Luận án Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngay cả trong mô hình chính thể đại nghị - nơi mà Nghị viện rất được đề cao thì người ta cũng không quan niệm rằng vì Nhân dân trực tiếp bầu ra Nghị viện nên đã trao hết cho Nghị viện nắm giữ các loại quyền lực. Đến lượt mình, Nghị viện lập ra Chính phủ và tạm trao lại cho Chính phủ quyền hành pháp và từ đó dẫn đến quan niệm cho rằng Chính phủ là cơ quan phái sinh từ Nghị viện, lệ thuộc vào Nghị viện, cả Nghị viện và Chính phủ cùng nhau chia sẻ quyền hành pháp. Vì sự phân chia không rõ ràng, mạch lạc chắc chắn sẽ dẫn đến sự chồng chéo về mặt chức năng, sự bao biện, làm thay và rất khó quy kết trách nhiệm nếu có sai phạm. Không những thế, điều này còn tạo ra sự ngộ nhận khi cho rằng vì Chính phủ được Nghị viện lập ra và nhận quyền lực từ Nghị viện nên chỉ cần phục tùng, phụng sự Nghị viện mà xa rời Nhân dân. Không thể phủ nhận đặc trưng của chính thể đại nghị là ràng buộc hành pháp vào lập pháp nhưng mục đích của sự ràng buộc này là tạo cơ sở cho lập pháp kiểm soát hành pháp hiệu quả, tránh tình trạng tùy tiện, lạm quyền của hành pháp chứ không phải để lập pháp chia sẻ quyền lực với hành pháp hay bao biện

pdf201 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa các đại biểu Quốc hội khác247 hay đại biểu Quốc hội có quyền thu thập chữ ký của các đại biểu Quốc hội khác để đạt được tỷ lệ trên248 Tác giả đồng ý với quan điểm cho rằng pháp luật nên quy định thủ tục này theo hướng: khi có ý kiến chính thức của đại biểu Quốc hội về việc bỏ phiếu tín nhiệm thì vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận tại Quốc hội. Sau đó, các đại biểu Quốc hội sẽ được phát phiếu để lấy ý kiến có đồng ý bỏ phiếu tín nhiệm hay không. Nếu đạt tỷ lệ quy định thì sẽ 243 Phát biểu của nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Xem thêm: Chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần là tước quyền sửa sai của cán bộ, sua-sai-cua-can-bo-1417119124.htm, (truy cập ngày 21/01/2018). 244 Phát biểu của nguyên đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Khá. Xem thêm: Lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo phải đảm bảo khách quan, công khai, (truy cập ngày 21/01/2018). 245 Trương Thị Minh Thùy (2018), “Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ở Việt Nam”, tlđd, tr.71. 246 Nguyễn Thị Kim Chung, Nguyễn Thị Hồng (2012), “Sửa đổi Hiến pháp về tổ chức và hoạt động của Quốc hội - nhìn từ hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 15, tr.12. 247 Phát biểu của TS. Nguyễn Sĩ Dũng. Xem thêm: Lấy phiếu tín nhiệm: sửa cho thực chất, (truy cập ngày 09/08/2017). 248 Vũ Văn Nhiêm (2004), “Bỏ phiếu tín nhiệm: Bàn về thủ tục khả thi”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5, tr.4. 171 đưa chức danh đó ra bỏ phiếu tín nhiệm249. Về hậu quả pháp lý của bỏ phiếu tín nhiệm, pháp luật nên quy định: người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm thì phải từ chức250. Thứ bảy, về cơ chế bãi nhiệm Thủ tướng và phê chuẩn cách chức các thành viên khác của Chính phủ: Hiến pháp và pháp luật nên tập trung quy định việc Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ cho thật hiệu quả và khả thi để làm cơ sở cho các thành viên Chính phủ từ chức hoặc Quốc hội miễn nhiệm các thành viên Chính phủ. Nếu các thành viên Chính phủ có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ quan tư pháp xử lý theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng. Thứ tám, các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về sự kiểm soát của hành pháp đối với lập pháp: để việc phân công và kiểm soát quyền lực được cân bằng hơn, nhằm phòng ngừa sự lạm quyền và tha hóa quyền lực thì phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp để làm rõ ràng hơn, hoàn thiện tốt hơn sự phân công cân bằng và kiểm soát quyền lực nhà nước. Cần xây dựng chế định Nguyên thủ quốc gia thực quyền nắm hành pháp theo mô hình chính thể cộng hòa hỗn hợp và tiến hành nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư của Đảng đồng thời là Chủ tịch nước. Để Nguyên thủ quốc gia thực sự là một mắt xích có khả năng điều hòa, phối hợp, nối kết hoạt động giữa Quốc hội với Chính phủ thông qua các quyền cơ bản: i). Cần nghiên cứu trao cho Nguyên thủ quốc gia được quyền phủ quyết lựa chọn, phủ quyết mềm, quyền yêu cầu bảo hiến đối với dự thảo luật của Quốc hội; ii). Cần nghiên cứu trao cho Nguyên thủ quốc gia quyền đề nghị Quốc hội xem xét lại việc tín nhiệm, bất tín nhiệm đối với các thành viên Chính phủ, tập thể Chính phủ; iii). Cần nghiên cứu trao cho Nguyên thủ quốc gia quyền đề nghị Quốc hội xem xét lại việc thông qua các chính sách quan trọng quốc gia; iv). Nghiên cứu trao cho Nguyên thủ quốc gia quyền đề xuất với Quốc hội hoặc quyết định việc trưng cầu dân ý đối với một dự luật hoặc một chính sách quốc gia; v). Cần nghiên cứu xây dựng quy chế báo cáo công tác và chịu trách nhiệm của Quốc hội trước cử tri, trước Nhân dân; KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 Phân công hợp lý, rõ ràng; phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát chéo lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp là sự tiến bộ về khoa học và nghệ thuật cầm quyền, là một bước tiến của văn minh nhân loại về quyền lực nhà nước và cũng là những thành tựu lý luận quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong quá trình xây dựng Nhà 249 Trương Thị Minh Thùy (2018), “Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ở Việt Nam”, tlđd, tr.72. 250 Nguyễn Mạnh Hùng, Trương Thị Minh Thùy (2018), “Kiểm soát của cơ quan lập pháp đối với cơ quan hành pháp ở Việt Nam”, tlđd, tr.37. 172 nước pháp quyền XHCN. Quan điểm hoàn thiện các quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp ở Việt Nam là phải tiếp thu những tinh hoa và giá trị phổ biến của nhân loại nhưng phải tính đến điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN theo nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước là một quá trình nghiên cứu nghiêm túc, thận trọng, là thành tựu lý luận mà Đảng ta đã đúc kết và đề ra. Do đó, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp phải quán triệt và thể hiện một cách sâu sắc, toàn diện những thành tựu lý luận và đường lối, chủ trương của Đảng trong tiến trình đổi mới và hội nhập. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp tổng thể và cụ thể để hoàn thiện các quy định của pháp luật về sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa lập pháp và hành pháp nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay. Theo đó, muốn xây dựng thành công mô hình Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thì trước hết cần quán triệt quan điểm quyền lực nhà nước phải thống nhất ở Nhân dân và chính Nhân dân bằng Hiến pháp mới phân công cho Quốc hội thực hiện quyền lập pháp và Chính phủ thực hiện quyền hành pháp. Cùng với việc thống nhất nhận thức vấn đề này thì tất yếu phải chuyển quyền lập hiến từ Quốc hội về cho Nhân dân. Bên cạnh đó, việc lựa chọn mô hình chính thể cộng hòa hỗn hợp và nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư của Đảng đồng thời là Chủ tịch nước để xây dựng một chế định Nguyên thủ quốc gia thực quyền, nắm hành pháp, có khả năng kiểm soát Quốc hội là những giải pháp cơ bản, mang tính vĩ mô, có ý nghĩa quyết định trong việc hoàn thiện mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta. Trên nền tảng các giải pháp tổng thể, tác giả đã đề ra các nhóm giải pháp cụ thể để hoàn thiện quy định của pháp luật về sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa lập pháp và hành pháp nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay. Các giải pháp này phải được tiến hành một cách đồng bộ với một quyết tâm cao trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng thì sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp mới đáp ứng được yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. 173 KẾT LUẬN Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền nói chung và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng mặc dù có những yêu cầu khác nhau nhưng tựu chung lại mối quan hệ này phải được xây dựng theo nguyên tắc phân quyền hay phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực. Sự phân công quyền lực giữa lập pháp và hành pháp phải thật sự rõ ràng, trọn vẹn, hợp lý thì sự phối hợp mới thật sự nhịp nhàng và sự kiểm soát quyền lực mới hiệu quả và đạt yêu cầu. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực là yêu cầu cốt lõi, cơ bản của tất cả mô hình Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý của nhân loại. Chính sự phân công, phối hợp giữa lập pháp và hành pháp là tiền đề, là cơ sở cho sự kiểm soát chéo giữa hai nhánh quyền lực. Còn phối hợp và kiểm soát giữa hai nhánh quyền lực là điều kiện để đảm bảo quyền lực luôn được thống nhất trên cơ sở phân công. Chính sự phân công rõ ràng, sự phối hợp nhịp nhàng và sự kiểm soát chéo giữa lập pháp và hành pháp đã kiến tạo được một cơ quan lập pháp thận trọng, thấu đáo và một cơ quan hành pháp độc lập, quyết đoán, trách nhiệm. Đó là những phẩm chất cần phải có của lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền. Ở châu Âu lục địa với truyền thống đề cao vai trò của cơ quan lập pháp nên Nghị viện luôn có ưu thế hơn so với các cơ quan khác. Vậy nên ở các quốc gia này, người ta không áp dụng cứng nhắc học thuyết phân quyền mà có sự thay đổi cho phù hợp theo hướng “mềm hóa” đi học thuyết phân quyền. Đảm bảo cho Nghị viện luôn đóng vai trò “nổi trội” hơn trong tam giác phân quyền. Ở Mỹ lại khác, do sớm không đi theo lý thuyết “Nghị viện tối cao” nên người Mỹ đã xây dựng cho riêng mình một mô hình tổ chức bộ máy nhà nước có sự phân công rành mạch, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan, không cơ quan nào được đặt cao hơn cơ quan nào. Từ đó tạo ra mô hình phân quyền cứng rắn được xem là “gần gũi” nhất với học thuyết phân quyền. Còn ở Pháp, do các nhà lập hiến lo sợ sự độc tài của Tổng thống và sự lạm quyền của Nghị viện nên phải tổ chức bộ máy nhà nước theo kiểu kết hợp giữa mô hình phân quyền mềm dẻo và phân quyền cứng rắn, ngày càng đề cao vai trò của hành pháp để giữ cho đời sống chính trị quốc gia luôn ổn định. Về mặt lý thuyết thì mỗi mô hình chính thể đều có những khuôn mẫu pháp lý kinh điển nhưng khi nghiên cứu mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong các mô hình chính thể phải đặt những khuôn mẫu pháp lý kinh điển trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố không gian, thời gian và con người cụ thể. Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đã thể hiện tư tưởng pháp quyền một cách rõ nét. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Hiến pháp 1946 được xây dựng trên cơ sở áp dụng những nguyên lý cơ bản của học 174 thuyết phân quyền để hình thành cơ chế kiểm soát quyền lực giữa lập pháp với hành pháp. Trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo học thuyết phân chia quyền lực vào hoàn cảnh thực tế ở nước ta lúc bấy giờ, Hiến pháp 1946 đã tạo ra chính thể cộng hòa lưỡng tính - một chể cộng hòa rất mới mẻ và độc đáo. Bên cạnh đó, việc xây dựng mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Hiến pháp 1946 còn phản ánh rõ nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của nước ta. Do hoàn cảnh lịch sử và chịu ảnh hưởng của tư duy tập quyền xã hội chủ nghĩa nên vấn đề hành pháp kiểm soát lập pháp vốn đã được đề cập trong Hiến pháp 1946 nhưng không được kế thừa trong Hiến pháp 1959, đặc biệt là trong Hiến pháp 1980. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp 2013, với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền và tư duy phân công, phối hợp quyền lực đã thay đổi cho tư duy tập quyền xã hội chủ nghĩa - đã đặt cơ sở pháp lý quan trọng cho việc kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, kiểm soát lập pháp nói riêng. Trong Luận án này, tác giả đã chỉ ra khá nhiều bất cập từ việc phân công đến phối hợp và cả sự kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp ở nước ta hiện nay. Phân công quyền lực không hợp lý, không rõ ràng thì sự phối hợp sẽ không nhịp nhàng và tất yếu là sự kiểm soát sẽ không có hiệu quả. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp tổng thể và cụ thể để hoàn thiện quy định của pháp luật về sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa lập pháp và hành pháp nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, cụ thể là: Thứ nhất, các giải pháp tổng thể, vĩ mô bao gồm: Một là, phải có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ và thống nhất nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn và đầy đủ nguyên tắc này thì tất yếu phải chuyển quyền lập hiến từ Quốc hội về cho Nhân dân. Để đảm bảo yêu cầu phối hợp quyền lực giữa lập pháp và hành pháp thì một mặt phải có những giải pháp phân công rõ ràng, hợp lý giữa lập pháp và hành pháp nhưng mặt khác, cần ban hành quy chế làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức khi tham gia vào các giai đoạn của quy trình lập pháp, hành pháp với nội dung quy định rõ trách nhiệm cá nhân và kỷ luật nghiêm khi các công việc được phân công chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Các phương thức kiểm soát lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp tuy không đến mức đối trọng nhau gay gắt để tranh giành hay loại trừ nhau nhưng chí ít phải rõ ràng, pháp lý, mang tính xây dựng giúp cho các cơ quan lập pháp, hành pháp hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa tối đa tình trạng lạm quyền, sai quyền, tha hóa quyền lực. Hai là, mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp phải được thiết kế rõ nét theo một mô hình chính thể phù hợp đã được lựa chọn trước. Theo đó, tác giả cho rằng 175 chính thể cộng hòa hỗn hợp là sự lựa chọn hợp lý để thiết kế mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp ở nước ta. Nếu chọn mô hình chính thể cộng hòa hỗn hợp thì trước hết phải thiết kế lại chế định Chủ tịch nước - Nguyên thủ quốc gia tập trung vào ba vấn đề chính sau đây: i). Về cách thức thành lập: trong tình hình hiện nay nên để Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội với tỷ lệ ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội đồng ý. ii). Về vị trí, vai trò của Chủ tịch nước: vừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa đứng đầu Chính phủ chia sẻ quyền hành pháp với Thủ tướng. iii). Trong mối quan hệ với Quốc hội: nghiên cứu trao cho Chủ tịch nước một số quyền kiểm soát Quốc hội. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu và bổ sung cơ chế để Quốc hội luận tội, phế truất hoặc tham gia vào quy trình luận tội, phế truất Chủ tịch nước. Ba là, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo xây dựng một Quốc hội thận trọng, thấu đáo, thực quyền trong việc thông qua luật, chính sách và giám sát hành pháp; một Chính phủ có khả năng kiến tạo trong việc hoạch định chính sách, mạnh mẽ trong việc điều hành quản lý và dám chịu trách nhiệm. Cần sớm ban hành một đạo luật để thể chế hóa sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa Đảng với Nhà nước nói chung; giữa Đảng với Quốc hội, Chính phủ nói riêng. Tiến hành nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước để xây dựng một chế định Nguyên thủ quốc gia thực quyền, là một mắt xích có vai trò điều hòa, phối hợp, nối kết hoạt động giữa Đảng với Quốc hội, giữa Đảng với Chính phủ và giữa Quốc hội với Chính phủ. Thứ hai, các giải pháp cụ thể bao gồm: Một là, nhóm các giải pháp cụ thể hoàn thiện quy định của pháp luật về sự phân công giữa lập pháp và hành pháp: Hiến pháp nên quy định Quốc hội có quyền quyết định thông qua các đạo luật thay vì quy định Quốc hội làm luật như hiện nay; cần phân định rõ phạm vi lập pháp của Quốc hội; cần đổi mới quy trình làm luật từ soạn thảo, xin ý kiến sang quy trình quyết định chính sách, dịch chính sách và thẩm định chính sách; Quốc hội cần nghiên cứu và ban hành quy chế đấu thầu, thuê ngoài trong việc phân tích, hoạch định, đánh giá chính sách lập pháp và trong việc soạn thảo dự án luật, thẩm tra dự án luật; cần phải có cơ chế hỗ trợ đại biểu Quốc hội trong thực hiện quyền trình sáng kiến pháp luật; trong giai đoạn thảo luận và thông qua dự luật thì Quốc hội nên tập trung vào việc thẩm định các chính sách lập pháp, tức là xác định xem các chính sách được thể hiện trong dự thảo có đảm bảo được lợi ích của cử tri hay không; Hiến pháp chỉ nên quy định Quốc hội có quyền biểu quyết thông qua (hoặc phê chuẩn) mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, đối ngoại, quốc phòng, an ninh để làm sáng tỏ trách nhiệm, sứ mạng và sự chủ động của Chính phủ trong việc hoạch định, kiến tạo và tìm ra giải 176 pháp cho những vấn đề có tính chất hành pháp nêu trên; Hiến pháp chỉ nên quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ dưới dạng chung nhất: i). Hoạch định, xây dựng chính sách và pháp luật (nên quy định rõ chính sách nào do Chính phủ tự quyết còn chính sách nào phải được Quốc hội phê chuẩn, thông qua); ii). Điều hành việc thực thi chính sách, pháp luật; iii). Quản lý nhà nước; iv). Cung ứng dịch vụ công Hai là, nhóm các giải pháp cụ thể hoàn thiện quy định của pháp luật về sự phối hợp giữa lập pháp và hành pháp: phải có những giải pháp phân công rõ ràng, khoa học và hợp lý giữa lập pháp và hành pháp. Đây chính là cơ sở tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa hai nhánh quyền lực này trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; Chính phủ cần thành lập một cơ quan chuyên soạn thảo văn bản luật, nghị định độc lập trực thuộc Chính phủ, đào tạo và xây dựng đội ngũ chuyên gia về soạn thảo văn bản pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay; các Bộ, cơ quan ngang bộ tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh, triển khai thi hành luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết;... Ba là, nhóm các giải pháp cụ thể hoàn thiện quy định của pháp luật về sự kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp: pháp luật nên quy định thời hạn gửi báo cáo của Chính phủ cho các đại biểu Quốc hội theo hướng sớm hơn hoặc bằng thời hạn gửi các dự án luật, pháp lệnh, tức là chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội và cần quy định một mẫu chung cho các báo cáo của Chính phủ. Về lâu dài, tác giả cho rằng cần chuyển giao chức năng kiểm soát văn bản quy phạm pháp luật cho Tòa án; trong thời điểm hiện nay, Quốc hội cần thành lập một cơ quan chuyên trách trực thuộc Ủy ban Tư pháp để tham mưu, tư vấn cho Quốc hội trong việc kiểm soát văn bản của Chính phủ; pháp luật cần quy định rõ ràng tiêu chí để Quốc hội kiểm soát các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. Cần thay đổi nhận thức theo hướng mục đích thành lập Ủy ban lâm thời chủ yếu nhằm tác động đến hoạt động quản lý của Chính phủ để Chính phủ có trách nhiệm nhanh chóng đưa ra giải pháp xử lý vấn đề được điều tra, đồng thời phòng ngừa tình trạng thiếu trách nhiệm của Chính phủ trong việc điều hành quản lý đất nước; pháp luật cần bổ sung thêm chủ thể có quyền yêu cầu và quyết định việc thành lập Ủy ban lâm thời theo hướng: khi xét thấy cần thiết, theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình (lúc Quốc hội không họp) hoặc trình Quốc hội (lúc Quốc hội họp) quyết định thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định. Pháp luật nên bổ sung thêm quyền miễn trừ trách nhiệm cho các đại biểu Quốc hội theo hướng: đại biểu Quốc hội không thể bị bắt giam, điều tra, truy tố và xét xử vì 177 những lời nói hay biểu quyết khi thực hiện nhiệm vụ; pháp luật nên quy định rõ nghị quyết chất vấn phải thể hiện được thái độ hài lòng hay không của Quốc hội đối với việc trả lời chất vấn, nếu không được Quốc hội hài lòng thì hậu quả là Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với người bị chất vấn. Pháp luật nên quy định tổ chức lấy phiếu tín nhiệm ba lần trong mỗi nhiệm kỳ Quốc hội; Hiến pháp nên quy định rõ ràng, cụ thể về đối tượng, điều kiện, trình tự và hậu quả pháp lý của bỏ phiếu bất tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm để tránh tình trạng “những quy định của Hiến pháp bị vô hiệu bởi luật”; về đối tượng bỏ phiếu tín nhiệm và bất tín nhiệm, Hiến pháp nên tập trung vào việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với cách thành viên của Chính phủ và bổ sung thêm trường hợp Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với tập thể Chính phủ; về điều kiện bỏ phiếu tín nhiệm, pháp luật nên quy định thủ tục này theo hướng: khi có ý kiến chính thức của đại biểu Quốc hội về việc bỏ phiếu tín nhiệm thì vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận tại Quốc hội, sau đó, các đại biểu Quốc hội sẽ được phát phiếu để lấy ý kiến có đồng ý bỏ phiếu tín nhiệm hay không, nếu đạt tỷ lệ quy định thì sẽ đưa chức danh đó ra bỏ phiếu tín nhiệm, về hậu quả pháp lý của bỏ phiếu tín nhiệm, pháp luật nên quy định: người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm thì phải từ chức. Bên cạnh đó, Hiến pháp và pháp luật nên xây dựng cơ chế để Chính phủ kiểm soát Quốc hội: i). Cần nghiên cứu trao cho Nguyên thủ quốc gia được quyền phủ quyết lựa chọn, phủ quyết mềm, quyền yêu cầu bảo hiến đối với dự thảo luật của Quốc hội; ii). Cần nghiên cứu trao cho Nguyên thủ quốc gia quyền đề nghị Quốc hội xem xét lại việc tín nhiệm, bất tín nhiệm đối với các thành viên Chính phủ, tập thể Chính phủ; iii). Cần nghiên cứu trao cho Nguyên thủ quốc gia quyền đề nghị Quốc hội xem xét lại việc thông qua các chính sách quan trọng quốc gia; iv). Nghiên cứu trao cho Nguyên thủ quốc gia quyền đề xuất với Quốc hội hoặc quyết định việc trưng cầu dân ý đối với một dự luật hoặc một chính sách quốc gia; v). Cần nghiên cứu xây dựng quy chế báo cáo công tác và chịu trách nhiệm của Quốc hội trước cử tri, trước Nhân dân; Các giải pháp này phải được tiến hành một cách đồng bộ với một quyết tâm cao trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng thì sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp mới đáp ứng được yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Với mong muốn hoàn thiện hơn nữa các quy định của Hiến pháp và pháp luật về phân công, phối hợp và kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp ở nước ta hiện nay, tác giả hy vọng Luận án sẽ là nguồn thông tin tham khảo bổ ích để các nhà lập hiến, lập pháp tiếp tục xây dựng, hoàn thiện mối quan hệ này nhằm đáp ứng được yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp 1946 và những giá trị cần kế thừa, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 7. 2. Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Kiểm soát lập pháp với việc bảo đảm quyền con người, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2. 3. Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1946, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4. 4. Nguyễn Mạnh Hùng (2013), Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9. 5. Trƣơng Đắc Linh - Nguyễn Mạnh Hùng (2013), Những điểm mới cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6. 6. Nguyễn Mạnh Hùng (2014), Những điểm mới của Chương “Chính phủ” trong Hiến pháp 2013 và việc triển khai thi hành, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2. 7. Nguyễn Mạnh Hùng - Võ Hồng Tú (2016), Điểm mới trong Hiến pháp 2013 về phân công quyền lực giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6. 8. Nguyễn Mạnh Hùng - Trƣơng Thị Minh Thùy (2018), Kiểm soát của cơ quan lập pháp đối với cơ quan hành pháp ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp Luật, số 10. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn iện của Đảng và Văn bản pháp luật * Văn iện của Đảng 1. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991, phát triển, bổ sung năm 2011). 2. Đảng cộng sản Việt Nam (1995-1996), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia. 3. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đảng về kháng chiến chống thực dân Pháp, Tập 1 (1945-1950), Nxb. Sự thật. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia. * Văn bản pháp luật 7. Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ 1787. 8. Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức 1949. 9. Hiến pháp Nhật Bản 1946. 10. Hiến pháp Cộng hòa Pháp 1958. 11. Hiến pháp Liên bang Nga 1993. 12. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946. 13. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959. 14. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1980. 15. Hiến pháp năm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). 16. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013. 17. Luật Tổ chức Quốc hội 2014. 18. Luật Tổ chức Chính phủ 2015. 19. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015. 20. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. 21. Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. 22. Nội quy kỳ họp Quốc hội (Ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015). 23. Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2002/QH11 của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ hai). 24. Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2004/QH11 của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ năm). B. Tài liệu tham khảo * Nƣớc ngoài: 25. Bates.V.B, Bates.M, Walker.C: Legal Studies for Victoria, Volume II, Second Edition Butterworths. 26. Nguyễn Cảnh Bình (2003), dịch và giới thiệu, Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào, Nxb. Thế giới. 27. Alex N. Dragnich (1964), Những đại chính thể ở châu Âu, Sài Gòn. 28. Roger H. Davidson và Walter J. Oleszek (2002), Người dịch: Trần Xuân Danh, Trần Xuân Giang, Minh Long, Quốc hội và các thành viên, Nxb. Chính trị quốc gia. 29. Nhiều tác giả (2012), Người dịch: Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến - Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài, Nxb. Lao động xã hội. 30. Bryan A.Garner (Editor in Chief), Black’s Law Dictionary, 7th Edition (West Group Publishing, St. Paul, 1999). 31. Andre Kaiser, “Executive Power” in Keith Dowding (ed.), Encyclopedia of Power (London: Sage, 2011). 32. V.I. Lênin (1976): Tuyển tập (tập 34), Nxb. Tiến bộ Matxcơva. 33. Federick George Marcham, A constitutional history of Modern England, 1485 to the present. Harper and Row, Publishers New York, Evanston and London. 34. Các Mác và Ph.Ăngghen (1981): Tuyển tập (tập 2), Nxb. Sự thật. 35. Các Mác và Ph.Ăngghen (1993): Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia. 36. John Stuart Mill (2005), Luận về tự do, Nxb. Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 37. John Stuart Mill (2008), Người dịch: Nguyễn Văn Trọng, Bùi Văn Nam Sơn, Chính thể đại diện, Nxb. Tri thức. 38. Montesquieu, The Spirit of the Laws, Translated by Thomas Nugent, New York Hafner Publishing Company 1949. 39. Montesquieu (1996) - Tinh thần pháp luật - Người dịch: Hoàng Thanh Đạm, Nxb. Giáo dục. 40. Clinton Rossiter (1972), Người dịch: Hoàng Mịch Điền, Trần Thái Chân, Đảng phái và chính trị ở Hoa Kỳ (Parties and politics in American), Nxb. Tủ sách Kim Văn. 41. Jean Jacques Rousseau (1996), Bàn về khế ước xã hội, Bản dịch của Hoàng Thanh Đạm, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 42. K.C. Wbeace (1962), Modern constitution - Hiến pháp tân tiến, Nxb. Luân Đôn. *Trong nƣớc  Giáo trình, sách chuyên khảo: 43. Vũ Hồng Anh (2001), Tổ chức và hoạt động của Nghị viện ở một số nước trên thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia. 44. Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (2012), Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia. 45. Nguyễn Văn Bông (1967), Luật Hiến pháp và chính trị học, Nxb. Sài Gòn. 46. Lê Đình Chân (1975), Luật Hiến pháp khuôn mẫu dân chủ, Nxb. Sài Gòn. 47. Lê Đình Chân (1975), Luật Hiến pháp và các định chế chánh trị, Nxb. Sài Gòn. 48. Nguyễn Đăng Dung (1997), Luật Hiến pháp nước ngoài, Nxb. Đồng Nai. 49. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Hiến pháp của các nước tư bản, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 50. Nguyễn Đăng Dung (2001), Luật Hiến pháp đối chiếu, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 51. Nguyễn Đăng Dung (2002), “Thử bàn lại học thuyết phân chia quyền lực”, Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb. Giao thông vận tải. 52. Nguyễn Đăng Dung (2004), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội. 53. Nguyễn Đăng Dung (2004), Tính nhân bản của Hiến pháp và bản tính của các cơ quan nhà nước, Nxb. Tư pháp. 54. Nguyễn Đăng Dung (2007), Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 55. Nguyễn Đăng Dung (2007), Ý tưởng về một Nhà nước chịu trách nhiệm, Nxb. Đà Nẵng. 56. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Chu Dương (2007), Lược giải tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia, Nxb. Tư pháp. 57. Nguyễn Đăng Dung (2009), Nhà nước là những con số cộng giản đơn, Nxb. Lao động. 58. Nguyễn Đăng Dung, Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Nguyễn Văn Trí (2010) “Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp, Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam”, Nxb. Giáo dục Việt Nam. 59. Nguyễn Đăng Dung (2012), “Quyền lực nhà nước luôn thống nhất vào Hiến pháp, xuất phát từ sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Tập 1: Những vấn đề chung về Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb. Hồng Đức. 60. Nguyễn Đăng Dung (2012), “Chính phủ Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”, Những vấn đề về Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, Nxb. Dân trí. 61. Nguyễn Đăng Dung, Trịnh Quốc Toản, Đặng Minh Tuấn (Đồng chủ biên) (2016), Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, Nxb. Chính trị quốc gia. 62. Nguyễn Đăng Dung (2017), Kiểm soát quyền lực nhà nước, Nxb. Chính trị quốc gia. 63. Nguyễn Sĩ Dũng (2014), Tổ chức và hoạt động của Nghị viện các nước trên thế giới, Tài liệu lưu hành nội bộ. 64. Nguyễn Sĩ Dũng (2017), Bàn về Quốc hội và những thách thức của khái niệm, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật. 65. Đại học Luật Hà Nội (1999), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb. Công an nhân dân. 66. Bùi Tiến Đạt (2011), Chính thể “Cộng hòa lưỡng tính”: sáng tạo nhưng đầy bất trắc trong Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 67. Nguyễn Minh Đoan (2009) “Quyền lực nhà nước thống nhất và vấn đề phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam” trong Một số vấn đề về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, Nxb. Chính trị quốc gia. 68. Cao Anh Đô (2013), Phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia. 69. Bùi Xuân Đức (Chủ biên) (2004), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Tư pháp. 70. Trần Ngọc Đường - Ngô Đức Mạnh (2008), Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia. 71. Trần Ngọc Đường (Chủ biên) (2011), Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb. Chính trị quốc gia. 72. Trần Ngọc Đường, Bùi Ngọc Sơn (2013), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xây dựng và ban hành Hiến pháp, Nxb. Chính trị quốc gia. 73. Trần Ngọc Đường (2014), “Chế định Quốc hội trong Hiến pháp 2013”, Bình luận khoa học Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013, Nxb. Lao động xã hội. 74. Nguyễn Minh Đoan, Bùi Thị Đào, Trần Ngọc Định, Trần Thị Hiền, Lê Vương Long, Nguyễn Văn Năm, Bùi Xuân Phái (2009), Một số vấn đề về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, Nxb. Chính trị quốc gia. 75. Trương Thị Hồng Hà (2009), Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội, Nxb. Chính trị quốc gia. 76. Nguyễn Long Hải (2017), Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia. 77. Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Nxb. Tư pháp. 78. Vũ Dương Huân (chủ biên) (2002), Hệ thống chính trị Liên bang Nga: Cơ cấu và tác động đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 79. Lê Tuấn Huy (2006), Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam , Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 80. Nguyễn Văn Huyên (2007), Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ (Mô hình tổ chức và hoạt động), Nxb. Lý luận chính trị. 81. Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước và Quyền công dân, Nxb. Tư pháp. 82. Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia. 83. Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập (tập 5), Nxb. Chính trị quốc gia. 84. Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập (tập 6), Nxb. Chính trị quốc gia. 85. Hồ Chí Minh (2000): Toàn tập (tập 9), Nxb. Chính trị quốc gia. 86. Vũ Văn Nhiêm (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học các điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb. Hồng Đức. 87. Lê Minh Quân (2003), “Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay”, Nxb. Chính trị quốc gia. 88. Bùi Ngọc Sơn (2005), Góp phần nghiên cứu Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền, Nxb. Tư pháp. 89. Phan Đăng Thanh (2006), Tư tưởng lập hiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Nxb. Tư pháp. 90. Mai Thị Thanh (2012), Hình thức nhà nước và vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia. 91. Nguyễn Văn Thảo (2006), Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nxb. Tư pháp. 92. Thái Vĩnh Thắng (2006), Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngoài, Nxb. Công an nhân dân. 93. Lê Minh Thông (2002), Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội. 94. Kiều Đình Thụ (2014), “Chế định Chính phủ trong Hiến pháp năm 2013”, Bình luận khoa học Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, Nxb. Lao động xã hội. 95. Đào Trí Úc (2009), Những định hướng lớn của nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN in trong quyển “Xây Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 96. Đào Trí Úc (2012), Về sự cần thiết và phạm vi sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Hồng Đức. 97. Văn phòng Quốc hội (2009), Phát huy những giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý của Hiến pháp 1946 trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia. 98. Văn phòng Quốc hội - Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học (2009), Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, Nxb. Thống kê. 99. Văn phòng Quốc hội - Viện chính sách công và pháp luật (2015), Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử Việt Nam - vấn đề và giải pháp, Nxb. Hồng Đức. 100. Văn phòng Quốc hội (2010), Báo cáo nghiên cứu điều trần tại các Ủy ban của Nghị viện và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Hà Nội. 101. Viện Luật học (1983), Sơ thảo Nhà nước và pháp luật Việt Nam (từ Cách mạng tháng Tám đến nay), Nxb. Khoa học xã hội. 102. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1995), Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia. 103. Viện Khoa Học Pháp Lý (2005), Thiết chế chính trị và Bộ máy nhà nước một số nước trên thế giới, Nxb. Tư pháp. 104. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng. 105. Nguyễn Cửu Việt, “Một số vấn đề về cải cách Bộ máy Nhà nước”, trong sách: Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội. 106. Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia.  Bài báo trên các tạp chí 107. Nguyễn Quang Anh (2015), “Cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước và những giá trị tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 6. 108. Nguyễn Cảnh Bình (2004), “Thủ tục chất vấn tại Nghị viện Anh”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7. 109. Mai Xuân Bình (2000), “Giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ theo Hiến pháp 1958 của Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5. 110. Hoàng Minh Hiếu (2011), “Bổ sung quy định về quyền miễn trừ trách nhiệm của đại biểu Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13. 111. Nguyễn Thị Kim Chung, Nguyễn Thị Hồng (2012), “Sửa đổi Hiến pháp về tổ chức và hoạt động của Quốc hội - nhìn từ hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 15. 112. Nguyễn Đăng Dung (2010), “Chức năng giám sát của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22. 113. Thái Thị Tuyết Dung (2014), “Vai trò của Chính phủ trong quá trình ban hành và thực hiện các đạo luật của Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9. 114. Nguyễn Sĩ Dũng, Hoàng Minh Hiếu (2008), “Quy trình lập pháp Việt Nam: từ soạn thảo và xin ý kiến đến quyết định chính sách, dịch chính sách và thẩm định chính sách”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13. 115. Đỗ Tiến Dũng (2013), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Ủy ban lâm thời của Nghị viện”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13. 116. Bùi Thị Đào (2013), “Giám sát văn bản quy phạm pháp luật theo pháp luật hiện hành”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22. 117. Bùi Xuân Đức (2010), “Một số vấn đề đặt ra về tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 23. 118. Trần Ngọc Đường (2010), “Tiếp tục đổi mới Quốc hội theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5. 119. Trương Thị Hồng Hà (2012), “Hoạt động giám sát và các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8. 120. Trương Hồ Hải (2014), “Cân bằng và kiểm soát quyền lực từ góc nhìn của vụ đóng cửa Chính quyền Liên bang Mỹ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3. 121. Trương Hồ Hải (2015), “Giám sát của Quốc hội đối với tổ chức bộ máy nhà nước trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 5. 122. Vũ Thị Mỹ Hằng (2016), “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 241. 123. Đậu Công Hiệp, Thái Thị Thu Trang (2016), “Vai trò của thanh tra trong kiểm soát quyền lực đối với hệ thống cơ quan hành chính ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Thanh tra, số 3. 124. Hoàng Minh Hiếu (2011), “Bổ sung quy định về quyền miễn trừ trách nhiệm của đại biểu Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13. 125. Nguyễn Ngọc Hiệu (2015), “Một số đặc trưng về tổ chức ngân sách của Hoa Kỳ và Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 20. 126. Nguyễn Mạnh Hùng (2011), “Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1946”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4. 127. Nguyễn Mạnh Hùng (2011), “Nhân tố pháp quyền trong Hiến pháp năm 1946 và những giá trị cần kế thừa”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 7. 128. Nguyễn Mạnh Hùng (2013), “Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9. 129. Nguyễn Mạnh Hùng, Võ Hồng Tú (2016), “Điểm mới trong Hiến pháp 2013 về phân công quyền lực giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6. 130. Vũ Đức Khiển (2009), “Quy định về bỏ phiếu tín nhiệm: Từ mong muốn đến hiện thực”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 147. 131. Đỗ Minh Khôi (2013), “Ủy ban lâm thời - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 17. 132. Đỗ Minh Khôi (2007), “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1. 133. Phạm Thế Lực (2008), “Ý nghĩa của lý thuyết phân quyền trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 127. 134. Hoàng Thị Ngân (2014), “Các quy định về Chính phủ trong Hiến pháp và việc xây dựng luật có liên quan”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9. 135. Vũ Văn Nhiêm (2004), “Bỏ phiếu tín nhiệm: Bàn về thủ tục khả thi”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5. 136. Vũ Văn Nhiêm (2007), “Bàn thêm về vấn đề quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công phân và phối kết hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6. 137. Vũ Văn Nhiêm (2014), “Sửa đổi, bổ sung pháp luật tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2. 138. Nguyễn Như Phát (2011), “Nhận thức về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong các văn kiện của Đại hội XI và những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu phát triển”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8. 139. Bùi Ngọc Sơn (2004), “Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1. 140. Bùi Ngọc Sơn (2006), “Bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên Chính phủ nên kế thừa quy định của Hiến pháp 1946”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11. 141. Bùi Ngọc Thanh (2012), “Lại bàn về bỏ phiếu tín nhiệm”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10. 142. Phan Đức Thọ (2002), “Sự đóng góp của lịch sử chính trị Anh quốc trong quá trình hình thành những định chế chính trị hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 5. 143. Đinh Xuân Thảo (2011), “Một số vấn đề về đổi mới hoạt động lập pháp của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1. 144. Hoàng Văn Tú (2014), “Cơ chế hỗ trợ đại biểu Quốc hội trong thực hiện quyền trình sáng kiến pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1. 145. Vũ Anh Tuấn (2012), “Bàn thêm về mối quan hệ giữa phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5. 146. Vũ Thư (2016), “Về kiểm soát quyền lực hành pháp trong hệ thống quyền lực nhà nước Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12. 147. Đào Trí Úc (2010), “Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực theo Hiến pháp năm 1992 của nước ta”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4. 148. Trần Quốc Việt (2015), “Hoạt động kiểm soát quyền hành pháp của Nghị viện các nước Anh, Pháp, Mỹ”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 3. 149. Trần Quốc Việt (2016), “Chất vấn - hình thức kiểm soát hiệu quả của Quốc hội đối với hoạt động của Chính phủ”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 241.  Báo cáo, Luận văn 150. Báo cáo của Ban cán sự Đảng Chính phủ về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 151. Báo cáo của Ban cán sự Đảng Chính phủ về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 152. Báo cáo của Ban cán sự Đảng Chính phủ về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 153. Báo cáo số 215/BC-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 5 năm 2017 về đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và tình hình triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2017. 154. Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi thiết thi hành luật, pháp lệnh năm 2016, nhiệm vụ năm 2017 của Bộ Tư pháp. 155. Trần Quốc Bình (2011), “Vai trò của Chính phủ trong quy trình lập pháp ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 156. Đỗ Ngọc Thùy Trang (2010) “Hoàn thiện mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong quy trình lập pháp”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. 157. Trương Thị Minh Thùy (2018), “Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.  Tài liệu từ Internet 158. Đề nghị lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong nhiệm kỳ, https://tuoitre.vn/de-nghi-lay-phieu-tin-nhiem-hai-lan-trong-nhiem-ky-61270m, (truy cập ngày 21/01/2018). 159. Căn cứ nào mặc định tất cả được tín nhiệm? https://tuoitre.vn/can- cu-nao-de-mac-dinh-tat-ca-deu-duoc-tin-nhiem-674268959839303ehtm, (truy cập ngày 08/08/2017). 160. Chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần là tước quyền sửa sai của cán bộ, cua-can-bo-1417119124.htm, (truy cập ngày 21/01/2018). 161. Bảo lưu đề xuất lấy phiếu tín nhiệm 3 mức, 1 lần/nhiệm kỳ, lannhiem-ky-1414664792.htm, (truy cập ngày 21/01/2018). 162. Lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo phải đảm bảo khách quan, công khai, (truy cập ngày 21/01/2018). 163. Ở ta văn hóa từ chức chưa phổ biến vì tác động tâm lý, bien-vi-tac-dong-tam-ly-343367.html, (truy cập ngày 12/09/2017). 164. Lấy phiếu tín nhiệm: sửa cho thực chất, tri-xa-hoi/20140224/lay-phieu-tin-nhiem-sua-cho-thuc-chat/595122.html. 165. Quyền hành pháp và quyền hành chính nhà nước cao nhất; nhat-39185/. 166. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp; doi.aspx?ItemID=12 167. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; doi.aspx?ItemID=7 168. Sự liên tục của hành pháp và quyền lực hành chính; 4-87c7-4423-845c-6cb502566e36&groupId=13025. 169. Quyền hành pháp và vai trò của Chính phủ trong thực hiện quyền lực nhà nước; 1992/2013/23777/Quyen-hanh-phap-va-vai-tro-cua-Chinh-phu-trong-thuc- hien.aspx. C. Các trang thông tin điện tử 170. 171. 172. 173. 174. 175. 176. 177. https://moha.gov.vn 178. 179. 180. 181. 182. 183. 184. 185. PHỤ LỤC BÁO CÁO SỐ LIỆU KHẢO SÁT NHẬN THỨC SINH VIÊN LUẬT VỀ HÌNH THỨC CHÍNH THỂ CỦA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1946 VÀ HIẾN PHÁP 2013 1. Mục đích và nội dung hảo sát Nhằm thu thập những thông tin khách quan về nhận thức của sinh viên luật đối với hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 2013 để làm số liệu cho luận án. 2. Đối tƣợng, thời gian và phƣơng thức hảo sát Đối tượng khảo sát là sinh viên hệ chính quy cuối năm thứ 3 Trường Đại học Luật TP.HCM. Tác giả đã thực hiện 02 lần khảo sát: Lần 1 đối với khóa 38; Lần 2 đối với khóa 39. Phương thức khảo sát: sau khi học xong môn Luật Hiến pháp nước ngoài với tính chất là mộn học tự chọn và được trang bị những kiến thức cơ bản của môn học này, đặc biệt là những kiến thức có liên quan đến các mô hình chính thể trong thế giới đương đại, sinh viên được phát phiếu để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Số lượng sinh viên tham gia khảo sát: Lần 1 đối với khóa 38 là 720; Lần 2 đối với khóa 39 là 868. Thời gian khảo sát: Lần 1 đối với khóa 38 là tháng 5/2016; Lần 2 đối với khóa 39 là tháng 5/2017. PHIẾU KHẢO SÁT (Lần thứ nhất đối với sinh viên khóa 38 vào tháng 5/2016) Anh (Chị) hãy chọn một phƣơng án trả lời đúng nhất: Câu 1: Hình thức chính thể của nƣớc ta theo Hiến pháp 1946 là: A. Cộng hòa đại nghị B. Cộng hòa tổng thống C. Cộng hòa hỗn hợp D. Một chính thể khác. Câu 2: Hình thức chính thể của nƣớc ta theo Hiến pháp 2013 là: A. Cộng hòa đại nghị B. Cộng hòa tổng thống C. Cộng hòa hỗn hợp D. Một chính thể khác. PHIẾU KHẢO SÁT (Lần thứ hai đối với sinh viên khóa 39 vào tháng 5/2017) Anh (Chị) hãy chọn một phƣơng án trả lời đúng nhất: Câu 1: Hình thức chính thể của nƣớc ta theo Hiến pháp 1946 là: A. Cộng hòa đại nghị B. Cộng hòa tổng thống C. Cộng hòa hỗn hợp D. Một chính thể khác. Câu 2: Hình thức chính thể của nƣớc ta theo Hiến pháp 2013 là: A. Cộng hòa đại nghị B. Cộng hòa tổng thống C. Cộng hòa hỗn hợp D. Một chính thể khác. Câu 3: (chỉ dành cho những bạn sinh viên chọn phƣơng án D để trả lời cho câu hỏi thứ 2). Bạn chọn phƣơng án D “Một chính thể khác” cho câu hỏi “Hình thức chính thể của nước ta theo Hiến pháp 2013” là vì: A. Chính thể nước ta theo Hiến pháp 2013 là chính thể cộng hòa Xô viết B. Chính thể nước ta theo Hiến pháp 2013 vừa mang đặc điểm của chính thể cộng hòa đại nghị, vừa mang đặc điểm của chính thể cộng hòa Xô viết C. Chính thể nước ta theo Hiến pháp 2013 tuy có nhiều nét giống chính thể cộng hòa đại nghị hơn chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa hỗn hợp nhưng lại không có những đặc điểm riêng có của chính thể đại nghị D. Một lý do khác. KẾT QUẢ KHẢO SÁT Câu 1: Hình thức chính thể của nƣớc ta theo Hiến pháp 1946 là: A. Cộng hòa đại nghị: Lần thứ nhất, có 51/720 phiếu (chiếm 7%); Lần thứ hai, có 52/868 phiếu (chiếm 6%). B. Cộng hòa tổng thống: Lần thứ nhất, có 208/720 phiếu (chiếm 29%); Lần thứ hai, có 328/868 phiếu (chiếm 38%). C. Cộng hòa hỗn hợp: Lần thứ nhất, có 439/720 phiếu (chiếm 61%); Lần thứ hai, có 471/868 phiếu (chiếm 54%). D. Một chính thể khác: Lần thứ nhất, có 22/720 phiếu (chiếm 3%); Lần thứ hai, có 17/868 phiếu (chiếm 2%). Câu 2: Hình thức chính thể của nƣớc ta theo Hiến pháp 2013 là: A. Cộng hòa đại nghị: Lần thứ nhất, có 356/720 phiếu (chiếm 49.5%); Lần thứ hai, có 328/868 phiếu (chiếm 38%). B. Cộng hòa tổng thống: Lần thứ nhất, có 18/720 phiếu (chiếm 2,5%); Lần thứ hai, có 17/868 phiếu (chiếm 1,7%). C. Cộng hòa hỗn hợp: Lần thứ nhất, có 12/720 phiếu (chiếm 1,5%); Lần thứ hai, có 11/868 phiếu (chiếm 1,3%). D. Một chính thể khác: Lần thứ nhất, có 334/720 phiếu (chiếm 46,5%); Lần thứ hai, có 512/868 phiếu (chiếm 59%). Câu 3: (chỉ dành cho những bạn sinh viên chọn phƣơng án D để trả lời cho câu hỏi thứ 2). Bạn chọn phƣơng án D “Một chính thể khác” cho câu hỏi “Hình thức chính thể của nước ta theo Hiến pháp 2013” là vì: Có 104/512 phiếu (chiếm 20,4%) chọn phương án A: Chính thể nước ta theo Hiến pháp 2013 là chính thể cộng hòa Xô viết. Có 155/512 phiếu (chiếm 30,3%) chọn phương án B: Chính thể nước ta theo Hiến pháp 2013 vừa mang đặc điểm của chính thể cộng hòa đại nghị, vừa mang đặc điểm của chính thể cộng hòa Xô viết. Có 229/512 phiếu (chiếm 44,7%) chọn phương án C: Chính thể nước ta theo Hiến pháp 2013 tuy có nhiều nét giống chính thể cộng hòa đại nghị hơn chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa hỗn hợp nhưng lại không có những đặc điểm riêng có của chính thể đại nghị. Có 24/512 phiếu (chiếm 4,6%) chọn phương án D: Một lý do khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_moi_quan_he_giua_lap_phap_va_hanh_phap_trong_nha_nuo.pdf
  • pdfĐiểm mới (Eng).pdf
  • pdfĐiểm mới 12.12.pdf
  • pdfTóm tắt Luận án 10.12.pdf