Hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Cẩm xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Hỗ trợ khoa học công nghệ để hộ nghèo có điều kiện nâng cao năng lực sản xuất. - Có chính sách ưu đãi nhằm đưa cán bộ quản lý cũng như cán bộ khuyến nông giỏi về làm việc tại địa phương. - Phối hợp với các cán bộ tại các cơ sở để rà soát chặt chẽ hơn về số hộ nghèo, hộ thoát nghèo, nghèo mới và tìm hiểu rõ nguyên nhân. - Cần tăng thêm nguồn lực cho phòng tín dụng đẻ giảm bớt khối lượng công việc cho cán bộ của phòng hiện nay và đặc biệt là nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn tín dụng của ngân hàng trên địa bàn huyện. - Quan hệ tốt với các cấp chính quyền, UBND, cơ quan quản lý để nắm bắt được các thông tin về hộ vay, quản lý nguồn vốn vay được chặt chẽ hơn. Và nhờ đó ngân hàng có thể nhờ chính quyền địa phương can thiệp trong những trường hợp trốn nợ hoặc nợ khó đòi. 2.3. Đối với hộ nghèo - Hộ nghèo cần mạnh dạn đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. - Đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong thời kỳ mới. - Tích cực học hỏi kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, mở rộng chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ. Xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể phù hợp với điều kiện đất đai và các yếu tố nguồn lực của từng hộ, từ đó có chính sách sử dụng vốn vay có hiệu quả đúng mục đích. - Phải có ý chí tự vươn lên làm giàu thoát khỏi nghèo đói. - Cần có trách nhiệm với khoản vay, trong trường hợp gặp rủi ro trong quá trình sản xuất ảnh hưởng đến việc hoàn trả vốn vay cần phải làm đơn trình bày rõ ràng, cụ thể gửi đến ngân hàng xin gia hạn nợ. Đại học Kinh tế H

pdf85 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Cẩm xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cẩm Yên có 8 lượt hộ đầu tư với số tiền bình quân là 6,13 triệu đồng. Cẩm Dương có 9 lượt hộ đầu tư với số tiền bình quân là 4,89 triệu đồng. Cẩm Minh có 7 lượt hộ đầu tư với số tiền bình quân 4,43 triệu đồng.Nhờ có lượng tiền đầu tư này mà sản lượng lúa của các hộ nghèo ở xã Cẩm Yên, sản lượng lúa, hoa màu ở xã Cẩm Dương và Cẩm Minh không ngừng tăng lên mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ nghèo. Kinh doanh buôn bán là một lĩnh vực được khá nhiều hộ quan tâm, có 10 lượt hộ sử dụng vốn cho lĩnh vực này với số tiền đầu tư bình quân là 11,02 triệu đồng. Chủ yếu tập trung ở xã Cẩm Minh với 5 lượt hộ đầu tư, mức đầu tư bình quân là 13,8 triệu đồng. Người dân ở đây chủ yếu mở các cửa hàng buôn bán phục vụ cho mục đích tiêu dùng, trồng trọt và chăn nuôi. Về NT&KTTS có 10 lượt hộ đầu tư với số tiền bình quân là 6,5 triệu đồng chủ yếu tập trung ở xã Cẩm Dương và Cẩm Yên. Đây là các xã ở vùng đồng bằng nên thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, Cẩm Dương là một xã ven biển nên cư dân nơi đây thường đi biển đánh bắt thủy sản. Đây là một công việc đòi hỏi vốn đầu tư ít nhưng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ nghèo nơi đây. Ngoài việc vay vốn phục vụ cho sản xuất, các hộ còn sử dụng vốn cho mục đích khác như: tiêu dùng, trả nợ, cho con ăn học, sửa chữa, cưới hỏi.Đây là các mục đích không đăng ký trong hồ sơ xin vay nhưng trên thực tế một số hộ sử dụng vốn vay cho mục đích này. Tuy các khoản chi này đôi khi không lớn, không tạo ra nguồn thu nhập cho các hộ nhưng cũng góp phần cải thiện dời sống, tạo cơ sở vật chất cho các hộ nghèo yên tâm làm ăn. Như vậy, qua phân tích trên chúng ta có thể nhận thấy nguồn vốn vay sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó đầu tư cho sản xuất chiếm tỷ lệ khá lớn, tuy nhiên khoản đầu tư vào các lĩnh vực khác không phải là nhỏ. Do đó đòi hỏi CBTD của Ngân hàng cần hoạch định nguồn vốn vay cho các hộ nghèo, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho bà con để việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích như đã ghi trong hồ sơ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 59 2.2.3. Một số ý kiến của các hộ điều tra Qua điều tra thực tế tôi đã thu thập được một số ý kiến của bà con hộ nghèo xoay quanh việc vay vốn và sử dụng vốn vay. 2.2.3.1. Đánh giá về thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay của ngân hàng Với quy trình cho vay hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị, xã hội ở NHCSXH hiện nay đang là một chủ trương mới và nó thực sự khá đơn giản. Xét về thủ tục vay vốn, khi được hỏi có 47 hộ cho rằng thủ tục cho vay vốn hiện nay là đơn giản và rất đơn giản( chiếm 78,33% tổng số hộ điều tra). Đại bộ phận các hộ điều tra cho rằng thủ tục vay đã đơn giản hơn trước nhiều, bà con đã không đi lại nhiều lần, qua nhiều cửa như trước. Tuy nhiên trong số các hộ được hỏi thì có 4 hộ ( chiếm 6,67%) vẫn cho rằng thủ tục vẫn còn phiền hà. Quy trình vay vốn của hộ nghèo hiện nay được thực hiện thông qua các tổ chức chính trị, xã hội như hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binhngười dân giao dịch với ngân hàng thông qua các tổ chức này. Đây là một chủ trương mới và nó thực sự khá đơn giản, tuy vậy đa số người dân nghèo còn có tâm lý e ngại khi tiếp xúc với ngân hàng, trình độ của hộ chưa cao, chưa nắm bắt hết các thông tin từ phía ngân hàng nên họ cho rằng thủ tục như vậy là khá rườm rà. Chính vì vậy ngân hàng cần chú trọng hơn nữa những hoạt động tuyên truyền cho những người nghèo thực sự hiểu và làm đúng trình tự các thủ tục cho vay không còn phức tạp với họ. Bảng 12: Đánh giá về thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay của Ngân hàng Thủ tục, giấy tờ, quy trình vay Tổng số hộ Cẩm Yên Cẩm Dương Cẩm Minh Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % - Phức tạp 4 6,67 1 5,00 1 5,00 2 10,00 - Bình thường 9 15.00 3 15,00 3 15,00 3 15,00 - Đơn giản 37 61,67 11 55,00 13 65,00 13 65,00 - Rất đơn giản 10 16,66 5 25,00 3 15,00 2 10,00 Tổng 60 100,00 20 100,00 20 100,00 20 100,00 ( Nguồn số liệu điều tra thực tế năm 2010) Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 60 2.2.3.2. Đánh giá về lãi suất cho vay của Ngân hàng Khi được hỏi về lãi suất cho vay, mặc dù sự thật là lãi suất cho vay của hộ nghèo của NHCSXH là rất thấp, thấp nhất so với mặt bằng chung lãi suất của các ngân hàng còn lại bởi lẽ đây là ngân hàng phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Tuy nhiên vẫn có 6 hộ trong số 60 hộ cho rằng lãi suất 0,65%/ tháng vẫn còn cao. 52 hộ cho rằng lãi suất như vậy là bình thường đối với sức sản xuất của hộ( chiếm 86,67%). Những hộ cho rằng lãi suất như vậy là cao là những hộ quá khó khăn, không đủ chi tiêu. Chính vì vậy nhà nước cần xem xét cụ thể tình hình và đưa ra những chủ trương phù hợp và ưu đãi hơn đối với những hộ này. Ví dụ không lấy lãi hoặc cho vay dài hạn cho họ có thể có khả năng cải thiện đời sống kinh tế và trả nợ cho ngân hàng. Bảng 13: Đánh giá về lãi suất cho vay của Ngân hàng Lãi suất cho vay Tổng số hộ Cẩm Yên Cẩm Dương Cẩm Minh Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % - Rất thấp 1 1,67 1 5,00 0 0,00 0 0,00 - Thấp 29 48,33 11 55,00 10 50,00 8 40,00 - Bình thường 24 40,00 7 35,00 8 40,00 9 45,00 - Cao 5 8,33 1 5,00 2 10,00 2 10,00 - Rất cao 1 1,67 0 0,00 0 0,00 1 5,00 Tổng 60 100,00 20 100,00 20 100,00 20 100,00 ( Nguồn số liệu điều tra thực tế năm 2010) 2.2.3.3. Nhận xét về thái độ của cán bộ tín dụng Ngân hàng Một vấn đề nữa liên quan đến tâm lý vay vốn của hộ nghèo hiện nay tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện là thái độ của cán bộ tín dụng. Có 49 trong 60 hộ được hỏi cho rằng, cán bộ tín dụng rất nhiệt tình giúp đỡ bà con trong quá trình vay vốn, còn 11 hộ cho rằng thái độ làm việc của cán bộ tín dụng ngân hàng là bình thường và không có hộ nào cho rằng thái độ của cán bộ tín dụng là khó khăn. Cán bộ tín dụng là người thay mặt Ngân hàng trực tiếp đưa vốn đến tận tay bà con, là người tận tình hướng dẫn bà con sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất, thậm chí còn hướng dẫn bà con lập phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 61 hộ, của vùng để đồng vốn thực sự đem lại lợi ích thiết thực cho họ. Do đó bản thân mỗi cán bộ Ngân hàng phải thực sự nhiệt tình, cư xử đúng đắn, có tâm huyết với nghề, có những điều chỉnh hợp lý và làm hài lòng khách hàng của mình, tạo lập được mối quan hệ thận thiết giữa Ngân hàng và người nghèo, có như vậy mới giúp cho hộ nghèo có cuộc sống ổn định đồng thời hoạt động của Ngân hàng ngày càng thuận lợi hơn. Bảng 14: Nhận xét về thái độ của cán bộ tín dụng. Thái độ của cán bộ tín dụng Tổng số hộ Cẩm Yên Cẩm Dương Cẩm Minh Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % - Bình thường 11 18,33 3 15,00 4 20,00 4 20,00 - Nhiệt tình 36 60,00 12 60,00 12 60,00 12 60,00 - Rất nhiệt tình 13 21,67 5 25,00 4 20,00 4 20,00 Tổng 60 100,00 20 100,00 20 100,00 20 100,00 ( Nguồn số liệu điều tra năm 2010) 2.2.3.4. Đánh giá về thời hạn cho vay của Ngân hàng Thời hạn vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả nợ gốc và lãi tiền vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa người đi vay và tổ chức tín dụng. Việc quyết định thời hạn vay rất quan trọng, nó quyết định sự thành bại của chương trình vay, và kế hoạch sản xuất của người nghèo. Nếu đứng trên góc độ của ngân hàng, khi cho vay mà thời gian quá dài thì rất khó quay vòng vốn, còn nếu quá ngắn thì lại khó thu hồi vốn. Còn nếu đứng trên góc độ của người đi vay nếu thời gian vay dài thì sợ thâm tiêu, nếu thời gian quá ngắn thì họ không thể trả được nợ. Vì vậy khi đưa ra thời hạn vay cần xem xét có phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của hộ. Ngoài ra, hình thức trả nợ cũng rất quan trọng, ở dây NHCSXH đã sử dụng hình thức trả lãi và vốn theo định kỳ hàng năm. Số tiền vay /lượt sẽ được phân kỳ trả nợ = Số tiền vay/thời hạn vay. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 62 Bảng 15: Đánh giá về thời hạn cho vay của Ngân hàng Thời hạn vay Tổng số hộ Cẩm Yên Cẩm Dương Cẩm Minh Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % - Rất ngắn 1 1,67 0 0,00 0 0,00 1 5,00 - Ngắn 12 20,00 4 20,00 3 15,00 5 25,00 - Bình thườg 33 55,00 11 55,00 12 60,00 10 50,00 - Dài 14 23,33 5 25,00 5 25,00 4 20,00 - Rất dài 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng 0 100,00 20 100,00 20 100,00 20 100,00 ( Nguồn số liệu điều tra thực tế năm 2010) Chương trình vay hộ nghèo của NHCSXH có thời hạn là 36 tháng, với mức thời hạn này cũng vừa đủ để hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi khảo sát đánh giá vấn đề này thì có 1,67% cho rằng thời hạn vay này rất ngắn, 20% cho rằng thời hạn vay này là ngắn, phần lớn các hộ nghèo được hỏi cho rằng thời hạn vay như vậy là bình thường chiếm 55%, và có 23,33% cho là dài. Tuy nhiên, trong thực tế thì thời gian từ khi làm thủ tục vay đến khi nhận được tiền vay là khá dài. Chính điều này làm cho không ít người vay đâm ra chán nản, gây ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh cũng như có thể làm mất cơ hội tăng thu nhập cho hộ nghèo. 2.2.3.5. Đánh giá về mức cho vay của Ngân hàng. Mức cho vay là một trong những yếu tố tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nghèo. Bảng 16: Đánh giá về mức cho vay của Ngân hàng Mức cho vay Tổng số hộ Cẩm Yên Cẩm Dương Cẩm Minh Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % - Rất thấp 1 1,67 1 5,00 0 0,00 0 0,00 - Thấp 17 28,33 5 25,00 6 30,00 6 30,00 - Bình thườg 27 45,00 9 45,00 9 45,00 9 45,00 - Cao 14 23,33 5 25,00 5 25,00 4 20,00 - Rất cao 1 1,67 0 0,00 0 0,00 1 5,00 Tổng 0 100,00 20 100,00 20 100,00 20 100,00 ( Nguồn số liệu điều tra thực tế năm 2010) Đại họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 63 Trong tổng số 60 hộ được hỏi thì có gần một nửa 27 hộ( chiếm 45%) cho rằng mức cho vay như vậy là bình thường, vừa với sức sản xuất của hộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế chung của huyện. Tuy nhiên có 18 hộ cho rằng mức cho vay như vậy là thấp và rất thấp được chia đều cho các xã, mỗi xã có 6 hộ chiếm 30% trong tổng số hộ điều tra ở các xã. Hiện nay, tình trạng lạm phát xảy ra ngày càng tăng dẫn đến đồng tiền bị mất giá làm cho giá cả đầu vào tăng lên, hơn nữa các hộ này vay chủ yếu vào mục đích trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh buôn bánđầu tư có tính dàn trải nên không thể tạo ra quy mô đầu tư sản xuất có tính cách biệt như trước khi vay. Ngoài ra có 15 hộ (chiếm 25%) cho rằng mức cho vay như vậy là cao và rất cao cũng được chia đều ở các xã, mỗi xã có 5 hộ( chiếm 25%) số hộ điều tra ở từng xã. Thực tế với mức cho vay như vậy các hộ có thể mở quán cơm, quán hàng tạp hóa, mua giống, phân bón và các chi phí khác cũng như cải tạo xây dựng chuồng trại, từ đó sẽ đem lại hiệu quả trong sản xuất. Tóm lại, mức cho vay của ngân hàng là hết sức quan trọng nên NHCSXH cần phải tạo mọi điều kiện hơn nữa để đáp ứng được mức vốn vay mà hộ nghèo cần và có những biện pháp hướng dẫn bà con sử dụng vốn vay đúng mục đích để đem lạo hiệu quả cao cho sản xuất của hộ, để đáp ứng được sự mong đợi của cả người đi vay lẫn người cho vay 2.2.4. Ảnh hưởng của vốn vay đến hộ nghèo 2.2.4.1. Ảnh hưởng của vốn vay đến tư liệu sản xuất Hầu hết các hộ nghèo vay vốn trong địa bàn nghiên cứu thì phần lớn họ rất thiếu tư liệu để phục vụ cho sản xuất. Vì vậy, sau khi vay vốn của ngân hàng các hộ đã từng bước chú trọng đến việc mua sắm thêm các tư liệu mới để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Có tư liệu sản xuất tốt thì hiệu quả làm việc càng tăng lên, mang lại thu nhập cao hơn cho hộ nghèo.Do đó, sau khi vay vốn tình hình tư liệu sản xuất của hộ thay đổi như sau: Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 64 Bảng 17: Cảm nhận của hộ về tác động của vốn vay đến tư liệu sản xuất Mức vốn vay bình quân/hộ ĐVT Tác động đến tư liệu sản xuất Tổng cộngGiảm Không thay đổi Tăng Dưới 5 triệu Tỷ lệ Số hộ % 0 0 6 50,00 6 50,00 12 100,00 5- 10 triệu Tỷ lệ Số hộ % 0 0 10 33,33 20 66,67 30 100,00 10- 15 triệu Tỷ lệ Số hộ % 0 0 4 33,33 8 66,67 12 100,00 Trên15 triệu Tỷ lệ Số hộ % 0 0 1 16,67 5 83,33 6 100,00 ( Nguồn số liệu điều tra năm 2010) Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy được sự tác động của tín dụng đến việc tạo thêm tư liệu sản xuất cho hộ. Ở mức vay dưới 5 triệu đồng có 50% hộ cảm nhận tư liệu sản xuất không thay đổi, 50% hộ cho rằng tư liệu sản xuất có xu hướng tăng lên. Ở mức vay từ 5 đến 10 triệu đồng có 33,33% hộ cảm nhận tư liệu sản xuất không thay đổi và 66,67% tăng lên. Ở mức vay từ 10 đến15 triệu đồng có 33,33% hộ cảm nhận tư liệu sản xuất không thay đổi và 66,67% tăng lên. Ở mức vay từ 15 triệu trở lên có 16,67% hộ cảm nhận tư liệu sản xuất không thay đổi và 83,33% tăng lên. 2.2.4.2. Ảnh hưởng của vốn vay đến công ăn việc làm Khi được vay vốn, các hộ đã đầu tư vào tăng quy mô sản xuất, nguồn lao động trong gia đình được huy động và sử dụng, thay cho trước đây họ phải đi làm thuê hoặc không có việc làm.Công ăn việc làm ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ, phần lớn những hộ nghèo là những hộ có tỷ lệ ăn theo cao, không có công ăn việc làm ổn định, thu nhập thấp. Vì vậy, sau khi vay vốn thì công ăn việc làm của các thành viên trong gia đình có thay đổi cụ thể như sau: Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 65 Bảng 18: Cảm nhận của hộ về tác động vốn vay đến công ăn việc làm Mức vốn vay bình quân/LĐ ĐVT Tác động đến công ăn việc làm Tổng Giảm Không đổi Tăng Dưới 3 triệu Tỷ lệ Số hộ % 2 14,29 3 21,43 9 64,28 14 100,00 3- 5 triệu Tỷ lệ Số hộ % 0 0,00 5 20,00 20 80,00 25 100,00 Trên 5 triệu Tỷ lệ Số hộ % 0 0,00 0 0,00 21 100,00 21 100,00 ( Nguồn số liệu điều tra thực tế năm 2010) Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy được sự tác động của tín dụng đến việc tạo thêm công ăn việc làm thay đổi theo mức vốn vay bình quân trên lao động, ở mức vốn vay dưới 3 triệu đồng thì có 14,29% cho rằng công ăn việc làm có xu hướng giảm, 21,43% không thay đổi, 64,28% tăng lên. Nhưng ở mức vốn vay từ 3 đến dưới 5 triệu đồng thì có 20% cho rằng vốn vay bình quân/ lao động không tác động đến tạo công ăn việc làm, 80% tăng lên. Còn ở mức vốn vay từ 5 triệu đồng trở lên thì có 100% cho rằng vốn vay tác động đến tạo công ăn việc làm. Như vậy, nhìn chung qua khảo sát thì tỷ lệ cho rằng vốn vay có tác động đến công ăn việc làm cao hơn tỷ lệ cho là không tác động. Tuy nhiên, tác động vẫn chưa cao bởi vì phần lớn những hộ nghèo đều có ít lao động nên khi vay vốn về cũng chỉ là những lao động đó không tăng thêm số lao động. Mặt khác, thì do mức vốn vay thấp hộ nghèo chưa thể mở rộng quy mô nên mức tác động của vốn vay đến công ăn việc làm còn thấp. 2.2.4.3. Ảnh hưởng của vốn vay đến thu nhập Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta, cũng như NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn để họ đầu tư phát triển kinh tế, tạo việc làm nhằm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống, giảm nghèo. Qua quá trình điều tra bản thân tôi cũng nhận thấy được sự thay đổi của kinh tế hộ nghèo sau khi vay vốn, phần lớn các hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, thu nhập dần tăng lên. Để đánh giá rõ hơn mối quan hệ giữa tín dụng và thu nhập, tôi Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 66 tiến hành phân tích hồi quy mức vốn vay bình quân/ hộ với thu nhập bình quân/hộ và kết quả thu được như sau: Bảng 19: Kết quả hồi quy theo mức vốn vay/hộ và thu nhập/hộ Chỉ tiêu Độ lệch tiêu chuẩn Thống kê Xác suất Hệ số chặn 4,159219 1,565283 2,657167 0.0102 Hệ số hồi quy 1,294829 0,141338 9,161221 0.0000 Hệ số xác định 0,591342 Trung bình biến phụ thuộc 16,568 Hệ số xác định điều chỉnh 0,584296 Độ lệch chuẩn biến phụ thuộc 9,425116 ( Nguồn số liệu điều tra đã được xử lý) Kết quả hồi quy cho ta thấy mối quan hệ giữa tín dụng và thu nhập có ý nghĩa thống kê (Prob = 0) và có quan hệ đồng biến. Với hệ số hồi quy = 1,294829 có nghĩa rằng khi mức vốn vay bình quân/hộ tăng lên 1 triệu đồng thì thu nhập bình quân/ hộ tăng lên 1,294829 triệu đồng trong điều kiện các yếu tố khác cố định không đổi. Kết quả cũng cho thấy được rằng mối quan hệ giữa tín dụng và thu nhập khá chặt chẽ, với hệ số R2 =0,591342 có nghĩa rằng mức vốn vay bình quân/hộ giải thích 59,1342% sự thay đổi của thu nhập bình quân/hộ. Ngoài ra, để đánh giá rõ hơn nữa về mối quan hệ giữa tín dụng và thu nhập thì tôi cũng tiến hành phân tích hồi quy vốn mức vay bình quân/lao động với thu nhập bình quân/lao động, và kết quả thu được như sau: Bảng 20: Kết quả hồi quy theo mức vốn vay/LĐ và thu nhập/LĐ Chỉ tiêu Độ lệch tiêu chuẩn Thống kê Xác suất Hệ số chặn 4,140724 0.683837 6,055136 0 Hệ số hồi quy 0,75181 0,143093 5,253987 0 Hệ số xác định 0.322465 Trung bình biến phụ thuộc 7,404833 Hệ số xác định điều chỉnh 0,310783 Độ lệch chuẩn biến phụ thuộc 2,666332 ( Nguồn số liệu điều tra đã được xử lý) Theo kết quả hồi quy trên thì vốn vay bình quân/lao động có quan hệ đồng biến với thu nhập bình quân/lao động, tức là khi tăng thêm vốn vay trên lao động thì thu nhập/lao động cũng tăng theo. Mặt khác, ta cũng thu được hệ số hồi quy = 0,75181 có Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 67 ý nghĩa là: khi tăng thêm mức vốn vay/lao động lên 1 triệu đồng thì thu nhập/lao động tăng lên 0,75181 triệu đồng. Và cũng từ kết quả trên ta thấy được rằng hệ số xác định R2 = 0,322464 có nghĩa rằng mức vốn vay bình quân/lao động giải thích 32,25 % sự thay đổi của thu nhập bình quân/lao động. Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc vay vốn của các hộ nghèo, tôi còn xem xét ở khía cạnh thu nhập trước khi vay vốn và thu nhập sau khi vay vốn của 60 hộ nghèo thể hiện ở bảng 21 như sau: Bảng 21: Mức tăng thu nhập của hộ nghèo sau khi vay vốn so với trước khi vay vốn năm 2010 Đơn vị:đồng Chỉ tiêu Trước khi vay vốn Sau khi vay vốn So sánh Số tuyệt đối ( đồng) Số tương đối (%) 1. Thu nhập của hộ thấp nhất 4.560.000 6.000.000 1.440.000 31,58 2. Thu nhập của hộ cao nhất 19.980.000 48.600.000 28.620.000 143,24 ( Nguồn số liệu điều tra thực tế năm 2010) Qua số liệu trên chúng ta thấy thu nhập của hộ nghèo sau khi vay vốn đều cao hơn so với không vay vốn. Thu nhập của hộ thấp nhất sau khi vay so với lúc chưa vay tăng 1,44 triệu đồng (tăng 31,58%); thu nhập của hộ cao nhất sau khi vay so với lúc chưa vay tăng 28,62 triệu đồng (tăng 143,24%). Rõ ràng việc cho hộ nghèo vay vốn để phát triển kinh tế, tăng thu nhập nhằm xóa đói giảm nghèo là rất cần thiết thể hiện được chủ trương đúng đắn thiết thực của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược XĐGN. Trong năm 2010, qua điều tra 60 hộ nghèo vay vốn thì thu nhập bình quân của 1 hộ, bình quân của 1 lao động và bình quân của 1 nhân khẩu sau khi vay vốn đều tăng lên thể hiện ở bảng sau: Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 68 Bảng 22: Mức tăng thu nhập bình quân sau khi vay vốn so với trước khi vay vốn năm 2010. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Trước khi vay vốn Sau khi Vay vốn So sánh Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1. Thu nhập bình quân 1 hộ 10,0050 16,5680 6,5630 65,60 2. Thu nhập bình quân 1 lao động 4,5824 7,5884 3,0060 65,60 3. Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 2,2316 3,6955 1,4639 65,60 (Nguồn số liệu điều tra thực tế năm 2010) Qua số liệu trên thì thu nhập bình quân của một hộ, một lao động và một nhân khẩu sau khi vay vốn đều tăng lên cụ thể là thu nhập bình quân của một hộ sau khi vay vốn tăng lên 6,563 triệu đồng (tăng 65,6%), thu nhập bình quân của một lao động tăng lên 3,006 triệu đồng (tăng 65,6%) và thu nhập bình quân của một nhân khẩu tăng lên 1,4639 triệu đồng (tăng 65,6%). Như vậy, việc cho hộ nghèo vay vốn rất là cần thiết và quan trọng để họ có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập nhằm giảm nghèo và tiến tới cuộc sống sung túc và giàu có hơn. Tuy nhiên, trên thực tế mức độ ảnh hưởng của vốn vay đến thu nhập của mỗi hộ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức vốn vay nhiều hay ít, thời gian vay dài hay ngắn, trình độ kinh nghiệm làm ăn của chủ hộ,... Trong quá trình điều tra tôi đã tiến hành khảo sát cảm nhận của các hộ về mức độ ảnh hưởng vốn vay đến kinh tế các hộ điều tra, cụ thể như sau: Bảng 23: Cảm nhận của hộ về tác động vốn vay đến thu nhập theo mức vốn vay Mức vốn vay/LĐ ĐVT Giảm Không thay đổi Tăng Tổng cộng Dưới 3 triệu Tỷ lệ Số hộ % 2 14,28 3 21,43 9 64,29 14 100,00 3- 5 triệu Tỷ lệ Số hộ % 0 0,00 5 20,00 20 80,00 25 100,00 Trên 5 triệu Tỷ lệ Số hộ % 0 0,00 0 0,00 21 100,00 21 100,00 ( Nguồn số liệu điều tra thực tế năm 2010) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 69 Như vậy có sự cảm nhận khác nhau với các mức vốn vay: đối với mức vốn vay dưới 3 triệu đồng thì có 14,28% hộ cho rằng thu nhập giảm, có 21,43% hộ cho rằng thu nhập không thay đổi, có 64,29% hộ cho rằng thu nhập tăng lên. Thực tế cho thấy những trường hợp cho rằng thu nhập không tăng hoặc giảm đi phần lớn là do rủi ro trong sản xuất như dịch bệnh trong chăn nuôi, NTTS, biến động của giá cả đầu vào cũng như giá bán của sản phẩm. Bên cạnh đó, một số hộ sản xuất vẫn còn bị thiếu vốn do mức cho vay vẫn chưa đủ theo nhu cầu sản xuất của hộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hộ do chỉ sử dụng một phần vốn vay vào sản xuất, còn lại vì điều kiện kinh tế khó khăn nên khi được vay vốn hộ còn sử dụng vào mục đích khác như đầu tư cho con cái học hành, chi tiêu thường xuyên. Ở mức vốn vay từ 3-5 triệu đồng thì có 20% cảm nhận thu nhập không thay đổi, có đến 80% hộ cho rằng thu nhập của hộ tăng lên. Điều này cho thấy mức vay vốn tăng lên thì số hộ cảm nhận thu nhập tăng lên càng nhiều. Còn ở mức vốn vay trên 5 triệu đồng thì chỉ có 100% hộ cho rằng thu nhập tăng lên. Vì những lý do trên, theo tôi NHCSXH nên tạo điều kiện cho vay vốn theo mức phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của họ, để đồng vốn vay có ý nghĩa hơn trong đời sống sản xuất.. Ngoài ra, những vùng khác nhau tín dụng cũng có sự tác động khác nhau. Có thể có cùng một mức vay, cùng thời gian vay, nhưng những hộ ở xã Cẩm Dương lại sử dụng có hiệu quả hơn. Điều này được giải thích là do những hộ ở đây ngoài trồng trọt và chăn nuôi họ có thể đánh bắt thủy hải sản gần bờ, giúp các hộ dân ở đây kiếm thêm các khoản thu nhập. Đây là lợi thế để giúp những hộ dân ở đây sớm thoát khỏi nghèo đói. Bảng 24: Cảm nhận sự tác động của vốn vay đến thu nhập theo vùng Mức vốn vay BQ/LĐ Cảm nhận sự thay đổi Cẩm Yên Cẩm Dương Cẩm Minh 1* 2** 1* 2** 1* 2** Dưới 3 triệu Tỷ lệ Số hộ % 2 14,28 3 21,43 1 7,15 2 14,28 3 21,43 3 21,43 3- 5 triệu Tỷ lệ Số hộ % 4 16,00 5 20,00 2 8,00 8 32,00 3 12,00 3 12,00 Trên 5 triệu Tỷ lệ Số hộ % 2 9,52 4 19,05 1 4,76 6 28,58 3 14,29 5 23,80 ( Nguồn số liệu điều tra thực tế năm 2010) Đại ọc Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 70 * Không thay đổi và ít thay đổi ** Thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều Như đã trình bày ở trên thì mức độ tác động ở mỗi địa phương khác nhau thì khác nhau nhưng sự tác động không chênh lệch lắm. Cùng mức vốn vay/lao động là dưới 3 triệu đồng thì những hộ vay ở xã Cẩm Yên có 14,28% cảm nhận không hay tác động ít và 21,43 cảm thấy tác động nhiều. Trong khi ở xã Cẩm Dương thì có 7,15% cảm nhận không hay tác động ít 14,28% cảm thấy tác động nhiều. Ở xã Cẩm Minh thì có có 21,43% cảm nhận không hay tác động ít và 21,43% cảm thấy tác động nhiều. Ở mức vốn vay bình quân/lao động từ 3-dưới 5 triệu đồng thì 20% các hộ nghèo ở xã Cẩm Yên cảm nhận có sự thay đổi nhiều và rất nhiều, xã Cẩm Dương có 32% và ở xã Cẩm Minh có 12% hộ cảm nhận thay đổi nhiều và rất nhiều. Ở mức vốn vay trên 5 triệu đồng thì có 19,05% hộ ở xã Cẩm Yên cảm thấy thay đổi nhiều và rất nhiều, ở xã Cẩm Dương có 28,58% và ở xã Cẩm Minh có 23,80%. 2.2.4.4. Ảnh hưởng của vốn vay đến tạo ra cơ sở vật chất mới Ngoài việc tác động đến thu nhập và công ăn việc làm thì tín dụng cũng có những tác động đến tạo cơ sở vật chất mới của người nghèo. Nhìn chung, lượng vốn vay còn hạn chế nên mức tác động vẫn chưa được cao bên cạnh đó thì người nghèo chủ yếu sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, năng suất lao động thấp nên làm giảm khả năng tạo ra cơ sở vật chất mới của họ. Bảng 25: Cảm nhận của hộ về tác động vốn vay đến cơ sở vật chất mới Mức vốn vay/LĐ ĐVT Không Thay đổi Thay đổi ít Thay đổi vừa Thay đổi nhiều Tổng cộng Dưới 3 triệu Tỷ lệ Số hộ % 2 14,28 6 42,86 6 42,86 0 0,00 14 100,00 3- 5 triệu Tỷ lệ Số hộ % 3 12,00 4 16,00 8 32,00 10 40,00 25 100,00 Trên 5 triệu Tỷ lệ Số hộ % 1 4,76 3 14,28 7 33,33 10 47,63 21 100,00 ( Nguồn số liệu điều tra thực tế năm 2010) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 71 Nhìn vào kết quả thu được thì mức độ cảm nhận tác động của tín dụng đến tạo cơ sở vật chất mới thay đổi theo mức vốn vay/lao động. Tại mức vốn vay dưới 3 triệu đồng thì có đến 14,28% cho là không tác động, 42,86 cho là tác động ít, 42,86% cho là tác động vừa. Ở mức vốn vay 3- 5 triệu đồng thì bắt đầu có sự thay đổi, có 12% hộ cho là không thay đổi, 16% cho là thay đổi ít, 32% cho là thay đổi vừa và 40% cho là thay đổi nhiều. Mức vốn vay từ 5 triệu đồng trở lên thì có 4,76% cho là không thay đổi và 14,28% cho là thay đổi it, 33,33% cho là thay đổi vừa và 47,63% cho là thay đổi nhiều. 2.2.5. Tình hình hoàn trả vốn vay của các hộ điều tra Việc hoàn trả vốn vay trước và đúng hạn là vấn đề trọng tâm luôn được NH quan tâm. Bên cạnh việc đẩy nhanh công tác cho vay vốn đến các hộ nghèo cần vốn sản xuất, NH phải đôn đốc các hộ này hoàn trả vốn vay đúng hạn, khi vốn vay được trả đúng hạn thì việc tiến hành cho vay lần sau được nhanh chóng hơn. Tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người nghèo vay vốn trong lần vay tiếp theo. Thực tế, việc hoàn trả vốn vay đúng hạn đối với hộ nghèo không dễ nhưng cũng không khó, bởi có một số hộ nếu làm ăn có hiệu quả và có ý thức chấp hành tốt việc hoàn trả vốn đúng thời hạn cả gốc lẫn lãi, ngoài ra cũng có một số hộ nghèo tuy làm ăn có hiệu quả nhưng chây lười không chịu trả nợ đúng hạn. Việc thu lãi và gốc của NH được ủy thác cho cán bộ TTK&VV, HPN, HND, HCCB của từng xã, đồng thời cán bộ tín dụng xuống tận địa bàn để nhắc nhở từng hộ trả nợ đúng hạn. Qua bảng số liệu 26 sẽ hiểu rõ hơn về tình hình hoàn trả vốn vay của hộ điều tra. Bảng 26: Tình hình hoàn trả vốn vay của hộ điều tra Đơn vị tính: Tr.đồng Chỉ tiêu Tổng số Theo từng xã Cẩm Yên Cẩm Dương Cẩm Minh SL % SL % SL % SL % 1. Tổng số hộ điều tra 60 100 20 33,33 20 33,33 20 33,33 2. Doanh số cho vay 575 100,00 189 100,00 189 100,00 197 100,00 3. Nợ đã trả 343 59,65 112 59,26 116 61,38 115 58,38 4. Nợ trong hạn 232 40,35 77 40,74 73 38,62 82 41,62 5. Nợ quá hạn - - - - - - - - ( Nguồn số liệu điều tra thực tế năm 2010) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 72 Qua bảng trên ta thấy, doanh số cho vay của 60 hộ điều tra là 575 triệu đồng trong đó doanh số cho vay của các xã không chênh lệch nhau là mấy. Cụ thể, doanh số cho vay của xã Cẩm Yên là 189 triệu đồng thì nợ đã trả là 112 triệu đồng chiếm 59,26%, nợ trong hạn là 77 triệu đồng chiếm 40,74%, xã Cẩm Dương doanh số cho vay là 189 triệu đồng thì nợ đã trả là 116 triệu đồng chiếm 61,38%, nợ trong hạn là 73 triệu đồng chiếm 38,62%, còn xã Cẩm Minh doanh số cho vay là 197 triệu đồng thì nợ đã trả là 115 triệu đồng chiếm 58,38%, nợ trong hạn là 82 triệu đồng chiếm 41,62%. Trong các hộ điều tra thì không có nợ quá hạn, đây là một dấu hiệu đáng mừng trong công tác thu hồi nợ của Ngân hàng và có thể coi đây là thành tích đáng ghi nhận của Ngân hàng. Có được điều này không thể không kể đến sự cố gắng nổ lực của cán bộ tín dụng, các tổ chức đoàn thể và các TTK&VV cùng với ý thức trả nợ của các hộ nghèo nơi đây.. 2.2.6. Một số ý kiến khác của hộ điều tra Thông qua bảng trên, tất cả các hộ nghèo có vay vốn đều lập kế hoạch sử dụng vốn trước khi vay. Đây là một điều đáng mừng cho ngân hàng, bởi nếu các hộ có lập kế hoạch thì vốn mới được sử dụng đúng mục đích. Có như vậy hộ nghèo mới sớm hoàn trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng, Ngân hàng mới có thể quay vòng vốn cho người nghèo vay. Chúng ta biết rằng vay vốn ngân hàng không phải là chuyện đơn giản mà cần phải có kế hoạch sử dụng nguồn vốn đó vào mục đích gì, chi tiết, cụ thể ra sao thì mới được CBTD của Ngân hàng phê duyệt cho vay và kết quả sử dụng vốn vay cuối cùng mới có hiệu quả. Bởi vậy, lập kế hoạch sử dụng vốn trước khi vay là một điều không thể thiếu để vay được vốn Ngân hàng. Khi được hỏi về nhu cầu vay vốn tiếp thì có 55 hộ chiếm 91,67% tổng số hộ điều tra. Các hộ có nhu cầu vay vốn tiếp chủ yếu phục vụ cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi, KDBB, NT&KTTSNhững lĩnh vực mà các hộ muốn vay vốn tiếp thường đòi hỏi vốn đầu tư nhiều hơn vì các hộ muốn mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó cũng còn có một số hộ không có nhu cầu vay tiếp do họ đã đủ vốn cho lần đầu tứ tiếp theo hoặc đang còn nợ Ngân hàng chưa đến hạn trả. Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 73 Bảng 27: Một số chỉ tiêu khác của hộ điều tra Chỉ tiêu Tổng số hộ Cẩm Yên Cẩm Dương Cẩm Minh Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % - Có lập kề hoạch sử dụng vốn trước khi vay 60 100,00 20 100,00 20 100,00 20 100,00 - Có nhu cầu vay tiếp 55 91,67 20 100,00 20 100,00 15 75,00 - Muốn thời gian vay dài hơn 40 66,67 10 50,00 15 75,00 15 75,00 ( Nguồn số liệu điều tra thực tế năm 2010) Cho dù mục đích vay vốn của các hộ là khác nhau nhưng có đến 40 hộ mong muốn thời hạn vay dài hơn( chiếm 66,67%). Đây là một nhu cầu hiển nhiên, vì hầu hết các hộ vay vốn đều muốn kéo dài thời gian trả nợ. Như chúng ta đã biết các hộ nghèo không chỉ sử dụng vốn cho một mục đích duy nhất mà họ sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Do đó việc thu hồi nợ từ các mục đích này là rất khó khăn và cần nhiều thời gian. Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần chủ động hơn trong thời hạn vay để tạo điều kiện cho bà con làm ăn. 2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra Nhờ có chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc cung cấp vốn vay cho hộ nghèo và quyết tâm rất lớn của NHCSXH huyện Cẩm Xuyên trong công tác cho vay mà những năm gần đây nhiều hộ nghèo đã mạnh dạn vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả, góp phần vào sự đổi mới của huyện, hiệu quả của việc cho vay vốn hộ nghèo đến đời sống của người dân huyện Cẩm Xuyên được thể hiện ở những mặt sau: Trong suốt 8 năm qua, NHCSXH huyện Cẩm Xuyên đã thực hiện chủ trương cho vay vốn hộ nghèo của Đảng và Nhà nước ta, thực sự đóng vai trò quan trọng góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Nhờ có nguồn vốn vay từ Ngân hàng các hộ nghèo đã tập trung đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, hàng năm sản lượng về cơ cấu cây trồng vật nuôi đều tăng lên về số lượng lẫn chất lượng, thu nhập của các hộ nghèo được tăng lên đáng kể. Tuy nguồn vốn vay đến từng hộ nghèo chưa thực sự nhiều nhưng về cơ bản đã phần nào xóa bớt tình trạng thiếu vốn, đồng thời nâng cao thêm kiến thức, kinh nghiệm sản xuất trong trồng trọt chăn nuôi cho các hộ nghèo. Nhiều hộ nghèo từ tiền lãi sau khi trồng trọt, chăn nuôi, Đại học Kin h tế Hu Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 74 buôn bánđã góp phần vào việc tu sửa lại nhà cửa, mua sắm thêm các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Điều này chứng tỏ tiềm lực kinh tế của người dân nơi đây đã và đang khai thác một cách có hiệu quả. Qua điều tra thực tế ở 3 xã cho thấy, các hộ nghèo đã biết cách sử dụng vốn vay vào đầu tư sản xuất, họ đã biết suy tính cung cách làm ăn, làm sao để thu được hiệu quả sản xuất một cách tốt nhất để vừa trang trải tiền vay để vừa có lãi tích lũy sản xuất. Như vậy, việc vay vốn đã thực sự thúc đẩy sự chuyển biến về nhận thức của các hộ, hộ đã không còn ỷ lại vào nhà nước nữa. Qua sự giúp đỡ tận tình của Ngân hàng cùng với sự hướng dẫn của các tổ chức đoàn thể như: HPN, HND, HCCBđa số các hộ nghèo đã nhận thức được những kiến thức bổ ích, họ đều cố gắng học hỏi từ mọi mặt để áp dụng vào sản xuất, nâng cao trình độ, họ đã biết lập kế hoạch cho sản xuất và tiêu dùng cụ thể để sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả. Bên cạnh những hộ nghèo đã sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích thì vẫn còn có một số hộ sử dụng sai mục đích so với hồ sơ vay, họ vẫn chưa nhận thức được trách nhiệm của mình khi sử dụng đồng vốn nên đã ảnh hưởng đến việc vay vốn của hộ nghèo khác, mặc dù họ đã hoàn trả vốn đúng kỳ hạn. Tóm lại, nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH mà tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Cẩm Xuyên đã giảm mạnh, đây là một điều đáng mừng. Điều này đã khẳng định ý nghĩa chiến lược của NHCSXH huyện trong việc phát triển và ổn định kinh tế trên địa bàn. NHCSXH huyện Cẩm Xuyên thực sự là một người bạn, một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nơi đây. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 75 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM XUYÊN 3.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay của NH đến hộ nghèo - Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch cho vay và thu hồi vốn. - Tăng cường đầu tư phương tiện, máy móc, công nghệ thông tin trong chuyên môn. - Tranh thủ khuyến khích các tổ chức khác có khả năng đầu tư vào các dự án tín dụng trên địa bàn huyện. - Cho vay đúng đối tượng: Việc xác định đúng đối tượng, xem xét những hộ có nhu cầu vay vốn thực sự, sử dụng đúng mục đích hay không, đây là việc khó nhưng nó chính là vấn đề chủ yếu đảm bảo nguồn vốn sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn của hộ vay. - Thực hiện lãi suất ưu đãi: Tuy lãi suất của NHCSXH là rất thấp nhưng đối với một số hộ nghèo lãi suất đó vẫn còn cao, nếu vay họ không có khả năng trả được, thực tế có hộ yêu cầu vay không lãi suất. Vì vậy, NH cần căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện của mỗi hộ nghèo để cho vay với mức lãi suất cho phù hợp. - Tạo điều kiện cho các hộ nghèo có thể vay vốn cao hơn để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh đối với những hộ có nhu cầu sản xuất kinh doanh. 3.2. Các giải pháp giúp hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả 3.2.1. Đối với các cấp ngành, các cấp chính quyền - Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, tập huấn về kỷ thuật, tổ chức tham quan các mô hình kinh tế, trang trại, làm ăn có hiệu quả để học hỏi và hướng dẫn người nghèo vận dụng vào thực tiễn cụ thể cho từng thế mạnh của hộ. - Cần đẩy mạnh công tác dự báo thông tin thị trường về các sản phẩm có liên quan đến sản phẩm của hộ nghèo sản xuất ra. - Vì hoạt động sản xuất của hộ nghèo phần lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, ảnh hưởng nhiều của thiên tai, dịch bệnh nên cần làm tốt công tác dự báo thời tiết bất Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 76 thường xảy ra, công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. 3.2.2. Đối với ngân hàng - Hướng dẫn hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. - Cán bộ NH phải xem xét kỹ lưỡng về tình hình, điều kiện cụ thể của từng hộ để cho vay với mức vay phù hợp. - Cán bộ tín dụng phụ trách từng phường phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra định kỳ và đột xuất về việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo. - Tăng lượng vốn cho những hộ sản xuất kinh doanh lớn, có khả thi và hiệu quả kinh tế cao. - Hỗ trợ cho hộ nghèo về giống cây trồng, vật nuôi và đưa các giống mới có hiệu quả kinh tế cao hơn vào sản xuất, tập huấn về kỷ thuật sản xuất cho các giống mới này. - Đối với các xã có nhiều hộ nghèo vay vốn, cần xem xét cẩn thận tránh tình trạng hộ được vay, hộ không có. - Nên giải ngân đúng lúc, đúng thời điểm, giải ngân nhanh. Trường hợp nếu như nguồn vốn không đủ để giải ngân hết cùng một lúc thì nên xem xét giải ngân cho hộ nào trước, hộ nào sau. - Việc cho vay ủy thác thông qua các TTK&VV, HND, HPN, HCCB phát huy tốt, cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi về tín dụng, linh hoạt, nhanh nhẹn trong mọi tình huống, trong công tác xã hội. 3.2.3. Đối với hộ nghèo - Trước hết, để nguồn vốn vay thực sự đem lại hiệu quả thì đầu tiên nó phụ thuộc rất lớn vào sự cố gắng vươn lên của bản thân mỗi hộ. Nguồn vốn không phải là nguồn trợ cấp, do đó buộc bản thân hộ phải cố gắng làm ăn, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để nguồn vốn vay thực sự mang lại hiệu quả. - Hộ nghèo nên có kế hoạch sản xuất trước khi vay vốn, tìm hiểu nên sản xuất vào lĩnh vực nào cho phù hợp với thế mạnh mình đang có, sản phẩm đó phải thích hợp với thị hiếu để từ đó có những phương án sản xuất thích hợp. - Cần phải sử dụng vốn đúng mục đích, không nên để đồng vốn bị lãng phí quá lâu. - Phải ứng dụng kịp thời các kỷ thuật, các kiến thức đã được tập huấn vào sản xuất. - Cần đầu tư đúng mức và ngành sản xuất chính, bên cạnh đó cũng tham gia đầu tư vào các lĩnh vực phụ khác nhằm nâng cao thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Đại học Kin h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 77 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình thực tập nghiên cứu đề tài “Hiệu quả sử dụng vốn vay từ NHCSXH của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.” Tôi rút ra một số kết luận sau: - Tín dụng ngân hàng CSXH đã góp phần quan trọng và ảnh hưởng lớn tới sự tăng trưởng và phát triển KT- XH trên địa bàn huyện nói chung và đối với hộ nghèo nói riêng. Nhiều hộ nghèo nhờ có vốn từ ngân hàng CSXH nên đã có điều kiện đầu tư vào SXNN, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn giúp cho bộ phận dân nghèo biết làm ăn và sử dụng đồng vốn, đem lại mức thu nhập cao hơn trước đây, từng bước ổn định cuộc sống, có cơ hội để thoát nghèo và vươn lên phát triển kinh tế trong thời gian tới. - Thông qua các tổ chức đoàn thể như hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội CCB mà nhiều hộ nghèo đã tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng CSXH thuận tiện và đơn giản hơn. - Nhờ có vốn vay mà các hộ nghèo trên địa bàn đã có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, tăng mức đầu tư, giải quyết thời gian lao động nhàn rỗi của hộ gia đình để tạo ra thu nhập cao hơn khi không có vốn vay. - Hầu hết các hộ nghèo vay vốn để đầu tư cho trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Trong đó tỷ trọng vốn sử dụng cho trồng trọt và chăn nuôi là chủ yếu. - Sử dụng vốn cho NTTS mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng trọt và chăn nuôi. - Tham gia vào chương trình cho vay hộ nghèo, ngoài việc vay vốn đầu tư cho SXNN, các hộ nghèo còn được nâng cao về năng lực sản xuất và quản lý kinh tế hộ gia đình, thông qua TTK&VV các hộ nghèo có điều kiện gần gũi, giúp đỡ nhau trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng. Giúp nâng cao nhận thức của bộ phận người dân nghèo, không ỷ lại và trông chờ vào sự trợ cấp của Nhà nước, giúp họ tự chủ hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất của mình. Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 78 - Tỷ lệ hộ vay vốn sử dụng sai mục đích là không nhiều nhưng đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của người nghèo. - Hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng CSXH đem lại những mặt tích cực cho hộ nghèo như đã phân tích và kết luận trên, song cũng cần phải nhận thấy rằng hiệu quả kinh tế đem lại trong quá trình đầu tư sử dụng vốn của các hộ nghèo vẫn chưa thật sự cao. Cách thức quản lý vốn vay, phương thức cho vay và trình độ của người sử dụng vốn vayvẫn còn những hạn chế nhất định. Vì vậy cần xem xét rút kinh nghiệm, đề ra những giải pháp thiết thực, khắc phục những hạn chế này nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. - Để giúp hộ nghèo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, các cấp chính quyền, NHCSXH cùng phối hợp chặt chẽ với người nghèo thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Tăng nguồn vốn đầu tư cho nông dân, cho vay đúng đối tượng, hướng người nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho hộ nghèo. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với chính quyền địa phương - Vận dụng và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. - Không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác quản lý từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý của UBND phường. - Làm tốt khâu trung gian như giúp hộ nghèo giải quyết đầu ra, làm tốt các dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản phẩm cho hộ nghèo. - Khuyến khích các hộ nghèo đầu tư vốn vay vào mục đích phát triển các ngành nghề truyền thống, dịch vụ trên địa bàn. 2.2. Đối với ngân hàng - Không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi cho hộ nghèo - Tăng nguồn vốn vay cho các đối tượng vay có nhu cầu cho sản xuất với các hoạt động sản xuất mang tính khả thi. Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 79 - Hỗ trợ khoa học công nghệ để hộ nghèo có điều kiện nâng cao năng lực sản xuất. - Có chính sách ưu đãi nhằm đưa cán bộ quản lý cũng như cán bộ khuyến nông giỏi về làm việc tại địa phương. - Phối hợp với các cán bộ tại các cơ sở để rà soát chặt chẽ hơn về số hộ nghèo, hộ thoát nghèo, nghèo mới và tìm hiểu rõ nguyên nhân. - Cần tăng thêm nguồn lực cho phòng tín dụng đẻ giảm bớt khối lượng công việc cho cán bộ của phòng hiện nay và đặc biệt là nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn tín dụng của ngân hàng trên địa bàn huyện. - Quan hệ tốt với các cấp chính quyền, UBND, cơ quan quản lý để nắm bắt được các thông tin về hộ vay, quản lý nguồn vốn vay được chặt chẽ hơn. Và nhờ đó ngân hàng có thể nhờ chính quyền địa phương can thiệp trong những trường hợp trốn nợ hoặc nợ khó đòi. 2.3. Đối với hộ nghèo - Hộ nghèo cần mạnh dạn đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. - Đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong thời kỳ mới. - Tích cực học hỏi kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, mở rộng chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ. Xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể phù hợp với điều kiện đất đai và các yếu tố nguồn lực của từng hộ, từ đó có chính sách sử dụng vốn vay có hiệu quả đúng mục đích. - Phải có ý chí tự vươn lên làm giàu thoát khỏi nghèo đói. - Cần có trách nhiệm với khoản vay, trong trường hợp gặp rủi ro trong quá trình sản xuất ảnh hưởng đến việc hoàn trả vốn vay cần phải làm đơn trình bày rõ ràng, cụ thể gửi đến ngân hàng xin gia hạn nợ.Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII của Đảng 2. Văn kiện Đại hội IX của Đảng 3. Giáo trình “Tiền tệ - Ngân hàng”, TS.Nguyễn Văn Dờn, TS. Hoàng Đức, TS. Trần Huy Hoàng, Ths. Trần Xuân Hương, Trường Đại học Kinh tế TPHCM 4. Giáo trình “Tiền tệ và Ngân hàng”, PGS.TS. Lê Văn Tề, TS> Lê Đình Viên, NXB Lao động 5. Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp, TS. Phùng Thị Hồng Hà, trường Đại học Kinh tế Huế 6. Báo cáo biến động dẫn số, lao động, đất đai của huyện Cẩm Xuyên qua 3 năm 2008-2010 7. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của huyện Cẩm Xuyên qua 3 năm 2008-2010 8. Báo cáo kết quả hoạt động cho vay của PGD NHCSXH huyện Cẩm Xuyên qua 3 năm 2008-2010 9..Website: google.com.vn 10. Các khóa luận của những khóa trước Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 81 Dependent Variable: THUNHAP/HO Method: Least Squares Date: 05/12/11 Time: 15:42 Sample: 1 60 Included observations: 60 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 4.159219 1.565283 2.657167 0.0102 VONVAY/HO 1.294829 0.141338 9.161221 0 R-squared 0.591342 Mean dependent var 16.568 Adjusted R-squared 0.584296 S.D. dependent var 9.425116 S.E. of regression 6.076852 Akaike info criterion 6.479616 Sum squared resid 2141.832 Schwarz criterion 6.549427 Log likelihood -192.3885 F-statistic 83.92798 Durbin-Watson stat 2.155144 Prob(F-statistic) 0 Dependent Variable: THUNHAP THUNHAP/LD Method: Least Squares Date: 05/12/11 Time: 21:02 Sample: 1 60 Included observations: 60 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 4.140724 0.683837 6.05513 0 VONVAY/LD 0.75181 0.143093 5.253982 0 R-squared 0.322464 Mean dependent var 7.404833 Adjusted R-squared 0.310783 S.D. dependent var 2.666332 S.E. of regression 2.213565 Akaike info criterion 4.459851 Sum squared resid 284.1925 Schwarz criterion 4.529662 Log likelihood -131.7955 F-statistic 27.60433 Durbin-Watson stat 2.338149 Prob(F-statistic) 0.000002Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 82 Trường đai học kinh tế Huế Khoa kinh tế phát triển Phiếu điều tra hộ Tên người phỏng vấn:. Ngày điều tra:/./ 2011 I, Những thông tin cơ bản của người được phỏng vấn 1, Tên người được phỏng vấn :... 2, Địa chỉ: 3, Giới tính: Nam Nữ 4, Trình độ văn hóa của người được phỏng vấn:. II, Thông tin về hộ gia đình: 5, Tổng số thành viên trong hộ gia đình 6, Tổng số lao động chính{ tuổi 18- 60):.. 7, Diện tích đất đai của hộ năm 2010: Diện tích đất vườn và đất thổ cư:...sào Diện tích đất nông nghiệp:.sào Diện tích đất nuôi trồng thủy sản:......sào Diện tích đất khác:.....sào 8, Tình hình trang bị tư liệu sản xuất Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá trị(1000d) Ghi chú 1. Trâu bò 2. Lợn 3. Cày bừa 4. Bình phun thuốc trừ sâu 5. Máy tuốt lúa 6. TLSX khác III, Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ 1. Gia đình ông bà có phải là thành viên của tổ chức nhóm tín dụng không? Có Không 2. Nếu có ông bà tham gia vào tổ chức tín dụng nào? a. Quỹ tín dụng nhân dân d. Hội cựu chiến binh b. Hội phụ nữ e. Hội tiết kiệm và vay vốn c.Hội nông dân 3. Nếu có ông bà vay vốn từ nguồn nào? Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 83 Tổ chức tín dụng Có/ Không Nếu có( không) tại sao? Ghi chú 1. NHCS xã hôi. 2. NHNN& PTNT 3. Quỹ tín dụng nhân dân 4. Tổ tiết kiệm vay vốn 5. Hội phụ nữ 6. Hội nông dân 7. Hội cựu chiến binh 8. Bạn bè người thân 9. Khác(ghi rõ) 4. Thông tin cụ thể về tình hình vay vốn của hộ Nguồn vay Số tiền yêu cầu vay (1000 đ) Số tiền thực tế được vay( 1000 đ) Thời hạn vay(tháng) Lãi suất vay(%/ tháng) Số tiền đã trả 1. NHCS xã hôi. 2. NHNN& PTNT 3. Quỹ tín dụng nhân dân 4. Tổ tiết kiệm vay vốn 5. Hội phụ nữ 6. Hội nông dân 7. Hội cựu chiến binh 8. Bạn bè người thân 9. Khác(ghi rõ) 5. Khả năng tiếp cận vốn của hộ điều tra Ông bà vay vốn từ ngân hàng chính sách vào năm nào?.................................. Ông bà đã vay vốn từ ngân hàng chính sách bao nhiêu lần?............................. Khi vay ông bà có kế hoạch kinh doanh hay không? Có Không 6. Vốn đầu tư cho từng lĩnh vực( 1000 đ) + Trồng trọt:. + Chăn nuôi:. + Kinh doanh buôn bán:... +NT&KTTS. + Phát triển ngành nghề:...... + Trồng trọt kinh doanh buôn bán:.. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 84 + Chăn nuôi, kinh doanh, buôn bán: + Trả nợ:.. + Tiêu dùng:. + Mục đích khác:.. Hiện tại tổng số tiền còn nợ của gia đình:..(1000 đ) Trong đó: Nợ quá hạn....(1000 đ) Lý do nợ quá hạn:. 7.Tác động của vốn chính sách tới hộ nghèo Trước khi vay thu nhập của ông bà là bao nhiêu?........................................ Sau khi vay thu nhập hàng năm của ông bà là bao nhiêu?........................... Ông bà thấy việc làm thay đổi như thế nào sau khi được vay vốn từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH? Không thay đổi Thay đổi ít Thay đổi khá nhiều Thay đổi nhiều Ông bà cảm nhận về sự thay đổi thu nhập như thế nào sau khi vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội? Không thay đổi Thay đổi ít Thay đổi khá nhiều Thay đổi nhiều Ông bà cảm nhận về sự thay đổi sau khi được vay vốn từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH trong việc: +Tạo ra những cơ sở vật chất mới Không thay đổi Thay đổi ít Thay đổi khá nhiều Thay đổi nhiều + Tạo niềm tin vào cuộc sống Không thay đổi Thay đổi ít Thay đổi khá nhiều Thay đổi nhiều +Đóng góp vào sự phát triển KTXH Không thay đổi Thay đổi ít Thay đổi khá nhiều Thay đổi nhiều Xin ông( bà) cho biết ý kiến của mình về các vấn đề tiếp cận tín dụng trong 3 năm qua tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng( khoanh tròn một con số) 1. Rất khó khăn 2. Khó khăn 3. Bình thường 4. Dễ 5. Rất dễ Chỉ tiêu ít khó khăn Rất khó khăn 1.Thủ tục, giấy tờ, quy trình vay 1 2 3 4 5 2. Thiết lập mối quan hệ để được vay 1 2 3 4 5 3. Điều kiện được vay 1 2 3 4 5 4. Thái độ của cán bộ tín dụng 1 2 3 4 5 Đại học Kin h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp SVTH: Nguyễn Thị Hiền 85 Chỉ tiêu Rất thấp Rất cao 5. Mức cho vay 1 2 3 4 5 6. lãi suất cho vay 1 2 3 4 5 Chỉ tiêu Rất ngắn Rất dài 7. Thời hạn cho vay 1 2 3 4 5 IV, Nguyện vọng của các hộ điều tra 1. Ông( bà) có nhu cầu vay vốn trong thời gian tới không? a. Có b. Không 2. Nhu cầu vay vốn trong thời gian tới( 1000đ):. 3. Ông( bà) vay nhằm mục đích gì? a. Trồng trọt f. NT&KTTS b. Chăn nuôi g. Chăn nuôi, kinh doanh, buôn bán c. Kinh doanh buôn bán h. Trả nợ d. Phát triển ngành nghề i. Tiêu dung e. Trồng trọt và chăn nuôi k. Mục đích khác 4. Ông bà có đề nghị gì nhàm đẩy mạnh hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của NHCSXH? +Đối với chính quyền địa phương....... +Đối với tổ chức tín dụng Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_su_dung_von_vay_tu_nhcsxh_cua_cac_ho_ngheo_tren_dia_ban_huyen_cam_xuyen_tinh_ha_tinh_6391.pdf
Luận văn liên quan