Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cao lãnh

Qua thống kê ta thấy hộvay có những thuân lợi và khó khăn khi vay vốn nhưsau: * Thuận lợi: Có 30 trong tổng 34 hộvay vốn cho rằng việc vay vốn đáp ứng kịp thời cho mùa vụchiếm 88,2%, 18 hộcho rằng việc vay vốn mởrộng được quy mô sản xuất chiếm 54,5%, 10 hộcho rằng việc vay vốn dựtrữ được nguồn nguyên liệu chiếm 30,3%. * Khó khăn: Có 18 hộcho rằng việc vay vốn gặp khó khăn nhất là vềthủ tục làm đơn chiếm 52,9%, 15 hộcho rằng khó khăn vềlãi suất vay cao chiếm 44,1%, 14 hộcho rằng khó khăn vềtài sản thếchấp chiếm 41,2%, 7 hộcho rằng thời hạn vay còn ngắn chiếm 20,6%, 9 hộcho rằng sốtiền vay còn ít chiếm 25,6%. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho nông hộtheo em Ngân hàng nên thực hiện những giải pháp sau: - Giải quyết nhanh chóng tiền vay cho khách hàng đến vay vốn đểhọ đáp ứng kịp thời cho mùa vụ, cho nhu cầu sản xuất. Tránh hiện tượng phải mất quá nhiều thời gian của khách hàng đến vay. - Cho vay ngắn hạn dùng cho chi phí sản xuất, thời hạn cho vay theo chu kỳsản xuất, đối với chu kỳsản xuất ngắn có thểáp dụng thời gian cho vay lưu vụ. - Cho vay trung hạn đểtrồng mới, nuôi đại gia súc, nuôi gia cầm giống, cá giống, đổi mới công nghệsản xuất.

pdf92 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2501 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cao lãnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của nông hộ. Ngoài ra có một số trường hợp do điều kiện thời tiết nên mùa màng thất bát không có khả năng trả nợ đúng hạn nhưng cũng được sự giúp đỡ động viên của cán bộ tín dụng làm công tác tư tưởng cho hộ trả tất nợ và được làm thủ tục vay lại nên hộ đã tranh thủ để trả không để chuyển thành nợ xấu. Mặc dù vậy vẫn còn một vài hộ không có khả năng trả nợ phải chuyển thành nợ xấu và phải nhờ đến cơ quan pháp luật. 4.4.2 Phân tích tình hình dư nợ theo từng địa bàn Việc đi sâu vào nghiên cứu dư nợ tín dụng cũng sẽ giúp chúng ta hình dung được hiệu quả hoạt động tại NHNN & PTNT huyện Cao Lãnh. Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán, mà đến thời điểm thanh toán mà khách hàng chưa có khả năng trả do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó. Dư nợ bao gồm nợ quá hạn, nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả quy mô hoạt động của chi nhánh. Nó cho biết tình hình cho vay thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu bao nhiêu nữa từ khách hàng vay vốn. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 38 Bảng 13: DƯ NỢ THEO ĐỊA BÀN Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Địa bàn 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % TT mỹ thọ 8.225 12.301 13.852 4.076 49,6 1.551 12,6 Bình thạnh 16.023 19.856 21.552 3.833 23,9 1.696 8,5 Mỹ hiệp 13.560 17.250 18.225 3.690 27,2 975 5,7 Bình tây 12.058 13.610 14.585 1.552 12,9 975 7,2 Bình hàng trung 10.546 11.561 15.452 1.015 9,6 3.891 33,7 Mỹ xương 14.205 16.412 17.620 2.207 15,5 1.208 7,4 Mỹ hội 13.552 15.055 19.500 1.503 11,1 4.445 29,5 Mỹ long 10.834 9.300 13.810 -1.534 -14,2 4.510 48,5 An bình 8.370 11.055 15.205 2.685 32,1 4.150 37,5 Nhị mỹ 12.321 9.268 14.255 -3.053 7,8 4.987 53,8 Mỹ thọ 8.095 10.859 11.551 2.764 34,1 692 6,4 Tân hội trung 7.304 9.287 14.575 1.983 27,1 5.288 56,9 Phòng giao dịch 38.101 51.582 58.550 13.481 35,4 6.968 13,5 Tổng cộng 173.194 207.396 248.732 34.202 19,7 41.336 19,9 Nguồn: Phòng Tín dụng Nhìn chung ta thấy tình hình dư nợ của Ngân hàng tăng qua các năm như sau: năm 2005 là173.194 triệu đồng, năm 2006 là 207.396 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 34.202 triệu đồng hay chiếm19,7%, năm 2007 là 248.737 triệu đồng tăng 41.336 triệu đồng so với năm 2006 hay chiếm 19,9% cụ thể dư nợ tăng mạnh bởi một số xã như sau: * Thị trấn Mỹ Thọ: Dư nợ năm 2005 là 8.225 triệu đồng, năm 2006 là 12.301 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 4.076 triệu đồng hay chiếm 49,6%, năm 2007 là 13.852 triệu đồng tăng 1.551 triệu đồng so với năm 2006 hay chiếm 12,6%. Thị trấn là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cũng Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 39 góp phần làm tăng dư nợ của thị trấn lên. Bên cạnh đó, việc mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh để có thể hoà nhập vào sự phát triển nền kinh tế đất nước cũng như làm cho thu nhập gia đình tăng lên để phục vụ cuộc sống trong nền kinh tế thị trường này. * Xã Bình Thạnh: cũng như đã nói ở trên Bình Thạnh là vùng đất cồn luôn được phù sa bồi đắp, được bao quanh bởi sông, rạch . Vì vậy, cây trái luôn tươi tốt và tận dụng mặt sông để nuôi cá điêu hồng bè và nuôi cá tra ở bãi đất bồi. Mấy năm gần đây giá cá luôn tăng mạnh cho nên người dân nơi đây đã mạnh dạn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản, không những làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng mà còn tăng thu nhập cho người dân nơi đây rất nhiều. Dễ thấy là có rất nhiều nhà tường mọc lên, nhà cửa có đầy đủ tiện nghi hơn để làm được điều đó thì cần phải có rất nhiều vốn, với nguồn vốn tự có của gia đình không đủ cho chi phí nên cần phải có sự hỗ trợ của Ngân hàng vì vậy đã làm tăng dư nợ của xã lên hàng năm. Cụ thể là năm 2005 là 16.023 triệu đồng, năm 2006 là 19.856 triệu đồng tăng 3.833 triệu đồng hay chiếm 23,9% so với năm 2005, năm 2007 là 21.552 triệu đồng tăng 1.696 triệu đồng hay chiếm 8,5% so với năm 2006. * Xã Tân Hội Trung: dư nợ của xã Tân Hội Trung tăng một cách đáng kể qua các năm như năm 2005 là 7.304 triệu đồng, năm 2006 là 9.287 triệu đồng tăng 1.983 triệu đồng với năm 2005 hay chiếm 27,1%, năm 2007 là 14.575 triệu đồng tăng 5.288 triệu đồng so với năm 2006 hay chiếm 56,9%. * Các xã còn lại doanh số dư nợ cũng tăng liên tục qua các năm là do đặc điểm kinh tế của vùng, của nông hộ muốn chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa các đối tượng sản xuất hoặc để đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống, luân phiên đồng vốn để canh tác. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 40 4.4.3 Phân tích nợ xấu theo từng địa bàn Bảng 14: NỢ XẤU THEO ĐỊA BÀN Đvt: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Địa bàn 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % TT mỹ thọ 0 75 0 75 0,0 -75 -100,0 Bình thạnh 78 119 54 41 52,6 -65 -54,6 Mỹ hiệp 22 152 43 130 590,9 -109 -71,7 Bình tây 43 99 55 56 130,2 -44 -44,4 Bình hàng trung 105 97 0 -8 -7,6 -97 -100,0 Mỹ xương 75 158 9 83 110,7 -149 -94,3 Mỹ hội 14 182 12 168 1200,0 -170 -93,5 Mỹ long 63 62 0 -1 -1,6 -62 -100,0 An bình 0 37 39 37 0,0 2 5,4 Nhị mỹ 133 164 3 31 7,8 -161 -98,2 Mỹ thọ 97 68 25 -29 -29,9 -43 -63,2 Tân hội trung 8 0 2 -8 -100,0 2 0,0 Phòng giao dịch 285 135 319 -150 -52,6 184 136,3 Tổng cộng 923 1.348 561 425 46,0 -787 -58,4 Nguồn: phòng Tín dụng Qua bảng cho thấy nợ xấu của Ngân hàng năm 2005 là 923 triệu đồng, năm 2006 là 1.348 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 425 triệu đồng hay chiếm 46% nhưng đến năm 2007 lại giảm một cách đáng kể so với năm 2006 là 787 triệu đồng hay giảm 58%. Điều này cho thấy hoạt động của Ngân hàng năm 2007 có hiệu quả hơn năm 2006, vì tỷ lệ nợ xấu giảm dần, theo nguồn thông tin từ cán bộ tín dụng cho biết là do gia đình của nông hộ làm ăn thua lỗ, mùa màng thất bát nên khả năng trả nợ bị suy giảm dẫn đến nợ quá hạn. Qua đó cán bộ tín dụng sẽ đến đôn đốc hộ trả nợ và điều tra thực tế về hộ nếu gia đình mất hoàn toàn khả năng trả nợ thì Ngân hàng buộc phải nhờ đến pháp luật để giải quyết có thể sẽ Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 41 phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Nếu gia đình thật sự gia đình làm ăn thua lỗ, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn lại không có tài sản để phát mãi thu hồi nợ thì Ngân hàng buộc hộ phải cam kết trả hết số nợ gốc sẽ được giảm số nợ lãi quá hạn mà gia đình phải gánh. 4.4.4 Đánh giá hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông nghiệp huyện Cao Lãnh Trong những năm qua NHNN & PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh đã không ngừng đổi mới các hình thức hoạt động, cùng với việc mở rộng tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, Ngân hàng đã nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tạo điều kiện nâng cao sự cạnh tranh của mình trên địa bàn. Để phản ánh mức độ hoạt động và qui mô của Ngân hàng thì cần phải đánh giá và xem xét thông qua các chỉ tiêu tài chính. Để biết mức độ hoạt động của Ngân hàng ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 15: HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NHNN & PTNT HUYỆN CAO LÃNH NĂM 2005-2007 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Vốn huy động Triệu đồng 50.367 64.346 67.729 Doanh số cho vay Triệu đồng 244.010 282.094 305.000 Doanh số thu nợ Triệu đồng 231.137 248.558 264.605 Dư nợ cho vay Triệu đồng 173.194 207.396 248.732 Nợ xấu Triệu đồng 923 1.348 561 Dư nợ bình quân Triệu đồng 173.194 190.295 228.064 Hệ số thu nợ % 94,7 88,1 86,8 DSCV/ VHĐ Lần 4,8 4,4 4,5 DNCV/ VHĐ Lần 3,4 3,2 3,7 Vòng quay tín dụng Vòng 1,3 1,3 1,2 Nợ xấu / tổng dư nợ % 0,5 0,6 0,2 Nguồn: tính toán số liệu trên Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 42 Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng có hiệu quả hay không ta phân tích 5 tiêu chí sau: * Hệ số thu nợ: chỉ tiêu này đánh giá hoạt động tín dụng trong việc thu hồi nợ. Qua bảng cho thấy hệ số thu nợ tại NHNN & PTNT huyện Cao Lãnh luôn có hệ số thu nợ cao được thể hiện qua các năm, năm 2005 là 94,7%, năm 2006 là 88,1% giảm 6,6% và năm 2007 là 86,8%. Mặc dù hệ số thu nợ có giảm qua các năm nhưng với hệ số này cho thấy hoạt động thu nợ của Ngân hàng rất có hiệu quả. Có được kết quả này một phần cũng là nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng đã cho vay đúng người, đúng đối tượng và làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, thường xuyên kiểm tra sau khi cho vay nên kết quả thu hồi nợ mới đạt kết quả như thế. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên- xã hội cũng có vai trò quyết định không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ. * Doanh số cho vay / vốn huy động: chỉ tiêu doanh số cho vay nông hộ trên vốn huy động cho biết quy mô mở rộng doanh số cho vay nông hộ của Ngân hàng. Nhìn chung thì tỷ số này không ổn định qua 3 năm, cụ thể năm 2005 là 4,8 lần, năm 2006 là 4,4 lần giảm xuống 0,4 lần nguyên nhân là do Ngân hàng hoạt động theo chỉ thi cấp trên là phải thu chi sao cho nguồn vốn cân đối, năm 2007 là 4,5 lần tăng 0,1 lần so với năm 2006. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã tận dụng được vốn nhàn rỗi tại địa phương một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động chỉ đáp ứng một phần nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho nông hộ tại địa phương, đa phần là nhờ vào nguồn vốn điều hoà từ Ngân hàng cấp trên. * Dư nợ / vốn huy động: chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư một đồng vốn huy động, nó giúp cho nhà quản trị phân tích đánh giá so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng và nguồn vốn huy động. Qua bảng cho thấy trong 3 năm tình hình huy động vốn của Ngân hàng còn thấp được thể hiện ở tỷ lệ tham gia vốn huy động vào dư nợ. Năm 2005 có dư nợ gấp 3,4 lần vốn huy động tham gia vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2006 là 3,2 lần vốn huy động tham gia, sang năm 2007 tình hình huy động vốn của Ngân hàng có dư nợ gấp 3,7 lần vốn huy động tham gia. Mặc dù Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 43 tốc độ vốn huy động có tăng nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng dư nợ, do nhu cầu vay vốn trên địa bàn hàng năm tăng lên rất nhiều, trong khi đó khả năng huy động vốn tại chỗ của Ngân hàng còn hạn chế. Do phải trả lãi suất cho vốn điều hoà cao làm tăng lãi suất đầu vào, làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Mặt khác có sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng hoạt động trên cùng địa bàn tăng lãi suất huy động vốn để thu hút khách hàng gởi tiền vào tổ chức mình, từ đó thị phần bị chi phối thu hẹp. Bên cạnh đó, đời sống dân cư còn nghèo, gặp nhiều khó khăn nên không có nhiều hộ gửi tiền vào Ngân hàng. Do đó, công tác huy động vốn của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc đầu tư vốn phục vụ cho phát triển kinh tế trên địa bàn, với khối lượng đầu tư lớn như vậy đã giúp cho các thành phần kinh tế, nhất là các hộ nộng dân . * Vòng quay vốn tín dụng: tỷ số này phản ánh khả năng thu hồi vốn nông hộ và xem xét việc sử dụng vốn tín dụng của nông hộ trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả hay không. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì tình hình thu nợ và sử dụng vốn có hiệu quả. Qua bảng ta thấy vòng quay vốn tín dụng gần như cố định qua các năm cụ thể năm 2005 và năm 2006 điều là 1,3 vòng đến năm 2007 là 1,2 vòng. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do trong năm 2007 nhu cầu vay vốn trung hạn của hộ nông dân tăng làm cho dư nợ bình quân cũng tăng theo nhưng việc thu nợ trong năm này chỉ tăng tương đối do việc phân kỳ trả nợ không phải trả trong một năm mà được trả trong 5 năm nên nó làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh. * Nợ xấu / tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Ta nhận thấy dư nợ của năm 2005 là 0,5% sang năm 2006 là 0,6% tăng 0,1% so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 tỷ lệ này giảm một cách đáng kể chỉ còn 0,2 %. Điều này chứng tỏ tỷ số này rất tốt so với quy định của Ngân hàng là 0,5%. Điều này khẳng định thêm công tác thu nợ của Ngân hàng cũng như khẳng định chất lượng của chi nhánh thông qua quá trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cho vay và sử dụng đồng vốn vay của nông hộ do cán bộ tín dụng có được mối quan hệ tốt về phía địa phương. Qua đó cho thấy Ngân hàng đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của nông dân Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 44 trong việc cung cấp, đáp ứng yêu cầu về vốn cho sản xuất, góp phần phát triển kinh tế địa phương. 4.4.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vay 4.4.5.1 Phân tích mối tương quan giữa các biến Bảng 17: MA TRẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN Biến Tổng diện tích Các mô hình sản xuất Tổng chi phí sản xuất Tổng thu nhập trong sản xuất Tổng nhu cầu Tổng vốn tự có Tổng lượng vốn Ngân hàng đáp ứng Tổng diện tích 1,00 Các mô hình sản xuất -0,06 1,00 Tổng chi phí sản xuất 0,01 -0,29 1,00 Tổng thu nhập 0,13 -0,33(*) 0,99 (**) 1,00 Tổng nhu cầu -0,02 -0,31 0,98 (**) 0,96 (**) 1,00 Tổng vốn tự có -0,004 -0,30 0,95 (**) 0,92 (**) 0,97 (**) 1,00 Tổng lượng vốn Ngân hàng đáp ứng 0,11 0,08 0,22 (**) 0,20 0,41 (*) 0,37 (*) 1,00 Nguồn: Xử lý số liệu mẫu Chú thích: ** Tương quan ở mức ý nghĩa 5% * Tương quan ở mức ý nghĩa 1% Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 45 Từ bảng ta thấy số liệu trong các ô Pearson correlation là các hệ số tương quan. - Hệ số tương quan giữa các biến tổng diện tích với các mô hình sản xuất là -0,06, tổng diện tích với tổng chi phí sản xuất là 0,01, tổng diện tích với tổng thu nhập là 0,13, tổng diện tích với tổng nhu cầu là -0,02, tổng diện tích với vốn tự có là -0,004, tổng diện tích với biến tổng lượng vốn đáp ứng của Ngân hàng là 0,11. Giá trị này cho thấy diện tích đất sản xuất không có mối tương quan với các biến khác. - Hệ số tương quan giữa các biến các mô hình sản xuất với tổng chi phí sản xuất là -0,29, các mô hình sản xuất với tổng thu nhập là -0,33, các mô hình sản xuất với tổng nhu cầu là -0,31, các mô hình sản xuất với tổng vốn tự có là - 0,30, các mô hình sản xuất với tổng lượng vốn đáp ứng của Ngân hàng là 0,08. Giá trị này cho thấy biến các mô hình sản xuất có sự tương quan với các biến tổng thu nhập (tương quan ở mức ý nghĩa 1%). - Hệ số tự tương quan giữa biến tổng chi phí sản xuất với tổng thu nhập là 0,99, tổng chi phí sản xuất với tổng nhu cầu là 0,98, tổng chi phí sản xuất với tổng vốn tự có là 0,95, tổng chi phí sản xuất với tổng lượng vốn đáp ứng của Ngân hàng là 0,22. Giá trị này cho thấy biến tổng chi phí trong sản xuất có sự tương quan với các biến tổng thu nhập, tổng nhu cầu, tổng vốn tự có (tương quan ở mức ý nghĩa 5%). - Hệ số tự tương quan giữa biến tổng thu nhập với tổng nhu cầu 0,96, tổng thu nhập với tổng vốn tự có 0,92, tổng thu nhập với tổng lượng vốn đáp ứng của Ngân hàng là 0,20. Giá trị này cho thấy biến tổng thu nhập có sự tương quan với biến tổng vốn tự có (tương quan ở mức ý nghĩa 5%). - Hệ số tương quan giữa biến tổng nhu cầu với tổng vốn tự có là 0,97, biến tổng vốn tự có với biến tổng lượng vốn đáp ứng của ngân hàng là 0,41. Giá trị này cho thấy biến tổng nhu cầu có sự tương quan với biến tổng vốn tự có và biến tổng lượng vốn (tương quan ở mức ý nghĩa 5%) và biến tổng nhu cầu có sự tương quan với biến tổng lượng vốn đáp ứng của Ngân hàng (tương quan ở mức ý nghĩa 1%). - Hệ số tương quan giữa biến tổng vốn tự có với biến tổng lượng vốn đáp ứng của Ngân hàng là 0,37. Giá trị này cho thấy biến vốn tự có sự tương quan Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 46 với biến biến tổng lượng vốn đáp ứng của Ngân hàng (tương quan ở mức ý nghĩa 1%). 4.4.5.2 Phân tích mô hình hồi quy Để phân tích rõ về hiệu quả sản xuất của mô hình chúng ta tìm hiểu cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn cần vay từ mô hình hồi quy nhằm mục đích biết được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vay của nông hộ. Mô hình ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vay của nông hộ được xác định chủ yếu dựa vào các yếu tố như: Diện tích (X1), Các mô hình sản xuất(X2), Tổng chi phí(X3), Tổng thu nhập (X4), Tổng nhu cầu (X5), Tổng vốn tự có (X6), lượng vốn đáp ứng của Ngân hàng (X7), Y là lượng vốn vay của hộ. Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vay thể hiện qua mô hình hồi quy sau: Bảng 18: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY Stt Chỉ tiêu Mô hình 1 Mô hình 2 1 Constant 18.030.633,08 11.283.234,24 2 Tổng diện tích -420,74 -239,50 3 Các mô hình sản xuất 2.079.499,77 -9.064.529,13(**) 4 Tổng chi phí sản xuất 1,12 (*) -0,38 5 Tổng thu nhập trong sản xuất 0,02 0,13 6 Tổng nhu cầu 0,06 1,16 (*) 7 Tổng vốn tự có -1,51 (**) -0,89 (*) 8 Lượng vốn đáp ứng của Ngân hàng - -0,46 9 R2 0,908 0,989 10 F 10,80 74,767 11 Sig 0,000 0,000 Chú thích: (*) ứng với mức ý nghĩa 1% (**) ứng với mức ý nghĩa 5% ¾ Giải thích mô hình 1 - Qua bảng cho thấy: Mô hình hồi quy cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với lượng vốn hộ xin vay Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 47 với hệ số xác định (R2) là 0,908 có nghĩa là sự biến động lượng vay vốn của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức 90,8%. - Căn cứ vào tỷ số F=10,80 và prob > F=0,000 ta có thể hoàn toàn bác bỏ giả thuyết H0 , chấp nhận giả thuyết H1và kết luận rằng mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tổng thể , mô hình có ý nghĩa với độ tin cậy 95%. Ngoài ra để xem lượng vốn vay và các biến độc lập trong mô hình có quan hệ tuyến tính hay không, ta xét đến giá trị kiểm định t về các hệ số hồi quy thể hiện trong hai cột cuối của bảng COEFFICIENTSa (Phụ lục), rõ ràng mức ý nghĩa quan sát được đối với hệ số độ dốc của lợi nhuận = 0,000 chứng tỏ rằng giả thuyết Ho: B = 0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy (95%), điều này đồng nghĩa với lượng vốn vay (phụ thuộc) và các biến độc lập đưa vào mô vào mô hình không có quan hệ tuyến tính. Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vay. Y=18.030.633,08 – 420,74 X1+2.079.499,76 X2+1,12X3+0,02X4+0,06 X5 -1,51 X6 - Hệ số của biến tổng diện tích mang dấu âm (-) cho thấy khi biến diện tích thay đổi 1 đơn vị thì lượng vay vốn của hộ sẽ thay đổi 420,74 đơn vị, nghĩa là khi diện tích của hộ tăng 1 ha có thì lượng vốn hộ vay giảm đi 420.740 đồng. P value = 0,266> 0,05 điều này cho thấy biến tổng diện tích không có ý nghĩa về mặt thống kê. - Hệ số của biến các mô hình sản xuất mang dấu dương (+) cho thấy khi biến các mô hình sản xuất thay đổi 1 đơn vị thì lượng vốn vay của hộ sẽ thay đổi 2.079.499,76 đơn vị, nghĩa là khi hộ vay thay đổi qua lại giữa các mô hình sản xuất sẽ làm cho lượng vốn vay của hộ tăng lên 2.079.499.760 đồng. P value = 0,85 > 0,05 điều này cho thấy các mô hình sản xuất không ý nghĩa về mặt thống kê. - Hệ số của biến tổng chi phí sản xuất mang dấu dương (+) cho thấy khi biến tổng chi phí sản xuất thay đổi 1 đơn vị thì lượng vốn vay sẽ thay đổi 1,12 đơn vị, nghĩa là khi chi phí sản xuất tăng lên 1 đồng thì lượng vốn vay của hộ sẽ tăng lên 1.120 đồng. P value = 0,00 < 0,05 điều này cho thấy biến tổng chi phí sản xuất có ý nghĩa về mặt thống kê (có ý nghĩa ở mức 1%) Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 48 - Hệ số của biến tổng thu nhập mang dấu dương (+) cho thấy khi mà biến tổng thu nhập thay đổi 1 đơn vị thì lượng vốn vay sẽ thay đổi 0,02 đơn vị, nghĩa là khi thu nhập hộ vay tăng lên 1 đồng thì lượng vốn vay của hộ sẽ tăng 20 đồng. P value = 0,53 > 0,05 điều này cho thấy biến tổng thu nhập trong sản xuất không có ý nghĩa về mặt thống kê. - Hệ số của biến tổng nhu cầu mang dấu dương (+) cho thấy khi nhu cầu về vốn thay đổi 1 đơn vị thì lượng vốn vay sẽ thay đổi 0,06 đơn vị, nghĩa là khi nhu cầu vốn của hộ tăng lên 1 đồng thì hộ sẽ vay lượng vốn nhiều hơn là 60 đồng. P value= 0,15> 0,05 điều này cho thấy biến tổng nhu cầu không có ý nghĩa về mặt thống kê. - Hệ số của biến tổng vốn tự có mang dấu âm (-) cho thấy khi biến tổng vốn tự có thay đổi 1 đơn vị thì lượng vốn vay sẽ thay đổi 1,51 đơn vị, nghĩa là khi nguồn vốn tự có tăng lên 1 đồng thì lượng vốn vay sẽ giảm đi 1.510 đồng. P value = 0,03< 0,05 điều này cho thấy biến tổng vốn tự có có ý nghĩa về mặt thống kê (có ý nghĩa ở mức 5%). - Hằng số (Constant) = 18.030.633,08 là giá trị của lượng vốn vay khi các biến khác bằng 0. ¾ Giải thích mô hình 2 Qua bảng cho thấy: Mô hình hồi quy cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với lượng vốn hộ xin vay với hệ số xác định (R2) là 0,989 có nghĩa là sự biến động lượng vay vốn của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức 98,9%. Căn cứ vào tỷ số F=74,767 và prob > F=0,000 ta có thể hoàn toàn bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 và kết luận rằng mô hìmh hồi quy tuyến tính phù hợp với tổng thể, mô hình có ý nghĩa với độ tin cậy 99%. Y = 11.283.234,243 – 239,50 X1 – 9.064.529,13 X2 – 0,38X3 +0,13X4 + 1,16 X5 – 0,89 X6 – 0,46 X7 - Hệ số của biến tổng diện tích mang dấu âm (-) cho thấy khi biến diện tích thay đổi 1 đơn vị thì lượng vốn vay của hộ sẽ thay đổi 239,50 đơn vị, nghĩa là khi diện tích của hộ tăng lên 1 ha thì số tiền hộ vay sẽ giảm 239.500 đồng. P value = 0,42 > 0,05 điều này cho thấy biến tổng diện tích không có ý nghĩa về mặt thống kê. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 49 - Hệ số của biến các mô hình sản xuất mang dấu âm (-) cho thấy khi biến các mô hình sản xuất thay đổi 1 đơn vị thì lượng vốn vay của hộ sẽ thay đổi 9.064.529,13 đơn vị, nghĩa là khi hộ vay thay đổi các mô hình sản xuất có thể sẽ làm cho lượng vốn vay của họ giảm xuống 9.064.529.130 đồng. P value =0,05 điều này cho thấy biến các mô hình sản xuất có ý nghĩa về mặt thống kê (có ý nghĩa ở mức 5%). - Hệ số của biến tổng chi phí sản xuất mang dấu âm (-) cho thấy khi biến chi phí sản xuất thay đổi 1 đơn vị thì lượng vốn vay sẽ thay đổi 0,38 đơn vị, nghĩa là khi chi phí sản xuất tăng lên 1 đồng thì lượng vốn vay sẽ giảm đi 380 đồng. P value = 0,21 > 0,05 điều này cho thấy biến tổng chi phí sản xuất không có ý nghĩa về mặt thống kê - Hệ số của biến tổng thu nhập mang dấu dương (+) cho thấy khi mà biến tổng thu nhập thay đổi 1 đơn vị thì lượng vốn vay sẽ thay đổi 0,13 đơn vị, nghĩa là khi thu nhập họ tăng lên 1 đồng thì hộ sẽ vay một lượng vốn nhiều hơn là 130 đồng. Vì vậy, họ sẽ vay lượng vốn nhiều hơn. P value = 0,41 > 0,05 điều này cho thấy biến tổng thu nhập trong sản xuất không có ý nghĩa về mặt thống kê. - Hệ số của biến tổng nhu cầu mang dấu dương (+) cho thấy khi nhu cầu về vốn thay đổi 1 đơn vị thì lượng vốn vay sẽ thay đổi 1,16 đơn vị, nghĩa là khi nhu cầu vốn của hộ tăng lên 1 đơn vị thì hộ sẽ vay lượng vốn nhiều hơn là 1.160 đồng. P value =0,00 < 0,05 điều này cho thấy biến tổng nhu cầu có ý nghĩa về mặt thống kê (có ý nghĩa ở mức 1%). - Hệ số của biến tổng vốn tự có mang dấu âm (-) cho thấy khi biến tổng vốn tự có thay đổi 1 đơn vị thì lượng vốn vay sẽ thay đổi 0,89 đơn vị, nghĩa là khi nguồn vốn tự có tăng lên thì lượng vốn vay sẽ giảm 890 đồng. Pvalue = 0,00< 0,05 điều này cho thấy biến tổng vốn tự có có ý nghĩa về mặt thống kê (có ý nghĩa ở mức 1%). - Hệ số của biến tổng lượng vốn đáp ứng của Ngân hàng được đưa vào mô hình hồi quy cho thấy khi biến tổng lượng vốn đáp ứng của Ngân hàng thay đổi 1 đơn vị thì lượng vốn vay sẽ giảm 0,46 đơn vị. Điều này cũng có nghĩa là lượng vốn đáp ứng của Ngân hàng tăng 1 đồng thì hộ vay sẽ vay tăng thêm 460 đồng. Biến này đưa vào mô hình không có ý nghĩa về mặt thống kê vì P value =0,22> 0,05. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 50 - Hằng số (Constant) = 11.283.234,24 là giá trị của lượng vốn vay khi các biến khác bằng 0. * Qua bảng phân tích và mô hình hồi quy qua 2 năm 2006-2007 ta thấy các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vay chủ yếu là tổng chi phí, tổng vốn tự có, tổng nhu cầu. Điều đó chứng tỏ rằng khi diện tích tăng hay giảm, mô sản xuất thay đổi hay không, thu nhập có tăng hay giảm thì cũng không có ảnh hưởng gì đến lượng vay. - Hiện nay do sự biến động của giá cả hàng hóa làm cho chi phí sản xuất, chi tiêu cho gia đình cũng tăng lên đáng kể điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến lượng vốn vay của gia đình. - Khi thu nhập tăng, chi phí sản xuất cũng tăng điều đó dẫn đến nguồn vốn tự có giảm vì vậy nhu cầu vay vốn cũng phụ thuộc vào nguồn vốn tự có. 4.4.6 Kiểm định các giả thuyết trong mô hình hồi quy ¾ Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình ( Phân tích phương sai) * Mô hình 1 Dựa vào bảng phân tích phương sai ANOVA của SPSS ta thấy giá trị F =10,8 thể hiện ở cột áp chót của bảng (Phụ lục) tương ứng với mức ý nghĩa quan sát được là 0,000 ở cột cuối cùng của bảng. Ta an toàn bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể. * Mô hình 2 Dựa vào bảng phân tích phương sai ANOVA của SPSS ta thấy giá trị F =74,767 thể hiện ở cột áp chót của bảng (Phụ lục) tương ứng với mức ý nghĩa quan sát được là 0,000 ở cột cuối cùng của bảng. Ta an toàn bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể. ¾ Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy Giả thuyết dùng để kiểm định giả thuyết này là H0: β1 = β2 =…= β7 =0. Ta kỳ vọng giả thuyết này giả thuyết này sẽ bị bác bỏ vì nếu β1 = β2 =…= β7 =0 nghĩa là Y độc lập với từng biến X hay các biến X chẳng có ảnh hưởng gì đến Y. * Mô hình 1 Các giá trị mức thống kê t và mức ý nghĩa hai phía quan sát được của kiểm định t đối với giả thuyết về các hệ số hồi quy thể hiện trong hai cột cuối Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 51 cùng của bảng COEFFICIENTS (phụ lục). Ta thấy mức ý nghĩa quan sát được đối với hệ số độ dốc của tổng chi phí sản xuất = 0,000, hệ số độ dốc của tổng vốn tự có= 0,03, chứng tỏ rằng giả thuyết H0 : β1 = β2 =…= β6 =0 bị bác bỏ với độ tin cậy 95%. Giả thuyết H0 bị bác bỏ cũng đồng nghĩa với giả thuyết là lượng vốn vay và các biến trong mô hình có quan hệ tuyến tính. * Mô hình 2 Các giá trị mức thống kê t và mức ý nghĩa hai phía quan sát được của kiểm định t đối với giả thuyết về các hệ số hồi quy thể hiện trong hai cột cuối cùng của bảng COEFFICIENTS (phụ lục). Ta thấy mức ý nghĩa quan sát được đối với hệ số độ dốc của biến các mô hình sản xuất = 0,05, tổng nhu cầu = 0,000, hệ số độ dốc của tổng vốn tự có = 0,00, chứng tỏ rằng giả thuyết H0: β1 = β2 =…= β6 =0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 95%. Giả thuyết H0 bị bác bỏ cũng đồng nghĩa với giả thuyết là lượng vốn vay và các biến trong mô hình có quan hệ tuyến tính. ¾ kiểm định phân phối chuẩn phần dư của mô hình Qua hình 6 và hình 7(Phụ lục 2)cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được chồng lên biểu đồ tần số. Phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn vì độ lệch chuẩn của mô hình 1(Std.Dev. =0,905) và độ lệch chuẩn của mô hình 2 (Std.Dev.v =0,894) tức là gần bằng 1. Do đó có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm tức là bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 là mô hình có phân phối chuẩn D kết luận: Qua phân tích trên ta thấy các biến trong mô hình có mối tương quan rất chặt chẽ giữa các biến. Cụ thể là các biến tổng chi phí, tổng thu nhập, tổng nhu cầu, tổng vốn tự có và lượng vốn ngân hàng đáp ứng vay. Tuy nhiên chỉ có bốn biến trong mô hình hồi quy ước lượng có ý nghĩa về mặt thống kê đó là chi phí sản xuất, các mô hình sản xuất, nhu cầu vốn và vốn tự có. Điều này cho thấy mặc dù thu nhập cao nhưng chi tiêu cho gia đình cũng cao dẫn đến người dân vẫn vay vốn để phục vụ sản xuất hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Qua phân tích mô hình hồi quy ta thấy : * Mô hình 1 Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 52 9 Diện tích canh tác có tương quan nghịch với lượng vốn vay, khi diện tích canh tác tăng thì lượng vốn vay giảm. Điều này trái với giả thuyết 1 là khi diện tích đất canh tác tăng thì lượng vốn vay tăng. 9 Các mô hình sản xuất có tương quan thuận với lượng vốn vay, khi các mô hình sản xuất thay đổi thì lượng vốn vay sẽ tăng. Điều này cùng nghĩa với giả thuyết 2 là mô hình sản xuất thay đổi thì lượng vốn vay tăng. 9 Tổng chi phí sản xuất có tương quan thuận với lượng vốn hộ xin vay, khi tổng chi phí sản xuất tăng thì lượng vốn vay sẽ tăng. Điều này cùng nghĩa với với giả thuyết 3 là khi chi phí sản xuất tăng thì lượng vốn vay sẽ tăng. 9 Tổng thu nhập có ự tương quan thuận với lượng vốn vay, khi thu nhập tăng lên thì lượng vốn vay tăng lên. Điều này hoàn toàn trái ngược với giả thuyết 4 là khi thu nhập tăng thì lượng vốn vay sẽ giảm. 9 Tổng nhu cầu có sự tương quan thuận với lượng vốn vay, khi nhu cầu tăng lên thì lượng vốn vay sẽ tăng. Điều này đồng nghĩa với giả thuyết 5 là khi nhu cầu tăng thì lượng vốn vay sẽ tăng. 9 Tổng vốn tự có có sự tương quan thuận với lượng vốn vay, khi vốn tự có tăng thì lượng vay sẽ tăng điều này trái với giả thuyết 6 là khi vốn tự có tăng thì lượng vay sẽ giảm. Theo kết quả mô hình hồi quy 1 thì chấp nhận giả thuyết 2,3,5 và bác bỏ giả thuyết 1,4,6. * Mô hình 2 9 Diện tích canh tác có tương quan nghịch với lượng vốn vay, khi diện tích canh tác tăng thì lượng vốn vay giảm. Điều này trái với giả thuyết 1 là khi diện tích đất canh tác tăng thì lượng vốn vay tăng. 9 Các mô hình sản xuất có tương quan nghịch với lượng vốn vay, khi các mô hình sản xuất thay đổi thì lượng vốn vay sẽ giảm. Điều này hoàn toàn trái ngược với giả thuyết 2 là mô hình sản xuất thay đổi thì lượng vốn vay tăng. 9 Tổng chi phí sản xuất có tương quan nghịch với lượng vốn hộ xin vay, khi tổng chi phí sản xuất tăng thì lượng vốn vay sẽ giảm. Điều này trái nghĩa với với giả thuyết 3 là khi chi phí sản xuất tăng thì lượng vốn vay sẽ tăng. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 53 9 Tổng thu nhập có sự tương quan thuận với lượng vốn vay, khi thu nhập tăng lên thì lượng vốn vay tăng lên. Điều này hoàn toàn trái ngược với giả thuyết 4 là khi thu nhập tăng thì lượng vốn vay sẽ giảm. 9 Tổng nhu cầu có sự tương quan thuận với lượng vốn vay, khi nhu cầu tăng lên thì lượng vốn vay sẽ tăng. Điều này đồng nghĩa với giả thuyết 5 là khi nhu cầu tăng thì lượng vốn vay sẽ tăng. 9 Tổng vốn tự có có sự tương quan thuận với lượng vốn vay, khi vốn tự có tăng thì lượng vay sẽ tăng điều này trái với giả thuyết 6 là khi vốn tự có tăng thì lượng vay sẽ giảm. 9 Lượng vốn đáp ứng của Ngân hàng tương quan nghịch với lượng vốn vay, khi lượng vốn đáp ứng của Ngân hàng giảm thì hộ sẽ đi vay nhiều hơn. điều này đồng nghĩa với giả thuyết 7. Theo kết quả mô hình hồi quy 2 thì chấp nhận giả thuyết 5,7 và bác bỏ giả thuyết 1,2,3,4,6. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 54 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 5.1 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 5.1.1 Điểm mạnh - Chi nhánh NHNN & PTNT huyện Cao Lãnh nằm ở vị trí trung tâm thuận lợi cho các xã trong huyện, lại có một phòng giao dịch dùng để phục vụ cho các xã vùng xa. Vì vậy đã tạo điều kiện cho Ngân hàng cũng như cán bộ tín dụng trong công tác huy động vốn, thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi trong khu vực đông đúc dân cư này. - Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm với nhiều năm công tác tại Ngân hàng, có nghiệp vụ chuyên môn và nhiệt tình năng động trong công việc như phục vụ khách hàng, kiểm tra đôn đốc khi đến hạn trả tiền, thường xuyên đi vận động nông hộ cụ thể là doanh số huy động vốn cũng tăng, doanh số cho vay cũng tăng, dư nợ tăng, tình hình thu nợ cũng đạt kết quả tốt và nợ xấu lại giảm đáng kể. - Người dân huyện Cao Lãnh sống chủ yếu bằng nghề nông, nên nhu cầu vay vốn cho sản xuất và tái sản xuất là rất cần thiết trong việc quay vòng đồng vốn để sản xuất nông nghiệp. - Ngân hàng hoạt động lâu và có hiệu quả, tạo được niềm tin với khách hàng,vì phương châm của Ngân hàng là hết lòng phục vụ cho mọi đối tượng sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây lại thường xảy ra dịch bệnh trên gia cầm và heo, vàng lùn xoắn lá trên cây lúa làm cho hộ nuôi phải mất cả vốn lẫn lời, nhu cầu về vốn là rất cần thiết. Vì vậy, Ngân hàng nông nghiệp là mục tiêu hướng đến các đối tượng này. - Lãi suất cho vay của Ngân hàng thấp so với các Ngân hàng Thương Mại cổ phần vì vậy sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. 5.1.2 Điểm yếu - Do cán bộ tín dụng quá ít nên một người phải đảm nhiệm 2 xã, phải đảm nhiệm nhiều công việc nên có thể làm cho hiệu quả công việc giảm xuống. - Do nguồn vốn của Ngân hàng đa số phụ thuộc vào nguồn vốn điều hoà của Ngân hàng cấp trên nên đôi lúc phải mất thời gian đợi cân đối nguồn vốn, Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 55 nên đã làm chậm trễ trong việc cung cấp vốn cho nông hộ, điều đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trong việc mua phân thuốc, thức ăn, nguồn nguyên liệu dự trữ… 5.1.3 Cơ hội - Với công cuộc đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi như hiện nay, Ngân hàng sẽ có cơ hội tốt hơn trong công việc cho vay của mình. - Ngày nay do nhu cầu cuộc sống cao đòi hỏi người dân phải luôn tự đổi mới các đối tượng sản xuất vì vậy nhu cầu vốn cao và họ sẽ tìm đến những Ngân hàng có lãi suất cho vay thấp để vay vốn.Vốn là Ngân hàng nông nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên lãi suất cho vay tương đối thấp so với các Ngân hàng khác. 5.1.4 Thách thức - Do ngày nay nhu cầu về vốn cao nên rất nhiều Ngân hàng đã mọc lên, rất nhiều chi nhánh của Ngân hàng khác tràn về và các tổ chức tín dụng, cho nên đòi hỏi phải có sự cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. - Đối với Ngân hàng phải làm sao lấy được tín nhiệm của người dân, làm sao cho họ tin tưởng mình là người bạn thân thiết, đồng hành trên bước đường của họ, có như thế thì mới có thể cạnh tranh với đa số các Ngân hàng khác. - Ngân hàng phải làm sao để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều hoà để có thể phục vụ kịp thời, nhanh chóng cho người dân. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 5.2.1Về công tác huy động vốn Nhìn chung, tình hình huy động vốn của Ngân hàng còn rất thấp so với tổng nguồn vốn. Do đó, việc tăng cường công tác huy động vốn là rất cần thiết đối với Ngân hàng. - Cần đưa ra mức lãi suất huy động theo tuần vì như thế mới thu hút được nguồn vốn nhanh, người dân sẽ chủ động gởi tiền nhiều hơn. - Thành lập các tổ vận động tại địa bàn, xã để dễ dàng theo dõi thời gian thu hoạch mùa màng của hộ, thời điểm mà hộ có tiền nhàn rỗi nhiều nhất để huy động vốn kịp thời. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 56 - Cho nên công tác huy động vốn cần phải hiểu rõ rằng: Đối với khách hàng khi họ gởi tiền vào Ngân hàng thì điều quan tâm đầu tiên là sự an toàn cho đồng tiền của họ. Chính vì vậy, Ngân hàng phải tạo niềm tin cho khách hàng khi gởi tiền bằng cách cho họ thấy được những thuận lợi và lợi nhuận mang lại khi gởi tiền vào và cả khi rút tiền ra. Điển hình là việc đưa lãi suất bậc thang vào hình thức huy động để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng, bởi lẽ với số tiền gởi đó khi nào cần họ có thể rút ra bất cứ lúc nào và sẽ được hưởng mức lãi suất tương ứng với khoản thời gian đó. Hơn nữa hiện nay Ngân hàng đang đối đầu với sự cạnh tranh của 6 Ngân hàng trên cùng địa bàn. Vì thế, mức lãi suất tiền gởi không cao hơn mức lãi suất tiền gởi của các Ngân hàng khác thì Ngân hàng khó mà thu hút được khách hàng. - Một điều không thể thiếu đó là vào dịp lễ, tết …Ngân hàng nên tăng cường công tác khuyến mãi bằng cách tặng phẩm hoặc quy định mọi khách hàng khi gởi tiền bao nhiêu thì sẽ được thưởng theo quy định mà Ngân hàng đề ra. Ngoài ra cán bộ tín dụng phải biết được thời gian thu hoạch mùa màng, bởi vì trong thời gian này người dân mới có lượng tiền nhàn rỗi nhiều nhất. 5.2.2 Về công tác cho vay - Bên cạnh việc huy động vốn vào Ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn thì Ngân hàng cũng phải nổ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để đồng tiền không bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì Ngân hàng phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. - Phải kiểm tra đối tượng cho vay thật kỉ để hạn chế rủi ro vì ngày nay các tệ nạn ngày càng nhiều. - Mở rộng nhiều hình thức cho vay để thu hút nhiều đối tượng vay hơn. - Trong những năm trở lại đây cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt nghiệp vụ tín dụng của mình. Tuy nhiên, do khách hàng của NHNN & PTNT huyện Cao Lãnh chủ yếu là nông hộ, phần lớn phân bổ ở vùng nông thôn và những món vay thường nhỏ nên các điều kiện về thủ tục, thời gian vay cán bộ tín dụng cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để có thể đáp ứng kịp thời về nhu cầu vốn cũng như lúc trả nợ của họ. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 57 5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ Thu hồi nợ là vấn đề cần thiết, kịp thời, đúng thời hạn. Bởi vì Ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Một ngành nghề mà phải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, giá cả lại rất nhạy cảm với biến động của thị trường. Vì vậy, họ có thể áp dụng một số biện pháp để nâng cao khả năng thu hồi nợ. - Thành lập tổ thu nợ tại mỗi xã để thuận tiện cho việc thu nợ và xử lý rủi ro. - Khi làm thủ tục cho vay, cán bộ tín dụng phải phân tích cho hộ vay mức lãi vay và kỳ hạn trả một cách tỉ mỉ để họ hiểu và thực hiện việc trả nợ đúng kì hạn vay. - Cần có số điện thoại hoặc địa chỉ liên lạc thuận tiện để cán bộ có thể thông báo cho khách hàng một cách nhanh chóng. - Đối với khoản nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng phải thường xuyên đến nhắc nhở và giải thích cho khách hàng hiểu về lãi suất nợ quá hạn là rất cao và một khi để bị quá hạn quá lâu thì làm thủ tục vay lại rất khó khăn. - Đối với nợ xấu mà hộ có khả năng trả mà không trả thì phải nhờ đến chính quyền địa phương, hoặc cơ quan pháp luật giải quyết. 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO NHU CẦU VAY VỐN CỦA HỘ NÔNG DÂN. 5.3.1 Đối với hộ nông dân Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay mà có ý nghĩa về mặt thống kê là các mô hình sản xuất, chi phí sản xuất, tổng nhu cầu,vốn tự có của gia đình. Để sử dụng được đồng vốn vay có hiệu quả em đưa ra một số giải pháp sau: - Chọn đối tượng sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng, khai thác được tối đa nguồn tài nguyên của từng vùng. - Tránh chạy theo cơ sốt của giá cả thị trường, sản xuất phải đúng mục đích và đảm bảo được thị trường đầu vào và đầu ra nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay và nâng cao thu nhập. - Đối với các hộ chăn nuôi, thủy sản nên giảm bớt chi phí sản xuất bằng cách tận dụng nguồn thức ăn dư thừa, nguồn thức ăn phụ từ thiên nhiên, từ rau củ, quả cho ăn vừa đủ tránh cho ăn dư thừa, hoang phí. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 58 - Đối với các hộ trồng trọt nên sử dụng hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học và tận dụng công lao động gia đình như làm cỏ, bắt sâu để giảm được chi phí sản xuất vì giá cả của nguồn phân, thuốc hóa học hiện nay rất cao. - Diện tích đất canh tác phải được tận dụng tối đa để tăng thu nhập như kết hợp mô hình nuôi tôm cá với hai vụ lúa cao sản ngắn ngày, thì cho lợi tức cao hơn so với chỉ canh tác cây lúa đơn thuần và sử dụng công gia đình để có hiệu quả. Mô hình Lúa-Màu cho hiệu quả gấp 4 lần so với chỉ độc canh 2 lúa. - Sử dụng cây, con giống tốt cũng là một biện pháp làm giảm chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao như giống kháng rầy, giống cao sản thì hạn chế được sâu bệnh lại cho năng suất cao, con giống tốt nuôi mau lớn. - Thành lập tổ hợp tác cùng nhau sản xuất, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương để tạo nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ đầu ra để hạn chế rủi ro có hàng mà không bán được hoặc bị ép giá. - Nhờ sự hỗ trợ của phòng nông nghiệp hoặc sở nông nghiệp hướng dẫn về kĩ thuật canh tác để sản xuất có hiệu quả hơn 5.3.2 Đối với Ngân hàng Bảng 19: THỐNG KÊ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI VAY VỐN CỦA NÔNG HỘ Có Không Chỉ tiêu Hộ % Hộ % 1. Những thuận lợi - Vay vốn đáp ứng kịp thời cho mùa vụ 30 88,2 4 11,8 - Vay vốn mở rộng được quy mô sản xuất 18 54,5 15 45,5 - Vay vốn dự trữ được nguồn nguyên liệu 10 30,3 23 69,7 2. Những khó khăn - Về làm đơn 18 52,9 16 47,1 - Về lãi xuất vay cao 15 44,1 19 55,9 - Về tài sản thế chấp 14 41,2 20 58,8 - Về thời gian vay ngắn 7 20,6 27 79,4 Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 59 - Về số tiền vay còn ít 9 26,5 25 73,5 Qua thống kê ta thấy hộ vay có những thuân lợi và khó khăn khi vay vốn như sau: * Thuận lợi: Có 30 trong tổng 34 hộ vay vốn cho rằng việc vay vốn đáp ứng kịp thời cho mùa vụ chiếm 88,2%, 18 hộ cho rằng việc vay vốn mở rộng được quy mô sản xuất chiếm 54,5%, 10 hộ cho rằng việc vay vốn dự trữ được nguồn nguyên liệu chiếm 30,3%. * Khó khăn: Có 18 hộ cho rằng việc vay vốn gặp khó khăn nhất là về thủ tục làm đơn chiếm 52,9%, 15 hộ cho rằng khó khăn về lãi suất vay cao chiếm 44,1%, 14 hộ cho rằng khó khăn về tài sản thế chấp chiếm 41,2%, 7 hộ cho rằng thời hạn vay còn ngắn chiếm 20,6%, 9 hộ cho rằng số tiền vay còn ít chiếm 25,6%. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho nông hộ theo em Ngân hàng nên thực hiện những giải pháp sau: - Giải quyết nhanh chóng tiền vay cho khách hàng đến vay vốn để họ đáp ứng kịp thời cho mùa vụ, cho nhu cầu sản xuất. Tránh hiện tượng phải mất quá nhiều thời gian của khách hàng đến vay. - Cho vay ngắn hạn dùng cho chi phí sản xuất, thời hạn cho vay theo chu kỳ sản xuất, đối với chu kỳ sản xuất ngắn có thể áp dụng thời gian cho vay lưu vụ. - Cho vay trung hạn để trồng mới, nuôi đại gia súc, nuôi gia cầm giống, cá giống, đổi mới công nghệ sản xuất. - Cho vay dài hạn để trồng và chăm sóc cây dài ngày, nuôi gia súc cơ bản, mua máy móc thiết bị sản xuất, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ. - Các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn và đủ điều kiện cần được Ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho vay bổ sung vốn để sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 60 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Là một chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Quốc Doanh trên địa bàn huyện, NHNN & PTNT huyện Cao Lãnh xác định thị trường chính là nông thôn, khách hàng chủ yếu là nông hộ, mục đích đầu tư là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trong huyện. Cho nên, về doanh số cho vay Ngân hàng luôn mở rộng cho vay các thành phần klinh tế hộ trên địa bàn, cụ thể doanh số cho vay mỗi năm ngày càng tăng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Đồng Tháp nói chung, huyện Cao Lãnh nói riêng. Tuy nhiên, Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, còn trung hạn chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng doanh số cho vay. Trong quá trình hoạt động của mình Ngân hàng không thể tránh khỏi rủi ro đó là tình Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 61 trạng nợ quá hạn, tương ứng với doanh số cho vay tăng thì Ngân hàng phải chấp nhận một tỷ lệ rủi ro cao hơn, nhưng tại NHNN & PTNT huyện Cao Lãnh trong thời gian qua nợ quá hạn, nợ xấu có xu hướng tăng trong năm 2006 nhưng giảm lại trong năm 2007, điều này chứng tỏ rằng cán bộ tín dụng đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong công tác thẩm định trước, trong và sau khi cho vay. Về vốn huy động dù rất thấp nhưng Ngân hàng luôn đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bên cạnh những kết quả đạt được và qua nhiều năm hoạt động, NHNN & PTNT huyện Cao Lãnh đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong làng Ngân hàng và là chỗ dựa vững chắc cho bà con nông dân trong sự nghiệp hoá- công nghiệp hoá- hiện đại hoá quê hương huyện Cao Lãnh. Qua kết quả điều tra và phân tích cho thấy đa số nông hộ điều tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ một số ít hộ là hoạt động kinh doanh, đối tượng sản xuất chủ yếu của hộ là sản xuất lúa, làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi nhỏ lẻ. Nguồn vốn sản xuất một phần là nguồn vốn tự có của gia đình và một phần là vốn vay của Ngân hàng. Sản xuất của nông hộ đạt hiệu quả cao nhưng do giá cả thị trường biến động liên tục, thu nhập tăng nhưng chi tiêu và chi phí sản xuất cũng tăng. Vì vậy, làm cho hộ nông dân không thoát khỏi vòng lẩn quẩn của sự thiếu hụt về nguồn vốn sản xuất. Tuy nhiên việc vay vốn tại Ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ mở rộng được quy mô sản xuất, đáp ứng kịp thời cho mùa vụ, dự trữ được nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất 6.2 KIẾN NGHỊ Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng, cũng như qua sự tìm hiểu và phân tích về hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của nông hộ tại Ngân hàng, em xin có một số kiến nghị sau, hy vọng rằng sẽ góp phần nho nhỏ để hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn. 6.2.1 Đối với chính phủ và các cấp chính quyền địa phương. Đối với chính phủ cần tăng cường biên chế cho nhân viên để ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn. Các phòng nông nghiệp cần hỗ trợ về kĩ thuật cho người dân sản xuất. Cần có chính sách để hỗ trợ hoặc đảm bảo thị trường đầu vào và đầu ra cho người dân yên tâm sản xuất. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 62 Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn. UBND các xã, thị trấn cần xem xét và quản lí chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng. Khi xác nhận hồ sơ vay, UBND các xã, thị trấn cần phải giải quyết nhanh và chính xác để khách hàng không phải chờ lâu. Đẩy mạnh công tác khoa học kỹ thuật, đưa tới cho người dân các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và ổn định nhằm tạo điều kiện để hạ giá thành sản phẩm nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh với nước ngoài. Cần tạo điều kiện để tiêu thụ hết lượng nông sản hằng năm do hộ sản xuất ra. Đồng thời giúp họ ổn định giá nông sản để nông dân yên tâm sản xuất, như việc hướng dẫn nông dân cùng các tổ chức thương mại kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế dược rủi ro cho người nông dân. Cần phải cải thiện mạng lưới giao thông nông nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại cũng như giao lưu kinh tế giữa các vùng nông thôn với nhau. Phải phát triển thị trường và đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu. Vì chúng ta có rất nhiều loại nông sản nếu biết khai thác và chế biến, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng để có thể đem lại giá trị kinh tế cao. 6.2.2 Đối với NHNN & PTNT huyện Cao lãnh- Đồng Tháp Đa dạng hoá các hình thức cho vay kết hợp với chu trình sản xuất và thu hoạch. Giảm công việc cho nhân viên tín dụng, mỗi nhân viên chỉ quản lí một xã để nâng cao hiệu quả công việc. Duy trì và mở rộng thêm nhiều khách hàng nhằm làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng, đồng thời giúp những khách hàng mới có nhu cầu vay vốn mà chưa quen với Ngân hàng để khách hàng thấy được lợi ích của việc vay vốn và sử dụng vốn vay này một cách có hiệu quả. Do giá cả hàng hoá, các loại vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc trong những năm gần đây tăng mạnh nên nhu cầu vốn tăng lên. Vì vậy Ngân hàng cần xem xét nếu có thể thì cho hộ vay tăng thêm so với mức vay thường năm. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn……. GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận 63 Thực thi tốt những mối quan hệ với khách hàng thông qua những buổi góp ý, lập sổ ghi lại những ý kiến của khách hàng từ đó đánh giá và xem xét hoạt động của mình. Tăng cường thông tin, tiếp thị, tiếp tục cũng cố sự tín nhiệm của khách hàng, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ. Có chế độ ưu đãi khuyến khích vật chất hơn nữa đối với cán bộ tín dụng. Cần phải thường xuyên nâng cao trình độ cán bộ Ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng phải thường xuyên tập huấn và tổ chức thi tuyển cán bộ giỏi nhằm động viên cán bộ và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn tại NHNN & PTNT huyện Cao lãnh.pdf
Luận văn liên quan