Đề tài Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Đống Đa

Qua thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại chi nhánh ngân hàng TMCPCT Đống Đa, cùng với sự tận tình giúp đỡ của các anh chị trong ngân hàng, em đã tổng hợp lại được một số hiểu biết của mình về các hoạt động của ngân hàng. Không chỉ có vậy, qua đó giúp em hiểu sâu hơn và vận dụng những kiến thức về ngành ngân hàng đã được học. Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại luôn luôn gắn liền với rủi ro.Trong đó rủi ro tín dụng có thể buộc ngân hàng phá sản vì khi xảy ra rủi ro tín dụng kéo theo sau nó là rủi ro thanh khoản với việc hàng loạt người gửi tiền đồng loạt rút tiền ra khỏi ngân hàng. Chính vì thế các nhà quản lý ngân hàng phải lao tâm khổ tứ bỏ công sức để tìm ra nguyên nhân nhằm đưa ra biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng.Và theo tổng kết thì nguyên nhân chính là sự không an toàn về vốn.Cho nên có thể khẳng định rằng:an toàn về vốn là sự cần thiết để dẫn đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cũng xuất phát từ những suy nghĩ đó mà qua một thời gian thực tập tại chi nhánh, em đã chọn được đề tài cho mình làm chuyên đề tốt nghiệp đó là : “Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NHTMCP CT Chi nhánh Đống Đa”.Việc thu hồi các khoản nợ xấu là rất khó khăn đặc biệt là đối với chi nhánh các khoản nợ đã XLRR đều đã lâu, phần lớn trong lĩnh vực XDCB rất khó thu hồi.Vì thế nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn, tạo cơ sở cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi bên đi vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình, ngân hàng sẽ coi bảo đảm tiền vay là nguồn thu hồi khoản nợ đã cho vay. Bảo đảm tiền vay còn giúp cho ngân hàng tạo lập và mở rộng việc tạo lập tín dụng đối với khách hàng vì đây là một trong những điều kiện cấp tín dụng.Chính vì vậy, bảo đảm tiền vay đóng vai trò vô cùng quan trọng, bảo đảm tiền vay càng được quan tâm đánh giá đúng thì chi nhánh sẽ càng dễ thu hồi một phần các khoản nợ xấu. Do đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu trong thời gian thực tập tại ngân hàng.

doc22 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
—&œ– ĐỀ TÀI “Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NHTMCP CT Chi nhánh Đống Đa” Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : MỤC LỤC Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Công thương VN và Ngân Hàng TMCP Công thương chi nhánh Đống Đa 1.1.1. Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Công thương Ngân Hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Hệ thống mạng lưới của VietinBank trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch. NHTMCPCT có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. NHTMCPCT là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA và là công ty chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknet). Ngân hàng có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới và là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.  Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Để có thể đứng vững và phát triển, NHTMCP CT không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng : Các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh , chứng khoán, bảo hiểm và cho thuê tài chính… Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Năm 2009 là năm đầu tiên VietinBank hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần, đã có nhiều đổi mới và tích cực và mang tính đột phá. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCPCT Chi nhánh Đống Đa Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Đống Đa được hình thành năm 1959 từ phòng Công thương nghiệp Ô Chợ Dừa và được đổi thành Chi điếm Nghiệp vụ ngân hàng Nhà nước khu phố Đống Đa có trụ sở ở 237 Khâm Thiên – Hà Nội, với tổng số cán bộ công nhân viên khoảng 50 người.Từ ngày 1/7/1988 là đơn vị hạch toán phụ thuộc NHTMCPCT, là chi nhánh loại I có doanh số hoạt động lớn trong hệ thống NHCT và trên địa bàn thành phố Hà Nội, có trụ sở chính tại số 187 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa. Chi nhánh có khoảng gần 300 cán bộ công nhân viên, 6 phòng giao dịch ở Kim Liên , Cát Linh, Đặng Văn Ngữ , Thái Hà, Nguyễn Khuyến , Văn Chương với mạng lưới huy động vốn rộng khắp gồm 2 điểm giao dịch và 9 quĩ tiết kiệm. Trong hơn 20 năm thành lập và đổi mới tuy phải đương đầu với nền kinh tế thị trường hết sức sôi động và cạnh tranh, chi nhánh không tránh khỏi những khó khăn trở ngại trong lĩnh vực kinh doanh – tiền tệ nhưng bằng ý chí vươn lên từ nội lực của gần 300 cán bộ công nhân viên chức, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của NHTMCPCT, NHNN thành phố Hà Nội, của các cấp, các ngành chính quyền địa phương, từng bước chi nhánh NHTMCP CT Đống Đa đã lập lại thế chủ động, hòa nhập với cơ chế thị trường mở cửa, nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững và ngày càng phát triển, góp phần trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế Thủ đô. Trong những năm qua , Chi nhánh liên tục mở rộng về quy mô hoạt động,về tổ chức bộ máy và mạng lưới, kết quả hoạt động kinh doanh cũng không ngừng tăng trưởng cho nên chi nhánh ngày càng có uy tín được nhiều bạn hàng đánh giá cao.Chính vì vậy, đến nay chi nhánh luôn giữ vững là đơn vị kinh doanh xuất sắc trong hệ thống NHTMCP CT. Do những thành tích xuất sắc trong hoạt động nên chi nhánh đã được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba năm 1995, năm 1998 được tặng thưởng huân chuơng lao động hạng hai và năm 2002 được tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất. Đặc biệt năm 2003 chi nhánh đã được trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh luôn quyết tâm phấn đấu, xứng đáng với danh hiệu này . 1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh VietinBank Đống Đa 1.2.1. Bộ máy tổ chức Chi nhánh Đống Đa bao gồm 12 phòng ban được đặt dưới sự điều hành của ban giám đốc. Các phòng ban này đều được chuyên môn hóa theo chức năng và nghiệp vụ cụ thể. Tuy nhiên, chúng vẫn là một bộ phận không thể tách rời trong ngân hàng do đó chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sơ đồ mô hình tổ chứG I Á M Đ Ố C C Á C P HÓ G Đ KHỐI KINH DOANH Phòng khách hàng số 1 Phòng khách hàng số 2 Phòng khách hàng cá nhân 9 QTK 2 ĐGD KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO Phòng quản lý rủi ro Phòng quản lý nợ có vấn đề KHỐI TÁC NGHIỆP Phòng kế toán Phòng tiền tệ - kho quỹ Phòng thanh toán xuất nhập khẩu KHỐI HỖ TRỢ Phòng tổng hợp Phòng thông tin điện toán Phòng tổ chức – hành chính c 6 PHÒNG GIAO DỊCH Nguồn : Ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Đống Đa 1.2.2. Hoạt động của các phòng ban Phòng khách hàng số 1 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ,thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCPCT. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp. Phòng khách hàng số 2 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCPCT. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là cá nhân, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCPCT. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh.Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Đống Đa theo chỉ đạo của NH TMCP CTVN. Phòng quản lý nợ có vấn đề chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề ( bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu). Quản lý, khai thác và xử lý tài sảm đảm bảo nợ vay theo qui định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và tiền lãi vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Phòng kế toán là các phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng.Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chỉ tiêu nội bộ tại chi nhánh.Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lí hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHTMCP CT.Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phầm dịch vụ ngân hàng. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo qui định của NH TMCPCT VN Phòng tiền tệ - kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và NH TMCPCT VN. Tạm ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có nguồn thu tiền mặt lớn. Phòng tổ chức – hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và qui định của NH TMCPCT VN. Thực hiện công tác quản lý và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn của chi nhánh. Phòng thông tin điện toán thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin để đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh,thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. Chương 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHTMCPCT CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 2.1. Tình hình hoạt động của chi nhánh giai đoạn 2007-2009 Quận Đống Đa là một trung tâm chính trị và văn hóa của thủ đô. Nơi đây có rất nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh lớn khá nhiều, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển ổn định. Điều này đã giúp cho chi nhánh có những thuận lợi ban đầu để cạnh tranh trên thị trường. Giai đoạn 2007-2009 cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến những xáo động đầy kịch tính về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại. NHCT Đống Đa cũng như các ngân hàng khác đều chịu tác động từ cuộc khủng hoảng này. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bị giảm sút, cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bên cạnh đó là dịch bệnh, thiên tai liên tiếp xảy ra gây nhiều thiệt hại đến sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân đặc biệt trong nhiều tháng tỷ giá ngoại tệ và giá vàng liên tục tăng đã làm cho các doanh nghiệp sản xuất lao đao, tình hình kinh tế biến động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngành kinh tế ,của các NHTM nói chung và NH TMCPCT VN nói riêng. Đây cũng là năm điều tiên VietinBank hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần, đã có nhiều đổi mới tích cực và mang tính đột phá. Một trong những đổi mới đó chính là sự linh hoạt, chủ động trong điều hành hoạt động của NH TMCPCT VN cũng như của chi nhánh Đống Đa. Đầu năm , chi nhánh tập trung tăng trưởng mạnh tín dụng thì những tháng cuối năm lại tập trung giảm dư nợ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng. Trong bối cảnh khó khăn chung của cả hệ thống ngân hàng nhưng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Đống Đa vẫn phát triển không ngừng cả về chất và lượng. 2.1.1. Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là hoạt động đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng vì khi ngân hàng càng dễ dàng huy động được nhiều vốn nhưng với chi phí thấp thì điều đó cho thấy ngân hàng đó là một ngân hàng có uy tín và có độ rủi ro thấp. Bất kỳ một ngân hàng nào khi bắt bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên cũng là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng và sau đó thì mở rộng các dịch vụ khác ra, bằng cách đó ngân hàng huy động được tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức dân cư. Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc, sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho người gửi tiền, tổng nguồn vốn huy động của NH TMCPCT VN luôn tăng trưởng qua các năm. Là một chi nhánh cấp I của một ngân hàng được thành lập lâu đời có nhiều uy tín, Chi nhánh NH TMCPCT Đống Đa có nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn, điều này thể hiện ở sự gia tăng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất huy động Bảng giá trị và tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh (2007-2009) 2007 2008 2009 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % VỐN HUY ĐỘNG 4300 100 4205 100 4250 100 Tiền gửi tiết kiệm 1800 41,86 1850 44 1740 40,9 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 2320 53,95 2305 54,82 2280 53,6 Kỳ phiếu 180 4,19 50 1,18 150 3,5 Giấy tờ có giá khác 80 2 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHTMCPCT Đống Đa (2007-2009) Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động là 4250 tỷ, tăng 50 tỷ so với năm 2008. Trong đó nguồn vốn nội tệ huy động được là 3730 tỷ giảm gần 1% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do nguồn vốn của SCIC và Bảo hiểm xã hội giảm mạnh so với đầu năm. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ,việc các NHTM khác trên địa bàn liên tục mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động và sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động cũng như các chính sách khuyến mại chăm sóc khách hàng đã làm cho tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế của chi nhánh giảm đi so với 2008. Tuy nhiên , tổng vốn huy động vẫn tăng lên do Ngày 13/4/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 859/QĐ-NHNN cho phép Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) được phát hành giấy tờ có giá dài hạn năm 2009. 2.1.2. Hoạt động đầu tư vốn tín dụng Tín dụng là hoạt động rất quan trọng trong mỗi ngân hàng do nó vừa chiếm tỷ trọng lớn cũng như đem lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng, bên cạnh đó thì rủi ro đối với hoạt động này cũng không nhỏ. Các khoản đầu tư của chi nhánh năm 2009 là 302 tỷ đồng so với 2008 tăng 300 tỷ đồng do chi nhánh đã đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của tập đoàn Vinepeanland.Đây là khoản đầu tư dài hạn có hiệu quả góp phần đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân tán rủi ro cho chi nhánh. Trong tín dụng thì hoạt động cho vay là được các ngân hàng chú trọng do phần lớn các NHTM có được lợi nhuận từ hoạt động này. Chính vì vậy,công tác tín dụng luôn được chi nhánh coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Bám sát sự chỉ đạo của NH TMCPCT VN trong những năm qua, chi nhánh đã luôn đề ra mục tiêu cho công tác đầu tư và cho vay với mục tiêu tăng trưởng ổn định, đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Bảng giá trị và tỷ trọng nợ vay của chi nhánh (2007-2009) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Cho vay ngắn hạn 1100 68,75 930 74,4 1396 82,1 Cho vay trung và dài hạn 500 31,25 320 25,6 304 17,9 Tổng 1600 100 1250 100 1700 100 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHTMCPCT Đống Đa (2007-2009) Bảng số liệu trên cho thấy tổng dư nợ của chi nhánh năm 2008 giảm mạnh chỉ còn 1250 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ giảm là tập đoàn Bưu chính viễn thông trả nợ trước hạn theo quyết định của thanh tra và do một số đơn vị có nợ quá hạn lớn, kinh doanh thua lỗ nên chi nhánh không thể đầu tư vốn tín dụng tiếp mà chỉ tập trung thu nợ. Năm 2009 tổng dư nợ đạt 1700 tỷ đồng so với 2008 tăng 450 tỷ. So với kế hoạch năm đạt 98% và chi nhánh đã thành công trong việc khống chế dư nợ theo chỉ đạo của NH TMCPCT VN. Dư nợ tăng là do gói kích cầu của chính phủ và chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn. Cho vay ngắn hạn Trong những năm qua, chi nhánh luôn chú trọng đầu tư cho vay ngắn hạn với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ vốn nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh ổn định và có hiệu quả.Tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn trong tổng dư nợ thường rất lớn.Từ 07-09 tỷ trọng này lần lượt là 68,75%; 74,4%; 82,1%. Cho vay trung và dài hạn Với lợi thế về kinh nghiệm,vốn và trình độ, CN NHCT Đống Đa đã thực sự trở thành một địa chỉ cấp vốn tin cậy cho các dự án. Dư nợ trung dài hạn của chi nhánh đạt 305 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 18% trong tổng dư nợ cho vay, đạt mức NHT MCPCT VN cho phép. Năm 2009, chi nhánh đã giải ngân được các dự án lớn như dự án Bauxit của tập đoàn Than khoáng sản giải ngân 39,1 tỷ đồng; dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco-Vinalines giải ngân 48,5 tỷ. * Đánh giá chất lượng tín dụng Bảng phân loại nợ ( Tỷ đồng ) Phân loại nợ 2007 2008 2009 Nhóm 1 1532 1195,5 1682 Nhóm 2 15 15 Nhóm 3 10 20 Nhóm 4 50 4,5 12,6 Nhóm 5 3 15 5,35 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHTMCPCT Đống Đa (2007-2009) Năm 2009 có thể đánh giá là năm thành công trong hoạt động tín dụng của chi nhánh, mặc dù môi trường đầu tư còn nhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn tăng trưởng được tín dụng trong mức cho phép và kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, nợ nhóm 2 và nhóm 3 đều bằng 0. Nợ xấu đạt 17,95 tỷ đồng tăng so với năm trước song tỷ lệ ở mức 1,1% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu ( Nợ nhóm 3,4,5) =1,06% < mục tiêu 3% Ban lãnh đạo chi nhánh đã rất quan tâm công tác quản lý và thu hồi nợ đã XLRR, hàng tháng đều tổ chức các cuộc giao ban tín dụng, phân tích kết quả đạt được, đưa ra phương hướng, biện pháp thực hiện thu hồi nợ XLRR đối với từng khách hàng cụ thể. Do đó đã thu được những món lớn và khó như Công ty vật tư XDC… Bảng khả năng thu nợ ( Tỷ đồng ) 2007 2008 2009 Doanh số cho vay 1780 1810 1950 Doanh số thu nợ 2180 2160 2100 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHTMCPCT Đống Đa (2007-2009) Doanh số thu nợ qua các năm đều lớn hơn doanh số cho vay. Doanh số thu nợ năm 2009 giảm 60 tỷ đồng so với năm 2008 do các khoản nợ đã XLRR đều rất lâu, phần lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên rất khó thu hồi. Bảng thu nhập từ lãi qua các năm ( Tỷ đồng ) 2007 2008 2009 Tổng thu nhập 350 380 430 Lãi tiền gửi 169 190 194 Lãi tiền vay 170 182 220 Lãi khác 11 8 16 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHTMCPCT Đống Đa (2007-2009) Hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm qua có quy mô và chất lượng ngày càng được nâng lên, khẳng định được vai trò hết sức quan trọng của mình. Đối với bản thân chi nhánh, hoạt động tín dụng cũng thực sự tạo ra nguồn thu chủ yếu.Tổng thu nhập năm 2007 là 350 tỷ đồng, năm 2008 là 380 tỷ và năm 2009 là 430 tỷ.Từ 2007 năm sau tăng hơn so với năm trước khoảng từ 30 tỷ trở lên. 2.1.3. Hoạt động dịch vụ Về phát hành thẻ ATM: Cạnh tranh trong phát hành thẻ rất lớn với 4 liên minh thẻ và hàng chục ngân hàng cùng phát hành thẻ với hàng chục thương hiệu thẻ khách nhau.Chi nhánh đã phải giao chỉ tiêu phát hành thẻ tới các phòng ,các cán bộ để triển khai thực hiện thật tốt các chương trình khuyến mãi của thẻ.Hoạt động phát hành thẻ có nhiều đổi mới, sáng tạo như làm việc với Ban chấp hành đoàn các trường thông qua hội sinh viên quảng cáo tới các lớp, đề xuất tặng quà nhân ngày khai trường,trao học bổng cho sinh viên xuất sắc để tạo mối quan hệ lâu dài,.. Nhờ có sự tích cực ,chủ động ,sáng tạo mà chi nhánh đã đạt 12000 thẻ và được trung tâm thẻ đánh giá thi đua xếp thứ 5 trong 102 chi nhánh của toàn hệ thống. Phát hành thẻ TDQT: Trong năm chi nhánh cũng hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đạt 105 thẻ bằng 105% kế hoạch.Các phòng ban đã tích cực tiếp thị, tư vấn phát hành cho các lãnh đạo của các đơn vị do đó thẻ phát hành có tần suất sử dụng cao, rủi ro thấp. Về thu phí dịch vụ đạt 16,5 tỷ đồng đạt 92% kế hoạch.So với năm 2008 đã có sự tăng trưởng tăng 4,9 tỷ đồng 2.1.4. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại ( Tỷ đồng ) 2007 2008 2009 Thanh toán quốc tế Thanh toán L/C nhập khẩu 43,19 45,2 60,2 Thanh toán L/C xuất khẩu 1,5 1,8 1,95 Kinh doanh ngoại tệ Doanh số mua 45,3 46,2 45,9 Doanh số bán 46,1 45,85 47,5 Chi trả kiều hối 1,81 1,95 2,15 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHTMCPCT Đống Đa (2007-2009) Thanh toán quốc tế Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất nên thường phải nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Do đó nghiệp vụ thanh toán quốc tế của chi nhánh phần lớn là phục vụ cho mở và thanh toán L/C nhập khẩu, thanh toán chuyển tiền và nhờ thu nhập khẩu.Năm 2009 thanh toán L/C nhập khẩu tăng 15 tỷ so với 2008 còn L/C xuất tăng 0,15 tỷ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Năm 2009 thị trường ngoại tệ có diễn biến phức tạp, mặc dù đầu năm NHNN đã nới rộng biên độ và cuối năm đã thực hiện điều chỉnh tỷ giá nhưng tỷ giá của ngân hàng vẫn thấp hơn tỷ giá ngoài thị trường tự do. Do đó, chi nhánh rất khó khăn trong việc mua ngoại tệ của khách hàng thể hiện ở việc doanh số mua giảm 0,3 tỷ so với năm 2008. Tuy nhiên do có khách hàng truyền thống cộng với sự linh hoạt trong điều hành mà doanh số mua và bán ngoại tệ vẫn đạt cao và lãi kinh doanh ngoại tệ đạt 1,6 tỷ đồng. Chi trả kiều hối Dịc vụ kiều hối đã đạt được nhiều thành công đáng kể ,mạng lưới chi trả kiều hối đã được triển khai đến hầu hết các phòng giao dịch,điểm giao dịch và quỹ tiết kiệm. Doanh số chi trả kiều hối năm 2009 đạt 2,15 tỷ tăng 10.6% so với 2008 và chiếm khoảng 15% thị phần về dịch vụ kiều hối trên thị trường chính thức ở Việt Nam.Ứng dụng phần mềm chi trả kiều hối Western Union và qua mạng Swift đã mở rộng triển vọng hợp tác với nhiều nguồn chuyển tiền ,nhiều đối tác trên thế giới là các ngân hàng đại lý và các công ty chuyển tiền. 2.2. Đánh giá kết quả hoạt động của chi nhánh 2007 2008 2009 TỔNG THU NHẬP 350 380 430 Lãi tiền gửi 169 190 194 Lãi tiền vay 170 182 220 Lãi khác 110 8 16298 TỔNG CHI PHÍ 298 340 375 Lãi tiền gửi 221 260 330 Lãi khác 77 80 45 LỢI NHUẬN 52 40 55 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHTMCPCT Đống Đa (2007-2009) Năm 2008, lợi nhuận của chi nhánh giảm hơn so với năm 2007 12 tỷ đồng mặc dù nhiều hoạt động của chi nhánh vẫn tốt.Mặc dù môi trường hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động của chi nhánh đã đạt kết quả tốt và được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2009. Lợi nhuận tăng 15 tỷ so với năm 2008 và 3 tỷ so với 2007. Năm 2009, cũng là năm đầu tiên chi nhánh thực hiện điều hành lãi suất tiền gửi trên cơ sở lãi suất trần của NHCT VN, nhu cầu vốn của chi nhánh và tình hình thị trường.Giám đốc chi nhánh, tổ huy động vốn và các phòng ban nghiệp vụ đã bám sát diễn biến thị trường kịp thời đưa ra các mức lãi suất linh hoạt, đảm bảo cạnh tranh và mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong năm nay tín dụng đã tăng trưởng quá nóng chẳng hạn như Tháng 5 /2009 tín dụng trong tháng của toàn hệ thống ngân hàng tăng 4,2% so với tháng 4/2009 và tăng 14,91% so với cuối năm ngoái; tổng phương tiện thanh toán tăng 14,55%. Mức 4,2% này cao hơn cả mức tăng dư nợ bình quân hàng tháng của năm 2007, năm mà tín dụng “bùng nổ” và gây ra hậu quả lạm phát dẫn đến việc NHNN phải áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ trong nửa đầu năm 2008. Tuy nhiên chi nhánh vẫn tăng trưởng tín dụng trong mức cho phép và kiểm soát tốt chất lượng tín dụng khi mà nợ nhóm 2 và nhóm 3=0. Nợ xấu mặc dù cao hơn năm trước nhưng lại đạt tỷ lệ rất thấp trên tổng dư nợ. Chi nhánh đã triển khai một loạt các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bán lẻ như : tiền gửi tiết kiệm – lãi suất thả nổi, tiền gửi đầu tư – lãi suất thả nổi, tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang theo thời gian, tiền gửi thanh toán – lãi suất bậc thang… nhiều sản phẩm dịch vụ mới đặc biệt là các sản phẩm huy động vốn, góp phần đa dạng hóa dịch vụ, tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng lựa chọn các dịch vụ. Năm 2009 cũng là năm chi nhánh khá thành công trong công tác cán bộ thể hiện ở việc đã bố trí sắp xếp hợp lý cán bộ như vận động được 21 cán bộ cao tuổi, trình độ không đạt chuẩn chấm dứt hợp đồng lao động hoặc về hưu trước tuổi. Ý thức của người lao động đã được nâng cao rõ rệt, năng suất, chất lượng lao động có bước chuyển biến rõ rệt. Tính chủ động của các phòng ban tại trụ sở chính trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đã được nâng cao. Ngoài những mặt đạt được thì chi nhánh Đống Đa cũng có những mặt hạn chế : Tại các QTK sức ỳ của cán bộ vẫn còn lớn, còn thụ động trong công việc, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, học hỏi nâng cao nghiệp vụ do đó năng suất lao động cũng như hiệu quả lao động chưa cao. Bộ phận giao dịch viên và cán bộ phòng khách hàng chưa cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin về sản phẩm , dịch vụ mới do đó đã không làm tốt công tác tư vấn tiếp thị khách hàng. Chất lượng cán bộ tín dụng chưa đồng đều, vẫn còn xảy ra tình trạng xử lý và kiểm soát các khoản vay chưa đúng quy trình, chất lượng thẩm định của một số cán bộ chưa cao. Vẫn còn tồn tại tình trạng cán bộ tín dụng chưa hướng dẫn khách hàng chu đáo dẫn tới hiện tượng khách hàng muốn đi giao dịch tại ngân hàng thương mại khách hoặc đề xuất xin thay cán bộ tín dụng. Sự thiếu đồng đều trong bộ máy lãnh đạo của chi nhánh, vẫn còn một số cán bộ lãnh đạo chưa chủ động học hỏi nâng cao nghiệp vụ, còn thụ động trong điều hành, xử lý công việc. Trong năm nay và một vài năm nữa do tòa nhà mới đang xây nên đường vào rất bụi bẩn, chật chội do đó có thể sẽ hạn chế một lượng lớn khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh. Nhiều QTK có mặt bằng hẹp, chưa khang trang, hiện đại do đó đòi hỏi công tác tìm kiếm, phát triển mạng lưới hoạt động và tiếp thị để thay thế các QTK này cần làm mạnh mẽ hơn. 2.3. Phương hướng phát triển năm 2008 của ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Đống Đa: Năm 2009 là năm có ‏‎‎ ‏‎ý‏‎ ‏‎‎‎nghĩa rất quan trọng tạo điều kiện hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 -2010 và chiến lược phát triển kinh tế 10 năm 2001-2010. Đây là năm có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho phát triển của các ngành kinh tế nói chung và của ngân hàng nói riêng. Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 và tình hình thực tế của đơn vị, chi nhánh Đống Đa xác định phương hướng phát triển của chi nhánh trong năm 2010 và các năm tiếp theo là theo định hướng, chiến lược phát triển chung của Ngân hàng, phù hợp với phương châm hoạt động của NH TMCPCT VN là : «An toàn - Hiệu quả - Hiện đại - Tăng trưởng bền vững». 2.3.1. Phương hướng hoạt động: Duy trì hoạt động ổn định, phát triển vững chắc và có hiệu quả, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có, triển khai phát triển các sản phẩm mới và các dịch vụ tiện ích mới Hoạt động huy động vốn: chủ động triển khai các sản phẩm huy động vốn mới, huy động chú trọng vào đàm phán lãi suất, thoản thuận chu kỳ điều chỉnh lãi suất đảm bảo cân đối hiệu quả giữa huy động và cho vay hoặc điều chuyển vốn. Hoạt động tín dụng: ưu tiên khách hàng vay vốn trên cơ sở sử dụng tổng hợp các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh.Hạn chế cho vay đối với khách hàng chỉ vay vốn mà không sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác.Năm 2010 tập trung lực lượng lực lượng cho công tác thu nợ XLRR trong đó biện pháp chính sẽ là khởi kiện. Hoạt động dịch vụ : tập trung vào triển khai và phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ mới, có thu phí. Năm 2010 tập trung vào hai nhóm khách hàng lớn là sinh viên và các doanh nghiệp đang vay vốn và sử dụng dịch vụ của chi nhánh để thực hiện bán chéo sản phẩm. Công tác kế hoạch: giao kế hoạch đến tận các PGD loại 2 và từng bước nghiên cứu để giao kế hoạch lợi nhuận đến các phòng. Công tác tổ chức nhân sự: tập trung vào nâng cao chất lượng cán bộ đặc biệt chú trọng vào bộ phận có tiếp xúc với khách hàng.Thay đổi tổ chức của bộ phận tín dụng thành lập bộ phận hậu kiểm và nhanh chóng đưa bộ phận hậu kiểm vào hoạt động có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Công tác phát triển thị trường và tiếp thị : nâng cấp các QTK thành PGD loại 2, giải thể các QTK không hiệu quả hoặc có vị trí không thuận lợi đồng thời tìm kiếm các vị trí đẹp để mở mới PGD nhằm mở rộng địa bàn hoạt động, khuyếch trương thương hiệu VietinBank. 2.3.2 Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2010: Huy động : Đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn ….phấn đấu đạt 5800 tỷ Sử dụng vốn : Tiếp tục duy trì dư nợ tín dụng và lựa chọn các dự án có hiệu quả đảm bảo tăng trưởng an toàn kế hoạch dư nợ 2300 tỷ VND .Dự đoán nguồn vốn còn khó khăn nên tăng trưởng tín dụng chỉ được phép 25% Dịch vụ ngân hàng: Thu phí dịch vụ là 28 tỷ đồng , số thẻ E-Partner và TDQT lần lượt là 10000 và 450 thẻ Đầu tư trang thiết bị: Số cơ sở chấp nhận thẻ là 80 , dự kiến nâng cấp 3 QTK thành Phòng giao dịch loại Chương 3 NHẬN XÉT VÀ THU HOẠCH SAU ĐỢT THỰC TẬP TỔNG HỢP Qua thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại chi nhánh ngân hàng TMCPCT Đống Đa, cùng với sự tận tình giúp đỡ của các anh chị trong ngân hàng, em đã tổng hợp lại được một số hiểu biết của mình về các hoạt động của ngân hàng. Không chỉ có vậy, qua đó giúp em hiểu sâu hơn và vận dụng những kiến thức về ngành ngân hàng đã được học. Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại luôn luôn gắn liền với rủi ro.Trong đó rủi ro tín dụng có thể buộc ngân hàng phá sản vì khi xảy ra rủi ro tín dụng kéo theo sau nó là rủi ro thanh khoản với việc hàng loạt người gửi tiền đồng loạt rút tiền ra khỏi ngân hàng. Chính vì thế các nhà quản lý ngân hàng phải lao tâm khổ tứ bỏ công sức để tìm ra nguyên nhân nhằm đưa ra biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng.Và theo tổng kết thì nguyên nhân chính là sự không an toàn về vốn.Cho nên có thể khẳng định rằng:an toàn về vốn là sự cần thiết để dẫn đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cũng xuất phát từ những suy nghĩ đó mà qua một thời gian thực tập tại chi nhánh, em đã chọn được đề tài cho mình làm chuyên đề tốt nghiệp đó là : “Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NHTMCP CT Chi nhánh Đống Đa”.Việc thu hồi các khoản nợ xấu là rất khó khăn đặc biệt là đối với chi nhánh các khoản nợ đã XLRR đều đã lâu, phần lớn trong lĩnh vực XDCB rất khó thu hồi.Vì thế nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn, tạo cơ sở cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi bên đi vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình, ngân hàng sẽ coi bảo đảm tiền vay là nguồn thu hồi khoản nợ đã cho vay. Bảo đảm tiền vay còn giúp cho ngân hàng tạo lập và mở rộng việc tạo lập tín dụng đối với khách hàng vì đây là một trong những điều kiện cấp tín dụng.Chính vì vậy, bảo đảm tiền vay đóng vai trò vô cùng quan trọng, bảo đảm tiền vay càng được quan tâm đánh giá đúng thì chi nhánh sẽ càng dễ thu hồi một phần các khoản nợ xấu. Do đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu trong thời gian thực tập tại ngân hàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docct_dong_da_5373_8338.doc