Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2020

ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai đóng vai trò quyết định đối với sự sinh tồn của con người. Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại và tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất vật chất của xã hội. Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Đất đai là môi trường sống của con người và cả sinh vật, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu không thể thiếu của các ngành sản xuất, nhất là ngành sản xuất Nông – Lâm nghiệp. Trong sản xuất Lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, tính chất và độ màu mỡ của đất đóng vai trò quyết định vào quá trình sản xuất và hình thành sản phẩm. Với sản xuất Lâm nghiệp, đất không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết mà còn là yếu tố của sản xuất. Đất vừa là đối tượng vừa là tư liệu của sản xuất Lâm nghiệp. Vì vậy, Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong sản xuất Lâm nghiệp và chỉ có trong sản xuất Lâm nghiệp đất mới có được chức năng này. Đất đai khác với các tư liệu sản xuất khác ở chổ nếu biết sử dụng thì không bao giờ bị hao mòn mà lại tốt lên. Tuy nhiên, đất là nguồn nguyên liệu có giới hạn về số lượng, cố định trong không gian. Do đó, việc quản lý sử dụng đất đai hợp lý có hiệu quả bền vững đang là vấn đề qua tâm hàng đầu của mỗi địa phương, mọi quốc gia. Trong những năm gần đây, việc thực hiện QHSDĐ có sự tham gia của người dân bước đầu được áp dụng trên địa bàn Nông thôn miền núi nước ta. Từ đó người dân có thể tự QHSDĐ của mình một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững, bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và môi trường sinh thái. Tuy nhiên, có thể thấy QHSDĐ cụ thể cho cấp xã hiện nay đang còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu để đi đến hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác này. Bởi vì, việc lập quy hoạch phải được tiến hành từ trên xuống và sau đó bổ sung, hoàn chỉnh từ dưới lên. Đây là quá trình có mối quan hệ ngược, trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa vi mô và vĩ mô trong một hệ thống chỉnh thể. QHSDĐ cấp xã là một yêu cầu rất bức thiết cần được tiến hành định kỳ nhằm phát huy vai trò chỉ đạo của nó đối với sản xuất Lâm nghiệp, làm cơ sở cho công tác giao đất Lâm nghiệp cho các chủ thể quản lý sử dụng. Trong những năm qua, công tác này tuy đã được thực hiện ở hầu hết các địa phương ở nước ta song vẫn còn nhiều tồn tại nhất định. Việc đánh giá hiện trạng chưa thu hút được sự tham gia của người dân và cộng đồng. Mục tiêu và nội dung của phương án quy hoạch thường chưa quan tâm một cách thỏa đáng tới nhu cầu và nguyện vọng của người dân và các cộng đồng nên vai trò chỉ đạo của các phương án quy hoạch còn nhiều hạn chế. Minh Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích tự nhiên là 141.006 ha. Trong đó có 131.335,9 ha đất đồi núi (chiếm hơn 93% diện tích toàn huyện). Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn[1]. Xã Minh Hóa là một trong 16 xã, thị trấn của huyện Minh Hóa. Từ năm 2002 việc thông tuyến đường Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho giao thông trở nên tương đối thuận lợi. Đặc biệt, trong năm 2010 trục đường chính vào trung tâm xã, các tuyến đường liên thôn cũng như các tuyến đường ngõ trong thôn đã được bê tông hóa hoàn toàn. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 3.396 ha với 3.476 nhân khẩu trong 773 hộ được phân bố ở 9 thôn[2]. Do việc QHSDĐ chưa được thực hiện cụ thể rõ ràng nên việc phân bổ đất đai cho các ngành, các thành phần quản lý, thực hiện giao đất Lâm nghiệp cho các hộ gia đình, chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn còn lúng túng. Hệ thống canh tác của người dân còn lạc hậu, kiến thức về việc sử dụng đất đúng mục đích đúng kỹ thuật vẫn còn mờ ảo nên đất dễ bị thoái hóa và xói mòn ngày càng tăng, người dân thiếu vốn sản xuất, khoa học kỹ thuật lạc hậu về mọi mặt, thiếu kiến thức, Hướng giải quyết hiện nay là giúp xã Quy hoạch lại đất đai, lập kế hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, phân tích đề xuất cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đồng thời đảm bảo chính sách pháp luật mới của Nhà nước về đất đai, đảm bảo QHSDĐ là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ. Xuất phát từ thực tiễn và nhận thức trên thấy rõ tính cấp thiết của việc QHSDĐ hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của địa phương nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2020”.

doc54 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Hóa có 1.975,94 ha đất Lâm nghiệp, chủ yếu là rừng sản xuất, 100% diện tích rừng và đất rừng sản xuất này đã được giao khoán đền từng HGĐ với thời hạn 50 năm + Đất rừng sản xuất chiếm 1.599,94 ha được giao cho các hộ gia đình theo nghị định 02/NĐ-CP và quyết định số 163/QĐ. Trong đó có 70,31 ha đất trồng rừng sản xuất chủ yếu trồng các loại Keo như: keo lai, keo tai tượng, keo lá tràm nhưng chủ yếu là trồng keo lai vì nó đáp ứng yêu cầu của hai loại keo kia nên cho hiệu quả kinh tế cao và rút ngắn được chu kỳ kinh doanh. Ngoài ra một số HGĐ còn trồng hỗn loài hoặc thuần loài thêm giống cây bạch đàn. + Đất rừng phòng hộ có diện tích 376 ha phân bố chủ yếu ở núi cao dốc trên 300 và xung quanh đập nước Eo Hụ để chống sụt lở cũng như xói mòn đất. Rừng này được trồng bởi dự án 661 với các loại cây chủ yếu là keo và bạch đàn. 3.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Diện tích đất phi nông nghiệp của xã có 286,52 ha nhưng diện tích chiếm phần lớn là đất sông suối và mặt nước chuyên dùng còn các loại đất khác thì chỉ có một phần diện tích nhỏ. Biểu 3.3: Cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp của xã Minh Hóa TT Mục đích sử dụng Mã số Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2 Đất phi nông nghiệp PNN 286,52 100 2.1 Đất ở OTC 29,00 10,12 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 29,00 10,12 2.2 Đất chuyên dùng CDG 57,04 19,91 2.2.1 Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp CTS 0,26 0,09 2.2.4 Đất SXKD, phi nông nghiệp CSK 3,40 1,19 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 53,38 18,63 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8,20 2,86 2.5 Đất sông suối & mặt nước cd SMN 192,28 67,11 + Đất ở: Quỹ đất ở có diện tích 29,00 ha chiếm 10,12% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Loại đất này được kế thừa qua các thế hệ và chưa được quy hoạch chi tiết nên nhà ở xây dựng mang tính chất tự phát, dẫn đến việc tự giãn trong các HGĐ rất khó khăn. + Đất chuyên dùng có diện tích là 57,04 ha, chiếm 19,91% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, rộng hơn nhiều so với đất ở, phần lớn các công trình mới được xây dựng và nằm trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2015. Trong đó, đất cơ quan, công trình sự nghiệp là 0.26 ha, đất giao thông là 32,50 ha, đất thủy lợi là 14,52 ha. Các công trình về chất lượng cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Tuy nhiên, về số lượng còn thiếu như các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp,… + Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích là 8,20 ha. Phần diện tích này luôn ổn định qua các kỳ quy hoạch bởi loại đất này đã được quy hoạch ổn định. Khu nghĩa trang, nghĩa địa được bố trí tập trung và tương đối hợp lý đã hạn chế sự ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhân dân. + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 192,28 ha đây là quỹ đất chiếm phần lớn đất phi nông nghiệp. Diện tích đất này chưa được đưa vào diện tích đất chưa sử dụng do có thể đầu tư nuôi trồng thủy sản nhưng người dân không chú trọng đến vấn đề này. 3.2.2.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng Diện tích đất này giảm mạnh trong những năm qua do xã đã quy hoạch và tận dụng được chúng vào các mục đích sử dụng khác nhau Biểu 3.4: Cơ cấu các loại đất chưa sử dụng của xã Minh Hóa TT Mục đích sử dụng đất Mã số Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 3 Đất chưa sử dụng CSD 783,76 100 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 126,08 16,09 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 123,97 15,82 3.3 Núi đá không có cây rừng NCS 533,71 68,09 Đất chưa sử dụng là 783,76 ha chiếm 23% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Trong đó: Đất bằng chưa sử dụng là 126,08 ha chiếm 16,09% diện tích đất chưa sử dụng, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là 123,97 ha, chiếm 15,82% tổng diện tích đất chưa sử dụng và đất núi đá không có cây rừng chiếm diện tích lớn nhất là 533,71 ha đất ở đây chỉ toàn đá vôi, khô cằn rất khó trồng cây. ¯ Đánh giá chung tình hình quản lý sử dụng đất xã Minh Hóa Đất đai trong những năm gần đây đã được quản lý chặt chẽ mặc dù chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao song đảm bảo tuân thủ theo quy định của nhà nước và pháp luật. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn song diện tích đất trồng lúa 2 vụ lại ít. Trong sản xuất nông nghiệp có những bước tiến lớn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng sử dụng các giống lúa mới cũng như các loại cây hoa màu cho năng suất cao nên năng suất cây lương thực ngày càng tăng. Quỹ đất lâm nghiệp khá lớn, chiếm hơn một nửa tổng diện tích tự nhiên của xã, điều này cho thấy xã có thế mạnh trong sản xuất các loại cây lâm nghiệp, diện tích đất này đã được giao khoán cho từng HGĐ quản lý, bảo vệ dài hạn. Trong đó rừng sản xuất cũng như rừng phòng hộ đầu nguồn cây sinh trưởng và phát triển rất tốt chủ yếu là các loại keo nên mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng hiệu quả bảo vệ môi trường thì chưa được đáp ứng. Diện tích đất chuyên dùng còn hạn chế, chất lượng các công trình nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu sử dụng nhưng vẫn còn thiếu các công trình giải trí mục đích công cộng để đảm bảo phát huy tối đa tiềm năng đất đai của xã. Đất chưa sử dụng còn nhiều chưa được quy hoạch hết nên rất lãng phí trong khi đó một số loại đất vẫn còn thiếu chưa được quy hoạch đầy đủ nhất là đất ở và các loại đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp,… 3.2.3. Biến động và tiềm năng đất đai của xã Minh Hóa 3.2.3.1. Biến động đất đai Biểu 3.5: Biến động các loại đất chính giai đoạn 2005 - 2011 của xã Minh Hóa TT Mục đích sử dụng đất Mã số Năm 2005 (ha) Năm 2011 (ha) Tăng (+) Giảm (-) (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng diện tích tự nhiên 3.396,00 3.406,24 +10,24 1 Đất nông nghiệp NNP 1.949,75 2.335,96 +386,21 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 403,73 359,10 -414,63 1.1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN 375,85 252,61 -123,24 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 61.42 61,15 -0,27 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 26,71 26,71 1.1.1.3 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 287,72 164,75 -122,97 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 27,88 106,49 +78,61 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.545,10 1.975,94 +430,84 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.545,10 1.599,94 +54,84 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 376,00 +376,00 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,92 0,92 2 Đất phi nông nghiệp PNN 272,85 286,52 +13,67 2.1 Đất ở OTC 25,80 29,00 +3,2 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 25,80 29,00 +3,2 2.2 Đất chuyên dùng CDG 66,07 57,04 -9,03 2.2.1 Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp CTS 0,25 0,26 +0,01 2.2.4 Đất SX, KD, phi NN CSK 9,95 3,40 -6,55 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 55,87 53,38 -2,49 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8,20 8,20 2.5 Đất sông suối & mn cd SMN 172,78 192,28 +19,5 3 Đất chưa sử dụng CSD 1.173,40 783,76 -389,64 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 92,48 126,08 +33,6 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1.080,92 123,97 -956,95 3.3 Núi đá không có cây rừng NCS 533,71 +533,71 3.2.3.1.1. Biến động đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp của xã Minh Hóa tại thời điểm thống kê ngày 01/01/2005 là 1.949,75 ha. Trong giai đoạn từ năm 2005 – 2011 diện tích đất nông nghiệp tăng thêm 386,21 ha nâng tổng diện tích đất nông nghiệp lên 2.335,96 ha. Qua đây cho thấy đất nông nghiệp biến động mạnh trước và sau quy hoạch. Sự Tăng giảm này xảy ra bởi các nguyên nhân sau: - Diện tích đất trồng lúa giảm 0,27 ha do chuyển sang đất có mục đích công cộng. - Đất trồng cây hằng năm giảm 137,33 ha, do chuyển sang các loại đất sau: + Đất trồng cây lâu năm 63,56 ha + Đất ở nông thôn 2,6 ha + Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,02 ha + Đất mục đích công cộng 0,85 ha + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 18 ha + Đất bằng chưa sử dụng 48,3 ha - Đất trồng cây lâu năm giảm 1,18 ha do chuyển sang đất ở nông thôn 0,6 ha và đất đất có mục đích công cộng 0,58 ha, tăng 79,79 ha lấy từ các loại đất sau: + Đất trồng cây hằng năm khác 63,56 ha + Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,01 ha + Đất có mục đích công cộng 0,02 ha + Đất bằng chưa sử dụng 16,2 ha - Đất rừng sản xuất giảm 376 ha do chuyển sang đất rừng phòng hộ và tăng 430,84 ha lấy từ đất đồi núi chưa sử dụng. - Đất rừng phòng hộ tăng 376 ha lấy từ đất rừng sản xuất Thế mạnh của xã là ngành nông lâm nghiệp đặc biệt là LN nên diện tích đất LN của xã ngày càng tăng và dự báo trong tương lai sẽ tăng rất lớn vì nghề rừng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu của người dân ở đây. Bên cạnh việc trồng rừng sản xuất người dân còn chuyển đổi mục đích từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ để bảo vệ đất và bảo vệ nguồn nước cũng như môi trường. 3.2.3.1.2. Biến động đất phi nông nghiệp Diện tích đất phi nông nghiệp tính đến ngày 01/01/2005 là 272,85 ha. Tính đến ngày 01/01/2011 thì diện tích đất ngày tăng thêm 13,67 ha nâng tổng diện tích đất này lên 286,52 ha. Biến động chủ yếu ở các loại đất sau: - Đất ở nông thôn tăng 3,2 ha lấy từ đất trồng cây hằng năm khác 2,6 ha và đất đất trồng cây lâu năm 0,6 ha. - Đất chuyên dùng tăng 0,01 ha ở đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp và giảm 6,55 ha ở đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, 2,49 ha ở đất có mục đích công cộng. - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng 19,5 ha do chuyển từ đất trồng cây hằng năm khác 18 ha và do chỉ tiêu phân loại đất 1,5 ha nâng tổng diện tích đất này lên 192,28 ha. 3.2.3.1.3. Biến động đất chưa sử dụng Năm 2011 đất chưa sử dụng giảm mạnh tính đến 01/01/2011 thì đất chưa sử dụng giảm đến 389,64 ha. Nguyên nhân biến động do: - Đất bằng chưa sử dụng tăng 33,6 ha - Đất đồi núi chưa sử dụng tăng 7,89 ha do thay đổi chỉ tiêu phân loại đất tăng khác và giảm 964,84 ha do chuyển sang các loại đất sau: + Đất rừng sản xuất 430,84 ha + Đất có mục đích công cộng 0,29 ha + Đất núi đá không có rừng cây 533,71 ha - Đất núi đá không có rừng cây tăng 533,71 ha lấy từ đất đồi núi chưa sử dụng. 3.2.3.2. Tiềm năng đất đai Xã Minh Hóa là xã miền núi của huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình có địa hình tương đối phức tạp, địa hình dốc, nhiều sông suối, đồi núi nên rất khó khăn trong việc giao lưu với các xã lân cận. Nhưng trong những năm gần đây nhờ được sự quan tâm của Chính phủ và Nhà nước nên cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khá thuận tiện. Đặc biệt là xã hiện nay việc quản lý đất đai đã được xã quản lý và quy hoạch nên đất đai được khai hoang và tận dụng hết tiềm năng vốn có. Xã vốn có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp nên chỉ cần chú trọng tới các yếu tố đầu vào như: giống, kỹ thuật, phân bón, … thì sẽ mang lại năng suất cao hơn. Nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như trồng xen các loại cây bảo vệ đất bảo vệ nguồn nước, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tiết kiệm đất và phân bón để tiến tới sản xuất bền vững. Đất sản xuất cây nông nghiệp cũng không nhiều do vậy cần chú ý đến việc thâm canh tăng vụ để không bỏ phí đất bên cạnh đó không để đất hoang phí bởi hiện nay một số hộ không làm ruộng nên bỏ đất hoang không giao trả lại cho xã nên đất cũng bỏ hoang do vậy xã cần thiết lập ban quản lý điều tra đất tránh tình trạng này gây lãng phí đất. Xã có diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tương đối nhiều đây là tiềm năng cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản Do xã còn nghèo nên các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa được chú trọng. Trong địa bàn chỉ xuất hiện những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nên trong tương lai các ngành này cũng sẽ phát triển và nhu cầu đất cũng sẽ đáp ứng đủ bởi nhóm đất chưa sử dụng của xã cùng còn tương đối nhiều. 3.3. Đề xuất phương án QHSDĐ cho xã Minh Hóa 3.3.1. Những căn cứ lập phương án 3.3.1.1. Cơ sở pháp lý - Căn cứ luật Đất đai 2003 - Căn cứ luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 - Căn cứ nghị định số 181/2004/NĐ–CN ngày 19/12/2004 của Chính phủ về thi hành luật Đất đai - Căn cứ các thông tư hướng dẫn của bộ Tài nguyên và môi trường + Thông tư số 28/2004/TT–TNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. + Thông tư số 30/2004/TT–TNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Căn cứ quyết định số 364/CP ngày 06/11/1991 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết đất đai có liên quan đến địa giới hành chính. - Căn cứ vào quyết định QHSDĐ của xã Minh Hóa giai đoạn 2010 – 2020. - Căn cứ vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 của xã Minh Hóa. - Căn cứ vào thực trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn 2010 – 2020 và nhiệm vụ phát triển kinh tế các ngành trên địa bàn xã Minh Hóa. 3.3.1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. 3.3.1.2.1. Phương hướng chung Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp, phát huy thế mạnh kinh tế vùng rừng, phấn đấu cơ bản xóa đói giảm nghèo, đưa mức sống của người dân ngày một tăng lên. Phát triển nông – lâm nghiệp toàn diện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi, khai thác có hiệu quả kinh tế vùng đồi vùng rừng. Coi trọng nuôi trồng thủy sản, chú trọng phát triển cây công nghiệp dài ngày mà trọng tâm là cây cao su. + Quy hoạch khu dân cư mới để ổn định cuộc sống của người dân + Tham gia thực hiện và quản lý tốt các dự án đầu tư trên địa bàn, xây dựng phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi theo hướng từng bước bê tông hóa, nhựa hóa. + Thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình, xây dựng thôn bản văn hóa. + Duy trì và bảo vệ diện tích rừng hiện có, nắm bắt thời cơ chú trọng phát triển kinh tế hạ tầng. + Hình thành các tụ điểm kinh tế tạo ra những điểm phân phối hàng háo và vật tư thúc đẩy quá trình sản xuất đẩy mạnh quá trình đô thị hóa nông thôn trong tương lai. Kết hợp phát triển kinh tế với phát triển xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, từng bước giảm nhịp độ tăng trưởng dân số tự nhiên và ổn định vào năm 2020. Chú trọng phát triển Y tế, giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy phong trào văn hóa thể thao, nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất cho người dân. Thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từng bước xây dựng nông thôn mới. - Mục tiêu KTXH chủ yếu đến năm 2020 + Mục tiêu kinh tế: Tổng sản lượng lương thực đạt 950 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 250kg/người/năm. + Mục tiêu xã hội: Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, làm tốt các chính sách xã hội, đặc biệt đối với gia đình có công với cách mạng, thực hiện tốt chính sách dân tộc miền núi, công tác định canh định cư. + Mục tiêu môi trường: Từng bước quy hoạch xây dựng điểm xử lý rác thải, không vứt rác lung tung. Quy hoạch trồng cây phân tán ở các điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng để tạo môi trường trong sạch lành mạnh. 3.3.1.2.2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu a, Ngành nông lâm nghiệp Minh Hóa là một xã miền núi ngành sản xuất chủ yếu là lâm nghiệp và nông nghiệp. Vì vậy, nông lâm nghiệp là là ngành quan trọng để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân. Giai đoạn tới cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích cây lâu năm có giá trị kinh tế cao. Chuyển đổi cây trồng rừng sản xuất để tăng khả năng bảo vệ đất đai, nguồn nước và nâng cao thu nhập từ rừng. Bảo vệ tốt diện tích đất rừng phòng hộ hiện có. Mục tiêu cụ thể của ngành nông lâm nghiệp như sau: + Lúa : 65 tạ/ha + Ngô : 50 tạ/ha + Khoai các loại : 70 tạ/ha + Đỗ các loại : 15 tạ/ha + Lạc : 15 tạ/ha + Hồng xiêm : 20 tạ/ha + Hồ tiêu : 18 tạ/ha + Vải : 25 tạ/ha b, Ngành chăn nuôi Tăng tỷ trọng ngành nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa cung cấp cho thị trường lấy thịt, chủ yếu là chăn nuôi lợn, gà, ngan,... Phấn đấu đến năm 2020 tổng số đàn trâu lên khoảng 500 con, 1500 con bò, 2000 con lợn và khoảng 8000 con gia cầm. c, Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Do xã nằm trên địa bàn miền núi địa bàn phức tạp nên các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ không phát triển. Chủ yếu là các hộ mua bán vật liệu xây dựng nhỏ như mua bán cát sạn, xi măng, sát thép,... một số hộ còn tổ chức xay nghiền các loại ngũ cốc. Với tình hình như vậy trong tương lai cần tổ chức kinh doanh vật liệu xây dựng thành quy mô lớn hơn. Về ngành dịch vụ thì tiến hành nâng cấp điểm bưu điện văn hóa xã. Tiến hành quản lý chặt hệ thống internet ở các hộ gia đình và quản lý tốt các điểm truy cập internet công cộng,... 3.3.3. Dự báo nhu cầu sử dụng đất ở Hằng năm có khoảng 15 – 20 cặp vợ chồng kết hôn mới nên nhu cầu nhà ở cũng ngày tăng lên. Nên tiến hành cấp đất ở cho các hộ gia đình có nhu cầu trên địa bàn. Tiến hành dự báo diện tích đất ở trong tương lai để quy hoạch đất đai hợp lý. - Dự báo dân số đến năm 2020 được tính theo công thức: Nt = N0 (1+(P+V)/100)t Trong đó: - Nt là dân số đến năm quy hoạch - N0 là dân số hiện tại - P là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên - V là tỷ lệ tăng dân số cơ học - t là thời gian quy hoạch Căn cứ vào tình hình dân số xã từ năm 2005 – 2010, tiến hành xác định các chỉ tiêu dự báo như sau: Tốc độ tăng dân số là 0,72% dự kiến mỗi năm giảm trung bình 0,02%. Ước tính đến năm 2020 giảm còn 0,52%. Như vậy, đến năm 2020 tổng dân số của xã Minh Hóa sẽ là 3.802 người tăng 326 người so với thời điểm hiện tại. - Dự báo số HGĐ theo công thức: Ht = H0. Trong đó: - Ht là số HGĐ đến năm quy hoạch - H0 là số HGĐ hiện tại - Nt là dân số đến năm quy hoạch - N0 là dân số hiện tại Vậy, số HGĐ dự báo đến năm 2020 là 845 hộ, tăng 72 hộ + Vậy hộ phát sinh trong năm quy hoạch là 72 hộ + Số hộ tồn động có nhu cầu cấp đất ở là 331 hộ + Số hộ giải tỏa là 50 hộ ð Như vậy, số hộ có nhu cầu đất ở trong kỳ quy hoạch là 453 hộ Quy hoạch mỗi hộ 250 m2, vậy diện tích đất ở cấp mới là 11,34 ha 3.3.4. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Xuất phát từ hiện trạng sử dụng đất đai, tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất đai kết hợp với những căn cứ, mục tiêu, định hướng phát triển các quỹ đất, phương án sử dụng đất cho xã Minh Hóa được đề xuất trong biểu 3.6 sau: Biểu 3.6: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 TT Mục đích sử dụng đất Mã Năm 2011 (ha) Năm 2020 (ha) Tăng(+) Giảm(-) (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng diện tích tự nhiên 3.406,24 3.406,24 1 Đất nông nghiệp NNP 2.335,96 2490,34 +154,38 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 359,10 452,81 +93,71 1.1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN 252,61 224,03 -28,58 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 61,15 61,15 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 26,71 26,71 1.1.1.3 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 164,75 136,17 -28,58 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 106,49 228,78 +122,29 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.975,94 2.028,36 +52,42 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.599,94 1.647,1 +47,16 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 376,00 381,26 +5,26 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,92 9,17 +8,25 2 Đất phi nông nghiệp PNN 286,52 298,61 +12,09 2.1 Đất ở OTC 29,00 40,34 +11,4 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 29,00 40,34 +11,34 2.2 Đất chuyên dùng CDG 57,04 66,04 +9 2.2.1 Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp CTS 0,26 0,71 +0,45 2.2.4 Đất SX, KD, phi nông nghiệp CSK 3,40 3,85 +0,45 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 53,38 61,48 +8,1 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8,20 8,20 2.5 Đất sông suối & mặt nước cd SMN 192,28 184,03 -8,25 3 Đất chưa sử dụng CSD 783,76 617,29 -166,47 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 126,08 47,13 -78,95 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 123,97 36,45 -87,52 3.3 Núi đá không có cây rừng NCS 533,71 533,71 0 Nhìn chung cơ cấu các loại đất biến đổi tương đối nhiều, đất nông nghiệp tăng 139,17 ha, đất phi nông nghiệp tăng 7,77 ha, đất chưa sử dụng giảm đi 147,10 ha. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong kỳ quy hoạch cần tập trung vào thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. 3.3.4.1. Quy hoạch đất nông nghiệp Trong giai đoạn năm 2010 – 2020 do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội diện tích đất nông nghiệp có xu hướng tăng, nhưng tăng về đất lâm nghiệp chứ đất trồng cây hằng năm không tăng mà có xu hướng giảm. Căn cứ vào thực tế của tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất và định hướng phát triển các ngành kinh tế để quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp như sau: 3.3.4.1.1. Quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp a) Đất trồng cây hằng năm Năm 2011 diện tích đất trồng cây hằng năm của xã là 252,61 ha, chiếm 70,3% đất sản xuất nông nghiệp và chiếm 10,8% đất nông nghiệp, đến năm 2020 giảm so với năm 2011 là 28,58 ha. Đất trồng cây hằng năm khác giảm 28,58 ha do chuyển vào các mục đích sau: + Đất ở nông thôn 11,34 ha + Đất trồng cây lâu năm 16,79 ha + Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,45 ha b) Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây lâu năm tăng 122,29 ha lấy từ các loại đất sau: + Đất trồng cây hằng năm khác 16,79 ha + Đất bằng chưa sử dụng 48,7 ha + Đất đồi núi chưa sử dụng 56,8 ha Trong năm 2011 diện tích đất trồng cây lâu năm 106,49 ha, chiếm 4,6% đất nông nghiệp. Trong kỳ quy hoạch diện tích đất này tăng thêm 122,29 ha nâng tổng diện tích đất trồng cây lâu năm lên 228,78 ha chiếm 9,2% đất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch. Như vậy, đất sản xuất nông nghiệp cuối kỳ quy hoạch là 452,81 ha chiếm 13,3% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, tăng 93,71 ha so với đầu kỳ quy hoạch. 3.3.4.1.2. Quy hoạch đất Lâm nghiệp Diện tích đất Lâm nghiệp năm 2011 là 1.975,94 ha chiếm 84,6% diện tích đất nông nghiệp, trong kỳ quy hoạch đất lâm nghiệp tăng 52,42 ha đưa tổng quỹ đất lâm nghiệp lên 2.028,36 ha chiếm 81,5% đất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch. Trong đó: - Đất rừng sản xuất giảm 5,26 ha do chuyển mục đích sử dụng sang đất phòng hộ và tăng 52,42 ha lấy từ các loại đất sau: + Đất bằng chưa sử dụng 21,7 ha + Đất đồi núi chưa sử dụng 30,72 ha - Rừng phòng hộ năm 2011 là 376 ha trong kỳ quy hoạch tăng thêm 5,26 ha được lấy từ đất rừng sản xuất nâng tổng diện tích đất rừng phòng hộ lên 381,26 ha. Như vậy, diện tích đât nông nghiệp hiện có của xã là 2.335,96 ha, chiếm 68,6% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Sau kỳ quy hoạch diện tích đất này tăng thêm 154,38 ha nâng tổng diện tích đât nông nghiệp lên 2.490,34 ha chiếm 73,1% tổng diện tích tự nhiên của xã. 3.3.4.1.3. Quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản Đất nuôi trồng năm 2011 của xã là 0,92 ha. Cuối kỳ quy hoạch tổng diện tích đất này là 9,17 ha tăng 8,25 ha. 3.3.4.2. Quy hoạch đất phi nông nghiệp 3.3.4.2.1. Quy hoạch đất ở Hiện tại đất ở của xã có diện tích 29,00 ha. Trong tương lai do dân số gia tăng nên nhu cầu đất ở cũng tăng, để tránh tình trạng các làng xóm tự hình thành cần quy hoạch các khu dân cư mới. Theo dự báo dân số thì trong kỳ quy hoạch xã tăng thêm 72 hộ cộng với số hộ tồn động có nhu cầu cấp đất ở là 331 hộ, số hộ cần giải tỏa là 50 hộ. Tổng số hộ cần cấp đất là 453 hộ. Mỗi hộ cần cấp 250 m2 đất vậy đất ở tăng thêm 11,34 ha lấy từ đất trồng cây hằng năm khác. Bởi xã đã quy hoạch hai xóm ở mới đó là xóm Cây Trôi và xóm Cây Thị. Hai xóm này trước đây trồng các loại cây hoa màu và cây nông nghiệp ngắn ngày. Cuối kỳ quy hoạch diện tích đất ở của xã là 40,34 ha, chiếm 13,5% diện tích đất phi nông nghiệp. 3.3.4.2.2. Quy hoạch đất chuyên dùng Hiện tại đất chuyên dùng của xã có diện tích là 66,04 ha. Trong tương lai do còn thiếu một số cơ sở hạ tầng công cộng và công nghiệp, dịch vụ cần phải xây dựng và điều chỉnh quỹ đất chuyên dùng lại cho phù hợp nên có sự thay đổi như sau: - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp diện tích là 0,26 cuối kỳ quy hoạch tăng thêm 0,45 ha lấy từ đất trồng cây hằng năm khác. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có diện tích 3,40 ha, cuối kỳ quy hoạch tăng thêm 0,45 ha lấy từ đất bằng chưa sử dụng. - Đất có mục đích công cộng có diện tích là 53,38 ha, cuối kỳ quy hoạch đất này tăng thêm 8,1 ha lấy từ đất bằng chưa sử dụng. 3.3.4.2.3. Quy hoạch đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Đến năm 2011 thì diện tích đất này là 192,28 ha. Nhận thấy xã có nhiều ao hồ có thế mạnh nuôi trồng thủy sản nhưng chưa khai thác triệt để nên nhiều HGĐ đã chuyển 8,25 ha diện tích đất này sang nuôi trồng thủy sản. Vậy cuối kỳ quy hoạch diện tích đất này giảm đi 8,25 ha nên năm 2020 diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng còn lại là 184,03 ha. 3.3.4.3. Quy hoạch đất chưa sử dụng 3.3.4.3.1. Quy hoạch đất bằng chưa sử dụng Hiện tại đất này có diện tích 126,08 ha, trong kỳ quy hoạch giảm 78,95 ha do chuyển đổi mục đích sử dụng sang các loại đất sau: Đất rừng sản xuất 21,7 ha, đất trồng cây lâu năm là 48,7 ha, đất có mục đích công cộng 8,1 ha Cuối kỳ quy hoạch đất này có diện tích là 47,13 ha, chiếm 1,4% tổng diện tích tự nhiên. 3.3.4.3.2. Quy hoạch đất đồi núi chưa sử dụng Năm 2011 đất này có diện tích 123,97 ha, trong kỳ quy hoạch giảm 87,52 ha do chuyển đổi mục đích sử dụng sang các loại đất sau: + Đất rừng sản xuất 30,72 ha + Đất trồng cây lâu năm 56,8 ha Cuối kỳ quy hoạch đất này có diện tích 36,45 ha, chiếm 1,1% tổng diện tích tự nhiên của xã. Như vậy, cuối kỳ quy hoạch diện tích đất chưa sử dụng là 617 ha giảm 166,47 ha, diện tích này chiếm 18,1% tổng diện tích tự nhiên của xã. 3.3.5. Phân kỳ quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 3.3.5.1. Phân kỳ quy hoạch Để có cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất trong từng giai đoạn, trên cơ sở căn cứ vào tình hình lao đọng, nhu cầu đất đai và khả năng thực hiện, phương án sử dụng dất được phân thành hai kỳ như sau: Biểu 3.7: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 TT Mục đích sử dụng đất Mã Năm 2011 (ha) Năm 2015 (ha) Năm 2020 (ha) (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng diện tích tự nhiên 3.406,24 3.406,24 3.406,24 1 Đất nông nghiệp NNP 2.335,96 2.455,34 2490,34 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 359,10 417,81 452,81 1.1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN 252,61 236,53 224,03 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 61,15 61,15 61,15 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 26,71 26,71 26,71 1.1.1.3 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 164,75 148,67 136,17 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 106,49 181,28 228,78 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.975,94 2.028,36 2.028,36 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.599,94 1.647,1 1.647,1 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 376,00 381,26 381,26 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,92 9,17 9,17 2 Đất phi nông nghiệp PNN 286,52 290,11 298,61 2.1 Đất ở OTC 29,00 36,84 40,34 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 29,00 36,84 40,34 2.2 Đất chuyên dùng CDG 57,04 61,04 66,04 2.2.1 Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp CTS 0,26 0,46 0,71 2.2.4 Đất SX, KD, phi nông nghiệp CSK 3,40 3,6 3,85 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 53,38 56,98 61,48 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8,20 8,20 8,20 2.5 Đất sông suối & mặt nước cd SMN 192,28 184,03 184,03 3 Đất chưa sử dụng CSD 783,76 660,79 617,29 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 126,08 69,38 47,13 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 123,97 57,7 36,45 3.3 Núi đá không có cây rừng NCS 533,71 533,71 533,71 3.3.5.2. Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 3.3.5.2.1. Kế hoạch sử dụng kỳ đầu 2011 - 2015 Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2015 của xã Minh Hóa và kế hoạch sử dụng đất 2011 - 2015. Để cụ thể hóa chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu tới từng năm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát tiến độ dự án nên đề xuất kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2011 - 2015 như sau: Biểu 3.8: Kế hoạch sử dụng đất đầu kỳ 2011 - 2015 TT Mục đích sử dụng đất Mã số Năm 2011 (ha) Năm 2012 (ha) Năm 2013 (ha) Năm 2014 (ha) Năm 2015 (ha) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Tổng diện tích tự nhiên 3.406,24 3.406,24 3.406,24 3.406,24 3.406,24 1 Đất nông nghiệp NNP 2.335,96 2.410,22 2.425,26 2.440,3 2.455,34 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 359,10 372,69 387,73 402,77 417,81 1.1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN 252,61 248,59 244,57 240,55 236,53 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 61,15 61,15 61,15 61,15 61,15 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 26,71 26,71 26,71 26,71 26,71 1.1.1.3 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 164,75 106,73 156,71 152,69 148,67 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 106,49 124,1 143,16 162,22 181,28 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.975,94 2.028,36 2.028,36 2.028,36 2.028,36 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.599,94 1.647,1 1.647,1 1.647,1 1.647,1 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 376,00 381,26 381,26 381,26 381,26 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,92 9,17 9,17 9,17 9,17 2 Đất phi nông nghiệp PNN 286,52 281,23 284,19 287,15 290,11 2.1 Đất ở OTC 29,00 30,96 32,92 34,88 36,84 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 29,00 30,96 32,92 34,88 36,84 2.2 Đất chuyên dùng CDG 57,04 58,04 59,04 60,04 61,04 2.2.1 Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp CTS 0,26 0,31 0,36 0,41 0,46 2.2.4 Đất SX, KD, phi NN CSK 3,40 3,45 3,5 3,55 3,6 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 53,38 54,28 55,18 56,08 56,98 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8,20 8,20 8,20 8,20 8,20 2.5 Đất sông suối & MNCD SMN 192,28 184,03 184,03 184,03 184,03 3 Đất chưa sử dụng CSD 783,76 714,79 696,79 678,79 660,79 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 126,08 95,63 86,88 78,13 69,38 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 123,97 85,45 76,20 66,95 57,7 3.3 Núi đá không có cây rừng NCS 533,71 533,71 533,71 533,71 533,71 Ở kỳ này chuyển đất bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng sang đất rừng sản xuất ở năm 2012 luôn. Tiến hành trông rừng ở đầu kỳ và cuối kỳ thì khai thác luôn. Cùng kỳ này đầu năm 2012 chuyển 5,26 ha rừng sản xuất sang rừng phòng hộ. Như vậy, trong đầu kỳ quy hoạch này các loại đất tăng giảm biến động như sau: a) Đất nông nghiệp Đất nông nghiệp tăng 135,46 ha và giảm 16,08 ha do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Nâng tổng diện tích đất này lên 2.455,34 ha vào năm 2015, cụ thể như sau: - Đất trồng cây hằng năm khác giảm 16,08 ha do chuyển sang các loại đất khác trong đó: + Đất trồng cây lâu năm 8,04 ha + Đất nhà ở 7,84 ha + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,2 ha - Đất trồng cây lâu năm tăng 74,79 ha nâng diện tích đất này lên 181,28 ha năm 2015 lấy từ các loại đất sau: + Đất trồng cây hằng năm khác 8,04 ha + Đất bằng chưa sử dụng 31,2 ha + Đất đồi núi chưa sử dụng - Đất rừng sản xuất giảm 5,26 ha chuyển sang đất rừng phòng hộ và tăng 52,42 ha lấy từ các loại đất sau: + Đất bằng chưa sử dụng 21,7 ha + Đất đồi núi chưa sử dụng 30,72 ha - Đất rừng phòng hộ tăng 5,26 ha lấy từ đất rừng sản xuất sang - Đất nuôi trồng thủy sản tăng 8,25 ha lấy từ đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. b) Đất phi nông nghiệp - Đất ở tại nông thôn: Do giải quyết nhu cầu đất cho các hộ còn tồn động từ trước nên ở kỳ này đất ở tăng mạnh hơn và tăng 7,84 ha, lấy từ đất trồng cây hằng năm khác ở vùng đất Cây Trôi và Cây Thị. - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 0,2 ha, lấy từ đất trồng cây hằng năm khác. - Đất SXKD phi nông nghiệp tăng 0,2 ha, lấy từ đất bằng chưa sử dụng. - Đất có mục đích công cộng tăng 3,6 ha, lấy từ đất bằng chưa sử dụng - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm 8,25 ha do chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản. c, Đất chưa sử dụng - Đất bằng chưa sử dụng giảm 56,7 ha do chuyển mục đích sử dụng sang: + Đất rừng sản xuất 21,7 ha + Đất trồng cây lâu năm 31,2 ha + Đất có mục đích công cộng 3,6 ha + Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 0,2 ha - Đất đồi núi chưa sử dụng giảm 66,27 ha do chuyển sang các loại đất sau: + Đất rừng sản xuất 30,72 ha + Đất trồng cây lâu năm 35,55 ha. 3.4. Ước tính nhu cầu đầu tư và hiệu quả của phương án quy hoạch Trong phương án quy hoạch, sản xuất nông lâm nghiệp đóng vai trò chủ đạo, do vậy hiệu quả của ngành nông nghiệp mang lại sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả của ngành nông nghiệp mang lại sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả của cả phương án quy hoạch. Hiệu quả kinh tế của phương án QHSDĐ được thể hiện qua sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, đem lại sự phát triển kinh tế, tăng nguồn thu, tạo ra hướng đi phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu thị trường trong tương lai. 3.4.1. Hiệu quả kinh tế cho một số cây trồng chính của xã Minh Hóa 3.4.1.1. Cây hằng năm Biểu 3.9: Chi phí, thu nhập cho 1 ha cây hằng năm trong một năm TT Loại cây trồng Chi phí Thu nhập Lợi nhuận 1 Lúa P06 11.465.000 39.000.000 27.535.000 2 Lúa 004 10.955.000 36.000.000 25.045.000 3 Ngô 8.428.000 21.392.000 12.964.000 4 Sắn 11.765.000 27.776.000 16.011.000 5 Lạc 12.260.000 34.000.000 21.740.000 Ta thấy giống lúa P06 có lợi nhuận cao hơn so với giống lúa 004 nên ta quy hoạch trồng lúa P06 nhiều hơn như sau: Lúa P06 trồng 41,15 ha, lúa 004 gieo trồng 20 ha, còn đất trồng cây hằng năm khác chủ yếu trồng hai loại cây ngô và lạc nên vụ Xuân trồng ngô, vụ Thu trồng lạc với diện tích mỗi lần trồng là 136,17 ha. Cây sắn trồng ở đất lâm nghiệp ở những vùng đất bằng độ dốc thấp nên diện tích trồng sắn được quy hoạch là 22 ha. Vậy, tổng lợi nhuận thu được từ cây trồng hằng năm là 67.118.509.300 đồng cho cả chu kỳ quy hoạch. b, Cây lâu năm Chi phí và thu nhập 1 chu kỳ trồng cây ăn quả thể hiện ở bảng sau: Biểu 3.10: Hiệu quả kinh tế một số cây lâu năm 1ha/10 năm TT Chỉ tiêu Loài cây Vải Hồng xiêm Hồ tiêu 1 Ct 19.426.000 23.695.000 40.976.000 2 Bt 129.500.000 184.600.000 732.600.000 3 Bt – Ct 110.074.000 160.905.000 691.624.500 4 NPV 103.355.917.04 150.084.555,53 649.412.255,06 5 BCR 5,23 5,89 14,00 6 IRR 51% 54% 83% Qua biểu tổng hợp hiệu quả kinh tế ba loại cây lâu năm trên cho thấy NPV, BCR của cây hồ tiêu là cao nhất. Như vậy, loài cây cho hiệu quả kinh tế cao nhất là cây hồ tiêu nên trong phương án quy hoạch cần tăng diện tích trồng cây hồ tiêu. Diện tích quy hoạch cho hồ tiêu là 27 ha, hồng xiêm là 12 ha, cho vải là 7 ha. c, Cây lâm nghiệp Chi phí và thu nhập cho một ha trồng keo lai được thể hiện ở biểu sau: Biểu 3.11: Hiệu quả kinh tế cây keo lai 1ha/10 năm Chỉ tiêu Loài cây Ct Bt Bt - Ct NPV BCR IRR Keo lai 24.071.000 45.200.000 21.129.000 19.839.485,11 1,21 9% Đất lâm nghiệp hiện tại của xã chủ yếu trồng các loại keo như keo lai, keo tai tượng, keo lá tràm và một số hộ còn trồng thêm bạch đàn. Nhưng cây keo lai cho thấy rất thích hợp với đất ở đây nên trong kỳ quy hoạch lấy cây keo lai trồng chính với diện tích là 599,94 ha. 3.4.2. Ước tính nhu cầu đầu tư Vốn đầu tư được xác định dựa vào khối lượng công việc của các hạng mục đầu tư tương ứng trong cả chu kỳ sản xuất kinh doanh. + Tổng vốn đầu tư cho cây nông nghiệp ngắn ngày: Vốn đầu tư cho trồng lúa P06 là 11.465.000 đồng/ha/năm, cho trồng lúa 004 là 10.955.000 đồng/ha/năm, trồng ngô 8.428.000 đồng/ha/năm, cho trồng sắn là 11.765.000 đồng/ha/năm, cho trồng lạc là 12.260.000 đồng/ha/năm. Vậy tổng vốn đầu tư cho cây nông nghiệp ngắn ngày trong kỳ quy hoạch là 38.814.497.100 đồng. + Tổng vốn đầu tư cho cây nông nghiệp lâu năm: Vốn đầu tư cho cây vải là 19.426.000 đồng/ha/10 năm, cây hồng xiêm là 23.695.000 đồng/ha/10 năm, cây hồ tiêu là 40.976.000 đồng/ha/10 năm. Vậy tổng vốn đầu tư cho cây nông nghiệp lâu năm cho cả kỳ quy hoạch là 1.526.674.000 đồng. + Tổng vốn đầu tư cho cây lâm nghiệp: Ở đây cây lâm nghiệp chỉ trồng một loài cây đó là cây keo với mức vốn đầu tư là 24.071.000 đồng/ha/10 năm với diện tích là 599,94 ha vậy tổng vốn đầu tư cho cả kỳ quy hoạch của cây keo lai là 14.441.155.740 đồng. ð Vậy, tổng vốn đầu tư cho hoạt động nông lâm nghiệp là 54.782.326.840 đồng. Trên cơ sở kết quả phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sử dụng đất chủ yếu. Nhu cầu vốn đầu tư, doanh thu và lợi nhuận của phương án được tổng hợp trong biểu sau: Biểu 3.12: Tổng hợp chi phí và thu nhập cho một số cây trồng chủ yếu của xã Minh Hóa trong 10 năm TT Hạng mục Diện tích (ha) Vốn đầu tư Doanh thu Lợi nhuận 1 Cây hằng năm 219,32 38.814.497.100 104.786.506.400 65.972.009.300 2 Cây lâu năm 46 1.526.674.000 22.901.900.000 21.375.226.000 3 Cây lâm nghiệp 599,94 14.441.155.740 27.117.288.000 12.676.132.260 Tổng 865,26 54.782.326.840 154.805.694.400 100.023.367.560 Qua biểu trên ta thấy hiệu quả kinh tế của cây hằng năm là cao nhất do chu kỳ quay vòng ngắn. - Thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp của xã trong 10 năm là 154.805.694.400 đồng. - Tổng chi phí đầu tư cho nông lâm nghiệp trong vòng 10 năm quy hoạch là 54.782.326.840 đồng. - Tổng lợi nhuận thu được là 100.023.367.560 đồng. Cây nông nghiệp đóng vai trò quan trọng nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực cho người dân, đồng thời cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển của xã hội trong tương lai cần có những biện pháp ký thuật hợp lý để bảo vệ đất cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng. 3.4.3. Hiệu quả về mặt xã hội - Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân là từ SXNLN mà trước đây chủ yếu là làm vườn, ruộng và phát rừng làm nương rẫy để trồng lúa, ngô khoai, sắn và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Do vậy, đời sống của đại bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn, một số hộ còn thiếu lương thực. Việc QHSDĐ trên tạo cơ sở cho quy hoạch mở mang phát triển SXNLN một cách ổn định lâu dài, nguồn thu nhập phong phú hơn và tăng dần theo thời gian. Phương án QHSDĐ này là cơ sở để triển khai thực hiện các chương trình dự án nói chung và các mục tiêu phát triển KTXH nói riêng đồng thời là cơ sở quan trọng để xây dựng cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và sử dung đất đai ở cấp độ vi mô (các thôn, HGĐ) cũng như cấp vi mô của nhà nước. - Với cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ như đã đề xuất thì nhu cầu lao động của xã sẽ tăng thêm. Trong những năm đầu việc trồng, chăm sóc cây đặc sản, cây ăn quả, cây công nghiệp sẽ góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi, nguồn lao động chủ yếu của xã vẫn được thu hút cho sản xuất cây nông nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi. Về sau, ngoài việc tập trung lao động cho chăn nuôi và sản xuất cây hằng năm thì cây ăn quả, cây đặc sản, cây công nghiệp đã đi vào ổn định sẽ thu hút được nhiều lao động với mức lương thường xuyên hơn. - Việc phát triển cây công nông nghiệp sẽ là cơ hội để thực hiện công tác KNKL nâng cao trình độ kỹ thuật và tổ chức lao động cho người dân hiệu quả hơn. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ sớm được phổ cập, nhân rộng tới tận thôn bản và từng người dân là một trong những mục tiêu có tính chiến lược của ngành trong phát triển SXNLN ở miền núi nước ta. - Phương án QHSDĐ này được phê duyệt sẽ làm cơ sở pháp lý quan trọng để xã quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, đúng pháp luật. Hiện nay, công tác đồn điền, dồn thửa của xã đã và đang được tiến hành, phương án QHSDĐ này sẽ làm cơ sở để tháo gỡ những khó nhăn vướng mắc, tiếp tục triển khai và hoàn thành dảm bảo theo tiến độ chung. 3.4.4. Hiệu quả về mặt môi trường Thực hiện tốt phương án QHSDĐ sẽ góp phần nâng cao chất lượng và tính bền vững của môi trường sinh thái. Đây là chỉ tiêu quan trọng của 1 phương án QHSDĐ bền vững. - Theo kế hoạch thực hiện phương án này, thì độ che phủ của rừng tăng lên bằng nhiều giải pháp khác nhau. Trong đầu kỳ quy hoạch tiến hành trồng thêm mới 47,16 ha rừng sản xuất và vận chuyển rừng sản xuất sang rừng phòng hộ 5,26 ha ở đầu nguồn của đập nước EoHụ làm giảm xói mòn đất, rửa trôi đất. Việc trồng rừng sản xuất cũng nâng cao độ chr phủ cho đất nếu có biện pháp khai thác và trồng mới một cách linh hoạt và khoa học thì hiệu quả được nâng cao. - Diện tích sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày được quy hoạch và lập kế hoạch mở mang hợp lý có đến quy hoạch phát triển các công trình hỗ trợ như giao thông, thủy lợi, phương thức nông lâm kết hợp, xen canh, luân canh với cây họ đậu, các loại cây trồng được lựa chọn và đề xuất đảm bảo hiệu quả KTXH, nâng cao hệ số sử dụng đất, cải tạo bồi bổ và bảo vệ đất đai. Việc giảm bón phân hóa học và thuốc trừ sâu cũng như tăng bón các loại phân xanh sẽ làm tăng sự hoạt động của các vi sinh vật đất sẽ làm cải tạo đất và giảm ô nhiễm môi trường. 3.5. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện phương án Để phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trên cơ sở phương án QHSDĐ tôi xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu thực hiện phương án như sau: 3.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức quản lý Chính sách đất đai có ảnh hưởng rất lớn trong công tác quản lý sử dụng bền vững đất đai, tài nguyên rừng. Việc thực hiện chính sách đất đai đúng đắn phù hợp với thực tiễn và điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy, cần quán triệt chính sách đất đai cũng như các chính sách khác liên quan đến từng chủ thể sử dụng đất thông qua một số nội dung chính sách sau đây: - Xác định rõ quyền lợi hợp pháp, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ đất và người được giao đất trên cơ sở luật đất đai và các chính sách khác liên quan đến tài nguyên đất, tài nguyên rừng. - Thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Triển khai thực hiện quản lý đất đai theo phương án, kế hoạch sử dụng đất (đã được phê duyệt). - Tăng cường phát triển hệ thống khuyến nông - khuyến lâm, hướng dẫn về thị trường chuyển giao kỹ thuật LN và kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc. - Tiếp tục rà soát và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông lâm nghiệp cho các HGĐ - Khuyến khích các hộ nông dân phát triển các mô hình vườn rừng, trại rừng theo hình thức trang trai mẫu RVAC. Thực hiện chính sách khuyến nông - khuyến lâm rộng rãi tới người dân. - Cần có kế hoạch bồ dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ xã, thôn bản thông qua con đường đào tạo (ngắn hạn, dài hạn), tập huấn, tham quan học tập các mô hình. - Xây dựng các quy ước, hương ước thôn bản về bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ rừng và chăn thả gia súc. 3.5.2. Các giải pháp kỹ thuật cho đất sản xuất - Đẩy mạnh khai hoang, cải tạo đất đai để sản xuất theo tiến độ của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tận dụng hết diện tích đã được quy hoạch để sản xuất, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. - Tăng cường đầu tư tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, bố trí cơ cấu cây trồng, thời vụ gieo trồng hợp lý. - Thâm canh, tăng vụ, rút ngắn chu kỳ kinh doanh để nâng cao hệ số sử dụng đất. - Bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi và các nguyên nhân làm thoái hóa đất, cải tạo bồi bổ đất: + Sử dụng các phương thức sản xuất nông lâm kết hợp, xen canh, luân canh cây họ đậu. + Sử dụng chế độ bón phân hợp lý, tăng cường bón phân hữu cơ + Duy tu, bảo dưỡng nâng cao năng lực tưới của các công trình thủy lợi, thường xuyên dọn, vét các loại kênh mương sạch sẽ. + Sử dụng các giải pháp công trình phòng chống sụt lở nếu thấy cần thiết. 3.5.3. Giải pháp về vốn đầu tư - Mở rộng mức tín dụng, tăng vốn vay trung hạn và dài hạn để đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển sản xuất. - Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn đối với những hộ nông dân vay vốn đầu tư cho sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời kéo dài thời hạn hoàn vốn để đảm bảo cho người dân có điều kiện sản xuất kinh doanh. Tăng mức cho vay và thời gian cho vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh từng loại cây trồng. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư - Thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng như giảm lãi suất cho vay phát triển kinh tế nông thôn. 3.5.4. Giải pháp về môi trường - Đưa ra những tiêu chí về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và tài nguyên đất. Tăng cường công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, làm thay đổi nhận thức của con người đối với các vấn đề về môi trường. - Tăng cường đầu tư bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn tài nguyên rừng để bảo vệ môi trường sống. - Hoàn thiện các chính sách về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm nguồn nước, chống ô nhiễm không khí. Chương 4 KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của QHSDĐ và tiến hành QHSDĐ tại xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, đề tài đã được một số kết quả sau: - Phân tích và đánh giá được các điều kiện tự nhiên, KTXH từ đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn làm cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất trong tương lai. - Tính toán được hiệu quả một số cây trồng chính trong ky quy hoạch - Về kế hoạch sử dụng đất, đề tài đã xác định được các căn cứ để lập kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, đồng thời đề xuất được các biện pháp thực hiện kế hoạch. - Kết quả nghiên cứu về cơ sở thực tiễn của quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã cho thấy song song với sự phát triển của xã hội, khoa học và công nghệ. Hệ thống canh tác nông lâm nghiệp cần được chuyển dịch và đổi mới nhằm đảm bảo tăng năng suất cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng cải tạo môi trường, cải tạo đất. 4.2. Tồn tại - Trong quá trình nghiên cứu, do điều kiện thời gian, nguồn lực phương tiện, dụng cụ nghiên cứu cùng với kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên đề tài còn một số tồn tại nhất định. - QHSDĐ có người dân tham gia trên quy mô cấp xã là một vấn đề còn mới chưa được nghiên cứu đầy đủ. Do tài liệu tham khảo chưa được phong phú, đa dạng nên việc vận dụng vào trong quá trình thực hiện đề tài có những kết quả chưa thực sự đầy đủ. - Các chế độ chính sách đất đai còn chưa thực hiện đồng bộ và ổn định, vẫn còn nhiều chỗ chắp vá, chỉnh sửa hơn nữa, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ thất học cao, trình độ chuyên môn lực lượng chủ chốt của xã chưa cao nên hiệu quả công tác QHSDĐ chưa cao. - Điều kiện địa hình, đất đai khu vực phức tạp, điều kiện thủy văn khó khăn nên sản xuất nông lâm nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên. - Vì thời gian có hạn trong khi đó đề tài nghiên cứu trên phạm vi rộng cho nên một số nội dung chưa được khảo sát kỹ càng. Do đó, có ảnh hưởng nhất định đến kết quả của đề tài. - Ngoài ra cuối năm 2010 vừa qua cơn đại hồng thủy đã nhấn chìm hầu như toàn xã nên số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài còn thiếu nhiều nên đang được tìm và khôi phục lại. Đặc biệt, các loại bản đồ hiện trạng sử dụng đất bị cuốn trôi giờ vẫn chưa khôi phục lại được nên ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của việc nghiên cứu và khó khăn trong quy hoạch. 4.3. Kiến nghị Hiện nay QHSDĐ bền vững là một vấn đề mang tính chất toàn cầu đòi hỏi sự nỗ lực của không chỉ một cá nhân, một quốc gia nào. Để phát huy hết sức mạnh của đất đai đảm bảo một nền nông nghiệp phát triển bền vững cũng như tiến dần đến xây dựng nông thôn mới đòi hỏi chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến công tác QHSDĐ. - Công tác QHSDĐ cần phải tiến hành trước khi giao đất cho các cá nhân, HGĐ và các cơ quan quản lý. - Thông qua phương án QHSDĐ cho xã Minh Hóa có thể vận dụng để tiến hành QHSDĐ cho các xã trên phạm vi huyện Minh Hóa và tỉnh Quảng Bình. - Cần xây dựng các chính sách tín dụng hợp lý, ưu đãi đối với các HGĐ vay vốn để phát triển SXNLN đồng thời phát triển, mở rộng thị trường sản phẩm để người dân có thể yên tâm đầu tư vào sản xuất, làm chủ các sản phẩm của mình và đem lại hiệu quả cao. - Thúc đẩy công tác KNKL trên địa bàn thông qua các buổi tập huấn, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực sản xuất của người dân. - Đề nghị các cấp, các ngành có liên quan từ huyện đến tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, vật tư kỹ thuật, chỉ đạo chuyên môn cũng như tiến hành đo đạc lại đất đai để lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất hiện tại cho xã Minh Hóa để xã có cơ sở lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất trong tương lai. - Đề tài còn nhiều hạn chế và thiếu sót nên cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và hệ thống một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [01]. Tóm tắt báo cáo quy hoạch tổng thể huyện Minh Hóa - tỉnh Quảng Bình, UBND huyện Minh Hóa, 2000. [02]. Phương án QHSDĐ huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, sở địa chính Quảng Bình, 2002. [03]. Wink, A.P.A (1995), Land Use in Advancing Agriculture. 349S, Berlin/New York 1975. [04]. Dent, D.A (1996), Guideline for Land Use in Developing Countries. Soil Survey and Land Evaluation 1986, Vol. 8(2), S.67 – 76, Nowich. [05]. Dr Habil. Holm Uibrig, Introduction to land – Use planning a contribution to rural development – selected concerns fox VietNam, seminars, VietNam Forestry College (VFC)… TU Dresden, 1998, 83 – 102p. [06]. Lan Use planning at village level. Seminars, Vietnam Forestry College (VFC)… TU Dresden, 1998, 105 – 116p. [07]. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, nhà xuất bản pháp lý 1992. [08]. Luật đất đai, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 2003. [09]. Luật bảo vệ phát triển rừng, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 2005. [10]. Chính phủ (1993), Nghị định 64/CP Quy định về giao đât Nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài vào mục đích nông nghiệp, ra ngày 27/09/1993. [11]. Chính phủ (1999), Nghị định 163/1999/NĐ – CP về giao đất, cho thuê đất Lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, ra ngày 16/11/1999. [12]. Chính phủ (1995), Nghị định 01/CP Quy định về giao khoán đất lâm nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước, ra ngày 04/01/1995. [13]. Thủ tướng Chính phủ (1998), Chỉ thị số 245/1998/QĐ – TTg về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp [14]. Reichnberg, Bo (1992), Quy hoạch sử dụng đất cấp xã ở Việt Nam. Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển, 1992. [15]. Nguyễn Văn Tuấn và Vũ Văn Mễ (1996), “Một số ảnh hưởng sau thí điểm giao đất, giao rừn ở xã Tử Nê – huyện Tân Lạc; xã Hang Kia, Pà Cò - huyện Mai Châu – tỉnh Hòa Bình”, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Dự án đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp, Hà Nội, 10/1996. [16]. Bùi Đình Toái (1998), “Xây dựng kế hoạch phát triển thôn, bản, giám sát và đánh giá người dân tham gia trong các dự án phát triển nông thôn”, Thông tin chuyên đề/Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam – Thủy Điển. [17]. Cục kiểm lâm (1996), Nội dung biện pháp và trình tự tiến hành giao đất lâm nghiệp trên địa bàn xã trong giao đất lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr 58 – 59. [18]. Dự thảo định hướng QHSDĐ cả nước đến năm 2000 và kế hoạch giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác, 1994.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa_luan_tot_nghiep_nganh_qldd_026.doc
Luận văn liên quan