Nhận diện rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và đề xuất các giải pháp

Hơn 3 tháng thực tập PGD Thanh Đa và đây là lúc để tôi nhìn nh ận lại kết quả mà mình đã gặt hái được:  Mục tiêu 1: về cơ bản tôi đã nắm vững được quy trình của các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng như chuyển tiền bằng điện, nhờ thu, thanh toán L/C nhập khẩu và các quy trình thanh toán khác như chuy ển khoản, phát hành séc,  Mục tiêu 2: Tôi đã nhận biết và phân tích được các rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C và đề ra được những giải pháp để hạn chế rủi ro dựa trên những kinh nghiệm rút ra được từ công việc thực tập và việc tự nghiên cứu  Mục tiêu 3: Tôi đã tích lũy được một số kỹ năng trong công việc như kỹ năng tiếp xúc với khách hàng, kỹ năng giao tiếp và học được cách giải tỏa áp lực trong công việc  Mục tiêu 4: Tôi đã phần nào định hướng được nghề nghiệp cho mình thông qua việc tiếp xúc với công việc thực tế và thấu hiểu khả năng của bản thân hơn

pdf74 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5335 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhận diện rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và đề xuất các giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i còn biết cách photo chứng minh nhân dân và một số giấy tờ khác như sổ tiết kiệm, hóa đơn điện nước của khách hàng,…sao cho rõ, đẹp và tiết kiệm giấy nhất. Công việc thực hiện 27  Làm thư gửi khách hàng: Khi có chương trình ưu đãi hoặc có thông tin gì cần thông báo đến khách hàng, PGD Thanh Đa thường làm thư và gửi đến địa chỉ của từng khách hàng. Nội dung thư bao gồm các thông tin về chương trình ưu đãi, về sản phẩm hoặc dịch vụ mới hoặc về thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính của đơn vị. Kèm theo đó là thông tin liên lạc và sơ đồ đường đi đến PGD Thanh Đa. Tôi được tham gia làm thư cùng với các nhân viên trong bộ phận. Tôi photo các trang thông tin, gấp gọn, cho vào bao thư và dán địa chỉ của khách hàng bên ngoài. Tổng số lượng khoảng 500 thư/bộ phận/đợt thực hiện và thường được làm hết trong 1 ngày. Muốn vậy, việc làm thư cần được chia thành nhiều phân đoạn, mỗi nhân viên phụ trách một việc giống như các dây chuyền sản xuất.  Hướng dẫn khách hàng điền thông tin vào mẫu đơn Sau khi tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, các nhân viên ở đây thường giao cho tôi hướng dẫn khách hàng điền vào một số mẫu đơn cần thiết trước khi thực hiện dịch vụ. Cùng lúc đó, các nhân viên sẽ tiếp nhận yêu cầu của một khách hàng khác để xử lý dòng chờ, tiết kiệm thời gian cho khách hàng hơn. Chất lượng dịch vụ của ngân hàng một phần cũng phụ thuộc vào đặc điểm khách hàng giao dịch với ngân hàng. Nếu khách hàng đã giao dịch với ngân hàng nhiều lần hoặc có hiểu biết cơ bản về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thì thời gian giao dịch và sự hài lòng của khách hàng sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu khách hàng lần đầu tiên giao dịch với ngân hàng và có rất ít hiểu biết về lĩnh vực tài chính thì thời gian giao dịch sẽ dài hơn và có thể có những sự trì hoãn nhất định. Do đó, với đối tượng khách hàng này, các nhân viên cần thể hiện sự quan tâm và hướng dẫn chi tiết hơn. Tuy nhiên, vì đây thời gian hoạt động khá nhộn nhịp của các ngân hàng nên rất khó cho nhân viên để hướng dẫn chi tiết cho từng khách hàng. Vì vậy, những lúc lượng khách hàng đông, các nhân viên thường tin tưởng giao cho tôi việc hướng dẫn khách hàng điền vào các mẫu đơn yêu cầu thực hiện dịch vụ, sau đó kiểm tra lại thông tin và đối chiếu với bản chính mà khách hàng cung cấp. Như vậy, các nhân viên có thể phục vụ được nhiều khách hàng hơn và chất lượng phục vụ cũng tốt hơn. Công việc thực hiện 28  Nghe điện thoại: Việc làm liên quan nhiều đến giấy tờ, văn bản nhưng các nhân viên cũng phải thường xuyên di chuyển giữa các phòng ban với nhau, như: đi trình ký, gửi chứng từ cho quầy giao dịch, cho bộ phận tín dụng hoặc đi photo, nhận văn bản khách hàng fax đến,…Vì vậy, những lúc nhân viên tạm thời vắng mặt, tôi sẽ nhận điện thoại (nếu có), ghi nhận lại các thông tin và chuyển lại cho nhân viên phụ trách. Nhờ công việc này mà tôi có thể phân biệt được các cuộc gọi nội bộ với các cuộc gọi từ bên ngoài. Đối với các cuộc gọi từ bên ngoài, khi nhận điện thoại cần nói rõ bộ phận làm việc và tên nhân viên đang nghe điện thoại. Đồng thời tôi còn biết cách chuyển hướng cuộc gọi cho các nhân viên khác trong PGD. Chuyên đề thực tập 29 4. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: NHẬN DIỆN RỦI RO ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 4.1 Những phát hiện trong thời gian thực tập Thời gian thực tập của tôi có thể được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1, khoảng 3 tuần kể từ ngày được nhận vào thực tập, là thời gian tôi làm quen với các nhân viên, môi trường làm việc và với các công việc. Nhân viên ở đây rất thân thiện, mặc dù đặc thù công việc có nhiều áp lực nhưng mọi người đều tỏ ra vui vẻ để tạo nên bầu không khí thoải mái khi làm việc. Đây thật sự là điều mà tôi cần phải học hỏi và áp dụng nhiều khi làm việc ở bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, làm việc ở ngân hàng là một khái niệm khá lạ lẫm đối với tôi. Ở đây, tất cả các công việc đều có quy trình chặt chẽ và nhiều những văn bản hướng dẫn cụ thể. Do đó, trong thời gian này, những hình dung của tôi về hoạt động của PGD vẫn là một bức tranh còn thiếu nhiều mảnh ghép. Giai đoạn 2 kéo dài từ tuần 4 đến tuần 9. Đây là thời gian tôi hiểu rõ các quy trình về tín dụng và thanh toán quốc tế tại PGD, cũng là thời gian tôi phát hiện ra một số vấn đề liên quan đến các quy trình này. Nhờ có sự giúp đỡ của các nhân viên thông qua việc cung cấp tài liệu, giải đáp thắc mắc, cùng với sự quan sát và một chút kiến thức về tín dụng và thanh toán quốc tế, tôi đã có thể hình dung được hoàn chỉnh tổng thể bức tranh hoạt động của đơn vị. Đồng thời, dựa trên những nhận xét, kinh nghiệm rút ra được từ thực tế công việc, tôi đã phát hiện và liên kết các sự việc lại với nhau để củng cố hơn cho đề tài thực tập mà tôi đã lựa chọn từ ban đầu. Giai đoạn 3 là thời gian tôi tìm được các giải pháp cho những phát hiện của mình (khoảng tuần 10) và bắt tay vào hoàn thành những phần quan trọng còn lại của báo cáo này. Thời gian này, tôi liên tục thay đổi cách diễn đạt tên đề tài và bố cục nội dung để làm sao thể hiện rõ nhất trọng tâm của chuyên đề tôi đã lựa chọn. Chuyên đề thực tập 30 Như vậy, những phát hiện trong giai đoạn 2 là nền tảng quan trọng giúp tôi định hướng và phát triển ý tưởng của mình. Nhờ đó, tôi biết rõ những công việc cần làm và ngày càng hoàn thiện hơn báo cáo này. Phát hiện 1:Mọi công việc ở ngân hàng đều theo một quy trình chặt chẽ và luôn có những công văn hướng dẫn chi tiết. Tuy nhiên vẫn tồn tại những rủi ro nhất định trong khi tác nghiệp. Các nhân viên của bộ phận thỉnh thoảng vẫn mắc một số lỗi thường gặp trong lúc soạn thảo văn bản, in ấn, lúc thao tác trên hệ thống TCBS hoặc lỗi do chưa hiểu rõ những chỉ thị, những hướng dẫn trong các công văn từ cấp trên. Điều này gây ra sự không thuận tiện cho khách hàng và thời gian thực hiện công việc bị kéo dài hơn. Phát hiện 2:Có rủi ro về tín dụng cho ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ theo yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là thanh toán tín dụng chứng từ cho nhà nhập khẩu. Tuy số lần thực hiện nghiệp vụ này ít hơn so với các nghiệp vụ thanh toán quốc tế khác như nhờ thu, chuyển tiền bằng điện, chuyển tiền bằng Western Union nhưng lợi ích mà nó mang lại cho PGD là khá lớn. Hơn nữa, giá trị thanh toán của một thư tín dụng là không nhỏ. Vì vậy, PGD cần có những biện pháp để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất nhằm đảm bảo an toàn và lợi ích cho đơn vị. Phát hiện 3: Giữa nghiệp vụ thanh toán quốc tế và nghiệp vụ tín dụng có sự tác động qua lại lẫn nhau. Một trong những chức năng của thanh toán quốc tế là giúp khách hàng thanh toán tiền hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Còn chức năng của tín dụng là cung cấp vốn cho khách hàng trong thời gian khách hàng thiếu hụt vốn tạm thời. Do đó, khi khách hàng cần tiền để thanh toán tiền hàng hóa nhập khẩu, khách hàng có thể vay ngân hàng. Ngược lại, nếu việc vay vốn ở ngân hàng thuận tiện và ít tốn chi phí thì điều này sẽ khuyến khích khách hàng vay vốn và thực hiện thanh toán với cùng một ngân hàng, hơn là thanh toán ở ngân hàng này và vay vốn ở một ngân hàng khác. Chuyên đề thực tập 31 4.2 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện báo cáo này, phương pháp định tính là phương pháp chủ yếu mà tôi sử dụng. Tức là dựa trên những phát hiện của bản thân và một số khái niệm từ các nguồn tham khảo tôi xác định những rủi ro và đưa ra các giải pháp để hạn chế những rủi ro đó hoặc để giải quyết các hệ quả khi những rủi ro đó đã xảy ra. Tuy nhiên, trong phần trình bày về tình hình hoạt động của cơ quan thực tập, tôi cũng sử dụng phương pháp định lượng để đưa ra những phân tích, nhận định về tình hình hoạt động cũng như tình hình tài chính của PGD Thanh Đa. Nhưng nhìn chung, phương pháp này không được sử dụng xuyên suốt báo cáo như phương pháp định tính nêu trên. 4.3 Một số khái niệm 4.3.1 Định nghĩa về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán mà trong đó một ngân hàng phát hành một thư tín dụng (Letter of credit – L/C) theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, cam kết thanh toán cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện nêu trong tín dụng thư. 4.3.2Quy trình chung và các bên tham gia Hình 6–Quy trình chung của phương thức thanh toán bằng L/C (1 ) Đ ề ng hị m ở L /C (2) Phát hành L/C (3 ) T hô ng bá o L /C (4) Giao hàng (5 ) X uấ t tr ìn h ch ứ ng t ừ (6) Gởi chứng từ (7) Thanh toán/Chấp nhận thanh toán (7 ) G ia o ch ứ ng t ừ Ký hợp đồng Nhà XK Nhà NK NH thông báo NH phát hành Chuyên đề thực tập 32 Sơ đồ trên đây mô tả quy trình cơ bản gồm 7 bước của phương thức thanh toán bằng L/C. Theo đó, để hình thành nên phương thức này cần có ít nhất 4 chủ thể tham gia: nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, ngân hàng phát hành L/C và ngân hàng thông báo. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, các chủ thể tham gia vào quy trình còn có ngân hàng xác nhận và ngân hàng thương lượng.  Nhà nhập khẩu: Nhà nhập khẩu là tổ chức mua hàng hóa từ nước ngoài và nhập khẩu vào Việt Nam. Sau khi ký hợp đồng ngoại thương với nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu lập một văn bản để yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở một L/C nêu rõ các điều kiện về bộ chứng từ dùng để thanh toán. Bằng cách này, nhà nhập khẩu đã yêu cầu ngân hàng đại diện cho mình trong việc thanh toán bộ chứng từ. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu vẫn có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hợp lệ.  Nhà xuất khẩu: Nhà xuất khẩu là tổ chức bán hàng ở nước ngoài, có nghĩa vụ giao hàng và xuất trình bộ chứng từ hợp lệ để nhận về một khoản tiền thanh toánbằng với giá trị hàng hóa.  Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Ngân hàng phát hành là ngân hàng trong nước phục vụ nhà nhập khẩu, thực hiện chức năng phát hành L/C, tiếp nhận bộ chứng từ từ ngân hàng thông báo, giao chứng từ cho nhà nhập khẩu, đồng thờithực hiện thanh toán (đối với bộ chứng từ trả ngay) hoặc chấp nhận thanh toán (đối với bộ chứng từ trả chậm) và phản hồi thông tin về cho ngân hàng thông báo. Vì L/C là một cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành đối với nhà xuất khẩu nên ngay khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng phát hành phải thanh toán hoặc phản hồi chấp nhận thanh toán kể cả trong trường hợp nhà nhập khẩu không có thiện chí thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. Nói cách khác, ngân hàng phát hành L/C không thể từ chối thanh toán vì bất kỳ lý do gì, ngoại trừ bộ chứng từ không hợp lệ. Chuyên đề thực tập 33  Ngân hàng thông báo (Advising bank): Ngân hàng thông báo là ngân hàng ở nước ngoài, có trách nhiệm tiếp nhận L/C từ ngân hàng phát hành, tiếp nhận bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu, gửi bộ chứng từ và nhận lại phản hồi về việc thanh toán từ ngân hàng phát hành, sau đó thực hiện ghi có vào tài khoản của nhà xuất khẩu.  Ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank): Ngân hàng chiết khấu có thể là bất kỳ ngân hàng nào ở nước ngoài mà chấp nhận thanh toán trước bộ chứng từ khi nhà xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng đó. Ngân hàng chiết khấu tham gia và quy trình thanh toán L/C khi nhà xuất khẩu đã hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng và cần được thanh toán trong thời gian gấp. Ví dụ sau đây sẽ làm rõ hơn vai trò của loại ngân hàng này. Theo quy trình, sau khi giao hàng xong, nhà xuất khẩu tiến hành giao bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo để ngân hàng thông báo chuyển đến cho ngân hàng phát hành L/C rồi nhận được thanh toán sau ít nhất 15 ngày. Vì phải tất toán một khoản vay nên nhà xuất khẩu cần số tiền này gấp trong vòng 4 ngày. Nếu theo quy trình thì nhà xuất khẩu có khả năng không thể trả được số nợ vay của mình. Do đó, nhà xuất khẩu đem bộ chứng từ đến một ngân hàng khác và yêu cầu được chiết khấu với số tiền nhỏ hơn giá trị của bộ chứng từ. Nếu ngân hàng này chấp nhận chiết khấu thì họ có quyền và trách nhiệm xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C để đổi lại một khoản tiền bằng với giá trị bộ chứng từ, với điều kiện bộ chứng từ là hợp lệ và được xuất trình trong thời gian hiệu lực của L/C. Trường hợp nhà xuất khẩu yêu cầu chính ngân hàng thông báo chiết khấu bộ chứng từ cho mình thì ngân hàng đó đóng vai trò vừa là ngân hàng thông báo vừa là ngân hàng chiết khấu.  Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): Ngân hàng xác nhận là ngân hàng được chỉ định bởi nhà xuất khẩu, có chức năng xác nhận khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành L/C và cùng cam kết việc thanh toán với ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận có thể là một ngân hàng trong nước hoặc một chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Cần có ngân hàng xác nhận khi nhà xuất khẩu chưa tin tưởng vào cam kết và khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành L/C. Chuyên đề thực tập 34 Ví dụ, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu ở Việt Nam, ngân hàng ACB phát hành một L/C cam kết thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu ở Mỹ. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu ở Mỹ chưa bao giờ giao dịch với ACB nên còn khá thận trọng. Vì vậy, nhà xuất khẩu chỉ định ngân hàng Citibank (có chi nhánh tại Việt Nam) làm ngân hàng xác nhận, vì Citibank là một ngân hàng có uy tín lớn của Mỹ và nhà xuất khẩu đã thường xuyên giao dịch với ngân hàng này. Khi đó, trên L/C mà ACB phát hành sẽ có điều khoản về ngân hàng xác nhận và ghi rõ là Citibank. Trong trường hợp cả nhà nhập khẩu và ACB không thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu thì ngân hàng xác nhận – Citibank sẽ chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền này. Tuy nhiên, để được xác nhận, phải có một sự tín nhiệm đáng kể của Citibank đối với ACB và nhà nhập khẩu, và phí xác nhận thường khá cao. 4.3.3 Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại PGD Thanh Đa Tại mỗi ngân hàng, quy trình thanh toán L/C chung nêu trên được phân ra thành nghiệp vụ L/C xuất khẩu và nghiệp vụ L/C nhập khẩu, tùy vào chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng trong từng tình huống cụ thể. Khi ngân hàng nhận được tín dụng thư (L/C) từ một ngân hàng khác và thông báo đến cho khách hàng của mình (nhà xuất khẩu) thì có nghĩa là ngân hàng đang thực hiện nghiệp vụ L/Cxuất khẩu. Ngược lại, nếu ngân hàng được khách hàng của mình (nhà nhập khẩu) yêu cầu phát hành một L/C và gởi nó đến một ngần hàng khác, tức là ngân hàng đang thực hiện nghiệp vụ L/C nhập khẩu. Hình 7 – Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại PGD Thanh Đa Thanh toán bộ chứng từ trả ngay/ bộ chứng từ trả chậm Chấp nhận thanh toán bộ chứng từ trả chậm Giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu Tiếp nhận, kiểm tra và thông báo bộ chứng từ đến Tư vấn nghiệp vụ cho nhà nhập khẩu và phát hành L/C Chuyên đề thực tập 35 Tại PGD Thanh Đa, số lượng hồ sơ thanh toán bằng L/C không nhiều bằng các phương thức thanh toán khác như chuyển tiền bằng điện hoặc nhờ thu. Tuy nhiên, giá trị của một L/C và lợi ích mà nghiệp vụ này mang về cho đơn vị là không hề nhỏ. Nhìn chung, hầu hết nghiệp vụ thanh toán bằng L/C ở đây đều là nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu. Bước 1: Phát hàng L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu  Tư vấn nghiệp vụ cho nhà nhập khẩu: nhân viên CSR tư vấn, hướng dẫn khách hàng các điều kiện, hồ sơ, thủ tục cần thiết để phát hành L/C  Tiếp nhận hồ sơ từ nhà nhập khẩu: nhân viên CSR kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ phát hành L/C do khách hàng xuất trình  Trình duyệt phát hành L/C: CSR lập tờ trình thẩm định khách hàng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt  Kiểm tra số dư, phong tỏa tiền và lập bìa hồ sơ L/C: nhân viên CSR lập thông báo thu phí dịch vụ thanh toán quốc tếvà phong tỏa tiền ký quỹ (một phần) và phí dịch vụ  Đăng nhập Workflow, scan/fax chứng từ về TTTT  Tiếp nhận L/C gốc, trình trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền ký tên rồi giao L/C gốc cho khách hàng  Rà soát và lưu hồ sơ tại PGD Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra và thông báo cho nhà nhập khẩu về bộ chứng từ thanh toán do nhà xuất khẩu gửi đến  Nhân viên CSR đóng dấu “Đã nhận tại ACB” và ghi ngày giờ, tên người nhận chứng từ lên thư của ngân hàng thông báo  Lập phiếu kiểm tra số lượng chứng từ thực tế (bản chính và bản sao) và đối chiếu với số lượng ghi trong thư của ngân hàng thông báo  Scan/fax toàn bộ chứng từ về TTTT để kiểm tra (sử dụng Workflow)  Tiếp nhận bản kiểm tra chứng từ từ TTTT  In thư thông báo bộ chứng từ đến để gửi khách hàng  Theo dõi phản hồi của khách hàng và thông tin về cho TTTT Chuyên đề thực tập 36 Bước 3: Giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu  Tiếp nhận văn bản phản hồi của khách hàng  Phong tỏa tiền ký quỹ bổ sung và phí dịch vụ, lập thông báo thực hiện nghiệp vụ và thông báo thu phí dịch vụ  Chuyển hồ sơ về TTTT  Nhận phản hồi “Đồng ý giao chứng từ” từ TTTT  Giao chứng từ cho khách hàng, yêu cầu khách hàng ghi ngày nhận, người nhận và ký tên lên thư thông báo bộ chứng từ của ngân hàng thông báo (giữ lại các hối phiếu thanh toán – drafts)  Bổ sung chứng từ gốc cho TTTT Bước 4: Chấp nhận thanh toán bộ chứng từ trả chậm  Trình người có thẩm quyền ký hậu B/L (nếu hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển) hoặc Ủy quyền nhận hàng (nếu hàng hóa được vận chuyển bằng đườngngàng không) và đóng mộc dấu đơn vị chủ quản  Chuyển thư của ngân hàng thông báo (có ký nhận của khách hàng) cùng với B/L đã ký hậu hoặc Giấy ủy quyền nhận hàng và tờ khai hải quan về TTTT  Nhận điện từ TTTT về việc đã thông báo chấp nhận thanh toán cho ngân hàng thông báo ở nước ngoài  Lưu hồ sơ và theo dõi đáo hạn thanh toán Bước 5: Thanh toán bộ chứng từ trả ngay/bộ chứng từ trả chậm Nếu là bộ chứng từ trả ngay thì nhân viên CSR thực hiện tương tự bước 4 nhưng hồ sơ gửi về TTTT không có tờ khai hải quan. Vì vậy, nhân viên CSR phải theo dõi, nhắc nhở khách hàng bổ sung tờ khai hải quan sau khi đã thanh toán bộ chứng từ. Điện nhận được từ TTTT là điện chuyển tiền gốc. Nều là bộ chứng từ trả chậm thìnhân viên CSR chuyển các văn bản đề nghị thanh toán bộ chứng từ của khách hàng về TTTT, rồi nhận về điện chuyển tiền gốc và lưu hồ sơ. Chuyên đề thực tập 37 4.3.4 Quy trình cấp tín dụng hạn mức tại các ngân hàng Việc cấp tín dụng hạn mức, hay còn gọi là cho vay theo hạn mức là một quy trình mà ngân hàng dựa trên uy tín, năng lực tài chính và các tài sản đảm bảo của khách hàng để thẩm định khách hàng và cho vay theo một tỷ lệ nhất định tính trên tổng giá trị của các tài sản đảm bảo đó. Thông thường tỷ lệ này giao động từ 70% đến 80% tổng giá trị các tài sản đảm bảo tại thời điểm các tài sản đó được định giá. Tỷ lệ này là căn cứ để xác định hạn mức tín dụng của mỗi khách hàng. Hay nói cách khác, hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà khách hàng có thể vay so với tổng giá trị các tài sản đảm bảo. Theo đó, khách hàng có thể vay một lần với số tiền vay đúng bằng hạn mức tín dụng hoặc vay nhiều lần với tổng số tiền vay không lớn hơn hạn mức tín dụng đã được cấp. Ví dụ, một khách hàng thế chấp quyền sử dụng đất được định giá 1 tỷ đồng vào tháng 12/2011 để vay ngân hàng bổ sung vốn lưu động. Sau khi thẩm định, ngân hàng đồng ý cấp tín dụng hạn mức cho khách hàng với hạn mức cấp tín dụng là 800 triệu đồng, tức bằng 80% giá trị quyền sử dụng đất. Vì quy mô kinh doanh không lớn nên khách hàng chỉ cần vay bổ sung vốn lưu động khoảng 500 triệu đồng. Do đó, vào tháng 01/2012, khách hàng làm thủ tục vay và giải ngân 500 triệu đồng. Đến tháng 04/2012, nếu khách hàng có nhu cầu vay để bổ sung thêm vốn lưu động nữa thì khách hàng chỉ được vay tối đa 300 triệu đồng còn lại trong hạn mức, hoặc khách hàng phải trả trước 200 triệu đồng cho khoản vay hồi tháng 01/2012 rồi mới được vay tiếp với số tiền là 500 triệu đồng. Nhìn chung, quy trình cấp tín dụng hạn mức và giải ngân nhiều lần theo hạn mức bao gồm 6 bước cơ bản: Hình 8 – Quy trình cấp tín dụng hạn mức 1. Lập hồ sơ tín dụng 2. Phân tích tín dụng 3. Ra quyết định tín dụng 4. Giải ngân 5. Giám sát tín dụng 6. Thanh lý hợp đồng tín dụng Chuyên đề thực tập 38 Bước 1: Lập hồ sơ tín dụng Bước này do nhân viên tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Để lập một bộ hồ sơ vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải thu thập các thông tin như:  Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng  Khả năng sử dụng vốn vay, kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư,…  Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn gốc + lãi) Bước 2: Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng là việc xác định năng lực hiện tại và năng lực trong tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay đúng hạn. Việc phân tích tín dụng được thực hiện nhằm các mục tiêu:  Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.  Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. Bước 3: Ra quyết định tín dụng Trong bước này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng.Khi ra quyết định, ngân hàng có thể mắc 2 sai lầm cơ bản là: đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt và từ chối cho vay với một khách hàng tốt. Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Bước 4: Giải ngân Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành chi tiền mặt hoặc ghi có vào tài khoản của khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Khi giải ngân phải tuân thủ nguyên tắc: sự vận động tiền tệ phải gắn liền với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời thủ tục giải ngân cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. Chuyên đề thực tập 39 Bước 5: Giám sát tín dụng Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ. Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng Nhân viên tín dụng tiến hành thanh lý hợp hợp đồng khi khách hàng có nhu cầu tất toán khoản vay, chấm dứt hợp đồng hoặc khi khách hàng muốn ký một hợp đồng mới với sự thay đổi của một vài điều khoản trong hợp đồng trước đó. 4.4Những rủi ro khi tác nghiệp và các giải pháp hạn chế rủi ro 4.2.1 Nhận diện các rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ L/C nhập khẩu Nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu được thực hiện theo một quy trình chi tiết và chặt chẽ. Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro có thể xảy ra trong từng bước của quy trình. Dù nhân viên CSR có thông thạo việc đến đâu thì đôi lúc cũng có thể mắc một số lỗi khi thực hiện nghiệp vụ. Ở bước 1, khi tiếp nhận yêu cầu, tư vấn cho nhà nhập khẩu và phát hành L/C, nhân viên CSR có thể mắc phải một số lỗi sau:  Không phát hiện sự mâu thuẫn trong nội dung của giấy đề nghị mở L/C: nếu nhân viên CSRkhông kịp thời phát hiện ra các điểm mâu thuẫn giữa nội dung của giấy đề nghị mở L/C và hợp đồng thương mại do khách hàng cung cấp sẽ làm chậm trễ việc phát hành L/C và gây ra nhiều phiền toái cho khách hàng. Ví dụ, nội dung hợp đồng thương mại quy định nhà xuất khẩu được phép chuyển tải hàng hóa nhưng trong giấy đề nghị, nhà nhập khẩu lại thể hiện “không cho phép chuyển tải”.  Chưa kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ phát hành L/C: trường hợp hàng nhập khẩu thuộc diện bị cấm hoặc hạn chế kinh doanh mà nhân viên CSR không yêu cầu khách hàng xuất trình các giấy phép kinh doanh hay hạn ngạch kinh doanh mà vẫn phát hành L/C và bán ngoại tệ cho khách hàng sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của ACB và gây chậm trễ hồ sơ của khách hàng. Chuyên đề thực tập 40  Không kiểm tra kỹ chữ ký và mẫu dấu: điều này có thể dẫn đến trường hợp các văn bản, giấy tờ không phải do chính chủ tài khoản ký tên và đóng dấu mà chỉ là trường hợp giả mạo để rút tiền từ tài khoản của chủ tài khoản. Việc này ảnh hưởng lớn đến uy tín của ACB và nhân viên CSR thực hiện nghiệp vụ này sẽ phải bồi hoàn một số tiền tương ứng.  Phong tỏa tiền ký quỹ và phí không đúng: do nhầm lẫn trong tính toán hoặc bất cẩn trong khi đánh máy mà nhân viên CSR phong tỏa thiếu hoặc nhiều hơn số tiền cần phong tỏa; điều này sẽ gây nên một số phiền hà cho khách hàng và có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của ACB. Ở bước 2,rủi ro cũng xuất hiện khi nhân viên CSR tiếp nhận bộ chứng từ gốc từ ngân hàng thông báo. Những rủi ro này có thể được kiệt kê dưới đây:  Liệt kê số lượng chứng từ bản gốc và bản copy không chính xác: điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tính hợp lệ của L/C.  Scan chứng từ về TTTT quá thời hạn được phép kiểm tra chứng từ của ACB: trong vòng 1 ngày làm việc, nhân viên CSR phải thông báo cho khách hàng về bộ chứng từ thanh toán nhận được, do đó, việc scan và kiểm tra chứng từ phải được thực tối đa trong một ngày làm việc.  Làm thất lạc bộ chứng từ gốc: trong thời gian đợi phản hồi của khách hàng về việc thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán bộ chứng từ thì nhân viên CSR có thể sơ xuất làm thất lạc bộ chứng từ gốc, đây là một lỗi nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhận hàng hóa của nhà nhập khẩu và uy tín của ACB. Ở bước 3,nếu không cẩn thận thì nhân viên CSR cũng có thể mắc phải một vài lỗi nhỏ nhưng có thể gây tranh chấp giữa ngân hàng và khách hàng:  Không phong tỏa hoặc phong tỏa không đúng số tiền ký quỹ bổ sung:điều này dẫn đến việc nhân viên CSR đã giao chứng từ cho khách hàng nhưng không có hoặc thiếu tiền để thanh toán cho bộ chứng từ.  Không kiểm tra khách hàng đã ký nhận bộ chứng từ hay chưa:trường hợp khách hàng ký nhận lên thư thông báo của ngân hàng thông báo mà không ghi đầy đủ họ tên và ngày nhận chứng từ sẽ phiền phức cho ngân hàng khi có tranh chấp về thời hạn hiệu lực thanh toán bộ chứng từ. Chuyên đề thực tập 41 Ở bước 4 và 5,việc thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán bộ chứng từ cũng tồn tại một số rủi ro nếu nhân viên CSR không cẩn trọng:  Không theo dõi hoặc nhầm lẫn trong việc theo dõi thanh toán/chấp nhận thanh toán của khách hàngtrong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ chứng từ hợp lệ, điều này ảnh hưởng lớn đến uy tín của ACB với ngân hàng nước ngoài và ACB có thể phải chịu lãi phát sinh do thanh toán trễ.  Gửi chứng từ gốc nhầm địa chỉ: khi gởi chứng từ gốc về cho TTTT để bổ sung chứng từ thì nhân viên CSR có thể viết sai địa chỉ, làm cho chứng từ bị thất lạc. 4.2.2 Các giải pháp hạn chế rủi ro Để hạn chế rủi ro đến mức tối đa, cách tốt nhất là nhân viên CSR nên có thái độ cẩn trọng và luôn luôn theo sát quy trình đã được đặt ra. Nhân viên CSR cũng nên thường xuyên kiểm tra kết quả công việc theo từng bước xem có đúng như yêu cầu nêu trong quy trình hay không. Vì xét cho cùng, quy trình được thiết kế là để giảm thiểu những rủi ro trong quá trình tác nghiệp. Đối với nhân viên CSR đã thành thạo công việc, vì đã nắm vững nghiệp vụ cũng như những lưu ý trong công việc nên nhân viên thao tác rất nhanh và việc kiểm tra kết quả theo quy trình là không cần thiết. Tuy nhiên, nếu có vấn đề vướng mắc, nhân viên CSRnên ghi chú lại, thận trọng xem xét để tìm xem có mắc lỗi nào không hoặc trình lên kiểm soát viên/trưởng bộ phận để giải quyết (nếu đó là những vướng mắc mang tính khách quan từ phía khách hàng mà trong quyền hạn của nhân viên CSR không thể giải quyết được). Đối với nhân viên CSR mới nhận việc, có thể đã nắm rõ quy trình nhưng chưa thành thạo lắm trong việc thực hiện công việc thực tế, thì nhân viên nên ghi chú những lưu ý cần thiết vào sổ tay cá nhân để khi cần thì có thể tham khảo nhanh chóng. Đồng thời, nhân viên CSR cũng nên kiểm tra thường xuyên kết quả công việc mình đã thực hiện có đúng với yêu cầu mô tả trong quy trình chưa và thường xuyên lưu tâm để rút ra kinh nghiệm từ những thiếu sót của mình. Chuyên đề thực tập 42 Một ý tưởng nhỏ sau đây cũng có thể giúp cho nhân viên CSR tránh mắc phải lỗi trong khi thực hiện nghiệp vụ: không nên thực hiện nghiệp vụ này khi có quá nhiều khách hàng đang đợi để thực hiện giao dịch hoặc môi trường xung quanh có quá nhiều điều làm phân tán sự tập trung (tiếng ồn, không gian chật hẹp,...). Một tâm thế khẩn trương và mất tập trung sẽ làm nhân viên dễ dàng mắc nhiều lỗi hơn. Thay vào đó, nhân viên nên ưu tiên thực hiện trước tiên những nghiệp vụ đơn giản, ít thao tác và có sự tương tác nhiều với khách hàng để xử lý dòng chờ, tiết kiệm thời gian giao dịch cho khách hàng. Nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu này có thể được thực hiện sau khi những yêu cầu khác của khách hàng ngay thời điểm hiện tại đã cơ bản được ghi nhận, khách hàng đã ra về và phần còn lại của công việc được thực hiện trên hệ thống máy tính. Tuy nhiên, việc thông báo bộ chứng từ đến cho khách hàng cần được thực hiện trong vòng 1 ngày làm việc nên nhân viên CSR cũng nên thật sự chú ý. Nếu sau khi nhận được bộ chứng từ mà khách hàng quá đông, không thể tiến hành các thủ tục chuyển hồ sơ về TTTT hay thông báo cho khách hàng thì nhân viên CSR nên giành một chút thời gian vào cuối giờ làm việc buổi trưa để hoàn thành cho xong nghiệp vụ này. Trường hợp bộ chứng từ được giao vào cuối giờ làm việc buổi chiều thì nhân viên CSR nên đến sớm vào ngày hôm sau để giải quyết công việc nếu trong chiều hôm trước chưa làm xong. Về phía các nhà lãnh đạo ngân hàng, họ cũng nên tạo điều kiện nhiều hơn cho nhân viên của mình có được tinh thần thoải mái khi làm việc, bằng cách sắp xếp, bố trí không gian làm việc sao cho khoa học và thoáng mát, hoặc dành một diện tích nhất định để xây dựng một khu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí nội bộ để nhân viên có thể nghỉ ngơi vào giờ nghỉ trưa. Làm được như vậy, ban lãnh đạo đã gián tiếp giúp các nhân viên của mình hạn chế tối đa những lỗi thường gặp khi tác nghiệp. Để tránh thất lạc bộ chứng từ gốc, ngay khi nhận được bộ chứng từ, nhân viên CSR nên photo thêm một bộ để theo dõi, còn chứng từ gốc thì cho vào bao thư A4 và gởi vào kho ngân quỹ. Thực tế đây là công việc mà nhân viên CSR thường thực hiện để đảm bảo an toàn cho bộ cứng từ gốc, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro về thất lạc chứng từ. Chuyên đề thực tập 43 4.5Rủi ro về khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu và các giải pháp 4.5.1 Rủi ro về khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu Khi nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành một L/C thì điều quan tâm lớn nhất của ngân hàng là về khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu đó. Bởi vì về bản chất, L/C là một cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành đối với nhà xuất khẩu. Một khi L/C đã được phát hành thì ngân hàng phải thực hiện thanh toán khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hợp lệ, cho dù nhà nhập khẩu có thiện chí hay có khả năng thanh toán hay không.Có hai trường hợp có thể xảy ra:  Nhà nhập khẩu hoàn toàn không thanh toán cho ngân hàng: do nhà nhập khẩu không có thiện chí thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán thật sự vì vỡ nợ hoặc phá sản,…  Nhà nhập khẩu chậm thanh toán cho ngân hàng: nhà nhập khẩu kéo dài thời gian thanh toán vì thiếu hụt vốn tạm thời hoặc muốn sử dụng số tiền đó vào mục đích khác. Trong khi đó, giá trị của một L/C thường rất lớn. Dù nhà nhập khẩu hoàn toàn không thanh toán hay chậm thanh toán thì điều này cũng gây ra những tổn thất lớn cho ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng đã chi ra một khoản tiền lớn nhưng người sở hữu hàng hóa và thu lợi từ hàng hóa lại là nhà nhập khẩu. Chưa kể những chi phí ngân hàng đã chi để thực hiện nghiệp vụ thì việc mua bán ngoại tệ và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cũng đã ảnh hưởng nhiều đến việc quản lý ngoại hối của ngân hàng. Hơn nữa, số tiền này ngân hàng đã dùng để thanh toán bộ chứng từ và bỏ qua các cơ hội kinh doanh khác như cho vay, đầu tư chứng khoán,…nên chi phí cơ hội cho việc sử dụng vốn của ngân hàng tăng cao, trực tiếp làm giảm thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. 4.5.2 Các giải pháp kiểm soát rủi ro Những tổn thất cho ngân hàng phát hành là rất lớn nếu rủi ro về khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu xảy ra. Vì vậy, cần có những biện pháp để hạn chế và kiểm soát rủi ro này ngay từ khi nó bắt đầu hình thành, tức là phải kiểm soát ngay từ khi nhà nhập khẩu yêu cầu mở L/C. Chuyên đề thực tập 44 Trên thực tế, các nhà kinh tế học và những người làm việc trong lĩnh vực ngân hàng đã tìm ra một số giải pháp để đảm bảo duy trì lợi ích cho cả đôi bên. Những biện pháp này cũng đã được áp dụng từ lâu và đã phát huy được hiệu quả. Trong phần này, tôi xin nêu ra các giải pháp mà hầu hết các ngân hàng đều áp dụng.  Giải pháp 1: Chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho ngân hàng phát hành Để khắc phục tình trạng người thanh toán là ngân hàng còn người sở hữu và thu lợi từ hàng hóa là nhà nhập khẩu thì cần phải chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ nhà nhập khẩu sang cho ngân hàng bằng cách chuyển nhượng B/L. B/L là chứng từ chuyên chở hàng hóa do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được nhận để chở hoặc đã được vận chuyển lên phương tiện chuyên chở. Chức năng quan trọng nhất của B/L là thể hiện quyền sở hữu hàng hóa. Chủ thể được nêu tên trong mục “Consignee” của B/L chính là người sở hữu hàng hóa và có quyền chuyển nhượng B/L này cho bất kỳ ai bằng hình thức ký hậu.Ví dụ, mục này ghi: “To order of Asia Commercial Bank” có nghĩa là người sở hữu hàng hóa là ACB và ACB có thể chuyển nhượng B/L này bằng cách ký hậu lên B/L và giao nó cho người thụ hưởng mới. Trường hợp nhà nhập khẩu không thanh toán cho ngân hàng thì ngân hàng vẫn giữ bộ chứng từ và lô hàng nhập vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Tuy nhiên, giải pháp này vẫn chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi là hạn chế rủi ro về khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu.  Giải pháp 2: Sử dụng phương thức ký quỹ mỗi lần phát hành L/C Như đã nhắc đến trong phần quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại ACB, giải pháp an toàn hơn là yêu cầu khách hàng ký quỹ bằng vốn tự có của mình mỗi lần phát hành L/C. Tùy vào uy tín của nhà nhập khẩu mà tỷ lệ ký quỹ có thể là một phần hoặc toàn bộ số tiền phải thanh toán. Nhà nhập khẩu phải thực hiện ký quỹ một lần ngay thời điểm yêu cầu ngân hàng phát hành L/C (nếu tỷ lệ ký quỹ là 100%) hoặc ký quỹ một phần vào thời điểm này và ký quỹ bổ sung số tiền còn lại khi nhận bộ chứng từ và thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán bộ chứng từ (bước 1 và 3 của quy trình thanh toán L/C nhập khẩu). Chuyên đề thực tập 45 Số tiền ký quỹ sẽ được nhân viên CSR phong tỏa. Nhà nhập khẩu không thể sử dụng số tiền này vào bất kỳ mục đích gì ngoại trừ việc thanh toán cho bộ chứng từ hợp lệ. Như vậy, không những khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu được đảm bảo mà ngân hàng cũng có thêm một nguồn vốn huy động từ khách hàng. Và tất nhiên, nhà nhập khẩu cũng được hưởng lãi suất tiền gửi thanh toán 2% tính trên số tiền ký quỹ đó. Tuy nhiên, giải pháp này cũng gây ra một sốbất tiện cho nhà nhập khẩu. Không ai muốn số tiền lớn của mình bị giữ khá lâu trong ngân hàng với mức sinh lời thấp, trong khi nhà nhập khẩu cần dùng số tiền đó linh hoạt hơn cho những thương vụ khác. Hơn nữa, giải pháp này vẫn tồn tại rủi ro khi nhà nhập khẩu chỉ ký quỹ một phần tại thời điểm yêu cầu phát hành L/C mà không thực hiện ký quỹ bổ sung khi bộ chứng từ đã được gởi đến ngân hàng phát hành. Lúc này, ngân hàng có quyền không giao bộ chứng từ gốc cho nhà nhập khẩunhưng ngân hàng phải bỏ ra nhiều nổ lực và thời gian để xử lý bộ chứng từ và giải quyết lô hàng nhập khẩu “không chủ đích” của mình.  Giải pháp 3: Sử dụng phương thức cấp tín dụng hạn mức và giải ngân nhiều lần theo hạn mức Phương thức cấp tín dụng hạn mức (cấp hạn mức tín dụng nhập khẩu) cho khách hàng và giải ngân nhiều lần trong phạm vi hạn mức được xem là một giải pháp ưu việt hơn và có lợi cho cả ngân hàng lẫn nhà nhập khẩu. Phương thức này thường được sử dụng khi nhà nhập khẩu không có sẵn vốn tự có để ký quỹ mà phải vay ngân hàng mỗi khi phát sinh nhu cầu thanh toán bằng L/C. Để sử dụng phương thức này, nhà nhập khẩu cũng phải trải qua các bước trong quy trình cấp tín dụng hạn mức của ngân hàng (đã nêu trong mục 4.3.4). Theo đó, nhà nhập khẩu sẽ ký một hợp đồng cấp tín dụng hạn mức với ngân hàng và dùng tài sản của mình để đảm bảo cho các khoản vay. Thông thường, tài sản đảm bảo cũng chính là lô hàng đang nhập về. Khi bộ chứng từ được gửi đến ngân hàng phát hành L/C, nếu nhà nhập khẩu không có đủ tiền trong tài khoản và đồng ý vay ngân hàng thì nhân viên LA sẽ làm thủ tục giải ngân, chuyển khoản vào tài khoản của nhà nhập khẩu. Sau đó, nhân viên CSR sẽ tiếp tục thực hiện các bước còn lại theo quy trình thanh toán L/C nhập khẩu đã nêu ở mục 4.3.3. Chuyên đề thực tập 46 Bằng cách này, nhà nhập khẩu đã được thẩm định kỹ trước khi ngân hàng đưa ra quyết định có chấp nhận phát hành L/C hay không. Điều này không những giúp ngân hàng kiểm soát tốt mà còn tránh được rủi ro về khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu ngay khi rủi ro này bắt đầu hình thành. Hơn nữa, ngoài việc thanh toán bằng L/C, nhà nhập khẩu còn có thể linh hoạt sử dụng hình thức vay theo hạn mức này để thanh toán bằng chuyển tiền hoặc bằng nhờ thu. Như vậy, nhờ có dịch vụ tín dụng mà các dịch vụ ngân hàng khác cũng được kích thích tăng theo. Và ngược lại, nhờ có dịch vụ thanh toán quốc tế mà dịch vụ tín dụng cũng có cơ hội phát triển hơn. Tóm lại,ngân hàng phát hành L/C thường kết hợp giải pháp 1 với giải pháp 2 hoặc giải pháp 1 với giải pháp 3 hoặc kết hợp linh hoạt cả 3 giải pháp với nhau để kiểm soát tốt nhất rủi ro về khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu có thể xảy ra cho ngân hàng mình. 4.5.3 Biện pháp xử lý hệ quả khi rủi ro đã xảy ra Kết hợp linh hoạt 3 giải pháp nêu trên chắc chắn ngân hàng phát hành L/C đã hạn chế đến mức tối đa rủi ro tín dụng trong phương thức thanh toán bằng L/C này. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhỏ rủi ro có thể xảy ra khi nhà nhập khẩu không còn khả năng thanh toán hoặc trả nợ vay nữa. Điều này xảy ra vì khi thực hiện nghiệp vụ, một số nhân viên có thể mắc một vài lỗi ở bước nào đó trong các quy trình. Khi rủi ro này xảy ra sẽ để lại các hệ quả mà điển hình là ngân hàng sẽ sở hữu một số lượng hàng hóa nhập khẩu không thuộc chủ ý của mình. Ngân hàng có thể giải quyết hệ quả này bằng cách kiện nhà nhập khẩu. Tuy nhiên theo tâm lý chung, không ai muốn can hệ đến pháp luật và xem nó như là phương cách cuối cùng. Vì vậy, ngân hàng nên tìm cách khác để xử lý lô hàng nhập và thu hồi vốn càng nhanh càng tốt. Biện pháp đầu tiên có thể kể đến là tìm một nhà nhập khẩu khác hoặc hợp tác với một công ty xúc tiến thương mại để tìm đầu ra cho lô hàng. Nếu ngân hàng đang được đề cập là ACB thì trường hợp này sẽ được chuyển giao cho công ty Quản lý và Khai thác Tài sản của ACB (viết tắt là ACBA) để được xử lý và thu hồi vốn nhanh nhất có thể. Trong lúc đó, hàng hóa sẽ được lưu kho tại cảng nhập hàng. Mọi chi phí lưu kho sẽ được tính vào tổng giá trị của lô hàng. Chuyên đề thực tập 47 Tuy nhiên, theo quy định của Cục Hải quan, hàng hóa nhập khẩu chỉ được lưu kho tại cảng trong vòng 30 ngày. Nếu việc tìm đầu ra cho lô hàng kéo dài hơn 30 ngày thì việc lưu giữ hàng hóa càng trở nên phức tạp hơn. Do đó, thay vì ngân hàng đợi hết 30 ngày mới tìm một phương án khác để lưu trữ hàng hóa thì nên cân nhắc đến việc chuyển hàng hóa về kho ngoại quan (Bonded Warehouse) ngay từ đầu. Theo Điều 22 Luật Hải quan ban hành bởi Chính Phủ, kho ngoại quan9 là khu vực kho, bãiđược ngăn cách với khu vực xung quanhđểtạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụđối với hàng hoá từnước ngoài hoặc từtrong nướcđưa vào kho theo hợpđồng thuê kho ngoại quanđược ký giữa chủkho ngoại quan và chủhàng. Kho ngoại quanđược phép thành lậpởcác khu vực sau:  Cảng biển quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cửa khẩuđường sắt vàđường bộquốc tếlàđầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, cóđiều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu;  Khu công nghiệp, khu công nghệcao, khu chếxuất, khu kinh tếđặc biệt khác So với việc lưu kho tại cảng thì việc lưu trữ hàng hóa tại kho ngoại quan còn có nhiều lợi ích cho chủ hàng hơn:  Thủ tục đưa hàng vào kho ngoại quan khá đơn giản  Thời gian lưu kho kéo dài 365 ngày và có thể gia hạn thêm tối đa 180 ngày  Chưa phải nộp thuế nhập khẩu cho toàn bộ lô hàng, nếu tìm được nhiều đối tác tiêu thụ thì mỗi người mua chỉ cần đóng thuế tương ứng với giá trị phần hàng hóa mình muốn mua Như vậy, mặc dù tỷ lệ để rủi ro này xảy ra là rất thấp nhưng tốt nhất các ngân hàng cũng nên chuẩn bị sẵn sàn các phương án để khi rủi ro xảy ra thật sự thì các ngân hàng chủ động hơn trong việc kiểm soát và xử lý các hệ quả. 9 Thông tin về kho ngoại quan được trích từ Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính Phủ Kết luận viii KẾT LUẬN Có thể nói, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một phương thức có sự chia sẻ về rủi ro giữa các chủ thể tham gia quy trình thanh toán với nhau. Vì thời gian thực tập có giới hạn nên tôi chỉ đề cập đến những rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng phát hành L/C. Những rủi ro này bao gồm rủi ro khi tác nghiệp và rủi ro về tín dụng, tức rủi ro về khả năng thu hồi vốn từ nhà nhập khẩu của ngân hàng phát hành. Trên thực tế, rủi ro khi tác nghiệp có khả năng xảy ra thường xuyên hơn nhưng mức độ ảnh hưởng của loại rủi ro này không nghiêm trọng bằng mức độ ảnh hưởng của rủi ro về tín dụng. Hơn nữa, cách giải quyết khi rủi ro tác nghiệp xảy ra cũng đơn giản hơn. Do đó, tuy khả năng để rủi ro về tín dụng xảy ra là rất thấp nhưng ngân hàng phát hành cũng nên chuẩn bị cho mình những phương án thiết thực, hiệu quả với tình hình thực tế tại ngân hàng mình để phòng tránh và giải quyết theo cách tốt nhất khi có vấn đề xảy ra. Hơn 3 tháng thực tập PGD Thanh Đa và đây là lúc để tôi nhìn nhận lại kết quả mà mình đã gặt hái được:  Mục tiêu 1: về cơ bản tôi đã nắm vững được quy trình của các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng như chuyển tiền bằng điện, nhờ thu, thanh toán L/C nhập khẩu và các quy trình thanh toán khác như chuyển khoản, phát hành séc, …  Mục tiêu 2: Tôi đã nhận biết và phân tích được các rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C và đề ra được những giải pháp để hạn chế rủi ro dựa trên những kinh nghiệm rút ra được từ công việc thực tập và việc tự nghiên cứu  Mục tiêu 3: Tôi đã tích lũy được một số kỹ năng trong công việc như kỹ năng tiếp xúc với khách hàng, kỹ năng giao tiếp và học được cách giải tỏa áp lực trong công việc  Mục tiêu 4: Tôi đã phần nào định hướng được nghề nghiệp cho mình thông qua việc tiếp xúc với công việc thực tế và thấu hiểu khả năng của bản thân hơn Tài liệu tham khảo ix TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng TMCP Á Châu, Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ 2012, Thành phố Hồ Chí Minh 2. Ngân hàng TMCP Á Châu, Báo cáo thường niên từ 2008 đến 2011, Thành phố Hồ Chí Minh 3. Ngân hàng TMCP Á Châu, Báo cáo kết quả kinh doanh PGD Thanh Đa giai đoạn 2008-2011, Thành phố Hồ Chí Minh 4. Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Cetrob 2011, Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Đại học Ngân Hàng, Thành phố Hồ Chí Minh 5. Võ Thanh Thu 2011, Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, tái bản lần thứ 10, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh 6. Nguyễn Ngọc Hồng 2010, Rủi ro trong hoạt động thanh toán L/C tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, 7. Nguyễn Thị Hồng Hải và Đoàn Ngọc Thắng 2012, Vận đơn đường biển – những vướng mắc thường gặp trong kiểm tra và ra quyết định thanh toán theo L/C, s3gDFxNLczdTEwODMG9jA0__QHM_Y_dAAwNnM_2CbEdFAAJ9Ps8!/?WC M_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.print/vn.sbv. printing.magazine/8daed1004bf257069e75fed35c8bef67 8. cập nhật 19/10/2012 9. s3gDFxNLczdTEwN_R2NTA09_J69QvwBPAxM_I_2CbEdFABkeXTk!/, cập nhật 15/6/2012 10. cập nhật 25/2/2011 11. cập nhật 1/10/2010 12. nhdoanh/tttt Phụ lục x PHỤ LỤC A. Ký hậu vận đơn Nghiệp vụ ký hậu rất phổ biến trong thương mại quốc tế, ví dụ như ký hậu hối phiếu - nhằm chuyển nhượng quyền nhận số tiền nhất định tại thời điểm đáo hạn trên hối phiếu theo lệnh từ chủ thể này qua chủ thể khác, hoặc ký hậu bảo hiểm - nhằm chuyển nhượng quyền đòi bồi thường trong trường hợp đối tượng bảo hiểm bị tổn thất từ chủ thể này sang chủ thể khác. Theo cách hiểu này, ký hậu vận đơn được hiểu là “hành động chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên vận đơn theo lệnh từ người nhận hàng này qua người nhận hàng khác”. Người ký hậu sẽ ký lên mặt sau của vận đơn và trao vận đơn cho người nhận ký hậu. Về mặt pháp lý ta có thể hiểu, ký hậu là hành động thể hiện sự chấp nhận của người ký hậu về việc từ bỏ quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên vận đơn và chuyển nhượng nó sang cho người nhận ký hậu. Ký hậu có ba đặc trưng cơ bản:  Ký hậu là vô điều kiện: Khi ký hậu không cần phải nêu nguyên nhân, người ký hậu không cần thiết phải thông báo cho người chuyên chở hoặc những chủ thể đã ký hậu trước đó. Ký hậu nếu kèm theo điều kiện thì ký hậu này sẽ trở nên vô hiệu lực  Ký hậu là sự xác nhận của người ký hậu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên vận đơn cho người nhận ký hậu, điều đó đồng nghĩa với việc chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa sang cho người nhận ký hậu  Ký hậu chỉ được áp dụng đối với vận đơn theo lệnh Phụ lục xi Từ khái niệm, chúng ta thấy có hai chủ thể tham gia, đó là người ký hậu (endorser) và người nhận ký hậu (endorsee). Ðối với người ký hậu, thông thường đó là người gửi hàng, ngân hàng phát hành L/C hoặc một chủ thể thương mại khác:  Khi vận đơn được lập “theo lệnh” (to order) hoặc “theo lệnh của người gửi hàng” (to the order of shipper), thì theo tập quán, người gửi hàng phải ký hậu trong khoảng thời gian người đó lập và xuất trình bộ chứng từ tới cho ngân hàng được chỉ định. Trong trường hợp này, người nhận ký hậu có thể là ngân hàng phát hành L/C hoặc người yêu cầu mở L/C.  Khi vận đơn được lập hoặc đã được ký hậu “theo lệnh của ngân hàng phát hành” (to the order of issuing bank), thông thường, ngân hàng phát hành cần ký hậu cho người yêu cầu mở L/C (người nhận ký hậu) trong khoảng thời gian từ lúc ngân hàng nhận vận đơn đến sau khi người yêu cầu mở L/C làm thủ tục thanh toán tiền hàng.  Khi vận đơn được lập hoặc đã được ký hậu “theo lệnh của một chủ thể thương mại khác” (to the order of named party), người ký hậu cần phải ký hậu vận đơn khi bán lại hàng hóa cho một chủ thể khác. B. Giấy đề nghị mở L/C và bộ chứng từ dùng để thanh toán :  Giấy đề nghị phát hành tín dụng thư  Tín dụng thư (mẫu MT700)  Vận đơn đường biển (Bill of lading)  Phiếu đóng gói (Packing List)  Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)  Chứng từ bảo hiểm  Hối phiếu (Bill of Exchange)  Chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)  Shipment Advice Phụ lục xii Phụ lục xiii Phụ lục xiv Phụ lục xv Phụ lục xvi Phụ lục xvii Phụ lục xviii Phụ lục xix Phụ lục xx Phụ lục xxi Phụ lục xxii Nhận xét của đơn vị thực tập xxiii NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Tp.HCM, ngày……..tháng……..năm………. Phòng giao dịch ACB Thanh Đa Người hướng dẫn Giám Đốc Thông tin liên hệ sinh viên xxiv THÔNG TIN LIÊN HỆ SINH VIÊN Họ và tên : Nguyễn Thị Lành Khoa : Kinh tế Thương mại Ngành : Quản trị Kinh doanh Lớp : TV0911 Mã số sinh viên : 092303 Niên khóa : 2009 - 2013 Email : lamie282@gmail.com lanh.nt2303@sinhvien.hoasen.edu.vn Địa chỉ thường trú : 183/55 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftttn_hk12_1a_092303_nguyenthilanh_1606.pdf
Luận văn liên quan