Đề tài Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Biên Hòa

LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do và bối cảnh đề tài: Khi còn là sinh viên năm cuối của trường được học qua những môn học về thanh toán quốc tế tôi cảm thấy rất phù hợp với những gì mà tôi muốn làm khi ra trường như mục tiêu của tôi khi làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu, qua tất cả các môn học thì tôi thích nhất là môn nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế giúp tôi có thêm kiến thức để làm bài nghiên cứu khoa học cũng như khi áp dụng những gì đã học khi tôi tốt nghiệp ra trường, và khi được vào ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa để thực tập trong thời gian đi thực tế, tôi đã tìm hiểu những dịch vụ và các sản phẩm của ngân hàng, tuy nhiên qua tìm hiểu tôi nhận thức được rằng nếu hỏi mọi người bất kỳ thì đa số được trả lời là ngân hàng hỗ trợ cho những người nông dân mà cụ thể là tín dụng đối với doanh nghiệp và hộ gia đình. Trong thời gian tìm hiểu này tôi cũng được tiếp xúc với bộ phận thanh toán quốc tế của ngân hàng, cũng như được các anh chị cho xem những tài liệu cũng như cập nhật số liệu cần thiết cho bài luận văn này tôi thấy rằng khách hàng thanh toán hàng hóa bằng phương thức tín dụng chứng từ là quá nhỏ so với một ngân hàng đã có thương hiệu trên thị trường, tuy thanh toán bằng phương thức chuyển tiền có thể là nhanh hơn L/C nhưng để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp xuất khẩu thì thật sự phương thức tín dụng chứng từ thật sự là an toàn cho những doanh nghiệp khi hội nhập kinh tế thế giới. Do đó, tôi -một sinh viên đến nghiên cứu tại ngân hàng tôi cũng muốn góp phần đẩy mạnh hiệu quả thanh toán quốc tế thông qua đề tài “Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Biên Hòa”. Nhằm cải thiện tình hình thanh toán quốc tế của ngân hàng cũng như giúp các doanh nghiệp nắm rõ về các phương thức thanhh toán để an toàn khi hội nhập với kinh tế thế giới. 2.Ý nghĩa thực tiễn và lý luận: Trong những lý thuyết đã được học ở trường liên quan về tín dụng chứng từ cũng phần nào cho chúng ta thấy được những hiệu quả của phương thức này đem lại cho những nhà xuất khẩu, đem lại sự an toàn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên khi thực tập tại ngân hàng tôi thấy rằng những lý thuyết mà tôi đã học ở trường cũng được vận 2 dụng trong thực tiễn nhưng có phần mềm có thể làm đơn giản hóa những thủ tục khi thanh toán bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Do doanh nghiệp giao dịch trong ngân hàng chủ yếu bằng phương thức chuyển tiền mà ít quan tâm đến tín dụng chứng từ vì thế ngân hàng có những giải pháp để hoàn thiện tín dụng chứng từ có thể đem lại những hiệu quả cao hơn trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng giúp cho các doanh nghiệp nắm vững những kiến thức về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nhằm nâng cao uy tín cũng như thương hiệu của Ngân hàng hơn nữa trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm thiểu những rủi ro cho các doanh nghiệp trong nước trong quá trình hội nhập với thị trường nước ngoài. 3. Kết quả đạt được và những tồn tại: ► Đạt được: +Phương thức tín dụng chứng từ làm hạn chế rủi ro và đảm bảo nghĩa vụ cũng như quyền lợi của các bên tham gia giao dịch. Do đó, nó có tính an toàn cao. +Thanh toán tín dụng chứng từ thường tiến hành theo những quy trình tương đối hoàn chỉnh và ngày càng chuẩn hóa khi áp dụng trong thực tế. Điều này tạo khả năng thích nghi và thuận lợi cho các đối tác giao dịch. +Sự gia tăng về số lượng giao dịch và mức độ tin học càng cao đã hỗ trợ cho tín dụng chứng từ trong việc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giảm bớt thời gian và chi phí của các bên tham gia. +UCP DC 600 là cẩm nang tham chiếu cho các vấn đề liên quan đến tín dụng chứng từ đã và đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết các ngân hàng trên thế giới. +Đem lại nguồn ngoại tệ cho ngân hàng khi thu hút được khách hàng đến với ngân hàng giao dịch khi phương thức tín dụng chứng từ được hoàn thiện. Nâng cao được thương hiệu Agribank trên địa bàn tỉnh bên cạnh hoạt động tín dụng của ngân hàng. ►Những tồn tại: Do thương hiệu của Agribank nói chung là về tín dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp và các hộ gia đình vay vốn kinh doanh. Tuy mạng lưới lớn và nhiều nhất so với các ngân hàng khác và có thể nói là rộng khắp nhất ở Việt Nam nhưng về thanh toán quốc tế các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lại chỉ biết đến Ngân hàng cổ phần 3 ngoại thương mà thôi, vì vậy, ngân hàng đã mở rộng thêm dịch vụ thanh toán quốc tế song song với các dịch vụ truyền thống của ngân hàng như tín dụng nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa biết đến vì vậy mà thanh toán quốc tế của ngân hàng chiếm thị phần rất thấp so với những ngân hàng khác. Do đó, có thể khó xâm nhập được thị trường trong các khu công nghiệp vì đó là những khách hàng quen thuộc với các ngân hàng như ngoại thương, công thương, các ngân hàng nước ngoài ngoài ra công nghệ xử lý của ngân hàng vẫn chưa được hoàn thiện làm cho việc chuyển điện hay phát hành hối phiếu đòi tiền chậm trễ so với thời gian thanh toán. Khi thay đổi một phương pháp nào đó thì phải có thời gian để kiểm định xem thực hiện như thế nào khi mà ngân hàng sử dụng bằng quản lý trực tuyến qua mạng vì vậy việc thay đổi thật sự không phải là một vấn đề nhỏ chút nào. 4. Dự kiến nghiên cứu tiếp tục: Nếu có cơ hội tiếp tục nghiên cứu thì tôi muốn được nghiên cứu sâu thêm vào những hiện trạng về thanh toán quốc tế của ngân hàng để có thể đem lại giải pháp hiệu quả mang lại cho ngân hàng những bước phát triển mới nâng cao thêm thương hiệu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa trên địa bàn tỉnh. Và được nghiên cứu về chính sách quảng cáo của ngân hàng trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác về thu hút khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Trong sự phát triển của mọi ngân hàng thì bộ phận makerting rất quan trọng nhằm đem lại những thông tin mới nhất cũng như có lợi nhất cho các doanh nghiệp khi các khách hàng giao dịch tại ngân hàng và cũng như để khách hàng biết đến ngân hàng.

pdf83 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3194 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goại bảng 471101. số tài khoản của doanh nghiệp 15667.20USD 3.2.4 Phân tích tình hình thanh toán hàng xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ qua các năm: 3.2.4.1 Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu: Phương thức thanh toán hàng nhập khẩu Bảng 3.4 ĐVT: 1000USD Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Nghiệp vụ Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) L/C 3222 24 556 5.37 -2666 17.26 Nhờ thu 220 1.63 18 0.17 -202 8.18 T/T 10021 74.37 9773 94.46 -248 97.53 Tổng 13463 100 10347 100 -3116 76.86 (Nguồn: phòng KHKD ,NHN0&PTNT Biên Hòa) Biểu đồ 3.1 thanh toán hàng nhập khẩu bằng các phương thức. 57 Phương thức hoạt động chủ yếu của bộ phận thanh toán quốc tế của ngân hàng là phương thức chuyển tiền (T/T).Cả 2 năm 2007, 2008 số lượng T/T chiếm tỷ trọng đáng kể so với phương thức tín dụng chứng từ và nhờ thu. Năm 2007 tỷ lệ L/C chiếm 24% trong tổng các phương thức thanh toán năm 2007 với phương thức chuyển tiền gấp 3 lần L/C với tỷ lệ 74.37%. Năm 2008, phương thức chiếm 5.37%, nhờ thu 0.17% và phương thức chuyển tiền vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 94.46% trong tổng các phương thức thanh toán năm 2008. So với năm 2007 thì năm 2008 thanh toán hàng nhập theo các phương thức giảm mạnh cụ thể như L/C giảm từ 3222 xuống 556 giảm 82.74%, nhờ thu giảm từ 220 xuống 18 giảm khá mạnh giảm đến 91.82%. Phương thức chuyển tiền tuy năm 2008 có giảm so với năm 2007 từ 10021 xuống 9773 giảm 2.47%. Nguyên nhân của việc giảm này là do năm 2007 ngân hàng vẫn trực thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai, chi nhánh Biên Hòa chỉ mới tách ra khỏi ngân hàng Đồng Nai năm 2008 vì vậy bước đầu ngân hàng gặp không ít khó khăn, chưa thu hút được khách hàng vì vậy mà thanh toán quốc tế giảm đáng kể so với năm 2007 cộng với khủng hoảng kinh tế nên tình hình thanh toán theo các phương thức đặc biệt là L/C chiếm tỷ lệ rất ít so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ: Bảng 3.5 ĐVT: 1000USD Năm Chênh lệch Các chỉ tiêu 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Số lượng 53 06 -47 11.32 Giá trị mở L/C 1142 236 -906 20.66 Thanh toán L/C 2080 320 -1760 15.38 (Nguồn: Phòng KHKD, NHN0&PTNT Biên Hòa) 58 2008 5% 0% 95% L/C Nhờ thu T/T 2007 24% 2% 74% L/C Nhờ thu T/T Nhờ sự nổ lực vươn lên không ngừng về các hoạt động đối ngoại và dịch vụ giữa ngân hàng với ngân hàng, giữa ngân hàng với các doanh nghiệp. Dần dần đã tạo được uy tín với khách hàng, luôn hoạt động theo phương châm nhanh chóng, an toàn, uy tín và đảm bảo. Năm 2008, ngân hàng mở được 6 món L/C với giá trị mở là 236 ngàn USD giảm 79.34% tương đương với tổng giá trị quy đổi là 906 ngàn USD, trong đó thanh toán 320 ngàn USD giảm 84.62%. Nếu tính về số lượng cũng như tổng giá trị thanh toán hàng nhập khẩu theo các phương thức thanh toán thì tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng thứ hai sau phương thức chuyển tiền. Trong đó các mặt hàng nhập chủa yếu ở chi nhánh chủ yếu là máy móc thiết bị, phụ tùng ô tô, nguyên phụ liệu dệt may da……. Biểu đồ 3.2 Tỷ trọng các phương thức thanh toán hàng nhập khẩu 2007 Biểu đồ 3.3 Tỷ trọng các phương thức thanh toán hàng nhập khẩu 2008 59 44477 245 23364 9646 198 16831 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 2007 2008 THANH TOÁN HÀNG XUẤT L/C Nhờ Thu T/T 2.4.2 Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu: Phương thức thanh toán hàng xuất khẩu Bảng 3.6 ĐVT: 1000USD 2007 2008 Chênh lệch Nghiệp vụ Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ Trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) L/C 44477 65.32 9646 36.16 -34831 21.69 Nhờ Thu 245 0.36 198 0.74 -47 80.81 T/T 23364 34.32 16831 63.1 -6533 72.04 Tổng 68086 100 26675 100 -41411 39.18 (Nguồn: Phòng KHKD ,NHN0&PTNT BH) Biểu đồ 3.4 Tỷ trọng các phương thức thanh toán hàng xuất Để chủ động nguồn ngoại tệ, ngân hàng rất chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ thanh toán xuất khẩu, thu hút thêm khách hàng.Trong thanh toán hàng xuất khẩu tại ngân hàng, phương thức được vận dụng chủ yếu là phương thức chuyển tiền. Tuy nhiên ngân hàng cũng khuyến khích khách hàng thanh toán bằng L/C. Tổng kim ngạch vẫn chưa cân bằng với nhập khẩu nhưng nhìn chung đã có bước cải thiện đáng kể. Tổng kim ngạch năm 2007 là 68086 ngàn USD năm 2008 giảm còn 26675 ngàn USD. Nguyên nhân chủ yếu, Mỹ là một quốc gia lớn có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn với nhiều quốc gia trên thế giới vì vậy khi nước Mỹ gặp khủng hoảng khó khăn về tài chính không ít những công ty xuất khẩu giảm kim ngạch xuất khẩu làm cho ngân hàng cũng giảm giá trị thanh toán xuất khẩu cho các doanh nghiệp. 60 2007 66%0% 34% L/C Nhờ Thu T/T 2008 36% 1% 63% L/C Nhờ Thu T/T Thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ: Bảng 3.7 ĐVT :1000USD Thực hiện qua các năm Chênh lệch Các chỉ tiêu 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Số món 371 259 -112 69.81 Trị giá 44477 9646 -34831 21.68 (nguồn: NH nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa) Năm 2007 nếu như phòng thanh toán quốc tế lập được 908 bộ chứng từ chuyển tiền trị giá 23364 ngàn USD thì số lượng tín dụng chứng từ hàng xuất là 371 món với tổng giá trị thanh toán là 4662 ngàn USD. Sang năm 2008 tình hình thanh toán L/C giảm còn 259 món với tổng giá trị là 9646 ngàn USD giảm khá nhiều so với năm 2007. Nhìn chung tình hình thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ giảm nhiều so với năm 2007 do uy tín của các ngân hàng lớn trên địa bàn chiếm tỷ trọng lớn với lại khi nghe nói đến thương hiệu của agribank khách hàng thường chỉ nghĩ đến tín dụng mà không nghĩ là có thanh toán quốc tế. Biểu đồ 3.5 Tỷ trọng thanh toán theo L/C trong tổng kim ngạch xuất khẩu 2007 Biểu đồ 3.6 Tỷ trọng thanh toán theo L/C trong tổng kim ngạch xuất khẩu 2008 Qua các số liệu ta thấy, tình hình 61 hoạt động kinh doanh của bộ phận thanh toán quốc tế chưa thực sự đem lại hiệu quả cao như mong muốn của ngân hàng, tiếp tục phát huy thế mạnh và tiềm năng về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu vốn được định hình cho những năm tới. Đã thực hiện và đạt được khối lượng thanh toán trên cả hai khía cạnh: số lượng giao dịch và kim ngạch thanh toán. Tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của phòng được thể hiện thông qua doanh số L/C xuất nhập khẩu, trị giá nhờ thu, chuyển tiền nhưng năm 2008 tình hình này của chi nhánh giảm mạnh. Cho thấy thanh toán quốc tế của chi nhánh còn yếu so với các sản phẩm dịch vụ khác của chi nhánh. 3.3. Đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng: 3.3.1 Ưu điểm thành tựu nổi bật cần phát huy: Biểu đồ 3.7: Lợi nhuận của ngân hàng qua các năm 2006-2008 Nguồn: Agribank Biên Hòa Năm 2007 lợi nhuận của chi nhánh đạt được là 13044 triệu đồng tương ứng với tăng 6% so với năm 2006. Năm 2008 kết quả hoạt động của ngân hàng tăng lên nhiều so với năm 2007, lợi nhuận đạt được là 15666 triệu đồng ,tăng 20.1% tương ứng tăng một lượng là 2622 triệu đồng. Đây là dấu hiệu rất khả quan cho tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa trong những năm qua đã có được những bước tiến đáng kể về chất và lượng, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trên thực tế, qua khảo sát số liệu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa. Quan sát quá trình vận dụng thực tế thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh hiện nay thì có thể thấy những ưu điểm sau: Lợi nhuận Của Chi Nhánh Qua các Năm 2006-2008 12966 13044 15666 0 5000 10000 15000 20000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đồ ng Lợi nhuận 62 -Tính an toàn vốn có của phương thức tín dụng chứng từ khi áp dụng tại chi nhánh không những được duy trì mà còn được phát huy một cách có hiệu quả và linh hoạt do sự hợp tác của các bên và sự phát triển về kỹ năng nghiệp vụ của ngân hàng. -Kinh nghiệm có được bắt nguồn từ việc xử lý ngày càng nhiều các tình hưống thanh toán tín dụng chứng từ đã tạo tác động nâng cao năng lực nhà nước, doanh nghiệp, ngân hàng…từ đó làm tăng tính thích nghi và khả năng hoàn thiện của tín dụng chứng từ trong thực tế. -Phương thức tín dụng chứng từ khi vận dụng tại chi nhánh hiện nay đã và đang được xử lý bằng những phương tiện thông tin tương đối hiện đại với sự tham gia vào mạng SWIFT và các hệ thống thông tin khác đã giúp cho chi nhánh có thể nhanh chóng giao dịch, trao đổi thông tin trong việc giải quyết các vấn đề đặc biệt là vấn đề liên quan đến L/C. -Bên cạnh đó, chi nhánh do có cách thức vận dụng linh hoạt đã làm cho phương thức tín dụng chứng từ phát huy được những ưu điểm của nó, hạn chế được những nhược điểm. -Một trong những ưu điểm nữa của phương thức tín dụng chứng từ khi áp dụng tại chi nhánh là tính quy trình.Các quy trình hướng dẫn luôn được triển khai chi tiết và cập nhật thường xuyên cho phù hợp với điều kiện thực tế từ đó làm tăng tốc độ thanh toán và tạo tính chuẩn hóa cao. -Agribank Biên Hòa đã thực hiện thanh toán quốc tế qua hệ thống SWIFT – thanh toán liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế, có quan hệ đại lý với hơn 910 ngân hàng của 99 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng về thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ một cách nhanh chống, an toàn và tiện lợi với các dịch vụ đang thực hiện. -Agribank Biên Hòa thực hiện mua bán các loại ngoại tệ theo tỷ giá hợp lý và phù hợp với quy định quản lý ngoại hối của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Agriank Việt Nam. 3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân: *Bộ phận tư vấn ở chi nhánh chưa được hình thành và phát triển chuyên biệt. 63 Số lượng khách hàng đến với chi nhánh ngày càng một đông hơn nhưng trên thực tế thì chỉ có một số ít khách hàng hiểu rõ. Mọi hướng dẫn đều do thanh toán viên thực hiện một cách vắt tắt. Hầu hết các hướng dẫn đều được thực hiện thông qua điện thoại do đó thường không cụ thể và rõ ràng vì không có chứng từ đi kèm theo. Kết quả là khách hàng không hiểu vấn đề gây lẫn lộn, làm sai hướng dẫn, phải làm lại. Hơn nữa,việc tư vấn các khách hàng khiến các thanh toán viên không tập trung thanh toán công việc hàng ngày, không giải quyết công việc kịp thời cho khách hàng . Điều này khiến cho sai sót dễ nảy sinh tạo nên lãng phí lớn về thời gian và chi phí đối với cả khách hàng lẫn chi nhánh. *Các hoạt động hổ trợ cho phương thức thanh toán L/C xuất còn ít: So với tổng kim ngạch nhập khẩu thì tổng kim ngạch xuất khẩu tại chi hánh vẫn không được cân bằng, nguồn ngoại tệ thanh toán cho hàng nhập khẩu luôn cao hơn lượng ngoại tệ thu được từ hàng xuất khẩu, thêm vào đó là tình trạng các doanh nghiệp với tâm lý lo sợ không có đủ USD thanh toán tiền hàng nhập khẩu nên thường dự trữ USD phòng trường hợp cần tới, gây ra tình trạng khan hiếm nguồn ngoại tệ thanh toán. Ngoài ra, hoạt động của chi nhánh phải đối mặt với rất nhiều các ngân hàng thương mại lớn khác đã rất có uy tín trong lĩnh vực thanh toán quốc tế đang hoạt động trên cùng địa bàn tỉnh…nơi tập trung hầu hết các khách hàng là các doanh nghiệp lớn. Mặt khác, các doanh nghiệp này đã có những mối quan hệ giao dịch thường xuyên với ngân hàng ngoại thương, ICB Đồng Nai,….Vì vậy việc thu hút loại khách này đến giao dịch với chi nhánh là một việc khá khó khăn. *Trình độ của thanh toán viên không đồng đều nhau: Trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong việc nhìn nhận chứng từ có thể phân biệt được chứng từ là giả hay chứng từ thật của các thanh toán viên không đồng đều nhau làm giảm tính chính xác trong đánh giá trình phù hợp của chứng từ. Quy trình thanh toán hàng xuất khẩu phải trải qua nhiều khâu kiểm tra làm cho tốc độ thanh toán bị chậm đi. Đây là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của quy trình.Tuy nhiên khả năng cập nhật những kiến thức mới về phương thức thanh toán, 64 phương tiện thông tin kỹ thuật mới …của các thanh toán viên không đồng đều nhau, cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tiến trình thanh toán, làm tốc độ thanh toán hàng xuất nhập khẩu chậm đi, làm lợi thế cạnh tranh của chi nhánh bị giảm. *Rủi ro lớn nhất của chi nhánh hiện nay là không cạnh tranh lại những ngân hàng có chung hệ thống nhưng khác chi nhánh, vì ngân hàng mới được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 năm 2008 vì vậy mà bề dày thành tích không nhiều trong khi nhân sự còn quá mỏng, việc quản lý rủi ro cũng chưa có kinh nghiệm nên khi đoàn thanh tra của trung ương về kiểm tra thấy rủi ro của chi nhánh còn quá cao ,nợ xấu tăng nhanh . *Ngoài ra, chi nhánh còn phải đối mặt với những khó khăn về khả năng cạnh tranh do các ngân hàng khác trên cùng địa bàn phát triển mạnh mẽ cũng như các biện pháp quảng cáo thương hiệu cũng thật sự đánh vào tâm lý của khách hàng vì vậy mà các ngân hàng khác đã thu hút được nhiều khách hàng lớn. Bên cạnh đó những điều cấp bách hiện nay của dịch vụ thanh toán quốc tế là thanh toán qua hệ thống SWIFT nhưng mạng lại bị treo liên tục làm tốn rất nhiều thời gian khi giao dịch tại ngân hàng đồng thời thương hiệu của Agribank đã quá gắn liền với những người nông dân vì vậy hầu như mọi người chỉ biết đến dịch vụ tín dụng của chi nhánh do đó việc thêm vào dịch vụ mới cần có thời gian để phát triển. Tóm lại: Những lợi ích mà ngân hàng mang lại cho khách hàng như : các giao dịch sẽ được thực hiện dễ dàng ,nhanh chóng nhờ mạng lưới rộng khắp với trên 2000 chi nhánh trong nước và 1000 ngân hàng đại lý trên khắp thế giới .Thủ tục đơn giản ,mức phí hợp lý,tiền gửi trên tài khoản được hưởng lãi với mức lãi suất cực kỳ hấp dẫn. Những hạn chế của chi nhánh: nhân sự còn mỏng, chưa có bề dày thành tích, thương hiệu quá mạnh về tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng còn kém, thị phần của các ngân hàng khác quá lớn. Cơ sở vật chất chưa được hiện đại, các phòng ban còn quá ít chưa có phòng makerting riêng biệt. 65 CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU Trong xu thế chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng nông nghiêp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa nói riêng. Để nâng cao hiệu quả và có thể hạn chế tối đa rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ,Ngân hàng NN0&PTNT Biên Hòa luôn lấy lợi ích của khách hàng làm trọng điểm, trên cơ sở đó phát huy ưu thế và uy tín của hệ thống AgriBank. Bên cạnh việc phát huy những ưu điểm của mình NHNN &PTNT cũng cần tìm ra các biện pháp khắc phục những mặt còn tồn tại ,những khó khăn của ngân hàng đang gặp phải. 4.1 Xây dựng bộ phận tư vấn khách hàng: Trên thực tế, chỉ một số ít khách hàng xuất khẩu của ngân hàng thông thạo trong việc lập bộ chứng từ, còn lại thường xuyên có sai sót. Mặc dù Ngân hàng đã có kiểm tra trước bản Fax nháp của bộ chứng từ gốc trước để hạn chế tối đa sai sót nhưng thường để hoàn tất đầy đủ và hợp lệ những chứng từ do ngân hàng yêu cầu, khách hàng phải lui tới nhiều lần để bổ sung ,sửa chữa nhất là đối với khách hàng lần đầu giao dịch với ngân hàng chưa được hướng dẫn kỹ lưỡng. Do đó việc hình thành bộ phận tư vấn khách hàng là cần thiết. Nếu bộ phận tư vấn khách hàng hoạt động được một cách có hiệu quả, chuyên trách việc hướng dẫn, giải thích cho khách hàng về các thủ tục ngân hàng trong thanh toán xuất nhập khẩu sẽ giúp ích cho khách hàng rất nhiều trong hoạt động kinh doanh, vừa giảm bớt thời gian vừa tiết kiệm được chi phí cho khách hàng. ► Chuẩn bị nhân sự: Nhân sự cho bộ phận tư vấn ban đầu có thể từ 1-2 người tùy vào khối lượng giao dịch hàng ngày của ngân hàng. Tiêu chuẩn chọn nhân viên tư vấn phải thỏa mãn những điều kiện sau: - Tối thiểu tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại thương. - Bằng C anh văn hoặc toic 450 - Kinh nghiệm ít nhất 3 năm làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế. 66 - Có khả năng giao tiếp tốt. Để chọn nhân viên cho bộ phận này có thể chọn trong số các nhân viên đang làm nghiệp vụ của phòng thanh toán quốc tế có dày dạn kinh nghiệm trong các tình huống thanh toán quốc tế. Do đó ngân hàng nên chú trọng đến công tác đào tạo và tái đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên bằng các hình thức như: -Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức thông qua các khóa học bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngắn hạn, dài hạn, các lớp tu nghiệp nước ngoài về nghiệp vụ chuyên môn. Không chỉ giới hạn ở kiến thức chuyên môn lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu mà còn yêu cầu các nhân viên phải có kiến thức tổng hợp về ngoại thương, luật pháp, khả năng giao tiếp cũng như thành thạo về ngoại ngữ, tin học …nhằm giúp cho việc thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng, an toàn hiệu quả hơn. -Ngân hàng cần phối hợp với các ngân hàng cùng hệ thống tổ chức mời các chuyên gia, những người làm việc ở hãng tàu, hãng hàng không, hãng bảo hiểm ….đến thuyết trình, giảng giải các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán quốc tế nhằm nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ cho các thanh toán viên. Ngoài ra, phòng thanh toán quốc tế nên tổ chức hội thảo những vướng mắc thường gặp trong công tác thanh toán để các thanh toán viên rút kinh nghiệm. Về phân công công việc trong tổ, với lượng kiến thức sẵn có, mỗi nhân viên tư vấn đều có thể tư vấn cho khách hàng ở mọi lĩnh vực kể cả xuất khẩu, nhập khẩu, thương lượng ký kết hợp đồng với mọi phương thức thanh toán hay tư vấn để giúp khách hàng chọn được phương thức thanh toán có lợi nhất tùy theo đặc điểm cũng như tình hình kinh doanh giữa khách hàng với đối tác của họ. ► Chuẩn bị trang thiết bị công nghệ: Mỗi nhân viên tư vấn sẽ có riêng một máy vi tính, một điện thoại để bàn, máy in, máy Fax để làm việc.Trên máy tính sẽ được cài phần mềm hỗ trợ cho công việc tư vấn như: phần mềm về từ điển chuyên ngành ngoại thương, các thuật ngữ được dùng trong bảo hiểm, vận tải, danh sách các nước bị Mỹ 67 cấm vận…chương trình phải được nối mạng với ngân hàng trung ương,chương trình thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT… Ngoài ra thì bộ phận tư vấn khách hàng cũng cần được trang bị thêm các tài liệu về Incoterms, luật hành hải, luật hải quan, các công văn, chế độ của nhà nước, cơ quan chủ quản liên quan đến hoạt động ngoại thương. ►Phân loại khách hàng: Để có thể tư vấn có hiệu quả cho khách hàng thì việc phân chia các nhóm khách hàng là điều cần thiết. Qua đánh giá thực tế có thể phân chia các nhóm khách hàng như sau: +Nhóm các công ty mới thành lập: Đây là nhóm được đánh giá là khách hàng thường xuyên của bộ phận tư vấn, đặc biệt là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân, do nhóm khách hàng này có lượng nhân viên văn phòng rất ít và mỗi nhân viên đảm nhiệm nhiều công việc, thông thường họ đơn thuần chỉ là nhân viên kế toán nên không biết nghiệp vụ thanh toán quốc tế, khi công ty có vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu và kinh doanh với nước ngoài thì các công ty này là người liên hệ với phòng thanh toán quốc tế nhiều nhất. +Các nhóm công ty đã có thâm niên trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Đây là nhóm khách hàng đã hình thành mối quan hệ kinh doanh buôn bán với nước ngoài và phần lớn họ đã hình thành tập quán giao dịch trong thanh toán quốc tế với đối tác của họ. Nhóm này gồm những công ty có vốn đầu tư nước ngoài 100%,công ty liên doanh, doanh nghiệp nhà nước. Phần lớn nhân viên của nhóm này đều có nghiệp vụ chuyên môn cao, nắm được cơ bản các phương thức thanh toán quốc tế.Các khách hàng này ít khi phải tư vấn về thanh toán quốc tế,chỉ khi nào có hợp đồng có giá trị cao như nhập khẩu máy móc thiết bị hay các hợp đồng phức tạp; có những vấn đề lớn liên quan đến bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán trước… ►Danh mục tư vấn nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Dựa vào các loại hình dịch vụ mà ngân hàng đang thực hiện cũng như nhu cầu tư vấn của khách hàng, bộ phận tư vấn sẽ tư vấn cho khách hàng theo những danh mục sau: 68 +Đối với hợp đồng: -Tư vấn thương lượng ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu với nước ngoài. ▪ Hợp đồng nhờ thu. ▪ Hợp đồng L/C ▪ Hợp đồng T/T -Tư vấn các điều khoản trong hợp đồng. ▪ Điều khoản giá và giao hàng. ▪ Điều khoản thanh toán. ▪ Quy định chứng từ +Đối với phương thức nhờ thu: -Chọn loại nhờ thu -Quy định chứng từ và nội dung chứng từ -Tư vấn quy định quyền và trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng. +Đối với phương thức chuyển tiền: -Chọn loại T/T -Xác nhận tên và tài khoản ngân hàng người hưởng -Thủ tục lập hồ sơ gửi ngân hàng thanh toán theo hình thức T/T. +Đối với phương thức L/C: -L/C nhập : ▪ Chọn loại L/C ▪ Tư vấn chọn lọc những điều khoản trong hợp đồng vào L/C. ▪ Thủ tục mở một L/C ▪ Cách mở L/C cho hợp đồng phức tạp giá trị lớn. -L/C xuất: ▪ Chọn loại L/C ▪ Quy định chứng từ ▪ Tư vấn làm bộ chứng từ hoàn hảo theo L/C ٭ Bằng vốn tự có ٭ Bằng vốn vay ٭ Bằng vốn tự có ký quỹ dưới 100% ► Tổ chức thực hiện 69 ٭ Quy trình thực hiện: Khi khách hàng có nhu cầu tư vấn những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế sẽ liên hệ với bộ phận tư vấn. Bộ phận này sẽ giải đáp mọi thắc mắc, giải thích từ ngữ, quy định thực hiện và hướng dẫn khách làm theo những thủ tục theo yêu cầu của chi nhánh cũng nhu cung cấp các mẫu biểu liên quan đến nghiệp vụ này như: giấy đề nghị mở thư tín dụng, giấy yêu cầu điều chỉnh thư tín dụng, thư yêu cầu ký hậu vận đơn, thư yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu hàng xuất, giấy yêu cầu chuyển nhượng thư tín dụng…sau khi liên hệ với bộ phận tư vấn và làm đủ mọi thủ tục theo hướng dẫn,khách hàng sẽ liên hệ với các phòng khác có liên quan như phòng kế toán, phòng kế hoạch kinh doanh và các bộ phận còn lại của bộ phận thanh toán quốc tế. ٭ Phối hợp với các phòng ban khác: Bộ phận tư vấn ngoài việc tư vấn cho khách hàng còn có nhiệm vụ phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác có liên quan đến thanh toán quốc tế để xử lý hồ sơ khách hàng nhanh và thuận lợi. Nếu trường hợp tư vấn cho khách hàng liên quan đến phòng tín dụng, nhân viên tư vấn sẽ liên hệ với một nhân viên của phòng này để phối hợp giải thích hay hướng dẫn cho khách hàng tránh tình trạng để khách hàng phải đi lên đi xuống để tự liên hệ. Tương tự như vậy bộ phận tư vấn sẽ tự liên hệ với các phòng khác như phòng kế toán hay các bộ phận khách để xác nhận lại các thông tin tài chính cần thiết liên quan đến hồ sơ của khách hàng. ►Một số kết quả đạt được từ việc tổ chức bộ phận tư vấn nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Khi thành lập bộ phận tư vấn nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh có thể mang lại cho chi nhánh một số kết quả sau: ■ Về phía ngân hàng: +Sắp xếp lại quy trình làm việc của bộ phận thanh toán quốc tế theo hướng linh hoạt và khoa học hơn, mang tính chuyên môn cao, nhân viên nào làm tư vấn sẽ chuyên về tư vấn, tập trung thời gian nghiên cứu sâu các tài liệu và trả lời thỏa đáng mong đợi từ phía khách hàng, số nhân viên khác tập trung xử lý công việc nhanh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 70 +Tăng nguồn thu cho chi nhánh. +Góp phần thúc đẩy liên kết ,hỗ trợ các nghiệp vụ khác của chi nhánh. ■ Về phía các doanh nghiệp: +Khắc phục và giải quyết những vấn đề nảy sinh hàng ngày và những rủi ro thường gặp cho khách hàng nhằm tăng hiệu quả và an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. +Giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp. +Khai thác tính hiệu quả và trình độ chuyên môn của ngân hàng nhằm giảm công việc hành chính của khách hàng. 4.2 Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho thanh toán bằng phương thức L/C: Hầu hết các khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa là các khách hàng quen thuộc và các khách hàng có nhu cầu tự tìm đến.Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, khi mà sự ra đời và hoạt động của các ngân hàng liên doanh, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần….bùng phát mạnh mẽ đã đẩy sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng Việt Nam ngày càng gay gắt hơn.Bên cạnh đó, sự khan hiếm ngoại tệ đã hạn chế rất nhiều đến tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh. Do đó, để đứng vững trên vị thế của mình hôm nay và bước cao hơn nữa trong tương lai, cần phải có chính sách Marketing kịp thời và phù hợp. Một chính sách Marketing hiệu quả sẽ giúp cho chi nhánh không những giữ chân được khách hàng cũ mà còn kiếm thêm được nhiều khách hàng mới, tạo được uy thế cạnh tranh. Đẩy mạnh công tác Marketing cần phải có chính sách khách hàng tốt, mở rộng các hình thức thanh toán kết hợp với kinh doanh ngoại tệ, hơn nữa cần phải áp dụng mức phí dịch vụ một cách linh hoạt, mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài. ► Chính sách khách hàng: ٭Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu: +Đối với L/C trong thanh toán hàng nhập khẩu -Cho vay ký quỹ mở L/C 71 -Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu hoặc tài trợ thanh toán bộ chứng từ giao hàng. -Cho vay bắt buộc trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán. +Đối với L/C trong thanh toán hàng xuất khẩu: -Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở. -Cho vay chiết khấu hoặc ứng trước chứng từ hàng xuất khẩu. +Cho vay trên cơ sở hối phiếu: -Chiết khấu hối phiếu. -Chấp nhận hối phiếu. Khách hàng của bộ phận thanh toán quốc tế chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chủ yếu là nhập các nguyên vật liệu về tiếp tục chế biến nên rất nhiều doanh nghiệp có tài chính giới hạn, không phải lúc nào cũng có đủ tiền để thanh toán hoặc chuẩn bị hàng để xuất. Do đó, thông qua nghiệp vụ cấp tín dụng, chi nhánh sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Giúp khách hàng xuất khẩu có vốn để thu gom hàng hóa theo đơn đặt hàng hoặc thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khi khách hàng có yêu cầu để quay vòng vốn kinh doanh hoặc cho khách hàng là người nhập khẩu vay để thanh toán cho nhà xuất khẩu nước ngoài, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh khác. Mặt khác, việc cấp tín dụng này là ít rủi ro, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích vì vốn tín dụng gắn liền với thương vụ, thời hạn thu hồi vốn nhanh. Đối với nghiệp vụ cấp tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thì bên cạnh việc thu được một khoản lãi tương đối cao mà chi nhánh còn góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của các đơn vị, nâng cao sự tín nhiệm của chi nhánh khi luôn cùng khách hàng vượt qua mọi trở ngại, khó khăn. ٭Mở rộng kinh doanh ngoai tệ: +Cho khách hàng có thể ký quỹ mở L/C bằng VND +Tăng lãi suất tiết kiệm cho đồng USD +Khuyến khích khách hàng giao dịch bằng các ngoại tệ mạnh khác. +Có những chính sách ưu đãi cho những doanh nghiệp xuất khẩu bán ngoại tệ cho chi nhánh 72 +Có các hình thức khuyến mãi, quà tặng để thu hút lượng kiều hối về chi nhánh. +Mở rộng các hình thức thanh toán thẻ Visa, master Card, Weston Union. ٭ Giao dịch với khách hàng: Đối với các doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ và cần sự tín nhiệm của công chúng như ngành ngân hàng. Các nhân viên không những phải có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong xử lý các tình huống thanh toán quốc tế mà khi giao dịch với khách hàng phải thể hiện phong cách giao tiếp văn minh lịch sự trước khách hàng (cả trong đàm phán, giao dịch trực tiếp và gián tiếp) thì cần phải biểu hiện các chuẩn mực sau: - Ân cần tiếp đón khách hàng -Lắng nghe chăm chú và cặn kẽ yêu cầu của khách hàng -Giải quyết công việc nhanh gọn theo đúng quy trình nghiệp vụ và thời gian quy định. -Các giao dịch có sai sót về phía ngân hàng, tùy theo mức độ thì nhân viên ngân hàng nên xin lỗi khách hàng và sửa chữa khắc phục kịp thời. -Hướng dẫn đầy đủ một lần các thủ tục cần thiết, không nên đặt thêm những yêu cầu mới để khách hàng phải đi lại nhiều lần. -Đối với những việc không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn khách hàng đến người có trách nhiệm hoặc cấp trên giải quyết, không tự ý từ chối. ► Đẩy mạnh công tác Marketing ngân hàng: 73 Bảng 4.1 biểu phí tại các ngân hàng đang áp dụng Ngân hàng ICBĐN VCBĐN AGRIBBH HÀNG XUẤT KHẨU Thông báo L/C 20USD 20USD 20USD Thanh toán bộ chứng từ 0.075% Min 10-Max 150 0.2% Min 10-Max 150 0.065% trị giá báo có Min 10-Max 150 HÀNG NHẬP KHẨU Mở L/C 0.1% Min 10-Max 300 0.1% Min 20-Max 300 0.1% Min 20- Max 300 ký quỹ 100%-20USD Tu chỉnh L/C Giống như VCBĐN Tu chỉnh tăng tiền 0.1% *trị giá tăng tu chỉnh khác USD 10 Giống như VCBĐN Thanh toán L/C 0.2% Min 20-Max 400 0.2% Min 20-Max 400 0.2% Min 20-Max 400 Điện phí SWIFT Giống như VCBĐN Trong nước 5USD ngoài nước mở L/C 20USD Điện khác 5USD Giống như VCBĐN ( Nguồn: Tập hợp biểu phí đang được áp dụng tại các ngân hàng ) Qua bảng biểu phí trên ta thấy các ngân hàng cạnh tranh nhau rất quyết liệt, hầu như biểu phí các dịch vụ thanh toán hàng xuất khẩu đều ngang nhau.Do đó, để giữ vững uy tín cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh, ngân hàng cũng cần áp dụng mức phí linh hoạt hơn mới có thể thu hút được nhiều khách hàng lớn đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đối với khách hàng truyền thống thường xuyên giao dịch với chi nhánh với giá trị cao thì chi nhánh không nên áp dụng biểu phí một cách cứng nhắc, có thể giảm phí thanh toán cho bộ chứng từ có giá trị lớn, giảm phí thông báo cho khách hàng quen thuộc, thực hiện chiết khấu có truy đòi với lãi suất chiết khấu ưu đãi… 74 Trong lĩnh vực Marketing ngân hàng thì việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường có một ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, khả năng đáp ứng được những nhu cầu này của bản thân chi nhánh cũng như đối thủ cạnh tranh như thế nào để vạch ra phương hướng hoạt động marketing một cách có hiệu quả, góp phần đem lại kết quả tốt đẹp hơn cho chi nhánh trong tương lai.Công tác Marketing phải được thâm nhập vào tất cả các bộ phận, tất cả các nhân viên, đặc biệt là các nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng. Tất cả cùng hợp sức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngân hàng.Chi nhánh thành lập riêng phòng chức năng Marketing trong cơ cấu tổ chức quản trị, định hướng hoạt động Marketing một cách nghiêm túc, với đội ngũ nhân sự có chuyên môn, kinh nghiệm nhạy bén về lĩnh vực Marketing ngân hàng. ► Mở rộng quan hệ đại lý và các quan hệ khác với các ngân hàng: + Thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng thông qua việc hổ trợ cung cấp những sản phẩm dịch vụ thuộc thế mạnh của chi nhánh mình cho ngân hàng đối tác khi nhận được yêu cầu hổ trợ. +Bằng cách tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện hiện đại tiến hành thỏa thuận và ký kết để thực hiện trao đổi giao dịch hay làm chức năng đại lý lẫn nhau. +Khi thực hiện quan hệ đại lý cần phải chú ý xem xét chọn lọc các nhân tố như: -Ngân hàng đại lý phải là ngân hàng có quy mô hoạt động mạnh, có uy tín lớn trên thương trường quốc tế. -Thị trường nơi muốn đặt ngân hàng quan hệ đại lý phải có tiềm năng phát triển kinh tế trong hiện tại và trong tương lai và phải có một lượng khách hàng thường xuyên trong mua bán quốc tế. -Mở rộng hệ thống đại lý và quan hệ với các ngân hàng khác có uy tín và mạnh trên thế giới không những nâng cao được thương hiệu cũng như uy tín càng cao hơn nữa qua đó cũng tạo ra được nhiều cơ hội để thu hút nguồn ngoại tệ về chi nhánh, làm cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu. ► Một số kết quả đạt được từ việc đẩy mạnh các hoạt động hổ trợ cho thanh toán bằng phương thức L/C: +Về phía chi nhánh: 75 -Thiết lập được mối quan hệ với các ngân hàng khác, mở rộng quan hệ đại lý -Thu hút được ngày càng nhiều khách hàng lớn đến giao dịch tại chi nhánh -Tăng nguồn thu chi cho chi nhánh +Về phía doanh nghiệp: -Tận dụng được các ưu đãi của chi nhánh -Mở rộng sản xuất kinh doanh 4.3 Chính sách nhân sự: Hiện nay thanh toán quốc tế trở thành nghiệp vụ thứ hai sau nghiệp vụ tín dụng và là dịch vụ lớn nhất của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa đem lại nguồn thu cho chi nhánh.Với sự ra đời ngày càng nhiều ngân hàng ngày càng khốc liệt hơn. Do đó mỗi ngân hàng càng phải hoàn thiện hơn các nghiệp vụ của mình để giữ vững vị thế của mình. Để có uy tín với các ngân hàng nước ngoài khác, NH NN0&PTNT Biên Hòa cần làm tốt công tác thanh toán quốc tế như thanh toán đúng hạn, kiểm tra chính xác, đầy đủ và nhanh chóng bộ chứng từ, hoàn thiện kỹ thuật nghiệp vụ, tránh sai sót trong việc giao nhận chứng từ với ngân hàng nước ngoài vì việc kiểm tra và chuyển tải bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế là rất quan trọng. Nó vừa là căn cứ để đòi tiền ngân hàng mở L/C vừa là lý do để ngân hàng từ chối thanh toán cho bên xuất khẩu ở nước ngoài.Cho nên việc kiểm tra chứng từ ngoài vấn đề là hỗ trợ cho khách hàng ra, nó con nâng cao uy tín của chi nhánh đối với ngân hàng nước bạn trên thế giới. Phương thức tín dụng chứng từ nếu hiểu theo đúng nghĩa của nó tức là ngân hàng chỉ có trách nhiệm đối với chứng từ trên cơ sở mặt chữ, không liên quan đến hàng hóa, chứng từ là cơ sở duy nhất để thực hiện việc thanh toán và giao nhận hàng hóa giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Do vậy, các thanh toán viên cần ý thức cao về trách nhiệm của mình.Việc kiểm tra bộ chứng từ chặt chẽ, chi tiết theo đúng quy định của thư tín dụng đòi hỏi người kiểm tra phải là người cẩn thận, có trình độ ngoại ngữ giỏi và làm việc với sự tập trung cao độ. Kiểm soát bộ chứng từ có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì ngoài việc là cơ sở để thanh toán nhận hàng, nó còn giúp ngân hàng khẳng định uy tín của mình. Kiểm tra bộ chứng từ một cách chính xác và nhanh chóng không những giúp nhà nhập khẩu xem xét việc thanh toán của mình mà còn hỗ trợ nhà xuất khẩu có thể đảm bảo hơn về khả năng được thanh toán.Việc khẳng định uy tín và hiệu quả hỗ trợ của ngân 76 hàng đối với khách hàng, góp phần làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, giữ sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng. Để việc kiểm tra chứng từ đạt hiệu quả tối ưu thì ngoài trình độ ngoại ngữ giỏi ,kiến thức chuyên môn vững vàng ,các thanh toán viên còn phải có kinh nghiệm trong việc nhìn nhận chứng từ thật hay giả .Vì có thể vì lý do nào đó nhà xuất khẩu không thể hoàn chỉnh đầy đủ các chứng từ mà bên nhập khẩu yêu cầu nên đã giả mạo chứng từ. ►Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các thanh toán viên và các cấp quản lý: Công tác đào tạo các cán bộ công nhân viên nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức là sự vận động không ngừng trong hoạt động của chi nhánh. Bởi với tốc độ phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật như hiện nay nếu không thường xuyên đào tạo thì sẽ bị lạc hậu dần về kiến thức so với thế giới rộng lớn bên ngoài. Vì vậy, chi nhánh nên chú trọng nâng cao trình độ cho thanh toán viên để ngoài việc vững vàng về kiến thức chuyên môn, họ còn thông thạo về ngoại ngữ, tin học, những kiến thức mới của ngân hàng nước ngoài liên quan đến thanh toán quốc tế…điều này giúp cho việc xử lý sẽ nhanh chóng hơn và có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó chi nhánh cũng cần cử các thanh toán viên và các cấp quản lý tham gia các lớp học về nghiệp vụ, lớp tập huấn chuyên đề thanh toán quốc tế và cập nhật những loại hình hoạt động mới của các ngân hàng trên thế giới như tổ chức hội thảo, hội thi nghiệp vụ giao lưu giữa các ngân hàng nhằm bắt kịp sự đổi mới, củng cố kiến thức và học hỏi kinh nghiệm của những ngân hàng khác góp phần nâng cao tay nghề phục vụ khách hàng tốt hơn. ►Tạo sự hổ trợ lẫn nhau trong công việc giữa các thanh toán viên: Hiện nay, bộ phận thanh toán quốc tế làm việc theo cách mỗi nhân viên đảm nhiệm một nghiệp vụ cụ thể và phục vụ một nhóm khách hàng cố định. Điều này có lợi cho cả khách hàng và thanh toán viên trong quá trình thực hiện giao dịch được dễ dàng và nhanh chóng.Tuy nhiên, dễ dẫn đến sự không đồng bộ trong công việc của các thanh toán viên.Vì vậy ,yêu cầu các thanh toán viên nên nghiên cứu, học hỏi nắm bắt vững mọi nghiệp vụ, từ đó có thể giúp đỡ lẫn nhau khi công việc quá căng thẳng hay khi thanh toán viên nghỉ đột xuất thì những nghười khác có thể thay thế giải quyết công việc mà không phải bị động phụ thuộc quá nhiều vào một người. 77 ►Thực hiện chế độ đãi ngộ nhân viên: Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng phần không thể thiếu đó là những nhân viên ngân hàng vì nếu không có sự nổ lực làm việc của nhân viên thì ngân hàng không thể nào đạt được lợi nhuận cao nhất.Vì vậy một chế độ đãi ngộ hợp lý sẽ giúp cho mối quan hệ giữa ngân hàng và nhân viên ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn thông qua chế độ tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp …bên cạnh đó chi nhánh tạo cơ hội thuận lợi cho nhân viên học tập, cơ hội thăng tiến, cơ hội nâng cao khả năng tiếp thu công tác,tổ chức những buổi đi chơi ,tham quan vào những dịp lễ Tết…tránh những trường hợp để nhân viên của ngân hàng mình bị thu hút sang những ngân hàng khác do những ngân hàng đó có nhiều thuận lợi cho họ về công việc cũng như những cơ hội đem lại.Với chính sách đãi ngộ như trên, nhân viên sẽ yên tâm công tác, hưng phấn làm việc hơn, tích cực đóng góp ý kiến của mình cho ngân hàng, làm việc hết sức mình và chịu trách nhiệm với công việc của mình hơn. ►Kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng một cách chặt chẽ: Cần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng, đảm bảo nhanh chóng, nhạy bén và chính xác, qua đó kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm nhằm ngăn chặn và điều chỉnh đúng lúc các sai phạm trong nghiệp vụ liên quan đến tín dụng chứng từ. Bên cạnh đó, kết luận về kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng cũng phải đảm bảo chất lượng phản ánh trung thực các vụ việc, đề xuất kiến nghị, xử lý nghiệp vụ, xử lý trách nhiệm một cách cụ thể ,rõ ràng, đúng luật và kịp thời. Từ những yêu cầu trên đòi hỏi chi nhánh nên có đội ngũ kiểm tra kiểm soát nội bộ tốt, có nghiệp vụ chuyên sâu về ngân hàng, am hiểu pháp luật, có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh trong công việc.Có như vậy thì việc tiến hành kiểm tra mới diễn ra suôn sẽ, tốt đẹp tạo nơi khách hàng một niềm tin vững chắc khi đã chấp nhận giao dịch với chi nhánh. 4.4. Chính sách nâng cao thương hiệu: Thương hiệu là một trong những tài sản và rất quan trọng trong quá trình phát triển của một ngân hàng.Thương hiệu của Agribank là “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Một trong những điều mà khách hàng đến với ngân hàng đó là thủ tục đơn giản, an toàn, và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nâng cao thương hiệu là đều mà tất cả các ngân hàng đều muốn, Agribank gắn liến với người nông dân ,được 78 biết đến với tổng nguồn vốn lớn nhất ,mạng lưới rộng nhất.Mà ngày nay ,Việt Nam là một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu cao trong khu vực, đặt biệt là các mặt hàng như :gạo, cà phê, thuỷ sản,…đa số các ngành này đều do người nông dân làm ra có thể thấy nông dân là một trong những tiềm lực lớn nhất của nước ta vì vậy ngân hàng rất tự hào khi là ngân hàng được gắn liền với nông dân. Do đó, muốn nâng cao thương hiệu của ngân hàng cần có những điều kiện như sau: khi nông dân đến với ngân hàng đều là đến vay để hổ trợ kinh doanh sản xuất nông nghiệp thường thì họ không hiểu hết được những thủ tục ,do đó ngân hàng nên vừa cho vay vừa là người tư vấn tài chính cho nông dân có thể giúp họ đầu tư như thế nào cho có lợi với đồng vốn mà họ đã vay của ngân hàng, muốn là những chuyên viên tư vấn giỏi thì cần phải cho các nhân viên học về cách thức trồng trọt ,chăn nuôi,…cung cấp cho người nông dân đúng từng thời kỳ kinh tế để họ có thể nắm bắt mà đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể cho họ vay theo từng vụ mùa để có thể tiết kiệm vốn mà vẫn đem lại hiêụ quả kinh tế cao, được như vậy thì khách hàng biết về ngân hàng nhiều hơn và cũng cố thêm thương hiệu của ngân hàng đã, đang và sẽ phát triển mạnh hơn nưã trong tương lai. ■Đánh giá về hiệu quả của các giải pháp đặt ra *Về định lượng: -Chất lượng: các giải pháp đề ra có chất lượng nhưng chưa được hoàn thiện, muốn thẩm định các giải pháp có chất lượng hay không thì khi áp dụng vào thực tế nếu thu hút được khách hàng đế với ngân hàng thì đã có chất lượng, nhưng hiện trên địa bàn tỉnh có rất nhiều ngân hàng khác nhau nên phải không ngừng nâng cao chất lượng của các giải pháp được đề ra, và có thể hướng về chiều sâu và chiều rộng.Chất lượng của các giải pháp này cũng đã được xem xét tại các ngân hàng khác và tình hình kinh doanh thực tế của chi nhánh nên đây là các giải pháp có chất lượng có thể được xem xét trong thời gian phát triển tới của chi nhánh. -Năng suất: Các giải pháp đề ra có thể là gia tăng số lượng khách hàng khoảng 5%-7% hàng năm. -Hiệu quả: các giải pháp đề ra phù hợp với một chi nhánh mới được nâng lên cấp 1, thành lập tổ tư vấn có thể giúp các nhân viên tập trung vào chuyên môn của mình, giúp khách hàng không tốn nhiều thời gian cũng như chi phí, nâng cao tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ khác hàng, đem lại nguồn ngoại tệ và thu 79 hút thêm khách hàng mới cho chi nhánh. Chính sách về nhân sự giúp chi nhánh có những nhân viên gắn bó lâu dài với ngân hàng vì phải đồng lòng thì chi nhánh mới có thể phát triển, và thông qua các hình thức quảng cáo cũng như các chiến lược hỗ trợ cho phương thức tín dụng chứng từ cũng giúp thương hiệu của chi nhánh được biết đến trên thương trường, giúp nâng cao thương hiệu cũng như cho khách hàng có cách nhìn khác về Agribank không chỉ mạnh về tín dụng mà còn còn dịch vụ thanh toán quốc tế. Theo như năng suất thì tăng khoảng 5% cho việc thu hút thêm khách hàng mới.Giao dịch viên phục vụ khách hàng cũng được nâng lên từ 3-4 doanh nghiệp mới vì hiện ngân hàng đã áp dụng các phần mềm nên đã rút ngắn được thời gian giao dịch nên có thể phục vụ từ 7-8 khách hàng là doanh nghiệp mỗi ngày.Tăng tốc độ phục vụ làm giảm chi phí giao dịch đến 50% đóng góp khoảng 2-3% doanh số của chi nhánh.Theo như ước tính tổng hợp về mặt giá trị của các giải pháp sẽ giúp chi nhánh tăng được khoảng 10% tổng thu nhập. Về định tính: Các giải pháp đưa ra có những điều kiện khách quan mà không có lường trước được như việc khách hàng đến với ngân hàng vì mỗi người có sự lựa chọn cho riêng mình vì vậy tuy là thương hiệu mạnh cũng không phải lúc nào cũng thu hút được những khách hàng khi muốn đến giao dịch với ngân hàng, thị trường hầu như đã được phân chia nên việc thu hút khách hàng mới rất khó. Nhưng nếu có chiến lược quảng cáo cũng có thể thu hút được một lượng khách hàng mới. Bên cạnh đó do thương hiệu của Agribank là một thương hiệu khá quen thuộc với khách hàng về tín dụng thì việc phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế cũng là một việc khó khăn đối với chi nhánh. Thông qua các chính sách quảng cáo về hình ảnh thương hiệu cũng giúp được phần nào đưa thương hiệu Agribank đến với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua dịch vụ thanh toán quốc tế của chi nhánh.Tuy nhiên ,khi đưa ra các giải pháp thì phải tính đến tính ứng dụng vào thực tiễn, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh và các dịch vụ tương tự của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn vì sao các ngân hàng khác có những chính sách gì mà có thể thu hút những khách hàng lớn, để chi nhánh có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác. 80 KIẾN NGHỊ Kiến nghị với chính phủ: +Các cơ quan, ban ngành cần đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách ban hành chính sách xuất nhập khẩu, mở rộng các loại hàng hóa xuất khẩu, ưu đãi về thuế…Trong thời gian qua, hàng xuất khẩu ở Việt Nam chủ yếu là hàng thô, chưa qua chế biến ,các mặt hàng nông sản ,công nghiệp nhẹ,tiểu thủ công nghiệp .Vì vậy ,cần tăng cường mặt hàng đã qua chế biến nhằm cải thiện kim ngạch xuất nhập khẩu. +Tạo “sân chơi” cho doanh nghiệp như diễn đàn kinh tế cho các doanh nghiệp hội thảo chuyên đề để nâng cao chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu …để họ có thể giao lưu với nhau, cung cấp cho nhau những thông tin hoàn chỉnh, chính xác và giải quyết những thắc mắc còn tồn động về luật, về thuế,…Hiện nay, ở Việt Nam tuy mạng lưới thông tin công cộng đã phát triển nhưng chưa phải là mạnh mẽ, công nghệ thông tin lại chưa đạt đến trình độ cao.Do vậy, việc thiếu thông tin đối với các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi.Vì thế, việc hình thành một ngân hàng dữ liệu để cung cấp thôn tin về tình hình thị trường nước ngoài, tình hình kinh doanh trong nước, những thông tin về thuế, nhân lực, thanh tra, giám sát..là rất cần thiết cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước: Sau một thời gian dài chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Từ những ngân hàng chỉ thuộc riêng phần quản lý của nhà nước, nay đã có thêm nhiều ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng nước ngoài rộng khắpViệt Nam.Tuy nhiên, để hệ thống ngân hàng phát triển hơn nữa thì ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng cần cải cách một số chính sách để phù hợp với nhịp độ phát triển như hiện nay mà theo em đó là những biện pháp sau: +Khuyến khích các mối quan hệ đối tác chiến lược giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài.Với mối quan hệ này, các ngân hàng trong nước sẽ có cơ hội học hỏi những kinh nghiệm quý báu, những kiến thức hữu ích cũng như cơ hội chuyển giao công nghệ từ ngân hàng nước bạn ,tạo điều kiện cho các ngân hàng 81 thương mại Việt Nam nói riêng và ngành ngân hàng nói chung có những bước phát triển cao hơn. +Xây dựng các khuôn khổ pháp lý có bao hàm các tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc tế. Đồng thời ngành ngân hàng cũng nên nhanh chóng vạch ra chiến lược hợp tác, phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt các cục, vụ, các phòng chức năng thuộc các cơ quan có liên quan để góp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hoạt động lừa đảo quốc tế thông qua nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ. +Nâng cao chất lượng công tác thanh tra của ngân hàng Nhà nước. Kết luận thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, phản ánh kịp thời các sự việc nhằm nhanh chóng đề xuất các kiến nghị, để xử lý trách nhiệm một cách cụ thể, rõ ràng và đúng luật. Kiến nghị với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: +AGRIBANK Việt Nam nên cung cấp những tài liệu liên quan đến những tranh chấp cãi bất hợp lệ, những rủi ro từ thực tế phát sinh của chi nhánh. +Thành lập bộ phận thông tin khách hàng nhất là các khách hàng có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.Từ đó, chắt lọc và tập hợp danh sách những khách hàng không tốt từ thông tin của những ngân hàng khác. +Cần thông báo hằng ngày diễn biến tình hình giá cả thị trường, sự biến động của các mặt hàng chiến lược ở thị trường trong và ngoài nước, phân tích, dự báo những thuận lợi và bất lợi đến các chi nhánh trong giao dịch gắn liền với các mặt hàng này. +Hoàn thiện quy trình thanh toán hàng xuất nhập khẩu ở các chi nhánh.Cho phép các chi nhánh có thể được giao dịch trực tiếp với ngân hàng nước ngoài để đẩy nhanh tốc độ thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại các chi nhánh. 82 KẾT LUẬN Kinh tế thế giới ngày nay đã và đang có những bước phát triển thông ngừng. Cùng với xu thế đó kết hợp với những chính sách và đường lối mở cửa, kinh tế Việt Nam cũng đã và đang từng bước tăng trưởng mạnh mẽ. Trong điều kiện thị trường và các quan hệ thương mại được mở rộng không ngừng làm kéo theo tính phức tạp,đa dạng và mức độ rủi ro như hiện nay thì phương thức tín dụng có thể được xem như một giải pháp hiệu quả do những đặc điểm như tính an toàn cao, tạo khả năng thích nghi và thuận lợi cho các đối tác giao dịch cho thấy sự phù hợp với xu thế phát triển xuất nhập khẩu. Việc áp dụng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa hiện nay tuy đã có nhiều cố gắng và thể hiện được các ưu thế nhưng do những điều kiện khách quan và chủ quan nên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục.Vì vậy, để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của khách hàng ,phù hợp với xu thế thời đại thì cần phải có những bước cải tổ mạnh mẽ, khắc phục nhược điểm và hướng tới sự phát triển cao hơn. Để dành được và duy trì chữ “TÍN” hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh và đạt được mục đích lợi nhuận cho ngân hàng và cho khách hàng thì cần giải quyết tốt các vấn đề như: đẩy nhanh tiến độ hiên đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với thanh toán L/C, tăng cường công tác tư vấn cho khách hàng, tạo cơ hội cho ngân hàng cải thiện mối quan hệ với khách hàng, đảm vảo quyền lợi cho khách hàng cũng có nghĩa là an toàn cho ngân hàng, đẩy mạnh công tác Marketing, chú trọng hơn công đào tạo cán bộ như bằng các hình thức cử cán bộ chủ chốt, có trình độ ra nước ngoài học, vừa có điều kiện nâng cao ngoại ngữ vừa nâng cao nghiệp vụ sau đó về làm việc và đào tạo lại các cán bộ trong nước, hoặc mời chuyên gia nước ngoài đến tập huấn tại đơn vị. Ngoài ra cũng nên tổ chức các buổi giao lưu, thảo luận, học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các chi nhánh trong nội bộ hệ thống hoặc các ngân hàng bạn…Bên cạnh đó thì việc nâng cấp cải tạo mạng SWIFT, đầu tư trang thiết bị cũng không kém phần quan trọng. Xuyên suốt quá trình nghiên cứu ta thấy con người đích thực là thành phần quan trọng nhất. Các giải pháp đều liên quan đến yếu tố con người. Muốn phương thức tín dụng chứng từ phát huy được những ưu điểm của nó thì phải có bàn tay con 83 người với đầu óc minh mẫn, sáng suốt, giỏi về chuyên môn, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thâm niên công tác máy móc chỉ là công cụ mà thôi.Tất cả các phương thức ,tất cả các nguyên tắc, tất cả các quy định đều cho con người đặt ra và sửa đổi _mục đích cuối cùng là đem lại cuộc sống tốt hơn, con người sống thân thiện, hạnh phúc với nhau hơn…/.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfND_BAO_CAO_NCKH_2.pdf
  • pdfBAI_BAO_NCKH_3.pdf
Luận văn liên quan