Luận văn Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Luận văn dài 119 trang: 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tiến hành triển khai, xây dựng nhiều công trình thuỷ điện lớn và nhỏ trên hầu khắp lưu vực các sông ở nhiều vùng trong cả nước nhằm góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống. Các dự án thủy điện thường được triển khai xây dựng tại miền núi, nơi mật độ dân cư thấp, phần lớn là dân tộc ít người, tuy nhiên không tránh khỏi những cộng đồng dân cư sinh sống trong phạm vi lòng hồ thuỷ điện. Do đó rất cần có những chính sách và biện pháp trong công tác di dân, tái định cư nhằm ổn định đời sống, giảm thiểu tác động tiêu cực đến các nguồn tài nguyên, môi trường, “bảo đảm cho người dân có cuộc sống nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các công trình thuỷ điện đã và đang làm nảy sinh một số vấn đề bất cập về môi trường, văn hoá và đặc biệt là đời sống của người dân sinh sống ở những vùng lòng hồ thuỷ điện. Công tác đền bù và tái định cư bắt buộc tuy cũng được Chính phủ quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết, trong đó vấn đề đảm bảo chính sách, vấn đề sinh kế cho những người dân phải tái định cư đến nơi ở mới thật sự chưa được quan tâm đúng mức và đến nay chưa được thực hiện một cách hoàn chỉnh và bền vững. Kinh nghiệm trên thế giới và bản thân của Việt Nam đã cho thấy công tác tái định cư là quá trình rất phức tạp, mất nhiều thời gian, đòi hỏi phải tiến hành các nghiên cứu rất tỉ mỉ về người dân tái định cư, về dân tộc, văn hoá, bản sắc, đặc tính dân tộc và tập quán của họ trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất, đặc biệt đối với các chương trình tái định cư có quy mô lớn. Việc đảm bảo sinh kế đóng vai trò rất quan trọng nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho người dân phải tái định cư bắt buộc, giảm thiểu tối đa những tác động không mong muốn đối với người dân phải tái định cư thông qua việc tạo lập một sinh kế bền vững, ổn định phát triển sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững. Thực hiện Nghị quyết số 13/2002/QH11 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, ngày 15/1/2004 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 92QĐ-TTg về việc phê duyệt đầu tư thủy điện Sơn La với mức nước dâng là 215m. Theo đó, tổng mức đầu tư thủy điện Sơn La là 36.433 tỉ đồng, trong đó gần 12.000 tỉ đồng phục vụ giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư. Theo kết quả rà soát bổ sung quy hoạch di dân tái định cư công trình thủy điện Sơn La tháng 3/2006 của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thì hồ chứa ảnh hưởng đến 8 huyện thị xã thuộc 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và phải di chuyển 259 bản với 17.828 hộ. Trong đó nhiều nhất là Sơn La có 162 bản với 11.408 hộ. Theo thiết kế, hồ chứa Sơn La sẽ gây ngập lụt trên 23.000 ha đất tự nhiên, trong đó có 7.700 đất đang sản xuất nông nghiệp với 1.700 ha ruộng lúa màu, 4.900 ha đất nương rẫy và gần 500 ha đất cây lâu năm. Mức độ thiệt hại về đất sản xuất là rất lớn vì các hộ dân ở đây thu nhập chính là từ canh tác nông nghiệp tự cấp tự túc, thu nhập bình quân khoảng 1,5-2 triệu đồng/hộ/năm. Người dân phải di chuyển chiếm khoảng 90% là đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế, điều kiện văn hóa xã hội còn nhiều khó khăn [20]. Một thực tế sau khi cắm mốc ngập vùng hồ, xu thế của rất nhiều người dân muốn ở lại, không muốn di chuyển đi xa nơi “chôn rau cắt rốn”, một phần muốn sử dụng lại diện tích đất không bị ngập để phát triển sản xuất, vì vậy phương án đảm bảo sinh kế cho người dân tái định cư tại chỗ ven hồ cũng được các địa phương quan tâm, rà soát lại khả năng đất đai, cũng như các phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện mới để tiếp nhận lại số hộ này. Cơ sở để tổ chức sản xuất nông nghiệp trong vùng hồ là do các hồ chứa thủy điện được vận hành theo quy luật điều tiết hàng năm, theo đó mực nước hồ được điều chỉnh từ cao trình mực nước chết đến cao trình mực nước dâng bình thường theo các tháng trong năm. Quá trình tích nước trong mùa mưa và xả nước trong mùa khô phục vụ phát điện và chống lũ tạo ra khoảng đất không bị ngập trong thời gian nhất định trong năm có thể sử dụng để trồng trọt. Thực tế cũng cho thấy, các hộ dân ven các hồ chứa nước thủy điện Hòa Bình, Trị An, Ialy đã sử dụng trên 4.000 ha đất bán ngập để trồng trọt rất có hiệu quả, tạo thêm thu nhập, giảm áp lực quỹ đất sản xuất tái định cư, đảm bảo cuộc sống hàng ngày của người dân, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế cho người dân tái định cư. Với ý nghĩa như trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” 1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ di dân tái định cư từ vùng bán ngập của công trình thuỷ điện Sơn La. Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời sống của các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về sinh kế cho người dân nói chung và sinh kế của các hộ thuộc diện di dân vùng bán ngập tái định cư nói riêng. - Đánh giá tình hình di dời, tái định cư và sinh kế của các hộ dân tại công trình thủy điện Sơn La. - Đề xuất giải pháp phù hợp đảm bảo sinh kế cho các hộ dân thuộc diện tái định cư. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình tái định cư ở vùng bán ngập của công trình thuỷ điện Sơn La. 1.4. Địa điểm nghiên cứu Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. 1.5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La với diện tích tự nhiên là 153.590,00 ha. - Phạm vi thời gian: Từ tháng 12 năm 2004 đến 8/2009. 1.6. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 8/2008 đến 8/2009. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về sinh kế và tái định cư 2.1.1. Sinh kế của người dân - Khái niệm sinh kế: Theo Bùi Đình Toái (2004) [15] Khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó. - Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế: Để duy trì sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sách sinh nhai khác nhau. Kế sách sinh nhai của hộ hay chiến lược sinh kế của hộ là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ. Bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ. Chiến lược sinh kế của hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực (tài sản) cơ bản sau:

doc119 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Đối với trồng chè, sẽ phải mất 3 năm để cho thu hoạch. Đất trồng chè giao cho người dân tái định cư, những người muốn tham gia chương trình trồng chè, là không đủ. Đất trồng chè ở khu tái định cư xã Chiềng Ngàm Đối với trồng tre, lục trúc và mía đường, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, trong khi đó chợ cách xa khu tái định cư khoảng 40 km. Người dân tái định cư không có nguồn thu nhập nào khác. - Nhà nước hỗ trợ lương thực một thời gian, song sau đó cuộc sống như thế nào vẫn chưa giải đáp được. Nơi có nhiều đất hơn thì thuận lợi hơn, nơi khó khăn thì hoặc là quá ít hoặc có đất nhưng khó có thu nhập ổn định. Về nguồn lực tự nhiên - Việc thiếu đất đai trong vùng đã làm cho công tác đền bù "lấy đất đổi đất" trở nên khó khăn. Tất cả những người tái định cư hiện đang không có đất canh tác nông nghiệp. Đất đai mà cuối cùng sẽ giành cho họ thậm chí phải lấy từ các cộng đồng nhận dân, do vậy có khả năng dẫn tới những xung đột nội bộ trong tương lai. Ở một số điểm tái định cư, đất được giao cho hộ dân tái định cư nhỏ hơn diện tích họ có trước đây. Năng suất cây trồng tại vùng đất này cũng thấp hơn. Hệ thống thủy lợi thiếu. Người dân bị ảnh hưởng cảm thấy khó khăn để cải thiện tình hình và cải tạo đất. Một số hộ dân tái định cư nhận được đất ít hơn so với các hộ khác do thiếu đất tại điểm tái định cư. - Một số khu đất và cây trồng không được thống kê đầy đủ do không đến được khu đó. Tuổi của cây trồng cũng bị hạ đi. Đơn giá đền bù cho cây trồng thấp hơn so với giá bình quân trên thị trường. - Sự không công bằng đang nổi lên giữa các cộng đồng tiếp nhận dân và những người đang tái định cư. Trong một số trường hợp, dân sở tại có nhà nhỏ hơn so với những người tái định cư, với đền bù ít hơn. Điều này đang gây ra sự oán giận tại các điểm tái định cư. - Thu hồi đất của cộng đồng nhận dân tái định cư: Đất đai bị thu hồi cũng như các cây trồng bị ảnh hưởng của cộng đồng nhận dân tái định cư không được lập biên bản một cách đầy đủ do đường đi lại khó khăn, khó đến được điểm thu hồi. Cũng vì không lập biên bản đầy đủ nên không phải tất cả cộng đồng được nhận tiền đền bù đầy đủ. Về nguồn lực vật chất - Việc tổ chức nơi ở theo quy hoạch của một điểm dân cư tập trung. Mỗi hộ có nhà, công trình phụ, mảnh vườn nhỏ... và một diện tích đất sản xuất. Song, cái cảnh ở nhà nọ san sát nhà kia, ngay hàng thẳng lối chỉ tiện cho quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng. Còn tập quán sống của bà con dân tộc thiểu số thì khó tính được đầy đủ. Đất thổ cư, nhà cửa và các cơ sở hạ tầng khác tại khu tái định cư có chất lượng xây dựng nhà ở tương đối kém. Mặc dù nhà ở của khu tái định cư được xây dựng theo mẫu truyền thống nhưng vẫn không đáp ứng hoàn toàn so với tập quán và tín ngưỡng của người dân tộc. Quy mô diện tích đất được cấp không thể phù hợp cho người tái định cư. Diện tích được phân chia 400 m2 cho đất sinh hoạt (gồm cả đất vườn) cho từng hộ tại các điểm tái định cư nông thôn bất kể quy mô gia đình là không công bằng cho những gia đình lớn hoặc những người có nhiều tài sản trước tái định cư. - Có chính sách cho các hộ không ngập nhà nhưng bị ngập hết đất sản xuất được hưởng các khoản hỗ trợ về đời sống, sản xuất... như các hộ tái định cư. Hỗ trợ một phần tài sản cho các hộ có phương tiện sản xuất ven hồ, như thuyền máy, bè cá, lồng cá phải di chuyển đến nơi mới mà không phải sử dụng đến. Cũng cần có chế độ, chính sách với các hộ là cán bộ, công nhân viên, các hộ đang kinh doanh dịch vụ thuộc diện di chuyển. Về cơ sở hạ tầng, là bổ sung các tuyến đường di chuyển dân vào hạng mục các dự án thành phần để lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật; bổ sung xây dựng trụ sở và công trình phụ trợ với các xã phải di chuyển hết mà vẫn giữ nguyên đơn vị hành chính; bổ sung chi phí lán trại cho những công trình trụ sở, trường học, trạm xá, hệ thống cấp nước, cấp điện tạm thời... chưa kịp xây dựng. Về chi phí, bổ sung chi phí thuê phương tiện cho bà con vận chuyển đại gia súc; thanh toán đền bù mương, phai, cọn nước dân tự làm. Có quy chế phối hợp các cấp, các ngành; làm rõ nguồn quản lý phí… - Phổ biến thông tin: Những người dân tái định cư không nhận được thông tin và được tham vấn đầy đủ. Cộng đồng nhận dân tái định cư chỉ được thông báo ngay trước khi thu hồi đất. Họ không nhận được các thông tin chi tiết về giá bồi thường, thời điểm kiểm kê thiệt hại và thu hồi đất. - Tại một số điểm, người dân sử dụng nước sinh hoạt kém chất lượng, và bị thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô. Theo chính sách tái định cư, Chính phủ phải cung cấp ống nước, bể nước hoặc giếng cho các làng trước khi họ tái định cư, nhưng điều này không được thực hiện tại nhiều làng. - Một số điểm tái định cư xây dựng nằm xa các trạm y tế. Người dân đã di chuyển tới nơi ở mới trong khi các trạm y tế vẫn đang xây dựng. Về nguồn lực tài chính - Đa số người dân tái định cư hiện đang sống nhờ tiền bồi thường thiệt hại, tiền chi phí hỗ trợ tái định cư và thu nhập từ ruộng vườn cũ chưa bị ngập. Tại điểm tái định cư Chiềng Ngàm các hoạt động khôi phục sinh kế cho người dân chưa thực sự được thực hiện theo mục tiêu đề ra. Một phần do diện tích đất canh tác quá nhỏ và phương thức canh tác bị thay đổi đột ngột so với tập quán sản xuất trước kia của các hộ dân tái định cư. - Rất nhiều hộ khi nhận khoản tiền mặt đền bù lớn đã gặp khó khăn trong việc quản lý và sử dụng khoản tiền này. Một số hộ đã mua xe máy, còn số khác lại lãng phí về uống rượu hoặc thuốc phiện. Những hộ này chắc chắn sẽ gặp cảnh thiếu lương thực trong tương lai và có thể lại rơi vào cảnh nghèo túng nếu như không tìm được những nguồn thu nhập bền vững. Với những hạn chế trên đây, sự hạn chế về đất đai là cản trở lớn nhất trong việc đảm bảo sinh kế của các hộ nông dân và sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Thuận Châu. Việc tận dụng diện tích đất bán ngập để tiến hành sản xuất nông nghiệp (khi thuỷ điện Sơn La đi vào hoạt động - dự kiến năm 2010-2015) là nhu cầu cần thiết và cấp bách. Dự kiến khi thủy điện Sơn La hoạt động, xã Chiềng Ngàm sẽ là nơi có diện tích đất bán ngập phù hợp với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. 4.3. Quy hoạch bố trí sử dụng đất bán ngập công trình thuỷ điện Sơn La trên địa bàn huyện Thuận Châu 4.3.1. Bố trí sản xuất trên đất bán ngập Căn cứ vào thời gian hở đất và điều kiện địa hình, điều kiện tưới và các yếu tố thuận lợi khác để sản xuất bán ngập dự kiến bố trí sử dụng đất bán ngập. a. Thời vụ sản xuất trên đất bán ngập Bảng 4.17: Bố trí sử dụng đất bán ngập Địa phương Tổng số ( ha) Phân theo cao trình ngập ( m) Dưới 190m 190 –200m 200-210m 210-215m màu lúa màu lúa màu lúa màu TỈNH SƠN LA 1066 264 52 224 26 257 14 229 H. Thuận Châu 29 0 17 12 Xã Chiềng Ngàm 29 0 17 12 Nguồn: Viện Quy hoạch TKNN năm 2007 [22 ] Vụ Đông Xuân: Thời gian bắt đầu từ khoảng 15/11 đến 15/6 năm sau. Trong đó vụ Xuân sớm từ 15/11, Xuân chính vụ từ 1/1 và xuân muộn 25/1 là thời gian phải hoàn thành làm đất gieo mạ để sau 1 tháng phải cấy và gieo hạt. Vụ Mùa: Thời gian kéo dài từ khoảng 20/6 đến 15/11. Trong đó vụ Mùa sớm bắt đầu từ khoảng 5/6, chính vụ từ 15/6 và vụ Mùa muộn chậm nhất không quá 10-5/8. Vì vậy để đảm bảo độ an toàn cao chỉ tổ chức sản xuất 2 vụ tại khu vực đất bán ngập có cao trình 200 – 1215 m có thời gian không ngập 7-8 tháng. Diện tích bán ngập còn lại dưới dưới cốt 190m chỉ canh tác một vụ xuân hoặc vụ mùa phụ thuộc cao trình hở đất. Đề xuất thời vụ trên đất bán ngập như sau: Vụ Chiêm xuân thời vụ từ đầu tháng 2 đến giữa tháng 5. Vụ Mùa thời vụ từ cuối tháng 5 đến tháng 9. * Vụ Xuân: Từ cốt 200 - 215m sản xuất vụ Xuân sớm từ dầu tháng 2 đến giữa tháng 6, trên chân đất từ cốt 190 – 200 m sản xuất 1 vụ Xuân chính vụ từ giữa tháng 3 đến hết tháng 9. * Vụ Mùa: Từ cao trình 200 – 215m sau khi thu hoạch vụ xuân sớm sẽ canh tác vụ hè thu từ tháng 6 đến hết tháng 9. Trên đất có cao trình từ 180 – 190m canh tác vụ Hè thu từ tháng 6 đến tháng 8- 9. Để tranh thủ thời gian rút nước sẽ không gieo mạ đầu vụ Xuân mà gieo sạ trực tiếp khi mặt ruộng còn ướt để kịp thời gian gieo trồng ngô vụ Mùa sớm trên chân đất dự kiến sản xuất 2 vụ. b. Đề xuất bố trí giống cây trồng Cây trồng chính trên vùng đất bán ngập là cây lương thực (lúa, ngô) và cây thực phẩm (đậu đỗ, rau...). Qua khảo sát tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất tại vùng bán ngập hồ Hòa Bình và tham khảo ý kiến chuyên môn của các cán bộ chuyên môn ngành trồng trọt tại trung tâm khuyến nông, trung tâm giống cây trồng các tỉnh trong vùng, dự kiến các giống ngắn ngày có thể sử dụng để gieo trồng cả 2 vụ trên vùng bán ngập như sau: - Giống lúa: Các giống ngắn ngày như CR203, Nhị ưu 63-838 (Lai Trung Quốc), IR 64 (OM 89). Đây là các giống ngắn ngày có thời gian sinh trưởng khoảng 95 – 110 ngày (khoảng 3 tháng). Năng suất trung bình đạt 40 – 50 tạ/ha vụ mùa và 55 – 60 tạ/ha vụ xuân, khả năng thích ứng rộng, rất thích hợp với đất phù sa và gieo cấy được cả hai vụ đông xuân và vụ mùa. - Giống ngô: Giống ngô lai LVN99 và giống ngô lai C 919 của Mỹ có thời gian sinh trưởng 90 – 105 ngày. Đây là các giống ngắn ngày đã được bà con nông dân sử dụng phổ biến. Trong đó giống lúa CR 203 và giống ngô C919 gieo trồng được cả trong vụ đông xuân và vụ hè thu. Trên đất phiêng Bãi có thể trồng giống đậu tương DT99, có thời gian sinh trưởng 80 – 95 ngày, năng suất đạt khoảng 18 – 32 tạ/ha . Đây là các giống có khả năng kháng tốt bệnh gỉ sắt, sương mai, đốm nâu...chịu lạnh và chịu hạn. Giống có thể gieo trồng 3 vụ trong năm, trong đó trên đất bán ngập có thể gieo trồng vụ Xuân từ 20/2-15/4và, Hè và Hè thu từ 25/5 –15/9. Tuy nhiên do chưa có tập quán trồng đậu tương trên đất bãi nên hiện nay mới chỉ trồng thử nghiệm để có thể trồng đại trà trên vùng đất bán ngập vụ hè thu. c.Bố trí diện tích gieo trồng, dự kiến năng suất sản lượng, giá trị sản phẩm Trên cơ sở quỹ đất bán ngập của từng địa bàn, căn cứ vào thời gian đất không bị ngập và thời vụ gieo trồng của địa phương, dự kiến bố trí diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng cây trồng trên đất bán ngập vùng hồ Sơn La như sau: Bố trí diện tích gieo trồng. Dự kiến trên diện tích bán ngập được tưới có thời gian hở đất 8 tháng sẽ bố trí canh tác 2 vụ với công thức luân canh: Lúa xuân sớm + Ngô hè thu hoặc Lúa xuân sớm + Lúa mùa ( nếu điều kiện thuận lợi cho phép). Trên diện tích có thời gian hở đất 6 tháng chỉ bố trí sản xuất 1 vụ lúa hoặc ngô vụ xuân chính vụ. Diện tích hở đất 3-5 tháng bố trí 1 vụ ngô hè thu. Bảng 4.18: Bố trí diện tích gieo trồng vùng bán ngập hồ Sơn La TT Địa điểm Diện tích (ha) Vụ Xuân Vụ Mùa Lúa Màu Màu A TỈNH SƠN LA 1158 92 710 356 III H. Thuận Châu 29 29 1 Xã Chiềng Ngàm 29 29 Nguồn: Viện Quy hoạch TKNN năm 2007 - Bố trí diện tích trồng màu: Diện tích đất trồng màu bố trí 29 ha d. Dự kiến diện tích năng suất sản lượng cây trồng So với năng suất cây trồng trên đất bán ngập vùng hồ Hòa Bình thì vùng hồ Sơn La dự kiến sẽ thấp hơn do đất bán ngập là vùng đất mới, sự bồi lắng phù sa chưa nhiều và người dân cũng chưa quen, chưa có kinh nghiệm sản xuất bán ngập, vì vậy dự kiến lúa nước đạt từ 52-54 tạ/ha, ngô từ 22-25 tạ/ha, đậu đỗ các loại từ 7-10 tạ/ha. Năng suất, sản lượng cây trồng dự kiến cụ thể từng địa phương thể hiện tại biểu sau. Bảng 4.19: Dự kiến DT - NS - SL cây trồng chính vùng bán ngập Đơn vị: DT: ha, NS: tạ/ha, SL: tấn TT Địa phương Lúa Ngô Đậu đỗ DT NS SL DT NS SL DT NS SL A TỈNH SƠN LA 92 54 499,5 949 24 2277 117 8 98 III H. Thuận Châu 27 25 67 2 9 1.8 1 Xã Chiềng Ngàm 27 26 70 2 9 1.8 Nguồn: Viện Quy hoạch TKNN năm 2007 Bảng 4.20: Dự kiến giá trị sản xuất trên đất bán ngập TT Địa phương Thóc Ngô Đậu đỗ Sản luợng (tấn ) Giá trị (trđ) Sản luợng (tấn ) Giátrị (trđ) Sản luợng (tấn ) Giá trị (trđ) I TỈNH SƠN LA 499 1248 2277 5009 98 686 1 H. Mường La 111 278 860 1892 48 338 2 H. Quỳnh Nhai 388 970 1445 3179 48 336 3 H. Thuận Châu 67 147 2 13 Nguồn: Viện Quy hoạch TKNN năm 2007 4.3.2. Phương án tái định cư ven hồ Theo dự kiến các hộ TĐC di vén ven hồ được cấp tiêu chuẩn đất sản xuất bình quân từ 1,5 –1,6 ha /hộ tùy theo khả năng quỹ đất của xã. Phương án bố trí khả năng tiếp nhận hộ dân tại các điểm TĐC ven hồ cũng khuyến cáo các hộ dân tận dụng đất bán ngập để sản xuất (không tính trong định mức đất đai dự kiến cấp cho hộ TĐC. Muốn canh tác ổn định trên đất bán ngập ít nhất cũng phải mất từ 3-5 năm tính từ khi hồ tích đầy nước và vận hành ổn định (theo kinh nghiệm của người dân tại vùng hồ Hòa Bình). Việc khai thác tận dụng đất bán ngập vùng lòng hồ để sản xuất (bình quân 0,13 ha/hộ) sẽ tạo ra được cơ cấu thu nhập đa dạng, và theo tính toán sơ bộ mỗi năm sẽ có thu nhập thêm khoảng 1,7 – 2 triệu đồng /hộ TĐC. Bảng 4.21: Dự kiến quỹ đất sản xuất tại các khu điểm tái định cư ven hồ Sơn La TT Địa phương Hộ TĐC Khả năng đất sản xuất ( ha) Bình quân (ha/hộ) Tổng số TĐC ven hồ Cấp theo TC Đất bán ngập Cấp theo TC Đất bán ngập Tổng số 12.107 5624 8909 1483 1,59 0,26 I TỈNH SƠN LA 10134 4114 6627 1066 1,62 0,25 1 H. Mường La 3259 1729 2828 403 0,86 0,23 2 H. Quỳnh Nhai 6792 2172 3611 634 0,28 3 H. Thuận Châu 83 213 188 104 1,45 0,13 Nguồn: Viện Quy hoạch TKNN – năm 2007 Hình 4.2. So sánh thu nhập bình quân hộ và thu nhập bình quân khẩu Trước khi tái định cư Sau khi tái định cư Dự kiến sau khi sử dụng đất bán ngập Hình 4.3. So sánh cơ cấu thu nhập của các hộ dân 4.4. Đề xuất một số giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư vùng bán ngập thuỷ điện Sơn La Tái định cư cho công trình thủy điện Sơn La là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của hàng vạn người dân, trong đó chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số. Nếu thực hiện không tốt có thể gây ra nhiều hậu quả xã hội hết sức phức tạp. Thực hiện nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch, chính xác, công bằng và kịp thời trong thống kê, áp giá, đền bù các hộ dân. Nói một cách khác, chính sách mới cần dựa trên cách tiếp cận trao quyền cho người dân, thay vì việc đáp ứng đơn thuần các nhu cầu thiết yếu của họ. Đây là một cách tiếp cận mới, có thể còn xa lạ với tư duy cũ theo lối chỉ đạo, lập kế hoạch từ trên xuống dưới trong công tác tái định cư, nhưng là một hướng đi cần tìm tòi, thử nghiệm. Qua khảo sát các hộ dân tái định cư tại xã Chiềng Ngàm, người dân hầu như không được tham gia bàn bạc trong việc quy hoạch và xây dựng khu tái định cư cũng như các kế hoạch khôi phục sinh kế cho chính họ tại nơi ở mới. Đối tượng của các kế hoạch tái định cư là người dân nhưng hầu hết các kế hoạc tái định cư như khôi phục sinh kế, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, môi trường sống... lại được quyết định bởi các nhà lãnh đạo, những người ngoài cộng đồng. Chính vì vậy các kế hoạch tái định cư hiện nay chưa thực sự hiệu quả và chưa có được sự tham gia tích cực của người dân tái định cư. Khi người dân được tham gia xây dựng kế hoạch cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia về phát triển nông thôn sẽ lập được một kế hoạch đảm bảo sinh kế cụ thể cho từng khu tái định cư. 4.4.1. Giải pháp về nguồn nhân lực - Đa số người tái định cư trong độ tuổi lao động không có trình độ, chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường còn rất nhiều hạn chế, vì vậy họ là những đối tượng rất dễ bị tổn thương nếu không có sự hỗ trợ hiệu quả của chính quyền địa phương và Ban quản lý di dân tái định cư. Vì vậy việc xây dựng các chương trình đào tạo và đào tạo lại cho người dân tái định cư sẽ giúp họ chuyển nghề nghiệp tại nơi ở mới là một vấn đề rất cấp thiết. Do vậy cần tập trung vào việc nâng cao trình độ của người dân tái định cư, tăng cường nguồn vốn và tài sản cho người dân, cải tạo điều kiện sản xuất, làm ăn, sinh sống cho người dân tái định cư. Đồng thời, cần tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội trong việc tạo việc làm mới cho người dân tái định cư... - Người dân tái định cư cần phải nhận thức được rằng họ cần phải năng động hơn và có động lực hơn trong việc tìm và huy động các giải pháp nhằm phát triển sinh kế cho chính bản thân họ. Họ không thể chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ trực tiếp của chính phủ và những nguồn hỗ trợ, giúp đỡ từ bên ngoài. - Để phát huy và nắm bắt cơ hội từ quá trình phát triển, người dân tái định cư cần được hỗ trợ về giáo dục, đào tạo nghề nhằm đáp ứng những yêu cầu trong môi trường mới, hơn nữa còn có khả năng kiểm soát và quản lý nguồn lực của họ tốt hơn. Ngoài ra, họ cũng cần phải có những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để tự thiết kế lại sinh kế của họ nhằm khắc phục những thay đổi, những tác động mà chương trình tái định cư đã đem lại cho họ và cho cộng đồng họ. - Cải tạo điều kiện lao động cho người dân tái định cư. Phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm và tư vấn hướng nghiệp để cung cấp các thông tin về việc làm thiết thực hơn đối với người dân tái định cư, tăng cường tổ chức đào tạo nghề dành riêng cho người dân tái định cư. - Sản xuất trên đất bán ngập sẽ là hình thức canh tác mới mẻ đối với đồng bào các dân tộc vùng hồ thủy điện Sơn La, vì vậy công tác hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao các tiến bộ khoa học về giống, bảo vệ thực vật, kinh nghiệm làm đất, gieo trồng, cơ cấu mùa vụ…cho nông dân trong thời gian đầu để làm quen với quy trình canh tác bán ngập là cần thiết. Cần hướng dẫn và chuyển giao cho người dân chủ yếu theo hướng sau: + Hướng dẫn cho người dân về mùa vụ sản xuất hợp lý, chọn giống phù hợp cho từng vụ trên từng chân đất bán ngập, quy trình canh tác như làm đất, cày bừa, chọn giống, kỹ thuật gieo sạ lúa, trồng ngô trên đất bán ngập. Tổ chức tập huấn theo địa bàn thôn bản, nơi có điều kiện sản xuất trên đất bán ngập. Phân loại hộ gia đình theo nhóm hộ canh tác lúa nương, lúa nước, ngô, đậu đỗ, rau, ... + Tổ chức cho đại diện hoặc nhóm trưởng các hộ TĐC ven hồ tham quan mô hình sản xuất bán ngập tại các địa phương vùng hồ sông Đà tại huyện Phù Yên – Sơn La để họ trực tiếp quan sát, lắng nghe, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất của nông dân. Thời gian tham quan tổ chức vào đầu vụ đông xuân và hè thu. + Tổ chức nghiên cứu tuyển chọn, thử nghiệm giống cây trồng ngắn ngày phù hợp với thời gian hở đất và thời vụ bán ngập. Tập trung tuyển chọn, khảo nghiệm các giống lúa, ngô. Công tác này sẽ do các cơ quan chuyên ngành đảm nhận như Trung tâm khuyến nông, Trung tâm giống cây trồng các tỉnh, Phòng nông nghiệp các huyện thực hiện trên địa bàn hoặc liên kết với các cơ quan Trung ương trong lĩnh vực giống cây trồng như Viện cây lương thực, Viện ngô… nhằm xác định được bộ giống ổn định có hiệu quả trong sản xuất. + Đầu tư khuyến nông cho các hộ TĐC có đất bán ngập vì đa số các hộ dân đều nghèo chưa quen canh tác trên đất bán ngập nên tâm lý sợ thất bại ảnh hưởng đến kinh tế. Công tác khuyến nông sẽ hướng dẫn trực tiếp cho nông dân trên đồng ruộng và từng vụ sản xuất, từng loại giống cây trồng sẽ áp dụng trong sản xuất, trên cơ sở đầu tư cấp giống, vật tư phân bón (thông qua chi phí hỗ trợ sản xuất cho hộ TĐC). + Xây dựng mô hình canh tác trình diễn để các hộ TĐC trực tiếp tham khảo áp dụng trên đất bán ngập tại địa bàn. Mô hình canh tác cây trồng trên đất bán ngâp sẽ triển khai trên từng cao trình ngập: 8 tháng, 6 tháng, 5 tháng…và theo thời vụ gieo trồng trong năm như mô hình sản xuất lúa vụ xuân sớm, xuân chính vụ, mô hình sản xuất ngô xuân, ngô hè thu… - Xây dựng chế độ hỗ trợ trọn gói đối với người tái định cư, trong đó bao gồm cả chính sách về việc làm, tài chính, đào tạo, xây dựng các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tái định cư. Đa dạng hoá các hoạt động phi nông nghiệp trước khi bị mất đất canh tác và không còn việc làm nông nghiệp; cải thiện sự tiếp cận của người tái định cư đối với cơ hội việc làm phi nông nghiệp được trả công và nâng cao cơ hội làm việc phi nông nghiệp. 4.4.2. Giải pháp về nguồn lực xã hội - Tăng cường công tác dân vận nhằm tạo ra sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc đối với chủ trương, chính sách tái định cư. Mỗi cộng đồng dân tộc có những thói quen, lối sống, tập tục canh tác khác nhau, thậm chí ngay trong một cộng đồng, khả năng nhận thức và tác động của việc tái định cư cũng khác nhau giữa các tầng lớp, thế hệ người. Bởi vậy, chính sách tái định cư không thể đồng nhất trong một tổng thể mà phải có các chính sách hết sức cụ thể cho từng đối tượng. Đối với các dự án thủy lợi, thủy điện lớn, tiến hành nghiên cứu xã hội học kỹ lưỡng, nắm vững nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, phong tục, lối sống, thực trạng đất đai và sinh kế của các dân tộc, các hộ gia đình bị ảnh hưởng, nhằm tránh đưa ra những quyết sách về di dân, tái định cư duy ý chí, vội vàng, thiếu khoa học. - Phân cấp mạnh và trao quyền cho các cấp cơ sở, nhất là cấp huyện, thị, gắn với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quy hoạch và cán bộ trực tiếp làm công tác di dân, tái định cư vốn còn rất thiếu kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn. Bộ máy quản lý dự án di dân, tái định cư thủy điện phải đề cao trách nhiệm, gắn bó sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện ở cơ sở, bảo đảm tiến độ di dân, tái định cư vận hành theo hướng đồng bộ, thống nhất. - Tạo thị trường cho sản phẩm nông nghiệp. Nông sản chính trên vùng đất bán ngập gồm thóc và ngô. Đây là hai mặt hàng nông sản có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, trong đó sản phẩm ngô hàng hóa được coi là sản phẩm chiến lược có tiềm năng. Thị trường nông sản có thể được tiêu thụ theo định hướng sau: Thóc gạo sẽ là sản phẩm tự sản tự tiêu trong nội bộ do nhu cầu lương thực của chính các hộ dân tại các khu điểm TĐC. Sản phẩm ngô hàng hóa sẽ tiêu thụ thông qua các đại lý thu mua của thương lái, mạng lưới thu mua ngô hình thành ở các xã, các huyện trong thời gian qua, thậm chí tư thương vào đến địa bàn từng bản ven sông Đà để thu mua ngô cho nông dân từng vụ sản xuất. Để hạn chế tư thương ép giá có thể thành lập các tổ hợp tác cấp xã chuyên lo về tiêu thụ ngô cho người dân. - Có mạng lưới cung cấp thông tin về thị trường cho người dân tái định cư về: Nhu cầu các loại nông sản trên thị trường; Giá cả các loại hàng hoá phục vụ cho sản xuất kinh doanh nói chung và các ngành nghề cho người dân tái định cư; Tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người dân tái định cư khi tham gia thị trường - Thực hiện chính sách hướng dẫn, đào tạo huấn luyện các thức làm ăn, phổ biến các hình thức kinh doanh phù hợp khả năng của người; Có các kế hoạch nghiên cứu nhu cầu thị trường hàng hoá cụ thể để có hướng chuyển dịch các hoạt động kinh tế để đáp ứng nhu cầu thị trường. 4.4.3. Giải pháp về nguồn lực tự nhiên - Chất lượng đất nông nghiệp phải được đánh giá với sự tham gia của những người đang tái định cư trước khi chúng được phân bổ. Nếu đất đai màu mỡ, thì số lượng hiện tại là phù hợp để phân bổ. Tuy nhiên, nếu là đất đồi hoặc bạc màu, như thế số lượng phân bổ cho các hộ phải lớn hơn. Việc phân bổ đất phải có khoản dự phòng theo quy mô gia đình. - Đất bán ngập tại các vùng hồ chứa thủy điện cần tận dụng để sản xuất, nhằm tăng thu nhập cho các hộ dân TĐC ven hồ không cân đối trừ vào định mức đất cấp theo tiêu chuẩn bồi thường đất sản xuất bị thiệt hại cho các hộ TĐC, không nên xem diện tích đất bán ngập là quỹ đất TĐC. - Ban hành quy chế quản lý khai thác vùng hồ chứa nói chung và trên vùng đất bán ngập nói riêng trong đó quy định các hoạt động được phép khi sử dụng đất bán ngập để nuôi trồng đánh bắt thủy sản, canh tác nông nghiệp, ví dụ: xây dựng đồng ruộng, kênh mương, trồng cây hàng năm…và các hoạt động không được phép như thu hẹp diện tích, cản trở hạn chế đến dung lượng của hồ chứa… - Có cam kết giữa người dân sử dụng đất bán ngập và Ban quản lý nhà máy thủy điện và phải có trách nhiệm với nhau về giữ gìn, bảo vệ môi trường vùng hồ và ven hồ. Ban quản lý thông báo thường xuyên tình trạng vùng hồ, người dân đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích. Việc triển khai chương trình tái định cư cần được thực hiện một cách đồng bộ, có trọng điểm, có trật tự và phải được thực hiện trên từng địa bàn tái định cư, tránh sự xáo trộn lớn đến vùng nhận dân tái định cư. - Chế độ đền bù đất đai không nên chỉ chi trả một khoản trọn gói mà nên dành riêng một khoản cho chi phí chuyển đổi nghề đối với các hộ gia đình thuộc đối tượng tái định cư. Ngoài ra cần có một cơ quan, tổ chức thiết kế chương trình, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, chịu trách nhiệm về chuyển nghề cho người dân (kể cả giải quyết sắp xếp việc làm). - Cần có sự khảo sát kỹ lưỡng về quỹ đất cũng như điều kiện, chất lượng đất đai tại nơi dự kiến nhận dân tái định cư. Dựa trên quỹ đất hiện có để xác định số dân sẽ tái định cư đến cho phù hợp. 4.4.4. Giải pháp về nguồn lực vật chất - Khuyến khích các hình thức di dân không tập trung theo phương thức xen ghép, tự nguyện nhằm hạn chế sức ép về đất đai tập trung, nâng cao khả năng tự điều chỉnh, phục hồi nhanh cuộc sống của các hộ dân sau tái định cư, hạn chế những xung đột về văn hóa và phong tục tập quán giữa các cộng đồng. Thực hiện làm điểm khu tái định cư, lựa chọn thiết kế nhà ở và kết cấu hạ tầng cho người dân; khuyến khích các hộ tái định cư tự lập phương án sản xuất theo quy hoạch phê duyệt. Phương thức Nhà nước hỗ trợ vận chuyển, san ủi nền, nhân dân tự tháo dỡ nhà cũ, lắp dựng tại nơi ở mới theo sở thích, nguyện vọng là một cách làm phù hợp. - Đất sinh hoạt phải giành cho những người tái định cư có tính đến kiểu cách của các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau và sao cho giống với bản làng của họ trước đây. Các chính sách phải đủ mềm dẻo để cho phép có nhiều diện tích hơn mức tối đa hiện nay 400 m2 đối với đất sinh hoạt (nhà cửa và vườn). Việc phân bổ các lô đất sinh hoạt phải tôn trọng nguyện vọng của người dân. Các thành viên của dòng tộc, gia đình phải được phép sống gần hoặc kề bên nhau. Trước khi di chuyển đến nơi ở mới, cộng đồng cần được tìm hiểu và tham gia bàn bạc việc bố trí đất sinh hoạt của các hộ, dòng tộc trong cộng đồng. - Nhanh chóng bảo đảm ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân đến định cư và cộng đồng dân sở tại trên các mặt như: nhà ở, an ninh lương thực, việc làm, phát triển sản xuất, giao thông, tránh những rủi ro do di dân, tái định cư gây nên. Trong hệ thống đồng bộ trên, cần đặc biệt chú trọng việc giải quyết vấn đề nước sinh hoạt, sản xuất và đất canh tác, vì đây là hai yếu tố mang tính quyết định đến việc ổn định cuộc sống trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài của các hộ dân. Cần có quy định hình thành quỹ phục hồi thu nhập sau tái định cư để hỗ trợ lâu dài cho người dân trong khoảng từ 10 - 20 năm. Nguồn vốn này tính toán vào dự án và chủ đầu tư các công trình xây dựng nhà máy sẽ trích lợi nhuận hoặc thuế tài nguyên sau khi đưa công trình vào hoạt động. Quan tâm hơn nữa đến đầu tư mở rộng quy mô trường học, trạm xá cũ của xã để tăng năng lực phục vụ dân trong đó do dân tái định cư. Các xã mong muốn có ý kiến chính thức trong quá trình hoạch định và xây dựng phương án tái định cư cụ thể tại địa bàn xã, đặc biệt là chọn lựa để xây dựng và giám sát trong quá trình thi công các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng (sẽ được bàn giao cho xã vận hành quản lý lâu dài). Cần có nguồn cho chi phí tu bổ sau này khi các công trình giao thông, điện, nước, của tái định cư xây dựng xuống cấp. - Tăng cường công tác thông tin cho người dân ở các vùng chịu tác động của chương trình tái định cư thuỷ điện, cụ thể như các thông tin liên quan đến pháp luật, chủ trương chính sách đền bù, kế hoạch quy hoạch di dân tái định cư. Cần phải có thông tin về chiến lược sinh kế của các hộ dân cũng như cộng đồng người dân tái định cư, tổng kết các hộ gia đình có chiến lược sinh kế tốt để phổ biến cho các hộ gia đình khác, từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra những bài học về khôi phục sinh kế cho người dân vào vào các chương trình hành động phát triển sinh kế cho người dân tái định cư. - Cung cấp đầy đủ thông tin về mực nước hồ chứa đến tận người dân: Phối hợp giữa Ban điều hành nhà máy thủy điện và các huyện, tỉnh (Sở Nông nghiệp hay Phòng Kinh tế huyện) thông báo tình hình, kế hoạch và lịch điều tiết mực nước hồ của năm và các tháng trong năm đến các hộ dân sản xuất nông nghiệp trên đất bán ngập. Phương pháp cung cấp thông tin có thể gửi bản tin, thông báo đến các huyện xã có liên quan hoặc thông báo trên phương tiện truyền thông địa phương như báo chí, đài phát thanh tỉnh, đài truyền thanh huyện, xã trong các tháng của thời vụ gieo trồng. Các địa phương xã, huyện cần có bộ phận chuyên trách về sản xuất trên đất bán ngập để giúp nông dân trong quá trình sử dụng và canh tác trên đất bán ngập. Bộ phận này có thể kiêm nhiệm cả hoạt động khuyến nông và tiêu thụ nông sản cho người dân. 4.4.5. Giải pháp về nguồn lực tài chính - Các khoản đền bù tái định cư chủ yếu được thanh toán trực tiếp bằng tiền cho người dân bị thiệt hại. Đây là nỗ lực của Chính phủ trong việc đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên mặt trái của việc đền bù bằng tiền cho người dân mà không có bất kỳ hỗ trợ nào về quản lý tài chính, hướng dẫn chi tiêu... có thể gây ra những tác dụng không mong muốn cho người dân. Như đã đề cập đến trong các phần trên, các hộ bị thiệt hại được đền bù hầu hết là người dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí không cao và kỹ năng quản lý kinh tế hộ hầu như chỉ trong nền kinh tế tự cung tự cấp. Khi nhận được những khoản tiền đền bù quá lớn trong thời gian ngắn mà không có kế hoạch sử dụng sẽ chắc chắn sẽ dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả và bền vững. Tại điểm tái định cư được khảo sát ở xã Chiềng Ngàm, hầu hết các hộ dân tái định cư sử dụng tiền đền bù để mua sắm, trang bị những thiết bị, phương tiện sinh hoạt, trong khi đó không hề có sự đầu tư nào vào phát triển kinh tế. Với việc sử dụng tiền đền bù không hiệu quả sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống của hộ sau này. - Cần có những hỗ trợ thêm trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đền bù. Giải pháp ở đây là cần có một tổ chức đứng ra quản lý số tiền đền bù cho người dân tại mỗi điểm tái định cư. Tổ chức này sẽ cùng người dân bàn bạc, lập kế hoạch khôi phục sinh kế để sử dụng tiền đền bù một cách thiết thực và hiệu quả nhất cho người dân. Số tiền đền bù được quản lý chung dưới dạng một quỹ phát triển và cộng đồng sẽ cùng quyết định sử dụng số tiền này để tạo ra các nguồn sinh kế khác thay cho nguồn sinh kế bị mất do việc tái định cư gây ra. 4.4.6. Giải pháp hỗ trợ các thiệt hại - Người bị ảnh hưởng phải được đền bù về những thiệt hại tài sản, cây cối, cây trồng và các tài sản khác. Cụ thể là, khi người dân phải di chuyển khỏi địa bàn sống của mình trước khi đất nông nghiệp mới được phân phối, thì người bị ảnh hưởng phải có được thời gian quá độ đầy đủ để điều chỉnh môi trường mới của họ với sự hỗ trợ thỏa đáng của chính phủ để đảm bảo cho sinh kế và an ninh lương thực của họ. - Người bị ảnh hưởng sẽ không di dời khi mà chưa có đất nông nghiệp. Di chuyển người bị ảnh hưởng mà không cung cấp sinh kế thích hợp đang gây ra một tình trạng nguy hiểm khi mà tiền đền bù bị mau chóng sử dụng và người dân lại không có lao động trong nhiều tháng. Tính không chắc chắn này dẫn đến việc tiêu dùng lãng phí, nghiện rượu và sự trì trệ về thể lực. - Người bị ảnh hưởng phải có chiến lược sinh kế hiệu quả trước khi họ tái định cư. Một phần của kế hoạch phải bao gồm việc thảo luận với những người tái định cư về những gì họ có thể làm tại điểm tái định cư để có thu nhập, loại cây trồng gì họ có thể trồng và dịch vụ khuyến nông cần thiết nào mà họ có thể cần tới để giúp đỡ họ tại môi trường mới. - Việc đền bù phải dành cho những người mà sinh kế phụ thuộc vào các dòng sông hoặc hai bên bờ sông mà giờ đây phải tái định cư ở xa con sông. - Việc đền bù phải giành cho đầu tư cơ sở hạ tầng được làm theo các cộng đồng theo nơi ở cũ và những chi phí cho xây dựng (thí dụ hệ thống kênh dẫn nước xây dựng cho các hộ hoặc một nhóm hộ). Những đầu tư này có thể không còn được các cộng đồng sử dụng và sẽ phải được tái xây dựng tại khu tái định cư mới. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận - Nhà máy thuỷ điện Sơn La là một dự án thuộc các công trình quan trọng quốc gia và là công trình thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á. Đây là là dự án có số lượng di dân và tái định cư lớn nhất từ trước đến nay. Tới năm 2010, sẽ có 91.000 người hoặc 18.968 hộ tại 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên, dự kiến sẽ được tái định cư. Những hộ dân này sẽ phải di chuyển xa khoảng từ 50 đến 100 km so với nơi ở hiện nay và sẽ không còn được tiếp cận với sông Đà - là nguồn sinh kế chính của họ. - Sinh kế là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó. Sinh kế được cấu thành từ 5 nguồn lực: nguồn nhân lực, nguồn lực xã hội, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính. - Đời sống của người dân tái định cư trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50% số hộ nghiên cứu. Thu nhập bình quân của khu vực chỉ 12,0 triệu đồng/hộ/năm, tương ứng với 3,7 triệu đồng/khẩu/năm, rất thấp so với bình quân chung của cả nước, thấp hơn chuẩn nghèo năm 2009. Cơ cấu thu nhập nghèo nàn, phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp (96%). - Một số loại hình sinh kế chủ yếu của cộng đồng, trong đó quan trọng nhất là nương rẫy, lúa nước, chăn nuôi, trồng rừng, bảo vệ rừng. Hầu hết các loại hình sinh kế đều dựa trên cơ sở khai thác thô các nguồn tài nguyên, phụ thuộc vào thiên nhiên. Thu nhập từ các loại cây ngắn ngày trên nương rẫy, nguồn thu chủ yếu của cộng đồng (chiếm 55% tổng thu nhập) lại thấp và không ổn định do trình độ canh tác và đầu tư thấp, cơ cấu cây trồng chưa phù hợp, thiếu đất canh tác, đất xấu, lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra. Nhiều tiềm năng của địa phương như chăn nuôi đại gia súc, kinh tế vườn hộ, khai thác và phát triển lâm sản ngoài gỗ chưa được phát huy một cách đúng mức. Đói nghèo vì vậy trở thành áp lực lớn đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái, đặc biệt là đối với đất sản xuất nông nghiệp. - Tận dụng đất bán ngập sản xuất nông nghiệp tại vùng hồ thủy điện Sơn La sẽ làm giảm áp lực về đất sản xuất cho nhu cầu TĐC nói chung và các hộ TĐC ven hồ nói riêng và góp phần ổn định cuộc sống của người dân sau TĐC. Theo tính toán ngoài đất sản xuất được cấp theo tiêu chuẩn định mức TĐC bình quân 1,5 ha/hộ, các hộ TĐC ven hồ sẽ có thêm 0,33 ha/hộ đất bán ngập để sản xuất. Sử dụng đất bán ngập là một trong cơ sở căn cứ thực tiển để bố trí TĐC ven hồ trên địa bàn các xã có dân bị ngập. Sản xuất nông nghiệp trên đất bán ngập sẽ góp phần ổn định cuộc sống cho các hộ dân sau TĐC của các xã ven hồ. Diện tích đất bán ngập phần lớn tập trung ở xã Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu. - Việc sử dụng đất bán ngập trong sản xuất cũng cần có những tiêu chí nhất định: Thời gian hở đất đủ để gieo trồng ít nhất 1 vụ sản xuất trong năm và trùng với thời vụ gieo trồng của nông dân; Khu vực đất bán ngập có độ dốc dưới 10o đây là độ dốc có điều kiện để canh tác thuận lợi, cây trồng hàng năm bảo đảm khi nước vừa mới rút, đất còn ướt có thể là đất, gieo hạt kịp thời vụ; Vị trí khu đất không xa khu dân cư TĐC, có đường giao thông, đi lại dễ dàng bằng thuyền cho người dân; Diện tích phải tập trung, không manh mún, địa hình tương đối bằng phẳng; Có điều kiện để khai hoang xây dựng, cải tạo đồng ruộng với chi phí không cao; Đất đai khu vực bán ngập phải phù hợp với các loại cây trồng hàng năm, không xen lẫn sỏi đá, tầng dày đất phải trên 25cm, không bị bào mòn rửa trôi khi nước hồ lên xuống. - Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần giải quyết nhằm đảm bảo sinh kế cho các hộ dân như: còn chậm trễ về mặt hành chính, về nguồn nhân lực như đào tạo nghề, hỗ trợ kỹ thuật canh tác mới; Về nguồn lực tự nhiên như đất đai, nguồn nước, cây trồng...; Về nguồn lực vật chất như nhà ở, giao thông, điện, trường học, trạm y tế..; Về nguồn lực tài chính như chậm hỗ trợ tái định cư, vấn đề quản lý tiền của các hộ dân được nhận đền bù... chưa được thực hiện đầy đủ, các vấn đề quản lý tiền mặt cho đền bù, về với vùng nhận dân tái định cư và về điều kiện sống chưa được quan tâm đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân tái định cư, gây bất ổn trong tâm lý của người dân. Để giải quyết vấn đề trên, một số giải pháp được đưa ra là: Giải pháp về nguồn nhân lực: Giúp người dân nhận thức được rằng họ cần phải năng động hơn và có động lực hơn trong việc tìm và huy động các giải pháp nhằm phát triển sinh kế cho chính bản thân họ. Đào tạo nghề cho người dân, giúp họ có kỹ năng lao động phù hợp với điều kiện mới, đặc biệt là sản xuất trên đất bán ngập. Nâng cao năng lực quản lý của cộng đồng và chính quyền địa phương. Giải pháp về nguồn lực xã hội: Tăng cường công tác dân vận nhằm tạo ra sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc đối với chủ trương, chính sách tái định cư. Phân cấp mạnh và trao quyền cho các cấp cơ sở, nhất là cấp huyện, thị, gắn với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quy hoạch và cán bộ trực tiếp làm công tác di dân, tái định cư. Tạo thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, có mạng lưới cung cấp thông tin về thị trường, có hướng chuyển dịch các hoạt động kinh tế để đáp ứng nhu cầu thị trường Giải pháp về nguồn lực tự nhiên: Tận dụng đất bán ngập tại các vùng hồ chứa thủy điện để sản xuất. Ban hành quy chế quản lý khai thác vùng hồ chứa nói chung và trên vùng đất bán ngập nói riêng. Cần có sự khảo sát kỹ lưỡng về quỹ đất cũng như điều kiện, chất lượng đất đai tại nơi dự kiến nhận dân tái định cư để giao cho dân đưa vào sản xuất. Giải pháp về nguồn lực vật chất: Khuyến khích các hộ tái định cư tự lập phương án sản xuất theo quy hoạch phê duyệt. Nhà nước hỗ trợ vận chuyển, san ủi nền, nhân dân tự tháo dỡ nhà cũ, lắp dựng tại nơi ở mới theo sở thích. Nâng cao cơ sở hạ tầng. Bảo đảm ổn định sinh kế cho cộng đồng dân đến định cư và cộng đồng dân sở tại trên các mặt như: nhà ở, an ninh lương thực, việc làm, phát triển sản xuất, giao thông. Đầu tư mở rộng quy mô trường học, trạm xá, chợ... cũ của xã để tăng năng lực phục vụ dân trong đó do dân tái định cư. Cung cấp đầy đủ thông tin về mực nước hồ chứa đến tận người dân Giải pháp về nguồn lực tài chính: Cần có một tổ chức đứng ra quản lý số tiền đền bù cho người dân tại mỗi điểm tái định cư. Tổ chức này sẽ cùng người dân bàn bạc, lập kế hoạch khôi phục sinh kế để sử dụng tiền đền bù một cách thiết thực và hiệu quả nhất cho người dân. Số tiền đền bù được quản lý chung dưới dạng một quỹ phát triển và cộng đồng sẽ cùng quyết định sử dụng số tiền này để tạo ra các nguồn sinh kế khác thay cho nguồn sinh kế bị mất do việc tái định cư gây ra. 5.2. Đề nghị - Để sử dụng có hiệu quả đất bán ngập để sản xuất nông nghiệp đề nghị có sự phối hợp giữa địa phương và nhà máy thủy điện thông tin kịp thời lịch điều tiết mực nước hồ trong các tháng mùa vụ sản xuất tạo điều kiện để các hộ gia đình tổ chức sản xuất chủ động hơn. - Đề nghị chủ đầu tư ban hành quy chế quản lý khai thác vùng hồ Sơn La trong đó có việc khai thác sử dụng đất bán ngập sản xuất nông nghiệp và có hình thức thích hợp về quyền sử dụng đất bán ngập để gắn với quyền lợi và trách nhiệm của các hộ dân sử dụng với nhà máy thủy điện. - Sản xuất trên đất bán ngập tại hồ Sơn La là hình thức canh tác mới đối với đồng bào các dân tộc, vì vậy đề nghị các cấp chính quyền huyện và tỉnh, Ban QLDA di dân TĐC cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn cụ thể cho các hộ gia đình về bố trí mùa vụ, làm đất, gieo trồng, chọn giống, chăm sóc và thu hoạch. Tổ chức cho các hộ tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất bán ngập tại vùng hồ Hòa Bình, xây dựng các mô hình canh tác trong thời gian đầu để hạn chế rủi ro trong sản xuất. Đề nghị các địa phương tỉnh, huyện quan tâm và chỉ đạo cụ thể sản xuất trên đất bán ngập như chỉ đạo sản xuất trên đất không ngập. Lưu ý đến các giải pháp nâng các nguồn lực: nguồn nhân lực, nguồn lực xã hội, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính. - Đề nghị đầu tư xây dựng đồng ruộng, khai hoang giải phóng mặt bằng triệt để vùng đất bán ngập có khả năng canh tác để khi hồ chứa Sơn La đi vào vận hành khai thác có thể canh tác được ngay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đặng Nguyên Anh (2006), Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 2. Đặng Nguyên Anh (2007), Tái định cư cho các công trình thuỷ điện ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, (số 8/2007). 3. Ban Quản lý dự án thuỷ điện Sơn La (2002), Dự án quy hoạch bố trí dân cư tỉnh Sơn La giai đoạn 2003 - 2010, Hà Nội. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003), Báo cáo Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La, Hà Nội. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005), Báo cáo Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La (Tài liệu đã chỉnh sửa theo Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La). 6. Phạm Mộng Hoa và Lâm Mai Lan (2000), Tái định cư trong các dự án phát triển: Chính sách và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Vũ Công Lân, Nguyễn Việt Hải và các cộng sự (2007), Báo cáo phân tích tác động giảm nghèo thông qua đầu tư công đến tái định cư tại Tây Nguyên - Dự án “Giám sát và đánh sát việc thực hiện CPRGS trong lĩnh vực nông thôn Việt Nam" - TF052631, Hà Nội. 8. Ngân hàng Phát triển châu Á (1995), Cẩm nang về tái định cư - Hướng dẫn thực hành. 9. Ngân hàng Phát triển châu Á (2000), Chính sách tái định cư không tự nguyện ở Việt Nam. 10. Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 11. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003. 12. Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg Ngày 29 tháng 11 năm 2004, của Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La. 13. Quyết định số 02/2007/qđ-ttg ngày 09 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La. 14. Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND ngày 8 tháng 5 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ- TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ. 15. Bùi Đình Toái (2004), Sử dụng PRA trong việc tăng cường khả năng giảm thiểu tác hại của ngập lụt của cộng đồng địa phương, Đại học Huế. 16. Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 7 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Nghị định Chính phủ 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 17. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020, Sơn La. 18. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Sơn La, Sơn La. 19. UBND huyÖn ThuËn Ch©u tỉnh Sơn La (2006) B¸o c¸o quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi huyÖn ThuËn Ch©u, tØnh S¬n La giai ®o¹n 2006 – 2020, Sơn La. 20. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2006), Rà soát bổ sung quy hoạch di dân tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La, Hà Nội. 21. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2007), Báo cáo tổng hợp quy hoạch các vùng sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho vùng tái định cư Thuỷ điện Sơn La, Hà Nội. 22. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2007), Quy hoạch bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý vùng bán ngập công trình Thuỷ điện Sơn La, Hà Nội. PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH TRẠNG ĐỜI SỐNG HỘ GIA ĐÌNH TÁI ĐINH CƯ Phần chung: - Tỉnh: Sơn La Huyện: ............. Xã: ................ Thôn: ................................. - Họ tên chủ hộ: .......................... Giới tính: ........ Năm sinh: ....... Dân tộc: ............ - Trình độ văn hóa: ..................... Tổng số người trong hộ: ........Số Nam: Số Nữ: Phần chi tiết: Anh, chị chuyển về đây khi nào ? Ngày ........... tháng .......... năm .......... Anh, chị đã nhận được loại đền bù và hỗ trợ nào? - Bằng tiền mặt?  - Nhà ở?  - Đất?  - Khác? , cụ thể: + ....................................................................................................................... Anh, chị đã nhận được bao nhiêu tiền? ............................... Năm nào? ........... Anh, chị có nhận đầy đủ tiền như đã được hứa không? Có . Không . Nếu không, anh chị còn bao nhiêu tiền nữa? ......................... Anh, chị có làm những thủ tục gì để nhận được nốt số tiền còn lại? ................ ....................................................................................................................... Theo anh chị, số tiền đền bù như vậy có thỏa đáng cho hộ gia đình không? Có  Không  Nếu Không, theo anh chị, bao nhiêu mới thỏa đáng: ....................................... Nếu anh, chị được đền bù bằng nhà, anh, chị có hài lòng với nhà đó không? Có  Không  Nếu không, tại sao? ........................................................................................ So sánh nhà ở nơi mới với nhà ở cũ: Thuận tiện hơn  Ít thuận tiện hơn  Rộng hơn  Hẹp hơn  Anh chị có mong muốn nhà nước cấp tiền mặt để anh chị có thể tự xây nhà không? Có  Không  Anh, chị có được nhận đầy đủ diện tích đất như đã hứa không? Có  Không  So sánh đất canh tác nơi ở mới với nơi ở cũ: Nhiều hơn  Bằng  Ít hơn  Tốt hơn  Bằng  Xấu hơn  Đi gần hơn  Bằng  Xa hơn  Anh chị có đủ lương thực ăn trong năm không? Có  Không  So sánh với thời gian trước khi anh, chị chuyển đến đây thì như thế nào? ………………………………………………………………………………………... Từ khi chuyển đến đây, gia đình anh, chị có bị thiếu đói không? Có  Không Nếu Có, + Thiếu mấy tháng trong một năm: ............ + tại sao? ....................................................... + Thỉnh thoảng hay thường xuyên Anh, chị có được đi lấy củi và khai thác tận thu các lâm sản trong rừng của cộng đồng hoặc rừng của nhà nước không? Có  Không  Các nguồn thu nhập bằng tiền mặt chính của gia đình anh chị là gì? Ở nơi ở cũ Nơi ở mới Từ sản phẩm trồng trọt   Từ vật nuôi   Từ gỗ lấy từ rừng   Từ sản phẩm khác   Từ nguồn khác .................. So với thu nhập của gia đình ở nơi ở cũ: Nhiều hơn  Bằng  Ít hơn  Thắp sáng trong nhà: Ở nơi ở cũ Nơi ở mới Từ lưới điện quốc gia   Máy phát thủy điện nhỏ   Đèn dầu   Nhiên liệu để đun nấu thông dụng nhất trong gia đình anh chị là gì? Củi  Rơm  Lá cây  Khác ............................. Gia đình anh chị có đủ chất đốt so với nơi ở cũ không? Có  Không  Nếu Không, tại sao? ................................................................................................ Gia đình anh chị lấy nước sinh hoạt và nước ăn ở đâu? Ở nơi ở cũ Nơi ở mới Giếng xây   Giếng đào   Sông, suối   Nước máy   Khác ......... Anh chị có bao giờ bị thiếu nước dùng không? Không  Có; Nếu Có, thiếu bao nhiêu tháng trong năm? ............ tháng So sánh với nước sinh hoạt ở nơi ở cũ: Nhiều hơn  Bằng  Ít hơn  Tốt hơn  Bằng  Kém hơn  Đi lấy gần hơn  Bằng  Xa hơn  Đi học. Tại khu tái định cư có xây trường học cho trẻ em không? Có  Không ; Nếu có, trường cấp mấy: Mầm non  Tiểu học  Trung học Cơ sở  Khác ..... So sánh với trường học ở nơi ở cũ: Tốt hơn  Bằng  Kém hơn  Đi gần hơn  Bằng  Xa hơn  Con cái anh chị có được đi học không: Có  Không  Nếu Không, tại sao ? ................................................................................................. Tại khu dân cư có trạm y tế nào không? Có  Không ; Nếu Có, trạm y tế có được trang bị đầy đủ không? Có  Không ; So sánh với trạm y tế ở nơi ở cũ: Tốt hơn  Bằng  Kém hơn  Đi gần hơn  Bằng  Xa hơn  Anh chị hoặc người trong gia đình của anh chị có được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh kịp thời khi đau ốm không? Có  Không  Nếu Không, tại sao ....................................................................................................... Anh, chị vẫn duy trì các hoạt động văn hóa và các phong tục, tập quán mà anh chị vẫn làm trước kia không? Có  Không  Nếu Không, tại sao ................................................................................................. Tại thôn mới có xây nhà văn hóa không? Có  Không ; Nếu có, nó có được xây theo kiểu truyền thống không? Có  Không  Anh chị có hài lòng với nhà đó không? Có  Không  ; Tại sao ………………. Chợ nông thôn: Tại khu dân cư có chợ không? Có  Không  Anh chị thường đi đến chợ gần nhất bằng phương tiện gì? Đi bộ  Xe đạp  Xe máy  Thuyền  Phương tiện khác: ................. Từ nhà anh chị đến chợ gần nhất hết bao nhiêu lâu ? ............ giờ. So sánh với chợ ở nơi ở cũ: Tốt hơn  Bằng  Kém hơn  Đi gần hơn  Bằng  Xa hơn  Tại cộng đồng đang ở có dự án tạo thu nhập nào không? Có  Không ; Nếu có, anh chị có được khuyến khích để tham gia không? Có  Không ; Nếu Không, tại sao? ................................................................................................... Dự án có giúp cải thiện thu nhập của gia đình không? Có  Không  Tại sao? ....................................................................................................................... Cuộc sống của anh chị tại nơi tái định cư tốt hơn hay tồi hơn so với cuộc sống ở nơi ở cũ? Tốt hơn , Tại sao? ......................................................................... Bằng , Tại sao? ......................................................................... Kém hơn , Tại sao? ........................................................................ Theo anh, chị, cần phải làm gì để cải thiện đời sống của người dân tại nơi tái định cư? ................................................................................................................. ....................................................................................................................................... Ngày tháng năm 2009 Người điều tra Đại diện UBND xã Chủ hộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.doc
Luận văn liên quan