Đề tài Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012 và một số giải pháp chủ yếu kiếm chế lạm phát trong giai đoạn tới

Thứ tám, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng. Cần tạo đột phá về nhận thức lý luận và chủ thuyết phát triển, củng cố giá trị chuẩn và tạo đồng thuận xã hội chung, tăng cường cơ chế bảo vệ lợi ích quốc gia và đổi mới công tác cán bộ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, chú trọng cải cách thể chế và thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân.

docx10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012 và một số giải pháp chủ yếu kiếm chế lạm phát trong giai đoạn tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Lạm phát là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng cũng là một trong những trở ngại lớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước. Lạm phát được coi như là một căn bệnh thế kỷ của nền kinh tế thị trường. Đối với Việt Nam, trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, cơ chế mới sẽ là môi trường thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo xu hướng hiện đại, chắt lọc thừa kế những thành tựu và khắc phục những tồn tại đã có từ thời bao cấp. Tuy nhiên, cũng như các nước khác trên thế giới, Việt Nam hiện đang phải cố gắng tìm kiếm giải pháp để kiềm chế lạm phát cho thích hợp để phát triển đất nước một cách toàn diện . Bài viết sau đây xin trình bày về đề tài: “ tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012 và một số giải pháp chủ yếu kiếm chế lạm phát trong giai đoạn tới”. NỘI DUNG CHÍNH Lạm phát Khái niệm và thước đo Trước đây và hiện nay các nhà kinh tế có quan niệm khác nhau về lạm phát. Trước kia, người ta cho lạm phát là sự gia tăng của mức giá chung trong mộtkhoảng thời gian nào đó. Quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại về lạm phát : lạm phát là sự gia tăng liên tục và kéo dài của mức giá chung. Mức giá chung hay chỉ số giá cả để đánh giá lạm phát là các chỉ số sau: chỉ số giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất (PPI). Thước đo tình trạng lạm phát chủ yếu trong một thời kỳ là tỉ lệ lạm phát. Nó là tỷ lệ phần trăm về chênh lệch của một trong các chỉ số nói trên ở hai thời điểm khác nhau. Công thức tính tỷ lệ lạm phát ( chẳng hạn theo CPI) trong thời gian t: CPIt = 100 x Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở Phân loại lạm phát Có nhiều cách phân lọai lạm phát nhưng người ta thường phân biệt lạm phát thành ba loại: Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát một con số. Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát dưới 10%. Thực tế mức độ lạm phát vừa đưa ra không có tác động đáng kể đến nền kinh tế. Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai ( hoặc ba) con số. Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát từ 10% đến 200%. Khi mức độ lạm phát như vậy kéo dài nó có tác động mạnh đến nền kinh tế, thậm chí có thể gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Siêu lạm phát. Đây là tình trạng lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao. Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát trên 200%. Hiện tượng này không phổ biến nhưng đã xuất hiện trong lịch sử. Ví dụ như ở Đức, Trung Quốc, Brazin… Tác hại của lạm phát Giá tương đối thay đổi làm phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, các tập đoàn, các nhóm người trong xã hội. Đặc biệt những người giữ tài sản dang nghĩa và những người làm công ăn lương thu nhập bị giảm sút. Giá tương đối thay đổi tạo ra những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế. Nếu cơ cấu sản xuất cũ là hiệu quả , là phù hợp thì sự biến dạng sẽ tạo ra một cơ cấu không hiệu quả, khong phù hợp. Thu nhập của một bộ phận người giảm sút sẽ tạ ra hậu quả về tâm lý xã hội; điều đó có thể tạo ra sự phản ứng mạnh mẽ của các tầng lớp dân cư, sự ổn định về chính trị có thể bị xâm hại. Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012 Như dự báo trước của nhiều tổ chức, lạm phát của Việt Nam năm nay chỉ tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% mà Chính phủ đặt mục tiêu. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm nay tăng 0,27% so với tháng 11 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. CPI bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011. Tháng 12 so với tháng 11, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng mạnh nhất tới 1,17%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng cao hơn mức tăng chung nhưng cũng đều dưới 1% là thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,59%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,34%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%. Nhóm có tỷ trọng lớn nhất trong “rổ” hàng hóa tính CPI là hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng khiêm tốn là 0,28% (Lương thực tăng 0,13%; thực phẩm tăng 0,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%). Những nhóm hàng “nhạy cảm”, vốn tác động mạnh tới CPI trong nhiều tháng trước thì ở tháng này, lại tăng thấp hơn cả mức tăng chung. Đó là nhà ở và vật liệu xây dựng chỉ tăng 0,15%, nhóm giáo dục tăng 0,09% trong đó, dịch vụ giáo dục tăng 0,05%, nhóm giao thông giảm 0,43%.... Sau 2 tháng liên tiếp tăng kỷ lục tới 10-20%, Chính phủ yêu cầu giãn thời gian tăng giá viện phí thì các thuốc và dịch vụ y tế chỉ còn tăng 0,14%, trong đó, dịch vụ y tế tăng 0,03%. Nhìn lại năm 2012, Tổng cục Thống kê đánh giá, lạm phát năm nay chỉ “nhỉnh” hơn mức tăng 6,52% của năm 2009 – năm suy giảm kinh tế mạnh và thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011. Dù cách xa so với mục tiêu CPI đề ra ban đầu thì năm 2012 vẫn là năm giá có nhiều biến động bất thường. Cơ quan này phân tích, CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1,0% vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2) nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%. Đây là tháng chịu tác động chủ yếu của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Sau đó, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm. Trong năm, có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0,5%. Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay là CPI không giảm vào sau Tết âm lịch mà giảm vào hai tháng giữa năm (Tháng 6 và tháng 7). Chỉ số giá vàng tháng 12/2012 tăng 0,46% so với tháng trước; tăng 0,4% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2012 tăng 0,03% so với tháng trước; giảm 0,96% so với tháng 12/2011. Từ đầu năm đến nay, tăng trưởng GDP quý sau luôn cao hơn quý trước. Trong đó, quý I tăng 4,64%, quý II tăng 4,80%, quý III tăng 5,05% và quý IV tăng 5,44%. So với năm 2011, GDP năm nay đã giảm tới 0,86 điểm phần trăm. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung;, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm, khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm. Trước đó, Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư cho hay, với tốc độ tăng trưởng này thì mục tiêu 6,5- 7% như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 sẽ khó đạt. Năm 2011, GDP chỉ ở mức 5,89%, kế hoạch năm 2013, GDP dự báo khoảng 5,5%. Với 2 năm còn lại là 2014-2015, trung bình GDP phải đạt được 8-9% thì GDP trung bình giai đoạn 5 năm 2011-2015 mới đạt mục tiêu trên. Tại hội thảo đầu tháng 12, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia của Bộ kế hoạch đầu tư nhận xét: nhờ nỗ lực tăng trưởng hai cuối quý cuối năm, tăng trưởng cả năm không giảm sâu về tốc độ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tếnăm 2012 vẫn giảm năm thứ 2 liên tiếp. Một số giải pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát trong thời gian tới Thứ nhất, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt theo tín hiệu thị trường; kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để bảo đảm tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng dư nợ tín dụng hằng năm không vượt quá mức đề ra trong Nghị quyết 11. Giữ mặt bằng lãi suất hợp lý. Ðiều hành tỷ giá chủ động, phù hợp, không để biến động lớn. Giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại; bảo đảm vốn cho sản xuất; kiểm soát chặt cho vay bất động sản và kinh doanh chứng khoán; kiểm soát nợ xấu, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng. Thứ hai, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, giảm sâu hơn bội chi ngân sách; tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên; rà soát, sắp xếp lại danh mục đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và chuyển một phần đầu tư nhà nước sang đầu tư từ các nguồn vốn khác. Kiểm soát chặt chẽ hiệu quả đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn. Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước về giá; xử lý nghiêm khắc các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; công khai, minh bạch và tăng cường cơ chế thị trường đối với giá các hàng xăng dầu, điện và những mặt hàng nhạy cảm khác chưa có cạnh tranh thị trường đầy đủ. Thứ tư, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và quản lý thị trường để hạn chế thấp nhất các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý và đầu cơ. Các bộ và địa phương hữu quan phải chủ động, kịp thời can thiệp thị trường hoặc trình cấp có thẩm quyền các giải pháp ứng phó trong trường hợp cần thiết để bảo đảm không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá đột biến, ảnh hưởng sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là rà soát cân đối cung - cầu các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước như: gạo, xăng, dầu, phân bón, xi-măng, sắt thép. Thứ năm, kiểm soát chặt chẽ hơn việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích để giảm nhập siêu và cải thiện cán cân thanh toán. Ðẩy mạnh xuất khẩu, tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng của sản phẩm; phát triển sản xuất thay thế có hiệu quả hàng nhập khẩu; tiếp tục khuyến khích thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn ODA và FDI (đặc biệt trong phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ và nông nghiệp), cùng với việc kiểm soát, ngăn chặn việc chuyển giá, trốn thuế. Tăng cường quản lý các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII). Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch quốc tế và nguồn kiều hối. Thứ sáu, thúc đẩy trên thực tế quá trình tái cấu trúc kinh tế vĩ mô và vi mô, gắn với các đột phá chiến lược theo một chương trình tổng thể; đồng thời, chủ động giảm thiểu các tác động mặt trái của quá trình này. Chủ động điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm dần tỷ trọng và nâng cao hiệu quả; kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải và tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ và kiểm soát chặt chẽ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Ðẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Phải rà soát đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính, tín dụng theo hướng tăng hợp lý về quy mô, giảm nhanh số lượng các ngân hàng và tổ chức tín dụng yếu kém; nâng cao chất lượng tín dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng. Thứ bảy, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường; bảo đảm đủ vốn, đủ ngoại tệ với lãi suất hợp lý cho sản xuất các ngành hàng, các sản phẩm trọng điểm mà thị trường trong nước và xuất khẩu đang có nhu cầu lớn. Hoàn thiện cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực cho phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tư; đa dạng các hình thức đầu tư theo các cơ chế BOT, BT, BTO...; đẩy mạnh hình thức hợp tác công - tư để phát triển hạ tầng có quy mô lớn nhằm tạo bước đột phá trong lĩnh vực quan trọng này. Thứ tám, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng. Cần tạo đột phá về nhận thức lý luận và chủ thuyết phát triển, củng cố giá trị chuẩn và tạo đồng thuận xã hội chung, tăng cường cơ chế bảo vệ lợi ích quốc gia và đổi mới công tác cán bộ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, chú trọng cải cách thể chế và thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân. KẾT LUẬN Lạm phát có tác động rất lớn đến mỗi quốc gia cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước đó. Giảm thiểu các tác động tiêu cực của lạm phát là một vấn đề mang tính chất vĩ mô, đặc biệt đối với một nền kinh tế mới bước vào ngưỡng cửa của hội nhập kinh tế như nước ta. Sự hi sinh tăng trưởng năm 2008 để kiềm chế lạm phát như quyết sách của Chính phủ Việt Nam đã đủ nói lên tầm quan trọng của vấn đề. Trong thời gian tới, nền kinh tế của nước ta cũng đang có những thách thức, khó khăn cần phải vượt qua, và vấn đề lạm phát vẫn còn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp,cần phải nghiên cứu và có những biện pháp phù hợp để giữ vững tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình kinh tế học đại cương, Nxb. Công an nhân dân. Webside: vietnamnet.vn www.worldbank.org thanhnien.com.vn thebusiness.vn gso.gov.vn PHỤ LỤC Biểu đồ lạm phát Việt Nam 2011-2012. Nguồn: Tradingeconomics.com Biểu đồ diển biến CPI của Việt Nam từ 2002 - 2012 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2011, 2012 Tình hình nợ của Việt Nam năm 2011, 2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkinh_te_hanhske_2__2407.docx
Luận văn liên quan