Đề tài Nâng cao công tác hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Công ty vận tải Biển Đông

MỤC LỤC CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG 1 VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 1 Phần 1: TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 1 1.1. Tiền lương và ý nghĩa của tiền lương . 1 1.1.1. Khái niệm và bản chất kinh tế của tiền lương : 1 1.1.2.Ý nghĩa, chức năng của tiền lương: 2 1.2. Các hình thức trả lương. 3 1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian : 4 1.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm : 5 1.2.3. Hình thức trả lương khoán : 6 1.2.4. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất: 8 1.3. Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương. 9 1.3.1. Quỹ tiền lương: 9 1.3.2. Các khoản trích theo lương 9 1.4.Các khoản thu nhập khác. 12 1.4.1. Thưởng thường xuyên bao gồm: 13 1.4.2. Thưởng định kỳ: 13 1.5 Tiền lương tối thiểu và hệ thống thang bảng lương. 14 Phần 2: KẾ TOÁN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG . 18 2.1. Chứng từ sử dụng : 18 2.2. Tài khoản sử dụng. 21 2.3. Nội dung hạch toán 22 2.3.1. Tính tiền lương phải trả cho người lao động : 22 2.3.2. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất 22 2.3.3.Tiền lương nghỉ phép khi trả cho người lao động: 23 2.3.4. Nếu tiền lương nghỉ phép trong kì cao thì ta được đưa vào TK 142 23 2.3.5. Phân bổ dần vào các kỳ 23 2.3.6. Các khoản khấu trừ vào lương của CNV 23 2.3.7. Đến kỳ trả lương nhưng CNV đi vắng chưa nhận lương 23 2.3.8.Thực hiện trả lương cho CNV 23 Phần 3: KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 24 3.1. Chứng từ sử dụng 24 3.2. Tài khoản sử dụng 24 3.3. Nội dung hạch toán. 24 3.3.1. Trích KPCĐ, BHXH , BHYT 24 3.3.2. Hạch toán sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT 25 Phần 4: KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN THU NHẬP KHÁC. 27 4.1.Chứng từ sử dụng 27 4.2. Tài khoản sử dụng 27 4.3.Nội dung hạch toán 27 CHƯƠNG II: HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG. 29 Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN ĐỘNG 29 1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 29 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 30 1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh. 30 1.2.2. Các dịch vụ chủ yếu. 31 1.3. Cơ sở vật chất của công ty 31 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 32 1.4.1 Mô hình tổ chức của công ty. 32 1.4.2 Chức năng của các bộ phận 34 1.5 Kế hoạch thực hiện năm 2006 37 Phần 2: CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG 39 2.1 Khái quát chung về công tác kế toán của Công ty vận tải Biển Đông. 39 2.1.1 Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty và chức năng của từng bộ phận 39 2.1.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty. 41 2.1.3. Tin học hoá trong công tác kế toán: 43 2.1.4. Báo cáo kế toán 43 2.2. Tổ chức hạch toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương. 44 2.2.1. Đặc điểm về lao động : 44 2.2.2. Hình thức trả lương áp dụng tại Công ty vận tải Biển Đông 45 2.2.3. Hạch toán lao động và việc tính lương 45 Phần 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNGVÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 62 3.1. Tình hình sử dụng, quản lý lao động của công ty. 62 3.2. Tình hình công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 63 3.3 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý lao động. 65 3.3.1. Công tác tuyển mộ, tuyển chọn: 65 3.3.2.Thiết kế, phân tích công việc 65 3.3.4. Quan hệ lao động. 66 3.4. Đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương. 68 KẾT LUẬN 71

docx74 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2722 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao công tác hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Công ty vận tải Biển Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tổn thất. - Phòng kỹ thuật vật tư: Gồm có 5 người làm các công việc: +Theo dõi tình hình kỹ thuật của đội tàu đảm bảo cho quá trình vận chuyển hàng hoá, đảm bảo đúng thời gian tàu đi và đến. Làm thủ tục đăng kiểm cho các loại phương tiện. + Theo dõi, quản lý các thủ tục, hồ sơ, giấy phép hoạt động của tàu, quản lý đầy đủ hồ sơ nhật ký chạy tàu, hồ sơ bảo dưỡng sửa chữa và các hồ sơ liên quan, bảo đảm chính xác, chặt chẽ. - Phòng vận tải container: Phòng có10 người làm công việc theo dõi các nguồn hàng xuất, nhập, Marketing, vận tải hàng đi và đến bằn container. + Phân tích tình hình thị trường, khả năng thực hiện để làm cơ sở lập kế hoạch kinh doanh và đồng thời đi đôi với việc kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện để đề ra các biện pháp nhằm bảo vệ thị phần, mở rộng thị trường, tăng cường khối lượng vận chuyển, nâng cao chất lượng dịch vụ. + Thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích thông tin để cung cấp cho lãnh đạo cấp trên xây dựng chiến lược về giá cả dịch vụ và định hướng kinh doanh. Điều tiết cơ cấu hàng hoá, cơ cấu luồng hàng, giá cước, đảm bảo tận dụng tối đa sức trở tàu. - Phòng tài chính kế toán: Phòng có 6 người làm các công việc sau: + Luân chuyển tiền tệ đảm bảo theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, phù hợp với chế độ chính sách của nhà nước về tài chính và kế toán. + Huy động vốn cho sản xuất và đầu tư khi có yêu cầu của Giám đốc. + Thanh toán với các tàu, công nhân viên chức và khách hàng trong và ngoài công ty, quyết toán với ngân sách nhà nước về các khoản phải thu và phải nộp. - Xí nghiệp trực thuộc làm công việc chuyên trở các loại hàng hoá có trọng lượng nhỏ, chủ yếu là hàng hoá trong nước. Vận chuyển giữa các cảng biển trong nước, các sông . - Các chi nhánh và trung tâm + Giúp cho công ty tìm kiếm khách hàng và phát triển thị trường. + Tổ chức thực hiện các hợp đồng với khách hàng do Công ty giao. + Đại lý tàu biển và môi giới hàng hoá, vận tải hàng hoá bằng đường bộ, đường biển, tổ chức giao nhận và vận chuyển hàng Container từ kho đến kho. 1.5 Kế hoạch thực hiện năm 2006 Căn cứ kết quả SXKD đã đạt được của năm 2005, phát huy những thành tích đạt được trong năm 2005, bước sang năm 2006 Công ty Vận tải Biển Đông nhận thức được để hoàn thành những chiến lược, những định hướng của Tổng công ry là công việc hết sức nặng nề và quan trọng. Công ty xác định phải kết hợp giữa cấp Uỷ đảng, Công Đoàn, Đoàn thanh niên, trong mọi lĩnh vực, nhất là hoạt động SXKD. Phấn đấu xây dựng Công ty ngày càng phát triển và lớn mạnh vững chắc. Căn cứ vào sự báo nhu cầu vận chuyển hàng hoá nội địa, xuất nhập khẩu trong nước và khu vực trong năm 2006. Căn cứ vào năng lực và khả năng thực hiện của Công ty. Công ty vận tải Biển Đông dự kiến kế hoạch SXKD năm 2006 như sau: - Giá trị tổng sản lượng: 480.000.000.000 VND - Tổng doanh thu: 450.000.000.000 VND - Thu nhập doanh nghiệp: 9.000.000.000 VND - Nộp ngân sách: 15.000.000.000 VND - Thu nhập bình quân: 4.000.000 VND/người/tháng. * Phương hướng và biện pháp triển khai cụ thể. Củng cố, nâng cao hệ thống quản lý cho các phòng ban, các đơn vị thành viên và các tàu trực thuộc. Xây dựng hệ thống quản lý khoa học phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường cũng như yêu cầu của các công ước quốc tế biển mà Việt Nam tham gia và phê chuẩn. Triển khai và thực hiện nghiêm túc Hệ thống quản lý an toàn ISM Code đối với các phòng ban của Công ty và các tàu chạy tuyến quốc tế. Mở rộng và khai thác tốt thị trường vận tải, đặc biệt là vận tải Container. Xác định thị trường khu vực Đông Nam Á có nhiều điểm phù hợp với năng lực của đội tàu và khả năng quản lý của Công ty.Tăng cường và mở rộng quan hệ với các đối tác có kinh nghiệm và uy tín cao trên thị trường, các đại lý của Công ty tại các nước trong khu vực để tìm hiểu thông tin và xu hướng phát triển của thị trường vận tải Container quốc tế. Từ đó tìm ra chiến lược và sách lược phát triển hệ thống khai thác Container của Công ty hiệu quả nhất. Xác định công tác cán bộ là yếu tố quan trọng quyết định mọi thắng lợi của Công ty, nên cần sắp xếp, bố trí đào tạo nâng cao trình đọ đội ngũ cán bộ, thuyền trưởng và thuyền viên đủ năng lực vào các vị trí công tác. Đặc biệt đáng quan tâm là đội ngũ thuyền viên sĩ quan phục vụ trên các tàu Container sắp tới, là những tàu hiện đại đòi hỏi kiến thức cũng như tay nghề rất cao. Tổ chức cán bộ phải phát triển và thích ứng với tình hình mới, với nhiệm vụ mới, phải nắm bắt được định hướng chiến lược của công ty để có chính sách cán bộ, thuyền viên phù hợp. Tích cực ứng dụng sáng tạo khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, động viên tinh thần thi đua học tập lao động tiết kiệm tránh lãng phí phát sinh thất thoát. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính chính xác của số liệu thống kê tổng hợp từ các đơn vị thành viên đến công ty.Thiết lập tốt mối quan hệ giữa các phòng ban Công ty với xí nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đội tàu đảm bảo giữ vững thông tin liên lạc và phối hợp xử lý trong mọi tình huống. Phát động phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, duy trì chế độ bảo dưỡng bảo quản tàu tốt, sạch đẹp. Tranh thủ thời tiết và làm tốt công tác chuẩn bị để rút ngắn thời gian hành trình đảm bảo quay vòng nhanh tăng thu nhập và doanh thu. Giữ gìn mối quan hệ tương thân tương ái đoàn kết nội bộ giúp nhau cùng tiến bộ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Các đơn vị thành viên phải chủ động tìm kiếm thị trường và bạn hàng để đảm bảo sản lượng tối thiểu đã được Công ty giao kế hoạch. Đồng thời phải có các biện pháp thiết thực để bảo toàn và phát triển vốn đã được Công ty giao quản lý và khai thác. Phải xây dựng ngay quy chế hoạt động và cơ chế quản lý nội bộ thích ứng với tình hình mới, nhiệm vụ mới. Phần 2: CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG 2.1 Khái quát chung về công tác kế toán của Công ty vận tải Biển Đông. 2.1.1 Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty và chức năng của từng bộ phận Sơ đồ 2: tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền Kế toán các khoản vay và ĐT Thủ quỹ Kế toán tiền lương Kế toán chi phí và giá thành Kế toán TSCĐ *Kế toán trưởng : + Chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Công ty + Tham mưu cho giám đốc Công ty về mặt tài chính để ký kết các hợp đồng kinh tế. + Kiểm tra và phê duyệt các chứng từ hợp lý, hợp lệ và hợp pháp thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh mà cấp dưới trình. + Cân đối nguồn tài chính toàn Công ty, tham mưu cho giám đốc điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp và có hiệu quả cao. * Kế toán tiền lương: +Tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động của từng người, từng bộ phận, từng tàu. + Tính và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương. + Lập các báo cáo về lao động và tiền lương. + Tham gia phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. * Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): + Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ. + Theo dõi chi tiết các thiết bị, hiện trạng TSCĐ, sửa chữa lớn, mua sắm thiết bị tài sản. + Vào sổ sách các nghiệp vụ có liên quan. + Đối chiếu với các đơn vị và các thành viên kế toán có liên quan về các nghiệp vụ kinh tế có phát sinh TSCĐ, báo cáo số liệu tổng hợp cho kế toán trưởng. * Kế toán chi phí và giá thành: + Tập hợp các chi phí về nhân lực về các khoản cần cho một quá trình vận chuyển (Khấu hao thuyền, xăng, dầu...) + Tính giá thành cho từng tuyến vận chuyển, từng khối lượng hàng hoá vận chuyển. * Kế toán vốn bằng tiền: + Theo dõi sự tăng giảm của tiền cả trong quỹ và ngân hàng. + Thanh toán các khoản chi bằng tiền của công ty: thanh toán nội bộ theo các quy định của nhà nước và quy chế của Công ty như tiền lương, chi phí hành chính, BHXH. + Lập chứng từ thu chi tài chính, lên sổ sách kế toán và đối chiếu với quĩ. + Thông báo các khoản tiền thanh toán qua ngân hàng mà khách hàng chuyển trả về hàng hoá dịch vụ vận chuyển... + Lập các báo cáo về lưu chuyển tiền tệ, về tình hình sử dụng vốn bằng tiền. * Kế toán các khoản vay và đầu tư: + Thanh tra các khoản tiền do bộ phận yêu cầu bằng các chứng từ gốc thông qua các kế toán chuyên quản kiểm tra, đã được lãnh đạo phê duyệt. + Cập nhật giấy báo nợ, báo có, lên số dư hàng ngày, báo cáo kế toán trưởng và lên chứng từ ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Kế toán thanh toán: Thanh toán các khoản vay đến hạn thanh toán với ngân hàng, thanh toán các khoản phải trả về lãi suất hàng tháng. + Lên kế hoạch và tính toán các khoản thu được từ đầu tư. * Thủ quỹ: + Quản lý tiền mặt, kiểm tra tính pháp lý của chứng từ gốc có liên quan đến nghiệp vụ thu chi tiền mặt trước khi thực hiện thu hoặc chi. + Lên báo cáo quỹ hàng ngày, đối chiếu với sổ tiền mặt và báo cáo số liệu tổng hợp cuối ngày cho phó phòng phụ trách tài chính và kế toán trưởng. 2.1.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty. Doanh nghiệp sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Với hình thức này mọi nghiệp vụ phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để lập chứng từ ghi sổ, trước khi ghi vào sổ kế toán tổng hợp. Việc ghi sổ kế toán được ghi theo thứ tự thời gian tách rời nội dung kinh tế, nên nó phù hợp với tình hình thực tế, quy mô, mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong đó hệ thống sổ bao gồm: + Sổ tổng hợp + Sổ chi tiết các tài khoản : TK 111, TK 112,TK 113, TK 131, TK 138, TK 141,TK 338(8), TK 338(3382, 3383, 3384), TK333 (1), TK334, TK336, TK431, TK511,TK621,TK627(4), TK642… + Bảng cân đối các tài khoản. +…………… * Trình tự ghi sổ: + Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc để ghi sổ quỹ và các sổ chi tiết có liên quan. + Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào chứng từ ghi sổ. sau đó chứng từ ghi sổ được đối chiếu ghi vào đăng ký chứng từ ghi sổ. + Từ sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành vào sổ cái các chứng từ có liên quan. + Cuối tháng căn cứ vào sổ thẻ chi tiết để vào bảng tổng hợp chi tiết. + Cuối tháng căn cứ vào sổ cái để vào bảng cân đối tài khoản. + Từ bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết kế toán lập báo cáo chi tiết. + Cuối tháng đối chiếu sổ đăng ký chứng từ gốc với bảng cân đối tài khoản. + Cuối tháng đối chiếu sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết. Sơ đồ 3: Sơ đồ kế toán của Công ty vận tải Biển Đông Sổ quỹ Chứng từ gốc Các sổ thẻ Chi tiết Bảng TH chứng từ gốc cùng loại Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính kế toán 2.1.3. Tin học hoá trong công tác kế toán: Công ty áp dụng phần mềm kế toán từ năm 2000. Lúc đầu công ty sử dụng phần mềm có sẵn trên thị trường FAST. Đến cuối năm 2001 thì Công ty đã có phần mềm riêng của mình. Mỗi người có một máy tính của mình và được bảo mật, máy kết nối nội bộ nhưng không chia sẻ cho các máy khác, máy chủ là máy của kế toán trưởng và được đặt ở phòng riêng. 2.1.4. Báo cáo kế toán Các báo cáo kế toán được lập (tháng, quý, năm) bao gồm: + Bảng cân đối kế toán . + Báo cáo kết quả kinh doanh. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Báo cáo thuế. 2.2. Tổ chức hạch toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương. 2.2.1. Đặc điểm về lao động : _ Tổng số công nhân viên của Công ty tăng dần qua các năm do càng ngày Công ty càng phát triển, các tàu liên tục được đóng mới, số thuỷ thủ thuyền viên tăng vì vậy mà số người quản lý cũng tăng theo cho phù hợp. ĐV: người Chỉ tiêu 2004 2005 6/2006 Tổng số CBCNV 198 316 365 * Theo giới tính + Nam 186 293 337 + Nữ 12 23 28 * Theo trình độ +Thạc sĩ 02 06 05 + Đại học 72 98 145 + Cao Đẳng 12 25 52 +Trung cấp, CNKT, thuỷ thủ, thuyền viên. 112 139 163 * Theo thời hạn hợp đồng + Dài hạn 172 286 322 + Ngắn hạn 26 30 43 Bảng 3: Bảng phân loại lao động Đầu năm 2006 Công ty đưa vào hoạt động 2 tàu mới Vinashin Trade và Vinashin Freighter vì vậy mà số thuỷ thủ tăng kéo theo đó là khối lượng công việc của khối văn phòng tăng từ đó mà số lao động tại văn phòng cũng tăng. Phòng nhân sự lao động tiền lương chịu trách nhiệm sắp xếp bố trí lại nhiệm vụ của cán bộ tại khối văn phòng tại Hà Nội, Chi nhánh và Văn phòng đại diện, tuyển dụng thêm người để làm việc, tiếp nhận và đào tạo nhiều cán bộ trẻ có trình độ, có năng lực, có khả năng chịu áp lực công việc cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Công ty. _ Công tác quản lý lao động. + Lao động của doanh nghiệp là một tập thể những người làm việc theo hợp đồng đang được doanh nghiệp sử dụng, quản lý và trả lương. + Lao động tại Công ty vận tải Biển Đông được chia làm hai nhóm: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động gián tiếp làm các công tác quản lý và văn phòng còn lao đông trực tiếp chính là các thuỷ thủ, thuyền viên, thợ máy trên tàu... Sự thay đổi của lao động trực tiếp dẫn đến sự thay đổi của lao động gián tiếp. + Ngoài ra công ty còn thuê thêm thợ bốc vác trong quá trình vận chuyển hàng hoá. 2.2.2. Hình thức trả lương áp dụng tại Công ty vận tải Biển Đông Để đảm bảo công việc được tiến hành liên tục và người lao động cố gắng làm hết mình vì công việc thì tiền lương của họ phải phù hợp với sức lao động họ bỏ ra.Tiền lương là biểu hiện rõ nhất về lợi ích kinh tế của người lao động và trở thành đòn bẩy mạnh mẽ nhất kích thích người lao động. Để phát huy tối đa chức năng của tiền lương thì việc trả lương cho lao động cần phải dựa vào nguyên tắc cơ bản sau: + Phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. + Dựa trên sự thoả thuận giữa người mua, người bán sức lao động. + Tiền lương phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Công ty. Kết hợp với các nguyên tắc trên là một hình thức trả lương hợp lý. Tại Công ty, hình thức trả lương được áp dụng là tiền lương theo thời gian. 2.2.3. Hạch toán lao động và việc tính lương Lương công nhân theo ngạch bậc quy định tại nghị định 205/CP ngày 14/12/2004 và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định theo từng thời kỳ. Mức lương này được coi là mức lương tối thiểu và ghi trong hợp đồng lao động khi ký hợp đồng lao động. Các hình thức trả lương và phân phối tiền lương được thực hiện theo quy chế trả lương và phân phối tiền lương cho người lao động được Giám đốc Công ty vận tải Biển Đông ký ngày 10/1/2005. Người lao động phải nghỉ việc vì những lý do mà người sử dụng lao động gây ra sẽ được hưởng lương trợ cấp nhỡ việc theo chế độ hiện hành. Mỗi tháng công ty trả lương làm hai kỳ: Ngày 20 hàng tháng trả lương kỳ 1, ngày mùng 5 của tháng kế tiếp trả lương kỳ 2. Công ty có trách nhiệm nộp BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định của Nhà nước. Người lao động hàng tháng đóng BHXH 5%, BHYT 1% lương cơ bản của mình. Người lao động khi ốm đau, báo cáo với người phụ trách quản lý mình, có xác nhân của người quản lý đi khám và chữa ở bệnh viện, có các chứng từ chứng minh tình trạng ốm đau, được thanh toán lương ốm và các chế độ BHXH theo đúng quy định 2.2.3.1. Khối lao động gián tiếp. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian có thưởng cho khối lao động gián tiếp như: nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý, giám đốc, bảo vệ. Ngày làm việc của nhân viêc khối văn phòng là 25 ngày, tức là được nghỉ 4 chủ nhật và 1 thứ bẩy. _Công thức để tính lương: Tiền lương = {HSL chức danh + HS phụ cấp (nếu có)} x TLmin x (1+Kđc) x HSL sản phẩm Tiền Thưởng trong lương = HSL thưởng x Giá trị bằng tiền của 1 HS. Hệ số thưởng theo chức danh, công việc được điều chỉnh hàng tháng căn cứ vào khối lượng và hiệu quả công việc của từng nhân viên để điều chỉnh tăng hoặc giảm. Tiền lương, thưởng trong lương được chia thành 8 nhóm có hệ số khác nhau: Nhóm Chức danh HSL HST Ghi chú 1 Giám đốc 3.5-4.0 2.0-2.2 Mỗi CBCNV đều phải có phân công trong công việc. Hàng tuần phải có nhận xét và bình bầu mức độ hoàn thành công việc theo A-B-C để làm căn cứ tính thưởng (A=100%, B=70%, C=50%). 2 Phó giám đốc 3.3-3.5 1.7-1.9 3 Trưởng phòng 2.7-3.2 1.2-1.6 4 Phó phòng 2.2-2.6 1.0-1.1 5 Chuyên viên, kỹ sư KN lâu năm 1.8-2.0 0.7-0.9 6 Chuyên viên, kỹ sư, lái xe bậc 1 1.4-1.6 0.5-0.6 7 Chuyên viên, kỹ sư trong thời gian tập sự 1.2-1.4 0.3-0.4 8 Lái xe bậc 2, nhân viên phục vụ 1.0-1.2 0.1-0.2 Bảng 4: Nhóm hệ số lương CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG BẢNG LƯƠNG THÁNG 5 NĂM 2006 CBCNV KHỐI VĂN PHÒNG ĐVT: VND TT Họ tên Chức danh HSL HS PC NgLV 25 Xếp loại Bậc Mức lương BHXH 5% BHYT 1% Ủng hộ bão số 1 Thuế TNCN Còn lĩnh VND Xăng xe 300000 Ăn ca 250000 Thực lĩnh VND 1 Bùi Quốc Anh Giám Đốc 6.31 - 25 A 1 16.940.000 132.510 92.021 1.388.000 15.459.979 300.000 250.000 16.009.979 2 Bùi Xuân Nhật P.Giám Đốc 5.65 - 25 A 1 12.100.000 118.650 59.325 710.000 11.330.675 300.000 250.000 11.880.675 3 Nguyễn Ngọc Ánh TP.QLT 3.89 0.40 25 A 3 9.680.000 90.090 45.045 468.000 9.166.955 300.000 250.000 9.710.955 4 Trần Sơn Nhân Viên 2.65 - 25 A 4 3.872.000 55.650 27.825 - 3.844.175 300.000 250.000 4.394.175 5 Vũ Đức Sơn Nhân viên 2.65 - 25 A 4 3.872.000 55.650 27.825 - 3.844.175 300.000 250.000 4.394.175 6 Nguyễn Duy Thành Nhân viên 2.96 - 25 A 5 4.356.000 62.160 31.080 - 4.324.920 300.000 250.000 4.874.920 7 Trần Xuân Tùng Nhân viên 3.27 - 25 A 5 4.356.000 68.670 34.335 - 4.321.665 300.000 250.000 4.871.665 8 Phạm Đức Trung Nhân viên 2.65 - 25 A 4 3.872.000 55.650 27.825 - 3.844.175 300.000 250.000 4.394.175 9 Nguyễn Anh Hào Nhân viên 3.58 - 25 A 5 4.356.000 75.180 37.590 - 4.318.410 300.000 250.000 4.868.410 10 Hoàng Xuân Hiến Nhân viên 4.20 - 25 A 4 3.872.000 88.200 44.100 - 3.827.900 300.000 250.000 4.377.900 11 Nguyễn Văn Hoà Nhân viên 3.27 - 25 A 4 3.872.000 68.670 34.335 - 3.837.665 300.000 250.000 4.388.665 12 Lế Việt Trung Q Tr Phòng 3.27 - 25 A 4 7.865.000 68.670 34.335 286.500 7.544.165 300.000 250.000 8.094.165 13 Đinh Thị Hồng Thuý Phó phòng 3.27 0.30 25 A 1 6.050.000 74.970 37.485 105.000 5.907.515 300.000 250.000 6.457.515 14 Ngô Thị Hải Yến Nhân viên 2.65 - 25 A 3 3.388.000 55.650 27.825 - 3.360.175 300.000 250.000 3.910.175 15 Bùi Lan Anh Nhân viên 2.34 - 24 A 1 2.420.000 49.140 24.570 - 2.298.630 288.000 240.000 2.826.630 16 Đỗ Thị Bích Thuỷ Ktoán trưởng 4.99 0.50 25 A 1 12.100.000 115.290 57.645 710.000 11.332.355 300.000 250.000 11.882.355 17 Trần Thị Ngà Huế Phó phòng 2.96 0.30 25 A 3 7.260.000 68.460 34.230 226.000 6.999.770 300.000 250.000 7.549.770 18 Nguyễn Thị Lệ Thuỷ Nhân viên 2.65 - 25 A 4 3.872.000 55.650 27.825 - 3.844.175 300.000 250.000 4.394.175 19 Nguyễn Thị Lan Nhân viên 2.96 - 25 A 2 2.904.000 62.160 31.080 - 2.872.920 300.000 250.000 3.422.920 20 Lê Dũng Hiệp Nhân viên 2.34 - 25 A 3 3.388.000 49.140 24.570 - 3.363.430 300.000 250.000 3.913.430 21 Vũ Kim Thanh Nhân viên 2.65 - 25 A 3 3.388.000 55.650 27.825 - 3.360.175 300.000 250.000 3.910.175 22 Đặng Thị Huyền Nhân viên 2.34 - 25 A 1 2.420.000 49.140 24.570 - 2.395.430 300.000 250.000 2.945.430 23 Nguyễn Thị Dung Nhân viên 2.34 - 25 A 1 2.420.000 49.140 24.570 - 2.395.430 300.000 250.000 2.945.430 24 Ngô Thanh Tùng Chánh VP 2.96 0.40 25 A 1 8.470.000 70.560 35.280 347.000 8.087.720 300.000 250.000 8.637.720 25 Nguyễn Thị Huyền Nhân viên 1.99 - 25 A 2 2.904.000 41.790 20.895 - 2.883.105 300.000 250.000 3.433.105 26 Bùi Minh Tuấn P.Chánh VP 3.60 0.30 25 A 1 6.050.000 81.900 40.950 105.000 5.904.050 300.000 250.000 6.454.050 27 Nguyễn Văn Nhật Nhân viên 1.72 - 25 A 1 2.420.000 36.120 18.060 - 2.401.940 300.000 250.000 2.951.940 28 Nguyễn Văn Thuý Bảo vệ 2.72 - 25 A 3 3.049.200 57.120 28.560 - 3.020.640 300.000 250.000 3.570.640 29 Vũ Đăng Khoa Bảo vệ - 25 A 2.420.000 - 2.000.000 300.000 250.000 2.550.000 30 NGuyễn Trọng Hoà Lái xe 2.18 - 25 A 3 3.049.200 45.780 22.890 - 3.026.310 300.000 250.000 3.576.310 31 Phan Bích Ngọc Nhân viên 1.80 - 25 A 1 2.420.000 37.800 18.900 - 2.401.100 300.000 250.000 2.951.100 32 Hoàng Văn Giang Lái xe 2.18 - 25 A 2 2.613.600 45.780 22.890 - 2.590.710 300.000 250.000 3.140.710 33 Nguyễn Huy Cường Nhân viên 2.34 - 25 A 3 3.388.000 49.140 24.570 - 3.363.430 300.000 250.000 3.913.430 34 Nguyễn Thắng Nhân viên 2.34 - 25 A 4 3.872.000 49.140 24.570 - 3.847.430 300.000 250.000 4.397.430 35 Trần Đức Dự Phó phòng 3.89 - 25 A 2 6.655.000 81.690 40.845 165.500 6.448.655 300.000 250.000 6.998.655 36 Phí Tiến Dũng Nhân viên 2.34 - 25 A 3 3.388.000 49.140 24.570 - 3.363.430 300.000 250.000 3.913.430 37 Vũ Trọng Vinh Nhân viên 2.96 - 25 A 3 3.388.000 62.160 31.080 - 3.356.920 300.000 250.000 3.906.920 Cộng 182.290.000 2.332.260 1.191.896 4.511.000 176.490.304 11.088.000 9.240.000 196.818.304 Bằng chữ: Một trăm chín mươi sáu triệu tám trăm mười tám ngàn ba trăm lẻ bốn đồng chẵn NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC Bảng 5: Bảng lương tháng 5 năm 2006 2.2.3.2. Khối lao động trực tiếp Tiền lương bao gồm các khoản sau: * Tiền ăn định lượng đi biển: Tiền ăn định lượng của thuyền viên trên tàu được tính như sau: - 37.000 đồng/người/ngày khi chạy trong nước. - 05 USD/người/ngày khi chạy nước ngoài. * Tiền nước ngọt: Tiền nước ngọt cho thuyền viên Công ty thanh toán theo order của tàu với đại lý. * Tiền lương: - Đối với thuyền viên thuê: Tiền lương và các khoản phụ cấp của thuyền viên thuê được trả theo Hợp đồng thuê thuyền viên giữa Công ty vận tải Biển Đông với thuyền viên hoặc với đơn vị quản lý thuyền viên. - Đối với thuyền viên Công ty: Trả theo chức danh đảm nhận trên tàu (bao gồm cả tiền phụ cấp ngoài giờ, bồi dưỡng độc hại, bồi dưỡng làm đêm): Hàng tháng, căn cứ vào kết quả chạy tàu và tình trạng quản lý kỹ thuật của tàu, Công ty sẽ đánh giá xếp hạng A, B, C. + Hạng A: Thuyền viên hưởng nguyên lương. + Hạng B: Ban chỉ huy tàu hưởng 80% mức lương của hạng A. Các chức danh khác và thuyền viên thuê hưởng 90% mức lương hạng A. + Hạng C: Ban chỉ huy tàu hưởng 60% mức lương hạng A. Các chức danh khác và thuyền viên thuê hưởng 70% mức lương hạng A. BẢNG LƯƠNG CHỨC DANH TÀU VINASHIN TRADER Đơn vị tính: VNĐ TT CHỨC DANH MỨC LƯƠNG 1 Thuyền trưởng 15.000.000 2 Đại phó 11.500.000 3 Thuyền phó 2 7.670.000 4 Thuyền phó 3 6.250.000 5 Máy trưởng 14.500.000 6 Máy 2 (M1) 11.500.000 7 Sỹ quan máy (M2) 7.670.000 8 Sỹ quan máy (M3) 6.250.000 9 Thuỷ thủ trưởng 4.700.000 10 Thuỷ thủ phó 4.000.000 11 Thuỷ thủ lành nghề (AB) 3.200.000 12 Thuỷ thủ thường (OS) 3.000.000 13 Thợ cả 4.700.000 14 Thợ máy lành nghề 3.200.000 15 Thợ máy thường 3.000.000 16 Sỹ quan điện 6.250.000 17 VTD + PVV 3.200.000 18 Cấp dưỡng 4.100.000 19 Phục vụ viên 3.000.000 Bảng 6: Bảng lương chức danh tàu Vinashin Trader Công ty vận tải Biển Đông Bảng chấm công tháng 6 năm 2006 Tàu Vinashin Freighter TT HỌ TÊN CHỨC DANH HSL NGÀY LV 30 GHI CHÚ 1 Hoàng văn Biên Thuyền trưởng THHH I 30 Tăng mới 1/6 2 Lê Ngọc Sơn Đại phó 4.88 30 3 Đào Văn Quân Thuyền phó 2 4.68 30 DT xuống 1/6 4 Nguyễn Văn Toàn Thuyền phó 3 4.68 30 DT xuống 1/6 5 Đỗ Lê Tuấn Máy trưởng 5.75 30 6 Lê Trần Mai Phương Máy 2 5.41 30 7 Lê Hải Long Sỹ quan máy 4.68 30 8 Đào Xuân Miện Sỹ quan máy 4.68 30 9 Phạm Văn Đại Sỹ quan điện 4.68 30 10 Nguyễn Minh Ngọc Thuỷ thủ trưởng 4.37 26 Tăng mới 5/6 11 Phạm Thế Vinh Thuỷ thủ phó 3.08 4 DT xuống 27/6 12 Đặng Hải Hà SQ VTD 4.37 4 DT xuống 27/6 13 Đặng Thanh Dũng Thợ máy 2.51 10 Tăng mới 21/6 Bảng 7 : Bảng chấm công CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG BẢNG LƯƠNG TÀU VINASHIN FREIGHTER THÁNG 6/2006 TT Họ và tên Chức danh Lương dự trữ Lương giám sát Lương làm việc trên tàu Cộng BHXH 5% BHYT 1% Khác Thực lĩnh HS Ng DT Thành tiền Ng LV Mức lương Thành tiền Ng LV ML T T 1 Hoàng văn Biên Thuyền trưởng 0 0 30 6.000.000 6.000.000 6.000.000 0 6.000.000 2 Lê Ngọc Sơn Đại phó 4.88 0 0 30 2.562.000 2.562.000 2.562.000 102.480 2.459.520 3 Đào Văn Quân Thuyền phó 2 4.68 0 0 30 2.457.000 2.457.000 2.457.000 98.280 2.358.720 4 Nguyễn Văn Toàn Thuyền phó 3 4.68 0 0 30 2.457.000 2.457.000 2.457.000 98.280 2.358.720 5 Đỗ Lê Tuấn Máy trưởng 5.75 0 0 30 3.018.750 3.018.750 3.018.750 120.750 2.898.000 6 Lê Trần Mai Phương Máy 2 5.41 0 0 30 2.840.250 2.840.250 2.840.250 113.610 2.726.640 7 Lê Hải Long Sỹ quan máy 4.68 0 0 30 2.457.000 2.457.000 2.457.000 98.280 2.358.720 8 Đào Xuân Miện Sỹ quan máy 4.68 0 0 30 2.457.000 2.457.000 2.457.000 98.280 2.358.720 9 Phạm Văn Đại Sỹ quan điện 4.68 0 0 30 2.457.000 2.457.000 2.457.000 98.280 2.358.720 10 Nguyễn Minh Ngọc Thuỷ thủ trưởng 4.37 0 26 2.294.250 1.988.350 1.988.350 91.770 1.896.580 11 Phạm Thế Vinh Thuỷ thủ phó 3.08 26 838.710 4 1.617.000 215.600 1.054.310 64.680 989.630 12 Đặng Hải Hà SQ VTD 4.37 26 838.710 4 2.294.250 305.900 1.144.610 91.770 1.052.840 13 Đặng Thanh Dũng Thợ máy 2.51 0 0 10 1.317.750 439.250 439.250 52.710 386.540 Cộng 53.77 1.677.419 34.229.250 29.655.100 31.332.519 1.129.170 0 30.203.349 Bằng chữ: Ba mươi triệu hai trăm lẻ ba ngàn ba trăm bốn mươi chín đồng chẵn. Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Bảng 8: Bảng lương Tàu Vinashin Freighter CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG BẢNG THANH TOÁN TIỀN ĂN THÁNG 6 NĂM 2006 TÀU VINASHIN FREIGHTER TT HỌ TÊN CHỨC DANH NGÀY GIÁM SÁT 20.000 THÀNH TIỀN NGÀY CHẠY THỬ TÀU 37.000 THÀNH TIỀN CỘNG KÝ NHẬN 1 Hoàng văn Biên Thuyền trưởng 27 540.000 3 111.000 651.000 2 Lê Ngọc Sơn Đại phó 27 540.000 3 111.000 651.000 3 Đào Văn Quân Thuyền phó 2 27 540.000 3 111.000 651.000 4 Nguyễn Văn Toàn Thuyền phó 3 27 540.000 3 111.000 651.000 5 Đỗ Lê Tuấn Máy trưởng 27 540.000 3 111.000 651.000 6 Lê Trần Mai Phương Máy 2 27 540.000 3 111.000 651.000 7 Lê Hải Long Sỹ quan máy 27 540.000 3 111.000 651.000 8 Đào Xuân Miện Sỹ quan máy 27 540.000 3 111.000 651.000 9 Phạm Văn Đại Sỹ quan điện 27 540.000 3 111.000 651.000 10 Nguyễn Minh Ngọc Thuỷ thủ trưởng 23 460.000 3 111.000 571.000 11 Phạm Thế Vinh Thuỷ thủ phó 4 80.000 0 80.000 12 Đặng Hải Hà SQ VTD 4 80.000 0 80.000 13 Đặng Thanh Dũng Thợ máy 7 140.000 3 111.000 251.000 Cộng 5.620.000 1.221.000 6.841.000 Tổng tiền ăn: 6.841.000 A. Biên đã tạm ứng: 4.070.000 ( ngày 14/6/2006) Còn lại: 2.771.000 NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC Bảng 10: Bảng thanh toán tiền ăn CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 6 NĂM 2006 TÀU VINASHIN NAVIGATOR TT HỌ TÊN CHỨC DANH HSL MỨC LƯƠNG NGÀY LV 30 GHI CHÚ A. THUYỀN VIÊN THUÊ 1 Bùi Quang Lợi Thuyền trưởng HĐCV 18.250.000 30 2 Nguyễn Đức Toàn Đại phó HĐCV 13.950.000 30 Cộng 32.200.000 B. THUYỀN VIÊN CÔNG TY 1 Trần Thế Dũng Sỹ quan boong 4.88 9.850.000 30 2 Ng. Đức Trường Sỹ quan boong 4.68 8.300.000 30 3 Ngô Đình Quang Máy trưởng 5.75 15.550.000 30 4 Ng. Đình Tuấn Máy 2 5.41 12.840.000 30 5 Lê Hồng Hải Sỹ quan máy 4.68 9.850.000 30 6 Phùng Thế Vinh Sỹ quan máy 4.68 8.300.000 30 7 Tạ Đình Hảo Thuỷ thủ trưởng 4.37 6.180.000 30 8 Vũ Đình Toàn Thuỷ thủ phó 3.73 5.350.000 30 9 Ng. Trung Liễu Thuỷ thủ 2.18 4.070.000 4 TM, X 27/6 10 Đoàn Văn Vấn Thuỷ thủ 2.18 4.070.000 10 TM,X 21/6 11 Trần Văn Soạn Thuỷ thủ 2.18 4.070.000 25 TM, X 6/6 12 Nguyễn Hữu Cao Thuỷ thủ 2.18 4.070.000 30 13 Ng. Xuân Biên Thuỷ thủ 2.59 4.070.000 30 14 Bùi Quang Đăng Thuỷ thủ 2.18 4.070.000 30 15 Hoàng Tùng Thợ cả 4.16 6.180.000 30 16 Dương Anh Hiếu Thợ máy 2.51 4.070.000 30 17 Phạm Quang Thái Thợ máy 2.51 4.070.000 30 TM,Xt 1/6 18 Lại Huy Hoàng Thợ máy 2.51 4.070.000 30 19 Cao Thanh Hải Thợ máy 2.93 4.070.000 10 DTX 21/6 20 Vũ Đình Cảnh Thợ máy 4.16 4.070.000 30 21 Vũ Đình Ngoan Thợ máy 4.37 5.600.000 30 22 Ng. Mạnh Quân Sỹ quan điện 2.35 8.300.000 30 23 Nguyễn Văn Thất Bếp trưởng 1.93 5.200.000 30 Tổng cộng 146.270.000 NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI LẬP DANH SÁCH Bảng 11: Bảng chấm công 2.2.3.3. Hạch toán BHXH phải trả CNV Khi tiến hành hạch toán BHXH phải có đầy đủ giấy tờ chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH và phải có xác nhận của Công ty. Mẫu được viết như sau: GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ ỐM HƯỞNG BHXH Quyển số : 23 Số : 52 Họ và tên : Phạm Tuấn Hùng Tuổi: 35 Đơn vị công tác : Công ty vận tải Biển Đông chi nhánh Hải Phòng. Lý do nghỉ việc : Sốt vi rút Số ngày nghỉ : 4 (Từ ngày 5/5/2006 đến hết ngày 9/5/2006) Xác nhận của phụ trách đơn vị Ngày 9 tháng 5 năm 2006 Số ngày thực nghỉ 4 ngày Y bác sĩ KCB ( Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu) ( Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHẦN BHXH Số sổ BHXH 1 - Số ngày thực nghỉ hưởng BHXH : 4 ngày 2 - Luỹ kế ngày nghỉ cùng chế độ: 3 - Lương tháng đóng BHXH : 2.904.000 đồng 4 - Lương bình quân ngày : 116.160 đồng 5 - Tỷ lệ hưởng BHXH : 75% 6 - Số tiền hưởng BHXH : 348.480 đồng Cán bộ cơ quan BHXH Ngày… tháng …năm..... Phụ trách BHXH của đơn vị Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc PHIẾU THANH TOÁN TRỢ CẤP BHXH Họ và tên : Phạm Tuấn Hùng. Nghề nghiệp, chức vụ : Nhân viên. Đơn vị công tác : Công ty vận tải Biển Đông chi nhánh Hải Phòng. Thời gian đóng bảo hiểm : Tiền lương đóng bảo hiểm trước khi nghỉ : 2.904.000 đồng Số ngày được nghỉ : 4 ngày TRỢ CẤP BHXH - Mức 75% x 4 ngày = 348.480 đồng - Mức 70 % - Mức 65% Bằng chữ: Ba trăm bốn mươi tám ngàn bốn trăm tám mươi đồng. Ghi chú: Hà nội, ngày 24 tháng 5 năm 2006 Người lĩnh tiền Kế toán BCH công đoàn Giám đốc Cuối tháng kế toán tập hợp các phiếu thanh toán trợ cấp BHXH để lập bảng thanh toán BHXH của tháng, và lập danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH của Công ty. BẢNG THANH TOÁN TIỀN BHXH THÁNG 5 NĂM 2006 TT Họ và tên HSL Số ngày nghỉ Thành tiền (đồng) Ký nhận 1. 2. 3. 4. Trần Phương Bình Phạm Tuấn Hùng Bùi Lan Anh Đào Thu Trang 2.34 2.65 2.34 2.34 10 4 1 11 1.306.800 348.480 72.600 958.320 Cộng 2.686.200 Hà nội, ngày 31 tháng 5 năm2006 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập Bảng 12: Bảng thanh toán tiền BHXH 2.2.4. Hệ thống các chứng từ và sổ kế toán. 2.2.4.1. Hệ thống chứng từ. - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương - Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH - Giấy thanh toán tiền tạm ứng. 2.2.4.2. Hệ thống sổ kế toán. - Chứng từ ghi sổ. - Bảng tổng hợp chứng từ. - Sổ cái tài khoản. - Sổ cái CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 8032 Ngày 31 tháng 5 năm 2006 Đơn vị tính : VND Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 1543 20/5 Chi lương, và các khoản thuộc quỹ lương 6421 334 196.818.304 Tổng cộng : 196.818.304 Kế toán trưởng Lập ngày 31 tháng 5 năm 2006 (Ký, họ tên) Người ghi sổ (Ký, họ tên) BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ Số : 6532 Ngày 31 tháng 5 năm 2006 Đơn vị tính : VND Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 20/5 1563 Trích lương tháng 6/2006 Phải trả công nhân viên, các khoản thuộc quỹ lương. 334 6421 196.818.304 196.818.304 Bảng 13: Bảng tổng hợp chứng từ SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 334 - phải trả công nhân viên (vp) Từ ngày 1/5/2006 đến ngày 31/5/2006 Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK Đ.ứng Số tiền Ngày Số Ps nợ Ps có 05/5/06 07/5/06 08/5/06 …….. 20/5/06 31/5/06 31/5/06 6521 6523 6527 ….. 8035 8054 8062 Dư đầu kỳ Chi TM Thu TM Thu TM ………………… Trích lương tháng 6 Trích BHXH Trích BHYT Tổng phát sinh Số dư cuối kỳ 1111 1111 1111 ……….. 6421 3383 3384 32.400.000 ………… 2.682.525 534.265 182.658.124 236.000.000 800.000 3.587.000 ………….. 196.818.304 201.205.304 254.547.180 Lập ngày 31/5/2006 Kế toán trưởng Người ghi sổ Bảng 14: Sổ cái tài khoản 334 CHỨNG TỪ GHI SỔ số : 8027 Ngày 31 tháng 5 năm 2006 Đơn vị tính : VND Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 1634 31/5 Trích BHXH, BHYT tháng 5/06 6421 338  15.324.685 Lập ngày 31/5/2006 Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 15 : Chứng từ ghi sổ số 8027 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản : 338 - phải trả, phải nộp khác (vp) Từ ngày 1/5/2006 đến ngày 31/5/2006 Số dư đầu kỳ : 150.470.868 Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK Đ.ứng Số tiền Ngày Số PS nợ PS có …… 15/05 20/05 31/05 31/05 31/05 31/05 …… 7237 1055 9029 9031 9032 9038 Dư đầu kỳ …………………… Thu TM Chi TGNH Trích KPC Đ Trích BHYT, BHXH Trích BHXH, BHYT Nộp KPCĐ Tổng phát sinh Dư cuối kỳ ……… 1111 1121 6421 6421 334 336 98.409.152 4.354.258 126.847.647 186.346.000 ………… 580.354 1.657.238 15.324.685 5.624.381 54.236.853 113.735.206 Lập ngày 31/5/2006 Kế toán trưởng Người ghi sổ Bảng 15: S ổ cái tài khoản 338 Phần 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNGVÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. Trong thời gian thực tập tại Công ty em đã tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Công ty, tìm hiểu về tình hình lao động và hạch toán tiền lương trong Công ty. Dựa vào phần kiến thức lý thuyết được học tại trường và kiến thức thực tế tại Công ty em xin đưa ra một số đề xuất của bản thân: 3.1. Tình hình sử dụng, quản lý lao động của công ty. Công ty vận tải Biển Đông trực thuộc Tổng Công ty công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, vì tính đặc thù của mình là vận tải biển mà Công ty phải bố trí nhân lực sao cho việc vận chuyển cũng như tiếp nhận các hợp đồng một cách thuận tiện nhất. Hiện tại Công ty có 2 chi nhánh ở TP.HCM và TP. Hải Phòng, 2 trung tâm ở Hà Nội, 1 Xí nghiệp và khối văn phòng. Vì chia làm nhiều bộ phận mà mỗi bộ phận lại ở một nơi cách xa nhau nên rõ ràng việc quản lý lao động là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó là các tàu thường xuyên chạy đi chở hàng ở các Cảng khác nhau, thậm chí là ra nước ngoài, nên việc kiểm soát hết được lao động cũng khó thực hiện. Tình hình khó khăn này đã làm các nhà quản lý của Công ty quyết định giao nhiệm vụ dứt điểm cho từng chi nhánh từng trung tâm. Nơi nào cũng có Giám đốc riêng của mình, hoạt động độc lập và chỉ thông báo tình hình của mình thông qua các nhà quản lý của chi nhánh. Mặc dù hoạt động độc lập như vậy nhưng việc quản lý của Công ty không hề lỏng lẻo. Việc điều động bố trí nhân lực vẫn là từ văn phòng ban hành, chi nhánh chi thông báo về tình hình lao động của mình thừa thiếu ra sao, có hoàn thành các công việc được giao không. Công ty năm nào cũng có các dự án đóng tàu mới vì thế việc tuyển thêm nhân viên được tiến hành thường xuyên, liên tục. Để đào tạo cho các nhân viên quen với công việc của Công ty cũng mất một khoảng thời gian, vì vậy mà Công ty luôn có kế hoạch trước cho các dự án của mình để lúc nào có tàu mới xuất xưởng là có ngay các nhân viên mới vào làm việc kịp thời. Nhưng công việc tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực của công ty chưc được hoàn thiện. Mới chỉ có các bước: nộp hồ sơ, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, ra quyết định. Vì vậy mà bỏ qua quá trình trắc nghiệm xem họ có phù hợp với công việc hay không, bỏ qua khâu tham quan công việc để kiểm tra kinh nghiệm thực tế. 3.2. Tình hình công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Công ty vận tải Biển Đông không ngừng từng bước hoàn thiện bộ máy kế toán của mình. Bộ máy kế toán được tổ chức chuyên sâu, mỗi kế toán chịu trách nhiệm về một phần hành cụ thể nên phát huy được tính chủ động, sự thành thạo trong công việc. Công tác quyết toán hàng quý, hàng năm đều được thực hiện tốt, rõ ràng và đúng thời gian. Nhờ đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ nên trong thời gian vừa qua đã cung cấp thông tin kịp thời chính xác, phục vụ đắc lực cho lãnh đạo Công ty trong việc ra quyết định và chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Như vậy Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán tương đối hoàn chỉnh, góp phần tích cực vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ khi Công ty áp dụng phần mềm kế toán riêng của đơn vị mình thì công việc đã được giảm bớt đi rất nhiều cho các nhân viên, rút ngắn thời gian hao phí. Phần mềm này hoàn toàn xây dựng dùng cho Công ty vì vậy mà các nghiệp vụ của kế toán tỉ mỉ, phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty. Điều này làm giảm bớt sự phức tạp, cồng kềnh trong công việc ghi chép sổ sách kế toán. Công tác hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương chấp hành đúng các chế độ về tiền lương, tiền thưởng, chế độ phụ cấp, trợ cấp đối với người lao động mà Nhà nước ban hành. Kế toán tiền lương luôn hướng dẫn các bộ phận thực hiện tốt công tác cung cấp thông tin để tính tiền lương, tiền thưởng, BHXH như bảng chấm công, bảng đánh giá,... Hình thức trả lương của Công ty thích hợp với tính đặc thù của công việc, việc tính toán tiền lương, tiền thưởng đã phản ánh đúng kết quả lao động của từng người nên thực sự kích thích mọi người làm việc tốt, cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề và trung thành với Công ty. Nâng cao hiệu quả của tiền lương, tiền thưởng sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, tạo sự công bằng trong Công ty. Lương thưởng của nhân viên được thành toán kịp thời theo hai kỳ trong tháng. Các hình thức chứng từ sổ kế toán sử dụng đúng mẫu ban hành của bộ tài chính, phản ánh rõ ràng các khoản mục và nghiệp vụ phát sinh.Tổ chức tốt công tác ghi chép chứng từ ngay từ đầu, xử lý và ghi sổ kế toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền lương, BHXH và các khoản thu nhập khác của CNV, báo cáo và phân tích chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương trong chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty. Công tác hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thu nhập khác của người lao động đã góp phần quản lý, tiết kiệm chi phí lao động, thúc đẩy sự phát triển của Công ty lên rất nhiều vì vậy mà công tác này luôn được quan tâm. Nhưng bên cạnh những thành tựu này công tác hạch toán còn gặp phải một số khó khăn sau: Do khối lượng công việc của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương thường tập trung vào cuối tháng và vào các kỳ trả lương. Nên đến lúc này công việc tập trung khá nhiều. Công ty lại có nhiều chi nhánh và trung tâm nên việc tập hợp hết về văn phòng Công ty càng làm cho công việc chất đầy. Ngày thường đã phải cập nhật thường xuyên các chứng từ thì cuối tháng lại phải tập hợp chúng lại để tính lương và lập các báo cáo. Nên công việc này khá nhiều đối với một kế toán. Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cần được kịp thời và chính xác hơn nữa do đây chính là điều kiện đảm bảo quyền lợi và chế độ cho người lao động, là điều kiện để người cố gắng hơn trong công việc. Nhìn chung thu nhập bình quân của người lao động trong công ty so với thu nhập chung của các ngành khác là tương đối cao nhưng Công ty cũng cần quan tâm hơn nữa về các hoạt động tập thể của nhân viên. Để thu hút nhân tài vào làm việc trong Công ty thì cần có chính sách lương bổng cao hơn thị trường và cho họ thấy khả năng thăng tiến trong công việc nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 3.3 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý lao động. Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người, những con người này được gọi chung là lao động. Lao động của tổ chức là một tập thể những người làm việc trong tổ chức đó. Để quản lý tốt và nâng cao hiệu quả hoạt động của người lao động thì tổ chức phải có các hoạt động nhân lực thật tốt. Cụ thể tại Công ty vận tải Biển Đông là: 3.3.1. Công tác tuyển mộ, tuyển chọn: Cần xây dựng được bản mô tả công việc, xác định được yêu cầu của công việc đối với người thực hiện. Bản mô tả công việc làm căn cứ để quảng cáo, thông báo tuyển mộ, để xác định các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết mà người xin việc cần phải có nếu như họ muốn làm việc tại các vị trí cần tuyển. Bản xác định yêu cầu của công việc đối với người thực hiện giúp cho những người xin việc quyết định xem họ có nên nộp đơn hay không. *Xây dựng một quá trình tuyển chọn hợp lý đầy đủ các phần: -Tiếp đón và phỏng vấn sơ bộ. - Sàng lọc qua đơn xin việc. - Trắc nghiệm nhân sự . - Phỏng vấn tuyển chọn - Phỏng vấn bởi người lãnh đạo. - Thẩm tra thông tin và cho đi tham quan công việc. - Ra quyết định. 3.3.2.Thiết kế, phân tích công việc Thiết kế công việc để xác định các nhiệm vụ, các trách nhiệm cụ thể được thực hiện bởi từng người lao động cũng như điều kiện để thực hiện chúng. Thiết kế công việc trong đó người lao động thực hiện một số công việc khác nhau nhưng tương tự như nhau nhằm chống tính đơn điệu của công việc, áp dụng cho các thuỷ thủ trên tàu là hợp lý. Phân tích công việc để đưa ra bản mô tả, bản yêu cầu, bản tiêu chuẩn công việc. 3.3.3. Kế hoạch hoá nhân lực Dự đoán cầu nhân lực dựa và cầu nhân lực của từng tàu, dựa vào kế hoạch của việc đóng mới tàu. Từ đó dự đoán số nhân lực cho các văn phòng và chi nhánh. Việc này sẽ dễ dàng tính toán vì tàu tải trọng bao nhiêu đã có sẵn số liệu về nhân lực. Ví dụ như tàu chở container 1016 Teu thì cần 01 Thuyền Trưởng, 01 Đại phó, 02 sỹ quan boong, 02 sỹ quan máy, 01 máy trưởng, 08 thuỷ thủ, 07 thợ máy, 01 sỹ quan điện, 01bếp trưởng. Từ đó mà việc dự đoán sẽ tăng thêm bao nhiêu nhân lực vào các vị trí là làm được. Mặc dù có những sai sót nhưng là không đáng kể. 3.3.4. Quan hệ lao động. Tạo mối quan hệ tốt cho người lao động, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao để mọi người tiếp xúc và quan hệ với nhau tốt đẹp hơn. Tìm hiểu các nhu cầu hợp lý của người lao động và giải quyết cho họ, tránh xảy ra tranh chấp lao động. phát hiện sớm các tranh chấp bằng cách tăng cường các cuộc thương thảo định kỳ với người lao động, điều chỉnh và sửa đổi kịp thời các nội dung của hợp đồng cho phù hợp với quy định mới của nhà nước. Kỷ luật lao động phải được xây dựng rõ ràng, dễ hiểu để người lao động nào cũng hiểu được nhiệm vụ của mình, quy định rõ trách nhiệm của người có liên quan, cần khách quan trong việc xác minh hành vi vi phạm. Bên cạnh những hoạt động trên, nhìn chung các hoạt động khác của công ty được tiến hành rất tốt nhất là trong công tác tạo động lực. *các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng người lao động Cần đánh giá hiệu quả sử dụng lao động để xem xét người lao động có hoàn thành tốt công việc mình được giao hay không, chất lượng công việc tiến hành ra sao. Vì vậy, Công ty nên xây dựng một hệ thống đánh giá trong việc thực hiện công việc của người lao động. Hệ thống đánh giá được xây dựng phải có tính phù hợp, tính nhạy cảm, tính tin cậy, tính được chấp nhận và tính thực tiễn. Phương pháp có thể sử dụng là phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ: Người đánh giá sẽ cho ý kiến đánh giá về sự thực hiện công việc của đối tượng đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của mình theo một thang đo từ thấp đến cao. Các tiêu thức đánh giá bao gồm các tiêu thức liên quan trực tiếp đến công việc và cả các tiêu thức có liên quan không trực tiếp đến công việc. VD: Tên nhân viên: Chức danh công việc: Tên người đánh giá: Bộ phận: Ngày đánh giá: Chỉ tiêu Xuất sắc Khá Đạt yêu cầu Dưới mức yêu cầu Mức độ tối thiểu Khối lượng công việc 5 4 3 2 1 Chất lượng công việc 5 4 3 2 1 Tính tin cậy 5 4 3 2 1 Khả năng xét đoán 5 4 3 2 1 Khả năng hiểu biết 5 4 3 2 1 Thái độ 5 4 3 2 1 Tinh thần hợp tác 5 4 3 2 1 Khả năng và triể vọng hợp tác 5 4 3 2 1 Để đánh giá, người đánh giá xác định xem mức độ thực hiện công việc của đối tượng thuộc về thứ hạng nào theo từng tiêu thức. Việc kết hợp các điểm số có thể theo cách tính bình quân hoặc tổng cộng các điểm ở từng tiêu thức. Để việc cho điểm dễ dàng và chính xác hơn, mẫu phiếu có thể được thiết kế chi tiết hơn bằng cách mô tả ngắn gọn từng tiêu thức đánh giá và cả từng thứ hạng, khi đó mẫu phiếu được thiết kế như sau: Tên nhân viên: Chức danh công việc: Tên người đánh giá: Bộ phận: Ngày đánh giá: Tiêu thức Thứ hạng Ghi chú 1. Khối lượng công việc: Đánh giá qua số ngày trên tàu của thuyền viên 5. Số ngày tối đa là 30 ngày 4. Chỉ đi làm theo đúng tiêu chuẩn 25 ngày, trừ trường hợp tàu đang chạy đường dài. 3. Đi làm đủ 25 ngày, nếu không xuống tàu được trong những ngày nghỉ thì đòi nghỉ bù vào tháng sau. 2. Chỉ đi làm đến chuyến cuối cùng sát ngày nghỉ, nhưng vẫn có thể làm thêm. 1. Chỉ đi làm chuyến cuối gần ngày nghỉ nhất và không cố gắng làm thêm nếu có ngay chuyến tiếp theo. v.v... 3.4. Đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương. Người lao động là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại của mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Người lao động bỏ sức lao động cả về thể lực và trí lực để hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Đòi hỏi của họ là có được một khoản thù lao sao cho tương xứng với công sức họ bỏ ra, vì thế mà công tác tiền lương được quan tâm nhằm tạo ra sự công bằng rõ ràng trong việc trả lương, trả thưởng. Đó không chỉ là nguyên tắc mà còn là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trả lương không tương xứng với sức lao động mà người lao động bỏ ra làm họ chán nản, không tích cực làm việc, thậm chí còn chuyển sang doanh nghiệp khác trả lương cao hơn. Ngược lại doanh nghiệp sẽ thu hút được những lao động tài năng, giàu kinh nghiệm đồng thời khơi dậy khả năng tiềm ẩn của người lao động, kích thích họ làm việc tốt, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động sống, tăng doanh thu, thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng phát triển lớn mạnh hơn. Để làm được việc này Công ty vận tải Biển Đông đã không ngừng từng bước cải thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương sao cho phù hợp nhất. Qua quá trình tìm hiểu Công ty em cũng muôn góp một phần vào việc hoàn thiện hơn công tác này: + Tiến hành kiểm tra thường xuyên năng lực làm việc của nhân viên, đánh giá xem công việc họ đang làm có thật sự thích hợp với năng lực của họ không. Kết quả thực hiện công việc ra sao để đưa ra các giải pháp hữu hiệu hơn cho mọi lao động. Từ việc đánh giá này ta sẽ tính toán tiền lương tiền thưởng chính xác hơn, phù hợp hơn. + Thường xuyên cập nhật các thông tin về tiền lương của nhà nước ban hành để kịp thời sửa đổi bổ sung vào bản thoả ước lao động của mình. + Cung cấp các thông tin kịp thời về các hoạt động liên quan đến tiền lương như: nghỉ ốm, tạm ứng, không hoàn thành công việc để việc tính lương được chính xác. + Bố trí lao động hợp lý giữa các phòng ban để tránh tình trạng người thì làm việc không hết, người thì chơi dài. Nhất là trong kế toán đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối vì vậy mà công việc phải hết sức gọn gàng. Bố trí bớt công việc của kế toán lao động tiền lương sang cho phòng quản lý nhân sự. + Tình hình toàn cầu hoá như hiện nay đòi hỏi mọi người đều phải có cuộc sống khá giả hơn chứ không chỉ là thoả mãn nhu cầu ăn, mặc, ở như trước nữa. Ngoài những nhu cầu đó ra giờ đầy họ còn đòi hỏi được vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi hưởng thụ cuộc sống, để làm được điều này thì họ phải có một mức lương tương đối phù hợp để chi trả cho các công việc đó. Người làm công tác tiền lương phải tìm hiểu được cuộc sống của nhân viên để trả mức lương tương xứng nhằm gìn giữ người lao động làm việc cho Công ty. Trong bối cảnh nước ta là nước đang phát triển, mọi hoạt động đầu tư, nhập khẩu đang được tiến hành khắp nơi, nhiều Công ty cạnh tranh với ta cũng đã nắm bắt được tình hình này nên họ là một thách thức với ta trên thương trường. Để việc cạnh tranh nghiêng về phía ta thì ta phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của Công ty. Đầu tiên Công ty phải tận dụng được những nguồn lực hiện có như trang thiết bị, cơ sở vật chất, các tàu đang hoạt động và đặc biệt nhất là con người. Tìm kiếm các hợp đồng chở hàng một cách nhanh nhất có thể, thoả thuận để dành được các hợp đồng tốt nhất. Không để tàu ở cảng quá lâu mà không có hàng để chạy, phải tận dụng hết công suất của các tàu. Công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty được tiến hành quá cụ thể tỉ mỉ. Nó được rút ra từ kinh nghiệm thực tế của những nhân viên lâu năm trong công ty và cả những kiến thức mới của những người sáng tạo trong Công ty. Vì vậy mà khó có những sai sót. Với kiến thức đã học ở trường và kinh nghiệm thì chưa có em chỉ dám đưa ra một vài ý kiến trên, mong cho công tác kế toán của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn. KẾT LUẬN Mong muốn Công ty hoạt động ngày càng vững mạnh là mong muốn của toàn thể cán bộ trong công ty cũng như của Nhà nước ta. Mà một Công ty muốn đứng vững và hoạt động đạt hiệu quả cao nhất thì việc quan tâm hàng đầu là người lao động trong Công ty. Công tác hạch toán lao động tiền lương là một công cụ tốt nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động của người lao động. Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là công tác không thể thiếu trong Công ty. Nếu được hạch toán đúng, đủ, chính xác sẽ là động lực thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, phát huy tính sáng tạo, góp phần hoàn thành công việc được giao, nhằm mang lại doanh thu cao nhất cho Công ty và đem lại mức lương cao nhất cho bản thân cũng như việc làm cho xã hội ngày càng phát triển. Kế hoạch nâng cao hiệu quả của công tác tiền lương là một kế hoạch dài hạn, phải tiến hành thường xuyên. Chỉ có như vậy thì người lao động mới thường xuyên được quan tâm, mà khi đã được quan tâm thì họ sẽ làm hết mình để đáp lại sự quan tâm đó và kết quả cuối cùng không ngoài việc tạo sự phát triển vững mạnh cho Công ty. Do thời gian tìm hiểu về Công ty và kiến thức thu thập được từ trên ghế nhà trường của em còn nhiều hạn chế nên báo cáo còn nhiều thiếu sót và những biện pháp đưa ra chưa được thoả đáng. Em rất mong nhận được sự quan tâm chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo và toàn thể các cán bộ nhân viên Công ty vận tải Biển Đông đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 21 tháng 07 năm 2006 Sinh viên Trần Thị Huệ MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNâng cao công tác hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Công ty vận tải Biển Đông.docx
Luận văn liên quan