Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Những doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh gặp khó khăn như không có lợi nhuận, lỗ hoặc tính thanh khoản của doanh nghiệp thấp thì doanh nghiệp không nên vay bởi vì lúc đó lãi vay trở thành chi phí cố định mà doanh nghiệp phải bỏ ra chỉ để sử dụng vốn vay, như vậy doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn. Lúc này, doanh nghiệp cần giảm tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của mình, việc giảm nợ có thể thực hiện bằng hai cách: bán đi những tài sản không hiệu quả của doanh nghiệp để chi trả cho các khoản nợ của ngân hàng hoặc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu. Các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất để làm ra những sản phẩm có giá thành thấp, tăng sức cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với sản phẩm của các quốc gia khác. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lí doanh nghiệp, các nhà quản lí doanh nghiệp cần để ý đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, nâng cao hiểu biết của mình về tầm quan trọng của cấu trúc vốn. Không ngừng cập nhật những thông tin biến động thị trường để đề ra những quyết định đúng đắn về nguồn tài trợ cấu trúc vốn tối ưu để có chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. 3.2.2 Đối với nhà đầu tƣ: Nhà đầu tư cần quan tâm đến tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng. Nếu những doanh

pdf85 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh cơ bản của giả thiết liên quan đến mô hình thích hợp nhất như sau: Kiểm tra đa cộng tuyến thông qua ma trận hệ số tương quan. Kiểm tra tính phân phối chuẩn của phần dư thông qua biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa. Kiểm định tự tương quan thông qua việc xem xét đồ thị phần dư. Kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định Breusch – Pagan (BP). Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 23 CHƢƠNG 2: XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG NIÊM YẾT TẠI TẠI HNX 2.1 Tổng quan về ngành vật liệu xây dựng. Ngành vật liệu xây dựng là ngành công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia. Nền công nghiệp vật liệu xây dựng vững mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động, vững chắc. Vật liệu xây dựng là các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hay nhân tạo, với các tính chất cơ học và hóa lí nhất định, được sử dụng để xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, gia thông, thủy lợi Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nói chung, ngành vật liệu xây dựng cũng đã phát triển từ thô sơ đến hiện đại, từ giản đơn đến phức tạp, chất lượng vật liệu ngày càng được nâng cao. Ở Việt Nam từ xưa đã có những công trình bằng gỗ, gạch đá xây dựng rất công phu. Đến nay, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đã phát triển nhanh chóng với hàng trăm chủng loại vật liệu khác nhau, từ vật liệu thông dụng nhất đến vật liệu cao cấp với chất lượng tốt, có đủ các mẫu mã, kích thước, màu sắc đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu. Giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 ngành vật liệu xây dựng gặp rất nhiều khó khăn: - Theo báo cáo của hiệp hội xây dựng gốm sứ Việt Nam năm 2011 nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng giảm đáng kể, cùng với đó những khó khăn hiện hữu như giá cả nhiên liệu, điện, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, chi phí tài chính lên đến 20 - 30%, vốn lưu động thiếu đã làm cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng phải giảm sản lượng hoặc dừng sản xuất, sản phẩm tồn kho với khối lượng lớn và kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu bị phá sản. Cụ thể, thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đất sét nung bị giảm đáng kể từ 60% xuống còn 30 – 40%, sản lượng sản xuất thép xây dựng năm 2011 cũng bị giảm so với năm 2010 (bằng 98,23% so với năm 2010). Sản suất và tiêu thụ giảm nhưng nhưng năng lực sản suất của ngành Trường Đại ọ Kinh tế Đại ọc Huế 24 vật liệu xây dựng nước ta lại vượt cao hơn so với nhu cầu tiêu dùng trong nước làm cho lượng vật liệu xây dựng dư thừa rất lớn. - Trong giai đoạn này do chủ trương cắt giảm đầu tư công của chính phủ, các dự án bất động sản tạm dừng hoặc giảm tiến độ kéo theo thị trường bất động sản gần như tê liệt làm cho ngành VLXD – ngành liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề. - Bên cạnh các nhà máy VLXD được đầu tư với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại thì cũng còn nhiều nhà máy vẫn phải duy trì công nghệ lạc hậu, thiết bị quá cũ, chất lượng sản phẩm không ổn định nên làm hao tốn nhiều nguyên liệu và năng lượng. Hậu quả là tính cạnh tranh của sản phẩm rất thấp, ảnh hưởng đến uy tín về sản phẩm VLXD của Việt Nam. Trình độ công nghệ của ngành VLXD Việt Nam có sự phân chia rõ rệt: nhóm lạc hậu, nhóm trung bình, nhóm các nhà máy hiện đại. Như vậy, trong tương lai nếu các doanh nghiệp có nhà máy lạc hậu và trung bình không cải tiến công nghệ sẽ nhanh chóng bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp VLXD lớn. - Từ năm 2015 trở đi cạnh tranh trên thị trường VLXD sẽ quyết liệt hơn bởi kinh tế trong nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. Đây là năm Việt Nam cam kết cắt giảm 93% số dòng thuế có mức thuế suất 0% và 7%. Tuy nhiên ở năm 2015, ngành VLXD có nhiều khởi sắc tốt hơn với ngành xây dựng có tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước cao nhất từ năm 2010 cho đến nay là 10,82% ( Tổng cục thống kê), hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện. 2.2 Tổng quan về tình hình tài chính của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại HNX Trên sàn HNX, hiện tại có 31 Công ty hoạt động trong ngành VLXD, trong đó có Công ty cổ phần Viglacera Đông Anh (DAC) bị hủy niêm yết từ ngày 01/04/2016, Công ty cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà Tây bị hủy niêm yết từ ngày 12/06/2015 và Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bạch Đằng TMC bắt đầu niêm yết từ ngày 01/11/2011, Công ty cổ phần Gạch ngói Gốm Xây Dựng Mỹ Xuân bắt đầu niêm yết từ ngày 15/09/2011 nên sẽ loại 4 công ty này ra khỏi phạm vi nghiên cứu. Như vậy mẫu nghiên cứu gồm có 27 công ty. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 25 Các công ty thuộc ngành Vật Liệu Xây Dựng trên sàn HNX trong nhóm nghiên cứu gồm: STT Tên công ty Mã CK Ngày giao dịch đầu tiên 1 Công ty cổ phần VICEM Bao bì Bút Sơn BBS 20/01/2006 2 Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn BCC 24/11/2006 3 Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn BTS 05/12/2006 4 Công ty cổ phần Khoáng Sản Và Xi Măng Cần Thơ CCM 18/09/2008 5 Công ty cổ phần CMC CVT 11/05/2009 6 Công ty cổ phần DIC số 4 DC4 3/11/2008 7 Công ty cổ phần Bê tông Hòa Cẩm – Intimex HCC 24/12/2007 8 Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long I HLY 25/12/2006 9 Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai HOM 07/09/2009 10 Công ty cổ phần Đá xây dựng Hòa Phát HPS 25/12/2006 11 Công ty cổ phần Gạch ngói cao cấp MCC 26/04/2010 12 Công ty cổ phần Gạch ngói Nhị Hiệp NHC 16/12/2005 13 Công ty cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh QNC 17/01/2008 14 Công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn SCJ 19/09/2007 15 Công ty cổ phần Sông Đà Cao Cường SCL 15/09/2010 16 Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai SDN 25/12/2006 17 Công ty cổ phần Xi măng Sông Đà Yaly SDY 25/12/2006 18 Công ty cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội SHN 16/12/2009 19 Công ty cổ phần Xi măng Thái Bình TBX 18/11/2008 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 26 20 Công ty cổ phần Vicem Thương mại Xi măng TMX 11/02/2009 21 Công ty cổ phần Gạch men Thanh Thanh TTC 08/08/2006 22 Công ty cổ phần VICEM Thạch cao Xi măng TXM 11/12/2006 23 Công ty cổ phần Vicostone VCS 17/12/2007 24 Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long VHL 12/02/2009 25 Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn VIT 03/11/2009 26 Công ty cổ phần Viglacera Từ Sơn VTS 20/09/2006 27 Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Bến Tre VBX 22/06/2010 Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long Số liệu tác giả tính toán trong mục này được lấy từ các bảng báo cáo tài chính. Thời điểm tính toán là ngày cuối cùng của năm 31/12. 2.2.1 Tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn Cách tính và ý nghĩa của tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn đã được trình bày ở chương 1 mục 1.1.3 Bảng 2.1: Tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn của 27 công ty trong giai đoạn 2011-2015 Đơn vị tính: % 2012 2011 2013 2014 2015 BBS 58,17 51,91 64,69 62,04 63,07 BCC 80,03 82,90 79,62 72,92 66,82 BTS 81,55 80,54 81,75 75,46 69,56 CCM 41,48 35,83 46,94 46,09 49,21 CVT 75,70 64,65 75,05 63,26 68,90 DC4 64,63 67,65 72,68 62,00 64,97 HCC 47,00 43,48 38,19 50,07 54,24 HLY 65,30 60,27 63,42 61,16 49,54 HOM 56,56 57,00 57,87 52,12 50,48 HPS 32,11 15,65 39,41 39,74 27,94 MCC 7,32 12,15 15,83 12,38 9,85 NHC 17,12 27,65 22,36 20,30 28,17 QNC 90,67 89,18 90,31 89,04 89,65 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 27 SCJ 52,87 50,30 50,49 47,79 47,57 SCL 57,06 53,21 55,80 54,02 51,01 SDN 39,55 48,61 49,68 54,37 52,25 SDY 69,93 71,04 64,51 71,65 79,23 SHN 74,34 64,33 78,75 89,61 22,85 TBX 58,94 53,80 68,11 66,71 66,98 TMX 62,40 64,42 60,53 49,67 37,00 TTC 53,59 65,10 44,63 46,43 42,74 TXM 45,26 64,96 41,24 35,08 29,15 VCS 61,96 60,40 61,60 7032 64,10 VHL 73,32 75,84 62,60 54,18 55,61 VIT 79,92 78,46 79,03 70,29 71,55 VTS 43,86 37,58 39,01 32,06 21,23 VBX 58,30 58,31 56,72 61,95 63,29 Nguồn: tính toán từ báo cáo tài chính. Nhìn chung tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn của công ty nằm trong khoảng (40%;70%). Qua các năm công ty MCC có tỷ lệ này thấp nhất và công ty QNC có tỷ lên này cao nhất. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn trong khoảng (40%;70%), xét trong điều kiện kinh doanh thuận lợi thì có thể chấp nhận được, nhưng trong điều kiện kinh doanh bất lợi của ngành VLXD thì tỷ lệ này tương đối cao. 2.2.2 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Cách tính và ý nghĩa của hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đã được trình bày ở chương 1 mục 1.1.3 Bảng 2.2: Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của 27 công ty trong giai đoạn 2011-2015 2011 2012 2013 2014 2015 BBS 1,08 1,39 1,83 1,63 1,71 BCC 4,85 4,01 3,91 2,69 2,01 BTS 4,14 4,18 4,48 3,07 2,29 CCM 0,71 0,71 0,91 0,87 0,97 CVT 1,83 3,12 3,01 1,72 2,22 DC4 2,09 1,83 2,66 1,63 1,85 HCC 0,77 0,89 0,62 1,00 1,19 HLY 1,52 1,88 1,73 1,57 0,98 HOM 1,33 1,30 1,37 1,09 1,02 HPS 0,19 0,47 0,65 0,66 0,39 MCC 0,14 0,08 0,19 0,14 0,11 Trường Đại học Kin tế Đại học Huế 28 NHC 0,38 0,21 0,29 0,25 0,39 QNC 8,75 10,28 9,72 8,12 8,66 SCJ 1,01 1,12 1,02 0,92 0,91 SCL 1,19 1,33 1,26 1,17 1,04 SDN 0,95 0,65 0,99 1,19 1,09 SDY 2,45 2,33 1,82 2,53 3,82 SHN 1,80 2,90 2,58 8,63 0,30 TBX 1,16 1,44 2,14 2,00 2,03 TMX 1,81 1,66 1,53 0,99 0,59 TTC 1,87 0,54 0,45 0,87 0,75 TXM 1,85 0,83 0,70 0,54 0,41 VCS 1,56 1,64 1,60 2,37 1,79 VHL 3,14 2,75 1,85 1,18 1,25 VIT 3,64 3,98 3,77 2,37 2,51 VTS 0,60 0,78 0,64 0,47 0,27 VBX 1,40 1,40 1,31 1,63 1,72 Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính. Từ bảng 2.2 cho thấy công ty cổ phần Gạch ngói Nhị Hiệp (NHC) có tỷ lệ này ổn định nhất trong số các công ty, công ty cổ phần Gạch ngói cao cấp có tỷ lệ này thấp nhất trong số các công ty. Riêng công ty cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh có tỷ lệ này cao nhất, năm 2015 công ty có chỉ số này lên đến 8,66. Điều này cho thấy công ty sử dụng nợ quá nhiều trong cơ cấu vốn của mình. 2.2.3 Tỷ số thanh khoản hiện hành Chỉ số thanh khoản hiện hành là tỷ số thanh khoản chủ đạo. Tỷ số này dùng để đo năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số thanh toán hiện hành được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh toạn hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn (2.1) Tỷ số này cho biết nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng tài sản ngắn hạn như thế nào, tức là tỷ số này cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang nắm giữ thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Tỷ số này càng cao thì khả năng trả được nợ của doanh nghiệp càng lớn. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản để sử dụng ngay để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 29 Bảng 2.3: Tỷ số thanh khoản hiện hành của 27 công ty trong giai đoạn 2011-2015 2011 2012 2013 2014 2015 BBS 1,74 1,44 1,37 1,32 1,24 BCC 0,70 0,64 0,50 0,50 0,41 BTS 0,47 0,40 0,47 0,45 0,43 CCM 1,23 1,04 1,32 1,36 1,33 CVT 0,94 0,75 0,77 1,28 1,00 DC4 1,23 1,37 1,28 1,53 1,52 HCC 1,68 1,35 1,32 1,35 1,29 HLY 0,90 0,79 0,66 0,79 0,73 HOM 0,78 0,82 0,73 0,74 0,68 HPS 4,06 2,06 1,35 1,71 2,68 MCC 3,94 6,30 3,53 3,48 4,09 NHC 3,56 5,01 3,88 3,84 3,29 QNC 1,11 1,00 1,03 0,85 0,88 SCJ 1,24 0,80 1,22 1,24 0,95 SCL 1,05 1,07 1,15 0,92 0,87 SDN 1,54 1,87 1,60 1,54 1,49 SDY 1,17 1,18 1,31 1,22 1,08 SHN 0,71 0,96 0,86 0,52 1,15 TBX 1,05 0,82 0,85 0,94 1,04 TMX 1,53 1,58 1,63 2,00 2,71 TTC 1,13 1,51 1,92 1,92 2,05 TXM 0,65 1,84 2,01 2,49 2,95 VCS 0,91 1,05 1,03 1,24 1,38 VHL 0,55 0,56 0,67 1,06 1,14 VIT 0,61 0,73 0,65 0,68 0,64 VTS 1,49 1,38 1,48 1,96 2,95 VBX 2,41 1,67 1,47 1,35 1,21 Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 30 Qua bảng 2.3 cho thấy tỷ số thanh khoản hiện hành của các công ty nhìn chung rất thấp, điều này một phần là do công ty sử dụng tỷ lệ nợ ngắn hạn cao trong cơ cấu vốn của mình, đồng thời một phần là do khó khăn trong kinh doanh làm cho tỷ lệ này thấp. Có nhiều công ty có tỷ số này <1 như BCC, BTS, HLY, HOM, SHN, CVT, VIT,Trong tất cả các công ty thì chỉ có MCC có chỉ số này cao hơn tất cả các công ty còn lại trong giai đoạn 2011 – 2015, điều này một phần cũng do công ty này sử dụng rất ít nợ ngắn hạn. 2.2.4 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu được xác đinh bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho vốn chủ sỡ hữu. ROE = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sỡ hữu (2.2) Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sỡ hữu của công ty cổ phần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương thì công ty làm ăn có lãi và nếu tỷ số này mang giá trị âm thì công ty làm ăn thua lỗ. Bảng 2.4: ROE của 27 công ty trong giai đoạn 2011-2015 2011 2012 2013 2014 2015 BBS 0,11 0,11 0,10 0,10 0,10 BCC 0,05 0,06 -0,01 0,11 0,15 BTS 0,00 -0,03 -0,25 0,11 0,11 CCM 0,05 0,05 0,02 0,02 0,03 CVT 0,17 0,10 0,15 0,21 0,22 DC4 0,11 0,10 0,09 0,05 0,06 HCC 0,23 0,25 0,03 0,19 0,27 HLY 0,16 -0,18 0,00 0,05 0,05 HOM 0,14 0,12 0,00 0,05 0,07 HPS 0,08 -0,38 -1,08 0,01 0,01 MCC 0,15 0,18 0,12 0,22 0,18 NHC 0,21 0,07 0,13 0,19 0,32 QNC 0,12 0,02 0,03 0,05 0,01 SCJ 0,07 -0,04 0,03 0,08 -0,02 SCL 0,05 -0,08 0,25 0,14 0,00 SDN 0,21 0,29 0,25 0,22 0,22 SDY -0,42 -0,13 0,00 0,01 -0,95 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 31 SHN -0,73 -1,42 0,10 -3,04 0,79 TBX 0,26 0,11 0,00 0,01 0,07 TMX 0,16 0,10 0,09 0,08 0,08 TTC 0,05 0,06 0,10 0,16 0,22 TXM 0,07 0,04 0,05 0,06 0,03 VCS 0,12 0,06 0,06 0,27 0,41 VHL 0,08 0,00 0,19 0,20 0,22 VIT 0,02 -0,09 0,09 0,18 0,19 VTS 0,22 0,01 -0,08 0,02 0,00 VBX 0,19 0,15 0,13 0,13 0,09 Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính. Từ bảng 2.4, nhìn chung các công ty trong ngành làm ăn có lãi, nhưng do trong giai đoạn này tình hình kinh tế chung bất ổn nên ảnh hưởng đến ngành VLXD nên lãi không cao, thể hiện ở đã số các công ty có tỷ lệ ROE thấp. Bên cạnh đó vẫn có một số công ty làm ăn thua lỗ như SCJ, SDY (năm 2015) có tỷ số này <0.Từ năm 2011-2015 thì SDN có tỷ lệ này khá cao và ổn đinh nhất trong tất cả các công ty. 2.2.5 Tài sản cố đinh hữu hình trên tổng tài sản Tài sản cố định hữu hình = Tài sản cố định hữu hình Tổng tài sản (2.3) Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng tài sản thì tài sản cố định hữu hình chiếm bao nhiêu đồng. Tỷ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp đầu tư càng nhiều vào tài sản cố định, từ đó cho thấy quy mô của doanh nghiệp như thế nào. Khi doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định càng nhiều sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển sản phẩm mới vì không đủ vốn lưu động để bổ sung cho vốn hoạt động, bên cạnh đó cũng làm giảm giá trị tài sản của doanh nghiệp vì tài sản cố định hữu hình dễ lỗi thời về công nghệ. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 32 Bảng 2.5: Tỷ số tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản của 27 công ty trong giai đoạn 2011-2015 Đơn vị tính: % 2011 2012 2013 2014 2015 BBS 21,27 15,19 18,05 27,44 21,47 BCC 75,77 77,18 74,11 7,16 76,03 BTS 79,33 81,22 76,54 80,86 78,26 CCM 11,32 4,75 9,36 9,89 10,82 CVT 12,70 6,54 55,13 4023 27,04 DC4 8,52 6,82 3,92 3,85 3,51 HCC 30,83 34,32 42,12 30,94 31,75 HLY 14,06 16,68 23,46 21,20 23,40 HOM 69,51 64,16 62,58 62,94 58,16 HPS 36,40 33,96 46,91 32,23 25,04 MCC 15,66 15,66 11,32 10,64 9,86 NHC 4,69 7,56 7,15 6,33 1,67 QNC 34,65 30,05 34,89 38,67 45,34 SCJ 70,19 69,47 68,49 66,28 69,16 SCL 14,39 65,89 51,52 51,42 53,02 SDN 13,59 14,67 10,94 8,82 14,19 SDY 9,95 9,87 7,46 4,78 6,01 SHN 0,26 0,19 0,00 0,00 0,08 TBX 31,30 55,41 46,50 41,51 33,86 TMX 2,66 2,37 2,37 2,46 2,57 TTC 26,44 19,77 15,74 12,22 13,15 TXM 0,90 1,12 0,89 0,71 1,21 VCS 24,46 44,67 4,06 24,06 20,86 VHL 54,06 53,07 48,11 38,23 49,07 VIT 50,70 47,51 51,19 52,68 34,67 VTS 34,14 29,10 33,98 32,94 33,67 VBX 6,01 5,93 4.98 7,45 8,45 Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính. Nhìn chung tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản của các công ty không cao, một số công ty có tỷ lệ này rất thấp như : NHC, SHN, TXM, điều này cho thấy công ty không chú trọng vào việc đầu tư vào tài sản cố định và mở rộng quy mô. Bên cạnh đó vẫn có công ty có tỷ lệ này cao như BTS (năm 2015) là 78.26%, công ty này chú trọng vào việc đầu tư vào tài sản cố định và mở rộng quy mô nhiều làm cho khả năng thanh khoản hiện hành của công ty rất thấp – xem mục 2.2.3. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 33 2.2.6 Tăng trƣởng giá trị sổ sách của tài sản Được tính bằng cách lấy giá trị sổ sách tài sản năm t chia cho giá trị sổ sách tài sản năm t-1. Tăng trưởng giá trị sổ sách = Giá trị sổ sách tài sản năm t Giá trị sổ sách tài sản năm t-1 (2.4) Tỷ số này cho thấy tốc độ tăng giá trị của doanh nghiệp, tỷ số này lớn hơn 1 cho thấy giá trị của công ty năm hiện hành tăng lên hơn so với năm trước do công ty mở rộng quy mô sản xuất. Bảng 2.6: Tăng trƣởng giá trị sổ sách của tài sản của 27 công ty trong giai đoạn 2011-2015 2011 2012 2013 2014 2015 BBS 1,39 1,19 1,22 0,98 1,06 BCC 1,13 0,95 0,97 0,97 0,94 BTS 1,18 0,92 1,00 0,89 0,91 CCM 1,49 0,86 1,18 1,00 1,09 CVT 2,45 1,38 1,04 1,34 1,42 DC4 1,42 0,92 1,32 0,73 1,10 HCC 1,09 0,90 0,82 1,47 1,24 HLY 1,48 0,96 0,94 0,99 0,80 HOM 0,99 1,01 0,94 0,92 1,00 HPS 1,02 0,83 0,54 1,01 0,85 MCC 1,03 0,93 1,12 0,98 1,08 NHC 1,08 0,84 1,08 1,09 1,23 QNC 1,23 1,07 0,92 0,95 0,93 SCJ 1,09 0,98 0,98 0,99 0,92 SCL 1,25 0,93 1,30 0,95 0,96 SDN 1,11 0,95 1,27 1,16 1,03 SDY 0,90 0,83 0,92 1,26 0,70 SHN 0,94 0,62 0,93 0,75 2,20 TBX 1,26 1,13 1,18 0,97 1,08 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 34 TMX 1,13 0,96 0,96 0,84 0,83 TTC 1,00 0,87 1,03 1,13 1,10 TXM 1,20 0,65 0,96 0,93 0,91 VCS 1,83 0,98 1,05 0,96 1,05 VHL 1,29 0,89 0,93 1,11 1,18 VIT 1,05 0,99 1,05 0,86 1,33 VTS 1,14 1,02 0,82 0,91 0,86 VBX 1,00 0,99 0,98 1,16 1,01 Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính. Từ bảng 2.6 cho thấy, tăng trưởng giá trị sổ sách của các công ty giai đoạn 2011 – 2015 thấp. Có nhiều công ty có tỷ số này <0 ( năm 2015) như: BCC, BTS, QNC, HLY, SCJ điều đó cho thấy tốc độ tăng trưởng giá trị của các doanh nghiệp này năm 2015 so với 2014 giảm đi. Tuy nhiên, năm 2015 trong 27 công ty thì SHN có tỷ số này ấn tượng nhất 2,20, trong khi đó năm 2014 thì công ty này có tăng trưởng sổ sách bằng 0,75. 2.2.7 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ROA là một trong những thước đo phổ biến về khả năng sinh lời của doanh nghiệp. ROA là chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của tổng tài sản trong khi nguồn hình thành tài sản bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay ROA được tính như sau: ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân (2.5) Nếu tỷ số này lớn hơn 0 thì doanh nghiệp làm ăn có lãi, tỷ số này càng cao thể hiện doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 35 Bảng 2.7: ROA của 27 công ty trong giai đoạn 2011-2015 2011 2012 2013 2014 2015 BBS 0,05 0,05 0,04 0,04 0,04 BCC 0,01 0,01 0,00 0,03 0,05 BTS 0,00 -0,01 -0,04 0,03 0,03 CCM 0,03 0,03 0,01 0,01 0,02 CVT 0,06 0,02 0,04 0,08 0,07 DC4 0,04 0,03 0,03 0,02 0,02 HCC 0,13 0,13 0,02 0,09 0,12 HLY 0,06 -0,06 0,00 0,02 0,02 HOM 0,06 005 0,00 0,02 0,03 HPS 0,07 -0,26 -0,66 0,00 0,01 MCC 0,13 0,17 0,10 0,20 0,16 NHC 0,15 0,06 0,10 0,15 0,23 QNC 0,01 0,00 0,00 0,01 0,00 SCJ 0,04 -0,02 0,01 0,04 -0,01 SCL 0,02 -0,03 0,11 0,06 0,00 SDN 0,11 0,17 0,13 0,10 0,10 SDY -0,12 -0,04 0,00 0,00 -0,20 SHN -0,26 -0,37 0,03 -0,32 0,61 TBX 0,12 0,04 0,00 0,00 0,02 TMX 0,06 0,04 0,03 0,04 0,05 TTC 0,02 0,06 0,10 0,09 0,13 TXM 0,03 0,02 0,03 0,04 0,02 VCS 0,05 0,02 0,02 0,08 0,15 VHL 0,02 0,00 0,06 0,09 0,10 VIT 0,00 -0,02 0,02 0,05 0,05 VTS 0,14 0,01 -0,05 0,01 0,00 VBX 0,08 0,06 0,05 0,05 0,03 Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính. Qua bảng 2.7 cho thấy, qua các năm hầu như các công ty làm ăn có lãi. Tuy nhiên năm 2012 thì số công ty làm ăn thua lỗ nhiều hơn so với các năm khác, điều này phần lớn là do trong thời gian này thị trường bất động sản đóng băng, và việc cắt giảm chi tiêu công của chính phủ làm ảnh hưởng mạnh đến các công ty ngành VLXD. Trong tất cả các công ty thì năm 2015 SHN có ROA ấn tượng nhất, mặc dù năm 2014 công ty này có ROA là -0.32 nhưng sang năm 2015 thì công ty lại có ROA là 0,61 – cao nhất trong số các công ty vào năm 2015. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 36 Tóm lại: Qua việc phân tích một số tỷ số tài chính cơ bản của các công ty cho thấy rằng: nợ chiếm ưu thế trong cấu trúc vốn của công ty. Bên cạnh đó, sự tăng giảm của các tỷ số ROA, ROE, tăng trưởng giá trị sổ sách, tài sản hữu hình cũng có tác động không nhỏ đến tỷ lên nợ trong cơ cấu vốn của công ty. Xác định được các nhân tố chính tác động đến cơ cấu vốn giúp cho doanh nghiệp xác định được một cơ cấu vốn phù hợp nhất cho công ty mình. 2.3 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại HNX 2.3.1 Thống kê mô tả và ma trận tƣơng quan mô hình tổng nợ trên tổng tài sản 2.3.1.1 Thống kê mô tả Bảng 2.8: Tóm tắt mô tả thống kê các biến tác động đến cấu trúc vốn Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews Bảng 2.8 mô tả tóm tắt các biến phụ thuộc và giải thích của 27 công ty niêm yết tại HNX giai đoạn 2011 – 2015. Từ bảng trên có thể thấy: Tổng nợ vay trên tổng tài sản bình quân của các công ty là 55,95%, trong đó công ty có nợ vay cao nhất là 90,67% và thấp nhất là 7,32%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngành VLXD niêm yết tại HNX ưa thích sử dụng nợ hơn sử dụng vốn cổ phần. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 37 2.3.1.2 Ma trận tương quan mô hình tổng nợ trên tổng tài sản Ma trận tương quan mô hình tổng nợ trên tổng tài sản được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.9 Ma trận tƣơng quan mô hình tổng nợ trên tổng tài sản Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews Từ ma trận trên ta thấy: Hệ số tương quan giữa FA, SIZE, STATE, GROWTH, TAX với LEV trong mô hình hồi quy tổng nợ trên tổng tài sản là quan hệ tương quan đồng biến. Hệ số tương quan giữa ROA, LIQ VỚI LEV trong mô hình hồi quy tổng nợ trên tổng tài sản là quan hệ tương quan nghịch biến. 2.3.2. Mô hình hồi quy tổng nợ trên tổng tài sản Tác giả thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị trên dữ liệu bảng cho tất cả các biến sử dụng trong phân tích. Kết quả kiểm định Hadri cho thấy tất cả các biến không có nghiệm đơn vị với mức ý nghĩa 5% (Xem chi tiết tại phụ lục 2). Vì vậy tác giả có thể sử dụng dữ liệu gốc để thực hiện hồi quy. 2.3.2.1 Mô hình hồi quy tổng nợ trên tổng tài sản theo Pooled OLS. Kết quả hồi quy tổng nợ trên tổng tài sản theo Pooled OLS được thể hiện ở bẳng 2.10 bên dưới: Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 38 Bảng 2.10: Tác động của các biến giải thích đến tổng nợ trên tổng tài sản theo Pooled OLS. Giá trị hệ số hồi quy LEV Giá trị xác suất C -0,617359 0,0127 ROA -0,251160 0,0115 FA -0,157747 0,0004 SIZE 0,109427 0,0000 STATE 0,003477 0,8450 GROWTH -0,026658 0,5455 LIQ -0,121860 0,0000 TAX 0,762540 0,2004 R 2 hiệu chỉnh 0,722696 Giá trị của thống kê F 50,88918 0,000000 Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews. Từ bảng trên ta có phương trình kinh tế lượng theo phương pháp Pooled OLS như sau: LEV = -0,617359 – 0,251160 ROA – 0,157747 FA + 0,109427 SIZE + 0,003477 STATE – 0,026658 GROWTH – 0,121860 LIQ + 0,762540 TAX. (2.6) Từ phương trình kinh tế lượng ta thấy: Nếu ROA thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi -0,251160 đơn vị. Nếu FA thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi - 0,157747 đơn vị. Nếu SIZE thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi 0,109427 đơn vị Nếu STATE thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi 0,003477 đơn vị Nếu GROWTH thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi -0,026658 đơn vị Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 39 Nếu LIQ thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi -0,121860 đơn vị Nếu TAX thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi 0,762540 đơn vị  Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Hệ số xác đinh R2 hiệu chỉnh của mô hình này là 0,722696 thể hiện các biến độc lập trong mô hình này giải thích 72,2696% sự biến thiên của biến phụ thuộc LEV. Như vậy độ phù hợp của mô hình là tương đối cao.  Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Ta kiểm định giả thiết sự phù hợp của hàm hồi quy: H0 : R 2 = 0 H1 : R 2 ≠ 0 Từ kết quả hồi quy ở bảng 2.10, ta thấy giá trị thống kê F được tính từ giá trị R 2 đầy đủ khác 0 ( đạt 50,88918), giá trị Prob của thống kê F rất nhỏ (0,00000<0,05) cho nên bác bỏ giả thiết H0. Như vậy mô hình hồi quy trên phù hợp. 2.3.2.2 Mô hình hồi quy tổng nợ trên tổng tài sản theo FEM Kết quả hồi quy tổng nợ trên tổng tài sản theo FEM được thể hiện ở bẳng 2.11 bên dưới: Bảng 2.11: Tác động của các biến giải thích đến tổng nợ trên tổng tài sản theo FEM. Giá trị hệ số hồi quy LEV Giá trị xác suất C -1,429169 0,1003 ROA -0,298744 0,0000 FA -0,022188 0,7206 SIZE 0,173123 0,0248 STATE 0,039770 0,5499 GROWTH -0,044690 0,1490 LIQ -0,078865 0,0000 TAX 0,719199 0,0448 R 2 hiệu chỉnh 0,905419 Giá trị của thống kê F 39,87215 0,000000 Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 40 Từ bảng trên ta có phương trình kinh tế lượng theo phương pháp FEM như sau: LEV = -1,429169 – 0,298744 ROA – 0,022188 FA + 0,173123 SIZE + 0,039770 STATE – 0,044690 GROWTH – 0,078865 LIQ + 0,719199 TAX. (2.7) Từ phương trình kinh tế lượng ta thấy: Nếu ROA thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi -0,298744 đơn vị. Nếu FA thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi - 0,022188 đơn vị. Nếu SIZE thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi 0,173123 đơn vị Nếu STATE thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi 0,039770 đơn vị Nếu GROWTH thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi -0,044690 đơn vị Nếu LIQ thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi -0,078865 đơn vị Nếu TAX thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi 0,719199 đơn vị  Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Hệ số xác đinh R2 hiệu chỉnh của mô hình này là 0,905419 thể hiện các biến độc lập trong mô hình này giải thích 90,5419% sự biến thiên của biến phụ thuộc LEV. Như vậy độ phù hợp của mô hình cao.  Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Ta kiểm định giả thiết sự phù hợp của hàm hồi quy: H0 : R 2 = 0 H1 : R 2 ≠ 0 Từ kết quả hồi quy ở bảng 2.11, ta thấy giá trị thống kê F được tính từ giá trị R 2 đầy đủ khác 0 (đạt 39,87215), giá trị Prob của thống kê F rất nhỏ (0,00000<0,05) cho nên bác bỏ giả thiết H0. Như vậy mô hình hồi quy trên phù hợp. 2.3.2.3 Mô hình hồi quy tổng nợ trên tổng tài sản theo REM Kết quả hồi quy tổng nợ trên tổng tài sản theo REM được thể hiện ở bảng 2.12 bên dưới: Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 41 Bảng 2.12: Tác động của các biến giải thích đến tổng nợ trên tổng tài sản theo REM. Giá trị hệ số hồi quy LEV Giá trị xác suất C -0,832306 0,0139 ROA -0,283408 0,0001 FA -0,064981 0,2123 SIZE 0,123753 0,0000 STATE 0,014019 0,6559 GROWTH -0,043618 0,1437 LIQ -0,090055 0,0000 TAX 0,736658 0,0381 R 2 hiệu chỉnh 0,571379 Giá trị của thống kê F 26,51861 0,000000 Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews Từ bảng trên ta có phương trình kinh tế lượng theo phương pháp FEM như sau: LEV = -0,832306 – 0,283408 ROA – 0,064981 FA + 0,123753 SIZE + 0,014019 STATE – 0,043618 GROWTH – 0,090055 LIQ + 0,736658 TAX. (2.8) Từ phương trình kinh tế lượng ta thấy: Nếu ROA thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi -0,283408 đơn vị. Nếu FA thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi - 0,064981 đơn vị. Nếu SIZE thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi 0,123753 đơn vị Nếu STATE thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi 0,014019 đơn vị Nếu GROWTH thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi -0,043618 đơn vị Nếu LIQ thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi -0,090055 đơn vị Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 42 Nếu TAX thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi 0,736658 đơn vị  Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Hệ số xác đinh R2 hiệu chỉnh của mô hình này là 0,571379 thể hiện các biến độc lập trong mô hình này giải thích 57,1379% sự biến thiên của biến phụ thuộc LEV. Như vậy độ phù hợp của mô hình tương đối thấp  Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Ta kiểm định giả thiết sự phù hợp của hàm hồi quy: H0 : R 2 = 0 H1 : R 2 ≠ 0 Từ kết quả hồi quy ở bảng 2.12, ta thấy giá trị thống kê F được tính từ giá trị R 2 đầy đủ khác 0 (đạt 26,51861), giá trị Prob của thống kê F rất nhỏ (0,00000<0,05) cho nên bác bỏ giả thiết H0. Như vậy mô hình hồi quy trên phù hợp. 2.3.3 Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp 2.3.3.1 Kiểm định F hạn chế. Kiểm định này nhằm xem xét mô hình Pooled OLS hay FEM phù hợp hơn. Giả thiết: H0: Mô hình FEM không phù hợp. H1: Mô hình FEM phù hợp. Kết quả kiểm định được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.13: Bảng kiểm định F hạn chế. Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews Trường Đại học Kinh tế Đại ọc Huế 43 Từ bảng kiểm định F hạn chế trên ta có giá trị Prob của thống kê F = 0,0000 < 0,05. Cho nên bác bỏ giả thiết H0. Như vậy mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) phù hợp hơn. 2.3.3.2 Kiểm định Hausman. Kiểm định này nhằm xem xét mô hình FEM hay REM phù hợp hơn. Kiểm định này thực chất là có sự tồn tại tự tương quan giữa các biến độc lập và εi hay không. Giả thiết: H0: các biến độc lập và εi không tương quan H1: các biến độc lập và εi có tương quan Kết quả kiểm định được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.14: Bảng kiểm định Hausman. Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews Từ bảng kiểm định Hausman trên ta có giá trị Prob = 0,4167 > 0,05. Cho nên chấp nhận giả thiết H0, lúc đó các biến độc lập và εi không tương quan với nhau. Vậy mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) phù hợp hơn. 2.3.3.3 Kiểm định các biến không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy tổng nợ trên tổng tài sản. Sau khi chọn được mô hình hồi quy tổng nợ trên tổng tài sản phù hợp là mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên. Từ kết quả hồi quy ta nhận thấy có một số biến có lẽ Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 44 không phù hợp với ý nghĩa thực tế, cho nên ta tiến hành kiểm chứng lại các biến không có ý nghĩa trong mô hình để lọai bỏ được hiện tượng đa cộng tuyến. Để kiểm chứng các biến không có ý nghĩa trong mô hình ta tiến hành loại bỏ từng biến trong mô hình rồi chạy lại mô hình với mức ý nghĩa 5%.  Kiểm định ý nghĩa của biến ROA: Giả thuyết: Đặt H0 = 0 là biến ROA không cần thiết trong mô hình. H1 ≠ 0 là biến ROA cần thiết trong mô hình. Bảng 2.15: Bảng kiểm định ý nghĩa thống kê (Wald) của biến ROA Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews Từ bảng kiểm định Wald ở trên ta có: giá trị Prob của thống kê F =0,0001<0,05. Cho nên bác bỏ giả thiết H0. Vậy ROA là biến cần thiết trong mô hình.  Kiểm định ý nghĩa của biến FA: Giả thuyết: Đặt H0 = 0 là biến FA không cần thiết trong mô hình. H1 ≠ 0 là biến FA cần thiết trong mô hình. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 45 Bảng 2.16: Bảng kiểm định ý nghĩa thống kê (Wald) của biến FA Nguồn: Tính toán từ chương trình Eview Từ bảng kiểm định Wald ở trên ta có: giá trị Prob của thống kê F =0,2123 > 0,05. Cho nên chấp nhận giả thiết H0. Vậy FA là biến không cần thiết trong mô hình. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 46  Kiểm định ý nghĩa của biến SIZE: Giả thuyết: Đặt H0 = 0 là biến SIZE không cần thiết trong mô hình. H1 ≠ 0 là biến SIZE cần thiết trong mô hình. Bảng 2.17: Bảng kiểm định ý nghĩa thống kê (Wald) của biến SIZE Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews Từ bảng kiểm định Wald ở trên ta có: giá trị Prob của thống kê F =0,0000<0,05. Cho nên bác bỏ giả thiết H0. Vậy SIZE là biến cần thiết trong mô hình. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 47  Kiểm định ý nghĩa của biến STATE: Giả thuyết: Đặt H0 = 0 là biến STATE không cần thiết trong mô hình. H1 ≠ 0 là biến STATE cần thiết trong mô hình. Bảng 2.18: Bảng kiểm định ý nghĩa thống kê (Wald) của biến STATE Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews Từ bảng kiểm định Wald ở trên ta có: giá trị Prob của thống kê F =0,6559>0,05. Cho nên chấp nhận giả thiết H0. Vậy STATE là biến không cần thiết trong mô hình. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 48  Kiểm định ý nghĩa của biến GROWTH : Giả thuyết: Đặt H0 = 0 là biến GROWTH không cần thiết trong mô hình. H1 ≠ 0 là biến GROWTH cần thiết trong mô hình. Bảng 2.19: Bảng kiểm định ý nghĩa thống kê (Wald) của biến GROWTH Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews Từ bảng kiểm đỊnh Wald ở trên ta có: giá trị Prob của thống kê F =0,1437>0,05. Cho nên chấp nhận giả thiết H0. Vậy GROWTH là biến không cần thiết trong mô hình. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 49  Kiểm định ý nghĩa của biến LIQ: Giả thuyết: Đặt H0 = 0 là biến LIQ không cần thiết trong mô hình. H1 ≠ 0 là biến LIQ cần thiết trong mô hình. Bảng 2.20: Bảng kiểm định ý nghĩa thống kê (Wald) của biến LIQ Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews Từ bảng kiểm định Wald ở trên ta có: giá trị Prob của thống kê F =0,0000<0,05. Cho nên bác bỏ giả thiết H0. Vậy LIQ là biến cần thiết trong mô hình Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 50  Kiểm định ý nghĩa của biếnTAX: Giả thuyết: Đặt H0 = 0 là biến TAX không cần thiết trong mô hình. H1 ≠ 0 là biến TAX cần thiết trong mô hình. Bảng 2.21: Bảng kiểm định ý nghĩa thống kê (Wald) của biến TAX Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews Từ bảng kiểm định Wald ở trên ta có: giá trị Prob của thống kê F =0,0381<0,05. Cho nên bác bỏ giả thiết H0. Vậy TAX là biến cần thiết trong mô hình. Từ các kiểm chứng biến không có ý nghĩa trong mô hình thì có 3 biến là FA, STATE, GROWTH không có ý nghĩa trong mô hình tổng nợ trên tổng tài sản. Ta chạy lại mô hình với các biến còn lại với mức ý nghĩa 5%, nếu biến nào có mức ý nghĩa >5% thì ta loại bỏ ra khỏi mô hình rồi chạy lại mô hình với các biến còn lại với mức ý nghĩa 5% cho đến khi tìm được mô hình phù hợp, ta được mô hình phù hợp sau: Trường Đại học Kinh tế Đại ọc Huế 51 Bảng 2.22: Bảng mô hình tổng nợ trên tổng tài sản phù hợp. Giá trị hệ số hồi quy Giá trị xác suất C -0,600815 0,0624 ROA -0,352487 0,0000 SIZE 0,113391 0,0001 LIQ -0,086164 0,0000 R 2 hiệu chỉnh 0,561498 Giá trị của thống kê F 58,19527 0,000000 Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews Từ bảng trên ta thấy tất cả các biến đều có mức ý nghĩa <0,05. Như vậy mô hình này phù hợp. Ta có phương trình hồi quy tổng nợ trên tổng tài sản: LEV = -0,600815 – 0,352487ROA + 0,113391SIZE – 0,086164LIQ (2.9) Từ phương trình kinh tế lượng trên ta thấy: Nếu ROA thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi -0,352487 đơn vị.. Nếu SIZE thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi 0,113391 đơn vị Nếu LIQ thay đổi 1 đơn vị thì LEV thay đổi -0,086164 đơn vị.  Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Hệ số xác đinh R2 hiệu chỉnh của mô hình này là 0,561498 thể hiện các biến độc lập trong mô hình này giải thích 56,1498% sự biến thiên của biến phụ thuộc LEV. Như vậy độ phù hợp của mô hình khá.  Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Ta kiểm định giả thiết sự phù hợp của hàm hồi quy: H0 : R 2 = 0 H1 : R 2 ≠ 0 Trường Đại ọc Kinh tế Đại ọc Huế 52 Từ kết quả hồi quy ở bảng 2.22, ta thấy giá trị thống kê F được tính từ giá trị R 2 đầy đủ khác 0 (đạt 58,19527), giá trị Prob của thống kê F rất nhỏ (0,00000<0,05) cho nên bác bỏ giả thiết H0. Như vậy mô hình hồi quy trên phù hợp. 2.3.4 Kiểm định các khuyết tật trong mô hình 2.3.4.1 Đo lường đa cộng tuyến Ở bảng ma trận hệ số tương quan mô hình tổng nợ trên tổng tài sản ở phần 2.3.1.2 ta thấy tương quan cặp giữa các biến giải thích thấp. Ta có thể kết luận mô hình có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến thấp, có thể không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Như vậy không cần đến các biện pháp khắc phục. 2.3.4.2 Kiểm tra tính phân phối chuẩn của phần dư Từ kết quả biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa có Trung bình (Mean = 4,39e – 16) < 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev = 0,103231 <1 cho thấy phân phối của phần dư không chuẩn (Xem chi tiết tại phụ lục 4) Như vậy mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan hoặc phương sai sai số thay đổi. 2.3.4.3 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan. Để kiểm tra hiện tượng tự tương quan, ta xem xét đồ thị phần dư dưới đây: Trường Đại họ Ki h tế Đại học Huế 53 Hình 2.1: Đồ thị rải điểm giữa et và et-1 Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews. Hình 2.1 cho thấy có mối quan hệ tương quan thuận chiều giữa et và et-1 không rõ: Các giá trị et lớn không gắn với các giá trị et-1 lớn và ngược lại. Đây là dấu hiệu cho thấy không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình. 2.3.4.4 Kiểm định phương sai sai số thay đổi Ta sử dụng kiểm định BP để kiểm định phương sai sai số thay đổi. Kết quả ước lượng phần dư (xem phụ lục 6 ) thu được R2 = 0,082513 Thống kê LM = 135*0,082513 = 11,139255. Thống kê Chi bình phương: Chisao = 5,991465. Giả thuyết: H0: Không có phương sai sai số thay đổi H1: Có phương sai sai số thay đổi Vì LM > Chisao nên bác bỏ H0. Như vậy mô hình có phương sai sai số thay đổi. 2.3.5 Khắc phục khuyết tật trong mô hình REM. Tác giả thực hiện phương pháp ước lượng sai số chuẩn để khắc phục khuyết tật trong mô hình REM. Kết quả khắc phục mô hình REM thể hiên ở bảng dưới đây: Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 54 Bảng 2.23: Kết quả khắc phục mô hình tổng nợ trên tổng tài sản. Giá trị hệ số hồi quy Giá trị xác suất C -0,600815 0,1577 ROA -0,352487 0,0159 SIZE 0,113391 0,0022 LIQ -0,086164 0,0000 R 2 hiệu chỉnh 0,561498 Giá trị của thống kê F 58,19527 0,000000 Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews Kết quả hồi quy cho thấy tỷ suất sinh lời của tài sản và tính thanh khoản có tác động nghịch biến đến tổng nợ và quy mô của doanh nghiệp tác động thuận đến tổng nợ. R2 = 0,561498 nghĩa là sự thay đổi của các biến độc lập giải thích được 56,1498% sự thay đổi của tổng nợ. 2.3.6 Tổng hợp kết quả. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.24: Kết quả nghiên cứu: Phƣơng trình hồi quy ROA SIZE LIQ LEV -0.352487 0,0159 0,113391 0,0022 -0,086164 0,0000 Nguồn: Tổng hợp của tác giả Từ bảng trên ta thấy, với giả thiết gồm 7 nhân tố tác động đến cấu trúc vốn, sau khi thực hiện hồi quy và các kiểm định thì có 3 nhân tố tác động đến cấu trúc vốn. Nhân tố tỷ suất sinh lời của tài sản và tính thanh khoản của doanh nghiệp có tác động ngược chiều đến tổng nợ, nhân tố quy mô doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến tổng nợ. Kết quả cụ thể sẽ được thảo luận ở chương 3. Trường Đại ọc Kinh tế Đại học Huế 55 CHƢƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1 Thảo luận kết quả Các doanh nghiệp trong ngành VLXD niêm yết tại HNX có tình hình tài chính không tốt lắm. Hệ số nợ cao do sử dụng nhiều nợ trong cơ cấu vốn, tỷ số thanh khoản của các doanh nghiệp trong ngành thấp là 1,22 trong khi trung bình ngành là 1,59 do các doanh nghiệp này sử dụng nhiều nợ ngắn hạn trong cơ cấu vốn của mình, tỷ lệ TSCĐ hữu hình không cao và tăng trưởng giá trị sổ sách thấp, sử dụng ít nợ dài hạn. Kết quả hồi quy cho thấy, có 3 nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành VLXD ( với mức ý nghĩa 5%) là các biến ROA, SIZE, LIQ. Biến FA, STATE, GROWTH, TAX không tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành VLXD. Bảng 3.1: Tổng hợp các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng ROA SIZE LIQ LEV - + - Nguồn: Tổng hợp của tác giả. Với mức ý nghĩa 5%: Biến ROA tác động (-) đối với tổng nợ. Mối tương quan này có thể được lý giải theo lý thuyết trật tự phân hạng, các công ty ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại hơn nguồn tài trợ từ bên ngoài. Các công ty có lợi nhuận cao sẽ sử dụng ít nợ hơn. Biến SIZE có tác động (+) đối với tổng nợ. Kết quả này cho thấy những công ty có quy mô lớn thì sử dụng nhiều nợ. Biến LIQ có tác động (-) đến tổng nợ. Kết quả này cho thấy các công ty có tính thanh khoản cao thì có xu hướng sử dụng ít nợ và có nhiều tài sản ngắn hạn. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 56 Biến ROA tác động mạnh nhất đến tổng nợ, biến ROA thay đổi 1 đơn vị thì tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản thay đổi 35,2487%. Biến LIQ tác động yếu nhất đến tổng nợ, biến LIQ thay đổi 1 đơn vị thì tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản thay đổi 8,6164%. 3.2 Kiến nghị: 3.2.1 Đối với doanh nghiệp: Những doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh gặp khó khăn như không có lợi nhuận, lỗ hoặc tính thanh khoản của doanh nghiệp thấp thì doanh nghiệp không nên vay bởi vì lúc đó lãi vay trở thành chi phí cố định mà doanh nghiệp phải bỏ ra chỉ để sử dụng vốn vay, như vậy doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn. Lúc này, doanh nghiệp cần giảm tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của mình, việc giảm nợ có thể thực hiện bằng hai cách: bán đi những tài sản không hiệu quả của doanh nghiệp để chi trả cho các khoản nợ của ngân hàng hoặc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu. Các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất để làm ra những sản phẩm có giá thành thấp, tăng sức cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với sản phẩm của các quốc gia khác. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lí doanh nghiệp, các nhà quản lí doanh nghiệp cần để ý đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, nâng cao hiểu biết của mình về tầm quan trọng của cấu trúc vốn. Không ngừng cập nhật những thông tin biến động thị trường để đề ra những quyết định đúng đắn về nguồn tài trợ cấu trúc vốn tối ưu để có chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. 3.2.2 Đối với nhà đầu tƣ: Nhà đầu tư cần quan tâm đến tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng. Nếu những doanh Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 57 nghiệp có tỷ lệ này quá cao có khả năng hiệu quả hoạt động thấp hơn các doanh nghiệp khác nên các nhà đầu tư không nên đầu tư vào các doanh nghiệp này. Nhà đầu tư cũng nên quan tâm đến tính thanh khoản hiện hành của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ tính thanh khoản hiện hành cao thì công ty đó có tình hình tài chính tốt, các doanh nghiệp nên đầu tư vào các doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp có tỷ lệ tính thanh khoản hiện hành thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp đó đang gặp khó khăn, rắc rối về tài chính, nhà đầu tư cần cân nhắc kĩ khi quyết định đầu tư vào các doanh nghiệp này. Nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến quy mô của doanh nghiệp, nên đầu tư vào những doanh nghiệp có quy mô lớn, những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì nhà đầu tư cần tìm hiểu kĩ trước khi đầu tư. Trong thời gian tới, nếu các doanh nghiệp đẩy mạnh tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp bằng cách bán cổ phiếu ra bên ngoài, tức là tăng tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn thì đó là tín hiệu không tốt để mua cổ phiếu vào, lúc này nhà đầu tư cần tìm hiểu thông tin và quyết định kĩ lưỡng trước khi mua cổ phiếu vào. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 58 Phần III: KẾT LUẬN 1. Kết luận: Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội” đã hoàn thành khá tốt các mục tiêu nghiên cứu đề ra: Đề tài đã xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành VLXD niêm yết tại HNX theo mô hình hồi quy REM và chỉ ra được có 3 nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn là “Tỷ suất sinh lời của tài sản”, “quy mô của doanh nghiệp”, “tính thanh khoản của doanh nghiệp”. Trong đó nhân tố “tỷ suất sinh lời của tài sản” có tác động mạnh nhất đến cấu trúc vốn, tiếp đến là nhân tố “quy mô của doanh nghiệp” và cuối cùng là nhân tố “tính thanh khoản của doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài cũng cho thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn để làm cơ sở cho việc xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu hay một cấu trúc vốn mục tiêu. 2. Hạn chế của đề tài: Thứ nhất: các biến độc lập mà tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu chưa phải là biến tác động mạnh nhất đến việc sử dụng nợ, có thể còn nhiều nhân tố khác tác động mạnh hơn mà tác giả chưa đưa ra được, do cấu trúc nguồn vốn của công ty không chỉ chịu ảnh hưởng đặc điểm công ty mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như lạm phát, lãi suất, Đề tài vẫn chưa đưa yếu tố vĩ mô vào mô hình nghiên cứu. Thứ hai: đề tài chỉ nghiên cứu các doanh nghiệp ngành VLXD niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, nên số lượng mẫu quan sát bị giới hạn. Bên cạnh đó việc công bố thông tin của các công ty niêm yết chưa đầy đủ làm cho việc thu thập dữ liệu của tác giả bị hạn chế. Trường Đại học Kinh ế Đại học Huế 59 Thứ ba: do hạn chế về kiến thức, thời gian, giới hạn bài báo cáonên việc phân tích dữ liệu trong bài báo cáo chưa sâu. 3. Hƣớng phát triển đề tài: Gia tăng số lượng mẫu bằng cách thêm cả các doanh nghiệp ngành VLXD niêm yết trên sàn Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn sau đó phân tích thêm cấu trúc vốn ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp hoặc cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đưa thêm các biến độc lập là yếu tố vĩ mô như lạm phát, lãi suất vào mô hình nghiên cứu. Thay vì sử dụng mô hình hồi quy bội thì các đề tài sau này có thể lựa chọn mô hình hồi quy ngưỡng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt [1] Nguyễn Trung Đông và Nguyễn Văn Phong (2013), Hướng dẫn sử dụng phần mềm Eview 7.0. [2] Nguyễn Minh Kiều (2012), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản thống kê, trang 580 – 585, trang 589 – 614. [3] Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008), Các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí kinh tế phát triển tháng 12/2008. [4] Trần Bình Thám (2010), Bài giảng kinh tế lượng, Trường Đại học Kinh Tế Huế. [5] Trần Ngọc Thơ (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản thống kê, trang 391 – 397. [6] Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long, Báo cáo tài chính của 27 công ty thuộc ngành vật liệu xây dựng từ năm 2011 đến năm 2015. 2. Tài liệu tiếng Anh [1] Ang, J. S., R. A. Cole and Lin, J. W. (2000), “Agency costs and Ownership Structure”, Journal of Finance, 55, 81-106. [2] Aswath Damodaran (1997). “Corporate Fiance - Theory and Practice”. John wiley & Sons. [3] Baker, Malcolm, and Jeffrey Wugler (2002), “Market Timing and Capital Structure”, Journal of Finance, 57(1), 1-32. [4] Eugene F. Brigham và Joel F.Houston (2009), Quản trị tài chính, nhà xuất bản Cengage Learning, trang 714 – 758. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 61 [5] Franco Modigliani và Merton Miller, “Chi phí vốn, tài chính công ty, và lý thuyết đầu tư”, American Economic Review, tháng 6 năm 1958. [6] Franco Modigliani và Merton Miller, “Thuế thu nhập công ty và chi phí vốn: một sự hiệu chỉnh”, Economic Review, vol 53 (tháng 6 năm 1963), trang 433 – 443. [7] Jean J. Chen (2003), Determinants of Capital Strucsture of Chinese – listed companies, Journal of Business Research 57 (2004), trang 1341 – 1351. [8] Jensen, M.C; & Meckling, W. H. (1976), Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure, Journal of Financial Economics, 3(4), 305-360. [9] Murray Z.Frank và Vidhan K.Goyal (2009), “Các yếu tố quyết định cơ cấu vốn: Những yếu tố nào đáng tin cậy”. [10] Paul Asquith và David W. Mullins, Jr., (1983), “Tác động của việc bắt đầu chi trả cổ tức đến của cải của nhà đầu tư”, Journal of Bussiness, trang 77-96. 3. Trang web tham khảo cua-cong-ty-niem-yet-tren-san-giao-dich-chung-khoan-viet-nam-54006/ www.gso.gov.vn Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 62 PHỤ LỤC 1. CÔNG THỨC TÍNH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH LÀ BIẾN TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM. LEV = Tổng nợ Tổng tài sản STD = Nợ ngắn hạn Tổng tài sản LTD = Nợ dài hạn Tổng tài sản ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân FA = Tài sản cố định hữu hình Tổng tài sản SIZE = Log(Tổng tài sản) STATE là biến giả, biến này có giá trị là 1 nếu nhà nước chiếm tỷ lệ sở hữu lớn hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp và là 0 nếu ngược lại. GROWTH = Giá trị sổ sách tài sản năm t Giá trị sổ sách năm t-1 LIQ = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn TAX Sử dụng mức thuế được áp dụng phổ biến, còn các mức thuế suất TNDN được miễn giảm, được ưu đãi sẽ không được xét đến. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 63 PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HADRI Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 64 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 65 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 66 PHỤ LỤC 3. TỔNG HỢP HỆ SỐ HỒI QUY CẢU CÁC PHƢƠNG TRÌNH HỒI QUY PTHQ ROA FA SIZE STATE GROWTH LIQ TAX (2.6) -0,251160 -0,157747 0,109427 0,003477 -0,026658 -0,121860 0,762540 (2.7) -0,298744 -0,022188 0,173123 0,039770 -0,044690 -0,078865 0,719199 (2.8) -0,283408 -0,064981 0,123753 0,014019 -0,043618 -0,090055 0,736658 (2.9) -0,352487 _ 0,113391 _ _ -0,086164 _ Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 67 PHỤ LỤC 4. BIỂU ĐỒ TẦN SỐ CỦA PHẦN DƢ CHUẨN HÓA Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 68 PHỤ LỤC 5. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 69 PHỤ LỤC 6. KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG PHẦN DƢ Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 70 PHỤ LỤC 7. TỔNG HỢP HỆ SỐ TƢƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 71 PHỤ LỤC 8. MÔ HÌNH HỒI QUY -Mô hình hồi quy theo Pooled OLS: Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 72 -Mô hình tác động cố định (FEM): Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 73 -Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM): Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 74 -Mô hình hồi quy tổng nợ trên tổng tài sản phù hợp: Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 75 PHỤ LỤC 9. KẾT QUẢ KHẮC PHỤC MÔ HÌNH Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhanhminh_7817.pdf
Luận văn liên quan