Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam

Khi xây dựng và quyết định gói kích thích kinh tế, cần có sự phối thực hiện đồng bộ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan. Trong quá trình triển khai thực hiện gói kích thích kinh tế phải đảm bảo nguyên tắc: kịp thời, đúng đối tượng, hiệu quả và kiên quyết thực hiện dứt điểm trong ngắn hạn, tránh kéo dài làm ảnh hưởng tới ổn định vĩ mô trong dài hạn.

pdf79 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3191 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tệ mạnh hoặc đầu tư quá mức vào bất động sản thay vì đưa vào sản xuất kinh doanh. Hoặc doanh nghiệp vay vốn đó để đảo nợ thì sẽ không còn gọi là kích cầu được nữa, mặc dù nó vẫn có thể có tác dụng tích cực nào đó. Vấn đề không phải là đảo nợ là xấu hay tốt mà là chúng ta không theo dõi được tiến trình đó và có sự mâu thuẫn giữa chính sách dự định và thực tế chính sách. Về nguyên tắc thì hỗ trợ lãi suất cấm đảo nợ nhưng thực tế thì việc này vẫn diễn ra mà không thể kiểm soát được. Theo một nghiên cứu26, các doanh nghiệp quy mô vừa trong ngành khai khoáng sử dụng gói hỗ trợ lãi suất để thuê thêm nhiều lao động hơn là tăng vốn đầu tư nhà xưởng, máy móc, và thiết bị. Như vậy, gói kích thích kinh tế chủ yếu có hiệu quả trong ngắn hạn hơn là dài hạn. 6.4. Những tác động đến hộ gia đình Chính phủ thực hiện gói kích cầu miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với một số đối tượng trong 6 tháng đầu năm 2009. Đến ngày 31/8/2009, đã có trên 937.000 đối tượng được miễn nộp thuế TNCN trong 6 tháng đầu năm 2009. Miễn giảm thuế TNCN đã tác động tới thu nhập của người nộp thuế, những người có nhu cầu tiêu dùng cao nói chung và chính là đối tượng cần kích cầu., giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất và công ăn việc làm cho người lao động. 26 To Trung Thanh, Impact of Stimulus Package on firm-level performance: an econometric assessment from 2009 PCI Data for Vietnam, 2010 60 Hình: Tăng trưởng tiêu dùng hộ gia đình 2005-2009 (%) Nguồn: Tổng cục thống kê Gói kích thích kinh tế có tác dụng tích cực tới cầu tiêu dùng của hộ gia đình. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình giảm đến 9,3% trong Quý I/2009 nhưng sang đến Quý II, III, IV đã tăng trưởng lần lượt là 3,8%, 8,4% và 9,3%. Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng cuối cùng đang trên đà phục hồi mạnh. Mặt chưa được: Miễn giảm thuế TNCN chỉ là một giải pháp tình thế, nhất thời: Thời gian miễn giảm không dài; mức độ miễn giảm còn có thể thay đổi. Tùy theo diễn biến của cuộc chiến chống suy thoái, phục hồi kinh tế, có thể còn có các giải pháp mới, có thể có những điều chỉnh cường độ các giải pháp đang áp dụng, cũng có thể bãi bỏ những giải pháp không còn cần thiết. Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc giảm/hoàn thuế thu nhập không đem lại hiệu quả kích cầu lớn, vì có đến tới 80% số tiền được giảm/hoàn thuế được người dân tiết kiệm chứ không chi tiêu.Tuy nhiên, điều quan trọng là khâu chuẩn bị những văn bản dưới luật chưa thật tốt. Hơn nữa, thuế này lại đụng trực tiếp tới túi tiền của người dân, trong khi thông tin về chính sách lại chưa đủ rõ, nên phát sinh trong dân nhiều thắc mắc. Song, nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta chưa thấy hết tính chất phức tạp đặc biệt của thuế TNCN, chưa hiểu nó có đặc điểm khác biệt với các thuế khác là tính không đồng nhất. Vì vậy, việc chuẩn bị triển khai phải rất chu đáo và tất nhiên phải cần nhiều thời gian hơn. Cả hai gói kích thích kinh tế của chính phủ đều chủ yếu nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp bổ sung vốn sản xuất, kinh doanh, thực chất là kích cung một cách trực tiếp. Trong các giải pháp cũng nói đến cân đối ngân sách để hỗ trợ hộ 61 nghèo và bảo đảm an sinh xã hội, nhưng theo phương thức nào và tổng giá trị là bao nhiêu hiện chưa được xác định. Như vậy các biện pháp của chính phủ mới tập trung vào đầu tư và sản xuất, còn kích cầu tiêu dùng hầu như vẫn bị bỏ ngỏ. Theo TS Phạm Minh Trí, nếu quá chú trọng kích cung để chống suy giảm mà không kích cầu đúng mức, cân đối với khả năng thanh toán, thì sản phẩm của tất cả doanh nghiệp đều khó tiêu thụ ở cả trong và ngoài nước. 27 Một hạn chế nữa là các ngân hàng Việt Nam hiện nay chưa có dữ liệu về khách hàng cá nhân. Hiện Ngân hàng Nhà nước đã có Trung tâm tín dụng, nhưng thông tin mới dừng ở doanh nghiệp, chứ chưa có hồ sơ của các cá nhân, nên khó khăn khi cho vay tiêu dùng. 6.5. Tác động lên khu vực nông nghiệp, nông thôn Gói kích thích kinh tế của chính phủ mà đặc biệt là gói hỗ trợ lãi suất cho nông nghiệp nông thôn theo quyết định 497/QĐ-TTg ban hành vào tháng 4 năm 2009 đã có những tác động tích cực tới khu vực nông nghiệp nông thôn như bổ sung nguồn vốn sản xuất, tạo thuận lợi nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp, cân đối cung cầu các sản phẩm nông nghiệp, từ đó ngăn chặn đà suy thoái và đảm bảo việc làm cho người lao động. Về bổ sung nguồn vốn, tính đến 31/12/2009 dư nợ cho vay theo Quyết định số 497/QĐ-TTg là 776,17 tỷ đồng, kinh phí HTLS theo Quyết định này là 17,2 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ lệ 0,164%/tổng số kinh phí HTLS do có nhiều vướng mắc trong việc thực hiện. Để khắc phục những yếu kém trên, ngày31/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2213/QĐ-TTg (QĐ 2213) nhằm tháo gỡ những vướng mắc của QĐ 497. QĐ 2213 đã làm rõ khái niệm khu vực nông thôn để xác định hỗ trợ lãi suất cùng như mở rộng danh mục hàng hóa được hỗ trợ lãi suất, bỏ định mức vay tối đa đối với nhóm vật tư nông nghiệp, làm rõ khái niệm sản xuất trong nước. Theo báo cáo của ngân hàng Thương mại, đến 31/3/2010 dự nợ hỗ trợ lãi suất theo QĐ 2213 là 146,95 tỷ đồng (chiếm 3,75%) tổng dư nợ được hỗ trợ lãi suất, cao hơn đáng kể so với dư nợ cho vay theo QĐ 497. Điều này đồng nghĩa với lượng vốn bổ sung cho khu vực nông nghiệp nông thôn đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đưa ra một loạt các biện pháp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khác như cho phép tăng mua dự trữ quốc gia về gạo và xăng dầu nhằm đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, dự kiến tổng nguồn vốn cho nhiệm vụ này khoảng 2.800 tỷ đồng (trong đó mua gạo là 1.300 tỷ đồng; xăng dầu là 1.500 tỷ đồng); hỗ trợ thay thế xe công nông, xe cơ giới 3 bánh; kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,... khoảng 7.000 tỷ đồng. 27 62 Kết quả, kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn đã có những chuyển biến tích cực trong nửa cuối năm 2009 và 2010. Theo báo cáo của Bộ Công thương, việc ban hành Quyết định 497/QĐ-TTg đã giúp nhiều doanh nghiệp trong nước duy trì sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Ví dụ như trong 7 tháng đầu năm 2009, Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam có sản lượng sản xuất và tiêu thụ máy kéo, xe vận chuyển tăng 84,77%, máy phun thuốc trừ sâu tăng 342,23%, máy bơm nước các loại tăng 159%, máy cắt lúa, gặt đập liên hợp tăng 50,74%. Theo một nghiên cứu của VEPR về ảnh hưởng của chính sách lãi suất tới hoạt động của các doanh nghiệp, nhìn chung, gói hỗ trợ lãi suất đã có tác động tích cực tới hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản. Cụ thể, gói kích thích kinh tế tuy nhiên có tác động tiêu cực lên số lượng lao động trong các doanh nghiệp này, nhưng đã có tác động tích cực lên lao động28 và lên vốn29 của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp/lâm nghiệp/thủy sản, thậm chí tác động của những thay đổi về vốn này còn cao nhất so với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vưc nông nghiệp/lâm nghiệp/thủy sản là những doanh nghiệp có xác suất tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất lớn nhất. Điều này cho thấy chính sách hỗ trợ lãi suất đã có tác dụng tích cực trong việc đưa ra hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc ngành này để hỗ trợ việc mua máy móc và thiết bị - một trong những mục tiêu của kích cầu nông nghiệp. Tác động của gói kích thích kinh tế còn thể hiện qua sự gia tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản so với thời điểm trước khi gói kích thích kinh tế được ban hành. Bảng: Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp cơ bản 3 tháng/ 2009 6 tháng/ 2009 9 tháng/ 2009 Cả năm 2009 3 tháng/ 2010 6 tháng/ 2010 9 tháng/ 2010 Cả năm 2010 Đóng góp vào GDP 1,84 1,47 1,58 1,82 3,45 3,31 2,89 2,78 Tăng trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản 0,9 2,76 2,6 3 5,8 5,3 4,6 4,7 GTSX Nông nghiệp -0,1 1,8 2,3 2,2 6,1 5,4 4,4 4,2 GTSX Lâm nghiệp 2,5 3,1 2,8 3,8 4,5 4 4,1 4,6 GTSX Thủy sản 3,9 4,3 3,3 5,4 4,9 5,3 5,3 6,1 Sản lượng thủy sản 5,2 5 4,1 5,3 4,4 4,9 4,7 5,3 Sản lượng thủy sản nuôi trồng -0,2 4,7 1,8 4,2 5 5,2 4,7 4,9 Sản lượng thủy sản đánh bắt 9,2 3,7 6,8 6,6 3,9 4,7 4,7 6,2 28 Tác động lên lao động là những thay đổi xếp hạng về số lao động của năm 2008 (trước khi có gói kích cầu và tại thời điểm điều tra (sau khi có gói kích cầu). Các doanh nghiệp được xếp hạng theo mục từ 1 đến 8, tương ứng là (1000) lao động. 29 Tác động lên vốn của doanh nghiệp là thay đổi xếp hạng số vốn của doanh nghiệp năm 2008 (trước khi có gói kích cầu) và tại thời điểm điều tra (sau khi có gói kích cầu). Các doanh nghiệp được xếp hạng theo mục từ 1 đến 8, tương ứng là (500) tỷ đổng 63 Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I/2009 theo giá so sánh 1994 chỉ đạt 44,7 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so với quý I/2008; nhưng quý II/2009 đã đạt 52,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% so với quý II/2008. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I/2010 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 48,2 nghìn tỷ đồng, tăng 5,8% so với quý I/2009, bao gồm nông nghiệp đạt 36,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%; lâm nghiệp đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5%; thủy sản đạt 10,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 không chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,9% của quý I/2009 mà còn tăng khá cao so với tốc độ tăng quý I của nhiều năm trước. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I/2006 tăng 2,4%; quý I/2007 tăng 2,7%; quý I/2008 tăng 4,1%; quý I/2009 tăng 3,4%. Sau khi ban hành QĐ 497 hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nông thôn, khu vực nông nghiệp đã có những chuyển biến đáng kể. Giá trị sản xuất nông nghiệp tính đến hết quý 2 năm 2009 đã tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong khi trước đó vào quý 1, tăng trưởng nông nghiệp đã mang dấu âm. Năm 2009, sản lượng lương thực vụ đông xuân vượt mức kỷ lục của năm trước (tăng 0,3%). Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển; cả nước không còn ổ dịch gia cầm, dịch bệnh gia súc được khống chế. Thời điểm thứ hai đáng chú ý là quý 1 năm 2010, ngay sau khi quyết định 2213 có tác dụng, giá trị sản xuất nông nghiệp đã tăng lên 6,1% so với quý I năm 2009. Sự gia tăng đột ngột này một phần do khu vực nông nghiệp đã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của suy giảm kinh tế vào quý 1/2009, song cũng không thể phủ nhận những tác động tích cực của việc hỗ trợ lãi suất tới sản xuất nông nghiệp. Khai thác thuỷ sản cũng có nhiều thuận lợi trong năm 2009 và 2010 do ngư dân được Nhà nước hỗ trợ mua và đóng mới tàu, thuyền. Sản lượng nuôi trồng thủy sản sau khi sụt giảm mạnh vào quý 1/2009, ở mức -0,2% so với cùng kỳ năm trước do hệ quả của khủng hoảng kinh tế, làm giảm sút các hợp đồng xuất khẩu thủy hải sản đã tăng trưởng mạnh trở lại vào quý 2, nâng tổng giá trị thủy sản nửa đầu năm 2009 tăng 4,7% so với nửa đầu năm 2008. Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2009 ước tính đạt 2277,7 nghìn tấn, tăng 6,6% so với năm trước (tốc độ tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây), trong đó khai thác biển đạt 2086,7 nghìn tấn, tăng 7,2%. Khai thác biển tăng cao một phần do điều kiện đánh bắt thuận lợi, một phần do chính sách hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu có công suất lớn đã tăng năng lực khai thác hải sản xa bờ. Ngoài ra, dịch vụ nghề cá được cải tiến hợp lý và hiệu quả hơn đã tạo điều kiện cho các tàu thuyền tăng thêm số ngày đánh bắt trên biển. Sự phát triển ổn định trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã tạo điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế, ổn định xã hội và nâng cao đời sống 64 nhân dân; đồng thời tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhất là trong điều kiện xuất khẩu đang gặp khó khăn do thị trường bị thu hẹp, giá cả xuất khẩu xuống thấp. Bên cạnh những mặt tích cực kể trên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện cũng như kết quả của gói kích thích kinh tế đến khu vực nông nghiệp nông thôn. Mục tiêu đầu tư máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn theo Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 14/4/2009 chưa đem lại kết quả như mong muốn. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 497/QĐ-TTg đạt thấp do có một số vướng mắc, người dân khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng: (i) Có sự trùng lắp về đối tượng hỗ trợ lãi suất với quyết định số 131/QĐ-TTg và Quyết định số 443/QĐ-TTg; (ii) Điều kiện, thủ tục cho vay chặt chẽ hơn so với cho vay theo cơ chế thông thường như chỉ cho vay để mua hàng hóa sản xuất trong nước trong khi thiếu những quy định và chỉ dẫn chi tiết. Cụ thể: + Tiêu chí xác định là vùng nông thôn để được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn làm nhà ở chưa được hướng dẫn cụ thể: nên khó khăn cho cấp chính quyền địa phương khi xác nhận vay vốn và cả Ngân hàng khi quyết định hỗ trợ lãi suất cho đối tượng này theo đúng quy định + Quy định mức cho vay tối đa chi phí vật tư được hỗ trợ lãi suất là 7 triệu đồng/ha chưa phù hợp với các địa bàn hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày như cây cà phê, hồ tiêu, cao su…do chi phí đầu tư cho chăm sóc các loại cây công nghiệp là khá cao. + Theo Quyết định 497/QĐ-TTg, để được hỗ trợ lãi suất thì khi vay tiền mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp phải là máy móc được sản xuất trong nước. Trong khi đó nông dân sản xuất nông nghiệp với diện tích lớn, cần mua sắm máy cày cỡ lớn, máy gặt đập liên hợp... Nhưng các loại máy này chủ yếu nhập từ nước ngoài, còn trong nước sản xuất thì hạn chế hoặc không phù hợp với nông dân. Đối với các hộ sản xuất chỉ đủ tiền đầu tư các máy móc thiết bị đã qua sử dụng thì nhiều trường hợp không có hoá đơn chứng từ để đảm bảo điều kiện hỗ trợ lãi suất theo quy định + Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn trong việc xác nhận các đối tượng vay vốn được hỗ trợ lãi suất theo QĐ 497: chưa được các cấp chính quyền địa phương quán triệt, để nắm vững và xác nhận đúng theo quy định. Để giải quyết vướng mắc này, trên cơ sở đề xuất của Bộ Công Thương, 65 ngày 31/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2213/QĐ- TTg (QĐ 2213) nhằm tháo gỡ những vướng mắc của QĐ 497. QĐ 2213 đã làm rõ khái niệm khu vực nông thôn để xác định hỗ trợ lãi suất cùng như mở rộng danh mục hàng hóa được hỗ trợ lãi suất, bỏ định mức vay tối đa đối với nhóm vật tư nông nghiệp, làm rõ khái niệm sản xuất trong nước. Theo báo cáo của ngân hàng Thương mại, đến 31/3/2010 dự nợ hỗ trợ lãi suất theo QĐ 2213 là 146,95 tỷ đồng( chiếm 3,75%) tổng dư nợ được hỗ trợ lãi suất. Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, tỷ trọng dư nợ hỗ trợ lãi suất theo QĐ 2213 so với tổng dự nợ được hỗ trợ lãi suất đã chiếm tỷ lệ cao hơn so với QĐ 497. Tuy nhiên về số tuyệt đối vẫn ở mức thấp, mà một trong các nguyên nhân chủ yếu do phần lớn các nhu cầu vay vốn được hỗ trợ lãi suất theo QĐ 2213 đều thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất theo QĐ 2072 ngày 12/12/2009. Dư nợ hỗ trợ lãi suất trùng lắp giữa các Quyết định tại thời điểm 31/3/2010 khoảng 1.138 tỷ đồng, thời điểm 28/4/2010 là 1.076 tỷ đồng 6.6. Tác động của gói kích cầu trong bảo đảm an sinh xã hội Đánh giá tác động của các chính sách lên an sinh xã hội không chỉ giới hạn ở những chính sách trực tiếp về an sinh xã hội mà còn từ những chính sách khác trong gói kích thích kinh tế tác động lên đời sống người dân. Để đánh giá cụ thể hơn có thể xét đến từng tiêu chí về việc làm, xóa đói, giảm nghèo và việc đảm bảo mức sống. Về việc làm Có thể thấy nếu như cuối năm 2008 và đầu năm 2009, lao động chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng, rõ rệt nhất là lao động trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu và lao động phi chính thức, điều này được thể hiện rõ trong chuỗi báo cáo đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế của Oxfarm. Theo Đinh Thị Thu Phương (2010), thị trường lao động tại các chợ lao động chính tại Hà Nội đã chịu ảnh hưởng mạnh từ khủng hoảng với việc sụt giảm mạnh trong cầu lao động trong thời điểm đầu năm 2009, đặc biệt đối với các công việc liên quan đến ngành xây dựng. Theo Nguyen Tam Giang và cộng sự (2009) , tác động của khủng hoảng lên việc làm tại các làng nghề cũng hết sức rõ rệt thể hiện ở số lượng lao động ngoại tỉnh tại các làng nghề giảm chỉ còn khoảng 60% so với năm trước. Như vậy có thể thấy khủng hoảng kinh tế có tác động mạnh tới lao động và việc làm trong nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, các gói hỗ trợ lãi suất và các chính sách giảm thuế như phân tích ở trên đã hỗ trợ doanh nghiệp duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó giảm lượng thất nghiệp thực sự gây ra do khủng hoảng. Điều này được khẳng định thông qua một số nghiên cứu đã đánh giá tác động của gói hỗ trợ lãi suất lên việc thuê lao động của các doanh nghiệp như nghiên cứu của Nguyen 66 Ngoc Anh và cộng sự (2010) và Nguyễn Đức Thành (2010) . Theo những nghiên cứu này, các doanh nghiệp có tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất đã mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động, như vậy đã tạo thêm việc làm cho nền kinh tế. Từ đó giúp cho tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam không tăng nhiều như trong các dự đoán trước đó , tỷ lệ thất nghiệp năm 2009 chỉ lên tới 2,9%, năm 2010 là 2,88% so với mức 2,38% năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm, chỉ còn ở mức 4,60% và 4,43% trong năm 2009 và 2010 trong khi con số năm 2008 là 4.65%. Mặc dù chính sách kích cầu có hỗ trợ cho việc giảm thất nghiệp song chưa giảm được tỷ lệ thiếu việc làm. Năm 2009, tỷ lệ thiếu việc làm đã tăng mạnh ở cả khu vực nông thôn và thành thị so với năm 2008 và xảy ra ở hầu hết các vùng. Điều này cho thấy chính sách kích cầu chưa thực sự có tác động sâu vào hạn chế tác động của khủng hoảng tới việc làm. Tuy nhiên, tác động của gói kích cầu đến việc làm giữa các vùng chưa đồng đều và cũng chưa thể hiện đúng trọng tâm tới các khu vực cần thiết trong nền kinh tế. Sự không đồng đều trước hết là ở sự tăng giảm tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng. Tỷ lệ thất nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc Bộ và Đông Nam Bộ giảm song tỷ lệ thất nghiệp tại các vùng khác lại tăng lên, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. Điều này cho thấy chính sách kích cầu chưa hướng tới giảm bớt khoảng cách phát triển kinh tế giữa các vùng trong nền kinh tế. Chỉ có khoảng 20% số doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ lãi suất, điều này đã hạn chế không nhỏ tác động tích cực từ chương trình này tới tạo thêm việc làm trong nền kinh tế. Ngoài ra còn có thể dựa trên những thống kê về các gói hỗ trợ lãi suất cho các khu vực doanh nghiệp như ở phần trên đã đưa ra, trong khi khu vực sản xuất nông nghiệp là khu vực có khả năng hấp thụ lao động nhiều nhất, và khu vực sản xuất tại các làng nghề, chịu tác đông nhiều nhất từ khủng hoảng lại gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các gói hỗ trợ lãi suất do trở ngại về thủ tục . Có thể đây là một trong số nguyên nhân dẫn đến sự chưa đồng đều trong tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn và thành thị, tỷ lệ thất nghiệp giảm ở khu vực thành thị song lại tăng ở khu vực nông thôn. Năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn chỉ là 1,53% thì sang năm 2009 con số này đã tăng lên 2,25%, năm 2010 là 2,27%. Ngoài ra gói kích cầu chưa có biện pháp gì cụ thể cho khu vực kinh tế phi chính thức như những người lao động tại các chợ lao động, khu vực này chịu ảnh hưởng khá sâu sắc từ khủng hoảng kinh tế song lại không có một hỗ trợ gì. 67 Như vậy đánh giá chung các gói kích cầu hướng tới mục tiêu hỗ trợ mở rộng sản xuất kinh doanh mặc dù đem lại tác động tích cực trong việc hạn chế gia tăng tỷ lệ thất nghiệp song chưa thực sự kịp thời (thể hiện ở việc thị trường lao động trì trệ trong đầu năm 2009), chưa đầy đủ và chưa hiệu quả. Gói kích cầu lẽ ra đã có thể đem lại những kết quả tốt hơn nếu các thủ tục để tham gia vào các chương trình hỗ trợ lãi suất được điều chỉnh phù hợp với thực tế sản xuất và thông tin về chương trình hỗ trợ lãi suất được phổ biến rõ ràng hơn tới khu vực làng nghề. Tác động của gói kích cầu lên quá trình xóa đói giảm nghèo Có thể coi gói kích cầu bao gồm nghị quyết 30a là chính sách riêng cho xóa đói giảm nghèo, vậy nên khi đánh giá tác động của gói kích cầu cũng cần đánh giá tác động của chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đã có tác động tích cực ở các huyện thực hiện, cụ thể chính sách này đã hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất thông qua các chương trình giúp đỡ về kĩ thuật, hỗ trợ kinh phí lên tới 8.064 triệu đồng để xây dựng cơ sở vật chất, và hỗ trợ vay vốn mức lãi suất 0% với tổng số vốn lên tới 376.030 triệu đồng. Đồng thời chính sách hỗ trợ lao động tham gia vào xuất khẩu lao động tại 52 huyện cũng được triển khai khá tốt. Những chính sách này đã tạo việc làm và nguồn thu nhập ổn định hơn cho người nghèo. Bên cạnh những chính sách hướng tới sản xuất và tạo việc làm, chương trình giảm nghèo cũng có những chính sách khác đảm bảo đời sống cho người nghèo như việc hỗ trợ 2.844 tấn gạo cho các hộ nghèo ở thôn, bản giáp biên giới, và việc thực hiện xoá 74.951 nhà dột nát cho hộ nghèo, đạt tỷ lệ 100% vào tháng 6 năm 2010. Ngoài ra chương trình giảm nghèo nhanh dưới gói kích cầu cũng kêu gọi được doanh nghiệp tham gia vào và giúp đỡ các huyện nghèo trong việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng như xây trường học, lớp bán trú dân nuôi, nhà giáo viên; nhà văn hoá, cầu dân sinh; hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, học sinh diện cử tuyển, trang thiết bị giáo dục, đào tạo, nâng cao điều kiện sống cho người dân. Với tác động của những chính sách này, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam dù trong khủng hoảng vẫn giảm từ mức 14,8% năm 2008 xuống khoảng 11% năm 2009, vượt chỉ tiêu đề ra, và xuống chỉ còn 10,6% năm 2010. Tuy nhiên, chính sách này của Việt Nam vẫn có hạn chế bởi nguy cơ tái nghèo cao, tỷ lệ tái nghèo năm 2009 ở một số nơi tăng cao so với nhiều năm trước. Hơn nữa, tính toán về tỷ lệ hộ nghèo như trên là tính theo chuẩn nghèo cũ, trong khi đó nếu tính theo mức chuẩn nghèo mới được điều chỉnh thì tỷ lệ nghèo của Việt Nam lên tới 20%. 68 Về bảo đảm mức sống của người dân Với tác động lên thất nghiệp và quá trình xóa đói giảm nghèo như đã nói ở trên, gói kích cầu đã giúp duy trì thu nhập cho nhiều lao động trong bối cảnh kinh tế sụt giảm, duy trì mức thu nhập và các chế độ của doanh nghiệp đối với lao động. Gói kích cầu kịp thời đã thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giữ giá nhờ giảm được chi phí vốn và giảm thuế giá trị gia tăng trong suốt năm 2009. Bên cạnh đó các chương trình kích cầu tiêu dùng cũng hướng vào giảm giá và kích thích khả năng mua sắm. Những biện pháp này cùng với việc duy trì thu nhập đã đảm bảo được đời sống ổn định cho người lao động. Điều này có thể thấy ở mức độ căng thẳng giữa doanh nghiệp và lao động giảm đi thể hiện ở số vụ đình công năm 2009 đã giảm chỉ còn 30% so với năm 2008. Bên cạnh đó với những gói hỗ trợ doanh nghiệp trong việc trả lương lao động, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu, mua nông sản cho nông dân, và các khoản an sinh cho các đối tượng có thu nhập thấp như việc hỗ trợ các hộ nghèo ăn tết cũng đã góp phần hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn. Tuy vậy do việc thực hiện gói hỗ trợ chưa kịp thời và chưa đầy đủ nên một bộ phận người dân trong khu vực kinh tế phi chính thức chưa được đảm bảo về đời sống và vẫn chịu tác động tiêu cực lớn từ khủng hoảng. Các chính sách giảm thuế hay kích thích chưa tập trung vào đối tượng có thu nhập thấp, cần hỗ trợ nhiều mà mới chỉ hướng tới chung chung bằng việc hoãn nộp thuế thu nhập cá nhân, những đối tượng có thu nhập trung bình hoặc cao mà đúng ra chưa thực sự cần hỗ trợ. Điều này làm sâu sắc thêm quá trình phân hóa giàu nghèo trong khủng hoảng. 6.7. Một số đánh giá định lượng ban đầu Sau khi Chính phủ chính thức chấm dứt gói kích thích kinh tế, đã có một số nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm đánh giá tác động đối với nền kinh tế, trong đó nổi bật là nghiên cứu của TS. Tô Trung Thành và các đồng nghiệp. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế về mặt số liệu nên nghiên cứu này chỉ tập trung đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất đến khu vực doanh nghiệp nhằm trả lời hai câu hỏi: - Hỗ trợ lãi suất ngắn hạn giúp doanh nghiệp tăng vốn lưu động, nhờ đó duy trì được hoạt động sản xuất và lợi nhuận? - Hỗ trợ lãi suất không có tác động nhiều đến việc đầu tư mở rộng sản xuất, nếu có thì là do thị trường vốn bình ổn trở lại, đẩy đường chi phí vốn xuống thấp hơn? Dựa vào bộ số liệu đánh giá về năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp và cấp tỉnh năm 2009 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện 69 và được đánh giá là bộ số liệu tốt nhất có thông tin về các doanh nghiệp được nhận hỗ trợ lãi suất trong năm 2009 với thông tin chủ yếu về sự thay đổi trong số lượng lao động và tổng vốn sử dụng, nhóm nghiên cứu đã đánh giá tác động của gói kích cầu lên hoạt động của các doanh nghiệp và tác động của chính sách lên đầu tư tư nhân, hoạt động kinh doanh và tăng trưởng. Hai phương pháp được sử dụng là Ước lượng phương trình hồi quy và phương pháp xác định chênh lệch trong kết quả hoạt động giữa nhóm các doanh nghiệp tham gia chương trình (treatment group) với các doanh nghiệp thuộc nhóm so sánh (comparison group), trong đó nhóm so sánh sẽ được lọc ra từ các doanh nghiệp thực tế không tham gia chương trình hỗ trợ. Hai bộ số liệu nói trên được thực hiện với mục đích chính là đánh giá về môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp nên không cung cấp những số liệu chi tiết về đặc điểm và kết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách đầy đủ. Do đó, các biến và cách đo lường, bao gồm các biến quan sát được của các doanh nghiệp (Xi) và kết quả hoạt động (Ri) được dùng trong hai phương pháp nêu trên được nhóm mô tả như sau: Nhóm biến Tên biến Mô tả và đo lường Xi Số năm hoạt động Số năm hoạt động tính từ khi thành lập Loại hình doanh nghiệp Gồm 4 biến giả: i) doanh nghiệp tư nhân, ii) công ty TNHH, iii)công ty cổ phần, iv) các loại hình khác Ngành Gồm 4 biến giả: i) công nghiệp/chế biến/xây dựng, ii) dịch vụ/thương mại, iii) nông nghiệp/lâm nghiệp/thủy sản, iv) công nghiệp khai khoáng và các ngành khác Quy mô doanh nghiệp Gồm biến giả: i) siêu nhỏ, ii) nhỏ, iii) vừa và iv) lớn Các tiêu chuẩn xác định quy mô doanh nghiệp được quy định trong Nghị định 56/2009/NĐ-CP Thị trường hướng đến Gồm 2 biến giả: i) hướng vào nội địa nếu tỉ trọng của doanh số bán trong nước cao hơn 50% và ii) ngược lại là hướng vào xuất khẩu. Đặc điểm vùng Tất cả chỉ số phụ PCI giải thích cho sự khác nhau về đặc điểm giữa các tỉnh. Những số liệu này có thể kiểm soát được những đặc điểm vùng mà có tác động tới hoạt động của các doanh nghiệp. Ri Thay đổi về lao động Thay đổi trong mục xếp hạng về số lao động của năm 2008 ( trước khi có gói kích cầu) và tại thời điểm điều tra (sau khi có gói kích cầu). Thay đổi trong số lượng lao động Thay đổi về số lượng lao động từ năm 2008 (trước khi có gói kích cầu) và tại thời điểm điều tra (sau khi có gói kích cầu). Thay đổi về vốn Thay đổi trong mục xếp hạng về số vốn của năm 2008 ( trước khi có gói kích cầu) và tại thời điểm điều tra (sau khi có gói kích cầu). Kế hoạch kinh doanh trong 2 năm tới. Gồm 4 biến giả: i) tăng quy mô sản xuất, ii) giảm quy mô sản xuất, iii) giữ nguyên quy mô sản xuất, iv) đóng cửa sản xuất Kết quả ước lượng của hai phương pháp được mô tả trong 2 bảng dưới đây, theo đó kết quả của phương pháp hồi quy cho thấy các doanh nghiệp vừa và 70 nhỏ có xu hướng kinh doanh tốt hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn. Các doanh nghiệp sản xuất hướng vào thị trường nội địa thuê nhiều lao động hơn các doanh nghiệp sản xuất hướng vào xuất khẩu, có thể do các doanh nghiệp xuất khẩu chịu tác động của khủng hoảng mạnh hơn là các doanh nghiệp sản xuất cho thị trường trong nước. Những doanh nghiệp thuộc các tỉnh không có thành kiến với sở hữu tư nhân có kết quả hoạt động tốt hơn, cho thấy tầm quan trọng của một môi trường kinh doanh thuận lợi đối với khu vực tư nhân. Trong khi đó, các đặc điểm về số năm hoạt động, hình thức sở hữu và ngành lại không có tác động gì tới sự thay đổi về số lượng lao động của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2008-2009. Nhìn chung, gói hỗ trợ lãi suất có tác động tích cực tới hoạt động của các doanh nghiệp xét về mặt thay đổi trong số lượng lao động. Tuy nhiên, mức độ tác động còn tương đối nhỏ. Theo kết quả ước lượng từ tất cả các hàm hồi quy thì bình quân mỗi doanh nghiệp tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất chỉ tăng thêm được 4 lao động so với các doanh nghiệp không tham gia. Ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy (1) (2) (3) (4) (5) (6) Có tiếp cận với chương trình hỗ trợ 3.74** 3.96** 3.96** 3.94** 3.96** 3.96** Số năm hoạt động -0.01 -0.01 -0.46 -0.44 Hình thức sở hữu Doanh nghiệp tư nhân 4.09 4.14 0.92 4.15 Công ty TNHH 4.43 4.45 1.00 4.47 Công ty cổ phần 6.52 6.61 1.42 6.62 Ngành Công nghiệp/chế biến/xây dựng 0.24 0.32 0.28 0.33 Dịch vụ/thương mại 1.52 1.50 0.98 1.51 Nông nghiệp/lâm nghiệp/thủy sản -0.55 -0.35 -0.19 -0.34 Quy mô doanh nghiệp Siêu nhỏl 6.77** 6.95** 2.50** 2.05** 7.03** 6.08** Nhỏ 7.18** 7.46** 2.67** 2.44** 7.53** 6.65** Vừa 9.62** 9.79** 3.29** 3.03** 9.83** 9.94** Sản xuất hướng vào thị trường nội địa 12.47** 12.73** 6.13** 5.99** 12.72** 13.31** Đặc điểm vùng Phí gia nhập -0.11 Sở hữu đất 1.08 Sự minh bạch -0.28 Chi phí thời gian -0.20 Các loại chi phí không chính thức 0.51 Không có thành kiến đối với khu vực tư nhân 1.10** Pro-activity -0.37 Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh 0.68 Chính sách lao động 0.10 Các cơ quan pháp lý 0.23 Cơ sở hạ tầng -0.03 Hằng số -38.41** -25.55** -4.74** -6.20** -25.70** -19.73** R-squared 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 Ghi chú: **: hệ số có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả của phương pháp thứ hai (điểm xu hướng) cho thấy các nhân tố như số năm hoạt động và một vài đặc điểm vùng dường như không có tác động đến xác suất tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất của các doanh nghiệp, 71 trong khi các yếu tố về loại hình sở hữu, ngành, quy mô, thị trường hướng đến và một vài chỉ số phụ trong PCI lại có ý nghĩa quyết định đối với việc tham gia vào chương trình hỗ trợ. Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần có xu hướng tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có xác suất tham gia vào chương trình hỗ trợ cao nhất, có thể do khu vực này nằm trong số những mục tiêu hướng tới của gói hỗ trợ, trong khi đó các doanh nghiệp khai thác khoáng sản lại có xác suất tham gia thấp hơn các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác. Doanh nghiệp siêu nhỏ với quy mô dưới 10 lao động gặp khó khăn trong việc tiếp cận với gói hỗ trợ, trong khi các doanh nghiệp vừa (50-200 lao động đối với ngành thương mại và 200-300 lao động đối với các ngành khác) lại có xác suất nhận được các khoản vay ưu đãi cao nhất. Kết quả cũng cho thấy các doanh nghiệp sản xuất hướng vào xuất khẩu có xác suất tham gia cao hơn các doanh nghiệp sản xuất hướng vào thị trường nội địa. Mô hình logit về xác suất tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất Có tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất Hệ số Độ lệch chuẩn z P>z Số năm hoạt động 0.0009 0.0007 1.2200 0.2210 Loại hình Doanh nghiệp tư nhân 0.8421*** 0.2555 3.3000 0.0010 Công ty TNHH 0.7827*** 0.2547 3.0700 0.0020 Công ty cổ phần 0.8428*** 0.2576 3.2700 0.0010 ngành Công nghiệp/chế biến/xây dựng 0.1417** 0.0679 2.0900 0.0370 Dịch vụ/thương mại 0.2277*** 0.0689 3.3100 0.0010 Nông nghiệp/lâm nghiệp/thủy sản 0.2301** 0.0927 2.4800 0.0130 Quy mô Siêu nhỏ -0.5021*** 0.0790 -6.3500 0.0000 Nhỏ 0.2877*** 0.0719 4.0000 0.0000 Vừa 0.8175*** 0.1067 7.6600 0.0000 Sản xuất hướng vào thị trường nội địa -0.5696*** 0.0976 -5.8400 0.0000 Đặc điểm vùng Phí gia nhập -0.1015** 0.0450 -2.2600 0.0240 Sở hữ u đất 0.1397*** 0.0343 4.0800 0.0000 Sự minh bạch 0.0490 0.0318 1.5400 0.1230 Chi phí thòi gian 0.0239 0.0293 0.8200 0.4140 Các chi phí không chính thức -0.0786* 0.0452 -1.7400 0.0820 Không có thành kiến với khu vực tư nhân 0.1246*** 0.0254 4.9000 0.0000 Pro-activity -0.0739*** 0.0222 -3.3300 0.0010 Các dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh -0.1616*** 0.0307 -5.2600 0.0000 Chính sách lao động -0.0053 0.0420 -0.1300 0.8990 Các cơ quan pháp lý 0.0392 0.0344 1.1400 0.2560 Cơ sở hạ tầng -0.0064 0.0043 -1.5100 0.1300 Hằng số -0.4534 0.5578 -0.8100 0.4160 Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính sách hỗ trợ lãi suất có tác động tích cực đến lao động và vốn, hàm ý là các doanh nghiệp nhận được hỗ trợ lãi 72 suất thuê thêm lao động và đầu tư thêm vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả ước lượng cho thấy tác động của chính sách lên số lượng lao động là 3.27, có nghĩa là, bình quân mỗi doanh nghiệp nhận được hỗ trợ lãi suất có xu hướng thuê thêm 3- 4 lao động và kết quả này tương đương với kết quả thu được từ phương pháp hồi quy ở trên. Tác động của gói hỗ trợ lãi suất lên hoạt động của doanh nghiệp Trung bình Độ lệch chuẩn Tác động lên hoạt động của doanh nghiệp Tác động lên lao động 0.04 0.42 Tác động lên số lượng lao động 3.27 41.5 Tác động lên vốn 0.04 0.49 Tác động lên kế hoạch sản xuất trong 2 năm tói Tăng quy mô sản xuất 0.05 0.51 Giảm quy mô sản xuất -0.03 0.50 Giữ nguyên quy mô hiện tại -0.01 0.17 Đóng cửa sản xuất -0.01 0.14 Nhìn chung, nghiên cứu do TS. Tô Trung Thành và các đồng nghiệp thực hiện cũng đã chỉ ra rằng gói hỗ trợ lãi suất 4% đã tác động tích cực đối với sự thay đổi về lao động và vốn của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có xu hướng thuê thêm lao động, tăng vốn và có cái nhìn lạc quan về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai. Tuy nghiên cứu không thể đánh giá được quy mô tác động của gói hỗ trợ lên vốn và đầu tư do các biến số về vốn trong bộ số liệu điều tra đều ở dạng xếp loại chứ không phải là giá trị tuyệt đối nhưng kết quả nghiên cứu đã cho thấy tác động tích cực của gói kích cầu, giúp lao động làm việc trong khu vực tư nhân không giảm đi trong giai đoạn suy thoái kinh tế. III. Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị Như đã phân tích ở trên, gói kích thích kinh tế tập trung chủ yếu cho việc bù lãi suất cho vay của các ngân hàng, mở rộng đối tượng được tài trợ lãi suất 4% cho tất cả các dự án đầu tư mới với thời hạn 2 năm; miễn, giảm và giãn thuế cho đối tượng chịu thuế; tăng chi ngân sách, đẩy mạnh trợ cấp thất nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ còn thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ: điều chỉnh hạ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO); tiếp tục cơ cấu lại nợ và lãi suất cho vay; điều chỉnh giá theo nguyên tắc thị trường để thực hiện mục tiêu hỗ trợ lãi suất cho các DN..... Việc triển khai thực hiện vốn kích cầu của Chính phủ khá kịp thời, đã tạo ra “cú hích” cho nền kinh tế đang trong tình trạng trì trệ và suy giảm, đem lại những kết quả tích cực bước đầu. Về cơ bản, kích cầu của Chính phủ đã tác động đúng vào các đối tượng, nhất là các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa… 73 Tuy nhiên, gói kích thích kinh tế cũng còn tồn tại một số hạn chế. Chính sách bù lãi suất mang tính bình quân không tạo cơ hội để tái cấu trúc lại nền kinh tế, giảm bớt những DN làm ăn kém hiệu quả. Việc thực hiện miễn, giảm thuế cho các DN cũng chưa sát theo tinh thần Nghị quyết số 21/2008/QH 12 của Quốc hội, vì các DN được miễn, giảm lại là những DN có thu nhập, không thuộc đối tượng gặp khó khăn cần miễn, giảm thuế, còn các DN gặp khó khăn thực sự lại không có thu nhập để được miễn, giảm. Mặt khác, việc miễn, giảm bình quân 30% thuế TNDN và giãn thời hạn nộp 9 tháng đối với DN vừa và nhỏ cũng là một sự cào bằng đối với DN gặp khó khăn và DN không gặp khó khăn. Kết quả là, ngân sách thì giảm thu, nhưng mục tiêu hỗ trợ DN khó khăn lại bị hạn chế. Hoặc không ít ý kiến cho rằng, số vốn ứng trước ngân sách và chuyển nguồn vốn đầu tư quá lớn (37.200 tỷ đồng năm 2009), trong đó vốn ứng trước cho các dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2009-2010 là 26.700 tỷ đồng, cũng dễ tác động không tốt đến an ninh tài chính quốc gia. Việc cho ứng trước ngân sách để thực hiện đầu tư sẽ đẩy ra thị trường lượng vốn lên khá lớn, gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách tiền tệ và nguy cơ lạm phát cao. Từ những đánh giá, phân tích tác động của gói kích thích kinh tế năm 2009 đến kinh tế Việt Nam, Nhóm nghiên cứu mạnh dạn nêu lên một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị. 1. Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2010 phản ánh một “nghịch lý” của quá trình phát triển: cơ hội thuận lợi lớn đem lại từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mức đầu tư cao, thị trường liên tục mở rộng, đà tăng trưởng tốt nhưng nhìn tổng thể sức cạnh tranh của nền kinh tế lại suy giảm, lạm phát cao và bất ổn nghiêm trọng. Tăng trưởng của cả nền kinh tế tuy đạt tốc độ tương đối cao và liên tục nhưng nền kinh tế đang tiếp tục đối mặt với những bất ổn kinh tế vĩ mô đã diễn ra và gia tăng mạnh trong những năm gần đây. Lạm phát cao bùng phát đầu năm 2008, tiếp theo là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nổ ra vào cuối năm 2008 đã gây những tác động nghiêm trọng, làm chậm đà phát triển của nền kinh tế. Sau khi thực hiện các biện pháp kích thích phát triển kinh tế để vượt qua tác động của khủng hoảng, Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt các bất ổn vĩ mô như lạm phát tăng cao trở lại, tỷ giá biến động mạnh và khó lường, nhập siêu tăng mạnh, thâm hụt cán cân thanh toán cao và kéo dài, dự trữ ngoại hối ngày càng mỏng, thâm hụt ngân sách tăng cao cùng với tình trạng nợ công và nợ nước ngoài đang dần đến ngưỡng nguy hiểm, thị trường tài chính tiền tệ mong manh hơn với những biến động mạnh về lãi suất, niềm tin của thị trường vào điều hành kinh tế vĩ mô bị suy giảm… Nguyên nhân được chỉ ra là nghịch lý ngược chiều giữa tăng trưởng và ổn định vĩ mô: dưới áp lực của chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã thi 74 hành nhiều chính sách có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng có thể gây ra những bất ổn trong dài hạn. Trong suốt thời gian vừa qua, trừ một giai đoạn ngắn đầu năm 2008 khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thắt chặt chính sách tiền tệ, Việt Nam luôn theo đuổi chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng nhằm thúc đẩy kinh tế. Từ năm 2006 trở lại đây, chi tiêu công tăng nhanh và liên tục, tăng trưởng cung tiền và tín dụng luôn ở mức cao. Mặc dù có những tác động tích cực tới hoạt động đầu tư nhưng hai gọng kìm này đã khiến cho lạm phát luôn có xu hướng tăng cao, gây ra căng thẳng về lãi suất và tỷ giá, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngay cả các chính sách hỗ trợ kinh tế chống suy thoái (gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất) đã khiến cho một bộ phận tín dụng không nhỏ chảy vào thị trường bất động sản và chứng khoán gây ra bong bóng bất động sản và tài sản tài chính, áp lực lạm phát cao trong tương lai và thâm hụt ngân sách ngày càng mở rộng gây hiệu ứng thoái lui đầu tư của khu vực tư nhân. Như vậy, lạm phát và bất ổn vĩ mô dường như đã mang tính cơ cấu và lặp lại theo chu kỳ. Sau mỗi giai đoạn vượt qua những khó khăn, thách thức, nền kinh tế lại bước vào một chu kỳ ngắn hạn (hàng năm) mới với mục tiêu ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời tiếp tục đương đầu với tình trạng bất ổn và nguy cơ lạm phát tăng cao. Kết quả là nền kinh tế mặc dù vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra và các cân đối vĩ mô tạm ổn định trong ngắn hạn; tuy nhiên dù cho tăng trưởng kinh tế có thuộc loại cao của thế giới, nhưng lạm phát cao và các bất ổn vĩ mô khác tiếp diễn trong nhiều năm sẽ xóa đi những kết quả của tăng trưởng. Chúng ta đã và sẽ phải trả giá bằng sự hao tổn nguồn lực quốc gia rất lớn và phải đối mặt với nguy cơ bất ổn sẽ quay trở lại với tần suất dày hơn, mức độ gay gắt hơn. Nhìn lại cả giai đoạn từ 2007 đến nay, có thể thấy dấu hiệu lạm phát cao đó bắt đầu xuất hiện từ tháng 7/2007 và gần như ngay lập tức Chính phủ đã quan tâm và có biện pháp đối phó30. Tuy nhiên, do chưa nhận định đúng về mức độ nghiêm trọng của vấn đề lạm phát nên các biện pháp đề ra đều chưa đủ liều lượng và việc thực thi cũng không thật sự nghiêm túc. Vì vậy, bài học và kiến nghị được rút ra là: ổn định kinh tế vĩ mô phải là ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt trong điều kiện của Việt Nam hiện nay và nhiều năm tới đây để tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững liên tục trong giai đoạn sau. 2. Về cơ sở pháp lý quyết định triển khai gói kích thích kinh tế : Khi cho ý 30 Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ngày 1/8/2007 về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường; Chỉ thị số 23/2007/CT-TTg ngày 31/10/2007 v/v tăng cường thực hiện các giải pháp điều hành giá cả, bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm 2007 và phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008; Chỉ thị số 05/2007/CT-BTC ngày 26/12/2007 v/v bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008; Chỉ thị số 319/TTg-KTTH ngày 3/3/2008 v/v tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008 75 kiến về gói kích thích kinh tế, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, Chính phủ quyết định gói kích cầu dựa trên các căn cứ pháp lý đã được quy định tại: khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 21/2008/QH12 của Quốc hội cho phép Chính phủ chủ động điều chỉnh miễn, giảm, giãn thuế với các DN gặp khó khăn; tại khoản 3 Điều 38 của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam về sử dụng dự trữ ngoại hối và khoản 7 Điều 59 của Luật NSNN về tạm ứng từ nguồn NSNN; một số chính sách khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ cũng đã báo cáo Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 12 như: bổ sung vốn TPCP; miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân; một số khoản thuộc thẩm quyền Uỷ ban thường vụ Quốc hội như: Tạm ứng không hoàn trả được trong năm; chi ngoài dự toán đã được Quốc hội phê chuẩn; các chính sách phát sinh dẫn đến việc ngân sách chịu trách nhiệm phải chi trả như: bảo lãnh tín dụng, cho vay ưu đãi… Chính phủ đã báo cáo xin ý kiến trước khi quyết định. Tuy quy mô gói kích thích kinh tế của nước ta so với các nước trên thế giới31 không lớn, phù hợp với chủ trương ngăn chặn đà suy giảm của nền kinh tế tại thời điểm đó, nhưng cũng chiếm gần 10% GDP, đây là nguồn lực rất lớn. Các nguồn lực này được phát sinh từ các chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, có tác động rất lớn đến nền kinh tế, các tầng lớp dân cư; đồng thời có tác động qua lại, tạo xung lực và cộng hưởng ảnh hưởng đến an ninh tài chính, tiền tệ, kể cả trước mắt và lâu dài. Do vậy, bài học kinh nghiệm được rút ra là Chính phủ cần có một Báo cáo toàn diện trước Quốc hội về cơ sở pháp lý, đối tượng thụ hưởng, hiệu quả đem lại và những tác động đối với nền kinh tế cả về lợi ích cũng như hạn chế để Quốc hội xem xét một cách toàn diện. 3. Khi xây dựng và quyết định gói kích thích kinh tế, cần có sự phối thực hiện đồng bộ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan. Trong quá trình triển khai thực hiện gói kích thích kinh tế phải đảm bảo nguyên tắc: kịp thời, đúng đối tượng, hiệu quả và kiên quyết thực hiện dứt điểm trong ngắn hạn, tránh kéo dài làm ảnh hưởng tới ổn định vĩ mô trong dài hạn. Giám sát đối với hệ thống tài chính, ngân hàng cần phải được tăng cường, bảo đảm sự minh bạch, công khai và rõ ràng cho các đối tượng thụ hưởng. 4. Trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, việc quyết định gói kích thích kinh tế tiếp theo (nếu có), cần có những giải pháp dài hạn, chuyển mạnh từ việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp (như: miễn, giảm thuế,...) sang các chính sách hỗ trợ gắn với việc tạo môi trường đầu tư, 31 Theo quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF): quy mô các gói kích thích kinh tế so với GDP của một số nước trên thế giới: Trung quốc 4,4% GDP; Mỹ: 4,8% GDP; Đức 3,4% GDP; Ca na đa: 2,7% GDP; Nhật bản 2,2%GDP; Pháp 1,3% GDP. 76 kinh doanh thuận lợi và bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Các chính sách cần gắn với việc đẩy nhanh tiến trình cải cách và cấu trúc lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng (chủ yếu dựa vào khai thác và xuất khẩu tài nguyên, tăng đầu tư, nhất là đầu tư nhà nước) sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, trên cơ sở phát huy nguồn lực và tính năng động của khu vực dân doanh, khai thác lợi thế so sánh, tăng đóng góp của yếu tố công nghệ và quản lý, chất lượng nguồn nhân lực… nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh mới trong từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, tạo ra cơ sở, tiền đề cho việc khai thác tiềm năng đất nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả của tăng trưởng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững trong những năm tiếp theo. Theo tinh thần đó, sẽ đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp chính sách hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ mới để sản xuất sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; phát triển việc xây dựng thương hiệu của các sản phẩm có chất lượng; hỗ trợ để giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa; hỗ trợ phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa; hỗ trợ việc dự trữ, bảo quản lương thực và một số sản phẩm quan trọng khác. Phát triển để tiến tới áp dụng rộng rãi chế độ bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với các sản phẩm nông nghiệp sản xuất tập trung, tỷ suất hàng hóa lớn, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao,... Đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ trong đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề ở nông thôn; khuyến khích đầu tư vào các ngành, lĩnh vực tạo nhiều việc làm. 77 KẾT LUẬN Chuyên đề nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đã được nhóm nghiên cứu triển khai một cách nghiêm túc. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tham khảo tài liệu của Chính phủ, ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội trong các báo cáo trình Quốc hội cũng như báo cáo của một số cơ quan quản lý nhà nước và một số ngân hàng thương mại. Từ kết quả thực hiện một số chính sách trong gói kích thích kinh tế, thông qua định tính và phần nào đó được định lượng qua các con số cụ thể, nhóm nghiên cứu đã có những nhận xét, đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị. Nhóm nghiên cứu của Vụ Kinh tế tự nhận thấy rằng, với điều kiện thời gian và vật chất còn nhiều hạn chế, Nhóm nghiên cứu đã đạt được mục đích chính là góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các thành viên trong Nhóm. 78 PHỤ LỤC Bảng: Một số chỉ tiêu kinh tế thế giới Số liệu thực tế Dự đoán vào tháng 1/2009 Sai khác so với dự đoán vào tháng 10/2008 2007 2008 2009 2010 2009 2010 Sản lượng toàn thế giới 5.2 3.4 0.5 3 -1.7 -0.8 Các nước phát triển 2.7 1 -2 1.1 -1.7 -0.5 Mỹ 2 1.1 -1.6 1.6 -0.9 0.1 Euro 2.6 1 -2 0.2 -1.5 -0.7 Nhật 2.4 -0.3 -2.6 0.6 -2.4 -0.5 Các nước đang phát triển 8.3 6.3 3.3 5 -1.8 -1.2 Các nước đang phát triển ở châu Á 10.6 7.8 5.5 6.9 -1.6 -1.1 Trung Quốc 13 9 6.7 8 -1.8 -1.5 Ấn Độ 9.3 7.3 5.1 6.5 -1.2 -0.3 ASEAN-5 6.3 5.4 2.7 4.1 -1.5 -1.3 Brazil 5.7 5.8 1.8 3.5 -1.2 -1 Kim ngạch xuất khẩu thế giới 7.2 4.1 -2.8 3.2 -4.8 -2.5 Nhập khẩu Các nước phát triển 4.5 1.5 -3.1 1.9 -3 -1.8 Các nước đang phát triển 14.5 10.4 -2.2 5.8 -7 -3.6 Xuất khẩu Các nước phát triển 5.9 3.1 -3.7 2.1 -5 -1.8 Các nước đang phát triển 9.6 5.6 -0.8 5.4 -5.8 -3.5 Giá hàng hóa (USD) Dầu 10.7 36.4 -48.5 20 -16.7 9.7 Không phải nhiên liệu 14.1 7.4 -29.1 7.3 -10.4 6.3 Giá tiêu dùng Các nước phát triển 2.1 3.5 0.3 0.8 -1.1 -0.8 Các nước đang phát triển 6.4 9.2 5.8 5 -1.3 -0.5 Lãi suất liên ngân hàng tại thị trường London (%) Theo đồng USD 5.3 3 1.3 2.9 -0.7 -1.4 Theo đổng EURO 4.3 4.6 2.2 2.7 -0.8 -0.8 Theo đồng Yên 0.9 1 1 0.4 -- -0.3 Nguồn: IMF-World Economic Outlook, tháng 1 năm 2009 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo về Triển vọng kinh tế toàn cầu (công bố ngày 10/6/2010), Ngân hàng Thế giới (WB) 2. Báo cáo đánh giá về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu và các thách thức chính sách, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 28/10/2010 3. Báo cáo số 77/CP-KTTH của Chính phủ ngày 15/5/2009 về tình hình quản lý, sử dụng gói kích cầu 4. Báo cáo số: 7871/BKH-TH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả thực hiện các chính sách kích thích kinh tế và dự kiến các chính sách trong thời gian tới 5. Báo cáo số 92/BC-CP của Chính phủ về tình hình lao động mất việc làm do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế. 6. Các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về kinh tế-xã hội. 7. Báo cáo số 817/BC-UBTCNS12 của Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội về quản lý, sử dụng vốn kích cầu có nguồn gốc từ NSNN góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. 8. Kỷ yếu Hội thảo "Các giải pháp kích thích kinh tế và những vấn đề đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam” do Ủy ban Kinh tế phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, tháng 9/2009. 9. Từ lạm phát tới kích cầu, TS. Phạm Đỗ Chí, Nhà xuất bản trẻ. 10. Báo cáo số 114/BC-CP ngày 14-7-2011 của Chính phủ về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009. 11. Báo cáo số 1962/BC-UBTCNS12 ngày 19-7-2011 của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách thẩm tra về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009. 12. Báo cáo số 93/BC-KTNN ngày 05-7-2011 của Kiểm toán Nhà nước kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan