Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tương tự như biến mức sinh lời, biến hiệu suất sử dụng tài sản (EASSET) cũng có tương quan thuận chiều đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niên yết trên TTCK Việt Nam với hệ số hồi quy là 0,1738 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. - Biến chủ thể kiểm toán (AUDIT) có hệ số hồi quy là 0,6292 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số này cho thấy, khi các nhân tố khác không đổi, các DNNY lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán thuộc big 4 có mức độ minh bạch thông tin trên BCTC trung bình cao hơn 0,6292 các DNNY lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán không thuộc big 4. - Kết quả ước lượng còn cho thấy, biến sở hữu cổ đông nhà nước có hệ hồi quy là 0,5157 và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Hệ số này cho thấy nhân tố sở hữu cổ đông nhà nước có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng

pdf26 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGÔ XUÂN BAN TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60.34.03.01 Đà Nẵng - 2018 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đường Nguyễn Hưng Phản biện 1: TS Phạm Hoài Hương Phản biện 2: PGS.TS Võ Văn Nhị Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã trải qua 17 năm hoạt động. TTCK là phương thức khơi thông dòng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, giúp thúc đẩy việc tích lũy và tập trung vốn để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn của bản thân một đơn vị hoặc qua con đường vay truyền thống thì không đáp ứng được về thời gian và lượng vốn. Trong tất cả các hoạt động nói chung trên TTCK, thông tin luôn là yếu tố không thể thiếu khi thực hiện các hoạt động đầu tư. Thông tin phản ánh trên báo cáo tài chính (BCTC) có ý nghĩa quan trọng trong các quyết định của nhà đầu tư. Trong công bố thông tin thì tính minh bạch được xem là cốt lõi có ảnh hưởng quyết định đến quyết định của nhà đầu tư. Trên TTCK Việt Nam, nhiều vụ việc có liên quan đến sự minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp đã được phát hiện như Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (DQC)... Điểm chung của các doanh nghiệp này là đều không minh bạch về thông tin tài chính, công bố thông tin sai sự thật, đến khi bị phát hiện và thông tin xấu bị công bố ra thị trường thì giá cổ phiếu đồng loạt giảm, khiến cho nhà đầu tư bị thiệt hại. Ngành hàng tiêu dùng là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng với nhiều chủng loại khác nhau từ hàng bình dân đến các mặt hàng xa xỉ như bia, xe hơi,Ngành hàng tiêu dùng có đặc điểm là thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong nước và xuất khẩu, tính cạnh tranh cao, đặc biệt là sức ép từ các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tại thị trường Việt Nam ngày càng lớn. Ngoài ra, các doanh nghiệp niêm yết 2 ngành hàng tiêu dùng có sức thu hút rất lớn nhà đầu tư ngoại. Nghiên cứu nhằm đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY của một ngành đặc thù là ngành hàng tiêu dùng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch là chủ đề rất quan trọng và hữu ích nhưng chưa có nhà nghiên cứu nào tại Việt Nam thực hiện. Việc nghiên cứu những vấn đề trên góp phần giúp TTCK Việt Nam nói chung và ngành hàng tiêu dùng nói riêng hoạt động bền vững và hiệu quả là yêu cầu cần thiết. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu để đề xuất một số gợi ý phục vụ cho việc ban hành các chính sách cần thiết nhằm tăng cường tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu: nhóm nhân tố đặc điểm tài chính và nhóm nhân tố đặc điểm quản trị công ty của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Tác giả thực hiện lược khảo các kết quả nghiên cứu trước trên thế giới và ở Việt Nam để tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC. Ngoài ra, luận văn tiến hành đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC, từ đó xây dựng mô hình hồi quy phản ánh mối tương quan giữa các nhân tố đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Chương 2: Thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu và các hàm ý đề xuất từ kết quả nghiên cứu . 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Các nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu minh bạch thông tin tài chính trong phạm vi một quốc gia, nhóm tác giả Cheung và cộng sự có bài viết với tựa đề “Determinants of Corporate Disclosure and Transparency: Evidence from Hong Kông and Thailand” (2005). Nhóm tác giả Robert Bushman, Piotroski, and Smith (2004) với tựa đề “What Determines Corporate Transparency?”. Nghiên cứu "Stakeholders and transparencycapital structure" của Andres Almazan, Javier Suarez và Sheridan Titman (2003). 4 Nhóm tác giả Bartley R. Danielsen và cộng sự (2007) có bài viết “Auditor Fees, Market Microstructure, and Firm transparency” (Journal of Business Finance & Accounting). Nhóm tác giả Yu-Chih Lin và cộng sự trong nghiên cứu “The relationship between information transparency and the informativeness of accounting earnings” (2007). Các nghiên cứu trong nước. Tác giả Lê Thị Mỹ Hạnh (2015), “Minh bạch thông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Nhất Nam (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE”. Tác giả Dương Thị Cẩm Vân (2014), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”. Tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh (2017) có nghiên cứu với tựa đề “Mối quan hệ giữa tính minh bạch trong công bố thông tin trên báo cáo tài chính và quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Nghiên cứu của tác giả Lê Trường Vinh (2008) về "Minh bạch thông tin các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM”. Bài viết của tác giả Lâm Thị Hồng Hoa đăng trong tạp chí công nghệ ngân hàng (số 38, trang 38-42): Minh bạch thông tin - Yêu cầu thực tiễn và mức độ đáp ứng (2009). Tác giả Nguyễn Thị Liên Hoa với bài viết “Minh bạch thông tin trên TTCK Việt Nam” (2007). 5 Nghiên cứu về chủ đề công bố thông tin, năm 2014, tác giả Nguyễn Công Phương và cộng sự có bài viết “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính của các công ty niêm yết”. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BCTC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BCTC VÀ TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BCTC 1.1.1. Khái quát chung về BCTC BCTC là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán (Luật kế toán Việt Nam, 2015). 1.1.2. Khái quát chung về tính minh bạch thông tin trên BCTC a. Khái niệm minh bạch thông tin trên BCTC Minh bạch (tiếng Anh là transparency) là sự có thể nhìn rõ được, nhìn xuyên qua sự vật hiện tượng từ bên này sang bên kia, là sự rõ ràng, trong sạch, trong suốt. Transparency là một từ ghép có nguồn gốc từ hai khái niệm độc lập là “trans” và “parent”, trong đó Trans có nghĩa là sự di chuyển và Parent có nghĩa là nhìn thấy được. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa các khái niệm về minh bạch thông tin đã đề cập, theo quan điểm của tác giả:“Minh bạch thông tin trên BCTC là việc cung cấp thông tin trên BCTC phải đảm bảo tin cậy, kịp thời, trung 6 thực, đầy đủ, nhất quán và thuận tiện”. b. Tầm quan trọng của minh bạch thông tin trên BCTC - Đối với nhà đầu tư - Đối với TTCK - Đối với cơ quan quản lý nhà nước 1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT NỀN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BCTC 1.2.1. Lý thuyết đại diện 1.2.2. Lý thuyết tín hiệu 1.2.3. Lý thuyết thông tin hữu ích 1.2.4. Lý thuyết thông tin bất cân xứng 1.2.5. Lý thuyết chi phí chính trị 1.3 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BCTC 1.3.1. Chỉ số minh bạch thông tin tài chính của các DNNY trên TTCK Việt Nam Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) với tựa đề “Minh bạch thông tin tài chính của các DNNY trên TTCK Việt Nam”. Trong nghiên cứu, tác giả đánh giá mức độ minh bạch thông tin tài chính dựa trên các đặc điểm của thông tin đó là sự tin cậy, kịp thời, chính xác, đầy đủ, nhất quán và thuận tiện. 1.3.2. Chỉ số T&D của Standard & Poor’s Năm 2002, tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Standard and Poor’s (S&P) lần đầu tiên đưa ra một cách thức xếp hạng tính minh bạch và công bố thông tin (Transparency and Disclosure - T&D) cho hơn 300 doanh nghiệp lớn ở các thị trường đang phát triển. 1.3.3. Chỉ số GTI của Singapore Năm 2009, chỉ số quản trị và minh bạch thông tin (Governance 7 and Transparency Index - GTI) được trung tâm quản trị công ty CGIO, các học viện và các tổ chức thuộc Trường Kinh doanh - Đại học Quốc gia Singapore phối hợp cùng xây dựng để thay thế cho Chỉ số minh bạch thông tin công ty (CTI). 1.3.4. Đo lường công bố và minh bạch thông tin theo nguyên tắc Quản trị công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Theo mục V – Công bố thông tin và Tính minh bạch trong các nguyên tắc của OECD (2004) gồm 6 thành phần (thành phần A tới thành phần F). 1.3.5. Chỉ số IDTRS tại TTCK Đài Loan Năm 2003, Viện Nghiên cứu Chứng khoán và Hợp đồng tương lai (Securities and Futures Institute - SFI) đã công bố Hệ thống xếp hạng mức độ công bố và minh bạch hóa thông tin (IDTRS - Information Disclosure and Transparency Ranking System) để đo lường mức độ minh bạch hóa thông tin của tất cả các DNNY trên TTCK Đài Loan. 1.4 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BCTC 1.4.1. Nhóm nhân tố đặc điểm tài chính Nhóm nhân tố phản ánh đặc điểm tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, mức sinh lời, hiệu suất sử dụng tài sản và tài sản đảm bảo. 1.4.2. Nhóm nhân tố đặc điểm quản trị công ty Nhóm nhân tố phản ánh đặc điểm quản trị công ty bao gồm: chủ thể kiểm toán, mức độ sở hữu cổ đông nhà nước, mức độ sở hữu tập trung, sở hữu cổ đông nước ngoài, cơ cấu HĐQT và kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc. 1.4.3. Đánh giá chung các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC 8 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM 2.1.1. Tổng quan về ngành hàng tiêu dùng Tại SGDCK Hà Nội tính đến thời điểm tháng 9 năm 2017 có 41 doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niên yết với tổng khối lượng niêm yết 616.597.540 cổ phiếu tương ứng với giá trị vốn hóa thị trường là: 12.019 tỷ đồng. Cùng thời điểm này, tại sàn HOSE có 63 doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết với tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành 8.141.304.746 cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa thị trường 612.411 tỷ đồng (Nguồn:Tổng hợp từ trang web:https://www.hsx.vn/ và https://www.hnx.vn/vi-vn/). 2.1.2. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động của ngành hàng tiêu dùng 2.2. CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 2.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu a. Nhóm giả thuyết ảnh hưởng của các nhân tố đặc điểm tài chính Giả thuyết H1.1: Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam có quy mô lớn thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC cao hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Giả thuyết H1.2: Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam có đòn bẩy tài chính càng lớn thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC càng cao. Giả thuyết H1.3: Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam có mức sinh lời cao sẵn sàng minh bạch thông tin hơn là doanh nghiệp có mức sinh lời thấp. 9 Giả thuyết H1.4: Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam có hiệu suất sử dụng tài sản càng cao thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC càng cao. Giả thuyết H1.5: Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam có tài sản đảm bảo cao thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC thấp. b. Nhóm giả thuyết ảnh hưởng của các nhân tố đặc điểm quản trị công ty Giả thuyết H2.1: Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán lớn (Big 4) thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC cao hơn các doanh nghiệp khác (Non Big 4). Giả thuyết H2.2: Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam có tỷ lệ sở hữu cổ đông nhà nước càng cao thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC càng cao. Giả thuyết H2.3: Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam có mức độ sở hữu tập trung cao thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC thấp. Giả thuyết H2.4: Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam có mức sở hữu cổ đông nước ngoài cao thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC cao. Giả thuyết H2.5: Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam có tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành càng cao thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC càng cao. Giả thuyết H2.6: Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam có sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC thấp. 2.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 10 Tác giả dự kiến phương trình hồi quy phản ánh mối quan hệ giữa mức độ minh bạch và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam như sau: Trong đó: - TRANS: Mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam. - 𝜀𝑖 sai số ngẫu nhiên - 𝛽0: hệ số tự do - 𝛽𝑗 : hệ số các biến độc lập - FSIZE: biến quy mô doanh nghiệp - LEV: biến đòn bẩy tài chính - PROL: biến mức sinh lời - EASSET: biến hiệu suất sử dụng tài sản - FIX: biến tài sản đảm bảo - AUDIT: biến chủ thể kiểm toán - OWNP: biến sở hữu cổ đông nhà nước - CONS: biến mức độ sở hữu tập trung - FORES: biến sở hữu cổ đông nước ngoài - BEXC: biến cơ cấu HĐQT - CEO: biến kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc. 2.2.3. Đo lường các biến a. Đo lường biến phụ thuộc a.1. Căn cứ đo lường biến phụ thuộc Tác giả đo lường biến phụ thuộc (TRANS) được căn cứ vào 2 cơ sở: - Khái niệm về minh bạch thông tin trên BCTC được sử dụng trong luận văn. - Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (2004). 11 a.2. Đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC Mức độ minh bạch thông tin trên BCTC được đo lường thông qua các tiêu chí: tin cậy, kịp thời, trung thực, đầy đủ, nhất quán và thuận tiện. Luận văn đưa ra thước đo đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY, mỗi tiêu chí hoặc nhóm tiêu chí được tính với 5 mức điểm, trong đó: điểm thấp nhất trong mỗi tiêu chí là 1, tiếp theo là 2 điểm, 3 điểm, 4 điểm và cao nhất là 5 điểm. a.3. Chỉ số minh bạch thông tin trên BCTC của DNNY Từ đo lường từng điểm thành phần trên, chỉ số mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của mỗi doanh nghiệp được tính như sau: TRANSj = ∑ dij nj i=1 nj Trong đó: TRANSj: Chỉ số mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của doanh nghiệp j; d: Mức điểm tương ứng với từng đặc điểm, nhóm đặc điểm; i: Các đặc điểm, nhóm đặc điểm để đo lường mức độ minh bạch; n: Tổng số các đặc điểm, nhóm đặc điểm đánh giá. b. Đo lường biến độc lập (1) Biến quy mô doanh nghiệp (FSIZE) Trong nghiên cứu này luận văn chọn cách xác định quy mô doanh nghiệp theo tiêu thức tổng tài sản. (2) Biến đòn bẩy tài chính (LEV) Trong nghiên cứu này, tác giả xác định biến đòn bẩy tài chính bằng cách dựa trên tổng nợ phải trả chia cho vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính = Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 12 (3) Biến mức sinh lời (PROL) Biến mức sinh lời dùng để đo lường trình độ quản lý chi phí của doanh nghiệp. (4) Biến hiệu suất sử dụng tài sản (EASSET) Biến hiệu suất sử dụng tài sản được xác định bằng cách lấy: Doanh thu thuần chia cho tổng tài sản. (5) Biến tài sản đảm bảo (FIX) Trong nghiên cứu này biến tài sản đảm bảo được đo lường bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho tổng tài sản trên BCĐKT. (6) Biến chủ thể kiểm toán (AUDIT) Nghiên cứu sử dụng biến giả và quy ước DNNY được kiểm toán bởi Big 4 được ký hiệu là 1, ngược lại (Non Big 4) là 0. (7) Biến mức sở hữu cổ đông nhà nước (OWNP) Biến sở hữu cổ đông nhà nước được đo lường bằng tỷ lệ sở hữu cổ đông nhà nước. (8) Biến mức độ sở hữu tập trung (CONC) Biến mức độ sở hữu tập trung được đo lường bằng tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất. Mức sinh lời Lợi nhuận sau thuế (Doanh thu thuần + Doanh thu HĐTC + Doanh thu Hiệu suất sử dụng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản Tài sản đảm bảo = Nguyên giá tài sản cố định - khấu hao tài sản cố định Tổng tài sản 13 (9) Biến sở hữu cổ đông nước ngoài (FORES) Biến sở hữu cổ đông nước ngoài được đo lường bằng tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài. (10) Biến cơ cấu hội đồng quản trị (BEXC) Biến BEXC được đo lường bằng tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành. (11) Biến kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và TGĐ (CEO) Nghiên cứu sử dụng biến giả: CEO = 1, nếu chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc; CEO = 0, nếu chủ tịch HĐQT không kiêm Tổng giám đốc. 2.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU Điều kiện để các doanh nghiệp được chọn vào mẫu nghiên cứu là những DNNY có đầy đủ các báo cáo: - BCTC đã được kiểm toán liên tục trong 4 năm từ 2013 đến 2016. - Báo cáo thường niên năm 2013, 2014, 2015 và 2016. Để thể hiện tính thống nhất của số liệu thu thập, tác giả chỉ sử dụng số liệu trên BCTC của các DNNY có niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 cùng năm. Căn cứ vào các điều kiện trên, có 69 DNNY được chọn vào mẫu nghiên cứu. 2.4. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH 2.4.1. Lựa chọn mô hình - Mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) - Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) - Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) Từ mẫu dữ liệu bảng, tác giả thực hiện hồi quy với mô hình ảnh hưởng cố định và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên. Sau đó áp dụng thủ tục kiểm định Hausman. Nếu (Prob >2) < 5%, nghĩa là mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) được lựa chọn. Ngược lại mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) sẽ được lựa chọn. Trong trường hợp nếu mô hình 14 ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) được lựa chọn, tác giả tiếp tục kiểm tra tính hợp lệ của mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên bằng cách áp dụng thử nghiệm Breusch Pagan Lagrange. Nếu (Prob >2) < 5%, nghĩa là mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) được lựa chọn. Ngược lại, áp dụng mô hình hồi quy gộp Pooled OLS. 2.4.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình a. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến b. Kiểm định tự tương quan c. Kiểm định phương sai thay đổi KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 15 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý ĐỀ XUẤT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.1. Thống kê các tiêu chí phản ánh mức độ minh bạch thông tin trên BCTC 3.1.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Bảng 3.5. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Biến Số quan sát Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất TRANS 276 3,3524 3,5000 0,7487 1,5000 4,5000 FSIZE_LN 276 13,5606 13,4722 1,3269 11,1152 18,1065 LEV 276 1,5871 0,9834 2,8413 0,0278 29,2339 PROL 276 0,0490 0,0423 0,1318 -1,8152 0,5346 EASSET 276 1,5951 1,2866 1,0769 0,0014 5,7590 FIX 276 0,2320 0,1987 0,1542 0,0030 0,7648 AUDIT 276 0,3225 0,0000 0,4683 0,0000 1,0000 OWNP 276 0,2004 0,1350 0,2226 0,0000 0,6190 CONC 276 0,5890 0,6097 0,1901 0,0193 0,9757 FORES 276 0,1363 0,0722 0,1482 0,0000 0,5300 BEXC 276 0,6347 0,6000 0,1703 0,2000 1,0000 CEO 276 0,3659 0,0000 0,4826 0,0000 1,0000 (Nguồn: Tác giả tự tính toán) 3.1.3. Mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình Mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập: quan hệ tương quan thuận chiều với biến minh bạch thông tin trên BCTC (TRANS) đó là: quy mô (FSIZE), mức sinh lời (PROL), hiệu suất sử dụng tài sản (EASSET), chủ thể kiểm toán (AUDIT), sở hữu cổ đông nhà nước (OWNP), mức độ sở hữu tập trung (CONS) và sở hữu 16 cổ đông nước ngoài (FORES). Riêng biến đòn bẩy tài chính (LEV) có quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc. Số liệu Bảng 3.6 cho thấy, toàn bộ hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập đều nhỏ hơn 0,8 (<0,8), hệ số này cho biết giữa các biến độc lập không có mối quan hệ giữa 2 biến bất kỳ nào quá chặt chẽ. Mặt khác, giá trị VIF của các biến đều nhỏ, và giá trị VIF trung bình = 1,39 < 10 (xem phụ lục 3). Với hai thông tin: hệ số tương quan giữa các biến độc lập và nhân tử phóng đại phương sai VIF cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình không xảy ra (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). 1 7 Bảng 3.6. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình và giá trị VIF TRANS FSIZE_LN LEV PROL EASSET FIX AUDIT OWNP CONC BEXC CEO Giá trị VIF TRANS Hệ số TQ Pearson 1,000 Sig. (2- tailed) FSIZE_LN Hệ số TQ Pearson 0,213** 1,000 1,38 Sig. (2- tailed) 0,000 LEV Hệ số TQ Pearson -0,244** 0,112 1,000 1,74 Sig. (2- tailed) 0,000 0,062 PROL Hệ số TQ Pearson 0,237** 0,040 -0,605** 1,000 1,66 Sig. (2- tailed) 0,000 0,504 0,000 EASSE T Hệ số TQ Pearson 0,303** -0,215** -0,061 -0,026 1,000 1,26 Sig. (2- tailed) 0,000 0,000 0,313 0,667 FIX Hệ số TQ Pearson -0,058 0,012 -0,001 0,077 -0,226** 1,000 1,14 Sig. (2- tailed) 0,340 0,847 0,984 0,199 0,000 AUDIT Hệ số TQ Pearson 0,531** 0,353** -0,067 0,069 -0,006 0,028 1,000 1,39 Sig. (2- tailed) 0,000 0,000 0,267 0,253 0,918 0,649 OWNP Hệ số TQ Pearson 0,128* -0,213** -0,150* 0,083 0,270** 0,082 -0,174** 1,000 1,33 Sig. (2- tailed) 0,033 0,000 0,012 0,171 0,000 0,172 0,004 CONC Hệ số TQ Pearson 0,257** -0,038 -0,025 0,058 0,254** -0,052 0,121* 0,283** 1,000 1,24 Sig. (2- tailed) 0,000 0,528 0,682 0,339 0,000 0,391 0,044 0,000 BEXC Hệ số TQ Pearson 0,062 -0,040 -0,132* 0,144* 0,008 -0,041 0,181** 0,072 0,225** 1,000 1,35 Sig. (2- tailed) 0,303 0,504 0,028 0,017 0,898 0,501 0,003 0,231 0,000 CEO Hệ số TQ Pearson 0,052 0,212** 0,004 -0,052 -0,088 0,021 0,039 -0,255** -0,120* -0,414** 1,000 1,37 Sig. (2- tailed) 0,390 0,000 0,948 0,391 0,143 0,724 0,517 0,000 0,045 0,000 FORES Hệ số TQ Pearson 0,323** 0,324** -0,168** 0,170** 0,003 0,165** 0,403** -0,032 0,137* 0,033 0,154* 1,39 Sig. (2- tailed) 0,000 0,000 0,005 0,005 0,957 0,006 0,000 0,596 0,023 0,580 0,010 **. Tương quan với mức ý nghĩa 0,01. *. Tương quan với mức ý nghĩa 0,05 N: 276 (Nguồn: Tác giả tự tính toán) 18 3.1.4. Ứớc lượng mô hình và kiểm định các giả thuyết a. Ước lượng mô hình Bảng 3.7. Kết quả hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin Biến Mô hình REM Mô hình FEM Mô hình Pooled OLS Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa FSIZE_LN 0,0679 0,1370 0,0433 0,6880 0,0604 *0,0430 LEV 0,0016 0,9270 0,0293 0,1570 -0,0294 .0,0590 PROL 0,4940 .0,0910 0,5366 0,1020 0,7420 *0,0240 EASSET 0,1738 ***0,000 0 0,1462 .0,0540 0,1840 ***0,0000 FIX -0,2200 0,4140 -0,3857 0,2730 -0,2152 0,3540 AUDIT 0,6292 ***0,000 0 0,3305 *0,0190 0,7717 ***0,0000 OWNP 0,5157 .0,0660 3,4728 0,3000 0,4328 *0,0130 CONC 0,1750 0,4130 -0,0330 0,8980 0,3760 .0,0560 FORES 0,2133 0,5510 -0,6822 0,2420 0,2214 0,4070 BEXC -0,1749 0,5100 -0,2975 0,3800 -0,3001 0,1900 CEO 0,0580 0,5300 0,0010 0,9930 0,0754 0,3530 _CONS 1,8299 0,0060 2,0475 0,2250 1,8760 0,0000 Số quan sát 276 276 276 Hệ số xác định (R2) 0,4510 0,0637 0,4729 Thống kê F 79,50 1,66 21,53 Prob 0,0000 0,0861 0,0000 Ghi chú: ‘***’: có ý nghĩa thống kê ở mức 0.001; ‘**’: có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01; ‘*’ : có ý nghĩa thống kê ở mức 0.05; ‘.’: có ý nghĩa thống kê ở mức 0.1 (Nguồn: Tác giả tự tính toán) Để lựa chọn mô hình thích hợp cho nghiên cứu, luận văn sử dụng thủ tục kiểm định Breusch Pagan Lagrange để so sánh giữa mô hình 19 REM và Pooled OLS. Kết quả kiểm định Breusch Pagan Lagrange cho thấy mô hình REM là mô hình phù hợp hơn so với mô hình Pooled OLS trong giải thích biến phụ thuộc. Với mô hình REM được lựa chọn, luận văn tiếp tục kiểm định các khuyết tật của mô hình như sau: + Kết quả kiểm định cho thấy thống kê F(1,68) = 1,377 với Prob>F = 0,2447 > 5%. Kết quả này hàm ý rằng mô hình nghiên cứu không có hiện tượng tự tương quan. + Kết quả kiểm định Breusch - Pagan cho thấy thống kê khi bình phương2(1) = 14,3 với Prob >2 = 0,0002 < 5%. Kết quả này hàm ý rằng mô hình nghiên cứu có hiện tượng phương sai thay đổi. Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, phương pháp ước lượng với tham số robust trong STATA được áp dụng. Kết quả thể hiện ở Bảng 3.8 như sau (chi tiết xem phụ lục 9): Bảng 3.8. Kết quả hồi quy mô hình REM (Sau khi khắc phục phương sai thay đổi) Mô hình REM Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa FSIZE_LN 0,0679 .0,0820 LEV 0,0016 0,9160 PROL 0,4940 *0,0400 EASSET 0,1738 ***0,0030 FIX -0,2200 0,3790 AUDIT 0,6292 ***0,0000 OWNP 0,5157 .0,0650 CONC 0,1750 0,3830 FORES 0,2133 0,5560 BEXC -0,1749 0,5560 CEO 0,0580 0,5360 _CONS 1,8299 0,0040 Số quan sát 276 20 Mô hình REM Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa Hệ số xác định (R2) 0,4510 Thống kê F 63,18 Prob 0,0000 Ghi chú: ‘***’: có ý nghĩa thống kê ở mức 0.001; ‘**’: có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01; ‘*’ : có ý nghĩa thống kê ở mức 0.05; ‘.’: có ý nghĩa thống kê ở mức 0.1 (Nguồn: Tác giả tự tính toán) Như vậy, trong phần thảo luận kết quả nghiên cứu đối với các DNNY ngành hàng tiêu dùng sau đây, luận văn sẽ dựa trên mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) với sự kiểm soát ảnh hưởng của phương sai thay đổi. Theo mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), kết quả hồi quy có thể viết lại như sau: TRANS𝑖𝑡 = 1,8299 + 0,0679 ∗ FSIZE𝑖𝑡 + 0,494 ∗ PROL𝑖𝑡 +0,1738 ∗ EASSET𝑖𝑡 + 0,6292 * AUDIT𝑖𝑡+ 0,5157*OWNP𝑖𝑡 Dựa vào kết quả hồi quy theo mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) cho thấy: - Hệ số hồi quy của biến quy mô doanh nghiệp (FSIZE) là 0,0679 và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Biến quy mô doanh nghiệp có quan hệ thuận chiều đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niên yết trên TTCK Việt Nam. - Biến mức sinh lời (PROL) có tương quan thuận chiều đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC với hệ số hồi quy là 0,494 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này cho thấy rằng, doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt nam có mức sinh lời cao sẵn sàng minh bạch thông tin trên BCTC hơn các doanh nghiệp có mức sinh lời thấp. 21 - Tương tự như biến mức sinh lời, biến hiệu suất sử dụng tài sản (EASSET) cũng có tương quan thuận chiều đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niên yết trên TTCK Việt Nam với hệ số hồi quy là 0,1738 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. - Biến chủ thể kiểm toán (AUDIT) có hệ số hồi quy là 0,6292 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số này cho thấy, khi các nhân tố khác không đổi, các DNNY lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán thuộc big 4 có mức độ minh bạch thông tin trên BCTC trung bình cao hơn 0,6292 các DNNY lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán không thuộc big 4. - Kết quả ước lượng còn cho thấy, biến sở hữu cổ đông nhà nước có hệ hồi quy là 0,5157 và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Hệ số này cho thấy nhân tố sở hữu cổ đông nhà nước có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng. - Các biến: đòn bẩy tài chính (LEV), tài sản đảm bảo (FIX), sở hữu tập trung (CONC), sở hữu nước ngoài (FORES), cơ cấu HĐQT (BEXC) và kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc (CEO) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy. 3.2. CÁC HÀM Ý VÀ ĐỀ XUẤT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.2.1. Một số hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu (1) Đối với nhân tố Quy mô doanh nghiệp: kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng doanh nghiệp có quy mô lớn có xu hướng minh bạch thông tin trên BCTC hơn các doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp lớn có nhiều nguồn lực hơn để công bố thông tin ra bên ngoài hơn. Bởi vậy, để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư bên ngoài thì cơ quan quản lý nhà nước và các công ty kiểm toán cần lưu ý đến những 22 DNNY có quy mô nhỏ, các doanh nghiệp này có mức độ minh bạch thấp hơn doanh nghiệp lớn. (2) Đối với nhân tố mức sinh lời: kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các DNNY có mức sinh lời cao thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC cao hơn các các công ty có mức sinh lời thấp. Do đó, đối với nhà đầu tư cần phải thận trọng và có những đánh giá toàn diện hơn khi cân nhắc đầu tư vào các DNNY có mức sinh lời thấp. (3) Đối với nhân tố chủ thể kiểm toán: nghiên cứu cho thấy mức độ uy tín của doanh nghiệp kiểm toán có ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC. Các DNNY được kiểm toán bởi big 4 thì mức độ minh bạch thông tin cao hơn các DNNY được kiểm toán bởi các doanh nghiệp kiểm toán khác (non big 4). Điều này cho thấy, để gia tăng mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp thì cần cải thiện uy tín của các doanh nghiệp kiểm toán thông qua tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập. (4) Đối với nhân tố sở hữu cổ đông nhà nước: kết quả nghiên cứu cho thấy các DNNY có mức sở hữu cổ đông nhà nước cao thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC cao hơn các DNNY có mức sở hữu nhà nước thấp. Điều này cho thấy rằng, các doanh nghiệp không có hoặc mức sở hữu của nhà nước thấp thì việc kiểm soát của nhà nước thường không chặt chẽ, từ đó doanh nghiệp ít chịu áp lực phải minh bạch thông tin. 3.2.2. Một số đề xuất nhằm tăng cường tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY a. Đối với cơ quan quản lý nhà nước b. Đối với doanh nghiệp kiểm toán và hội nghề nghiệp kiểm toán - Đối với doanh nghiệp kiểm toán - Đối với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam c. Đối với nhà đầu tư 23 d. Đối với DNNY ngành hàng tiêu dùng - Tăng cường trách nhiệm của các DNNY trong việc gia tăng mức độ minh bạch thông tin trên BCTC. - Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng trong việc tìm kiếm thông tin về DNNY KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN Với phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng, luận văn đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY ngành hàng tiêu dùng. Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) đã được sử dụng. Kiểm định Breusch Pagan Lagrange cũng được thực hiện để kiểm tra và lựa chọn mô hình thích hợp cho nghiên cứu này. Kiểm định đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi cũng được thực hiện. Kết quả kiểm định cho thấy, mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) là mô hình phù hợp cho nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu với mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) đã phát hiện tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam phụ thuộc vào quy mô (FSIZE), mức sinh lời (PROL), hiệu suất sử dụng tài sản (EASSET), chủ thể kiểm toán (AUDIT) và sở hữu cổ đông nhà nước (OWNP). Từ các kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số gợi ý trong việc ban hành các chính sách nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu của luận văn đã đáp ứng mục tiêu tác giả đề ra. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của luận văn vẫn còn một số hạn chế sau đây: 24 Thứ nhất, thời gian nghiên cứu trong vòng 4 năm chưa thể hiện rõ xu hướng tác động của một số nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC. Thứ hai, mô hình có mức giải thích chưa cao. Điều này có thể do việc chỉ sử dụng các nhân tố thuộc về đặc điểm doanh nghiệp mà chưa xem xét đến sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô. Từ những kết quả đạt được và hạn chế nêu trên của luận văn, hướng nghiên cứu của các tác giả về sau bổ sung thêm các nhân tố vĩ mô vào mô hình để kiểm định. Bên cạnh đó, có thể tăng thêm thời gian nghiên cứu và quy mô lấy mẫu trong thời gian sau này khi có thêm nhiều doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. --------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfngo_xuan_ban_k32_kto_dn_tomtat_951_2086899.pdf
Luận văn liên quan