Các hình thức tuyển dụng công chức hiện nay

Việc tuyển dụng công chức luôn là vấn đề nhạy cảm và dễ xảy ra tiêu cực cho nên pháp luật cần có quy định cụ thể và rõ ràng hơn về thi tuyển và xét tuyển đồng thời cần có hướng đổi mới trong công tác tổ chức các kỳ thi nhằm khắc phục các hạn chế trong việc tổ chức thi tuyển hiện nay để đảm bảo về chất lượng của nguồn nhân lực, đồng thời đảm bảo tính công bằng và khách quan.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9846 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các hình thức tuyển dụng công chức hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm Tuyển dụng công chức được thục hiện thường xuyên bởi các đơn vị có nhu cầu và do các đơn vị này tự tổ chức thực hiện, và việc tuyển dụng công chức hiện nay được thực hiện thông qua hai hình thức là thi tuyển và xét tuyển. Thi tuyển là hình thức rất quan trọng để hình thành nên đội ngũ công chức. Vấn đề thi tuyển này được quy định trong Nghị định 117/2003 NĐ-CP về các yêu cầu về nội dung, thủ tục, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng tuyển dụng, cách tính điểm, nguyên tắc xác định người trúng tuyển…đây là khung pháp lý quan trọng mà khi tuyển dụng công chức các cơ đơn vị tuển dụng phải tuân theo và tùy từng yêu cầu công việc cụ thể mà đơn vị tuyển dụng quy định thêm các điều kiện khác khi tuyển dụng. Việc tuyển dụng công chức liên quan đến chất lượng hoạt động của cơ quan, sự phát triển của cơ quan, tổ chức thậm chí là sự tồn vong của một tổ chức cho nên tuyển dụng công chức cần phải có những quy định chặt chẽ. Nghị định 117 có quy định về ưu tiên điểm cho những đối tượng khác nhau. Cụ thể: khoản 1 và khoản 2 quy định mức điểm ưu tiên cho các đối tượng là những người có công, những người ở vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số…với mức điểm tương ứng là 30 điểm và 20 điểm, khoản 3 có mức điểm ưu tiên là 10 điểm cho các đối tượng là những người có bằng cấp loại giỏi, xuất sắc…điều này thể hiện chính sách xã hội và chính sách ưu tiên của Nhà nước ta. Tuy nhiên, việc ưu tiên điểm trong thi tuyển đã làm nảy sinh nhiều vấn đề, làm mất đi ý nghĩa của một cuộc thi đặc biệt là với những đối tượng là những người có bằng chuyên môn loại giỏi và xuất sắc…thiết nghĩ nên chỉ quy định ưu tiên đối với hai đối tượng được quy định tại khoản 1 và 2 Nghị định 117 nhưng số điểm ưu tiên cần quy định lại. Đồng thời bỏ quy định ưu tiên đối với đối tượng quy định tại khoản 3 nghị định 117 bởi vì nếu thật sự là giỏi và xuất sắc thì vấn đề thi cử là không có gì khó khăn đối với những người này. Tuyển dụng công chức là để tuyển dụng những người có tài, có đức vào phục vụ cho bộ máy nhà nước, các tổ chức…góp phần xây dựng bộ máy nhà nước phát triển hơn cho nên yêu cầu là phải tuyển những người có năng lực thật sự, dễ hòa đồng, dễ thích nghi cộng việc và đáp ứng được yêu cầu công việc về lâu dài. Thi tuyển công chức cần đảm bảo các nguyên tắc: công bằng, khách quan. Đây là một yêu cầu cấp thiết bởi vì hiện nay vấn đề tiêu cực trong thi cử nói chung và thi tuyển công chức nói riêng đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Lấy ví dụ cụ thể về việc vi phạm quy chế thi tuyển công chức của tỉnh Bắc Kạn năm 2003 để chứng minh cho điều này: tháng 5/2003 tỉnh Bắc Kạn tổ chức thi tuyển công chức vào các cơ quan nhà nước của tỉnh với tổng chỉ tiêu là 204 người và đã có 501 người tham dự thi viết và 499 người tham dự thi vấn đáp, sau khi có kết quả thi do dư luận lên tiếng về những tiêu cực trong cuộc thi này thì UBND tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra lại kết quả kỳ thi và phát hiện rất nhiều sai phạm, trong đó có 101/ 499 bài có biểu hiện đã chép tài liệu ôn thi, có nhiều bài chép nhầm do tài liệu phô tô đóng sai, 32 trường hợp có sự tẩy xóa điểm trên phiếu chấm cá nhân và phiếu chấm tổng hợp. Trong số này có 27 bài bị sửa có số điểm chênh lệch (so với điểm thực thí sinh làm được) từ 0,25 đến 1,5 điểm (trong đó: 16 bài có số điểm cao hơn thực tế, 11 bài điểm thấp hơn thực tế) và nguyên nhân chính của sự việc này đó là rất nhiều người được sửa chữa điểm là con cháu của các quan chức cấp cao trong tỉnh, hoặc do lo lót tiền. Như vậy có thể thấy, thi tuyển công chức là hình thức rất quan trọng nhưng hiện nay các quy định để đảm bảo một kỳ thi có chất lượng và thật sự được nghiêm túc là chưa đầy đủ, chưa rõ ràng. Về hình thức xét tuyển, đây là một hình thức tuyển dụng công chức mới và cũng là môt quy định phù hợp với điều kiện của nước ta. Bởi vì hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì khoảng cách về sự phát triển kinh tế của các vùng khác nhau trên cả nước là khác nhau và chênh lệch nhau rất nhiều. Thành thị luôn thu hút được nguồn nhân lực nhiều hơn do có điều kiện về kinh tế phát triển, dịch vụ phát triển…sinh viên ra trường thường có xu hướng ở lại làm việc tại thành phố dù công việc không theo chuyên ngành được đào tạo, còn các vùng khó khăn thì mấy người chịu đến. Cho nên quy định hình thức xét tuyển là rất phù hợp và các quy định về ưu tiên trong xét tuyển tại Điều 8 Nghị định 117 là hợp lý. Tuy nhiên việc xét tuyển cũng phải có quy định rõ ràng và quy định cụ thể, đặc biệt là tính khách quan và công bằng trong xét tuyển và cũng phải đáp ứng đúng yêu cầu của công việc cần tuyển, thời gian đảm bảo cho công việc…ngoài ra các vấn đề về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn là những yêu cầu đầu tiên cần có. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về các vùng này? Điều này đòi hỏi về các chế độ ưu đãi của các cơ quan đối với người được tuyển dụng, mức lương… Tuyển dụng công được thực hiện bởi các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng. Đây cũng là một vấn đề nảy sinh nhiều rắc rối, tiêu cực và là một hạn chế cần khắc phục, vì: Hội đồng tuyển dụng thường là những người không có chuyên môn cao trong các lĩnh vực mà yêu cầu tuyển dụng luôn phát sinh trong nhiều lĩnh vực khác nhau cho nên việc có đảm bảo chất lượng trong các kỳ thi tuyển hay không, đó là một câu hỏi không thể trả lời đích xác. Thi tuyển luôn luôn biểu hiện tiêu cực mà vụ việc của tỉnh Bắc Kạn trên đây là một ví dụ điển hình mà nguyên nhân chính là do sức “ảnh hưởng” qua lớn của các quan chức cấp cao có con cháu tham gia thi tuyển. Từ vấn đề trên đòi hỏi đặt ra yêu cầu đổi mới trong tuyển dụng công chức hiện nay, cần xây dựng các tổ chức chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi tuyển này và các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng chỉ cần đưa ra các yêu cầu, còn việc thực hiện thi tuyển sẽ do các đơn vị này thực hiện, như thế sẽ đảm bảo tính khách quan, trung thực, giảm chi phí trong thi thuyển, đảm bảo được chất lượng, hạn chế được các tiêu cực trong thi tuyển công chức. Nhưng trước hết thì đơn vị tuyển dụng phải công khai các tiêu chuẩn đối với người được tuyển dụng, nội dung thi tuyển và phải công bố trước ngày thi 30 ngày Việc tuyển dụng công chức luôn là vấn đề nhạy cảm và dễ xảy ra tiêu cực cho nên pháp luật cần có quy định cụ thể và rõ ràng hơn về thi tuyển và xét tuyển đồng thời cần có hướng đổi mới trong công tác tổ chức các kỳ thi nhằm khắc phục các hạn chế trong việc tổ chức thi tuyển hiện nay để đảm bảo về chất lượng của nguồn nhân lực, đồng thời đảm bảo tính công bằng và khách quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác hình thức tuyển dụng công chức hiện nay.doc
Luận văn liên quan