Đề tài Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình

Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình: 1. Định nghĩa, phân loại và ý nghĩa: 1.1. Định nghĩa chung về tài sản doanh nghiệp: Tài sản: Là một khái niệm pháp lý bao gồm tất cả các quyền, quyền lợi, lợi nhuận có liên quan đến quyền sỏ hữu, bao gồm: quyền sở hữu cá nhân, nghĩa là chủ sở hữu được hưởng những quyền lợi, lợi ích nhất định khi làm chủ sở hữu tài sản đó. (Theo uỷ ban thẩm định giá quốc tế- IVSC) Doanh nghiệp: Là một tổ chức được lập ra để tiến hành hoạt động kinh doanh. Tài sản là yếu tố giữ vai trò quyết đinh trong doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động trong đầu tư như: sản xuất, mua bán hay dịch vụ nhằm mục đích sinh lời Tài sản doanh nghiệp: Là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, biểu thị cho những lợi ích mà doanh nghiệp thu được trong tương lai hoặc những tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tài sản của doanh nghiệp chính là toàn bộ những tài sản hữu hình và vô hình gắn với lợi ích của doanh nghiệp, quyết định việc mang lại giá trị cho doanh nghiệp trong tương lai và thoả mãn các điều kiện sau: -Thuộc quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị -Có giá trị thực sự đối với doanh nghiệp -Có giá trị xác định 1.2. Phân loại tài sản doanh nghiệp: 1.2.1. Tài sản hữu hình: (TSHH) a) Khái niệm: TSHH là những tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, xí nghiệp mang thuộc tính vật chất. Ví dụ như: nhà xưởng, máy móc, dụng cụ, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hay những tài sản trong xây dựng và phát triển, có khả năng mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sản phẩm được sản xuất ra. b) Phân loại: Tài sản hữu hình được phân làm 2 loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản lưu động hữu hình Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu sản xuất chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản hữu hình, có giá trị lớn và sử dụng lâu dài (lớn hơn mức quy định). Trong quá trình sản xuất kinh doanh hình thái vật chất của tài sản cố định hầu như không thay đổi, còn giá trị giảm dần trong suốt thời gian tồn tại. Tài sản cố định hữu hình có các thuộc tính: -Có hình thái vật chất cụ thể, có thể lượng hoá và xác định được giá trị. -Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó vào trong các hoạt động của doanh nghiệp. -Nguyên giá tài sản được xác định một cách đáng tin cậy. -Tài sản có thời gian sử dụng lâu dài (trên một năm) hoặc có giá trị lớn (từ trên mười triệu đồng). Theo hình thái hiện vật, tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân được chia làm các loại sau đây: -Nhà cửa và vật kiến trúc -Máy móc thiết bị -Phương tiện vận tải -Thiết bị và dụng cụ quản lý -Cây lâu năm, súc vật làm việc và súc vật cho sản phẩm -Tài sản cố định phúc lợi -Tài sản cố định khác Tài sản lưu động hữu hình: Là tài sản không nằm trong chu kỳ sử dụng lâu dài của doanh nghiệp và có hình thái vật chất, mang thuộc tính vật chất. Ví dụ như: hàng trong kho, các loại nguyện vật liệu mua về để tích trữ, các sản phẩm gửi bán c) Ý nghĩa: Tài sản hữu hình có ý nghĩa quyết định đối với nhà máy, xí nghiệp. Nó vừa là nơi sản xuất, vừa là yếu tố tạo nên sản phẩm. Chính vì vậy, tài sản hữu hình là cơ sở để quyết định chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm và số lượng sản phẩm. Nếu ta liên hệ nhà máy với một con người thì tài sản hữu hình chính là phần xác thịt, nội tạng của con người và đồ ăn thức uống nuôi sống con người hàng ngày (khung của người ứng với máy móc, nguyên liệu ứng với lương thực thực phẩm hàng ngày ) Nếu không có tài sản hữu hình thì quá trình sản xuất không thể tồn tại. Muốn có hàng hoá con người cần phải sản xuất. Để sản xuất, chúng ta cần có công cụ, địa điểm và các yếu tố cần thiết khác. Nói tóm lại tài sản hữu hình chính là điều kiện để con người tạo ra sản phẩm. Chính tài sản hữu hình là nền tảng, nguồn gốc tạo ra tài sản vô hình. Mọi giá trị vô hình đều được tạo nên từ giá trị hữu hình của sản phẩm và đây cũng chính là sản phẩm của quá trình sản xuất phát triển tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Như vậy, ta có thể nói tài sản hữu hình đã gián tiếp tạo ra tài sản vô hình, giá trị vô hình. Trên thực tế, có nhiều công ty chỉ chuyên bán thương hiệu của mình cho các hãng khác. Đặc biệt trong lĩnh vực thời trang, những hãng nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn thế giới (Le’vis, D&G ). Có thể không cần trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, nhưng để có được sản phẩm các công ty đó cũng phải có cơ sở sản xuất và cũng cần tới tài sản hữu hình, về bản chất ta thấy nếu quy trụ sở chính của công ty với các cơ sở sản xuất mà nó bán thương hiệu chỉ là một công ty lớn và nhiệm vụ được phân công cho từng bộ phận thì sẽ thấy được thực ra mối quan hệ giữa chúng hoàn toàn là gắn kết. 1.2.2. Tài sản vô hình: a) Khái niệm: Tài sản vô hình là những tài sản tự biểu lộ, thể hiện thông qua những đặc điểm kinh tế của chúng. Những tài sản này không có hình thái vật chất nhưng có thể tạo ra được những lợi thế và quyền hạn để mang lại giá trị kinh tế cho người sở hữu nó. b) Đặc điểm: Tài sản vô hình là những tài sản không mang hình thái cụ thể, chúng ta không thể cầm nắm được. Nó không thể nhìn thấy được, cảm nhận được bằng mùi vị, màu sắc nhưng chúng ta có thể cảm nhận nó bằng trực giác của mình. Mó mang lại những giá trị khác với giá trị sử dụng thông thường. Dường như giá trị của nó gắn cùng với những yếu tố thuộc về tâm lý, vì vậy giá trị của nó cũng do yếu tố tâm lý chi phối phần nào. Như vậy, vai trò giá trị của tài sản vô hình của một sản phẩm, hay suy rộng ra là giá trị vô hình của một nhà máy, xí nghiệp phụ thuộc vào đời sống của người dân, thời điểm và ảnh hưởng của phần tài sản vô hình tác động đến bạn trong thời điểm đó và vị thế của bạn trong xã hội. Giá trị của tài sản vô hình có liên hệ mật thiết với tính mới của dòng sản phẩm mà công ty sản xuất. Một dòng máy tính mới ra đời và có một tính năng ưu việt về công nghệ vượt xa những sản phẩm trước đó sẽ có giá trị vô hình lớn, mang lại giá trị về thương hiệu, uy tín, vị thế lớn cho hãng sản xuất ra nó. Nhưng khi những hãng đối thủ cũng áp dụng công nghệ mới này thì nó lại phải giảm giá nhanh chóng để cạnh tranh, tránh mất thị phần về tay đối thủ. c) Phân loại: Theo Uỷ ban Thẩm định giá quốc tế, tài sản vô hình được phân loại như sau: -Các quyền: Mọi doanh nghiệp đều có quyền của mình, những quyền này có thể tồn tại theo những điều kiện của một hợp đồng dưới hình thức văn bản hay không bằng văn bản. Giá trị của quyền phụ thuộc vào những lợi ích tài chính mà quyền đó mang lại cho doanh nghiệp. -Mối quan hệ giữa các bên: Mọi doanh nghiệp đều phải thiết lập mối quan hệ với các đơn vị,các chủ thể và các cá nhân bên ngoài khác. Mối quan hệ này có thể không thể hiện thành hợp đồng nhưng nó rất quan trọng đối với doanh nghiệp. -Các tài sản vô hình lập thành nhóm: Là giá trị vô hình thặng dư còn lại sau khi tất cả tài sản vô hình có thể nhận biết được đã được đánh giá và trừ khỏi tổng tài sản vô hình, thường được gọi là uy tín. Đặc biệt là đối với những công ty đang làm ăn tốt và có lợi thế kinh doanh. -Tài sản sở hữu trí tuệ: Là những tài sản vô hình không nằm ở dạng vất chất nhưng chúng có giá trị vì chúng có khả năng sinh ra dòng lợi nhuận trong tương lai. Tài sản sở hữu trí tuệ là loại đặc biệt của tài sản vô hình, nó thường được luật pháp bảo vệ khổi những sự sử dụng trái thẩm quyền của những người khác. Ví dụ như: nhãn hiêu, bản quyền, bằng sáng chế 2. Đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình: 2.1. Đầu tư vào tài sản hữu hình: 2.1.1. Khái niệm: Đầu tư (đầu tư phát triển) là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra những năng lực sản xuất tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Như vậy, đầu tư vào tài sản hữu hình chính là hoạt động đầu tư vào phần giá trị hữu hình của nhà máy, xí nghiệp nhằm mục đích nâng cao năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí 2.1.2. Phân loại: Chia làm 2 loại: Đầu tư theo chiều rộng: là việc sử dụng vốn để mở rộng về quy mô hoạt động của nhà máy. Ví dụ như mở thêm cơ sở sản xuất mới, mở rộng về quy mô nhà xưởng, số lượng máy móc mà không làm tăng về năng suất ngược lại còn có thể làm giảm năng suất lao động. Người ta gọi đây là đầu tư cơ bản. Đầu tư theo chiều sâu: Là hoạt động bỏ vốn vào để tác động trực tiếp đến máy móc, công nghệ, kĩ năng kĩ thuật để làm tăng năng suất của mỗi công nhân tham gia trong quá trình sản xuất. Hay còn gọi là sử dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. a) Đầu tư cơ bản: Đầu tư cơ bản: là các hoạt động xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân. Vốn đầu tư cơ bản: là số tiền tiết kiệm được sử dụng cho đầu tư tài sản cố định, là chi phí cần thiết để tái sản xuất các hoạt động trên. Quy mô vốn đầu tư cơ bản là yếu tố quyết định sự tăng thêm của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, không phải lúc nào mức tăng tài sản cố định cũng tăng tỷ lệ thuận với mức tăng vốn đầu tư cơ bản bởi vì mức tăng tài sản cố định còn phụ thuộc vào mức độ hoàn thành vốn đầu tư cơ bản. Vốn đầu tư cơ bản được tính theo đơn vị giá trị: K = pf f : yếu tố của xây lắp và sửa chữa lớn, hiện đại hoá chưa hoàn thành p : giá các yếu tố đó. Để xác định hiệu quả kinh tế vốn đầu tư cơ bản, ta thông qua chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư cơ bản ( H[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/MinhKhoa/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image002.gif[/IMG])

doc52 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2518 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗi máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất đều mang bí quyết công nghệ riêng. Với trình độ các kỹ sư, công nhân hiện nay thì việc làm chủ dây chuyền sản xuất là một công việc khó khăn. Nếu không may với sự hiểu biết ít ỏi, không nhờ vào các chuyên gia tư vấn khi đàu tư mua sắm, họ có thể sẽ gặp phải việc mua phải các thiết bị bị hư hỏng, công năng không phù hợp với thực tế sản xuất. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật như hiên nay và do quá trình cạnh tranh nên các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất phải thường xuyên nâng cấp, đổi mới liên tục để phù hợp với sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. 1.3. Đầu tư vào tài sản hữu hình khác: Như chúng ta đã biết việc đầu tư vào các loại tài sản hữu hình hiện nay là việc đầu tiên, không thể thiếu được của các doanh nghiệp khi mới đi vào hoạt động, kinh doanh. Việc đầu tiên khi muốn thành lập doanh nghiệp thì phải có một vị trí địa lý tốt, mặt bằng để đặt doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thuê văn phòng hoặc mua đất để kinh doanh lâu dài. Hiện nay giá thuê văn phòng cũng như mua đất(BĐS) là rất đắt… Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp hiện nay được xác định là quá cao. Theo quy định của Bộ tài chính, khung giá đất tối đa cho sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại các xã đồng bằng tối đa là 900 ngàn đồng/m2, ở khu đô thị loại đặc biệt là 47,81 triệu đồng/m2, loại 2 là 20 triệu đồng/m2… đều cao hơn giá thị trường. Trong khi đó, khung giá đất sản xuất nông nghiệp lại quá thấp nên người bị thu hồi đất thường gây khó khăn khi chính quyền muốn thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp. Ngoài ra việc sử dụng đất hiện nay ở một số địa phương còn gây lãng phí. Ví dụ như việc chúng ta chuẩn bị quỹ đất khu công nghiệp quá lớn trong khi các nhà đầu tư mới đăng kí 50% diện tích. Tất cả cho thấy đất đai còn là chuyện khiến doanh nghiệp và các cơ quan chức năng liên quan phải quan tâm lo lắng nhiều, tốn nhiều thời gian, tiền của. Và việc quan tâm của các cơ quan chính quyền về vấn đề này cần được đặc biệt chú trọng hơn nữa. Những tài sản như dụng cụ văn phòng, các loại tranh ảnh, trong văn phòng bước đầu sẽ phải đầu tư cho các phòng ban trong doanh nghiệp, đến các trang thiết bị liên quan như máy tính, máy in, máy fax, điện thoại để liên lạc với đối tác… Hiện nay thời đại công nghệ thông tin, nên nhu cầu của con người về việc cập nhật tin tức hàng ngày là điều rất cần thiết, và việc các công ty đã lắp đặt các thiết bị internet trên diện rộng đã ngày càng phổ biến, mỗi một thành viên trong công ty đều có một máy vi tính riêng và nối mạng internet của công ty. Hiện nay việc sử dụng mạng đã trở nên phổ biến, và giá của nó cũng ngày một giảm hơn so với trước. Hơn nữa kinh doanh của các công ty hiện nay không phải chỉ trong phạm vi thành phố nữa mà đã vượt ra bên ngoài. Khi làm ăn với các công ty nước ngoài việc liên lạc qua mail là phổ biến hiện nay, vì không phải lúc nào cũng có thể gặp trực tiếp được đối tác, và gửi các văn bản thông qua máy fax. Một số doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp thì lại chú trọng vào các cây trồng, vật nuôi… Tài sản hữu hình này chính là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp, vì đây là tài sản mà họ tạo ra sau quá trình nghiên cứu, sản xuất để cho ra được sản phẩm cung cấp cho thị trường. Đó là một số tài sản hữu hình khác trong một số ngành riêng biệt mà họ sản xuất ra. Hiện nay, Việt Nam là một nước nông nghiệp, nhưng việc bảo hộ giống cây trồng vẫn là vẫn đề rất mới đối với Việt Nam. Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm gốm, sứ, bát, lọ hoa, tranh ảnh… đó là các sản phẩm hữu hình mà các doanh nghiệp tạo ra. Việc đầu tư để tạo ra được những sản phẩm ấy được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư. 2. Đầu tư vào tài sản vô hình: Hiện nay với nền kinh tế thị trường với đặc trưng tự do hoá cạnh tranh, xu thế thương mại tự do, xu thế toàn cầu hoá… thì mỗi doanh nghiệp phải chú trọng vào việc tự hoàn thiện mình để tồn tại và có vị trí vững chắc trên thị trường. Một vấn đề đặt ra hiện nay là: liệu các doanh nghiệp đã thực sự nhận ra được tầm quan trọng, sự đóng góp của các tài sản vô hình vào sự thành công của doanh nghiệp và đầu tư đúng mức vào tài sản vô hình. 2.1. Đầu tư vào thương hiệu: Bất kỳ một doanh nghiệp nào trước khi quyết tâm thực hiện một chiến lược hay một kết hoạch đều phải xác định mục tiêu và phương pháp để thực hiện. Có nhiều hướng đi để đạt đến mục tiêu nhưng quan trọng là phải biết chọn hướng đi “với cùng một chi phí nhưng hiệu quả cao hơn” . Khi một doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán thì một trong những mục tiêu của họ là mong muốn được nhiều nhà đầu tư quan tâm và được công chúng biết đến thương hiệu nhiều hơn để hy vọng giá cổ phiếu thị trường cao hơn mệnh giá. Ngược lại, đối với nhà đầu tư chỉ chấp nhận trả cho một cổ phiếu với giá cao hơn thì họ đang kỳ vọng vào thương hiệu sẽ mang lại cổ tức cao và giá trị cổ phiếu tăng hơn so với giá hiện tại. Một thương hiệu được đánh giá là mạnh khi có nhiều người biết đến với những nhận thức tích cực và sự trung thành đối với thương hiệu thông qua sự quan tâm và sử dụng thường xuyên sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh thì không chỉ nâng được uy tín và vị thế của mình mà giúp cho công ty có cơ hội mang lại lợi nhuận cao hơn bởi khách hàng sẵn sàng trả ở mức giá cao hơn cho thương hiệu nổi tiếng, cho sự an tâm về chất lượng và đẳng cấp sản phẩm trên thị trường. Chính thương hiệu là tài sản vô hình của công ty nên doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng, cần bảo vệ và nuôi dưỡng nó để tạo nên giá trị lâu dài. Với từng sản phẩm riêng biệt, cho đến hôm nay, chỉ riêng những cái tên như Samsung, Cola Coke hay Google đã trở thành tài sản đáng giá hàng tỷ đôla Mỹ. Thực tế, ngay tại thị trường Việt Nam cũng có những thương hiệu mà để sở hữu chúng, người ta sẵn sàng chi trả hàng triệu đôla. Thống kê của Interbrand về tỷ lệ giá trị tài sản trong tổng tài sản doanh nghiệp cho thấy tài sản vô hình, trong đó có thương hiệu rất quan trọng. Thương hiệu chiếm ít nhất 1/3 giá trị cổ phiếu, có những trường hợp rất cao như McDonald’s (71%), Disney (68%), Coca-Cola và Nokia (51%). Còn tại Việt Nam, thương hiệu kem đánh răng P/S đã được mua lại với giá 5,3 triệu USD, nhãn hiệu bia Sài Gòn là 9.5triệu USD. Tập đòan Vina Capital mua 30% cổ phần (tương đương 3 triệu USD) của công ty Phở 24 của Việt Nam, họ đã định giá thương hiệu Phở 24 giá 7 triệu USD, tương đương 70% tổng giá trị của hiện nay của chuỗi nhà hàng này. Năm 2002, Tạp chí Business Week hợp tác cùng Tập đoàn Interbrand công bố danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới Đơn vị: tỷ USD Thương hiệu Năm 2002 Năm 2003 Coca Cola 68.945 69.637 Microsoft 65.068 64.09 IBM 52.752 51.188 General Electric 42.396 41.311 Intel 34.665 30.861 Nokia 35.035 29.970 Disney 32.691 29.256 Mc Donald’s 25.289 26.375 Thương hiệu được phát triển thì hình ảnh của công ty quản lý thương hiệu đó cũng được đánh giá cao. Giữa hình ảnh của công ty (cooperateimage) và thương hiệu (brand) có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau. Vì vậy, tất cả các chương trình xây dựng hình ảnh của công ty cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cần được hoạch định một cách rõ ràng trong chiến lược kinh doanh của công ty. Công ty Cổ phần Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall's cùng toàn bộ nhà máy, dây chuyển sản xuất của nhà máy kem Wall's của Tập đoàn Unilever được giới chuyên gia đánh giá cao về tính nhạy bén thị trường trong chiến lược kinh doanh của Kinh Đô. Đây là tín hiệu chứng tỏ các doanh nghiệp nội địa đã tiếp cận tính chuyên nghiệp trong đầu tư vào thương hiệu. Thực ra, trên thế giới, các hợp đồng mua bán công ty, mua bán thương hiệu hay nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu là chuyện thường gặp. Câu chuyện này tuy còn mới ở Việt Nam, nhưng không phải là hiếm có. Công ty Phương Đông bán nhãn hiệu P/S cho Unilever; đối tác nước ngoài trong Liên doanh bia Đông Nam Á mua thương hiệu bia Halida; Công ty sản xuất xe máy tư nhân Hoa Lâm mua lại quyền sử dụng thương hiệu động cơ xe máy Daelim của Hàn Quốc để tiêu thụ trên thị trường Việt Nam...Kết quả điều tra gần đây của dự án hỗ trợ doanh nghiệp về năng lực xây dựng và quảng bá thương hiệu với mẫu là 500 doanh nghiệp trên toàn quốc thì có đến 25 -30% DN không hề đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu, 70% tuy có đầu tư nhưng không đầy đủ, toàn diện. Chỉ có 5% số DN được hỏi là có đầu tư đầy đủ. DN VN xuất khẩu mạnh các mặt hàng tiêu dùng, nông thủy hải sản, thực phẩm… với chất lượng không thua kém với các sản phẩm quốc tế. Tuy nhiên, khoảng 90% sản phẩm VN vào thị trường thế giới hầu hết thông qua trung gian dưới dạng thô hoặc gia công cho các thương hiệu nước ngoài nên các thương hiệu VN thường rất mờ nhạt. Vấn đề xây dựng thương hiệu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phát triển bền vững, có ý nghĩa chiến lược, sống còn. Thậm chí, không chỉ DN mà nhiều quốc gia hiện nay còn đẩy mạnh các hoạt động Marketing quảng bá hình ảnh, thương hiệu nhằm thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, tích trữ các nguồn lực để phát triển. Theo GS TS Hồ Đức Hùng, nước uống bổ dưỡng đóng chai Number one của VN là một trong những thương hiệu hiếm hoi thành công ngoạn mục trong chiến lược phát triển thương hiệu. Number One đã thực hiện được việc phân phối rộng rãi với mức giá phù hợp trong điều kiện bị các “ông lớn” trong ngành sản xuất kinh doanh nước giải khát cạnh tranh gay gắt. Sự thành công đó là nhờ thương hiệu này đã thể hiện được yếu tố khác biệt hóa bằng cách quảng bá đây là thức uống bổ dưỡng đầu tiên ở VN có giá bán thấp phù hợp với túi tiền số đông người. Bên cạnh đó, việc đưa ra một sản phẩm phù hợp với cơ cấu dân số, thuê dịch vụ quảng cáo nước ngoài, các hoạt động tài trợ,… càng làm cho thương hiệu này nổi bật hơn. Xây dựng thương hiệu thành công trước hết phụ thuộc vào việc tìm hiểu khách hàng đã, đang và sẽ tìm kiếm cái gì. Trong bối cảnh gia tăng cường độ cạnh tranh, thương hiệu giữ vai trò quyết định trong việc duy trì khách hàng trung thành, bổ sung không ngừng khách hàng mới, giúp DN tồn tại và phát triển bền vững. Một ý tưởng sẽ là mục đích cao hơn giúp thu hút sự ủng hộ cho thương hiệu từ nhiều nguồn, tạo nền tảng cho nhiều ý tưởng hay trong thời gian lâu dài và tạo ra sự ủng hộ bền vững để sinh ra nhu cầu thị trường. Steve Jobs của công ty Apple có niềm đam mê kết hợp chức năng cùng thiết kế. Google thì tin rằng mọi người cần được tiếp cận với tri thức và Internet là công cụ để thực hiện điều này. Steve Wynn từng ấp ủ 30 năm giấc mơ xây dựng một tổ hợp giải trí hiện đại chưa từng có và ai cũng nghĩ ông điên nhưng giờ đây tổ hợp này đang được áp dụng rộng rãi từ Vegas đến Ma Cao và năm sau là Singapore Theo kết quả nghiên cứu mới nhất về top 200 DNVN của UNDP thì phần lớn các DNVN được hỏi đều cho rằng tạo dựng thương hiệu ở nước ngoài là việc làm tốn kém và khó khăn. Theo số liệu của Văn phòng sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO thì kể từ khi nhãn hiệu đầu tiên của VN được đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid (năm 1986) đến tháng 10/2007, mới có 156 nhãn hiệu của VN được đăng ký và nộp đơn theo hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Madrid, trong khi đó, số lượng nhãn hiệu từ các nước chỉ định đăng ký tại VN là 59.014. Nhìn vào con số này có thể nhận thấy số lượng nhãn hiệu của VN được đăng ký quốc tế còn rất hạn chế so với số lượng nhãn hiệu từ các nước chỉ định vào Việt Nam Bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng với những doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho những thị trường mới, dù đó là trong nước hay nước ngoài, thì cách thức tiếp cận với thương hiệu không phải là một lối mòn. Việc mua bán thương hiệu là một chiến lược cần được các doanh nghiệp tính toán cẩn trọng. Chính vì vậy, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tham gia vào một chuỗi các dây chuyền sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm của những thương hiệu đã nổi tiếng có thể là lối đi tắt hợp sức hơn. Các doanh nghiệp sẽ song song đạt được hai mục tiêu, đó là vừa được mang thương hiệu nổi tiếng với chi phí thấp hơn, vừa khẳng định được chất lượng hàng hoá, uy tín của doanh nghiệp chính chờ vào thương hiệu đó. Đặc biệt, các doanh nghiệp tại các làng nghề, vùng nghề truyền thống, như Phú Quốc, Bát Tràng... có thể xây dựng và sử dụng thương hiệu mang tên tuổi của làng nghề. Với cách làm này, chi phí để xây dựng, quảng bá thương hiệu sẽ được tiết kiệm rất lớn. Hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt nam phải cạnh tranh với các thương hiệu mạnh của nước ngoài. Đó là một cuộc chiến không cân sức mà các thương hiệu Việt đang nằm ở thế yếu. Bởi lẽ các doanh nghiệp của ta thua hẳn các doanh nghiệp nước ngoài về tài chính, về bề dày, về đội ngũ, về tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm.Trong điều kiện ta yếu hơn các thương hiệu mạnh, Việt Nam cần biết tận dụng nguồn lực để tạo sự khác biệt, để tăng tính cạnh tranh. Doanh nghiệp nhỏ muốn thách thức với các thương hiệu lớn, trước hết phải tạo vị trí trong lòng khách hàng. Tất nhiên, thành công của thương hiệu chung sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự gắn kết, hợp sức của các doanh nghiệp trong các bước từ giám sát chất lượng sản phẩm, thực hiện các cam kết về giao dịch... đến xây dựng chiến lược. Song, đây lại là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Rất nhiều chuyên gia kinh tế thừa nhận rằng, các doanh nghiệp Việt Nam trong cùng ngành nghề nhìn nhau với con mắt là đối thủ cạnh tranh nhiều hơn là đối tác hợp tác kinh doanh. Chính vì vậy, sự tích cực trong liên kết các doanh nghiệp cùng ngành nghề hầu như không được các doanh nghiệp Việt Nam khai thác. Theo ông Trần Hữu Huỳnh "Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi thói quen đó để tham gia vào các tổ chức mang tính cộng đồng nhiều hơn. Bởi, chính sự liên kết là công cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới đứng vững trong cạnh tranh toàn cầu". Khi thương hiệu đã trở thành tài sản của doanh nghiệp, thì một yêu cầu mới đặt ra là làm thế nào để bảo hộ thương hiệu của mình. Tình trạng hàng xuất khẩu Việt Nam sang thị trường nước ngoài bị mất tên và thương hiệu đang là một thực tế diễn ra. Năm 1998, thương hiệu nước mắm Phú Quốc bị công ty Kimseng tại California đăng kí. Tháng 11/2000 đến lượt cà phê Trung Nguyên bị công ty Rice Field Corp nhanh tay ghi danh tại Hoa Kì, rồi họ chào bán cho chính Trung Nguyên với giá nhiều triệu USD. Cuối năm 2002, thương hiệu Petro Viet Nam đã bị doanh nghiệp Nguyễn Lai đăng ký tại Mỹ, thuốc lá Vinataba bị chiếm dụng thương hiệu tại 12 thị trường. Hàng dệt may, giày dép, kim ngạch xuất khẩu thuộc top đầu, nhưng chủ yếu gia công nước ngoài, nên phải mang thương hiệu của các tập đoàn công ty lớn. Một số nông lâm sản vững vàng vị thế cao trên trường thế giới, song đa phần xuất khẩu qua trung gian nên gần như phải mang thương hiệu nước ngoài hoặc thuần tuý chỉ là thương hiệu nhà phân phối. 2.2. Đầu tư vào khoa học công nghệ: Trong sản xuất kinh doanh bí quyết công nghệ luôn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, vì vậy cần phải đầu tư vào công nghệ để tìm ra những công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát mới đây tại 1.200 DN Việt Nam của Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ), chỉ có khoảng 0,1% doanh thu hàng năm của DN được dành cho đổi mới công nghệ, thiết bị. Việc nhập khẩu công nghệ hàng năm của các DN VN cũng chỉ dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu và chỉ bằng 1/4 của các nước phát triển. Vì hạn chế trong đổi mới công nghệ, thiết bị của DN nên dẫn đến sản phẩm kém đa dạng, kém cạnh tranh. Nước Nhật thua ta trong tất cả mọi điều kiện, tài nguyên vô cùng thiếu thốn, nhưng họ đi lên bằng công nghệ cao. Với Việt Nam, chủ trương thì nói nhiều nhưng làm thì chưa đáng kể, hiệu quả thấp bởi không có những bước đi cụ thể. Hiện 5 công ty lớn của thế giới như Intel, Renesas, Campal, Samsung, Foxcon (Hồng Hải) đã quyết định đầu tư gần 10 tỉ USD vào Việt Nam để thiết kế và sản xuất vi mạch, máy tính, điện thoại di động, thiết bị viễn thông... Chính từ đây đã dấy lên một làn sóng đầu tư mới vào nước ta để sản xuất, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ chất lượng cao về công nghệ thông tin. Trong năm 2005, Tổng cục Thống kê đã tiến hành điều tra về các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, nhằm đánh giá đầy đủ hơn về khả năng và tiềm lực KHCN của khối doanh nghiệp công nghiệp, lực lượng tạo ra khoảng 30,3% tổng sản phẩm trong nước (GDP) nói chung. Các số liệu về hoạt động khoa học-công nghệ của các doanh nghiệp cho thấy các nguồn lực (cán bộ nghiên cứu và đầu tư) dành cho nghiên cứu khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở mức thấp. Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 - 3 thế hệ, 80 - 90% công nghệ chúng ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập trong đó 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1960 - 1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao. Tính chung cho các DN, mức độ  thiết bị hiện đại chỉ có 10%, mức trung bình 38%, lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 70%. Trong khi đó các DN đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp, tính ra chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu. Con số này ở  Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%. Đánh giá của Bộ Khoa và & Công nghệ thì năng lực đổi mới công nghệ là “loại năng lực yếu nhất” của các DN Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong giai đoạn 2001-2005, đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ chỉ chiếm 2,3% tổng vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp, tương đương 2.630 tỷ đồng. Mức đầu tư cho khoa học công nghệ trong nông nghiệp mới chỉ chiếm 0,1% GDP. Tỷ lệ này chỉ bằng 1/4 đến 1/7 so với các nước trong khu vực. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết để thúc đẩy nông nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra, mức đầu tư cho khoa học công nghệ trong nông nghiệp cần được nâng lên 0,3-0,5% GDP. Trong năm nay, Bộ dự kiến tiến hành giải ngân hơn 600 tỷ đồng vốn nghiên cứu và hơn 200 tỷ đồng vốn chuyển giao. Nước ta phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ công nghệ sản xuất còn lạc hậu. Để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt trong xu thế hội nhập, doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ và biết đánh giá công nghệ. Dựa trên các số liệu báo cáo tổng kết, có rất ít doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu KHCN vượt quá 0,25% tổng doanh thu hàng năm, trong khi ở nhiều tập đoàn, công ty sản xuất kinh doanh của các nước, tỷ lệ này thường là từ 5-6%.  Mặc dù Nhà nước đã dành những ưu tiên nhất định, cố gắng tăng tỉ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ từ nguồn ngân sách Nhà nước, năng lực nghiên cứu của nhiều tổ chức khoa học, công nghệ được nâng lên rõ rệt, nhưng việc đầu tư này không đồng đều. Như vậy, công nghệ mới cho doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết giúp họ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác. Qũy Khoa học công nghệ quốc gia ra đời tháng 2/2008. Theo đánh giá của các nhà khoa học, Quỹ Phát triển KH-CN là một bước tiến trong chính sách phát triển KH-CN. Với 200 tỷ đồng/năm và có thể nhiều hơn cho các năm sau cùng với sự huy động đóng góp nguồn vốn ngoài ngân sách như các khoản đóng góp tự nguyện, hiến tặng của các tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế, quỹ hứa hẹn sẽ là “đòn bẩy” cho nhiều công trình, dự án khả thi mang lại nhiều thành tựu. Ngoài ra, Bộ KH-CN cũng đang chủ trì hoàn thiện dự thảo quy định tài trợ nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học. 2.3. Đầu tư vào nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng cần được đầu tư thường xuyên cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc phải đối mặt với những khó khăn về ngành nghề, thương hiệu, tài chính, thị trường, v.v.., còn một nỗi lo canh cánh khác trong cuộc cạnh tranh là làm sao gây dựng được đội quân “tinh nhuệ”. Đó là đội ngũ nhân viên có năng lực, nhiệt tình và cam kết gắn bó lâu dài với doanh nghiệp,,những người cùng nghĩ và cùng làm với chủ doanh nghiệp để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có được và giữ được những người như vậy là một thách thức lớn với doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi giới thiệu cơ hội, tiềm năng của Việt Nam, từ trước đến nay chúng ta luôn tự hào về nguồn nhân lực rẻ, dồi dào và rất trẻ. Tuy nhiên, ưu thế này đang mất dần khi Trung Quốc, Ấn Độ… có số dân đông gấp nhiều lần Việt Nam. Chính vì vậy, sự hơn kém nhau ở trình độ, kỹ năng làm việc… của nguồn nhân lực mỗi nước sẽ là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư cân nhắc, xem xét trước khi bỏ vốn làm ăn. Nước ta có nguồn lao động dồi dào chiếm trên 54% dân số cả nước với gần 47 triệu lao động. Mỗi năm nước ta có khoảng 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động, trong đó có 200.000 sinh viên ra trường. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (ở các cấp độ) trong nguồn lao động hiện chỉ chiếm 20%, 80% người lao động trong độ tuổi từ 20 đến 24 khi tham gia thị trường lao động chưa được đào tạo nghề, hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp. Sinh viên nước ta thường được đào tạo 80% - 90% lý thuyết, 10%- 20% thực hành, một tỷ lệ ngược hoàn toàn so với các nước. Trong khi đó, các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như tin học, tự động hóa, cơ điện tử, chế biến xuất khẩu... đều đòi hỏi lao động qua đào tạo nghề là trên 70%, trong đó trên 35% cần có trình độ trung cấp trở lên. Một số chuyên gia cảnh báo lao động giá rẻ thường có chất lượng thấp, làm việc không hiệu quả, dẫn đến chi phí đầu tư cao hơn. Đó là điều không nhà đầu tư nào muốn. Cơ cấu lao động trong các ngành nghề từ năm 2002-2007 Lao Năm động 2002 2003 2004 2005 2006 2007 NN&Lâm Nghiệp 23481,7 23117,1 2306,1 22800 22439,3 22176,4 Thuỷ sản 988,9 1326,3 1404,6 1482,4 1555,5 1634,4 CN khai thác mỏ 255,8 296,2 324,4 341,2 370 397,5 CN chế biến 3550,3 4560,4 4832 5248,5 5655,8 5963,1 Xây dựng 1040,4 1688,1 1922,9 1998,9 2136,5 2267,7 Khách sạn, nhà hàng 685,4 739,8 755,3 767,5 783,3 813,9 Tài chính, tín dụng 75,2 109,7 124,9 156,3 182,8 204,9 Giáo dục-đào tạo 995,1 1145,4 1183,9 1232,7 1300,2 1336,6 Hđ KHCN 18,8 20,3 25 24,5 26 26,9 Hđ VH-TT 132 130 128,8 132,7 134,3 136,4 Đơn vị tính : Nghìn người. Nguồn : TC Thống kê Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, 50% các công ty may mặc, hóa chất đánh giá lao động nước ta không đáp ứng được nhu cầu của họ. Một số doanh nghiệp phần mềm phải đào tạo ít nhất 1 năm cho 90% sinh viên được tuyển dụng. Ông Arnout IJzermans, Giám đốc Công ty TNHH Ned Deck Việt Nam cho hay, một trong những yếu tố mà Ned Deck đến Việt Nam là nhân lực rẻ. Tuy nhiên, vấn đề đang đặt ra với Ned Deck là làm sao tìm được nhân lực rẻ nhưng phải có trình độ để sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng cao. Vì vậy, nếu nguồn nhân lực Việt Nam, vốn có lợi thế chi phí thấp, nhưng không có năng lực và kiến thức thì sẽ mất đi cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài để tăng tốc phát triển trong 20 năm tới. Lao động Ngành dệt may Việt Nam Nguồn: Viện dệt may, Tập đoàn dệt may Việt Nam tháng 09/2007 Cán bộ kinh tế Cán bộ kỹ thuật Công nhân Tay nghề bậc 1 Tay nghề bậc 2 Tay nghề bậc 3 7,7% 2,7% 60% 35% 5% 89,6% Theo đánh giá của các chuyên gia, từ đầu năm đến nay, nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng được 30% so với nguồn cầu tăng 142%. Trong đó, bán hàng là nghề có nhu cầu nhân lực tăng cao nhất, với 1.600 người, tăng 447%; nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán tài chính, ngân hàng tăng 383%, công nghệ thông tin tăng 375%. Đặc biệt trong lĩnh vực tổ chức tài chính, đầu tư chứng khoán, mặc dù nguồn cung nhân lực tăng 245% nhưng chỉ đáp ứng được 57% các vị trí công việc. Nguồn nhân lực trong các ngành nghề như dệt may, da giày, gỗ… cũng đang thiếu. Bên cạnh đó, chất lượng nhân lực chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp Cơ cấu lao động kỹ thuật ở các nước phát triển, đang phát triển và Việt Nam năm 2007  Phát triển Đang phát triển Việt Nam Các nhà phát minh và đổi mới công nghệ 15 75% 5,5 25% 21% Các nhà quản lý 24 8,5 Các nhà kỹ thuật và công nghệ 36 11 CN lành nghề 10 25% 8 75% 79% CN không lành nghề 7 16 LĐ giản đơn 8 51 Đơn vị tính : nghìn người Nguồn : Khảo sát 05.10.2007 Vấn đề đặt ra lại nằm trong khâu đào tạo, cách thức đào tạo để có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Sinh viên ra trường, doanh nghiệp lại phải tự đào tạo, hoặc đào tạo lại. Trong khi đó, những người đi du học lại thường ít trở lại Việt Nam, trong khi ở các nước, có Việt kiều là những doanh nhân, những nhà khoa học đầu đàn. Ngay như ở trong nước, những người có trình độ chuyên môn cao thường muốn được làm việc cho những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chứ không muốn làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước. Điều đó cũng dễ hiểu khi mà tiền lương trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn nhiều lần so với các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy phải có những chính sách tiền lương và phúc lợi xã hội cho người lao động Biểu đồ lương tối thiểu của người lao động Do vậy đầu tư nâng cao nguồn nhân lực là đòi hỏi tất yếu giữ vai trò to lớn tạo nên thành bại trong hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình. I. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình từ phía doanh nghiệp: 1. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình: Trong doanh nghiệp hiện nay tài sản hữu hình vẫn chiếm một giá trị lớn trong toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, là cơ sở, tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nó đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Vì vậy, để hoạt động có hiệu quả các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải có những bước đi đúng trong việc đầu tư vào tài sản hữu hình. Ở Việt Nam hiện nay, việc đầu tư vào tài sản hữu hình trong các doanh nghiệp đã được chú trọng và đem lại hiệu quả tốt trong việc sản xuất kinh doanh, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số thiếu sót và sai lầm gây ra việc làm giảm hiệu quả của nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản hữu hình trong doanh nghiệp. 1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị công nghệ là một công cụ quyết định hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, ngày nay dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay dưới sự phát triển của khoa học công nghệ thì không có một doanh nghiệp nào muốn giữ ưu thế so với đối thủ cạnh tranh mà không đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ. Bởi các máy móc thiết bị công nghệ không những giúp cho doanh nghiệp thắng thế trên thị trường mà còn làm thay đổi bản chất của quá trình cạnh tranh. Với máy móc thiết bị hiện đại có thể làm cho chi phí sản xuất thấp, tiết kiệm được nguyên liệu, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời đẩy nhanh quá trình sản xuất. Vì vậy, trước hết doanh nghiệp phải huy động được nguồn vốn để có khả năng đầu tư vào các máy móc thiết bị tiên tiến phù hợp với trình độ quản lý của mình. Tránh nhập những máy móc lạc hậu quá, hoặc hiện đại quá mà doanh nghiệp không thể vận hành nó. Điều đó sẽ gâ ra lãng phí trong việc sủ dụng vốn đầu tư và không mang lại hiệu quả trong quá trình sản xuất. Khi tiếp nhận máy móc thiết bị doanh nghiệp cần phải có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề để có thể tiếp cận và vận hành một cách hiệu quả đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho doanh nghiệp cũng như cho xã hội. Việc đầu tư vào máy móc thiết bị cần phải có số lượng vốn lớn không thể một lúc mà huy động tất cả do vầy doanh nghiệp cần phải có kế hoạch khấu hao tài sản hàng năm tạo lập ngân sách, tái tạo đầu tư mới. Hiện nay thuê máy móc, thiết bị xây dựng được coi là việc làm phổ biến và đem lại hiệu quả rất cao ở các nước phát triển, kinh nghiệm từ Nhật Bản. Việc thuê máy móc, thiết bị thi công công trình từ nhiều năm qua coi như một giải pháp tối ưu của hầu hết các nhà thầu xây dựng. Rất ít các nhà thầu xây dựng có thể tự bỏ một số vốn lớn để đầu tư tất cả các loại máy móc thiết bị. Về hiệu quả việc thuê ngoài sẽ giúp các thiết bị, máy móc được sử dụng đúng chức năng, công suất đạt được mức tốt nhất, giảm bớt thời gian nhàn rỗi. Đồng thời, với việc chuyên dùng để cho thue, những thiết bị này sẽ được bảo trì, bảo quản tốt nhất, do vậy sẽ biền và ít hao mòn hơn. Đây là một xu thế nới có thể giải quyết một số vấn đề cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc đầu tư vào máy móc thiết bị. 1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông vận tải: Cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông vận tải có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là một trong những yếu tó để doanh nghiệp có khả năng tiếp cận thị trường một cách tốt hơn. Một cơ sở hạ tầng hiện đại. phương tiện giao thông phù hợp sẽ làm giảm chi phí cho việc đầu tư mới, doanh nghiệp sẽ vận hành và khai thác hoạt động của mình một cách tốt nhất. Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng thế giới- WB, với nhan đề “Việt Nam- Những thách thức đối với cơ sở hạ tầng” được công bố nagỳ 15/05/2006 tại Hà Nội thì hơn 20 năm qua Việt Nam đã thành công lớn trong đảm bảo lợi ích từ các đầu tư vào cơ sở hạ tầng được chia sẻ trên khắp đất nước,và các đầu tư này đã hỗ trợ cho phát triển nhanh chóng, tăng tiếp cận đến dịch vụ cơ bản và giảm nghèo. Số liệu từ tờ báo này cũng cho thấy những thực tế đáng khen ngợi trong chiến lược cơ sở hạ tầng hiện tại của Việt Nam. Trong đó, tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam những năm gần đây đã đạt mức10% GDP (Tỷ trọng này là rất cao so với tiêu chuẩn quốc tế). Mạng lưới đường bộ Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi chiều dài (so với năm 1990) với chất lượng đường được cải tiến rõ rệt. Bên cành đó, tất cả các khu vực đô thij và 88% các hộ gia đình nông thông đã có điện. Số người được dùng nước sạch tăng từ 26% dân số năm 1993 lên 49% đan số năm 2002. Tuy nhiên, báo cáo này cũng lưu ý những thách thức mới Việt Nam cần quan tâm là sự cần thiết phải huy động vốn mới bởi hiện nay nguồn tài chính quốc tế tài trợ gần 40% đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Khi Việt Nam giàu mạnh, hỗ trợ từ nguồn này sẽ đóng vai trò thứ yếu. Do đó, việc nhanh chóng tìm kiếm nguồn tài trợ khác thay thế là rất cần thiết. Doanh nghiệp cần có chính sách huy động vốn một cách khả thi trước khi tiến hành đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng địa điểm tiến hành đầu tư vào cơ sở hạ tầng sao cho có khả năng tiếp cận thị trường nguồn nguyên liệu, nhân công cũng như việc lưu hành các phương tiện giao thông đạt hiệu quả một cách tối ưu. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để thuận lợi trong việc giải phóng mặt bằng. chuẩn bị cho công tác thi công. Doanh nghiệp phải có khấu hao hàng năm để tạo nguồn đầu tư mới với những doanh nghiệp có vốn vừa và nhỏ thì phải tận dụng thị trường cho thuê tài chính để có vốn cho hoạt động cần thiết khác. 2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản vô hình: Hiện nay, vai trò của tài sản vô hình đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Vì vậy , việc đầu tư vào tài sản vô hình là cần thiết và rất qần trọng đối với doanh nghiệp. Nhưng việc đầu tư vào tài sản vô hình đối với doanh nghiệp phải hợp lý và phù hợp với tài sản hữu hình. 2.1. Giải pháp về mặt nguồn nhân lực: Các doanh nghiệp phải chú trọng việc đầu tư vào nguồn nhân lực có hiệu quả hơn, phải tự mình đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải sử dụng các phương pháp chọn lựa, tuyển dụng lao động hợp lý để có thể sử dụng được những người có năng lực, loại bỏ những người không có năng lực. Ngoài ra còn có chế độ khen thưởng đối với những người lao động giỏi, tạo môi trường lao động tốt, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động để họ có động lực làm việc tốt hơn. Giáo dục phải là bạn đồng hành của doanh nghiệp, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là đào tạo nhân lực phù hơpj với nhu cầu doanh nghiệp. Đó là sự phù hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp hay nói cụ thể hơn là nhà trường đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, ngược lại doanh nghiệp cũng hỗ trợ để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo. Mở rộng quy mô đào tạo nhân lực, hình thành các cơ quan dự báo thị trường lao động, xây dựng hệ thống các chuẩn đào tạo, đổi mới quản lý về chất lượng đi kèm với kiểm định và trao quyền tự chủ cho nhà trường nhiều hơn, hợp tác với doanh nghiệp để huy động nguồn lực từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của doanh nghiệp với việc đào tạo nhân lực. Nhiều doanh nghiệp đã tài trợ cho nhà trường với số trang thiết bị lên đến hàng triệu USD. 2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào nhãn hiệu hàng hoá: Trong các hoạt động kinh doanh ngày nay, nhãn hiệu hàng hoá là một phàn không thể thiếu đối với các công ty. Tuy nhiên, để một nhãn hiệu hàng hoá thực sự có thể giúp sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh thì không phải công ty nào cũng thực hiện được. Nếu công ty có một nhãn hiệu hàng hoá uy tín, đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng thì công ty ấy sẽ có vị thế vững chắc trên thị trường, nhờ đó việc mở rộng thị trường hay tìm kiếm thị trường mới cũng dễ dàng hơn nhiều. Nhãn hiệu hàng hoá ngoài tính độc đáo, dễ phân biệt, dễ nhớ thì một yêu cầu đặt ra là phải thể hiện được chất xám cũng như công nghệ kĩ thuật của nhà sản xuất đầu tư vào sản phẩm của mình. Nhãn hiệu hàng hoá luôn là sự quan tâm hàng đầu khi khách hàng đi mua sắm một sản phẩm nào đó. Do đó, doanh nghiệp cần có nhận thức đúng đắn và đày đủ về thương hiệu, xem thương hiệu là tài sản quản lý của doanh nghiệp, cần phải bảo vệ và phát triển nó. Phải coi việc phát triển thương hiệu là việc sống còn của doanh nghiệp, là hoạt động mang tính chiến lược trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm của mình một vị trí xác định trên thị trường. Các doanh nghiệp định vị và quảng bá thương hiệu bằng nhiều phương pháp thông qua quảng cáo, PR, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu chính là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí người tiêu dùng. Cái gốc của thương hiệu là uy tín của sản phẩm và dịch vụ, sự bền vững của chất lượng. Do vậy, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo thương hiệu. Bên cạnh quảng cáo trên các phương tiên thông tin đại chúng thì PR có tác động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến học những hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp. PR là một công cụ giao tiếp rất linh hoạt trong lĩnh vực giao tiếp marketing: bán hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại, các hoạt động tài trợ, triển lãm. PR hiện đang được ứng dụng rộng rãi bởi các tổ chức từ hoạt động phi lợi nhuận đến hoạt động kinh doanh thương mại: hội từ thiện, các tổ chức, đảng phái chính trị, các doanh nghiệp, khu vực vui chơi giải trí, y tế… PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu. Ví dụ như: tã lót Huggies đã tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ “bé Hugges năng động”, hoặc Unilever vận động chương trình “Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO” cho các học sinh ở các vùng sâu, vùng xa. Chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm công chúng, hay một sản phẩm có cách làm tương tự đó là “Học bổng đèn Đom Đóm” do Vinamilk thực hiện… Doanh nghiệp cần phải tiếp cận vấn đề thương hiệu với một chiến lược tổng thể. Đó là việc phải nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu trong toàn bộ doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu trên cơ sở nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, đăng lý bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, phát triển hệ thống kênh phân phối, quản lý thương hiệu để đảm bảo uy tín và hình ảnh của thương hiệu không ngừng được nâng cao khi xây dựng thương hiệu, công ty cần lồng vào đó một triết lý vừa phản ánh được tiêu chí, đặc trưng của doanh nghiệp, vừa mang đậm tính nhân văn để tạo niềm tin với khách hàng về giá trị thương hiệu. Doanh nghiệp cần tạo ra mối liên kết thương hiệu bền vững trong tâm trí khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo dài hạn cũng như các hoạt động tiếp thị sáng tạo và mới lạ. Như vậy, có thể nói thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của bạn, thậm chí nó tác động mạnh mẽ đến sự thành bại của hoạt động kd. Vì vậy, một hướng đi cho thương hiệu luôn là thách thức đối với doanh nghiệp. Một thương hiệu phải được đầu tư hợp lý, mà cơ bản phải từ chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là viên gạch đầu tiên xây nền tảng vững chắc cho biểu tượng của thương hiệu, từ đó mới có thể quảng bá tính năng, đặc tính, phong cách và dịch vụ hậu mãi. Trên cơ sở bảo đảm chất lượng sản phẩm, thương hiệu sẽ trở thành lời hứa đáp ứng mong đợi của khách hàng. Chỉ khi cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, tạo dựng từ những đặc tính ưu việt có thật, thương hiệu mới giữ vững và tăng thêm sức sống. Một trong những việc làm thể iện cam kết đối với chất lượng của doanh nghiệp hiện nay là việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn như ISO 9000. Đây là phương thức hữu hiệu giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý, bảo đảm tính ổn định và thống nhất của sản phẩm, dịch vụ… Chất lượng sản phẩm còn là yếu tố quyết định làm nền tảng cho mọi hoạt động quảng bá và phát triển thương hiệu. Thương hiệu có uy tín thu hút nhiều khách hàng là sự khẳng định chất lượng sản phẩm và những dịch vụ tiện ích thiết thực cho người tiêu dùng. Để phát triển thương hiệu còn đòi hỏi tính chủ động, sáng tạo, sự đoàn kết trong đơn vị và không ngừng vươn lên để nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, tự dựng hình ảnh thân thiện với khách hàng. Tự dựng thương hiệu từ nền tảng chất lượng sản phẩm vẫn là một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp của nước ta. Có thương hiệu rồi nhưng giữ vững và phát triển thương hiệu còn khó gấp nhiều lần. Với doanh nghiệp sẽ không còn con đường nào khác, bởi đó là yêu cầu tất yếu của môi trường kinh doanh đầy sức ép hiện nay. 2.3 Giải pháp về mặt sở hữu trí tuệ: Ngày nay, quyền sở hữu trí tuệ là tài sản có giá trị lớn trong doanh nghiệp, và đã được đánh giá là một công cụ cạnh tranh hiệu quả. Những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần nhận thứcdc vai trò quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu như một công cụ cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Doanh nghiệp ngày càng nhận ra một nhu cầu cần thiết là phải có thương hiệu mạnh để củng có vị trí và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó bối cảnh hội nhập và những tranh chấp đã xảy ra liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ càng làm tăng tính nghiêm ngặt của vấn đề xây dựng, bảo hộ và phát triển quyền sở hữu trí tuệ. Đăng lý bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm xác lập quyền sở hữu cho doanh nghiệp, ngăn ngừa mọi hành vi chiếm đoạt, đánh cắp đồng thờin là cơ sở pháp lý duy nhất để chống lại các hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm tới việc đăng ký mà chưa ý thức tới một chiến lược đầu tư có bài bản, thể hiện sự chuyên nghiệp và quản lý có hệ thống đối với quyền sở hữu trí tuệ của mình, doanh nghiệp sẽ khó thành công trong cuộc cạnh tranh trong tiến trình hội nhập. Các biện pháp thường xuyên vàlâu dài mà doanh nghiệp cần thực hiện là việc tra cứu thường xuyên theo chu kỳ các dữ liệu từ cục sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực trên thị trường. II. Một số giải pháp của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp: 1. Một số giải pháp của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình: Nhà nước cần có những chính sách cụ thể và thiết thực để hỗ trợ mặt bằng sản xuất ổn định lâu dài cho các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng của Nhà nước cần có những hoạt động rõ ràng trong việc cung cấp thông tin, cơ chế chính sách về thị trường giá cả máy móc thiết bị công nghệ, kỹ thuật cho các doanh nghiệp. Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vào máy móc thiết bị thông qua cơ chế tín tụng thủ tục hành chính gọn nhẹ. Cơ chế pháp luật ổn định, đồng bộ về nhập khẩu những máy móc thiết bị của những nước tiên tiến sao cho có hiệu quả để tránh là “bãi rác” công nghiệp của thế giới. Cần tập trung áp dụng cơ chế, giải pháp mạnh trong quản lý dự án, quản lý công trình đầu tư xây dựng cơ bản bằng cách phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức (Cụ thể là chủ đầu tư, chủ dự án, tư vấn, thiết kế nhà thầu, giám định…) trong từng khâu. Nâng cao chất lượng, tầm nhìn dài hạn, tính đồng bộ, tính liên kết, tính pháp lý trong công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Chính phủ nên sớm ban hành nghị định hoặc chỉ đạo soạn thảo pháp lệnh về quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường phân cấp, phân quyền, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, gắn quyền hạn với trách nhiệm trong công tác quy hoạch giữa các bộ, ngành, địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát. Trước hết phải có các biện pháp giám sát và kiểm soát nội bộ kết hợp với các biện pháp kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài, tiếp đến cần hình thành, duy trì và nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ bàng chính quy trình đầu tư, … Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế chính sách đầu tư. Trước mắt, tập trung triển khai một cách có hiệu quả các Luật: Đầu tư, đấu thầu, doanh nghiệp, chứng khoán, kinh doanh bất động sản… Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế phân bổ vốn đầu tư, vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tác đầu tư, tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức theo hướng công khai, minh bạch. Cần coi đất đai là nguồn vốn quan trọng trong cơ cấu đầu tư của nhà nước. Để sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn này và đảm bảo sự phát triển bền vững, Nhà nước cần coi trọng vai trò của công của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch sử dụng đất, đồng thời nâng cao chất lượng của việc lập, thẩm định và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử đụng đất. Nhà nước cần chú trọng bảo vệ tài nguyên và chú trọng phát triển bền vuẽng, lâu dài. 2. Một số giải pháp của Chính phủ để nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản vô hình: Đối với việc đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào nhãn hiệu hàng hoá, Nhà nước cần có chiến lược cũng như biện pháp cụ thể để các doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng của việc đăng ký thương hiệu. Phổ biến các vấn đề chung về sở hữu công nghệ cho doanh nghiệp như cách thức thủ tục để đăng ký bảo hộ…Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, huấn luyện cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp về xây dựng, bảo vệ và quảng bá thương hiệu, hỗ trợ đăng ký, quản lý và bảo vệ thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Bổ sung và hoàn thiện hệ thống về sở hữu công nghệ nói chung và thương hiệu nói riêng, cần xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm việc sử dụng thương hiệu, ăn cắp nhãn mác hàng hoá. Nhà nước cần khuyến khích việc hình thành các công ty đầu tư triển vọng để hỗ trợ các nhà khoa học, nhanh chóng triển khai kết quả ngiên cứu tạo ra các sản phẩm có tính thương mại cao, nhất là đa dạng hoá các loại chợ thiết bị như: chợ chuyên ngành hàng năm ở các tỉnh, thành phố, chợ trên mạng và trung tâm giao dịch khoa học công nghệ. Nhà nước cũng cần tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ để thị trường khoa học và công nghệ vận hành một cách trôi chảy. Bên cạnh cơ chế hợp lý, cần cáo hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhà khoa học. Trí tuệ của các nhà khoa học là giá trị vô hình, nó chiếm phần lớn trong tài sản hữu hình. Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghệ, nhất là phát triển đội ngũ kế cận các nhà khoa học đầu ngành bằng cách cho họ được học tập, ngiêm cứu thực tập ở các trường đại học có uy tín ở các nước tiên tiến, đồng thời phải đào tạo phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đội ngũ thợ giỏi để tạo nên một cơ cấu phù hợp cho quá trình sáng tạo và triển khai công nghệ mới. Nhà nước phải có các chính sách gắn kết giữa giáo dục và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mặt thể lực lẫn trí lực, có các chính sách, định hướng phát triển nền kinh tế để phân phối nguồn lao động một cách thích hợp. Như vậy, Nhà nước cần có chính sách phù hợp khuyến khich được nội lực, tận dụng được ngoại lực để đạt mục đích cuối cùng là phát triển xã hội. Từng bước nâng cao đời sống toàn dân để tạo ra thị trường tiềm năng tiệu thụ tài sản vô hình. Nâng cao dân trí, khuyến khích sáng tạo, trao giải xứng đáng với giá trị chất xám. Mạnh tay đối với những trở ngại đối với nền kinh tế như tham ô, tham nhũng. Có tầm nhìn dài hạn hơn, tỉnh táo sáng suốt trước mọi biến động của tình hình kinh tế trong nước và thế giới. Chuyển đỏi cơ cấu, hướng vào nền kinh tế tri thức, không vội vàng ồ ạt, tập trung vào phát triển các ngành tốn chi phí, tài nguyên và nhân công. III. Kết luận: Tài sản hữu hình và tài sản vô hình là hai loại tài sản không tách rời quyền định sức mạnh của doanh nghiệp. Và việc nhận thức đúng về mối quan hệ giữa hai loại tài sản này sẽ giúp doanh nghiệp có những bước đi đúng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc hội nhập vào thị trường thế giới. Trong một thế giới đã và đang thay đổi từng giờ, thách thức đặt ra với chúng ta có thể rất lớn, nhưng với tiềm năng, trí tuệ của con người Việt Nam thì đó sẽ là những cơ hội để thành đạt trong nền kinh tế mới, đưa đất nước Viêt Nam sớm sánh vai với các cương quốc năm châu. Danh mục tài liệu tham khảo Trang web vietbao.vn Trang web thoibaokinhtesaigon Trang web Bộ kế hoạch và đầu tư, mục Tài sản vô hình, tài sản hữu hình, đầu tư. Tạp chí kinh tế và dự báo (Bộ kế hoạch và đầu tư) Tạp chí kinh tế và phát triển (trường ĐH KTQD) Thời báo kinh tế Việt Nam, kinh tế 2002-2007: Việt Nam và Thế giới, Hà Nội, 2006 Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế tị trường và vận dụng vào Việt Nam - Đạng Kim Nhung - Trường ĐHKTQD, HN Tạp chí Nhịp cầu đầu tư Luật Đầu tư Việt Nam Luật xây dựng Việt Nam Kinh tế học – David begg Của cải các dân tộc – Adam Smith Kinh tế học của các nước đang phát triển – NXB Thống kê- 1998 Niên giám thống kê – NXB Thống kê Giáo trình Kinh tế phát triển – NXB Lao động xã hội – 2006 Giáo trình Quản lý công nghệ, NXB Thống kê Hà Nội Giáo trình Kinh tế học vi mô – NXB ĐH KTQD – 2006 Giáo trình Thống kê kinh tế - NXB Giáo dục – 2002 Giáo trình kinh tế đầu tư – NXB ĐHKTQD - 2007 Mục lục Chương I: Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình. I./ Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình: 1. Định nghĩa, phân loại và ý nghĩa: 1.1. Định nghĩa chung về tài sản doanh nghiệp: 1.2. Phân loại tài sản doanh nghiệp: 1.2.1. Tài sản hữu hình: (TSHH) a) Khái niệm: b) Phân loại: c) Ý nghĩa: 1.2.2. Tài sản vô hình: a) Khái niệm: b) Đặc điểm: c) Phân loại: 2. Đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình: 2.1. Đầu tư vào tài sản hữu hình: 2.1.1. Khái niệm: 2.1.2. Phân loại a) Đầu tư cơ bản: b) Tiến bộ kỹ thuật: 2.2. Đầu tư vào tài sản vô hình: a) Khái niệm: b) Phân loại: 3. Lợi nhuận và đặc điểm chung khi đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình. 3.1. Lợi nhuận khi đầu tư vào tài sản hữu hình: 3.1.1. Cơ sở tạo ra lợi nhuận khi đầu tư vào tài sản hữu hình: 3.1.2. Đầu tư vào tài sản vô hình – Đầu tư tìm kiếm siêu lợi nhuận: 4. Ý nghĩa: II. Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình: 1. Đầu tư vào tài sản hữu hình – Cơ sở, tiền đề để phát triển tài sản vô hình: 1.1. Tài sản hữu hình là nền móng, nguồn gốc tạo ra tài sản vô hình: 1.2. Giá trị vô hình ẩn chứa trong phần hữu hình của sản phẩm chứa nó: 2. Sự tác động của đầu tư vào tài sản vô hình đến tài sản hữu hình: 3. Những nhân tố thúc đẩy và kìm hãm mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình: 3.1. Những nhân tố thúc đẩy mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình phát triển: 3.2. Những nhân tố kìm hãm mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình: 4. Xu hướng đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình : 4.1. Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, thời phong kiến: 4.2. Trong nền kinh tế bao cấp: 4.3. Trong nền kinh tế thị trường: 4.4. Thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá: 5. Kết luận: Chương II: Thực trạng của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam I. Tình hình đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình ở các nước trên thế giới: II. Tình hình đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình ở Việt Nam: 1. Đầu tư vào tài sản hữu hình: 1.1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: 1.2. Đầu tư vào máy móc thiêt bị sản xuất: 1.3. Đầu tư vào tài sản hữu hình khác: 2. Đầu tư vào tài sản vô hình: 2.1. Đầu tư vào thương hiệu: 2.2. Đầu tư vào khoa học công nghệ: 2.3. Đầu tư vào nguồn nhân lực: Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình. I. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình từ phía doanh nghiệp: 1. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình: 1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào máy móc thiết bị: 1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông vận tải: 2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản vô hình: 2.1. Giải pháp về mặt nguồn nhân lực: 2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào nhãn hiệu hàng hoá: 2.3 Giải pháp về mặt sở hữu trí tuệ: II. Một số giải pháp của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp: 1. Một số giải pháp của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình: 2. Một số giải pháp của Chính phủ để nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản vô hình: III. Kết luận:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình.doc
Luận văn liên quan