thức xử phạt chính bao gồm có cảnh cáo và phạt tiền.Vậy hai hình thức này có những đặc điểm gì? Trong phạm vi bài viết này tôi xin trình bày vấn đề “các hình thức xử phạt chính trong xử phạt vi phạm hành chính”. Nội dung: 1.Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành quyết định các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác theo những trình tự thủ tục do pháp luật quy định đối với các nhân,tổ chức vi phạm hành chính. 2.Các hình thức xử phạt chính trong xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi,bổ sung năm 2008). Khoản 1 điều 12 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sử đổi bổ sung năm 2008 quy định “Đối với mỗi vi phạm hành chính cá nhân,tổ chức vi phạm hành chính phải chịu j trong các hình thức xử phạt chính sau đây: a)Cảnh cáo b)Phạt tiền.” Như vậy theo quy định này thì hình thức xử phạt chính bao gồm hình thức cảnh cáo và phạt tiền. 2.1.Cảnh cáo: Phạt cảnh cáo là một trong hai hình thức phạt chính trong xử phạt vi phạm hành chính.So với hình thức phạt tiền thì cảnh cáo là hình thức xử phạt nhẹ hơn,mang ý nghĩa giáo dục nhiều hơn là trừng phạt. Điều 13 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân,tổ chức vi phạm hành chính nhỏ,lần đầu,có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện với lỗi cố ý.”Như vậy từ quy định trên chúng ta có thể thấy điều kiện để áp dụng hình phạt cảnh cáo đó là: *Về chủ thể: hình phạt cảnh cáo đước áp dụng đối với tổ chức,cá nhân(đối với cá nhân phải từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực chịu trách nhiệm hành chính).Đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với lỗi cố ý. *Cơ sở thực tế: có hành vi vi phạm hành chính xảy ra. *Cơ sở pháp lý:hành vi vi phạm mà các tổ chức,cá nhân thực hiện được văn bản pháp luật quy định là có thể áp dụng hình thức phạt cảnh cáo.(Dựa vào quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính) *Việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với tổ chức,cá nhân vi phạm hành chính chỉ được thực hiện khi đó là vi phạm nhỏ,lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. 2.2.Phạt tiền: Phạt tiền cũng được pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định là một trong những hình thức xử phạt chính.Trong hai hình thức này thì phạt tiền được áp dụng phổ biến hơn.Phạt tiền là việc tước bỏ của cá nhân,tổ chức vi phạm một khoản tiền nhất định để sung quỹ nhà nước.Phạt tiền tác động trực tiếp đến lợi ích vật chất,kinh tế của cá nhân,tổ chức vi phạm cho nên mang lại hiệu quả rất lớn trong việc đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính. Chủ thể áp dụng: là tổ chức,cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực chịu trách nhiệm hành chính.Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính chỉ bị phạt cảnh cáo mà không bị phạt tiền. Về mức phạt tiền:khoản 1 điều 14 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định mức phạt tiền thấp nhất là 10.000.000 đồng và cao nhất là 500.000.000 triệu đồng. Cơ sở để phạt tiền: khi có hành vi vi phạm hành chính xảy ra và căn cứ vào quy định của pháp luật xem hành vi vi phạm đó có áp dụng hình thức phạt tiền hay không. Xác định mức phạt tiền: chủ thể có thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào tính chất,mức độ vi phạm và quy định của pháp luật để xác định mức phạt tiền cho phù hợp. Khoản 2 điều 57 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định:“Khi phạt tiền,mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền,nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.” Phạt tiền đối với chủ thể là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính.Điều 7 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính “Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 12 của pháp lệnh này.Khi phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạt không được quá 1/2 mức phạt đối với người thành niên”. Ngoài ra hình phạt trục xuất cũng có thể được xem là hình phạt chính khi nó được áp dụng một cách độc lập hoặc áp dụng cùng với hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép,chứng chỉ hành nghề;tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Kết luận: Các hình thức xử phạt thể hiện sự răn đe,trừng phạt của pháp luật đối với những cá nhân,tổ chức có hành vi vi phạm các nguyên tắc quản lý nhà nước thông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần.Ngoài ra nócòn mang tính giáo dục đối với cá nhân,tổ chức bị xử phạt góp phần nâng cao ý thức của công dân trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước qua đó bảo vệ và duy trì trật tự quản lý nhà nước. Danh mục tài liệu tham khảo: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam _Trường Đại học Luật Hà Nội_Nxb.CAND 2.Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2008 3.Bình luận khoa học Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 _Bộ tư pháp,Viện nghiên cứu khoa học pháp lý_Nxb.Tư pháp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài cá nhân hành chính 8 điểm đây- Các hình thức xử phạt chính trong xử phạt vi phạm hành chính.doc
Luận văn liên quan