Đề tài Hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát

Các khoản phải thu có tác dụng làm tăng doanh thu bán hàng, chi phí tồn kho giả m, tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả song nó cũng làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho các nguồn tài trợ. Khoản phải thu của công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát tăng từ 720 tỉ (năm 2008) lên đến hơn 883 tỉ (năm 2009). Chính vì vậy, quản lí chặt chẽ các khoản phải thu để công ty vừa tăng được doanh thu, tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có vừa đảm bảo tính hiệu quả là điều hết sức quan trọng. Công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp chúng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết các khoản phải thu khi đến hạn.

pdf21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4742 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận môn Quản trị tài chính 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................. 2 NỘI DUNG .......................................................................................... 3 I. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát Hà Nội................... 3 1. Lịch sử hình thành ................................................................................... 3 2. Lĩnh vực kinh doanh ................................................................................ 3 3. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 5 II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ... 6 1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ................................ 6 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty ............................................15 III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát Hà Nội ................................................................. 17 1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty: ................17 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty...............18 3. Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của công ty: ..................................................................................................19 KẾT LUẬN ....................................................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 21 Tiểu luận môn Quản trị tài chính 2 MỞ ĐẦU Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì một yếu tố không thể thiếu được là phải có vốn. Có 2 nguồn vốn: vốn tự có và vốn đi vay, vậy quản trị và điều hành về tỉ lệ giữa 2 loại vốn này như thế nào là hợp lý và có hiệu quả? Ngoài ra, vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam đang là vấn đề bức xúc mà các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Trong nhiều diễn đàn và trong công luận ở nước ta, người ta bàn rất nhiều về vấn đề vốn của doanh nghiệp. Xu thế toàn cầu hoá thì việc một quốc gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu sẽ như thế nào? Cơ bản phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sở tại. Khả năng cạnh tranh là nguồn năng lực thiết yếu để doanh nghiệp tiếp tục vững bước trên con đường hội nhập kinh tế. Mặt khác, những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như: vốn, trình độ kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý, kỹ năng cạnh tranh, bộ máy tổ chức sản xuất, lợi nhuận. Để đạt được yêu cầu đó thì vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn của mình? Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiêp, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Một số vấn đề về vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát Hà Nội”. Chúng em hi vọng rằng, với bài viết này có thể chỉ ra được những tồn tại trong công ty, trên cơ sở đó nhằm đưa ra những ý kiến, kiến nghị góp phần nâng cao hơn nữa về hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tiểu luận môn Quản trị tài chính 3 NỘI DUNG I. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát Hà Nội 1. Lịch sử hình thành Công ty TNHH Sắt thép Hòa Phát được thành lập năm 2000 với số vốn là 20 tỷ đồng. Ngày 26/10/2001 Công ty chuyển đổi thành Công ty CP Thép Hòa Phát với số vốn là 90 t ỷ đồng. Ngày 21/06/2002 Nhà máy Cán thép được xây dựng và đi vào hoạt động với công suất 300,000 tấn/năm với sản phẩm chủ yếu là thép cốt bê tông cán nóng, thép cuộn, thép thanh vằn. Đầu năm 2007 công ty mua lại 6 doanh nghiệp độc lập mang thương hiệu Hòa Phát khác là Công ty CP Thép Hòa Phát, Cty TNHH Thiết bị phụ tùng Hòa Phát, Cty TNHH Điện lạnh Hòa Phát, Cty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát, Cty TNHH Thương mại Hòa Phát. Ngày 09/01/2007 chính thức đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát. Theo công văn số 135/QĐ-SGDHCM ngày 31 tháng 10 năm 2007, Sở Giao dịch Chứngkhoán Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát với mã cổ phiếu HPG. Ngày 15 tháng 11 năm 2007, 132 triệu cổ phiếu của Công ty đã được chính thức niêm yết và bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy chứng nhận đăng ký lưu ký chứng khoán số 101/2007-GCNCP-CNTTLK ngày 30 tháng 10 năm 2007 của chi nhánh Trung tâm Lưu ký Chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Lĩnh vực kinh doanh HPG là Tập đoàn kinh doanh đa ngành, hoạt động chính trong các lĩnh vực sản xuất thép, nội thất, điện lạnh, xây dựng, thương mại và bất động sản. Thương hiệu Hòa Phát đã có bề dày hình thành và phát triển, tạo dựng được niềm tin và sự tín nhiệm đối với khách hàng trong nhiều sản phẩm. Sản phẩm chủ lực là thép xây dựng, chiếm tỷ trọng 47.3% doanh thu Tập đoàn, đứng thứ 4 cả nước với 8.5% thị phần và vị trí thứ 2 tại miền Bắc (chỉ sau TISCO). Hoạt động chính của Tập đoàn bao gồm: Tiểu luận môn Quản trị tài chính 4 Đầu tư tài chính; Buôn bán và xuất nhập khẩu thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép; Sản xuất cán, kéo thép, sản xuất tôn lợp; Sản xuất ống thép không mạ và có mạ, ống inox; Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điều hoà không khí; Sản xuất các sản phẩm cơ khí, hàng nội thất phục vụ văn phòng, gia đình trường học; Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị; Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, kinh doanh bất động sản; cho thuê nhà và văn phòng; Sản xuất kinh doanh các loại máy xây dựng và máy khai thác mỏ; Buôn bán tư liệu sản xuất; sửa chữa các sản phẩm cơ khí; sản xuất sản phẩm cơ khí (chủ yếu là thiết bị máy móc xây dựng, bàn ghế, tủ văn phòng); dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện; sản xuất và chế biến đồ gỗ; buôn bán vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nông, công nghiệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật); buôn bán ô tô, xe máy, máy, thiết bị, phụ tùng ngành giao thông vận tải và khai thác mỏ, phương tiện vận tải; buôn bán đồ điện, điện tử, thiết bị quang học và thiết bị y tế; buôn bán nông, thủy, hải sản, lâm sản đã chế biến; buôn bán hóa chất, rượu, bia, nước ngọt (trừ hoá chất Nhà nước cấm); sản xuất và mua bán sắt thép các loại, phế liệu sắt thép, kim loại mầu các loại, phế liệu kim loại mầu; xuất nhập khẩu các sản phẩm và hàng hoá; Kinh doanh mua bán, nhập khẩu các loại thép cuộn, thép tấm, ống mạ kẽm, ống đúc, và sắt thép phế liệu. Sản xuất sắt, thép, gang; khai thác quặng sắt; khai thác và thu gom than non. Thăm dò, khai thác, tuyển luyện quặng, mua bán, xuất nhập khẩu khoáng sản; xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, vận tải hàng hóa đường sắt đường bộ. Thăm dò khai thác khoáng sản. Dịch vụ thể dục, thể thao (đào tạo, tổ chức thi đấu, chuyển giao vận động viên). Tiểu luận môn Quản trị tài chính 5 3. Cơ cấu tổ chức Công ty có trụ sở chính tại Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên và có các chi nhánh sau: Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát tại Hà Nội; Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát tại Đà Nẵng; và Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát tại Hồ Chí Minh. Số lượng nhân viên của Tập đoàn tại ngày 31 tháng 12 năm 2009 là 6.833 người (tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 là 5.663 người).  HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Thành viên Hội đồng quản trị trong giai đoạn và vào ngày lập báo cáo này như sau: Ông Trần Đình Long Chủ tịch Ông Trần Tuấn Dương Phó Chủ tịch Ông Nguyễn Mạnh Tuấn Phó Chủ tịch Ông Doãn Gia Cường Phó Chủ tịch Ông Nguyễn Ngọc Quang Thành viên Ông Tạ Tuấn Quang Thành viên Ông Hoàng Quang Việt Thành viên Ông Don Di Lam Thành viên Ông Lars Kjaer Thành viên Ông Chu Quang Vũ Thành viên Miễn nhiệm ngày 3 tháng 8 năm 2009  Tại ngày 31 tháng 12 năm 2009, Công ty có các công ty con sau: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát; Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát; Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ống thép Hòa Phát; Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Điện lạnh Hòa Phát; Tiểu luận môn Quản trị tài chính 6 Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát; Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Hòa Phát; Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát; Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hòa Phát Lào; Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản An Thông; và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên Hòa Phát – Bình Định. II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Tiểu luận môn Quản trị tài chính 7 Bảng 1 Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty (Nguồn Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2009) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng I. Nguồn VCSH 4.898.775.649.293 47,82% 4.111.066.885.721 72,90% 787.708.763.572 19,16% 1.Vốn CSH 4.825.091.164.581 47,11% 4.070.660.719.967 72,18% 754.430.440.614 18,53% - Vốn đầu tư của CSH 1.963.639.980.000 19,17% 1.963.639.980.000 34,82% 0 0,00% - Thặng dư vốn cổ phần 1.620.900.010.000 15,82% 1.620.900.010.000 28,74% 0 0,00% - Lợi nhuận chưa phân phối 1.154.638.925.396 11,27% 415.743.316.148 7,37% 738.895.609.248 177,73% - Quỹ dự phòng tài chính 144.179.946.479 1,41% 76.429.969.200 1,36% 67.749.977.279 88,64% - Chênh lệch tỉ giá hối đoái (58.267.697.294) -0,57% (6.052.555.381) -0,11% (952.215.141.913) 15732,45% 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 73.684.484.712 0,72% 40.406.165.754 0,72% 33.278.318.958 82,36% II. Nợ phải trả 5.104.606.962.713 49,83% 1.294.098.304.111 22,95% 3.810.508.658.602 294,45% 1.Nợ dàihạn 539.493.923.852 5,27% 37.767.682.633 0,67% 501.726.241.219 1328,45% 2.Nợ ngắnhạn 4.565.113.038.861 44,57% 1.256.330.621.487 22,28% 3.308.782.417.383 263,37% - Vay ngắn hạn 3.648.096.119.795 35,61% 588.329.658.721 10,43% 3.059.766.461.074 520,08% - Phải trả người bán 444.426.109.610 4,34% 295.758.522.868 5,24% 148.667.586.742 50,27% - Người mua trả trước 53.204.605.485 0,52% 225.254.924.087 4,00% (172.050.318.602) -76,38% - Nộp nhà nước 295.236.576.239 2,88% 83.364.015.509 1,48% 211.852.560.730 254,13% - Trả người lao động 24.465.398.028 0,24% 18.664.497.077 0,33% 5.800.900.951 31,08% - Chi phí phải trả 55.605.566.843 0,54% 19.204.262.543 0,54% 36.401.304.300 189,55% - Phải trả khác 33.874.093.557 0,33% 25.734.704.673 0,46% 8.139.352.884 31,63% - Dự phòng trả ngắn hạn 10.204.569.304 1,89% - - - - III. Lợi ích cổ đông thiểu số 239.857.377.079 2,35% 234.209.358.493 4,15% 5.648.018.586 2,41% TỔNG SỐ 10.243.239.989.085 100,00% 5.639.374.548.325 100,00% 4.603.865.440.760 81,64% Tiểu luận môn Quản trị tài chính 8 Từ bảng số liệu trên, ta có các chỉ tiêu năm 2009 của công ty là: Hệ số nợ = = = 49,83% Hệ số nợ dài hạn: 9,92% Từ việc tính toán trên, ta thấy hệ số nợ của công ty ở mức vừa phải (49,83%) trong khi đó vốn tự có chỉ chiếm một phần nhỏ (19,17%) trong tổng nguồn vốn (47,82%). Để đánh giá chính xác hơn ta đi vào phân tích bảng 2: Về cơ cấu tài sản : TSNH vào khoảng 3.849 tỷ đồng (68,25%) vào đầu năm. Đến cuối năm đã tăng lên là 5.407 tỷ đồng (52,79%) trong đó phần lớn là nằm ở hàng tồn kho chiếm 24,96%, và vốn bằng tiền mặt 14,45% tổng giá trị tài sản của công ty. Tài sản là hiện vật ( hàng tồn kho, TSCĐ, công trình XDCB dở dang) là 7.523 tỷ đồng chiếm khoảng 73,44%, tài sản còn lại là vốn bằng tiền, công nợ phải thu, đầu tư tài chính dài hạn chiếm 26,56%. Những tỷ lệ này cho thấy việc đầu tư dài hạn vào cơ sở vật chất kỹ thuật hình thành TSCĐ của doanh nghiệp là khá cao, công ty đã dành phần lớn tài sản của mình để đầu tư vào tài sản dài hạn. Cụ thể một số nhóm tài sản như sau: Về nợ phải thu : Tại thời điểm ngày 31/12/2009 là 883 tỷ đồng chiếm 8,62% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Nếu xét riêng vào thời điểm cuối năm 2009 thì tỷ lệ nợ phải thu này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn, tuy nhiên nếu so sánh với thời điểm đầu năm thì tỷ lệ nợ phải thu này đã tăng thêm 22,61% (cụ thể là từ mức 720 tỷ lên 883 tỷ). Qua số liệu này có thể thấy việc quản lý các khoản phải thu ngắn hạn của công ty có dấu hiệu đi xuống đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì các khoản nợ phải thu này không sinh lời, làm giảm tốc độ quay vòng của vốn. Mặc dù tỷ lệ này không lớn nhưng đây là điều còn hạn chế trong sử dụng vốn của công ty, đòi hỏi công ty cần xem xét để đưa ra phương án tốt nhất cho việc sử dụng vốn của mình. Về hàng hóa tồn kho : tại thời điểm ngày 31/12/2009 là 2.556 tỷ đồng chiếm 24,96% tổng giá trị tài sản, so với TSNH chiếm 47,27%. Đặc biệt so sánh Tiểu luận môn Quản trị tài chính 9 với thời điểm đầu năm thì giá trị hàng tồn kho đã tăng thêm 40,46% đây thực sự là một điều đáng báo động với việc quản lý nguồn vốn của công ty. Trong khi hàng tồn kho với đặc tính thanh khoản kém, không sinh lãi và tiềm ẩn nguy cơ mất giá thì việc hàng tồn kho chiếm tới gần một nửa giá trị TSNH và gần một phần tư tổng tài sản đã cho thấy được sự yếu kém trong công tác quản lý hàng tồn kho. Có thể nói nhìn vào bảng CĐKT thì số liệu hàng tồn kho đã thể hiện rằng phần lớn vốn lưu động bị ứ đọng ở hàng tồn kho. Về vốn bằng tiền : Trong năm 2009 có thể nói đây là khoản mục có tỷ lệ tăng mạnh nhất trong BCTC của Hòa Phát tốc độ tăng 190,17% cho thấy tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền của công ty đã tăng lên một cách đáng kể trong đó tăng mạnh nhất là tiền mặt từ 253 tỷ lên 915 tỷ đồng chiếm 14,45% tổng giá trị tài sản. Thuận lợi của việc gia tăng tỷ lệ nắm giữ tiền đó là tính thanh khoản của tiền mặt, sẽ làm gia tăng tỷ số thanh toán nhanh và giảm sức ép việc thanh toán các khoản nợ đến hạn mà không phụ thuộc nhiều vào giá trị hàng tồn kho. Tuy nhiên việc giữ tiền quá nhiều trong công ty dưới dạng tiền mặt cũng làm tăng các loại rủi ro khác và đáng lưu ý là các khoản tiền này không sinh lời, điều này đòi hỏi công ty phải tìm những biện pháp để giữ tiền mặt ở mức hợp lý nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản và khả năng sinh lời. Về tài sản cố định : TSCĐ của công ty là 3.065 tỷ đồng chiếm 29,93% trong tổng tài sản, trong đó TSCĐHH chiếm 876 tỷ , nguyên giá là 1.634 tỷ, giá trị còn lại chiếm 53,61% nguyên giá, tỷ lệ hao mòn là 46,39%. So sánh với thời điểm đầu năm nguyên giá là 1.439 tỷ đồng và giá trị còn lại chiếm khoảng 61% đã cho thấy sự giảm nhẹ trong giá trị tài sản còn lại của công ty. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn ở mức chấp nhận được và sự gia tăng trong nguyên giá tài sản cũng cho thấy công ty có sự đầu tư vào việc đổi mới máy móc dây chuyền. Tiểu luận môn Quản trị tài chính 10 Bảng 2 Cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Lượng % Lượng % Lượng % TỔNG TÀI SẢN 5.639.374.548.325 100,00 10.243.239.989.085 100,00 4.603.865.440.760 81,64 I.Tài sản ngắn hạn 3.849.009.101.068 68,25 5.407.840.665.885 52,79 1.558.831.564.817 40,50 - Vốn bằng tiền 510.218.287.249 9,05 1.480.490.925.374 14,45 970.272.638.125 190,17 - Phải thu ngắn hạn 720.175.258.324 12,77 883.023.387.201 8,62 162.848.128.877 22,61 - Hàng tồn kho 1.820.239.669.743 32,28 2.556.676.319.108 24,96 736.436.649.365 40,46 - Đầu tư TCNH 734.385.999.000 13,02 146.137.615.408 1,43 (588.248.383.592) -80,10 - TSLĐ khác 63.989.886.752 1,13 341.512.418.794 3,33 277.522.532.042 433,70 II. Tài sản dài hạn 1.790.365.447.257 31,75 4.835.399.323.200 47,21 3.045.033.875.943 170,08 - Phải thu dài hạn 43.404.000 0,00 43.404.000 0,00 0 0,00 - Tài sản cố định 1.265.421.455.951 22,44 3.065.311.850.943 29,93 1.799.890.394.992 142,24 - BĐS đầu tư 18.330.500.676 0,33 19.549.586.087 0,19 1.219.085.411 6,65 - Đầu tư TCDH 380.605.806.896 6,75 1.101.992.112.536 10,76 721.386.305.640 189,54 - TSDH khác 125.964.279.734 2,23 648.502.396.634 6,33 522.538.089.900 414,83 Tiểu luận môn Quản trị tài chính 11 Để xem xét tài sản có được tài trợ như thế nào ta sẽ nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua các chỉ số của bảng 1 : Từ bảng trên ta có thể nhận thấy tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn là Nguồn vốn vay và chiếm dụng Nguồn vốn chủ sở hữu Trong đó : Vốn vay và vốn chiếm dụng chiếm 22,95% vào đầu năm, đến cuối năm tăng về lượng là 3.810 tỷ và tỷ trọng tăng lên là 49,83%. Vốn chủ sở hữu chiếm một lượng là 47,82%. Như vậy, doanh nghiệp cố một đồng vốn thì chỉ cần vay hoặc chiếm dụng1,04 đồng cho kinh doanh của mình, cho thấy được sự cân đối giữa vốn chủ sở hữu và nợ. Tuy nhiên, số liệu này mới chỉ phản ánh tại thời điểm 31/12/2009, do vậy, chưa phản ánh hết tình hình huy động vốn của doanh nghiệp. Về nguồn vốn CSH : tổng nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm là 4.825 tỷ đồng, trong đó đầu năm là 4.070 tỷ đồng tăng 18,53%. Sự gia tăng trong vốn chủ sở hữu này phần lớn là nhờ sự gia tăng trong 2 khoản mục đó là lợi nhuận chưa phân phối tăng 177,72% và quỹ dự phòng tài chính tăng 88,64%. Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có mức vốn chủ sở hữu cao sẽ chủ động về năng lực hoạt động của mình, không bị phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Như vậy có thể nói nguồn vốn CSH của Hòa Phát là tương đối cao (47,11%) chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng tự chủ về tài chính. Mặc dù tỷ trọng vốn chủ sở hữu có giảm so với đầu năm nhưng sự gia tăng mạnh trong các khoản lợi nhuận chưa phân phối và quỹ dự phòng tài chính đã cho thấy được phần nào hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Về nợ phải trả : Tổng số nợ phải trả là 1.294 tỷ đồng vào đầu năm, con số này đã tăng lên là 5.104 tỷ đồng vào cuối năm bằng 3,94 lần và bằng 5,78 (5104/883) nợ phải thu. Trong khi tỷ lệ đầu tư của vốn chủ sở hữu không tăng lên thì sự gia tăng của nợ phải trả này đã cho thấy công ty ngày càng có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn. Khoản nợ phải trả này doanh nghiệp phải mất chi phí cho việc sử dụng nó là lãi suất trong khi các khoản phải thu thù doanh Tiểu luận môn Quản trị tài chính 12 nghiệp lại không được hưởng lãi. Đây là điều không hợp lý trong sử dụng vốn của công ty. Cũng từ bảng 1 ta thấy, nếu xét về tỷ trọng thì tất cả các khỏn phải trả bao gồm : nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác đều có xu hướng tăng lên trong đó tăng mạnh nhất là tỷ lệ nợ dài hạn. Điều này chứng tỏ công ty đã chú ý đến đầu tư vào TSCĐ nhằm đổi mới thiết bị công nghệ, sử dụng hợp lý nguồn vốn vay của mình. Như vậy qua phân tích về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty Hòa Phát năm 2009 ta thấy : Tổng tài sản của công ty tăng 4.603 tỷ đồng Các loại tài sản khác hầu hết đều có xu hướng tăng lên Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cũng tăng lần lượt là 3.810 và 787 tỷ đồng… Qua việc phân tích trên có thể thấy với việc gia tăng sử dụng nợ thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã tăng lên đáng kể. Để hiểu chính xác hơn ta đi sâu vào nghiên cứu vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp, từ đó giúp ta có được cái nhìn đầy đủ hơn về tình trạng sử dụng vốn của công ty Hòa Phát. Bảng 3 Cơ cấu vốn cố định của tập đoàn Hòa Phát Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1.TSCĐHH (GTCL) 866.051.056.425 877.668.572.169 876.483.904.113 - Hao mòn lũy kế (390.724.106.38) (562.215.285.124) (757.653.344.213) - Nguyên giá 1.256.775.162.733 1.439.883.857.293 1.634.137.248.326 2.TSCĐ (ĐTTCDH) 392.259.430.415 380.605.806.896 1.101.992.112.536 3.CF XDCBDD 28.210.367.950 110.448.487.863 1.902.385.820.867 4.Tổng 1.286.520.854.790 1.368.722.866.928 3.880.861.837.516 Qua bảng 3 ta thấy : Tiểu luận môn Quản trị tài chính 13 TSCĐHH của công ty chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng tài sản bao gồm các loại máy móc thiết bị, nhà cửa…. Năm 2008 tỷ trọng này là 69,32% sang năm 2009 tỷ trọng này là 28,58%. Mặc dù tỷ trọng trong tổng tài sản giảm nhưng nguyên giá của tài sản lại tăng chứng tỏ công ty cũng có sự đầu tư đổi mới nhưng chưa cao, khoản mục đầu tư tài chính dài hạn của công ty tăng mạnh trong năm 2009 lên 1.101 tỷ đồng, điều này chứng tỏ kết quả kinh doanh của công ty là tương đối tốt, khoản lợi nhuận giữ lại cao. Tuy nhiên sự sụt giảm tỷ trọng của TSCĐHH phải kể đến nguyên nhân là sự gia tăng của chi phí xây dựng cơ bản dở dang từ 28 tỷ năm 2007 lên 110 tỷ năm 2008 và 1.902 tỷ năm 2009 điều này cho thấy sự quản lý vốn chưa hiệu quả của công ty – vốn nằm nhiều trong các dự án chưa hoàn thành. Nhưng nguồn vốn của công ty có được đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hay không? Ta cần tính toán và so sánh giữa nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp. Ta có thể sử dụng bảng số liệu sau: Bảng 4 Tỉ suất tài trợ vốn cố định Công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát 2007 2008 2009 1. Tài sản dài hạn 1,621,282,269,054 1,790,365,447,257 4,835,399,323,200 2. Nợ dài hạn 264,977,380,528 37,767,682,633 539,493,923,852 3. Vốn chủ sở hữu 3,223,430,601,301 4,345,276,244,214 5,138,633,026,372 4. VLĐ thường xuyên 1,867,125,712,775 2,592,678,479,590 842,727,627,024 (Nguồn Báo cáo kiểm toán tập đoàn Hoà Phát 2007, 2008, 2009) VLĐ thường xuyên = Tổng TSNH - Nợ NH = Nợ DH + VCSH - TSDH Qua bảng biểu ta thấy, từ năm 2007 đến 2009, vốn lưu động thường xuyên của công ty >0, như vậy nguồn vốn dài hạn đủ đầu tư cho tài sản cố định. Tài sản lưu động đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn nên cán cân thanh toán của doanh nghiệp cân bằng. Ta nhận thấy, tài sản dài hạn của công ty qua các năm từ 2007 đến năm 2009 đều tăng, đặc biệt tăng đột biến từ 1,8 nghìn tỉ VNĐ năm 2008 lên tới 4,8 Tiểu luận môn Quản trị tài chính 14 nghìn tỉ VNĐ năm 2009. Tài sản dài hạn tăng lên chủ yếu là phần chi phí xây dựng cơ bản dở dang, cho thấy công ty đang đầu tư mở rộng sản xuất. Chi tiết xem ở bảng sau: CHI PHÍ XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG NĂM 2009 Số đầu năm Số cuối năm (VND) (VND) Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát 1.842.377.451.427 96.347.468.642 Hạng mục nhà máy cán 423.409.990.035 46.507.928.171 Nhà máy phôi 787.530.990.332 10.656.570.156 Khu tuyển quặng 6.789.173.113 2.116.967.997 Hệ thống cấp điện 84.232.408.291 6.111.214.633 Nhà máy xử lý nước thải 35.760.017.070 1.733.529.471 Máy móc thiết bị 268.398.166.439 - Khu vực cảng 40.560.078.291 7.576.672.998 Các hạng mục phụ trợ 77.625.355.193 5.707.352.773 Các hạng mục khác 118.071.272.663 15.937.232.443 Công ty TNHH Ống Thép Hòa Phát 46.097.548.218 164.090.908 Máy móc thiết bị nhà máy ống thép Bình Dương 16.030.493.246 - Xây dựng cơ bản nhà máy ống thép Bình Dương 24.882.979.633 - Máy móc thiết bị nhà máy ống thép Hưng Yên 3.495.645.064 - Máy móc thiết bị kho 5000m2 tại Bình Dương 668.426.965 - Xây dựng cơ bản kho 5000m2 tại Bình Dương 1.020.003.310 - Xây dựng cơ bản khác - 164.090.908 Công ty Cổ phần Khoáng sản An Thông 12.367.772.780 - Xây dựng nhà máy 9.395.963.945 - Máy móc thiết bị chờ lắp đặt 2.971.808.835 - Các công trình khác 1.543.048.442 13.936.928.313 1.902.385.820.867 110.448.487.863 Mặt khác, theo bảng 5, nguồn vốn để tăng tài sản dài hạn không đến từ VCSH mà đến từ phần vay nợ dài hạn. Tuy nhiên, do nguồn vốn vay nợ dài hạn không đủ tài trợ cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang nên lấy một phần lớn từ vay nợ ngắn hạn, khiến cho nguồn VLĐ thường xuyên giảm đột biến trong năm Tiểu luận môn Quản trị tài chính 15 2009. Cụ thể, vay và nợ ngắn hạn đầu năm 2009 là 588.329.658.721VNĐ nhưng cuối năm tăng mạnh khoảng 3000 tỉ VNĐ lên đến 3.648.096.119.795 VNĐ. 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty Công ty đã chú trọng đầu tư xây dựng nhà xưởng, nâng cấp trang thiết bị máy móc, khu xử lý nước thải và các hạng mục phụ trợ cho các công ty con là công ty Cổ phần Thép Hoà Phát, công ty Ống thép Hoà Phát và công ty Cổ phần Khoáng sản An Thông (theo bảng Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2009) Tiếp theo ta cùng xem xét những thay đổi trong kết cấu tài sản, nguồn vốn của Tập đoàn Hòa Phát. Tính toán các chỉ số: Tỉ suất đầu tư tổng quát = Tỉ suất đầu tư TSCĐ = Tỉ suất VCSH = Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỉ suất đầu tư tổng quát 20,65% 33,94% 36,26% Tỉ suất đầu tư TSCĐ 19,97% 22,44% 29,93% Tỉ suất VCSH 86,43% 72,90% 47,82% Như vậy, theo bảng trên, ta thấy rõ tỉ suất VCSH liên tục giảm qua các năm từ 2007 đến 2009, đặc biệt từ năm 2008 đến 2009, tỉ số này giảm đột biến từ 72,9% xuống còn 47,82%. Điều này cho biết, doanh nghiệp đang tăng cường sử dụng vốn nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hay chính là sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính sẽ là con dao hai lưỡi nhất trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay. Nếu doanh nghiệp không kinh doanh hiệu quả thì vốn nợ sẽ là gánh nặng lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ta thấy một điều khả quan là ROE của doanh nghiệp tăng đều qua các năm 2007, Tiểu luận môn Quản trị tài chính 16 2008, 2009 lần lượt là 0,16; 0,21; 0,26. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của Hòa Phát trong năm 2009 là khá tốt. Không chỉ có vậy, nguồn vốn mà doanh nghiệp đang tăng cường sử dụng phần lớn lại là nguồn vốn vay ngắn hạn, lấy vốn vay ngắn hạn để chi trả một phần nợ dài hạn đến hạn trả và đầu tư vào xây dựng cơ bản dở dang. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Cụ thể: Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Hệ số thanh toán ngắn hạn 2,47 3,06 1,18 Hệ số thanh toán nhanh 0,93 0,98 0,52 Hệ số thanh toán tức thời 0,31 0,41 0,32 So với năm 2008, tất cả các hệ số thanh toán của năm 2009 đều giảm. Hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2009 chỉ còn 1,18 trong khi hệ số này phải từ 2-3 mới là một hệ số tốt. Điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn vay của công ty trong tương lai do các ngân hàng và các nhà đầu tư sẽ xem xét việc có nên cho doanh nghiệp vay hay không khi mà họ e ngại về khả năng trả các khoản nợ tức thời. Đồng thời, các khoản vay ngắn hạn mới năm 2009 sẽ đến hạn trả vào năm 2010, nếu doanh nghiệp không tăng hệ số thanh toán ngắn hạn thì sẽ có 1 báo cáo tài chính xấu năm 2010 khi mà vay và nợ ngắn hạn năm 2009 tăng tới hơn 3000 tỉ VND. Tiểu luận môn Quản trị tài chính 17 III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát Hà Nội Qua việc xem xét tình hình tổ chức và sử dụng vốn sản xuất ở trên ta thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tương đối tốt. Nhưng công ty vẫn còn một số nguyên nhân còn tồn tại, và nếu khắc phục được, công ty sẽ làm ăn có hiệu quả hơn. Sau đây chúng em xin nêu ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong thời gian tới. 1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty: - Tiến hành nâng cấp và đổi mới một cách có chọn lọc lượng TSCĐ trong thời gian tới: Đối với các doanh nghiệp, việc mua sắm tài sản cố định đúng phương hướng, đúng mục đích có ý nghĩa to lớn và cực kì quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Điều đó giúp cho việc tính khấu hao của công ty được chính xác hơn và giảm được hao mòn vô hình. Nếu công ty không chủ động đầu tư để đổi mới máy móc, thiết bị thì chắc chắn sẽ bị thua kém trong cạnh tranh. Đây là vấn đề chiến lược lâu dài mà công ty cần có phương hướng đầu tư đúng đắn. Do vốn đầu tư mua sắm đổi mới tài sản cố định chủ yếu bằng vốn vay ngắn hạn, công ty phải có trách nhiệm trả lãi theo định kì và hoàn trả gốc trong một thời hạn nhất định. Do đó sẽ thúc đẩy công ty phải phân tích kĩ lưỡng, tìm giải pháp tốt nhất để đưa TSCĐ vào sử dụng một cách triệt để có hiệu quả nhất sao cho kết quả kinh doanh thu được bù đắp được tất cả các chi phí trong đó có chi phí lãi vay vốn, phải có lãi để tích luỹ và hoàn trả lãi vay khi hết thời hạn. - Tiến hành quản lí chặt chẽ TSCĐ: Để thực hiện tốt công tác trê, công ty cần phải tiến hành quản lí chặt chẽ TSCĐ bằng các hình thức sau: Thứ nhất: Tiến hành mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ TSCĐ hiện có: nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại theo đúng chế độ kế toán thống kê hiện hành, phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản trong quá trình kinh doanh. Tiểu luận môn Quản trị tài chính 18 Thứ hai: công ty phải tiến hành kiểm kê lại tài sản cố định theo đúng định kì và khi kết thúc năm tài chính. Thứ ba: Tiến hành phân cấp quản lí TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ công ty, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn đồng thời kiểm kê, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ trong năm. - Quản lí chặt chẽ hơn các khoản trong Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Vì chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty tăng đột biến từ năm 2007 đến 2009 (như đã phân tích ở trên), điều này cho thấy rằng: mặc dù công ty đang cố gắng mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng việc tăng quá nhiều các khoản mục này trong cơ cấu vốn của công ty gây ra vốn của công ty bị ứ đọng trong các khoản chưa thể sinh lãi. Vì vậy công ty cần đầu tư có chọn lọc, tránh tình trạng đầu tư dàn trải. 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty - Quản lí chặt chẽ các khoản phải thu: Các khoản phải thu có tác dụng làm tăng doanh thu bán hàng, chi phí tồn kho giảm, tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả song nó cũng làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho các nguồn tài trợ. Khoản phải thu của công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát tăng từ 720 tỉ (năm 2008) lên đến hơn 883 tỉ (năm 2009). Chính vì vậy, quản lí chặt chẽ các khoản phải thu để công ty vừa tăng được doanh thu, tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có vừa đảm bảo tính hiệu quả là điều hết sức quan trọng. Công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp chúng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết các khoản phải thu khi đến hạn. - Quản lí chặt hơn nữa hàng tồn kho: Hàng tồn kho của công ty tăng từ 1820 tỉ (năm 2008) lên đến 2556 tỉ (năm 2009), như vậy hàng tồn kho tăng khá nhanh. Hơn nữa, lượng hàng tồn kho này ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty, do đó công ty cần phải quản lí tốt hàng tồn kho của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng Tiểu luận môn Quản trị tài chính 19 cách giải phóng bớt hàng tồn kho (điều chuyển hàng hoá cũng như nguyên vật liệu ứ đọng ở công ty) 3. Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của công ty: Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì doanh nghiệp phải biết được đồng vốn mình bỏ ra sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Việc thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ giúp cho công ty có cái nhìn đích thực và nắm bắt chính xác tình hình tài chính của mình, từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời và có hiệu quả để giải quyết các khó khăn cũng như các biện pháp phát huy các mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong việc sử dụng vốn của mình, Công ty nên tránh việc đánh giá mang tính chất hình thức như các doanh nghiệp hiện nay. Đó là các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Ngoài các giải pháp trên ta còn sử dụng một số giải pháp như: có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với các bộ phận phòng ban thực hiện tốt công tác sử dụng vốn, hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích tài chính doanh nghiệp… Tiểu luận môn Quản trị tài chính 20 KẾT LUẬN Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo ra sự cạnh tranh và luôn đứng vững trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải quan tâm đúng mức tới việc đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế bằng máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cũng như hạ giá thành sản phẩm, đồng thời quản lí tốt nguồn tài sản, nguồn vốn của mình. Mặt khác, doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, sức cạnh tranh kinh tế của mỗi nước được quyết định bởi hoạt động và tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để tham gia và hội nhập tốt với nền kinh tế khu vực và quốc tế, doanh nghiệp phải có đủ sức cạnh tranh và quy mô vốn lớn, kĩ thuật công nghệ hiện đại, uy tín trên thị trường. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản lí và điều hành vốn của mình một cách có hiệu quả nhất. Qua phân tích tình hình thực tế hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát, chúng em đã thấy được một phần những thành tựu mà công ty đã đạt được những năm qua và những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới của công ty để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình, nhằm góp phần đưa đất nước tiến vào xu thế hội nhập và quốc tế hoá trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, do trình độ lí luận còn hạn chế nên chúng em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của cô. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô. Tiểu luận môn Quản trị tài chính 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát năm 2007 2. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát năm 2009 3. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, TS. Nguyễn Minh Kiều, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, NXB Thống kê, 2008 4. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Hải Sản, 1996 5. Slide bài giảng Quản trị tài chính, giảng viên Đào Thị Thương, FTU, 2010 6. Website của doanh nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.pdf
Luận văn liên quan