Luận án Định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho doanh nghiệp nhở và vừa ở Việt Nam

Luận án nghiên cứu và đưa ra nhận xét về các văn bản pháp lý, công tác kế toán và chất lượng thông tin kế toán tại thời điểm hiện tại trong khi công tác kế toán và chất lượng thông tin được cải tiến không ngừng, hiện nay chúng ta đang trong giai đoạn tích cực triển khai việc rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và làm mới các văn bản pháp quy về kế toán nên những nhận định chỉ có giá trị ở thời điểm hiện tại khi tác giả thực hiện nghiên cứu, tính ổn định của kết quả nghiên cứu không được đảm bảo lâu dài, có những vấn đề không tránh khỏi lạc hậu tại thời điểm công bố luận án.

pdf152 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho doanh nghiệp nhở và vừa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhất định, ít nhất từ 3 đến 5 năm đầu để các doanh nghiệp này có điều kiện tích lũy và phát triển, từ đó hoạt động kinh doanh của DNNVV diễn ra thuận lợi hơn. Với những thay đổi trong Luật Thuế như trên, đặc biệt là trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tạo thuận lợi cho các DNNVV trong quá trình hoạt động, tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong tiến trình xác lập khung pháp lý về kế toán riêng cho đối tượng DNNVV của nước ta hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới. Việc hoàn thiện các Luật nói trên sẽ góp phần làm cho khung pháp lý về kế toán áp dụng cho DNNVV có sự bền vững, ổn định, tạo thuận lợi để triển khai và áp dụng hiệu quả. 4.3.2. Nhóm giải pháp để áp dụng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV Vấn đề xây dựng khung pháp lý về kế toán và việc vận dụng các văn bản pháp lý này là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời. Hiện nay, khả năng vận dụng của nhiều văn bản pháp lý nói chung và khung pháp lý liên quan đến hoạt động kế toán nói riêng vẫn còn hạn chế vì nhiều lý do khác nhau như: nhiều quy định còn chung chung, chưa rõ ràng, thiếu sự nhất quán giữa các văn bản pháp luật liên quan, năng lực của người vận dụng, các yếu tố hỗ trợKết quả nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng các văn bản pháp lý về kế toán của các DNNVV sẽ là nền tảng để tạo lập và phát triển kế toán trên nhiều khía cạnh, trong đó quan trọng nhất là giúp đưa ra các giải pháp hỗ trợ để vận dụng khung pháp lý về kế toán tại các doanh nghiệp này một cách hiệu quả. Xuất phát từ những kết luận rút ra qua mục 4.1.2, đối với 5 nhân tố chính ảnh hưởng đến việc vận dụng khung pháp lý về kế toán tại DNNVV ở mô hình hiệu chỉnh, trong phần này luận án gom lại để tập trung phân tích nhằm đưa ra ba nhóm giải pháp như sau: 4.3.2.1. Cải tiến các vấn đề liên quan đến hệ thống văn bản pháp lý Phạm vi nhóm giải pháp này bao quát các vấn đề về nội hàm văn bản pháp lý kế toán áp dụng cho DNNVV, cả tính bắt buộc tuân thủ các văn bản này cũng như xem xét giải quyết mối quan hệ lợi ích – chi phí khi vận dụng các văn bản pháp lý đó. 127 Trước hết, về nội hàm văn bản pháp lý kế toán, theo tác giả, muốn DNNVV vận dụng khung pháp lý về kế toán một cách nhanh chóng, hiệu quả thì khung pháp lý về kế toán mới xây dựng cho các doanh nghiệp này trước hết phải khắc phục được một số nhược điểm của các quy định hiện tại đã phân tích ở chương trước gây cản trở đến quá trình áp dụng như: nội dung chuẩn mực quá phức tạp với DNNVV, những điểm chưa tương thích giữa các văn bản, ngôn ngữ trong Luật, chuẩn mực quá hàn lâm,Một khi các vấn đề này được giải quyết thông qua các giải pháp đề xuất ở mục 4.3.1 thì tác giả tin rằng việc vận dụng các văn bản pháp lý vào thực tiễn công tác kế toán tại DNNVV là hết sức khả thi. Thêm vào đó, thực tế ở Việt Nam hiện nay, khung pháp lý về kế toán cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, trong đó có cả DNNVV do cơ quan Nhà nước ban hành nên các văn bản này mang tính áp đặt, bắt buộc áp dụng. Tuy nhiên trong thực tế cũng cần có cơ chế giám sát sự tuân thủ, tạo ra áp lực tuân thủ từ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Để tạo ra áp lực tuân thủ từ bên trong, các DNNVV cần hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp, cấu trúc doanh nghiệp phải làm rõ vị trí kế toán trong hệ thống quản lý của DNNVV. Đồng thời, người chủ doanh nghiệp cần phải thay đổi cách thức nhìn nhận của mình về vai trò của thông tin kế toán, nhận thức việc sử dụng thông tin kế toán trong quá trình ra quyết định để có tác động thúc đẩy việc vận dụng các văn bản pháp lý kế toán một cách đầy đủ và hiệu quả. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không thể kiểm soát việc tuân thủ quy định kế toán ở DNNVV. Để có thể kiểm soát việc tuân thủ từ bên trong đòi hỏi người quản lý, chủ doanh nghiệp cần phải trang bị những kiến thức nhất định về kế toán để có thể tham gia vào quy trình kiểm soát nội bộ. Không giống như hầu hết các doanh nghiệp lớn, các công ty đại chúng có bộ phận kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng hêt sức bài bản để đảm bảo sự tuân thủ luật pháp nói chung và quy định kế toán nói riêng thì với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, các doanh nghiệp này chưa có đủ tầm và lực để có thể tổ chức tương tự. Hiện nay nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ có thể được chia thành hai nhánh: kiểm soát kế toán (accounting control) và kiểm soát quản trị (administrative control). Nếu làm tốt cả hai nhánh này sẽ giúp công tác kế toán diễn 128 ra thuận lợi và hiệu quả, đảm bảo việc vận dụng đầy đủ các văn bản pháp quy về kế toán, mang lại thông tin kế toán đáng tin cậy cho người sử dụng. Tuy nhiên, cũng cần cân đối giữa chi phí và lợi ích khi thiết kế và duy trì các thủ tục kiểm soát nội bộ do đặc thù về quy mô của các DNNVV, không thể đòi hỏi các doanh nghiệp này tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ một cách bài bản với quy trình, thủ tục phức tạp. Việc tinh giản bộ máy, thủ tục, việc vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm là vấn đề không thể tránh khỏi tại các doanh nghiệp này. Ngoài ra, cần nâng cao trách nhiệm xã hội trong quản lý điều hành doanh nghiệp tạo ra áp lực từ bên ngoài buộc DNNVV tuân thủ. Điều này xuất phát từ nhận thức của những người sử dụng thông tin, trách nhiệm của cơ quan quản lý đòi hỏi DNNVV phải tuân thủ đúng quy định trong lĩnh vực kế toán để mang lại thông tin trên BCTC trung thực, hữu ích, thích hợp với các đối tượng sử dụng. Theo tác giả, vấn đề này sẽ được kiểm soát và cải thiện nếu dịch vụ kiểm toán đi vào thực chất. Hiện nay, hoạt động kiểm toán vẫn còn nhiều hạn chế, quy mô thị trường kiểm toán còn nhỏ, khách hàng kiểm toán hiện nay chủ yếu là kiểm toán theo luật định bắt buộc chứ không phải do tự nguyện, chủ yếu là công ty cổ phần, còn các loại hình doanh nghiệp khác thì sử dụng dịch vụ này rất ít do Luật Doanh nghiệp chưa bắt buộc phải kiểm toán BCTC, bên cạnh đó sự hiểu biết của các doanh nghiệp cũng như người sử dụng thông tin kế toán về lĩnh vực này còn hạn chế. Mặc dù Luật Kiểm toán độc lập đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 và Nghị định số 17/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập đã được ban hành, tuy nhiên tình hình vẫn chưa được cải thiện theo hướng tích cực vì theo nội dung các văn bản này, các DNNVV nếu không phải là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hay kinh doanh lĩnh vực đặc thù,...thì nhìn chung không thuộc diện kiểm toán bắt buộc mà chỉ khuyến khích. Như vậy trên thực tế, hoạt động kế toán, việc tuân thủ quy định kế toán, việc kiểm soát chất lượng BCTC các doanh nghiệp này gần như thả nổi. Trong thời gian tới, vấn đề cần được quan tâm đẩy mạnh, theo ý kiến tác giả, đó là chú trọng khâu kiểm soát và đánh giá chất lượng hoạt động kế toán, tình hình áp dụng các văn bản pháp lý về kế toán thông qua công tác kiểm toán. Kiểm toán BCTC 129 hàng năm có thể không khả thi với các DNNVV do áp lực về chi phí, tuy nhiên ít nhất cũng cần quy định bắt buộc soát xét BCTC năm đối với các doanh nghiệp này. Một vấn đề nữa trong nhóm giải pháp này đó là cần cân đối giữa chi phí bỏ ra khi áp dụng khung pháp lý về kế toán với lợi ích từ thông tin kế toán nhận được. Về lý thuyết, có nhiều khoản chi phí cần cho việc triển khai áp dụng các văn bản pháp lý về kế toán như: chi phí thuê nhân viên đảm bảo yêu cầu về trình độ, chi phí tập huấn, đào tạo nhân viên, chi phí thời gian để thực hiện đầy đủ các quy định,... Lợi ích là những gì doanh nghiệp và người sử dụng các thông tin kế toán nhận được từ việc sử dụng các thông tin này vào công tác quản lý và ra quyết định. Xét về tính hữu ích, các quy định chỉ nên được áp dụng nếu lợi ích mang lại cao hơn chi phí bỏ ra. Đối với DNNVV thì vấn đề này càng phải được xem xét vì kết quả nghiên cứu đưa ra bằng chứng cho thấy quy mô doanh nghiệp tác động đến chi phí lập BCTC và tỷ lệ chi phí này cao hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ (Harvey & Walton, 1996; theo B. Eierle, 2005). Vì vậy, các quy định kế toán áp dụng cho DNNVV phải càng đơn giản càng tốt để giảm thiểu chi phí triển khai áp dụng. Đồng thời thông tin kế toán do các doanh nghiệp này cung cấp phải đảm bảo tính trung thực, đáng tin cậy và thích hợp với nhu cầu của các đối tượng sử dụng, từ đó các thông tin này mới được khai thác một cách hiệu quả, mang lại lợi ích trên nhiều phương diện. Xét ở một khía cạnh khác, việc vận dụng khung pháp lý về kế toán ở các DNNVV không chỉ do bản thân các doanh nghiệp này quyết định mà còn chịu sự tác động từ phía cơ quan quản lý Nhà nước trong việc giám sát, kiểm soát và xử lý với những chế tài thích đáng. Lâu nay, mặc dù trong Luật Kế toán có quy định nội dung kiểm tra kế toán (chương 2, mục 4, từ điều 35 đến điều 38), và tiếp sau đó là các chế tài cụ thể được đưa ra trong Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, mới đây được thay thế bởi Nghị định 105/2013/NĐ-CP ngày 16/09/2013, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, tuy nhiên việc thực thi các quy định kiểm tra, áp dụng các chế tài này đối với DNNVV gần như bỏ ngỏ, gần như khoán trọn cho cơ quan thuế kiểm tra xử lý khi quyết toán thuế định kỳ, trong khi cơ quan thuế chỉ là một trong rất nhiều đối tượng sử dụng thông tin kế toán và hoàn toàn không có chức năng quản lý vấn đề này. Điều này dẫn đến thực tế hiện nay đó là không giống như 130 doanh nghiệp nhà nước, các công ty đại chúng thường xuyên chịu sự giám sát của cơ quan chủ quản, sở giao dịch chứng khoán,..còn với DNNVV thì các doanh nghiệp này thực thi văn bản pháp luật về kế toán tới đâu, tuân thủ quy định tới mức độ nào, công bố BCTC ra sao vẫn chưa được giám sát chặt chẽ. Chính sự quản lý lỏng lẻo đó nên các DNNVV coi nhẹ vấn đề áp dụng đầy đủ và đúng đắn khung pháp lý về kế toán, không chú trọng đầu tư cho công tác kế toán của doanh nghiệp mình. Một khi doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm trong lĩnh vực kế toán thì chế tài xử phạt vi phạm hiện nay cũng hết sức nhẹ nhàng, chưa đủ tính răn đe và chưa tương xứng với hậu quả mà các hành vi này đem lại nên hiệu quả của văn bản này trong việc đảm bảo tính tuân thủ không đạt được như mong đợi. Theo tác giả cần xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ hơn nữa, giao cụ thể cho các cấp ủy ban (từ ủy ban xã/ phường, quận/ huyện) xử lý. Thực ra vấn đề này trước đây cũng đã có một số quy định nhưng hầu như không triển khai do các quy định còn chung chung, không có tính khả thi do bị hạn chế bởi trình độ và chức năng của các cơ quan này, do vậy việc hoàn thiện lại cơ chế giám sát này theo tác giả có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, giao cho hội nghề nghiệp xử lý (hội kế toán và kiểm toán có thể tước giấy phép hành nghề, khai trừ thành viên của hội) với những biện pháp nghiêm khắc và mạnh mẽ và quyết liệt hơn, nâng mức xử phạt cao hơn đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực kế toán nhằm đẩy mạnh việc áp dụng các văn bản pháp lý kế toán ở DNNVV. Nói tóm lại, để tăng cường khả năng áp dụng các văn bản pháp lý vào thực tiễn công tác kế toán tại các DNNVV, theo ý kiến tác giả thì bản thân các quy định này phải có tính ứng dụng cao, phải đảm bảo các bên liên quan hiểu đúng, áp dụng đúng vào thực tiễn. Muốn vậy, các quy định phải được hướng dẫn rõ ràng, chi tiết; trình độ của kế toán viên phải đạt ở mức độ nhất định để hiểu và áp dụng; đồng thời các cơ quan hữu quan cần thường xuyên tiếp thu phản hồi từ thực tiễn áp dụng để hướng dẫn thêm, bổ sung và chỉnh sửa cho phù hợp; bên cạnh đó kết hợp với việc kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện quy định và xử lý kịp thời hành vi không tuân thủ các văn bản pháp lý kế toán để đảm bảo khung pháp lý này phát huy hiệu quả trong thực tiễn công tác kế toán tại DNNVV. 131 4.3.2.2. Đối với người làm kế toán Con người là một trong những nhân tố quyết định trong quá trình vận dụng các văn bản pháp lý vào hoạt động kế toán của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa nói riêng. Để vận dụng khung pháp lý về kế toán tại các DNNVV một cách đầy đủ, hiệu quả thì một vấn đề quan trọng không thể không quan tâm đối với các doanh nghiệp này đó là công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn của bộ phận kế toán, nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân tham gia công tác kế toán trong đơn vị. Như đã phân tích ở các phần trước, có thể thấy việc xử lý nghiệp vụ kế toán phát sinh tại các DNNVV nhìn chung không quá phức tạp nhưng các doanh nghiệp này cũng không thể vì thế mà xem nhẹ vấn đề tạo điều kiện cho kế toán viên tham gia các lớp cập nhật kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ để có đủ năng lực vận dụng các văn bản pháp lý vào thực tiễn công tác kế toán, từ khâu thu thập, xử lý và cung cấp thông tin. Có như vậy, những nhân viên này mới có thể hiểu và vận dụng đúng, đầy đủ những nội dung quy định trong luật, chuẩn mực, chế độ kế toán, kịp thời nắm bắt những thay đổi trong quy định, từ đó giúp tạo ra sản phẩm là BCTC với chất lượng cao, thích hợp với nhu cầu người sử dụng báo cáo. Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, thực tế phổ biến hiện nay đó là các doanh nghiệp này không tổ chức bộ máy kế toán mà chỉ thuê dịch vụ bên ngoài thực hiện công tác kế toán. Đây là một giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế hơn cho các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khi thuê ngoài các đối tượng thực hiện dịch vụ kế toán thì cần xem xét lựa chọn cá nhân, đơn vị có đủ năng lực, trách nhiệm và có chứng chỉ hành nghề theo quy định; với tổ chức thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ này; và phải ký kết hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm để dễ dàng xử lý khi có sự cố xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ kế toán. 4.3.2.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kế toán Cơ sở hạ tầng kế toán như là chất xúc tác thúc đẩy quá trình vận dụng các văn bản pháp lý kế toán vào thực tiễn, giúp hoạt động kế toán diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Phạm vi giải pháp này đề cập đến các vấn đề như tin học hóa công tác kế toán, 132 sử dụng phần mềm kế toán ở DNNVV, vấn đề phát triển hội nghề nghiệp, công tác đào tạo, Trước hết, về vấn đề tin học hóa công tác kế toán tại DNNVV. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại và những lợi ích mà công nghệ thông tin mang lại, với tầm nhìn dài hạn, theo tác giả không chỉ các doanh nghiệp lớn mà các DNNVV cũng cần mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, đặc biệt là trong công tác kế toán. Việc ứng dụng này có thể bằng nhiều phương thức với nhiều mức độ khác nhau, như sử dụng hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp ERP (Enterprise Resource Planning), hoặc phần phần kế toán, hay sử dụng kỹ thuật web,tùy vào nhu cầu quản lý, quy mô và khả năng tài chính của bản thân doanh nghiệp. Việc ứng dụng này sẽ giúp cải thiện tất cả các khâu từ thu thập thông tin, quá trình xử lý, cũng như lập BCTC và công bố thông tin ra bên ngoài. Việc ứng dụng này không chỉ giúp hỗ trợ DNNVV trong quá trình áp dụng các văn bản pháp lý kế toán mà nó còn giúp nâng cao khả năng quản lý điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó, từ phần mềm có thể chiết xuất thông tin để cung cấp thêm một số báo cáo chi tiết, báo cáo phân tích bổ sung đính kèm bên cạnh hệ thống BCTC theo quy định mà không làm tặng gánh nặng cho bộ phận kế toán, nhờ đó nâng cao tính hữu ích cho các đối tượng sử dụng. Với các ứng dụng này, công tác bảo mật được đảm bảo và việc lưu trữ tài liệu trên web cũng vô cùng đơn giản. Tuy nhiên vấn đề nào cũng có tính hai mặt, khi nghiên cứu đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức công tác kế toán cần đảm bảo được tính cân đối lợi ích – chi phí, so sánh hiệu quả mang lại với chi phí bỏ ra để quyết định đầu tư đến mức độ nào cho phù hợp. Về các tổ chức nghề nghiệp, ở Việt Nam hiện nay, thành viên của đa số các tổ chức nghề nghiệp là những người hành nghề tham gia trên cơ sở tự nguyện, không giống các tổ chức nghề nghiệp ở các nước theo trường phái kế toán Anglo- Saxon, thường thành viên các tổ chức này phải qua các kỳ thi của tổ chức nghề nghiệp, tuân thủ quy định về quá trình đào tạo liên tục nên các tổ chức này có uy tín và ảnh hưởng mạnh mẽ. Ở Việt Nam, vai trò các hiệp hội này (hội kế toán, hội doanh nghiệp) khá mờ nhạt nên không giúp ích nhiều trong quá trình vận dụng các văn bản pháp quy vào công tác kế toán ở DNNVV. Trong thời gian tới, để cải thiện 133 tình hình này, các tổ chức nghề nghiệp cần chủ động hơn nữa trong vấn đề tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng khung pháp lý về kế toán, đồng thời cần thay đổi cơ chế hoạt động để tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao năng lực hội viên, trước hết là khuyến khích, tiếp theo sẽ từng bước bắt buộc hội viên tham gia và có những khóa kiểm tra chuyên môn định kỳ để đảm bảo hội viên hiểu đúng và đầy đủ quy định, giúp việc áp dụng các văn bản pháp quy về kế toán vào thực tiễn một cách thuận lợi. Về công tác đào tạo, hiện nay các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo kế toán thường có khuynh hướng giảng dạy theo mô hình kế toán cho các doanh nghiệp lớn, tổ chức công tác kế toán bài bản mà ít chú trọng đến đặc thù kế toán ở doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Trong thực tế hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, DNNVV ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, chiếm ưu thế trong nền kinh tế nên đã đến lúc vấn đề tổ chức công tác kế toán cho DNNVV phải đưa vào giáo trình các môn học liên quan trong trường học. Ngoài kiến thức và năng lực xử lý nghiệp vụ, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên và kiểm toán viên cũng cần được quan tâm hơn nữa trong quá trình đào tạo để giúp vận dụng hiệu quả khung pháp lý về kế toán vào thực tiễn hoạt động ở các DNNVV Việt Nam. 134 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 Để xác lập khung pháp lý về kế toán cho DNNVV phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao thì vấn đề tìm hiểu nhận định của các bên liên quan về thông tin kế toán do DNNVV cung cấp cũng như khả năng đáp ứng của những thông tin này cho nhu cầu của các đối tượng sử dụng là hết sức cần thiết; Trên cơ sở đó, cùng với những luận cứ đưa ra ở các chương trước, tác giả đưa ra quan điểm và các giải pháp định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về kế toán cho DNNVV ở Việt Nam, trong đó bao gồm 4 giải pháp cơ bản đó là: hoàn thiện hệ thống luật liên quan đến hoạt động của DNNVV, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn có liên quan, đặc biệt là cải tiến quy trình ban hành các văn bản pháp lý về kế toán. Ngoài ra, trong chương này, luận án đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các văn bản pháp lý về kế toán vào thực tiễn công tác kế toán tại DNNVV Việt Nam cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Đây chính là căn cứ quan trọng cho việc đưa ra nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm áp dụng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV đã được đề xuất một cách hiệu quả. 135 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận DNNVV ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Để các doanh nghiệp này quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp lý về kế toán thì việc xác lập khung pháp lý về kế toán hoàn chỉnh cho DNNVV là vấn đề hết sức cần thiết. Trong điều kiện hiện nay, theo kết quả khảo sát thu được thì hệ thống văn bản pháp luật về kế toán cho doanh nghiệp, đặc biệt là cho DNNVV không chỉ thiếu mà còn chưa đồng bộ, các quy định chưa đạt mức độ hài hòa cao với thông lệ quốc tế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng minh bạch của nền kinh tế thị trường. Điều này dẫn đến thông tin kế toán do DNNVV cung cấp chưa được đánh giá cao, không thật phù hợp với nhu cầu của các đối tượng sử dụng. Để cải thiện vấn đề này, yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay là cần xây dựng khung pháp lý về kế toán hoàn chỉnh áp dụng cho DNNVV Việt Nam. Theo quan điểm của luận án, khi xác lập khung pháp lý cho DNNVV cần kế thừa có chọn lọc khung pháp lý về kế toán hiện hành, đồng thời tiếp cận thông lệ quốc tế để nâng cao tính hội nhập về kế toán và đặc biệt là phải phù hợp với quy mô, trình độ và yêu cầu quản lý của DNNVV. Khung pháp lý này cũng cần được xây dựng trên cơ sở lý thuyết lợi ích xã hội, lý thuyết nắm giữ và lý thuyết các bên liên quan,...để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, cân đối lợi ích chi phí cho DNNVV khi áp dụng. Mặt khác, xác lập khung pháp lý về kế toán cho DNNVV là một vấn đề hết sức phức tạp, liên quan đến hệ thống luật pháp chi phối hoạt động của các doanh nghiệp này và các văn bản pháp lý thuộc nhiều cấp độ liên quan đến tổ chức thực hiện công tác kế toán như Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các văn bản hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện. Do vậy, các vấn đề cần được giải quyết lần lượt theo lộ trình, với các giải pháp cụ thể trước mắt và trong dài hạn. Trong đó, quan trọng nhất là các văn bản pháp lý khung gồm: Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cần được chỉnh sửa, làm mới trên tinh thần thống nhất hệ thống kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, dựa trên nền tảng pháp lý là có sự phân biệt giữa các cấp độ quy mô doanh nghiệp khi vận dụng vào thực tế; đồng thời phải cải tiến đáng kể quy trình 136 ban hành các văn bản pháp lý về kế toán để tăng cường sự phản biện xã hội đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy. Bên cạnh đó, cần thực hiện nhóm giải pháp hỗ trợ để giúp quá trình vận dụng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV được thuận lợi và hiệu quả, đặc biệt chú trọng các nhân tố liên quan đến việc tổ chức vận dụng khung pháp lý về kế toán, quy trình ban hành hệ thống văn bản pháp lý, cơ sở hạ tầng kế toán và bản thân người làm kế toán. Các giải pháp mà luận án đưa ra muốn thực hiện được và có hiệu quả thì cần phải có sự quan tâm thường xuyên với tinh thần trách nhiệm cao và sự nỗ lực không ngừng của các cấp quản lý Nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp và bản thân DNNVV, đồng thời cần phải có sự góp sức của nhiều cá nhân và tổ chức có trách nhiệm, có năng lực và tâm huyết. 5.2. Kiến nghị Như đã khẳng định ở phần kết luận, để hình thành được khung pháp lý về kế toán áp dụng cho DNNVV cũng như đưa khung pháp lý này áp dụng vào thực tiễn hoạt động của DNNVV, vấn đề này liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan chức năng và của chính các DNNVV. Xuất phát từ khung pháp lý đã đề xuất ở chương 4, trong phần này luận án nêu ra một số hàm ý về mặt trách nhiệm của từng đối tượng có liên quan như sau: 5.2.1. Đối với Quốc hội Cần sớm nghiên cứu, rà soát và sửa đổi nội dung các Luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật Kế toán... để có những điều chỉnh thích hợp, nhất là đối với nội dung liên quan tới DNNVV như đã đề cập ở trên. Việc nhanh chóng triển khai sửa đổi các Luật này sẽ có tác dụng hỗ trợ hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp này diễn ra hiệu quả, thúc đẩy công tác quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, từ đó huy động và kiểm soát nguồn lực cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện tại cũng như về lâu dài. 5.2.2. Đối với Chính phủ Bộ Tài chính với vai trò chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế toán, cơ quan này cũng giữ vai trò chủ đạo trong việc 137 ban hành chuẩn mực và chế độ kế toán cùng các thông tư hướng dẫn thi hành. Trước mắt Bộ Tài chính vẫn đảm nhận trách nhiệm chính trong việc ban hành các văn bản pháp quy, rà soát để hoàn thiện lại chuẩn mực, chế độ kế toán hiện tại để áp dụng cho các DNNVV theo các giải pháp đề cập ở phần trên. Về lâu dài, theo tác giả cần có cơ chế thích hợp hơn, giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan quản lý và tổ chức nghề nghiệp trong việc nghiên cứu, ban hành khung pháp lý cho DNNVV, cụ thể là bộ chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp này, hợp nhất chế độ kế toán áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế và có những thông tư hướng dẫn cụ thể để từng loại doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, có quy mô khác nhau có thể vận dụng một cách thuận lợi và phù hợp. Các văn bản này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để từng doanh nghiệp xây dựng được hệ thống kế toán thích ứng, tạo ra được các thông tin hữu ích, có tính ứng dụng cao cho các đối tượng sử dụng. 5.2.3. Đối với hội nghề nghiệp Các hội nghề nghiệp như hội kế toán và kiểm toán, hiệp hội DNNVV, hay trong từng ngành nghề kinh doanh lại có những hiệp hội riêng. Các hiệp hội này đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực kế toán, đối với các DNNVV, hội kế toán kiểm toán và hiệp hội DNNVV cần hoạt động tích cực và hiệu quả hơn nữa trong việc tổ chức triển khai thường xuyên cập nhật quy định kế toán cho các doanh nghiệp này, tổ chức thu thập ý kiến đóng góp đề xuất chỉnh sửa văn bản, xây dựng các ủy ban tư vấn pháp luật kế toán hỗ trợ chuyên môn một cách tích cực, sát với thực tiễn hoạt động của các DNNVV, giúp biến các quy định pháp lý của Nhà nước đi vào đời sống thực tế của các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò của các tổ chức nghề nghiệp đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về kế toán, khắc phục tình trạng thực tế là những năm qua vai trò này chưa được thể hiện và phát huy một cách hiệu quả, cần có lộ trình để từng bước chuyển giao chức năng nghiên cứu và soạn thảo chuẩn mực kế toán cho các tổ chức nghề nghiệp độc lập như các nước trong khu vực và theo thông lệ quốc tế. 138 5.2.4. Đối với nơi đào tạo Các cơ sở đào tạo chính là nơi cung cấp nguồn nhân lực kế toán cho DNNVV, do đó chất lượng đào tạo sẽ quyết định năng lực vận dụng khung pháp lý về kế toán vào thực tiễn công tác kế toán tại các doanh nghiệp này. Để hỗ trợ quá trình vận dụng này một cách hiệu quả, tác giả cho rằng cần đưa thêm vào nội dung chương trình giảng dạy cho ngành kế toán dung lượng và thời lượng thích hợp về các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý và tổ chức kế toán trong mô hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa để giúp người học nắm bắt ở một mức độ cần thiết nhằm có thể vận dụng và phát huy được kiến thức đã học khi ra trường. Xét một khía cạnh khác, các trường đại học cao đẳng, học viện, cơ sở đào tạo kế toán nói chung, đó là nơi tập trung các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn có kiến thức sâu về lĩnh vực kế toán, do vậy cần tận dụng nguồn chất xám này để đóng góp cho việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành khung pháp lý về kế toán áp dụng cho DNNVV, góp phần tạo ra sự phản biện xã hội đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy. Đồng thời, cần phải kết hợp chặt chẽ kết quả nghiên cứu hàn lâm, nghiên cứu ứng dụng ở các cơ sở đào tạo này với việc ban hành và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV. 5.2.5. Đối với bản thân DNNVV Để có thể thực hiện tốt các quy định pháp lý về kế toán, bản thân mỗi DNNVV cần quan tâm hơn đến vấn đề đầu tư xây dựng một hệ thống kế toán phù hợp với quy mô và nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng. Đồng thời, các doanh nghiệp này cần phải chú trọng đến việc tuyển chọn và sử dụng người làm kế toán bởi suy cho cùng, nếu chủ doanh nghiệp có năng lực, nhận thức đúng đắn và tuân thủ pháp luật thì hiệu quả của việc vận dụng các văn bản pháp quy về kế toán và chất lượng của công tác kế toán phụ thuộc gần như hoàn toàn vào phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn của người làm công tác kế toán tại doanh nghiệp. 5.3. Hạn chế của luận án và gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo Ngoài các kết quả đạt được, luận án không tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Mẫu của nghiên cứu chưa thể đại diện cho ý kiến của tất cả các DNNVV, 139 những nhà nghiên cứu, người sử dụng thông tin kế toán,phương pháp lấy mẫu được lựa chọn là phương pháp thuận tiện nên chất lượng mẫu nghiên cứu chưa cao. Hơn nữa do hạn chế về chi phí, thời gian, khả năng tiếp cận nên kích thước mẫu điều tra chưa lớn như mong đợi. Thêm vào đó, yếu tố đặc điểm văn hóa của người Việt Nam và tính trách nhiệm trong việc trả lời câu hỏi chưa cao dẫn đến kết quả khảo sát thu được mặc dù đảm yêu cầu về thống kê nhưng tác giả vẫn chưa thực sự hài lòng. Luận án nghiên cứu và đưa ra nhận xét về các văn bản pháp lý, công tác kế toán và chất lượng thông tin kế toán tại thời điểm hiện tại trong khi công tác kế toán và chất lượng thông tin được cải tiến không ngừng, hiện nay chúng ta đang trong giai đoạn tích cực triển khai việc rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và làm mới các văn bản pháp quy về kế toán nên những nhận định chỉ có giá trị ở thời điểm hiện tại khi tác giả thực hiện nghiên cứu, tính ổn định của kết quả nghiên cứu không được đảm bảo lâu dài, có những vấn đề không tránh khỏi lạc hậu tại thời điểm công bố luận án. Ngoài ra, với một số văn bản pháp lý như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế, tác giả chưa thực hiện được việc khảo sát thực tế về tình hình ban hành và áp dụng những luật này có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của DNNVV cũng như tác động như thế nào đến việc xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV. Tuy nhiên, để đưa ra một số đánh giá và một số đề xuất liên quan đến những Luật này, tác giả đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp thông tin từ nhiều bài nghiên cứu và các báo cáo đánh giá tình hình áp dụng các Luật trên được cung cấp thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Để hỗ trợ việc đưa các văn bản pháp lý vào thực tiễn công tác kế toán tại DNNVV, luận án đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng này. Kết quả nghiên cứu tìm ra mô hình hiệu chỉnh với 5 nhân tố ảnh hưởng, tuy nhiên mô hình này chỉ phản ánh được khoảng 40% vấn đề nghiên cứu. Vì thế sẽ còn có những yếu tố khác, biến quan sát khác có ảnh hưởng đến việc vận dụng các văn bản pháp lý kế toán tại các DNNVV nhưng chưa được nghiên cứu này bao quát hết trong mô hình nghiên cứu hiện tại do giới hạn về phạm vi doanh nghiệp được 140 khảo sát và giới hạn một số điều kiện nghiên cứu. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các nghiên cứu tiếp theo nên phát triển mô hình, đưa thêm các yếu tố khác vào mô hình nghiên cứu. Trong những nghiên cứu tiếp theo, nếu điều kiện cho phép nên chọn mẫu theo xác suất và có phân lớp đối tượng sẽ cho khả năng khái quát cao hơn. Bên cạnh đó cũng nên tăng kích thước mẫu và mở rộng các nhóm đối tượng khảo sát, tuy nhiên điều này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải đầu tư thêm không ít thời gian, công sức và chi phí. Bên cạnh đó, cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc ban hành khung pháp lý về kế toán cho các DNNVV mặc dù điều này rất khó khăn trong điều kiện môi trường pháp lý của Việt Nam Bên cạnh đó, luận án mới chỉ dừng lại ở khía cạnh xác lập bức tranh tổng thể và tổng quát khung pháp lý về kế toán cho DNNVV mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các nội dung cụ thể thuộc về hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp này. Do đó, đây là mảng đề tài có thể tiếp tục được nghiên cứu và phát triển ở nhiều cấp độ khác nhau. 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Võ Văn Nhị & Trần Thị Thanh Hải (2013), Một số ý kiến về chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, ISSN 0866 – 7802 Số (02) Tháng 06/ 2013. 2. Trần Thị Thanh Hải (2014), Xác lập khung pháp lý kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm nước ngoài và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, ISSN 1859 – 428 X Số 15 (25) Tháng 03 – 04/ 2014. 3. Trần Thị Thanh Hải (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng khung pháp lý kế toán tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo, ISSN 2354 – 0567 Số 01/2014. 4. Trần Thị Thanh Hải (2014), Bàn về vấn đề hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Tài chính Kế toán, Số 2, tháng 06/2014. 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh 1. Adela Deaconu, Anuta Buiga, Jiri Strouhal (2012), SMEs financial reporting: Attitudes towards IFRS for SMEs, Studia UBB, Oeconomica, Volume 57, Issue 1, 2012: 101-122. 2. ASC (2014) available at access11/06/2014; access 11/06/2014. 3. Asuman Atik (2010): SME’s Views on the Adoption and Application of IFRS for SMEs in Turkey, European Research Studies, Volume XIII, Issue (4):19- 31. 4. Banham Heather C. (2010): External Environmental Analysis For Small and medium enterprises, Journal of Bussiness & Economics Research, Vol. 8, No.10: 19:25. 5. Brigitte Eierle (2005), Differential reporting in Germany – A historical analysis, Accounting, Business & Financial History Vol.15, No.3: 279-315. 6. Callao,S., jarne,J.I. & Lainez, J.A.(2007): Adoption of IFRS in Spain: Effect on the comparability and relevance of finance reporting, Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, vol.16:148-178. 7. Cătălin Nicolae Albu and Nadia Albu, Szilveszter Fekete (2010): The context of the possible IFRS for SMEs implementation in Romania, An exprolatory Study. Accounting And Management Information Systems, vol 9, No.1: 45-71. 8. C.E. Anton & A.Trifan (2011), Opinions of the managers of the SMEs in Brasov concerning the need of accounting information offered by the companies that provide accounting services, Bulletin of the Transilvania University of Brasov, Vol.4 (53) No.2: 181-186. 9. Collis J., Jarvis R. (2002): Financial information and the management of small private entities, Journal of Small Business and Enterprise Development, 9(2):100-110. 143 10. Cressy R., Olofsson C. (1997) European SME financing: an overview, Small Business Economics, 9: 87-96. 11. Dang Duc Son, Neil Marriott & Pru Marriott (2006), Users’ perceptions and uses of financial reports of small and medium companies in transitional economies – Qualitative evidence from Vietnam, Qualitative Research in Accounting & Management, Vol.3 No.3: 218-235. 12. Dang Duc Son (2011), Compliance with accounting standards by SMEs in transitional economies: evidence from Vietnam, Journal of Applied Accounting Research, Vol.12 No.2: 96-107. 13. Daniel Zeghal, Karim Mhedhbi (2006), An analysis of the factors affecting the adoption of international accounting standards by developing countries, The International Journal of Accounting No. 41 (2006): 373-386. 14. Deaconu A., Buiga A., Strouhal J. (2012): SMEs financial reporting: Attitudes towards IFRS for SMEs, Studia UBB, Oeconomica, Volume 57, Issue 1: 101-122. 15. Douglas P. Letsch (2010), Due Process and the Development of Financial Accounting Standards: An Exploration of Comment Letters and their Influence on Financial Accounting Standards, A thesis submitted in fulfilment of the requirements for the degree of Doctor of Philosophy, Walden University. 16. Edmore Mahembe (2011), Literature review on small and medium enterprises’ access to credit and support in South Africa (Prepared for National Credit Regulator – NCR), December 2011. 17. Evans L.,Di Pietra R., Gebhardt G.,Hoogendoorn M., Marton J., Mora A., Thinggard F., Vehmanen P., Wagenhofer A. (2005): Problems and opportunities of an International Financial Reporting Standard for small and medium-sized entities, the EEA FRSC’s Comment on the IASB’s Discussion paper, Accounting in Europe, 2: 23-45. 144 18. Fazeena Fazneen Hussain, Priyashni Vandana Chand, Prena Rani (2012), The impact of IFRS for SMEs on the accounting profession: evidence from Fiji, Accounting & Taxation, Vol. 4 No. 2: 107-118. 19. Fennell David (2005), IFRS the tax impact, Accountancy Ireland, April 2005 Vol.37 No.2: 36-38. 20. Gregory Kenneth Laing (2012), The Relevance of International Financial Reporting Standards for Small and Medium-sized entities: an Australian case study, International Journal of Accounting and Financial Reporting, ISSN 2162-3082, 2012 Vol.2 No.1:75-82. 21. Hana Bohusova (2011), Adoption of IFRS for SMEs over the world, The Business Review * Cambridge ,Vol.18 No.2, December 2011: 208-214. 22. Ha Van Wyk & J Rossouw (2009): IFRS for SMEs in South Africa: a giant leap for accounting, but too big for smaller entities in general, Meditari Accountancy Research Vol.17 No.1: 99-116. 23. Hongxia Liu & Ali Salman Saleh (2009), The development of a financial index to examine the financial performance of SMEs in China, Asia Pacific Journal of Economics & Business, Vol.13 No.1, June 2009: 57-62. 24. International Accounting Standard Boars (2009). International Financial Reporting Standard for Small and Madium- size Entities. 25. Jill Collis & Robin Jarvis (2000), How owner-managers use accounts, Institute of Chartered Accountants in England & Wales. 26. Katherine Schipper (1994), Academic accounting research and the standard setting process, Accounting Horizons, Vol. 8 No.4, Dec. 1994: 61- 73. 27. LJ Stainbank (2010), An examination of the due process in South Africa which led to the adoption of the draft International Financial Reporting Standard for Small and Medium-sized Entities, Meditari Accountancy Research Vol. 18 No. 2: 57-71. 28. Mackemzie, B., Lombard, A., Coetsee, D. (2010), Applying IFRS for SMEs. John Wiley & Sons, INC, America. 145 29. Roland Konigsgruber (2010), A political economy of accounting standard setting, J Manag Gov (2010) 14: 277-295. 30. Soderstrom,N.S. & Sun, K.J. (2007): IFRS adoption and accounting quality: A review, European Accounting Review, Vol.16, No.4:675-702. 31. Songlan Peng (2005), The harmonization of Chinese accounting standards with international accounting standards: An Empirical evaluation, Thesis, ProQuest Dissertation and Thesis. 32. Songlan Peng & Kathryn Bewley (2010), Adaptability to fair value accounting in an emerging economy: A case study of China’s IFRS convergence, Accounting, Auditing & Accountability Journal, Vol.23 No.8, 2010: 982-1010. 33. Sorin Briciu, Constantin Groza & Ioan Gânfălean (2009), International financial reporting standard (IFRS) will support management accounting system for small and medium enterprise (SME)?, Annales Universitatis Apulensis Series Oeconomica, 11(1): 308-317. 34. Stefan Bunea, Marian Săcărin & Mihaela Minu (2012), Romanian professional accountants’ perception on the differential financial reporting for small and medium-sized enterprises, Accounting and Management Information Systems, Vol.11, No.1: 27-43. 35. Sylvain Durocher & Anne Fortin (2011), Practitioners’ participation in the accounting standard-setting process, Accounting and Business Research, Vol.41 No.1: 29-50 36. Szilveszter Fekete et al. (2010), Explaining accounting policy choices of SME’s: An empirical research on the evaluation methods, European Research Studies, Vol. XIII, Issue (1): 33-48. 37. Veneziani, M. & Teodori, C. (2008): The International Accounting standards and Italian non-listed companies:perception and economic impact, The results of an empirical survey, paper presented at 31 st Annual Congress of the European Accounting Association, 23-25 April, Rotterdam, the Netherlands. 146 38. Venus Ibarra & Martha G.S. (2011), A comparison of the international financial reporting standards (IFRS) and generally accepted accounting principles (GAAP) for small and medium-sized entities (SMEs) and medium- sized entities (SMEs) and compliances of some Asian countries to IFRS, Journal of International Business Research, Volume 10, Special Issue, No.3: 35-62. 39. Wayne Lonergan (2003), The emasculation of accounting standard setting in Australia, Jassa Issue 3 Spring 2003: 6-12. 40. 3D33AB22067/13?accountid=63189 access 30/01/2013 41. 3521DF9B196/6?accountid=63189 access 30/01/2013. 42. efrag/22_avril_2010_efrag/downloadFile/file/22_avril_2010_efrag_IFRS_for _SMes_with_the_EU_Accounting_Directives.pdf?nocache=1272619940.13 access 26/07/2013 43. pme_iasb5017/downloadFile/file/projet_ifrs- pme_iasb_ang.pdf?nocache=1317192725.33 access 26/07/2013 44. de/downloadFile/file/Plan_strategique_de_l_Anc_2010- 2011.pdf?nocache=1283247115.54 access 26/07/2013 45. _listed_compani/downloadFile/file/Small_listed_companies_- _MAJ_oct_2011_VDEF.pdf?nocache=1318521111.88 access 26/07/2013 46. strat_anc_2011- /downloadFile/file/plan_strat_ANC2011_2012.pdf?nocache=1326902771.39 access 26/07/2013 47. iasb/documents_2013/anc_ed_2013_05_regul/downloadFile/file/ANC_ED_2 013_05_Regulatory_Deferral_Accounts.pdf?nocache=1374564529.41 access 26/07/2013 48. July-2013.pdf access 02/11/2013 147 49. 2FSectionPage&cid=1351027243391 access 02/11/2013 50. access 02/11/2013 51. 50559 access 02/11/2013 52. de_en.pdf access 17/04/2014 53. access 17/04/2014 54. access 17/04/2014 55. china.com/upload/european_business_in_china_position_paper__sme_2008_ 2009_.pdf access 17/04/2014 56. access 11/06/2014 57. access 11/06/2014 58. access 11/06/2014 59. access 11/06/2014 Tiếng Việt 60. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 61. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 62. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 63. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006, Bộ tài chính, Hà Nội. 64. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp, theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Bộ tài chính, Hà Nội. 65. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 66. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 67. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 68. Bộ Tài chính (2009), Thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 69. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 04/10/2011 70. Chính phủ (2004), Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 71. Chính phủ (2004), Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 72. Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009. 148 73. Chính phủ (2011), Nghị định 39/2011/NĐ-CP ngày 26/05/2011 74. Chính phủ (2013), Nghị định 105/2013/NĐ-CP ngày 16/09/2013 75. Chu Thị Bích Hạnh (2012), Ảnh hưởng của một số chuẩn mực kế toán đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, Tạp chí kế toán và kiểm toán, Số 10/2012 (109): 11-13. 76. Chúc Anh Tú (2010), Chuẩn mực kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Kế toán, số tháng 10/2010. 77. Chúc Anh Tú (2011), Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí kiểm toán, số 11 (132) tháng 11/2011: 47-50. 78. Cục phát triển doanh nghiệp (2011), Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2011. 79. Đoàn Thị Mỹ Duyên (2012), Nhận diện những khác biệt giữa chuẩn mực hợp nhất kinh doanh của Việt Nam với quốc tế và định hướng hoàn thiện chuẩn mực hợp nhất kinh doanh của Việt Nam theo yêu cầu hội tụ quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP.HCM. 80. Đỗ Phương Thảo (2012): Tìm hướng đi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trước ngưỡng cửa năm 2015, Tạp chí Khoa học Thương Mại, Số 50, tháng 10/2012: Trang 56-59. 81. Đinh Thị Thủy (2014), Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Việt Nam, Tạp chí tài chính, số 3/2014. 82. Đường Nguyễn Hưng (2012), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam, Tạp chí kế toán và kiểm toán, Số 10/2012 (109):21-22 & 25. 83. Hà Thị Ngọc Hà (2013), Chuẩn mực kế toán số 26 – Thông tin về các bên liên quan và các quy định cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế và góp phần minh bạch báo cáo tài chính, Chứng khoán Việt Nam, Số 3 (173)/2013:15-17. 149 84. Hà Xuân Thạch & Lê Ngọc Hiệp (2011): Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết, Tạp chí Tài chính, Số 8 (526), 2011: Trang 40-42. 85. Hoàng Thị Phương Lan (2011), Những khác biệt cơ bản của Chuẩn mực kế toán Việt Nam với Chuẩn mực kế toán quốc tế, Tạp chí kiểm toán, số 6 (127) tháng 6/2011: 47-48. 86. Hoàng Phú Tùng (2009), Một số giải pháp để hoàn thiện kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP.HCM. 87. Lưu Đức Tuyên (2012): Áp dụng chuẩn mực kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 11 (112), 2012: Trang 41-44. 88. Mai Ngọc Anh (2011), Chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thông lệ quốc tế và định hướng vận dụng ở Việt Nam, Tạp chí Kiểm toán, Số 2 Năm 2011. 89. Mai Ngọc Anh & Trần Thị Kim Chi (2012), Hài hòa chuẩn mực kế toán Việt Nam với các nước Asean – những thuận lợi và khó khăn, Tạp chí kế toán và kiểm toán, Số 01/2012 (100): 12-14. 90. Mai Ngọc Anh & Trần Thị Phương Thảo (2013), Xây dựng chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa – Kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 60 Năm 2013. 91. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê. 92. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản lao động xã hội. 93. Nguyễn Thị Kim Cúc, Trần Thị Thanh Hải & Mã Văn Giáp (2012), Định hướng cho việc xây dựng khung pháp lý đối với kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp trường, CS-2010-20. 150 94. Nguyễn Thị Huyền Trâm (2007), Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP.HCM. 95. Nguyễn Thị Kim Oanh (2010), So sánh và đối chiếu chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP.HCM. 96. Nguyễn Vũ Việt (2012), Mối quan hệ giữa chuẩn mực kế toán, chính sách thuế và cơ chế tài chính – Những vấn đề đặt ra, Tạp chí nghiên cứu tài chính, số 7 (108)/2012: 30-32. 97. Phạm Hoài Hương (2010), Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế, Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Đà Nẵng, Số 5(40).2010: 155-164. 98. Phạm Phú Thắng (2010), Hoàn thiện chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP.HCM. 99. Phạm Trà Lam (2012), Tổ chức hệ thống thông tin kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP.HCM. 100. Tô Hoài Nam (2014), Bài phát biểu tại hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 28/04/2014. 101. Trần Hồng Vân (2014), Sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất – từ chuẩn mực đến thực tiễn, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP.HCM. 102. Trần Đình Khôi Nguyên (2010), Bàn về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chế độ kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tạp chí khoa học và công nghệ, Số 5 (40).2010. 103. Trần Đình Khôi Nguyên (2011a), Các nhân tố ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đà Nẵng, Tạp chí phát triển kinh tế, số 252, Tháng 10/2011:9-15. 151 104. Trần Đình Khôi Nguyên (2011b), Cân đối chi phí và lợi ích của thông tin kế toán: Từ chuẩn mực kế toán quốc tế đến thực tiễn Việt Nam, Tạp chí kế toán & kiểm toán, số 12/2011 (99):10-12,34. 105. Trần Đình Khôi Nguyên (2013), Bàn về thang đo các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 190 tháng 4 năm 4/2013: 54-60. 106. Trần Quốc Thịnh (2014), Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP.HCM. 107. Trần Thị Thanh Hải & Võ Thu Phụng (2012), Đánh giá hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp hiện hành và định hướng cho việc thiết lập chuẩn mực kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp trường, CS-2011-54. 108. Trần Thị Thanh Hải & Hồ Xuân Thủy (2013), Giải pháp nâng cao chất lượng báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Trường Đại học kinh tế TP.HCM. 109. Võ Duy Trinh (2010), Vận dụng chuẩn mực kế toán Hàn Quốc để hoàn thiện chuẩn mực kế toán và hệ thống báo cáo tài chính cho doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP.HCM. 110. Võ Văn Nhị & Lê Hoàng Phúc (2011), Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển, Tạp chí kiểm toán, số 12 (133) tháng 12/2011:35-39. 111. Võ Văn Nhị & NCS. Nguyễn Hữu Phú (2012), Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Trường Đại học kinh tế TP.HCM. 112. Võ Văn Nhị & các tác giả (2012), Hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam để nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Mã số B.2010-09-102. 113. Vũ Hữu Đức (2010), Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán, Nhà xuất bản lao động. 152 114. Vũ Thị Ngọc Thảo (2012), Ứng dụng công nghệ thông tin vào kế toán và kiểm soát tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP.HCM. 115. Vụ chế độ kế toán và kiểm toán (2008), Nội dung và hướng dẫn 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2008. 116. Vũ Tiến Lộc (2014), Bài phát biểu tại hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 28/04/2014. 117. phap-ho-tro-doanh-nghiep-vi-mo-day-manh-phat-trien-san-xuat-kinh-doanh- vuot-qua-boi-canh-khung-hoang-kinh-te-can-tho.htm (cập nhật ngày 17/02/2013).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnoi_dung_luan_an_6753.pdf
Luận văn liên quan