Hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng tại thôn Dùng - Xã Trung Sơn - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trái đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ củi, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy, điều hoà nước, nơi cư trú của động vật và lưu trữ các nguồn gen quí hiếm. Ngoài ra, rừng còn là nơi du lịch, nghỉ ngơi, cung cấp dược liệu cho con người. Cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội vai trò của rừng cũng ngày càng được nâng cao đòi hỏi phải được quản lý sử dụng một cách bền vững. Nhận thức được sự quan trọng của rừng, kể từ năm 1994, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật hướng dẫn thực hiện chính sách giao đất giao rừng và quyền hưởng lợi của người nhận đất nhận rừng. Giao đất khoán rừng và thực hiện cơ chế hưởng lợi là những vấn đề quan trọng đang được xã hội quan tâm. Đây là những vấn đề vừa mang ý nghĩa kinh tế, ý nghiã xã hội và có tính lâu dài. Việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng và quyền hưởng lợi đã có những tác động lớn trực tiếp đến đời sống của người dân, chủ yếu là người dân vùng trung du, miền núi. Bên cạnh những thành công, việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng và quyền hưởng lợi còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề này nhưng trên thực tế còn nhiều câu hỏi được đặt ra cần được giải quyết. Xã Trung Sơn- Yên Lập- Phú Thọ là một trong những xã miền núi với diện tích rừng lớn, người dân sống chủ yếu dựa vào nghề rừng. Trong những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng và nhà nước, xã đã tiến hành giao đất giao rừng cho người dân. Thôn Dùng là một trong những thôn điển hình của xã Trung Sơn có diện tích rừng lớn, người dân với nhiều thành phần dân tộc khác nhau, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Cho đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào về kết quả thực hiện chính sách trên tại địa phương. Vì vậy, thực hiện đề tài nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết nhằm hoàn thiện chính sách về giao đất giao rừng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của người dân địa phương. Đây chính là lý do tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng tại thôn Dùng - xã Trung Sơn - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ.”

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4208 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng tại thôn Dùng - Xã Trung Sơn - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trái đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ củi, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy, điều hoà nước, nơi cư trú của động vật và lưu trữ các nguồn gen quí hiếm. Ngoài ra, rừng còn là nơi du lịch, nghỉ ngơi, cung cấp dược liệu… cho con người. Cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội vai trò của rừng cũng ngày càng được nâng cao đòi hỏi phải được quản lý sử dụng một cách bền vững. Nhận thức được sự quan trọng của rừng, kể từ năm 1994, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật hướng dẫn thực hiện chính sách giao đất giao rừng và quyền hưởng lợi của người nhận đất nhận rừng. Giao đất khoán rừng và thực hiện cơ chế hưởng lợi là những vấn đề quan trọng đang được xã hội quan tâm. Đây là những vấn đề vừa mang ý nghĩa kinh tế, ý nghiã xã hội và có tính lâu dài. Việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng và quyền hưởng lợi đã có những tác động lớn trực tiếp đến đời sống của người dân, chủ yếu là người dân vùng trung du, miền núi. Bên cạnh những thành công, việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng và quyền hưởng lợi còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề này nhưng trên thực tế còn nhiều câu hỏi được đặt ra cần được giải quyết. Xã Trung Sơn- Yên Lập- Phú Thọ là một trong những xã miền núi với diện tích rừng lớn, người dân sống chủ yếu dựa vào nghề rừng. Trong những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng và nhà nước, xã đã tiến hành giao đất giao rừng cho người dân. Thôn Dùng là một trong những thôn điển hình của xã Trung Sơn có diện tích rừng lớn, người dân với nhiều thành phần dân tộc khác nhau, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Cho đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào về kết quả thực hiện chính sách trên tại địa phương. Vì vậy, thực hiện đề tài nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết nhằm hoàn thiện chính sách về giao đất giao rừng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của người dân địa phương. Đây chính là lý do tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng tại thôn Dùng - xã Trung Sơn - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ.” PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC Nghiên cứu về chính sách giao đất giao rừng, đối tượng hưởng lợi và các chính sách liên quan trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới được đặc biệt quan tâm, nhất là đối với các nước đang phát triển. Đối với vấn đề quyền sở hữu đất đai, do đặc điểm lịch sử và bản chất của giai cấp thống trị nên ở hầu hết các nước trên thế giới quyền sở hữu về rừng và đất rừng phần lớn thuộc quyền sở hữu tư nhân. Ở Phần Lan hiện nay có 2/3 tổng diện tích rừng thuộc quyền sở hữu tư nhân. Cả nước có trên 430 nghìn chủ rừng và trung bình mỗi chủ rừng có khoảng 33 ha. Sở hữu cá nhân về rừng ở Phần Lan mang tính truyền thống và liên quan chặt chẽ đến sản xuất nông nghiệp. Ở Nepal, Chính phủ cho phép chuyển giao một số diện tích đáng kể các khu rừng cộng đồng ở vùng trung du cho các cộng đồng dân cư địa phương, thông qua sử dụng các tổ chức chính quyền ở cấp cơ sở để quản lý rừng. Chính phủ yêu cầu các tổ chức đó phải thành lập một ủy ban về rừng và cam kết quản lý những vùng rừng ở địa phương theo kế hoạch đã thỏa thuận. Tuy nhiên sau một thời gian người ta nhận ra các tổ chức đó không phù hợp với việc quản lý và bảo vệ rừng do các khu rừng nằm phân tán, không theo đơn vị hành chính và người dân có các nhu cầu, sở thích khác nhau. Tiếp theo, Nhà nước đã phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng. quyền sở hữu rừng chia làm hai loại là sở hữu cá nhân và sở hữu nhà nước. Trong sở hữu nhà nước chia rừng thành các quyền sử dụng khác nhau như: rừng cộng đồng theo các nhóm sử dụng, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ, rừng Nhà nước. Nhà nước công nhận quyền pháp nhân và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng rừng. Trong vòng 14 năm, Nhà nước giao khoảng 9000 ha rừng quốc gia cho các cộng đồng. Từ năm 1993, chính sách lâm nghiệp mới nhấn mạnh đến các nhóm sử dụng rừng, cho phép gia tăng quyền hạn và hỗ trợ các nhóm sử dụng rừng, thay đổi chức năng của các phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng cảnh sát và chỉ đạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho các cộng đồng, từ đó rừng được quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn. Ở Philipin áp dụng chương trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp theo đó Chính phủ giao quyền quản lý đất lâm nghiệp cho cá nhân, các hội quần chúng và cộng đồng địa phương trong 25 năm và gia hạn thêm 25 năm nữa, thiết lập rừng cộng đồng và giao cho nhóm quản lý. Người được giao đất phải có kế hoạch trồng rừng, nếu được giao dưới 300 ha thì năm đầu tiên phải trồng 40% diện tích, 5 năm sau phải trồng được 70% diện tích và 7 năm phải hoàn thành trồng rừng trên diện tích được giao. Những kinh nghiệm ở một số nước khác như: Nam Triều Tiên, Thái Lan… đều có một xu hướng chung là cho phép một nhóm người ở các địa phương có nhiều rừng quyền sử dụng các lợi ích từ rừng và quy định rõ trách nhiệm của họ tương xứng với lợi ích được hưởng. thông thường các nước đều chú ý tăng cường quyển sử dụng gỗ, củi, thức ăn gia súc cần thiết… để người dân tự cung, tự cấp cho nhu cầu hàng ngày của họ, tạo điều kiện cho họ có thêm thu nhập từ rừngvà điều kiện thuê nhân công địa phương đảm bảo quyền sử dụng đất canh tác, tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ. Trong thế kỷ 20, nhất là những thập kỷ cuối của thế kỷ này, việc quản lý rừng và xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp trên thế giới đã có nhiều chuyển biến. có thể tóm tắt những xu hướng chủ yếu trong quản lý rừng trong thời gian gần đây như sau: - Chuyển mục tiêu quản lý từ sử dụng rừng sản xuất gỗ chủ yếu sang thực hiện mục tiêu sử dụng rừng kết hợp cả ba lợi ích: kinh tế, sinh thái và xã hội. nhiều nước đã tuyên bố thực hiện, hoặc đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý rừng theo hướng tăng cường bảo vệ rừng như: đình chỉ khai thác gỗ tự nhiên, nâng cao diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái, chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu phát huy tác dụng sinh thái của rừng. - Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp (phi tập trung hóa), xu hướng là chuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ các cấp trung ương xuống các cấp địa phương và cơ sở. - Xúc tiến giao đất giao rừng cho nhân dân và cộng đồng, giảm bớt can thiệp của nhà nước, thực hiện tư nhân hóa đất đai và các cơ sở kinh doanh lâm nghiệp, tạo điều kiện cho việc quản lý rừng năng động hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn. - Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư được hưởng lợi trong quá trình xây dựng kế hoạch quản lý rừng, khuynh hướng chung là khi xây dựng kế hoạch quản lý rừng, chủ rừng rất quan tâm thu hút sự tham gia của các bên có liên quan đến quyền lợi từ rừng. - Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác quản lý rừng, xu hướng là phát triển các hình thức tổ chức để thu hút cộng đồng địa phương vào quản lý rừng như: liên kết quản lý rừng, phát triển các chương trình lâm nghiệp cộng đồng, các công trình bảo tồn thiên nhiên theo làng… Về vấn đề hưởng lợi trong quản lý sử dụng rừng, phân tích của Hobley (1996) cho thấy các hệ thống Taungya được áp dụng tại Myanmar từ năm 1850 đã cho phép những người dân du canh được chiếm một diện tích rừng khoảng 3 – 4 ha với điều kiện họ phải trồng và chăm sóc cây con khi chăm sóc cây nông nghiệp. do vậy, cơ quan lâm nghiệp địa phương có thể kiểm soát những người du canh thông qua hoạt động canh tác của họ cùng với việc tái sinh rừng với các loài cây có giá trị. Tại Ấn Độ, liên kết quản lý rừng đã đem lại những lợi ích nhất định cho cả hai bên: Chính phủ ( cơ quan lâm nghiệp) và cộng đồng địa phương. Chính sách lâm nghiệp quốc gia 1988 khẳng định sự tham gia của người dân vào sự phát triển và bảo vệ rừng và khẳng định một trong những điểm thiết yếu của quản lý rừng chính là các cộng đồng tại rừng phải được khuyến khích để tự nhận biết vai trò của bản thân họ trong phát triển và bảo vệ rừng mà họ được hưởng lợi từ đó. Một số quy định cụ thể về cơ chế hưởng lợi được thể hiện như sau: - Quyền sử dụng đất rừng và các lợi ích khác chỉ dành cho những người hưởng lợi thuộc tổ chức thiết chế làng xã tái tạo và bảo vệ rừng. Những tổ chức này có thể là những tổ chức chính quyền cấp cơ sở hay hợp tác xã hay hội đồng lâm nghiệp làng. Những nhóm hưởng lợi có thể được hưởng những sản phẩm như: cỏ, cành, ngọn, và các vật phẩm khác. Nếu họ bảo vệ rừng thành công, họ coa thể được hưởng một phần từ thu nhập do bán gỗ đã thành thục. - Cùng với cây làm củi, thức ăn gia súc và gỗ, cộng đồng địa phương cũng được phép trồng các cây ăn quả sao cho phù hợp với quy hoạch trồng rừng chung và cả cây bụi, cây họ đậu và cỏ để nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ, bảo vệ đất và nguồn nước, làm giàu rừng. ngay cả cây dược liệu cũng có thể trồng theo yêu cầu. - Cây gỗ chỉ được khai thác cho đến khi cây đã trưởng thành. Các cơ quan lâm nghiệp cũng không được chặt cây trên đất lâm nghiệp đang do cộng đồng bảo vệ trừ trường hợp theo kế hoạch. 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC Trong quá trình triển khai chính sách giao đất, giao rừng theo Nghị định 02/ CP ngày 15/04/1994 (nay là nghị định 163/ CP ra ngày 16/11/1999), Nghị định 01/ CP của chính phủ ngày 04/01/1995, Nhà nước đã ban hành một số chính sách có liên quan đến hưởng lợi của cá hộ gia đình, cá nhân nhận rừng, đất lâm nghiệp. Trong hàng loạt các văn bản chính sách trên có quyết định 178/2001 QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 12/11/2001 và thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT – BTC/BNN&PTNT ngày 03/09/2003 về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 178, đã được thông qua và triển khai rộng rãi. Trong thời gian qua đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu, tổng kết về chính sách giao đất, giao rừng; nghiên cứu đánh giá về cơ chế hưởng lợi từ đất lâm nghiệp như: - Hội thảo quốc gia về chủ rừng và lợi ích của chủ rừng trong kinh doang rừng trồng do BNN&PTNT, tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO), cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức vào tháng 7 năm 1998. Cuộc hội thảo chỉ quan tâm đến rừng trồng sản xuất còn rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không được đề cập đến. Nội dung của cuộc hội thảo đề cập đến những vấn đề sản xuất kinh doanh của các chủ rừng kinh doanh rừng trồng sản xuất, lợi ích của các chủ rừng kinh doanh rừng trồng sản xuất, các giải pháp thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh rừng sản xuất. - Từ năm 1998, Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam – Thụy Điển đã triển khai thử nghiệm một số mô hình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng ở tỉnh Yên Bái và Hà Giang. Khi việc thử nghiệm kết thúc người ta đã tiến hành đánh giá mô hình quản lý rừng cộng đồng dựa trên 5 tiêu chí sau: + Trạng thái rừng cho các cộng đồng. + Sự tác động của nhà nước. + Sự tham gia của cộng đồng người dân vào quản lý và bảo vệ rừng. + Quyền sử dụng đất của người dân. + Những lợi ích của cộng đồng được hưởng. Việc đánh giá trên làm cơ sở cho việc đề suất các giải pháp phát triển mô hình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng. Nhình chung chương trình thử nghiệm chỉ gói gọn trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng cộng đồng còn các hình thức quản lý bảo vệ rừng khác không được đề cập đến ở đây. - Năm 2005, tiến sỹ Nguyễn Nghĩa Biên và các cộng sự thuộc Trường đại học Lâm Nghiệp đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 178/2001/QĐ-TTg vầ đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách hưởng lợi đối với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng được giao, được thuê và nhận khoán rừng, đất lâm nghiệp”. Đề tài đã đánh giá tình hình thực hiện chính sách hưởng lợi theo quyết định 178/2001/QĐ-TTg và đề xuất sửa đổi, bổ sung góp phần hoàn thiện cơ chế hưởng lợi đối với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. PHẦN III: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả của chính sách giao đất giao rừng tại thôn Dùng- xã Trung Sơn- huyện Yên Lập- Tỉnh Phú Thọ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập từ rừng. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích quá trình giao đất, giao rừng tại địa phương; - Đánh giá hiệu quả của chính sách giao đất giao rừng đối với đời sống người dân; - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp tại địa phương. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của điểm nghiên cứu; - Đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng tại địa phương; - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao đất, giao rừng tại địa phương; - Phân tích hiệu quả và tác động của chính sách giao đất, giao rừng đến kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương. 3.3. Đối tượng nghiên cứu - Quá trình thực hiện chính sách giao đất giao rừng tại xã Trung Sơn nói chung và thôn Dùng nói riêng. - Tình hình phát triển kinh tế- xã hội, môi trường của địa phương trước và sau áp dụng chính sách giao đất giao rừng. 3.4. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn: quá trình thực hiện chính sách giao đất giao rừng và tình hình phát triển kinh tế- xã hội tại + Không gian: thôn Dùng. + Thời gian: 14/2- 14/4 3.5. Phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Nghiên cứu và kế thừa tài liệu Đề tài tiến hành nghiên cứu: - Các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến chính sách giao đất, giao rừng và cơ chế hưởng lợi đã áp dụng tại địa phương. Đề tài kế thừa số liệu của: - Các báo cáo tổng kết về kết quả áp dụng chính sách giao đất, giao rừng và hưởng lợi. - Số liệu thống kê về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của xã, thôn. - Số liệu báo cáo về phát triển kinh tế- xã hội của xã, thôn. 3.5.2. Phương pháp chọn địa điểm và đối tượng khảo sát 1. Chọn địa bàn khảo sát quá trình thực hiện chính sách giao đất giao rừng và tình hình phát triển kinh tế- xã hội, môi trường. Dựa vào đặc điểm chung của xã và đặc điểm riêng của từng thôn trong xã lựa chọn ra một thôn điển hình mang tính đại diện cho xã. Thôn được lựa chọn là thôn Dùng với diện tích rừng lớn, thành phần dân tộc đa dạng, tỉ lệ các hộ gia đình nhận đất, nhận rừng lớn… 2. Chọn hộ gia đình để khảo sát hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng trên địa bàn thôn được chọn. Tiến hành phân loại hộ gia đình tại thôn Dùng, từ kết quả thu được lựa chọn số hộ gia đình phỏng vấn với tỉ lệ phù hợp với tỉ lệ số lượng giữa các nhóm hộ. 3.5.3. Sử dụng một số công cụ của phương pháp PRA, RRA trong khảo sát thực tiễn. - Phỏng vấn cán bộ xã và ban quản lý thôn. Thực hiện vào ngày đầu tiên khi tới xã, thôn nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế- xã hội, tình hình giao đất, giao rừng của xã, thôn. Các nội dung được điều tra như: dân số, mức sống, dân trí, các loại đất, tình hình sử dụng đất, quá trình giao đất giao rừng của địa phương, các chính sách hưởng lợi được áp dụng… - Phỏng vấn HGĐ Mục đích: nhằm phân tích kinh tế HGĐ trong thôn bản, phân tích các tiềm năng của các HGĐ trong thôn bản theo các nhóm hộ khác nhau. Phỏng vấn về các hoạt động sản xuất của HGĐ, sự tham gia của HGĐ trong quá trình giao đất, giao rừng, các lợi ích từ rừng mà HGĐ đã được hưởng. Thảo luận về tình hình kinh tế của HGĐ. - Thảo luận nhóm Thành lập nhóm thảo luận từ 5-7 người, lựa chọn những người dân có hiểu biết, kinh nghiệm sản xuất, chú ý đến tỷ lệ nam, nữ. Tiến hành thảo luận về: sự tham gia của người dân trong quá trình giao đất, giao rừng; các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao đất, giao rừng; sử dụng đất sau giao đất, giao rừng; các lợi ích mà người dân được hưởng khi nhận đất, nhận rừng; những khó khăn, thuận lợi của người dân khi tham gia nhận đất, nhận rừng từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục và các đề xuất của người dân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp tại địa phương. - Phân loại hộ gia đình Mục đích: làm cơ sở cho việc đánh giá ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng và biện pháp hỗ trợ đối với từng nhóm hộ. Lựa chọn 5 HGĐ trong thôn có hiểu biết rộng về tình hình thôn bản của thôn để tiến hành phân loại hộ gia đình. 3.5.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu - Áp dụng phương pháp thống kê và phân tích kinh tế hộ gia đình PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện cơ bản của xã Trung Sơn 4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Trung Sơn 1. Vị trí địa lý khu vực hành chính Trung Sơn là một xã miền núi của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, nằm cách trung tâm huyện 28km về phía Tây Bắc theo đường tỉnh lộ 321. Phía Bắc giáp xã Mỹ Lương, xã Xuân An, xã Xuân Viên, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Phía Tây giáp huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Phía Đông giáp xã Thượng Long, xã Nga Hoàng, xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Với vị trí địa lý như vậy xã Trung Sơn có lợi thế trong việc khai thác sử dụng đất. Do đất đai của xã được khai thác và sử dụng chủ yếu bằng biện pháp thủ công truyền thống, chưa áp dụng KHKT, chưa đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp vì vậy đất đai có độ màu mỡ cao, chưa bị ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến thoái hóa bạc màu. Ngoài lợi thế kể trên thì do vị trí địa lý như vậy xã trung Sơn còn gặp rất nhiều hạn chế. Do nằm cách xa trung tâm huyện, giao thông đi lại khó khăn dẫn đến việc hạn chế trong giao lưu hàng hóa, thu hút vốn đầu tư, ứng dụng KHKT, tiếp cận với thị trường bên ngoài. 2. Địa hình, độ cao Là một xã vùng cao nằm trong nhiều thung lũng núi nên didaj hình của xã tương đối phức tạp, bị chia cắt nhiều. Độ cao trung bình là 453m so với mực nước biển. Độ cao lớn nhất là 821m, độ cao nhỏ nhất là 87m. Độ dốc trung bình từ 250 đến 300. Do địa hình bị chia cắt nhiều, phức tạp nếu khai thác sử dụng đất không đúng biện pháp sẽ làm cho độ phì của đất giảm nhanh chóng vì vậy cần phải có biện pháp khai thác sử dụng đất phù hợp. 3. Khí hậu thủy văn Nhiệt độ: Trung Sơn chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa đông thường có sương muối xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1, mỗi đợt kéo dài từ 5 đến 7 ngày, gây ảnh hưởng đến vụ chiêm xuân. Nhiệt độ trung bình năm là 220C, nhiệt độ lớn nhất là 380C, nhiệt độ nhỏ nhất là 30C. Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 1870mm. Số liệu khí hậu mười năm trở lại đây cho thấy lượng mưa lớn nhất là 2185mm, lượng mưa nhỏ nhất là 1241mm, số ngày mưa trung bình là 190 ngày. Độ ẩm: độ ẩm bình quân là 80%, độ ẩm lớn nhất là 87%, độ ẩm nhỏ nhất 32%. Chế độ gió: có 3 loại gió chính bao gồm: gió Đông Nam, gió mùa Đông Bắc và gió Tây (gió Lào). Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4. Gió Đông Nam thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10. Gió Lào thường xuất hiện vào tháng 3 và tháng 4. 4. Đất đai và tài nguyên rừng Tài nguyên đất: Trung Sơn là một xã miền núi với đất đồi núi chiếm trên 4/5 tổng diện tích đất tự nhiên của xã, chủ yếu phát triển trên nền phiến thạch sét, phiến thạch mêca. Đất có thành phần cơ giới chủ yếu là cát sỏi kết hợp với đất thịt nặng. Độ dày tầng canh tác 10 cm- 45 cm, đất nghèo dinh dưỡng thích hợp với một số cây lâm nghiệp như: keo, quế, bồ đề… Đất sản xuất nông nghiệp chiếm một phần rất nhỏ 3.80% trên tổng diện tích đất tự nhiên , chủ yếu phân bố rải rác dọc các thung lũng và các khe. Loại đất này có thành phần dốc tụ và lầy thịt, độ dinh dưỡng từ trung bình tới nghèo. Vì vậy, việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý ở đây là rất cần thiết, cần có các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi, bảo vệ đất. Tài nguyên rừng: Biểu 4.1. Hiện trạng tài nguyên đất đai của xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Stt Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Diện tích do các đơn vị quản lý HGĐ- cá nhân UBND xã Các cơ quan đơn vị nhà nước Tổng diện tích 9733.12 100.00 6606.19 30.70 3094.23 1 I. Đất sản xuất nông nghiệp 370.11 3.80 370.11 2 II. Diện tích đất lâm nghiệp 9148.83 94.00 6121.23 3025.60 3 1. Diện tích đất có rừng 9148.83 94.00 6121.23 4 1.1. Rừng tự nhiên 3025.60 31.09 3025.60 5 1.2. Rừng trồng 1962.93 20.17 1960.90 6 1.3. Rừng phòng hộ khoanh nuôi, bảo vệ 4160.30 42.74 4160.30 7 2. Đất trồng cây ăn quả 8 III. Đất trồng cây công nghiệp 70.78 0.73 70.78 9 IV. Đất khác 143.40 1.47 44.07 30.70 68.63 Từ biểu 4.1. Hiện trạng tài nguyên đất đai của xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ ta có thể thấy khái quát về tình hình sử dụng đất và kết quả giao đất giao rừng của xã. Xã Trung Sơn có tiềm năng tài nguyên rừng rất lớn. Diện tích rừng trồng của Trung Sơn hiện nay chủ yếu trồng các cây làm nguyên liệu giấy và cây đặc sản (quế). Rừng phòng hộ chiếm một diện tích lớn trong tổng diện tích rừng của xã. Rừng phòng hộ chủ yếu là rừng tre nứa, một phần diện tích đang được giao cho cộng đồng, hộ gia đình khoanh nuôi bảo vệ. Rừng trồng với các loài cây chủ yếu là quế, keo, bồ đề đã cho khai thác. Rừng tự nhiên chiếm 31.09% trên tổng số diện tích đất tự nhiên của xã, chất lượng rừng suy giảm mạnh, các cây gỗ quý, cây gỗ lớn đã bị khai thác triệt để. Diện tích rừng tự nhiên còn lại chủ yếu là các cây gỗ tái sinh, cây bụi…Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do ý thức bảo vệ rừng của người dân còn thấp, chính quyền địa phương chưa có các biện pháp xử lý triệt để. Rừng tự nhiên của xã hiện nay được Ban quản lý rừng quản lý, không giao cho HGĐ, cá nhân. 4.1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 1. Dân số, lao động Dân số xã Trung Sơn tính đến ngày 26, tháng 11, năm 2010 có 1180 hộ gia đình, gồm 5058 nhân khẩu, trong đó có 2427 nữ và 2631 nam. Xã Trung Sơn chia làm 15 khu vực hành chính, bao gồm: thôn Ngọt, thôn Thói, thôn Cả, thôn Dích, thôn Nai, thôn Sặt, thôn Châu Đá, thôn Dùng, thôn Đông, thôn Nhồi, thôn Bóp, thôn Đồng Măng, thôn Gầy, thôn Thành Xuân, thôn Bằng. Trong tổng số các hộ gia đình có 390 hộ nghèo chiếm 33.04%, 650 hộ trung bình chiếm 55.11%, 140 hộ khá chiếm 11.85% trên tổng số hộ gia đình trong xã. Biểu 4.2. Số hộ gia đình và nhân khẩu trong từng thôn của xã Trung Sơn. Stt Thôn Số hộ gia đình Số nhân khẩu 1 Ngọt 121 485 2 Thói 75 295 3 Cả 72 314 4 Dích 69 276 5 Nai 49 198 6 Sặt 53 231 7 Châu Đá 38 202 8 Dùng 158 623 9 Đông 56 274 10 Nhồi 59 241 11 Bóp 47 243 12 Đồng Măng 63 348 13 Gầy 58 276 14 Thành Xuân 119 484 15 Bằng 142 568 Tổng 1180 5058 2. Dân tộc, văn hóa Xã Trung Sơn là một xã miền núi với thành phần dân tộc tương đối phức tạp. Bao gồm 5 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Mường: 78%, Dao: 18%, H’Mông: 2%, Dao: 1%, Kinh: 1%. Do có nhiều dân tộc cùng chung sống nên xã Trung Sơn có rất nhiều văn hóa, phong tục tập quán đan xen. Nhiều bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc được địa phương khuyến khích lưu giữ và phát triển. Các lễ hội, hoạt động thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên. 3. Y tế, giáo dục Y tế: Toàn xã có một trạm y tế phục vụ thuốc men và chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Nhưng do thiếu nhân viên y tế nên vấn đề khám chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn Giáo dục: Trên địa bàn xã đã có một trường trung học cơ sở ở trung tâm với diện tích 2.608m2 và hai trường tiểu học với diện tích 1.752m2, đội ngũ giáo viên tạm thời đảm nhiệm được công tác giáo dục tại địa phương. Tuy nhiên do điều kiện của xã còn gặp nhiều khó khăn cả về kinh tế lẫn cơ sở hạ tầng nên tỉ lệ học sinh đi học tương đối thấp. Dân trí của địa phương còn thấp, đa số còn ở cấp trung học cơ sở chỉ có một phần nhỏ học hết trung học phổ thông. 4. Điều kiện cơ sở hạ tầng Trong xã có đường 321 dài 18km, rộng 6 – 8m đã được dải nhựa là tuyến đường giao thông quan trọng, đường trong thôn là đường đất. Hầu hết các hộ gia đình dùng điện lưới quốc gia, chỉ có một số thôn như thôn Nhồi, thôn Bóp và một số hộ ở sâu trong hẻm do quá xa không dùng được điện lưới mà phải dùng điện từ máy phát nhỏ. Thuỷ lợi: Trên địa bàn có 4 đập lớn được nhà nước đầu tư xây dựng để điều tiết nước tưới cho canh tác nông lâm nghiệp của xã. Ngoài ra mỗi thôn còn có 2 – 3 đập nhỏ do dân tự làm để giải quyết nước tưới cục bộ cho riêng từng thôn. Thương mại, dịch vụ: Hiện nay trên địa bàn xã không có chợ chính thức mà chỉ có một số quán hàng và tụ điểm mua bán nhỏ tại các cụm dân cư, cung cấp nhu yếu phẩm và văn hoá phẩm thiết yếu phục vụ dân sinh. Hiện nay cơ sở thương mại, dịch vụ của xã chỉ có thể phục vụ nhu cầu thiết yếu tối thiểu, còn lại người dân phải đi ra thị trấn Yên Lập. 4.1.1.3. Tình hình phát triển các ngành nghề sản xuất của xã Trung Sơn 1. Tình hình sản xuất nông nghiệp Xã Trung Sơn với đặc điểm đất chủ yếu là đất đồi núi, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp, khó khăn trong việc giao lưu buôn bán vì vậy hoạt động sản xuất nông nghiệp trong xã là sản xuất tự cung tự cấp. Sản xuất nông nghiệp với các loài cây chính là: lúa, ngô và lạc. Diện tích đất trồng lúa là 280 ha, năng suất 43.9 tạ/ha, sản lượng thu được của toàn xã là 1022.4 tấn. Diện tích trồng ngô là 4.1 ha, năng suất 29 tạ/ha, sản lượng thu được là 11.9 tấn. Diện tích trồng lạc là 0.63 ha, năng suất 11 tạ/ha, sản lượng là 0.7 tấn. Từ các số liệu đã nêu ở trên cho thấy sản xuất nông nghiệp tại địa phương còn rất yếu kém, năng suất thu được thấp, hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Để đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho người dân cần có các biện pháp canh tác hợp lý, áp dụng các tiến bộ KHKT vào trong sản xuất. 2. Tình hình sản xuất lâm nghiệp Trong thôn có 2 hoạt động sản xuất lâm nghiệp chính là: trồng rừng và hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ (LSNG). - Trồng rừng, với loài cây chủ yếu là Keo và cây đặc sản là quế. Có 2 hình thức: người dân chủ yếu bỏ tự bỏ vốn đầu tư làm và thuê công nhân làm hết các công việc. một phần diện tích rừng được chương trình 661 của chính phủ hỗ trợ dandg phát triển tốt. phần lớn diện tích rừng còn lại là do người dân tự bỏ vốn đầu tư đã cho khai thác. Hoạt động khai thác LSNG: vỏ quế, măng, giang, nứa, một số cây thuốc làm nước uống… Vỏ quế thường được khai thác thành hai đợt: đợt 1 từ tháng 2 đến tháng 4, đợt 2 là từ tháng 8 đến tháng 9, theo phương thức khai thác chọn, cho hiệu quả kinh tế cao. Hoạt động khai thác giang nứa diễn ra quanh năm, măng khai thác theo mùa vụ chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 5. Thu nhập từ hoạt động khai thác này được sử dụng chi tiêu hàng ngày cho hộ gia đình. Ngoài 2 hoạt động sản xuất lâm nghiệp chính nêu trên còn có hoạt động khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ. rừng phòng hộ của địa phương hiện tại được giao cho các cộng đồng, ban quản lý rừng của từng xã. 3. Tình hình sản xuất các ngành nghề khác Ngoài sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp địa phương còn có thêm một số ngành nghề phụ khác như chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy hải sản. sản phẩm từ chăn nuôi chủ yếu được tiêu thụ trong gia đình không mang ra thị trường. đối với các loại gia súc lớn như: trâu, bò được người dân sử dụng làm sức kéo trong các hoạt động sản xuất. 4.1.2. Giới thiệu chung về địa điểm nghiên cứu Thôn dùng nằm ven theo đường quốc lộ 321 và suối Ngòi Rành. Phía Bắc giáp xã Mỹ Lương, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ; Phía Tây giáp huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Phía Nam giáp thôn Đông, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ; Phía Đông giáp xã Thượng Long, huyện Yên Lập. Với vị trí như vậy thôn Dùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa với các địa phương lân cận. Cơ cấu đất đai: Thôn Dùng chiếm diện tích lớn nhất trong xã, tổng diện tích đất tự nhiên là 1014 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 28.6 ha chiếm 2.82%, đất lâm nghiệp là 950 ha chiếm 93.69%, đất khác là 35.4 ha chiếm 3.49%. Đất sản xuất nông nghiệp chiếm một phần diện tích rất nhỏ trong tổng diện tích, không cung cấp đủ cho nhu cầu của người dân địa phương. Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng phòng hộ 785.3 ha giao cho cộng đồng thôn và 164.3 ha rừng trồng giao cho hộ gia đình, cá nhân. Trong thôn có 158 hộ gia đình với 623 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Mường ngoài ra còn có dân tộc Kinh và dân tộc Tày. Trình độ dân số thấp, không đồng đều đa số chỉ học hết trung học phổ thông. Người dân sống chủ yếu dựa vào nghề rừng, sản xuất nông nghiệp theo lối tự cung tự cấp. Sản xuất nông nghiệp với loài cây chủ yếu là lúa nước, cho năng suất thấp do chất lượng đất kém, không chủ động được tưới tiêu, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Lâm nghiệp với loài cây chủ yếu là quế, keo, bồ đề. Cở sở hạ tầng: Được nhận sự hỗ trợ của chương trình 135 của chính phủ, trong thôn hiện nay đã có một trạm hạ thế điện, đập tràn và hệ thống kênh mương nội đồng nhưng chưa được bêtông hóa. Thôn Dùng vẫn chưa có trường mầm non, trạm y tế ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân. 4..2. Phân tích tình hình thực hiện chính sách giao đất giao rừng tại thôn Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. 4.2.1. Tình hình giao đất giao rừng tại thôn Dùng Trước năm 1993, rừng và đất rừng của thôn Dùng nói riêng và của xã Trung Sơn nói chung đều thuộc quản lý của lâm trường Yên Lập. Giai đoạn đó rừng bị chặt phá nhiều, chất lượng rừng suy giảm nhanh, diện tích rừng tự nhiên bị giảm mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do rừng chưa có chủ thực sự, người dân chưa có ý thức bảo vệ rừng và tình trạng du canh du cư tại xã Trung Sơn cũng như thôn Dùng vẫn tồn tại. Khi diện tích rừng bị giảm mạnh cũng dẫn đến một số hậu quả như: chất lượng đất và nước suy giảm; đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh; năng xuất cây trồng cũng ngày càng giảm làm cho tình trạng du canh du cư diễn ra càng nhiều. các cơ quan nhà nước chưa có biện pháp kiểm soát được tình hình phá rừng; chưa có các chủ trương, chính sách phù hợp nhằm phát triển vốn rừng. Nhận thức được tầm quan trọng của rừng, năm 1993 nhà nước đã giao một phần diện tích rừng cho Ban quản lý rừng, phần còn lại giao cho cộng đồng dân cư quản lý. Năm 1991, Luật bảo vệ và phát triển rừng được ban hành, tại điều 02 ghi rõ: “Nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp”. ngày 15/01/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/CP quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. áp dụng các chính sách trên, năm 1993 xã Trung Sơn đã bắt đầu giao đất giao rừng cho cộng đồng, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Cũng như các địa phương khác trên cả nước, quá trình thực hiện chính sách giao đất giao rừng ở xã Trung Sơn nói chung hay thôn Dùng nói riêng được thực hiện qua các bước sau: Bước 1. Tổ chức họp dân và thảo luận. Ban quản lý rừng kết hợp với UBND xã Trung Sơn tổ chức họp dân công bố và thảo luận văn bản, nghị định của nhà nước, các hướng dẫn liên quan về giao đất giao rừng cho các hộ gia đình. Bước 2. Thu thập các tài liệu có liên quan. - Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội - Các văn bản pháp luật có liên quan - Phương án giao đất, giao rừng trước đây - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa chính, bản đồ giao đất, giao rừng trước đây. Bước 3. Dự kiến phương án giao đất, giao rừng cho xã Trung Sơn căn cứ vào kế hoạch giao đất, giao rừng của huyện Yên Lập. Xác định tổng số đơn của các hộ xin nhận đất, nhận rừng và quỹ đất hiện tại của xã. - Kiểm kê, quy hoạch lại toàn bộ diện tích rừng và đất rừng của xã; - Xác định quy mô giao đất, giao rừng trên địa bàn xã, thôn; - Dự kiến địa điểm thực hiện tại các thôn trong xã; - Vận động người dân tham gia nhận đất, nhận rừng; - Tiếp nhận đơn xin nhận đất, nhận rừng của các hộ gia đình trong thôn, xã; - Thời hạn giao rừng, đất rừng: 50 năm đối với rừng phòng hộ khoanh nuôi bảo vệ, đối với rừng sản xuất từ 8- 10 năm; - Phương thức giao rừng: Dự kiến ưu tiên giao những khu vực đất gần nhà và những khu vực đã trồng. Hộ gia đình đăng ký cư trú ở thôn nào thì nhận đất nhận rừng tại địa giới hành chính thôn đó. Hình thức nhận thông qua nhân dân đăng ký và được đánh số trên bản đồ hiện trạng (Có biên bản họp thống nhất phương thức giao đất, giao rừng kèm theo); - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân trong địa bàn xã (hợp đồng giao đất, giao rừng được kí kết tại hiện trường giữa chủ hộ và đại diện pháp luật); - Cam kết của chủ rừng: Phải đảm bảo thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng đất rừng đúng mục đích. 4.2.2. Những thành công và tồn tại sau quá trình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng 4.2.2.1. Kết quả giao đất giao rừng trên toàn xã Trung Sơn Toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn xã đã được giao cho các chủ quản lý. Trong đó, đã giao 6123.23ha đất lâm nghiệp cho 935 hộ của 15 thôn trên địa bàn xã. Diện tích rừng còn lại phần lớn là rừng tự nhiên được giao cho Ban quản lý rừng quản lý và được hỗ trợ từ dự án 661 của nhà nước. Kết quả được tổng hợp tại biểu 4.3. Biểu 4.3. Biểu tổng hợp kết quả giao đất giao rừng tại xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Stt Tên khu hành chính Tổng số hộ Tổng số thửa Tổng diện tích(ha) Mục đích sử dụng 1 Thôn Ngọt 116 128 200.4 RTS 180 RTr 2 Thôn Thói 56 83 310 RTS 130.82 RTr 3 Thôn Cả 67 67 190.3 RTS 84.32 RTr 4 Thôn Dích 55 68 212.4 RTS 163.8 RTr 5 Thôn Nai 43 48 159.1 RTS 78.4 RTr 6 Thôn Sặt 47 51 266.2 RTS 152 RTr 7 Thôn Châu Đá 28 32 136.9 RTS 134 RTr 8 Thôn Dùng 119 122 785.3 RTS 164.3 RTr 9 Thôn Đâng 49 54 200.29 RTS 170 RTr 10 Thôn Nhồi 50 61 143 RTS 230.3 RTr 11 Thôn Bóp 36 42 433 RTS 24.7 RTr 12 Thôn Đồng Măng 52 55 423 RTS 120.5 RTr 13 Thôn Gầy 47 53 233 RTS 124 RTr 14 Thôn Thành Xuân 72 79 339.41 RTS 108.6 RTr 15 Thôn Bằng 98 114 128 RTS 97.19 RTr Tổng 935 1057 4160.3 RTS 1962.9 RTr - Trao quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình thông qua việc kí kết hợp đồng tại rừng. - Sau khi giao đất giao rừng cho từng hộ gia đình, UBND và ban quản lý rừng đã phối hợp hỗ trợ người dân thiết kế trồng rừng với các loại cây: keo, quế, bạch đàn…; hỗ trợ tiền khai hoang kiến thiết nương rẫy cố định. - Ban quản lý rừng đã hỗ trợ một phần nguồn vốn cho người dân (theo dự án 661) với định mức 3.000.000đ/ha, hỗ trợ cây giống cho các hộ gia đình trồng rừng. Đối với rừng khoanh nuôi bảo vệ, nhà nước khoán công bảo vệ là 33.000đ/ha/năm. 4.2.2.2. Tồn tại - Ranh giới đất lâm nghiệp giữa các hộ trên thực địa không rõ ràng, trong quá trình triển khai còn gặp nhầm lẫn giữa các lô đất khác nhau. - Khi tiến hành giao đất,chưa xem xét đến khả năng nhận đất của các hộ nhận đất như: khả năng về vốn, lao động, kỹ thuật…do đó hiệu quả sử dụng đất chưa cao, một diện tích lớn đất gần như còn bỏ trống. - Một số hộ gia đình không thực hiện đúng theo hợp đồng giao khoán đất, sử dụng đất vào mục đích khác, phát cây tùy tiện trồng các loại cây khác trên diện tích đất rừng phòng hộ khoanh nuôi tái sinh. - Quá trình hoàn thiện hồ sơ giao đất giao rừng chậm, giao đất từ năm 1993 đến năm 2008 mới hoàn thiện hồ sơ; một phần lớn hộ gia đình trong xã chưa được cấp sổ đỏ nhận đất. - Một số hộ gia đình do khả năng nhận thức kém không tham gia nhận đất nhận rừng do vậy sau giao đất, giao rừng kết thúc họ không có cơ hội nhận đất. - Có sự chênh lệch lớn về diện tích đất được giao giữa các hộ gia đình với nhau. - Thủ tục vay vốn ngân hàng quá rườm rà, gây khó khăn cho người dân. Khi vay vốn ngoài những giấy tờ như sổ đỏ, đơn xin vay vốn có chứng nhận của UBND xã còn cần có phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian tới việc này vượt quá khả năng của người dân trình độ không cao. - Việc phân loại thành 3 loại rừng chưa rõ ràng, đó là: rừng phòng hộ, rừng trồng, rừng đặc dụng; do đó gây khó khăn trong việc sử dụng đất rừng của người dân và cả khó khăn cho ban quản lý rừng trong quản lý các loại đất rừng khác nhau. 4.2.2.3. Khó khăn - Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, người dân không được thông báo cụ thể về đường lối chính sách của nước về vấn đề giao đất giao rừng nên người dân chưa mạnh dạn tham gia nhận đất nhận rừng. - Chuyên môn của các cán bộ triển khai thực hiện giao đất giao rừng còn kém, các dụng cụ hỗ trợ còn thiếu như dụng cụ trong đo đạc, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng. - Người dân với đại đa số là người dân tộc, khả năng nhận thức còn kém, ngại thay đổi, khó thuyết phục. 4.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao tại thôn Dùng, xã Trường Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 4.3.1. Tình hình quản lý rừng và đất rừng sau khi giao 4.3.1.1. Tình hình quản lý của nhà nước Quản lý của nhà nước về đất lâm nghiệp trên địa bàn xã cũng như các thôn trong xã do các đơn vị nhà nước thuộc chính quyền cơ sở như: hạt kiểm lâm, phòng địa chính, phòng nông nghiệp, UBND xã và ban quản lý rừng đóng trên địa bàn quản lý. - Toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn xã do Ban quản lý rừng quản lý. Ban quản lý rừng chịu trách nhiệm hướng dẫn các kỹ thuật cần thiết về trồng chăm sóc cây rừng, thiết kế khai thác cho các hộ dân, thông báo về các quy định trong việc sử dụng phát triển rừng. - Phối hợp với các kiểm lâm viên trên địa bàn ngăn chặn các hành vi phá hoại rừng và lấn chiếm rừng. - Xử lý, giải quyết các tranh chấp, xung đột mâu thuẫn, khiếu nại trong sử dụng đất. Tuy nhiên, công tác quản lý sau giao đất gaio rừng còn nhiều hạn chế, người dân tự phát rừng, sử dụng đất rừng vào mục đích khác vẫn xảy ra phổ biến. Do chưa phân chia rõ ràng được 3 loại đất rừng khác nhau nên việc xử lý các vụ vi phạm còn gặp nhiều khó khăn. 4.3.1.2. Tình hình quản lý của hộ gia đình về đất lâm nghiệp được giao Khi rừng và đất rừng đã có chủ thực sự thì việc quản lý rừng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với trước giao đất giao rừng. Người dân quản lý chặt khu rừng của mình; đầu tư, khai thác và sử dụng rừng có hiệu quả làm thay đổi đời sống của các hộ gia đình. - Đối với rừng trồng, sau khi nhận đất nhận rừng người dân được hỗ trợ một phần giống và vốn từ dự án 661, đầu tư trồng rừng nguyên liệu với các loài cây như: keo, quế, bồ đề, bạch đàn… - Đối với diện tích rừng khoanh nuôi bảo vệ các hộ gia đình đã tham gia bảo vệ nên tệ nạn phá rừng đã giảm nhưng việc đầu tư vào trồng thêm kém nên chất lượng rừng còn thấp. Một số hộ gia đình do đã nhận thức được tầm quan trọng của rừng và đất rừng, có khả năng về vốn và lao động lớn đã tự hình thành các mô hình trang trại nhỏ mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Từ kết quả đạt được đó, một số hộ trong xã đã bắt đầu học hỏi đầu tư hình thành các mô hình trang trại, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chất lượng rừng và đất rừng của địa phương. 4.3.2. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao đất, giao rừng tại thôn Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ Đất lâm nghiệp sau khi giao đất, giao rừng tại xã Trung Sơn được đưa vào sử dụng và đã cho thu hoạch ở một số diện tích rừng sản xuất và rừng phòng hộ khoanh nuôi bảo vệ. Trên diện tích rừng sản xuất giao cho các thôn người dân trồng cây lâm nghiệp với các loại cây tỉ lệ khác nhau. Cây trồng chính trong xã là quế và keo. Biểu 4.4. Cơ cấu sử dụng đất trước và sau khi giao trên địa bàn xã Stt Chỉ tiêu Thời điểm giao đất Năm 2010 Số lượng (ha) Tỉ lệ (%) Số lượng (ha) Tỉ lệ (%) Tổng diện tích đất giao, khoán 6123.2 100 6123.2 100 1 Diện tích có rừng 4863 79% 6123.2 100 1.1 Rừng phòng hộ 3481 57% 4160.3 68% 1.2 Rừng trồng 293.53 5% 1962.93 32% 1.2.1 Rừng quế 47.8 16% 857.07 44% 1.2.2 Rừng keo 85.58 29% 413.46 21% 1.2.3 Rừng bồ đề 24.97 9% 231.57 12% 1.2.4 Rừng hỗn loài 135.18 46% 460.83 23% 2 Đất trống, đồi trọc 1260.2 21% 0 0 Tổng diện tích rừng và đất rừng được giao khoán là 6123.2 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 4863 ha, chiếm 79% trên tổng diện tích giao khoán. Từ sau giao đất, giao rừng đến nay diện tích rừng đã có biến động rất lớn, 100% đã có rừng. Trong tổng diện tích rừng được giao cho HGĐ, cá nhân bao gồm: 3481 ha rừng phòng hộ, chiếm 57% trên tổng diện tích giao khoán và 293.53 ha rừng trồng, chiếm 5% trên tổng diện tích giao khoán. Trong đó: - Diện tích rừng phòng hộ được giao cho các HGĐ, cá nhân quản lý, khoanh nuôi bảo vệ. Sau giao khoán đến nay được sự hỗ trợ của nhà nước và hướng dẫn của Ban quản lý rừng, diện tích rừng phòng hộ đã được tăng lên đáng kể về cả số lượng và chất lượng. Diện tích rừng phòng hộ tăng lên 679.3 ha, từ 57% lên 68% trên tổng diện tích đất giao khoán. Xã Trung Sơn là một xã thuộc khu vực rất xung yếu của tỉnh Phú Thọ, vì vậy diện tích rừng phòng hộ ở đây chiếm tỉ lệ rất lớn trên tổng diện tích đất có rừng và được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước nhằm tăng cường bảo vệ, phát triển rừng. - Rừng trồng của xã trước giao khoán đất lâm nghiệp là 293.53 ha, chiếm một phần rất nhỏ (5%) trên tổng diện tích giao khoán. Sau giao khoán diện tích rừng trồng tăng lên tăng 1669.4 ha, từ 5% lên 32% trên tổng diện tích, đây là một bước nhảy vọt trong việc phát triển rừng trồng tại địa phương. Trong tổng diện tích rừng trồng, bao gồm: rừng quế, rừng keo, rừng bồ đề và rừng hỗn loài. + Rừng quế: Thời điểm giao khoán đất lâm nghiệp diện tích rừng quế tại địa phương là 47.8 ha, chiếm 16% trên tổng diện tích rừng trồng; tại thời điểm này cây quế có giá trị thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định nên người dân trồng với diện tích thấp. Sau giao khoán đất lâm nghiệp, được sự đầu tư của nhà nước cùng với sự phát triển của địa phương cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, giao lưu buôn bán thuận lợi, thị trường tiêu thụ được mở rộng; thị trường tiêu thụ cây đặc sản quế tăng, cho thu nhập cao và ổn định. Cây quế được địa phương quan tâm, khuyến khích phát triển. Diện tích rừng quế tăng lên 809.27 ha, từ 16% tăng lên 44% trên tổng diện tích rừng trồng. + Rừng keo: Thời điểm trước giao đất, giao rừng cây keo được trồng nhiều do đây là một loài cây dễ trồng, chăm sóc. So sánh giữa thời điểm giao khoán đất lâm nghiệp và hiện tại ta thấy về diện tích thì rừng keo có xu hướng tăng lên từ 85.58 ha tăng lên 413.46 ha, còn về tỉ lệ giữa diện tích rừng keo trên tổng diện tích rừng trồng thì tỉ lệ lại có xu hướng giảm từ 29% xuống còn 21%. Nguyên nhân của biến động trên là do điều kiện đất đai của địa phương không thật sự phù hợp với sự sinh trưởng của cây keo và giá trị thu được từ cây keo thấp hơn so với cây quế. Thời gian sinh trưởng phát triển của cây keo kéo dài từ 7 – 8 năm thì được thu hoạch. + Rừng bồ đề: Bồ đề là một trong những loài cây lâm nghiệp được trồng phổ biến tại địa phương nhưng nó chiếm tỉ lệ thấp nhất trong tất cả các rừng trồng thuần loài. Đây là loài cây cho thu nhập thấp nhất trong các loài cây trên, việc trồng và chăm sóc kéo dài từ 5 – 6 năm thì được khai thác, thị trường tiêu thụ của loài cây này không ổn định, qua nhiều trung gian. Tuy nhiên so sánh giữa thời điểm giao khoán đất lâm nghiệp và hiện nay, diện tích rừng bồ đề đã tăng lên từ 24.97 ha thành 231.57 ha, tỉ lệ từ 9% lên tới 12% trên tổng diện tích rừng trồng. Dù đây là loại cây cho giá trị không cao nhưng do sự phát triển nhanh của diện tích rừng trồng và để làm phong phú hơn nguồn lâm sản của địa phương người dân vẫn tiếp tục trồng bồ đề hạn chế các rủi ro khi thị trường các loài cây khác có biến động xấu. + Rừng hỗn loài: Rừng hỗn loài với các loài cây như: quế, keo, bạch đàn, bồ đề, lim… trồng xen kẽ với nhau. Tại thời điểm giao khoán đất lâm nghiệp, rừng hỗn loài chiếm một tỉ lệ rất lớn trên tổng diện tích rừng trồng là 46% tương ứng với 135.18 ha. Tại thời điểm đó người dân thực sự chưa làm chủ đất rừng, họ trồng rừng trên các diện tích mà họ khai phá được hoặc các diện tích gần nhà, phương thức trồng chủ yếu là trồng theo từng đợt khác nhau với các loài cây khác nhau do thiếu vốn đầu tư và thiếu lao động. Vì vậy mà diện tích rừng hỗn loài tại thời điểm đó rất lớn và là rừng hỗn loài không đều tuổi. sau giao khoán đất lâm nghiệp được sự hỗ trợ của nhà nước và nhận thức được hiệu quả của rừng trồng thuần loài, người dân bắt đầu trồng rừng thuần loài trên diện tích đất được giao. Tuy nhiên, diện tích rừng hỗn loài vẫn được nâng cao lên về diện tích từ 135.18 ha lên 460.83 ha, nhưng do sự tăng trưởng vượt bậc của các loại rừng khác mà tỉ lệ rừng hỗn loài giảm từ 46% xuống 23%. - toàn bộ diện tích đât trống đồi trọc được giao khoán cho người dân đến nay đã được người dân trồng rừng phủ xanh cùng với sự hỗ trợ của chương trình 661, diện tích rừng này đã cho thu hoạch được 636.82 ha, phần còn lại đang tiến hành chăm sóc sắp cho khai thác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng tại thôn Dùng - xã Trung Sơn - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ.doc
Luận văn liên quan