Lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012

Qua việc tìm hiểu nêu trên cho phép chúng ta nhận thức rằng quá trình đấu tranh chống lạm phát không phải đơn giản ngày một ngày hai. Nó là căn bệnh kinh niên, nhưng xóa bỏ hoàn toàn lạm phát thì cái giá phải trả không tương xứng với lợi ích mang lại. Tình hình diễn biến và khắc phục lạm phát ở Việt Nam rất nan giải. Lạm phát đã hoàn thành công khai khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế, xóa bỏ bao cấp , quan liêu.

ppt53 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 10302 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 NHÓM 2 : LỚP LO3.TL2 GV hướng dẫn : Hoàng Thị Hảo I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Nội dung nghiên cứu 1. Lý do chọn đề tài Lạm phát là một vấn đề nóng bỏng và nhạy cảm của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam đã đi qua 20 năm đổi mới một cách ấn tượng với những thành tựu quan trọng. Song lạm phát có nguy cơ quay trở lại, làm thế nào để đạt mục tiêu của năm 2020. Một câu hỏi đặt ra là: Lạm phát là gì ? Nguyên nhân nào gây ra tình hình lạm phát ở Việt Nam ? Nó tác động như thế nào đến đời sống của nhân dân ? Và chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng này ? Xuất phát từ những vấn đề này, nhóm chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Lạm phát của việt nam giai đoạn 2008 - 2012 ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu một số lý luận chung về lạm phát như khái niệm, nguyên nhân, phân loại, các tác động và các mối quan hệ của lạm phát... Khái quát lại thực trạng của lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2012. Ảnh hưởng của lạm phát giai đoạn 2008 - 2012 đến sự phát triển kinh tế xã hội như thế nào ? Đề xuất các giải pháp để kiểm soát lạm phát, đưa ra mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a, Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tình hình lạm phát ở Việt Nam. b, Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tình hình lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp so sánh, đánh giá Phương pháp thống kê Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích các số liệu. Sử dụng các công cụ nghiên cứu ( bảng biểu, số liệu thống kê...) 5. Nội dung nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận chung về lạm phát Khái niệm lạm phát Nguyên nhân của lạm phát Các loại lạm phát Các chỉ tiêu đánh giá mức độ lạm phát Ảnh hưởng của lạm phát đến sự phát triển KT-XH Các biện pháp ổn định lưu thông tiền tệ trong điều kiện lạm phát 5.2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 a, Diễn biến của lạm phát giai đoạn 2008 – 2012 b, Nguyên nhân của lạm phát giai đoạn 2008 – 2012 c, Ảnh hưởng của lạm phát giai đoạn 2008 – 2012 5.3. Giải pháp và định hướng a, Giải pháp kiềm chế lạm phát b, Định hướng mục tiêu cho những năm tới II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận chung về lạm phát a, Khái niệm lạm phát Lạm phát là hiện tượng kinh tế trong đó giấy bạc lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết, làm cho chúng bị mất giá, dẫn đến giá cả của hầu hết các hàng hóa trong lưu thông không ngừng tăng lên. b, Nguyên nhân của lạm phát Nguyên nhân lạm phát Lạm phát do cầu kéo Lạm phát do chi phí đẩy Lạm phát do hệ thống chính trị không ổn định c, Các loại lạm phát Tùy theo mức lạm phát người ta chia lạm phát thành 3 loại : Lạm phát vừa phải : tỷ lệ lạm phát dưới 1 con số ( dưới 10%/ năm ). Lạm phát phi mã là tình trạng giá cả hàng hóa tăng 2 hoặc 3 con số trong một năm. Siêu lạm phát là lạm phát tăng đột biến với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã. d, Các chỉ tiêu đánh giá mức độ lạm phát Theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Công thức tính lạm phát năm thứ k Ik = [(CPIk / CPIo) -1].100% Trong đó: CPIo là CPI năm gốc Ik là tỷ lệ lạm phát năm k CPIk là CPI năm thứ k Theo chỉ số giá sản xuất PPI Theo chỉ số giảm phát GDP e, Ảnh hưởng của lạm phát đến sự phát triển kinh tế - xã hội Tiêu cực: Tác động tới thu nhập thực tế Tác động tới quyền lợi của người đầu tư dài hạn Tác động tới sản xuất và lưu thông hàng hóa Tác động tới chế độ tiền tệ và tín dụng Tích cực: Kích thích xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài Thúc đẩy tiết kiệm sản xuất và tiêu dùng f, Các biện pháp ổn định lưu thông tiền tệ trong điều kiện lạm phát. Những biện pháp cấp bách Ngừng phát hành tiền vào lưu thông Tăng lãi suất tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm Cắt giảm hoặc hoãn chi những khoản chưa cấp bách từ NSNN. Bán ngoại tệ và vàng, để thu bớt tiền mặt từ lưu thông vào NH. Giảm thuế nhập khẩu, khuyến khích tự do mậu dịch, nhằm tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng, góp phần cân đối tiền hàng. Vay và xin viện trợ từ bên ngoài Cải cách tiền tệ Những biện pháp ổn định tiền tệ chiến lược Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xây dựng nghành sản xuất hàng hóa, hoặc dịch vụ “ mũi nhọn ” của nền kinh tế quốc dân. Giảm nhẹ biên chế kiện toàn bộ máy HC Kiểm soát thường xuyên chặt chẽ các chính sách thu, chi của chính phủ. Lạm phát để chống lạm phát 2. Thực trạng lạm phát ở việt nam giai đoạn 2008 -2012 a, Diễn biến lạm phát giai đoạn 2008 - 2012 Năm 2008 Giai đoạn 2009-2010 Giai đoạn 2011– 2012 Lạm phát năm 2008 Trong quý đầu của năm 2008 chỉ số giá tiêu dùng của một số mặt hàng tăng vọt. Trong 4 tháng đầu năm, giá lương thực – thực phẩm đã tăng 18,01%, cao gấp rưỡi mức 11,6% của lạm phát CPI và cao tương đương bằng mức giá lương thực – thực phẩm của cả năm 2007, trong đó lương thực tăng 25%, còn thực phẩm tăng 15,6%. => Đặc biệt, trong tháng 3- 4/2008, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng nên đã làm cho giá gạo thế giới tăng nhanh và đến tháng 5 thì giá gạo giảm nhiều nhưng vẫn tăng từ 15%- 20% trước khi sốt gạo. a, Biểu đồ giá gạo thế giới năm 2007- 2008 Giữa tháng 5 giá xăng dầu cũng tăng từ 13000đ- 14500đ (tương đương 11,5% ) Mặc dù chính phủ đã cố gắng kiểm soát giá xăng dầu, nhưng tính chung năm 2008 giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng 7,6%, giá than tăng 30%, giá xi măng tăng 15%, giá phân bón tăng 58%. => Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam. CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo năm của năm 2008 đã lên đến 30%. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19,89%, tính theo trung bình năm tăng 22,97%. Lạm phát năm 2009 - 2010 Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng đầu năm 2009 và 2010 Động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy CPI tăng mạnh đến từ mặt hàng lương thực, với mức tăng tới 6,88%. Được sự tiếp sức của hàng thực phẩm (tăng 0,89%) và ăn uống ngoài gia đình (tăng 0,69%), nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống “ cầm cờ” trong các nguyên nhân tác động đến CPI tháng 12/2009 , với mức tăng tới 2,06%. Trong tháng 12 chỉ số giá vàng đã tăng 10,49%, chỉ số giá USD tăng 3,19%.So với một năm trước, các con số tương ứng là 64,32% và 10,7%.Bình quân cả năm 2009 so với năm 2008 tương ứng tăng 19,16% và 9,17%. Tác động của tăng giá xăng dầu cuối tháng 11 cũng làm “ đội giá” cước vận tải, vận chuyển và các hàng hóa khác, lãi suất cơ bản tăng từ 7% đến 8% áp dụng từ 1/12 cũng tác động tới lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại, ảnh hưởng tới chi phí vốn của doanh nghiệp. Năm 2009 khép lại với mức tăng CPI trong vòng kiểm soát, nhưng gạo và xăng dầu, hai mặt hàng có quyền số lớn trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI vẫn luôn là yếu tố bất định trong năm qua. NĂM 2010 Mức lạm phát 2 con số của Việt Nam trong năm 2010 đã chính thức được khẳng định. Con số 11,75% tuy không quá bất ngờ nhưng vẫn vượt so với chỉ tiêu được quốc hội đề ra hồi đầu năm gần 5%. => Tính chung trong năm 2010 thì giáo dục là nhóm tăng giá mạnh nhất trong rổ hàng hóa tính CPI (gần 20%). Tiếp đó là hàng ăn (16,18%) và nhà ở- vật liệu xây dựng (15,74%). Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010. Tính chung trong cả năm 2010, giá vàng đã tăng tới 30% trong khi mức tăng của đôla Mỹ là xấp xỉ 10%. Gần 20% 16,18% 30% 15,74% Xấp xỉ 10% Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2012 Diễn biến CPI các tháng 2011. lạm phát cả năm chốt ở mức tăng 18,13% ghi nhận sự “đi hoang” của dòng tiền, khi không tạo được đột phá về tăng trưởng nhưng lại thúc ép lạm phát đạt các kỷ lục mới. Biểu đồ 4.3: Diễn biến CPI năm 2010- 2011(%) Dấu hiệu của tính quy luật chỉ còn rất mờ nhạt, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2011 nổi trội ở hai đột biến, đến từ các mức tăng kỷ lục mới trong tháng 4 và tháng 7. Tiêu dùng tháng 1/2011 bất ngờ giảm tốc nhẹ xuống mức tăng 1,74% so với tháng trước. Nhiều nhận định khi đó đã lạc quan cho rằng, xu hướng này là tích cực, có thể là một mở đầu thuận lợi cho một năm mà Chính Phủ đặt quyết tâm kiềm chế lạm phát ngay từ đầu, với chỉ tiêu “khắc nghiệt” chỉ có 7%. Lạm phát liên tiếp bị đẩy lên, CPI theo tháng tăng 2,17% vào tháng 3. Chưa kịp hết ngỡ ngàng về sự gia tốc sau Tết Nguyên Đán, CPI lập tức đạt đỉnh vào tháng 4 ở mức 3,32%, cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Đến lúc này, CPI so với cuối năm trước đã tăng 9,64%, vượt xa mục tiêu 7%, hiện thực hóa nỗi lo lạm phát. Khoảng 57 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì có tới 47 nghìn được xác định đã ngừng hoạt động. Cho nên sang nửa thứ 2 của năm, nền kinh tế ở vào thời khắc “nao núng” với con đường đang chọn: chấp nhận giảm tăng trưởng để kiềm chế lạm phát. Chính vì thế, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mặt 4 vấn đề: rủi ro thiếu thanh khoản; rủi ro sai lệch cơ cấu đồng tiền; rủi ro nợ xấu; và rủi ro tổng dư nợ với thị trường bất động sản. Tình hình lạm phát năm 2012 Báo cáo giám sát kinh tế vừa công bố của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế Đông Á sẽ tiếp tục chậm lại trong 2012 khi Mỹ và Châu Âu có nguy cơ rơi vào suy thoái sâu do khủng hoảng nợ. Thắt chặt tiền tệ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2011, nhưng sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2012. Theo ADB , kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong quý 3 đầu năm nay với lần lượt 5,4%, 5,7% và 6,1% nhờ tăng trưởng mạnh mẽ sản lượng công nghiệp và tiêu dùng. Lạm phát ở Việt Nam vẫn ở trên mức mục tiêu. Tính tới tháng 10, lạm phát so với cùng kì năm trước của Việt Nam là 19,8%. Lạm phát lõi vẫn cao do giá kim loại quý tăng cao, tính tới tháng 10/2011 lạm phát lõi ở mức 7,7% so với cùng kì năm trước. ADB cho biết, trong số các đồng tiền khu vực, VNĐ giảm giá mạnh nhất so với USD, giảm 7,2% khiến thâm hụt tài khoản vãng lai mở rộng và giảm dự trữ ngoại. b, Nguyên nhân của lạm phát giai đoạn 2008- 2012 Việt Nam gia nhập WTO (2007)  vốn nước ngoài đột ngột nhảy mạnh vào Việt Nam (lãi suất tăng) Tăng tín dụng quá cao Thâm hụt mậu dịch, bội chi ngân sách nhà nước, cơ cấu quản lý yếu kém. Các mặt hàng thiết yếu tăng giá liên tục trong thời gian dài. Do cầu kéo Cung ứng tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết Việt Nam chỉ nhằm vào các con số Do tâm lý của dân chúng Điều tiết vĩ mô kém Gia tăng tín dụng quá cao Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế ở mức độ cao bằng mọi giá. c, Ảnh hưởng của lạm phát giai đoạn 2008- 2012 Tích cực: lạm phát vừa phải kích thích tiêu dùng, giảm thất nghiệp. Tiêu cực: Lạm phát phi mã và siêu lạm phát ảnh hưởng xấu đến kinh tế xã hội, phân phối lại thu thập quốc dân. Cán cân thương mại thâm hụt Công ty xí nghiệp phá sản Xảy ra nạn đầu cơ tích trữ Đồng tiền Việt nam mất giá, làm giảm mức độ tin tưởng vào đồng tiền nội tệ. Giá các mặt hàng thiết yếu tăng vọt gây khó khăn cho cuộc sống nhất là nông dân. Đẩy những người lao động vào nạn thất nghiệp. 3. Giải pháp và định hướng a, Giải pháp kiềm chế lạm phát Những biện pháp cơ bản chiến lược Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển ngành mũi nhọn xuất khẩu. Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà Nước Những biện pháp cấp bách trước mắt Biện pháp về tiền tệ - tín dụng: Quản lý chặt chẽ việc cung ứng tiền, thực hiện chính sách đóng băng tiền tệ. Quản lý và hạn chế thật mạnh khả năng “tạo tiền” của ngân hàng thương mại bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc... Nâng cao lãi xuất tín dụng để thu hút tiền mặt trong nền kinh tế - xã hội. Trường hợp cần thiết có thể áp dụng biện pháp cải cách tiền tệ, phát hành tiền mới thu đổi tiền cũ để lập lại trật tự trong lưu thông tiền tệ. Biện pháp về tài chính ngân sách: Trước hết phải tìm cách để giảm dần bội chi tiến tới thăng bằng thu chi ngân sách. Tăng cường bồi dưỡng và mở rộng các khoản thu từ nền kinh tế. Sử dụng tín dụng Nhà nước bằng cách vay nợ trong nước và vay nước ngoài. Ngăn chặn sự leo thang của giá cả: Lưu thông phân phối như thực hiện mậu dịch tự do, nới lỏng hàng rào thuế quan để đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa. Có thể ổn định giá cả các mặt hàng khác với việc can thiệp bằng vàng và ngoại tệ. b, Định hướng mục tiêu cho những năm tới Thực hiện chính sách tiền tệ năng động và hiệu quả trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo đảm cân đối cung, cầu về hàng hóa, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, giảm nhập siêu. Đề xuất với chính phủ thành lập quỹ kích cầu để kích thích tiêu dùng, nền kinh tế phát triển tránh dư thừa hay giảm phát trong thời gian tới. Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực và thực phẩm. Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật Nhà Nước về giá. Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. III- KẾT LUẬN Qua việc tìm hiểu nêu trên cho phép chúng ta nhận thức rằng quá trình đấu tranh chống lạm phát không phải đơn giản ngày một ngày hai. Nó là căn bệnh kinh niên, nhưng xóa bỏ hoàn toàn lạm phát thì cái giá phải trả không tương xứng với lợi ích mang lại. Tình hình diễn biến và khắc phục lạm phát ở Việt Nam rất nan giải. Lạm phát đã hoàn thành công khai khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế, xóa bỏ bao cấp , quan liêu. Sự cải cách không đồng bộ giữa giá cả và quản lý kinh tế đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Thành công của các biện pháp chống lạm phát năm 2008 đã vực dậy nền kinh tế Việt Nam, làm thay đổi nhận thức của Đảng và Nhà nước trong quản lý kinh tế. Đó là cơ sở, là chìa khóa cho sự thành công của các khoa học khác như giáo dục, y tế, văn hóa, chính trị... Lạm phát kinh tế ở Việt Nam có rất nhiều nguyên nhân khác nhau tác động. Do vậy cần có cách nhìn chính xác, đầy đủ về các nguên nhân gây lên lạm phát thì mới đưa ra được các chính sách kinh tế phù hợp, đưa ra các biện pháp chống lạm phát có hiệu quả và mang tính ổn định. Lạm phát đang là vấn đề nổi cộm trong lý thuyết Tài chính – Tiền tệ. Nhóm chúng em đã cố gắng tới mức cao nhất hoàn thành bài tiểu luận trong khả năng của mình. Bài viết này chỉ là những thu nhặt bước đầu mang tính chất cơ sở cho việc phát triển nhận thức sau này. Nhóm chúng em hy vọng đây là cách tiếp cận có hiệu quả trong quá trình tìm hiểu nền kinh tế nói chung và lạm phát nói riêng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình tài chính tiền tệ , xuất bản năm 2008, của đại học kinh tế TP. HCM Số liệu thống kê của ADB và tổng cục thống kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptlam_phat_o_vet_nam_giai_doan_2008_2012_1_1__0064.ppt
Luận văn liên quan