Đề tài Hiệu quả sản xuất lúa ở xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Qua nghiên cứu thực trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân xã Ninh Mỹ tôi nhận thấy: sản xuất lúa vẫn là cây trồng chủ đạo chiếm diện tích nhiều nhất và được người dân qua tâm đầu tư chăm sóc. Kết quả sản xuất lúa của địa phương khá cao, tuy nhiên kết quả thu được không đồng đều giữa 2 vụ. Vụ Đông Xuân đã đem lại giá trị sản xuất cao năng suất trung bình đạt 2,49 ta/sào, sang vụ Mùa do diễn biến phức tạp của thời tiết và dịch bệnh diễn ra trên diện rộng nên sản lượng thu hoạch đã bị giảm đi đáng kể năng suất trung bình đạt 1,61 tạ/sào. Nhìn chung trên địa bàn nông dân cũng chú trọng quan tâm đầu tư nhưng do diện tích đất đai manh mún, nhỏ lẻ khó áp dụng tiến bộ KHKT, cơ giới hóa vào trong sản xuất. Ngoài ra ở địa phương còn xảy ra hiện tượng thiếu nước tưới vụ Đông Xuân kể cả lúc gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Vào vụ Mùa thì mưa xuất hiện nhiều gây ngập úng nhiều diện tích ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lúa. Nguyên nhân chính là do hệ thống thuỷ lợi và kênh mương nội đồng chưa hoàn c

pdf78 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sản xuất lúa ở xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư về kỹ thuật, kiến thức và đất đai có phần tốt hơn. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 55 Sang tới vụ Mùa thì do diễn biến thời tiết khắc nghiệt nên đã gây ra rất nhiều khó khăn cho quá trình sản xuất của các hộ. Vào vụ Mùa thì bình quân chung của 2 HTX là : GO/IC là 2,65 lần, VA/IC là 1,65 lần, VA/GO là 0,62 lần, điều này có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 2,65 đồng giá trị sản xuất; 1,65 đồng giá trị gia tăng; trong một đồng giá trị sản xuất thu về thì có 0,72 đồng giá trị gia tăng. Vào vụ Mùa thì HTX Liên Thành có hiệu quả sản xuất cao hơn so với HTX Phong Hòa do vào vụ Mùa tại xã xuất hiện nhiều sâu bệnh, và chuột phá hại đặc biệt là HTX Phong Hòa bị nặng hơn, đồng thời người dân không chú trọng quan tâm tới phun thuốc làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Như vậy sản xuất lúa của 2 HTX vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng các loại cây trồng khác như: lạc, đậu tương, ngô, khoai lang, khoai tây nhưng với mức đầu tư chưa được chú trọng về giống, phân bón và kỹ thuật thâm canh còn thấp, khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật còn bảo thủ, lạc hậu khiến cho năng suất bình quân của 2 HTX vẫn còn ở mức trung bình thấp, đặc biệt là vào vụ Mùa khi năng suất ở mức rất thấp. Bên cạnh do thời tiết khí hậu ngày càng khắc nghiệt, sự nóng dần của trái đất, sâu bệnh ngày càng phát triển, mức độ đầu tư sản xuất lúa của các hộ chưa cao nên chỉ đạt năng suất trung bình. 2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra 2.2.5.1. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra Chi phí trung gian là toàn bộ những chi phí mà người nông dân đầu tư vào quá trình sản xuất, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất, trong đó chi phí giống và phân bón chiếm phần lớn quyết định đến năng suất lúa. Tuỳ theo những hộ gia đình khác nhau mà có mức đầu tư khác nhau. Các nhóm hộ có mức đầu tư khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về giá trị sản xuất, thu nhập của hộ nông dân và một số chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sản xuất. Để sản xuất lúa có hiệu quả ngoài các yếu tố về tự nhiên, lao động thì mức đầu tư cũng đóng góp một vai trò quan trọng. Để minh chứng điều này, ta xem xét bảng 20 để thấy được ảnh hưởng của chi phí trung gian tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa năm 2011 của các hộ điều tra tôi chia thành 3 tổ. Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 56 Đối với vụ Đông Xuân IC bq/sào đạt mức 496,85 nghìn đồng, GO/IC và VA/IC tương ứng là 3,59 và 2,59 có nghĩa là có một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 3,59 đồng giá trị sản xuất và 2,59 đồng giá trị gia tăng. Nhưng kết quả này lại thay đổi qua cách phân tổ. Đi từ tổ I đến tổ III, khi mà mức IC ngày càng tăng lên thì GO có xu hướng ngày càng tăng, nhưng các chỉ tiêu hiệu quả GO/IC, VA/IC lại có xu hướng giảm xuống. Cụ thể: Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trung gian nhỏ hơn 465 nghìn đồng có chi phí bình quân mỗi sào là 447,57 nghìn đồng thì thu được giá trị sản xuất và giá trị gia tăng là 1759,43 nghìn đồng giá trị sản xuất và 1311,86 nghìn đồng giá trị gia tăng nhưng hiệu lực của một đồng chi phí bỏ ra lại là cao nhất trong các nhóm phân tổ, GO/IC đạt 3,93 lần và VA/IC đạt 2,93 lần có nghĩa là bình quân một đồng chi phí trung gian của nhóm hộ này bỏ ra thì thu được 3,93 đồng giá trị sản xuất và 2,93 giá trị gia tăng. Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trung gian từ 465-530 nghìn đồng có chi phí bình quân mỗi sào là 493,15 nghìn đồng thì thu được giá trị sản xuất và giá trị gia tăng là cao nhất bình quân mỗi sào của nhóm hộ này tạo ra 1814,97 nghìn đồng giá trị sản xuất và 1321,82 nghìn đồng giá trị gia tăng nên hiệu lực một đồng chi phí bỏ ra không phải là cao nhất, GO/IC là 3,68 lần; và VA/IC là 2,68 lần, có nghĩa là bình quân một đồng chi phí trung gian của nhóm hộ này bỏ ra thì thu được 3,68 đồng giá trị sản xuất và 2,68 đồng giá trị gia tăng. Tuy giá trị sản xuất của tổ này cao nhất nhưng mức tăng này của giá trị sản xuất thấp hơn so với mức tăng chi phí trung gian nên làm cho các chỉ số phản ánh hiệu quả sản xuất đều bị giảm so với tổ I. Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trung gian cao hơn 530 nghìn đồng có chi phí bình quân mỗi sào là 565,47 nghìn đồng thì thu được giá trị sản xuất và giá trị gia tăng tương ứng là 1772,71 nghìn đồng/sào và 1207,24 nghìn đồng/sào nhưng hiệu lực một đồng chi phí bỏ ra lại thấp nhất, GO/IC là 3,13 lần và VA/IC là 2,13 lần. Giá trị sản xuất của tổ này có thấp hơn so với tổ II và cao hơn so với tổ nhưng so với tổ I mức tăng này của giá trị sản xuất thấp hơn so với mức tăng chi phí trung gian nên làm cho các chỉ số phản ánh hiệu quả sản xuất đều bị giảm so với tổ I, và tổ II. Như vậy, IC là nhân tố làm ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa. Với mức đầu tư ở tổ II là mức đầu tư hợp lý nhất vì nó cho năng suất khá cao từ đó làm tăng GO và VA ở mức hợp lý. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 57 Năng suất của các nhóm hộ tương ứng với chi phí trung gian bỏ ra: với nhóm hộ bỏ ra bình quân 447,57 nghìn đồng/sào thì thu được 2,44 Tạ/sào, với 493,15 nghìn đồng/sào thì thu được 2,53 tạ/sào và với 565,47 nghìn đồng thì thu được 2,45 tạ/sào. Điều này được giải thích theo quy luật năng suất cận biên giảm dần: khi đầu tư tăng lên đến một mức độ nhất định thì năng suất bắt đầu giảm xuống. Điều đó có nghĩa là trong quá trình đầu tư sản xuất phải đầu tư một mức phù hợp để có được kết quả tốt nhất, không nên quá lạm dụng sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả sản xuất lúa. Đối với vụ Mùa cũng tương tự như vụ Đông Xuân, cũng được chia thành 3 tổ và giá trị sản xuất, giá trị gia tăng cũng như tỷ lệ GO/IC, VA/IC cao nhất và đạt cực đại ở tổ I, thấp nhất là ở tổ III. Xét về năng suất của các nhóm hộ trong từng tổ thì năng suất của từng tổ tương ứng là 1,60;1,65 và 1,64 tạ/sào. Như vậy tổ có năng suất cao nhất là tổ II với mức đầu tư hợp lý, còn tổ III với mức chi phí trung gian cao nhất nhưng năng suất lại là thấp nhất. Chính vì thế trong quá trình đầu tư các nhóm hộ phải đầu tư vừa đủ, hợp lý, tránh lạm dụng đầu tư quá mức dẫn đếm kết quả đầu tư không hiệu quả. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 58 Bảng 20: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2011 Tổ IC (1000đ/sào) Số hộ IC (1000đ/sào) NS (Tạ/sào) GO (1000đ/sào) VA (1000đ/sào) GO/IC (lần) VA/IC (lần)Hộ % Vụ Đông Xuân I <465 20 33,33 447,57 2,44 1759,43 1311,86 3,93 2,93 II 465 – 530 24 0,40 493,15 2,53 1814,97 1321,82 3,68 2,68 III >= 530 16 26,67 565,47 2,45 1772,71 1207,24 3,13 2,13 Tổng/BQC 60 100 496,85 2,49 1785,69 1288,84 3,59 2,59 Vụ Mùa I <415 21 35 398,09 1,60 1198,42 800,33 3,01 2,01 II 415 – 490 24 0,4 451,79 1,65 1225,47 773,68 2,71 1,71 III >=490 15 0,25 544,78 1,54 1147,26 602,48 2,11 1,11 Tổng/BQC 60 100 453,92 1,61 1201,01 747,09 2,65 1,65 (Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 59 2.2.5.2. Ảnh hưởng của đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, nó đóng góp một phần lớn vào năng suất mà hộ nông dân thu được từ đó ảnh hưởng đến mức thu nhập của các nông hộ. Đối với vụ Đông Xuân khi diện tích đất tăng từ tổ I đến tổ III thì năng suất, giá trị sản xuất và giá trị gia tăng cũng tăng liên tục. Ở tổ I có quy mô sử dụng đất bình quân là 3,71 sào/hộ, năng suất tổ đạt là 2,18 tạ/sào, giá trị sản xuất thu được là 1591,74 nghìn đồng/sào và giá trị gia tăng thu được là 1084,53 nghìn đồng/sào. Tỷ lệ GO/IC và VA/IC lần lượt là 3,14 lần và 2,14 lần, điều đó được giải thích là bình quân cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 3,14 đồng giá trị sản xuất; 2,14 đồng giá trị tăng. Qua tổ II, có quy mô sử dụng đất bình quân là 5,90 sào/hộ, năng suất tổ đạt là 2,44 tạ/sào, giá trị sản xuất thu được là 1747,78 nghìn đồng/sào và giá trị gia tăng thu được là 1252,71 nghìn đồng/sào, Tỷ lệ GO/IC và VA/IC lần lượt là 3,53 lần và 2,53 lần, điều đó được giải thích cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 3,53 đồng giá trị sản xuất; 2,53 đồng giá trị tăng cao hơn so với tổ I, và cứ tiếp tục sang tổ III lại cao hơn so với tổ II. Những hộ có diện tích gieo trồng lớn thuộc tổ III thì mang lại năng suất, giá trị sản xuất cũng như giá trị gia tăng lớn nhất và đạt hiệu quả cao nhất trong 3 tổ. Đối với vụ Mùa cũng tương tự như vụ Đông Xuân, cũng được chia thành 3 tổ và giá trị sản xuất, giá trị gia tăng cũng như tỷ lệ GO/IC, VA/IC thấp nhất là tổ I, cao nhất và đạt cực đại ở tổ III. Từ những phân tích trên ta thấy quy mô đất đai có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa. Diện tích càng cao thì kết quả thu được càng cao. Tuy nhiên với quỹ đất ngày càng hạn hẹp do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước chính vì thế yêu cầu đặt ra cần phải đầu tư thâm canh đúng đắn và hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao. Để làm tốt công tác này cần có sự phối hợp giữa các hộ nông dân cùng với các cấp chính quyền, cán bộ khuyến nông.Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 60 Bảng 21: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2011 Tổ Quy mô đất trồng lúa (sào/hộ) Số hộ Diện tích lúa bình quân/hộ NS (Tạ/sào) GO (1000đ/sào) VA (1000đ/sào) GO/IC (lần) VA/IC (lần) Hộ % Vụ Đông Xuân I <5 17 28,33 3,71 2,18 1591,74 1084,53 3,14 2,14 II 5-8 29 48,33 5,90 2,44 1747,78 1252,71 3,53 2,53 III >=8 14 23,33 9,46 2,68 1925,7 1430,42 3,89 2,89 Tổng/BQC 60 100 6,11 2,49 1785,69 1288,84 3,59 2,59 Vụ Mùa I <5 17 28,33 3,71 1,49 1091,03 625,86 2,35 1,35 II 5-8 29 48,33 5,90 1,59 1187,28 731,85 2,61 1,61 III >=8 14 23,33 9,46 1,70 1269,32 822,94 2,84 1,84 Tổng/BQC 60 100 6,11 1,61 1201,01 747,09 2,65 1,65 (Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 61 2.2.5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa thông qua mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglash Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất lúa của các hộ điều tra, tôi đã sử dụng phương pháp tương quan hồi quy với hàm sản xuất Cobb- Douglash. Năng suất luôn là một yếu tố quan tâm hàng đầu của các hộ nông dân sản xuất. Năng suất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình. Năng suất lúa là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất lúa. Sản xuất muốn có hiệu quả thì trước hết năng suất phải cao. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa. Trong điều kiện và phạm vi nhỏ hẹp của đề tài, tôi chỉ đi sâu phân tích một số yếu tố có ảnh hưởng lớn, chi phối nhiều nhất đến năng suất lúa đó là: giống (X1), phân Đạm (X2), phân Kali(X3), phân NPK(X4), phân chuồng (X5), và công lao động (X6). Còn các yếu tố khác như: nguồn nước, thời tiết khí hậu, diện tích đất trồng tôi không đưa vào mô hình. Hàm sản xuất Cobb-Douglash có dạng: Y=AX11 X22 X33 X44 X55 X6 6 (1.10) Lấy logarit 2 vế, ta có phương trình: LnY = lnA +1lnX1+2lnX2+3lnX3+4lnX4+5lnX5+6lnX6 (1.11) Trong đó: Y: Năng suất lúa tính trên 1 sào A: Hằng số/hệ số tự do, cho biết ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài mô hình đến năng suất lúa. X1: Giống (kg/sào) X2: Lượng phân đạm (kg/sào) X3: Lượng phân kali (kg/sào) X4: Lượng phân NPK (kg/sào) X5: Lượng phân chuồng (kg/sào) X6: Công lao động (công/sào) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 62 Bảng 22: Kết quả xử lý hàm sản xuất Cobb-Douglash của các hộ điều tra sản xuất lúa năm 2011 Chỉ tiêu Hệ số T- stat P- Value Hệ số chặn 1,90 57,54 0.0000 1. Số lượng giống 0,031 2,067 0.0436 2. Phân đạm 0,045 2,073 0.0430 3. Phân kali 0,053 2,266 0.0275 4. Phân NPK 0,043 2,147 0.0363 5. Phân chuồng 0,035 2,926 0.0050 6. Công lao động 0,042 2,457 0.0173 Hệ số xác định R2 0,95 - - Số quan sát 60 - - F- stat 193,66 - - (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán) Từ bảng 22 ta thấy: Hệ số tương quan R2= 0,95, điều này có nghĩa là 95% sự biến động của năng suất lúa trên địa bàn nghiên cứu được giải thích bởi các biến đưa vào mô hình. P-Value: Với mức ý nghĩa 5%, nếu p-val > 0,05 thì có thể kết luận biến nào đó đưa vào mô hình là không ảnh hưởng đến năng suất. Trong kết quả thu được tất cả các biến độc lập đều đạt được mức tin cậy, tức là các nhân tố trong mô hình đều có ảnh hưởng đến năng suất cây lúa. Các hệ số hồi quy trong hàm sản xuất Cobb-Douglash mới chỉ cho biết mức độ co giãn (% thay đổi của năng suất lúa trung bình) đối với các yếu tố đầu vào. Nghiên cứu năng suất cận biên (MP) của các yếu tố đầu vào giúp cho việc xem xét yếu tố đầu tư nào thuận lợi hơn từ đó có những giải pháp để mang lại hiệu quả cao. Năng suất cận biên: MPi =Y/Xi (1.12) Giá trị sản phẩm cận biên: MPVi = MPi * Py (1.13) Đầu tư tối ưu khi: MPVi = Pxi (1.14) Trong đó Py là giá bán 1 kg lúa: Với mức giá bán trung bình cả 2 vụ năm 2011 theo giá thị trường là 7.250 đồng/kg, Pi là giá đơn vị của các yếu tố đầu vào i. Nếu MPV = Pxi thì hộ nông dân đầu tư yếu tố đầu vào xi đạt hiệu quả kinh tế tối ưu. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 63 Nếu MPV > Pxi thì hộ nông dân còn có thể tăng thêm yếu tố đầu vào. Nếu MPV < Pxi thì hộ nông dân không nên tăng thêm yếu tố đầu vào, vì đầu tư chi phí cao hơn thu nhập tăng thêm. Bảng 23: Năng suất cận biên của các yếu tố sản xuất Đầu vào Xi Năng suất cậnbiên (kg/sào) Mức đầu tư trung bình (kg/sào) Pxi (1000đ/sào) MPV (1000đ/sào) 1. Giống 4,13 1,54 55,58 29,94 2. Phân chuồng 0,06 118,17 0,50 0,44 3. Phân đạm 2,22 4,16 49,78 16,10 4. Phân kali 3,21 3,43 44,47 23,27 5. NPK 0,50 17,56 73,79 3,63 (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán) Giống: Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cây lúa. Việc xác định khối lượng giống phù hợp sẽ tạo được mật độ thích hợp, tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển thuận lợi, từ đó nâng cao năng suất tổng thể. Nếu lượng giống quá thấp sẽ gây lãng phí nguồn lực, nếu quá dầy thì cây sẽ thiếu dinh dưỡng, dễ bị sâu bệnh, làm giảm năng suất và chất lượng lúa. Kết quả hồi quy cho thấy, p- val=0,0436, có nghĩa là với độ tin cậy 95% khi cố định các yếu tố đầu vào khác nếu tăng số lượng giống lên 1% tức là tăng bình quân 0,0154 kg/sào thì năng suất lúa sẽ tăng 0,031% (tương ứng tăng 0,0636 kg/sào). Như vậy việc sử dụng giống trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, điều đó cũng dễ hiểu vì đa phần trên địa bàn nông dân sử dụng giống lúa thuần, chưa có sự đầu tư giống lúa mới cho năng suất cao hơn. Từ đó đòi hỏi chính quyền địa phương và hộ nông dân chú ý cải thiện chất lượng giống, và nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật đưa giống lúa mới vào thực nghiệm trên địa bàn để năng suất lúa của xã tăng lên. Phân chuồng: Có nhiều loại phân hữu cơ để bón cho lúa nhưng qua điều tra thực tế thì tôi thấy hộ nông dân vẫn sử dụng phân chuồng. Phân chuồng là loại phân vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây lúa, vừa có tác dụng cải tạo đất, tăng khả năng giữ nước, giữ phân cho đất, tận dụng được chất thải trong chăn nuôi. Trong xu thế phát triển nền nông nghiệp bền vững thì phân chuồng là yếu tố đầu vào rất quan trọng và được khuyến khích dùng nhiều trong nông nghiệp. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 64 Với p-val = 0,0050 với các kiểm định đều chấp nhận được, có nghĩa là với độ tin cậy 95% khi cố định các yếu tố đầu vào khác nếu tăng lượng phân chuồng lên 1% tức là tăng bình quân 1,18 kg/sào thì sẽ làm cho năng suất lúa tăng lên 0,035% (tương ứng tăng 0,072 kg/sào). Vì vậy, trong khi các yếu tố đầu vào luôn biến động và gia tăng thì việc sử dụng phân chuồng sẽ làm giảm chi phí sản xuất cho hộ nông dân và cũng làm tăng năng suất cho lúa. Tuy nhiên, không chỉ bón mình phân chuồng mà vẫn phải sử dụng phân vô cơ bón cho cây để tăng năng suất cây trồng. Phân đạm: Phân đạm là yếu tố dinh dưỡng cần thiết đối với mọi loại cây trồng, và đối với cây lúa cũng vậy nhu cầu về phân đạm cũng rất lớn. Với p-val =0,0430 với các kiểm định đều chấp nhận được, có nghĩa là với độ tin cậy 95% khi cố định các yếu tố đầu vào khác nếu tăng lượng phân đạm lên 1% tức là tăng bình quân 0,0416 kg/sào thì sẽ làm cho năng suất lúa tăng lên 0,045% (tương ứng tăng 0,0923 kg/sào). Phân kali: Phân kali có tác dụng tốt đối với cây lúa giúp làm tăng số nhân, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất và hàm lượng dầu trong hạt. Kết quả hồi quy cho thấy: p-val=0,0275 với các kiểm định đều được chấp nhận, có nghĩa là bón phân kali có ảnh hưởng đến năng suất lúa. Khi cố định các yếu tố đầu vào khác nếu tăng 1% lượng phân bón kali tức là tăng bình quân 0,0343 kg/sào thì sẽ làm cho năng suất tăng lên 0,0537% tương ứng tăng 0,11 kg/sào. Vì vậy, việc bón thêm phân kali sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cây lúa. Phân NPK: Phân tổng hợp NPK gồm chất đa lượng là N, P, K và các chất vi lượng khác cần thiết cho cây trồng. Qua điều tra thực tế tôi thấy hầu như gia đình nào cũng bón, việc sử dụng nhiều phân NPK góp phần giảm đáng kể lượng phân đạm, kali. Việc sử dụng phân tổng hợp có tác dụng cải tạo cải tạo đất, nâng cao hiệu quả kinh tế lúa. P-val=0,0363 với các kiểm định đều được chấp nhận, có nghĩa là bón phân NPK có ảnh hưởng đến năng suất lúa. Khi cố định các yếu tố đầu vào khác nếu tăng 1% lượng phân bón NPK tức là tăng bình quân 0,1756 kg/sào thì sẽ làm cho năng suất tăng lên 0,043% tương ứng tăng 0,088 kg/sào. Từ kết quả trên ta có thể thấy được rằng, phân NPK có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây lúa. Bón phân NPK cho Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 65 cây lúa là cần thiết tuy nhiên cũng như các loại phân khác cần bón hợp lý, đủ nếu như lạm dụng quá mức thì ảnh hưởng tới năng suất của cây lúa. Lao động: Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong nông nghiệp vì nó đòi hỏi kỹ thuật cao và rất khó tự động hóa, cơ giới hóa và lao động nông nghiệp tiếp xúc với cơ thể sống. Vì vậy những hành vi trong sản xuất nông nghiệp không những phải linh hoạt, chính xác, khéo léo mà còn phải có cảm nhận tinh tế trước đối tượng. Kết quả hồi quy cho thấy: p-val=0,0173 với các kiểm định đều chấp nhận được, có nghĩa là công lao động ảnh hưởng đến năng suất lúa. Lao động ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa vì việc đầu tư công lao động gia đình cho làm đất, chăm sóc, bảo vệ là rất cần thiết và quan trọng nhằm tăng năng suất cây trồng. Việc trồng lúa trên địa bàn do diện tích manh mún, nhỏ lẻ nên đa số các nông hộ đều sử dụng lao động gia đình, chỉ có một số hộ gia đình do không đáp ứng đủ lao động nên tiến hành thuê nhưng không nhiều. Như vậy tất cả các yếu tố trong mô hình: giống, đạm, lân, kali, NPK, lao động đều ảnh hưởng đến năng suất của cây lúa. Các biến trong mô hình đều có MPV < PXi có nghĩa là giá trị sản phẩm cận biên nhỏ hơn chi phí của các yếu tố đầu vào, các hộ nông dân không nên đầu tư thêm vì giá trị sản phẩm thu thêm nhỏ hơn chi phí chi thêm. Ngoại trừ phân chuồng có giá trị cận biên lớn hơn chi phí đầu vào nên đầu tư thêm phân chuồng để đạt kết quả tốt hơn. 2.2.6. Tình hình về thị trường tiêu thụ lúa của các hộ điều tra Trong sản xuất hàng hóa, thị trường tiêu thụ là cầu nối giữa người mua và người bán, là nơi thực hiện giá trị hàng hóa, nó đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra một cách liên tục, thông qua thị trường người sản xuất có thể điều chỉnh quy mô, sản lượng chuỗi cung cho thị trường. Trong thị trường hàng hóa yêu cầu về sản phẩm tương đối cao như về hình thức, mẫu mã, chất lượng Sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu đó sẽ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.Trư ờ g Đạ i họ Kin h tế Hu ế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 66 Bảng 24: Tình hình tiêu thụ và sử dụng lúa của các hộ điều tra Chỉ tiêu Số lượng (Tạ) % Tổng sản lượng lúa 1501,00 100,00 1. Sử dụng gia đình 1277,85 85,13 2. Biếu tặng 14,26 0,95 3. Bán 208,89 13,92 - Thu gom nhỏ 175,95 84,23 - Thu gom lớn 0 0 - Khác 32,94 15,77 4. Địa điểm bán 208,89 100,00 -Tại ruộng 0 0 - Tại nhà 142,21 68,08 - Thu gom 57,85 27,69 - Tại chợ 8,84 4,23 (Nguồn: Số liệu điều tra) Cây lúa là cây lương thực, sản lượng chủ yếu là đáp ứng nhu cầu trong gia đình, ngoài ra nó cũng được đem ra bán trên thị trường. Tuy nhiên qua điều tra thực tế tại địa phương tôi nhận thấy các nông hộ sản xuất chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình, chỉ có một vài hộ gia đình dư thừa mới đem bán. Ta thấy: Tổng sản lượng lúa của các hộ điều tra là 1501,00 tạ, trong đó để tiêu dùng gia đình là 1277,85 tạ chiếm 85,13%, biếu tặng là 14,26 tạ chiếm 0,95%, và bán ra thị trường là 208,89 tạ chiếm 13,92%. Qua bảng 24 ta thấy, đa số sản phẩm làm ra đều do thu gom nhỏ tại địa phương chiếm 84,23%, sở dĩ như vậy là do ruộng đất manh mún và hầu hết mỗi hộ làm với quy mô nhỏ nên chưa liên kết được với các đối tượng thu mua lớn do đó nông hô thường bị ép khi bán sản phẩm. Nhìn chung việc tiêu thụ lúa trên địa bàn xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Người dân do thiếu thông tin về thị trường giá cả, người dân bán lại bán với giá thấp, người nông dân đa phần bị ép giá bởi các thương lái buôn đến tận nhà mua. Vì vậy, thời gian tới chính quyền địa phương cần có những chính sách hỗ trợ người dân trong việc tiêu thụ và sử dụng một cách hiệu quả nhằm mang lại kết quả cao nhất cho người dân. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 67 Quá trình phân phối sản phẩm lúa được thực hiện qua các kênh sau: Kênh 1: Người sản xuất thu gom nhỏ địa phương chợ người tiêu dùng Kênh 2: Người sản xuất thu gom nhỏ địa phương người tiêu dùng Kênh 3: Người sản xuất người tiêu dùng Hiện nay, việc tiêu thụ lúa của các hộ chủ yếu do tư thương vào tận nhà mua. Đây là các kênh chủ yếu được thực hiện trên địa bàn địa phương do trên địa bàn chủ yếu là sản xuất với quy mô nhỏ nên việc tiêu thụ còn nhỏ lẻ. 2.2.7. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ lúa tại địa phương 2.2.7.1. Thuận lợi Xã Ninh Mỹ là một xã sản xuất nông nghiệp thuộc đồng bằng Bắc Bộ với vị trí cách thành phố Ninh Bình 5 km bằng đường bộ có quốc lộ 1A với chiều dài gần 2 km, là trung tâm của huyện Hoa Lư rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, do có đường quốc lộ chạy qua do đó thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường bộ, các phương tiện giao thông có thể đi lại dễ dàng, phục vụ cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá. Cây lúa là đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, là cây lương thực chủ yếu, là cây trồng dễ sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương. Mặc dù có một năm do thị trường xuất khẩu ngừng lại làm ảnh hưởng đến tâm lý của người nông dân nhưng trong thời gian vừa qua thị trường lúa lại phát triển mạnh, nhu cầu thị trường về sản phẩm lúa ngày càng cao, giá cả tăng. Vì vậy, sản phẩm làm ra được tiêu thụ hết và người dân phấn khởi sản xuất, tăng cường đầu tư tăng năng suất, nhằm tạo ra nhiều sản hơn đáp ứng nhu cầu thị trường. Có sự lãnh đạo của Đảng, có sự quản lý của HĐND, UBND, sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh cả về giống, kỹ thuật từ phòng Kinh tế huyện nên hiệu quả sản xuất đang có xu hướng tăng. 2.2.7.2. Khó khăn Khó khăn đầu tiên đối với người sản xuất diễn biến phức tạp của thời tiết khí hậu, lúc gieo trồng thường rét đậm rét hại, sâu bệnh diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến năng suất của cây lúa. Thị trường tiêu thụ lúa khá rộng lớn nhưng không ổn định, giá cả biến động gây tâm lý hoang mang, lo ngại đối với người dân. Hầu hết các nông hộ không được tiếp Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 68 cận với thông tin về thị trường, giá cả, sản phẩm hầu hết bán cho các tư thương nhỏ nên thường bị ép giá. Ngoài ra trong quá trình tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại vận chuyển sản phẩm. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 69 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 3.1.1. Định hướng Lúa là cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu ở xã Ninh Mỹ. Cây lúa là cây trồng ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao, là cây lương thực chủ yếu đang được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Hàng năm có 1 lượng lớn sản lượng lúa sản xuất ra của nước ta được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Hơn nữa, lúa là cây trồng thích hợp với nhiều vùng sinh thái. Đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ - kỹ thuật, sản xuất nông sản hàng hóa theo hướng tập trung thành vùng chuyên canh sản xuất cây lương thực, có giá trị dinh dưỡng nhiều mặt, được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, coi trọng cây có giá trị kinh tế cao như cây lúa, mạnh dạn đưa giống mới cho năng suất cao vào đồng ruộng. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình thủy lợi, quan tâm làm thủy lợi nội đồng. 3.1.2. Mục tiêu Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã thì mục tiêu của xã là duy trì ổn định diện tích gieo trồng và tăng năng suất lúa bằng các biện pháp, để vẫn ổn định sản lượng lúa trong khi diện tích gieo trồng giảm. Tất cả đều cho thấy rằng trong điều kiện diện tích đất gieo trồng bị thu hẹp thì thâm canh chính là con đường chủ yếu để phát triển sản xuất lúa trên địa bàn xã trong thời gian tới. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Từ những phân tích và đánh giá thực trạng, hiệu quả, điều kiện tự nhiên-xã hội và định hướng phát triển kinh tế của xã Ninh Mỹ. Xuất phát từ thực tế và điều tra phỏng vấn các hộ trên địa bàn xã thấy được những khó khăn mà người dân đang gặp phải, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa năm 2011 ở xã Ninh Mỹ như sau: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 70 3.2.1. Giải pháp về giống Giống là một trong 4 yếu tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất lúa, nó có 1 vị trí quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả năng suất lúa. Khối lượng giống gieo trồng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lúa thu được, nếu gieo quá nhiều sẽ khiến cho lúa khó phát triển, khó hấp thụ được chất dinh dưỡng, cây còi cọc. Ngược lại nếu cấy với mật độ thưa thớt thì sẽ gây lãng phí các nguồn lực đầu tư năng suất thu được sẽ thấp. Hiện nay trên địa bàn điều tra nghiên cứu tôi thấy hầu như các hộ gia đình chủ yếu là sử dụng các giống lúa như: tạp giao 838, nếp, BC15, VS1,... đây chủ yếu là các loại giống lúa thuần chưa có sự đột biến trong việc nâng cao năng suất, chất lượng không cao. Vì thế yêu cầu đặt ra là cần phải thử nghiệm những loại giống lúa mới, lúa lai cho năng suất và hiệu quả cao hơn. Mặt khác, trên địa bàn thời tiết là nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp, do đó để đạt hiệu quả kinh tế cao trong trồng lúa cần lựa chọn giống thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, điều kiện sản xuất cho từng loại chân đất. Ở những nơi ít sâu bệnh gây hại và có điều kiện sản xuất tốt nên trồng các giống lúa có tiềm năng cho năng suất cao. Ở những nơi sâu bệnh gây hại nhiều, nên chọn các giống lúa có đặc tính chống chịu sâu bệnh cao. 3.2.2. Giải pháp về thị trường giá cả Hiện nay trên địa bàn xã không có thị trường tiêu thụ rộng lớn, các sản phẩm lúa chủ yếu bán cho các tư thương, người thu gom, chợ địa phương, đại lý. Mặt khác, khả năng nắm bắt thông tin thị trường của người dân còn thấp bán với giá rẻ và giá bán do người mua đặt ra hoặc bán thấp hơn so với giá thị trường. Chính vì vậy, cần phải có sự phối hợp, giúp đỡ của các cấp chính quyền xã, huyện, tỉnh để có hướng hoạch định chiến lược tìm thị trường tiêu thụ cho người nông dân, thực hiện việc thu gom đến từng người dân, giảm bớt khâu trung gian trong tiêu thụ. Xây dựng chính sách thu mua với giá cả hợp lý, lợi ích của người dân được đảm bảo, tránh cho người nông dân bị ép giá. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 71 Đồng thời cần sớm xây dựng hệ thống thông tin cho người dân để giúp cho các cơ sở sản xuất cập nhật được các thông tin cần thiết liên quan đến thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó chủ động trong sản xuất. 3.2.3. Giải pháp về đầu tư, kỹ thuật trồng, chăm sóc Yêu cầu của việc trồng lúa cũng cần phải có vốn đầu tư, tuy nhiên còn một số hộ thiếu vốn mà hiện nay giá đầu vào như phân bón, giống tăng cao gây khó khăn cho người nông dân đầu tư sản xuất. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giá phân bón, bình ổn giá đầu vào giúp cho người dân đầu tư sản xuất. Địa phương cần xây dựng cơ sở cung ứng vật tư xuống các HTX để cho người dân mua đúng sản phẩm, giảm được chi phí cho người sản xuất, đáp ứng kịp thời cho người dân. Thời vụ gieo trồng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa. Đòi hỏi chính quyền và hộ nông dân bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp, tạo điều kiện cho các yếu tố khí hậu, thời tiết bên ngoài phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây lúa ở từng thời kỳ mới đảm bảo cho lúa đạt được năng suất cao. Chăm sóc có ý nghĩa quyết định trong việc tạo ra năng suất cây lúa. Đòi hỏi hộ nông dân chăm sóc chu đáo, kịp thời đúng lúc, đúng kỹ thuật. Từ đó đòi hỏi chính quyền địa phương cùng các cấp tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nông dân, mở các lớp tập huấn về kinh nghiệm kỹ thuật gieo trồng nhằm bổ trợ kiến thức cho bà con nông dân, đào tạo bồi dưỡng kiến thức kinh tế thị trường để nông dân chủ động hơn, tích cực tham gia vào thị trường. 3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng Do diện tích nhỏ lẻ manh mún, hệ thống tưới tiêu còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống kênh mương có nhưng vẫn ít và đang bị xuống cấp không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi chính quyền địa phương, công ty thủy nông có sự quan tâm hơn nữa về tưới tiêu kịp thời, hợp lý, có hệ thống kênh mương cấp thoát nước để thuận lợi cho việc gieo trồng và lúc gần thu hoạch của bà con nông dân. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm về hệ thống giao thông nội đồng, mặc dù đã được đầu tư tu sửa nhưng do chưa được chú trọng đúng mức và hiện giờ đang bị xuống cấp, vì thế cần có sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, huyện và chính quyền địa phương về việc tu sửa, xây dựng hệ thống đường xá và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình sản xuất và đời sống của người dân nơi đây. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 72 3.2.5. Giải pháp về phân bón Phân bón gồm 2 loại: phân hữu cơ và phân vô cơ. Đối với phân vô cơ có tác động theo 2 hướng: bón đúng cách và đủ liều lượng sẽ mang lại cho cây lúa chất dinh dưỡng cần đáp ứng cho thời kỳ đó, giúp cho lúa phát triển tốt và cho năng suất cao. Nếu bón quá nhiều hoặc quá ít sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Chính vì vầy đòi hỏi người dân cần phải bón đúng, đủ mới có thể nâng cao năng suất. Đối với phân hữu cơ: Qua điều tra thực tế thấy các hộ nông dân đều tận dụng phân chuồng trong chăn nuôi để bón cho lúa. Phân hữu cơ rất có ích cho lúa góp phần cải tạo đất. Vì thế các hộ nông dân cần tăng cường sử dụng phân hữu cơ vào trong sản xuất lúa. 3.2.6. Giải pháp về đất đai Đất đai đóng vai trò quan trọng quyết định đến sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất lúa nói riêng. Hiện nay trên địa bàn xã diện tích vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún rất khó cho việc đầu tư vấn đề cỏ giới hóa vào sản xuất còn nhiều khó khăn. Hơn nữa việc lạm dụng quá mức thuốc trừ sâu, cũng làm đất bạc màu, giảm chất dinh dưỡng có trong đất. Để khắc phục tình trạng trên HTX cần phải tiến hành các công tác dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện cho việc áp dụng các công cụ cơ giới hóa vào trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng của lúa. 3.2.7. Một số giải pháp khác 3.2.7.1. Giải pháp về khuyến nông Sản xuất lúa trên địa bàn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống. Do đó, để tăng năng suất đồng thời đảm bảo tính bền vững trong sản xuất đòi hỏi có các lớp tập huấn, các buổi học ngắn truyền đạt kinh nghiệm là rất cần thiết. Mặc dù nó chưa phổ biến đối với người dân và chưa được người dân chú ý quan tâm vì người nông dân thường có ít thời gian và họ ngại giao tiếp học hỏi. Điều đó đặt ra cho các cán bộ khuyến nông xã và các ban lãnh đạo của HTX nên đi vào trong thực tế của người dân để biết dân còn gặp khó khăn gì, cần gì và muốn gì để từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục cho cấp trên, từ đó bà con có đủ tự tin, kinh nghiệm hơn trong sản xuất mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân. Đồng thời, nâng cao vai trò hoạt động Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 73 của các HTX theo luật chuyển đổi tăng cường công tác kiểm tra quản lý hoạt động dịch vụ sản xuất của các Hợp Tác Xã (HTX). 3.2.7.2. Giải pháp về phòng ngừa sâu bệnh Các loài sâu bệnh gây hại chủ yếu trên địa bàn không giống nhau. Diễn biến và tác hại của những loài sâu bệnh chủ yếu qua các vụ lúa và qua các năm cũng có nhiều thay đổi. Mặc dù người nông dân đã sử dụng thuốc trừ sâu và một số biện pháp khác nhưng sâu bệnh thường được phát hiện muộn nên hiệu quả chưa cao, sâu bệnh lây lan nhanh làm cho năng suất lúa thấp. Vì vậy, chính quyền địa phương, tổ dịch vụ khuyến nông cùng hộ nông dân cần làm tốt và thường xuyên công tác điều tra, phát hiện sâu bệnh hại và cần nắm được quy luật phát sinh, gây hại của từng loài sâu bệnh chủ yếu dựa trên nguyên tắc của tổng hợp bảo vệ cây (IPM) là lấy việc phòng trừ sâu bệnh là chính. Trước hết là phải có giống lúa tốt. Giống đó phải có khả năng cho năng suất cao, chất lượng lúa tốt và chống chịu được sâu bệnh chủ yếu của địa phương như sâu cuốn lá, vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thực sự cần thiết không nên lạm dụng thuốc BVTV mặc dù thuốc có khả năng diệt trừ các loài gây hại cao, nhanh và dễ áp dụng. Nếu sử dụng quá mức tác động xấu cho sức khỏe con người, cho các loài sinh vật có ích trên ruộng và môi trường sống. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 74 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu thực trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân xã Ninh Mỹ tôi nhận thấy: sản xuất lúa vẫn là cây trồng chủ đạo chiếm diện tích nhiều nhất và được người dân qua tâm đầu tư chăm sóc. Kết quả sản xuất lúa của địa phương khá cao, tuy nhiên kết quả thu được không đồng đều giữa 2 vụ. Vụ Đông Xuân đã đem lại giá trị sản xuất cao năng suất trung bình đạt 2,49 ta/sào, sang vụ Mùa do diễn biến phức tạp của thời tiết và dịch bệnh diễn ra trên diện rộng nên sản lượng thu hoạch đã bị giảm đi đáng kể năng suất trung bình đạt 1,61 tạ/sào. Nhìn chung trên địa bàn nông dân cũng chú trọng quan tâm đầu tư nhưng do diện tích đất đai manh mún, nhỏ lẻ khó áp dụng tiến bộ KHKT, cơ giới hóa vào trong sản xuất. Ngoài ra ở địa phương còn xảy ra hiện tượng thiếu nước tưới vụ Đông Xuân kể cả lúc gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Vào vụ Mùa thì mưa xuất hiện nhiều gây ngập úng nhiều diện tích ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lúa. Nguyên nhân chính là do hệ thống thuỷ lợi và kênh mương nội đồng chưa hoàn chỉnh còn thiếu và sử dụng lâu năm nên bị xuống cấp. Chính vì vậy, để phát triển sản xuất lúa, cần phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương để từng bước nâng cao năng suất lúa và thu nhập cho bà con nông dân, bên cạnh đó cần phải thực hiện một số giải pháp: chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành nông nghiệp, mạnh dạn đưa giống lúa mới cho năng suất cao vào sản xuất, kết hợp được những kinh nghiệm truyền thống mà cha ông ta để lại với công nghệ khoa học mới, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất cũng như chất lượng lúa. 3.2. KIẾN NGHỊ * Đối với nhà nước Nhà nước cần bổ sung và hoàn thiện các biện pháp chính sách phát triển nông nghiệp như chính sách đất đai, chính sách vốn, chính sách về vấn đề tiêu thụ, chính sách hỗ trợ giá một số yếu tố đầu vào như: giống, phân bón để người dân yên tâm đầu Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 75 tư sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi đầu tư, tăng năng suất cây trồng, bên cạnh đó nhà nước cần phải cung cấp, đáp ứng thông tin về thị trường kịp thời cho hộ nông dân. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất. * Đối với chính quyền địa phương Thực hiện và áp dụng tốt các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Nhà nước, tỉnh uỷ, huyện về phát triển mở rộng diện tích gieo trồng. Cần tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cử cán bộ đi tập huấn về chuyên môn nhằm tiếp thu các kỹ thuật sản xuất mới để phổ biến cho bà con nông dân ứng dụng sản xuất. Trong thời gian tới xã nên phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn huyện, tỉnh, phối hợp với Nhà nước để đầu tư phát triển CSHT nội đồng, tu bổ và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, kênh mương nội đồng. Nâng cao chất lượng quản lý điều hành các khâu dịch vụ của HTX nông nghiệp. Tìm thị trường đầu ra cho người nông dân, khuyến khích hộ nông dân tập trung sản xuất. Đi sâu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân. * Đối với hộ nông dân Hộ nông dân có kế hoạch sản xuất cụ thể, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp với năng lực sản xuất của mình, phù hợp với điều kiện địa phương. Hộ nông dân cần tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng các giống mới vào gieo trồng để tăng năng suất. Đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong thời kỳ mới. Cần phải thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm, tích cực đáp ứng KHKT vào sản xuất mạnh dạn đưa giống lúa lai mới vào sản xuất. Phối hợp với các cấp chính quyền để việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả nhất.Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 76 MỤC LỤC PHẦN I......................................................................................................................................1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................................1 I. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................1 II. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................2 III. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................2 IV. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................2 PHẦN II ....................................................................................................................................4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................................................4 1.1.1. Một số khái niệm và phương pháp tính hiệu quả kinh tế ..............................................4 1.1.1.1. Hiệu quả.........................................................................................................................4 1.1.1.2. Hiệu quả kinh tế .............................................................................................................4 1.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ..........................................................................5 1.1.2. Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa................6 1.1.3. Nguồn gốc, xuất xứ của cây lúa ......................................................................................7 1.1.4. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây lúa ...........................................................8 1.1.4.1. Giá trị dinh dưỡng..........................................................................................................8 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa....................................10 1.1.5.1. Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên ............................................................................10 1.1.5.2. Yếu tố kinh tế xã hội .....................................................................................................11 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................................13 1.2.1 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam................................................................................13 1.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Ninh Bình.......................................................................15 1.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở huyện Hoa lư ........................................................................16 CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ NINH MỸ, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH.................................................................................18 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................18 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................................18 2.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................................18 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình ........................................................................................................18 2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu............................................................................................19 2.1.2 Đặc điểm văn hoá – xã hội .............................................................................................19 2.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội................................................................................................21 2.1.3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Ninh Mỹ....................................................................21 i Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 77 2.1.3.2. Tình hình dân số và lao động của xã Ninh Mỹ qua 3 năm (2009-2011).........................23 2.1.3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật phục vụ đời sống và sản xuất của xã Ninh Mỹ .................................................................................................................................................27 2.1.3.4. Tình hình phát triển kinh tế của xã Ninh Mỹ qua 3 năm (2009-2011)............................30 2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng...................................................................31 2.1.4.1. Thuận lợi......................................................................................................................31 2.1.4.2. Khó khăn......................................................................................................................32 2.2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA NĂM 2011 Ở XÃ NINH MỸ, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH ............................................................................................................................33 2.2.1. Khái quát chung về tình hình sản xuất lúa của xã Ninh Mỹ .......................................33 2.2.2. Tình hình lao động, đất đai, trang bị TLSX và sử dụng giống lúa năm 2011 của các hộ điều tra ....................................................................................................................................35 2.2.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động..................................................................................35 2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2011 .............................................37 2.2.2.3. Tình hình trang bị vật chất, kỹ thuật .............................................................................38 2.2.3. Tình hình đầu tư thâm canh của các nhóm hộ điều tra...............................................40 2.2.3.1. Tình hình sử dụng giống lúa của các hộ điều tra...........................................................40 2.2.3.2. Tình hình sử dụng phân bón của các hộ điều tra...........................................................42 2.2.3.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV của các hộ điều tra ......................................................44 2.2.3.4. Chi phí dịch vụ thuê ngoài ............................................................................................46 2.2.4 Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa năm 2011 của các hộ điều tra..................................47 2.2.4.1. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra .............................................................................47 2.2.4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra năm 2011................................52 2.2.4.3. Kết quả sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2011 ......................................................53 2.2.4.4. Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2011 ....................................................54 2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra.......55 2.2.5.1. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra.............................................................................................................................................55 2.2.5.2. Ảnh hưởng của đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra..........59 2.2.5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa thông qua mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglash........................................................................................................................61 2.2.6. Tình hình về thị trường tiêu thụ lúa của các hộ điều tra .........................................65 2.2.7. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ lúa tại địa phương .......................67 2.2.7.1. Thuận lợi.....................................................................................................................67 2.2.7.2. Khó khăn.....................................................................................................................67 ii Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 78 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA .........................................................................................................69 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN .........................................................69 3.1.1. Định hướng...................................................................................................................69 3.1.2. Mục tiêu ........................................................................................................................69 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA .............69 3.2.1. Giải pháp về giống .......................................................................................................70 3.2.2. Giải pháp về thị trường giá cả ....................................................................................70 3.2.3. Giải pháp về đầu tư, kỹ thuật trồng, chăm sóc .........................................................71 3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ..........................................................................................71 3.2.5. Giải pháp về phân bón ................................................................................................72 3.2.6. Giải pháp về đất đai ....................................................................................................72 3.2.7. Một số giải pháp khác .................................................................................................72 3.2.7.1. Giải pháp về khuyến nông ..........................................................................................72 3.2.7.2. Giải pháp về phòng ngừa sâu bệnh ............................................................................73 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................74 3.1. KẾT LUẬN .....................................................................................................................74 3.2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................74 iii Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_san_xuat_lua_o_xa_ninh_my_huyen_hoa_lu_tinh_ninh_binh_4379.pdf