Kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan – cục hải quan Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, mở cửa nền kinh tế. Những năm gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu luôn được đẩy mạnh, nhất là từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Cùng với đà tăng trưởng mạnh của nền kinh tế, hành vi trốn, lậu thuế và gian lận thuế cũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Một yêu cầu đặt ra cho cơ quan hải quan là phải quản lý và kiểm soát được tình hình xuất nhập khẩu, bảo đảm nguồn thu và chống thất thu cho ngân sách Nhà nước; không những vậy mà còn phải bảo vệ cho nền kinh tế trong nước, bảo vệ môi trường và người tiêu dùng. Hải quan không những phải đáp ứng được yêu cầu của quản lý nhà nước mà còn phải bảo đảm cho những nhu cầu hết sức thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu – đó là thông quan nhanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đáp ứng đòi hỏi từ thực tế, và cũng theo xu hướng chung của hải quan thế giới, hải quan VN đang triển khai áp dụng kiểm tra sau thông quan (Post clearance audit) xuất phát từ những ưu điểm của hậu kiểm mang lại, để làm sao quản lý được tốt nhất tình hình xuất nhập khẩu, chống thất thu ngân sách, bảo vệ được thị trường trong nước nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi tối đa cho hoạt động ngoại thương. Một khía cạnh quan trọng của hàng hóa xuất nhập khẩu đó là mã số hàng hóa. Nó được coi như là “thẻ căn cước” của hàng hóa, giúp phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau. Không những thế nó quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế phải nộp đối với hàng hóa đó. Chính vì thế việc phân loại, áp mã hàng hóa luôn là một trong những khâu nghiệp vụ rất quan trọng của ngành Hải quan, góp phần thiết thực trong việc thực hiện không chỉ chính sách thuế, mà còn chính sách mặt hàng, thống kê và đàm phán thương mại. Thế nhưng việc phân loại, áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay tại Việt Nam còn nhiều khó khăn bất cập, đối với lượng hàng hóa ngày một đa dạng, phong phú thì việc áp mã đúng cho hàng hóa không chỉ là khó cho doanh nghiệp mà còn gây không ít khó khăn cho chính công chức hải quan. Cũng chính vì đây là một lĩnh vực phức tạp nên cũng chứa nhiều rủi ro, không ít doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của các quy định về mã hàng của VN để gian lận thuế. Và trong tổng số thuế thất thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thì thất thu do áp mã sai chiếm một tỉ trọng khá lớn. Trong những tháng đầu năm 2009, Tổng cục hải quan VN đã phải đưa ra lời khuyến cáo vì tình trạng áp mã sai quá nhiều (mặt hàng máy nén nhập khẩu dùng cho hệ thống máy nén lạnh phải điều chỉnh thuế suất từ 0% thành 13%, hay mặt hàng hóa chất điều chỉnh từ 5% thành 40% .) Việc thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với mã số hàng hóa hơn bao giờ hết trở nên vô cùng quan trọng. Nó không những giúp phát hiện ra sai sót mà còn là cơ sở cho quá trình áp mã sau này. Qua quá trình học tập nghiên cứu tại Học viện, và thực tập tại Chi cục kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội thì em chọn đề tài “Kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội”, mong muốn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhỏ của cá nhân về KTSTQ về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nội dung trình bày đề tài của em gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Chương 2: Thực trạng kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI, ÁP MÃ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 1.1. Những vấn đề chung về kiểm tra sau thông quan: 1.1.1. Khái niệm Kiểm tra sau thông quan là một khâu nghiệp vụ của cơ quan hải quan nhằm kiểm tra tính chính xác của các thông tin khai báo về hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng, bằng việc kiểm tra hồ sơ hải quan, chứng từ thương mại, chứng từ thanh toán, tài liệu ghi chép về kế toán và thương mại liên quan đến hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa và tất cả số liệu, thông tin, bằng chứng khác liên quan đến hàng hóa đó đang được các đối tượng nắm giữ. Kiểm tra sau thông quan là phương pháp kiểm tra ngược thời gian, nó diễn ra sau khi giải phóng hàng, được thực hiện đối với những hàng hóa đã được thông quan. Phạm vi thời gian và không gian kiểm tra lớn hơn so với kiểm tra trong thông quan, nhờ đó có thể kiểm tra một cách toàn diện hơn, tỉ mỉ và kĩ càng hơn. Nhờ vậy cho phép rút ngắn thời gian kiểm tra trong thông quan, đáp ứng nhu cầu giải phóng hàng nhanh, và đảm bảo việc áp dụng quản lý rủi ro. Qua kiểm tra tổng hợp đánh giá được tình hình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, từ đó có sự ưu tiên trong quản lý đối với hàng hóa đối với những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, áp dụng các biện pháp xử lý, răn đe đối với những doanh nghiệp chưa chấp hành, hoặc chấp hành chưa tốt. Từ đó tạo nên một môi trường xuất nhập khẩu lành mạnh và bền vững. Trên thế giới thì kiểm tra sau thông quan được biết đến với thuật ngữ Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán (Audit-based control). Khái niệm kiểm tra trên cơ sở kiểm toán được Tổ chức Hải quan thế giới đưa ra và được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới, khái niệm này được nêu trong công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 như sau: “Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán” là các biện pháp do cơ quan hải quan tiến hành để kiểm tra sự chuẩn xác và trung thực của các tờ khai thông qua việc kiểm tra các sổ sách, hệ thống kinh doanh hay các số liệu thương mại có liên quan do bên hữu quan đang quản lý. Ở Việt Nam khái niệm kiểm tra sau thông quan cũng thống nhất với Công ước Kyoto và được nêu trong Luật Hải quan Việt Nam 2005. Theo đó Kiểm tra sau thông quan được hiểu là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng, người được chủ hàng uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan; thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

doc86 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5038 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan – cục hải quan Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giữ nguyên Quyết định ấn định thuế và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu DN không đồng ý thì có quyền khiếu nại lên Tổng cục Hải quan theo quy định của pháp luật Vì vẫn không đồng ý với Quyết định của cơ quan hải quan nên DN tiếp tục gửi Công văn tới Tổng cục Hải quan khiếu nại lần 2.Theo đó, DN đưa ra luận điểm của mình là DN không nhập khẩu đầy đủ các chi tiết của một ăng ten parabol trong đó thiếu bộ phận quan trọng là LNB (Bộ khuyếch đại và dịch tần). Theo DN thì khi thiếu đi bộ phận này thì mặt hàng DN NK chưa thể thực hiện được chức năng thu tín hiệu vệ tinh truyền hình.Vì vậy không thể áp vào mã 8529.10.30.00 là các loại ăng ten dùng cho máy thu hình và máy thu thanh (thực hiện chức năng thu). Để giải quyết khiếu nại của DN, TCHQ đã tổ chức các cuộc họp giữa các Vụ, Cục liên quan. Trong cuộc họp có rất nhiều ý kiến khác nhau. Theo Cục hải quan Hà Nội, việc DN C áp mã như vậy là không đúng vì mặt hàng mà DN nhập khẩu là mặt hàng chỉ sử dụng cho máy thu hình nên việc DN áp vào mã 8529.10.20.00 (ăng ten sử dụng cho hệ phát) là sai. Thứ 2, theo định nghĩa tại từ điển Wikipedia thì LNB là bộ phận hoàn toàn độc lập với ăng ten Parabol, nó cùng với ăng ten Parabol, đầu thu giải mã đa phương tiện, thẻ thông minh, thiết bị phụ trợ đầu nối tạo nên một bộ thiết bị thu tín hiệu truyền hình vệ tinh. Tuy nhiên, Vụ Giám sát Quản lý lại có ý kiến ngược lại, cho rằng: theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng tiếng Anh thì mã sô 8529.10.30.00: Telescopic, rabbit and dipole antennae for television or radio receivers. Vậy thì dịch ra telescopic antennae là “ăng ten rút ống lồng”, không phải là “ăng ten vệ tinh” như bản Danh mục bằng tiếng Việt. Do vậy, việc DN C áp mã 8529.10.20.00 cho mặt hàng là hoàn toàn chính xác. Đồng ý với quan điểm của Cục Hải quan Hà Nội, Vụ Kiểm tra thu thuế cho rằng mã 8529.10.20.00 là mặt hàng chảo phản xạ ăng ten parabol nhưng chỉ dùng cho hệ phát, trong khi đó mặt hàng nhập khẩu lại chỉ có chức năng thu tín hiệu vệ tinh, vậy không thể áp vào mã này. Thế nhưng, mặt hàng nhập khẩu lại không phải là ăng ten nguyên chiếc nên lại cũng không thể áp vào mã 8529.10.30.00 được. Tóm lại, theo Vụ Kiểm tra thu thuế, mặt hàng này phải áp vào mã 8529.10.99.00 (loại khác). Vậy vấn đề mấu chốt của việc có nhiều ý kiến bất đồng thứ nhất là sự mâu thuẫn giữa Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu bằng tiếng Anh và bản dịch bằng tiếng Việt, thứ hai mô tả hàng hóa trên danh mục là không rõ ràng , gây ra nhiều cách hiểu khác nhau: hệ phát trực tiếp đa phương tiện có chức năng thu không hay chỉ có chức năng phát theo như tên gọi của nó? Và mặt hàng nhập khẩu của DN C không phải là sản phẩm hoàn thiện thì có được phân loại như sản phẩm hoàn thiện không? Để giải quyết vấn đề này, TCHQ có Công văn gửi đến Cục Hải quan HN, với nội dung: lô hàng NK của DN không phải là ăng ten nguyên chiếc, tuy nhiên theo Thông tư 85/2003/TT-BTC thì các chi tiết, linh kiện rời đồng bộ (nhập đầy đủ các chi tiết của một sản phẩm) được phân loại vào cùng mã số với mặt hàng nguyên chiếc. Và theo quy tắc 2a ban hành kèm thông tư này, thì mặt hàng hoàn chỉnh, hoàn thiện, hoặc đã có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn chỉnh, hoàn thiện nhưng ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời; thì phân loại vào cùng mã số với mặt hàng hoàn chỉnh, hoàn thiện. Mặt khác căn cứ trên cơ sở hồ sơ vụ việc và đối chiếu với Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thì các mặt hàng do DN nhập khẩu là các linh kiện hợp thành một sản phẩm ăng ten thu tín hiệu truyền hình số vệ tinh, nên phải phân loại vào mã 8529.10.30.00. Tóm lại, việc phân loại của DN C là không đúng, nội dung khiếu nại của DN là không có căn cứ. Vì vậy, TCHQ quyết định giữ nguyên Quyết định số 2425/QĐ-HQHN của Cục Hải quan HN giải quyết khiếu nại lần 1. Trong 30 ngày kể từ khi nhận được Quyết định giải quyết khiếu nại của TCHQ, nếu DN C không đồng ý với nội dung giải quyết khiếu nại này thì có quyền khởi kiện tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền. - Vụ việc thứ hai là về mặt hà 2.2.2.3. Kết quả đạt được trong việc kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan TP Hà Nội Thực hiện mục tiêu chung của Chi cục trong giai đoạn 2007-2009, Đội KTSTQ về mã số và thuế suất đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Năm Số DN đã kiểm tra Số thuế truy thu 2007 24 5.703.921.000đ 2008 40 1.413.429.000đ 2009 29 3.202.595.797đ Năm 2007, cùng với các bộ phận khác trong Chi cục thực hiện nhiệm vụ chính là tập trung kiểm tra các doanh nghiệp, mặt hàng và 4 loại hình xuất nhập khẩu trọng tâm, trọng điểm theo kế hoạch; đồng thời thực hiện kiểm tra đột xuất theo các dấu hiệu vi phạm pháp luật thu thập được. Các mặt hàng trọng tâm, trọng điểm: modem; xe máy, linh kiện phụ tùng xe máy; hàng điện tử; ô tô; hàng tiêu dùng; mặt hàng mì chính; nguyên liệu thuốc lá, nguyên liệu may mặc... Qua việc kiểm tra, Chi cục đã phát hiện nhiều thủ đoạn gian lận tinh vi của doanh nghiệp. Đáng kể như mặt hàng modem nhập khẩu, Chi cục đã kịp thời phát hiện thông báo cho lực lượng hải quan cửa khẩu áp mã thuế chính xác đối với các lô hàng (tính từ 1/9 đến 14/12/2007 số thuế tăng trên 4,2 tỷ đồng); mặt hàng “phôi đế trục lái”, khi KTSTQ phát hiện, thông báo cho các Chi cục tính thuế cho các lô hàng sau theo mức thuế suất 50% (trước áp thuế suất 20%), số thuế thu tăng gần 500 triệu đồng…; phát hiện gian lận quá giá mặt hàng phụ tùng xe máy, truy thu thuế hơn 7 tỷ đồng… Đối với mặt hàng Modem – là mặt hàng nhập khẩu tương đối nhiều do nhu cầu phát triển công nghệ thông tin Internet trên toàn cầu, thông qua kiểm tra đã phát hiện ra các doanh nghiệp gian lận thương mại, trốn thuế thông qua hình thức thay đổi tên hàng, mã HS: áp vào mã 8471804000 áp thuế suất thuế NK là 5% và thuế GTGT là 5% trong khi đó, mã đúng là 8517501000 thuế suất thuế nhập khẩu và thuế VAT là 10%. Đối với mặt hàng này đã ra quyết định truy thu thuế là 5.402.270.000đ. Đặc biệt là thông qua công tác kiểm tra, có tác động tích cực đối với các Chi cục hải quan thực hiện tuân thủ trong việc kiểm tra trong thông quan. Kể từ khi KTSTQ phát hiện và thông báo cho các chi cục hải quan (hải quan Bắc Hà Nội, hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, hải quan Gia Lâm) về tình trạng gian lận qua mã của mặt hàng Modem, các chi cục đã tự kiểm tra, áp lại mã đúng cho các lô hàng nhập khẩu từ 1/9/2007 đến nay, với tổng trị giá 1.360.000 USD và tính tăng thuế là 4.238.950.000đ. Đối với mặt hàng phôi đế trục lái, trước đây ở các chi cục áp mã 7226 thuế suất thuế nhập khẩu 20%, sau khi kiểm tra sau thông quan đã áp lại mã 8714 thuế suất thuế nhập khẩu 50%, thu về gần 500 triệu đồng. Năm 2008, tập trung kiểm tra các mặt hàng trọng điểm: thiết bị công nghệ mạng, thẻ nhớ, ô tô nguyên chiếc; hàng thực phẩm; linh kiện xe máy; mặt hàng hóa chất; thiết bị xây dựng, thép xây dựng; nhóm hàng may mặc gia công; truy thu được 1.413.429.000đ cho ngân sách Nhà nước. Mặt hàng thiết bị công nghệ mạng, thẻ nhớ truy thu trên 7 tỷ; hàng thực phẩm truy thu 1,5 tỷ; linh kiện xe máy truy thu trên 3 tỷ; hóa chất truy thu gần 1 tỷ; thiết bị xây dựng, thép xây dựng truy thu gần 1 tỷ. Riêng mặt hàng linh kiện điện tử, đã kiểm tra 60 DN (chiếm 50% toàn Chi cục), truy thu 9.436.784đ; chiếm 47% số thu toàn Chi cục. Năm 2009: tập trung kiểm tra các doanh nghiệp, mặt hàng, loại hình xuất nhập khẩu trọng tâm trọng điểm: ô tô nguyên chiếc, sắt thép xây dựng, phôi thép nhập khẩu, kính xây dựng, linh kiện phụ tùng ô tô, hàng đầu tư miễn thuế, sân gôn, các mặt hàng tiêu dùng,... Qua việc kiểm tra việc phân loại, áp mã đối với các mặt hàng trọng điểm thu về một số thuế khá lớn: ăng ten nhập khẩu truy thu được 439.758.950 đồng; linh kiện phụ tùng ô tô nhập khẩu truy thu 186.373.048 đ. Cũng có doanh nghiệp tuy áp sai mã nhưng không sai thuế suất, ví dụ như đối với mặt hàng thịt cừu nhập khẩu (áp sai mã: 0201.30.00 – thuế suất thuế nhập khẩu 20%, VAT 5%, mã số đúng: 0204.23.00 - thuế suất thuế NK 20%, VAT 5%). Ngoài ra trong năm 2009, công tác đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu được chú trọng hơn nữa, các Cán bộ trong Đội tham gia các lớp: tập huấn thông tư 70,79; tập huấn phát hiện chứng từ giả (01 đ/c); Nghiệp vụ Thanh tra (02 đ/c); quản lý Nhà Nước (02 đ/c); kỹ năng sư phạm& XD giáo trình (01 đ/c) Các kết quả trên có ý nghĩa trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhưng quan trọng hơn là giúp chấn chỉnh khâu thông quan, góp phần tích cực ngăn chặn gian lận thương mại của doanh nghiệp; giúp các đơn vị thông quan cũng như kiểm tra sau thông quan cập nhật thông tin sai phạm của doanh nghiệp, tạo cơ sở dữ liệu cho quản lý rủi ro; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa hải quan cửa khẩu và kiểm tra sau thông quan. 2.2.3. Đánh giá thực trạng kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan - Cục hải quan Hà Nội 2.2.3.1. Về ưu điểm Trong những năm vừa qua, công tác kiểm tra sau thông về phân loại, áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục đã khẳng định vai trò quan trọng của mình, qua việc phát hiện được nhiều vụ việc vi phạm điển hình, đánh giá được tình hình tuân thủ pháp luật của đa số doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, mang lại một số truy thu thuế khá lớn cho ngân sách Nhà nước. Công tác đào tạo cho công chức ngày càng được chú trọng. Kĩ năng nghiệp vụ của cán bộ KTSTQ ngày càng được chú trọng, nâng cao. Việc áp dụng công nghệ thông trong quá trình kiểm tra được đẩy mạnh, giúp nâng cao hiệu quả công việc. Để nâng cao hiệu quả làm việc chi cục cũng đã có những phần mềm hỗ trợ như phần mềm tra cứu văn bản, phần mềm tra mã HS, hệ thống danh bạ doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu,... Công tác phối kết hợp giữa các Đội nghiệp vụ cũng như với các cơ quan chức năng khác cũng được chú trọng và cũng đạt nhiều hiệu quả. Chi cục đã nhận nhiều ý kiến định hướng của Chi cục KTSTQ, cấp nhiều thông tin và phối hợp KTSTQ các mặt hàng trọng điểm trong lĩnh vực mã số, thuế suất. 2.2.2.3.2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân Trong quá trình hoạt động, tuy đã đạt dược nhiều kết quả, đem về một số truy thu thuế khá lớn cho ngân sách nhà nước, góp phần nâng cao sự tuân thủ pháp luật trong cộng đồng doanh nghiệp; tuy nhiên công tác kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục KTSTQ – Cục hải quan Hà Nội vẫn còn gặp phải những khó khăn, tồn tại chủ yếu như: Sự bất cập trong hệ thống văn bản pháp lý; bất cập trong chế tài xử phạt; khó khăn trong nhận thức của cả cán bộ hải quan và doanh nghiệp; khó khăn về nguồn nhân lực; hạn chế về thông tin, cơ sở dữ liệu; chưa có đủ kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cho công tác kiểm tra. Thứ nhất là sự bất cập trong hệ thống văn bản pháp lý. Kiểm tra sau thông quan là một lĩnh vực đòi hỏi một kiến thức không những rộng mà còn cần phải chuyên sâu, về hàng hóa xuất nhập khẩu, về thuế, về kiểm toán..Đây đều là những lĩnh vực rất rộng lớn và phức tạp. Đơn cử như về hàng hóa xuất nhập khẩu, với tình hình xuất nhập khẩu ngày một tăng như hiện nay, hàng hóa đa dạng cả về số lượng, chủng loại, xuất xứ; lại thuộc sự quản lý của các bộ chuyên ngành khác nhau, chính sách của Nhà nước đối với các hàng hóa đó cũng khác nhau, chính sách thuế cũng khác nhau. Việt Nam lại là một nước mới trong tiến trình áp dụng kiểm tra sau thông quan cũng như quản lý rủi ro nên, việc có một hệ thống văn bản pháp luật về kiểm tra sau thông quan thực sự xác thực và là hoa tiêu cho ngành là một điều rất cần thiết. Hiện nay công tác kiểm tra sau thông quan chủ yếu dựa trên hai đạo luật: Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế, trong đó Luật Quản lý thuế liên quan nhiều luật thuế khác, đó là Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, trong các luật nói trên còn có những quy định khập khiễng, không đồng bộ, do đó người thực thi gặp nhiều khó khăn. Thí dụ, về thời hạn KTSTQ và thời hạn truy thu thuế, Luật Hải quan quy định là năm năm; Luật Quản lý thuế quy định là vô thời hạn, nghĩa là khi nào phát hiện trốn thuế thì truy thu lúc đó và thu bằng được.   Ðối với các văn bản pháp luật liên quan như Bộ luật Hình sự cũng có những quy định chưa thống nhất với Luật Quản lý thuế. Chẳng hạn, Ðiều 161 Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định hành vi trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế là tội phạm hình sự (tội trốn thuế). Nhưng hành vi trốn thuế, gian lận thuế, theo quy định của Luật Quản lý thuế thì bị truy thu và phạt hành chính, không phải là tội phạm. Thẩm quyền xử lý hành vi nói trên, theo quy định của Bộ luật Hình sự và Luật Quản lý thuế là thuộc các cơ quan nhà nước khác nhau (Theo Luật Quản lý thuế: thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan; theo Bộ luật Hình sự: Tòa án Nhân dân). Hiện nay chúng ta đang thực hiện KTSTQ theo quy trình ban hành kèm QĐ 1383 của TCHQ, đây được coi là cuốn cẩm nang của ngành, trong đó có những hướng dẫn rất cụ thể giúp ích khá nhiều cho công chức KTSTQ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thì quy trình vẫn còn một số điểm bất cập gây khó khăn cho công chức KTSTQ, nhưng ngoài quy trình này ra thì công chức KTSTQ không có một quy trình cụ thể nào khác để thực hiện theo, mà dựa theo Luật hay thông tư thì lại quá chung chung. Ví dụ như trong quy trình 2 – quy trình kiểm tra sau thông quan và kiểm tra thuế trong bước 2 (thu thập thông tin) có quy định: các căn cứ để xác định đối tượng KTSTQ: Kết quả thu thập, xử lý thông tin; Kế hoạch đã được xác định; Dấu hiệu vi phạm mới phát hiện; Tình hình nổi cộm; hoặc chỉ đạo của cấp trên. Vậy là có 4 trường hợp không phải là kết quả của quy trình 1, như vậy là chưa có thông tin; mà ở quy trình 2 công tác thu thập thông lại chỉ là để rà soát, củng cố cho thông tin đã có - là kết quả của quy trình 1. Vậy thì trong trường hợp đó lấy thông tin ở đâu để rà soát và củng cố ? Trong 1383 thời hạn giải trình cho doanh nghiệp là 10 ngày nhưng nếu hải quan có nghi vấn và cần xác minh ở tổ chức cá nhân khác liên quan thì thời hạn cho giải trình DN lại không được gia hạn, vậy có gây khó khăn cho DN ? Ngoài ra theo quy trình này thì số lượng các biên bản được lập rất nhiều, gây tốn thời gian, giảm hiệu quả công việc. Việc KTSTQ về phân loại, áp mã càng trở nên khó khăn hơn vì nó liên quan đến lĩnh vực phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây là một lĩnh vực rất phức tạp. Tuy nhiên, danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam lại chưa thực sự là một cơ sở pháp lý mang lại thuận lợi cho cả hải quan và doanh nghiệp. Trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng tiếng Việt và tiếng Anh còn có sự chưa thống nhất, dẫn đến có nhiều ý kiến bất đồng. Ví dụ như trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi VN thì mã 85291030 có nội dung là ăng ten vệ tinh, ăng ten lưỡng cực và các loại ăng ten roi (rabbit antennae) sử dụng cho máy thu hình Tuy nhiên trong danh mục bằng tiếng anh: “Telescopic, rabbit and dipole antennae for television or radio receivers”. Trong đó theo từ điển kỹ thuật thì từ “telescopic” được dịch là “ống lồng” hoặc “viễn vọng”. Như vậy có nhiều tranh chấp và nhiều ý kiến khác nhau về mã hàng này, có ý kiến cho rằng nên đưa mặt hàng này vào nhóm 85291020 hay có ý kiến lại cho rằng nên đưa vào mã 85291099. Vụ việc điển hình của DN C nêu trên là dẫn chứng cho sự bất cập này. Hay như mã hàng 8536 (thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện hoặc dùng để đấu nối hay lắp trong mạch điện, dùng cho điện áp không quá 1.000V). Trong mã hàng này, chỉ quy định là thiết bị điện dùng cho điện áp không quá 1.000V nhưng không nói rõ là thiết bị điện đó có công suất là bao nhiêu, dưới 1.000V hay trên 1.000V; đây là kẽ hở để DN lợi dụng (khai sai điện áp): nhiều DN nhập khẩu thiết bị điện có công suất dưới 1.000V (đáng lẽ áp mã 8536) nhưng lại dùng cho mạch điện có điện áp trên 1.000V để được hưởng thuế suất thấp hơn. Thậm chí thuế suất chênh rất nhiều, ví dụ như mặt hàng cầu chì (điện áp trên 1.000V) mã 8535.10.00.00 có thuế suất thuế NK là 0%, tuy nhiên nếu điện áp dưới 1.000V thì lại có thuế suất là 29% (mã 8536.10.10.00 – cầu chì nhiệt, cầu chì thủy tinh hoặc 8536.10.90.00 – cầu chì loại khác). Ngoài ra trong thông tư 85/2003/TT-BTC, mục quy định về phân loại linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ của các mặt hàng cơ khí, điện, điện tử, mâu thuẫn với quy tắc 2(a) của hệ thống hài hòa HS; hay như quy định về sản phẩm chưa hoàn thiện nhưng đã có hình phác của sản phẩm đã hoàn thiện lại có thuế suất rất cao so với sản phẩm hoàn thiện, cũng gây khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp. Vì vậy có nhiều trường hợp doanh nghiệp khai sai mã hàng nhưng không phải do cố ý mà do việc phân loại hàng hóa là một lĩnh vực rất phức tạp nhưng lại chưa có những văn bản pháp luật có sự hướng dẫn cụ thể và dễ hiểu cho cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có trường hợp là do doanh nghiệp thay đổi cán bộ, uỷ thác giao nhận cho nhiều đơn vị nên cùng một mặt hàng khai nhiều mã khác nhau. Và ngay trong quy định của pháp luật thì mã HS của hàng hóa cũng không thống nhất trong các giai đoạn, chính điều này gây khó khăn cho không chỉ doanh nghiệp mà cả công chức KTSTQ nói riêng hay công chức hải quan nói chung. Vì vậy cũng đã có trường hợp mà doanh nghiệp bị truy thu thuế nhưng lỗi lại không phải tại doanh nghiệp. Ví dụ như công ty Y là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tiến hành nhập khẩu phôi tay biên xe máy. Trước khi nhập khẩu theo tư vấn của hải quan thì công ty đã gửi mẫu đến Trung tâm phân tích, phân loại miền Bắc để xác định mã số hàng hóa. Và từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty áp mã tính thuế theo mã số đó, nhưng khi Chi cục KTSTQ kiểm tra, xem xét hồ sơ nhập khẩu thì đã xác định lại mã số HH và thuế suất của mã điều chỉnh cao hơn thuế suất của mã khai báo. Doanh nghiệp bị truy thuế, xử phạt 10% số tiền truy thu và 0,05%/ngày trên số thuế chậm nộp. Đây là một doanh nghiệp luôn tuân thủ pháp luật và điều này gây nên tâm lý hoang mang cho doanh nghiệp. Hơn nữa, vẫn còn hiện tượng sai lệch về mã số của cùng một mặt hàng trong cả cấp Cục lẫn Chi cục. Ví dụ: cùng mặt hàng Bảng điều khiển dùng cho thang máy nhưng có Chi cục áp mã 8537101090 có Chi cục áp mã 8537103000… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lợi dụng để gian lận thương mại, cố ý phân loại vào mã số có thuế suất thấp. Việc ban hành các danh mục hàng hóa của các Bộ quản lý chuyên ngành còn nhiều hạn chế. Trên thực tế, việc các bộ, ngành ban hành danh mục hàng hóa XNK cần quản lý chuyên ngành theo mã số HS sẽ giúp cho cơ quan Hải quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động XNK thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc áp dụng chính sách mặt hàng và áp mã hàng hoá XNK. Đồng thời cũng hạn chế việc tranh chấp giữa DN và cơ quan Hải quan trong việc xác định mặt hàng, áp mã thuế đối với mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành, góp phần đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hoá cho DN.  Tuy nhiên,có sự chậm chễ trong việc ban hành danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành của không ít bộ, ngành. Mặt khác, một số danh mục đã được ban hành thì lại mô tả hàng hoá một cách chung chung, không cụ thể; một số khác được mô tả không phù hợp với thực tế hàng hoá NK tại cửa khẩu.  Vì những hạn chế trên mà thời gian qua xảy ra nhiều trường hợp gây tranh cãi, không thống nhất về mã số hàng hóa không những là giữa cán bộ Hải quan với DN mà thậm chí trong nội bộ ngành hải quan. Việc xây dựng các danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành chính xác, thống nhất đang là yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo tính minh bạch trong áp mã hàng hóa, tạo thuận lợi, không những rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa mà còn giúp ích rất nhiều cho khâu kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã. Thứ hai là bất cập trong chế tài xử phạt. Bất cập về chế tài xử phạt vi phạm hành chính: hiện nay mức phạt vi phạm hành chính chưa đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp vì nó còn quá nhỏ. Tuy nhiên, đối với mức phạt đối với việc trốn thuế là 1-3 lần mức thuế trốn, dẫn đến trường hợp doanh nghiệp không đủ sức nộp phạt, vì thế ở Chi cục xảy ra hiện tượng đã có quyết định truy thu thuế nhưng trên thực tế lại không thu được vì thế chưa xử phạt. Thứ hai là khó khăn trong nhận thức của cả cán bộ hải quan và doanh nghiệp. Trong nội bộ ngành hải quan đã mấy chục năm làm theo phương pháp quản lý truyền thống bây giờ thay đổi không phải dễ.  Về phía doanh nghiệp, người ta thắc mắc rằng, nếu phải kiểm tra thì tại sao trong thông quan không kiểm tra ngay, thu thuế ngay. Bây giờ cho thông quan, hàng hóa bán hết rồi, hạch toán xong rồi lại bảo truy thu, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp không sẵn sàng nộp. Việc chuyển từ phương pháp quản lý truyền thống sang quản lý hiện đại là nhu cầu khách quan khi nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và là thành viên WTO.   Thứ ba là khó khăn về nguồn lực. Hiện tại nguồn nhân lực còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ quản lý hải quan hiện đại, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Lực lượng công chức KTSTQ quá mỏng so với địa bàn quản lý lại rộng lớn, lại thiếu kỹ thuật hiện đại làm giảm hiệu quả làm việc của Chi cục. Công tác phân loại doanh nghiệp trọng tâm, trọng điểm chưa hoàn thành, kinh nghiệm, kĩ năng kiểm tra tại doanh nghiệp còn hạn chế, một số vụ việc kiểm tra xử lý chậm, kéo dài. Đặc biệt là khi các Cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Tổng cục Hải quan,Cục hải quan TP Hà Nội tổ chức thì lại càng thiếu về nhân lực. Thứ tư là hạn chế về thông tin, cơ sở dữ liệu. Hệ thống cơ sở dữ liệu chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều thông tin còn sai lệch với thực tế trên hồ sơ, thông tin ở trạng thái “tĩnh” quá khứ không đầy đủ; thẩm quyền khai thác chia sẻ thông tin còn hạn chế (sữ liệu SLXNK trong toàn ngành Chi cục không được thẩm quyền khai thác). Trên thực tế các chi cục thông quan chưa thường xuyên cung cấp thông tin doanh nghiệp có dấu hiệu nghi ngờ gian lận khai báo sai mã HS, giám định còn nghi ngờ, hồ sơ còn mâu thuẫn chuyển cho Chi cục KTSTQ trong quá trình làm thủ tục thông quan. Điều này làm giảm rất nhiều hiệu quả làm việc của Chi cục. Thứ năm là khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác kiểm tra. Kinh phí mua tin, trích thưởng, kinh phí trang bị phương tiện kiểm tra sau thông quan, xây dựng mặt bằng làm việc... còn rất thiếu. Công cụ hồ trợ cho công tác phân loại hàng hoá còn thiếu. Cụ thể thiếu tài liệu tham khảo, phần mềm tra cứu, kiểm tra xác định về mã số hàng hoá để đảm bảo áp dụng thống nhất trong Cục; hay như việc kiểm tra tính chính xác của C/O hiện nay vẫn còn rất rườm rà và mất rất nhiều thời gian, vì phải qua nhiều công đoạn gửi đi chứng thực ở nước cấp C/O. Mặt bằng làm việc còn chật hẹp, chưa có phòng để tiếp doanh nghiệp khi KTSTQ tại trụ sở hải quan. Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI, ÁP MÃ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN – CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI Mục tiêu và phương hướng nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan TP Hà Nội Mục tiêu nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan TP Hà Nội Nâng cao hiệu quả KTSTQ, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, qua KTSTQ đánh giá được sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, tăng cường phối hợp, cung cấp kịp thời các thông tin về doanh nghiệp, mặt hàng, thủ đoạn gian lận cho khâu thông quan, để khâu thông quan mạnh dạn cải cách thủ tục hành chính đảm bảo việc thực hiện quản lý rủi ro. Xây dựng lực lượng KTSTQ thành lực lượng chuyên nghiệp, thông qua kiểm tra, đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện các văn bản chính sách bất cập về hải quan. Tăng cường kiểm tra ngay, phát hiện sớm gian lận, không để gian lận tràn lan và khó thu khi phát hiện chậm Phương hướng tiêu nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan TP Hà Nội Tiếp tục phân loại và đánh giá các doanh nghiệp có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn thuộc địa bàn kiểm tra của Cục đã phân công Triển khai thực hiện Quyết định 1232/QĐ-TCHQ ngày 26/05/2008 về kế hoạch hiện đại hóa hải quan Hà Nội giai đoạn 2008-2010, sửa đổi bổ sung quy trình quản lý chất lượng KTSTQ theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000. Hoàn thiện hệ thống khai thác sử dụng danh bạ doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Tập trung kiểm tra ngay, phát hiện sớm các gian lận Tăng cường kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp. Việc kiểm tra tại doanh nghiệp giúp cho công chức KTSTQ có cơ hội tìm hiểu sâu sắc, có cái nhìn toàn diện hơn. Thông qua kiểm tra chứng từ sổ sách, ghi chép của doanh nghiệp, kiểm tra dây chuyền sản xuất cung cấp những thông tin mà qua bộ hồ sơ hải quan không nói lên được. Qua kiểm tra hải quan cũng biết thêm về đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp đối với những mặt hàng cụ thể, làm cơ sở cho việc xem xét các vụ việc của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên việc kiểm tra tại doanh nghiệp đòi hỏi nhiều chi phí. Qua việc nhận thức được tầm quan trọng của KTSTQ, cần chú trọng hơn trong việc đáp ứng nguồn kinh phí cho công tác này. Tiếp tục tăng cường bổ sung nguồn nhân lực, mặt bằng cho kiểm tra sau thông quan, thành lập tổ chuyên trách kiểm tra hồ sơ hải quan thông quan điện tử. Tiếp tục tục đào tạo chuyên sâu cho công chức làm công tác KTSTQ, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị trong ngành. Triển khai và sơ kết các quy chế phối hợp đã ký với các Cục hải quan tỉnh/thành phố đồng thời tăng cường phối hợp với các cơ quan đơn vị trong và ngoài ngành. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về hàng hóa, doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan TP Hà Nội Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Thứ nhất là phải khắc phục những mâu thuẫn giữa các văn bản Luật, mà cụ thể là sự mấu thuẫn giữa Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế; giữa Luật Quản lý thuế với Bộ luật Hình sự. Như đã nói ở trên, thời hạn được phép kiểm tra sau thông quan và thời hạn truy thu thuế được quy định khác nhau trong Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế. Vậy thì để giải quyết mâu thuẫn này cần phải đưa ra một quy định cuối cùng cho thời hạn kiểm tra sau thông quan và thời hạn truy thu thuế. Quy định này phải được nêu trong một văn bản Luật – như vậy mới có thể có giá trị pháp lý thay thế được cho quy định cũ trong Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế. Xét theo tình hình thực tế thì thời hạn kiểm tra sau thông quan và truy thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nên giới hạn trong một khoảng thời gian cụ thể, như quy định trong Luật hải quan. Vì nếu kiểm tra sau thông quan thực hiện đối với các lô hàng đã thông quan quá lâu về trước, việc kiểm tra sẽ gặp không ít khó khăn như việc lật lại thông tin về các hàng hóa đó là rất mất thời gian, công sức, nhất là khi cơ sở dữ liệu thông tin lại hạn chế, thậm chí sai lệch; hay hàng hóa đã được tiêu thụ rất lâu và có thể được mua bán trao đổi qua nhiều chủ thể; hoặc hiện tại doanh nghiệp không thực hiện sản xuất kinh doanh hàng hóa đó nữa thì không thể kiểm tra quy trình sản xuất được…Như vậy cuộc kiểm tra vừa tốn kém kinh phí, lại không có hiệu quả. Hơn nữa, dù có kiểm tra phát hiện ra sai sót hoặc gian lận mà dẫn đến việc truy thu thuế thì việc thực hiện truy thu số thuế đó cũng không hề khả thi. Hơn nữa việc quy định thời gian kiểm tra sau thông quan quá dài đòi hỏi doanh nghiệp phải lưu trữ hồ sơ trong một thời gian dài, đối với những doanh nghiệp thường xuyên có hoạt động xuất nhập khẩu thì số lượng hồ sơ lưu trữ là khổng lồ. Thứ hai là phải hoàn thiện những quy định pháp lý về KTSTQ. Đây được gọi là xương sống cho hoạt động kiểm tra sau thông quan nói chung và kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng. Hiện nay khi tiến hành kiểm tra sau thông quan theo quy trình 1383, công chức hải quan gặp một số khó khăn như đã nêu trên. Vì vậy việc xây dựng một quy trình kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuẩn, thực sự sát thực, sao cho vẫn phải tuân thủ theo những chuẩn mực của quốc tế, đồng thời phải tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm tình hình xuất nhập khẩu của nước ta; không gây phiền hà, tốn nhiều thời gian và chi phí là một đòi hỏi thúc bách, thiết thực từ thực tế. Quy trình mới cần khắc phục một hạn chế của quy trình 1383 là lập quá nhiều loại giấy tờ, biên bản gây mất thời gian. Ví dụ trong khi kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp, nên bỏ việc lập biên bản làm việc sau mỗi nội dung kiểm tra hoặc sau mỗi ngày kiểm tra. Vì trong quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra luôn phải ghi lại nhật kí cuộc kiểm tra, hơn nữa các nội dung kiểm tra cũng thể hiện trên những chứng từ lưu trong bộ hồ sơ kiểm tra tại doanh nghiệp, như bản giải trình hay tài liệu xác minh. Nên việc lập Bản kết luận kiểm tra nên dựa vào nhật kí kiểm tra và các chứng từ trong bộ hồ sơ kiểm tra, tránh việc lập quá nhiều biên bản hành chính. Một điểm nữa mà quy trình mới cần khắc phục đó là thời hạn giải trình cho doanh nghiệp trong trường hợp hải quan phát hiện ra nghi vấn và cần tiến hành xác minh ở các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Việc xác định thời hạn cho doanh nghiệp sẽ không tính thời gian tiến hành xác minh, mà sẽ xác định tiếp từ thời điểm hải quan tiến hành xác minh xong về vấn đề nghi vấn. Thứ ba là về việc hoàn thiện danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Trước hết là cần thống nhất giữa Danh mục hàng hóa bằng tiếng Anh và tiếng Việt, hạn chế tối đa việc sử dụng các từ ngữ dễ gây hiểu theo nhiều nghĩa. Ví dụ mã hàng 8535 và 8536 cần quy định rõ là thiết bị điện có công suất bao nhiêu Vôn. Hay như mã hàng 85291030, hải quan cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn kỹ thuật về mặt hàng này, và cả các cơ quan dịch thuật để xác định xem thuật ngữ tiếng anh telescopic thực tế đề cập đến loại ăng ten nào; và cần xác định rõ ràng hệ phát trực tiếp đa phương tiện là có chức năng thu hay không hay chỉ có chức năng phát như tên gọi của nó? Tiếp theo cần hoàn thiện danh mục hàng hóa thuộc quản lý của các Bộ chuyên ngành. Để làm được điều này các bộ ban ngành cần chủ động cử cán bộ đầu mối, chuyên trách về quản lý danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu. Các cán bộ này cần phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan để xây dựng cơ chế phối hợp, tránh trường hợp có sự chồng chéo và mâu thuẫn trong các văn bản ban hành và nhanh chóng giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các danh mục quản lý chuyên ngành. Bên cạnh đó, các cán bộ này còn có trách nhiệm xây dựng các danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu quản lý chuyên ngành được ban hành trong thời gian tới cũng như thống nhất xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện phục vụ cho phương pháp quản lý hiện đại. 3.2.2. Hoàn thiện chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp vi phạm quy định về hải quan, về thuế Để tăng sự tuân thủ trong cộng đồng doanh nghiệp, chế tài xử phạt vi phạm hành chính cần có tính răn đe hơn, cần quy định mức phạt lớn hơn hiện nay. Tuy nhiên riêng mức phạt đối với số thuế trốn thì nên nới lỏng, có thể giảm mức phạt, hoặc gia hạn thời gian nộp cho doanh nghiệp. 3.2.3. Nâng cao nhận thức cũng như trình độ chuyên môn cho công chức hải quan Việc nâng cao nhận thức về sự cần thiết của kiểm tra sau thông quan là hết sức quan trọng. Khi nhận thức đúng về tầm quan trọng của kiểm tra sau thông quan nói chung cũng như kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng, công chức hải quan cả khâu thông quan và sau thông quan sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm hơn nữa trong quá trình kiểm tra. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bồi dưỡng cho công chức hải quan, mở các hội thảo thảo luận mở, để một mặt truyền bá sâu hơn kiến thức về kiểm tra sau thông quan cho cán bộ hải quan, đồng thời tiếp thu những ý kiến kinh nghiệm thực tế của cán bộ hải quan để hoàn thiện các quy định pháp lý về kiểm tra sau thông quan. Ngoài ra, cần chú trọng công tác đào tạo chuyên sâu cho cán bộ kiểm tra sau thông quan nói chung và cán bộ kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng như nghiệp vụ kiểm toán, nghiệp vụ phân loại, áp mã hàng hóa; đào tạo ngoại ngữ, tin học,…; tích cực phối hợp với hải quan các nước, tổ chức các buổi thảo luận với chuyên gia trong lĩnh vực phân loại, áp mã hoặc các buổi chia sẻ kinh nghiệm… 3.2.4. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Trong công tác kiểm tra sau thông quan nói chung và KTSTQ về phân loại và áp mã HHXNK nói riêng thì thông tin là vô cùng quan trọng; có thể nói đây là khởi đầu cho mọi cuộc kiểm tra, ngay cả trong quá trình kiểm tra thì thông tin là nguyên liệu không thể thiếu. Việc tạo ra một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác là mục tiêu quan trọng, đáp ứng yêu cầu của quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ ; giúp công tác KTSTQ mang lại hiệu quả cao. Qua hệ thống dữ liệu chính xác, mới cho phép xác định được đối tượng kiểm tra sau thông quan một cách chính xác, hiệu quả. Chính vì việc xác định đối tượng KTSTQ mang một ý nghĩa rất quan trọng; nó giảm được khối lượng kiểm tra không cần thiết, tránh kiểm tra tràn lan, kém hiệu quả. Hay nói cách khác cơ sở dữ liệu tác động trực tiếp đến bước đầu tiên của quá trình KTSTQ – bước thu thập, xử lý thông tin, từ đó ảnh hưởng đến kết quả của tất cả các bước sau của quá trình. Để tạo được cơ sở dữ liệu phong phú và có độ tin cậy cao, thông tin có thể update từ các nguồn: Các cơ sở dữ liệu của ngành (cơ sở dữ liệu tờ khai hải quan, cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro, cơ sở dữ liệu kế toán thuế xuất nhập khẩu, cơ sở dữ liệu về vi phạm pháp luật hải quan, các thông báo kết quả phân tích, phân loại hàng hóa) Thông tin từ khâu thông quan (đăng kí, giám sát, kiểm tra thực tế hàng hóa, phúc tập hồ sơ, kết quả giám định hàng hóa); từ các bộ phận nghiệp vụ khác trong ngành hải quan (điều tra chống buôn lậu, kiểm tra thu thuế, xử lý vi phạm hành chính) Văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên các cấp Các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình, internet) Từ ngành ngoài (thuế, công an, kho bạc, ngân hàng) Các nguồn thông tin khác Ngoài ra, nên đẩy mạnh hợp tác trao đổi kinh nghiệm cũng như thông tin với các nước khác, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN, nối mạng cơ sở dữ liệu với các nước trong khối để thông tin về quản lý rủi ro được cập nhật nhanh chóng và chính xác. 3.2.5. Chú trọng đầu tư, tăng kinh phí cho công tác kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Tích cực áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao cơ sở vật chất, các công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra. Như đã nói ở trên, vì hàng hóa xuất nhập khẩu rất đa dạng, nhiều hàng hóa lại mang tính chất kỹ thuật hoặc chuyên ngành nên việc phân loại hàng hóa dựa vào Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu khá khó khăn, do có nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Việc xây dựng danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu điện tử, có kèm theo hình ảnh, giúp hải quan cũng như doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình phân loại. Trong danh mục hàng hóa hiện nay của Cục có thể cập nhật thêm các hình ảnh của hàng hóa kèm theo mỗi mặt hàng tương ứng. Ví dụ như đối với mặt hàng động cơ điện xoay chiều: Khi đánh tên hàng hóa vào ô trên sẽ xuất hiện ra danh sách những hàng hóa phù hợp với từ khóa đã đánh vào. Khi tick vào tên hàng hóa trong danh sách hiện ra, sẽ hiện ra hình ảnh hàng hóa đó. Trong công tác KTSTQ về phân loại, áp mã việc kiểm tra tính xác thực của C/O cũng là một vấn đề quan trọng, nhưng hiện nay việc kiểm tra còn mất rất nhiều thời gian và thủ tục phức tạp. Ta có thể tạo ra một phần mềm nhận biết chữ ký và con dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp C/O. Khi đưa vào một C/O trong bộ hồ sơ hải quan, hệ thống sẽ quét tất cả cách hình ảnh qua cơ sở dữ liệu để so sánh và nhận dạng. Chữ kí và con dấu này sẽ được cập nhật nếu có sự thay đổi cơ quan cấp. NOT MATCH! CHECK! Khi đó việc kiểm tra sẽ không bị chậm trễ khắc phục tình trạng việc kiểm tra một vụ việc phải mất quá nhiều thời gian; hạn chế chi phí cho việc chứng thực. Tăng cường sự phối kết hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành: Tăng cường phối kết hợp với Cục Kiểm tra sau thông quan; Trung tâm phân tích, phân loại; Cục hải quan tỉnh, thành phố; các Chi cục hải quan cửa khẩu, ngoài cửa khẩu; Vụ Kiểm tra thu thuế XNK; Vụ giám sát quản lý; Cục Điều tra chống buôn lậu; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các ngân hàng; và với cả doanh nghiệp. Với Cục KTSTQ: nhận các chỉ đạo, ý kiến định hướng, thông tin và phối kết hợp trong việc KTSTQ Với vụ Giám sát quản lý – là cơ quan xây dựng văn bản pháp quy về phân loại hàng hoá; đầu mối thực hiện Công ước HS của Tổng cục hải quan. Chi cục KTSTQ cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên để dược giải thích nội dung các quy định hiện hành về phân loại hàng hoá, hướng dẫn việc áp dụng kết quả phân loại hàng hoá của các Trung tâm và mặt hàng mới, giúp Chi cục đào tạo chuyên sâu cho công chức KTSTQ về phân loại, áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu Với các Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa: phối hợp hoặc yêu cầu trung tâm thực hiện phân tích mẫu hàng, trên cơ sở đó xác định tên hàng và mã số hàng hoá của mặt hàng đối với các mặt hàng khó hoặc mới. Phối hợp với các Chi cục hải quan đặc biệt là các Chi cục trong địa bàn quản lý, trong việc trao đổi thông tin về hàng hóa XNK, tình hình chấp hành pháp luật của DN; trao đổi cơ sở dữ liệu; phối hợp xác định tên hàng, mã hàng, xuất xứ hàng hóa; phối hợp trong việc xác minh, thu thập thông tin… Phối hợp các cơ quan ban hành pháp luật trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng các văn bản pháp quy sao cho sát thực nhất, tham mưu cho lãnh đạo các cấp trong vấn đề sửa đổi thuế suất các mặt hàng (ví dụ như các mặt hàng sản phẩm chưa hoàn thiện nhưng đã có hình phác của sản phẩm đã hoàn thành, hoàn thiện), đảm bảo cho việc phân loại hàng hoá và xác định thuế suất được minh bạch , dễ làm và giảm chi phí Phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho công chức KTSTQ trong lĩnh vực phân loại hàng hóa… Đối với doanh nghiệp: giúp đỡ DN trong việc phân loại, áp mã, tạo điều kiện cho DN tuân thủ pháp luật; tăng cường tuyên truyền cho DN về sự cần thiết của KTSTQ, mục đích chính của KTSTQ không phải để soi sét sai phạm của DN và cho biết các lợi thế DN có được khi tuân thủ pháp luật. Tuyên truyền, hướng dẫn cho doanh nghiệp về các quy định phân loại hàng hóa; thông báo rộng rãi trên Website Hải quan các thông tin mới nhất liên quan đến danh mục quản lý chuyên ngành về hàng hóa xuất nhập khẩu. Học hỏi kinh nghiệm của hải quan các nước Thành lập đơn vị chuyên về thông tin tình báo và QLRR và đơn vị điều tra tội phạm giống Hải quan Anh. Ở Anh, lực lượng tình báo có bộ phận làm việc ở nước ngoài gọi là Tuỳ viên Hải quan và đại diện Hải quan hoạt động tại các Đại sứ quán Anh ở nước ngoài. Hệ thống này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát từ xa các luồng hàng hoá nhập khẩu vào trong nước và tham gia vào công tác QLRR Các thông tin tình báo thu được từ các nguồn được chuyển cho bộ phận QLRR và điều tra tội phạm để thực hiện các công việc liên quan đến thông quan hàng hoá, xác định mức độ tuân thủ, thu thuế, đấu tranh chống buôn lậu hàng cấm, khủng bố... - Để nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp, tạo ra môi trường thân thiện hơn cho những doanh nghiệp tự giác và trung thực, có thể thành lập Hệ thống kiểm tra toàn diện giống như Hải quan Hàn Quốc. Đây là hệ thống Doanh Nghiệp Tự Đánh Giá (ISA). Tự đánh giá nghĩa là hệ thống cho phép doanh nghiệp tự kiểm tra sự phù hợp, tính chính xác của các khoản thuế hải quan và thuế khác mà họ đã thanh toán và đánh giá sự tuân thủ pháp luật hải quan thông qua quá trình thông quan hàng hóa. Phương pháp này còn gọi là Phương pháp Quản lý nhà nhập khẩu tin cậy. Theo Hệ thống này, doanh nghiệp được lựa chọn sẽ báo cáo kết quả tự đánh giá lên cơ quan Hải qua. Nếu Hải quan phát hiện sự thiếu chính xác và không trung thực trong kết quả báo cáo thì Hải quan có quyền tiến hành kiểm tra trên cơ sở chứng từ đã nộp hoặc kiểm tra tại doanh nghiệp và có thể hủy bỏ tư cách được tự đánh giá của doanh nghiệp được lựa chọn. Quy trình Kiểm tra theo kế hoạch như sau: Doanh nghiệp nộp đơn và được lựa chọn Thông báo “nội dung cần kiểm tra” tới Doanh nghiệp Tự đánh giá Báo cáo kết quả lên Hải quan Việc áp dụng hệ thống ISA giúp doanh nghiệp tập trung hơn vào công việc kinh doanh và bớt phải chịu áp lực của những đợt kiểm tra đột xuất. Hệ thống ISA còn giúp nâng cao tính chính xác của việc khai báo nộp thuế của doanh nghiệp vì doanh nghiệp hiểu rằng họ càng tuân thủ tốt pháp luật hải quan thì họ càng được hưởng chế độ đối xử ưu đãi. Trong khi đó, các nguồn lực chính của đơn vị kiểm tra sau thông quan sẽ tập trung vào các doanh nghiệp có độ rủi ro cao. Vì thế áp dụng biện pháp này còn là một cách hữu hiệu để giải quyết vấn đề sự thiếu hụt trong quân số công chức kiểm tra sau thông quan. Xây dựng và áp dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử, qua đó toàn bộ thông tin của doanh nghiệp sẽ được chuyển đến cơ quan KTSTQ hoàn toàn bằng dữ liệu điện tử. Điều này cho phép việc kiểm tra không mất thời gian, chi phí, lại không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. KẾT LUẬN Kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu trong tình hình hiện nay là rất cần thiết, nó là một trong những xương sống của lĩnh vực kiểm tra sau thông quan. Mà kiểm tra sau thông quan hiện nay lại là then chốt của ngành hải quan, là trung tâm trong kế hoạch thực hiện quản lý rủi ro. Hiện nay để phát triển ngoại thương, thực hiện mục tiêu hội nhập vươn ra nền kinh tế thế giới, chúng ta phải chấp nhận có nhiều rủi ro, rủi ro về gian lận thuế, nguy cơ về thất thu ngân sách Nhà nước, thậm chí nguy cơ đối với cả nền kinh tế, chính trị,... Nhưng nếu ta biết nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác Kiểm tra sau thông quan nói chung và Kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng; đồng thời chú trọng đầu tư xứng đáng cho nó, thì có thể giảm những rủi ro đó xuống mức thấp nhất, biến nguy cơ, thách thức thành cơ hội thực sự cho nền kinh tế phát triển nhanh và vững mạnh. Cuối cùng một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo Học viện Tài chính, các cô chú tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan Hà Nội đã giúp em hoàn thành Luận văn này. Quy tắc 1: “Tên của các phần, của chương hoặc các phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các phần chương, chương liên quan và theo các quy tắc dưới đây nếu các nhóm và các chú giải phần, chương đó không có yêu cầu nào khác. Quy tắc 2: Một mặt hàng được phân loại trong một nhóm hàng thì những mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện cũng ở nhóm đó. Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa đã hoàn chỉnh, hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng có hàng hóa hoàn chỉnh, hoàn thiện nhưng ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời. Nếu một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Hàng hóa được làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm. Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai nguyên liệu hoặc hai chất trở lên phải tuân theo nguyên tắc 3 Phần đầu của nguyên tắc 2(a) mở rộng phạm vi của nhóm đối với một sản phẩm cụ thể bao gồm không chỉ mặt hàng hoàn chỉnh mà còn bao gồm mặt hàng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện, với điều kiện là mặt hàng đó đã có đặc tính cơ bản của mặt hàng hoàn chỉnh, hoàn thiện. Nội dung quy tắc này cũng được mở rộng áp dụng cho phôi đã có hình phác của sản phẩm hoàn chỉnh, có nghĩa là những loại hàng chưa sử dụng trực tiếp ngay được nhưng đã có hình dạng, đường nét bên ngoài gần giống với sản phẩm hoặc bộ phận đã hoàn chỉnh, được sử dụng (trừ trường hợp ngoại lệ) để hoàn thiện thành sản phẩm hoặc bộ phận hoàn chỉnh. Phần sau của quy tắc 2(a) quy định rằng mặt hàng đã hoàn chỉnh, hoàn thiện, nhưng ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời do yêu cầu hoặc để thuận tiện cho việc đóng gói, bảo quản hoặc vận chuyển, cũng được phân loại vào cùng nhóm với mặt hàng đã được lắp ráp. Theo mục đích của phần này “hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời” có nghĩa là bộ phận cấu thành hàng hóa phù hợp để lắp ráp được với nhau bằng những thiết bị đơn giản như vít, bu-lông, ê-cu,... có thể bằng đinh tán hoặc hàn, với điều kiện những hoạt động này chỉ đơn thuần là lắp ráp. Không tính đến sự phức tạp của phương pháp lắp ráp tuy nhiên hàng hóa sẽ không được trải qua bất cứ quá trình gia công thêm nào để sản phẩm trở thành hoàn thiện. Những cấu kiện chưa lắp ráp nhưng là số dư thừa theo yêu cầu để hoàn thiện sản phẩm thì được phân loại riêng. Riêng các mặt hàng thuộc phạm vi nhóm hàng của phần I đến phần IV không áp dụng quy tắc 2(a) vì nguyên liệu thô và sản phẩm đã qua chế biến được phân loại riêng biệt. Quy tắc 2(b) mở rộng phạm vi của nhóm đối với một nguyên liệu một chất hoặc một sản phẩm làm từ nguyên liệu hay chất đó, và các nhóm có liên quan đến những hàng hóa được cấu tạo từ nguyên liệu hoặc chất nhất định. Theo quy tắc này thì tất cả các sản phẩm có chứa hơn một nguyên liệu hoặc một chất phải được phân lại theo các nguyên tắc trong quy tắc 3, trừ khi có một nhóm khác đề cập đến chúng ở tình trạng hỗn hợp hoặc hợp chất. Quy tắc 3 Khi áp dụng quy tắc 2(b) hoặc vì bất cứ lý do nào khác, hàng hóa thoạt nhìn có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm, thì sẽ phân loại như sau: Hàng hóa được phận loại vào nhóm có mô tả cụ thể, mang tính đặc trưng cơ bản nhất sẽ phù hợp hơn xếp loại vào nhóm có mô tả khái quát. Tuy nhiên khi 2 hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc của chất chứa trong hàng hóa là hỗn hợp hoặc hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như thể hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó. Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không được phân loại theo quy tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng. Khi hàng hóa không thể phân loại theo quy tắc 3(a) hoặc 3(b) nêu trên thì phân loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong số các nhóm tương đương được xem xét. Quy tắc 3(a) quy định rằng hàng hóa phải được phân loại vào nhóm có mô tả cụ thể, mang đặc trưng cơ bản nhất. Quy tắc 4 Hàng hóa không thể phân loại theo các đúng các quy tắc trên đây thì được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng giống chúng nhất. Quy tắc này quy định rằng những mặt hàng mà chưa được nêu cụ thể trong nhóm nào của hệ thống hài hòa thì sẽ được phân loại vào nhóm những mặt hàng giống chúng nhất, ví dụ như những mặt hàng chưa xuất hiện trên thị trường thế giới. Mặt hàng giống nhau có thể dựa vào các yếu tố sau: về mô tả, đặc tính, mục đích sử dụng, thiết kế, quy trình sản phẩm và bản chất tự nhiên của hàng hóa,... Quy tắc 5 Bao máy ảnh, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hifnd dạng dặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này. Tuy nhiên nguyên tắc này không được áp dụng với những bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng. Ngoài quy tắc 5(a) nêu trên, bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng hóa đó khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng hóa đó. Tuy nhiên nguyên tắc này không áp dụng đối với loại bao bì mà rõ ràng là phù hợp là để dùng lặp lại. Quy tắc 5(a) áp dụng cho việc phân loại trong các trường hợp vỏ đựng, hộp đựng và các loại bao hộp tương tự đi kèm với hàng hóa khi bán, ví dụ như: Hộp đựng trang sức (nhóm 71.13); bao đựng máy cạo râu bằng điện (nhóm 85.10); bao đựng ống nhòm, kính viễn vọng (nhóm 90.05); hộp, bao và túi đựng nhạc cụ (nhóm 92.02); hộp/bao đựng súng (nhóm 93.02). Quy tắc 6 Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, các chú giải phân nhóm có liên quan, và các quy tắc nêu trên với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp, trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp mới so sánh được. Theo quy tắc này thì các chú giải phần, chương có liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác. Trong quy tắc này, các phân nhóm cùng cấp độ là các phân nhóm 1 gạch (cấp độ 1) hoặc phân nhóm 2 gạch (cấp độ 2). Do đó, khi xem xét tính phù hợp của hai hay nhiều phân nhóm 1 gạch trong một phân nhóm theo quy tắc 3(a), tính mô tả đặc trưng giống hàng hóa cần phân loại nhất chỉ được đánh giá dựa trên cơ sở nội dung của các phân nhóm một gạch có liên quan, khi đã xác định được phân nhóm 1 gạch có mô tả đặc trưng nhất thì phân nhóm 1 gạch đó được chọn. Khi các phân nhóm 1 gạch được chia tiếp thì phải xem xét đến nội dung của các phân nhóm 2 gạch để xác định lựa chọn phân nhóm 2 gạch phù hợp nhất cho hàng hóa cần phân loại. “Trừ khi nội dung của phân nhóm có yêu cầu khác” có nghĩa là trừ khi những chú giải của phần, chương có nội dung không phù hợp với nội dung của phân nhóm hoặc chú giải phân nhóm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội.doc
Luận văn liên quan