Hàng may mặc Việt Tiến thâm nhập thị trường Đức

Chương 1 Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế và Tiêu Dùng Hàng May Mặc Của Đức I/ khái quát về kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2009 II/ khái quát kinh tế Đức những tháng đầu năm 2009 và xu hướng 2010 III/ khái quát về tình hình xuất nhập khẩu hàng may mặc của Đức 1.xuất khẩu 2.Nhập khẩu 3. Cơ hội và thách thức đối với các nhà xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Đức Chương 2 Khái Quát Về Công Ty Việt Tiến và Sản Phẩm May Mặc Của Việt Tiến I/ Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển II.lĩnh Vực Kinh Doanh III.năng lực sản xuât IV.Thế Mạnh V.Thị trường tiêu thụ VI.Thành tích VII/ sản phẩm tiêu biểu Chương 3 : Phân Tích SWOT Cho Mặt Hàng Dệt May Của Việt Tiến I/ strong II/weak III.Opportunity IV.Threat Chương 4 : Chiến Lược Thâm Nhập Thị Trường Vào Thị Trường Đức I.Công tác chuẩn bị chiến lược II.TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC: III.Áp dụng chiến lược vào thị trường Đức Chương 5: Xu Hướng , Cơ Hội và Thách Thức Cho Việt Tiến I/ Thị Trường Đức Đầy Tiềm Năng Cho Hàng Dệt May Việt Nam- Cơ Hội Và Thách Thức ** Phân đoạn thị trường **Xu hướng tiêu thụ II. Định Hướng Phát Triển Của Việt Tiến 1.Sản Phẩm Mới 2.Định hướng phát triển 3.Cam Kết

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5621 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hàng may mặc Việt Tiến thâm nhập thị trường Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế và Tiêu Dùng Hàng May Mặc Của Đức I/ khái quát về kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2009 Xuất khẩu hàng hóa của thế giới đã giảm liên tục từ đầu năm 2009 và chạm đáy vào tháng 3/2009 (Theo thống kê của IMF, xuất khẩu hàng hóa của thế giới vào cuối quý I/2009 đã giảm tới 60% so với một quý trước đó). Từ đầu quý II/2009 đến nay, hoạt động thương mại quốc tế có những khởi sắc nhất định, mức độ giảm của xuất khẩu hàng hóa đã chậm lại. Đối với những nước có thặng dư thương mại nhiều năm trở lại đây như Trung Quốc, xuất khẩu cũng giảm mạnh. Tổng giá trị hàng hoá xuất, nhập khẩu nửa đầu năm 2009 đạt 946,1 tỷ USD, thấp hơn 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 521,5 tỷ USD, giảm 21,8%; giá trị hàng hoá nhập khẩu đạt 424,6 tỷ USD, giảm 25,4%. Thặng dư thương mại nửa đầu năm 2009 đạt 96,9 tỷ USD, thấp hơn 2,1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, thị trường hàng hóa thế giới bắt đầu tăng từ quí II/2009. Sự tăng giá khá mạnh và trên diện rộng, phán ánh sự cải thiện trong niềm tin kinh doanh và tiêu dùng và một phần khác do sự giảm giá của đồng đôla Mỹ. Trên thị trường dầu mỏ, giá phản ứng khá mạnh trước sự thay đổi quan điểm từ việc thị trường đang "dư cung" sang sự cân đối về cung cầu. (Sự thay đổi này một phần do các thành viên của OPEC đã tuân thủ khá chặt chẽ cam kết giảm hạn ngạch sản xuất). Sự đi lên của thị trường hàng hóa thế giới được thể hiện phần nào qua giá tiêu dùng tại các nền kinh tế lớn. Tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 6/09 tăng 0,7%, mức cao nhất trong vòng 11 tháng trở lại đây. Cùng với tình hình kinh tế thế giới, thị trường lao động căng thẳng, thất nghiệp tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2009, đặc biệt tại các nước phát triển. II/ khái quát kinh tế Đức những tháng đầu năm 2009 và xu hướng 2010 Quỹ tiền tệ quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2009 và năm 2010 cho nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu này. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Triển vọng kinh tế năm 2010 đang cải thiện. IMF dự báo kinh tế toàn cầu năm 2010 lên mức 3,1% từ mức 2,5% trước đó. Kinh tế Đức, nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, sẽ hưởng lợi khi kinh tế toàn cầu hồi phục và có thể tăng trưởng 0,3% trong năm 2010. Trước đó, IMF đã dự báo kinh tế Đức có thể tăng trưởng âm 0,4% trong năm 2010. IMF dự báo GDP của Đức tăng trưởng âm 5,3% trong năm nay. IMF cũng điều chỉnh dự báo GDP toàn cầu năm nay, GDP toàn cầu năm 2009 được dự báo tăng trưởng âm 1,1% từ mức trước đó là 1,4%. Thông tin triển vọng kinh tế sáng sủa hơn đến cùng lúc với việc tỷ lệ thất nghiệp của Đức tháng 9/2009 bất ngờ giảm 125 nghìn xuống 3,346 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,3% xuống 8%. Mức hạ này sâu hơn dự báo của các chuyên gia và được giải thích bởi việc số lượng việc làm được tăng thêm sau thời kỳ nghỉ hè chấm dứt. Các chuyên gia dự báo số người thất nghiệp ở thời điểm cuối năm có thể lên đến 3,7 triệu người và vượt mức 4 triệu người vào năm 2010. Một số công ty tham gia chương trình của chính phủ, theo đó các công ty sẽ được hỗ trợ qua thời kỳ khó khăn mà không phải sa thải nhân công, tuy nhiên chương trình trên vừa mang tính tạm thời lại vừa tốn kém đối với cả doanh nghiệp và chính phủ. Dù kinh tế Đức thoát khỏi suy thoái, thị trường việc làm vẫn còn nhiều khó khăn. Năng lực sản xuất tại nhiều công ty đang thừa thãi, vì thế việc sa thải bớt nhân công là không thể tránh khỏi. III/ khái quát về tình hình xuất nhập khẩu hàng may mặc của Đức 1.xuất khẩu Đức là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trong EU về mặt giá trị sau Italia. Trong giai đoạn 2001-2005, tình hình xuất khẩu một số nhóm mặt hàng dệt may của Đức như sau: -      Áo sơ mi cộc tay: tăng 73%, đạt 998 triệu Euro -      Hàng dệt kim (mặc bó sát) và tất ngắn: tăng 26%, đạt 110 triệu Euro -      Đồ lót: tăng 22%, đạt 207 triệu Euro -      Đồ bơi: tăng 26%, đạt 111 triệu Euro -      Quần áo ngủ và trang phục mặc ở nhà: giảm 27% xuống còn 107 triệu Euro (Nguồn: CBI) Lượng hàng dệt may xuất khẩu của Đức là dành cho khu vực thị trường EU bao gồm Áo, Hà Lan, Pháp, Thuỵ Sỹ, Tây Ban Nha, Bỉ, Italia, Anh... Ngoài EU, những thị trường nhập khẩu chính hàng dệt may của Đức là Nga và Mỹ . 2.Nhập khẩu Hầu hết hàng dệt may ở Đức được mua từ châu Á, Đông Âu, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Bắc Phi và các nước CIS, nơi chi phí sản xuất tính theo phút chỉ bằng 25% giá thành sản phẩm sản xuất tại Đức. Đức luôn là quốc gia có doanh số nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất EU, đạt khoảng 27,8 tỷ Euro trong năm 2004. Tuy con số này đem so mức nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Mỹ thì vẫn còn rất thấp nhưng hiện Đức đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may.  Sau khi EU bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may, một số nước đã ồ ạt đưa hàng vào thị trường Đức, trong đó có cả Trung Quốc. Hiện nay hàng dệt may Trung Quốc chiếm thị phần cao nhất trên thị trường Đức. Để hạn chế lượng hàng nhập khẩu lớn từ Trung Quốc, Đức có hàng rào tự vệ cho mình đó lá áp dụng luật chống bán phá giá đối với mặt hàng dệt may của Trung Quốc. Ngoài Trung Quốc, Đức nhập khẩu khá nhiều hàng dệt may từ nhiều nước đang phát triển khác như Băngladesh, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Ai Cập, Cămpuchia, Malaysia, Pakistan, Việt Nam... 3. Cơ hội và thách thức đối với các nhà xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Đức + Đức là thị trường tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam nói riêng và các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển khác nói chung do dân số Đức đông và thu nhập đầu người rất cao.  + Đức là mảnh đất tiềm năng nhất trong Liên minh Châu Âu (EU) vì nó có tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất khu vực. Đặc biệt, người dân Đức chỉ chú trọng đến chất lượng thành phẩm và sự kỳ công của nhà sản xuất được thể hiện qua mũi kim đường chỉ. Còn kiểu cách, mẫu mã đối với họ không quá khắt khe. Trong khi đó, Việt Nam lại có nhiều lợi thế về điều này nên chắc khi xuất khẩu hàng dệt may vào Đức sẽ hút khách. + Mặc dù hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Đức tuy có mẫu mã đa dạng nhưng chất lượng thành phẩm vẫn chưa làm hài lòng người tiêu dùng nơi đây. Mặt khác, người Đức không muốn lệ thuộc hoàn toàn vào hàng của Trung Quốc, do đó đã chuyển xu hướng thích sử dụng hàng hóa của các quốc gia khác. Vì thế, đây sẽ là cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam để thâm nhập sâu hơn. + Một thuận lợi khác là mức tiêu thụ hàng may mặc của người dân Đức rất lớn. Trung bình mỗi tháng một gia đình tiêu hết 23 Euro cho quần áo nam, 44 Euro cho quần áo nữ, 8 Euro dành để mua quần áo trẻ em và khoảng 12 Euro sử dụng cho các mặt hàng dệt may khác.  - Từ năm 2004 trở về trước, khi EU còn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Đức đạt khoảng 30%, trong khi Trung Quốc chỉ bằng một nửa. Trong hệ thống siêu thị Metro tại Đức, hàng dệt may của Việt Nam cũng chiếm thị phần rất lớn. Doanh số bán cũng luôn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nhưng kể từ ngày 1/1 năm nay khi EU chính thức gỡ bỏ hàng rào hạn ngạch thì Việt Nam lại gặp nhiều khó khăn do giá thành sản phẩm của Trung Quốc rất cạnh tranh và người Đức rất quan tâm đến vấn đề giá. Chương 2 Khái Quát Về Công Ty Việt Tiến và Sản Phẩm May Mặc Của Việt Tiến I/ Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái BìnhDương kỹ nghệ công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản & quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý( nay là Bộ Công Nghiệp). Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp  công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến. Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy thế, được sự trợ giúp từ những đơn vị bạn, cộng với lòng  hăng say gắn bó với xí nghiệp , toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Nhờ vào nổ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến. Sau đó, lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC( theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991) Vào ngày 24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ. Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là LIÊN HIỆP SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU MAY. Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ Công Nghiệp, cần phải có một Tổng Công Ty Dệt May làm trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật …. Chính vì thế, ngày 29/04/1995 TỔNG CTY DỆT MAY VIỆT NAM ra đời. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ quyết định : Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến; Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION; Tên viết tắt : VTEC . II.lĩnh Vực Kinh Doanh Sản xuất quần áo các loại; Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa; Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng; Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính thoại, máy fax,…….Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp; Đầu tư và kinh doanh tài chính; các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. III.năng lực sản xuât   Áo jacket, áo khoác, bộ thể thao   Áo sơ mi, áo nữ              Quần áo các loại   Veston   Các mặt hàng khác   13.100.000   15.130.000   12.370.000   300.000   1.000.000   sản phẩm  / năm   sản phẩm  / năm   sản phẩm  / năm   sản phẩm  / năm   sản phẩm  / năm Vốn điều lệ : 230 tỷ đồng   Nhà xưởng:          55.709.32 m2  Thiết bị:                5.668 bộ Lao động:            20.000 lao động Tăng trưởng doanh số năm 2005 so với năm 2004 : 16% Tăng trưởng lởi nhuận năm 2005 so với năm 2004 : 10% Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 : 1.974.406 đồng/tháng.      Khả năng hoạt động của Công Ty: Nguồn lực:  STT   ĐƠN VỊ   LAO    ĐỘNG  MMTBỊ CÁC LOẠI D.TÍCH NHÀ XƯỞNG   MẶT HÀNG  NĂNG LỰC(SP/Năm)  1. MAY 1      960      665   6.672 M2   Shirt  3.000.000  2. MAY 2      990      655   6.672 M2   Shirt  3.000.000  3. SIG-VTEC   1.010      861   5.700 M2   Jacket, sportwear  2.000.000  4. DUONG LONG      510      512   2.133 M2   Dress pants  1.800.000  5. VIỆT LONG      900   1.083   2.532 M2   Khaki, dress pants,..  3.000.000  6. VIMIKY      500      395   2.780 M2   Suit  3.000.000 IV.Thế Mạnh Đạt các tiêu chuẩn chất lượng như :    ISO 9001 - 2000 Certificate No: 69237 by BVQI  SA 8000 Certificate No: 114548 by BVQI   WRAP certificate No 4118 by WRAP  5S quality standard ( Japan )  Doanh thu cao qua các năm Uy tín và vị thế của công ty + Lực lượng công nhân tại công ty được đào tạo lâu năm nên  tay nghề của họ cao, năng suất lao động cao so với ngành. + Khả năng công ty có thể thực hiện các hợp đồng có đơn hàng lớn . + Sản phẩm của công ty với uy tín lâu đời được tín nhiệm cao trên thương trường. + Hệ thống đại lý rộng khắp trên các thành phố trên cả nước. V.Thị trường tiêu thụ Thị trường chính: Mỹ, Tây Âu, châu Á, các nước ASEAN…  (Nguồn 10/2006) STT KHU VỰC TÍNH THEO GIÁ TRỊ   1   Nhật Bản   24.711%   2   Mỹ   36.778%   3   Tây Âu(EU)   17.199%   4   Các nước Asean   9.299%   5   Các nước khác   12.013% Về khách hàng : Nhãn hiệu :  ASIA NIKE PERRY ELLIS SEAN JOHN ADIDAS AXIST CK COLUMBIA SPORTSWEAR JOHN HENRY QUICK SILVER GMN SPORTWEAR KENNETH COLE OP SPEEDO MICHAEL KORS HAGGAR KAPPA BLAUER HANGTEN …………………........... ……………. ……………... Khách hàng :  JAPAN  ASIA  SUMITOMO CORPORATION  KAYBEE INDONESIA  ELITE VOGUE CO., LTD.  MARUBENI CORPORATION  SOUTH ISLAND GARMENT SDN BHD  AUSTEN BROTHERS PTY LTD.  MITSUI & CO., LTD.  TOP LEVEL INL., INC.  YEA HAN TRANDING CO., LTD. …………………………………………….. Về thương hiệu : Hiện nay công ty có hơn 20 cửa hàng và 300 đại lý trong cả nước. kinh doanh các sản phẩm mang những thương hiệu sau : Việt Tiến ,Vee Sendy , TT-up ,   San Siaro ,  Manhattan , Smart Casual Về thị trường:        **   Đối với thị trường xuất khẩu:        Phương châm  : Phải giữ vững thị trường đã có bằng cách:   + Linh hoạt giá cả, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng.   + Sử dụng hiệu quả các loại QUOTA được cấp.  +   Phân tích lựa chọn khách hàng và có chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.        **   Phát triển thị trường mới bằng cách:   + Tăng cường công tác tiếp thị, tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế, hội thảo.   + Coi trọng thị trường Asean để tận dụng các ưu thế khi gia nhập Aisa.  + Tiếp tục mở rộng thị trường Nhật Bản và các thị trường Free Quota.   + Từng bước nâng tỷ trọng sản xuất hàng mua nguyên liệu bán thành phẩm, thay dần phương thức gia công, đến năm 2005, sản xuất FOB chiếm tỷ trọng 70% trong tổng doanh thu sản xuất.   + Có chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Tiến ra thị trường thế giới.           Đối với thị trường nội địa: + Hoàn thiện qui chế cho hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên phạm vi cả nước. + Mở rộng thêm các đại lý ở các địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế như khu vực phía Bắc, miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên đi đôi với chính sách cho từng khu vực. + Nghiên cứu chế thử và hoàn thiện thông số sản phẩm cho phù hợp với đặc điểm từng vùng. + Duy trì hội nghị khách hàng tham gia các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, đẩy mạnh quảng cáo tiếp thị, tăng cường công tác hướng dẫn thị trường và người tiêu dùng. Có chính sách hậu mãi sau bán hàng. + Nâng cao tỷ trọng tiêu thụ nội địa lên  từ 30% đến 35% trong tổng doanh thu hàng mua nguyên liệu và bán thành phẩm. VI.Thành tích Được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao 10 năm liền từ 1997-2006 qua báo Sài Gòn Tiếp Thị. Các hệ thống quản lý chất lượng đã được cấp giấy chứng nhận : Chứng nhận SA 8000; Chứng nhận ISO 9001-2000; Chứng nhận WRAP. Các huân chương, bằng khen của Chính phủ,huy chương vàng các giải thưởng: Tập thể Anh hùng lao động.Cờ thi đua của Chính phủ.Huân chương lao động hạng I - II - III.Danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam 2004-2005-2006.Đạt danh hiệu thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn năm 2006. Đạt cúp vàng Thương hiệu Công nghiệp hàng đầu Việt Nam năm 2005-2006. Đạt giải WIPO "Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2004 về việc sử dụng sáng tạo và có quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh" do tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới của Liên hiệp quốc trao tặng. VII/ sản phẩm tiêu biểu Ngoài ra còn nhiều sản phẩm khác nữa. Chương 3 : Phân Tích SWOT Cho Mặt Hàng Dệt May Của Việt Tiến I/ strong Với tỷ phần 29% của 2.117,8 triệu Euro (tăng 19,6%) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa EU và Việt nam, CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam trong khối EU. Năm 2006, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Đức đạt 2,360 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất 1,445 tỷ USD và nhập 914 triệu USD (Nguồn: Tổng cụ Hải quan). Những mặt hàng chủ yếu của Việt nam sang Đức là hàng dệt may, giầy dép, cà fê, thủy sản và các mặt hàng sành sứ, gốm.(nguồn Bộ Ngoại Giao Việt Nam – 28-11-2009) Đặc biệt là đối với hàng may mặc của Việt Nam đã được Đức tháo bỏ hạn ngạch nhập khẩu , do đó đây là cơ hội lớn cho một công ty như Việt Tiến muốn thâm nhập thị trường mới. Sản phẩm may mặc của Việt Tiến tấn công chủ yếu là phân khúc thị trường có thu nhạp trung bình, nhưng hiện nay đã thay đổi.Việt Tiến sản xuất sản phẩm trên dây chuyền công nghệ hiện đại và năng suất cao, kết hợp với chi phí thấp mà giá thành sản phấm thấp.Đây là điệu kiện để Việt Tiến thâm nhập thị trường Đức vì người Đức có thói quen dung hàng chất lượng , giá hợp lý và không muốn bị lệ thuộc vào một mặt hàng của một quốc gia nào cả.Vì vậy , trong giai đoạn hiện nay , khi mà Việt Tiến đang thay đổi mẫu mã , kiểu dáng , chất lượng thì việc thâm nhập thị trường Đức luôn có nhiều cơ hội. Sản phẩm Việt Tiến nổi tiếng vì đẹp và giá thành rẽ , mà người Đức mua sản phẩm họ rất quan tâm về giá , vì thế đây là mặt mạnh cho sản phẩm của Việt Tiến muốn cạnh tranh với các đối thủ quốc tế khác. Một điểm nữa là cách thức trang trí sản phẩm của Việt Tiến khá bắt mắt ,họ đề phòng tới những rủi ro khi tiêu dung sản phẩm , do đó họ luôn có những phụ tùng thay thế : nút , khuy áo ,….. Việt Tiến là công ty may mặc đầu ngành của Việt Nam ,kinh doanh hiệu quả và có năng lực quản lí tốt ,đó chính là lợi thế cho Việt Tiến khi xuất khẩu thâm nhập thị trường lớn , đầy tiềm năng nhưng trong tình trạng gần như bảo hòa như Đức. Thêm phần lợi thế là thuế áp dụng cho Việt Nam đã giảm, sẽ làm cho giá thành thấp hơn nên việc cạnh tranh có phần lợi thế hơn.Trong thời gian tới , Việt Tiến nên mở rộng thị trường này và nhắm vào phân khúc thị trường có thu nhập cao hơn. II/weak Sản phẩm Việt Tiến tuy tốt ,giá thành thấp nhưng chỉ mới chuyên về thời trang công sở, do đó chưa thể thành công nếu xuất khẩu những sản phẩm dành cho giới trẻ , thể thao ….đang là xu hướng mới của Đức. Thị trường Đức tuy tiềm năng nhưng lại khó tính.Vì vậy , sản phẩm may Việt Tiến cần nâng cao chất lượng , mẫu mã và giá thành sao cho phù hợp với thị hiếu và thói quen của người Đức ở từng mức thu nhập khác nhau.Vì điểm yếu của Việt Tiến là chưa làm nổi bật được nét riêng cho sản phẩm của mình khi cạnh tranh với hàng của các nước khác. Người Đức có thói quen mua sắm dễ thay đổi theo sở thích , vì thế việc nghiên cứu thị hiếu phân đoạn thị trường là hế sức quan trọng.Để tìm ra một chiến lược tốt cho một thị trường như Đức quả thật không dễ , đòi hỏi Việt Tiến phải xác định đúng và đi đúng theo những công ty thành công của nước ngoài và tránh những rủi ro thị trường.Vì Việt Tiến chưa được nghiên cứu rõ thị trường này nên nó sẽ là điểm yếu cho Việt Tiến nếu như muốn đưa sản phẩm thâm nhập thị trường thành công trong thời gian sớm nhất. Một khó khăn nữa là tình hình khủng hoảng tài chính cũng làm cho tiêu dùng của người Đức giảm xuống.Đức là thị trường lớn đầy tiềm năng với chi tiêu cho tiêu dùng chiếm 1/2GDP.Vì vậy , trong bối cảnh hiện nay và xu hướng những năm tới , Việt Tiến muốn tăng xuất khẩu qua Đức cũng hơi khó khăn và bất lợi . Như đã biết , Việt Tiến chỉ được biết đến với các loại sản phẩm hạng trung,nó làm cho Việt Tiến khó vươn lên là thương hiệu có sản phẩm hạng sang như An Phước,….. chính vì thế cần phải thay đổi sự nhìn nhận của người nước ngoài với sản phẩm của mình không chỉ có giá trị ngắn hạn mà còn trong dài hạn.Điều này nó sẽ làm thương hiệu của mình mạnh hơn và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình. III.Opportunity Đức là thị trường cơ hội cho tất cả các nước , kể cả Việt Nam.Đó cũng là cơ hội lớn cho Việt Tiến khi mà hàng may mặt của Việt Nam cũng đã có chỗ đứng tại Đức.Gỡ bỏ hạn ngạch và thuế thấp mở ra nhiều cơ hội cho kinh doanh cùng với việc người Đức dùng hàng Trung Quốc , Thái Lan …lâu rồi , nên chắn chắn khi một thương hiệu Việt vào đó sẽ được chào đón nồng nhiệt. Cơ hộ đã có, vì vậy , VIệt Tiến cần nắm bắt và tận dụng nó , đồng thời cần tìm hiểu rõ hơn thói quen tiêu dùng và thay đổi sản phẩm của người Đức để không bị thất bại và giảm thiểu rủi ro. Hiện nay , Việt Tiến là công ty lớn nhất ngành dệt may , đạt nhiều kết quả và thành công cho nên cơ hội thâm nhập thị trường mới rất nhiều khả năng thành công. IV.Threat Khó khăn khi xuất khẩu qua Đức : Thị trường cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm nước ngoài của các quốc gia khác như Trung Quốc , Thái Lan ……… Thị trường gần bảo hòa , do đó thâm nhập thị trường này cũng có phần bất lợi. Sản phẩm không bắt người Đức phụ thuộc , do đó phải thay đổi thường xuyên để thu hút thị trường cũng làm tăng chi phí và khó khăn cho Việt Tiến.Bởi lẽ họ chỉ dung sản phẩm của một quốc gia nào đó trong thời gian nhất định , họ sẽ đổi qua dung sản phẩm của quốc gia khác.Vì thế , cái khó khăn là làm sao giữ được khách hàng. Người Đức rất quan tâm đến giá sản phẩm, do đó sản phẩm không chỉ có chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn của họ mà còn phài đảm bảo giá thật hợp lí .Vừa phù hợp thị hiếu vừa phù hợp thu nhập là một khó khăn lớn cho sản phẩm may mặc. Chương 4 : Chiến Lược Thâm Nhập Thị Trường Vào Thị Trường Đức I.Công tác chuẩn bị chiến lược    - Tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất. Đổi mới công nghệ có ý nghĩa then chốt. Chính nhờ thiết bị mới, công nghệ mới công ty mới có thể tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu thâm nhập vào thị trường mới, tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần đổi mới cơ sở hạ tầng tại công ty.    -  Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, đây là cơ sở cho chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài bằng thương hiệu của chính mình. Công ty luôn phải củng cố mối quan hệ khách hàng cũ, mở rộng quan hệ giao dịch với khách hàng mới ở các thị trường khác nhau.    -  Hoàn thiện cơ chế tổ chức, đổi mới quản lý kinh doanh, đào tạo phát triển nhân lực theo hướng tiếp cận trình độ quốc tế, công ty chú trọng nâng cao kiến thức Marketing, đàm phán cho nhân viên.    -  Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9002 & trách nhiệm xã hội SA8000, đạo đức trong kinh doanh theo tiêu chuẩn WRAP.    -  Liên doanh liên kết: tìm hiểu kỹ đối tác trong và ngoài nước để liên doanh trong các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may – đặc biệt là nguyên liệu chính- Từ đó, công ty sẽ có nguồn cung cấp ổn định phục vụ cho sản xuất xuất khẩu & nội địa.    -  Tiến hành các biện pháp chống nạn làm nhái,hàng giả của công ty. Các biện pháp cụ thể là thông qua các cơ quan quyền lực chống lại việc làm nhái giả hàng công ty. Công ty đã cải tiến các dây viền, cúc áo, nhãn hiệu, một cách tinh xảo để chống giả mạo, đăng báo, in brochute danh sách các đại lý chính thức, chỉ rõ phân biệt hàng giả, hàng thật. II.TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC: ** Xây dựng & triển khai kế hoạch hành động     : Dài hạn:    + Nghiên cứu và phát triển khách hàng mới, thị trường mới đặc biệt là thị trường Đức.    + Kế hoạch sản phẩm mới:  dây chuyền may bộ complet từ Anh Quốc về sẽ được phát triển cao cấp hơn     + Sử dụng đồng vốn có hiệu quả, tạo khả năng sinh lợi tối đa.   +   Định vị & phát triển doanh nghiệp Trung hạn:    + Kế hoạch bán hàng: hoàn thiện qui chế cho hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty trên phạm vi cả nước.Mở rộng đại lý ở các địa phương(Bắc, Trung, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên), xâm nhập vào các siêu thị cao cấp tại TP.HCM và thị trường ASEAN 6   +   Kế hoạch sản xuất và dự thảo ngân sách   + Sắp xếp nhân lực các bộ phận cho phù hợp với yêu cầu quản lý.   + Phân tích kế hoạch tác nghiệp. ** Ngắn hạn:  +   Phân công việc(dựa vào 4.2 mục trách nhiệm và quyền hạn trong hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9002)  + Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị. + Hợp tác với Hiệp Hội Dệt May Việt Nam xây dựng và duy trì Website để giới thiệu và quảng bá sản phẩm.  + Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, mẫu mã hàng hóa theo đúng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, giới thiệu sản phẩm như một thương hiệu độc quyền của công ty trên thị trường.   + Đặt hàng, điều độ công việc . III.Áp dụng chiến lược vào thị trường Đức Đối với Việt Tiến khi thâm nhập vào thị trường Đức là xuất khẩu , điều này giúp giảm chi phí và vốn đầu tư so với các hình thức khác.Ngoài ra , là thị trường mới nên xuất khẩu sẽ giảm rủi ro hơn, đặc biệt là thói quen của người Đức , họ mua sắm rất quan tâm đến giá vì thế , hàng Việt Nam xuất khẩu vào sẽ dễ dàng chiếm lợi thế này. Cần liên kết để đánh vào thị trường mục tiêu, không nên đi “loanh quanh” theo kiểu họ cần gì là đổ vào làm để xuất.Và chính cách xuất hàng bằng cách “chẻ nhỏ” lượng hàng, với nhiều tầng chất lượng sẽ khó gặp rủi ro về chống phá giá. ** Cụ thể là : + Về chiến lược sản phẩm, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng, đầu tư mạnh vào khâu thiết kế, nhằm tạo ra nhiều mẫu mã phù hợp, tăng giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. + Chiến lược về giá, thực hiện giá cả đi đôi với chất lượng, tạo ra nhiều mức giá phục vụ cho nhiều đối tượng có mức thu nhập khác nhau. + Chiến lược về kênh phân phối, áp dụng song song hai hình thức: Kênh phân phối truyền thống trên đường phố và kênh phân phối hiện đại trong các siêu thị và trung tâm thương mại. Mỗi thương hiệu đều có một hệ thống kênh phân phối riêng, bản sắc riêng, tạo sự nhất quán trong từng hệ thống kênh phân phối. + Trong chiến lược quảng bá, Việt Tiến quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu, thực hiện khuyến mãi, hậu mãi, tạo những dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho khách hàng. + Đối với chiến lược chính sách xã hội, Việt Tiến tích cực tham gia các chương trình xã hội, làm công tác từ thiện, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, giúp đỡ trẻ em nghèo… + Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng và tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ cho nhân sự trong bộ máy làm việc để nâng cao tính kế thừa và làm việc mang tính chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu trong tình hính mới. Đó cũng là lí do tại sao mà Việt Tiến lại thành công đến như vậy. Chương 5: Xu Hướng , Cơ Hội và Thách Thức Cho Việt Tiến I/ Thị Trường Đức Đầy Tiềm Năng Cho Hàng Dệt May Việt Nam- Cơ Hội Và Thách Thức Theo một số doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu hàng may mặc, Đức là mảnh đất tiềm năng nhất trong Liên minh châu Âu (EU). Vì nó có tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may, da giày lớn nhất khu vực nhưng lại không đòi hỏi cao về mẫu mã, kiểu cách. Ông Nguyễn Thanh Lâm (Việt kiều ở Đức), Chủ tịch Công ty Viet Euro cho biết, Đức luôn là quốc gia có doanh số nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất EU, đạt khoảng 27,8 tỷ euro năm ngoái. Tuy con số này đem so mức nhập khẩu hàng may mặc của thị trường Mỹ thì vẫn còn rất thấp nhưng hiện Đức đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may. Ông Lâm cho rằng, hiện nay hàng hóa Trung Quốc chiếm thị phần cao nhất trên thị trường này. Nhưng chắc chắn trong thời gian tới đây, Đức cũng như Mỹ sẽ có hàng rào tự vệ cho mình đó lá áp dụng luật chống bán phá giá đối với mặt hàng dệt may của Trung Quốc. Sau khi EU bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may, một số nước đã ồ ạt đưa hàng vào thị trường Đức, trong đó có cả Trung Quốc. Một phần, hàng Trung Quốc tuy có mẫu mã đa dạng nhưng chất lượng thành phẩm vẫn chưa làm hài lòng người tiêu dùng nơi đây. Mặt khác, người Đức không muốn lệ thuộc hoàn toàn vào hàng của Trung Quốc, do đó đã chuyển xu hướng thích sử dụng hàng hóa của các quốc gia khác. Vì thế, đây sẽ là cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam để thâm nhập sâu hơn. Một thuận lợi khác là mức tiêu thụ hàng may mặc của người dân Đức rất lớn. Trung bình mỗi tháng một gia đình tiêu hết 23 euro cho quần áo nam, 44 euro cho quần áo nữ, 8 euro dành để mua quần áo trẻ em và khoảng 12 euro sử dụng cho các mặt hàng dệt may khác. "Ngoài những mặt hàng truyền thống thì chủng loại rèm cửa cũng được người Đức chú trọng nhiều. Trong khi đó ở Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ phân khúc này, vì hiện chỉ có hai đơn vị sản xuất mặt hàng này", ông Lâm nhấn mạnh. Đặc biệt, người dân Đức chỉ chú trọng đến chất lượng thành phẩm và sự kỳ công của nhà sản xuất được thể hiện qua mũi kim đường chỉ. Còn kiểu cách, mẫu mã đối với họ không quá khắt khe. Trong khi đó, Việt Nam lại có nhiều lợi thế về điều này nên chắc khi xuất khẩu hàng dệt may vào Đức sẽ hút khách. Cũng đánh giá cao về thị trường Đức, Giám đốc Công ty Protrade Corporation (chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang các nước, trong đó có Đức) Lê Hồng Phoa cho rằng, Đức là thị trường tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam. Vì dân số Đức đông và thu nhập đầu người rất cao. Theo ông Phoa, trước đây, Việt Nam là nước có thị phần xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Đức. Riêng Protrade Corporation cách đây 2 năm khi EU chưa bãi bỏ hạn ngạch dệt may, công ty chỉ làm với một khách hàng của Đức mà xuất được 15 triệu USD. Nhưng từ khi EU bãi bỏ quota dệt may, doanh nghiệp Việt Nam đã không vượt qua nổi Trung Quốc, do giá thành cạnh tranh. Vì thế trong hai năm qua Protrade Corporation cũng phải bõ lỡ nhiều cơ hội trên thị trường này. Tuy nhiên, người tiêu dùng Đức vẫn thích dùng hàng của Việt Nam do chất lượng và kỹ thuật được đảm bảo. "Tôi thấy Đức có rất nhiều triển vọng đối với ngành hàng may mặc nên bỏ qua một thời gian khá dài cũng là một thiệt thòi lớn. Nhưng hiện tại tôi đã có kế hoạch và dự định tiếp tục trở lại với thị trường quan trọng này", ông Phoa nói. Còn bà Trịnh Văn Hoa, Quản lý thu mua cấp cao hàng phi thực phẩm của hệ thống Metro Cash & Carry (Đức) cho biết, hệ thống Merto ở Đức có sức hút hàng dệt may rất lớn. Từ năm 2004 trở về trước, khi EU còn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Đức đạt khoảng 30%, trong khi Trung Quốc chỉ bằng một nửa. Trong hệ thống siêu thị Metro tại Đức, hàng dệt may của Việt Nam cũng chiếm thị phần rất lớn. Doanh số bán cũng luôn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nhưng kể từ ngày 1/1 năm nay khi EU chính thức gỡ bỏ hàng rào hạn ngạch thì Việt Nam lại gặp nhiều khó khăn. Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại TP HCM (ITPC) cho biết, nếu doanh nghiệp muốn đưa hàng vào Đức buộc phải tuân thủ hai loại quy chuẩn đó là của EU và Đức. Tuy nhiên, so với luật chung của EU thì luật của thị trường Đức nghiêm ngặt hơn. Vì thế, doanh nghiệp cần chú trọng cũng như làm tốt 3 tiêu chuẩn: chất lượng, vệ sinh sản phẩm và trách nhiệm xã hội thì sẽ đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, khi sử dụng nguyên phụ liệu dệt may doanh nghiệp nên tránh các chất dễ gây cháy như PPF hoặc nguyên liệu có tính chất tẩy trùng... "Vì một khi xuất khẩu hàng vào Đức mà không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, hải quan của nước này sẽ tiêu hủy. Nhưng chi phí của việc tiêu hủy này là do phía doanh nghiệp nhập khẩu chi trả", ông Nghĩa nói. ** Phân đoạn thị trường Thị trường hàng dệt may ở Đức gồm nhiều phân đoạn khác nhau. Hàng nghìn công ty cạnh tranh trong một thị trường phức tạp và đã bão hòa. Tại đây có rất nhiều công ty nhỏ, do đó để có thể nổi tiếng và giành thị trường với nhiều hãng lớn như KarstadtQuelle, Otto, C&A và Metro hoặc cạnh tranh với các sản phẩm Châu Á giá rẻ là vấn đề không đơn giản. Những tiêu chí chung để xác định các phân đoạn thị trường hàng dệt may tại Đức bao gồm: -      Các yếu tố nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính...; -      Các yếu tố về kinh tế, như sức mua của người tiêu dùng; -      Hoạt động liên quan đến hành vi mua hàng; -      Phong cách sống. Phân đoạn thị trường theo các yếu tố nhân khẩu học: Cơ cấu dân số theo quy mô và độ tuổi là một trong những yếu tố quyết định đến số tiền chi cho hàng dệt may. Quy mô và cơ cấu dân số là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến việc chi tiêu dành cho hàng dệt may. Dân số của Đức đang giảm ở mức độ chậm từ 82,44 triệu người năm 2001 xuống còn 82,37 triệu người vào năm 2005. Dự kiến số dân nước này sẽ tiếp tục giảm xuống còn 75 triệu người vào năm 2050. Bảng 6: Dân số Đức theo độ tuổi và giới tính giai đoạn 2001-2005, đơn vị tính: 1.000 người Độ tuổi / năm 2001 2003 2005 Tỷ lệ tăng/giảm giai đoạn 2001-2005 0-14 12.619 12.162 11.681 - 7,4% 15-24 9.395 9.672 9.744 + 3,7% 25-44 45-65 25.025 21.336 24.461 21.427 23.717 21.505 - 5,2% + 0,8% 65+ 14.066 14.810 15.723 +11,8% Tổng cộng 82.441 82.532 82.370 - 0,1% (Nguồn: CBI) Giống như nhiều nước lớn khác ở EU, số người dưới 15 tuổi ở Đức đã giảm tương đối, trong khi số người từ 45 tuổi trở lên tăng đáng kể. Trong năm 2000, khoảng 50% dân số Đức trên 40 tuổi. Số người ở độ tuổi 65 có mức tăng cao nhất. Đây thực sự là hiện tượng dân số già đi đáng lo ngại của Đức. Trong năm 2005, 18,6% dân số Đức ở độ tuổi từ 65 tuổi trở lên, cao hơn so với các nước ở phía Tây EU. Phân đoạn thị trường theo các yếu tố kinh tế: ·          Tình hình kinh tế không thuận lợi ở Đức trong nhiều năm gần đây khiến người tiêu dùng nước này có xu hướng thắt chặt chi tiêu cho nhiều mặt hàng, trong đó có hàng dệt may. ·          Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức khá cao trong nhiều năm. Tuy nhiên, Đức đang phải đối mặt với một vấn đề tương tự như ở Tây Ban Nha và Pháp, đó là dù có tạo ra nhiều việc làm mới nhưng vẫn không mấy thu hút đối với nhiều công ty trong nước do sự thiếu linh hoạt của các hợp đồng lao động. ·          Số lượng phụ nữ làm việc bên ngoài khuôn viên gia đình ở Đức đang có chiều hướng tăng lên. **Xu hướng tiêu thụ Trang phục thể thao Các loại quần áo thể thao ngày càng được sử dụng nhiều do sự phổ biến của các môn thể thao như bóng chuyền bãi biển,trượt pa-tanh, leo núi, trượt tuyết, đạp xe và chơi gôn... Sự hấp dẫn của các trang phục thể thao ngoài trời đã vượt ra khỏi ranh giới của ngành. Nhiều công ty dệt may tại Đức sẽ hưởng ứng xu thế của mốt trang phục vừa gọn với cơ thể và tạo cho người mặc sự năng động. Những công ty chuyên bán đồ thể thao tên tuổi như Adidas, Puma hoặc Nike đã thu hẹp diện tích trưng bày hàng hóa của họ tại một số hội chợ thương mại lớn như hội chợ hàng thể thao ISPO tại Munich năm 2002, tuy nhiên, với sự phát triển mới của trang phục thể thao, chắc chắn những công ty này sẽ mở rộng mẫu mã và chiến dịch giới thiệu sản phẩm. Một số hãng thời trang khác như Prada, Esprit, S Oliver và Mexx cũng đã tung ra một số bộ sưu tập hàng thời trang thể thao mới. Mặc dù chỉ có một số ít dân số Đức thực sự tham gia các hoạt động thể thao như lướt sóng, trượt ván, trượt tuyết... nhưng những hoạt động này đã có tác động không nhỏ đến sự phổ biến các loại trang phục thể thao và những phụ kiện thời trang đi kèm. Sự công nhận về nhãn hiệu và sức hấp dẫn của các loại trang phục thể thao đã không còn hạn chế trong số nhóm người chơi thể thao. Những nhân vật nổi tiếng trong làng thể thao thế giới như Michael Schumacher, David Beckham, Kobe Bryant, huyền thoại tennis André Agassi và cả tay đua xe đạp Jan Ulrich cũng được xếp hạng ngang như các ngôi sao nhạc nhẹ ở Đức. Trang phục thể thao của các nhân vật này mặc sẽ có sự tác động lớn đến xu hướng của trang phục thể thao ở Đức nói chung. Hàng dệt may các loại khác Các mặt hàng dệt may với các phong cách thời trang đa dạng đến từ Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Mỹ sẽ khá thịnh hành ở Đức. Trong năm 2004, rất nhiều xu hướng thời trang phong phú với sự kết hợp và pha trộn của nhiều thời đại khác nhau đã được giới thiệu trên khắp nước Đức. Trong giai đoạn 2007-2011, dự kiến các nhà thiết kế thời trang cũng sẽ không bỏ qua phong cách thời trang của bất kỳ thời đại nào để phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người Đức. Do vậy, người tiêu dùng Đức sẽ thực sự lúng túng trước sự thay đổi liên tục của rất nhiều phong cách thời trang, tuy nhiên, họ sẽ mua những mặt hàng thời trang đó ở bất kỳ nơi nào nếu tại đó hàng hóa có giá bán hợp lý và chất lượng tốt. Bên cạnh đó, số người theo đuổi các xu hướng thời trang ở độ tuổi từ 14 đến 29 tuổi sẽ giảm. Số người ở độ tuổi từ 30 trở lên mặc dù không chi tiêu nhiều hơn cho trang phục nhưng họ vẫn là nhóm khách hàng chính. Người tiêu dùng ở độ tuổi từ 30 đến 55 tuổi sẽ có xu hướng ít sử dụng những trang phục phù hợp với lứa tuổi mà chuyển sang mặc những loại thường phục, tiện cho sinh hoạt và giúp họ trẻ trung hơn. Do đó , đây cũng là cơ hội và thách thức cho Việt Tiến trước xu thế phát triển về thị hiếu trong mặt hàng may mặc tại Đức. II. Định Hướng Phát Triển Của Việt Tiến 1.Sản Phẩm Mới - Nhãn hiệu Vee Sendy đã thực sự gây bất ngờ với người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn trẻ. Với nhiều kiểu dáng, mẫu mã trẻ trung hiện đại, được thiết kế theo khuynh hướng thời trang quốc tế, Vee Sendy đã tạo nhiều ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng, nhất là khách hàng trẻ. Ông Nguyễn Đình Trường, Tổng giám đốc Công ty May Việt Tiến cho biết: Việt Tiến đã đầu từ nhiều cho bộ phận thiết kế mẫu, khi ra sản phẩm mới đều có điều tra, tham khảo ý kiến của người tiêu dùng trẻ. Mùa hè năm nay, Vee Sendy đã tung ra thị trường các mẫu mã đa dạng về màu sắc và chủng loại như: áo sơ mi thời trang, sơ mi body, quần kaki, jeans, short, áo thun, nón, dây nịt, túi xách… Các sản phẩm như áo sơ mi thời trang, sơ mi body sử dụng nguyên liệu chính là vải 100% cotton hoặc vải cotton pha một ít polyester, thiết kế với nhiều mẫu mã như sơ mi trơn, trơn phối hoa văn, ca rô, sọc ca rô, sọc gân… Quần kaki, jeans được thiết kế trên các chất liệu từ vải jeans, kaki 100% cotton, cotton thun với nhiều chế độ wash, nhiều mẫu in, thêu rất đa dạng; áo thun thời trang có màu sắc tươi trẻ, kiểu dáng đa dạng với nhiều mẫu in, thêu thật sinh động. Ngoài ra, Vee Sendy còn giới thiệu các loại phụ trang như: đồ lót nam, dây nịt, ví, túi xách nữ, nón... giúp người tiêu dùng tiện mua sắm.  2.Định hướng phát triển Định hướng phát triển từ năm 2007-2010 Tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Giữ vững danh hiệu Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, đặc biệt là đầu tư cho con người và môi trường làm việc. Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế. Xây dựng nền tài chính lành mạnh. Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống và giữ người lao động 3.Cam Kết ** CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU: Xây dựng và bảo vệ thương hiệu là chuyện sống còn của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế mạnh mẽ hiện nay. Thương hiệu công ty(corporate name): vẫn duy trì tên Việt Tiến vì nó thể hiện đầy đủ tiêu chí như  chính sách phát triển, chính sách con người, văn hóa doanh nghiệp, công nghệ chất lượng và sự tin cậy, truyền thống, quan hệ xã hội.. mà công ty đã sáng tạo và đã giữ vững sự tín nhiệm qua các năm tháng. Xây dựng thương hiệu của công ty không phải chỉ quảng cáo cho sản phẩm hay cái tên của công ty mà công ty đã có chiến lược tổng lực với tầm nhìn xa mà điểm khởi đầu là công ty đã xây dựng được một sản phẩm có chất luợng đáp ứng tốt đòi hỏi của người tiêu dùng. Chính từ đó đã tạo thuận lợi cho công ty xây dựng và phát triển vững chắc hơn. Công ty xây dựng thương hiệu của mình cũng như xây dựng một tính cách một con người, đem dến cho người tiêu dùng những mong muốn, ước ao nghe, nhìn, cảm nhận, tin tưởng tuyệt đối vào thương hiệu VIỆT TIẾN, thông qua logo, nhãn hiệu, và biểu tượng luôn luôn đổi mới nhằm gây ấn tượng tốt đẹp nhất khi sử dụng trên tất cả các loại sản phẩm đa dạng. Với nhiều cơ hội và thách thức gần kề, công ty đã đầu tư mạnh và bài bản hơn cho việc xây dựng – phát triển thương hiệu, đây là việc mà công ty ưu tiên hàng đầu . Để làm được việc này công ty đã tiến hành đăng ký bảo vệ thương hiệu tại các thị trường tiềm năng như tại nước Mỹ, Canada; thông qua một công ty xúc tiến thương mại phát triển của Nhật Bản, công ty cũng tiến hành xây dựng thương hiệu của mình qua 6 nước trong khối ASEAN : Singapore, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Malaysia, Brunei. Đồng thời, tiếp tục đăng ký thương hiệu tại các nước Châu Âu. Có thể làm việc với công ty tư vấn để giúp xây dựng một chiến lược và kế hoạch hành động hiệu qủa; kết hợp với Hội Luật Gia Hà Nội để đẩy mạnh hoạt động chống hàng gian giả làm mất uy tín thương hiệu của công ty. Đầu tư hơn mức vào chiến lược phát triển thương hiệu một cách nhất quán và xuyên suốt, thực hiện cách ghi nhãn mác mới. Chấp nhận phát triển thương hiệu, sản phẩm của mình trước những làn sóng ồ ạt của nhiều đối thủ cạnh tranh cũ & mới là qui luật của sự tồn tại và phát triển trong tương lai mà người lãnh đạo cao nhất của công ty đã có tầm nhìn xa đầy sách lược. Tài Liệu Tham Khảo Website : Vietbao.com.vn vnEconomy.vn viettien.com.vn viettrade.org sgtt.com.vn Cổng thông tin điện tử công thương Hà Nội. Ngoài ra còn nhiều trang liên kết với Google.com.vn Đề cương giảng dạy môn : kinh doanh quốc tế .Khoa Kinh Tế ĐHQG-TPHCM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChương 1 khai quat thi truong duc.doc
  • docbai hoan chinh.doc
  • docChương 2 khai quat cong ty.doc
  • docChương 3 pt swot.doc
  • docChương 4 chien luoc tham nhap.doc
  • docChương 5 xu huong co hoi va thach thuc.doc
Luận văn liên quan