Báo cáo Công tác kế toán tại công ty TNHH Rực Rỡ Châu Á

Là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, số lượng công việc cần hạch toán nhiều nên việc phân công như vậy giúp cho kế toán viên chuyên môn hóa trong từng phần hành của mình, tích lũy kinh nghiệm, giải quyết các công việc thuộc phần hành của mình một cách nhanh chóng. Số lượng kế toán viên đảm nhiệm phần hành đó phụ thuộc vào khối lượng công việc phát sinh. Việc bố trí số lượng kế toán như hiện nay là tương ứng với các phần hành kế toán là tương đối hợp lý. Bên cạnh đó, đội ngũ kế toán đa phần là những người trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn, nhiệt tình với công việc, luôn có ý thức giúp đỡ lẫn nhau tạo ra môi trường làm việc tốt giúp cho mọi công việc đều được hoàn thành đúng thời gian quy định.

doc52 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công tác kế toán tại công ty TNHH Rực Rỡ Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng tháng Giá trị hao mòn: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia sản xuất kinh doanh, do bào mòn tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của tài sản cố định. Giá trị còn lại: giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản cố định và số khấu hao lũy kế (hoặc giá trị hao mòn lũy kế) của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế Phương pháp kế toán Chứng từ : Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Phiếu thu, phiếu chi Tài khoản: TK 211 – Tài sản cố định hữu hình. Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị hiện có, tình hình tăng giảm các loại TSCĐ hữu hình của đơn vị theo nguyên giá. Nợ - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm, do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, do được cấp phát, biếu, tăng… - Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do sửa chữa cải tạo, nâng cấp. - Tăng nguyên giá do đánh giá lại … Có Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do : - Điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý. - Tháo bớt một số bộ phận của TSCĐ. Đánh gía lại, mất mát. Dư: Nguyên giá TSCĐ hiện có ở đơn vị. TK 001 – Tài sản thuê ngoài. TK này phản ánh giá trị của tất cả các loại TSCĐ, công cụ, dụng cụ, mà đơn vị đi thuê về để sử dụng, giá trị tài sản ghi vào TK 001 – là giá trị tài sản được hai bên thống nhất trong hợp đồng thuê TSCĐ. Nợ Giá trị TSCĐ thuê ngoài tăng trong kỳ Có Giá trị TSCĐ thuê ngoài giảm khi trả Dư: Giá trị TSCĐ thuê ngoài hiện có TK 213 – TSCĐ vô hình: TK này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ vô hình của doanh nghiệp theo chỉ tiêu nguyên giá. Định khoản giống như TSCĐ hữu hình. Bên Nợ : tăng, bên Có: giảm. TK 212 – TSCĐ thuê tài chính: TK này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp. Định khoản giống như TSCĐ hữu hình. Bên Nợ : tăng, bên Có: giảm. TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ Nợ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh trong kỳ Có Số thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua được giảm giá, trả lại người bán Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại Dư: số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng Ngân sách chưa trả lại Sổ sách kế toán: Nhật ký chung Sổ cái tiền mặt Ví dụ minh họa: Rút tiền mặt mua máy tính ngày 05-4 hết 8.356.000 VND. Ta có Nợ TK 211 : 8.356.000 Có TK 111 : 8.356.000 Nhận xét: công ty TNHH Rực Rỡ Châu Á là một công ty mới thành lập, hoạt động với văn phòng đi thuê, tài sản chủ yếu đã được mua sắm từ mới đầu thành lập nên trong tháng rất ít nghiệp vụ phát sinh về TSCĐ. Chủ yếu hàng tháng là tiền trả thuê nhà. KT hao mòn TSCĐ Phương pháp khấu hao TSCĐ: công ty Rực Rỡ Châu Á làm kế toán hao mòn TSCĐ theo phương pháp tính mức khấu hao hàng tháng. Mức khấu hao hàng tháng = Nguyên giá Nguyên giá Số sử dụng x 12 Năm sử dụng :12 tháng Hay có thể tính theo công thức dưới đây: Mức khấu hao của tháng này = Mức khấu hao của tháng trước + Mức khấu hao tăng them trong tháng này - Mức khấu hao giảm đi trong tháng này Phương pháp kế toán Chứng từ: Thẻ TSCĐ Khung thời gian sử dụng TSCĐ Tài khoản: Sử dụng TK 214 – hao mòn TSCĐ Nợ Giá trị hao mòn giảm xuống Có Giá trị hao mòn tăng lên Dư: giá trị hao mòn hiện có Sổ sách kế toán: Sổ nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết sử dụng Bảng tính và phân bổ hao mòn TSCĐ Ví dụ minh họa: Hàng tháng, trích khấu hao tính vào chi phí quản lý 13.745.000 VND. Ta có Nợ TK 642: 13.745.000 Có TK 214: 13.745.000 Đồng thời ghi: Nợ TK 009: 13.745.000 KT công cụ dụng cụ Phương pháp kế toán Chứng từ: Hóa đơn GTGT Phiếu kê mua hàng Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho CCDC Giấy báo hỏng CCDC Tài khoản: Sử dụng TK 153 – công cụ, dụng cụ Nợ Giá trị thực tế của công cụ dụng cụ nhập kho do mua, tự chế, thuê ngoài, nhận góp vốn liên doanh… Giá trị công cụ, dụng cụ đồ dùng cho thuê nhập lại kho. Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê. Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ. Có Giá trị thực tế của công cụ dụng cụ xuất kho do mua, tự chế, thuê ngoài, nhận góp vốn liên doanh… Giá trị công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán. Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện khi kiểm kê. Kết chuyển trị giá thực tế của công, cụ dụng cụ tồn kho đầu kỳ. Dư: trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho. Sổ sách kế toán: Sổ nhật ký mua hàng Sổ chi tiết thanh toán với người bán Sổ chi tiết công cụ, dụng cụ Ví dụ minh họa: Ngày 22-4, mua công cụ dụng cụ về nhập kho chưa trả tiền người bán 11.000.000 VND. Thuế GTGT là 10%, được khấu trừ Ta có: Nợ TK 153: 10.000.000 Nợ TK 1331: 1.000.000 Có TK 331: 11.000.000 KT THU NHẬP VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KT thu nhập của người lao động Hình thức trả lương tại công ty: Hệ số chia lương = Tổng LTT/ Tổng L theo cấp bậc và thời gian làm việc Tiền lương từng người = TL theo cấp bậc và thời gian của từng người * hệ số chia lương Phương pháp kế toán Chứng từ: Bảng thanh toán tiền lương Bảng phân bổ tiền lương Tài khoản Để hạch toán tiền lương kế toán sử dụng tài khoản 334 ”Phải trả công nhân viên”: Dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản khác thuộc thu nhập của họ. Kết cấu của tài khoản này như sau: Nợ - Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của công nhân viên. - Tiền lương, tiền công và các khoản đã trả cho công nhân viên. - Kết chuyển tiền lương công nhân, viên chức chưa lĩnh. Có - Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên chức. Dư Nợ (nếu có): Số trả thừa cho công nhân viên chức. Dư Có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả công nhân viên chức Sổ sách kế toán : Sổ tiền lương Nhật ký chung Ví dụ minh họa: Ngày 30-9, chi tiền mặt thanh toán lương cho nhân viên 27.400.000 VND Định khoản Nợ 334 : 27.400.000 Có 111 : 27.400.000 Sơ đồ tài khoản 334 TK 141,138,338,333 TK 334 TK622 Tiền lương phải trả công Các khoản khấu trừ vào nhân sản xuất Lương CNV TK 111 TK627 Thanh toán tiền lương và các Khoản khác cho CNV bằng TM Tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng TK 512 TK 641,642 Thanh toán lương bằng sản phẩm Tiền lương phải trả nhân viên Bán hàng, quản lý DN TK3331 TK3383 BHXH phải trả KT các khoản trích theo lương Nội dung, nguồn hình thành: - Mọi người lao động đều quan tâm đến tiền lương và thu nhập mà họ được người sử dụng lao động trả cho. Tuy nhiên, ngoài tiền lương trả cho thời gian làm việc còn có những quyền lợi và trách nhiệm khác thu hút sự quan tâm của người lao động: đó là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà thường được gọi chung là các khoản trích theo lương. - Qũy BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số qũy tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực, đắt đỏ, thâm niên) của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành từ ngày 1/1/2010, mức trích lập BHXH là 22% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội, trong đó người lao động đóng góp 6% và người sử dụng lao động đóng góp 16%. - Và tỷ lệ này cứ 2 năm sẽ tăng thêm 2% (trong đó người lao động đóng thêm 1% và người sử dụng lao động đóng thêm 1%) cho đến khi đạt tỷ lệ trích lập là 26%, trong đó người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 18%. - Qũy BHXH được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Qũy này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý… - Qũy BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Qũy này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT hiện hành 4,5% mức tiền lương, tiền công hằng tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng góp 3% và người lao động đóng góp 1,5%. Còn phải trích theo một tỷ lệ quy định với tổng số qũy tiền lương, tiền công và phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp thâm niên, phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh) thực tế phải trả cho người lao động-kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn. Tỷ lệ KPCĐ theo chế độ hiện hành là 2%. Phương pháp kế toán 2.2.1 Chứng từ: Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội Biên bản điều tra tai nạn 2.2.2 Tài khoản: Tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác: Dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan quản lý, tổ chức đoàn thể xã hội. Kết cấu của tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác. Nợ + Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản khác có liên quan. + BHXH phải trả công nhân viên. + Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị. + Số BHXH, BHYT, KPCĐ,BH thất nghiệp đã nộp cho cơ quan quản lý. + Kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511. + Các khoản đã trả, đã nộp khác. Có + Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết (chưa xác định rõ nguyên nhân). + Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể trong và ngoài công ty. + Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. + BHXH, BHYT trừ vào lương công nhân viên. + BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù. + Các khoản phải trả phải nộp khác. Dư Có: + Số tiền còn phải trả, phải nộp khác. + Giá trị tài sản thừa còn chờ giải quyết. Dư Nợ: (nếu có) Số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp. TK 338 có 6 tài khoản cấp 2 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết. 3382 – Kinh phí công đoàn. 3383 – BHXH. 3384 – BHYT. 3387 – Doanh thu nhận trước. 3388 – Phải trả, phải nộp khác. TK 334 TK 338 TK622,627,641,642 BHXH trả thay Trích BHXH, BHYT, KPCĐ Lương CNV 19% tính vào chi phí SXKD TK 111,112 TK334 Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ BHXH, BHYT trừ vào Hoặc chi BHXH, KPCĐ tại DN lương công nhân viên 6% Sơ đồ: Hạch toán các khoản trích theo lương 2.2.3 Sổ sách kế toán: Sổ tiền lương Nhật ký chung 2.2.4 Ví dụ minh họa: Tổng quỹ lương của công ty tháng 4 là: 27.400.000VND Quỹ bảo hiểm xã hội(BHXH): Theo quy định công ty sẽ nộp BHXH với số tiền là: 27.400.000*22%= 6.028.000 VND Trong đó người lao động sẽ chịu là: 27.400.000*6%=1.644.000 VND Còn lại 16% công ty sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là: 27.400.000*16%= 4.384.000VND Quỹ bảo hiểm y tế( BHYT): Theo quy định công ty sẽ nộp BHYT với số tiền là: 27.400.000*4.5%=1.233.000 VND Trong đó người lao động sẽ chịu là: 27.400.000*3%= 822.000 VND Còn lại 1.5% công ty sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là: 27.400.000*1.5%=411.000VND Định khoản Nợ 622: 4.795.000 Nợ 334: 2.466.000 Có 338: 7.261.000 Nhận xét: Hiện nay tại công ty TNHH Rực Rỡ Châu Á các khoản trích theo lương (BHXH, BHTY) được trích theo tỷ lệ quy định của nhà nước: Tổng số BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích theo lương = Tổng số BHXH, BHTY phải trích và tính vào chi phi SXKD + Tổng số BHXH, BHTY phải thu của người lao động. Khoản BHXH trích theo lương của CBCNV = Tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho CBCNV *22% Khoản BHYT trích theo lương của CBCNV = Tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho CNCNV *4.5% Trong tổng số 26.5% (BHXH, BHYT) có 17.5% tính vào chi phí SXKD Tại Công TNHH Rực Rỡ Châu Á thì 2 khoản BHXH, BHYT phải thu của người lao động được tính vào là 9% và trừ luôn vào lương của người lao động khi trả lương. Vì là doanh nghiệp nhỏ dưới 10 người nên không có trích KPCĐ. KT NGHIỆP VỤ MUA HÀNG, BÁN HÀNG Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên KT mua hàng Đặc điểm mặt hàng kinh doanh: Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là mua bán thiết bị, linh kiện điện, điện tử viễn thông Phương thức mua hàng: Nhập từ nước ngoài về theo đơn đặt hàng của khách hàng, theo 2 cách: nhập khẩu trực tiếp và ủy thác nhập khẩu. Tính giá hàng tồn kho: Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Trung bình tháng theo giá thực tế Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: (Đầu kỳ + nhập trong kỳ) – xuất trong kỳ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Chưa có Phương pháp kế toán Chứng từ: Hóa đơn giá trị gia tăng Phiếu kê mua hàng Phiếu nhập khẩu: tờ khai hải quan Phiếu nhập kho Bảng tổng hợp chi phí mua hàng Tài khoản:151,156,331 Nhập khẩu trực tiếp: Ký quỹ mở L/C Nợ 144 Có 112,331 Giá trị hàng hóa nhập khẩu trực tiếp Nợ 1561 theo tỷ giá thực tế Có 331 theo tỷ giá thực tế Nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT Nợ 3333 Nợ 33312 Có 111,112 Thuế nhập khẩu phải nộp Nợ 1561 Có 3333 Thuế GTGT được khấu trừ: Nợ 133 Có 33312 Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng nhập khẩu(chi phí bốc vác, lưu kho,bãi…) Nợ 156 Có 111, 112 Nếu hàng nhập khẩu đã về tới cảng nhưng cuối tháng vẫn chưa làm xong thủ tục hải quan để về nhập kho Nợ 151 - theo tỷ giá thực tế Có 331 - theo tỷ giá thực tế Sau khi nhận được hàng sẽ ghi Nợ 1561 - tỷ giá thực tế phát sinh Có 151 - tỷ giá thực tế phát sinh Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đoái được ghi nhận vào bên Nợ 635 hoặc bên Có 515 Nếu hàng hóa được chuyển trực tiếp cho người mua tại cảng không nhập về kho của công ty Nợ 157 - trị giá mua hàng nhập khẩu chuyển đi bán-tỷ giá thực tế phát sinh Nợ 623 - trị giá mua hàng nhập khẩu bán trực tiếp tại ga, cảng-tỷ giá thực tế phát sinh Có 151 - tỷ giá thực tế lúc ghi nhận hàng mua Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đoái được ghi nhận vào bên Nợ 635 hoặc bên Có 515 Trường hợp ủy thác nhập khẩu Chuyển tiền cho đơn vị nhận ủy thác Nợ 331 Có 112 Có 515 (hoặc nợ 635) Có 007(112) Khi nhận hàng hóa được nhập Nợ 156 Có 331 Có 515 (hoặc nợ 635) Thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu Nợ 156 Nợ 133 Có 331 Hoa hồng ủy thác nhập vào lệ phí L/C Nợ 1562 Nợ 133 Có 3331 Chuyển tiền thanh toán cho bên nhận ủy thác các khoản mục chi hộ về thuế, lệ phí mở L/C và hoa hồng ủy thác Nợ 331 Có 1221 Sổ sách kế toán Sổ đối chiếu luôn phiên Nhật ký mua hàng Sổ chi tiết thanh toán với người bán Ví dụ minh họa: Ngày 10-12, nhập lô hàng đèn LED từ công ty Pulsar với tổng số tiền 70.287.066 VND, trong đó thuế GTGT nhập khẩu là 3.302.308 VND, chi phí nhập hàng hóa là 4.049.034 VND. Hàng về nhập vào kho. Định khoản Nợ 156 : 62.936.724 Nợ 1561 : 4.048.034 Nợ 333 : 3.302.308 Có 3311: 70.287.066 3. KT bán hàng Phương thức bán hàng: công ty Rực Rỡ Châu Á bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp. Phương thức tính trị giá hàng xuất kho theo giá đích danh Phương pháp kế toán Chứng từ Phiếu xuất kho Báo cáo bán hàng hàng ngày Tài khoản: Tk 511- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ Thuế GTGT Chiết khấu thương mại Trị giá hàng bán bị trả lại Giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ Kết chuyển doanh thu thuần về TK xác định KQKD Có Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sản phẩm Tk 632- Giá vốn hàng bán Nợ Trị giá vốn hàng hóa, dịch vụ Có Trị giá vốn của hàng hóa, sản phẩm đã bán bị trả lại đã nhập kho Hoàn nhập số dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào cuối năm Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán về TK XĐKQKD Tk 157- hàng gửi đi bán Nợ Trị giá hàng đang được gửi đi Giá trị dịch vụ đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán Có Trị giá hàng hóa, dịch vụ được khách hàng chấp nhận thanh toán Trị giá hàng hóa bị khách hàng trả lại Dư bên nợ: trị giá hàng hóa gởi đi chưa được chấp nhận thanh toán Tk 3331 – thuế giá trị gia tăng phải nộp Nợ Khấu trừ thuế GTGT ở đầu vào Thuế GTGT của hàng hóa bị trả lại, giảm giá hàng bán,chiết khấu thương mại Nộp thuế GTGT theo số phải nộp Có Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ trong kỳ Tk 521 – chiết khấu thương mại Nợ Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng Có Kết chuyển sang doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần. Tk 531 – hàng bán bị trả lại Nợ Trị giá hàng bán, dịch vụ pát sinh trong kỳ Có - Kết chuyển sang doanh thu bán hàng để xác định doanh thu thuần Tk 532 – giảm giá hàng bán Nợ Các khoản giảm giá hàng bán đã cấp thuận cho người mua hàng Có Kết chuyển sang doanh thu bán hàng để xác định doanh thu thuần Sổ sách kế toán: Nhật ký bán hàng Sổ chi tiết thanh toán với người mua Nhật ký xuất kho Ví dụ minh họa: Ngày 15-12, doanh nghiệp xuất kho lô hàng đèn LED được nhập ngày 10-12, (giá70.287.066 VND), bán cho khách hàng 80.000.000, thuế GTGT 10%, người mua chưa thanh toán. Nợ TK 131 : 88.000.000 Có TK 511 : 80.000.000 Có TK 33311 : 8.000.000 KT CÁC KHOẢN THANH TOÁN: CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KT các khoản phải thu Phải thu khách hàng Nội dung: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của công ty với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, & cung cấp dịch vụ. Nguyên tắc: - Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán. - Đối tượng phải thu là khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả tài sản cố định, bất động sản đầu tư. - Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hoặc đã thu qua ngân hàng). - Trong hạch toán tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. - Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá bán hoặc trả lại số hàng đã giao. Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp hoặc qua tài khoản Ngân hàng Phương pháp kế toán Chứng từ: Phiếu xuất kho Hóa đơn bán hàng Báo cáo bán hàng hàng ngày Tài khoản Sử dụng tài khoản 131 – phải thu của khách hàng Nợ: - Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là đã bán trong kỳ; - Số tiền thừa trả lại cho khách hàng. Dư: Số tiền còn phải thu của khách hàng. Có: - Số tiền khách hàng đã trả nợ; - Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng. - Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại; - Doanh thu của số bán hàng đã bán bị người mua trả lại (Có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT); - Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua. Sổ sách kế toán: Nhật ký bán hàng Sổ chi tiết thanh toán với người mua Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng Ví dụ minh họa: Xuất bán cho công ty Sumitto lô hàng đèn trang trí trị giá 1.456.000.000 VND, thuế GTGT 10% Nợ TK 131: 1.601.600.000 Có TK 511: 1.456.000.000 Có TK 3331: 145.600.000 Trường hợp hàng bán bị khách hàng trả lại: Trong lô hàng xuất bán có ¼ đèn bị hư. Khách hàng gửi trả lại, trị giá lô hàng là 400.400.000 VND. Nợ TK 531: 364.000.000 Nợ TK 333: 36.400.000 Có TK 131: 400.400.000 Nợ 131: 400.400.000 Có TK 111: 400.400.000 KT các khoản phải thu khác Nội dung: Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, còn chờ xử lý; Các khoản phải thu về bồi thường vật chất cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hoá,tiền vốn,... đã được xử lý bắt bồi thường; Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi; Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi; Các khoản đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu chi hộ cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, phí bốc vác,…; Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hoá công ty nhà nước, như Chi phí cổ phần hoá, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá,…; Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính; Các khoản phải thu ngoài các khoản trên. Nguyên tắc: Kế toán phải chi tiết cho từng khoản phải thu, phải đôn đốc các đối tượng doanh nghiệp phải thu, thanh toán kịp thời để thu hồi vốn, tránh công nợ kéo dài, dây dưa. Trong một số trường hợp nếu khoản phải thu khác khó có khả năng thu hồi theo quy định của chế độ tài chính kế toán hiện hành được lập dự phòng phải thu khó đòi, ví dụ như: Đối với các cá nhân, nếu có nợ doanh nghiệp mà không có khả năng thu hồi được do họ bị bắt giữ, bị truy tố trước pháp luật, bỏ trốn… Đối với các tập thể, doanh nghiệp nếu không có khả năng trả nợ do bị phá sản do bị sát nhập, giải tán… Phương pháp kế toán Chứng từ: Biên bản giao nhận vật tư hàng hóa Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa Quyết định xử lý tài sản thiếu, các chứng từ thu, chi tiền Tài khoản: Nợ - Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết; - Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay; - Số tiền phải thu về các khoản phát sinh khi cổ phần hoá công ty nhà nước; - Phải thu về tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt động đầu tư tài chính; - Các khoản nợ phải thu khác. Có - Kết chuyển tài sản thiếu vào các tài sản liên quan theo biên bản xử lý; - Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần hoá công ty nhà nước; - Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác. Dư:Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được Sổ sách kế toán: Nhật ký bán hàng Sổ chi tiết thanh toán với người mua Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng Ví dụ minh họa: Cuối tháng 9, kiểm kê phát hiện thiếu 1.659.000 VND tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK 138: 1.650.000 Có TK 111 : 1.650.000 KT thanh toán với ngân sách Nhà nước Nội dung Thuế giá trị gia tăng: Giá tính thuế: Giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau: Đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu, cộng với thuế nhập khẩu; Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này; Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê thu từng kỳ; Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là giá bán của hàng hóa, tính theo giá bán trả một lần, không tính theo số tiền trả từng kỳ; Đối với gia công hàng hóa là giá gia công; Đối với hàng hóa, dịch vụ khác là giá do Chính phủ quy định; Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế. Cách tính thuế: có 2 cách tính thuế là thuế khấu trừ và thuế trực tiếp. Theo phương pháp khấu trừ: Trước tiên phải xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế phải nộp = thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào Trong đó: Thuế GTGT đầu ra được xác định như sau: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ chịu thuế bán ra * Thuế suất % Thuế suất: 0%: áp dụng với hàng xuất khẩu 5%: áp dụng với các loại hàng hóa, sản phẩm cơ khí, luyện kim loại, máy vi tính và cụm linh kiện máy vi tính, phân bón, thuốc chữa bệnh, thiết bị dung cho y tế… 10%: áp dụng với các loại hàng hóa, dịch vụ thong thường còn lại như vải sợi may mặc, thực phẩm, sữa, bánh kẹo, gốm sứ thủy tinh, hàng hóa, dịch vụ bưu chính viễn thong, khách sạn, ăn uống… Thuế GTGT đầu vào: Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở khâu mua Đối với hàng nhập khẩu: Thuế GTGT hàng nhập khẩu = Trị giá hàng hóa nhập khẩu + Thuế nhập khẩu của hàng hóa * Thuế xuất thuế GTGT % Cuối tháng căn cứ vào số thuế GTGT ở đầu ra do bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và thuế GTGT ở đầu vào do mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.Nếu lấy thuế GTGT ở đầu ra trừ thuế GTGT ở đầu vào, kết quả: Bằng không: làm thủ tục khấu trừ thuế Đầu ra > đầu vào: khấu trừ thuế theo thuế đầu vào, số chênh lệch chính là số thuế phải nộp Đầu ra < đầu vào: khấu trừ thuế theo thuế đầu ra, số chênh lệch chính là số thuế chưa được khấu trừ, sẽ được giải quyết sau. Công ty TNHH Rực Rỡ Châu Á nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Theo phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa dịch vụ chịu thuế * Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ % Trong đó GTGT của hàng hóa dịch vụ: GTGT của hàng hóa dịch vụ = Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng Trong đó giá thanh toán của hàng hóa dịc vụ bán ra là giá thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu them mà bên mua phải trả. Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng được xác định bằng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã dung vào sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra. Thuế nhập khẩu Giá tính thuế: Giá đã bao gồm GIÁ HÀNG + PHÍ VẬN TẢI + PHÍ BẢO HIỂM Cách tính thuế: Thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng chịu thuế nhập khẩu * Giá tính thuế bằng tiền đồng Việt Nam * Thuế suất % Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là thuế thu trên lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp sau một thời kì hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Cách xác định theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế - Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế Trong đó doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính như sau: Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ = Tổng số thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế * Thuế suất Nguyên tắc: Doanh nghiệp phải tính và xác định số thuế, lệ phí và các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước kịp thời phản ánh vào sổ kế toán về số thuế phải nộp trên cơ sở các thong báo của cơ quan thuế. Thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế, lệ phí cho nhà nước. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp và đã nộp. Với các doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán. Phương pháp kế toán Chứng từ: Tờ khai thuế GTGT Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp Tờ khai thuế nhập khẩu, xuất khẩu Bảng kê thuế thu nhập của người có thu nhập cao Các chứng từ về nộp thuế Phiếu chi, giấy báo của Ngân hàng Để làm căn cứ lập tờ khai thuế GTGT phải lập chứng từ tổng hợp là: “Bảng kê hóa đơn, chứng từ, dịch vụ mua vào” “Bảng kê hóa đơn, chứng từ, dịch vụ bán ra” Tài khoản : theo chế độ kế toán hiện hàng hạch toán thuế và các khoản phải nộp ho nhà nước sử dụng tài khoản 333 - thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước. Tài khoản 133 – thuế GTGT được khấu trừ. Nợ Số thuế, phí, lệ phí và các khoản đã nộp cho nhà nước Có Thuế, phí, lệ phí và cá khoản phải nộp nhà nước Dư Thuế, phí, lệ phí và các khoản còn phải nộp Sổ sách kế toán: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra. Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào. Ví dụ minh họa: Ngày 28/4, công ty nhập khẩu một lô đèn có giá mua tính ra tiền Việt là: 52.000.000 và chưa thanh toán tiền cho đơn vị bán (dùng tỷ giá thực tế). Thuế nhập khẩu phải nộp là 10.400.000. Các khoản chi phí vận chuyển bốc dỡ được trả bằng tiền mặt là 2.000.000 VND. Thuế GTGT đầu vào của số hàng nhập khẩu này được xác định theo thuế suất 10%. Doanh nghiệp đã dùng TGNH thanh toán đầy đủ khoản thuế nhập khẩu và thuế GTGT đầu vào. Nợ TK 1561: 62.400.000 Có TK 331: 52.000.000 Có TK 3333: 10.400.000 Nợ TK 1562: 2.000.000 Có TK 1111: 2.000.000 Nợ TK 133: 6.240.000 (=62.400.000 * 10%) Có TK 33312: 6.240.000 Nợ TK 3333: 10.400.000 Nợ TK 33312: 6.240.000 Có TK 112: 16.640.000 KT DOANH THU VÀ CHI PHÍ KINH DOANH KT doanh thu KT doanh thu hoạt động tài chính Nội dung: Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: Tiền lãi: lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm, trả góp; lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa,dịch vụ; lãi cho thuê tài chính… Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản Cổ tức, lợi nhuận được chia Thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. Thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác. Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn… Nguyên tắc: Doanh thu hoạt động tài chính được phản ánh trên TK 515 bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền. Đối vơi các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán chứng khoán, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu. Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua bán ngoại tệ, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá mua vào và giá bán ra. Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ; còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì giảm giá trị khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó. Phương pháp kế toán Chứng từ: Giấy báo Có của ngân hàng về khoản lãi tiền gửi Giấy thu chi ngoại tệ… Tài khoản: Tài khoản sử dụng: TK515 “Doanh thu hoạt động tài chính” Nợ Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp(nếu có) Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK 911-“xác định kết quả kinh doanh” Có Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ Sổ sách kế toán: Nhật ký chung Sổ cái TK doanh thu hoạt động tài chính Ví dụ minh họa: Ngày 29/4, công ty trả nợ cho người bán, số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp thuận là 570.000 VND. Ta có: Nợ TK 331: 570.000 Có TK 515: 570.000 KT thu nhập khác Nội dung: Nhượng bán, thanh lý TSCĐ Khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng Tiền bảo hiểm bồi thường Các khoản thu khó đòi đã được xử lý xóa sổ nay lại thu được tiền Các khoản nợ phải trả mà chủ nợ không đòi Được giảm, hoàn thuế GTGT phải nộp Khoản thu nhập bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán năm trước, năm nay phát hiện ra. 1.2.2 Nguyên tắc : Phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung thu nhập khác. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”. Không có số dư cuối kỳ 1.2.3 Phương pháp kế toán: 1.2.3.1 Chứng từ: Phiếu thu tiền phạt Hóa đơn tiền bảo hiểm Hóa đơn thuế GTGT 1.2.3.2 Tài khoản: Sử dụng TK 711 – thu nhập khác Nợ Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh” Có Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ Tài khoản 711- “thu nhập khác” không có số dư cuối kỳ 1.2.3.3 Sổ sách kế toán: Sổ nhật ký chung Sổ cái TK 711 1.2.3.4 Ví dụ minh họa: Ngày 24/4, thu của công ty Bintai 2.345.000 VND tiền phạt do vi phạm hợp đồng số 03….ta có: Nợ TK 111: 2.345.000 Có TK 711: 2.345.000 KT chi phí KT chi phí bán hàng Nội dung: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng: gồm các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ và các khoản trích theo lương. Chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, bảo quản sản phậm, nhiên liệu để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ; phụ tùng thay thế dung cho việc sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ của bộ phận bán hàng. Chi phí dụng cụ, đồ dung phục vụ cho hoạt động bán hàng như các dụng cụ đo lường, bàn ghế, máy tính cầm tay… Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản sản phẩm, hàng hóa, bộ phận bán hàng như khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng như: chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ; tiền thuê kho bãi; tiền bốc vác vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ; hoa hồng phải trả cho các đại lý và các đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu.. Chi phí bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động bán hàng gồm chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hóa; chi phí chào hàng, quảng cáo, chi phí tiếp khách bộ phận bán hàng, chi phí tổ chức hội nghị khách hàng; chi phí bảo hàng sản phẩm… Nguyên tắc: Được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, Tài khoản 641 Có thể được mở thêm một số tài khoản cấp 2 để phản ánh một số nội dung chi phí thuộc chi phí bán hàng ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng doanh nghiệp vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quản kinh doanh”. Phương pháp kế toán Chứng từ : Bảng phân bổ tiền lương Bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Tài khoản: Tài khoản sử dụng: TK 641 “ chi phí bán hàng” Nợ Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ Có Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ vào bên Nợ TK 911 để xác định kết quả kinh doanh Hoặc vào bên Nợ TK 1422 – chi phí chờ kết chuyển Sổ sách kế toán: Sổ nhật ký bán hàng Sổ tiền lương Nhật ký chung Ví dụ minh họa: Cuối tháng 9, trả tiền lương cho nhân viên ở bộ phận bán hàng là 3.400.000 VND ta có Nợ TK 641: 3.400.000 Có TK 334 3.400.000 KT chi phí quản lý Nội dung: Phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,. . .); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ. . .); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng. . .) Nguyên tắc: Được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, Tài khoản 642 Có thể được mở thêm một số tài khoản cấp 2 để phản ánh một số nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quản kinh doanh”. Phương pháp kế toán Chứng từ : Bảng phân bổ tiền lương Bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Hóa đơn tiền điện, nước, fax, tiền thuê nhà… Hóa đơn ăn uống tiếp khách… Tài khoản: Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ - Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ; - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); - Dự phòng trợ cấp mất việc làm. Có - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ. Sổ sách kế toán: Sổ tiền lương Nhật ký chung Ví dụ minh họa: Ngày 20/4, chi 2.00.000 VND mua đồ dung văn phòng Ngày 30/4, chi 1.800.000 VND trả lương cho chị Hương trợ lý giám đốc. Ngày 30/4, chi 1.678.000 VND chi phí tiếp khách. Ta có : Nợ TK 6423: 2.000.000 Có TK 111: 2.000.000 Nợ TK 6421: 1.800.000 Có TK 334: 1.800.000 Nợ 6428: 1.678.000 Có TK 111: 1.678.000 KT chi phí tài chính Nội dung: Phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán,...dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, khoản phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ ỷ giá hối đoái,... Nguyên tắc: Phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. Không hạch toán những nội dung chi phí sau: - Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ; - Chi phí quản lý kinh doanh; - Chi phí kinh doanh bất động sản; - Chi phí đầu tư XDCB; - Các khoản chi phí được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác; - Chi phí tài chính khác. Phương pháp kế toán Chứng từ: Phiếu tạm ứng Hóa đơn mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ Hóa đơn mua bán hàng hóa… Tài khoản: Sử dụng tài khoản TK 635 - Chi phí tài chính Nợ - Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính; - Lỗ bán ngoại tệ; - Chiết khấu thanh toán cho người mua; - Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư; - Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh (lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện); - Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục có tính chất tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh (lỗ tỷ giá hối đoái chưa thực hiện); - Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lạp năm trước chưa sử dụng hết); - Kết chuyển hoặc phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư XDCB (lỗ tỷ giá- Giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào chi phí tài chính; - Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác. Có - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết); - Cuối kỳ kế toán năm, kết chuyển trường toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Sổ sách kế toán: Sổ nhật ký chung Sổ cái tài khoản 635- chi phí tài chính Ví dụ minh họa: Ngày 2/5, chiết khấu thanh toán cho công ty Bintai được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước hạn là 540.000 VND. Nợ TK 635: 540.000 Có TK 131: 540.000 KT chi phí khác Nội dung: Phản ánh các khoản chi phí khác phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp gồm: - Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (nếu có); - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi giá vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; - Bị phạt thuế, truy thu thuế; - Các khoản chi phí khác. Nguyên tắc: Phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”. Không có số dư cuối kỳ Phương pháp kế toán Chứng từ: Hóa đơn tiền phạt Bảng chi tiết thanh lý TSCĐ… Tài khoản: Nợ Các khoản chi phí phát sinh trong kỳ. Có Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Sổ sách kế toán Nhật ký chung Sổ cái TK 811- chi phí khác Ví dụ minh họa: Ngày 15/3, do vi phạm hợp đồng kinh tế, phải đền bù cho khách hàng khoản tiền là 1.243.000 VND. Ta có: Nợ TK 811: 1.243.000 Có TK 111: 1.243.000 KT LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN KT lợi nhuận Cách tính lợi nhuận: Doanh thu - Các khoản giảm trừ = Doanh thu thuần Doanh thu thuần - Giá vốn bán hàng = Lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí kinh doanh - Chi phí tài chính = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Trong đó chi phí kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác. Lợi nhuận của doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, khi mới xác định, chưa nộp thuế gọi là tổng lợi nhuận trước thuế Tổng lợi nhuận trước thuế = Doanh thu bán hàng thuần + Doanh thu hoạt động tài chính + Thu nhập khác - Giá vốn bán hàng - Chi phí kinh doanhvà chi phí khác Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận kế toán sau thuế = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - Chi phí thuế TNDN Phương pháp kế toán Chứng từ: Bảng tính lãi, lỗ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác Tài khoản: sử dụng tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh Nợ - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; - Kết chuyển lãi. Có - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ; - Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; - Kết chuyển lỗ. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Sổ sách kế toán: Nhật ký chung Sổ kế toán TK 911 Ví dụ minh họa: Cuối kỳ, kết chuyển chi phí lương nhân viên bán hàng, lương nhân viên bên bộ phận quản lý, chi phí tài chính, chi phí khác vào TK 911 …Ta có: Nợ TK 911: 6.983.000 Có TK 641: 3.400.000 Có TK 642: 1.800.000 Có TK 635: 540.000 Có TK 811: 1.243.000 KT phân phối lợi nhuận: Nguyên tắc kế toán: Phải tuân thủ những quy định của Nhà nước về phân phối lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định ở mỗi kỳ hoạch toán (tháng, quý) nhưng lợi nhuận chính thức của doanh nghiệp chỉ được tính toán, xác định vào cuối niện độ kế toán. Về mặt nguyên tắc trong kỳ hạch toán sau khi xác định lợi nhuận phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp và phải nộp vào ngân sách Nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Đối với lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp tạm trích vào quỹ của doanh nghiệp để có nguồn chi cho doanh nghiệp nhưng không được quá 70% số lợi nhuận sau thuế. Khi hết niên độ kế toán doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính, BCTC sau khi được kiểm toán hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt, lấy đó làm căn cứ để xác định số phân phối chính thức lợi nhuận dạt được. Với doanh nghiệp Nhà nước, lợi nhuận sau thuế được phân phối theo như sau: Bù các khoản lỗ của kỳ trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế Nộp khoản thu trên vốn theo quy định hiện hành Trả tiền vi phạm pháp luật nhà nước như: vi phạm luật thuế, luật giao thông, luật bảo vệ môi trường, luật thương mại và quy chế hành chính… sau khi đã bồi thường tập thể hoặc cá nhân gây ra Trừ những khoản chi phí thực tế đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phần lợi nhuận còn lại hình thành quỹ của doanh nghiệp Phương pháp kế toán: Chứng từ: Báo cáo tài chính đã được phê duyệt Bảng phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp Tài khoản: Sử dụng tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối Nợ Số bị lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phân phối số lãi đạt được Có Số thực lãi về các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ Số lãi cấp dước nộp lên, số lỗ được cấp trên bù Xử lý số bị lỗ về hoạt động kinh doanh Dư:Số lãi chưa phân phối hoặc chưa sử dụng Ví dụ minh họa: Cuối năm 2009 doanh nghiệp xác định lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là: 195.961.316 VND. Doanh nghiệp chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Tạm phân phối vào quỹ đầu tư phát triển 30.000.000, quỹ dự phòng tài chính 20.000.000 và quỹ khen thưởng phúc lợi là 3.000.000. ta có: (a) Nợ TK 421: 53.000.000 Có TK 414: 30.000.000 Có TK 415: 20.000.000 Có TK 431: 3.000.000 PHẦN 3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: Thời điểm lập báo cáo tài chính là ngày 9-3-2010 Chi cục thuế Q.Bình Thạnh nhận hồ sơ quyết toán thuế ngày 15-3-2010 Dựa vào các báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Ta có thể tính toán được các tỷ lệ tài chính của công ty Rực Rỡ Châu Á như sau: Khả năng sinh lợi Suất doanh thu (%) 3,34 Suất thu hồi vốn đầu tư (%) 34.65 Tính thanh khoản Tỷ lệ thanh toán hiện hành (số lần) 3.4 Tỷ lệ thanh toán nhanh (số lần) 2.5 Số ngày hàng hóa nằm trong kho (ngày) 0 Hiệu quả hoạt động Doanh thu/tổng tài sản (số lần) 3.16 Tác động đòn bẩy (nợ / vốn) 0.27 Tổng số nợ/Tổng tài sản (%) 27.27 Trong đó Suất doanh thu = (thu nhập sau thuế) / (doanh thu thuần tuý) Suất thu hồi vốn đầu tư (ROI) ROI = (thu nhập sau thuế) / (tổng tài sản) Tỷ lệ thanh toán nhanh = {(tiền mặt) + (các chứng khoán bán được) + (các khoản phải thu)} / (nợ ngắn hạn) Tỷ lệ thanh toán hiện hành = (tài sản lưu động) / (nợ ngắn hạn) Doanh thu thuần túy so với tổng tài sản = (doanh thu thuần túy) / (tổng tài sản) NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY: Mặc dù công ty mới được thành lập, thời gian hoạt động còn ngắn nhưng công ty đã chứng tỏ được tiềm năng kinh doanh của mình rất tốt. Khả năng thu hồi, tính thanh khoản, khả năng thanh toán của công ty cao. Hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả. PHẦN 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 4.1.Đánh giá về bộ máy Kế toán 4.1.1 Về cơ cấu tổ chức bộ máy Kế toán Vì được tổ chức theo mô hình trực tuyến nên có sự quản lí và trao đổi trực tiếp giữa Kế toán trưởng và các Kế toán phần hành, thông tin được cung cấp và tổng hợp một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Mọi thắc mắc về nghiệp vụ chuyên môn cũng như về chế độ kế toán, chính sách tài chính kế toán của Nhà nước đều được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời. Thêm vào đó Kế toán trưởng có thể tham mưu trực tiếp cho các Kế toán thành phần. Bộ máy Kế toán được tổ chức là hợp lí với hoạt động kinh doanh tập trung về mặt không gian và mặt bằng kinh doanh. Vận dụng hình thức này đảm bảo lãnh đạo tập trung đối với công tác kế toán của Công ty, đảm bảo chức năng cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời, đầy đủ, chính xác. 4.1.2 Về hình thức sổ Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung, đây là một hình thức sổ khoa học, chặt chẽ, hạn chế ghi chép trùng lặp và phù hợp với qui mô của công ty. Việc sử dụng hình thức sổ này đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ kế toán, phù hợp với chuyên môn hoá và phân công lao động kế toán tại Công ty. Tuy nhiên, hệ thống sổ lại phức tạp về kết cấu, quy mô lớn về số lượng và chủng loại, không thuận tiện và gây cản trở cho việc cơ giới hoá tính toán và hoàn thiện kế toán máy trong xử lý số liệu. Nhưng tại công ty các sổ sách nhật ký và bảng biểu đã được ghi chép đầy đủ, cẩn thận, rõ ràng và có hệ thống, bám sát chế độ quy định của Bộ tài chính và Nhà nước ban hành. Ngoài ra kế toán còn xây dựng thêm hệ thống sổ theo dõi chi tiết, các bảng kê, bảng biểu theo yêu cầu quản lý giúp kế toán dễ theo dõi, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng kịp thời. Hiện nay, với việc ứng dụng phần mềm kế toán đã giảm nhẹ bớt công việc cho kế toán các phần hành. Việc lập và in ra các sổ sách, báo cáo cũng được thực hiện một cách đơn giản, kịp thời khi cần thiết. 4.1.3 Về phân công lao động kế toán. Là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, số lượng công việc cần hạch toán nhiều nên việc phân công như vậy giúp cho kế toán viên chuyên môn hóa trong từng phần hành của mình, tích lũy kinh nghiệm, giải quyết các công việc thuộc phần hành của mình một cách nhanh chóng. Số lượng kế toán viên đảm nhiệm phần hành đó phụ thuộc vào khối lượng công việc phát sinh. Việc bố trí số lượng kế toán như hiện nay là tương ứng với các phần hành kế toán là tương đối hợp lý. Bên cạnh đó, đội ngũ kế toán đa phần là những người trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn, nhiệt tình với công việc, luôn có ý thức giúp đỡ lẫn nhau tạo ra môi trường làm việc tốt giúp cho mọi công việc đều được hoàn thành đúng thời gian quy định. Việc chuyên môn hóa trong kế toán là cần thiết và có nhiều ưu điểm tuy nhiên đôi khi cũng gây khó khăn cho người phụ trách các phần hành vì một lý do nào đấy phải nghỉ làm thì người làm thay phải mất một thời gian để làm quen với công việc, hơn nữa do đặc trưng của ngành kế toán là nhân viên kế toán đa phần là nữ. Vì vậy cũng không thể tránh khỏi những mặt hạn chế trong công việc như: tốc độ trong công việc, thời gian nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ khám thai ... là khó tránh khỏi vì vậy nên năng suất làm việc cũng giảm. Công việc dồn lên những người còn lại nên đôi khi sai sót là điều khó tránh khỏi. 4.2 Về trang thiết bị Công ty đã trang bị khá đầy đủ về máy móc thiết bị cho bộ máy kế toán, đa phần mỗi người đều được sử dụng riêng một máy. Máy móc thiết bị đều là máy mới, cấu hình mạnh nên công việc được tiến hành khá trôi chảy, thuận lợi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập -Công tác kế toán tại công ty TNHH Rực Rỡ Châu Á.doc
Luận văn liên quan