Chế độ nghỉ hưu cho người làm việc nước ngoài

Bà V là viên chức nhà nước từ năm 1985. Năm 1991 bà được cử sang làm việc cho một tổ chức từ thiện nước ngoài CR theo hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm. Trong hợp đồng lao động có ghi: " Người lao động được thanh toán trợ cấp thôi việc theo mức mỗi năm làm việc là 1 tháng lương với điều kiện đã làm việc tại CR từ 2 năm trở lên". Sau đó, các hợp đồng xác định thời hạn trong các năm từ 1991 đến 2007 đều giữ nguyên cam kết nói trên. Tháng 8/2008 bà V nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu bà vẫn tiếp tục làm việc tại CR (công việc cũ). Tháng 2/2009 hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động bà V làm đơn yêu cầu CR phải trả bà khoản trợ cấp thôi việc. Tổ chức CR cho rằng bà V hưởng chế độ hưu trí nên không được hưởng trợ cấp thôi việc. Bà V làm văn bản hỏi ý kiến của một văn phòng luật sư X và nhận được trả lời là CR phải trả trợ cấp thôi việc vì mặc dù về hưu song bà vẫn tiếp tục làm việc, có nghĩa là hợp đồng lao động chưa chấm dứt ở thời điểm nghỉ hưu. Hỏi: 1.Hãy bình luận về ý kiến của Văn phòng Luật sư X trong vụ việc trên. (3 điểm) 2.Quyền lợi về trợ cấp thôi việc của bà V được giải quyết như thế nào? (3 điểm) 3.Quyền lợi của bà V trong thời gian làm việc tại CR sau khi đã nghỉ hưu (sau tháng 8/2008)? (4 điểm)

doc14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế độ nghỉ hưu cho người làm việc nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI: Bà V là viên chức nhà nước từ năm 1985. Năm 1991 bà được cử sang làm việc cho một tổ chức từ thiện nước ngoài CR theo hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm. Trong hợp đồng lao động có ghi: " Người lao động được thanh toán trợ cấp thôi việc theo mức mỗi năm làm việc là 1 tháng lương với điều kiện đã làm việc tại CR từ 2 năm trở lên". Sau đó, các hợp đồng xác định thời hạn trong các năm từ 1991 đến 2007 đều giữ nguyên cam kết nói trên. Tháng 8/2008 bà V nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu bà vẫn tiếp tục làm việc tại CR (công việc cũ). Tháng 2/2009 hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động bà V làm đơn yêu cầu CR phải trả bà khoản trợ cấp thôi việc. Tổ chức CR cho rằng bà V hưởng chế độ hưu trí nên không được hưởng trợ cấp thôi việc. Bà V làm văn bản hỏi ý kiến của một văn phòng luật sư X và nhận được trả lời là CR phải trả trợ cấp thôi việc vì mặc dù về hưu song bà vẫn tiếp tục làm việc, có nghĩa là hợp đồng lao động chưa chấm dứt ở thời điểm nghỉ hưu. Hỏi: Hãy bình luận về ý kiến của Văn phòng Luật sư X trong vụ việc trên. (3 điểm) Quyền lợi về trợ cấp thôi việc của bà V được giải quyết như thế nào? (3 điểm) Quyền lợi của bà V trong thời gian làm việc tại CR sau khi đã nghỉ hưu (sau tháng 8/2008)? (4 điểm) A. MỞ ĐẦU Hợp đồng lao động là một trong những vấn đề thuộc lĩnh vực điều chỉnh của Luật lao động. Sau khi giao kết hợp đồng lao động, các bên trong hợp đồng bắt buộc phải thực hiện đầy đủ những thỏa thuận trong đó. Nhà nước đã qui định tương đối cụ thể trong những văn bản qui phạm pháp luật nhằm giải quyết triệt để những nảy sinh trong quan hệ lao động, đặc biệt là trong giao kết và thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế còn có rất nhiều vướng mắc trong việc áp dụng luật cũng như làm thế nào đảm bảo lợi ích cho người lao động. Hãy cùng xem xét một tình huống cụ thể để có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Hãy bình luận về ý kiến của Văn phòng Luật sư X trong vụ việc trên. Trước hết có thể khẳng định ý kiến của văn phòng luật sư X trong vụ việc trên là không có căn cứ chính xác. Để bình luận ý kiến của văn phòng luật sư X, chúng ta cần xem xét ở hai khía cạnh: thời điểm chấm dứt hợp đồng và vấn đề trợ cấp thôi việc đối với người đã nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục làm việc. Đầu tiên phải xét về thời điểm chấm dứt hợp đông. Điều 36, Bộ luật lao động qui định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, trong đó, Khoản 3 ghi nhận việc chấm dứt do “Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng” và trường hợp của bà V chiểu theo điều này. Mặt khác, khoản 1 điều 124 lại qui định: “nếu có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi kéo dài thời hạn hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo qui định tại chương IV của bộ luật này”. Theo luật định, khi đến tuổi nghỉ hưu thì hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động đã chấm dứt. Tuy nhiên, nếu bà V và tổ chức CR vẫn muốn tiếp tục làm việc với nhau thì phải có sự thỏa thuận, sự thỏa thuận này dựa trên ý chí và sự tự nguyên của hai bên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên. Qua đây, cho thấy ý kiên của văn phòng luật sư X: “hợp đồng lao động chưa chấm dứt ở thời điểm nghỉ hưu” là chưa thực chính xác. Vấn đề tiếp theo cần được bàn luận là bà V có được hưởng trợ cấp thôi việc hay không: Căn cứ vào tình huống, tháng 8/2008 bà V nghỉ hưu. Trong trường hợp người lao động đã nghỉ hưu, vấn đề trợ cấp thôi việc được qui định tại điều 14 nghị định 44/2004/NĐ-CP ngày 9/5/2003: “Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động qui định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều 85 và nghỉ hưu hưởng chế độ hưu trí hàng tháng qui định tại điều 145 của BLLĐ đã sửa đổi bổ sung, người lao động không được trợ cấp thôi việc”. Ngoài ra, căn cứ điểm b, mục 2, phần III thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 qui định: các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc “Người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo qui định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 145 BLLĐ”. Như vậy, tháng 8/2008, bà V nghỉ để hưởng hưu trí thì không được hưởng trợ cấp thôi việc. Sau khi nghỉ hưu, bà V tiếp tục làm công việc cũ cho tổ chức CR nhưng tình huống hoàn toàn không để cập đến việc kí kết hợp đồng lao động. Trường hợp này, áp dụng khoản 1 điều 124 BLLĐ: “Nếu có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi kéo dài thời hạn hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng mời theo qui định tại chương IV của bộ luật này”. Theo đó, ta sẽ có hai giả thiết đặt ra. Thứ nhất, tổ chức CR và bà V thỏa thuận với nhau kéo dài hợp đồng lao động cũ đã kí kết giữa hai bên. Giả thiết thứ hai là tổ chức CR sẽ kí kết một hợp đồng lao động mới theo qui định tại chương IV của Bộ luật với bà V. Nội dung qui định về vấn đề trợ cấp thôi việc, cụ thể: “Người lao động được thanh toán trợ cấp thôi việc theo mức mỗi năm làm việc là một tháng lương với điều kiện đã làm việc tại CR từ hai năm trở lên”. Việc giao kết này là hoàn toàn đúng theo qui định tại khoản 1 điều 42 BLLĐ. Mức trợ cấp thôi việc được để ra ở đây là một tháng lương, cao hơn so với qui định của pháp luật (nửa tháng lương). Thỏa thuận này có lợi cho người lao động nên được pháp luật khuyến khích thực hiện. Mặt khác, theo khoản 2 Điều 124 thì: “Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới thì, ngoài hưởng quyền lợi theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thỏa thuận theo hợp đồng lao động”. Mà theo điểm a khoản 2 mục I thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 cũng qui định: “a)...Riêng đối với người đã nghỉ hưu, hai bên được kí kết nhiều lần loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”. Theo luật định, NSDLĐ có thể kí với người đã nghỉ hưu nhiều hợp đọng có thời hạn dưới 12 tháng. Điều 42 BLLĐ đã ghi nhận: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với NLĐ đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc,...”. Cùng với đó, Điều 14 nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 ghi nhận như sau: “1. Người sử dụng lao động đã làm việc từ đủ 12 thnags trở lên qui định tại khoản 1 điều 41 BLLĐ trong các trường hơpj chấm dứt HĐLĐ qui định tại điều 36 của BLLĐ; điều 37, các điểm a,c,d và điểm đ khoản 1 điều 38, khoản 1 điều 41, điểm c, khoản 1 điều 85 của BLLĐ đã sửa đổi, bổ sung”. Trong trường hợp này, bà V đã chấm dứt hợp đồng lao đồng với tổ chức CR dựa trên cơ sở thỏa thuận (Khoản 3 Điểu 36 BLLĐ) và để bà V có thể được hưởng trợ cấp thôi việc thì bà V phải làm việc thường xuyên cho tổ chức CR từ thời gian 1 năm trở lên và không bị gián đoạn. Trong trường hợp của bà V, nhận thấy thời gian làm việc không hề có sự gián đoạn, nhưng khoảng thời gian từ tháng 8/2008 đến tháng 2/2009, tức chỉ có 6 tháng, chưa đủ 1 năm như luật qui định. Như vậy, tường hợp của bà V không thể được hưởng trợ cấp thôi việc. Căn cứ như trên thì quan điểm của văn phòng luật sư X cho rằng bà sẽ được trợ cấp thôi việc là không đúng vì chưa đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo qui định của pháp luật. 2.Quyền lợi về trợ cấp thôi việc của bà V được giải quyết như thế nào? Trợ cấp thôi việc là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ với người lao động mà cả với người sử dụng lao động. Việc chi trả trợ cấp thôi việc như thế nào vừa tuân thủ qui định của pháp luật, vừa hài hòa lợi ích của người lao động cũng như người sử dụng lao động không hề đơn giản. Pháp luật hiện hành đã có những qui định rất chi tiết về vấn đề trợ cấp thôi việc, cụ thể được ghi nhận trong Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật khác như : Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về hợp đồng lao động, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động, Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2009. Việc qui định này nhằm tránh những vướng mắc trong việc áp dụng, giải quyết những nảy sinh trong quan hệ lao động, đặc biệt là đảm bảo quyền lợi của người lao động trong trường hợp thôi việc. Theo tình huống, tháng 8/2008 bà V nghỉ hưu, nghĩa là bà đã đủ điều kiện nghỉ hưu ( về tuổi và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội) theo qui định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 145 BLLĐ. Vấn đề trợ cấp thôi việc đối với người nghỉ hưu được qui định tại Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003:" Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động qui định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 và nghỉ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng qui định tại Điều 145 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung người lao động không được trợ cấp thôi việc". Ngoài ra, căn cứ điểm b Mục 2, Phần III Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 qui định rất rõ các trường hợp không được trợ cấp thôi việc, trong đó có: " Người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo qui định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 145 của Bộ luật Lao động". Đối chiếu với những qui định của pháp luật, nhận thấy bà V nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí, theo đó bà không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc. Mặt khác, Điều 42 Bộ luật Lao động lại ghi nhận : "Khi chấm dứt hợp đồng lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng phụ cấp lương, nếu có." Cùng với đó, Điều 14 Nghị định 44/2003/N Đ-CP qui định chi tiết về trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động cũng quy định: "1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động; Điều 37, các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 38, khoản 1 Điều 41, điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung. Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 và nghỉ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng quy định tại Điều 145 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung người lao động không được trợ cấp thôi việc. Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động và Điều 31 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung thì người lao động không hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 Điều 42, mà được hưởng trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động. Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 41 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung là chấm dứt không đúng lý do quy định tại khoản 1 hoặc không báo trước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung thì không được trợ cấp thôi việc". Trong tình huống này bà V đã chấm dứt hợp đồng lao động với tổ chức CR theo Khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động: "Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng". Xét theo thực tế, bà V đã làm việc liên tục cho tổ chức CR mà không bị gián đoạn. Như vậy trong trường hợp này bà sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc trong thời gian từ tháng 8/2008 đến tháng 2/2009. 3.Quyền lợi của bà V trong thời gian làm việc tại CR sau khi đã nghỉ hưu (sau tháng 8/2008)? Theo tình huống, tháng 8/2008, bà V nghỉ hưu. Như vậy, trong thời gian làm việc, tổ chức CR đã đóng đầy đủ bảo hiểm cho bà V và đồng nghĩa với đó, quyền lợi của bà đã được đảm bảo. Nhà nước có quy định chính sách về bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác. Các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để đảm bảo cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp. Căn cứ khoản 1 điều 149 BLLĐ: " Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau đây: a) Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương; b) Người lao động đóng bằng 5% tiền lương; c) Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động; d) Các nguồn khác." Vì vậy, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, bà V sẽ được trả lương hàng tháng theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên, sau khi nghỉ hưu, bà vẫn tiếp tục làm việc cho tổ chức CR, theo Thông tư số 17 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 21, ngoài phần tiền lương theo công việc, bà V còn được thanh toán khoản tiền tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với tiền lương tính theo hợp đồng lao động, bao gồm: Bảo hiểm xã hội: từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến tháng 12 năm 2009 là 15%; từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 là 16%; từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 là 17%; từ tháng 01 năm 2014 trở đi là 18%. Bảo hiểm y tế 2%. Khi Chính phủ quy định tăng mức đóng bảo hiểm y tế đối với người sử dụng lao động thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Nghỉ hàng năm 4%. Tiền tàu xe đi lại khi nghỉ hàng năm do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Như đã xem xét ở trên thì bà V chỉ được hưởng trợ cấp thôi việc trong thời gian làm việc từ năm 2008 đến 10/2010 và mỗi năm làm việc là 1 tháng lương. Cách tính chi trả trợ cấp thôi việc được áp dụng theo Mục 2, Phần 3 Thông tư số 21/2003/ TT-BLĐTBXH. Vậy khoản trợ cấp thôi việc của bà V được tính theo công thức là Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp X Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc X ½ Trong đó: - Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp là số năm người lao động làm việc tại doanh nghiệp được làm tròn theo nguyên tắc quy định tại khoản 5 Điều 14 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP. - Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) quy định tại Điều 15 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ. Khoản 3 Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP đã qui định rõ:" Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc theo các bản hợp đồng lao động đã giao kết (kể cả hợp đồng giao kết bằng miệng) mà người lao động thực tế làm việc cho người sử dụng lao động đó;". Trong trường hợp thời gian làm việc khi có tháng lẻ đối với người lao động làm việc trên 12 tháng được làm tròn theo Khoản 5 Điều này như sau: Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 06 tháng làm việc. Từ đủ 06 tháng đến 12 tháng được tính bằng 01 năm làm việc. Như vậy, thời gian tính trợ cấp thôi việc của bà V là 2,5 năm. Tùy thuộc vào mức lương cụ thể mà bà V được nhận khoản trợ cấp tính theo công thức trên. Ngoài ra, tại điều 124 BLLĐ cũng ghi nhận: Nếu có nhu cầu,người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết lao động theo mới theo quy định của tại chương IV của BLLĐ. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi theo chế độ hưu trí,người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thỏa thuận theo hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao động cao tuổi, không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người cao tuổi. Căn cứ theo quy định trên có thể kết luận rằng, trong thời gian làm việc từ tháng 8/2008 đến 2/2009 tại công ty CR, bà V vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi của người lao động theo như những điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa bà V và công ty CR. Bên cạnh đó, bà V còn được hưởng những quyền lợi từ việc thanh lý hợp đồng như thanh toán khoản nợ lương ( nếu có), chốt sổ bảo hiểm, trả sổ lao động, sổ bảo hiểm, hồ sơ giấy tờ khác… C. KẾT LUẬN Câu chuyện của bà V chỉ là một lát cắt nhỏ trong rất nhiều vấn đề xoay quanh hợp đồng lao động. Từ thực tiễn có thể thấy những vấn đề nảy sinh trong hợp đồng lao động hết sức phức tạp. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hài hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, tránh xảy ra tình trạng mất cân bằng lợi ích của một trong hai bên ? Thực tế đòi hỏi các nhà làm luật cần nỗ lực hơn nữa trong việc dự liệu những tình huống có thể xảy ra, từ đó xây dựng hành lang pháp lý cụ thể để dễ dàng cho việc áp dụng luật, đảm bảo lợi ích cho các bên trong quan hệ lao động, đặc biệt là người lao động hiện nay. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình luật lao động, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.CAND, Hà Nội, 2009. Giáo trình luật lao động Việt Nam, Khoa luật- Viện Đại học Mở Hà Nội, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009. Pháp luật về hợp đồng lao động Việt Nam – thực trạng và phát triển, Nguyễn Hữu Chí, Nxb.Lao động-xã hội, Hà Nội, 2003. Bộ luật Lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007. Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về hợp đồng lao động. Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động. Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBt nhóm luật lao động- Bà V là viên chức nhà nước từ năm 1985 Năm 1991 bà được cử sang làm việc cho một tổ chức từ thiện nước ngoài CR theo hợp đồng l.doc
Luận văn liên quan