Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can

Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật là tiền đề và là công cụ quan trọng hàng đầu để duy trì quyền lực và đảm bảo sự thống nhất của một Nhà nước. Bước vào nền kinh tế thị trường với biết bao sự thay đổi, chuyển biến của cơ chế, của chính sách cùng với đó là sự khủng hoảng về tài chính và tệ hơn nữa là sự xuống cấp trầm trọng của ý thức và nhân cách con người. Bên cạnh những kết quả đạt được thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng không ngừng bộc lộ rõ nét. Tội phạm gia tăng với những hành vi vi phạm ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Kẻ phạm tội nhất là bọn phản động, lưu manh chuyên nghiệp, những phần tử chuyên sống bằng đầu cơ, buôn lậu, cướp giật, làm ăn phi pháp thì thủ đoạn thường rất gian ngoan, xảo quyệt. Nguy hiểm hơn nữa là loại tội phạm công nghệ cao đã và đang làm cho các cơ quan chức năng phải đau đầu, người dân không khỏi bàng hoàng và lo lắng trước những thủ đoạn phạm tội mà chúng đã thực hiện. Trước thực tế ấy, CQĐT cùng với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân đã nhận thức được rất rõ về yêu cầu và nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, hơn nữa CQĐT còn luôn coi đây là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra hết sức quan trọng nhằm phát hiện, giải quyết nhanh chóng vụ án. Hoạt động điều tra vụ án hình sự nhiều năm qua đã chứng minh, chuẩn bị hỏi cung bị can có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hoạt động hỏi cung bị can, là cơ sở để ĐTV chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn các chiến thuật, các phương pháp tác động tới bị can nhằm khai thác, làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Mặt khác, chuẩn bị hỏi cung bị can còn là một khâu đặc biệt quan trọng quyết định sự thành bại của một cuộc hỏi cung. Trong nhiều năm qua, những vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can đã được để ý và quan tâm đáng kể. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu độc lập về vấn đề này, nên chuẩn bị hỏi cung bị can mới dừng lại ở việc nghiên cứu một cách khái quát mà chưa nhận được sự ưu tiên hay sự tập trung nghiên cứu một cách thỏa đáng. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can” có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn, là nhiệm vụ quan trọng không chỉ được đặt ra đối với khoa học điều tra hình sự mà còn là yêu cầu cần thiết đối với thực tiễn điều tra tội phạm. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA CHUẨN BỊ HỎI CUNG BỊ CAN 4 1.1. Khái niệm chuẩn bị hỏi cung bị can. 4 1.2. Nội dung cơ bản của chuẩn bị hỏi cung bị can. 5 1.2.1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan. 6 1.2.2. Nghiên cứu nhân thân bị can. 9 1.2.3. Chuẩn bị tác động về tâm lí 16 1.2.4. Lập kế hoạch hỏi cung bị can. 22 1.3. Ý nghĩa của chuẩn bị hỏi cung bị can. 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ HỎI CUNG BỊ CAN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 35 2.1. Thực trạng chuẩn bị hỏi cung bị can. 35 2.1.1. Những kết quả đạt được trong chuẩn bị hỏi cung bị can. 35 2.1.2. Những hạn chế tồn tại trong chuẩn bị hỏi cung bị can. 43 2.1.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trong chuẩn bị hỏi cung bị can. 46 2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuẩn bị hỏi cung bị can. 48 KẾT LUẬN 55

doc63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5935 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị can trước khi tiến hành hỏi cung phục vụ có hiệu quả cho hoạt động hỏi cung. ĐTV chỉ có thể phát hiện được những vướng mắc trong tư tưởng của bị can - là nguyên nhân khiến bị can không thành khẩn khai báo hoặc từ chối khái báo, thậm chí tiêu cực tự sát, khi nghiên cứu một cách cặn kẽ, tỉ mỉ mọi đặc điểm nhân thân bị can, nhất là hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội của bị can. Khi đã xác định đúng những điểm vướng mắc đó, công việc còn lại của ĐTV chỉ là lựa chọn cách thức tác động phù hợp, giúp bị can vượt qua được những chướng ngại mà họ đang gặp phải để từ đó thay đổi thái độ khai báo với CQĐT. Trong những năm qua, do nhận thức tốt về vấn đề nêu trên nên các ĐTV, khi đứng trước các bị can có thái độ bất hợp tác với CQĐT, đã dành nhiều thời gian, công sức thỏa đáng để tìm ra nguyên nhân của tình trạng đó và lựa chọn được biện pháp giải quyết phù hợp, tạo thuận lợi cho công tác đấu tranh lấy lời khai của bị can. Như vụ án Vũ Thị Kim Anh giết người trên xe Lexus năm 2009. Xem: Baomoi.com - Vụ án giết người trên xe Lexus: Bí ẩn đã được hóa giải. . CQĐT do nghiên cứu kỹ nhân thân bị can, biết được cuộc sống, hoàn cảnh gia đình của Kim Anh, nhất là nắm được diễn biến tâm lý cũng như động cơ gây án của Kim Anh nên đã lựa chọn được phương pháp hỏi cung phù hợp và nhanh chóng tìm ra được chân tướng vụ giết người đó. Hay vụ án Nguyễn Minh Thuận kể trên cũng là một ví dụ. Khi bị bắt, Thuận không chịu khai nhận về hành vi mà hắn đã gây ra mặc dù CQĐT đã có đủ chứng cứ phạm tội của hắn. Biết không thể đấu tranh với Thuận bằng cách đó, CQĐT đã tìm hiểu về đời sống gia đình Thuận, quan hệ của Thuận với gia đình, truyền thống trong gia đình… và biết được thái độ không chịu khai báo của Thuận là vì lo sợ sự lên án, khinh bỉ của dòng họ, của xã hội về hành vi “trời không dung, người không tha” của hắn. CQĐT đã đối xử rất nhân hậu, rộng lượng, tỏ ra thông cảm và sẵn sàng chia sẻ với Thuận khiến Thuận thấy càng hối hận về hành vi phạm tội của mình. Trước sự đối xử đầy tình người của ĐTV, Thuận đã vượt qua được sự lo sợ bị dòng họ, xã hội lên án và thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình. Trong thực tế, có nhiều trường hợp việc phạm tội của bị can bị thúc đẩy bởi những hoàn cảnh đặc biệt của cá nhân, gia đình, mâu thuẫn với định hướng giá trị của chính bị can. Thông thường, sau khi phạm tội bị can tỏ ra ân hận về việc làm của mình, đồng thời luôn lo sợ bị phát hiện, sợ phải chịu trách nhiệm về hành vi mà mình đã thực hiện. Đối với những bị can loại này, phần lớn các ĐTV đều tìm hiểu, nắm vững về hoàn cảnh gia đình, thân thế của bị can và sử dụng đặc điểm đạo đức - tâm lý của bị can để làm thay đổi thái độ nhận thức lệch lạc của bị can từ đó thay đổi thái độ khai báo và hợp tác với ĐTV làm rõ sự tình của vụ án. Kinh nghiệm của các ĐTV Đội Cảnh sát điều tra Công an quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ khá điển hình. Sáng ngày 14/11/1999, Nguyễn Quang Định, sinh năm 1970, trú tại Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, đã lấy một két sắt loại nhỏ, nặng 20kg của công ty trách nhiệm hữu hạn Silem có văn phòng đặt tại phường 11, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Qua tìm hiểu, thu thập thông tin, CQĐT biết Nguyễn Quang Định là bạn cũ của Nguyễn Văn Đình Trâm Anh, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Silem, được Trâm Anh mời về làm việc ở công ty và đối xử rất tốt. Cách vụ trộm hai năm, trong một lần đi hiến máu tình nguyện, Định mới biết mình bị mắc bệnh ung thư máu. Hiện cha Định lại đang bị bệnh nặng nên Định rất cần tiền để chạy chữa cho cha và trị bệnh cho mình. Vì kẹt tiền quá nên Định đã liều trộm két sắt đựng tiền của công ty. Khi hỏi cung, mặc dù ĐTV đã đưa ra đủ chứng cứ để vạch trần sự liên quan của Định với vụ án nhưng hắn một mực kêu oan, không chịu thừa nhận hành vi của mình. Do đã nghiên cứu kỹ hoàn cảnh gia đình, bản chất con người Định và nắm rõ mối quan hệ của Định với Trâm Anh, ĐTV quyết định thức tỉnh lương tri của Định. Anh nói: Anh là người có học, lại là bạn cũ của cô Trâm Anh, chính cô ấy đã nghĩ đến tình bạn, đưa anh về làm việc trong công ty, đối xử tốt với anh, giúp đỡ anh trong lúc cuộc sống anh khó khăn. Hỏi anh không biết rằng “hùm chết để da, người ta chết để tiếng hay sao mà nỡ làm chuyện phụ tình, bạc nghĩa ấy?” Chính cô Trâm Anh cũng hết sức ngỡ ngàng khi biết anh là thủ phạm của vụ trộm ấy… Khi thấy ĐTV nói như thế, Định như thức tỉnh lương tâm, anh dằn vặt, đau khổ kể về hoàn cảnh gia đình mình và tỏ ra thấy có lỗi, thấy xấu hổ với cô Trâm Anh và bạn bè đồng nghiệp trong công ty. Cuối cùng, Định đã kể lại đầu đuôi việc thực hiện hành vi phạm tội của mình và chỉ chỗ giấu két sắt cho CQĐT. Xem: Bùi Kiên Điện - nghiên cứu, sử dụng đặc điểm nhân thân bị can trong hoạt động điều tra hình sự . Kinh nghiệm tương tự cũng được ĐTV sử dụng thành công trong cuộc hỏi cung bị can Nguyễn Xuân Nguyên. Yếu tố cản trở sự thành khẩn khai báo của bị can lại nằm ở sự lo lắng sợ bị mất danh dự tương lai, xấu hổ với quá khứ vẻ vang của chính mình. Xác định được điều đó, ĐTV đã tỏ ra thông cảm với bị can, làm giảm bớt sự lo lắng ở bị can bằng cách chỉ cho bị can thấy rằng điều đó sẽ không xảy ra nếu bị can dám dũng cảm nhìn vào sự thật và việc khai báo về hành vi không xứng đáng mà mình đã thực hiện chính là cách tốt nhất để chuộc lại lỗi lầm. Được ĐTV động viên kịp thời, bị can đã thành khẩn khai báo và nhận tội. Như vậy, nghiên cứu, nắm được diễn biến tâm lý phạm tội của bị can trong từng vụ án cụ thể chính là chìa khóa giúp ĐTV lựa chọn được cách thức hỏi cung bị can phù hợp nhằm giải quyết hiệu quả vụ án hình sự. Thứ tư, CQĐT đã quan tâm và chú trọng đúng mức tới việc nghiên cứu, làm rõ hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan nên hiệu quả của chuẩn bị hỏi cung đã được nâng cao trên thực tế. Nghiên cứu kỹ hồ sơ và các tài liệu khác liên quan tới vụ án là công việc cần thiết để ĐTV nắm được sơ bộ về bị can, giúp ĐTV xác định được những vấn đề cần chuẩn bị trước khi hỏi cung và mục đích cụ thể mà mình hướng tới trong quá trình hỏi cung. Nhận thức được thực tế đó, hoạt động hỏi cung bị can của ĐTV trong những năm qua đã thu được những kết quả rất khả quan. Thành công của chuyên án 396F bóc dỡ toàn bộ đường dây ma túy liên tỉnh của Nguyễn Đức Lượng là một ví dụ điển hình cho thấy vai trò của việc nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án đối với hoạt động hỏi cung bị can và điều tra vụ án hình sự. Ngày 26/9/2000 Lượng bị bắt giữ, nhưng tại CQĐT Lượng vẫn trâng tráo thách thức CQĐT, vẫn tin tưởng vào khả năng của mình nên cho rằng CQĐT không làm gì được mình. Trước thái độ ngạo mạn của Lượng, các ĐTV biết không thể khuyên can hay sử dụng tác động tâm lý để Lượng khai nhận hành vi phạm tội của hắn nên đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ khác nhau để tìm ra chứng cứ đấu tranh với y khi tiến hành hỏi cung. Một mặt, ĐTV nghiên cứu kỹ các hồ sơ và các tài liệu có liên quan đến Lượng, mặt khác, tiến hành dò tìm, lục soát nhà và trang trại của Lượng để tìm nơi cất giấu ma túy. Đồng thời, các ĐTV cũng tiến hành khai thác hành vi phạm tội của Lượng thông qua việc khai thác, lấy lời khai các đối tượng khác trong đường dây ma túy của hắn. Sau nhiều thời gian tìm kiếm các trinh sát đã phát hiện một bao tải đựng hai vỏ hòm đạn chứa 2,8kg thuốc phiện và 3 bánh heroin. Đang hung hăng là thế, bỗng biết tin CQĐT tìm thấy ma túy trong trang trại của mình, Lượng suy sụp hẳn và ba ngày sau khi bị bắt, trong phòng hỏi cung, đối diện với những chứng cứ không thể chối cãi, Lượng đã khai nhận toàn bộ quá trình phạm tội của mình. Xem: Vietbao.vn - Hơn nghìn ngày đêm bóc gỡ đường dây ma túy Bắc - Nam - ngày 11/5/2001. . Cũng tương tự, trong vụ án hiếp dâm, cướp tài sản xảy ra ngày 16/2/2009 tại thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình do Phạm Văn Hùng thực hiện. ĐTV do đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, không bỏ qua bất cứ tài liệu, chứng cứ nào và tìm được chứng cứ có khả năng chứng minh hiệu quả nhất để đấu tranh với bị can. Sau nhiều ngày đấu tranh, với những chứng cứ xác thực mà ĐTV đưa ra đã khiến Hùng đổ gục và thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Xem: Congan.com.vn - Văn Tình - phá án từ chiếc sim điện thoại bị bẻ đôi. . Thứ năm, có sự bố trí cán bộ điều tra hợp lý và phối hợp chặt chẽ giữa CQĐT với các lực lượng liên quan trong việc phát hiện, nghiên cứu đặc điểm nhân thân và diễn biến tâm lý của bị can đã giúp cho vụ án được giải quyết một cách nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi điều tra các vụ án lớn, phức tạp, bị can có nhiều kinh nghiệm đối phó điều tra, các băng nhóm phạm tội hoạt động theo kiểu “xã hội đen”… Điển hình là sự phối hợp bắt và hỏi cung thành công Khánh “trắng” trong chuyên án K596 năm 1995 trên địa bàn Hà Nội. Khánh “trắng” là trưởng băng nhóm tội phạm xã hội đen hoạt động ở địa bàn chợ Đồng Xuân (Hà Nội) từ năm 1991. Hoạt động dưới vỏ bọc ông chủ của nghiệp đoàn bốc xếp chợ Đồng Xuân, liên tục từ năm 1991 đến tháng 5/1996, Khánh “trắng” và đàn em đã gây ra nhiều vụ giết người, hiếp dâm, cướp và trốn thuế… Phần lớn các vụ này, Khánh “trắng” giữ vai trò chỉ đạo, đồng thời là kẻ thực hiện tội phạm một cách tích cực nhất. Khánh “trắng” dùng tiền để tạo mối quan hệ khá thân thiết với một số đơn vị, cá nhân để hợp pháp hóa tội ác của mình. Khi bắt được Khánh “trắng”, biết được y là đối tượng xảo quyệt, có nhiều kinh nghiệm đối phó điều tra, lại tạo được vỏ bọc khá chắc chắn, có quan hệ xã hội rộng nên chắc chắn không dễ quy hàng, CQĐT đã phân công các ĐTV có kinh nghiệm hỏi cung các vụ án nghiêm trọng, phức tạp tiếp nhận khai thác Khánh “trắng”. Các ĐTV trước khi tiến hành lấy lời khai của Khánh, đã sử dụng các đặc tình trại tạm giam để thu thập thông tin về nhân thân, nhất là tâm tư, tình cảm của hắn. Đồng thời, các ĐTV đã sử dụng hàng chục cơ sở bí mật trong buồng giam Khánh, kết hợp với việc ghi âm, ghi hình bí mật nhằm giám sát, theo dõi diễn biến tư tưởng, tâm lý của bị can, tác động tư tưởng cho bị can để phục vụ cho công tác xét hỏi. Sau 4 tháng kiên trì thực hiện các biện pháp trên, cuối cùng với những chứng cứ không thể chối cãi, Khánh ‘trắng” đã cúi đầu nhận tội và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình trước ĐTV. Xem: 24h.com.vn - nỗi ám ảnh mang tên Khánh “trắng”. . Như vậy, với sự phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng khác đã giúp CQĐT đạt được mục đích đề ra, tạo thuận lợi cho việc điều tra lấy lời khai của bị can và xử lý vụ án sau này. Mối quan hệ phối hợp đó cũng được các ĐTV thực hiện rất thành công trong chuyên án 293T - Trạm kiểm soát liên ngành Đồng Bành, vụ án Bạch Văn Chanh. Thứ sáu, lãnh đạo CQĐT thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, các tài liệu liên quan và đặc điểm nhân thân bị can trong hoạt động hỏi cung bị can, điều tra vụ án hình sự. Thực tế, chuẩn bị hỏi cung bị can cho thấy, phần lớn thành công của mỗi buổi hỏi cung đều có sự chỉ đạo sát sao và giám sát chặt chẽ của lãnh đạo CQĐT. Trong quá trình điều tra các vụ án lớn, phức tạp, bị can có tiền án tiền sự, có nhiều kinh nghiệm đối phó với CQĐT… thì sự chỉ đạo của lãnh đạo CQĐT càng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả của cuộc hỏi cung bị can và thành công của hoạt động điều tra hình sự. Tóm lại, trong nhiều năm qua, sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết trước mỗi cuộc hỏi cung của ĐTV đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào thành công của hoạt động hỏi cung bị can nói riêng và hoạt động điều tra vụ án hình sự nói chung trong thực tế và cần phải tổng kết rút kinh nghiệm, khái quát thành lý luận, tạo cơ sở khoa học cho việc củng cố, phát huy các kết quả đó trong thời gian tới. Điều này càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc khi phạm vi chủ thể tội phạm ngày càng có nhiều thay đổi với những phương thức và thủ đoạn thực hiện ngày càng dã man và tinh vi. 2.1.2. Những hạn chế tồn tại trong chuẩn bị hỏi cung bị can Mặc dù sự chuẩn bị hỏi cung đã giúp cho hoạt động hỏi cung bị can đạt được những thành tích nhất định và được CQĐT công nhận nhưng trên thực tế vẫn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Những hạn chế đó đã tác động tiêu cực đến hiệu quả của hoạt động hỏi cung bị can, thậm chí đã làm cho vụ án sai lệch theo chiều hướng khác. Qua phân tích thực tiễn hoạt động hỏi cung bị can, hạn chế đó được thể hiện dưới một số khía cạnh sau: - Trong đội ngũ ĐTV còn tồn tại hiện tượng nhận thức không đúng, không đầy đủ về tầm quan trọng của việc chuẩn bị hỏi cung đối với hiệu quả của cuộc hỏi cung. Đặc biệt là sự chuẩn bị, nghiên cứu về nhân thân bị can để lựa chọn cách thức hỏi cung phù hợp. Theo kết quả khảo sát các ĐTV thì hiện tượng các ĐTV không quan tâm đến việc nghiên cứu, sử dụng đặc điểm nhân thân bị can trong hỏi cung bị can là 2/296 ĐTV chiếm 0,67%. Xem: Bùi Kiên Điện - nghiên cứu, sử dụng đặc điểm nhân thân bị can trong hoạt động điều tra hình sự Tr175. . Hơn nữa, ngay cả trong hoạt động hỏi cung mà bị can là người có nhân thân đặc biệt như người chưa thành niên thì số ĐTV không hoặc ít chú trọng tới nghiên cứu và sử dụng đặc điểm nhân thân bị can vẫn còn tồn tại. Số liệu này cho thấy, việc nhận thức về vai trò của việc nghiên cứu và sử dụng đặc điểm nhân thân bị can đối với hoạt động hỏi cung bị can còn lệch lạc và cần sớm được loại bỏ. Đó là một đòi hỏi nghiêm khắc, bởi nhận thức không đúng đắn tất yếu dẫn đến việc hành động thiếu khoa học, thậm chí vi phạm pháp luật trong thực tế. - Nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và những tài liệu khác có liên quan tới việc đấu tranh làm rõ sự thật của vụ án là một trong những yêu cầu cần thiết đối với mỗi ĐTV trước khi tiến hành hỏi cung lấy lời khai của bị can. Bởi, hồ sơ vụ án là những tài liệu ban đầu giúp ĐTV nắm được sơ bộ về đối tượng mà mình đang tiếp cận. Các biên bản khám xét, khám nghiệm hiện trường, biên bản giám định pháp y hay bản lời khai của những người có liên quan mà ĐTV đã thu thập được là những chứng cứ đầu tiên để ĐTV lấy đó làm tư liệu đấu tranh với bị can buộc họ phải cúi đầu khai nhận về hành vi mà họ đã thực hiện. Nhưng thực tiễn hỏi cung bị can cho thấy, một số ĐTV đã lơ là trong việc nghiên cứu hồ sơ tài liệu, thậm chí chỉ đọc sơ qua mà không nghiên cứu kỹ dẫn đến những vi phạm nghiêm trọng trong khi hỏi cung. Hay có những vụ án mà ĐTV tiến hành hỏi cung, buộc tội bị can chỉ dựa vào lời khai của một nhân chứng duy nhất, không nghiên cứu kỹ bản kết luận giám định cũng như không tổ chức nghiên cứu thu thập thêm chứng cứ chứng minh bị can có phạm tội hay không phạm tội. Cuối cùng, làm cho vụ án kết thúc mà vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn. Vụ án Huỳnh Văn Quyên ở Vĩnh Long là một vụ án điển hình chứng minh cho hiện tượng trên. Theo kết luận điều tra, ngày 7/2/2007, bà Dương Thị Tám, sinh năm 1929, trú tại Long Hồ, Vĩnh Long đã bị chính con đẻ của mình là Huỳnh Văn Quyên và con dâu là Lê Thị Tám sát hại do mâu thuẫn gia đình. Tuy nhiên, bản kết luận điều tra đó chỉ dựa trên lời khai của bà Trần Thị Ngọc Yến (một người cùng xã) đi hái trộm bưởi trong khu vườn nhà Quyên trông thấy nhưng lời khai này vẫn bộc lộ nhiều mâu thuẫn. Thứ nhất, Bà Yến khai đi hái trộm bưởi lúc 1h nhưng thực tế thì 2h sáng Quyên và bà Tám mới dậy và cự cãi nhau. Thứ hai, vị trí gốc cây bưởi mà bà Yến đứng cùng với khoảng thời gian và không gian lúc 1h – 2h mà bà Yến có thể nhìn thấy rõ toàn bộ diễn tiến vụ việc là không thể. Bên cạnh đó, kết luận giám định pháp y của Viện Giám định pháp y quốc gia (Bộ Y tế) cho thấy, nguyên nhân cái chết của bà Tám là do ngạt nước, suy hô hấp, trụy tim mạch. Trong khi đó, kết luận điều tra lại kết luận nạn nhân chết do bị bóp cổ rồi mới bị dìm xuống sông, song khám nghiệm tử thi bà Tám lại không phát hiện dấu vết tác động của ngoại lực cho thấy nạn nhân bị “bóp cổ” chết. Ngoài ra, ĐTV tiếp nhận vụ án trên đã không tìm hiểu về thông tin bà Tám đã từng có ý định tự tử bằng cách lao vào xe tải nhưng không thành. Cách đó không lâu trước khi xảy ra vụ án, bà Tám đã có một số biểu hiện bất bình thường, thậm chí bà cho biết sẽ “tự giải quyết” cuộc sống của bà để khỏi làm bận rộn con cái. Vụ án này cho thấy, ĐTV đã thực hiện việc hỏi cung bị can có thể chỉ mang tính thủ tục, sự chuẩn bị của ĐTV trước khi hỏi cung như nghiên cứu hồ sơ vụ án, kết luận giám định pháp y, biên bản khám nghiệm tử thi, bản lời khai của nhân chứng…, nghiên cứu nhân thân, hoàn cảnh sống của gia đình bị can… hầu như không được thực hiện. ĐTV không nghiên cứu, phân tích lời khai của nhân chứng để phát hiện mâu thuẫn trong đó, song lại chỉ dựa vào lời khai của nhân chứng duy nhất, lấy đó làm chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can khi tiến hành hỏi cung. Sơ xuất của ĐTV đã khiến bị can Quyên phải nhận án tử hình và bị can Tám 13 tháng tù giam về tội giết mẹ. Phiên tòa sơ thẩm của TAND Tỉnh Vĩnh Long ngày 25/9/2008 đã khép lại, song những uẩn khúc xung quanh vụ án đó vẫn còn là một ẩn số cho đến tận ngày hôm nay. Xem: - uẩn khúc trong vụ án con giết mẹ ở Vĩnh Long. . Hay vụ án vườn điều ở tình Bình Thuận, do sai phạm nghiêm trọng của ĐTV ngay từ khâu nghiên cứu hồ sơ vụ án nên 9 người trong một gia đình đã phải ngồi tù một cách oan ức. Đây là một thực tế đòi hỏi ĐTV phải nhận thức và sửa đổi, bởi đằng sau sự sai phạm đó là nhân cách, là danh dự của cả một con người. Hơn nữa nó làm ảnh hưởng tới uy tín của CQĐT và niềm tin của nhân dân đối với pháp luật và Nhà nước. - Hiện nay, việc bố trí chuẩn bị phòng hỏi cung đầy đủ tiêu chuẩn với yêu cầu tạo thuận lợi cho sự tác động tâm lý bị can chưa được sự quan tâm thỏa đáng của CQĐT nhất là ở cấp quận, huyện. Xét dưới góc độ tâm lý, những đặc điểm cụ thể của phòng hỏi cung tác động không nhỏ đến thái độ khai báo của bị can. Theo số liệu tìm hiểu được thì có 735/874 bị can và phạm nhân (chiếm 84,44%) cho rằng họ cảm thấy thoải mái trong việc khai báo khi được hỏi cung ở những phòng hỏi cung có kích thước từ 10m2 đến 15m2; chỉ có 136/874 người (chiếm 15,56%) muốn được hỏi cung ở những phòng có kích thước trên 15m2. Trong số 860 bị can và phạm nhân được hỏi ý kiến, 720 người (chiếm 83,72%) trả lời là họ cảm thấy thoải mái khi được hỏi cung trong phòng hỏi cung có tính chất kín đáo. Có 816/828 bị can và phạm nhân (chiếm 98,55%) cảm thấy thoải mái khi được hỏi cung trong phòng có trang trí đơn giản. Chỉ có 12/828 người (chiếm 1,45%) thích được hỏi cung trong những phòng có nhiều đồ vật. Xem: Bùi Kiên Điện - nghiên cứu, sử dụng đặc điểm nhân thân bị can trong hoạt động điều tra hình sự Tr187. . Nhưng hiện nay, ở nhiều CQĐT, do kinh phí còn eo hẹp, nhiều khi do nhận thức chưa thực sự đúng đắn của không ít ĐTV nên việc bố trí phòng hỏi cung không đạt yêu cầu nêu trên. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng được khắc phục để đảm bảo hiệu quả của hoạt động hỏi cung bị can nói riêng và điều tra khám phá vụ án hình sự nói chung. Tóm lại, hạn chế của chuẩn bị hỏi cung đối với hoạt động hỏi cung bị can không phải là cơ bản so với những kết quả mà hoạt động này đã đạt được trong thời gian qua, song nó là những tiêu cực làm giảm hiệu quả của hoạt động hỏi cung bị can và điều tra vụ án hình sự trên thực tế. Việc khắc phục những hạn chế nêu trên là yêu cầu cấp bách và quan trọng đặt ra đối với CQĐT trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao và phát huy vai trò của chuẩn bị hỏi cung đối với hiệu quả và thành công của hoạt động hỏi cung bị can. 2.1.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trong chuẩn bị hỏi cung bị can Chuẩn bị hỏi cung bị can cũng như các hoạt động khác trong quá trình điều tra vụ án hình sự, tính hiệu quả của chuẩn bị hỏi cung đối với hoạt động hỏi cung bị can cũng xuất phát từ những điều kiện chủ quan và khách quan nhất định. Trên cở sở đánh giá thực tiễn việc chuẩn bị hỏi cung bị can và sự tác động của nó tới hoạt động hỏi cung bị can, có thể nhận định được nguyên nhân của những hạn chế nêu trên chủ yếu thể hiện ở những góc độ sau: Thứ nhất, trình độ năng lực và nhận thức của một bộ phận không nhỏ ĐTV trong các CQĐT còn chưa đáp ứng được yêu cầu của chuẩn bị hỏi cung đối với hoạt động hỏi cung bị can. Cụ thể là trong việc nghiên cứu, sử dụng đặc điểm nhân thân bị can và nghiên cứu diễn biến tâm lý phạm tội của bị can để lựa chọn cách thức hỏi cung phù hợp. Đây là nguyên nhân chủ quan lớn nhất tác động tiêu cực đến hiệu quả của hoạt động hỏi cung bị can trong thực tiễn. Nó được thể hiện ở hai khía cạnh cụ thể là: trình độ chung của ĐTV còn khá thấp so với yêu cầu của hoạt động điều tra; nhiều ĐTV nhận thức không đúng đắn về vai trò của việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết như nghiên cứu và sử dụng đặc điểm nhân thân bị can, sử dụng các biện pháp tác động tâm lý phù hợp… đối với kết quả của hoạt động hỏi cung bị can và quá trình điều tra vụ án. Đây là nguyên nhân cần được sự quan tâm của CQĐT để nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả của toàn bộ hoạt động điều tra vụ án hình sự. Thứ hai, sự thiếu tổng kết kinh nghiệm của CQĐT trong công tác chuẩn bị hỏi cung để từ đó nâng lên thành lý luận xây dựng quy trình chuẩn bị hỏi cung. Thất bại trong công tác hỏi cung bị can trong nhiều năm qua không phải là nhiều, song cũng cho thấy công tác chuẩn bị hỏi cung còn nhiều thiếu sót. Nhưng sau mỗi sự thất bại ấy, các ĐTV đã chưa thực sự dành thời gian cùng nhau xem xét lại, đúc rút ra những kinh nghiệm chuẩn bị cho các cuộc hỏi cung tiếp theo. Nguyên nhân đó đòi CQĐT phải nhanh chóng khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của chuẩn bị hỏi cung đối với hỏi cung bị can. Thứ ba, hiện nay tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho việc chuẩn bị hỏi cung bị can chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động hỏi cung bị can. Tính đồng bộ và hiện đại của các phương tiện kỹ thuật cần thiết cho nghiên cứu nhân thân bị can, các phương tiện phục vụ lưu trữ, khai thác thông tin về bị can, các phương tiện kỹ thuật để áp dụng biện pháp trinh sát kỹ thuật phục vụ cho hỏi cung bị can, giám định độ tuổi chính xác của bị can, nhất là sự bố trí phòng hỏi cung bị can chưa thực sự phù hợp… đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động hỏi cung bị can và điều tra vụ án hình sự trên thực tế. Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm tác động của chuẩn bị hỏi cung đối với hỏi cung bị can và phải được khắc phục nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của hoạt động hỏi cung bị can. Thứ tư, hiện tượng quá tải hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của việc chuẩn bị cho hỏi cung bị can. Trong những năm gần đây, sự gia tăng đáng lo ngại của tình hình tội phạm đã khiến cho số lượng án mà mỗi ĐTV phải thường xuyên giải quyết luôn ở mức độ cao chưa từng có. Đối với những vụ án không quá phức tạp thì việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, đặc điểm nhân thân, hoàn cảnh gia đình bị can chuẩn bị cho hỏi cung không mất nhiều thời gian, ĐTV có thể hoạch định kế hoạch hỏi cung ngay trong đầu và có thể tiến hành hỏi cung ngay. Nhưng đối với những vụ án phức tạp, nhiều bị can và liên quan tới nhiều đối tượng như vụ án Khánh “trắng”, vụ án Năm Cam, vụ Lê Xuân Trường… thì việc đấu tranh lấy lời khai của chúng là một thực tế không mấy dễ dàng, điều đó đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo về mặt tinh thần, vật chất (các nhân chứng, vật chứng…), về kế hoạch hỏi cung thì ĐTV mới có thể buộc bị can thành thật khai nhận hành vi phạm tội của mình. Nhưng áp lực quá lớn của tình trạng quá tải án đã và đang tác động tiêu cực đến hiệu quả của sự chuẩn bị cho hoạt động hỏi cung bị can và cần sớm loại trừ trong thời gian tới. Đây là một đòi hỏi hợp lý bởi yếu tố thời gian luôn được coi là điều kiện không thể thiếu đảm bảo hiệu quả của mọi hoạt động trong đó có chuẩn bị hỏi cung và hoạt động hỏi cung bị can. 2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuẩn bị hỏi cung bị can Chuẩn bị hỏi cung bị can trong hoạt động hỏi cung bị can của nước ta hiện nay đã đạt được những kết quả khả quan, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiến hành tố tụng của CQĐT. Tuy vậy, chúng ta không thể phủ nhận một thực tế tồn tại là còn quá nhiều án vẫn tồn đọng ngay từ khâu chuẩn bị hỏi cung bị can, có nhiều vi phạm pháp luật xảy ra trong khi tiến hành hỏi cung do không có sự chuẩn bị tốt từ khâu chuẩn bị hỏi cung; việc lấy lời khai của bị can còn gặp nhiều khó khăn do không có sự hỗ trợ của các lực lượng khác để thu thập những chứng cứ cần thiết hay những vấn đề tương ứng để đấu tranh với bị can. Hơn nữa, không có các văn bản hướng dẫn về vấn đề này để CQĐT áp dụng và thực hiện. Nhằm khắc phục những thiếu sót kể trên, giúp nâng cao hiệu quả của chuẩn bị hỏi cung bị can đối với chất lượng của hoạt động hỏi cung bị can trong thực tế, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Thứ nhất, cần nâng cao vai trò cũng như nhận thức của CQĐT về ý nghĩa của chuẩn bị hỏi cung bị can đối với hoạt động hỏi cung bị can nói riêng và hiệu quả của hoạt động điều tra vụ án hình sự nói chung. Hiện nay, tổ chức CQĐT không chỉ thiếu về số lượng ĐTV mà còn yếu về chất lượng ĐTV. Trình độ pháp luật, nghiệp vụ điều tra của ĐTV còn nhiều hạn chế, trong đó có nhiều trường hợp nhận thức không đầy đủ về vai trò của chuẩn bị hỏi cung đối với hỏi cung bị can dẫn đến hiệu quả của hoạt động hỏi cung không cao, nhất là trong trường hợp bị can từ chối khai báo hay không thành khẩn khai báo. Có một số trường hợp, do ĐTV có trình độ pháp luật, nghiệp vụ không cao nên việc chuẩn bị cho hỏi cung còn phiến diện, lựa chọn cách thức hỏi cung không phù hợp nên làm cho nhiều vụ án rơi vào ngõ cụt ngay từ khâu hỏi cung. Để khắc phục tình trạng trên, trước tiên cần phải giải quyết việc tổ chức lực lượng và nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ cho ĐTV. + Việc tổ chức lực lượng có thể được thực hiện thông qua các hoạt động như: Rà soát tổng thể lực lượng làm công tác điều tra trong cơ quan Cảnh sát điều tra (số người đã được bổ nhiệm ĐTV, số người chưa được bổ nhiệm ĐTV; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; sức khỏe; phẩm chất, đạo đức, nhân cách của ĐTV); tiến hành phân loại và tổ chức lực lượng. Có như vậy mới nhanh chóng khắc phục được tình trạng thiếu ĐTV hiện nay. + Đối với vấn đề nâng cao trình độ pháp luật và nghiệp vụ của ĐTV thì Công an các tỉnh thành phố cần chủ động liên hệ với trường Học viện Cảnh sát nhân dân để tổ chức tuyển sinh, đào tạo cho lực lượng Cảnh sát điều tra. Cùng với đó, Bộ Công an cần thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng định kỳ về pháp luật, nghiệp vụ cho lực lượng ĐTV. Các ĐTV cần phải rèn luyện để nâng cao kinh nghiệm và khả năng thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu, chứng cứ cũng như khả năng vận dụng linh hoạt sáng tạo các thủ thuật hỏi cung sao cho hiệu quả. Ngoài ra, mỗi ĐTV cần phải tự mình nỗ lực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ pháp lý, phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, đề cao tinh thần trách nhiệm với công việc để hạn chế việc xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm trong khi phá án. Cần tăng cường sức chiến đấu cho ĐTV và các CQĐT cấp huyện nhất là ở các địa bàn trọng điểm của các tỉnh trên cả nước. Bởi thực tế cho thấy, số lượng án mà các CQĐT cấp huyện phải giải quyết chiếm tỷ lệ không nhỏ. Mặt khác, lực lượng ĐTV trong các CQĐT cấp huyện còn rất mỏng, chất lượng lại chưa cao. Đồng thời, cũng nên thành lập các bộ phận chuyên trách trong các đơn vị của các cơ quan cảnh sát điều tra từ cấp huyện trở lên để điều tra các vụ án được thực hiện do trẻ vị thành niên. Bởi nó xuất phát từ đặc điểm của tội phạm vị thành niên là dễ bị tác động bởi cảm xúc, diễn biến tâm lý phức tạp, dễ bị thay đổi. Điều đó đòi hỏi, các ĐTV cần phải có những hiểu biết nhất định về tâm lý bị can vị thành niên để sử dụng chiến thuật hợp lý trong quá trình đấu tranh với những bị can này. Có như vậy, hoạt động hỏi cung bị can vị thành niên nói riêng và hỏi cung bị can nói chung mới đạt hiệu quả cao. Thứ hai, CQĐT cần thường xuyên tổ chức việc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc hỏi cung để khắc phục những hạn chế mà chuẩn bị hỏi cung chưa làm được và phát huy những mặt đã đạt được trong các buổi hỏi cung tiếp theo. Phương thức thực hiện, nhất là những bài học kinh nghiệm, cả thành công và không thành công cùng nguyên nhân của nó cần được Bộ Công an quan tâm tổ chức đúc rút kinh nghiệm, phổ biến tới đội ngũ ĐTV trong toàn ngành. Chỉ khi đó, những sơ xuất, thiếu sót của ĐTV trong chuẩn bị hỏi cung mới kịp thời được khắc phục và sửa đổi. Hơn nữa, CQĐT có thể phối hợp với các lực lượng liên quan khác để việc tổng kết kinh nghiệm được tiến hành chặt chẽ và hiệu quả hơn. Thứ ba, cần hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho việc chuẩn bị hỏi cung bị can như, các phương tiện phục vụ lưu trữ, khai thác thông tin về bị can và nhất là chuẩn bị được phòng hỏi cung lý tưởng… Bởi kinh nghiệm hỏi cung bị can ở nước ta cũng như trên thế giới đã khẳng định: Phòng hỏi cung phù hợp hay không phù hợp cũng quyết định tới thái độ khai báo của bị can. Do đó, ĐTV phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm để có thể thực hiện tốt yêu cầu đó, góp phần nâng cao hiệu quả của chuẩn bị hỏi cung bị can. Tuy nhiên hiện nay, khoa học điều tra hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự không quy định cụ thể về tiêu chuẩn của phòng hỏi cung, nhưng thông qua các tài liệu nghiên cứu về hỏi cung bị can cũng như thực tiễn hỏi cung bị can cho thấy giải pháp hữu hiệu để có thể tiến hành hỏi cung thuận lợi và đạt được hiệu quả cao thì phải chuẩn bị được phòng hỏi cung với những điều kiện lý tưởng. Theo Phan Hữu Kỳ - mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật hỏi cung bị can, thì một phòng hỏi cung lý tưởng phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Kích thước vừa phải: Phòng không nên rộng quá hoặc hẹp quá, rộng khoảng 3x4 m là được, chỉ nên có một cửa chính để tập trung sự chú ý của bị can, dễ nghe câu hỏi và trả lời. + Sự kín đáo và yên tĩnh: Nên chuẩn bị phòng hỏi cung là một phòng riêng biệt, không có một đặc điểm xung quanh nào có thể làm sai lệch cách nhìn của đối tượng; không được có bất kỳ tiếng động nào dội vào bên trong phòng hỏi cung; không có bất kỳ người nào có thể lọt vào được trong khi hỏi cung. + Sự đơn giản: Phòng hỏi cung không nên có quá nhiều màu sắc gây tâm lý hoảng loạn cho bị can mà nên quét vôi với màu sắc nhẹ nhàng tạo cho bị can có cảm giác ấm cúng, dễ chịu. Trên bàn viết không nên để bất kỳ một vật gì ngoài hồ sơ vụ án; không nên treo tranh ảnh trong phòng hỏi cung mà chỉ nên đặt những đồ dùng thật sự cần thiết cho công việc. Bàn ghế, tủ nên để ở mức tối thiểu. Ánh sáng phải đủ để làm việc, không quá sáng hay chói lóa chiếu vào mắt đối tượng và cần tránh bất kỳ tia sáng nào có thể cản trở người hỏi cung quan sát đối tượng đồng thời làm sai lệch những biểu lộ về tình cảm hay thái độ thông cảm trên mặt người hỏi cung. + Ghế ngồi của ĐTV nên đặt ở chính diện, đặt đối diện với ghế của bị can và không có vật gì ngăn cách. Nên đặt ghế tựa thẳng, không có tay nắm. Không được để bất cứ vật gì xung quanh bị can có thể khiến bị can chú ý mà ảnh hưởng tới việc khai báo của bị can. Nên bố trí tư thế ngồi hỏi cung sao cho bị can quay lưng ra phía cửa sổ để không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào. + Không đặt máy điện thoại và những đồ dùng của chung để người không phận sự khỏi ra vào làm gián đoạn cuộc hỏi cung. Có thể đặt máy ghi âm trong phòng hỏi cung nhưng phải bí mật và không để bị can biết. Đặc biệt máy ghi âm rất cần được các ĐTV sử dụng trong các vụ án quan trọng. + Nếu có điều kiện có thể lắp đặt máy nghe nhìn từ xa, nên đặt một phòng quan sát kế bên phòng hỏi cung và lắp đặt hệ thống gương phản chiếu cùng micro để những người trong phòng quan sát có thể theo dõi quá trình hỏi cung mà không dẫn đến xuất hiện quá nhiều người trong buổi hỏi cung. Thứ tư, cần hoàn thiện về tổ chức CQĐT và đội ngũ ĐTV để khắc phục tình trạng quá tải án hiện nay. ĐTV được khẳng định là chủ thể quan trọng trong hỏi cung bị can, là người tiến hành hỏi cung lấy lời khai của bị can, cũng là người chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để đảm bảo tốt nhất cho mỗi cuộc hỏi cung. Tuy nhiên, lực lượng điều tra hiện nay còn thiếu nhiều về số lượng, yếu về chất lượng và nghiệp vụ. Việc hoàn thiện tổ chức CQĐT và xây dựng lực lượng Cảnh sát điều tra đảm bảo về chất lượng và số lượng là một trong những yêu cầu cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả của việc chuẩn bị hỏi cung đối với hoạt động hỏi cung bị can. Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 đã làm thay đổi mô hình cơ quan cảnh sát điều tra so với quy định của pháp lệnh cũ. Theo đó, cơ quan Cảnh sát điều tra (cũ) và các cơ quan trinh sát hình sự, kinh tế, ma túy của lực lượng Cảnh sát nhân dân sáp nhập lại thành cơ quan Cảnh sát điều tra. Với mô hình mới này, hiệu quả của hoạt động hỏi cung bị can nói chung và chuẩn bị hỏi cung nói riêng đã được nâng cao hơn, nhiều vụ án phức tạp được khám phá và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, với hiện tượng án quá tải hiện nay cùng với những thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, phức tạp thì cần phải tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức CQĐT theo hướng chuyên môn hóa cao trong hoạt động xuất phát từ những đặc điểm đặc thù của các loại tội phạm. Bởi sự chuyên môn hóa trong hoạt động điều tra các loại tội phạm sẽ giúp cho ĐTV có khả năng tích lũy kinh nghiệm điều tra các loại tội phạm thuộc thẩm quyền của mình cũng như áp dụng một cách thuận lợi những kinh nghiệm đó vào thực tiễn. Theo báo cáo của Tổng cục chính trị Tổng cục Cảnh sát nhân dân thì: Ở những thành phố lớn, một ĐTV trung bình thụ lý 10-15 vụ án/tháng, có nơi lên đến 20-30 vụ án/tháng. Như vậy, thời gian để ĐTV giải quyết một vụ án thường là ngắn so với tính chất phức tạp của vụ án (theo thống kê trên thì trung bình là 2-3 ngày/vụ), nhất là đối với những vụ án mà bị can bất hợp tác với CQĐT hay những bị can có nhiều tiền án, tiền sự thì thời gian đó gần như là không thể để ĐTV có thể lấy lời khai và tìm ra sự thật của vụ án một cách nhanh chóng. Thực tế này đã dẫn tới tình trạng trong những vụ án phức tạp, ĐTV không có đủ thời gian để nghiên cứu về hồ sơ vụ án, nghiên cứu đặc điểm nhân thân bị can, thu thập thêm chứng cứ và sử dụng có hiệu quả các chiến thuật hỏi cung bị can. Thực trạng đó đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp cần thiết để tăng cường số lượng ĐTV trong các CQĐT đồng thời xây dựng được một đội ngũ ĐTV chuyên sâu về chuẩn bị hỏi cung đáp ứng được yêu cầu của chuẩn bị hỏi cung và hỏi cung bị can. Thứ năm, cần thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra cho đội ngũ ĐTV mà nhất là nghiệp vụ hỏi cung bị can và chuẩn bị hỏi cung. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng đối với CQĐT khi tiến hành hoạt động điều tra vụ án hình sự. Bởi có nắm chắc được nghiệp vụ điều tra thì các ĐTV mới có thể giải quyết nhanh chóng vụ án. Tuy nhiên, hiện nay không ít các ĐTV trong CQĐT mà nhất là ở các CQĐT cấp huyện còn yếu về kỹ năng nghiệp vụ. Chính bởi vậy mà thực trạng hoạt động điều tra tội phạm trong thời gian qua còn xảy ra nhiều sai sót, vi phạm pháp luật và để lọt tội phạm hay bắt oan người vô tội. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ ĐTV trong các CQĐT mà trong đó, nghiệp vụ hỏi cung bị can và chuẩn bị hỏi cung bị can được đặt lên hàng đầu. + Trước tiên, để tạo không khí buổi hỏi cung thoải mái, giúp cho bị can có tâm lý ổn định và không căng thẳng, ĐTV phải giải quyết được những vướng mắc trong tư tưởng của bị can. Để thực hiện tốt vấn đề đó, ĐTV phải nghiên cứu, nắm bắt được tư tưởng, tâm lý, nhân cách, sở thích, ham muốn, trình độ học vấn và thói quen của bị can. Nghĩa là ĐTV phải nắm thật chắc các phương pháp phát hiện tâm lý bị can, xem bị can lo sợ điều gì, vướng mắc ở đâu, từ đó sử dụng phương pháp tác động phù hợp với tâm lý hiện tại của bị can. Trong khi hoạt động hỏi cung bị can ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, chưa có những máy móc phụ trợ cao cấp giúp phát hiện tâm lý tội phạm (như máy phát hiện nói dối…) thì ĐTV phải cố gắng bằng khả năng và kinh nghiệm của mình, vận dụng một cách linh hoạt việc ứng dụng tâm lý học để phục vụ cho hoạt động hỏi cung bị can. Để có thể vận dụng một cách có hiệu quả phương pháp trên, ĐTV phải luôn tìm tòi học hỏi để nắm vững đường lối, chủ trương, nguyên tắc công tác, có trí thức nghề nghiệp vững vàng, nắm vững phương pháp, chiến thuật và thường xuyên rèn luyện óc phán đoán nhanh nhậy, tinh thần dũng cảm, ngoan cường, khắc phục khó khăn, hăng say với công việc, không chịu bó tay trước mọi tình huống. + ĐTV phải dành thời gian và công sức cho việc nghiên cứu đặc điểm nhân thân bị can. Đặc điểm nhân thân bị can là một yếu tố mang tính phức tạp nhưng mang lại hiệu quả cao cho hoạt động hỏi cung bị can. Để tìm hiểu và nắm vững được đặc điểm nhân thân của bị can, ĐTV có thể sử dụng nhiều phương pháp và cách thức khác nhau. Cụ thể, ĐTV nên áp dụng phương pháp sử dụng bảng hỏi trước khi hỏi cung bị can (phương pháp trắc nghiệm nhân cách của H.J. EYSENK - được trình bày ở phần phụ lục) để nắm bắt thông tin về nhân thân của bị can nhất là những tâm tư, tình cảm và vướng mắc trong tâm lý bị can. Bảng hỏi này gồm 57 câu hỏi, để trả lời hết các câu hỏi đó, bị can chỉ cần 10 – 15 phút. Trên cơ sở đánh giá các câu trả lời đó của bị can, ĐTV sẽ biết được khá đầy đủ về nhân cách của bị can để áp dụng cách thức đấu tranh. Đây là một phương thức có giá trị to lớn đối với hoạt động hỏi cung bị can, nên ĐTV cần có nhận thức đúng đắn, cần quan tâm sử dụng nhiều hơn ngay từ khâu chuẩn bị hỏi cung góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hỏi cung bị can trên thực tế. + Trong mỗi cuộc hỏi cung, để có thể thu được kết quả thuận lợi, ĐTV phải chuẩn bị được kế hoạch hỏi cung phù hợp. Điều đó, đòi hỏi ĐTV phải nắm vững các bước lập kế hoạch hỏi cung. Đối với mỗi đối tượng khác nhau, việc lập kế hoạch ngoài việc dựa trên quy định cụ thể thì cũng có những thay đổi và sự sắp xếp thứ tự khác nhau. Vì vậy, cần phải tạo điều kiện để ĐTV có thời gian và cơ hội học hỏi để hiểu biết thêm về các kỹ năng lập kế hoạch hỏi cung đối với nhiều đối tượng khác nhau trong từng trường hợp cụ thể để có thể đáp ứng được yêu cầu của hoạt động điều tra vụ án hình sự trên thực tế. + ĐTV cũng cần phải dự kiến các cách thức hỏi cung để phù hợp với mỗi đối tượng khi tiến hành hỏi cung. Bởi, đó là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của cuộc hỏi cung. Chẳng hạn, cách thức hỏi cung bị can trong trường hợp bị can thành khẩn khai báo sẽ khác với trường hợp bị can từ chối khai báo hay khai báo gian dối và tài liệu, chứng cứ để đưa ra đấu tranh với bị can trong mỗi trường hợp cũng khác nhau. Ví dụ, đối với những bị can thành khẩn khai báo thì cách thức và câu hỏi mà ĐTV sử dụng là câu hỏi kiểm tra và câu hỏi làm chính xác lời khai. Nhưng đối với những bị can không thành khẩn khai báo, ĐTV cần phải sử dụng các câu hỏi kiểm tra và câu hỏi vạch trần lời khai gian dối thì mới có thể chế ngự được thái độ đó của bị can. Bên cạnh đó, ĐTV vừa phải dự kiến nội dung và các biện pháp giáo dục, thuyết phục bị can, vừa phải sử dụng mâu thuẫn, sử dụng chứng cứ để đấu tranh với thái độ của bị can. Đặc biệt chú ý, ĐTV cần phải dự tính vào thời điểm nào cần phải sử dụng những tài liệu nào, chứng cứ nào để đem ra sử dụng cho phù hợp. Như vậy, đòi hỏi ĐTV phải không ngừng học tập, nỗ lực rèn luyện để tích lũy kinh nghiệm và vận dụng có hiệu quả những kinh nghiệm đó vào việc chuẩn bị hỏi cung và hỏi cung bị can trong thực tế. KẾT LUẬN Chuẩn bị hỏi cung bị can là một hoạt động khá phức tạp và khó khăn nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động điều tra vụ án hình sự và đặc biệt là hiệu quả của hỏi cung bị can. Yêu cầu của chuẩn bị hỏi cung bị can đòi hỏi cán bộ điều tra phải thực hiện hàng loạt các biện pháp nghiệp vụ hết sức khó khăn và mang tính thận trọng cao. Để thực hiện tốt công việc đó cũng như khẳng định vai trò của chuẩn bị hỏi cung đối với hỏi cung bị can, ĐTV cần phải chủ động, linh hoạt, nâng cao sức chiến đấu đối với công việc và vận dụng kinh nghiệm của mình vào việc giải quyết các vụ án cụ thể. Nghiên cứu về chuẩn bị hỏi cung bị can, đòi hỏi ĐTV phải nắm được một số vấn đề cơ bản như: Khái niệm chuẩn bị hỏi cung bị can, ý nghĩa của chuẩn bị hỏi cung bị can, nội dung cơ bản của chuẩn bị hỏi cung bị can với đặc điểm cần sự quan tâm đặc biệt là nhân thân và diễn biến tâm lý của bị can. Bởi đứng trước thực tế của tình hình tội phạm hiện nay, với những đặc điểm nhân thân hết sức phong phú và đa dạng. Chính sự phức tạp về đặc điểm nhân thân của bị can đã hình thành những thái độ khác nhau của bị can đối với hoạt động điều tra vụ án hình sự: Có bị can từ chối khai báo vì sợ sự lên án của gia đình, dòng họ và xã hội; có bị can vì sợ tội nặng hơn mà khai báo không thành khẩn; một số bị can khác vì sợ mất danh dự của bản thân, hổ thẹn với quá khứ của mình mà không chịu khai báo. Nổi cộm trong số đó là những bị can có tiền án, tiền sự, chúng có kinh nghiệm đối phó với CQĐT khi bị hỏi cung nên tỏ thái độ lì lợm, ngang bướng. Để khuất phục những đối tượng này, ĐTV không chỉ nghiên cứu đặc điểm nhân thân của chúng mà phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm điều tra của mình, chủ động trong việc sử dụng các biện pháp tác động tâm lý và linh hoạt vận dụng các chiến thuật hỏi cung phù hợp với từng đối tương. Chuẩn bị hỏi cung bị can trong nhiều năm qua đã đem lại cho hoạt động hỏi cung bị can và điều tra vụ án hình sự nhiều kết quả bất ngờ, song song với đó là những sai phạm và những tồn tại xuất phát từ thực tiễn khoa học điều tra tội phạm, thiếu văn bản hướng dẫn, hơn nữa là số lượng và chất lượng của lực lượng cán bộ xét hỏi chưa đạt yêu cầu so với tính chất phức tạp của tội phạm. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cấp bách trong thời gian tới là phải nhanh chóng bổ sung lực lượng ĐTV, nâng cao chất lượng của cán bộ điều tra trong lực lượng Cảnh sát điều tra nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động điều tra vụ án hình sự và loại bỏ hiện trạng tồn đọng án hình sự trong tương lai. Trong khuôn khổ khoá luận này, em mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, xem xét một số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can và đưa ra một số kiến nghị trước mắt với mong muốn có thể góp phần nâng cao hiệu quả của chuẩn bị hỏi cung bị can đối với hoạt động hỏi cung bị can và quá trình điều tra vụ án hình sự trong thực tế. Cuối cùng, em kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô, ý kiến đóng góp của các bạn để hoàn thiện khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Trương Công Am - Một số vấn đề về tâm lý hoạt động hỏi cung - NXB CAND Hà Nội TS. Trương Công Am - Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự - NXB CAND Hà Nội Báo cáo tổng kết K596 - Kỷ yếu hội nghị sơ kết về công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm có tổ chức ở Việt Nam hiện nay - Tổng cục Cảnh sát nhân dân Bản án HSST số 39/2000 - Tô Ngọc Thà cùng đồng bọn mua bán trái phép chất ma túy - TAND tỉnh Nam Định Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình khoa học điều tra hình sự - NXB CAND Hà Nội - 2008 Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình Luật tố tụng hình sự - NXB Tư pháp 2006 Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình tâm lý học tư pháp Đại học Quốc Gia Hà Nội - Giáo trình điều tra hình sự - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học CSND - Giáo trình chiến thuật điều tra hình sự - XB 2000 Đại học CSND - Tâm lý hỏi cung bị can 1998 Bùi Kiên Điện - nghiên cứu, sử dụng đặc điểm nhân thân bị can trong hoạt động điều tra hình sự - Luận án Tiến sĩ Luật học 2003 Phạm Thị Hiền - Một số vấn đề lý luận cơ bản về hỏi cung bị can - khoá luận tốt nghiệp 2003 Đỗ Thanh Huyền - Sử dụng đặc điểm nhân thân bị can trong hoạt động điều tra hình sự - Khoá luận tốt nghiệp 2008 Phan Hữu Kỳ - Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can - NXB CAND - 1998 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 Quốc hội, Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 Quốc hội, Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003học 2003 Từ điển tiếng việt - nhà xuất bản Đà Nẵng 2003. Phạm Thị Xuân - Một số vấn đề lý luận cơ bản về chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo - Khoá luận tốt nghiệp 2009 Một số trang web : www.xaluan.com; www.24h.com.vn; www.vietbao.vn; www.baomoi.com; www.VnEpress; www.cogan.com.vn; www.forum.buonchuyen.info. PHỤ LỤC TRẮC NGHIỆM NHÂN CÁCH ( H. J. EYSENK ) (Kiểu khí chất) Để thực hiện tốt trắc nghiệm này, mong các bạn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: a. Phản ánh thật trung thực, chân thành tâm trạng của bạn trong thời điểm này. b. Hãy đánh dấu (+) nếu có (-) nếu không c. Hãy trả lời (đánh dấu) càng nhanh càng tốt, những ý nghĩ xuất hiện ngay sau khi đọc và hiểu câu hỏi. d. Hãy ghi chép đầy đủ những yêu cầu của trắc nghiệm. Tuổi: Nghề nghiệp: Trình độ văn hoá: 1. Bạn có thưòng xuyên bị lôi cuốn vào những cảm tưởng, những ấn tượng mới mẻ hoặc đi tìm những cảm xúc mạnh mẽ để giải buồn và làm cho mình phấn chấn lên không? 2. Bạn có thường xuyên cảm thấy cần có những người bạn tâm đầu ý hợp để động viên an ủi mình không? 3. Bạn là một người vô tâm, không bận tâm đến điều gì phải không? 4. Bạn cảm thấy rất khó khăn khi phải từ bỏ những ý định của mình hoặc phải trả lời người khác từ “không” (từ chối) phải không? 5. Bạn có cân nhắc, suy tính kỹ trước khi hành động không? 6. Nếu bạn đã hứa làm một việc gì đó, bạn có luôn luôn giữ lời hứa của mình không? (bất kể là điều đó có thuận lợi hay không thuận lợi cho bạn). 7. Tâm trạng của bạn thưòng hay thay đổi, lúc vui lúc buồn phải không? 8. Bạn thưòng nói năng, hành động một cách bột phát, vội vàng không cần suy nghĩ? 9. Có khi nào bạn cảm thấy mình là người bất hạnh mà không có nguyên nhân rõ ràng không? 10. Trong các cuộc tranh luận, bạn thưòng làm tất cả những gì bạn muốn? 11. Bạn thưòng cảm thất rụt rè, ngượng ngùng khi muốn bắt chuyện với người khác giới dễ mến chưa quen biết? 12. Thỉnh thoảng bạn có nổi nóng, tức giận phải không? 13. Bạn thưòng hành động do ảnh hưởng của những cảm xúc bồng bột? 14. Bạn có hay ân hận với những điều bạn đã nói và những việc bạn đã làm mà lẽ ra là không nên nói, không nên làm như vậy không? 15. Bạn thích đọc sách hơn là trò chuyện với người khác phải không? 16. Bạn có dễ phật ý không? 17. Bạn có thích có mặt trong những nhóm, hội của mình không? 18. Thình thoảng bạn có những ý nghĩ mà bạn muốn giấu không cho ngưòi khác biết phải không? 19. Có đúng là đôi khi bạn cảm thấy mình đầy nghị lực nhiệt tình làm mọi chuyện, nhưng cũng có lúc bạn thấy hoàn toàn chán chường, uể oải phải không? 20. Bạn cho rằng thà ít bạn mà tốt còn hơn là nhiều bạn mà không tốt phải không? 21. Bạn có hay ước mơ không? 22. Khi người ta nói nặng với bạn thì bạn phản ứng lại ngay phải không? 23. Bạn thường cảm thâấ bị day dứt khi thấy mình phạm phải sai lầm? 24. Tất cả những thói quen của bạn đều tốt và đúng, hợp với mong muốn của bạn phải không? 25. Bạn có khả năng làm chủ được tình cảm của mình và hoàn toàn vui vẻ trong các buổi hợp mặt bạn bè phải không? 26. Bạn tự cho rằng bạn là con người nhạy cảm và dễ hưng phấn phải không? 27. Người ta cho rằng bạn là một con người hoạt bát, vui vẻ phải không? 28. Sau khi làm một công việc quan trọng nào đó, bạn có thường hay cảm thấy rằng đáng lẽ mình có thể làm tốt hơn thế không? 29. Trong đám đông, bạn thường im lặng phải không? 30. Đôi khi bạn cũng hay thêu dệt chuyện phải không? 31. Bạn thường hay không ngủ được vì có những ý nghĩ lộn xộn trong đầu phải không? 32. Nếu bạn muốn biết một điều gì đó, bạn thích tự đọc trong sách báo hơn là đi hỏi người khác phải không? 33. Có bao giờ bạn thấy hồi hộp không? 34. Bạn có thích những công việc đòi hỏi sự chú ý thường xuyên không? 35. Bạn có hay run sợ không? 36. Nếu bạn bị kiểm tra thì bạn có chịu mua vé tàu hay xe không? 37. Bạn có thấy khó chịu khi sống trong một tập thể mà mọi người hay giễu cợt nhau không? 38. Bạn có hay bực tức không? 39. Bạn có thích những công việc đòi hỏi phải hành động nhanh chóng không? 40. Bạn có hồi hộp trước những sự việc bất lợi có khả năng xảy ra không? 41. Bạn đi đứng ung dung, thong thả phải không? 42. Có khi nào bạn đến chỗ hẹn hoặc đi học, đi làm muộn không? 43. Bạn có hay thấy những cơn ác mộng không? 44. Có đúng bạn là người thích nói chuyện đến mức không bao giờ bỏ lỡ cơ hội nói chuyện cả với những người không quen biết không? 45. Có nỗi đau nào đó làm bạn lo lắng không? 46. Bạn có cảm thấy mình rất bất hạnh nếu như trong một thời gian dài không được tiếp xúc rộng rãi với mọi người không? 47. Bạn có thể tự nhận mình là người dễ xúc động, dễ phản ứng không? 48. Trong số những người quen của bạn, có những người mà bạn biết rõ là bạn không thích phải không? 49. Bạn cho rằng mình là con người tự tin phải không? 50. Bạn có dễ phật ý khi mọi người chỉ ra những lỗi lầm của mình trong công tác hay các thiếu sót riêng tư của mình hay không? 51. Bạn cho rằng khó có được sự hài lòng thực sự trong những buổi liên hoan phải không? 52. Bạn có cảm thấy khó chịu khi thấy mình thua kém bạn bè về một điểm nào đấy không? 53. Bạn dễ dàng làm cho nhóm bạn bè của mình đang buồn chán trở nên sôi nổi vui vẻ được không? 54. Bạn có thưưòng hay nói về những điều mà bạn chưa hiểu kỹ không? 55. Bạn có lo lắng về sức khoẻ của mình không? 56. Bạn có thích trêu chọc người khác không? 57. Bạn có bị mất ngủ không? Cách xử lý số liệu nghiên cứu: Chìa khoá: 1+ 2+ 3+ 4+ 5- 6+ 7+ 8+ 9+ 10+ 11+ 12- 13+ 14+ 15- 16+ 17+ 18- 19+ 20- 21+ 22+ 23+ 24+ 25+ 26+ 27+ 28+ 29- 30- 31+ 32- 33+ 34- 35+ 36+ 37- 38+ 39+ 40+ 41+ 42- 43+ 44+ 45+ 46+ 47+ 48- 49+ 50+ 51- 52+ 53+ 54- 55+ 56+ 57+ Nếu câu trả lời trùng với chìa khoá thì tính 1 điểm, còn nếu không thì thôi (tức là 0 điểm) E: 1, 3, 5, 8, 10, 13, 17, 20, 22, 25, 27, 29, 30, 32, 34, 37, 39, 41, 44, 46, 49, 51, 53, 56. N: 2, 4, 7, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 23, 26, 28, 33, 35, 38, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57. Một số câu hỏi trung tính không phân kiểu loại: Nghĩa là vừa có tính hướng nội vừa có tính hướng ngoại (9 câu trung gian) 6, 12, 15, 18, 24, 36, 42, 48, 54. Các câu này kiểm tra “tính trung thực” của các câu trả lời. Nếu tổng số diểm các câu hỏi trong mục này lớn hơn 4 thì có nghĩa là người trả lời hoàn toàn trung thực với bản thân và phiếu trả lời của họ có giá trị. E>12 thì thuộc hướng ngoại E<12 thì thuộc hướng nội N>12 không ổn định (loại thần kinh không ổn định) N<12 ổn định (loại thần kinh ổn định) Ghi chú: trắc nghiệm này được giới thiệu trong cuốn “những trắc nghiệm tâm lý” (tập 2: Những trắc nghiệm nhân cách) của Ngô Công Hoàn. Trường đại học sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội. H2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can.doc
Luận văn liên quan