Đề tài Thực tập tổng hợp tại Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)

Từng bước điều chỉnh phạm vi, đối tượng được hưởng tín dụng ưu đãi, hình thức và thời hạn hỗ trợ theo lộ trình hội nhập đảm bảo hỗ trợ có hiệu quả phục vụ mục tiêu tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ để hỗ trợ được nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa của các nhà đầu tư, chuyển dàn tư ưư đãi về lãi suất sang ưu đãi về điều kiện được hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời hạn hỗ trợ • Tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo mô hình Ngân hàng chính sách, là công cụ của Chính phủ để hỗ trợ đầu tư và xuất khẩu theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ Với phương hướng đổi mới tín dụng đầu tư của Nhà nước được đề xuất nêu trên, VDB đã được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển ( được thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ ) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

doc47 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2363 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tổng hợp tại Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HPTVN ban hành. Đôn đốc các chủ đầu tư trả nợ gốc, lãi, đối chiếu số liệu, lập quyết toán niên độ, quyết toán dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng và nhận xét quyết toán theo quy định. Phối hợp với Phòng Thẩm định thực hiện công tác xử lý rủi ro các dự án( Do phòng quản lý)vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. 2.3. PHÒNG KIỂM TRA A/ Công tác kiểm tra nội bộ: 1. Thực hiện giám sát và kiểm tra trực tiếp tại các phòng nghiệp thược SGDI theo chương trình, kế hoạch được duyệt. 2. Báo cáo Giám đốc kết quả kiểm tra, giám sát và đưa ra những đề xuất, kiến nghị biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro, khắc phục những sai sót, vi phạm đã được phát hiện qua giám sát hoạt động và kiểm tra trực tiếp. 3.Xem xét trình Giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Giao dịch I theo quy định của pháp luật. 4. Đề xuất, tham gia ý kiến với các văn bản của các cơ quan Nhà nước có liên quan và Ngân hàng Phát triển Việt Nam về cơ chế chính sách chế độ và các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 5. Giám sát và kiểm tra việc thực hiện tự kiểm tra theo đúng các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động tại các phòng nghiệp vụ thuộc Sở Giao dịch I. 6.Phối hợp Phòng KH – NV xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng nghiêpj vục ho đội ngũ cán bộ kiểm tra nội bộ Sở Giao dịch I. B/ Công tác pháp chế: 1. Giúp Giám đốc triển khai công tác Pháp chế trong toàn cơ quan; quản lí thống nhất theo pháp luật và quy định của Ngân hàng Phát triển Việt nam về xây dựng và ban hành văn bản, hướng dẫn nghiệp vụ, thẩm tra hoặc tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ và các văn bản khác có kiên quan trực tiếp đến hoạt động nghiệp vụ ytaij SGDI của các phòng dự thảo theo quy định của Giám đốc SGDI trước khi trình ký ban hành. 2. Chủ trì hoặc tham gia với các đơn vị liên quan trong việc tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp quy doc ác bộ, hoặc các ngành địa phương gửi lấy ý kiến. 3. Chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan tổ chức rà soát và hệ thống hóa các văn bản hướng dẫn các nghiệp vụ có liên quan đến lĩnh vực quản lý, hoạt động của SGDI; kiến nghị với Giám đốc SGDI những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp. 4. Là đầu mối giúp Giám đốc SGDI thực hiện việc việc lưu trữ các văn bản chế độ chung. 2.4. PHÒNG HÀNH CHÍNH - QUẢN LÝ NHÂN SỰ 1. Xây dựng nội quy, quy chế làm việc trình Giám đốc ký ban hành. Đôn đốc, kiểm soát và nhắc nhở các phong và cán bộ viên chức thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan đề ra.. 2. Tổ chức công tác phục vụ hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết, các cuộc họp và làm việc của lãnh đạo Sở với các cơ quan cấp trên, các ban ngành địa phương và khách hàng. 4. Tổ chức và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại cơ quan theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và Ngân hàng phát triển Việt Nam; chịu trách nhiệm chính về thể thức và kỹ thuật trình bày các văn bản do Sở giao dịch I ban hành; quản lý việc sử dụng con dấu của Sở Giao dịch I theo quy định hiện hành. 6. Quản lý, tổ chức công tác in ấn và phát hành tài liệu phục vụ cho các hoạt động của Sở Giao dịch I. B. Công tác tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự , đào tạo và lao động tiền lương: 1. Tham mưu giúp Giám đốc xây dựng tổ chức bộ máy, định mức lao động, biênc hế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ trình Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển phê duyệt, nhiệm vị và quyền hạn của các Phòng trình Giám đốc Sở ban hành. 2. Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý nhân sự theo quy định phân cấp của Tổng Giám đốc: tuyển dụng, đánh giá nhận xét, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng, bổ nhiệm, chế độ tiền lương, các chế độ,c hính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ BHXH đối với cán bộ. 3. Tham mưu giúp Giám đốc trong tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của Sở Giao dịch I, thực hiện nhiệm vụ thư ký của hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật của cơ quan. 4. Phối hợp với các phòng thực hiện chế độ nghỉ phép, chế độ nghỉ làm việc(ốm đau, nghỉ việc riêng …) và quản lý việc nghỉ phép của cán bộ viên chức trong cơ quan theo quy định của Nhà nước và của Giám đốc Sở Giao dịch I. 2.5. PHÒNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 1. Hướng dẫn cac đơn vị vay vốn tín dụng xuất khẩu về điều kiện, thủ tục vay và trả nợ vay. 2. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn tín dụng xuất khẩu, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay vảu các đơn vị. Thẩm định và trình Giám đốc Sở giao dịch I bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối cho vay (đối với các hồ sơ thuộc thẩm quyền theo phân cấp) hoặc báo cáo Giám đốc để trình NHPTVN (đối với các hồ sơ không thuộc thẩm quyền theo phan cấp). 3. Thực hiện việc soạn thảo văn bản hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, hợp dồng bảo lãnh và các hợp đồng khác có liên quan trình Giám đốc Sở Giám Giao dịch I để ký kết với các doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu hoặc soạn thảo văn bản từ chối cho vay đối với các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn thưo quy định trình Giám đốc phê duyệt. 4. Thực hiện việc cho vay, thu hồi nợ vay (gốc, lãi), theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay, trả nợ vay của các đơn vị vay vốn. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Ngân hàng Thương mại (Bảo lãnh Tín dụng xuất khẩu) đối với nhà nhập khẩu ( Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng), đề xuất với Giám đốc biện pháp và thực hiện các thủ tục trình tự xử lý nợ vay theo quy định hiện hành. 2.6. PHÒNG TÍN DỤNG 2 1. Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiên cứu trình Giám đốc Sở Giao dịch I các văn bản tham gia ý kiến với Ngân hàng phát triển Việt Nam, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế chính sách quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, cho vay đầu tư dự án ra nước ngoài và các cơ chế chính sách có liên quan theo yêu cầu của Giám đốc Sở Giao dịch I; phối hợp với các phòng tham gia ý kiến xây dựng quy trình nghiệp vụ quản lý vốn tín dụng ĐTPT của chế độ, chính sách về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, cho vay đầu tư dự án ra nước ngoài, cấp phát, cho vay vốn nhận ủy thác đã được Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành. 2. Tiếp nhận hồ sơ các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, các dự án hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư của Nhà nước. Phối hợp với phòng có liên quan tham gia thẩm định các dự án bảo lãnh TDĐT, vay vốn tín dụng đầu tư đẻ đầu tư để đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài. 3. Phối hợp với phòng Kế hoạch nguồn vốn trong việc tổng hợp nhu cầu vay vốn trong việc tổng hợp nhu cầu vay vốn tín dụng ĐT, nhu cầu bảo lãnh tín dụng đầu tư, nhu cầu hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của các dự án, lập kế hoạch cho vay đầu tư, kế hoạch bảo lãnh tín dụng đầu tư, kế hoạc bảo lãnh tín dụng sau đầu tư và lập kế hoạch thu nợ (gốc + lãi) hàng năm đối với các dự án. 4. Phối hợp với Phòng tài chính Kế toán hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản theo quy định hiện hành của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đồng thờigiải ngân vốn cho vay đầu tư, cấp hỗ trợ SĐT cho dự án hàng năm. 5. Soạn thảo trình Giám đốc ký kết: hợ đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay và các hợp đồng bảo đảm tiền vay khác, hợp đồng hỗ trợ lãi suất đầu tư, hợp đồng bảo lãnh tín dụng với các chủ đầu tư. 6. Thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay, theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay, trả nợ vay các dự án tín dụng đầu tư, các dự án vay vốn tạm thời nhàn rỗi( nếu có). Theo dõi, kiểm tra quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn để phục vụ cong tác quản lý theo quy định hiện hành. Thực hiện việc bảo lãnh tín dụng đầu tư và cấp hỗ trợ SĐT, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng thươnmg mại của đơn vị được bảo lãnh; theo dõi, kiểm tra tài sản được howx trợ sau đầu tư. 7. Trình Giám đốc thanh lý các HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay khi đơn vị vay vốn đã hoàn thành việc trả nợ gốc và lãi vay, thanh lý HĐHTSĐT khi kết thúc cấp hỗ trợ, thanh lý HĐBL khi kết thúc bảo lãnh. 8. Thực hiện việc báo cáo, thống kê định kỳ, đột xuất, báo cáo quyết toán (các phần có liên quan), chịu trách nhiệm tính chính xác các số liệu của báo cáo, phân tích đánh giá tình hình thực hiện công tác tín dụng đầu tư. Nhận xét, đánh giá hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước theo quy định hiện hành. 2.7. PHÒNG KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN 1. Công tác kế hoạch báo cáo thống kê và tổng hợp. - Giúp Giám đốc Sở Giao dịch I tham gia, đóng góp ý kiến trong việc xây dựng cơ chế, chính sách về kế hoạch, báo cáo thống kê tổng hợp của ngành, tham mưu giúp Giám đốc nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác kế hoạch hóa, báo cáo thống kê, tổng hợp để tổ chức thực hiện. - Chủ trì, phối hợp với các phòng thuộc Sở trong việc lập và tổng hợp kế hoạch tín dụng ĐTPT của Nhà nước hàng năm ( các dự án do Sở Giao dịch I quản lý) theo từng hình thức (cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ LSSĐT…) theo cơ cấu ngành, vùng lập và tổng hợp kế hoạch về tínn dụng xuất khẩu, cho vay vốn ODA, thu chi tài chính,… và các nghiệp vụ khác có liên quan và báo cáo Ngân hàng Phát triển Việt Nam. - Tổng hợp , phân tích báo cáo định kỳ, hoặc đột xuất theo quy định về các mặt hoạt động nghiệp vụ tín dụng ĐTPT của Nhà nước, cho vay vốn ODA và các nghiệp vụ khác có liên quan trên cơ sở kiểm tra và rà soát số liệu của các Phòng tín dụng, Tài chính ké toán và các phòng khác có liên quan để báo cáo Ngân hàng Phát triển Việt Nam. phân tích tình hình thực hiện của các Phòng theo kết luận của Giám đốc. 2. Công tác huy động vốn - Giúp Giám đốc trong việc tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng, cơ chế, chính sách về công tác huy động vốn của Ngành, tham mưu, giúp Giám đốc nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn về công tác huy động vốn để tổ chức thực hiện. - Nghiên cứu tình hình thị trường vốn và trình Giám đốc Sở giao dịch I đề xuất phương án huy động các nguồn vốn của Sỏ Giao dịch I với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tham mưu cho Giám đốc trong việc phối hợp với ban KGTH thực hiện công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển và các hoạt động nghiệp vụ của Sở Giao dịch I và cảu Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 3. Công tác cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn Giúp Giám đốc tham gia đóng góp ý kiến trong viẹc xây dựng cơ chế, chính sách về công tác cân đối nguồn vốn sử dụng vốn của ngành, tham mưu giúp Giám đốc nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn về công tác cân đối nguồn vốn sử dụng vốn để tổ chức thực hiện. -Thực hiện cân đối tất cả các nguồn vốn của Sở Giao dịch I, chủ trì phối hợp với phòng TCKT đề xuất trình Giám đốc Sở Giao dịch I trong việc quản lý và sử dụng các loại nguồn vốn đúng mục đích có hiệu quả. -Tiếp nhận các nguồn vốn, cân đối, đảm bảo nguồn vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu giảI ngân vốn tín dụng ĐTPT, tín dụng XKNH, cấp HTSĐT và các nghiệp vụ khác có liên quan. 4. Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo -Giúp Giám đốc tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng cơ chế, chính sách về công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, tham mưu giúp Giám đốc nghiên cưu, xây dựng các văn bản hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo để tổ chức thực hiện. -Chủ trì, phối hợp với các Phòng thuộc Sở tham gia ý kiến hoặc chủ động xây dựng nội dung các chuyên đề nghiên cứu khoa học liên quan đến định hướng phát triển của ngành, công tác chuyên môn nghiệp vụ của Sở và tổ chức triển khai xây dựng đề án khoa học. -Chủ trì, phối hợp với các Phòng xây dựng kế hoạch đào tạo trên cơ sở nhu cầu của các Phòng trình Lãnh đạo Sở phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo theo kế hoạch đã được phê duyệt. -Là đầu mối giúp Giám đốc Sở trong việc quan hệ và phối hợp với Trung tâm đào tạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các đơn vị có liên quan về công tác nghiên cứu khoa học và đao tạo. 2.8. PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN A/Công tác tài chính: 1.Chủ trì, phối hợp với các phòng trình Giám đốc văn bản tham gia ý kiến với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế, chính sách, chế đọ quản lý tài chính đối với NHPT. 2.Thực hiện việc quản lý vốn, tài sản, thu chi tài chính, chi tiêu cho bộ máy Sở Giao dịch I.Tiếp nhận và sử dụng các quỹ do NHPT phân bổ.Tổ chức quyết toán thu chi tài chính và các nghiệp vụ của Sở Giao dịch I. 3.Thực hiện phân tích, đánh giá hoạt động tài chính của Sở Giao dịch I. 4. Tham mưu cho Giám đốc trong công tác xây dựng, thực hiện cơ ché chính sách, chế độ về tài chính của Sở Giao dịch I. B/Công tác kế toán 1.Chủ trì, phối hợp với các phòng trình Giám đốc các văn bản tham gia ý kiến với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế, chính sách, chế độ kế toán nghiệp vụ NHPT 2.Tổ chức thực hiện tốt chế độ kế toán do Ngân hàng Phát triển và Bộ tài chính ban hành.2 3.Trực tiếp tính lãi, phí theo kì hạn các dự án tín dụng đầu t ư, bảo lãnh, cho vay tạm thời nhàn rỗi, cho vay lại vốn ODA, cho vay ngắn hạn xuất khẩu kịp thời chính xác, thông báo cho các phòng Tín dụng để đôn đốc thu hồi lãI, phí và xử lý các trường hợp đề nghị của chủ đầu tư khi cần phải tham gia ý kiến. C/Công tác thanh toán và kho quỹ. 1.chủ trì1, phối hợp với các Phòng trình Giám đốc các văn bản tham gia ý kiến với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, với các cơ quan quản lý Nhà nước vế cơ chế, chính sách trong việc tham gia thanh toán với Ngân hàng Nhà nước, thanh toán với khách hàng, thanh toán chuyển tiền điện tử nội bộ, thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế (nếu có) và công tác quản lý kho quỹ. 2.Thực hiện nghiệp vụ thanh toán theo quy định của NHPTVN. 3.Phối hợp với các phòng có liên quan thực hiện việc thanh toán vốn kịp thời, đúng đối tượng, chính xác, an toàn và hiệu quả. 2.9. PHÒNG QUẢN LÝ VỐN NƯỚC NGOÀI 1.Tiếp nhận hồ sơ dự án, nghiên cứ ư, xem xét trình Giám đốc Sở Giao dịch I ký kết HĐTD vốn nứơc ngoài và khế ước nhận nợ với chủ đầu tư được Tổng Giám đốc Ngân hàng PTVN giao đối với nhuãng dự án đủ điều kiện vay vốn hoặc soạn thảo văn bản trình Giám đốc Sở Giao dịch I báo cáo Tổng Giám đốc Ngân hàng PTVN đối với những dự án chưa đủ điều kiện. 2.Thực hiện công tác quản lý vốn ODA của Việt Nam cho nước ngoài vay về việc:cho vay, thu nợ(gốc, lãi, phí), kiểm tra mcj dích sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay(néu có), thực hiện các nghiệp vụ khác có liên quan theo đúng quy định của Nhà nước, của NHPTVN. 3.Phối hợp các phòng có liên quan them định phương án tài chính, phương án trả nợ các dự án ODA vay vốn đối ứng bằng nguồn vốn Tín dụng ĐTPT của Nhà nước, thực hiện việc cho vay, thu nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay; việc trả nợ vay của doanh nghiệp… Theo đúng quy chế, quy định về cho vay, thu nợ vốn Tín dụng ĐTPT của Nhà nước do NHPTVN ban hành. 4.Thực hiện báo cáo định kì, đột xuất và chịu trách nhiệm về tình chính xác các số liệu báo cáo, phân tích đánh giá tình hình thực hiện công tác nghiệp vụ, chuyên môn của phòng theo quy định của Giám đốc Sở giao dịch I và NHPTVN. 5.Thực hiện đôn đốc các đơn vị vay vốn hoàn trả vốn vay, lập báo cáo đối chiếu xác nhận số liệu theo quy định. 2.10. PHÒNG TÍN DỤNG 3 1. Tiếp nhận hồ sơ các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, các dự án hỗ trợ sau đầu tư, bão lãnh tín dụng đầu tư của Nhà Nước. Phối hợp với các phòng có liên quan tham gia thẩm định các dự án bão lãnh TDĐT, vay vốn tín dụng đầu tư để đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài. 2. Soạn thảo trình giám đốc ký kết: hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay và các hợp đồng bảo đảm tiền vay khác, hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hợp đồng bão lãnh tín dụng với các chủ đầu tư. 3. Thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay, theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay, trả nợ vay các dự án tín dụng đầu tư, các dự án vay vốn tạm thời nhàn rỗi ( nếu có ). Theo dõi, kiểm tra quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Doanh nghiệp vay vốn dể phục vụ công tác quản lý theo quy định hiện hành 4. Trình Giám đốc thanh lý các HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay khi dơn vị vay vốn đã hoàn thành việc trả nợ gốc và lãi vay 5. Thực hiện việc cấp phát vốn ủy thác ( đối ứng hoặc không đối ứng ) của các tổ chức kinh tế theo đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước và quy chế nghiệp vụ đã được NHPTVN ban hành. 6. Đôn đốc các chủ đầu tư trả nợ gốc, lãi, đối chiếu số liệu, lập quyết toán niện độ, quyết toán dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng và nhận xét quyết toán theo quy định. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I T×nh h×nh thùc hiÖn c¸c mÆt nghiÖp vô cô thÓ nh­ sau: 1- Huy động vốn Đến hết 31/12/2006, vốn huy động bình quân năm 2006 của Sở Gaio dịch I đạt 2.801.087 triệu đồng bằng 137% kế hoạch được Hội sở chính giao ( nếu tính cả bán trái phiếu Chính phủ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành do Sở Giao dịch I khai thác được thì dư nợ đạt 3.126.187 tỷ đồng ). Doanh số huy động trong năm 2006 đạt trên 7.000 tỷ đồng. Vốn huy động đã có sự tăng trưởng đều đặn qua hằng năm. Số dư vốn huy động tại thời điểm 31/12/2006 đạt 2.916,106 tỷ đồng, trong đó: + Kỳ hạn từ 1 năm trở lên: 1.370,343 tỷ đồng. + Kỳ hạn dưới 1 năm: 1.460,994 tỷ đồng. + Không kỳ hạn: 84,769 tỷ đồng Số vốn huy động được taị Sở Giao dịch I đã đáp ứng nhu cầu giải ngân vốn tín dụng ngắn hạn HTXK ( doanh số cho vay ngắn hạn HTXK 709,487 tỷ đồng; dư nợ 461,476 tỷ đồng ). Trong thời gian chưa sử dụng vốn, Sở Giao dịch I thực hiện nghiêm túc quy định điều chuyển vốn huy động về Hội Sở chính đến 31/12/2006 là 1.659,526 tỷ đồng. Vốn huy động đến hạn được thanh toán đầy đủ, kịp thời. Xác định công tác huy động vốn luôn là một nhiệm vụ trọng tâm.Năm 2007, Sở Giao dịch I đã chủ động triển khai công tác huy động vốn, cùng với việc tích cực tìm kiếm các nguồn vốn phù hợp với đặc điểm huy động vốn của NHPT, Sở Giao dịch I luôn bám sát và phân tích thị trường, khai thác các khách hàng mới đẩy mạnh công tác huy động vốn trong khi lãi suất quy định của HSC thấp hơn rất nhiều so với lãi suất trên thị trường liên Ngân hàng và thường xuyên biến động theo xu hướng giảm từ 2- 3%/năm so với lãi suất trên thị trường, đề xuất nhiều các giải pháp báo cáo Ngân hàng Phát triển để đa dạng hoá các hình thức huy động và khai thác được các nguồn vốn trên địa bàn. Tính đến 31/12/2007, kết quả huy động vốn bình quân năm 2007 của Sở Giao dịch 1 đạt 2.215.909 triệu đồng, số vốn huy động có kỳ hạn trên 1 năm chiếm 60,60%/ tổng dư có vốn huy động. Tăng trưởng huy động vốn qua từng quý trong năm cụ thể như sau: Quý 1: đạt số dư bình quân 2.469.378 triệu đồng. Quý 2: đạt số dư bình quân 2.698.047 triệu đồng. Quý 3: đạt số dư bình quân 2.787.304 triệu đồng. Quý 4: đạt số dư bình quân 908.905 triệu đồng. Số dư vốn huy động tại thời điểm 31/12/2007 đạt 810.501 triệu đồng, trong đó: + Kỳ hạn từ 1 năm trở lên: 491.197 triệu đồng. + Kỳ hạn dưới 1 năm: 220.000 triệu đồng. + Không kỳ hạn: 99.305 triệu đồng. Trong thời gian chưa sử dụng vốn, Sở Giao dịch 1 thực hiện nghiêm túc quy định điều chuyển vốn huy động về Hội sở chính. Vốn huy động đến hạn được thanh toán đầy đủ, kịp thời. 2- Tín dụng ĐTPT của Nhà nước 2.1- Công tác giải ngân Trong năm 2006, Sở Giao dịch I thực hiện giải ngân 446,293 tỷ đồng cho 37 dự án đạt 81,12% kế hoạch giải ngân được TW giao ( đã trừ số vốn không có nhu cầu sử dụng của 03 dự án phải trả lại kế hoạch). Công tác giải ngân vốn tín dụng ĐTPT tại Sở Giao dịch I được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định và có sự phối hợp thường xuyên của các phòng ban có liên quan. Năm 2007, Sở Giao dịch I thực hiện giải ngân 622.460 triệu đồng đạt 79,85% KH năm (Theo KHGN giao đầu năm đạt 98,14%). Công tác giải ngân vốn tín dụng ĐTPT tại Sở Giao dịch I được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định và có sự phối hợp thường xuyên với các Chủ đầu tư. Tuy nhiên dù đã tích cực trong việc theo dõi, đôn đốc các chủ dự án thực hiện giải ngân vốn tín dụng ĐTPT theo kế hoạch, nhưng một số dự án do các nguyên nhân khác nhau vẫn không thực hiện giải ngân đúng tiến độ và kế hoạch đề ra tập trung vào 21 dự án của ngành điện (chỉ đạt 7,56 % KH năm) nguyên nhân do chưa chủ động khi rà soát lập kế hoạch, đăng ký theo số của Chủ đầu tư đề nghị trong khi giá trị khối lượng đã được thực hiện và giải ngân bằng nguồn vốn khác, một số dự án cấp nước và một vài dự án khác không đánh giá hết được khả năng thực hiện thực tế nên không có khối lượng hoàn thành nghiệm thu để thanh toán. 2.2- Công tác thu hồi nợ vay Đến hết 31/12/2006, thu nợ gốc vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được 508.029 triệu đồng đạt 107,75% kế hoạch năm 2006; thu nợ lãi được 170.750 triệu đồng đạt 110,71% kế hoạch năm. Dư nợ vốn trong nước đến hết 31/12/2006: 3.779.161 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn; 269.489 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 7,13% tổng dư nợ. Nợ gốc quá hạn và lãi phải thu nhưng chưa thu được chủ yếu tập trung vào các dự án quốc lộ có nguồn trả nợ từ Ngân sách Nhà nước, từ nguồn thu phí, một số dự án đang xử lý nợ như: dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm thương mại; dự án văn phòng đại diện giao dịch Ngay từ những tháng đầu năm 2007 Sở Giao dịch 1 đã tập trung triển khai quyết liệt và tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, nhất là các dự án có nợ quá hạn, lãi treo, các dự án khó khăn trong việc trả nợ vay, kết quả thực hiện: Thu nợ gốc: 573.709 trđ đạt 73,26% KH năm; Thu nợ lãi: 174.769 trđ đạt 81,80% KH năm; Dư nợ vốn trong nước đến hết 31/12/2007: 3.822.063 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn 217.315 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 5,69 %/ tổng dư nợ; lãi phải thu nhưng chưa thu được 85.339 triệu đồng. Nợ gốc quá hạn và lãi phải thu nhưng chưa thu được chủ yếu tập trung vào các dự án quốc lộ có nguồn trả nợ từ thu phí, một số dự án đang xử lý nợ như: dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm thương mại; NM chế biến thức ăn chăn nuôi Ngọc Hồi; ĐTXD Trường tuổi hoa, Điện tử điện lạnh, Trường Bình Minh, Phương Nam, HTX Đông xuân, Kính mắt Hà Nội.... Sở Giao dịch I tổ chức kiểm tra tại các đơn vị vay vốn, phát hiện kịp thời các trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng, tổ chức ký hợp đồng bảo đảm tiền vay với các trường hợp đủ thủ tục để hạn chế rủi ro khi có sự cố xảy ra đối với công tác thu nợ. Các trường hợp còn vướng mắcđã tích cực tháo gỡ hoặc báo cáo Hội sở chính để được xử lý kịp thời. 2.3- Phân loại nợ vay, xử lý nợ Tổng dư nợ của 154 dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Sở Giao dịch I đến hết 31/12/2006 được phân loại như sau: Dư nợ bình thường: 3.052.612 triệu đồng gồm 111 dự án. Dư nợ có khó khăn tạm thời: 562.794 triệu đồng, gồm 28 dự án. Dư nợ khó thu: 156.319 triệu đồng, gồm 12 dự án. Sở Giao dịch 1 đã thực hiện nghiêm túc quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về công tác phân loại nợ vay, định kỳ hàng tháng (đối với dư nợ cho vay ngắn hạn HTXK) và hàng quý (đối với dư nợ cho vay tín dụng ĐTPT) lập báo cáo tổng hợp phân loại nợ vay. Tổng dư nợ của 131 dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Sở Giao dịch 1 đến hết 31/12/2007 được phân loại như sau: - Dư nợ bình thường: 3.218.455 triệu đồng, gồm 97 dự án. - Dư nợ có khó khăn tạm thời: 464.722 triệu đồng, gồm 24 dự án, trong đó do Nhà nước điều chỉnh chính sách 614 triệu đồng, do chuyển đổi sở hữu, xắp xếp lại tổ chức 48.793 triệu đồng, do nguyên nhân khác 226.604 triệu đồng, số dư nợ được khoanh nợ đến 31/12/2007 là: 188.711 triệu đồng. - Dư nợ khó thu: 135.259 triệu đồng, gồm 07 dự án. Không qua công tác phân loại nợ vay, Sở Giao dịch 1 nắm rõ và thường xuyên phân tích, đánh giá thực trạng dư nợ vay, từ đó có biện pháp tăng cường công tác thu nợ hoặc có giải pháp tháo gỡ đối với các dự án gặp khó khăn trong việc trả nợ do nguyên nhân khách quan. 2.4- Tài sản bảo đảm tiền vay Trong năm 2006, Sở Giao dịch I tiếp tục thực hiện rà soát tình hình hợp đồng bảo đảm tiền vay của các dự án nhận bàn giao từ Chi nhánh Quỹ HTPT Hà Nội và Sở Giao dịch Quỹ HTPT, thực hiện phân loại và báo cáo TW các khó khăn, vướng mẳc trong quá trình tổ chức ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm. Đến hết 31/12/2006, trong số các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT, Sở Giao dịch I đã thực hiện ký hợp đồng bảo đảm tiền vay 100 dự án Năm 2007, Sở Giao dịch 1 tiếp tục thực hiện rà soát tình hình ký hợp đồng bảo đảm tiền vay của các dự án, thực hiện phân loại và báo cáo HSC các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm. Đến hết 31/12/2007, trong số 154 dự án vay vốn tín dụng ĐTPT, Sở Giao dịch 1 đã thực hiện ký hợp đồng bảo đảm tiền vay 91 dự án (trong đó 52 dự án đã đăng ký giao dịch bảo đảmt); 35 dự án thuộc diện không phải ký hợp đồng bảo đảm tiền vay (21 dự án ngành điện2, 04 dự án nguồn trả nợ từ NSNN, 10 dự án khác); 18 dự án tạm thời chưa đủ điều kiện ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đang triển khai ký hợp đồng bảo đảm tiền vay. 3- Công tác cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu Trong năm 2006, công tác cho vay ngắn hạn HTXK đạt doanh số cho vay 709.487 triệu đồng, dư nợ đạt 461.476 triệu đồng, dư nợ bình quân năm đạt 304.466 triệu đồng; nợ quá hạn 720 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,16% dư nợ vay. Số vốn cho vay ngắn hạn HTXK tập trung vào các mặt hàng: cà phê (10%), máy tính ( 25% ), gạo (44,5%), hàng dệt kim, chè, bóng đèn tiết kiệm điện... Năm 2007, giải ngân tín dụng XKNH đạt doanh số cho vay 1.708.673 triệu đồng, dư nợ đạt 1.844.580 triệu đồng, dư nợ bình quân năm 717.220 triệu đồng đạt 109,33% KH năm, không có nợ quá hạn và lãi treo. Số vốn cho vay ngắn hạn HTXK tập trung vào các mặt hàng: Gạo (71,33 %/ tổng dư nợ), máy tính XK (22,07%), Bóng đèn (5,43%), cà phê ( 1,09%), hàng thủ công mỹ nghệ. Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu là Cuba, Mỹ, Châu âu, Thuỵ sỹ. Việc xử lý các khoản nợ quá hạn được thực hiện tích cực, giảm từ 720 triệu đồng đầu năm đến 31/12/2007 không còn nợ quá hạn. Công tác cho vay ngắn hạn HTXK mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song việc khai thác thêm các Khách hàng mới còn nhiều hạn chế, cho vay xuất khẩu đang tập trung chủ yếu vào các chương trình theo chỉ định của Chính Phủ (chiếm 93c,40%/ tổng dư nợ). 4- Công tác cho vay lại vốn ODA Trong năm 2006, thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Giao dịch I triển khai việc quản lý vốn giải ngân qua tài khoản đặc biệt gồm các dự án năng lượng nông thôn 2, dự án cấp nước đô thị và dự án cấp nước vệ sinh đồng bằng sông Hồng. Tổng số vốn đã giải ngân cho các dự án từ tài khoản đặc biệt đến 31/12/2006 là: 52.822 triệu đồng. Trong năm 2006 thực hiện quản lý 55 dự án ODA cho vay lại với số dư là 7.782.908 triệu đồng, cùng với việc tự tổ chức tự kiểm tra, khắc phục các tồn tại được phát hiện qua quá trình kiểm tra, Sở Giao dịch I đã thực hiện cho vay lại vốn ODA số tiền 712.248 triệu đồng; thu nợ gốc đạt 421.248 triệu đồng, bằng 102,55% kế hoạch năm; nợ gốc quá hạn 25.594 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,32% tổng dư nợ Thực hiện quản lý 62 chương trình, dự án ODA cho vay lại với số dư tại thời điểm 31/12/2007 là 9.391.071 triệu đồng, Sở Giao dịch 1 đã thực hiện cho vay lại vốn ODA số tiền 1.975.419 triệu đồng; thu nợ gốc 677.610 triệu đồng, đạt 125,93% kế hoạch năm; thu lãi và phí 464.322 triệu đồng, đạt 121,72% kế hoạch năm; nợ gốc quá hạn 49.381 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,53% tổng dư nợ. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Giao dịch I triển khai việc quản lý và giải ngân qua tài khoản đặc biệt. Tổng số vốn đã giải ngân cho các dự án từ 03 tài khoản đặc biệt đến 31/12/2007 của 03 dự án Năng lượng nông thôn II, Cấp nước Sông Hồng, Cấp nước đô thị là: 339.127 triệu đồng. Sở Giao dịch I đã phối hợp với Hội Sở chính hướng dẫn Chi nhánh thực hiện kiểm soát chi và giải đáp các vấn đề phát sinh nhằm tháo gỡ và giải quyết những vướng mắc trong quá trình giải ngân và kiểm soát chi qua tài khoản đặc biệt. Việc đôn đốc các Chủ đầu tư nhận nợ đã được triển khai tích cực và có các biện pháp quyết liệt nên đến 31/12/2007 số dư chưa nhận nợ tại Sở Giao dịch I đã giảm nhiều so với số đầu năm (đầu năm 448.170 triệu đồng®, cuối năm 108.034 triệu đồng) giảm 340.136 triệu đồng. 5- Công tác cấp hỗ trợ sau đầu tư Thực hiện quản lý 114 dự án hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, năm 2007, Sở Giao dịch I đã tiếp tục thực hiện công tác rà soát, kiểm tra hồ sơ đồng thời với việc thực hiện cấp hỗ trợ sau đầu tư cho các dự án theo chỉ tiêu kế hoạch năm 2007. Đến 31/12/2007, tổng số vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã cấp là 42.369 triệu đồng, đạt 94,76% kế hoạch năm 2007. Trước khi cấp HT SĐT Sở Giao dịch đã chủ động kiểm tra tài sản hình thành từ vốn vay, tính toán xác định số cấp đúng các quy định của Nhà nước và NHPT. Sở Giao dịch I đã thực hiện kiểm tra 100% các dự án trước khi cấp. 6- Công tác cấp phát vốn uỷ thác Năm 2006 tổng số vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã cấp trong năm là 48.168 triệu đồng, trong đó số cấp năm 2005 là 19.519 triệu đồng, đạt 89,22%% kế hoạch năm 2006 Trong năm 2007 Sở Giao dịch 1 đang quản lý 91 dự án và đã thực hiện cấp phát vốn uỷ thác đạt doanh số 44.581 triệu đồng, quản lý nguồn vốn cấp phát: 278.250 triệu đồng. Để tăng cường chất lượng công tác quản lý vốn uỷ thác, Sở Giao dịch 1 đã thường xuyên tổ chức kiểm tra các dự án cấp phát vốn uỷ thác. Qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện những tồn tại thiếu sót, phối hợp với chủ đầu tư bổ sung. Đối với những dự án cần xử lý như: Chủ đầu tư không còn tiếp tục cấp uỷ thác tại Sở, số dư nhận bàn giao từ năm 2000 đến nay không phát sinh số cấp phát. Sở Giao dịch I đã chủ động phối hợp với Chủ đầu tư để xử lý kịp thời, năm 2007 đã xử lý tất toán 54 dự án . 7- Công tác thẩm định Trong năm 2006, Sở Giao dịch I đã tổ chức thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của 17 dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước báo cáo Trung ương để xem xét, phê duyệt, Công tác thẩm định được thực hiện đúng quy định đảm bảo thời gian và chất lượng thẩm định. Bộ phận Thẩm định và bộ phận Tín dụng luôn có sự phối hợp, đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu công việc. Trong năm 2006, bộ phận Thẩm định tại Sở Giao dịch I đã phối hợp kiểm tra, xác định giá trị khối lượng hoàn thành dự án Năng lượng Nông thôn Miền Bắc giai đoạn 1 là 115 gói thầu với giá trị đề nghị kiểm tra: 304,8 tỷ đồng, giá trị khối lượng hoàn thành sau kiểm tra: 302,7 tỷ đồng, giá trị giảm trừ khoảng 2,1 tỷ đồng. Năm 2007, Sở Giao dịch 1 đã tổ chức thẩm định phương án tài chính ( PATC), phương án trả nợ vốn vay (PATNVV) của các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước quyết định cho vay hoặc báo cáo Hội sở chính để xem xét, quyết định với kết quả: - Thẩm định xong và thông báo cho vay 04 dự án mới với số vốn cam kết cho vay 468.335 triệu đồng. - Tái thẩm định xong 02 dự án với số vốn cam kết cho vay 100.000 triệu đồng. - Đã hoàn thiện hồ sơ đang thẩm định 02 dự án. Đang tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ thẩm định 05 dự án. Ngoài việc thẩm định PATC, PATNVV đối với các dự án mới, Sở Giao dịch I đã thẩm tra giá trị khối lượng quyết toán phần xây lắp đối với các dự án tín dụng ĐTPT, tín dụng ODA, cấp phát uỷ thác 155 hồ sơ với giá trị kiểm tra 418.097 triệu đồng, đã kịp thời phát hiện và cắt giảm giá trị khối lượng không đúng theo quy định là 3.867 triệu đồng. Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo đúng quy định tạo điều kiện đẩy nhanh công tác ký các hợp đồng bảo đảm tiền vay. Chất lượng thẩm định đã được nâng cao hơn năm 2006, song thời gian thẩm định vẫn còn dài, các kênh thông tin cung cấp các dữ liệu phục vụ cho công tác thẩm định còn hạn chế và chưa được cập nhật thường xuyên nên có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định . Đối với công tác kiểm tra xác định giá trị khối lượng hoàn thành để đảm bảo công tác giải ngân, thanh toán (đặc biệt đối với khối lượng các dự án năng lượng nông thôn). Thời gian kiểm tra, xác định giá trị khối lượng hoàn thành đã rút ngắn rất nhiều so với năm 2006. 8- Công tác thanh toán chuyển tiền điện tử nội bộ và tin học Năm 2006, Sở Giao dịch I đã cùng các Ban, Trung tâm và các Chi nhánh triển khai thông suốt, nhịp nhàng, vận hành ổn định công tác thanh toán chuyển tiền điện tử nội bộ, ổn định đường truyền thanh toán tại trung tâm thanh toán. Là đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp triển khai các công việc của hệ thống thanh toán, Sở Giao dịch 1 đã thường xuyên phối hợp và hỗ trợ các đơn vị chuyển tiền về kỹ thuật trong chuyển tiền điện tử nội bộ. Việc tổ chức, xây dựng và cấp mã khoá bảo mật, luân chuyển, kiểm soát, hạch toán đối chiếu chứng từ đảm bảo chính xác, kịp thời và an toàn. Từ 01/05/2007 công tác thanh toán được bàn giao về Hội sở chính, công việc bàn giao đã được thực hiện theo đúng quy định. Trong nam 2007 c ông tác thông tin tin học được quản lý chặt chẽ. Sở Giao dịch 1 đã ban hành quy định về sử dụng, quản lý máy vi tính cũng như việc khai thác thông tin trên mạng Internet trong cơ quan. Việc bổ sung, điều chuyển trang thiết bị tin học được thực hiện chặt chẽ, kịp thời, phục vụ tốt yêu cầu công việc. II. Đánh giá chung 1- Những mặt được Ngay từ khi đầu năm Sở Giao dịch 1 đã triển khai toàn diện các mặt công tác. Những kết quả đạt được trong năm 2007 đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của tập thể Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức, Sở Giao dịch I đánh giá những mặt được trong việc thực hiện nhiệm vụ như sau: 1.1- Công tác ổn định tổ chức, sắp xếp đội ngũ cán bộ từng bước được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao. Thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, quy chế dân chủ, đoàn kết nội bộ, thực hiện quản lý theo trách nhiệm của người đứng đầu, phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp tạo điều kiện thuận lợi trong xử lý công việc. 1.2- Thực hiện tác nghiệp các nghiệp vụ: Tín dụng ĐTPT, cho vay ngắn hạn HTXK, huy động vốn, cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, cho vay lại vốn ODA, cấp phát vốn uỷ thác, theo đúng quy chế, quy trình của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Công tác thu nợ vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn tín dụng xuất khẩu và vốn ODA được đặt lên hàng đầu với nhiều biện pháp và được tập trung thực hiện quyết liệt, với mục tiêu tận thu tối đa các khoản thu cùng với việc từng bước xử lý các khoản nợ tồn đọng nên trong năm 2007 công tác thu nợ đạt kết quả tương đối tốt, nhiều khoản nợ khó thu đã đôn đốc thu được (đã thu 18.140 triệu đồng nợ gốc khó thu ngoài kế hoạch), nợ quá hạn, lãi treo sau khi trừ các dự án có nguồn thu từ NSNN, thu phí đã giảm được đáng kể so với đầu năm. 1.3- Công tác huy động vốn được đẩy mạnh; Tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn dài tăng, đối tượng khách hàng huy động vốn từng bước được mở rộng; mạnh dạn đề xuất các phương án huy động vốn để từng bước đa dạng hoá phương thức huy động vốn; Công tác lập và xây dựng, điều chỉnh kế hoạch đã được cải tiến và linh hoạt hơn, Công tác cân đối nguồn vốn đã được tin học hoá nên Sở Giao dịch I đã thực hiện cân đối theo ngày giúp cho việc sử dụng vốn ngày càng hiệu quả. 1.4- Công tác kiểm tra và khắc phục sau kiểm tra được thực hiện thường xuyên, liên tục, phát hiện kịp thời tồn tại, thiếu sót để tổ chức khắc phục và rút kinh nghiệm. Việc tự rà soát để kiểm tra lại các công việc đã thực hiện từng bước trở thành thói quen và việc làm thường xuyên của các bộ phận. 1.5- Công tác thanh toán trực tiếp với khách hàng và công tác kho quỹ tuy mới được triển khai nhưng đã thực hiện tốt đảm bảo chính xác, an toàn. 1.6- Công tác thanh toán chuyển tiền điện tử nội bộ được phối hợp, triển khai nhịp nhàng, vận hành ổn định. Công tác tổ chức, xây dựng và cấp mã khoá bảo mật, luân chuyển, kiểm soát, hạch toán đối chiếu chứng từ đảm bảo chính xác, kịp thời và an toàn. 1.7- Công tác đào tạo và tự đào tạo được coi trọng và triển khai thường xuyên, liên tục, từng bước nâng cao được trình độ nghiệp vụ chuyên môn và năng lực chỉ đạo điều hành của cán bộ viên chức phù hợp với mô hình mới. 1.8- Công tác thi đua khen thưởng đựoc chú trọng và được Sở Giao dịch I coi là đòn bẩy quan trọng trong việc khuyến khích các Bộ phận, Cá nhân phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. 2- Những mặt còn tồn tại 2.1- Công tác thu nợ một số dự án có nợ quá hạn lớn kết quả còn hạn chế; Nợ gốc quá hạn và lãi treo tuy giảm ở một số dự án nhưng nhiều dự án vẫn tiếp tục tăng; Một số dự án chưa hoàn thành đầy đủ việc ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm; Công tác khắc phục những tồn tại phát hiện trong quá trình kiểm tra và tự kiểm tra tiến độ còn chậm. 2.2- Công tác huy động vốn chưa xây dựng được chiến lược huy động vốn bền vững nên kết quả huy động vốn không có tính ổn định vì còn phụ thuộc nhiều vào cơ chế, lãi suất, đối tượng huy động vốn…; Phong cách phục vụ và phương thức huy động vốn chưa theo kịp các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn. Chính sách đối với Khách hàng chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy rất khó khăn trong việc duy trì được các Khách hàng đang có quan hệ huy động vốn. 2.3- Đội ngũ cán bộ viên chức do được điều động, tuyển dụng và tiếp nhận từ nhiều đơn vị khác nhau, trong đó có nhiều cán bộ ngoài ngành, sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, nên việc triển khai công tác còn lúng túng, hiệu quả chưa cao. 2.4- Một bộ phận cán bộ viên chức có lề lối, tác phong làm việc chưa thật sự văn minh, hiện đại; trách nhiệm đối với công việc chưa cao. Việc phối hợp công tác giữa các bộ phận và với các cơ quan có liên quan trong khi thực thi nhiệm vụ có lúc, có nơi chưa thật sự thông suốt, nhịp nhàng phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc. 2.5- Công tác tự đào tạo và nâng cao nghiệp vụ mặc dù đã được triển khai thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao. Việc tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ viên chức trong Sở còn hạn chế. 3- Một số nguyên nhân chủ yếu - Nguyên nhân chủ quan Ban Lãnh đạo Sở và Lãnh đạo một số Phòng chưa thực sự kiên quyết trong chỉ đạo điều hành, có lúc còn bị động, lúng túng. Việc xử lý các vướng mắc còn qua nhiều khâu, xin ý kiến nhiều bộ phận làm cho hiệu quả xử lý không được kịp thời. Một số Cán bộ chưa xác định được vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình, thái độ làm việc chưa nghiêm túc trong khi thực thi nhiệm vụ nên hiệu quả công việc chưa được cao. 3.2- Nguyên nhân khách quan - Việc triển khai hướng dẫn thực hiện nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính Phủ còn chậm, việc ban hành các quy chế về nghiệp vụ chưa kịp thời do đó còn lúng túng trong việc triển khai và hướng dẫn khách hàng hoàn thành các thủ tục vay vốn theo quy chế mới. - Một số dự án mới có đặc thù riêng như đầu tư ra nước ngoài, vệ tinh viễn thông có một số nội dung liên quan đến quản lý dự án chưa có trong quy chế, quy trình, Sở Giao dịch I phải nghiên cứu đề xuất báo cáo Hội sở chính trước khi thực hiện. - Cơ chế về huy động vốn chưa linh hoạt, Các điều kiện về huy động vốn không gắn với thực tế biến động trên thị trường tiền tệ, chính sách Khách hàng chưa có quy định cụ thể nên việc triển khai công tác huy động vốn bị hạn chế, nguồn vốn không ổn định - Công tác Cán bộ có nhiều biến động trong việc điều chuyển, tuyển dụng mới, đội ngũ Cán bộ đông nhưng không tinh thông nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, nên việc triển khai công tác còn lúng túng, nhất là trong xử lý các công việc chuyên môn. CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN Phương hướng hoạt động - Tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức cán bộ, tăng cường cán bộ cho các bộ phận còn thiếu và yếu. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại, giáo dục cho cán bộ viên chức rèn luyện và nâng cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện phong cách làm việc theo mô hình ngân hàng hiện đại, tăng cường thực hiện văn minh công sở để chuẩn bị nguồn nhân lực sẵn sàng nhận nhiệm vụ thí điểm triển khai các nhiệm vụ mới khi được Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển việt Nam giao. - Tập trung thực hiện tốt công tác thanh toán trực tiếp với khách hàng, thanh toán liên hàng và xem đây là khâu dịch vụ quan trọng của Sở giao dịch 1. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tự kiểm tra và khắc phục sau kiểm tra, coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót để khắc phục hoặc có giải pháp xử lý kiên quyết, kịp thời nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất đồng thời thông qua công tác tự kiểm tra để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ viên chức. - Song song với việc đẩy mạnh cho vay các dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo Nghị định mới, Sở Giao dịch I quyết tâm thực hiện các biện pháp kiên quyết, triệt để nhằm tăng cường công tác thu nợ, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các khoản nợ còn tồn đọng, phấn đấu không phát sinh nợ xấu mới. - Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng các giải pháp như: tăng cường quan hệ với các khách hàng đã có quan hệ đồng thời mở rộng quan hệ với các khách hàng mới và triển khai thí điểm huy động vốn ở một số nghiệp vụ mới. Sở Giao dịch 1 báo cáo NHPTVN tiếp tục triển khai nghiệp vụ kinh doanh vốn theo hướng mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn, không phân biệt hình thức sở hữu; xây dựng phương án thí điểm huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng phù hợp với những biến động về lãi suất trên thị trường; đề xuất thí điểm triển khai việc huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi hoặc kỳ phiếu ngân hàng. - Củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong việc tổ chức, triển khai thực hiện những nghiệp vụ mới để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao và mở rộng của ngân hàng PTVN. - Tập trung triển khai công tác xây dựng trụ sở làm việc của Sở Giao dịch 1 tại khu K1, Hào Nam theo kế hoạch, chương trình đặt ra. II- Một số giải pháp 1. Công tác huy động vốn Công tác huy động vốn tiếp tục được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác của Sở Giao dịch I. Năm 2008, Sở Giao dịch I tập trung hơn nữa cho công tác huy động vốn, đa dạng hoá nguồn vốn và đối tượng khách hàng để tạo lập nguồn vốn ổn định, vững chắc. Công tác huy động vốn hướng tới mục tiêu tiếp tục tăng tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn dài trong tổng nguồn vốn, từng bước tự cân đối nhu cầu vốn sử dụng tại Sở Giao dịch I. Sở Giao dịch I tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Hội sở chính các giải pháp huy động vốn gắn với việc mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng không phân biệt hình thức sở hữu; Kịp thời nghiên cứu và nắm bắt những biến động trên thị trường tiền tệ để đề xuất các phương án huy động vốn kịp thời và có hiệu quả. Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng các giải pháp như: tăng cường quan hệ với các khách hàng đã có quan hệ, đồng thời mở rộng quan hệ với các khách hàng mới và triển khai thí điểm huy động vốn ở một số nghiệp vụ mới. Năm 2008, Sở Giao dịch I xây dựng phương án báo cáo Ngân hàng Phát triển Việt Nam để triển khai nghiệp vụ huy động vốn bằng ngoại tệ, huy động vốn cho vay thí điểm trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn và sử dụng hiệu quả, Xây dựng phương án thí điểm huy động vốn trên thị trường liên Ngân hàng phù hợp với những biến động về lãi suất trên thị trường; 2- Công tác Thẩm định. Tích cực khai thác các dự án mới đúng đối tượng, hiệu quả theo hướng tập trung vào các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố, các dự án phục vụ 1000 năm Thăng long, các dự án xã hội hoá Y tế, Giáo dục, các dự án về môi trường… Tập trung các biện pháp đối với công tác Thẩm định các dự án nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, cần thiết có thể thành lập tổ Thẩm định tập trung Cán bộ có kinh nghiệm, chuyên sâu về từng chuyên ngành để phối hợp trong công tác thẩm định. 3- Công tác tín dụng ĐTPT của Nhà nước Rút kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác giải ngân năm 2007, năm 2008 công tác giải ngân phải gắn chặt với việc rà soát kỹ để theo dõi sát tiến độ thực hiện của từng dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Trên cơ sở đó kịp thời giải quyết các vướng mắc cho chủ đầu tư hoặc báo cáo kịp thời Ngân hàng Phát triển Việt Nam để được chỉ đạo, hướng dẫn xử lý nhằm đảm bảo công tác giải ngân đúng tiến độ đề ra, không để tình trạng dồn vào cuối năm như các năm vừa qua. Đồng thời với việc đẩy mạnh giải ngân thường xuyên theo dõi sát tiến độ thực hiện dự án của Chủ Đầu tư để kịp thời có những điều chỉnh về KHGN cho phù hợp với giá trị khối lượng thực tế. Bên cạnh việc triển khai mạnh mẽ khai thác và cho vay các dự án mới thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án theo chương trình đầu tư các dự án Bệnh viện, các dự án trọng điểm có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của Thủ đô và các dự án phục vụ chương trình 1000 năm Thăng Long, các dự án ngoài phạm vi Hà Nội…; Sở Giao dịch I quyết tâm thực hiện các biện pháp kiên quyết, triệt để nhằm tăng cường công tác thu nợ, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các khoản nợ còn tồn đọng, phấn đấu không phát sinh nợ xấu mới. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai và tìm các biện pháp đối với những Chủ đầu tư chưa phối hợp với Sở Giao dịch I trong việc ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các dự án còn lại theo đúng quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các văn bản có liên quan. Tăng cường công tác theo dõi, kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của đơn vị vay vốn, kiểm tra định kỳ tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản bảo đảm tiền vay để có cơ sở tập trung thu nợ (gốc và lãi) của các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong giai đoạn dự án hoàn thành đi vào sản xuất kinh doanh. Thường xuyên phân tích báo cáo tài chính để xác định các nguồn có thể thu nợ, triển khai mạnh mẽ việc thu nợ tương ứng với số trích khấu hao cơ bản của tài sản được dùng để bảo đảm tiền vay; Tăng cường đôn đốc chủ đầu tư gửi tiền vào tài khoản tiền gửi trả nợ tại Sở Giao dịch I. 4- Công tác cho vay ngắn hạn HTXK Đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng xuất khẩu mới đúng đối tượng và đảm bảo các điều kiện vay vốn. Ngoài việc cho vay các đối tượng thuộc chương trình đặc biệt của Chính phủ, trong năm 2008, đẩy mạnh doanh số và vòng quay vốn cho vay ngắn hạn HTXK thông qua việc tập trung cho vay sau khi giao hàng. 5-Công tác tự kiểm tra Tiếp tục đẩy mạnh công tác tự kiểm tra và khắc phục sau kiểm tra, coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót để khắc phục hoặc có giải pháp xử lý kiên quyết, kịp thời nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất đồng thời thông qua công tác tự kiểm tra để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ viên chức. Tăng cường công tác đôn đốc các Phòng thuộc Sở Giao dịch I thực hiện thường xuyên, liên tục công tác tự kiểm tra, trên cơ sở đó tổ chức phúc tra theo quy trình tại Quyết định số 90/QĐ-NHPT.SGD1 của Giám đốc Sở Giao dịch I. Công tác tự kiểm tra thực hiện theo kế hoạch năm 2008 đã đề ra, trong đó tập trung kiểm tra các dự án chưa phúc tra, đồng thời với việc rà soát tình hình khắc phục tồn tại phát hiện qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra năm 2006, 2007, đặc biệt là các trường hợp có thiếu sót, tồn tại lớn. Bên cạnh đó tiếp tục tập trung kiểm tra các dự án kém hiệu quả có nợ tồn đọng kéo dài để có biện pháp xử lý thu hồi nợ vay. 6- Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo Kiện toàn công tác tổ chức, cán bộ, tăng cường cán bộ cho các bộ phận còn thiếu. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại, giáo dục cho cán bộ viên chức tự rèn luyện và nâng cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện phong cách làm việc theo mô hình ngân hàng hiện đại, tăng cường thực hiện văn minh công sở; Thường xuyên đôn đốc kiểm tra nhắc nhở cán bộ thực hiện tốt các nội quy, quy định đã đề ra. Trong năm 2008, thực hiện tuyển dụng cán bộ đúng chuyên ngành và có năng lực để bố trí tăng cường cho các phòng có liên quan tại Sở Giao dịch I. Thực hiện xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác đào tạo, tiếp tục liên hệ và gửi Cán bộ đi học tập tại các NHTM có uy tín trên địa bàn, chú ý đến công tác tự đào tạo tại chỗ của các Phòng và của cơ quan. Xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạnX, tự đào tạo tại chỗ gắn với thực tế phù hợp với từng nội dung nghiệp vụ, có chất lượng; Tổ chức kiểm tra, sát hạch trình độ chuyên môn để có sự phân công, sắp xếp hợp lý, phù hợp với năng lực III. Một số kiến nghị Cần có sự thống nhất đối với công tác cấp phát vốn ủy thác ngành điện, đảm bảo sự tập trung, phù hợp với thực tiễn quản lý, đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng dàn trải, kéo dài và 1dự án được cấp qua nhiều Chi nhánh như hiện nay. Sớm ban hành các văn bản pháp quy như các quy chế, sổ tay nghiệp vụ về các nghiệp vụ có liên quan phù hợp với thực tiễn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ban hành các mẫu sổ sách, mẫu báo cáo theo dõi và cung cấp số liệu các dự án phù hợp với từng loại nghiệp vụ trên cơ sở có cải tiến, tránh trùng lặp và phù hợp với các quy chế mới. Hoàn thiện, xây dựng mới chương trình phần mềm kế toán giao dịch cho phù hợp với lộ trình phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam Danh mục tài liệu tham khảo 1. Sách giáo trình Kinh tế đầu tư 2. Sách giáo trình Lập dự án đầu tư 3. Giáo trình đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ 4. Các quy chế tổ chức, hoạt động của Sở giao dịch I- Ngân hàng Phát triển Việt Nam 5. Báo cáo tổng kết năm của Sở Giao dịch I MỤC LỤC Lời nói đầu. Chương I: Khái quát về Sở giao dịch I_ Ngân hàng phát triển Việt Nam( VDB ) I. Quá trình hình thành và phát triển II. Chức năng và nhiệm vụ III. Tổ chức bộ máy và điều hành Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Chương II: Thực trạng các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tại Sở giao dịch I I. Tình hình thực hiện các mặt nghiệp vụ cụ thể như sau Huy động vốn Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 2.1. Công tác giải ngân 2.2. Công tác thu hồi nợ vay 2.3. Phân loại nợ vay 2.4. tải sản bảo đảm tiền vay 3. Công tác cho vay lại vốn ODA 4. Công tác cấp vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 5. Công tác cho vay ngăn hạn hỗ trợ xuất khẩu 6. Công tác cấp phát vốn ủy thác 7. Công tác thẩm định 8. Công tác thanh toán chuyển tiền điện tử nội bộ và tin học Đánh giá chung Những mặt được Những mặt còn hạn chế Chương III. Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới I- Phương hướng hoạt động II- Một số giải pháp III- Một số kiến nghị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tổng hợp tại Sở Giao dịch 1 - ngân hàng Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).DOC
Luận văn liên quan