Đề tài Phân tích đánh giá quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN thông qua các lĩnh vực hợp tác kinh doanh và triển vọng về mối quan hệ kinh tế giữa hai bên

Lời mở đầu O Sau hơn 44 năm ra đời, xây dựng và phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, viết tắt là ASEAN (The Association of South East Asian Nations) đã ngày một lớn mạnh. Từ một ASEAN gồm 5 nước, đến nay ASEAN đã trở thành một tổ chức gồm tất cả các nước trong khu vực. Việt Nam chính thức tham gia vào ASEAN tháng 7 năm 1995, nhưng trước đó đã có mối quan hệ với từng nước thành viên ASEAN và là quan sát viên của ASEAN từ tháng 7/1992. Với sự chủ động hội nhập khu vực, Việt Nam đã tận dụng và phát huy các lợi thế trong quan hệ hợp tác ASEAN, góp phần hỗ trợ quan hệ song phương với từng nước thành viên ASEAN. Đặc biệt, thông qua AFTA, Việt Nam sẽ có những điều kiện thuận lợi tăng cường quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại, giao lưu văn hoá và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Sau 16 năm tham gia ASEAN quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và từng nước thành viên ASEAN đã được mở rộng và đem lại một số hiệu quả nhất định. Giá trị thương mại, đầu tư, các hợp tác kinh tế khác giữa Việt Nam và ASEAN đã củng cố cho tiến trình liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, nâng cao khả năng cạnh tranh của kinh tế Việt Nam với các nước trong khu vực. Phân tích đánh giá quan hệ kinh tế Việt Nam- ASEAN từ đầu thập kỷ 90, đặc biệt từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (7/1995), thông qua các lĩnh vực hợp tác kinh tế cụ thể, từ đó nêu lên một số triển vọng về quan hệ kinh tế giữa hai bên trong những năm sắp tới là mục đích chủ yếu mà chúng em hướng tới. Mặc dù các thành viên trong tổ đã rất cố gắng, song vì thời gian có hạn nên chúng em không tránh khỏi những thiếu sót trong bài, mong cô thông cảm và góp ý để bài sau được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn !

doc38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3482 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích đánh giá quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN thông qua các lĩnh vực hợp tác kinh doanh và triển vọng về mối quan hệ kinh tế giữa hai bên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua tại Cấp cao ASEAN-14 (tháng 2/2009).  Các nội dung hợp tác trong Kế hoạch tổng thể cơ bản dựa trên các nội dung đã nêu trong Kế hoạch hành động ASC, bổ sung thêm mục hợp tác với bên ngoài và được sắp xếp lại, hướng tới xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh với ba đặc trưng chính: một Cộng đồng hoạt động theo luật lệ với các giá trị, chuẩn mực chung; một Khu vực gắn kết, hoà bình và tự cường, có trách nhiệm chung bảo đảm an ninh toàn diện; và một Khu vực năng động, rộng mở với bên ngoài trong một thế giới ngày càng gắn kết và tuỳ thuộc lẫn nhau. Để triển khai Kế hoạch tổng thể, Hội đồng APSC họp lần thứ hai tháng 7/2009 tại Phuket, Thái Lan, đã nhất trí tập trung thực hiện 13 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có triển khai DOC và triển khai SEANWFZ. 1.2.2 Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư – kinh doanh từ bên ngoài. Trên cơ sở kết quả thực hiện VAP (phần về AEC) nhất là việc đã cơ bản hoàn thành Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), ASEAN đã nhất trí thông qua Kế hoạch tổng thể về AEC với những đặc điểm và nội dung sau :  Đến năm 2015, ASEAN sẽ trở thành : (i) một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề ; (ii)  Một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao; (iii) Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều, nhất là thực hiện có hiệu quả Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI); (iv) Một khu vực ASEAN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, ASEAN nhất trí đề ra Cơ chế thực hiện và Lộ trình chiến lược thực hiện Kế hoạch tổng thể. ASEAN cũng nhất trí xác định 12 lĩnh vực ưu tiên đẩy nhanh liên kết với lộ trình hoàn thành đến năm 2010, đó là: Hàng nông sản; Ô tô; Điện tử; Nghề cá; Các sản phẩm từ cao su; Dệt may; Các sản phẩm từ gỗ; Vận tải hàng không; Thương mại điện tử ASEAN; Chăm sóc sức khoẻ; Du lịch; và Logistics. Để đẩy mạnh các nỗ lực hình thành Cộng đồng Kinh tế (AEC), ASEAN đã thông qua Kế hoạch tổng thể xây dựng trụ cột này, là một bộ phận trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN-14 (tháng 2/2009), với các quy định chi tiết về định nghĩa, quy mô, cơ chế và lộ trình thực hiện AEC. 1.2.3 Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC) với mục tiêu là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, sẽ tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trường, tác động của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ. Chương trình hành động Viên chăn (VAP) và Kế hoạch hành động về ASCC đã xác định 4 lĩnh vực hợp tác (thành tố) chính là : (i) Tạo dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc; (ii) Giải quyết những tác động xã hội của hội nhập kinh tế; (iii) Phát triển môi trường bền vững; (iv) Nâng cao nhận thức và bản sắc ASEAN. Hàng loạt biện pháp/hoạt động cụ thể đã được đề ra trong từng lĩnh vực hợp tác này. Theo đó, hợp tác ASEAN đã và đang được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như : văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học – công nghệ, môi trường, y tế, phòng chống ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, HIV/AIDS, bệnh dịch, … Khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện Kế hoạch hành động về ASCC là thiếu nguồn lực. Đây là vấn đề ASEAN đang phải tập trung xử lý trong thời gian tới. Quá trình xây dựng Kế hoạch tổng thể về ASCC cũng phải tính đến việc huy động nguồn lực. Tương tự như các trụ cột Cộng đồng Chính trị-An ninh và Kinh tế, Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Văn hóa-xã hội (ASCC), một bộ phận của Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đang được ASEAN đẩy mạnh triển khai, tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như: phát triển nguồn nhân lực, phúc lợi và bảo trợ xã hội, quyền và công bằng xã hội, đảm bảo môi trường bền vững, xây dựng bản sắc ASEAN... Hội đồng Cộng đồng Văn hóa xã hội sẽ nhóm họp lần đầu tiên trong tháng 8/2009 để điều phối việc triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể này cũng như tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tham gia trụ cột ASCC.  1.3- Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN  1.3.1 Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các Quốc gia thành viên và với bên ngoài: Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo 5 nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước Ba-li), kí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Ba-li năm 1976, là: a/ Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc; b/ Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài; c/ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; d/ Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện; e/ Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; f/ Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả; 1.3.2.  Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội: a/ Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như trong các lĩnh vực quan trọng của ASEAN dựa trên nguyên tắc nhất trí (consensus), tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài, nhưng bảo đảm được việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN. b/ Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động của ASEAN là nguyên tắc bình đẳng. Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt. Thứ nhất, các nước ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia xẻ quyền lợi. Thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, tức là các chức chủ toạ các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm cho các cuộc họp đó được phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần A,B,C của tiếng Anh. c/ Để tạo thuận lợi và đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN , trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 ở Xin-ga-po tháng 2/1992, các nước ASEAN đã thoả thuận nguyên tắc 6-X, theo đó hai hay một số nước thành viên ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nưóc còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện. 1.3.3.  Các nguyên tắc khác: Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau quan báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội. 1.4- Cơ cấu tổ chức của ASEAN hiện nay như sau: 1.4.1 Hội nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit): Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN, họp chính thức 3 năm một lần và họp không chính thức ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian 3 năm đó. Cho đến nay đã có 7 cuộc Hội nghi Cấp cao ASEAN. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VIII sẽ được tổ chức tại Cam-pu-chia vào tháng 11/2002. 1.4.2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-AMM) Theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết. 1.4.3. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM) AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết. Trong AEM có Hội đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) được thành lập theo quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 năm 1992 tại Xin-ga-po để theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện chương trình ưu đãi quan thuế có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA. 1.4.4.  Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đối thoại ASEAN có 11 Bên đối thoại: Ô-xtrây-lia, Ca-na-đa, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân, Mỹ và UNDP, Nga, Trung Quốc, ấn Độ. ASEAN cũng có quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực Pa-kix-tan. Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị để phối hợp có lập trường chung. Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nước điều phối (Coordinating Country) chủ trì và báo cáo cho ASC. 1.4.5.  Ban thư ký ASEAN quốc gia Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách 1.4.6. Ban thư ký ASEAN  Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ba-li, 1976 để tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN Phần 2 Tổng quan về khu vực mậu dịch tự do Asean (Afta) 1- Quá trình hình thành Afta ASEAN là một trong những khu vực có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất thế giới (tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN giai đoạn 1981-1991 là 5,4%, gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới). Tuy vậy, trước khi AFTA ra đời, những nỗ lực hợp tác kinh tế của ASEAN đều không đạt được mục tiêu mong muốn. ASEAN đã có các kế hoạch hợp tác kinh tế như: Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA). Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP). Kế hoạch hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) và Kế hoạch hỗ trợ sản xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC). Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) Các kế hoạch hợp tác kinh tế kể trên chỉ tác động đến một phần nhỏ trong thương mại nội bộ ASEAN và không đủ khả năng ảnh hưỏng đến đầu tư trong khối. 1.1. Sự ra đời của AFTA: Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN đứng trước những thách thức lớn không dễ vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ hơn và những nỗ lực chung của toàn Hiệp hội, những thách thức đó là : a). Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như quốc tế. b). Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt như EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này. c). Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực. Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992 , theo sáng kiến của Thái lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Xingapo đã quyết định thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ( gọi tắt là AFTA). Đây thực sự là bước ngoặt trong hợp tác kinh tế ASEAN ở một tầm mức mới. 1.2. Mục tiêu của AFTA: AFTA đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế sau: Tự do hoá thương mại trong khu vực bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi quan thuế. Điều này sẽ khiến cho các Doanh nghiệp sản xuất của ASEAN càng phải có hiệu quả và khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Đồng thời, người tiêu dùng sẽ mua được những hàng hoá từ những nhà sản suất có hiệu quả và chất lượng trong ASEAN , dẫn đến sự tăng lên trong thương mại nội khối. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo ra một khối thị trường thống nhất, rộng lớn hơn. Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là với sự phát triển của các thỏa thuận thương mại khu vực (RTA) trên thế giới. 2. Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT-AFTA): 2.1. Các Quy định chung của Hiệp định CEPT: Để thực hiện thành công Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, các nước ASEAN cũng trong năm 1992, đã ký Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff), gọi tắt là CEPT. CEPT là một thoả thuận chung giữa các nước thành viên ASEAN về giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0-5%, đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi quan thuế trong vòng 10 năm, bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003. ( Đây là thời hạn đã có sự đẩy nhanh hơn so với thời hạn ký Hiệp định ban đầu : từ 15 năm xuống còn 10 năm). Nói đến vấn đề xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là nói tới việc thực hiện Hiệp định chung về thuế quan và phải hoàn thành 3 vấn đề chủ yếu, không tách rời dưới đây : Thứ nhất là vấn đề giảm thuế quan : Mục tiêu cuối cùng của AFTA là giảm thuế quan xuống 0-5%, theo từng thời điểm đối với các nước cũ và các nước mới, nhưng thời hạn tối đa là trong vòng 10 năm. Thứ hai là vấn đề loại bỏ hàng rào phi quan thuế (NTB) : hạn ngạch, cấp giấy phép, kiểm soát hành chính và hàng rào kỹ thuật : kiểm dịch, vệ sinh dịch tễ. Thứ ba là hài hoà các thủ tục Hải quan 2.2. Các Nội dung và Quy định cụ thể : Vấn đề về thuế quan: Các bước thực hiện như sau : Bước 1 :Các nước lập 4 loại Danh mục sản phẩm hàng hoá trong biểu thuế quan của mình để xác định các sản phẩm hàng hoá thuộc đối tượng thực hiện CEPT: Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay ( Tiếng Anh viết tắt là IL). Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế ( viết tắt là TEL). Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm ( viết tắt là SEL) Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn ( viết tắt là GEL) Trong 4 loại Danh mục nói trên thì : Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL): là những sản phẩm không phải thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định CEPT, tức là không phải cắt giảm thuế, loại bỏ hàng rào phi quan thuế. Các sản phẩm trong danh mục này phải là những sản phẩm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống, sức khoẻ con người, động thực vật, đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử, khảo cổ...( theo điều 9B Hiệp định CEPT). Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm và nhạy cảm cao (SEL): là những sản phẩm được thực hiện theo một lịch trình giảm thuế và thời hạn riêng, các nước ký một Nghị định thư xác định việc thức hiện cắt giảm thuế cho các sản phẩm này , cụ thể thời hạn bắt đầu cắt giảm là từ 1/1/2001 kết thúc 1/1/2010, mức thuế giảm xuống 0-5%, nghĩa là kéo dài thời hạn hơn các sản phẩm phải thực hiện nghĩa vụ theo CEPT. Danh mục sản phẩm cắt giảm thuế ngay ( IL) và Danh mục sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL) : Là 2 Danh mục mà sản phẩm trong những Danh mục này phải thực hiện các nghĩa vụ CEPT, tức là phải cắt giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi quan thuế. Tuy nhiên tiến độ có khác nhau. Sản phẩm hàng hoá trong 2 Danh mục này là những sản phẩm công nghiệp chế tạo, nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm nông nghiệp... nghĩa là tất cả những sản phẩm hàng hoá được giao dịch thương mại bình thường trừ những sản phẩm hàng hoá được xác định trong 2 Danh mục SEL và GE nêu trên. Bước 2 : Xây dựng lộ trình tổng thể cắt giảm thuế 10 năm ( toàn bộ thời gian thực hiện Hiệp định): Việc thực hiện Hiệp định chính là các nước thành viên phải xây dựng lộ trình tổng thể cho việc cắt giảm thuế đối với 2 Danh mục sản phẩm cắt giảm thuế ngay( IL) và Danh mục tạm thời chưa giảm thuế (TEL): Các nguyên tắc xây dựng lộ trình giảm thuế tổng thể như sau : Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay (Inclusion List - IL): Các sản phẩm nằm trong danh mục này được cắt giảm thuế quan ngay tại thời điểm bắt đầu thực hiện cho đến thời hạn kết thúc, tiến trình cắt giảm như sau : + Các sản phẩm có thuế suất trên 20% (> 20%) sẽ được giảm xuống 20% trong vòng 5 năm đầu và tiếp tục giảm xuống còn 0-5% trong 5 năm còn lại. Cụ thể : Các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống 20% vào 1/1/1998, và tiếp tục giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003. + Các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% (Í 20%) sẽ được giảm xuống còn 0-5% trong vòng 7 năm đầu . Cụ thể : Các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2000. Các nước có quyền được quyết định mức cắt giảm nhưng tối thiểu mỗi năm 5 %, không được duy trì cùng thuế suất trong 3 năm liền, trong trường hợp thuế MFN thay đổi tại một thời điểm nào đó nếu cao hơn thuế suất CEPT tại thời điểm đó thì không được nâng thuế CEPT bằng mức thuế MFN đó; trường hợp thuế MFN thấp hơn thuế CEPT thì việc áp dụng phải tự động theo thuế suất MFN đó và phải điều chỉnh lịch trình. Không được nâng mức thuế CEPT của năm sau lên cao hơn năm trước. Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL): Để tạo thuận lợi cho các nước thành viên có một thời gian chuẩn bị và chuyển hướng đối với một số sản phẩm tương đối trọng yếu, Hiệp định CEPT cho phép các nước thành viên ASEAN được đưa ra một số sản phẩm tạm thời chưa thực hiện tiến trình cắt giảm thuế quan ngay theo CEPT. Tuy nhiên, Danh mục TEL này chỉ mang tính chất tạm thời, các sản phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời sẽ được chuyển toàn bộ sang Danh mục cắt giảm thuế(IL) ngay trong vòng 5 năm, kể từ năm thứ 4 thực hiện Hiệp định tức là từ 1/1/1996 đến 1/1/2000, mỗi năm chuyển 20% số sản phẩm trong Danh mục TEL vào Danh mục IL. Lịch trình cắt giảm thuế của các sản phẩm chuyển từ Danh mục TEL sang Danh mục IL này như sau: Đối với những sản phẩm có thuế suất trên 20%, phải giảm dần thuế suất xuống bằng 20% vào thời điểm năm 1998, trường hợp các sản phẩm được chuyển vào đúng hoặc sau thời điểm năm 1998 thì thuế suất lập tức phải bằng hoặc thấp hơn 20% , và tiếp tục giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003 như lịch trình đối với sản phẩm trong Danh mục IL. Đối với những sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% (Í 20%) sẽ được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003 Các quy định khác cũng tương tự như đối với Danh mục IL nói trên. Ngoài các quy định được nêu trên trong quá trình xây dựng và thực hiện, không được có sự thụt lùi về tiến độ, cũng như không được phép chuyển các mặt hàng từ Danh mục cắt giảm (IL) sang bất kỳ Danh mục nào, không được chuyển các mặt hàng từ Danh mục TEL sang Danh mục nhạy cảm (SEL) hay Danh mục Loại trừ hoàn toàn (GE) mà chỉ có sự chuyển từ Danh mục TEL sang Danh mục IL nói trên, hoặc chuyển từ Danh mục SEL, GE sang Danh mục TEL hoặc IL. Nếu vi phạm thì nước thành viên phải đàm phán lại với các nước khác và phải có nhân nhượng bồi thường. Bước 3 : Ban hành văn bản pháp lý xác định hiệu lực thực hiện việc cắt giảm thuế hàng năm : Trên cơ sở Lịch trình cắt giảm tổng thể thuế nêu trên, hàng năm các nước thành viên phải ban hành văn bản pháp lý để công bố hiệu lực thi hành thuế suất CEPT của năm đó. Văn bản này phải được gửi cho Ban Thư ký ASEAN để thông báo cho các nước thành viên. Cơ chế trao đổi nhượng bộ của CEPT: Muốn được hưởng nhượng bộ về thuế quan khi xuất khẩu hàng hoá trong khối, một sản phẩm cần có các điều kiện sau: Sản phẩm đó phải nằm trong Danh mục cắt giảm thuế (IL) của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, và phải có mức thuế quan (nhập khẩu) bằng hoặc thấp hơn 20%. Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTA thông qua. Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN, tức là phải thoả mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng nội địa) ít nhất là 40%. Công thức 40% hàm lượng ASEAN được xác định như sau: Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào nhập khẩu từ nước không phải là thành viên ASEAN + Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào không xác định được xuất sứ X 100% <60% Giá FOB Trong đó : + Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên ASEAN là giá CIF tại thời điểm nhập khẩu. + Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào không xác định được xuất sứ là giá xác định ban đầu trước khi đưa vào chế biến trên lãnh thổ nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN. Nếu một sản phẩm có đủ ba điều kiện trên thì sẽ được hưởng mọi ưu đãi mà quốc gia nhập khẩu đưa ra (sản phẩm được ưu đãi hoàn toàn). Nếu một sản phẩm thoả mãn các yêu cầu trên trừ việc có mức thuế quan nhập khẩu bằng hoặc thấp hơn 20% thì sản phẩm đó chỉ được hưởng thuế suất CEPT cao hơn 20% trước đó hoặc thuế suất MFN, tuỳ thuộc thuế suất nào thấp hơn. Để xác định các sản phẩm có đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan theo chương trình CEPT hay không, mỗi nước thành viên hàng năm xuất bản Tài liệu hướng dẫn trao đổi nhượng bộ theo CEPT (CCEM) của nước mình, trong đó thể hiện các sản phẩm có mức thuế quan theo CEPT và các sản phẩm đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan của các nước thành viên khác. Vấn đề loại bỏ các hạn chế định lượng (QRs) và các rào cản phi thuế quan khác (NTBs) Để thiết lập được khu vực mậu dịch tự do, việc cắt giảm thuế quan cần phải được tiến hành đồng thời với việc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Các hàng rào phi thuế quan bao gồm các hạn chế về số lượng (như hạn ngạch, giấy phép,...) và các hàng rào phi thuế quan khác (như các khoản phụ thu, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng,...) Các hạn chế về số lượng có thể được xác định một cách dễ dàng và do đó, được quy định loại bỏ ngay đối với các mặt hàng trong Chương trình CEPT được hưởng nhượng bộ từ các nước thành viên khác. Tuy nhiên, đối với các rào cản phi thuế quan khác, việc xác định và loại bỏ phức tạp hơn rất nhiều. Hiệp định CEPT quy định về vấn đề này như sau: Các nước thành viên sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm trong CEPT trên cơ sở hưởng ưu đãi áp dụng cho sản phẩm đó; cụ thể: những mặt hàng đã được đưa vào Danh mục cắt giảm ngay (IL) sẽ phải bỏ các hạn chế về số lượng. Các hàng rào phi quan thuế khác sẽ được xoá bỏ dần dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi; Các hạn chế ngoại hối mà các nước đang áp dụng sẽ được ưu tiên đặc biệt đối với các sản phẩm thuộc CEPT; Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, công khai chính sách và thừa nhận các chứng nhận chất lượng của nhau; Trong trường hợp khẩn cấp (số lượng hàng nhập khẩu gia tăng đột ngột gây phương hại đến sản xuất trong nước hoặc đe doạ cán cân thanh toán), các nước có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng việc nhập khẩu. Vấn đề hợp tác trong lĩnh vực hải quan: Thống nhất biểu thuế quan: Để tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu ASEAN tiến hành việc buôn bán trong nội bộ Khu vực được dễ dàng và thuận lợi, cũng như các cơ quan Hải quan ASEAN dễ dàng trong việc xác định mức thuế cho các mặt hàng một cách thống nhất, ngoài ra phục vụ cho các mục đích thống kê, phân tích, đánh giá việc thực hiện CEPT- AFTA, cũng như tình hình xuất nhập khẩu nội khối, các nước đã quyết định sẽ thống nhất một biểu thuế quan trong khối ASEAN ở mức 8 chữ số theo Hệ thống điều hoà của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới(HS). Hiện nay biểu thuế quan chung của ASEAN đang được xây dựng, sẽ hoàn thành trong năm 2000 và được áp dụng từ năm 2000, những nước nào chậm nhất cũng phải áp dụng từ năm 2002. Thống nhất hệ thống tính giá hải quan: Vào năm 2000, các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT- GTV (GATT Transactions Value), thực hiện điều khoản VII của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan 1994 ( Hiện nay là Tổ chức thương mại thế giới WTO) để tính giá hải quan. Một cách tóm tắt là giá trị hàng hoá để tính thuế xuất nhập khẩu là giá trị giao dịch thực tế giữa người xuất khẩu và ngưòi nhập khẩu, không phải là do nhà nước áp đặt. Xây dựng Hệ thống luồng xanh hải quan: Hệ thống này được thực hiện từ 1/1/1996 nhằm đơn giản hoá hệ thống thủ tục hải quan dành cho các hàng hoá thuộc diện được hưởng ưu đãi theo Chương trình CEPT của ASEAN. Thống nhất thủ tục hải quan: Hai vấn đề đã được các nước thành viên ưu tiên trong việc thống nhất thủ tục hải quan là : + Mẫu tờ khai hải quan chung cho hàng hoá thuộc diện CEPT: Các nước ASEAN đã gộp ba loại tờ khai hải quan: Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Mẫu D, Tờ khai hải quan xuất khẩu và Tờ khai hải quan nhập khẩu lại thành một mẫu tờ khai hải quan chung cho hàng hoá thuộc diện CEPT. + Thủ tục xuất nhập khẩu chung: bao gồm những vấn đề sau: Các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hoá xuất khẩu; Các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hoá nhập khẩu; Các vấn đề về giám định hàng hoá; Các vấn đề về gửi hàng trong đó giấy chứng nhận xuất xứ được cấp sau và có hiệu lực hồi tố; Các vấn đề liên quan đến hoàn trả... Cơ chế tổ chức , điều hành, giám sát thực hiện CEPT - AFTA Để theo dõi, giám sát và sử lý các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện Hiệp định CEPT –AFTA, các nước ASEAN đã tổ chức một cơ chế theo sơ đồ như sau: Hội đồng AFTA AEM Hội đồng Ban Thư ký ASEAN SEOM Cơ quan AFTA quốc gia của các nước thành viên CCCA Tại mỗi nước thành viên thành lập Cơ quan AFTA quốc gia để theo dõi triển khai thực hiện các cam kết theo CEPT. Tại Ban Thư ký ASEAN có một Vụ AFTA giúp cho việc theo dõi, tổng hợp, đối chiếu việc thực hiện cam kết theo Hiệp định . Một Ủy ban điều phối về CEPT –AFTA ( CCCA) : được thành lập trên cơ sở các phiên họp hàng quý để rà soát, thúc đẩy sử lý các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện CEPT, những vướng mắc nào không sử lý được thì đưa ra cơ quan cấp trên nữa . Đồng thời triển khai thực hiện các quyết định của cơ quan cấp trên. Thành phần UB này bao gồm các chuyên viên về thuế, thương mại, hải quan của các nước. Một cơ quan bao gồm các quan chức kinh tế cao cấp ASEAN ( cấp Vụ) viết tắt là SEOM : được tổ chức theo hình thức Hội nghị để sử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện CEPT mà cấp CCCA không sử lý được. Đồng thời hướng dẫn CCCA triển khai các quyết định về CEPT của cơ quan cấp trên nữa. Một cơ chế cấp Bộ trưởng gọi là Hội đồng AFTA mỗi năm họp 1 lần để quyết định các vấn đề lớn trong tiến trình thức hiện CEPT. Ngoài ra tiến trình thực hiện AFTA còn được thông báo cho Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN để tổng hợp, đánh giá chung các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN. Phần 3 Quan hệ thương mại của Việt Nam với Asean 3.1: Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN Năm 2010 là năm bản lề với tiến trình liên kết các thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)1 - chuyển sang giai đoạn phát triển mới, hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN (AC) vào năm 2015 dựa trên trên ba trụ cột Cộng đồng Chính trị-An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ACSC). Việt Nam ngoài việc nỗ lực hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động”cũng luôn luôn chú ý tăng cường hơn nữa các mối quan hệ hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực với các nước thành viên khác của ASEAN, trong đó đáng quan tâm nhất vẫn là ở lĩnh vực kinh tế nói chung và hoạt động thương mại hàng hoá nói riêng giữa các nước thành viên ASEAN và các nước nước đối tác thương mại chính của ASEAN. 3.1.1 Kim ngạch xuất khẩu Trong những năm qua quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN ngày càng phát triển. Số liệu Thống kê Hải quan Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy các thành viên ASEAN tính chung luôn là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với trị giá hàng hóa buôn bán hai chiều đạt mức tăng trưởng 25,9%/năm trong giai đoạn 2005-2008  và 13,3%/năm giai đoạn 2005-2009. Về thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam so với các khu vực thị trường khác thì ASEAN là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ sau thị trường Hoa Kỳ và thị trường các nước thành viên Liên minh châu Âu-EU. Còn ở chiều ngược lại, ASEAN là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 2 cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc. Bảng 2: Thống kê kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam - ASEAN giai đoạn 2005- 2009 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các nước ASEAN (triệu USD) 5.451 6.362 7.819 10.199 8.592 Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu sang các nước ASEAN (%) 16,7 22,9 30,4 -15,8 Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu của cả nước (%) 22,8 21,9 29,1 -8,9 Nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ các nước ASEAN (triệu USD) 9.457 12.545 15.890 19.567 13.813 Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu từ các nước ASEAN (%) 32,7 26,7 23,1 -29,4 Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu của cả nước (%) 21,4 39,6 28,8 -13,3 Cán cân thương mại hàng hóa với các nước ASEAN  (XK-NK) (triệu USD) -4.006 -6.183 -8.071 -9.368 -5.221 Cán cân thương mại hàng hóa với tất cả các nước trên thế giới  (XK-NK) (triệu USD) -4.540 -5.065 -14.121 -18.029 -12.853 Nguồn: Tổng cục Hải quan. Mặc dù trị giá hàng hoá trao đổi giữa Việt Nam với các nước ASAEN trong nhiều năm gần đây đều tăng so với năm trước (trừ năm 2009) nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân. Do đó, tỷ trọng giao thương của Việt Nam với khu vực này so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước với thế giới lại có xu hướng giảm. Biểu đồ 2: Tỷ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam - ASEAN giai đoạn từ năm 2005-2009 Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2010 quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và ASEAN có nhiều tín hiệu lạc quan. Trị giá trao đổi hàng hoá với khu vực này của Việt Nam trong quý I/20010 có tốc độ tăng cao hơn hẳn so với tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, đặc biệt là xuất khẩu. Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2010 giữa Việt Nam và ASEAN là 6,12 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 18,9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt 2,54 tỷ USD, tăng 26,5% và chiếm 17,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường ASEAN là 3,57 tỷ USD, tăng 45,6% và chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Như vậy, nhập siêu của Việt Nam trong buôn bán với khu vực thị trường lớn nhất của Việt Nam trong quý I/2010 đã vượt quan con số 1 tỷ USD. Điểm đáng lưu ý trong quan hệ thương mại nội vùng giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN là: năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa bằng các đối thủ cạnh tranh thể hiện ở hàm lượng giá trị sản xuất gia tăng trong hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN cao hơn hẳn so với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang khu vực thị trường này. Cụ thể: 3.1.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường ASEAN chưa bền vững, chủ lực chỉ có dầu thô và gạo, đây là 2 mặt hàng có nhiều biến động về giá nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này chịu ảnh hưởng lớn của giá dầu thô và gạo trên thị trường thế giới. Tổng trị giá xuất khẩu hai nhóm hàng trên sang thị trường ASEAN chiếm khoảng trên 42% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này. Trong khi đó, nhiều sản phẩm xuất khẩu là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam như hàng dệt may, giày dép và thủy sản hiện mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN mà nguyên nhân chủ yếu là do một số nước thành viên lớn của ASEAN cũng có lợi thế sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng tương tự này. Bảng 3: Thống kê kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu một số nhóm mặt hàng chính của Việt Nam sang khu vực thị trường ASEAN năm 2009  Stt Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Trị giá (triệu USD) Tỷ trọng (%) Trong tổng  kim ngạch xuất khẩu  sang ASEAN Trong tổng kim ngạch mặt hàng xuất khẩu đó của Việt Nam 1 Dầu thô 2.305 26,8 37,2 2 Gạo 1.335 15,5 50,1 3 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 649 7,6 23,5 4 Máy móc,thiết bị, dụng cụ & phụ tùng 397 4,6 19,3 5 Sắt thép các loại 287 3,3 75,0 6 Dầu Diesel 267 3,1 64,2 7 Hàng thuỷ sản 205 2,4 4,8 8 Sản phẩm dệt,may 201 2,3 2,2 9 Xăng 161 1,9 99,4 10 Sản phẩm chất dẻo 124 1,4 15,3 11 Sản phẩm sắt thép 122 1,4 20,2 12 Sản phẩm hóa chất 107 1,2 39,0 13 Hàng hoá khác 2.433 28,3 11,5 Tổng cộng 8.592 100,0 15,0 Nguồn: Tổng cục Hải quan. Trong khi đó, chiếm tỷ trọng trên 70% kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN, chủ yếu là những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như:  xăng dầu các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; chất dẻo nguyên liệu; giấy; sắt thép… 3.1.3 Các thị trường xuất khẩu chủ yếu Biểu đồ 3: xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN năm 2009 Ở chiều ngược lại, Singapore và Thái Lan là hai đối tác lớn nhất cung cấp hàng hoá cho các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ trọng khoảng trên 63% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN. (Triệu USD) 3.2 Nhập khẩu của việt nam từ ASEAN 3.2.1 Kim nghạch nhập khẩu  Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN. Chỉ tiêu Xuất nhập khẩu Nhập khẩu Tính toán trên nguồn số liệu của Hải quan Việt Nam Thứ hạng trong tổng số tất cả các khu vực thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam 1 2 Tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (%) 20,8 24,2 Tính toán trên nguồn số liệu của Ban Thư ký ASEAN Thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong ASEAN 5 5 Tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của ASEAN (%) 8,3 9,6 3.2.2 Mặt hàng nhập khẩu Bảng 4: Thống kê kim ngạch, tỷ trọng nhập khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam từ khu vực thị trường ASEAN năm 2009 Stt Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu Trị giá (triệu USD) Tỷ trọng (%) Trong tổng  kim ngạch nhập khẩu từ các nước ASEAN Trong tổng kim ngạch mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ tất cả các thị trường 1 Dầu Diesel 1.230 8,9 37,8 2 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng 1.207 8,7 9,5 3 Xăng 944 6,8 47,9 4 Máy vi tính, SP điện tử & linh kiện 804 5,8 20,3 5 Chất dẻo nguyên liệu 756 5,5 26,9 6 Dầu Mazut 622 4,5 99,3 7 Giấy các loại 462 3,3 60,0 8 Linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống 427 3,1 51,4 9 Dầu mỡ động, thực vật 405 2,9 81,6 10 Sắt thép các loại 402 2,9 7,5 11 Hàng hoá khác 6.554 47,4 17,6 Tổng cộng 13.813 100,0 19,7 Nguồn: Tổng cục Hải quan. Trong thương mại nội khối, Việt Nam có quan hệ giao thương tập trung với 3 thị trường chính là Singapore, Thái Lan và Malaixia. Thống kê cho thấy tổng trị giá hàng hóa trao đổi với 3 đối tác này năm 2009 chiếm tới 72% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN. Bảng 5: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của các nước thành viên ASEAN trong năm 2009 với Việt Nam Tỷ trọng & thứ hạng Singapore Thái Lan Malaixia Inđônêxia Philippin Campuchia Lào Myanmar Brunây Xuất khẩu Tỷ trọng so với tổng các thị trường ASEAN của Việt Nam (%) 24,2 14,7 19,6 8,7 17,0 13,3 2,0 0,4 0,1 Thứ hạng 1 4 2 6 3 5 7 8 9 Nhập khẩu Tỷ trọng so với tổng các thị trường ASEAN của Việt Nam (%) 30,8 32,7 18,1 11,2 3,6 1,3 1,8 0,5 0,01 Thứ hạng 2 1 3 4 5 7 6 8 9 Xuất nhập khẩu Tỷ trọng so với tổng các thị trường ASEAN của Việt Nam (%) 28,2 25,3 18,3 10,0 8,6 5,8 1,8 0,4 0,04 Thứ hạng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nguồn: Tổng cục Hải quan Bảng trên cho thấy đảo quốc Singapore luôn là thị trường buôn bán số 1 của các doanh nghiệp Việt Nam, chiếm khoảng ¼ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN. Thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 2 của các doanh nghiệp Việt Nam trong số các nước ASEAN là Malaysia. Tuy nhiên, mặt hàng chính hai thị trường trên nhập khẩu từ Việt Nam là dầu thô đã chiếm khoảng ½ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. 3.2.3 Thị trường nhập khẩu Biểu đồ 4: nhập khẩu của Việt Nam từ các nước ASEAN năm 2009   Nhìn lại chặng đường đã qua cho thấy quan hệ kinh tế, thương mại của Việt Nam với ASEAN chưa xứng tầm với tiềm năng của khu vực này. Đặc biệt, từ cuối năm 2008, khi nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam (Triệu USD) đã có nhiều nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị trường. Tuy nhiên, trong khi tìm kiếm các thị trường mới dường như Việt Nam chưa khai thác hết thị trường còn tiềm năng rất lớn với hơn 500 triệu dân ASEAN. Mặc dù, trong quý I/2010 các số liệu thống kê cho thấy thương mại hai chiều với ASEAN có nhiều tín hiệu lạc quan nhưng các doanh nghiệpViệt Nam cần nỗ lực hơn nữa đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực này để trong một vài năm tới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vừa tăng thị phần vừa giảm nhập siêu và tiến tới từng bước cân bằng cán cân thương mại trong buôn bán với các quốc gia thành viên ASEAN./. 3.3- Những thách thức và những cơ hội của Việt nam tham gia vào ASEAN 3.3.1 Cơ hội và thách thức của việt nam từ khi gia nhập asean đến nay. 3.3.2.nhưthuận lợi và khó khăn khi tham gia afta Thuận lợi : - Khi gia nhập AFTA , hàng hoá của Việt nam sẽ được hưởng thúê suất ưu đãi thấp hơn cả thuế suất tối huệ quốc mà các nước ASEAN dành cho các nước thành viên WTO, từ đó có điều kiện thuận lợi hơn để hàng hoá Việt nam có thể thâm nhập thị trường của tất cả các nước thành viên ASEAN. - Bên cạnh những thuận lợi thu được từ hoạt động thương mại trong nội bộ khối , khi gia nhập AFTA, VN sẽ có thế hơn trong đàm phán thương mại song phương và đa biên với các cường quốc kinh tế, cũng như các tổ chức thương mại quốc tế lớn như Mỹ, nhật, EU hay WTO.. - Tuy có những trùng lặp giữa VN và các nước ASEAN, nhưng có nhiều lĩnh vực mà VN có thể khai thác từ thị trường các nước ASEAN như VN có thế mạnh trong xuất khẩu nông sản, hàng dệt và may mặc, và ta cũng có nhu cầu nhập nhiều mặt hàng từ các nước ASEAN với giá thấp hơn từ các khu vực khác trên thế giới. - Một mặt Doanh nghiệp được lợi do tăng được khả năng cạnh tranh so với các nước ngoài ASEAN về giá cả, mặt khác người tiêu dùng được hưởng lợi do giá cả rẻ hơn và chủng loại hàng hoá phong phú hơn. - Thu hút vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ, tận dụng nhân công, sử dụng vốn và kỹ thuật cao trong khu vực Khó khăn : - Lợi ích trực tiếp của nhà nước là nguồn thu ngân sách về thuế xuất nhập khẩu giảm. - Việc tham gia dẫn tới sự xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế, nghĩa là xoá bỏ sự bảo hộ của chính phủ đối với các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tham gia thật sự vào cuộc chới cạnh tranh khốc liệt trên thị trường khu vực : cạnh tranh thúc đẩy sản cuất phát triển, nhưng đồng thời có thể làm điêu đứng và phá sản hàng loạt các doanh nghiệp, thậm chí hàng loạt ngành. Dẫn tới việc thay đổi cơ cấu kinh tế. Đây là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp Việt nam. Tóm lại gia nhập AFTA là bước tập duyệt đầu tiên cho nền kinh tế và các doanh nghiệp VN để chuẩn bị cho sự gia nhập thị trường thế giới rộng lớn và đầy sự cạnh tranh hơn. Quá trình tham gia và lịch trình giảm thuế của Việt nam : Những yêu cầu của CEPT -AFTA đối với Việt nam: Căn cứ theo quy định của Hiệp định CEPT và thoả thuận giữa Việt nam và các nước thành viên khác của ASEAN, chương trình giảm thuế nhập khẩu theo CEPT của Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ 1/1/1996 và hoàn thành vào 1/1/2006 để đạt được mức thuế suất cuối cùng là 0-5%, chậm hơn các nước thành viên khác 3 năm. Các bước cụ thể để thực hiện mục tiêu này bao gồm: Xác định danh mục các mặt hàng thực hiện giảm thuế theo CEPT gồm: danh mục giảm thuế ngay (IL), danh mục loại trừ tạm thời (TEL), danh mục hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL), danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL). Các mặt hàng thuộc danh mục IL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/1996 và kết thúc với thuế suất 0-5% vào 1/1/2006. Các mặt hàng có thuế suất trên 20% phải giảm xuống 20% vào 1/1/2001. Các mặt hàng có thuế suất nhỏ hơn hoặc bằng 20% sẽ giảm xuống 0-5% vào 1/1/2003. Các mặt hàng thuộc danh mục TEL sẽ được chuyển sang danh mục IL trong vòng 5 năm, từ 1/1/1999 đến 1/1/2003, mỗi năm chuyển 20%, để thực hiện giảm thuế với thuế suất cuối cùng là 0-5% vào năm 2006. Đồng thời, các bước giảm sau khi đưa vào IL phải được thực hiện chậm nhất là 2-3 năm một lần và mỗi lần giảm không ít hơn 5%. Các mặt hàng thuộc danh mục SL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/2004 và kết thúc vào 1/1/2013 với thuế suất cuối cùng là 0-5%. Riêng mặt hàng đường vào năm 2010 :0-5%. Các mặt hàng đã đưa vào chương trình giảm thuế và được hưởng nhượng bộ thì phải bỏ ngay các quy định về hạn chế số lượng (QRs) và bỏ dần các biện pháp hạn chế phi quan thuế khác (NTBs) 5 năm sau đó. Phần 4: Giải pháp cho QHTM Việt Nam và ASEAN 1. Phát triển QHTM Việt Nam-ASEAN 2.Tình hình thực hiện của VN khi tham gia afta Năm 1996 Việt nam đã công bố cho ASEAN các loại Danh mục: Danh mục cắt giảm thuế IL; Danh mục loại trừ tạm thời TEL; Danh mục hàng nông sản chưa chế biến nhậy cảm SL và Danh mục loại trừ hoàn toàn GEL; Nguyên tắc xây dựng phương án tham gia của Việt nam : - Không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách - Bảo hộ hợp lý cho nền sản xuất trong nước - Tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao kỹ thuật, đổi mới công nghệ cho nền sản xuất trong nước - Hợp tác với các nước ASEAN trên cơ sở các qui định của Hiệp định CEPT để tranh thủ ưu đãi, mở rộng thị trường cho xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể : 1. Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL): Danh mục này được xây dựng phù hợp với Điều 9 của Hiệp định CEPT và bao gồm những nhóm mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, cuộc sống và sức khoẻ của con người, động thực vật, đến các giá trị lịch sử, nghệ thuật, khảo cổ như các loại động vật sống, thuốc phiện, thuốc nổ, vũ khí,... Danh mục này chiếm 6,6% tổng số nhóm mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu, và là các mặt hàng cụ thể như sau: Thuốc phiện và các chế phẩm từ thuốc phiện, xì gà, thuốc lá và rượu bia thành phẩm; Các loại xỉ và tro; Các loại xăng dầu (trừ dầu thô); Các loại thuốc nổ, thuốc phóng, các loại pháo; Các loại lốp bơm hơi cũ; Các loại thiết bị điện thoại, điện báo hữu tuyến, vô tuyến, các loại thiết bị ra đa, các loại máy thu sóng dùng cho điện thoại, điện báo...; Các loại ô tô dưới 16 chỗ ngồi, các loại ô tô và phương tiện tự hành có tay lái nghịch; Các loại vũ khí, khí tài quân sự; Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động, đồ chơi cho trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục và trật tự an toàn xã hội; Các loại hoá chất, dược phẩm độc hại, các chất phế thải, đồ tiêu dùng đã qua sử dụng;... 2. Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL): Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm của Việt nam bao gồm 26 nhóm mặt hàng, chiếm 0,8% tổng số nhóm mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu và là những mặt hàng cụ thể như: thịt, trứng gia cầm, động vật sống, thóc, gạo lứt,..., được xây dựng căn cứ vào yêu cầu bảo hộ cao của sản xuất trong nước đối với một số mặt hàng nông sản chưa chế biến và theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng thời trên cơ sở tham khảo Danh mục này của các nước ASEAN khác. Các mặt hàng này đang được áp dụng các biện pháp phi thuế quan như quản lý theo hạn ngạch hàng tiêu dùng, quản lý của Bộ chuyên ngành. 3. Danh mục cắt giảm thuế ngay (IL): Danh mục này chủ yếu bao gồm những mặt hàng trong Biểu thuế hiện đang có thuế suất dưới 20% - là những mặt hàng thuộc diện có thể áp dụng ưu đãi theo CEPT ngay và một số mặt hàng tuy có thuế suất cao nhưng Việt nam lại đang có thế mạnh về xuất khẩu. Tổng số nhóm mặt hàng trong Danh mục cắt giảm thuế quan là 1661, chiếm 51,6% tổng nhóm mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam. Tỷ lệ này thấp hơn so với các nước thành viên ASEAN khác khi họ bắt đầu thực hiện chương trình CEPT, nhưng đây là biện pháp an toàn nhất đối với Việt Nam. a. Danh mục loại trừ tạm thời (TEL): Danh mục này chiếm khoảng 40,9% tổng số các dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu và chủ yếu là những mặt hàng sau: Các loại ô tô (trừ các loại ô tô dưới 16 chỗ ngồi); Xe đạp, các loại đồ chơi trẻ em; Các loại máy gia dụng (như máy giặt, máy điều hoà, quạt điện,...); Các loại mỹ phẩm và đồ dùng không thiết yếu; Các loại vải sợi và một số đồ may mặc; Các loại sắt, thép; Các sản phẩm cơ khí thông dụng;... Đây chủ yếu là các mặt hàng có thuế suất trên 20% và một số mặt hàng tuy có thuế suất thấp hơn 20% nhưng trước mắt cần thiết phải bảo hộ bằng thuế nhập khẩu, hoặc các mặt hàng đang được áp dụng các biện pháp phi thuế quan như các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, hàng phải có giấy phép của Bộ quản lý chuyên ngành, hàng phải qua kiểm tra nhà nước về chất lượng, hàng phải qua kiểm tra về vệ sinh dịch tễ và hàng phải qua kiểm tra về an toàn lao động. Ngoài ra theo quy định của CEPT, những mặt hàng nào của nước thành viên ASEAN công bố cắt giảm thuế quan và hưởng thuế suất ưu đãi từ các nước thành viên khác thì đồng thời cũng phải loại bỏ ngay các hạn chế về định lượng và trong thời hạn 5 năm sau đó, thực hiện loại bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu thông qua các hàng rào phi thuế quan khác. Việc Việt nam chưa đưa các mặt hàng này vào Danh mục cắt giảm thuế quan sẽ cho phép chúng ta có thêm 5 năm (kể từ năm mặt hàng được chuyển sang Danh mục cắt giảm cho tới khi phải loại bỏ các biện pháp hạn chế phi thuế quan) để hỗ trợ các ngành sản xuất và các doanh nghiệp trong nước làm quen dần với môi trường cạnh tranh. Đây là khoảng thời gian cần thiết để hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước làm quen dần với môi trường cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động để nền kinh tế phát triển có hiệu quả hơn. Đã trình Chính phủ thông qua lịch trình tổng thể thực hiện cắt giảm thuế cho cả giai đoạn 10 năm. Tuy nhiên, đây mới chỉ là danh mục định hướng để các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu có kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu sản xuất mà chưa công bố cho ASEAN. Đồng thời Danh mục này còn đang theo Biểu thuế XNK cũ ( theo mã HS cũ) Đã công bố danh mục thực hiện CEPT các năm 1996, 1997, 1998, 1999 và năm 2000 và các văn bản pháp lý đi kèm (nghị định của Chính phủ). Trong nước, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư hướng dẫn để thực hiện theo từng năm. Về Danh mục cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam theo CEPT/AFTA cho năm 2000.Chính phủ đã phê duyệt và ban hành Danh mục Hàng hoá cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt nam theo Hiệp định CEPT cho năm 2000 tại nghị định số 09/2000/NĐ-CP ngày 21/3/2000. Việt nam đã công bố cho ASEAN. Danh mục hàng hoá cắt giảm thuế nhập khẩu thực hiện CEPT năm 2000 của Việt nam là các mặt hàng được cắt giảm thuế và mức thuế suất tương ứng của năm 2000. b. Danh mục CEPT 2000 của Việt Nam bao gồm 4230 dòng thuế ( một dòng thuế là một mặt hàng), chiếm gần 68% tổng số dòng thuế phải thực hiện cắt giảm theo CEPT, trong đó: Có 3590 dòng thuế đã được đưa vào thực hiện CEPT từ những năm 1999 trở về trước ( từ 1996 đến 1999) và tiếp tục được cắt giảm theo tiến trình, do vậy hầu hết các mức thuế đều thấp hơn mức thuế MFN hiện hành vì được giảm với tỷ lệ ít nhất là 5% mỗi năm. Và khoảng 640 dòng mới được chuyển từ Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) vào thực hiện cắt giảm trong năm 2000 chiếm khoảng 25% tổng số dòng thuế còn nằm trong Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) tính đến hết năm 1999. Hiện nay số dòng thuế còn lại trong Danh mục TEL là khoảng 1.800 dòng và phải tiếp tục đưa vào cắt giảm trong 3 năm tiếp theo đến 2003, mỗi năm cũng phải đưa vào khoảng 600 dòng. Trong tổng số 4230 dòng thuế đưa vào thực hiện CEPT 2000 có: Khoảng 1680 dòng thuế có mức thuế suất bằng 0%, chiếm 39% tổng số dòng thuế CEPT 2000 ( 1680 dòng /4230 dòng); Khoảng 2960 dòng thuế có mức thuế suất từ 0% -5% , chiếm 70% tổng số dòng thuế CEPT 2000; Khoảng 820 dòng thuế trên 5% và dưới 20%, chiếm 20% tổng số dòng thuế CEPT 2000; Khoảng 450 dòng thuế từ 25-50%, chiếm 10% tổng số dòng thuế CEPT 2000; Mức thuế trên 50%-100% : Không có dòng thuế nào ( để dồn vào các năm sau). c. Danh mục CEPT năm 2000 được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc chính sau: Đảm bảo thực hiện các quy định chung của Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của ASEAN ( CEPT): các bước cắt giảm thuế, tỷ lệ chuyển từ Danh mục TEL sang Danh mục IL, mức thuế suất chỉ được duy trì tối đa trong 3 năm và mức cắt giảm ít nhất 5%. Căn cứ vào Lịch trình tổng thể thực hiện CEPT của Việt nam đã được Chính phủ phê chuẩn năm 1997. Phù hợp với Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng từ ngày 1/1/1999 và cập nhật các điều chỉnh sửa đổi. Các mặt hàng mới được đưa từ Danh mục TEL vào cắt giảm trong năm 2000 có tính đến dự kiến chiến lược phát triển của các Bộ ngành, mức thuế khi đưa vào thấp hơn hoặc bằng mức thuế MFN tuỳ theo chủ trương của từng bộ ngành. Chưa bao gồm những mặt hàng sẽ tiến hành thuế hoá để bỏ các hàng rào phi quan thuế. Kết luận Việc tham gia ASEAN va AFTA là bước đi tất yếu đầu tiên của VN trên con đường hội nhập với khu vực và thế giới . Sự kiện này mở ra cho nước ta nhiều cơ hội mới cũng như những thách thức to lớn. Đó là VN đưa ra lộ trình cắt giảm thuế quan của các mặt hàng thương mại chế tạo đối với các quốc gia thành viên ASEAN trong bối cảnh nội lực còn chưa đủ mạnh. Đồng thời Việt Nam vẫn phải tiếp tục chấp nhận cạnh tranh rất quyết liệt với các nước khác trong ASEAN không chỉ trên thị trường khu vực mà còn trên thế giới. Với tư cách là thành viên của AFTA Việt Nam có điều kiện để khai thác những lợi thế mới trong quan hệ Thương Mại với các nước lớn. Trước những cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau đòi hỏi sự nổ lực cả tầm vĩ mô và vi mô của Đảng và Nhà nước ta trong việc đưa ra những giải pháp để khai thác triệt để các cơ hội và hạn chế mức thấp nhất những ảnh hưởng mà thách thức đưa đến nhằm đưa Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập toàn cầu. Tài liêu tham khảo - Nguồn từ ban thư ký asean -Nguồn từ tổng cục hải quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích đánh giá quan hệ kinh tế Việt Nam- ASEAN thông qua các lĩnh vực hợp tác kinh doanh và triển vọng về mối quan hệ kinh tế giữa hai bên.doc
Luận văn liên quan