Công tác DS - GĐ - TE, Thực trạng và vấn đề. Trường hợp nghiên cứu tại xã Hương Xuân - Huyện Hương Trà - Thừa Thiên Huế

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 2008 là năm thứ 8 thực hiện chiến dịch quốc gia về dân số giai đoạn 2001-2010. Trong những năm qua công tác DS - GĐ –TE hoạt động mạnh nhằm từng bứơc ổn định dân số, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng cả nước. Để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới ở nước ta, một trong những vấn đề quan trọng có tính cấp bách và lâu dài đó là sự phát triển dân số có tính bền vững, trên cơ sở đó để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội, nhằm góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hôi của quốc gia. Từ những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ 20 cho đến nay , công tác DS – GĐ – TE luôn luôn đực xác định là một trong những chiến lược lớn của Quốc gia. Biểu hiện rõ nhất của điều này đó chính là việc triển khai các dự án lớn mang tầm cỡ Quốc gia về dân số như: Dự án VIE/ 01,VIE/02, Dự án RAS 03/P 51,RAS 03/P52 Trong những năm gần đây, một trong những nội dung cơ bản được xây dựng nhằm thực hiện chiến lược cải thiện và nang cao chất lượng dân số Việt Nam đó chính là vấn đề về công tác DS-GĐ-TE. Đây được xác định là chương trình trọng điểm và có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của chiến lược Quốc gia về dân số Việt Nam. Từ việc triển khai những chương trình, dự án về DS-GĐ-TE, có thể nói rằng kết quả mà chúng ta đạt được. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hạn chế trong nhận thức, kiến thức, và đặc biệt là trong thực tiễn của việc thực hiện DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ ,trẻ em.Do vậy mà các cấp,ban ngành, các nhà lãnh đạo luôn trăn trở và tìm những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu: Dân số ổn định, kinh tê- xã hội phát triển, giữ vững an ninh, quốc phòng, gia đình hạnh phúc, tạo nền móng cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trong thời đại mới. Do tính thực tiễn của vấn đề tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:” Công tác DS-GĐ-TE, Thực trạng và vấn đề.Trường hợp nghiên cứu tại xã Hương Xuân-Huyện Hương Trà- Thừa Thiên Huế” 2: Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 2.1: Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học.Thuyết hành động xã hội.Thuyết lựa chọn hành vi. Lý thuyết kiểm soát xã hội. lý thuyết xã hội học kinh tế vĩ mô. Xã hội học kinh tế vĩ mô 2.2: Ý nghĩa thực tiễn - Đối với nhà nước Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá trình hoạch định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lược về DS-GĐ-TE. Đồng thời đề ra được một số biện pháp, giải pháp về phát triển dân số và phát triển dân số bền vững -Đối với chương trình Quốc gia về dân số Những thông tin từ quá trinh nghiên cứu là cơ sở cần thiết căn bản để ban quản lý lãnh đạo của chương trình có những biện pháp hợp lý và sự điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của chương trình Quốc gia về dân số, ấp dụng trong từng địa bàn cụ thể. -Đối với bản thân Qua đợt thực tế trong thời gian 10 ngày đã giúp tôi đi vào tìm hiểu , nghiên cứu thực trạng và vấn đề DS- GĐ- TE tại địa bàn , đồng thời tổng kêt được những biện pháp đem lại hiệu quả trong công tác dân số, chăm sóc sức khoẻ gia đình và trẻ em. Đợt hực tế cũng là cơ hội để tôi áp dụng các lý thuyết và phương pháp đã được học vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó sẽ giúp tôi có kinh nghiệm hơn trong những lần nghien cứu sau và nhất là trong quá trình công tác sau này. 3. Mục tiêu của đề tài: - Tìm hiểu thực trạng, vấn đề DS-GĐ – TE. - Khảo sát tình hình gia tăng dân số tự nhiên. - Tìm hiểu nguyên nhân và những yếu tố ảnh hương đến vấn đề DS- GĐ- TE - Dự báo xu hướng biến đổi, gia tăng trong thời gian tới đối với vấn đề Dân số. - Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp, để chương trìng Quốc gia về DS-GĐ- TE hoạt động có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn từng địa bàn cơ sở. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Thưc trạng và vấn đề DS-GĐ-TE tại xã Hương xuân- Hương trà- TTHuế. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Tại địa bàn 11 thôn tại xã Hương xuân.(UB DSGDTE làm trưởng ban) - Thời gian: Từ 15.4 đến 25.4 năm 2008. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1 Phương pháp luận: Báo cáo sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng cơ sở cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài “Thực trạng và vấn đề DS-GĐ-TE”(dựa trên chương trình trọng điểm Quốc gia về dân số). -“Là thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lênin chủ nghĩa duy vật biện chứng giải thích các hiện tượng và quá trình xác định trong mối quan hệ qua lại, trong sự vận động và biến đổi không ngừng . Chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự mở rộng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu chính sách xã hội, sự áp dụng những nguyên lý ấy vào việc nghiên cứu xã hội cũng như nghiên cứu những hình thức sinh hoạt xã hội. ( “Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩ duy vật lịch sử’-Stalin, tr5). Cho nên khi nhìn nhận và đánh giá thực trạng và vấn đề DS-GĐ-TE ta cần xem xét nó trong mối quan hệ tương tác với các quá trình xã hội khác. Phải tìm ra nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó, về kinh tế, xã hội, văn hoá, phong tục . 5.2 Phương pháp thu thập thông tin: 5.2.1 phương pháp phân tích tài liệu. Đọc và phân tích tài liệu hướng dẫn ban quản lý dự án xã, ban quản lý nhóm giúp nhau chăm sóc SKSS và tăng thu nhập cho gia đình. Đọc và phân tích một số chính sách của Đảng và Nhà nước về cong tác dân số. Đọc và tóm lược báo cáo tổng kết công tác DS-GĐ-TE 2004-2007 tại địa bàn nghiên cứu. Tham khảo tài liệu tập huấn về công tác DS-GĐ-TE cho chuyên trách xã, phường, thị trấn. Đọc và tham khảo , thảo luận về thông tin một số biện pháp tránh thai theo chuẩn Quốc gia về chăm sóc skss. 5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Tiến hành phỏng vấn 8 người. Trong đó : 3 phụ nữ thuộc diện gia đình đông con, 3 phụ nữ sinh con thứ 3 và 2 chị có con bị suy dinh dương. 5.2.3 Phương pháp quan sát: Thời gian thực tế tại xã Hương xuân, chúng tôi đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm tại địa bàn thôn Liễu nam và đã khảo sat, tham gia sản xuất với một số hộ gia đình đông con tại địa bàn. Việc quan sát này có ý nghĩa thực tiễn và đem lại hiệu quả khách quan sát thực. 5.3 Phương pháp thông kê xã hội.

doc43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3587 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác DS - GĐ - TE, Thực trạng và vấn đề. Trường hợp nghiên cứu tại xã Hương Xuân - Huyện Hương Trà - Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à tóm lược báo cáo tổng kết công tác DS-GĐ-TE 2004-2007 tại địa bàn nghiên cứu. Tham khảo tài liệu tập huấn về công tác DS-GĐ-TE cho chuyên trách xã, phường, thị trấn. Đọc và tham khảo , thảo luận về thông tin một số biện pháp tránh thai theo chuẩn Quốc gia về chăm sóc skss. 5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Tiến hành phỏng vấn 8 người. Trong đó : 3 phụ nữ thuộc diện gia đình đông con, 3 phụ nữ sinh con thứ 3 và 2 chị có con bị suy dinh dương. 5.2.3 Phương pháp quan sát: Thời gian thực tế tại xã Hương xuân, chúng tôi đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm tại địa bàn thôn Liễu nam và đã khảo sat, tham gia sản xuất với một số hộ gia đình đông con tại địa bàn. Việc quan sát này có ý nghĩa thực tiễn và đem lại hiệu quả khách quan sát thực. 5.3 Phương pháp thông kê xã hội. 6. Khung lý thuyết: Điều kiện KT-VH-XH Quan niệm, định kiến xã hội về DS-GĐ-TE Chính sách của nhà nước về DS-GĐ-TE Thực trạng và vấn đề DS-GĐ-TE Điều kiện KT-VH-XH PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Trong những năm gần đây, những chương trình, dự án về DS-GĐ-TE được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư rất lớn. Đặc biệt là những chương trình về DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, các giải pháp về giảm tỷ kệ gia tăng dân số Đi cùng với nó những nghiên cứu về dân số đã được thực hiện và được độc giả quan tâm; Chính bởi vậy mà báo cáo này ngoài kiến thức thu thập thực tiễn,còn dựa trên lý luận về xã hội, quy luật phát triển của xã hội để làm cơ sở khoa học. 2. Một số khái niệm, công cụ 2.1.Quy mô dân số và chất lượng dân số 2.1.1 Quy mô dân số Quy mô dân số là số lượng người trên mộit lãnh thổ tại thời điểm nhất định. Ví dụ: Theo niên giám thống kê năm 2002, dân số Việt Nam là:79.727.400 người.Nếu so sánh với quy mô dân số của các quốc gia khác trên thế giới thì Việt Nam là một quốc gia thuộc loại đông dân, đứng hàng thứ 14 trên thế giới Quy mô dân số ở một xã là số dân của xã đó ở một thời điểm nhất định. Ví dụ:Vào ngày 1/7/2007.Xã Hương Xuân có 8650 người, là xã có dân số thuộc diện trung bình( loại 2) của huyện Hương Trà. 2.1.2 Chất lượng dân số Chất lượng dân số được hiểu là tổng thể các thành tố tạo nên thể lực, trí lực của con người. Nó không chỉ được đánh giá về nhân trắc học( chiều cao, cân nặng, các số đo cơ bản về vòng ngực, bụng, tay, chân, sự cân đối của cơ thể đối với từng lứa tuổi…) sức chịu đựng, điều kiện ăn ở, làm việc…mà còn cả những chỉ số về đời sống tinh thần, cơ hội giáo dục, phúc lợi xã hội, hôn nhân gia đình, môi trường để phát huy khả năng sáng tạo… 2.2.Gia đình- Trẻ em 2.2.1 Gia đình: Không có định nghĩa phổ biến về gia đình do gia đình hết sức đa dạng theo thời gian và không gian. Theo cách hiểu cơ bản khái lược nhất: Gia đình là một nhóm người có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau, thường chung sống và hợp tác kinh tế với nhau để thảo mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của họ về: sinh đẻ và nuôi dạy con cái, chăm sóc người già và người ốm…dưới dạng phổ biến nhất hiện nay, gia đình (người kinh) bao gồm thành viên của hai giới nam và nữ, có con đẻ hoặc con nuôi (Mai Huy Bích- XHH gia đình, NXB KHXH). Gia đình là một tập hợp người hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân,quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng (luật hôn nhân và gia đình năm 2000) 2.2.2 Trẻ em: Trẻ em là những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi (luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991, điều 1). Vị trí của trẻ em: Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mọi người, là tương lai dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy có vị trí quan trọng như vậy nhưng trẻ em còn non nớt, chưa phát triển đầy đủ về thể chất, trí tuệ...cần được ưu tiên và bảo vệ chăm sóc, giáo dục một cách đặc biệt. 3. Những lí thuyết XHH áp dụng. 3.1 Lý thuyết hành vi lựa chọn của G.Homans: Theo G.Homans: các cá nhân hành động theo nguyên tắc trao đổi các giá trị vật chất và tinh thần như sự ủng hộ, tán thưởng hay danh dự…trao và có xu hướng nhận lại. Toàn bộ tương tác xã hội là một tập hợp phức tạp của những trao đổi: tất nhiên quan niệm về chi phí, lợi ích mang một nội hàm rất rộng, không chỉ có ý nghĩa vật chất mà còn cả những nguồn tượng trưng không lời. 3.2 Lý thuyết XHH kinh tế vi mô và XHH kinh tế vĩ mô. 3.2.1 XHH kinh tế vi mô: Ở cấp độ XHH kinh tế vi mô, chúng ta nghiên cứu vấn đề cụ thể của xã hội như XHH về gia đình, XHH về trẻ em, XHH dân số. Từ đó làm nền tảng cơ sở cho lí luận về khoa học để nhà nước ban hành nhũng chính sách dân số, giúp ổn định ANQP, KT-XH phát triển bền vững. 3.2.2 XHH kinh tề vĩ mô: XHH kinh tế vĩ mô nghiên cứu những quan hệ KT-XH ở cấp độ toàn xã hội. Trước đây người ta thường đánh đồng kinh tế chính trị học Mác-Lênin với XHH kinh tế vĩ mô. CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 1.Tổng quan chung về KT-XH xã Hương Xuân. 1.1. Vị trí địa lý: Hương Xuân là một xã có địa bàn rộng trên 6km thuộc huyện Hương Trà. Phía Bắc giáp xã Hương Văn, Phía Nam và phía Tây giáp xã Hương Chữ, phía Đông giáp xã Quảng thọ của huyên Quảng Điền. Địa bàn xã được chia làm hai phía bởi quốc lộ 1A đi qua, phía Tây nằm trên đường quốc lộ, phía Đông nằm phía dưới đường quốc lộ 1A, co đường tránh TP Huế đi qua địa bàn xã ở phía Tây, trung tâm xã cách TP Huế 11km. Diện tích tự nhiên của xã là 1493ha chiếm 2,86% diện tích của huyện. Bao gồm 11 thôn: Thanh Khê, Thượng Thôn, Liễu Nam, Trung Thôn, Xóm Giáp, Xuân Đài, Tiên Lộc, Thanh Lương 1, Thanh Lương 2, Thanh Lương 3, Thanh lương 4. Dân số toàn xã là: 8650 người(thuộc xã loại 2) bao gồm 1665 hộ. Có 3867 người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động trẻ hơn 50% đã đi làm ở các tỉnh xa, còn lại trên địa bàn xã lực lượng lao động rất eo hẹp. Trong đó cơ cấu lao động nông nghiệp khoảng 2669 người, phi nông nghiệp (dịch vụ, thương nghiệp): 1998 người. ( theo thống kê năm 2007). 1.2.Tình hình chung về KT-VH-XH. Năm 2008 là năm thứ 3 thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010, cũng là năm có ý nghĩa chính trị sâu rộng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Với quyết tâm đó, UBND xã Hương Xuân đã tổ chức điều hành trên lĩnh vực KT-XH đạt nhiều kết quả. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm cần phải tập trung giải quyết, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong năm tới. Bảng 1: Các chi tiêu KT-XH đã đạt được năm 2007. TT Tiêu mục Đạt được 1 Tổng sản lượng lương thực có hạt 2416,97 tấn 2500 tấn 2 Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất 40,5 triệu 35 triệu 3 Thu nhập bình quân đầu người 6 triệu/năm 7 triệu/ năm 4 Thu ngân sách tại xã đạt 888,2 triệu 900 triệu 5 Tỷ lệ giông lúa xác nhận cơ bản sử dụng 100% 93,43% 100% 6 Tỷ lệ hộ dùng điện 99,5% 99% – 100% 7 Bê tông giao thông nông thôn loại 2m 2 km 2 km 8 Bê tông giao thông nông thôn loại 3m 2,6 km Không giao chỉ tiêu 9 Cấp phối giao thông nội đồng 3 km Không giao chỉ tiêu 10 Bê tông kênh mương thuỷ lợi 0,6 km 2 km 11 Tỷ lệ phát triển DS tự nhiên 0,95% 1,02% 12 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới 11,7% 11% 13 Tỷ lệ hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh Trong đó hộ dùng nước máy 100% 52,5% 95% 50% - 60% 14 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD 18,83% 18% 15 Cơ quan, làng thôn đạt chuẩn VH cấp Huyện 6 Làng, 3 cơ quan 16 Xuất khẩu LĐ 2 người 40 – 50 người 1.2.1.Kinh tế: Hương Xuân có nền kinh tế dựa trên sản xuất Nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra còn phát triển một số ngành nghề phi Nông nghiệp như Mộc, xây dựng, Tổng diện tích gieo trồng năm 2007 dự ước 1004,07 ha, trong đó cây lương thực có hạt 453,52 ha, cây chất bột có củ 270 ha, cây công nghiệp 146 ha, cây thực phẩm 107,6 ha, các loại cây trồng khác 26,95 ha. Xã đã sản xuất giống lúa tại chỗ 12,5 ha. Nhìn chung, tình hình sản xuất Nông nghiệp của xã trong nhiều năm qua có nhiều thuận lợi nên kết quả đạt được khá cao. Thời tiết thuận lợi, tình hình thuỷ lợi đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng, nhờ có sự chủ động trong công tác phòng chống hạn, công tác dự tính, dự báo thực hiện tốt đã giúp nông dân kịp thời xử lý tình hình sâu bệnh. Việc áp dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng được bà con quan tâm chú trọng. Mặt khác, xã đã mở các lớp huấn luyện chuyển giao KHKT, nông dân mạnh dạn đưa giống lúa mới vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế mang lại năng suất cao( VD: Giống lạc mới L11 năm 2007 giá trị trên 1 ha đất ước đạt 40,5 triệu đồng.) Tổng đàn trâu hiện nay toàn xã có 269 con, đàn bò 86 con, đàn lợn 12516 con( Trong đó lợn nái 690 con) , gia cầm có 2335 con, 58 hộ nuôi với 78 lồng cá trên mặt nước Sông Bồ. Cá hồ với diện tích 10,43 ha với sản lượng bình quân 3 tấn/ha. Trong mấy tháng gần đây, cả nước đang xảy ra đợt dịch lợn tai xanh, xã Hương Xuân nằm trong vùng trọng điểm của vùng dịch. Chỉ trong 5 ngày xã đã có 8 thôn bị dịch, số lợn tiêu huỷ lên tới 12 tấn, chi phí và mất mát của người dân lên tới 260 triệu đồng. UBND xã đã nhanh chóng xử lý dập dịch kịp thời hạn chế làm lây lan ra diện rộng, phối hợp với tất cả các ban ngành đoàn thể ra sức dập dịch. Tổ chức nhiều đợt tiêm phòng cho gia súc gia cầm. Bên cạnh phát triển Nông nghiệp, trên địa bàn xã còn đầu tư phát triển một số ngành nghề, dịch vụ. Trên địa bàn xã có 6 doanh nghiệp và 370 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể với 5 ngành là: Thương nghiêp, xây dựng, vận tải, sản xuất chế biến, dịch vụ. Do địa bàn nằm sát với Thành phố Huế nên một số bà con đi lưu động mua sản phẩm Nông nghiệp địa phương để đưa vào chợ Thành phố để trao đổi hàng hoá, nổi bật lên là mặt hàng sắn, đã cải thiện cơ bản thu nhập cho người dân. Nhin chung, loại hình dịch vụ ở địa phương còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa có hướng lâu dài bền vững. Xã đã mở một lớp học mộc dân dụng với số lượng 30 học viên, đào tạo tại xưởng mộc của Công ty TNHH BắcThành đã hoàn thành lớp học. 1.2.2.Tài chính – Tín dụng: Tổng thu ngân sách ước đạt 1822387000 đồng, đạt 94,1% so với NQ HĐND giao. Trong đó thu ngân sách tại xã đạt 888200000 đồng. Tổng ngân sách: 1765200000 đồng, đạt 130% so với dự toán. Xã đã huy động được các nguồn quỹ góp phần tăng nguồn ngân sách cho xã. Tổng quỹ thu được: 8770200 đồng. trong đó, quỹ khuyến học 8503000 đồng. Xã đã vay Ngân hàng chính sách huyện 3406,1 triệu đồng, vay qua kênh Ngân hàng Nông nghiệp dư nợ cuối năm 4978 triệu đồng, trong đó doanh số vay năm 2007 là 885 triệu đồng. Nợ quá hạn 200 triệu, tương đương 4,01%. 1.2.3. Văn hoá- xã hội: Xã Hương Xuân rất chú trọng công tác giáo dục, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong phát triển VH-XH của xã.(toàn xã Có hai trường mầm non). Trường mầm non Hương Xuân có 250 cháu, gồm 9 lớp trong đó có 2 lớp bán trú tập trung, số cháu trong độ tuổi 5 tuổi là 139/139 đạt 100%. Ccs trường tiểu học đã tập trung 783 học sinh, gồm 26 lớp trong đó số cháu 6 tuổi đầu cấp huy động đến lớp đạt 100%(158/158). Trường THCS số lượng huy động 727/731 học sinh, trong đó số học sinh lớp 6 có 163/165 học sinh. Và các trường đang thưch hiện chủ trương bốn không do Bộ giáo dục và đào tạo đề ra, tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học, tạo môi trường cảnh quan sư phạm xanh sạch đẹp. Năm 2007 toàn xã có 47 em đạu vào các trường CĐ-ĐH. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân đựoc duy trì thường xuyên. Tổ chức khám bệnh cho nhân dân với 6465 đợt người. Thực hiẹn tốt công tác phòng chống dịch bệnh và các chương trình Quốc gia y tế cộng đồng. Phối hợp với Hội trái tim Huế khám cho 250 bệnh nhân miễn phí. Kiểm tra an toàn thưch phẩm và các điểm kinh doanh ăn uống, giải khát trên địa bàn toàn xã. Xã đã được trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Tỉnh đầu tư 100 triệu đồng để trang bị cho các đơn vị và nhân dân các vật dụng đồ dùng vệ sinh môi trường. Đến nay tỷ lệ hộ dùng nước sạch, hợp vệ sinh cơ bản đạt 100%, trong đó hộ dùng nước máy đạt 52,5%, hộ có hố xí hợp vệ sinh đạt 45,46%. Vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, đến nay đạt tỷ lệ 33,64% với tổng số tiền là 283,896 triệu đồng. Xã đã tập trung tuyên truyền ý nghĩa của những ngày lễ lớn bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XII, phối hợp với các cơ quan, ban nghành tổ chức liên hoan văn nghệ tiếng hát mừng Đảng mừng xuân, giải bóng đá truyền thống do huyện tổ chức, giải việt dã truyền thống huyên Hương Trà. Tổ chức hội nghị biểu dương gia đình văn hoá với 17 gia đình tiêu biểu đại diện cho 1230 gia đình đạt chuẩn văn hoá toàn xã. Được UBND huyện Hương Trà công nhận làng văn hoá Thanh Khê đợt I/2007, nâng tổng số thôn đựơc công nhận lên 6/11 thôn đạt 54,54%. Phối hợp với hội nghệ sỹ nhiếp ảnh TT -Huế tổ chức lễ dâng hương và dựng tượng đài danh nhân Đặng Huy Trứ, cùng với bảo tàng tổng hợp tỉnh tổ chức phát quang tháp đôi Liễu Cốc. Triển khai lồng gép 3 đợt chiến dịch truyền thông CSSKSS/KHHGĐ, với kết quả có 833 chị em thực hiện các biện pháp tránh thai, tỷ lệ CPR đạt 68,11%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn còn cao 31,4%. Tỷ lệ phát triển dân số tư nhiên 0,95%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD là 18.83%. Tham gia tổ chức sinh hoạt 5 nhóm tín dụng gia đình, lập danh sách đăng kí gửi huyện 4 thôn không sinh con thứ 3 trở lên là: Thanh khê, Xóm Tháp, Xuân Đài, Liễu Nam. Uỷ ban nhân dân xã đã tiếp nhận và phát quà của trung ương,tỉnh, huyên cho các đối tượng thuộc gia đình chính sách, tổ chức đi thăm viếng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách tiêu biểu trong dịp lễ tết. Đã cấp sửa chữa nhà cho 26 đối tượng gia đình chính sách với tổng giá trị 158.5 triệu đồng; trong đó xã đầu tư 5 triệu sử chữa 2 nhà. Tiếp nhận 3 tấn gạo của hội chữ thập đỏ Việt Nam cấp cho hộ nghèo khó khăn, tham gia hiến máu nhân đạo tại trung tâm y tế huyện đạt 92% (23/25 người). 2. Kết quả nghiên cứu: 2.1 Tổng quan về đề tài: 2.1.1 Dân số: * Với dân số 83 triệu người (2008), Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn thứ 2 Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. Tiềm năng gia tăng dân số còn lớn do cơ cấu dân số trẻ và số phụ nữ trong độ tuổi từ 15-49 tuỏi vẫn ở mức cao, từ 21,1 triệu (2000) lên 25,5 triệu (2010). Mặc dù tỷ lệ sinh đã giảm nhanh trong thập kỉ qua và tiép tục giảm nhưng trong những năm tới dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình mỗi năm từ 1 - 1,1 triệu người. * Kết quả giảm sinh trong giai đoạn 2001 – 2010 có ý nghĩa quyết định đến việc ổn định quy mô dân số ở mức cao hay thấp. Dân số Việt Nam sẽ ổn định vào giứa thế kỷ 21. Ở mức cao quy mô dân số ổn định có thể trên 122 triệu, còn ở mức thấp dân số sẽ dưới 113 triệu. Điều đó có thể ảnh hưởng đến tính bền vững và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. * Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm chậm và vẫn còn cao, mức sinh còn chênh lệch giữa các tỉnh. tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại ở mức trung bình 55,8% và vẫn còn 19,5% sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống có hiệu quả tránh thai thấp. Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn là yếu tố cản trở đến việc chấp nhận và thực hiện gia đình ít con. Việc mang thai ngoài ý muốn và tình trạng nạo phá thai là tình trạng đáng lo ngại, nhất là ở lứa tuổi chưa thành niên. Tư tưởng chủ quan thảo mãn với kết quả giảm sinh đã xuất hiện. Đầu tư kinh phí cho chương trình dân số có xu hướng giảm. * Cơ cấu dân số trẻ và đang chuyển dần cơ cấu dân số già tạo ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Do giảm sinh nhanh và tuổi thọ tăng, dân số nươc ta bắt đầu chuyển sang quá trình già hoá. Tuổi trung vị sẽ tăng từ 23,2 năm 2000 lên 27,1 năm 2010, số trẻ dưới 15 tuổi mặc dù giảm từ 26 triệu năm 2000 xuống 21,8 triệu năm 2010 nhưng vẫn ở mức cao, tạo nên những thách thức lớn cho gia đình và xã hội trong việc nuôi dưỡng, giáo dục, đào tạo và tạo việc làm cho thế hệ trẻ.Người già từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng từ 6,3 triệu lên 6,9 triệu giai đoạn 2000 – 2010, làm tăng nhu cầu đảm bảo phúc lợi xã hội và các dịch vụ chăm só sức khoẻ cho người già. Số người từ 15 – 59 tuỏi tăng từ 45,4 triệu năm 2000 lên 58,7 triệu năm 2010, đây sẽ là tiềm năng to lớn cho sự phát triển đất nước nếu lực lượng này được đào tạo và được sử dụng hợp lí. Ngược lại chính lực lượng này sẽ là áp lực lớn đối với sự phát triển nếu không được đào tạo thích hợp và không có đủ việc làm ổn định. * Chất lượng dân số còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu và nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các tố chất về thể lực của người Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là về chiều cao, cân nặng và sức bền. Tỷ lệ trẻ sơ sinh nặng dưới 250gram chiếm 8%/ năm và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiếm 33,5 (2000). Đáng lưu ý là vẫn còn 1,5 dân số bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ. Số người nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng. Số năm học bình quân đầu người thấp mới đạt 6,5 năm/người (1997 – 1998). Tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt khoảng 20% so với từ 50% trở lên ở các nước khác, làm cho khả năng tiếp thu khoa học và công nghệ mới gặp khó khăn. Chỉ có 2,09% dân số tốt nghiệp cao đẳng, đại học, trình độ thạc sĩ trở lên còn chiêm tỷ lệ thấp khoảng 0,06% (2000). * Thời gian qua Đảng và nhà nước ta đã sớm đề ra chủ trương, chính sách và dân số. đã phát động cuộc vận động về KHHGĐ, từng bước huy động các lực lượng xã hội tham gia, tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất và kinh nghiệm của quốc tế đã giảm con số trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ trên 6 con (thập niên 60) xuống khoảng 4 con, đến 2 con như hiện nay. * Tuy nhiên những kết quả đạt được còn thấp so vói yêu cầu. Đến nay dân số Việt Nam đã lên tới con số 85 triệu người, nếu cứ tốc độ tăng trưởng hàng năm 1,4% thì dân số Việt Nam sẽ bùng nổ. Sự gia tăng dân số quá nhanh là một nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hoá và thể lực trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn thậm chí là nguy cơ nhiều mặt. Vì vậy ngay từ bây giờ cần có chính sách, công tác kế hoạch cụ thể về dân số, gia đình và trẻ em để hạn chế những vấn đề bức xúc nảy sinh ở hiện tai và trong tương lai của nước ta. * Năm 2008 là năm thứ 8 thực hiện chiến lược Quốc gia về dân số giai đoạn 2001 – 2010. Trong thời gian qua, công tác DS-GĐ-TE của xã Hương Xuân đã hoạt động có nhiều cố gắng nhằm từng bước ổn dịnh dân số, góp phần đẩy mạnh ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương. * Để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới ở nước ta, một trong những vấn đề quan trọng có tính cấp bách và lâu dài đó là sự phát triển dân số co tính bền vững, để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội nhằm góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của quốc gia. Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số 2.1.2.Gia đình: Trong những năm gần đây, thực trạng gia đình Việt Nam đang có nhiều sự biến đổi nhất là sự thay đổi dân về chức năng và có nhiều vấn đề đạt ra trong gia đình. * Chức năng kinh tế đang có xu hướng lẫn át các chức năng của gia đình. Biến đổi lớn nhất trong chức năng gia đình hiện nay là sự nổi bật và chiếm vị trí hàng đầu của chức năng kinh tế. Do cơ chế thay đổi, không có sự bao cấp của nhà nước đối với từng gia đình và thanh niên phụ thuộc như trong thời kì kinh tế bao cấp, giá trị xã hội đã thay đổi, những gia đình đảm bảo được các điều kiện vật chất cho các thành viên, biết làm giàu được xã hội đánh giá. Những gia đình không làm giàu được cũng cần lo đảm bảo đời sống tối thiểu cho các thành viên nên mọi người, mọi nhà đều lo sản xuất, làm kinh tế. Đã có nhận xét “nhà nhà làm giàu, người người làm giàu” trở thành khẩu hiệu hành động của xã hội. Việc lo làm ăn sinh sống và làm giàu là những việc làm cần thiết, chính đáng, chức năng của gia đình. Tuy nhiên, sự thái quá chỉ tập trung lo kiếm sống, làm giàu hay tập trung quá thiên lệch vào chức năng kinh tế đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chưc năng khác đặc biệt là chức năng giáo dục, văn hoá và chức năng chia sẻ tình cảm, chăm sóc lẫn nhau trong gia đình, trước hết là với người già và trẻ em làm nảy sinh nhiều vấn đề. * Gia đình hiện nay đang thiếu vắng dần sự chăm sóc, giao dục của cha mẹ đối với con cái, nhiều gia đình chỉ lo kiếm sống, làm giàu, không có thời gian chăm sóc, quan tâm đến học hành, giáo dục con em. Họ thường pho mặc cho nhà trường, người nhà hoặc người giúp việc trông coi, không quan tâm đến những yếu tố có thể tác động tới con em mình trong điều kiện những tác động của môi trường xã hội rất phức tạp, đặc biệt những giai đoạn phat triển quan trọng như trẻ thơ, tuổi vị thành niên … Nên dễ dẫn đến trẻ bị xâm hại, bị rơi vào tệ nạn xã hội hoặc những khó khăn trong phát triển. Không ít trường hợp cha mẹ vì có tiền nên buông lỏng giáo dục, chiều con, đáp ứng các nhu cầu vật chất của trẻ nhưng lại thiếu hướng dẫn, giáo dục trẻ, cho nên hình thánh lối sống hưởng thụ chây lười học tập. lối ra của nhiều gia đình có của là cho con đi học ở nước ngoài và như vậy gia đình chưa thực hiện tốt chức năng giáo dục văn hoá. Do tình trạng thiếu lao động giản đơn, chủ yếu là lao động chân tay, ở đô thị đất đai bị thu hẹp, ở nông thôn người nông dân đặc biệt ở những vùng thuần nông phải ra thành phố hoặc dic huyển đến những vùng đất mới tìm kế sinh nhai. Trong gia đình hoặc người cha hoặc người mẹ (thậm chí cả hai) phải bươn chải kiếm sống để duy trì gia đình, và như vậy ở gia đình thiếu đi sự chăm bẵm của người mẹ, sự giáo dục của người cha, đồng thời do thiếu việc làm thu nhập thấp, trẻ em không đựoc đi học, bỏ học gía nhập vào đội quân lang thang, bán vé số ở đô thị kiếm sống. * Vấn đề li hôn li thân có xu hướng gia tăng: Những năm gần đây tình trạng li hôn ở nước ta, nhất là ở các thành phố lớn đã trở thành một vẫn đề cần được các cấp, các nghành quan tâm. Số vụ li hôn ngày một tăng năm 1991 là 22.000 vụ đến 1998 là 44.000 vụ. Trước đây, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến li hôn là do phong tục tập quan lạc hậu, do cha mẹ ép buộc, tảo hôn, đa thê… Còn hiện nay nguyên nhân dẫn đến li hôn rất đa dạng: Ngoại tình, có chưc có quyền hắt hủi vợ còn, bị lôi kéo vào cuộc tình mới, mâu thuẫn vợ chồng, mê tín dị doan… Tuy nhiên những mâu thuẫn vợ chồng bạo lực gia đình vẫn là nguyên nhân chính. Tình trạng li thân đang có xu hướng gia tăng do mâu thuẫn vợ chồng, do con cái hư hỏng, do hoàn cảnh xã hội, một số cặp vợ chồng không thể chung sống với nhau, nhưng hoặc vì địa vị xã hội, vì con cái họ không muốn ra toà làm thủ tục li hôn nên chấp nhận sống cảnh ki thân. thực tế này xẩy ra ngày càng nhiều nhất lá ở đô thị. Li hôn và li thân đều đe doạ đến sự bền vững vốn có của gia đình, ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên, đặc biệt là trẻ em. Theo đánh giá khảo sát thì cha mẹ li hôn là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng trẻ em bỏ nhà đi lang thang và phạm pháp. * Hiện nay ở nước ta đang hình thành nhiều dạng gia đình. Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động không nhỏ đến quan hệ gia đình, đã tạo nên một quan hệ lỏng lẻo trong việc hình thành gia đình theo lối sống không phù hợp với nét truyền thộng thuần phong mĩ tục Việt Nam. Đó là gia đình không hôn thú, sự chung sống với nhau như vợ chồng giữa 2 người nam và nữ nhưng không được pháp luật công nhận. Thưc tế loại hình này đang tồn tại và phổ biến ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Gia đình tạm (sống thử), gia đình đồng tính... Những dạng gia đình này đã hình thành và đang dần phổ biến, nó đi ngược lại với truyền thông văn hoá dân tộc, cần có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, giải quyết phù hợp nhân cách con người Việt * Trong thời gian qua, bạo lực gia đình ngày một tăng, đó có thể là bạo lực, xâm phạm về thân thể và tinh thần giữa các thành viên trong gía đình. Sự lạm dụng quyền lực, tính gia trưởng độc đoán và sự miệt thị không công bằng trong giao tiếp, ứng xử. Hành hạ, đối xử tàn tệ với vợ con hoặc giữa con cái với nhau. Bạo lực thân thể, đập đánh, ngược đãi, hành hạ gây thương tích. Lạm dụng tình dục, cưỡng bức, xâm hại tình cảm, sỉ nhục đe doạ, khủng bố tinh thần. * Vị trí, vai trò của những thành viên trong gia đình có sự thay đổi: Đó là sự phát triển của thời đại mới, quyền bình đẳng được đặt ra, sự bình đẳng của người phụ nữ được thể hiện qua việc cùng có quyền như nhau trong quýet định các vấn đề của gia đình, bé trai bé gái đều được tôn trọng, đều được hưởng mọi quỳênlợi như nhau. Người phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội, người chồng có trách nhiệm với gia đình hơn. * Bước vào thời đại CNH,HDH Việt Nam có rất nhiều vấn đề biến đổi, nảy sinh, một trong số đó là vẫn đề nuôi dưỡng chăm sóc người già, người không có khả năng lao động trong gia đình đây là một trong những vấn đề mới của Việt Nam từ những năm 90 của thế kỉ XX, xu hương già hoá dân cư đang diễn ra khá nhanh. Năm 1999 tỷ lệ người cao tuổi trong tổng số dân là 8,1%. Với tỉ lệ tăng dân số và tuổi thọ bình quân ngày càng tăng, số lượng người cao tuổi đang có xu hướng tăng nhanh. Do đặc thù của một nước thuần nông, gia đình vẫn là chỗ dựa chủ yếu của người cao tuổi Việt Nam. Ở người cao tuổi sức khoẻ giảm sút, nhiều bệnh tật phát sinh, quan hệ xã hội bị hạn chế nên thường rơi vào tình trạng bế tắc, có khi trở nên trì trệ, bảo thủ. Trước đây người già thường giữ vị trì trụ cột trong gia đình họ là người quyết định những vấn đề lớn của gia đình. Hiện nay, phần lớn con cái là lao động chính đem lại thu nhập chủ yếu cho gia đình nên thường giữ vai trò là người chủ trong gia đình, người già trở thành phụ thuộc, nhất là đối với người cao tuổi ở khu vực nông thôn, không có lương hưu hay trợ cấp xã hội. Một phần do con cái phải tha hương kiếm sống, một phần bị chi phối của cuộc sống hiện đại, con cái quên đi sự dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Họ cho rằng người già là gánh nặng, là người ăn bám, và do không chịu nổi sự ngược đãi, đối xử tệ của con cái mà người già bỏ gia đình đi lang thang hoặc vào trại dưỡng lão( nếu có) hoặc tha hương cầu thực. * Một vấn đề nổi cộm lên đối với gia đình Việt Nam trong thời kì CNH-HĐH đó là sự gia tăng của các tệ nạn xã hội. Với nhiều lý do khác nhau, những người và những nhóm người sống lang thang không gia đình, đặc biệt là trẻ em không có người quản lý, giáo dục, sống trong môi trường tự do tạo nên những con người có lối sống vị kỉ, bất cần đời. Họ thù hận cuộc đời, họ cho cuộc đời là tệ bạc, toàn màu đen với họ và thế là sống gấp, là cờ bạc, nghiện hút. Từ cờ bạc, nghiện hút họ cần tiền và làm bất cứ việc gì để có tiền như: trộm cắp, cướp giật, giết người, mại dâm… Hậu quả nguy cơ tiềm ẩn là dịch bệnh xã hội như lưu manh, mại dâm, bệnh tật, hiểm hoạ HIV/AIDS ngày càng tăng. 2.1.3. Trẻ em: “Trẻ em như búp trên cành, Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” . Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mọi người, là tương lai dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy có vị trí như vậy nhưng trẻ em còn non nớt, chưa phát triển đầy đủ về thể chất, trí tuệ…nên cần được ưu tiên và bảo vệ, chăm sóc, giáo dục một cách đặc biệt. Bên cạnh những trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc một cách đầy đủ, có gia đình yên ấm hạnh phúc thì xã hội Việt Nam đang tồn tại rất nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là những trẻ em rơi vào các hoàn cảnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất “ tâm thần, trí lực”, dễ bị bóc lột và có nguy cơ rơi vào tệ nạn xã hội. Đó là những trẻ em lang thang, trẻ em lao động nặng nhọc trong những môi trường độc hại, nguy hiểm, trẻ em bị xâm hại về thân thể, tinh thần, tình dục; Trẻ em liên quan đến ma tuý như: hút hít, tiêm chích, mua bán, vận chuyển…Trẻ em làm trái pháp luật, hay trẻ em bị lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ truyến sang hoặc do các con đường khác. Một trong những đối tượng cần tập trung hỗ trợ của ngành DS-GĐ-TE trong giai đoạn hiện nay đó là tập trung vào phục hồi chức năng, chữa trị cho trẻ em khuyết tật. Tại xã, phường cần nắm số lượng, phân loại khuyết tật của trẻ em, đủa vào chương trình dự án của ngành và của quỹ bảo trợ trẻ em và những hỗ trợ thiết thực giúp các em phục hồi, chữa trị, giảm bớt sự khó khăn của gia đình và sự thiệt thòi của các em. 3. Thực trạng về vấn đề DS-GĐ-TE xã Hương Xuân: 3.1.Công tác DS-KHHGĐ: Thời gian qua được sự chỉ đạo trực tiếp của UBDS-GD-TE huyện và trung tâm y tế huyện, sự phối hợp của các ban ngành, ban DS-GĐ-TE xã Hương Xuân cùng với trạm y tế đã tổ chức 3 đợt chiến dịch trong năm 2007 về chăn sóc SKSS-KHHGĐ cho toàn thể chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nhờ có kế hoạch chặt chẽ, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, sự phối hợp tích cực của ban chấp hành phụ nữ, nắm chắc đối tượng ở khu dân cư, nhằm tạo điều kiện cho chị em tiếp cận với những đối tượng trong diện sinh đẻ, phổ biến tuyên truyền vận động sử dụng các biệp pháp tránh thai theo nhu cầu và sự lựa chọn của chị em. Bảng 2: Số lương PN sử dụng BPTT qua các năm. TT Tiêu mục 2004 2005 2006 2007 1 Số chị em đến khám SL Đạt % SL Đạt % SL Đạt % SL Đạt % 713 63,6 789 633 833 2 Số chị em mắc bệnh phụ khoa 263 286 173 242 3 Dụng cụ tử cung 60/105 57,1 65/105 61,9 81/100 73,6 94/105 81,7 4 Đình sản 6/3 200 1/4 25 4/4 100 0/4 0 5 Bao cao su 147/182 80,8 153/170 90 164/170 95,6 176/170 103,5 6 Thuốc uống tránh thai 119/80 148,7 146/130 112,3 149/145 102,8 143/145 98,6 7 Thuốc tiêm tránh thai 25/40 56 20/25 80 20/20 100 16/25 64 8 Thuốc cấy nh thai 3/3 100 10/5 200 9/5 108 4/1 400 9 Tổng số các biện pháp tránh thai 360/413 87,2 359/439 89,97 427/45 94,1 433/460 94,1  2004 2005 2006 2007 Tỷ lệ CPR (%) 63,7 67,5 71,2 68,5 Biểu đồ 1: Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai. Bảng 3: Sự biến động dân số. TT Tiêu mục 2004 2005 2006 2007 1 Tổng số trẻ sinh ra sống 132 126 120 124 Trong đó sinh con T3 trở lên 47 38 41 39 2 Số chuyển đi 66 66 88 38 3 Số chuyển đến 28 17 25 27 4 Tổng số người chết 32 43 5 Dân số kì đầu 8528 8589 8498 8523 6 Dân số kì cuối 8589 8630 8523 8593 7 Dân số tung bình 8559 8609 8510 8558 8 Tổng số PN 15-49 tuổi có chồng 1125 1161 1160 1185 9 Tỷ lệ CPR 63,7 67,5 71,1 68,5 10 Tỷ suất sinh 1,54 1,3 1,41 14,5 11 Tỷ suất tử 0,38 0,4 0,37 0,5 12 Tỷ lệ PTDSTN 1,16 1,1 1,04 0,95 13 Tổng số trẻ mồ côi 72 58 66 51 14 Tổng số trẻ khuyết tật 37 38 39 34 3.2.Chương trình truyền thông chuyển đổi hành vi: - Để đẩy mạnh công tác truyền thông UBND Huyện luôn chú trọng đến vùng khó khăn và vùng có mức sinh cai, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở nên cao. Trong các đợt triển khai chiến dịch truyền thông lồng gép dịch vụ SKSS/KHHGĐ- Uỷ ban DS-GĐ-TE huyện luôn phối hợp với ban gia đình trẻ em xã triển khai nói chuyện toạ đàm chuyên đề và tư vấn về SKSS và KHHGĐ. Ngoài ra ban DS-GĐ-TE xã phối hợp với hội phụ nữ xã tuyên truyền, vận động các đối tượng nhân kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10 theo mô hình sinh hoạt nhóm đã thu hút nhiều đối tượng tham gia. - Các hoạt động tuyên truyền vận động tiếp tục được duy trì trên hệ thống truyền thanh xã. Xây dựng mô hình xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên giai đoạn 2006-2010 gồm 7 thôn: Trung Thôn, Tiên Lộc, Thanh Lương 4, Thanh Khê, Liễu Nam, Xóm Tháp, Xuân Đài. Nhưng đã có 4 thôn vi phạm: Liễu Nam 1/88 cặp chiếm 1,13%, Trung Thôn 4/85 cặp chiếm 4,7%, Tiên Lộc 3/42 cặp chiếm 7,1%, Thanh Lương 4 6/119 cặp chiếm 5%. Hỏi: Theo quan điểm của chị mỗi gia đình hiện nay nên có bao nhiêu con là vừa? tại sao? Trả lời: Theo tôi, mỗi gia đình nên tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của mình mà sinh con. Vì nếu kinh tế khá giả thì có thể nuôi dạy và cho con học hành, còn nếu mà nhà nghèo thì càng đông con càng khổ. (phỏng vấn chị Đỗ Thị Thuận, Thôn Liễu Nam) - Chúng tôi đã tiến hành khảo sát phỏng vấn sâu một số chị em trong diện vi phạm sinh con thứ 3 ở đây trở lên, kết quả thu được như sau: Hỏi: Mặc dù được biết gia đình chị kinh tế gặp rất nhiều khó khăn nhưng vì sao chị lại sinh tới 6 người con? Trả lời: Ở đây rất nhiều gia đình giống gia đình tôi, chồng tôi là con trưởng nên chúng tôi phải sinh được một đứa con trai để nối dõi tông đường.Tôi đã cố gắng lắm nhưng lần nào cũng sinh con gái. Có lẽ cái số của tôi nó vô phúc quá chị ạ. (PV sâu chị Nguyễn Thị Hạnh, Thanh lương 1). Hỏi: Vợ chồng chị làm ăn buôn bán khá giả, sao chị không dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt mà lại sinh thêm đứa thứ 3? chị có biết như thế là mình đã vi phạm không? Trả lời: Bố mẹ chồng tôi hiếm muộn nên chỉ sinh được anh ấy khi tuổi đã toan về già, cho nên các cụ bảo “ đông con hơn đông của”, ông bà hứa sẽ chu cấp cho chúng tôi nuôi dưỡng con cái, vả lại tôi thấy sinh thêm đứa thứ 3 cũng không ảnh hưởng gì đến kinh tế của gia đình tôi,mặc dù tôi biết như thế là vi phạm.( phỏng vấn chị Nguyễn Thị Hương, Thanh khê) Qua cuộc phỏng vấn một số chị em vi phạm sinh nhiều con, chúng tôi nhận thấy rằng: phần lớn trình độ nhận thức của các chị em còn rất hạn chế, các chị không nghĩ rằng việc đông con sẽ kéo theo nhiều khó khăn, kinh tế gia đình càng nghèo khó hơn. Phần lớn trong suy nghĩ của các gia đình đông con là rất cổ hủ và lạc hậu: như đông con hơn đông của, gia đình nhất thiết phải có con trai để nối dõi tông đường hoặc vì họ cảm thấy có thể nuôi dưỡng con khôn lớn nên việc sinh con thứ 3 trở lên rất phổ biến. Thực tế trong những gia đình đông con thì sẽ có rất nhiều khó khăn trong việc quan tâm chăm sóc, giáo dục con đến nơi đến chốn. Chính bởi vậy mà ở địa bàn xã Hương Xuân tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng khá cao, một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là việc người mẹ mang thai chưa có chế độ chăm sóc đặc biệt, trẻ sơ sinh chưa có chế độ dinh dưỡng hợp lí. Hoặc cũng có thể do cơ địa nên trẻ bị suy dinh dưỡng. Mặt trái của việc sinh đông con không chỉ dừng lại ở việc phát triển kinh tế gia đình mà còn trong tương lai xã hội còn phải chịu dựng nhiều áp lực. Nhất là đối với nước ta đang bước vào thời kì hội nhập nảy sinh nhiều vấn đề như lao động việc làm, tệ nạn xã hội, các khoản trợ cấp xã hội… Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở Hương Xuân trong năm 2007 là 0,95%. Tuy vậy số lượng sinh con thứ 3 và thứ 3 trở lên chiếm tỷ lệ lớn. Đặc biệt có 8 chị sinh con thứ 5 và 6 : TT Họ và tên Thôn Số con 1 Đỗ Thị Thuận Liễu Nam 6 2 Nguyễn Thị Diệu Lan Trung Thôn 6 3 Nguyễn Thị Hương Trung Thôn 5 4 Nguyễn Thị Hạnh Thanh Lương 1 6 5 Nguyễn Thị Chi Thanh Lương 1 5 6 Phan Thị Hoa Thanh Lương 3 6 7 Nguyễn Thị Liên Thanh Lương 4 5 8 Nguyễn Thị Tuyết Thanh Lương 4 6 Biểu đồ 3: Tỷ lệ sinh con thứ 3 ở xã Hương Xuân 3.3.Công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em: Trẻ em là rường cột, tương lai của đất nước. Trong những năm qua ban DS -GĐ-TE, xã Hương Xuân đã phối hợp với trạm y tế xã triển khai tốt các chương trình chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em như: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho các cháu dưới 1 tuổi đạt 100%, chương trình bảo vệ mắt vì tương lai trẻ thơ do tổ chức ORBISS và uỷ ban DS_GĐ_TE tỉnh hỗ trợ, tổ chức khám sàng lọc cho các em học sinh trường THCS Hương Xuân. Qua những đợt kiểm tra khám sức khoẻ mới phát hiện ra 5 em bệnh nặng chuyển lên tuyến trên chữa trị kịp thời. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ khá cao 18,83%. Trung tâm y tế xã còn thực hiện khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi theo luật bảo vệ chăm sóc gia đình trẻ em. Khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi, năm 2007 đã cấp 85 thẻ. Duy trì số lượng 621 trẻ dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí tại cơ sở Y tế. Trong các ngày lễ lớn như: ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, rằm Trung thu, công đoàn xã Hương Xuân, ban dân số, gia đình trẻ em xã đã tổ chức gặp mặt, tổ chức lễ hội cho các cháu vui chơi, phát quà cho những đoàn viên là học sinh khá giỏi. Ngoài ra còn ra sức kịp thời vận động cho các cháu trong độ tuổi đến trường kịp vào năm học mới. Dịp Trung thu năm 2007, cán bộ chuyên trách đã tham mưu cho trưởng ban dân số mua 50 suất quà trị giá 1 triệu đồng cho các cháu tàn tật, mồ côi, các cháu có hoàn cảnh khó khăn và con cán bộ cơ quan. Ngoài ra các cô trường Mầm non lập kế hoạch và tổ chức vui chơi và phát quà cho các cháu, 100% các cháu học lớp mẫu gi đều được nhận quà vui tết Trung thu. Thôn Thanh Khê tổ chức tặng quà và phát thưởng cho các cháu với tổng số tiền 725.000 đồng. Trong đó tặng quà cho 9 cháu học sinh khá giỏi: 225.000 đồng, mua bánh kẹo, tổ chức tặng quà cho 80 cháu là 400.000 đồng và tổ chức múa Lân 100.000 đồng… Thôn Tiên Lộc tổ chức tặng quà và phát thưởng cho các cháu với tổng số tiền 1.650.000 đồng, trong đó tặng quà 2 cháu đậu Đại học là 300.000 đồng và 20 cháu học sinh giỏi là 600.000 đồng, mua bánh kẹo tổ chức tặng quà cho 150 cháu là 750.000 đồng. Thực tế do trên địa bàn xã có nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, cho nên ban Dân số - Gia đình và trẻ em đã phối hợp với ban chính sách xã quan tâm giải quyết tiền trợ cấp xã hội cho các cháu tàn tật, mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn được nhận theo quy định. Năm 2007 có 2 cháu được nhận trợ cấp từ Quý I đó là cháu Nguyễn Văn Khoa và cháu Nguyễn Thị Kim Hoa. Có 5 em THCS được nhận học bổng và quà tết do tổ chức CI ( Tổ chức chí thiện Đài Loan ) tài trợ trị giá 5 triệu đồng. Tuy nhiên một thực trạng là một số em do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên đã bỏ học giữa chừng để kiếm tiền để phụ giúp gia đình. Đó là em Dương Đức Thắng ở thôn Thanh Lương 4 và em Lê Thị Minh Tuyền ở Trung Thôn. Với nguồn ngân quỹ quyên góp của các nhà hảo tâm, đã có 2 cháu được mổ tim với số tiền 55 triệu đồng, đó là cháu Phan Thanh Trung và Nguyễn Thị Kiều Hân ở thôn Thanh Lương 2. Vào những dịp tết đến xuân về, ban DS-GĐ và trẻ em Tỉnh, Huyện đã chỉ đạo để ban DS – GĐ – TE xã thực hiện hỗ trợ cho các cháu tàn tật, mồ côi, hoàn cảnh khó khăn. Năm 2007, ban đã hỗ trợ 18 cháu với số tiền 1,8 triệu đồng. Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động, khuyến khích cho đến nay tại địa bàn xã Hương Xuân không có hiện tượng trẻ em đi bán vé số, trẻ em bị xâm hại tình dục. 3.4 Công tác gia đình: Gia đình là nền tảng giáo dục đầu tiên của mỗi con người. Hương Xuân là xã thuần nông, cho nên màu sắc gia đình còn mang tính truyền thống. Đó là gia đình nhiều thế hệ. Trong xu thế của thời đại, mỗi gia đình đều có ý thức làm kinh tế để phát triển bền vững. Bởi vậy ban quản lý dự án Tỉnh và UBDS – GĐ – TE Huyện đã triển khai dự án tín dụng gia đình. Ban DS – GĐ – TE xã Hương Xuân đã tiếp nhận dự án và được Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hương Trà giải ngân cho xã Hương Xuân 5 tổ gồm 53 hộ vay với tổng số tiền là 305 triệu, đến nay dự án tín dung gia đình đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Đợt 1 năm 2007, đã trả nợ gốc với tổng số tiền là 76.100.000 đồng, dự án chưa hết hạn là 228.900.000 đồng. Trong toàn xã đã chia ra các tổ dự án để quản lý và hoạt động cụ thể. Tổ Thôn Số tiền trả ( triệu đồng) Số tiền còn nợ ( triệu đồng ) 1 Thượng Thôn 13,9 34,1 2 Thanh Lương 1 13,7 42,3 3 Thanh Lương 2 12,5 39,5 4 Thanh Lương 3 21 47 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007 (xã)) 4.Những tồn tại và nguyên nhân: 4.1 Những tồn tại trong công tác DS – GĐ – TE: Mặc dù công tác DS – GĐ – TE đã được xây dựng và có kế hoạch cụ thể, khoa học, có đội ngũ, cộng tác viên phân công đến từng cơ sở. Thế nhưng công tác DS – GĐ – TE xã Hương Xuân vẫn còn nhiều tồn tại. Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên trong những năm gần đây tăng nhanh về số lượng, đặc biệt có nhiều chị sinh 6 – 7 con. Các chỉ tiêu đặt ra trong việc sử dụng biện pháp tránh thai chưa đạt hiệu quả cao. Mặt khác nhận thức của một số bộ phận nhân dân trong lĩnh vực dân số gia đình trẻ em chưa được nâng lên, tư tưởng muốn đông con, có con trai để nối dõi tông đường vẫn còn tồn tại trong một bộ phận nhân dân. Sự kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể chưa thực sự đồng bộ. Còn tư tưởng giao khoán cho đội ngũ cộng tác viên. Đội ngũ cộng tác viên đầy lòng nhiệt tình và tâm huyết nhưng không đồng đều, thiếu kiến thức, chuyên môn nên đôi lúc công tác tuyên truyền, vận động, tham mưu chưa kịp thời và hiệu quả. 4.2 Nguyên nhân: Trong những năm qua, công tác DS – GĐ – TE đạt được nhiều kết quả cao. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề mang tính chất cố hữu, khó thay đổi. Nguyên nhân chính của những tồn tại đó còn rất nhiều, nhưng cơ bản xuất phát từ các nguyên nhân sau: * Công tác tuyên truyền vận động của các ban ngành, đoàn thể, cộng tác viên ở các thôn còn hạn chế. * Việc kiểm tra giám sát việc hoạt động của các mô hình còn hạn chế, liên tục, không kịp thời uốn nắn các trường hợp vi phạm. * Ý thức của các cặp vợ chồng chưa cao và mang tư tưởng “Đông con giòn của”, con trai nối dõi. * Việc áp dụng các hình thức thưởng phạt và công tác KHHGĐ mặc dù đã đưa vào quy ước, hương ước làng văn hoá cho đến nay vẫn chưa thực hiện được (Có 6 làng văn hoá đến nay mới thực hiện được 1 làng Thanh Khê) Việc chăm sóc bà mẹ mang thai, trẻ em sơ sinh chưa được nâng lên thành tầm quan trọng cho nên trẻ em SDD còn chiếm tỷ lệ lớn. CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận: Công tác dân số gia đình và trẻ em xã Hương Xuân trong những năm qua đã hoạt động tích cực và đem lại hiệu quả thiết thực. Nhờ hệ thống cộng tác viên tích cực và không ngừng được tập huấn, nâng cao các kỹ năng và nghiệp vụ. Hàng năm, các cộng tác viên được cử đi học tập và giao lưu với các đơn vị trong Huyện. Trong thời đại hội nhập, khi nền văn hoá đô thị ngày càng du nhập sâu vào đời sống nông thôn, một bộ phận dân cư trong xã đã có sự chuyển đổi mô hình kinh tế làm ăn, làm giàu. Bên cạnh giá tri kinh tế đem lại, có một số hộ gia đình đã dần quên đi những giá trị kinh tế truyền thống, tình cảm gia đình hàng ngày. Nhiều gia đình đã bỏ bê việc nuôi dạy con cái, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao, tỷ lệ gia tăng tự nhiên còn lớn, nhất là nhiều gia đình còn sinh con thứ 3 trở lên. Công tác dân số gia đình và trẻ em là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề Kinh tế - Xã hội hàng đầu của nứơc ta, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội. Vì vậy, làm tốt công tác dân số, gia đình và trẻ em là một vấn đề quan trọng, bức xúc đối với nước ta hiện nay. 2.Khuyến nghị một số giải pháp: Dân số nước ta trong thời gian qua gia tăng khá nhanh. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này, trước hết là do cấp uỷ Đảng và chính quyền chưa thực hiện sự quán triệt chủ trương coi sự giảm gia tăng dân số là quốc sách, lơi lỏng việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; Phong trào quần chúng thực hiện KHHGĐ chưa được phát động rộng khắp, công tác tuyên truyền giáo dục nhằm khắc phục ảnh hưởng tâm lý và tập quán cũ làm còn yếu; Đầu tư của Nhà nước cho công tác dân số KHHGD chưa thoả đáng; Dụng cụ và phương tiện cho công tác này còn thiếu nghiêm trọng, bộ máy chuyên trách kém, thống kê dân số chưa chính xác. Sự gia tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên cản trở tốc độ phát triển Kinh tế - Xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển cho mặt trí tuệ, văn hoá và thể lực trong tương lai không xa của đất nước ta. Đối với xã Hương Xuân, một xã thuộc vùng nông thôn với nền kinh tế Nông nghiệp là chủ yếu, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề dân số tăng nhanh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên lớn đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình bị suy giảm. Trẻ sinh ra không được chăm sóc, quan tâm chu đáo của bố mẹ bởi bố mẹ bận rộn với công việc làm ăn, trang trải cuộc sống trong gia đình, điều đó một phần gây nên tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD còn lớn và có xu hướng gia tằng trong thời gian gần đây. Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác Dân số - Gia đình và trẻ em là vận động tuyên truyền và giáo dục đến tận người dân, có chính sách mang lợi ích trực tiếp cho người dân, tạo động lực thúc đẩy người dân thực hiện phong trào KHHGĐ. Đầu tư cho công tác Dân số nhằm đem lại hiệun quả trực tiếp cao, huy động mọi lực lương tham gia vào công tác Dân số - KHHGĐ, giúp đỡ hỗ trợ về mặt kiến thức, tinh thần cho các bà mẹ mang thai nhằm sinh con và nuôi con khỏe mạnh. Đào tạo đội ngũ cộng tác viên có đủ kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác Dân số. Đặc biệt phải nâng cao trách nhiệm hoạt động của ban chỉ đạo Dân số - Gia đình và trẻ em, cán bộ chuyên trách, đội ngũ cộng tác viên trong việc tổ chức thực hiện công tác Dân số - Gia đình và trẻ em. Ở xã cần phối hợp với các ban ngành đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác truyền thông chuyển đổi hành vi, tuyên truyền pháp lệnh dân số, Nghị định 104/NĐCP, Nghi định 114/NĐCP, Quyết định 4043, luật hôn nhân gia đình, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, hướng đến chấp nhận quy mô gia đình ít con, mỗi cặp vợ chồng chỉ 1 – 2 con no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Phối hợp việc triển khai thực hiện các mô hình truyền thống, các chương trình mục tiêu, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ. Tiếp tục đa dạng hoá các phương tiện tránh thai, đưa thông tin dịch vụ KHHGĐ đến tận người dân và vận động chị em trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện tốt biện pháp tránh thai, phấn đấu năm 2008 đạt chỉ tiêu đề ra và tỷ lệ CPR đạt 75%, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm xuống dưới 25%. Duy trì tốt dự án tín dụng gia đình, mô hình xã, phường phù hợp với trẻ em. Quan tâm các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức xã hội tạo điều kiện hỗ trợ cho các cháu đến trường, phấn đấu mọi trẻ em trên địa bàn đêù được chăm sóc giáo dục và được hưởng mọi quyền trẻ em theo luật định. Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể và sự hưởng ứng tích cực của cả cộng đồng dân cư, cùng với sự nổ lực phấn đấu của cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số tích cực hoạt động để đưa chương trình Dân số - Gia đình và trẻ em đạt kết quả cao, góp phần vào sự phát triển Kinh tế - Xã hội của xã nhà./  UBND xã, phường Ban DS – GĐ – TE ---------- Kế hoạch công tác Dân số - Gia đình và trẻ em Năm … Đặt vấn đề ( Giới thiệu và phân tích thực trạng ) Mục đích: nhằm giải quyết vấn đề gì? Các mục tiêu được xác định: Mục tiêu Các hoạt động Thời gian thực hiện Nguồn lực Phân công trách nhiệm Kết quả đạt được 1 1 - TW -Địa phương - Chủ trì A, B, C (cụ thể làm gì) 1 1 A chủ trì B,C, D… (cụ thể làm gì) …. …. …. …. …. …. Trưởng ban DS – GĐ – TE (Kí tên, đóng dấu)  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Xã hội học gia đình ( Phan Huy Bích – NXB khoa học xã hội ) 2. Tài liệu tập huấn công tác DS – GĐ – TE ( Tỉnh TT Huế, 2007 ) 3. Một số chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số ( Uỷ ban DS – GĐ – TE, Hà nội 2005 ) 4. Giáo trình Xã hội học ( Nguyễn Duy Hới - Đại học khoa học Huế ) 5. Thông tin về một số biện pháp tránh thai – theo chuẩn quốc gia về chăm sóc SKSS ( Uỷ ban DS – GĐ – TE, Hà nội 2006 ) 6. Tài liệu hướng dẫn ban quản lý dự án xã, dự án nhóm giúp nhau chăm sóc SKSS và tăng thu nhập gia đình ( Uỷ ban DS – GĐ TT Huế ) 7. Giáo dục giới tính - Định hướng sức khoẻ vị thành niên ( TS Nguyễn Thị Kim Hoa - Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà nội ) 8. Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội ( 2004 – 2007 ) 9. Báo cáo tổng kết công tác DS – GĐ – TE ( 2004 – 2007 )  LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và nghiên cứu và thực tế nghiêm túc, tôi đã hoàn thành bản báo cáo trong đợt thực hành công tác xã hội 2 với đề tài “Công tác Dân số - Gia đình và trẻ em, thực trạng và vấn đề". Trường hợp nghiên cứu tai xã Hương Xuân – Hương Trà – TT Huế” ( Dựa trên chương trình quốc gia về dân số ) Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã dạy dỗ, trao truyền cho tôi nhiều kiến thức, những kỷ năng và đã tạo điều kiện cho tôi có thời gian thực tế trong 10 ngày đầy bổ ích và đạt hiệu quả như mong muốn. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo – TS Nguyễn Xuân Hồng và cô giáo Lê Thị Kim Dung đã hướng dẫn, chia sẻ với chúng tôi những kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình thực tế tại địa phương cũng như hướng dẫn chúng tôi hoàn thành bản báo cáo này. Do hạn chế về thời gian và trình độ cho nên bản báo cáo này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét của các thầy cô và các bạn. Điều đó sẽ giúp tôi có được những kinh nghiệm để hoàn thành tốt hơn những bài báo cáo lần sau và nhất là trong công tác sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đông Hà, ngày 02 tháng 05 năm 2008 Sinh viên: Nguyễn Thị Như Quỳnh MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 2 2.1Ý nghĩa lý luận 2 2.2 Ý nghĩa thực tiễn 2 3.Mục tiêu chọn đề tài 3 4.Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu 3 4.1.Đối tượng nghiên cứu 3 4.2.Phạm vi nghiên cứu 3 5.Phương pháp nghiên cứu 3 5.1.Phương pháp luận 3 5.2. Phương pháp thu thập thông tin 4 5.2.1.Phương pháp phân tích tài liệu 4 5.2.2.Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân 5 5.2.3.Phương pháp quan sát 5 5.3. Phương pháp thống kê xã hội 5 6. Khung lý thuyết 5 PHẦN NỘI DUNG: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Tổng quan về đề tài 6 2. Một số khái niệm, công cụ 6 2.1.Quy mô dân số và chất lượng dân số 6 2.1.1.Quy mô dân số 6 2.1.2.Chất lượng dân số 6 2.2.Gia đình - Trẻ em 7 2.2.1.Gia đình 7 2.2.2.Trẻ em 7 2.3.Những lý thuyết Xã hôi học áp dụng 8 2.3.1.Lý thuyết hành vi lựa chọn của G.Homans 8 2.3.2.Lý thuyết Xã hội học kinh tế vĩ mô, vi mô 8 Chương 2: Kết quả nghiên cứu 8 1.Tổng quan về kinh tế xã hội xã Hương Xuân 8 1.1.Vị trí địa lý, tình hình dân cư 8 1.2.Tình hình Kinh tế - Văn hoá – Xã hội 9 1.2.1.Kinh tế 11 1.2.2.Văn hoá – Xã hội 12 2. Kết quả nghiên cứu 15 2.1.Tổng quan về đề tài 15 2.1.1.Dân số 15 2.1.2.Gia đình 18 2.1.3.Trẻ em 22 3. Thực trạng và vấn đề DS – GĐ – TE xã Hương Xuân 23 3.1.Công tác Dân số - KHHGĐ 23 3.2.Chương trình truyền thông chuyển đổi hành vi 26 3.3.Công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em 30 3.4.Công tác gia đình 32 4. Những tồn tại và nguyên nhân 33 4.1.Những tồn tại trong công tác dân số gia đình và trẻ em 33 4.2. Nguyên nhân 33 PHẦN KẾT LUẬN: 1. Kết luận 34 2. Khuyến nghị một số giải pháp 35 - Tài liệu tham khảo 39 Phụ lục - Một số báo cáo tổng hợp về tình hình DS – GĐ – TE năm 2007 tại địa bàn xã Hương Xuân - Một số hình ảnh minh hoạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác DS-GĐ-TE, Thực trạng và vấn đềTrường hợp nghiên cứu tại xã Hương Xuân-Huyện Hương Trà- Thừa Thiên Huế.doc
Luận văn liên quan