Đề tài Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam

Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục hình và bảng biểu Lời mở đầu Chương I: Khái quát về thị trường bảo hiểm nông nghiệp . 3 I. Vài nét về thị trường . 3 Khái niệm. . 3 Yếu tố cấu thành thị trường . 4 Đặc điểm . 4 II. Quy luật điều tiết thị trường: . 5 Quy luật giá trị: 5 Quy luật cung cầu: . 5 Quy luật giá cả: 5 Quy luật cạnh tranh: 6 III. Thị trường bảo hiểm 6 Khái niệm 6 Đặc trưng cơ bản. . 7 Phân loại thị trường bảo hiểm: . 10 Một số quy luật chung của thị trường bảo hiểm: . 12 IV. Thị trường bảo hiểm nông nghiệp . 13 Vài nét về thị trường bảo hiểm nông nghiệp . 13 Việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở các quốc gia trên thế giới 13 Chương II: Thực trạng thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam . 20 Cơ sở phát triển . 20 Dân số quốc gia 20 Điều kiện tự nhiên các vùng miền . 21 2.1 Miền Bắc 21 Đồng bằng sông Hồng . 21 Vùng Tây Bắc . 21 Vùng Đông Bắc . 22 Miền Trung 22 Vùng Bắc Trung Bộ 22 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ 23 Miền Nam . 24 Vùng Tây Nguyên . 24 Vùng Đông Nam Bộ . 24 Vùng đồng bằng sông Cửu Long 24 3.Đặc điểm ngành nghề sản xuất . 25 3.1 Trồng trọt . 25 Cây lương thực 25 Cây công nghiệp 27 Ngành chăn nuôi Việt Nam trong thời gian qua . 31 Lợi thế ngành chăn nuôi ở Việt Nam 33 Các ngành chăn nuôi chính . 33 Những thách thức và rủi ro của ngành chăn nuôi . 34 Những bất cập khác . 35 Chăn nuôi . 31 4.Các cơ sở phát triển khác . 35 II. Diễn biến tình hình thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam . 36 Vài nét về thị trường. 36 Các yếu tố cấu thành thị trường. . 37 2.1Khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp của các công ty bảo hiểm . 37 Tổng công ty BH Việt Nam 37 Công ty Groupama 39 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh . 41 Công ty cổ phần BH Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tổ chức phi chính phủ GRET (Groupe de Recherche et d’Échanges Việt Nam . 41 2.1.5 Technologiques) 43 Nhu cầu thị trường với bảo hiểm nông nghiệp 44 Nhu cầu của người nông dân 44 Nhận thức của Hiệp hội bảo hiểm và các Cơ quan Nhà nước 45 Mức phí chưa phù hợp 46 Sản phẩm chưa đa dạng, phong phú . 47 Mức phí bảo hiểm và các loại hình dịch vụ của bảo hiểm nông nghiệp . 46 3.Tình hình thực hiện thí điếm và nghiên cứu triển khai bảo hiểm nông nghiệp 47 Mô hình bảo hiểm chỉ số 47 Những lợi thế của BH theo chỉ số . 48 Nhược điểm của BH chỉ số . 49 Các dự án triển khai trong thời gian qua . 50 Bảo hiểm tín dụng nông nghiệp 51 Trách nhiệm của ABIC . 52 Phí BH . 52 Phương án cụ thể . 53 Đánh giá các hoạt động trên thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt nam 53 Những thất bại trong quá trình triển khai . 53 Kết quả hoạt động bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam . 55 Nguyên nhân bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển . 56 Sản phẩm nông nghiệp chịu nhiều yếu tố rủi ro . 56 Quản lý rủi ro trong hoạt động bảo hiểm nông nghiệp ở Việt nam còn Thị trường tái bảo hiểm chưa phát triển mạnh 59 Trình độ và nhận thức người dân chưa cao . 60 Chưa có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước . 63 hạn chế . 58 Chương III: Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam 66 Định hướng phát triển TT BH nông nghiệp ở Việt Nam 66 Quan điểm của Nhà nước 66 Định hướng phát triển TT 67 II. Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam 68 Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Giải pháp về phía Nhà nước 68 Giải pháp về phía hiệp hội bảo hiểm. 71 Giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm 72 Giải pháp về phía người nông dân 73

pdf83 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3733 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ thu hút được nhiều nông dân hưởng ứng bởi chi phí thấp. Điểm khác biệt giữa hình thức BH theo chỉ số này với BHNN truyền thống là công ty BH không dựa vào thiệt hại thực tế mà dựa vào mức phí thu ban đầu cộng với sự thay đổi khách quan của thời tiết để chi trả đền bù. Việc BH này dựa trên những chỉ số khách quan có thể gây tổn thất cho nông dân. Ví dụ, ở khu vực miền núi phía Bắc, chỉ số nhiệt độ trung bình là 20 độ C, đây sẽ là mức nhiệt độ chuẩn để các DN BH ký hợp đồng với các hộ nông dân. Nếu nhiệt độ hạ thấp hơn mức chuẩn 4 độ C, khiến cho cây hoặc con đã được mua BH chết, mức đền bù là 3 triệu đồng /cây con. Nhưng nếu nhiệt độ xuống thấp hơn nữa, ví dụ giảm 8 độ C so với mức chuẩn, mức đền bù sẽ là 7 triệu đồng /cây, con... Như vậy, tùy thuộc nhiệt độ ở từng nấc khác nhau mà công ty BH thực hiện đền bù ở các mức giá tương ứng. Loại BH này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và khí hậu, trong khi đó, thời gian qua, thời tiết ở Việt Nam thường không ổn định và công tác dự báo lại chưa thật sự hiệu quả, chính vì thế tính rủi ro tương đối cao. Các chuyên gia tư vấn của quỹ BH GlobalAgRick Inc cho biết quỹ này đang tiến hành nghiên cứu thử nghiệm BHNN theo chỉ số đối với lũ tại Đồng Tháp và hạn hán ở Đắk Lắk. Đồng Tháp là tỉnh đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được Quỹ BH GlobalAgRick Inc chọn để nghiên cứu thử nghiệm BH theo chỉ số, cụ thể là lũ lụt. Lũ ở tỉnh Đồng Tháp nói riêng và ở khu vực ĐBSCL nói chung xảy ra hằng năm và là một chu trình tự nhiên, trong đó Đồng Tháp lại là một trong những nơi 51 51 đầu tiên bị ảnh hưởng bởi lũ sớm. Đối với Đồng Tháp, mực nước vượt ngưỡng đo được tại Trạm thủy văn Tân Châu có thể coi là sự kiện có thể BH. Người được tham gia BH có thể được BH một phần nào đó của tổng mức thiệt hại, nhưng không được phép "BH vượt mức". Để xác định được điều này, nhóm chuyên gia đã phân tích các chỉ số về mực nước tại Trạm thủy văn Tân Châu để làm căn cứ. Hiện tại, khi xảy ra lũ sớm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là đơn vị phải trả tiền thông qua việc tăng chi phí đối với các khoản tín dụng, buộc phải xóa nợ, giãn nợ. Thực tế Ngân hàng NN&PTNT hoạt động như một nhà bảo trợ XH và đây thực chất cũng mới chỉ là mô hình BH gián đoạn trong kinh doanh. Nhưng chính điều này sẽ khiến các hộ nông dân ở Đồng Tháp gặp rất nhiều khó khăn về thu hoạch lúa và trả nợ ngân hàng. Các chuyên gia đã đưa ra ngưỡng BH(đối với mực nước tại Tân Châu) là 280m, ngưỡng dừng BH là 350m với giá trị BH lên tới 1 triệu USD. Tương tự tại Đắc Lắc, hằng năm đều chịu rủi ro về hạn hán liên quan đến sử dụng nước ngầm và lượng mưa, do đó các chuyên gia đã chọn mô hình tính toán lượng mưa để làm căn cứ BH đối với nông dân trồng cà phê. Các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị, hợp đồng có thể chấp nhận trả tiền bất cứ lúc nào nếu lượng mưa xuống dưới ngưỡng 20mm (trong giai đoạn từ ngày15-4 đến 15-6 hằng năm). Đặc điểm của những diện tích trồng cà phê ở đây phổ biến là dưới 1ha. Có 3 vụ tưới tiêu vào mùa xuân nếu ở những thời điểm này không có mưa. Dịch vụ BH có thể chi trả nếu từ tháng 4 đến tháng 6 lượng mưa nhỏ hơn dự báo thì BH sẽ chi trả những chi phí đội lên do nông dân phải tưới thêm nước. Tuy nhiên theo Giáo sư Jerry Skees, Chủ tịch GlobalAgRick Inc để thực hiện BH theo chỉ số ở Việt Nam thì cần chỉ rõ người mua BH là đối tượng nông, ngư dân nào, họ sản xuất những sản phẩm gì và những sản phẩm gì cần được BH. Đặc biệt hồ sơ để đánh giá rủi ro để bảo đảm quyền lợi cho nông dân rất quan trọng, cần xác định rủi ro tác động đến sinh kế người dân như thế nào. 3.2 Bảo hiểm tín dụng nông nghiệp Sản phẩm BH tín dụng nông nghiệp là một loại hình BH mới phục vụ cho nông thôn đang được nghiên cứu triển khai tại Công ty cổ phần BH Ngân hàng nông nghiệp 52 52 Hỗ trợ giải quyết nợ xấu khi có thảm họa lớn (ABIC). Đối tượng BH không phải là thiệt hại trực tiếp của người nông dân trong rủi ro thiên tai, dịch bệnh… mà chính là khoản tín dụng của người nông dân với Agribank. Hình 4: Mô hình của sản phẩm BH tín dụng tại ABIC Tái bảo hiểm 3.2.1 Trách nhiệm của ABIC: Với sản phẩm BH này, ABIC sẽ có trách nhiệm trợ giúp người nông dân trong việc thanh toán khoản vốn vay từ Agribank trong trường hợp người nông dân gặp các rủi ro khách quan dẫn đến khả năng không trả được nợ ( tai nạn và sức khỏe của người vay vốn, thiệt hại tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản thế chấp do các nguyên nhân khách quan, các rủi ro khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của hộ vay,…) 3.2.2 Phí BH: Tái BH quốc tế Đối tác Tái BH trong nước ABIC Agribank Người nông dân Nhà nước Tái bảo hiểm - Quan hệ tín dụng - Giải quyết nợ xấu - Đồng đóng phí bảo hiểm Bồi thường Tái bảo hiểm Cung cấp Dịch vụ Bảo hiểm Hợp tác chuyển giao 53 53 - Cách xác định: dựa trên cơ sở số nợ xấu không có khả năng thu hồi hàng năm của Agribank - Phí BH phụ thuộc :  Mức giữ lại của ABIC  Phí tái BH ra TT  Chi phí quản lý ước tính 3.2.3 Phương án cụ thể - ABIC có phương án phân tán rủi ro với các nhà tái BH. Dự kiến phương thức tái BH vượt mức tỷ lệ bồi thường sẽ được lựa chọn. - ABIC dự kiến mô hình kênh phân phối sản phẩm BH tín dụng nông nghiệp đến tận tay người nông dân thông qua hệ thống mạng lưới rộng khắp của Agribank từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống mạng lưới của Agribank phát triển với gần 200 Chi nhánh cấp I, 2200 Chi nhánh cấp II, hơn 2000 điểm giao dịch trên toàn quốc và trên 30.000 cán bộ tín dụng. Agribank cũng sở hữu phần mềm quản lý quốc tế đang được sử dụng trong thanh toán với 105 đối tác là các chi nhánh ngân hàng trên thế giới. Ngoài ra, ABIC còn tổ chức nhiều khóa đào tạo kiến thức cho một số lượng lớn cán bộ tín dụng của Agribank, giúp họ nắm bắt các quy trình cơ bản như cấp đơn, thu phí, giám định, trả tiền bồi thường… 4. Đánh giá các hoạt động trên thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt nam. 4.1 Những thất bại trong quá trình triển khai Mặc dù ngành BH Việt Nam ra đời từ năm 1965, và mãi đến năm 1981 lĩnh vực BHNN mới được tiến hành triển khai với sự tham gia của tổng công ty BH Việt Nam và sau này có sự tham gia của Groupama của Cộng hòa Pháp, hai doanh nghiệp này đều tiến hành kinh doanh loại hình bảo hiểm truyền thống, tuy nhiên diện tích được BH chưa đến 1% so với tổng diện tích cây trồng. - Những năm gần đây, trong BHNN, Bảo Việt chủ yếu triển khai BH cho hai đối tượng là cây cao su (Bình Phước, Tây Ninh) và bò sữa (Kon Tum). Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh không cao, tỷ lệ bồi dưỡng chiếm trên 80% so với doanh thu chi phí BH, 54 54 cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ bồi thường của các nghiệp vụ BH khác của Bảo Việt( tỷ lệ bồi thường 50%), cụ thể kết quả triển khai BH cây cao su, bò sữa của Bảo Việt: Bảng 5: Kết quả triển khai BH cây cao su, bò sữa của Bảo Việt Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu phí BH gốc 1460 438 672 822 1.358 Bồi thường gốc 150 546,74 480,2 644 343 Tỷ lệ bồi thường 10,27% 124,83% 71,56% 78,35% 20,68% (Nguồn: Báo cáo đánh giá về BH nông nghiệp Việt Nam) - Mặc dù là nhà BHNN lớn và có nhiều kinh nghiệm tại Pháp và trên thế giới nhưng khi triển khai tại Việt Nam, Groupama đã không thành công: doanh thu thấp, số tiền bồi thường lớn dẫn đến những khoản lỗ liên tục từ khi thành lập đến nay. Việc kinh doanh của Groupama hoàn toàn thất bại bởi mức phí BH thấp, khách hàng ít nhưng rủi ro lại thường xuyên xảy ra, đồng thời bồi thường lại cao gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với mức phí. Ví dụ, một con lợn nái Groupama chỉ yêu cầu đóng phí 60.000 đồng /năm, nhưng khi bồi thường vì lợn chết có thể lên tới hàng triệu đồng. Ví dụ như năm 2003, tổng số phí BH thu được là 2 tỷ đồng, trong khi số tiền bồi thường là 4 tỷ đồng. Hiện các sản phẩm BHNN của Groupama đang trong tình trạng dậm chân tại chỗ. Từ năm 2005, công ty mở rộng địa bàn hoạt động ra ngoài khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, đồng thời thu hẹp đối tượng BH ( chỉ BH cho vật nuôi là bò và heo). Doanh thu BHNN thấp, chỉ đạt 11 triệu ( năm 2007). 55 55 Bảng 6: Kết quả BH nông nghiệp của Groupama Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu phí BH gốc 1807 15 64 11 17,83 Bồi thường gốc 3485 664 55 3 5,48 Tỷ lệ bồi thường 192,86% 4426,7% 85,93% 27,3% 29,26% (Nguồn: Báo cáo đánh giá về BH nông nghiệp Việt Nam) Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng doanh thu từ loại hình BHNN của Groupama cũng không đáng kể, tỷ lệ bồi thường lớn ( năm 2005 lên tới 4426%) 4.2 Kết quả hoạt động bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam Qua phân tích kết quả triển khai BHNN của Bảo Việt và Groupama cho kết quả triển khai BHNN của Việt Nam rất hạn chế. Doanh thu phí BHNN hàng năm thấp, tỷ trọng doanh thu rất nhỏ so với phí BH của toàn TT bảo hiểm phi nhân thọ: 0,069% (2004); 0,008% (2005); 0,012% (2006); 0,01% (2007). Bảng 7: Kết quả hoạt động nghiệp vụ BH nông nghiệp toàn TT Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu 3267 454 737 833 1676.78 Bồi thường 3635 1211 535 647 348.48 Tỉ lệ bồi thường 111% 267% 78.3% 77.67% 20.78% (Nguồn: Tạp chí TT BH- Tái BH Việt Nam - VINARE) 56 56 Hình 5: Doanh thu và bồi thường BH nông nghiệp 2004-2008 (Nguồn: Tạp chí TT BH- Tái BH Việt Nam - VINARE) Việc triển khai BHNN không hiệu quả, tỷ lệ bồi thường trên doanh thu cao - trên 80%, nếu tính các chi phí khác của DN BH như chi phí quản lý, chi bán hàng, trích lập dự phòng nghiệp vụ thì kết quả triển khai nghiệp vụ BHNN bị lỗ. Như vậy, thực tế BHNN ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng nhưng triển khai không hiệu quả, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đề ra cũng như hỗ trợ nông dân khi xảy ra tổn thất. 4.3 Nguyên nhân bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp, 60-70% dân số sống ở nông thôn, lẽ ra BHNN có một TT rất lớn. Tuy nhiên thực tế thì ngược lại, việc phát triển BH còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê của Vụ BH (Bộ Tài chính), mặc dù được triển khai ở Việt Nam từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước do tập đoàn Bảo Việt thực hiện, song đến nay tỷ trọng tham gia BHNN ở Việt Nam, chỉ chiếm chưa đến 1% tổng diện tích cây trồng và số vật nuôi. Điều này có thể lý giải bới một số nguyên nhân chủ yếu như sau: 4.3.1 Sản phẩm nông nghiệp chịu nhiều yếu tố rủi ro Sản phẩm nông nghiệp bản thân nó đã tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đối tượng trong sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống, nên rất nhạy cảm với thời tiết, sâu bệnh và dịch bệnh, chế độ chăm sóc (dinh dưỡng, vệ sinh) chế độ khai thác, sử dụng (lấy sữa, lấy trứng, 0.000 1000.000 2000.000 3000.000 4000.000 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu Bồi thường 57 57 sức kéo...), chế độ bảo vệ (phòng trừ dịch bệnh, ký sinh trùng, chuồng trại…). Đối tượng trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giống. Tuy nhiên, người nông dân chưa chủ động tuyển chọn được giống chất lượng cao, mua trên TT thì các nhà cung cấp chưa có BH chất lượng sản phẩm cho nông dân. Sản xuất nông nghiệp với bất kỳ một loại vật nuôi cây trồng nào cũng đòi hỏi một quy trình công nghệ tiên tiến phù hợp như: chọn giống, cung cấp dinh dưỡng, yêu cầu về chuồng trại hoặc mật độ gieo trồng, thời vụ, chăm sóc, sử dụng và bảo vệ. Để đáp ứng một cách đầy đủ các yêu cầu này quả thực không hề đơn giản đối với nông dân Việt Nam. Thêm vào đó, do điều kiện thời tiết khí hậu không hoàn toàn thuận lợi cho nông nghiệp( nắng nóng hạn hán, khi mưa sẽ có luc lụt ngập úng…), hàng năm, Việt Nam phải gánh chịu nhiều thảm hoạ thiên tai, trong đó bị ảnh hưởng nặng nề nhất là người nông dân. Những năm gần đây, người nông dân bị bao phen khốn đốn vì gà, vịt chết trong dịch cúm gia cầm, lợn chết vì bệnh tai xanh, trâu bò chết vì dịch lở mồm long móng. Nhiều hộ nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long cũng bỗng chốc trắng tay vì tình trạng tôm chết trắng ao đồng. Gần đây nhất, trong đợt rét đậm rét hại, nông dân lại điêu đứng vì hàng vạn trâu, bò chết và hàng trăm ngàn ha lúa, màu bị hư hại. Tính ra mỗi năm, tổng thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp lên tới gần 5% GDP của cả nước. Trong năm 2008, 10 cơn bão, 6 trận áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam đã gây thiệt hại trên 13.000 tỷ đồng, chưa kể những đợt dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi..., khiến đời sống của người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, đặc điểm nông nghiệp Việt Nam là sở hữu mảnh đất nhỏ, sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động... Vì vậy sản xuất nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro từ thời tiết bất lợi, dịch bệnh, chi phí đầu vào không ổn định, biến động TT… Những rủi ro từ dịch bệnh, thiên tai gây thua lỗ sản xuất sẽ khiến nông dân không mạo hiểm đầu tư vào những mô hình, công nghệ sản xuất hiện đại mà trung thành với những cây trồng, vật nuôi truyền thống vốn có giá trị lợi nhuận thấp. 58 58 4.3.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động bảo hiểm nông nghiệp ở Việt nam còn hạn chế. Quản lý rủi ro trong hoạt dộng BHNN được coi là hoạt động khó nhất trong chiến lược phát triển TT BH tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ này. BHNN chưa phát triển được một phần là do hiện nay chưa có một phương pháp đánh giá nào chính xác giúp DN BH đánh giá rủi ro và phân định thiệt hại một cách khách quan. Muốn BH được một sản phẩm thì nhà BH phải quản lý được rủi ro. Đối với vật nuôi, cây trồng, ngoài việc tác động của thời tiết thì phụ thuộc rất nhiều ở người chăn nuôi, trồng trọt. Cụ thể: nuôi trâu bò phải có quy mô và theo các quy trình khoa học, được tiêm phòng. Trong khi đó, nông dân Việt Nam chăn nuôi không theo một quy trình nào cả, thả rông trên núi, không có chuồng trại, không có chế độ cho ăn uống theo định lượng…thì DN không thể quản lý được. Do đặc thù của ngành, BH trong nông nghiệp không thể BH tràn lan mà phải có điều kiện: đảm bảo cho DN BH không thua lỗ, nông dân khi bị mất mùa, thiên tai... được bảo hộ một cách xứng đáng. Tuy nhiên, cái khó là nông dân sản xuất manh mún, thực hiện quy trình canh tác không đúng và rủi ro chính là do nông dân tạo ra, nếu hỏng bắt đền ai kiểm soát được, ai giám sát quy trình kỹ thuật, ai đánh giá thiệt hại? Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho DN BH. Do vậy, cần chuẩn bị các điều kiện, quy định rõ đối tượng nào được BH, sản xuất gì, sản xuất hàng hoá lớn, đúng quy trình kỹ thuật. về giám sát, kiểm tra minh bạch về tài chính, chế tài xử phạt khi nông dân vi phạm? Nếu DN và nông dân không đảm bảo lợi ích ngang nhau bằng luật pháp thì khi xảy ra rủi ro xử lý rất khó. BHNN còn bị chi phối bởi sự khác biệt về mặt địa hình: nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, địa hình chênh lệch cao thường ít xảy ra thiên tai, tai nạn nên nhu cầu BH thấp và ngược lại, chỉ có nơi thường gặp thiên tai, tai nạn thì rất cần có BH. Thêm vào đó, nghiệp vụ BH bị chi phối bởi các kỹ thuật BH. Trong ngành Nông nghiệp Việt Nam, các kỹ thuật BH của DN gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động triển khai: 59 59 -Thứ nhất, không BH thảm họa và BH tổn thất thiệt hại khi phải thực hiện mệnh lệnh của chính quyền địa phương vì vậy việc tiêu hủy gia súc, gia cầm, cây trồng khi phát sinh dịch thì thiệt hại do tiêu hủy thuộc nguồn vốn ngân sách tài trợ. -Thứ hai, tổn thất trong sản xuất nông nghiệp có thể là tổng hợp của nhiều rủi ro xảy ra trong cùng một mùa vụ nuôi trồng: hạn hán, sâu bệnh, giá rét, gió nóng, ngập úng… không thể xác định được mỗi rủi ro gây thiệt hại tổn thất là bao nhiêu. Vì vậy BHNN phải là BH mọi rủi ro. -Thứ ba, DN BH muốn chấp nhận BH thì phải xác định được rủi ro và quản lý được rủi ro. Những trường hợp cố ý hay không tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất nông nghiệp gây ra tổn thật thì thuộc về loại trừ BH. Ví dụ: trâu bò chết trên núi hoặc đang cày bị chết do kiệt sức, tiêm thuốc không đúng hoặc quá liều, suy dinh dưỡng, ký sinh trùng… Như vậy, với cách chăn nuôi và trồng trọt manh mún hiện nay thì DN rõ ràng là không mặn mà với BHNN. Ngược lại, đã có một số sản phẩm BH thì người dân cũng không đủ điều kiện để tham gia. Đấy là chưa nói đến do tính rủi ro cao, quản lý khó nên phí BHNN thường rất cao mà với mức sống hiện nay của nông dân Việt Nam khó mà kham nổi. Ví dụ, con trâu trị giá 10 triệu đồng nhưng phí BH hàng năm phải đóng là 2 triệu đồng thì người nông dân có thể gánh chịu được không? DN kinh doanh BH muốn thành công, ngoài định hướng chiến lược đúng đắn còn phải quản lý được mức độ rủi ro. Đối với vật nuôi, cây trồng, bên cạnh yếu tố chuồng trại, kỹ thuật... thì vấn đề thời tiết cũng tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây, con. Điều đáng nói là khi cây trồng, vật nuôi đã được BH, sự khắc nghiệt này không còn là nỗi lo với nông dân, khiến họ lơ là trong việc bảo quản, chăm sóc tài sản của mình. 4.3.3 Thị trường tái bảo hiểm chưa phát triển mạnh Đứng sau BHNN phải có ngành tái BH, nhưng TT nhận tái BHNN chưa phát triển mạnh.Tái BH là một loại nghiệp vụ mà người BH sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được BH cho người BH khác, trên cơ sở nhượng lại cho người BH đó một phần chi phí BH thông qua hợp đồng tái BH.Thực tế tái BH được 60 60 hình thành trên cơ sở BH gốc nên nó luôn gắn liền với nghiệp vụ BH gốc. Người ta thường nói "tái BH chính là BH cho các nhà BH" bởi những tổn thất mà các công ty BH phải gánh chịu đã được dàn trải ra. Ưu điểm: Tạo tâm lý an toàn cho các công ty BH, cân bằng các dịch vụ BH, bảo vệ các dịch vụ đó khỏi ảnh hưởng của các sự cố lớn có tính thảm họa, đảm bảo tài chính cho các công ty BH. Nhược điểm: Ở mặt khác, tái BH có liên quan tới việc chuyển nhượng một phần, thậm chí là phần lớn chi phí BH cho công ty tái BH. Do đó, tái BH có thể làm tăng hoặc giảm một cách đáng kể các chỉ tiêu tài chính của công ty BH. Chính vì TT BHNN đã gặp rất nhiều rủi ro, cho nên tái BH sẽ còn mang lại nhiều rủi ro hơn nữa cho các tổ chức BH. Thêm nữa, để thực hiện tái BH sẽ đòi hỏi một mức phí lớn hơn- một điều rất khó cho nông dân Việt Nam vốn đã rất nghèo. 4.3.4 Trình độ và nhận thức người dân chưa cao Sở dĩ BHNN đã thất thế ở TT Việt Nam thời gian qua là do người dân ở nhiều địa phương chưa có thói quen tham gia BH. Nhiều người còn chưa thực sự tin tưởng, chưa có nhận thức đầy đủ về lợi ích, vai trò của BH trong việc duy trì ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh... Điều này một phần xuất phát từ việc tuyên truyền về BH và sản phẩm BH còn yếu. Điều kiện kinh tế XH tại một số địa phương, đặc biệt là những vùng xa, vùng sâu, vùng chịu nhiều thiên tai còn thấp, nhiều hộ gia đình không đủ khả năng tài chính để tham gia BH, mặc dù phí BH đã được tính ở mức khá thấp. Mạng lưới cung cấp dịch vụ BHNN còn chưa phủ kín địa bàn, chưa vươn đến những nơi có nhu cầu. Có một nghịch lý là những người dân sinh sống tại các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai có thể sẵn sàng và tự nguyện tham gia BH thì các DN lại có vẻ không mặn mà với họ. Mặt khác, do những đặc thù của sản xuất nông nghiệp, chi phí cho bán BH lớn, việc kiểm tra, giám định tổn thất và bồi thường gặp khó khăn, trong khi hoa hồng lại thấp so với số phí BH thu được... nên không thực sự hấp dẫn đối 61 61 với DN BH. Nếu tăng phí BH tương ứng với rủi ro thì người dân không có khả năng tham gia; còn nếu giữ phí BH ở mức thấp thì không đảm bảo khả năng tài chính. Một trở ngại nữa là việc giải quyết bồi thường BH còn chậm, thủ tục còn phiền hà, gây nhiều khó khăn cho người tham gia BH. Việc thiết kế sản phẩm BH chưa phù hợp với điều kiện dân trí, nhiều điều khoản BH còn phức tạp, dễ dẫn đến nhầm lẫn, tranh chấp, nhất là khi đại lý không hoàn thành nghĩa vụ giải thích hợp đồng. a. Sự yếu kém về trình độ kỹ thuật và tổ chức kinh doanh trong nông nghiệp Nước ta là một nước đang phát triển và nền nông nghiệp vẫn còn khá lạc hậu so với nhiều nước trên thế giới. Sự lạc hậu này thể hiện ở cả trình độ kỹ thuật và trình độ tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Người nông dân của ta hiện nay vẫn chưa chú trọng đến sản xuất hàng hóa vì vậy, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được nhu cầu TT. Hầu hết nông dân vẫn sản xuất theo phong trào, thấy người khác trồng gì thì mình trồng nấy, hoặc chọn sản phẩm nông nghiệp để sản xuất theo cảm tính. Vì thế nên hay xảy ra tình trạng nông dân sản xuất một loại sản phẩm nông nghiệp mà không có kinh nghiệm chăm sóc, dẫn tới những rủi ro lớn như sâu bệnh, sự kém phát triển do sai khác về điều kiện khí hậu đặc trưng... Ngoài ra tâm lý sản xuất theo phong trào còn mang theo rủi ro dư thừa về sản phẩm nông nghiệp trên TT, các loại nông sản bị mất giá..., làm cho người nông dân dễ bị thiệt hại. Nông dân ta hiện nay phần lớn vẫn chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nên vẫn bị phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, do đó rủi ro mất mùa lại càng cao. Chính vì trình độ tổ chức sản xuất và kỹ thuật thấp mang như vậy nên BHNN có quá nhiều rủi ro, không hấp dẫn được các DN BH. Ngoài ra, người nông dân cũng chưa chủ động được kết quả kinh doanh, đầu ra không có hoặc không ổn định. Người nông dân mới chỉ chú trọng tới khâu sản xuất mà chưa chú trọng khâu tiêu thụ. Tình trạng được mùa mà không có đầu ra lại bị tư thương ép giá thường xuyên xảy ra. Điều này dẫn tới tâm lý cố gắng cắt giảm chi phí đầu vào của nông dân. Mà hiện nay người nông dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của BHNN nên họ không mặn mà. 62 62 Một vấn đề nữa là thu nhập của nhiều hộ nông dân hiện nay đa phần là thấp, nhiều hộ gia đình chưa đảm bảo điều kiện ăn no mặc ấm. Nhà nước lại chưa có các chính sách hỗ trợ nông dân về BHNN nên dù nhận thức được BH là cần thiết nhưng nông dân không đủ điều kiện tài chính để đóng BH. b. Vấn đề đạo đức kinh doanh của người nông dân Do trình độ nhận thức còn yếu kém, phần lớn nông dân không được phổ cập giáo dục đầy đủ, cho nên vấn đề đạo đức là rủi ro vô cùng lớn trong hoạt động BHNN ở Việt Nam. Trong cùng một thôn xã, người nông dân có nhiều quan hệ dòng họ, thông gia nên nếu có rủi ro đạo đức xảy ra trục lợi BH thì rất khó có thể phát hiện, phát giác. Loại hình BHNN đã tồn tại ở Việt Nam từ những năm 1980, nhưng kể từ khi các hợp tác xã, nông trường "tan rã", loại hình BHNN cũng dần biến mất. Sau đó, cũng có một vài DN định kinh doanh BHNN nhưng gặp phải nhiều khó khăn xuất phát từ TT và đối tượng mua BH. Điển hình nhất là trường hợp của Công ty Groupama (100% vốn của Pháp). Khi bắt đầu bước chân vào TT Việt Nam, Công ty này chỉ có phương châm kinh doanh duy nhất là BHNN. Nhưng đường lối đúng đắn đó đã không thể thành công bởi vấp phải quá nhiều rào cản khách quan từ việc tiếp cận đối tượng đến xử lý tình huống. Năm 2003, Công ty đặt yêu cầu BH cực thấp, ngay khi khách hàng chỉ BH một con bò cũng được chấp thuận. Tuy nhiên, sau hàng loạt sự kiện gia súc chết và được chuyên gia kiểm tra xác minh, nguyên nhân lại vì nông dân chăn nuôi không đúng cách, chuồng trại không đủ tiêu chuẩn và thức ăn không đảm bảo chất lượng, song Công ty vẫn phải bồi thường cho nông dân theo đúng hợp đồng. Nhận thấy rủi ro và nguy hiểm trong hoạt động kinh doanh, Groupama nâng mật độ đàn được BH tối thiểu phải là 3 con. Kể cả như thế thì việc kinh doanh vẫn hoàn toàn thất bại bởi mức phí BH thấp, khách hàng ít nhưng rủi ro lại thường xuyên xảy ra, đồng thời bồi thường lại cao gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với mức phí. Ví dụ, một con lợn nái Groupama chỉ yêu cầu đóng phí 60.000 đồng /năm, nhưng khi bồi thường vì lợn chết có thể lên tới hàng triệu đồng. Để giảm thiểu mức độ rủi ro, Groupama đã phải đăng ký kinh doanh 63 63 thêm các loại hình BH khác và nông nghiệp không còn được coi là mũi nhọn của Công ty này tại Việt Nam. DN kinh doanh BH muốn thành công, ngoài định hướng chiến lược đúng đắn còn phải quản lý được mức độ rủi ro. Đối với vật nuôi, cây trồng, bên cạnh yếu tố chuồng trại, kỹ thuật... thì vấn đề thời tiết cũng tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây, con. Điều đáng nói là khi cây trồng, vật nuôi đã được BH, sự khắc nghiệt này không còn là nỗi lo với nông dân, khiến họ lơ là trong việc bảo quản, chăm sóc tài sản của mình. Một khía cạnh đạo đức trong kinh doanh là uy tín, nhưng với đối tượng khách hàng nhỏ lẻ là nông dân, điều này gần như không được để ý đến. Bởi khách hàng BH nghĩ rằng mình là đối tượng được chăm sóc, chứ không có lập trường trên thực tế là bản thân cũng đang kinh doanh. Thêm một nguyên nhân để các DN BH không mặn mà với BHNN là sự hợp tác thiếu trung thực của người nông dân. Trước đây, khi BH Bảo Việt cung cấp dịch vụ BH cho gia súc, để đảm bảo đúng đối tượng, nhân viên đã cắt tai những con lợn được mua BH. Nhưng lại có trường hợp thấy hàng xóm có lợn bị chết bệnh, liền bảo họ cắt tai y như lợn nhà mình rồi đem sang đòi được trả BH, sau đó ăn chia với nhau. Hoặc như Công ty Groupama BH cho trâu bò, và gia cầm bằng cách đeo khuyên, nhưng gần như ngay sau đó, người ta làm nhái những chiếc vòng BH giống đến mức mắt thường không thể phân biệt nổi để đeo vào những con vật không mua BH. Nếu gia đình có 3 con bò, họ chỉ cần mua BH cho một con và lợi dụng sự quản lý của công ty BH với nền nông nghiệp manh mún để gian lận, nghiễm nhiên cả đàn bò được đóng BH như thường. Rủi ro này khiến nhân viên BH không thể lường trước, chỉ có thể xử lý bằng niềm tin hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp. Mặt khác, với những trường hợp như vậy, không những khó làm minh bạch mà hành lang pháp lý cũng không đề cập rõ ràng để xử lý. 4.3.5 Chưa có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước Như đã thấy ở trên, BHNN là một loại hình BH có rất nhiều rủi ro, phức tạp nhưng khả năng sinh lời thấp, trong khi đó nhận thức và ý thức của người nông dân còn thấp, dẫn 64 64 tới sự khó khăn trong triển khai loại hình BH này. Trên thế giới, BHNN không phải là dịch vụ kinh doanh phát triển, quốc gia nào muốn triển khai cũng có sự tài trợ rất lớn của nhà nước. Ở Mỹ mức hỗ trợ lên đến 50%, Philippines cũng áp dụng hình thức hỗ trợ từ nhà nước. Chính vì vậy cần có một sự hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với cả DN và người nông dân thông qua các đòn bẩy kinh tế và các chính sách tài chính trong nông nghiệp, nông thôn như chính sách tín dụng, đầu tư, khuyến nông. Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm với 60-70% do đó việc hỗ trợ nông dân trong sản xuất kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước ta. Từ trước đến nay, khi có thiên tai, mất mùa, Nhà nước đều phải hỗ trợ một phần thiệt hại cho nông dân. Ngân sách bỏ ra không phải là nhỏ nhưng hiệu quả mang lại thấp do cơ chế quản lý kém. Tuy nhiên, nếu Nhà nước hỗ trợ nông dân thông qua các chương trình BH sẽ vừa bảo vệ được nông dân, vừa phát huy tính chủ động của họ và giảm được chi phí bao cấp từ ngân sách. Theo đó, các DN BH sẽ đứng ra bán BH, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần chi phí BH và tiến hành tuyên truyền vận động mua BH thông qua hệ thống hành chính địa phương. Khi xảy ra tổn thất, Chính phủ sẽ đóng góp một phần hoặc toàn bộ chi phí bồi thường cho phần vượt quá trách nhiệm của DN BH. Thực ra, không chỉ riêng ở nước ta mà ở nhiều quốc gia khác, BHNN là một nghiệp vụ rất khó khăn. Chính phủ của nhiều nước đã phải can thiệp vào BHNN để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Theo một số chuyên gia, BHNN chỉ có thể thực hiện thành công khi nó trở thành một chính sách của Nhà nước. Các chính sách về BHNN cần gắn với chính sách tài chính đối với nông nghiệp, nông thôn để tạo ra được môi trường pháp lý thuận lợi thu hút các DN BH cũng như khuyến khích người nông dân tham gia BH. Có nhiều mô hình khác để thực thi BH cho nông nghiệp như khuyến khích các mô hình BH tương hỗ, dành độc quyền hay ưu tiên cấp giấy phép cho những DN BH chuyên cung cấp các dịch vụ BHNN, bắt buộc nông dân tham gia một số loại hình BH bắt buộc... Tuy nhiên, trong bất cứ mô hình nào, thì BHNN luôn cần vai trò hỗ trợ của Nhà nước, như vai trò một nhà BH cuối cùng để bảo vệ người dân trước mọi thảm họa. Ở 65 65 Việt Nam, một đất nước nông nghiệp luôn gánh chịu nhiều thảm họa, nông dân rất cần có được những phương thức bảo vệ như BH. Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước ta vẫn chưa có các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho hoạt động triển khai BHNN. Nông dân và các DN BH vẫn chưa có một cầu nối nào, một cơ chế nào để hỗ trợ, giảm bớt rủi ro. Đó là một trong những khó khăn rất lớn đối với quá trình triển khai BHNN ở nước ta. Tóm lại, việc thực hiện BHNN ở Việt Nam đã gặp phải những thất bại, tỉ lệ bồi thường rất lớn so với doanh thu, nhiều năm bồi thường vượt cả doanh thu. Sự thất bại trên có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do rủi ro cao của ngành sản xuất nông nghiệp, TT tái BH phát triển chưa mạnh, cơ chế quản lý rủi ro nông nghiệp trong BH còn kém, vấn đề về nhận thức chưa cao của người nông dân về BHNN và thiếu sự quan tâm hỗ trợ đúng mức của nhà nước ta. Để có thể phát triển được BHNN, các vấn đề trên cần phải được giải quyết trong cả ngắn hạn và dài hạn với các cơ chế quản lý hợp lý, hỗ trợ đúng mức và tuyên truyền cho người nông dân. 66 66 Chương III: Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam I. Định hướng phát triển TT BH nông nghiệp ở Việt Nam 1. Quan điểm của Nhà nước BHNN không phải là nghiệp vụ kinh doanh đơn thuần, mà là hoạt động mang tính XH cao cần có sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành và toàn XH. Kinh nghiệm cho thấy, BHNN là hoạt động phức tạp, tốn kém, khả năng sinh lời thấp, thậm chí còn rất dễ bị thua lỗ. Nói cách khác, khó có thể thực hiện được BHNN một cách thành công nếu không có sự trợ giúp của Nhà nước thông qua các đòn bẩy kinh tế. Ngoài ra, cũng cần gắn kết các chính sách tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như chính sách tín dụng, đầu tư, khuyến nông… để khuyến khích phát triển loại hình dịch vụ này. Chính phủ rất coi trọng vấn đề phát triển ổn định Nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân và đặc biệt coi BHNN là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tài chính phát triển nông thôn. BHNN sẽ không thành công nếu không có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các Bộ ban ngành.. Sự hỗ trợ từ phía nhà nước đã được thể chế hóa bằng các quy định pháp luật. Theo điều 4 Luật kinh doanh BH năm 2005: “ Nhà nước có chính sách phát triển TT BH Việt Nam, chính sách ưu đãi đối với các nghiệp vụ BH phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế- XH, đặc biệt là các chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.” Và mới đây nhất, trong Nghị quyết 24NĐ/CP ngày 28/10/2008 về chương trình hành động của Chính phủ có nêu rõ Bộ Tài chính sẽ chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế Hoạch và đầu tư triển khai đề án thí điểm BHNN, trình Chính Phủ quý II năm 2009. Như vậy, có thể thấy rằng Chính phủ đã tạo một hành lang pháp lý khá thuận lợi cho phát triển TT BH trong thời gian sắp tới. 67 67 2. Định hướng phát triển TT Hoạt động BHNN ở Việt Nam rất kém phát triển do thiếu sản phẩm phù hợp với người tham gia BH. Vì vậy, về phía Chính phủ, các Bộ Ban ngành cần kết hợp với nhau hoạch định chính sách, nghiên cứu đặc thù nông nghiệp, đưa ra các điều kiện để BHNN phát triển. Còn về phía HHBH và các DN kinh doanh BH tiến hành triển khai phát triển mô hình BH mới phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Về phía Chính phủ: trước đây khi gặp thiên tai, Chính phủ hỗ trợ một phần thiệt hai cho nông dân, tuy nhiên hiệu quả của công tác này còn hạn chế do nguồn Ngân sách nhà nước có hạn và không ổn định, phần bù đắp thiệt hại chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với thiệt hại xảy ra. Hơn nữa, việc hỗ trợ này chỉ giải quyết được những khó khăn trước mắt, gây ra tâm lý ỷ lại, làm cho người nông dân không thấy hết được trách nhiệm của mình, không chủ động xử lý trước khi thiên tai xảy ra. Do đó, trong tương lai gần, Nhà nước cần hoạch định lại việc sử dụng nguồn vốn ngân sách để hỗ trợ nông dân, phần ngân sách này không nên đổ hoàn toàn vào việc hỗ trợ thiệt hại cho người nông dân mà nó thích hợp hơn đối với việc trợ cấp phí BH. Tức là Nhà nước sẽ khuyến khích người nông dân mua BH bằng việc hỗ trợ cho họ một phần phí BH đồng thời cũng trọ giúp một phần ngân sách cho các DN BH nhằm thúc đẩy phát triển loại hình BH này. Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu đặc thù nông nghiệp, tiến hành thí điểm rồi từng bước mở rộng TT BHNN từ việc rút kinh nghiệm của Việt Nam và áp dụng có chọn lọc thành công của nước ngoài, sau đó mới triển khai rộng rãi. Đồng thời việc triển khai này vừa phải đảm bảo cho DN BH không thua lỗ, nông dân khi mất mùa, thiên tai thì được bảo hộ một cách xứng đáng. Để làm được điều này, cần phải chuẩn bị các điều kiện, quy định rõ đối tượng được BH và nên bắt đầu tiến hành từ các trang trại, các vùng sản xuất hàng hóa lớn đang làm xuất khẩu, đây là những đối tượng có đầu tư lớn, trình độ nhất định, quy mô sản xuất tương đối lớn, hướng sản xuất hàng hóa, sẵn sàng áp dụng kỹ thuật, tuân theo quy trình kỹ thuật tốt hơn, BH dễ kiểm soát hơn. 68 68 Với nguyên tắc BH là lấy số đông tham gia bù cho số ít bị rủi ro, thì trước đây khi còn tồn tại mô hình hợp tác xã nông nghiệp, việc triển khai loại hình BHNN là khá dễ dàng, tuy nhiên, nay nông dân đã theo cơ chế TT phải tự quyết định và chấp nhận rủi ro nhưng lại rất ít khi nghĩ đến BHNN. Vì vậy, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan ban ngành, các DN BH nên tiến hành một loại hình BH mới đó là BH chỉ số, BH mà mức bồi thường được tính toán dựa trên các chỉ số được xác định độc lập, khách quan phản ánh chính xác nhất mức độ tổn thất của người nông dân. Tuy nhiên để các định được các chỉ số này đòi hỏi phải có một nguồn số liệu đáng tin cậy, phải được tổng cục thống kê cập nhật đầy đủ. Do đó, trước mắt, Bộ nông nghiệp phải kết hợp với tổng cục thống kê để đưa ra những con số những thông tin chính xác. Để phát triển loại hình BH chỉ số ở Việt Nam, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức tài chính, các ngân hàng thương mại, vì đây là nơi cấp nguồn tín dụng lớn nhất cho nông dân, do đó khi có rủi ro xảy ra thì các tổ chức này cũng liên đới chịu một phần rủi ro khá lớn. Khi tham gia vào TT BH thì họ không chỉ là người cho vay các khoản tín dụng mà còn là nhà phân phối BHNN có hiêụ quả. Tuy nhiên, chủ trương và định hướng đã có nhưng việc áp dụng, bắt đầu làm từ đâu? Làm như thế nào? Thì vẫn còn bỏ ngỏ, để TT BHNN ở Việt Nam thực sự phát triển theo đúng nghĩa thì cần phải có sự kết hợp từ nhiều phía: Nhà nước, HHBH, DN bảo hiểm và người nông dân, đồng thời phải có sự học hỏi tiếp thu kinh nghiệm đã áp dụng thành công của các nước trên thế giới. II. Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam 1. Giải pháp về phía Nhà nước BHNN chỉ thực sự có thể thực hiện thành công khi nó trở thành một chính sách của Nhà nước. Bởi nó không chỉ dừng ở vấn đề lợi nhuận mà nó còn mang ý nghĩa XH thiết thực, sâu sắc, có tính ổn định, lâu dài Xây dựng những cơ chế quản lý kinh doanh BH và các chính sách hỗ trợ phí BH, đồng thời có chính sách ưu đãi cho Công ty BH hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như miễn thuế thu nhập trong những năm đầu, hỗ trợ DN trong những trường hợp thiên tai 69 69 mang tính thảm học trên diện rộng,hay khuyến khích các DN BH hiện đại hóa công nghệ quản lý kinh doanh, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ theo các chuẩn mực quốc tế, được thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước để quản lý lĩnh vực này,hoặc Nhà nước có thể trợ giúp DN chi phí đào tạo nguồn nhân lực để triển khai sản phẩm trên toàn quốc Vai trò quản lý của nhà nước thể hiện trong chính sách hỗ trợ, khuyến khích, định hướng cho nông dân chăn nuôi và trồng trọt theo một quy trình khoa học. Một mặt, nó giúp người nông dân tăng năng suất, hiệu quả kinh doanh, phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn, mặt khác giúp DN BH quản lý rủi ro tốt hơn. Đây cũng là một hình thức người nông dân chia sẻ rủi ro với DN. Triển khai thí điểm hình thức BH sau: DN BH sẽ đứng ra bán BH, khi xảy ra tổn thất Nhà nước sẽ đóng góp một phần hoặc toàn bộ chi phí bồi thường cho phần vượt quá trách nhiệm của DN BH. Thông thường được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt hoặc những tổn thất mang tính thảm hoạ như dịch bệnh, bão lụt….Trước đây, trong suốt một thời gian dài, dưới sự chỉ đạo của Nhà nước, Ngân hàng Agribank trở thành vai trò chủ chốt trong việc cho hàng triệu hộ nông dân vay vốn để sản xuất, song, lại chưa phân biệt được những rủi ro mà người dân có thể gặp phải. Do đó, khi gặp thiên tai, thảm họa, Agribank thường phải khoanh nợ, xóa nợ cho nông dân.Trên thực tế, Agribank đã hoạt động như một DN BHNN, nhưng phí trả cho rủi ro mà thiên tai gây ra lại được Chính phủ hỗ trợ từ nguồn ngân sách, thay vì do nông dân đóng. Điều này không tạo ra động lực để các hộ dân ứng xử chủ động và có kế hoạch đối với những rủi ro mà họ có thể gặp phải trong tương lai. Hiện nay, việc thành lập công ty Cổ phần BH nông nghiệp ABIC đã phần nào giảm được sự ỉ lại vào Nhà nước tuy nhiên, vẫn còn rất ít hoặc hầu như chưa có các sản phẩm nông nghiệp. Mà phần lớn những rủi ro tổn thất lớn của về BHNN mà DN phải chịu vẫn do ngân sách nhà nước chi trả dẫn đến sự thụ động, ỷ lại của DN vào nhà nước về lĩnh vực này. 70 70 Bảng 8- Ví dụ về một cơ chế chia sẻ rủi ro trong BHNN: Tỷ lệ tổn thất so với phí BH 200% và cao hơn Chính phủ chi trả tổn thất ( Ví dụ 50% từ NS trung ương, 50% từ ngân sách địa phương) Tỷ lệ tổn thất so với phí BH 110%- - 200% Tái BH và các công cụ chuyển giao rủi ro khác chi trả tổn thất Tỷ lệ tổn thất so với phí BH 75% - 110% Dùng dự trữ và vay tín dụng chi trả tổn thất Tỷ lệ tổn thất so với phí BH 15% - 75% Dùng phí BH chi trả tổn thất Tỷ lệ tổn thất so với phí BH 0 – 15% Không chi trả, nông dân tự chịu ( Nguồn: Đề xuất của ông Phạm Xuân Hoan - Cục Quản lý Giám sát BH, Bộ Tài chính - dựa trên đề xuất của World Bank cho Trung Quốc và Mongolia) Tinh thần của cơ chế này: Chính phủ hỗ trợ, người dân tham gia và DN thực hiên. Theo mô hình trên, Chính phủ sẽ chịu trách nhiêm hoàn toàn phần tổn thất vượt trên 200% phí BH. Đối với những năm thiên tai, dịch họa trầm trọng trên diện rộng thì phần trách nhiệm này sẽ là cực kỳ lớn. Để có nguồn lực ổn định cho khoản trợ cấp này, Chính phủ có thể nghiên cứu phát hành trách phiếu thiên tai (CAT bond), theo đó những năm không có thiên tai, dịch họa lớn, tổn thất nhỏ thì các trái phiếu này được trả gốc và lãi suất cao, những năm có thiên tai, dịch họa nghiêm trọng và tổn thất nông nghiệp cao thì nhà đầu tư trái phiếu không được trả lãi, thậm chí không được trả cả gốc. Từ kinh phí hỗ trợ cho nông nghiệp, Nhà nước hỗ trợ một phần phí BH cho người tham gia BH, trong đó ưu tiên những đối tượng chính sách, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống tại những vùng có nhiều thiên tai. Để đảm bảo tính chặt chẽ cần có sự 71 71 phối hợp giữa các cơ quan trong việc xác định những đối tượng được hỗ trợ, phương thức hỗ trợ, mức hỗ trợ, đảm bảo đúng người, đúng quyền lợi. Khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có phương pháp tốt cho nhận thức của nhân dân địa phương về BH bởi vì nền sản xuất nông nghiệp của nước ta còn nhỏ lể và manh mún nên rất cần sự tuyên truyền sâu rộng làm thay đổi nhận thức của người dân về BHNN. Phải chứng minh được BHNN là quyền lợi( một mặt nào đó là nghĩa vụ) của nông dân. Như là: Yêu cầu các hộ nông dân vay vốn của Nhà nước để sản xuất phải tham gia BH tại một hoặc một số DN BH do Nhà nước chỉ định, nhằm bảo vệ cho chính mình và đảm bảo an toàn đối với đồng vốn vay, thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên việc hoàn trả phí tổn khi xảy ra sự cố cũng phải có giá trị tương đương với giá trị thực tế nhằm tạo động lực thu hút các đối tượng tham gia mua BH. Mặt khác chính phủ cũng cần xây dựng tiêu chí các hộ nông dân đủ tiêu chuẩn và quy định bắt buộc các hộ nông dân này phải tham gia BH, để đảm bảo dù họ không vay tiền của Nhà nước thì vẫn phải mua BHNN cho cây trồng và vật nuôi của mình. Hơn nữa,cần có sự đồng thuận thực hiện của hệ thống chính trị các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, hội nông dân, phụ nữ, thanh niên để tuyên truyền vận động nông dân tham gia BH, nhất là những địa bàn còn gặp khó khăn về kinh tế hay xảy ra thiên tai, tai nạn sao cho thu hút được gần như hầu hết bộ ngành địa phương tham gia BH. Họ sẽ là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực này để nông dân cảm thấy thực sự tin tưởng và mua BHNN. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chỉ đạo và có chính sách khuyến khích các cơ quan, đơn vị tổ chức trong ngành đưa nhanh giống mới, kỹ thuật mới đến với người nông dân. Thường xuyên chú trọng đến biện pháp phòng chống thiên tai củng cố đê, kè chống lũ, phát triển công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, đảm bảo thấp nhất rủi ro có thể xảy ra cho toàn ngành nông nghiệp 2. Giải pháp về phía hiệp hội bảo hiểm. 72 72 Kiến nghị các chính sách phù hợp với BHNN lên Chính phủ để trợ giúp cho các DN có thể hoàn thành tốt hơn các mục tiêu của mình. Đồng thời hỗ trợ nhà nước đưa ra các quyết định trợ giúp để đảm bảo quyền lợi cho người dân HHBH là đầu mối liên kết các DN BH trong nước với nhau để có thể trợ giúp cho nhau trong quá trình hoạt động. Đồng thời cũng là cầu nối giữa các DN BH trong nước và nước ngoài, là đầu mối cung cấp các thông tin đầy đủ và cần thiết cho các DN nước ngoài có thể đầu tư vào các lĩnh vực mà các DN Việt Nam còn thiếu và yếu. Mà lĩnh vực còn đang thiếu trầm trọng hiện nay là lĩnh vực BHNN, tuy không mới( đã có ở Việt Nam từ năm 1992) nhưng chưa thực sự có DN nào đứng vững được trong lĩnh vực BHNN này quá lâu.Chính vì vậy HHBH có thể nghiên cứu TT trong nước, đồng thời nghiên cứu những thành tựu mà nước ngoài trong lĩnh vực này đã đạt được để có thể rút ra được những bài học cho các DN trong nước cũng như nước ngoài có thể đầu tư vào lĩnh vực BHNN ở Việt Nam một cách bền vững nhất. HHBH, với uy tín và khả năng của mình, là nơi tập hợp những của ngành BH có thể xây dụng các quy trình triển khai BHNN sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nước ta hiện nay. 3. Giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm Với ngành BHNN, DN BH cần đa dạng hoá sản phẩm, nghiên cứu, ứng dụng sản phẩm mới phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Cần phân đoạn TT BHNN Việt Nam thành 3 đối tượng lớn, là hộ nông dân nghèo, hộ nông dân nhỏ lể, và hộ sản xuất lớn với những nhu cầu BH khác nhau. Nếu mục tiêu của BHNN là cung cấp một kênh chia sẻ rủi ro có hiệu quả, thì BH đa hiểm họa, chỉ nên tập trung vào đối tượng là các hộ sản xuất lớn. Hai đối tượng còn lại ( hộ nông dân nghèo, hộ nông dân nhỏ lẻ), do mang tính chất nhỏ lể manh mún, với số lượng lớn,nhưng thực sự lại ít có khả năng mua BH, hoặc nếu mua thì chi trả các khoản phí BH rất thấp nên áp dụng các hình thức BH đơn hiểm họa, BH theo chỉ số. 73 73 Các DN BH cần đưa ra mức khấu trừ (5% - 10%) và tỉ lệ bồi thường (70% - 80%) một cách hợp lý tùy theo từng loại cây trồng, vật nuôi để người nông dân cùng gánh trách nhiệm, không ỷ lại vào BH khi có thêm thiên tai, tai nạn chủ động đề phòng hạn chế tổn thất (tát nước khi bắt đầu có hạn, phun thuốc khi bắt đầu có sâu bệnh) và thực hiện sự chỉ đạo hướng dẫn của DN BH khi những rủi ro trên xảy ra, ngăn chặn không để thiệt hại phát sinh thêm. Các DN BH nên tiếp xúc và hợp tác với các DN chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như: các công ty sản xuất lương thực thực phẩm trong nước, các đơn vị xuất nhập khẩu nông sản, hay hệ thống các siêu thị trên toàn quốc; tức là tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp mà DN BH.Có đẩu ra cho sản phẩm tốt sẽ trói người nông dân vào quy trình trồng trọt, chăn nuôi đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật do nhà tiêu thụ sản phẩm quy định. Và quy trình sản xuất khoa học như vậy cũng sẽ làm giảm thiểu được phần nào rủi ro cho người nông dân.Ví dụ như DN BH liên kết với chuỗi cửa hàng KFC, BBQ để cung cấp thịt gà, khoai tây đạt chất lượng cho cửa hàng. Hay các DN BH liên kết với hệ thống siêu thị để cung cấp rau quả sạch. Đặc biệt, các Công ty BH cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn về nông nghiệp như các viện nghiên cứu, kinh doanh cây con để họ chuyển giao cũng như trợ giúp, giám sát người dân thực hiện qui trình kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra. Với sự trợ giúp của chính phủ để tất cả các ban ngành có thể vào cuộc tuyên truyền cho BHNN thì các DN cần đặt đại lý của mình ở đó để quảng cáo, tuyên truyền cụ thể hơn về các sản phẩm BHNN của mình để người dân tin và mua BH. Các đại lý đó chính là các cán bộ khuyến nông, cán bộ hội nông dân, cán bộ cơ sở phụ nữ, những người nông dân làm giàu giỏi đã tham gia BH, và cả ở các viện nghiên cứu cây trồng vật nuôi ở địa phương….Đây là một mô hình đã thực hiện rất tốt ở Philipines. 4. Giải pháp về phía người nông dân Cần nhận thức rõ ràng về việc làm thế nào để giảm thiểu tối đa rủi ro. 74 74 Nông dân cũng phải chia sẻ rủi ro với DN, cố gắng bằng mọi cách để làm giảm thiểu tối đa rủi ro. Như là tham gia các lớp khóa học bồi dưỡng về cây trồng và vật nuôi mà mình muốn phát triển, đi tham khảo những kinh nghiệm của những người đã làm giầu bằng cây trông vật nuôi ấy như thế nào. Với sự trợ giúp của các viện nghiên cứu cây trồng và vật nuôi quốc gia, cùng với các giáo sư nông nghiệp và kinh nghiệp của người đi trước, thực sự những người nông dân muốn bắt đầu nuôi trồng một loại cây, một loại vật nuôi nào đấy đều có thể thành công sớm, giảm thiểu rất nhiều những thiệt hại không đáng có. Tóm lại, để thị trường bảo hiểm nông nghiệp thực sự phát triển được ở Việt Nam thì cần có sự kết hợp từ nhiều phía, sự chỉ đạo và hỗ trợ từ các bộ, ban, ngành của Chính phủ, sự phối hợp thực hiện giữa hiệp hội bảo hiểm, doanh nghiệp và đặc biệt là sự hưởng ứng tham gia của người nông dân. Các bên phải có sự phối hợp chặt chẽ, có định hướng rõ ràng, đưa ra những quy trình kỹ thuật đúng đắn và thích hợp dựa trên những nghiên cứu và kinh nghiệm thành công của nước ngoài, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, rõ ràng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp triển khai rộng rãi và tạo điều kiện cho người nông dân tham gia nhằm giảm thiểu rủi ro. Làm được như vậy thì dịch vụ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nông nghiệp nói riêng mới thực sự phát triển ở Việt Nam. 75 75 Kết luận Bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn là một khái niệm khá xa vời với nông dân Việt Nam và trên thực tế thì việc triển khai loại hình dịch vụ này còn gặp rất nhiều khó khăn. BHNN là vấn đề nan giải trong quản lý nông nghiệp hiệu quả ở nước ta, thị trường BHNN ở Việt nam vẫn chưa phát triển là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu vẫn là dịch vụ bảo hiểm chưa đa dạng, chưa thích hợp, còn nhiều áp đặt và thường gây khó khăn cho người tham gia, đặc biệt là vẫn chưa xác định được mục tiêu của BHNN. Để BHNN thực sự phát triển ở Việt Nam thì cần phải có sự kết hợp của nhiều phía, sự hỗ trợ mang tính bền vững, có định hướng của Chính Phủ; sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm và đặc biệt là sự chủ động tham gia tích cực của người nông dân. Qua nghiên cứu cho thấy rất nhiều nước đã rất thành công với loại hình bảo hiểm vi mô – bảo hiểm theo chỉ số, ưu điểm của loại hình bảo hiểm này là tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, giám sát, được thiết kế phù hợp với những người có thu nhập thấp nên tiền phí hàng năm là không cao, hướng đến khách hàng tiềm năng với khung pháp lý phù hợp để triển khai sản phẩm cụ thể: bảo hiểm theo chỉ số hạn hán, lũ lụt, sản lượng...Điểm khác biệt giữa bảo hiểm theo hình thức này và bảo hiểm truyền thống đó là công ty bảo hiểm không dựa vào thiệt hại thực tế mà dựa vào mức phí thu ban đầu cộng với sự thay đổi khách quan của thời tiết để đền bù. Hiện nay, Bộ No&PTNT Việt Nam đang có đề án trình Chính Phủ về việc thí điểm loại hình bảo hiểm mới này, tuy nhiên bảo hiểm theo chỉ số lại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, đây thực sự là khó khăn cho Việt Nam khi áp dụng loại hình dịch vụ này. Trong tương lai gần, Chính phủ, doanh nghiệp, hiệp hội bảo hiểm và người nông dân cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để có thể triển khai hiệu quả mô hình này. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, lạm phát càng gia tăng, thì cách hiệu quả nhất để kiềm chế là ổn định nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, lấy nông nghiệp là bản lề trong chính sách tăng trưởng kinh tế, điều này làm cho BHNN là cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. 76 76 Danh mục tài liệu tham khảo 1. TS. Đào Văn Hùng (2005), “Phát triển bảo hiểm nông nghiệp dựa trên phương pháp chỉ số ở Việt Nam thông qua kết nối với các tổ chức tài chính”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (102) 2. Báo cáo đánh giá về Bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam 2009 3. Bài tham luận Hội thảo quốc tế: Thị trường Bảo hiểm Việt Nam sau một năm gia nhập WTO với chủ đề:” Bảo hiểm tín dụng nông nghiệp – hướng đi mới trong việc phát triển sản phẩm bảo hiểm phục vụ nông nghiệp, nông dân và phát triển nông thôn” của Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp (ABIC)- Tháng 7/2008 Hà Nội 4. Thomas Dufhuesa, Ute Lemkeb and Isabel Fischera (2004), “New ways for rural finance? Livestock insurance schemes in Vietnam”, Conference on International Agricultural Research for Development, Berlin, October 5-7/2004 5. Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2009), “Bảo hiểm nông nghiệp- Những vấn đề nóng bỏng” 6. Phạm Xuân Hoan, Cục quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính (2009), “ Bảo hiểm nông nghiệp nước ngoài- Kinh nghiệm và một số khuyến nghị cho Việt Nam” 7. Trang web của Tổng cục thống kê 8. Trang web của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 9. Tạp chí Thị trường Bảo hiểm- Tái bảo hiểm Việt Nam- VINARE

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan