Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại ngoài hợp đồng

Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra ngoài những yếu tố là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại như: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có lỗi và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra thì việc xác định độ tuổi là cơ sở của việc xác định trách nhiệm của người có nghĩa vụ bồi thường. A là người gây thiệt hại nhưng mới chỉ 12 tuổi, căn cứ vào khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó đề bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này”. Như vậy, có thể xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước hết thuộc về anh C và chị D là bố mẹ của anh A. Bên cạnh đó, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây ra còn đặt ra trường hợp: con có tài sản riêng (có thể được cho riêng, thừa kế riêng) mà cha mẹ không có khả năng bồi thường đầy đủ toàn bộ thiệt hại thì có thể lấy tài sản của con bồi thường cho đủ.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2746 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại ngoài hợp đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sức khỏe là thứ quý giá nhất của mỗi người, chính vì vậy, chủ thể có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới sức khỏe cho người khác làm cho họ bị thiệt hại buộc phải bồi thường thiệt hại cho người đó. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi khác nhau, pháp luật lại quy định cho chủ thể gây thiệt hại mức độ trách nhiệm bồi thường khác nhau, dưới đây là một tình huống cụ thể về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm với chủ thể xâm phạm là người chưa thành niên dưới 15 tuổi. 1. Tình huống. A (12 tuổi) là học sinh lớp 6D trường trung học cơ sở Ngô Quyền. Chiều thứ ba ngày 12/10/2010, sau khi tan học, A không về nhà ngay mà đi đến ngã tư đoạn đường gần trường chặn đánh N, một học sinh của trường khác vẫn hay đi qua khu vực đường này. Sau khi nhìn thấy N đang đi xe tiến lại gần, A nhặt vội hòn đá nhỏ bên đường (bán kính khoảng 1 centimet) ném mạnh nhằm vào đầu N. Nhưng không may, đá đi chệch hướng lại trúng vào mắt chị B khi chị đang đi xe máy qua đoạn đường đó. Kết quả: chị B bị rách giác mạc mắt trái phải điều trị hết 20 triệu đồng. Sau khi xảy ra tai nạn, chị B đã yêu cầu bố mẹ của A là anh C và chị D phải bồi thường toàn bộ chi phí điều trị mắt cho chị và khoản thu nhập của chị bị mất trong thời gian 60 ngày do chị nghỉ việc điều trị không có thu nhập, với mức lương 80.000 đồng một ngày (chị B là công nhân trong nhà máy gạch). 2. Phân tích tình huống. Các mối quan hệ trong tình huống. + Quan hệ phát sinh giữa A và chị B: là quan hệ giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Quan hệ này phát sinh khi A có hành vi tác động lên thân thể chị B (ném đá trúng mắt chị) làm chị B bị thiệt hại về sức khỏe. + Quan hệ giữa anh C và chị D với A: là mối quan hệ giữa cha mẹ và con, với tư cách là cha mẹ của A, theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, anh C và chị D có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và là người đại diện theo pháp luật của A. + Quan hệ bồi thường thiệt hại phát sinh giữa chị B và bố mẹ A là anh C và chị D, chị B là một chủ thể trong quan hệ với tư cách là người bị thiệt hại về sức khỏe còn vợ chồng anh C, chị D là những người phải bồi thường thiệt hại. Trong tố tụng thì quan hệ này được gọi là quan hệ giữa nguyên đơn và bị đơn. Thông thường, thiệt hại xảy ra là một trong những căn cứ tiền đề làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Tuy nhiên trong tình huống này, người gây thiệt hại – A lại là một người chưa thành niên dưới 15 tuổi, chính vì thế, theo quy định tạo khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con riêng có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của bộ luật này Trích tại phụ lục ”. Theo khoản 1 Điều 141: “Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con”, tuy nhiên trong tình huống này, cha mẹ (anh C, chị D) chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con gây ra không phải với tư cách là người đại diện mà với tư cách là cha mẹ, người có quan hệ huyết thống đối với con, có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trường trung học cơ sở Ngô quyền không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào trong quan hệ bồi thường thiệt hại về sức khỏe này vì trong thời gian gây thiệt hại, A không chịu sự quản lý trực tiếp của nhà trường. Xác định mức độ bồi thường Trong tình huống, A đã có hành vi gây thiệt hại về sức khỏe cho chị B nên bồi thường thiệt được xác định là bồi thường về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. - Theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 605 BLDS năm 2005, thiệt hại gây ra bao nhiêu thì phải bồi thường thiệt hại bấy nhiêu, cha mẹ A phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người gây thiệt hại - A tức là phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra một cách kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho chị B (người bị thiệt hại), việc bồi thường có thể theo những hình thức và phương thức khác nhau. Chị B yêu cầu vợ chồng anh C và chị D phải bồi thường tổng chi phí điều trị là 20.000.000 đồng và khoản thu nhập bị mất trong khoảng thời gian điều trị, yêu cầu này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về mức độ bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo điều 609 BLDS và mục 1 phần II Nghị quyết số 03/ 2006 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (trích tại mục lục). Theo đó, mức bồi thường tương ứng với mức độ thiệt hại được xác định như sau: 1) Toàn bộ chi phí điều trị mắt cho chị là 20 triệu đồng. Số tiền này chính là chi phí cho việc cứu chữa, hồi phục sức khỏe và chức năng bị giảm sút của chị B bao gồm: tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế trong quá trình điều trị của chị B (có đơn thuốc của bác sĩ), chi phí chiếu, chụp X quang... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí, tiền mua kính mắt hỗ trợ thị lực theo hướng dẫn của bác sĩ 2) Khoản thu nhập của chị bị mất trong thời gian 60 ngày do chị nghỉ việc điều trị không có thu nhập, với mức 80.000 đồng một ngày. Tổng thiệt hại về thu nhập là (80.000 đồng/ngày x 60 ngày) = 4.800.000 đồng. Xác định mức bồi thường là (20.000.000 đồng + 4.800.000 đồng) = 24.800. 000 đồng. - Trường hợp thứ hai xảy ra, trong trường hợp gia đình A có điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ A không có khả năng bồi thường toàn bộ thiệt hại và A cũng không có tài sản riêng thì có thể yêu cầu B xin giảm mức bồi thường thiệt hại và việc giảm mức độ bồi thường thiệt hại căn cứ vào khoản 2 Điều 605 BLDS năm 2005, tức là phải đáp ứng đủ hai điều kiện: lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của gia đình. Song trong trường hợp này sẽ xác định lỗi đối với A hay gia đình A? Đối với A, A là người dưới 15 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do đó không coi là có lỗi, mà lỗi phải thuộc về bố mẹ A, tuy nhiên bố mẹ của A lại không phải là những người thực hiện hành vi gây thiệt hại, do đó không thể xác định được lỗi của họ đối với hành vi và hậu quả gây thiệt hại là cố ý hay vô ý. Chính vì thế, việc xin giảm mức bồi thường chủ yếu dựa vào điều kiện khả năng kinh tế gia đình trước mắt và lâu dài mà xác định. Theo đó, bố mẹ A chỉ phải bồi thường một phần thiệt hại nếu chứng minh được mức bồi thường quá lớn so với điều kiện kinh tế gia đình trước mắt và lâu dài. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về bố mẹ của A là anh C và chị D. Dựa vào các căn cứ sau: Thứ nhất, trường Trung học cơ sở Ngô Quyền hoàn toàn không có lỗi trong việc quản lý học sinh bởi lẽ trong khoảng thời gian A gây thiệt hại về sức khỏe cho chị B, A không chịu sự quản lý trực tiếp của trường trung học cơ sở Ngô Quyền - sau khi tan học, nhà trường chỉ có nghĩa vụ quản lý học sinh trong thời gian học tại trường theo thời khóa biểu học văn hóa chính khóa, ngoại khóa hoặc lao động, vui chơi, giải trí do nhà trường tổ chức và nếu học sinh gây thiệt hại cho người khác trong thời gian này, nhà trường phải bồi thường (đây là trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định), điều này đồng nghĩa với việc trong khoảng thời gian mà nhà trường không có nghĩa vụ quản lý (ngoài giờ học tại trường hoặc đang trong thời gian trên đường đi học về nhà hoặc trong thời gian từ nhà đến trường) mà A gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thuộc về nhà trường Thứ hai, Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra ngoài những yếu tố là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại như: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có lỗi và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra thì việc xác định độ tuổi là cơ sở của việc xác định trách nhiệm của người có nghĩa vụ bồi thường. A là người gây thiệt hại nhưng mới chỉ 12 tuổi, căn cứ vào khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó đề bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này”. Như vậy, có thể xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước hết thuộc về anh C và chị D là bố mẹ của anh A. Bên cạnh đó, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây ra còn đặt ra trường hợp: con có tài sản riêng (có thể được cho riêng, thừa kế riêng) mà cha mẹ không có khả năng bồi thường đầy đủ toàn bộ thiệt hại thì có thể lấy tài sản của con bồi thường cho đủ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgười chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại ngoài hợp đồng.doc
Luận văn liên quan