Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn

PHẦN DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội mang tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay quan niệm về phát triển được hiểu đầy đủ là tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo, giảm tỉ lệ thất nghiệp .trong đó thất nghiệp và thiếu việc làm là bước cản lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy tạo việc làm cho người lao động đang là vấn đề hết sức nóng bỏng và cấp thiết. Không chỉ là tạo điều kiện, cơ hội việc làm cho người lao động, phát huy hết tiềm lực của đất nước mà còn góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội ở tỉnh Bình Định khá phát triển, bộ mặt của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực như: các khu kinh tế - khu công nghiệp mới dần hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả, các khu công nghiệp cũ hoạt động mạnh hơn cả về quy mô lẫn chất lượng, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, các dịch vụ xã hội ngày càng được quan tâm . Bên cạnh đó thành phố Quy Nhơn – trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội của tỉnh đã có sự phát triển một cách vượt bậc và đã được công nhận là đô thị loại I, đời sống nhân dân được nâng cao, tỉ lệ nghèo đô thị giảm. Trong công cuộc đổi mới, hơn 10 năm qua, kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn đã có những chuyển biến tích cực. Giá trị tổng sản phẩm xã hội năm 2002 ước đạt 1.600 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân trên 12,5% năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Hiện nay, tỷ trọng ngành công nghiệp là 34,4%, ngành thương mại dịch vụ là 52,5% và ngành nông nghiệp là 13,1% [7;67]. Đặc biệt việc xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng. Nhờ đó phường Đống Đa - một địa bàn nằm ngay sát cạnh khu kinh tế Nhơn Hội đã và đang có những bước chuyển biến tích cực về tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó thì một bộ phận không nhỏ người dân đang rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn vì việc thực hiện kế hoạch quy hoạch đất đai trên địa bàn phường chưa được đồng bộ và toàn diện. Ở khu vực 9, phường Đống Đa tình hình đời sống dân cư trước đây vẫn vốn gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay phường Đống Đa đang là khu vực nằm trong quá trình đô thị hóa, sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị diễn ra mạnh và đã tác động không nhỏ đến tình hình đời sống người dân. Thường thì khi nói đến đô thị người ta thường nghĩ ngay đến mặt lợi nhiều hơn là mặt hại, trước tiên các đô thị sẽ cung cấp nhiều cơ hội việc làm, lương bổng, dịch vụ xã hội, năng suất lao động cao hơn; nó góp phần chuyển hướng phát triển kinh tế và là động lực dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Nhưng bên cạnh đó mặt trái của quá trình đô thị hóa cũng được bộc lộ rất rõ, một trong số đó là quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân mất đất. Người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa vốn gắn bó đời đời với diêm nghiệp (nghề muối) và các hoạt động nuôi trồng thủy sản nay đã bị mất đất sản xuất mà công tác đào tạo nghề, hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho người dân sau khi quy hoạch đất đai chưa được thực hiện hiệu quả, đồng nghĩa với việc một số lượng lớn người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp kéo theo nó là một loạt các hệ quả khác nữa. Thành phố Quy Nhơn đang ngày càng phát triển, nhưng vấn đề việc làm của phần lớn người dân chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa vẫn chưa được giải quyết, trong đó tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm ổn định của người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn đã và đang là vấn đề trăn trở của các cấp chính quyền và nhân dân. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn” để tiến hành nghiên cứu khoa học nhằm có sự đánh giá đúng đắn về thực trạng và đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người dân ở khu vực này. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Việc làm cho người lao động là một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu các cấp về vấn đề việc làm trên được tiến hành trên phạm vi cả nước trong đó có địa bàn tỉnh Bình Định. Trong đó các đề tài nghiên cứu về thực trạng việc làm của người dân sau tái định cư, việc làm của người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đô thi hóa, việc làm của người lao động ở nông thôn, việc làm của lao động nữ ở nông thôn . được quan tâm nhiều. Có thể kể đến một số để tài tiêu biểu như sau: Đề tài nghiên cứu khoa học “ Tìm hiểu thực trạng việc làm của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”, năm 2009,của sinh viên Nguyễn Đình Ngọc lớp CTXH_K28 trường Đại học Quy Nhơn, đề tài này đã đi sâu nhiên cứu những thực trạng, khó khăn, nguyên nhân đồng thời cũng đề ra nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề việc làm cho người dân. Đề tài khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn ở xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định”, năm 2010, của sinh viên Võ Thị Thanh Tuyền lớp CTXH_K29 trường Đại học Quy Nhơn. Đề tài đã chỉ ra thực trạng việc làm của người phụ nữ nông thôn và đưa ra một số giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người phụ nữ ở nông thôn. Các đề tài trên đã cung cấp những kiến thức về vấn đề việc làm của người lao động sau tái định cư và phụ nữ nông thôn tỉnh Bình Định. Với các đề tài sẽ cung cấp thêm những cơ sở lý luận, tạo tiền đề để tiến hành nghiên cứu thực trạng vấn đề việc làm hiện nay trên địa bàn khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Đề tài “Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn” sẽ góp phần xây dựng thêm cơ sở lý luận cho công tác giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa, đặc biệt khi đối tượng vốn là người lao động sống ở vùng ven thành phố. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát thực trạng việc làm của người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu · Khảo sát việc làm của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa để thấy được các loại hình công việc, tính chất công việc cũng như những khó khăn trong công việc mà người dân gặp phải. · Đánh giá về nhu cầu việc làm của người dân của người dân bị thu hồi đất. · Chỉ ra những cơ hội, tiềm năng của cộng đồng khu vực 9 trong việc giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. · Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp hiện nay. 4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Vấn đề việc làm của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa của thành phố Quy Nhơn. 4.2 Khách thể nghiên cứu Người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. 4.3 Phạm vi nghiên cứu · Với yêu cầu của một đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, chúng tôi chỉ tập trung vào việc làm rõ thực trạng việc làm của người lao động ở khu vực bị tác động của quá trình đô thị hóa hiện nay. · Phạm vi khảo sát được tiến hành trên địa bàn khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. · Thời gian thực hiện đề tài được hành từ tháng 11/2010 đến tháng 4/2011. 5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 5.1 Ý nghĩa lý luận · Góp phần xây dựng hệ thống kiến thức đầy đủ hơn về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người dân bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa. · Làm tài liệu tham khảo cho những đề tài nghiên cứu sau này về vấn đề việc làm. 5.2 Ý nghĩa thực tiễn Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa có ý nghĩa kinh tế - văn hóa - xã hội hết sức sâu sắc, nhất là khi tỉnh Bình Định đang có sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Kết quả nghiên cứu sẽ mô tả bức tranh chung rõ nhất về thực trạng việc làm cũng như phần nào tình hình đời sống của người dân sau quy hoạch; chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các dự án phát triển khu dân cư mới đến vấn đề việc làm của người dân, qua đó đề ra một số giải pháp mang tính định hướng nhằm giải quyết việc làm cho người dân, giúp cộng đồng phát huy hết những tiềm năng, thế mạnh của mình để hội nhập cùng sự phát triển của tỉnh nhà nói riêng và đất nước nói chung. 6. Phương pháp nghiên cứu · Phương pháp thu thập và phân tích những tài liệu, luận văn về vấn đề việc làm; các báo cáo, tổng kết của phường Đống Đa liên quan đến vấn đề việc làm. · Phương pháp điều tra bằng bảng anket: có 90 bảng anket đã được phát ra tại cộng đồng dân cư khu vực 9, phường Đống Đa. · Phương pháp phỏng vấn sâu: có 25 cuộc phỏng vấn sâu. · Phương pháp quan sát: quan sát toàn cảnh khu vực 9; quan sát nhà cửa, vật dụng trong gia đinh của người dân; quan sát những biểu hiện, thái độ 7. Giả thiết khoa học · Người dân khu vực 9 phường Đống Đa thành phố QN đang thực sự gặp khó khăn trong vấn đề việc làm sau khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân không có việc làm ổn định, hay làm những công việc không phù hợp, chỉ mang tính tạm thời, bấp bênh và thu nhập thấp. · Người dân khu vực bị ảnh hưởng bởi quy hoạch dân cư có nhu cầu rất lớn về việc làm ổn định, phù hợp để sớm ổn định cuộc sống, trong đó nhu cầu về việc đào tạo nghề và hỗ trợ cho vay vốn là quan trọng. · Người dân khu vực 9 đang gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề việc làm của mình vì trình độ văn hóa thấp. · Cộng đồng khu vực 9 có nhiều tiềm năng để có thể giải quyết vấn đề việc làm cho người dân như: mở các lớp vừa đào tạo nghề vừa xản xuất các mặt hàng thủ công nghiệp thu hút được sự tham gia rất lớn của người dân, với việc xây dựng khu đô thị mới trong khu vực này với các ngành nghề dịch vụ và công nghiệp phát triển thì việc đào tạo tay nghề cho lớp trẻ sẽ đáp ứng được nhu cầu về nguồn lao động rất lớn trong tương lai rất gần. · Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng bởi quy hoạch cần có những giải pháp mang tính khả thi, sự tham gia, phối hợp đồng bộ giữa các cấp ngành trong tỉnh, các tổ chức nhận trách nhiệm xây dựng các công trình đầu tư trên địa bàn khu vực và bản thân cộng đồng. 8. Cấu trúc đề tài Đề tài được cấu trúc thành ba phần: phần dẫn nhập, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung bao gồm 3 chương: · Chương 1: Cơ sở lý luận · Chương 2: Thực trạng việc làm của người dân khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. · Chương 3: Một số giải pháp giải quyết vấn đề việc làm cho người dân khu vực 9, phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn.

doc67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3381 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am gia được. Trong khi tình hình giá cả thị trường hiện nay đang tăng đột biến thì để có một cuộc sống ổn định là điều không dễ dàng. Quán nước mía tạm bợ tăng thêm thu nhập cho gia đình Thực tế cho thấy với trình độ thấp thì việc tìm kiếm được những công việc có thu nhập cao ổn định là rất khó. Vì thế người dân lựa chọn những công việc không đòi hỏi trình độ học vấn cao. Qua tìm hiểu thì đa số phụ nữ không có việc làm ổn định ở khu vực này thường ở nhà, ban đêm đi nhặt “ve chai” hay có ai mướn gì thì làm nấy, còn đàn ông thì họ thường tập trung ở các khu chợ để làm nghề khuân vác mướn hay chạy xe ôm. Những nghề này đều là nghề nặng nhọc, nguy hiểm, thu nhập lại thấp nên không mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Tiệm hớt tóc nữ duy nhất ở khu vực Ta thấy có sự khác biệt về nghề nghiệp ở các độ tuổi. Trong độ tuổi trên 60 thì đa số người dân ở trong tình trạng không có việc làm chiếm 93.8%, còn lại họ tổ chức buôn bán nhỏ như bán nước mía, bán bán xèo, tạp hóa nhỏ. Điều này cũng phù hợp với tình trạng độ tuổi và sức khỏe của họ. Còn ở độ tuổi từ 18 – 30 tuổi thì nghề nghiệp chủ yếu là công nhân và tình trạng thất nghiệp chiếm tỉ lệ thấp nhất ở các độ tuổi. Ở độ tuổi từ 31 – 45 thì tỉ lệ người dân làm công nhân vẫn là chủ yếu, tuy nhiên nghề biển cũng được lựa chọn nhiều chiếm 18.2%, tỉ lệ lao động không có việc làm ổn định chiếm tỉ lệ cao hơn lứa tuổi trước với tỉ lệ 31.8%. Ở độ tuổi 46 – 60 thì công nhân vẫn là nghề chiếm tỉ lệ cao nhất (29.4%), nghề biển cũng được người dân chọn nhiều với tỉ lệ 14.8%, và tỉ lệ lao động thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao hơn sao với hai lứa tuổi trước. Ở độ tuổi 18 – 30 nghề nghiệp chính ở độ tuổi này là công nhân chiếm tỉ lệ 44.3%, đây là một lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với người lao động ở độ tuổi này, vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ là 27.8% người dân chưa có việc làm ổn định. Điều đáng nói ở đây là ở độ tuổi này họ vẫn đang là độ tuổi thanh niên, là những người năng động và còn dồi dào sức khỏe nhất thì trình độ học vấn của họ lại không cao nên vấn đề việc làm đối với họ vẫn rất khó khăn. Ở độ tuổi 31 – 45 tuổi thì nghề nghiệp chính vẫn là công nhân, tuy nhiên tỉ lệ này so với lứa tuổi 18 – 30 thì ít hơn. Ở độ tuổi này thì các doanh nghiệp hay công ty cũng phần nào đó hạn chế nhận vào làm việc mà họ sẽ ưu tiên cho lượng lao động có tuổi đời trẻ hơn. Như vậy so với lứa tuổi trước thì cơ hội việc làm của người dân ở độ tuổi này bị khép kín hơn. Điều đó giải thích vì sao tỉ lệ người lao động ở lứa tuổi này tăng cao hơn so với lứa tuổi trước, tuy nhiên cũng không đáng kể lắm. Điều đáng quan tâm ở độ tuổi này là tỉ lệ người dân chưa có việc làm ổn định chiếm tỉ lệ cao hơn so với độ tuổi 18 – 30, chiếm 31.8%. Ở lứa tuổi từ 46 – 60 ta thấy tỉ lệ lao động có việc làm lại giảm đi so với hai lứa tuổi trước mà tỉ lệ lao động không có việc làm ổn định tăng lên rất nhiều chiếm 41.2%. Điều đó cũng là một thực tế đáng buồn, vì ở độ tuổi này các công ty hay xí nghiệp sẽ hạn chế tới mức tối đa nhận vào làm, vì thao tác của họ chậm hơn, dễ đau bệnh hơn, vấn đề an toàn lao động ít được đảm bảo hơn và thời gian có thể gắn bó với công ty để làm công nhân lành nghề là ít hơn nhiều. Như vậy ở lứa tuổi này mặc dù người lao động sẽ rất khó tìm được việc làm trong các công ty, xí nghiệp. Điều đó sẽ hạn chế rất lớn cơ hội tìm được việc làm ổn định của họ. Độ tuổi trên 60 là đã hết độ tuổi lao động, họ được xem là những người cần an hưởng tuổi già bên con cháu. Tuy nhiên khi điều kiện kinh tế còn không được đảm bảo thì họ vẫn sẽ lao động để ít nhất không trở thành gánh nặng cho con cháu. Nếu trước đây với nghề muối thì không có sự phân biệt về lứa tuổi, mọi độ tuổi đều có thể làm được nếu có sự đảm bảo về sức khỏe, vậy thì dù đã trên 60 tuổi thì họ vẫn có thể tham gia lao động với các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên đất đai điều đã được quy hoạch thì họ không thể tìm được công việc nào khác ngoài việc trông cháu cho con hay mở các quán nước nho nhỏ vừa làm cho vui, vừa góp thêm vào “tiền đi chợ”. Qua phân tích ta thấy, giữa độ tuổi và nghề nghiệp có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau khi lứa tuổi càng tăng thì khả năng tìm được việc làm ổn định ngày càng giảm và tỉ lệ lao động không có việc làm ổn định tăng lên rõ rệt. Công việc chủ yếu mà người lao động tham gia là làm công nhân, trong khi đó mức lương công nhân không hề cao thì đời sống kinh tế của cả gia đình thực sự sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Như vậy ta thấy dù ở độ tuổi lao động nào thì hầu như công nhân vẫn là nghề nghiệp chính mà họ lựa chọn, và ở độ tuổi càng cao thì tỉ lệ lao động có việc làm ổn định càng giảm. (Xem thống kê bảng 30 – phần phụ lục). Xem bảng 35 – phần phụ lục ta cũng thấy tỉ lệ lao động không có việc làm ổn định có chiều hướng giảm tỉ lệ thuận theo trình độ học vấn, cụ thể người dân mù chữ có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất là 60%, ở trình độ tiểu học thì tỉ lệ này là 55.6%, trung học cơ sở và trung học phổ thông là 42.8% và trình độ TCCN – CĐ – ĐH là 25%. Ở trình độ TCCN - CĐ - ĐH thì nghề nghiệp chiếm tỉ lệ chính chính là buôn bán, dịch vụ (50%). Còn ở những trình độ còn lại thì công nhân và nghề biển chiếm tỉ lệ cao cụ thể như ở trình độ mù chữ thì 40% người dân làm công nhân, ở trình độ tiểu học thì 27.7% người dân làm công nhân, ở trình độ trung học cơ sở thì có 23.8% người dân làm nghề biển và 21.4% người dân làm nghề công nhân, ở trình độ trung học phổ thông thì tỉ lệ người dân làm công nhân là chủ yếu chiếm tỉ lệ 38.2%. Như vậy người dân có trình độ học vấn từ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên thì họ chọn những việc mang tính chất thiên về đầu óc tính toán hơn. Còn những người ở trình độ thấp hơn thì công việc chính mà họ chọn là các công việc thiên về sức lực. Mức độ ổn định của công việc Độ ổn định trong công việc hiện tại của người dân được thể hiện qua bảng thống kê sau: Bảng 11: Độ ổn định của công việc hiện tại Độ ổn định Số lượng Tỉ lệ (%) Rất ổn định 4 4.4 ổn định 33 36.6 Không ổn định 36 40 Rất không ổn định 17 19 Tổng 90 100 Qua bảng xét mức độ ổn định của công việc hiện tại ta thấy có 59% người dân ở đây cho rằng công việc hiện tại của họ là không ổn định hay rất không ổn định, có 36.6% người dân cho rằng công việc hiện tại của họ là ổn định và 4.4% số người dân có việc làm rất ổn định. Qua đó ta thấy được có 59% tỉ lệ người dân hiện đang không có việc làm ổn định, qua phân tích về việc làm hiện nay của người dân cho thấy một tỉ lệ lớn người dân đang phải làm những công việc mang tính chất bán thời gian, phụ thuộc vào sự may mắn nên công việc không có độ ổn định cao. Theo lời của chú Hồ Văn Hải “Sáng chú dậy sớm ra ngoài chợ, có mấy anh em ở đó nữa, tụi chú tập trung lại ở một chỗ quen thuộc rồi ngồi chơi, hút thuốc, nói chuyện, rồi khi có ai đó muốn khuân vác hay thuê mướn gì thì tụi chú làm”, “có khi chú kiếm được cả vài trăm một ngày, nhưng cũng có khi cả ngày chỉ kiếm được vài chục, mà nghề này tốn sức lắm, đêm về là mệt mỏi rã rời”. Hay theo lời một người phụ nữ giấu tên thì “ban ngày cô ở nhà lo nội trợ, rồi khoảng 9h30 là cô đi bới rác để tìm sắt vụn, nhôm nhựa người ta bỏ mang đi bán, ráng kiếm tiền để lo bữa ăn cho hôm sau”, “mới đầu thì dị lắm, nhưng giờ thì hết rồi, quen rồi”. Như vậy tính chất công việc của người dân không có độ ổn định cao, nếu chẳng hạn trời mưa thì không thể đi làm để tăng thu nhập, đồng thời công việc nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà thu nhập lại thấp. Mức độ phù hợp của công việc Để làm rõ sự phù hợp nghề ở hiện tại của người dân ta xét bảng sau: Bảng 12: Sự phù hợp của công việc hện tại đối với người dân Sự phù hợp nghề Số lượng Tỉ lệ (%) Rất phù hợp 2 2.2 Khá phù hợp 6 6.7 Phù hợp 31 34.5 Không phù hợp 32 35.6 Hoàn toàn không phù hợp 18 20 Tổng 90 100 Kết quả cho thấy một tỉ lệ lớn hơn người dân cho rằng công việc hiện tại không phù hợp với mình chiếm 56.6%. Trong đó có 35.6% cho rằng công việc hiện tại của họ là không phù hợp và có 20% số người được hỏi khẳng định công việc hiện tại của họ là hoàn toàn không phù hợp. Ta cũng thấy có 34,5% người dân đang có việc làm phù hợp với bản thân, 6.7% số người dân nhận xét là khá phù hợp và 2.2% nhận cho rằng công việc hiện tại rất phù hợp với họ. Như vậy có thể nhận thấy hơn một nửa dân cư ở đây đang làm những công việc hoàn toàn không phù hợp với họ. Khi tiến hành phỏng vấn sâu tôi gặp được trường hợp của cô Đỗ Thị Lặn. Vốn là người Thanh Hóa, cô lấy chồng và theo chồng vào Bình Định xây dựng cuộc sống gia đình, tuy nhiên sau khi ruộng muối bị quy hoạch đời sống gia đình cô rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Cô không có việc làm, không có thu nhập, chồng cô thì đi làm nghề khuân vác mướn, mới hơn 50 tuổi mà răng đã rụng hết chỉ còn vài cái, người thì gầy teo. Biết công việc đó nặng nhọc và không phù hợp với thể trạng của mình, nhưng chú vẫn làm, làm để nuôi cháu ăn học, làm để trả nợ. Nợ đó theo lời cô là nợ phát sinh sau khi quy hoạch đất đai, chứ trước đây thì nhà cô tuy khổ nhưng vẫn đủ ăn và chi tiêu cho cuộc sống gia đình. Còn bản thân cô thì mang đủ bệnh trong người, mỗi lần phát bệnh thì cô chỉ nằm nhà chờ chết chứ không lấy đâu ra tiền mà chữa bệnh. Cô khóc. Theo lời của chú Nguyễn Văn Quang – người dân địa phương “tui biết nghề đó khổ (khuân vác mướn) nhưng giờ biết làm gì bây giờ, đi xin làm công nhân thì không được, đất thì không có lấy gì làm ăn, mấy người hàng xóm kêu đi làm thì tui đi luôn”, “nghĩ lại hồi trước làm nghề muối ấy vậy mà khỏe hơn bây giờ nhiều, không phải lo lắng nhiều, lại được thời gian nghi ngơi, còn bây giờ khổ quá” Như vậy ta có thể thấy sau khi quy hoạch đất đai, đa số người dân ở đây đang làm những công việc không phù hợp với sức khỏe, nhu cầu của họ, mà chỉ vì mục đích kinh tế và tìm được một công việc phù hợp là vấn đề vô cùng khó khăn với người dân nơi đây. Qua phân tích ta thấy dù ở bất cứ bậc học nào thỉ tỉ lệ người dân cảm thấy nghề nghiệp hiện tại của mình không phù hợp chiếm tỉ lệ cao, cụ thể như: Ở trình độ TCCN – CĐ – ĐH thì có 50% người dân cho rằng nghề nghiệp hiện tại ít phù hợp với họ. Ở trình độ Trung học phổ thông thì có 38.1% số người dân cho rằng công việc ít phù hợp với họ, và ở bậc trung học tỉ lệ này là 35.7%, bên cạnh đó còn có 33.4% cho rằng công việc hoàn toàn không phù hợp với họ, ở bậc tiểu học có 44.4% số người dân cho rằng công việc ít phù hợp. (Xem bảng 36 – phần phụ lục) Thời gian lao động Bảng 16. Thời gian lao động trung bình mỗi ngày Thời gian lao động Số lượng Tỉ lệ (%) Dưới 4h 13 14.4 Từ 4h – 8h 37 41.1 Trên 8h – 12h 35 38.9 Trên 12h 5 5.6 Tổng 90 100 Qua bảng thống kê ta thấy, tuy người dân phần đông không có nghề nghiệp ổn định nhưng với những công việc không tên hay những công việc đòi hỏi chờ người khác thuê mướn thì thời gian lao động của họ bỏ ra không phải là ít, thể hiện ở con số 38.9% người dân có thời gian lao động từ trên 8h – 12h và 41.1% người dân lao động từ 4h – 8h mỗi ngày. Thời gian lao động hợp lý, tuy nhiên thu nhập lại thấp là vì những công việc họ làm thường là nội trợ gia đình hay ai thuê gì làm nấy. Như vậy, mặc dù không có việc làm ổn định nhưng công việc hàng ngày của họ vẫn chiếm một khối lượng thời gian khá lớn, và xét trong mối tương quan với thu nhập thì công việc họ đang làm là những công việc không lương trong gia đình hay mức lương họ nhận được chưa tương xứng với công sức của họ bỏ ra. Giữa nam và nữ không có khác biệt lớn về thời gian lao động mỗi ngày, thời gian lao động từ 4h – 12h mỗi ngày vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, cụ thể ở nam là 82.7% và ở nữ là 77.3% (Xem bảng 25 – phần phụ lục). Tương tự thời gian lao động mỗi ngày dưới 4h và trên 12h cũng chiếm tỉ lệ tương đương nhau. Điều đó khẳng định sự phân công thời gian lao động theo giới ở khu vực này là phù hợp. Nơi làm việc Bảng 10: Địa điểm làm việc của người dân Địa điểm Số lượng Tỉ lệ (%) Ở nhà 44 48.9 Trong phường 15 16.7 Ngoài phường 30 33.3 Ngoại thành 1 1.1 Tổng 90 100 Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ người dân làm việc tại nhà hoặc không có việc làm chỉ ở nhà là cao nhất 48.9%, và tỉ lệ người dân làm việc ở ngoại thành chiếm 33.3%. Hai số liệu này vừa xác minh tính tin cậy của bảng 9, vì nếu không có việc làm ổn định hay chỉ loay hoay với công việc nhà thì thường họ sẽ ở nhà là chủ yếu. Và theo phỏng vấn sâu thì những người làm công nhân thì có một số ít là làm thọ máy cho các xưởng nhỏ ở ngoài đường Trần Hưng Đạo thuộc phường Đống Đa, còn lại chủ yếu là làm cho các xí nghiệp, công ty gỗ ở Phú Tài. Hiện nay diện tích đất đai của các gia đình ở khu vực này là khá nhỏ bé, thường thì chỉ xây được căn nhà và có một sân nhỏ trước nhà, vì vậy không đủ điều kiện để phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong khi đó với đa số gười dân không có việc làm chỉ quanh quẩn ở nhà sẽ không tạo ra được nguồn thu nhập nào đáng kể, mà phải trông chờ vào con cháu hay các thành viên khác tạo thêm gánh nặng cho gia đình. So với nam giới thì tỉ lệ nữ giới ở nhà chiếm tỉ lệ lớn hơn, cụ thể tỉ lệ này ở nữ là 61.4% trong khi đó tỉ lệ này ở nam là 37%. Ngoài ra tỉ lệ nam làm việc tại phường (nam: 21.7%, nữ: 11.4%) và ngoài phường (39.1% và 27.2%) đều chiếm tỉ lệ cao hơn soi với nữ. Điều đó cho thấy so với nữ thì địa bàn làm việc của nam tương đối rộng hơn hơn và linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm việc làm ở trong khu vực và các địa phương khác. (Xem bảng 32 – phần phụ lục) Sự phân công lao động theo giới Sự phân công lao động theo giới trong gia đình của người dân được thể hiện qua bảng sau: Bảng 8: Lao động chính trong gia đình Lao động chính Số lượng Tỉ lệ (%) Nam 49 54.4 Nữ 9 10 Cả nam và nữ 32 35.6 Tổng 90 100 Như bảng số liệu đã thể hiện, ta thấy ở khu vực này, lao động chính trong các gia đình là nam chiếm tỉ lệ cao nhất 54.4%, trong khi tỉ lệ nữ làm lao động chính chiếm tỉ lệ thấp (10%), bên cạnh đó cũng có một tỉ lệ lớn nữ giới cùng với nam giới làm lao động chính của gia đình (35.6%). Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện nay của nước ta là mặc dù đa số trong các gia đình Việt Nam người nam vẫn là trụ cột chính, nhưng với định hướng phát triển bình đẳng thì vai trò của phụ nữ ngày càng được nâng cao và được xã hội công nhận. Như vậy, việc tạo ra xu hướng bình đẳng về giới trong lao động sẽ góp phần nâng cao cơ hội tăng thu nhập cho gia đình, người phụ nữ ngày càng chủ động hơn chứ không chỉ trông chờ vào người đàn ông trong gia đình. Thu nhập Quá trình đô thị hóa là nhằm phục vụ cho quá trình phát triển chung của một khu vực rộng lớn, hay để nhằm khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên của đất nước. Đô thị hóa đồng nghĩa với việc con người đang sinh sống ở khu vực đang sẽ là người đô thị. Tuy nhiên một thực trạng đang diễn ra ở khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn là người dân đô thị thất nghiệp, đời sống kinh tế rơi vào hoàn cảnh vô vùng khó khăn. Để thấy rõ hơn về sự khó khăn đó của người dân ở khu vự này ta xét bảng phân tích số liệu thống kê sau: Bảng 17: Những thay đổi của đời sống gia đình người dân sau khi dự án quy hoạch đất đai được tiến hành Sự thay đổi Số lượng Tỉ lệ (%) Được nâng cao 4 4.4 Bình thường 32 35.6 Khó khăn hơn 54 60 Tổng 90 100 Qua bảng trên ta thấy sau khi quy hoạch đất đai tình hình đời sống không những không được nâng cao lên mà thậm chí có tới 60% người dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn trước. Có 35.6% người dân vẫn giữ được sự ổn định của kinh tế gia đình. Như vậy ta thấy công tác ổn định đời sống cho nhân dân khi quy hoạch đất đai để đô thị hóa chưa được thực hiện có hiệu quả, thiếu tính đồng bộ và không toàn diện, dẫn đến đời sống người dân ngày càng khó khăn. Trong tình hình kinh tế hiện nay, giá cả hàng hóa tăng cao và tất cá các dịch vụ đều tăng giá thì với đời sống của các gia đình sống ở khu vực thành phố có rất nhiều các khoảng phải chi tiêu: cho bữa ăn hàng ngày của gia đình, các vật dụng trong gia đình, các khoảng vệ sinh môi trường, điện, nước, hoạt động vui chơi – giải trí … thì mỗi tháng một gia đình không có con đi học xa phải chi ra tối thiểu khoảng 2.5 triệu. Nhưng nếu không có việc thì không có thu nhập, hay công việc không ổn định thì thu nhập sẽ không cao, thì tất yếu đời sống gia đình sẽ rơi vào bần cùng, thậm chí nợ nần chồng chất. Những căn nhà đổ nát, tạm bợ cho thấy điều kiện sống khó khăn của người dân Về thu nhập của người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa được thể hiện rất rõ qua bảng sau: Bảng 13: Thu nhập bình quân cá nhân hàng tháng Thu nhập bình quân Số lượng Tỉ lệ (%) Dưới 260 ngàn đồng 17 19 Từ 260 - <1 triệu đồng 20 22.2 Từ 1 triệu - <2.5 triệu đồng 41 45.6 Trên 2.5 triệu đồng 12 13.2 Tổng 90 100 Kết quả cho thấy có 45.6% người dân có thu nhập từ 1 triệu - <2.5 triệu cho thấy rõ về tình hình đời sống khó khăn của người dân ở đây, đây không phải là khoảng thu nhập quá thấp nhưng so với cuộc sống ở đô thị thì không thể nào đáp ứng được cho sinh hoạt hàng ngày của một hộ gia đình. Thu nhập từ 260.000 -< 1 triệu đồng cũng chiếm tỉ lệ 22.2%, thậm chí có đến 19% người dân có thu nhập dưới 260.000 đồng, đây thực sự là mức thu nhập quá thấp để gia đình có thể tồn tại ở đô thị, và các hộ này thường rơi vào ngưỡng cận nghèo hay nghèo. Nhận định này càng có cơ sở hơn khi có đến 65.6% hộ có mức thu nhập không đủ chi tiêu cho cuộc sống gia đình Bảng 15: Chi tiêu cho cuộc sống gia đình Chi tiêu cho cuộc sống Số lượng Tỉ lệ (%) Dư 2 2.2 Vừa đủ 29 32.2 Thiếu 59 65.6 Tổng 90 100 Qua bảng 24 – phần phụ lục ta nhận thấy nam giới có thu nhập tương đối cao hơn so với nữ. Ở mức thu nhập thấp nhất là dưới 260.000đồng thì nam chiếm 13% trong khi nữ chiếm 25%. Ở mức thu nhập cao nhất là trên 2.5 triệu đồng, thì nam chiếm tỉ lệ cao hơn với 17.4% và ở nữ là 9.1%. Ngoài ra xét trên một phương diện khác thì thu nhập của người dân có mối quan hệ rất lớn với trình độ học vấn của họ, để nhận thức rõ được điều đó thì ta tiến hành nhận xét mối tương quan giữa trình độ học vấn và thu nhập của người dân địa phương qua bảng 31 – phần phụ lục. Qua bảng tương quan ta thấy ở trình độ học vấn TCCN – CĐ – ĐH người dân đã có thu nhập từ 1 triệu trở lên, cụ thể thu nhập từ 1triệu -<2.5 triệu là 25% và trên 2.5 triệu là 75%. Ở bậc học thấp hơn thì đa số người dân nằm trong mức thu nhập từ 260.000 -<2.5 triệu, cụ thể như ở bậc học trung học phổ thông thì có 52.4% người dân có thu nhập từ 1 triệu đến dưới 2.5 triệu, bậc trung học cơ sở có 50% người dân có thu nhập từ 260.000 -<2.5 triệu và đối với người dân mù chữ thì có 60% người dân có thu nhập từ 1 triệu đến dưới 2.5 triệu. Qua bảng tương quan ta thấy ở trình độ học vấn có vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh mức thu nhập hàng tháng của người lao động. Và ở các bậc học càng cao thì thu nhập của người dân càng cao và tỉ lệ người dân có mức thu nhập dưới 1 triệu đồng giảm theo từng bậc học cao hơn, điều đó là hoàn toàn hợp lý. Những khó khăn trong vấn đề việc làm Theo bảng 18 sẽ cho chúng ta thấy rõ những khó khăn mà cộng đồng dân cư khu vực 9, phường Đống Đa hiện đang gặp phải: Bảng 18: Những khó khăn người dân đang gặp phải trong vấn đề việc làm Những khó khăn Tổng số ý kiến Tỉ lệ (%) Không có khó khăn gì 14 15.6 Thiếu vốn 40 44.4 Thiếu kiến thức 31 34.4 Thiếu phương tiện sản xuất 6 6.7 Lớn tuổi 7 7.8 Sức khỏe yếu 11 12.2 Phụ thuộc vào thời tiết 3 3.3 Theo như bảng số liệu đã cho thấy hiện nay khó khăn lớn nhất mà người dân đang gặp phải là thiếu vốn (44.4%) và thiếu kiến thức (34.4%). Và tiếp theo là khó khăn về sức khỏe (12.2%), lớn tuổi (7.8%), thiếu phương tiện sản xuất (6.7%). Theo như đánh giá của người dân về chính bản thân họ thì vấn đề thiếu vốn sản xuất đang là vấn đề lớn nhất đối với họ, thì một câu hỏi đặt ra là: vậy số tiền đền bù ruộng đất của họ đâu? Thắc mắc về vấn đề này tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu các hộ gia đình đang gặp phải khó khăn về thiếu vốn. Hiện tại vấn đề xin việc ở các công ty, xí nghiệp đang gặp nhiều khó khăn thì giải pháp họ thường lựa chọn là chọn nghề biển hay buôn bán nhỏ. Trong khi đó để làm nghề biển thì họ cần mua phương tiện sản xuất như ghe, lưới… số tiền để sắm những phương tiện đó là không hề nhỏ. Trong khi đó số tiền đền bù tuy không nhỏ, nhưng trong khoảng thời gian không tìm kiếm được việc làm họ dồn số tiền đó vào cho chi tiêu trong gia đình. Theo như phỏng vấn sâu tôi được biết khoảng tiền đền bù của nhà nước ở giai đoạn đầu (khoảng năm 2000) là 26.000đồng/m2 đất nông nghiệp và bình quân mỗi hộ dạng 4 khẩu thì có khoảng 1000m2 đất nông nghiệp, trong giai đoạn sau (không rõ thời gian cụ thể) thì tăng lên 34.000đồng/m2 đất nông nghiệp. Những hộ gia đình ở đây được đền bù nhiều thì lên đến vài trăm triệu đồng, những hộ này thì tình hình đời sống kinh tế đang còn rất thoải mái, những hộ được đền bù ít thì khoảng 20 – 50 triệu. Cầm số tiền đó trong tay thì có vẻ lớn, nhưng thực ra chỉ một hay hai năm là hết sạch. Nên để tự đầu tư phát triển kinh tế họ đang vấp phải vấn đề lớn nhất là thiếu vốn. Vấn đề thiếu kiến thức để tìm được việc làm ổn định cũng chiếm tỉ lệ lớn là 34.4%. Với trình độ học vấn thấp thì ít người dân có thể sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Như ở phân tích ở trên ta đã thấy trình độ học vấn của người dân ở khu vực này tương đối thấp, trong xu thế phát triển toàn cầu hóa hiện nay, vấn để trình độ học vấn đang rất được đề cao, vậy để xin được vệc làm với trình độ văn hóa thấp là không dễ dàng. Các công ty, xí nghiệp hiện nay đang chỉ tuyển nhân viên với trình độ trung học cơ sở trở lên, và ưu tiên cho lao động có trình độ trung học phổ thông. Vậy khó khăn lớn thứ hai mà họ đang gặp phải là trình độ học vấn thấp và vấn đề nâng cao trình độ học vấn của họ hiện nay không phải là vấn đề đơn giản. Ngoài ra theo phân tích bảng tương quan mối quan hệ giữa giới tính và khó khăn trong vấn đề việc làm (Bảng 29), cho ta thấy được tại khu vực này không có sự khác biệt quá lớn trong những khó khăn mà nam và nữ gặp phải. Thiếu vốn vẫn là vấn đề khó khăn lớn nhất mà cả nam và nữ đều gặp phải, trong đó khó khăn về vốn sản xuất ở nam chiếm tỉ lệ 32.7% và ở nữ tỉ lệ này là 38.6%. Tiếp theo đó, vấn đề khó khăn về kiến thức vẫn chiếm tỉ lệ cao ở cả 2 giới, cụ thể ở nam là 29.1% và ở nữ là 26.2%. Song tỉ lệ nam gặp khó khăn về sức khỏe lại chiếm tỉ lệ cao hơn so với nữ, ở nam là 12.7% và ở nữ còn ở nữ là 7%, giải thích về sự chênh lệch này là do hoạt động nông nghiệp thì người đàn ông đóng vai trò chính, làm những việc nặng nhất, nên về sau người đàn ông sẽ xuống sức nhanh hơn so với phụ nữ. Có 5.3% phụ nữ gặp khó khăn về thời tiết còn ở nam giới là 0%, sự khác nhau này là do có một tỉ lệ nhỏ phụ nữ đang tổ chức buôn bán, ngày nắng thì họ còn tăng được một khoảng thu nhập cho gia đình, ngày mưa thì sẽ có ít khách mua hàng. Ngoài ra cộng đồng dân cư khu vực 9 ở đây còn gặp phải khó khăn khi tìm kiếm việc làm tại địa phương. Việc làm cho người dân trên địa bàn là rất ít, nên cơ hội việc làm cho cộng dồng bị thu hẹp đáng kể. Một số người có nhu cầu việc làm nhưng ngay tại địa phương không có việc gì có thể đáp ứng cho nhu cầu của họ được mà phải đi xa nên đã tạo rào cản lớn cho vấn đề tìm việc làm của họ. Hiện nay giá cả hàng hóa đang tăng cao, trong khi lương bổng thì tăng rất chậm đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình đời sống của người dân tại địa phương. Một số người dân vì trình độ học vấn quá thấp không thể tự đánh giá đúng những khó khăn của mình mà cần phải có người nghiên cứu định hướng. Một số người dân vẫn biết chữ và đọc tốt viết tốt, nhưng khi cầm bảng hỏi anket trong tay thì họ lại không dám trả lời mà trả lại cho người nghiên cứu. Điều đó cũng cho thấy sự rụt rè, thiếu sự chủ động trong mọi vấn đề. Nguyên nhân của vấn đề việc làm * Nguyên nhân chủ quan Trình độ học vấn thấp nên việc tìm kiếm việc làm ổn định gặp phải rất nhiều khó khăn. Chính điều này đã trở thành nguyên nhân chính hạn chế cơ hội xin việc và học nghề của họ. Người nông dân vốn quen với ruộng đồng, ao hồ nên khi tiếp xúc với các lĩnh vực ngành nghề khác họ còn nhiều bỡ ngỡ, rụt rè, chậm chạp dẫn đến tiến độ công việc không cao, nên việc xin việc của họ vấp phải nhiều khó khăn. Người dân ở khu vực này vốn từ xưa làm nghề nông (diêm nghiệp) là chủ yếu nên đã hình thành tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại khi gặp phải những khó khăn, thách thức. Đồng thời khả năng thích nghi với môi trường xã hội mới kém, thiếu tính sáng tạo và chủ động. Trong điều kiện đất sản xuất bị mất đi, khả năng tìm kiếm việc làm đối với những người lao động có trình độ học vấn thấp sẽ gặp nhiều khó khăn, vì vậy cần phải linh động trong nhiều nguồn lực giúp đỡ. Tuy nhiên người dân ở đây lại mang nặng tư tưởng trông chờ vào sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Từ đó khi vấn đề giải quyết việc làm không đạt được hiệu quả đa số người dân lại chỉ biết đổ lỗi cho chính quyền địa phương, cho các tổ chức có trách nhiệm thực hiện dự án quy hoạch. Người dân không thực sự chủ động trong việc giải quyết việc làm cho chính mình, trong khi chính họ mới là chủ thể của vấn đề còn sự giúp đỡ của chính quyền địa phương chỉ là sự hỗ trợ từ bên ngoài. Người nông dân ít khi tích lũy được một số tiền lớn trong tay nên khi dự án quy hoạch được tiến hành, người dân nhận được một khoảng đền bù khá lớn. Với số tiền lớn trong tay hầu như người nông dân không biết cách linh động nguồn vốn đó để phát triển kinh tế, số tiền đó họ dành để chi tiêu và mua sắm đồ dùng cho gia đình. Nhìn những căn nhà ọp ẹp, bị đập một phần vì nằm trong khu vực giải tỏa tương phản với những chiếc tivi màn hình phẳng 21inch, 29inch và những chiếc xe máy xịn mới cáu như Air blade, Nouvo LX, Excenter... trị giá hàng chục triệu mới biết họ vừa mua không lâu, và số tiền đền bù họ dành cho mua sắm là rất nhiều. Dù công việc hiện tại có thu nhập thấp nhưng người dân vẫn kém linh động trong việc tìm kiếm thêm những công việc phụ để tăng thu nhập cho gia đình. Cụ thể, dựa vào bảng 14 ta thấy có tới 87.8% người dân không chủ động tìm kiếm những công việc làm phụ để tăng thu nhập cho gia đình, chẳng hạn như chăn nuôi gia cầm, trồng rau, xin vào làm cho các quán gần đó... chỉ có 12.2% tỉ lệ người dân có làm thêm việc phụ để tăng thu nhập cho gia đình, tỉ lệ này quá thấp. Trước đây khi người dân còn hoạt động nông nghiệp, công việc rất nhiều và cực khổ, nhưng họ vẫn bám nghề và cần cù lao động. Khi dự án giải tỏa đất đai được tiến hành, trong một khoảng thời gian dài người dân rơi vào tình trạng rảnh rỗi và sử dụng tiền đền bù cho chi tiêu cuộc sống trong gia đình hoặc của con cháu gởi cho thì lại hình thành nên trong họ tâm lý thích được hưởng thụ, biếng làm việc. Vì thế nên khi không có việc làm họ lại cậy vào tiền đền bù hay cậy vào con cháu với lý do là không biết làm việc gì hay lớn tuổi rồi mặc dù họ vẫn đang trong độ tuổi lao động. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay vấn đề tuyển dụng lao động của các cơ quan, xí nghiệp rất phong phú, trên báo, đài, truyền hình, trên mạng internet, các tờ rơi và đặc biệt là thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. Tuy nhiên ở bảng 23 – bảng tìm hiểu về những phương pháp tìm việc của người dân sau quy hoạch đất đai lại cho thấy một nguyên nhân lớn nữa dẫn đến tình trạng thất nghiệp của người dân ở khu vực này chiếm tỉ lệ cao. Bảng 23: Những cách thức tìm kiếm việc làm của người dân sau khi quy hoạch đất đai Cách thức tìm việc Số lượng Tỉ lệ (%) Thông qua người quen giới thiệu 57 63.3 Thông qua trung tâm giới thiệu việc làm 2 2.2 Thông qua báo chí, truyền hình 1 1.1 Thông qua sự giới thiệu của địa phương 2 2.2 Chưa đi xin việc 29 32.2 Qua bảng trên ta thấy có 67.8% số người dân có đi tìm kiếm việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau, trong khi đó có tới 32.2% tỉ lệ người dân chưa đi xin việc. Tỉ lệ người dân chưa đi xin việc quá lớn nên dẫn đến tình trạng thất nghiệp nặng nề ở khu vực này, những người này thường là phụ nữ ở nhà nội trợ còn chồng đi làm hay có tư tưởng hưởng thụ, ỷ lại như trên đã phân tích. Trong khi có tới 63.3% tỉ lệ người dân tìm việc bằng cách thông qua người thân giới thiệu, thì tỉ lệ người dân tìm việc thông qua các hình thức khác như thông qua chính quyền địa phương (2.2%), thông qua trung tâm giới thiệu việc làm (2.2%), thông qua báo chí – truyền hình (1.%) lại rất ít ỏi. Điều đó cho thấy khả năng cập nhập thông tin tuyển dụng lao động của người dân còn quá nhỏ hẹp, trong khi các hình thức khác hiện nay lại có tiềm năng rất lớn đối với việc tìm kiếm việc làm cho bản thân họ * Nguyên nhân khách quan Cơ hội việc làm cho người dân trên địa bàn khu vực quá thấp. Người dân không có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm ngay trên chính địa phương mình đang sinh sống. Điều đó được thể hiện qua bảng phân tích số liệu sau: Bảng 19: Cơ hội việc làm cho người dân ở địa phương Cơ hội việc làm Số lượng Tỉ lệ (%) Rất lớn 1 1.1 Khá lớn 2 2.2 Lớn 3 3.3 Không lớn 30 33.4 Không có 54 60 Tổng 90 100 Theo như đánh giá của chính cộng đồng thì có tới 60% cho rằng trên địa bàn khu vực 9 không có một cơ hội việc làm nào cho họ có thể tham gia, có 33.4% số người dân cho rằng cơ hội việc làm của họ là không lớn, chỉ có 3.3% cho rằng cơ hội việc làm là lớn, 2.2% cho là khá lớn và 1.1% cho là rất lớn. Như vậy ta thấy rằng cơ hội việc làm cho người dân là quá thấp trong khi nhu cầu lại quá cao, chính sự mâu thuẫn đó đã phần nào đẩy người dân vào tình trạng thất nghiệp. Cơ cấu ngành nghề ở địa phương không phong phú và kém tiềm năng. Bảng 22: Những nghề ở khu vực mà người dân có thể tham gia sau khi đất sản xuất đã được quy hoạch Những nghề trong khu vực mà người dân có thể tham gia Số lượng Tỉ lệ (%) Công nhân 7 7.8 Buôn bán nhỏ 18 20 Phụ hồ 7 7.8 Nghề biển 3 3.3 Uốn tóc 1 1.1 Kinh tế hộ gia đình 1 1.1 Không có nghề nào 53 58.9 Dựa vào bảng trên ta thấy có tới 58.9% số người được hỏi cho rằng trong khu vực họ không thể tham gia được, bên cạnh đó ta cũng thấy cơ cấu nghành nghề trong khu vực quá ít, chỉ có 6 nghề là người dân có thể tham gia lao động, tuy nhiên tỉ lệ đó chỉ chiếm 42.1% Chính quyền địa phương ít quan tâm đến việc giải quyết việc làm cho người dân ở khu vực. Công tác quy hoạch đất đai có tác động rất lớn đối với đời sống của người dân, đặc biệt vấn đề việc làm cần giải quyết nhanh chóng và hiệu quả để đời sống nhân dân được ổn định và ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên theo đánh giá của người dân thì vai trò của chính quyền địa phương là quá nhỏ bé, hay chỉ là về mặt hình thức, điều đó thể hiện qua bảng sau: Bảng 20: Sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với việc giải quyết việc làm cho người dân Sự quan tâm của chính quyền Số lượng Tỉ lệ (%) Có 11 8.9 Không 79 91.1 Tổng 90 100 Qua bảng trên ta thấy có 91.1% trong tổng số ý kiến đánh giá rằng chính quyền địa phương không quan tâm đến việc giải quyết việc làm cho họ, chỉ có 8.9% cho rằng chính quyền có sự quan tâm. Như vậy ta thấy vai trò rất quan trọng của chính quyền địa phương trong việc giải quyết việc làm cho người dân sau khi quy hoạch đất đai đã không được thực hiện hiệu quả. Một cán bộ lớn trong phường nói “ thì kế hoạch quy hoạch đất đai là của tỉnh giao xuống cho phường thực hiện, phường chỉ làm hết trách nhiệm giải tỏa đất đai như tỉnh giao cho, còn vấn đề việc làm thì làm sao mà giải quyết hết được, rồi từ từ họ cũng ổn định lại thôi”. Sự vô tâm của chính quyền địa phương khiến cho việc giải quyết vấn đề việc làm cho người dân không đạt được hiệu quả. Việc chính quyền địa phương giải quyết việc làm cho người dân chỉ mang tính hình thức và xuất phát từ trên xuống chứ không thực sự tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của người dân, điều đó đi ngược lại với mục tiêu lớn nhất của quá trình đô thị hóa là phát triển về mọi mặt cho người dân. Hiện nay cùng với xu hướng phát triển của xã hội, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao, vì thế trong các công ty xí nghiệp nhu cầu tuyển lao động có tay nghề, có trình độ cao đang là ưu tiên số một. Vì thế cơ hội việc làm cho người dân có trình độ thấp hầu như là rất thấp. Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN KHU VỰC 9, PHƯỜNG ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ QUY NHƠN Nhu cầu đào tạo nghề của người dân khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn Nhu cầu về vay vốn sản xuất: hiện nay nhu cầu vay vốn sản xuất và nhu cầu được đào tạo nghề đang là hai nhu cầu lớn nhất của người dân, điều đó thể hiện qua tỉ lệ 44.4% số người dân đang gặp khó khăn về thiếu vốn sản xuất, 34.4% số người dân đang gặp khó khăn về kiến thức. Sau khi quy hoạch đất đai tình hình đời sống người dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn,vấn đề vốn sản xuất đối với họ rất cần thiết, tuy nhiên số hộ được ưu đãi vay vốn nhà nước lại có hạn nên đa số người dân ở đây thường vay “nóng” bằng các nguồn khác với mức lãi cao, dẫn đến tình trạng khó khăn càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn của người dân luôn phải đi liền với công tác đào tạo nghề, bởi không phải ai cũng có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay đó. Nếu có vốn sản xuất họ sẽ chủ động hơn trong vấn đề việc làm của mình, vốn vay của nhà nước có lãi suất thấp giúp người dân yên tâm hơn trong việc sử dụng vốn. Nhu cầu của người dân về vấn đề giải quyết việc làm là rất lớn. Trong đó nhu cầu được đào tạo nghề là nhu cầu lớn nhất của người dân. Bảng số liệu sau sẽ cho ta thấy được thực tiễn nhu cầu đào tạo nghề của người dân khu vực này như thế nào. Bảng 24: Nhu cầu được đào tạo nghề của cộng đồng Nếu được đào tạo nghề Số lượng Tỉ lệ (%) Tham gia ngay 39 43.3 Có thể sẽ tham gia 34 37.8 Không tham gia 17 18.9 Tổng 90 100 Qua bảng số liệu trên ta thấy có 43.3% số người được hỏi khẳng định sẽ tham gia ngay lớp đào tạo nghề do chính quyền địa phương hay các tổ chức đoàn thể nào đó mở ra, chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều đó cho thấy nhu cầu được đào tạo nghề của người dân hiện đang rất cấp thiết, một phần đông dân cư trong cộng đồng đang mong chờ sự giúp đỡ này từ chính quyền hay các tổ chức đoàn thể. Có 37.8% số người dân còn lưỡng lự trong việc lựa chọn sẽ tham gia lớp đào tạo.. Chỉ có 17% số người dân khẳng định là sẽ không tham gia vào khóa đào tạo. Để thấy rõ hơn về tính chất của nhu cầu đào tạo nghề giữa nam và nữ ta xét mối tương quan giữa giới tính và nhu cầu đào tạo nghề, kết quả cho thấy: Bảng 33: Mối tương quan giữa nhu cầu đào tạo nghề và giới tính Giới tính Được đào tạo nghề Nam Nữ Tổng Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng Tỉ lệ(%) Tham gia ngay 21 45.6 18 40.9 39 Có thể sẽ tham gia 16 34.8 18 40.9 34 Không tham gia 9 19.6 8 18.2 17 Tổng 46 100% 44 100% 90 Qua bảng tương quan ta nhận thấy có sự khác nhau trong nhu cầu đào tạo nghề giữa nam và nữ, thể hiện có 45.6% tỉ lệ nam khẳng định sẽ tham gia khóa đào tạo nghề, còn ở nữ là 40%, tỉ lệ này ở nam cao hơn so với nữ; có 34.8% tỉ lệ nam còn lưỡng lự trong việc lựa chọn có nên tham gia hay không thì tỉ lệ nữ lại cao hơn chiếm 40.9%. Ngoài ra tỉ lệ nam và nữ không tham gia lớp đào tạo nghề gần như xấp xỉ nhau, ở nam là 19.6%, còn ở nữ là 18.2%. Ngoài ra ta còn thấy tỉ lệ nữ khẳng định sẽ tham gia vào lớp đào nghề và còn lưỡng lự chiếm tỉ lệ ngang nhau là 40.9%, trong khi đó ở nam thì số người có nhu cầu tham gia lớp đào tạo nghề cao hơn so với số người còn đang lưỡng lự. Đặc biệt người dân ở đây rất mong nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa, sâu sát hơn nữa về mọi mặt của chính quyền địa phương, đặc biệt là trong vấn đề việc làm. Điều đó thể hiện qua bảng 26 với dạng câu hỏi mở để người dân tự đề xuất ý kiến của mình với chính quyền địa phương. Ngoài ra người dân còn mong chính quyền địa phương tổ chức các cuộc họp xúc tiến việc làm, lắng nghe những ý kiến nguyện vọng, nhu cầu của dân để giải quyết thỏa đáng. Người dân mong chính quyền địa phương giới thiệu việc làm cho người dân như đã hứa trước khi quy hoạch đất đai. Qua phỏng vấn sâu cho thấy đa số người dân ở đây có nhu cầu được thay đổi nghề nghiệp hiện nay của họ vì lương thấp không đủ chi tiêu hay còn do nghề nghiệp hiện tại không phù hợp về sức khỏe, độ ổn định của công việc không cao. Qua phỏng vấn sâu cũng cho thấy đa số người dân mong muốn quay về nghề cũ của họ là nghề muối, vì với nghề đó họ đã có kinh nghiệm, không cân kiến thức cao và cần rất ít vốn sản xuất. Tiềm năng của cộng đồng trong việc giải quyết việc làm cho người dân khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn Bên cạnh những khó khăn của cộng đồng Cộng đồng dân cư khu vực 9 hiện nay trong vấn đề việc làm. Ta thấy tại cộng đồng hiện nay cũng đang có những tiềm năng để giải quyết vấn đề việc làm sau: Một trong những tiềm năng lớn xuất phát từ chính bản thân của cộng đồng là đa số người dân ở khu vực này xuất phát từ nông nghiệp, nên họ có sẳn bản tính cần cù, siêng năng, không ngại khó khổ, họ sống quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Đó là một tiềm năng lớn của cộng đồng để giải quết vấn đề việc làm của họ. Sau khi quy hoạch đất đai đường sá ở khu vực đã được cải thiện, giao thông thuận lợi và phát triển. Nhìn chung vấn đề điện – đường – trường – trạm, nước sinh hoạt rất thuận tiện nên đời sống nguời dân ngày càng được nâng cao. Cộng đồng khu vực 9 hiện đang có nguồn lao động dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Hiện nay trong khu vực đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của người dân đang ngày càng được nâng cao, các loại hình dịch vụ ngày càng phát triển tạo cơ hội cho người dân nắm bắt được cơ hội mà tự tạo việc làm cho mình hay xin được việc làm. Hiện nay các công trình xây dựng trên địa bàn đang rất phát triển, đó cũng là một nguồn giải quyết lao động tạo thời cho người dân địa phương. Các khu đô thị mới trong khu vực sắp sửa được xây dụng và hoàn thành trong vài năm nữa sẽ là một tiềm năng lớn trong tương lai để tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương. Các công ty, xí nghiệp với quy mô nhỏ và vừa đang dần phát triển trên địa bàn khu vực tạo cơ hội việc làm lớn cho người dân mà không cần phải di chuyển xa. Hiện nay trên địa bàn các dịch vụ vui chơi, giải trí, thư giãn đang nở rộ vì đây là khu vực có không gian tương đối yên tĩnh, đồng thời lại gần biển và không khí trong lành. Nhất là vào buổi chiều quang cảnh trên các dòng sông rất đẹp và vào buổi tối thì rất mát mẻ, thu hút được các loại hình buôn bán nhỏ như quán nước, quán ăn, cà phê... Khu vực 9 tương đối gần với khu kinh tế Nhơn Hội hiện nay đã đi vào xây dựng và trong vài năm tới sẽ cần một lượng lớn lao động. Đó là một cơ hội lớn cho người dân tham gia lao động. Một số giải pháp giải quyết việc làm nghề cho người dân khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn Vấn đề giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các dự án phát triển công nghiệp nói riêng là một vấn đề khó, vì vậy cần phải thực hiện đúng những quan điểm nhất quán để quá trình phát triển này thực sự mang lại lợi ích thiết thực nhất cho người dân. Sau đây là những quan điểm giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất: Giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất phải trên quan điểm toàn diện, bình đẳng và phát triển bền vững. Tính toàn diện được thể hiện: Đối với mỗi dự án thu hồi đất (bất kể phục vụ cho mục đích gì), các cấp chính quyền cần phối hợp với chủ đầu tư thông báo kế hoạch cụ thể, công khai, minh bạch cho người dân, nơi có đất bị thu hồi. Tránh tình trạng kế hoạch mập mờ về thời gian, phạm vi quy hoạch; giá cả đền bù không rõ ràng…  Tính bình đẳng được thể hiện: Giá đền bù phải tuân thủ nguyên tắc thị trường và đảm bảo nơi ở mới có điều kiện tối thiểu bằng nơi ở cũ. Tránh tình trạng lợi dụng danh nghĩa Nhà nước để ép giá đền bù hoặc lừa dân để có giá chênh lệch cao, sau đó chuyển nhượng dự án kiếm lời. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khiếu kiện về đất trong thời gian qua.  Tính bền vững thể hiện: Không chỉ có giá đền bù thoả đáng theo thị trường, mà còn cần tạo điều kiện cho người dân bảo đảm được cuộc sống sau này, bằng cách tạo việc làm mới để người dân có thu nhập thường xuyên, duy trì được cuộc sống hàng ngày. Tránh tình trạng ở nhiều địa phương, người dân sau khi nhận tiền đền bù, tiêu hết vào việc xây nhà, sắm sửa đồ đạc, thậm chí dư giả thì ăn tiêu, cờ bạc. Sau khi tiêu hết tiền thì lại rơi vào cảnh thất nghiệp, thậm chí thiếu ăn.  Xác định đúng tầm quan trọng của công tác này với sự tham gia của cả các cấp chính quyền (nơi có đất bị thu hồi), chủ đầu tư (doanh nghiệp nhận đất) và người dân có đất bị thu hồi.  Lâu nay, đối với các dự án thu hồi đất, thường chỉ chú ý đến việc đền bù (tính toán giá đất bị thu hồi), lo địa điểm tái định cư, mà ít chú ý đến giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Có chăng, ở đâu đó có chú ý đến việc này, thì trách nhiệm cũng dồn cả lên vai cấp chính quyền, nơi có đất bị thu hồi. Còn doanh nghiệp được nhận đất chỉ cần lo đủ số tiền đền bù theo quy định (nhiều khi còn được Nhà nước hỗ trợ), là hết trách nhiệm.  Quan niệm này cần được thay đổi. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhận đất sẽ phải được thể chế hoá thành những quy định cụ thể. Ngoài ra, những người dân có đất bị thu hồi, ở một mức độ nào đó cũng phải chủ động tìm việc, tự tạo cho mình những công việc thích hợp trong tương lai, khi mà đất canh tác bị thu hẹp, để phục vụ cho những mục đích phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.  Kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp tạo việc làm, trong cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ;  Hiện trạng nông thôn Việt Nam, ở nhiều vùng quê đang thiếu việc làm, chưa kể đến những địa phương có đất bị thu hồi cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội khác, thì nguy cơ thiếu việc làm càng trầm trọng hơn, nếu chỉ nhìn vào quỹ đất để phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy, cùng với việc tạo thêm việc làm trong nông nghiệp, như tăng vụ, phát triển chăn nuôi, trồng trọt các giống cây con mới, cần tạo việc làm ở những lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ (tham gia vào các dự án có sử dụng đất tại địa phương) và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác, kể cả thị trường xuất khẩu lao động.  Dựa vào tình hình thực tế của cộng đồng khu vực 9, bản thân người nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người dân như sau: Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương và chủ đầu tư các dự án Chính quyền địa phương cần có sự khảo sát lại một cách toàn diện tình hình đời sống của người dân, đặc biệt là trong vấn đề việc làm. Từ đó đánh giá chính xác hơn về thưc trạng đời sống người dân để đề ra và thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm cho người dân. Chính quyền cần có sự quan tâm sâu sát hơn nữa đến đời sống người dân sau khi quy hoạch đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cũng như thường xuyên thăm hỏi để gắn kết mối quan hệ giữa hai phía. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận với nguồn vốn để phát triển sản xuất hay chuyển đổi nghề nghiệp. Vốn đang là khó khăn cũng như nhu cầu lớn nhất của người dân, có đến 44.4% tỉ lệ người dân trong cộng đồng đang gặp khó khăn về vốn. Đồng thời song song với việc cho vay vốn chính quyền địa phương cần lập ra một tổ chuyên trách việc hướng dẫn cho người dân cách để sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả. Lẽ ra đây là việc cần phải thực hiện ngay từ khi mới thực hiện dự án để người dân sử dụng có hiệu quả khoảng tiền đền bù của mình, nhưng trong tình trạng người dân thiếu việc làm nghiêm trọng như hiện nay thì công tác này vẫn vô cùng cần thiết. Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Nhu cầu lớn nhất hiện tại của người dân là được đào tạo nghề, vì vậy giải pháp tối ưu nhất là đào tạo nghề cho người dân,việc đào tạo nghề cần có sự chuẩn bị kĩ càng, cần tổ chức nhiều cuộc họp để người dân nói lên những nhu cầu, nguyện vọng của mình, đồng thời có sự phân tích của cán bộ địa phương để người dân hiểu rõ hơn về nghề nghiệp mà họ chọn, nhu cầu của các công ty doanh nghiệp về ngành nghề đó hiện nay, đồng thời phân tích rõ xu hướng phát triển các ngành nghề trong tương lai của khu vực, định hướng cho họ chọn được ngành nghề muốn học, và cuối cùng dựa trên những kết quả ấy chính quyền tổ chức đào tạo nghề cho người dân. Điều đặc biệt quan trọng là cần phải chú ý đến đầu ra của việc đào tạo nghề, cần phải có sự liên kết chặt chẽ với các công ti, xí nghiệp... không nên để xảy ra tình trạng đào tạo xong nhưng người dân lại không tìm được việc làm, lâu dần các kiến thức kĩ năng bị mai một. Không áp đặt việc dạy nghề cho người dân hay chỉ làm việc này một cách hình thức nếu không sẽ không mang lại hiệu quả mà còn tiêu hao về thời gian và tiền bạc. Việc đào tạo nghề cho người dân cần phải có sự kiểm tra đôn đốc thường xuyên và kiểm định chất lượng đào tạo nghề mỗi đọt cuối khóa. Việc đào tạo nghề không chỉ là trách nhiệm của chính quyền địa phương và người dân mà nó còn bao gồm cả các chủ đầu tư các dự án xây dựng trên địa bàn. Chính quyền địa phương tìm kiếm việc làm và giới thiệu cho người dân. Người nông dân ở khu vực 9 có trình độ dân trí khá thấp vì vậy khả năng linh động trong việc tìm kiếm việc làm còn kém, vì vậy chính quyền cần có chính sách tìm kiếm việc làm và giới thiệu cho người dân. Chính quyền địa phương giới thiệu cho người dân tham gia vào các sàn giao dịch việc làm hay các trung tâm giới thiệu việc làm để họ có thể tự đi, tự chọn lấy ngành nghề cho mình. Bên cạnh đó khuyến khích các trung tâm giới thiệu việc chú ý đến cả đầu vào là người lao động, đưa thông tin về việc làm đến vơi người lao động thông qua xã phường. Hiện nay trên địa bàn phường Đống Đa chưa có một trung tâm giới thiệu việc làm nào, việc xây dựng ngay từ bây giờ là cần thiết cho cả hiện tại và tương lai. Chính quyền địa phương khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư tạo việc làm cho người lao động. Nếu ngay tại địa phương có các công ty, xí nghiệp thì sẽ giải quyết một cách rất hiệu quả cho tình trạng thất nghiệp hiện nay của người dân. Các chủ đầu tư dự án trên khu vực này cần tạo cơ hội tốt nhất để giải quyết việc làm cho người dân nơi đây. Nhóm giải pháp từ chính cộng đồng Người dân cần ý thức được rằng bản thân họ là chủ thể trong việc giải quyết việc làm của chính mình, không nên ỷ lại, trông chờ hay đỗ lỗi hoàn toàn cho chính quyền đại phương. Bản thân cộng đồng là yếu tố quan trọng nhất đề giải quyết vấn đề việc làm của chính mình. Ý thức được vấn đề này người dân sẽ chủ động và tích cực hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Người dân cần linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Người dân cần tiếp cận việc làm không chỉ bằng phương pháp truyền thống là thông qua người giới thiệu, mà cạn phải chủ động hơn nữa bằng việc tìm hiểu các thông tin về việc làm, tuyển dụng thông qua báo chí, internet, thông qua trung tâm giới thiệu việc làm, các sàn giao dịch việc làm... Bản thân người lao động trong khu vực 9, cần chủ động nắm bắt thông tin để có điều kiện tham gia đào tạo đúng với nhu cầu của những ngành nghề mà địa phương đang cần. Từ đó vẫn chuyển đổi được nghề nghiệp mà không phải xa quê hương, đúng với chủ trương “Ly nông bất ly hương” mà Nhà nước ta hiện đang triển khai.  Hiện nay trình độ học vấn của người dân trên khu vực còn thấp vì thế cần tích cực học tập để nâng cao trình độ, đây chính là chìa khóa quan trọng nhất để giải quyết vấn đề việc làm cho người dân ở đây. Trên đây là những giải pháp bản thân nhà nghiên cứu đề ra để giải quyết vấn đề việc làm cho người dân khu vực 9, phường Đống Đa, trong đó có đề ra nhóm giải pháp cho chính quyền địa phương và các chủ đầu tư dự án cùng nhóm giải pháp cho cộng đồng, trong quá trình thực hiện các giải pháp này cần có sự phối hợp chặt chẽ từ cả ba phía mới có thể giải quyết vấn đề việc làm hiện nay ở khu vực này một cách hiệu quả nhất. PHẦN KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu thực trạng vấn đề việc làm của người dân khu vực 9, phường Đống Đa đã chứng minh được những vấn đề sau. Người dân khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn đang thực sự gặp khó khăn về vấn đề việc làm khi có tới 45.6% người dân đang không có việc làm hay không có việc làm ổn định sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp (diêm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) đề phục vụ mục đích đô thị hóa. Phần lớn người dân đang làm những công việc không phù hợp (55.6%) và những công việc họ làm chỉ mang tính tạm thời, bấp bênh và thu nhập thấp. Qua quá trình nghiên cứu đã cho thấy những nhu cầu lớn nhất hiện nay của người dân trong vấn đề việc làm là vay vốn (khó khăn về vốn sản xuất là lớn nhất chiếm tỉ lệ 44.4%) và đào tạo nghề (có 43.3% người dân khẳng định sẽ tham gia ngay các lớp đào tạo nghề và 37.8% người dân cho rằng có thể họ sẽ tham gia). Người dân khu vực 9 đang gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề việc làm của mình vì trình độ văn hóa thấp, điều đó được thể hiện qua tỉ lệ người dân có trình độ Trung học cơ sở chiếm tỉ lệ cao nhất 46.7%. Cộng đồng khu vực 9 có nhiều tiềm năng để có thể giải quyết vấn đề việc làm cho người dân như: mở các lớp vừa đào tạo nghề vừa xản xuất các mặt hàng thủ công nghiệp thu hút được sự tham gia rất lớn của người dân, với việc xây dựng khu đô thị mới trong khu vực này với các ngành nghề dịch vụ và công nghiệp phát triển thì việc đào tạo tay nghề cho lớp trẻ sẽ đáp ứng được nhu cầu về nguồn lao động rất lớn trong tương lai rất gần. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng bởi quy hoạch cần có những giải pháp mang tính khả thi, sự tham gia, phối hợp đồng bộ giữa các cấp ngành trong tỉnh, các tổ chức nhận trách nhiệm xây dựng các công trình đầu tư trên địa bàn khu vực và bản thân cộng đồng. Thực trạng vấn đề việc làm của người dân khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn đã cho ta thấy tình hình người dân có đất nông nghiệp bị quy hoạch để phục vụ quá trình đô thị hóa đang gặp nhiều vấn đề hết sức khó khăn, thiết nghĩ các cơ quan chức năng, các tổ chức doanh nghiệp và toàn xã hội cần có biện pháp giải quyết nhanh chóng và hiệu quả để thực hiện đúng mục tiêu cao nhất của quá trình đô thị hóa là nâng cao đời sống cho người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật lao động (1994). Tạp chí Cộng sản, số phát hành 110/2006. Xã hội học đô thị Nghị định 72/2001/NĐ-CP về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị (2001) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ nhiệm :TS VƯƠNG CƯỜNG (2008) Nguyễn thị Oanh, 2000, Phát triển cộng đồng, NXB ĐH Mở bán công thành phố Hồ Chí Minh. Website: www.baobinhdinh.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn.doc
Luận văn liên quan