Cặp phạm trù khả năng-Hiện thực trong triết học Mác-Lênin và ý nghĩa của nó đối với việc định hướng nhận thức của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội & nhân văn hiện nay

Thứ ba, để tránh sai lầm trong quá trình xác định KN với HT, cần phân biệt KN với HT đó là: HT là cái đã có, đã tới còn KN là cái hiện chưa có chưa tới, nhưng sẽ có sẽ tới. Thứ tư, do KN tồn tại ngay trong hiện thực gắn bó với HT nên sẽ là sai lầm nếu tách rời cái này khỏi cái kia. Kết quả của sai lầm đó là trong hoạt động thực tiễn, hoạt sẽ không nhìn thấy khả năng tiềm tang trong sự vật, do đó sẽ không thể dự đoán được tương lai của nó hoặc không thấy có thể biến thành hiện thực được, cho nên không tạo được điều kiện cần thiết để thúc đẩy (hoặc kiềm hãm) sự chuyển biến này tùy theo yêu cầu của mình.

doc43 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 15607 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cặp phạm trù khả năng-Hiện thực trong triết học Mác-Lênin và ý nghĩa của nó đối với việc định hướng nhận thức của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội & nhân văn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự vận dụng của nó vào trong hoạt động thực tiễn, giúp con người vươn lên làm chủ tự nhiên xã hội và bản thân mình. Triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập thuộc loại học thuyết như vậy.Trong “Luận cương về Phơbác” C.Mác đã nhấn mạnh ý nghĩa cải tạo thế giới của triết học mới, khác với các học thuyết trước đây chỉ dừng lại ở “giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau”. Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, xuất phát từ tiền đề kinh tế chính trị xã hội, các tiền đề khoa học tự nhiên, và các tiền đề lý luận. Cần khẳng định rằng triết học Mác cũng như mọi triết học, không thể xuất hiện một cách tự phát. Để nó xuất hiện được, cần có một khối lượng không lồ công việc khoa học, sự hoạt động thường xuyên, đầy trách nhiệm với cường độ cao của tư duy nghiên cứu, sự nắm vững về mặt lý luận, những thành quả mang tính thời đại của khoa học, và kinh nghiệm đấu tranh giai cấp. Bước ngoặc cách mạng trong triết học gắn liền một cách biện chứng với việc khai thác các thành tựu của tư duy lý luận về văn hóa của quá khứ, cũng như những truyền thống tốt đẹp nhất. Thành tựu của tư tưởng thời trước, trong đó có triết học hàm chứa nhiều vấn đề đòi hỏi phải được giaỉ đáp theo tinh thần đó, cũng khai phá những hạt nhân hợp lý, mà các thế hệ trước để lại cho thời đại sau, biến những hạt nhân ấy thành các yếu tố tích cực trong điều kiện lịch sử mới. Như vậy C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng học thuyết của mình trên mảnh đất hiện thực, nhưng đó không phải là mảnh đất hoàn toàn tách biệt, mà nó được vun xới, khai thác từ những thế hệ đã qua. Và chính mảnh đất hiện thực đó được hình thành từ những tiền đề (các yếu tố tạo nên khả năng) có tính khoa học lịch sử như vậy nên nó mang tính khách quan. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thời đan xen cơ hội và thách thức. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi đào tạo nguồn nhân lực có trí tuệ cao là bản lĩnh chính trị vững vàng nhất là nguồn nhân lực trẻ. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam vạch rõ rằng đối với thế hệ trẻ cần “chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”. Để thực hiện tốt nhiệm vụ ấy, một trong những điều cần thiết căn bản là định hướng thế giới quan và phương pháp luận, vạch ra những mục tiêu lý tưởng, tạo dựng một tinh thần lành mạnh cho thế hệ hệ trẻ. Hơn thế nữa, quá trình toàn cầu hóa, tính chất hai mặt của nền kinh tế thị trường tác động thường xuyên, phức tạp, đa diện , đa chiều đến giới trẻ, gây nên những diễn biến tâm lý, tinh thần hết sức mâu thuẫn. Trong bối cảnh ấy việc tìm hiểu và học tập các giá trị truyền thống của dân tộc, các di sản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt hơn nữa, trong giai đoạn hội nhập quốc tế toàn cầu hiện nay, việc nhận thức đúng đắn khách quan vị trí của mình của mỗi cá nhân, tổ chức sẽ là cơ sở định hướng cho các hoạt động thực tiễn của con người, giúp con người có những hoạt động học tập cũng như thực tiễn phải được điều chỉnh và dựa theo những chuẩn mực nhất định. Người ta vẫn nói nhiều về khái niệm khả năng và hiện thực, vậy ta nên hiểu nó như thế nào? Có sự khác biệt nào giữa những lý thuyết trên sách vở và trong đời sống thực tại, đặc biệt là đối với sinh viên trong việc vận dụng, áp dụng đưa ra những quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề cũng như những suy nghĩ về tương lai dựa vào cách tiếp cận cặp phạm trù này. Phải chăng thế hệ trẻ nói chung có cái nhìn mới mẻ và năng động, linh hoạt hơn trong học tập cũng như xác định mục tiêu, ước mơ của mình. Người ta vẫn thường nói một giọt nước không thể làm nên đại dương, một hạt cát không thể lấp đầy một sa mạc, một mầm cây không thể phủ kín một cánh rừng nhưng một ước mơ bé nhỏ có thể làm thay đổi cả cuộc đời. Mọi thành công đều nảy mầm từ ước mơ, dù nhỏ bé hay lớn lao thì ước mơ hoài bão là gia vị không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người, để ước mơ đó trở thành hiện thực không phải là một chuyện dễ dàng. Mà nó phải được xây dựng trên khả năng của con người thông qua hoạt động học tập, làm việc và nghiên cứu. Thành công đơm hoa kết trái dựa vào khả năng của chính mình, phù hợp với thực tiễn cuộc sống lúc bấy giờ sẽ có giá trị lớn lao và mang lại niềm vui thực sự. Khác với những thành công mà chà đạp lên khả năng, lợi dụng trí tuệ, phẩm hạnh của người khác thì sẽ không mang giá tri lâu bền. Thế nhưng khả năng sẽ chỉ mãi là khả năng nếu con người không biết vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. Một người nếu nắm bắt được những cơ hội cuả cuộc sống đem lại dựa vào khả năng của mình để biến những cơ hội thành hiện thực là một người thông minh. Thực tế cho thấy trong xã hội bây giờ có một số bộ phận không nhỏ cá nhân có nhận thức sai lệch về lối sống, nhận thức thế giới quan, thực dụng ham thích hưởng thụ, mong muốn thành công nhưng không chịu cố gắng, sử dụng “quyền và tiền” để đạt được mục đích và giới trẻ không phải là ngoại lệ. Đó là lí do tại sao nổi cộm lên những vấn đề nhức nhối của xã hội: tham nhũng, các biểu hiện suy thoái đạo đức, bệnh thành tích trong hệ thống giáo dục và bộ máy nhà nước… cũng bởi chưa hiểu và nắm bắt được các quy luật vận động và phát triển của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Do vậy, để có cái nhìn đúng đắn về thế giới quan, định hướng thế giới quan cho thế hệ trẻ nhất là sinh viên phải đi từ lý luận đến thực tiễn. Hồ Chí Minh cũng đã dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau để nói về vấn đề “ Lý luận đi đôi với thực tiễn”, “Lý luận đi đôi với thực hành”, “Lý luận và thực tiễn phải luôn đi đôi với nhau. Lý luận phải liên hệ với thực tế”. (HCM, 1995, tập 9, tr.292). Dù nói “đi đôi”, gắn liền kết hợp nhưng điều cốt lỗi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận nào không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. (HCM, 1995, tập 8, tr.496). Thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh khinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa nhau hậu thuẫn, bố sung cho nhau. Từ những điều nói trên, tiểu luận này sẽ đi sâu vào việc nghiên cứu cặp phạm trù khả năng và hiện thực dưới góc độ triết học Macxit tạo nên những định hướng nhận thức mới khoa học có ích cho con người trước xu thế hội nhập. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Một là, tìm hiểu nội dung cặp phạm trù khả năng đến hiện thực một cách có hệ thống và toàn diện. Từ đó rút ra ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của triết học Mác – Lênin trường ĐH KHXH & NV Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh nói riêng. , cũng như những bài học về định hướng thế giới quan đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của thế hệ trẻ trong điều kiện hiện nay nói chung và sinh viên. Hai là, khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của Triết học trong đời sống hiện đại. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để hoàn thành những mục tiêu trên đề tài có nhiệm vụ giải quyết những các nội dung chủ yếu sau: Một là, trình bày khách quan những vấn đề lý luận chung về cặp phạm trù khả năng và hiện thực đi từ lý luận đến thực tiễn. Trong đó đặc biệt chú ý và làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về cặp phạm trù khả năng và hiện thực. Hai là, bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học đề tài nghiên cứu phân tích, tổng hợp được quan điểm, nhận thức của sinh viên trường ĐH KHXH & NV đối với hoạt động học tập và việc làm trong tương lai dựa trên cách tiếp cận cặp phạm trù khả năng và hiên thực của học thuyết Mác – Lênin. Ba là, từ cơ sở nghiên cứu lý luận cặp phạm trù khả năng và hiện thực cùng quá trình nghiên cứu để đưa ra giải pháp định hướng thế giới quan có khoa học theo phương diện Triết học cho sinh viên. Ý nghĩa của để tài nghiên cứu đối với các ngành khoa học khác và đời sống. 3.Giả thuyết của đề tài nghiên cứu: Triết học cho đến ngày nay vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống. Cặp pham trù khả năng và hiện thực trong những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng không ngoại lệ. Sinh viên chưa vận dụng triệt để nội dung quy luật của cặp phạm trù khả năng và hiện thực vào học tập và định hướng việc làm trong tương lai. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: Đối tượng của đề tài nghiên cứu là cặp phạm trù khả năng và hiện thực và ý nghĩa của nó đối với nhận thức của sinh viên đi từ lý luận đến thực tiễn. Khách thể được áp dụng để tiến hành nghiên cứu là sinh viên trường ĐH KHXH & NV Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh. 5. Giới hạn của đề tài nghiên cứu: Cặp phạm trù KN & HT một trong sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật chủ nghĩa Mác – Lênin và vai trò của nó đối với nhận thức thế giới quan của con người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng thông qua khách thể nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu hướng đến. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ áp dụng cho khách thể nghiên cứu là sinh viên trường ĐH KHXH & NV thuộc Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2013 – 2014. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. 6.1 Về mặt lý luận. Đề tài góp phần làm rõ một cách hệ thống những vấn đề lý luận về cặp phạm trù khả năng và hiện thực của học thuyết Mác: đặc điểm, mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực, vai trò của những điều kiện khách quan và chủ quan trong quá trình chuyển tiếp từ khả năng sang hiện thực, vai trò lý luận của cặp phạm trù khả năng và hiện thực trong triết học Mác đối với các ngành khoa học khác liên quan. 6.2 Về mặt thực tiễn. Góp phần giúp cho sinh viên có cái nhìn thực tế hơn, áp dụng khả năng của bản thân vào hoạt động thực tiễn, biến những khả năng ở dạng tiền đề thành hiện thực. Đưa ra một số giải pháp định hướng nhận thức thế giới quan cho sinh viên. Đề tài nghiên cứu có thể dùng để làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành triết học và các chuyên ngành, lĩnh vực liên quan. II. Phạm trù Khả năng và Hiện thực. Phạm trù Khả năng và Hiện thực trong một số ngành khoa học. Trong các ngành khoa học khác Khả năng và Hiện thực được thể hiện trong việc định hướng, theo sát tiến trình phát triển của kế hoạch. Nó nêu lên mặt nào có thể làm được, Khả năng có thể đạt được; đồng thời kiểm chứng bằng thực tế kết quả đạt được, hiện thực mà khả năng định hướng. Về khoa học kỹ thuật, một ví dụ: Năm 2000: Năm bản lề của thế kỷ 21, nhóm nhà khoa học Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và Nhật Bản đã hoàn thành công trình giải mã bộ gien người, giúp khám phá cơ chế hoạt động của sự sống, qua đó tìm cách khắc phục các loại bệnh tật. Bản phác thảo đầy đủ đầu tiên về bản đồ bộ gen người - một trong những sự kiện lớn nhất có tầm vóc đột phá lịch sử khoa học của con người từ trước tới nay, đã được công bố vào dịp mở đầu thiên niên kỷ mới, ngày 12/2/2001 tại Tokyo (Nhật Bản), London (Anh), Washington (Mỹ) và nhiều thành phố khác trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất này thì con người được hình thành từ một số lượng gen ít hơn nhiều so với mọi dự đoán ban đầu, chỉ khoảng 30.000 gen. Hiện thực là bản phát thảo về bộ gen người đã thành công, ta thấy khi công trình giải mã bộ gen người đang trong tiến độ thì nó mang một khả năng là sẽ đua ra bản phát thảo bộ gen người và nó đã thành hiện thực. Trong hóa học, ví dụ một hội nghị có nội dung tiêu chí:   “Hóa học và Công nghiệp hóa chất Việt Nam vì cuộc sống và sự phát triển bền vững của cộng đồng”, tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:        1. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất, hóa dầu và các chương trình KHKT của ngành đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030.        2. Thành tựu nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực hóa học, đặc biệt là các công trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào sản xuất.        3. Thành tựu ứng dụng tiến bộ KHCN, sáng tạo sản phẩm mới, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nhập công nghệ hiện đại tại các doanh nghiệp.        4. Tiềm năng, cơ hội và phương thức hiệu quả liên kết các nhà khoa học với các nhà sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghiệp hóa chất.        5. Các vấn đề và giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ngành hóa học.        Đặc biệt, Hội nghị lần này định hướng mạnh mẽ KHCN gắn bó với sản xuất và thiết thực phục vụ sản xuất. Do vậy, phần quan trọng trong số các báo cáo của Hội nghị sẽ dành cho các doanh nghiệp và đội ngũ chuyên gia đang trực tiếp sáng tạo và ứng dụng tiến bộ KHCN tại các đơn vị sản xuất. Như vậy cho ta thấy những định hướng trong hội nghị mang một khả năng, và đến một thời điểm như trong chiến lược hội nghị đã định hướng khả năng đó có thể sẽ thành hiện thực. Đó là những ví vụ về một số ngành khoa học, trong đó khả năng và hiện thực đóng vai trò quan trọng. Khả năng là chỉ tiêu định hướng đề ra, còn hiện thực là kết quả đạt được, và cứ thế nó cứ luân phiên thay nhau phát triển. 2. Phạm trù Khả năng và Hiện thực trong lý luận Mác-Lênin. Mỗi ngành khoa học đều có một hệ thống phạm trù riêng cho mình phản ánh những thuộc tính của bản chất, những mối liên hệ chung nhất thuộc phạm vi ngành khoa học được nghiên cứu. Chẳng hạn toán học có các phạm trù: số, điểm, mặt phẳng, hàm số... Vật lý có các phạm trù: lực, gia tốc, vận tốc,... Sinh học có các phạm trù: di truyền, biến dị, đồng hoá, dị hoá, động vật, thực vật,... Kinh tế học có các phạm trù: sản xuật, lưu thông, phân phối, hàng hoá, giá trị, giá cả, tiền tệ, lợi nhuận,... Đạo đức học có các phạm trù: tốt, xấu, đẹp, thiện, ác, lương tâm,... Mỹ học có các phạm trù: cái đẹp, cái bi, cái hài, cái hùng, cái cao cả, cái thấp hèn,... các phạm trù nói trên chỉ phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ chung của các sự vật, hiện tượng trong một lĩnh vực nhất định của hiện thực thuộc phạm vi nghiên cứu của một ngành khoa học cụ thể. Phép biện chứng duy vật nói chung và cặp phạm tù khả năng và hiện thực nói riêng là một hệ thống mở, nó thường xuyên bổ sung và làm phong phú thêm bằng những tri thức khoa học và những phạm trù mới. Bởi lẽ, với tư cách là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cặp phạm trù khả năng và hiện thực phải luôn luôn vận động và phát triển tương ứng với sự vận động và phát triển của thế giới khách quan. Chỉ có như vậy chúng mới phản ánh đúng đắn thế giới khách quan và trở thành công cụ nhận thức và thực tiễn. Theo phép biện chứng duy vật Khả năng và hiện thực là cặp phạm trù phản ánh mối liên hệ biện chứng giữa những cái tồn tại dưới dạng “tiền đề”, “mầm mống” với những cái tồn tại dưới dạng các sự vật, hiện tượng, quá trình trong hế giới. Khả năng là phạm trù triết học chỉ những “tiền đề”, “mầm mống” vốn có ở trong sự vật khi có điều kiện chín muồi thì phát triển trở thành hiện thực. Hiện thực là phạm trù tiết học chỉ các sự vật, hiện tượng, quá trình đang tồn tại thật sự do khả năng phát triển tạo nên. Ví dụ: Sinh viên A là đang học năm nhất là khoa Triết học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là hiện thực. Trong sinh viên A có những phẩm chất cần cù, chịu khó, thông minh và say mê học tập. Vì vậy sinh viên A có khả năng tốt nghiệp đại học loại giỏi. Ở đây những phẩm chất “cần cù, chịu khó...” là tiền đề, mầm mống (khả năng) khi điều kiện chín muồi thì chng1 trở thành hiện thực (sinh viên A tốt nghiệp loại giỏi). Như vậy, trong quá trình vận động, phát triển của hiện thực luôn làm xuát hiện khả năng (tức là những tiền đề, mầm mống) và khả năng phát triển khi có điều kiện chín muồi thì nó trở thành hiện thực. Không thể đồng ý với ý kiến cho rằng khả năng là cái chưa có nhưng nó vẫn luôn tồn tại và sẽ trở thành hiện thực. Ở đây xuất hiện hai vấn đề: Thứ nhất, làm sao cái “không có” hoặc “chưa có” lại tồn tại được? Và nếu tồn tại thì tồn tại ờ dạng nào? (Không thể tồn tại dưới dạng “thuần tuý trống rỗng” được. Thứ hai, bằng cách nào để cái “không có” hoặc “chưa có” lại trở thành “cái có” (hiện thực) được? Cách lập luận trên đây sẽ tạo ra cách hiểu mơ hồ và đễ dẫn đến chủ nghĩa duy tâm. Cần nhấn mạnh rằng, cả khả năng và hiện thực đều tồn tại thực sự. Dấu hiệu căn bản để phân biệt Khả năng với hiện thực là ở chỗ khả năng tồn tại dưới dạng “tiền đề”, “mầm mống” để nảy sinh trong lòng hiện thực , cò hiện thực chính là các sự vật (hiện tượng, quá trình) của thế giới. Ví dụ: Bên trong hạt lúa đã chứa đựng những “tiền đề”, “mầm mống” (khả năng) để trở thành cây lúa (khi có điều kiện thích hợp). Phân loại khả năng. Tất cả mọi khả năng đều tồn tại thực sự, do hiện thực sản sinh ra, và đều hình thành và lớn lên ở ngay trong lòng bản thân hiện thực. Ví dụ như một em bé mới ra đời đã chứa đựng khả năng trở thành một con người có ích cho xã hội nếu được nuôi dưỡng và giáo dục tốt... Những khả năng này đều có sẵn ngay trong bản thân sự vật, do sự vật sản sinh ra. Và theo nghĩa này thì khả năng là khả năng thực tế. Bên cạnh đó còn có khả năng ảo, khả năng hình thức hay khả năng trừu tượng, tức là những điều mơ uớc, những cái do con người tưởng tượng ra một cách chủ quan, không bắt nguồn từ hiện thực và không thể biến thành hiện thực. Ví dụ như nghĩ rằng một cái chén vỡ có thể tự gắn các mãnh vỡ lại với nhau để trở thành chén lành... Tuy tất cả các khả năng đều là khả năng thực tế, nhưng sự hình thành chúng không hoàn toàn như nhau: có cái hình thành một cách tất nhiên, có cái hình thành một cách ngẫu nhiên. Khả năng tất nhiên là khả năng được hình thành do quu luật vận động hội tụ của sự vật. Khả năng ngẫu nhiên được tạo ra bởi các tương tác ngẫu nhiên của hiện thực. Ví dụ như, khi ta gieo một đồng tiền xu xuống đất thì khả năng xuất hiện một trong hai mặt của đồng tiền là khả năng tất nhiên, còn khả năng xuất hiện mặt sấp hay ngửa trong mỗi lần gieo là khả năng ngẫu nhiên. Trong khả năng tất nhiên lại có thể phân thành khả năng gần, tức khả năng đã có đủ những điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực, và khả năng xa tức khả năng còn phải qua nhiều giai đoạn phát triển quá độ mới đủ điều kiện để biến thành hiện thực. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực. Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ gắn bó hữu cơ với nhau và chúng thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau. Bởi vì khả năng luôn được nảy sinh trong lòng hiện thực, quá trình vận động và phát triển của sự vật chính là quá trình làm nảy sinh ra khả năng và biến khả năng thành hiện thực. Trong hiện thực mới lại nảy sinh khả năng mới và khả năng mới này lại nảy sinh hiện thực mới khi có điều kiện. Cùng trong những điều kiện nhất định ở cùng một sự vật thường tồn tại một số khả năng, chứ không phải chỉ có một khả năng duy nhất. Văn kiện đại hội IX của Đảng chỉ ra rằng, đất nước ta hiện nay “có cả cơ hội lớn và thách thức lớn”. Những cơ hội lớn tạo ra khả năng “tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực ...” đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển thành nước công nghiệp. Còn những thách thức lớn tạo ra khả năng phát triển trì truệ, tụt hậu xa hơn về kinh tế, thậm chí là chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, đất nước ta cùng tồn tại nhiều khả năng (thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức) phát triển, Bối cảnh đó đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải phát huy tối đa nội lực , tranh thủ điều kiện thuận lợi và thời cơ để vượt qua khó khăn và thách thức đưa nước ta vững bước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài những khả năng vốn có ở sự vật, trong những điều kiện mới sự vận động và phát triển của sự vật sẽ làm xuất hiệ thêm những khả năng mới; đồng thời những khả năng có trước của biến đổi (tăng thêm hoặc giảm đi) tùy thuộc vào sự biến đổi của sự vật. Trên thực tế khả năng luôn biến thành hiện thực. Tuy nhiên để khả năng biến thành hiện thực nhất thiết phải có điều kiện, hơn nữa phải có một tập hợp những điều kiện cần và đủ. Ví dụ, để một hạt lúa có khả năng nảy mầm thành cây lúa cần tập hợp các điều kiện như đất đai, độ ẩm, ánh sáng...để cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành thắng lợi cần có sự phát triển chính mùi của cả điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan: a – giai cấp thống trị đả thói nát, lâm vào cuộc khủng hoảng và không thể thống trị như trước được nữa; b – giai cấp bị trị đã lâm vào cảnh bần cùng, không thể sống như trước được nữa và họ sẵn sàng lao vào cuộc chiến đấu chống lại giai cấp thống trị; c – Giai cấp lãnh đạo cách mạng có đủ năng lực, nắm bắt thời cơ cách mạng, phát động quần chúng thực hiện hoạt động cách mạng đập tan chính quyền của giai cấp thống trị. Đó là những điều kiện cần và đủ cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành thắng lợi. Trong giới tự nhiên, quá trình khả năng biến thành hiện thực được diễn ra một cách tự động. Còn trong xã hội, khả năng biến thành hiện thực được diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người. Hoạt động có ý thức của con người giữ vai trò quan trọng trong quá trình khả năng biến thành hiện thực. Nó có thể tác động, điều khiển cho khả năng phát triển theo hướng này hay hướng khác bằng cách tạo ra các điều kiện tương ứng và có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình hả năng biến thành hiện thực. Vai trò của các điều kiện khách quan và chủ quan trong sự chuyển biến từ khả năng đến hiện thực. Trong giới tự nhiên, quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ yếu là một quá trình khách quan. Nói “chủ yếu” là vì trong giới tự nhiên không phải mọi khả năng đều biến thành hiện thực một cách tự phát cả. Ở đây, có thể phân ra ba trường hợp: Thứ nhất: loại khả năng mà điều kiện để biến chúng thành hiện thực chỉ có thể bằng con đường tự nhiên. Đó là trường hợp xảy ra trong quá trình vũ trụ và địa chất. Thứ hai: loại khả năng có thể biến thành hiện thực bằng con đường tự nhiên cũng nhờ sự tác động của con người. Thí dụ, bằng cách thay đổi điều kiện sống gây đột biến...con người biến khả năng tạo giống mới thành hiện thực. Thứ ba: loại khả năng mà trong điều kiện hiện nay nếu không có sự tham gia của con người thì không thể biến thành hiện thực. Các khả năng này vốn có ở khách thể, nhưng để biến chúng thành hiện thực cần có những điều kiện mà hiện nay không thể tạo ra bằng con đường tự nhiên. Thí dụ, đó là việc chế tạo các polime tổng hợp, các con tàu vũ trụ... Trong lĩnh vực xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả năng muốn biến thành hiện thực còn cần có các điều kiện chủ quan là hoạt động thực tiễn của con người. Ở đây, khả năng không khi nào tự nó biến thành hiện thực nếu không có sự tham gia của con người. Hoạt động có ý thức của con người trong đời sống xã hội có vai trò hết sức to lớn trong việc biến khả năng thành hiện thực. Nó có thể đẩy mạnh hoặc kìm hãm quá trình biến đổi khả năng thành hiện thực, có thể điều khiển cho khả năng phát triển theo hướng này hay hướng khác bằng cách tạo ra các điều kiện thích ứng. Không thấy rõ tác dụng cực kỳ quan trọng của nhân tố chủ quan trong quá trình chuyển biến khả năng thành hiện thực, chúng ta sẽ mắc sai lầm hữu khuynh, chịu bó tay khuất phục trước hoàn cảnh. Tuy nhiên, nếu quá nhấn mạnh tác dụng của nhân tố chủ quan, xem thường các điều kiện khách quan chúng ta sẽ mắc sai lầm tả khuynh, phiêu lưu mạo hiểm. Kết hợp một cách đúng đắn tác động của nhân tố chủ quan với các điều kiện khách quan là một trong những đảm bảo cho thành công của chúng ta trong hoạt động thực tiễn. Chương VI: Kết quả nghiên cứu sự vận dụng “ Cặp phạm trù khả năng và hiện thực” và ý nghiã của nó trong việc định hướng nhận thức của sinh viên. Chương này là kết quả từ việc phân tích, xử lý những thông tin mà nhóm đã thu thập được thông qua quá trình thực hiện khảo sát 393 mẫu khảo sát các đặc điểm: Đối tượng khảo sát là sinh viên trường không phân biệt các năm mà dàn trải từ năm I đến năm IV bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau. Do vậy, các kết quả mà nhóm thu thập được hoàn toàn mang tính khách quan. VI.1. Cặp phạm trù khả năng và hiện thực trong nhận thức của sinh viên. Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện nhận thức của sinh viên về phạm trù khả năng. Chú thích: khả năng những gì chưa có chưa tới, nhưng sẽ có sẽ tới (khả năng như đã nói trên là cái “hiện chưa có nhưng bản thân thì tồn tại. Song đó là một sự tồn tại đặc biệt: cái sự vật được nói đến trong khả năng chưa tồn tại, nhưng bản thân khả năng thì tồn tại.) Bằng kết quả khảo sát cho thấy có 59,3% sinh viên nhận thức đúng về bản chất phạm trù KN là những gì chưa có chưa tới nhưng sẽ có, sẽ tới. Còn lại có cách hiểu mơ hồ, chưa nắm được bản chất của phạn trù khả năng rơi vào trường hợp cho rằng KN là năng lực bản thân (38,9%) hoặc nó chỉ dự tính mức độ thành công. Nhưng cần khẳng định KN bao giờ cũng là KN thực tế. Chính vì KN được hình thành trong lòng HT, xuất phát từ thực tiễn nên nếu chỉ nhận thức KN chỉ là năng lực của bản thân sẽ là một cách nhìn phiến diện, sơ khai. Cũng bởi một phần SV có cái nhìn chưa đúng về phạm trù KN nên SV có nhận thức sai về phạm trù HT. Qua khảo sát 22.9% SV phủ nhận HT không phải là cái đã có sẵn, đã tới. Điều này thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 2. Biểu đồ thể hiện nhận thức của sinh viên về phạm trù HT. Khảo sát chỉ ra rằng hầu hết SV đều nhận thức được MQH hữu cơ giữa KN & HT cụ thể 95,7% SV chọn phương án giữa KN & HT có MQH với nhau. Chỉ có 4,3% có suy nghĩ trái chiều. Như vậy, SV nhận thức được cặp phạm trù KN&HT phản ánh MQH biện chứng giữa những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự (HT) với những gì hiện có nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều tương ứng (KN). KN & HT có MQH biện chứng với nhau nhưng để KN chuyển biến thành HT cần phải có những điều kiện tiền đề. Khả năng là cái từ khi bạn sinh ra đã có được, nó luôn gắn liền với mỗi chúng ta. Tự bản thân chúng ta hình thành nên những KN mới trong quá trình sinh thành của mỗi người, tùy vào tác động của HT mà mỗi người sẽ hình thành cho mình những KN khác nhau. Và rồi từ những KN khác nhau đó hình thành nên những HT khác nhau. Có 92,4% SV hiểu được sự quan trọng của sự phối hợp giữa chủ thể là bản thân con người (SV)_và các điều kiện khác: hoàn cảnh lịch sử_xã hội, môi trường giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế…- điều kiện khách quan để biến KN thành HT. 7,6% SV còn lại có ý kiến khác chỉ cho rằng nhân tố để chuyển biến từ KN đến HT hoặc chỉ là nhân tố chủ quan hoặc khách quan. Biểu đồ 3: Biểu đồ so sánh nhận thức về điều kiện chuyển biến KN thành HT Bên cạnh đó khả năng cũng chịu sự tác động của các yếu tố hình thành nên nó: con đường tất nhiên và ngẫu nhiên. Nhưng chỉ có 23.4% khẳng định điều đó. Phần lớn SV cho rằng khả năng được hình thành theo con đường ngẫu nhiên (được gây nên bởi những tương tác ngẫu nhiên của HT). Đây là một nhận thức sai lầm của họ bởi nếu như vậy thì cũng đồng nghĩa họ không cho khả năng cũng được hình thành theo con đường tất nhiên tức nó được gây ra bởi những tương tác tất nhiên của hiện thực khi những yếu tố hiện thực thế này thì khả năng thế kia nhất định phải xảy ra. Tần số Phần trăm (%) Giá trị Tất nhiên 59 15 Ngẫu nhiên 254 64.6 Khác 80 20.4 Tổng 393 100 Bảng 1. Các con đường hình thành khả năng Sự nhận thức lệch lạc như vậy sẽ dễ dẫn đến một số sai lầm không đáng có trong các hoạt động trong tương lai cũng như bỏ qua những điều kiện mà HT đã tạo ra dẫn đến KN và từ KN này có thể đưa đến một HT mới khác. Tuy vậy về cơ bản SV cũng đã nhận thức được bản chất của cặp phạm trù KN-HT. VI.2. Khả năng và hiện thực trong hoạt động học tập, tương lai nghề nghiệp của SV. Khi chúng tôi khảo sát về khả năng của SV để từ đó đi đến việc lựa chọn nghề nghiệp thích hợp với bản thân, thích hợp với nhu cầu của xã hội. Lí do mà các bạn trẻ chọn nghề nghiệp, chọn ngành học hiện nay là phù hợp với khả năng của bản thân, nó chiếm tới 42,5% cho thấy các bạn đã xác định rõ mục tiêu tương lai của mình là gì. Chỉ có 5,3% là do gia đình sắp đặt và 6,1% là do điểm đầu vào . Nhưng lại có đến 46,1% chưa xác định rõ lý do mà mình đang theo học . Như vậy, nhiều sinh viên chưa xác định được mục đích, đam mê và khả năng của chính bản thân phù hợp với ngành học nào. Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ liệu rằng so với những sinh viên xác định lựa chọn ngành học theo KN với những người không biết mình học vì cái gì, vì đâu thì ai sẽ dễ dàng hòa nhập hơn, cơ hội việc làm tốt hơn trong tương lai trong khi môi trường cạnh tranh Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập thị trường quốc tế về tất cả mọi mặt khiến con người ngày càng dễ bị đào thải hơn bao giờ hết nếu không có năng lực. Biểu đồ 4. Lí do mà bạn chọn nghành đang theo học. Cuộc sống ngày càng phát triển nhanh chóng kiến tạo nhiều người biết mình cần có những năng lực nào để hòa nhịp vào cuộc sống hiện đại. Trở thành một người tri thức với tấm bằng đại học, cao đẳng trong tay dường như là một hướng đi được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Với câu hỏi khảo sát của chúng tôi “Theo bạn xếp loại bằng ĐH có phản ánh toàn bộ khả năng của một SV không?”. Kết quả cho thấy 71,1 % SV trả lời nó chỉ phản ánh một phần KN của SV. Điều đó đánh giá cái nhìn về năng lực con người qua bằng cấp không được xem trọng tuyệt đối. Bằng cấp chỉ đánh giá một phần năng lực của sinh viên đối với công việc. Muốn có được công việc tốt thì bằng cấp chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng cuộc sống khác. Khi được hỏi “Để có công việc tốt trong tương lai cần có điều kiện nào?” sự lựa chọn nhiều nhất của các bạn là đạo đức và thái độ làm việc, kế đến là kỹ năng chuyên môn, sau cùng là sự quen biết. Sự lựa chọn như vậy cho thấy cái nhìn về năng lực của các bạn không chỉ bó hẹp trong trình độ học vấn mà nó còn là giá trị đạo đức, đó là một cái nhìn tích cực. Tập hợp các đặc điểm: lí do chọn ngành nghề, các kỹ năng chuyên môn, xếp loại bằng ĐH, đạo đức… là những lí do ảnh hưởng lớn đến cơ hội nghề nghiệp của SV sau khi rời khỏi ghế giảng đường: Biểu đồ 5. Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Chúng ta sống là phải lao động đây là đặc điểm lớn nhất để phân biệt con người với con vật, giúp con người tách khỏi thế giới của loài vật. Quá trình lao động, học tập sẽ tạo cho con người những quan hệ xã hội mới, những niềm vui và nó cũng là nguồn gốc duy trì sự tồn tại xã hội. Khi bước chân ra khỏi ghế nhà trường mỗi người đều mong muốn có một công việc ổn định, hơn 60% SV hi vọng mình sẽ làm việc đúng chuyên môn, đúng những gì được đào tạo và đặc biệt là phù hợp với khả năng của bản thân. Nhưng nhiều bạn trẻ lại cảm thấy cơ hội nghề nghiệp của mình trong tương lai chỉ là tương đối khả quan chiếm đến 55,5% tổng số SV được khảo sát. 8,4% SV cảm thấy thất vọng về nghề nghiệp của mình cho rằng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai sau này là không hề khả quan. Chỉ có 27% SV cho rằng con đường nghề nghiệp của họ thật sự rộng mở. Còn lại là chưa hề nghĩ đến. Tại sao chỉ có 27% SV cảm thấy tương lai nghề nghiệp của họ rộng mở trong khi khi nhóm nghiên cứu khảo sát “ Lí do mà bạn dự đoán nghề nghiệp trong tương lai” thì có đến 60% SV khẳng định mình có đủ khả năng. Vậy có những lí do nào khác ảnh hưởng đến tương lai nghề nghiệp của họ sau này? Biểu đồ 6. Thành công kèm theo may mắn. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy ngoài các yếu tố về xếp loại bằng cấp, kĩ năng chuyên môn, các mối quan hệ xã hội ( sự quen biết ) thì 66,9% SV khẳng định sự thành công trong công việc, tương lai nghề nghiệp còn kèm theo yếu tố may mắn. Ở đây ta thấy sự mâu thuẫn: SV khẳng định mình có KN nhưng nhận định về tương lai nghề nghiệp của mình thì chỉ là tương đối, đặc biệt nhiều SV cho rằng thành công kèm theo may mắn như vậy họ đã không tin hoặc không chắc chắn về khả năng của bản thân. Như vậy, SV chưa vận dụng triệt để phạm trù KN&HT vào chính cuộc sống của họ. VI.3. Nhận thức KN&HT trong cuộc sống của sinh viên Từ quá trình sống và trải nghiệm thực tế các bạn trẻ đã nhìn nhận đúng vấn đề đặt ra cho chính bản thân mình. Hiện thực của cuộc sống và khả năng của bản thân đã được mọi người đánh giá là đúng và đồng thời không chỉ thế các bạn đã đủ tri thức để phán đoán các vấn đề mang tính thâm sâu và trừu tượng. Họ đã thoát khỏi thế giới ảo tưởng và mơ mộng của bản thân để đi vào thực tế của cuộc sống với những va chạm của đường đời, để rồi từ cái thực tế ấy đã giúp con người không rơi vào hiện thực ảo với nhưng việc không thể thành hiện thực, nhưng việc sai trái…có 81,9% là công nhận việc này là đúng. Chúng ta không phủ nhận thế giới ảo tưởng và mơ mộng không cần có ở các bạn vì chính những cái đó làm cho cuộc sống của các bạn có thêm nhiều màu sắc hơn. Nhưng cần lưu ý là ảo tưởng và mơ mộng cần được hiểu là lý tưởng và mục tiêu phấn đấu của bản thân bạn. Còn 18,1% lại có ý kiến trái ngược lại, họ đấm chìm trong nhưng ảo tưởng và mơ mông ấy để rồi nhìn nhận hiện thực thực tiễn không như họ mong muốn, chờ đợi. Từ những quan điểm đã làm cho cuộc sống của các bạn trở nên bi quan hơn. Tần số Phần trăm (%) Giá trị Đúng 71 18.1 Sai 322 81.9 Tổng 393 Bảng 2. Sự ảo tưởng của các bạn trẻ về khả năng đối với bản thân mình. Từ những quan điểm quá ảo tưởng vào khả năng của bản thân mình đã làm cho một phần nhỏ các bạn trẻ có những cách hiểu sai về khả năng của bản thân và thực tiễn của thế giới sống. Tần số Phần trăm (%) Giá trị Khả năng gần 236 60.1 Khả năng xa 61 15.5 Khác 96 24.4 Tổng 393 100 Bảng 3. Các KN cần chú ý để biến thành hiện thực một cách dễ dàng Khả năng được chia thành nhiều loại nhưng trong hoạt động thực tiễn đa phần muốn thúc đẩy tiến trình chuyển biến từ khả năng đến hiện thực thì chúng ta phải chú ý đến khả năng gần thay vì khả năng xa nhận thức được quy luật này có đến 61.1% SV chọn khả năng gần. Biểu Đồ 7: Hoạt động thực tiễn cần dựa vào Kết hợp giữa BĐ 3 và BĐ 6 chúng ta nhận thấy SV hiểu được MQH biện chứng giữa KN và hiện thực. Trong các hoạt động thực tiễn cần phải kết hợp cả hai yếu tố KN và HT chứ không thể tách chúng ra thành hai thái cực đối nghịch. Sự phối hợp giữa KN và HT sẽ là tương hỗ và bổ sung nhau…chính vì vậy sẽ không đi ngược lại với các quy luật tự nhiên. Nếu chỉ chú ý đến các khả năng mà quên sự tồn tại của hiện thực thì quả là một điều nguy hiểm. Vì như thế con người nói chung và giới trẻ nói riêng dễ hư cấu những KN không có thực, KN ảo dẫn đến những sự phán đoán sai lầm về HT trong tương lai, hình thành HT “không tưởng”. Từ việc hiểu và nắm bắt được các cơ sở của cặp phạm trù KN và HT nói trên khi biết vận dụng vào chính cuộc sống của mỗi cá nhân con người có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy quá trình chuyển biến KN thành hiện thực 88,3% SV khẳng định điều đó thông qua khảo sát. Và điều đó đã được học thuyết Mác-Lênin khẳng định thông qua thực tiễn kiểm chứng. Kết luận, kiến nghị. Trong thực tế, quá trình phát triển chính là quá trinh trong đó khả năng biến thành hiện, còn hiện thực này vì những quá trình trình phát triển nội tại của mình lại sản sinh ra các khả năng mới. Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, luôn chuyển hóa lẫn nhau, vì hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng, còn khả năng hướng tới, tiền đề cả hiện thực . Đó là một quá trình vô tận Cùng ở trong những điều kiện nhất định, cùng ở một sự vật, có thể tồn tại một số KN chứ không phải chỉ có một KN. Ngoài một số KN vốn sẵn có ở sự vật trong những điều kiện nào đấy, khi có them những điều kiện mới bổ sung thì sự vật sẽ xuất hiện thêm những KN mới. Với sự bổ sung thêm điều kiện mới, về thực chất một HT mới phức tạp hơn đã xuất hiện do sự tác động qua lại của HT cũ với điều kiện mới vừa được bổ sung. Từ đó làm cho số tương tác tăng thêm và dẫn đến chỗ làm tăng thêm số KN mới. Ngoài ra, ngay bản thân mỗi khả năng cũng không phải là không thay đổi. Nó tăng lên hoặc giảm đi tùy thuộc vào sự biến đổi của sự vật trong điều kiện cụ thể. Để biến KN nào đó thành HT thường cần có không chỉ một điều kiện mà là một tập hợp các điều kiện. Tập hợp đó gọi là điều kiện cần và đủ, nếu hội tụ đầy đủ các yếu tố đó thì khả năng nhất định sẽ biến thành hiện thực. Vì HT là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực chứ không thể dựa vào khả năng. Tuy nhiên nói như thế không phải là không xem trọng và có thể bỏ qua khả năng. Vì khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển của sự vật trong tương lai. Do vậy, tuy không dựa vào khả năng nhưng phải tính đến các khả năng để đưa ra chủ trương, kế hoạch hành động cho sát đúng. Cho nên, nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của nhận thức khoa học nói riêng là phải tìm ra, xác định cho được khả năng phát triển của sự vật. Khi xác định các khả năng chúng ta cần chú ý: Thứ nhất, vì KN do sự vật gây nên và tồn tại trong sự vật nên chỉ có thể tìm ra các khả năng phát triển của sự vật ở ngay trong bản thân nó chứ không thể ở nơi nào khác. Thứ hai, vì KN còn nảy sinh từ các tác động qua lại giữa các mặt khác nhau ở bên trong của sự vật vừa do sự tác động qua lại của sự vật với hoàn cảnh bên ngoài nên chỉ có thể căn cứ vào sự “tương quan lực lượng” giữa các mặt ở bên trong sự vật, vào sự phát triển mâu thuẫn nội tại của nó cũng như những điều kiện bên ngoài, trongg đó sự vật đang vận đông, phát triển, để dự kiến cho những khả năng phát triển của nó. Thứ ba, để tránh sai lầm trong quá trình xác định KN với HT, cần phân biệt KN với HT đó là: HT là cái đã có, đã tới còn KN là cái hiện chưa có chưa tới, nhưng sẽ có sẽ tới. Thứ tư, do KN tồn tại ngay trong hiện thực gắn bó với HT nên sẽ là sai lầm nếu tách rời cái này khỏi cái kia. Kết quả của sai lầm đó là trong hoạt động thực tiễn, hoạt sẽ không nhìn thấy khả năng tiềm tang trong sự vật, do đó sẽ không thể dự đoán được tương lai của nó hoặc không thấy có thể biến thành hiện thực được, cho nên không tạo được điều kiện cần thiết để thúc đẩy (hoặc kiềm hãm) sự chuyển biến này tùy theo yêu cầu của mình. Tuy nhiên, nếu quá nhấn mạnh tới mối liên hệ khăng khít giữa KN và HT mà quên mất sự khác biệt về chúng, lẫn lộn giữa cái nọ với cái kia thì cũng sẽ là một sai lầm. Sai lầm này sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại trong hoạt động thực tiễn khi ta dựa lầm vào cái mới đang tồn tại dưới dạng KN chứ chưa phải là HT. V.I. Lênin đã chỉ rõ “người Mác xít chỉ có thể sử dụng để làm căn cứ cho chính sach của mình những sự thật được chứng minh rõ rệt và không thể chối cãi được”! Sau khi đã xác định được KN phát triển của sự vật, nhiệm vụ của hoạt động thực tiễn là phải tiến hành lựa chọn và thực hiện KN. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, cần lưu ý: Vì sự vật cùng một lúc có thể chứa đựng nhiều khả năng khác nhau cho nên trong hoạt động thực tiễn cần tính đến mọi KN có thể xảy ra, tốt cũng như xấu, tiến bộ cũng như lạc hậu, và trên cơ sở đó dự kiến các phương án hành động thích ứng cho từng trường hợp xảy ra. Chỉ có thể như vậy mới tránh được bị động trong hành động. Trong số các khả năng hiện có ở sự vật, trước hết cần chú ý đến khả năng tất nhiên, đặc biệt là các khả năng gần, vì đó là những khả năng dễ biến thành hiện thực hơn cả. Tài Liệu Tham Khảo 1. C. Mác PH. ĂNG-GHEN V. I. LÊ-NIN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC. PGS.TS. NGUYỄN QUANG ĐIỂN (Chủ biên) _Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. 2. Từ Điển Triết Học_ Nhà xuất bản tiến bộ MÁT-XCƠ-VA (Bản dịch ra tiếng Việt có sửa chữa và bổ sung của Nhà xuất bản Tiến bộ và Nhà xuất bản Sự thật, 1986) 3. Giáo trình Triết Học Mác-Lênin (Tái bản có sửa chữa, bổ sung) của Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội – 2008. 4. Cùng với các tài liệu được trích dẫn sử dụng và đề cập tới để bàn luận trong tiểu luận. Phụ lục Bảng Hỏi Kháo Sát Số Liệu Đã Được Xử Lí SPSS BẢNG KHẢO SÁT SINH VIÊN Chào các bạn! Chúng tôi là sinh viên đến từ khoa Triết, hiện nay chúng tôi đang làm đề tài nghiên cứu khoa học “Cặp Phạm Trù Khả Năng - Hiện Thực , Ý Nghĩa Của Nó Trong Việc Định Hướng Nhận Thức Của Sinh Viên Trường ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn” . Dưới đây là bảng hỏi của nhóm với mong muốn khảo sát về cách nhìn nhận và sự vận dụng khái niệm cặp phạm trù khả năng - hiện thực vào việc học tập, việc làm cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên.Chúng tôi đảm bảo mọi thông tin được giữ bí mật và chỉ dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn! Bạn là sinh viên khoa:………………………..năm thứ…………… Chọn phương án đúng nhất bằng cách đánh dấu X vào ô vuông Câu 1: Theo bạn khái niệm khả năng là gì? ¨ Là khái niệm dùng để chỉ những gì hiện chưa có, chưa tới và sẽ có, sẽ xuất hiện khi có các điều kiện thích hợp. ¨ Là những gì nằm trong năng lực bản thân. ¨ Là chỉ dự tính mức độ thành công. Câu 2: Theo bạn hiện thực là cái đã có sẵn, đã tới? ¨ Đúng ¨ Sai Câu 3: Bạn nghĩ giữa khả năng và hiện thực có quan hệ với nhau không? ¨ Có ¨ Không Câu 4: Theo bạn khả năng được hình thành theo con đường nào? ¨ Tất nhiên (là điều nhất định sẽ được hình thành). ¨ Ngẫu nhiên (sẽ hình thành nhưng có thể bằng cách này hay cách khác) ¨ Khác………………………………………………… Câu 5: Để biến khả năng thành hiện thực bao gồm: ¨ Nhân tố chủ quan ¨ Nhân tố khách quan ¨ Cả hai Câu 6: Lý do bạn chọn ngành bạn đang học là gì? ¨ Do gia đình sắp đặt ¨ Do điểm thi đầu vào ¨ Phù hợp với khả năng của bản thân ¨ Một lý do khác Câu 7: Theo bạn xếp loại bằng đại học có phản ánh toàn bộ khả năng của một sinh viên không? ¨ Có ¨ Không ¨ Một phần Câu 8: Chương trình học đại học có phù hợp với khả năng của bạn không? ¨ Có ¨ Không Câu 9: Hiện nay có nhiều bạn trẻ đang quá ảo tưởng vào khả năng của bản thân, bạn nghĩ điều đó có nên không? ¨ Có ¨ Không Câu 10: Con người có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình biến đổi khả năng thành hiện thực? ¨ Đúng ¨ Sai Câu 11: Trong hoạt động thực tiễn chúng ta nên dựa vào: ¨ Hiện thực ¨ Khả năng ¨ Cả hai Câu 12: Trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần chú ý đến loại khả năng nào để có thể biến nó thành hiện thực một cách dễ dàng: ¨ Khả năng gần (trước mắt) ¨ Khả năng xa ¨ Phương án khác Câu 13: Theo bạn thành công có kèm theo yếu tố may mắn không? ¨ Có ¨ Không ¨ Tương đối Câu 14: Bạn thấy cơ hội nghề nghiệp của bạn trong tương lai như thế nào? ¨ Rộng mở ¨ Tương đối ¨ Không khả quan ¨ Chưa nghĩ tới Câu 15: Lý do bạn dự đoán cho tương lai của bạn được xác định ở câu 14 ¨ Bản thân có đủ khả năng ¨ Có người giúp đỡ ¨ Chưa nghĩ tới Câu 16: Để có được công việc tốt trong tương lai bạn cần có điều kiện nào ( đánh giá mức độ từ khả năng đến hiện thực) Các điều kiện Khả năng Hiện thực Kỹ năng chuyên môn 1 2 3 4 5 Đạo đức 1 2 3 4 5 Thái độ làm việc 1 2 3 4 5 Sự quen biết 1 2 3 4 5 Câu 17: Nếu trong công việc bạn chưa nhận được sự công nhận đánh giá đúng của mọi người, bạn sẽ: ¨ Giữ vững niềm tin, tiếp tục cố gắng ¨ Buông xuôi ¨ Phản kháng Câu 18: Khi bạn ra trường, bạn sẽ chọn ngành nghề như thế nào? ¨ Đúng chuyên môn ¨ Trái ngành ¨ Khác XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! Kết Quả Xử Lí SPSS. Câu 1: Theo bạn khái niệm khả năng là gì? Khai niem kha nang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid nhung gi chua co, chua toi, se co se toi 233 59.3 59.3 59.3 nam trong nang luc ban than 153 38.9 38.9 98.2 chi du tinh muc do thanh cong 7 1.8 1.8 100.0 Total 393 100.0 100.0 Câu 2: Theo bạn hiện thực là cái đã có sẵn, đã tới?Hien thuc la cai da co san, da toi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid dung 303 77.1 77.1 77.1 sai 90 22.9 22.9 100.0 Total 393 100.0 100.0 Câu 3: Bạn nghĩ giữa khả năng và hiện thực có quan hệ với nhau không? Giua kha nang va hien thuc co qua he voi nhau khong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co 376 95.7 95.7 95.7 Khong 17 4.3 4.3 100.0 Total 393 100.0 100.0 Câu 4: Theo bạn khả năng được hình thành theo con đường nào? Kha nang hinh thanh theo con duong nao Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid tat nhien 59 15.0 15.0 15.0 ngau nhien 253 64.4 64.4 79.4 Khac 80 20.4 20.4 99.7 4 1 .3 .3 100.0 Total 393 100.0 100.0 Câu 5: Để biến khả năng thành hiện thực bao gồm:De bien kha nang thanh hien thuc gom Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid chu quan 13 3.3 3.3 3.3 khach quan 17 4.3 4.3 7.6 ca hai 362 92.1 92.1 99.7 4 1 .3 .3 100.0 Total 393 100.0 100.0 Câu 6: Lý do bạn chọn ngành bạn đang học là gì? Li do chon nganh dang hoc Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid gia dinh sap dat 21 5.3 5.3 5.3 diem thi dau vao 24 6.1 6.1 11.5 phu hop voi kha nang 167 42.5 42.5 53.9 li do khac 181 46.1 46.1 100.0 Total 393 100.0 100.0 Câu 7: Theo bạn xếp loại bằng đại học có phản ánh toàn bộ khả năng của một sinh viên không? Bang dai hoc co phan anh toan bo kha nang cua sinh vien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 48 12.2 12.2 12.2 khong 63 16.0 16.0 28.2 mot phan 282 71.8 71.8 100.0 Total 393 100.0 100.0 Câu 8: Chương trình học đại học có phù hợp với khả năng của bạn không? Chuong trinh hoc dai hoc co phu hop voi kha nang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 330 84.0 84.2 84.2 khong 61 15.5 15.6 99.7 3 1 .3 .3 100.0 Total 392 99.7 100.0 Missing System 1 .3 Total 393 100.0 Câu 9: Hiện nay có nhiều bạn trẻ đang quá ảo tưởng vào khả năng của bản thân, bạn nghĩ điều đó có nên không? Nhieu ban tre qua ao tuong vao kha nang ban than co nen khong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 70 17.8 17.9 17.9 khong 322 81.9 82.1 100.0 Total 392 99.7 100.0 Missing System 1 .3 Total 393 100.0 Câu 10: Con người có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình biến đổi khả năng thành hiện thực? Con nguoi co the day nhanh hoac kim ham qua trinh bien doi kha nang thanh hien thuc Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid dung 347 88.3 88.3 88.3 sai 46 11.7 11.7 100.0 Total 393 100.0 100.0 Câu 11: Trong hoạt động thực tiễn chúng ta nên dựa vào: Hoat dong thuc tien dua vao Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid hien thuc 35 8.9 8.9 8.9 kha nang 24 6.1 6.1 15.0 ca hai 334 85.0 85.0 100.0 Total 393 100.0 100.0 Câu 12: Trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần chú ý đến loại khả năng nào để có thể biến nó thành hiện thực một cách dễ dàng: Trong thuc tien chu y den kha nang nao de bien no thanh hien thuc de dang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid kha nang gan 236 60.1 60.2 60.2 kha nang xa 61 15.5 15.6 75.8 khac 95 24.2 24.2 100.0 Total 392 99.7 100.0 Missing System 1 .3 Total 393 100.0 Câu 13: Theo bạn thành công có kèm theo yếu tố may mắn không? Thanh cong co kem theo may man khong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 263 66.9 67.3 67.3 khong 24 6.1 6.1 73.4 tuong doi 104 26.5 26.6 100.0 Total 391 99.5 100.0 Missing System 2 .5 Total 393 100.0 Câu 14: Bạn thấy cơ hội nghề nghiệp của bạn trong tương lai như thế nào? Co hoi nghe nghiep trong tuong lai Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rong mo 106 27.0 27.0 27.0 tuong doi 218 55.5 55.5 82.4 khong kha quan 33 8.4 8.4 90.8 chua nghi toi 36 9.2 9.2 100.0 Total 393 100.0 100.0 Câu 15: Lý do bạn dự đoán cho tương lai của bạn được xác định ở câu 14 i do du doan trong tuong lai Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid ban than co du kha nang 238 60.6 60.7 60.7 co nguoi giup do 31 7.9 7.9 68.6 chua nghi toi 123 31.3 31.4 100.0 Total 392 99.7 100.0 Missing System 1 .3 Total 393 100.0 Câu 16: Để có được công việc tốt trong tương lai bạn cần có điều kiện nào ( đánh giá mức độ từ khả năng đến hiện thực): Ki nang chuyen mon Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid kha nang hon 59 15.0 15.6 15.6 kha nang 35 8.9 9.2 24.8 trung gian 106 27.0 28.0 52.8 hien thuc 97 24.7 25.6 78.4 hien thuc hon 82 20.9 21.6 100.0 Total 379 96.4 100.0 Missing System 14 3.6 Total 393 100.0 Dao duc Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid kha nang hon 38 9.7 10.0 10.0 kha nang 34 8.7 9.0 19.0 trung gian 71 18.1 18.7 37.7 hien thuc 105 26.7 27.7 65.4 hien thuc hon 131 33.3 34.6 100.0 Total 379 96.4 100.0 Missing System 14 3.6 Total 393 100.0 Thai do lam viec Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid kha nang hon 40 10.2 10.6 10.6 kha nang 21 5.3 5.5 16.1 trung gian 80 20.4 21.1 37.2 hien thuc 110 28.0 29.0 66.2 hien thuc hon 128 32.6 33.8 100.0 Total 379 96.4 100.0 Missing System 14 3.6 Total 393 100.0 Su quen biet Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid kha nang hon 43 10.9 11.3 11.3 kha nang 65 16.5 17.2 28.5 trung gian 113 28.8 29.8 58.3 hien thuc 90 22.9 23.7 82.1 hien thuc hon 68 17.3 17.9 100.0 Total 379 96.4 100.0 Missing System 14 3.6 Total 393 100.0 Câu 17: Nếu trong công việc bạn chưa nhận được sự công nhận đánh giá đúng của mọi người, bạn sẽ: Trong cong viec chua nhan duoc su cong nhan danh gia dung Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid giu vung niem tin, co gang 360 91.6 91.6 91.6 buong xuoi 12 3.1 3.1 94.7 phan khang 21 5.3 5.3 100.0 Total 393 100.0 100.0 Câu 18: Khi bạn ra trường, bạn sẽ chọn ngành nghề như thế nào? Khi ra truong ban se chon nganh nghe Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid dung chuyen mon 270 68.7 68.7 68.7 trai nganh 18 4.6 4.6 73.3 Khac 105 26.7 26.7 100.0 Total 393 100.0 100.0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccap_pham_tru_kha_nang_hien_thuc_trong_triet_hoc_mac_lenin_va_y_nghia_cua_no_doi_voi_viec_dinh_huong_nhan_thuc_cua_sinh_vien_truong_dh_khoa_hoc_xa_hoi_nhan_van_hien_nay_9686.doc
Luận văn liên quan