Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước

LỜI NÓI ĐẦU Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng không chỉ trong hệ thống pháp luật của nhiều nước mà còn thể hiện rất rõ trong pháp luật quốc tế. Chế định nuôi con nuôi được các quốc gia và cộng đồng quốc tế quan tâm đặc biệt vì nó là sự bảo vệ về pháp lý rất cần thiết nhằm đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho những trẻ em không những chỉ non nớt về thể chất và trí tuệ mà còn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được sự chăm sóc từ phía gia đình và xã hội. Chính vì vậy, vấn đề nuôi con nuôi được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, thực hiện. Tuy mỗi nước có những quy định khác nhau về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi, nhưng đều có chung một mục đích đó là nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Kể từ khi Nhà nước và nhân dân Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, giao lưu về mọi mặt giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ngày càng phát triển, thì các quan hệ về hôn nhân và gia đình của công dân Việt Nam với người nước ngoài, trong đó có các quan hệ nuôi con nuôi, đã và đang trở thành một hiện tượng xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều người, cả ở trong và ngoài nước. Trong bối cảnh đó, việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, không chỉ về pháp luật mà có thể cả về các định chế. Qua tình hình người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trong những năm vừa qua, một vấn đề có tính cấp thiết được đặt ra đối với Việt Nam là cần nghiên cứu, tham gia các Công ước quốc tế đa phương, ký kết các điều ước quốc tế song phương nhằm tạo ra một cơ chế hợp tác quốc tế chặt chẽ giữa Việt Nam với các nước liên quan về lĩnh vực này, đảm bảo cho trẻ em được nhận làm con nuôi có đủ điều kiện được hưởng những gì tốt đẹp nhất, cũng như tạo thuận lợi hơn về mặt thủ tục cho cha mẹ nuôi trong lĩnh vực này. Mặt khác cũng nhằm hạn chế đến mức tối đa những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong lĩnh vực hết sức nhạy cảm này. Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu của công cuộc hội nhập nhất là trong việc chuẩn bị gia nhập Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước, do đó việc làm cho pháp luật Việt Nam hài hoà với thông lệ quốc tế cũng như pháp luật của nhiều nước về nuôi con nuôi là việc làm cấp bách. Chính vì mục đích như vậy, mà em đã chọn đề tài “ Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước “, để thấy rõ những vấn đề bất cập trong pháp luật Việt Nam với Công ước La Hay 1993. Để từ đó có những giải pháp phù hợp trong quá trình Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1993. Khoá luận được cấu thành bởi 3 chương : Chương I : Những vấn đề lý luận về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Chương II : Quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Chương III : Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Bài khóa luận được hoàn thiện dựa trên việc sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp với các phương pháp như : phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê và đối chiếu để giải quyết những vấn đề đã được xác định trong đề tài. thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ tới sô ***********

doc58 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nuôi con nuôi sau khi đứa trẻ đã ra đời; - Đứa trẻ cũng đã được tham khảo ý kiến và thông tin một cách đầy đủ về những hậu quả của việc nó đồng ý làm con nuôi và của việc nuôi con nuôi. * Nhà chức trách trung ương của Nước nhận có trách nhiệm đảm bảo việc tuân thủ những điều kiện sau : - Xác nhận cha mẹ nuôi hoặc người nuôi tương lai phải có đủ tiêu chuẩn và thích hợp để nuôi con nuôi; - Đảm bảo cha mẹ nuôi hoặc người nuôi tương lai đã được tham khảo ý kiến một cách thích hợp; - Xác nhận đứa trẻ được hoặc sẽ được phép nhập cảnh và thường trú tại Nước nhận. 2.2.1.3 Những yêu cầu về thủ tục cho - nhận con nuôi nước ngoài. Đối với những hồ sơ cho nhận con nuôi với các nước là thành viên của Công ước La Hay, việc giải quyết các hồ sơ này đòi hỏi chặt chẽ và phức tạp hơn so với các hồ sơ thông thường khác. Trong việc giải quyết một hồ sơ cho nhận con nuôi theo Công ước La Hay, cần phải trải qua ba giai đoạn bắt buộc: Giai đoạn 1 : Lập và gửi hồ sơ về cha mẹ nuôi . - Cha mẹ nuôi tương lai phải gửi đơn xin nuôi con nuôi đến nhà chức trách trung ương của Nước nhận; - Tại Điều 15 của Công ước La Hay 1993 : “ Khi cơ quan trung ương của nước nhận con nuôi cho rằng cha mẹ nuôi có đủ tư cách và điều kiện để nhận con nuôi thì Cơ quan trung ương sẽ lập báo cáo về cha mẹ nuôi “. Nhà chức trách trung ương của Nước nhận sẽ làm một báo cáo với đầy đủ những chi tiết về tình trạng cá nhân, gia đình, sức khoẻ, lý do xin nuôi con nuôi và đặc điểm của đứa trẻ mà họ mong muốn nhận nuôi. - Nhà chức trách nó trên sẽ chuyển báo cáo đó cho Nhà chức trách trung ương của Nước gốc. Giai đoạn 2 : Lập và gửi hồ sơ về đứa trẻ nuôi. - Nhà chức trách trung ương của Nước gốc, sau khi đã xác nhận là đứa trẻ có thể được cho làm con nuôi sẽ làm một báo cáo với đầy đủ các chi tiết về nhân thân, khả năng được cho làm con nuôi, tình trạng cá nhân, gia đình, sức khoẻ, những nhu cầu đặc biệt của đứa trẻ ; - Nhà chức trách nói trên sẽ chuyển báo cáo đó kèm theo bằng chứng của những đồng ý của những người có liên quan và những lý do đã được xác nhận việc giao đứa trẻ cho Nhà chức trách trung ương của Nước nhận. Giai đoạn 3 : Đưa đứa trẻ từ Nước gốc đến Nước nhận . Việc đưa đứa trẻ từ Nước gốc đến Nước nhận được quyết định khi Nhà chức trách trung ương của hai nước đảm bảo tuân thủ những điều kiện sau : - Cha mẹ nuôi tương lai đồng ý với việc đó; - Được nhà chức trách trung ương của Nước nhận chấp thuận nếu luật của Nước đó đòi hỏi như vậy; - Nhà chức trách trung ương của cả hai Nước chấp thuận cho tiến hành thủ tục nuôi con nuôi; - Đứa trẻ được phép nhập cảnh và thường trú Nước nhận. - Nhà chức trách trung ương của Nước nhận phải thường xuyên thông báo cho Nhà chức trách trung ương của Nước gốc về sự tiến triển của giai đoạn thử thách trước khi thực hiện việc nuôi con nuôi nếu luật của Nước nhận quy định cần có một giai đoạn như vậy. 2.2.1.4 Công nhận và hậu quả của việc nuôi con nuôi. * Việc nuôi con nuôi được nhà chức trách có thẩm quyền Nước nơi thực hiện việc nuôi con nuôi chứng nhận là phù hợp với Công ước sẽ được công nhận có giá trị pháp lý tại các nước ký kết khác . Nguyên tắc trên sẽ không áp dụng khi : - Việc nuôi con nuôi trái ngược một cách rõ ràng với trật tự công cộng có tính đến lợi ích tốt nhất của đứa trẻ ; hoặc khi - Việc nuôi con nuôi được thực hiện theo những thoả thuận giữa một số nước ký kết nói tại điều 39 của Công ước. Hậu quả của việc nuôi con nuôi . - Công nhận mối quan hệ cha mẹ và con giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; - Công nhận trách nhiệm pháp lý giữa cha mẹ nuôi và đứa trẻ. - Cắt đứt quan hệ pháp lý trước đó giữa cha mẹ đẻ và đứa trẻ nếu việc nuôi con nuôi dẫn đến hậu quả như vậy tại nước nơi thực hiện việc nuôi con nuôi đó (theo pháp luật Nước nhận). - Nếu việc nuôi con nuôi dẫn đến hậu quả nói trên thì đứa trẻ sẽ được hưởng tại Nước nhận và tại những nước công nhận việc nuôi con nuôi đó những quyền tương tự như những quyền xuất phát từ một việc nuôi con nuôi dẫn đến hậu quả tương tự như vậy tại những nước này. 2.2.1.5 Cơ chế hợp tác giữa các nhà chức trách trung ương : Công ước quy định mỗi nước ký kết phải chỉ định một nhà chức trách trung ương để thực hiện những nhiệm vụ chính sau : - Áp dụng trực tiếp hoặc với sự giúp đỡ của các cơ quan công quyền tất cả các biện pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa những lợi nhuận bất chính từ vấn đề con nuôi và ngăn chặn tất cả các vụ việc trái với những mục đích của Công ước. - Thu thập, lưu trữ và trao đổi những thông tin liên quan đến tình trạng của trẻ em và của cha mẹ nuôi tương lai, trong chừng mực cần thiết nhằm thực hiện việc nuôi con nuôi. - Tạo điều kiện thuận lợi, theo dõi và thúc đẩy thủ tục cho nhận con nuôi. - Thúc đẩy việc phát triển ở quốc gia mình các dịch vụ tham vấn về vấn đề cho nhận con nuôi và sau khi nhận con nuôi. - Trao đổi các báo cáo tổng quát đánh giá kinh nghiệm về lĩnh vực con nuôi nước ngoài. - Đáp ứng những đề nghị có tính chất thông tin của các cơ quan trung ương có thẩm quyền khác hoặc của các cơ quan công quyền về một tình trạng con nuôi cụ thể, trong phạm vi mà pháp luật của quốc gia họ cho phép. Các tổ chức được uỷ nhiệm phải : - Theo đuổi những mục đích không vụ lợi theo những điều kiện và trong những giới hạn mà những nhà chức trách có thẩm quyền của quốc gia uỷ nhiệm xác định. - Được đặt dưới sự lãnh đạo và điều hành của những người đủ tiêu chuẩn về đạo đức, được đào tạo hoặc có kinh nghiệm để làm việc trong lĩnh vực con nuôi nước ngoài. - Một tổ chức được uỷ nhiệm ở một quốc gia ký kết này chỉ có thể hoạt động ở một quốc gia ký kết khác nếu tổ chức này được các nhà chức trách có thẩm quyền của cả hai quốc gia cho phép. 2.2.2 Sự cần thiết ra nhập Công ước La Hay 1993 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thì việc Việt Nam gia nhập Công ước La Hay là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì, khi gia nhập Công ước La Hay 1993 sẽ thúc đẩy quá trình hoàn thiện pháp luật về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, đồng thời giúp Việt Nam hội nhập tốt hơn vào cộng đồng quốc tế, cùng phấn đấu với mục tiêu chung vì hạnh phúc của trẻ em. Thứ nhất : Việt Nam là nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng dân số cao song mức sống lại thấp, điều kiện sống khó khăn, nhiều trẻ em cần được nuôi dưỡng nhưng bản thân ngân sách nhà nước lại rất eo hẹp không có khả năng trang trải, nuôi dưỡng cho số lượng lớn trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, trẻ lang thang, tàn tật. Do vậy nuôi con nuôi quốc tế được Đảng và Nhà nước ta quan tâm kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Do đó, số lượng trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài chiếm tỉ lệ lớn hơn so với các nước trong khu vực. Vì vậy, việc tham gia Công ước sẽ tạo cơ sở pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em, đặc biệt là bảo vệ trẻ em Việt Nam sau khi đã được giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài. Thứ hai, việc gia nhập Công ước sẽ tạo điều kiện cho chúng ta có cơ chế hợp tác quốc tế rộng lớn với các nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi, khắc phục được hạn chế của các Hiệp định song phương về nuôi con nuôi chỉ điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi phát sinh giữa công dân hai nước kí kết, nhưng thực tế quan hệ nuôi con nuôi thường phát sinh giữa công dân nước ta với công dân các nước chưa kí kết hiệp định. Đồng thời, việc Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1993 sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí đáng kể cho việc đàm phán, kí kết hiệp định hợp tác nuôi con nuôi với từng nước. Thứ ba, việc gia nhập Công ước La Hay năm 1993 sẽ có một số điểm thuận lợi đối với công tác hợp pháp hoá. Theo các quy định trong Chương IV của Công ước La Hay 1993, việc cho con nuôi sẽ được quyết định trên cơ sở các bản báo cáo về cha mẹ nuôi và con nuôi của các Cơ quan Trung ương. Qua các báo cáo này, các Cơ quan Trung ương sẽ đánh giá cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật của nước mình hay không. Nhờ đó, các điểm khác biệt giữa pháp luật các nước về từng loại giấy tờ cụ thể trong hồ sơ nuôi con nuôi sẽ được giải quyết. Ngoài ra, việc chuyển giao hồ sơ nuôi con nuôi thông qua Cơ quan Trung ương hoặc Cơ quan khác được uỷ quyền của các nước sẽ hạn chế được tình trạng giấy tờ giả mạo, giấy tờ không hợp lệ do các Cơ quan này phải thẩm tra trước các giấy tờ, tài liệu của nước mình. Các cơ quan có thẩm quyền về hợp pháp hoá sẽ không phải gặp phải nhiều khó khăn trong việc thẩm tra, xác minh giấy tờ như trước đây khi hồ sơ xin con nuôi do các cá nhân trực tiếp chuyển đến. Thứ tư, việc tham gia và triển khai thực hiện Công ước, Việt Nam sẽ xây dựng cơ chế giải quyết việc cho và nhận nuôi con nuôi chặt chẽ, minh bạch vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ. Người nước ngoài sẽ không trực tiếp đến Việt Nam để tìm kiếm trẻ em mà hồ sơ nhận con nuôi sẽ được cơ quan trung ương của nước nhận trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức được uỷ quyền chuyển đến cơ quan Trung ương của Việt Nam, sau đó cơ quan trung ương của Việt Nam làm đầu mối giải quyết, xử lý hồ sơ trong nội bộ. Người nước ngoài chỉ có mặt tại Việt Nam khi nào thủ tục đã hoàn tất. Quy trình này sẽ hạn chế được những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình cho nhận con nuôi quốc tế. Thứ năm, việc tham gia Công ước La Hay 1993 của Việt Nam làm cho cộng đồng quốc tế hiêủ rõ hơn thiện chí của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm các quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng, qua đó tăng cường hỗ trợ về kĩ thuật, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, góp phần giảm bớt tình trạng trẻ em có hoàn cảnh bất hạnh. Thứ sáu, việc tham gia Công ước La Hay không triệt tiêu khả năng kí kết các hiệp định song phương (theo Điều 39 Công ước) mà ngược lại chính là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đàm phán, kí kết các điều ước quốc tế song phương về nuôi con nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng Công ước trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên Công ước. Như vậy, việc Việt Nam gia nhập Công ước La Hay năm 1993 sẽ là thuận lợi về mặt pháp lý để đảm bảo lợi ích tốt nhất đối với những trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi ; công dân nước ngoài thường trú tại các nước đã gia nhập công ước có quyền được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, việc tham gia Công ước có ý nghĩa quốc tế lớn, đánh dấu bước phát triển của Việt Nam vào quá trình thống nhất hoá các quy phạm tư pháp quốc tế. Đây là dịp để Việt Nam hoà nhập vào cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế - lĩnh vực còn mới mẻ nhưng càng trở nên quan trọng đối với nước ta trong thời kì mở cửa và hội nhập hiện nay. 2.2.3 Những vấn đề mà Việt Nam cần giải quyết khi ra nhập Công ước La Hay 1993. Quá trình hội nhập khu vực và thế giới trên nhiều lĩnh vực, phương diện khác nhau luôn đòi hỏi mỗi quốc gia phải hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách của mình. Trong bối cảnh hiện nay, việc Nhà nước ngày càng tham gia một cách sâu, rộng vào các quan hệ quốc tế, hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhằm tranh thủ kinh nghiệm, vốn, trình độ quản lý, khoa học kỹ thuật để xây dựng đất nước, làm một minh chứng về thiện chí, nỗ lực và quyết tâm to lớn của Đảng và Nhà nước. Do vậy, việc gia nhập Công ước La Hay 1993 về nuôi con nuôi, đối với Việt Nam, cũng không nằm ngoài những mục tiêu quan trọng đó. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, trước hết chúng ta phải tự hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi, tạo cơ sở pháp lý an toàn, vững chắc và có độ tin cậy cao cho việc giải quyết và quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Đó cũng là yêu cầu của quốc tế, trước khi chúng ta có thể chính thức tuyên bố gia nhập Công ước La Hay 1993 về nuôi con nuôi. * Về các quy định của pháp luật về con nuôi nước ngoài của Việt Nam. Qua việc nghiên cứu pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay và Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trên lĩnh vực con nuôi nước ngoài, có thể nhận thấy một số quy định trong pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài không phù hợp với các quy định của Công ước La Hay 1993. Bên cạnh đó Tại Điều 40 của Công ước La Hay 1993 quy định “Không chấp nhận việc đưa ra bảo lưu đối với Công ước “. Do vậy, để gia nhập Công ước La Hay 1993, Việt Nam cần giải quyết những vấn đề sau : Thứ nhất, Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, Cơ quan Trung ương về Con nuôi quốc tế - Cục Con nuôi quốc tế mới được thành lập theo Nghị Định 62/2003/NĐ-CP và Quyết định số 337/2003/QĐ-BTP ngày 05/08/2003 về thành lập Cục Con nuôi quốc tế, do vậy vẫn chưa có đủ thẩm quyền cần thiết. Theo quy định của Công ước La Hay và thực tiễn ở các nước thành viên cho thấy, mỗi quốc gia thành viên phải có một Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế đủ khả năng để có thể thực hiện một cách có hiệu quả chức năng , nhiệm vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Kinh nghiệm của Nước gốc - nước cho con nuôi - cho thấy, Cơ quan Trung ương về Con nuôi quốc tế thường là cơ quan thuộc một Bộ, ngành nào đó ở Trung ương (như Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động hoặc Phúc lợi xã hội). Đây là cơ quan có đầy đủ chức năng và thẩm quyền trong việc xem xét, thẩm định hồ sơ và cho ý kiến giải quyết việc người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị Định 68/2002/NĐ-CP thì việc người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được tiến hành bằng thủ tục hành chính, thông qua Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký. Mặc dù Cục Con nuôi quốc tế là Cơ quan thuộc Bộ Tư pháp nhưng Cục Con nuôi quốc tế chỉ thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và trực tiếp tham gia vào việc xem xét cho ý kiến giải quyết đối với các hồ sơ cụ thể. Như vậy vấn đề bất cập hiện nay là Cục con nuôi quốc tế không trực tiếp quyết định việc cho trẻ em làm con nuôi, mà chỉ kiểm tra hồ sơ và cho ý kiến để Sở Tư pháp trình Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quyết định. Do vậy trong trường hợp ý kiến của Cục Con nuôi quốc tế khác ý kiến của Sở Tư pháp và của UBND cấp tỉnh thì sự việc trở nên phức tạp hơn. Như vậy cần thiết phải có sự phân định thẩm quyền một cách rõ ràng giữa Cục Con nuôi quốc tế với Sở Tư pháp và UBND cấp tỉnh hiện nay, để phù hợp hơn với quy định của Công ước La Hay 1993 và sớm ra nhập Công ước này. Thứ hai, Công ước La Hay 1993 quy định : Người mẹ chỉ có thể đồng ý cho trẻ làm con nuôi sau khi đứa trẻ ra đời. Quy định này cũng được ghi nhận trong pháp luật của hầu hết các nước, nhưng ở Việt Nam vấn đề này chưa được quy định nên đã gây ra lúng túng, khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục nuôi con nuôi giữa các nước. Để gia nhập Công ước, Việt Nam cần sớm giải quyết vấn đề này. Thứ ba, về thời gian thử thách. Công ước La Hay 1993 quy định : Trong thời gian thử thách nếu cơ quan trung ương của nước nhận cho rằng nếu để cho cha mẹ nuôi tương lai tiếp tục chăm sóc trẻ không còn đáp ứng một cách tốt nhất lợi ích của trẻ thì cơ quan này sẽ đưa trẻ ra khỏi gia đình cha mẹ nuôi tương lai và giao trẻ cho một gia đình khác chăm sóc (có sự tham khảo ý kiến của cơ quan trung ương nước gốc hoặc thu xếp cho trẻ vào cơ sở nuôi dưỡng khác, trong trường hợp cần thiết thì cơ quan này có thể cho trẻ hồi hương. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam không quy định về thời gian thử thách và vì vậy cũng không có cơ quan nào trực tiếp phụ trách giải quyết đối với những trường hợp các em được gửi trả lại. Đây là vấn đề mà Việt Nam gặp phải trong quá trình gia nhập Công ước La Hay 1993. Thứ tư, về mối quan hệ giữa trẻ đã được cho làm con nuôi và cha mẹ đẻ. Công ước quy định : Việc công nhận nhận con nuôi bao gồm việc công nhận sự cắt đứt mối liên hệ tồn tại trước đó giữa trẻ đã được cho làm con nuôi và cha mẹ đẻ nếu việc nhận con nuôi này có hậu quả như vậy tại nước nơi thực hiện việc nhận con nuôi đó. Theo quy định này, giữa cha mẹ đẻ và trẻ không còn bất cứ một mối quan hệ pháp lí nào. Nhưng theo pháp luật Việt Nam, việc nhận con nuôi không làm cắt đứt mối quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa cha mẹ đẻ và trẻ đã được cho làm con nuôi. Đứa trẻ đã được cho làm con nuôi vẫn có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ đẻ và ngược lại, cha mẹ đẻ vẫn có quyền thừa kế tài sản của người con đã cho làm con nuôi. Đồng thời tại Điều 30 Luật quốc tịch Việt Nam quy định, “trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, trẻ em nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam kể từ khi việc nuôi con nuôi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận”. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam việc nhận con nuôi làm phát sinh sự tồn tại song song hai mối quan hệ : Mối quan hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ đẻ và mối quan hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ nuôi. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa pháp luật Việt Nam và quy định của Công ước. Đây là vấn đề phải đặc biệt lưu ý khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1993. * Tổ chức con nuôi trong nước - tổ chức được uỷ quyền. Việt Nam chưa có tổ chức con nuôi trong nước - tổ chức được uỷ quyền. Đây là một khó khăn lớn đối với Việt Nam khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Công ước La Hay. Các nước cho trẻ em làm con nuôi hiện nay ( Trung Quốc, Hàn Quốc …) đều có tổ chức con nuôi trong nước và đây chính là tổ chức được uỷ quyền để giúp Cơ quan trung ương về Con nuôi quốc tế thực hiện nhiều hoạt động trong khuôn khổ Công ước La Hay. Tuy nhiên, việc cho phép thành lập một tổ chức phi chính phủ của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi hiện nay là một vấn đề hệ trọng cần phải tính toán xem xét kỹ càng. Thực tiễn của các nước thành viên Công ước La Hay cho thấy: tổ chức con nuôi được uỷ quyền đã và đang làm rất nhiều việc từ điều tra xã hội về hoàn cảnh, điều kiện của cha mẹ nuôi, con nuôi, đến những giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ nhân đạo cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ và trẻ em kể cả giúp đỡ về tài chính cho hoạt động này. Đồng thời, việc cho phép tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi sẽ tạo ra cầu nối giữa tổ chức con nuôi nước ngoài và các cơ sở nuôi dưỡng và các cơ quan trong nước trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Vì Việt Nam chưa có tổ chức con nuôi trong nước cho nên những công việc liên quan đến giới thiệu trẻ em, liên hệ với người xin nhận con nuôi, xác minh hoàn cảnh gia đình, nguồn gốc của trẻ em, đều phải do các Trung tâm nuôi dưỡng và Bảo trợ trẻ em, Sở Tư pháp và cơ quan Công an tiến hành. Trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau do vậy các cơ quan chính quyền địa phương đã không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này được. Do vậy, việc thành lập tổ chức con nuôi trong nước là một đòi hỏi tất yếu trước khi gia nhập Công ước La Hay 1993, đảm bảo cho quá trình giải quyết nuôi con nuôi diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. * Hiện tượng môi giới, trung gian nói chung là hiện tượng tồn tại ở nhiều nước. Nhưng trong lĩnh vực môi giới, trung gian về nuôi con nuôi ở Việt Nam, bên cạnh những mặt tích cực thì còn rất nhiều tồn tại bất cập đã và đang xảy ra. Nhiều hoạt động môi giới, trung gian tỏ ra công khai, bất chấp pháp luật, chỉ nhằm mục đích thu lời .Nhưng từ khi có Nghị Định 68/2002/NĐ-CP, hoạt động này đã chuyển sang các hình thức hoạt động khác tinh vi hơn, kín đáo hơn nhưng cũng phức tạp hơn. Nguyên nhân của tình trạng này, trước hết là vì Việt Nam chưa cho phép thành lập tổ chức con nuôi trong nước hoạt động trong lĩnh vực này. Ngoài ra, sự hấp dẫn về lợi ích kinh tế có thể được coi là động cơ chính trong khi sự quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý của chúng ta còn nhiều hạn chế. Cùng với đó, là sự tiếp tay, đồng tình của những người trực tiếp tham gia vào việc giải quyết nuôi con nuôi, đã làm cho tình trạng môi giới, trung gian không thể kiểm soát được. Những khoản thu lợi bất chính cũng phát sinh từ đây. Nếu chúng ta không có giải pháp kiên quyết để hạn chế và khắc phục hiện tượng này, thì với việc gia nhập Công ước La Hay, hoạt động môi giới, trung gian về nuôi con nuôi vì động cơ lợi nhuận sẽ vô cùng khó kiểm soát, bởi khi đó công dân của nhiều nước thành viên Công ước sẽ vào xin con nuôi Việt Nam. * Sức ép của các nước thành viên khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1993. Đây là một thách thức mà chúng ta phải tính đến khi gia nhập Công ước La Hay 1993 về nuôi con nuôi. Trên nguyên tắc điều ước, chúng ta khó có thể từ chối đối với trường hợp người thường trú tại bất kỳ nước thành viên nào xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Mặt dù, Việt Nam có quyền từ chối việc cho trẻ em đó làm con nuôi tại một nước thành viên cụ thể vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nhưng trên thực tế , người thường trú tại một nước thành viên bất kỳ của Công ước xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, mà nước đó với Việt Nam không có quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá ; không có quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự thì rõ ràng sự việc trở nên phức tạp. Mặt khác, xét trên khía cạnh bình đẳng trong quan hệ đa phương (với tư cách đều là quốc gia thành viên Công ước) và khía cạnh hỗ trợ kỹ thuật giữa các tổ chức con nuôi của các nước thành viên có các dự án, chương trình hỗ trợ nhân đạo với các nước không có dự án hỗ trợ, đã cho thấy sự bất bình đẳng trong quan hệ nuôi con nuôi. Khi đó, các cơ sở nuôi dưỡng của ta khó có thể chấp nhận cho trẻ em đi làm con nuôi tại những nước không có dự án hoạt động hỗ trợ kỹ thuật. Đây là một lý do tế nhị trong việc từ chối cho nhận con nuôi, mặc dù dưới khía cạnh nhân đạo của việc cho con nuôi thì ít nhiều đã bị ảnh hưởng. Như vậy, việc Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước là đỏi hỏi tất yếu để giải quyết tốt vấn đề nuôi con nuôi quốc tế ở Việt Nam đồng thời bảo về quyền lợi trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều khó khăn bất cập trong việc giải quyết cho người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1993. Việc khắc phục những khó khăn bất cập kể cả từ phương diện cơ chế, chính sách, pháp luật và thực tiễn thi hành là một công việc vô cùng nặng nề và phức tạp không thể làm xong một sớm một chiều. CHƯƠNG III THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 3.1 Thực trạng của quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Theo thống kê, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30 triệu trẻ em, trong đó có khoảng 2,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 1,7 triệu gia đình đói nghèo, gần 150 ngàn trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ tàn tật, trẻ lang thang [26]. Việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài trong thời gian qua đã cơ bản giải quyết được những khó khăn về đời sống cho một số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em tàn tật mà điều kiện gia đình cũng như cơ sở nuôi dưỡng không đảm bảo được việc chăm sóc, chữa trị tốt nhất, đồng thời đáp ứng được mục tiêu cơ bản của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới cùng với xu thế chung tình hình người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ngày càng gia tăng. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1990 đến 5 tháng đầu năm 2004 có 15.427 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi [16]. Trong số đó, nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nhiều nhất là Pháp và Mỹ. Bảng 1 : Những quốc gia chủ yếu nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trong giai đoạn 1998 – 2003 [11] 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Đức 5 15 155 150 159 11 Bỉ 203 99 39 42 39 14 Canada 37 63 69 133 83 42 Hoa Kỳ 274 724 544 741 387 Pháp 1343 731 5 44 73 235 Thụy Điển 182 171 127 51 64 17 Đan Mạch 58 50 46 65 73 19 Bảng 2: Số lượng trẻ em được nhận làm con nuôi người nước ngoài trong giai đoạn 1990 đến 5 tháng đầu năm 2004 [16]. Năm Số trẻ em được nhận làm con nuôi người nước ngoài 1990 60 1991 181 1992 432 1993 638 1994 1233 1995 1584 1996 1695 1997 1576 1998 1860 1999 1474 2000 1229 2001 1127 2002 1392 2003 807 5 tháng đầu năm 2004 139 Mặc dù năm 1990 chỉ có 60 trường hợp trẻ em Việt nam làm con nuôi người nước ngoài, nhưng từ giữa những năm 90 số lượng tăng nhanh. Từ khi Nghị Định 68/CP đi vào cuộc sống, do tính chất pháp lý chặt chẽ và các điều kiện nuôi con nuôi nghiêm ngặt hơn nên số lượng trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi người nước ngoài có giảm đi so với các năm trước. Song về cơ bản, việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã dần dần đi vào quy củ, ngăn chặn về cơ bản được những hiện tượng trục lợi, cò mồi, đảm bảo tính nhân đạo, tính chặt chẽ và tính nghiêm minh của pháp luật. Đây là đà ban đầu để chúng ta có thể giải quyết tốt hơn, nhanh chóng hơn và thuận lợi hơn trong tương lai. Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi tương đối đông. Theo số liệu thống kê của Sở Tư pháp Hà Nội, trong 8 năm (từ 1995-2002) có khoảng 15 quốc gia có công dân xin nhận trẻ em Việt Nam tại Hà Nội làm con nuôi, với tổng số 1.037 trẻ em, trong đó tập trung ở một số nước như Mỹ, Thụy Điển, Cộng hoà liên bang Đức, Tây Ban Nha. Từ năm 2000 đến 2002, Sở Tư pháp Hà Nội đã thụ lý và giải quyết 509 hồ sơ người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam tại Hà Nội làm con nuôi trong đó: - Năm 2000 : 169 hồ sơ - Năm 2001 : 167 hồ sơ - Năm 2002 : 173 hồ sơ. Trong tổng số 509 trẻ em được làm con nuôi người nước ngoài có 294 trẻ ở trong các cơ sở nuôi dưỡng, 167 trẻ ở các cơ sở y tế, có 6 trẻ ở gia đình [27]. Như vậy, trẻ em được cho làm con nuôi đa số là trẻ em có nguồn gốc bị bỏ rơi, một số ít sống cùng gia đình và cha mẹ. Nghị Định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 thay thế Nghị Định 184/CP ngày 30/11/1994 đã quy định chặt chẽ về đối tượng nhận con nuôi và đối tượng trẻ em được cho làm con nuôi nên kết quả trong 11 tháng (từ 02/01/2003 đến 15/11/2003) Hà Nội chỉ giải quyết được 06 trường hợp trẻ làm con nuôi người nước ngoài (03 trẻ làm con nuôi người Pháp, 03 trẻ nhận làm con nuôi người Tây Ban Nha). Số lượng này so với cùng kỳ năm 2002 giảm 75 %. Mặc dù số lượng trẻ em được nhận làm con nuôi người nước ngoài giảm đi kể từ khi Nghị Định 68/2002/NĐ-CP ra đời. Song việc ra đời của Nghị Định 68 là một bước chuẩn bị về mặt luật pháp của Việt Nam trước khi gia nhập Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác giữa các nước về con nuôi nước ngoài. Như vậy, Nghị Định 68/CP đã góp phần làm ổn định tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. Cụ thể là : - Thông qua cơ chế ký kết điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với các nước, nước ta có thể tăng cường sự hợp tác trong việc xử lý một cách tổng thể vấn đề nuôi con nuôi, giảm bớt được những rào cản về trình tự, thủ tục, giấy tờ, cũng như tăng cường cơ chế bảo vệ trẻ em theo các chuẩn mực của Công ước La Hay. - Việc cho trẻ em từ cơ sở được thành lập hợp pháp đi làm con nuôi, cũng như trẻ em từ gia đình thuộc diện mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng thân thiết (đối với trường hợp ngoại lệ), đã tạo ra cơ chế kiểm tra và quản lý tốt về nguồn trẻ em, tránh tình trạng tiêu cực, lộn xộn, phức tạp hoặc không rõ ràng từ việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Do vậy, việc trẻ em được nhận làm con nuôi người nước ngoài trở nên minh bạch, công khai hơn theo các trình tự, thủ tục chặt chẽ và có thể kiểm soát được từ Trung ương đến địa phương. - Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ đã có những bước tiến đáng kể. Các mẫu giấy tờ đã được thực hiện nhuần nhuyễn và thuận lợi hơn cho người xin con nuôi, cũng như cho các địa phương. Các hồ sơ của người xin con nuôi trực tiếp hoặc thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài được uỷ quyền nộp tại Cục Con nuôi quốc tế, đều được Cục kiểm tra khá kỹ lưỡng trước khi xử lý và gửi xuống địa phương để làm thủ tục và ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi. Hồ sơ của trẻ cũng được địa phương gửi cho Cục để Cục thẩm tra và cho ý kiến trước khi địa phương làm thủ tục cuối cùng. Đây là cơ chế đảm bảo tính minh bạch và an toàn cho hồ sơ của người xin con nuôi cũng như hồ sơ của trẻ được xin làm con nuôi nhằm hạn chế tiêu cực, đảm bảo yên tâm cho người xin con nuôi và người cho con nuôi. - Hiện nay, việc cho phép tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo Nghị Định 68/2002 và theo Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với các nước đã tạo ra yếu tố kích thích quan trọng, năng động và thực tế hơn trong quy trình giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Những tổ chức này chỉ được phép hoạt động nhân đạo, phi lợi nhuận, chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở Trung ương và cả ở địa phương. Thông qua cơ chế cấp phép một cách công khai, minh bạch, Bộ Tư pháp có điều kiện theo dõi, kiểm tra, cũng như thực hiện quyền thu hồi, huỷ giấy phép khi cần thiết. Cơ chế quản lý này còn được quy định trong các Hiệp định về hợp tác nuôi con nuôi giữa nước ta với các nước và trong pháp luật trong nước của mỗi nước. Việc cho phép tổ chức con nuôi nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức thực hiện các dự án hỗ trợ nhân đạo cho cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tại địa phương, đã tạo nên cơ chế mềm dẻo, linh hoạt và thực tế hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí đi lại cho cha mẹ nuôi, cũng như góp phần loại bỏ nhiều vấn đề tiêu cực, phức tạp phát sinh khác. Tuy nhiên, do mới bước vào hoạt động công khai trong khuôn khổ pháp luật, trong điều kiện (từ cơ chế hoạt động nhân đạo, sang cơ chế hỗ trợ việc nuôi con nuôi) nên một số tổ chức vẫn còn lúng túng, tính hiệu quả vẫn còn hạn chế. Nhưng kết quả chung cho thấy, đây là một chủ trương đúng đắn, bước đầu đã tạo được lòng tin và sự ủng hộ của cả trong và ngoài nước tạo điều kiện tốt cho sự phát triển cho các tổ chức con nuôi nước ngoài trong những năm tới. Song bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện Nghị Định 68/CP đã phát sinh một số vấn đề như sau : Thứ nhất, tình trạng ứ đọng hồ sơ chủ yếu diễn ra đối với các hồ sơ xin con nuôi của người Pháp. Trong năm 2003 chỉ xử lý được 235 hồ sơ trên tổng số trên 1000 hồ sơ được chuyển qua Đại sứ quán Pháp. Thực tế đã có nhiều gia đình Pháp vì chờ đợi qúa lâu, đã xin rút hồ sơ để xin con nuôi ở nước khác. Trong 5 tháng đầu năm 2004 với rất nhiều cố gắng, song cũng mới chỉ giải quyết được 139 hồ sơ. Số hồ sơ tồn đọng hiện này tại Cục Con nuôi quốc tế khoảng 100 và số hồ sơ đọng tại Đại sứ quán Pháp hiện nay là 368 [16]. Trong khi đó, các hồ sơ xin con nuôi mới vẫn tiếp tục được công dân Pháp gửi đến Đại sứ quán Pháp. Nhiều hồ sơ do chờ đợi quá lâu nên không ít giấy tờ đã hết hạn, đòi hỏi đương sự phải gia hạn hoặc xin cấp mới. Đây thực sự là một khó khăn trong quá trình giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Mặt khác, theo Nghị Định 68/2002/NĐ-CP, Việt Nam chỉ giải quyết cho người nước ngoài thường trú tại các nước đã ký kết điều ước quốc tế hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Do vậy, nhiều trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ xã hội của địa phương đang ở tình trạng quá tải, không còn chỗ để đón nhận trẻ em bị bỏ rơi vào cơ sở nuôi dưỡng. Nhiều cơ sở nuôi dưỡng đang gặp khó khăn trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, bởi số kinh phí hạn hẹp do nhà nước cấp. Điều này gây khó khăn cho bản thân các trung tâm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi sức khoẻ của trẻ em trong điều kiện hạn hẹp về khả năng tài chính. Thứ hai, Tình trạng hồ sơ giải quyết chậm. Theo Nghị Định 68/CP thì thời hạn giải quyết hồ sơ là 4 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ tại Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp. Nhưng thông thường rất ít hồ sơ đảm bảo được thời hạn này. Thậm chí có những hồ sơ kéo dài đến hàng năm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều khâu hồ sơ không được giải quyết đúng hạn. Điều này gây cho không ít giấy tờ hết giá trị khiến đương sự lại phải làm lại. Nhiều địa phương do ít va chạm với hồ sơ nuôi con nuôi nên chưa nắm vững trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ. Đồng thời, cũng có nhiều khâu các cơ quan hữu trách và các cán bộ xử lý trực tiếp kéo dài, không đảm bảo tiến độ theo quy định, thiếu tinh thần trách nhiệm, tắc trách trong xử lý hồ sơ. Trong khi đó, các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc còn thiếu kịp thời, thiếu biện pháp xử lý hành chính đối với những cá nhân, cơ quan xử lý chậm hồ sơ. Điều này cũng là nguyên nhân không kém phần quan trọng làm chậm trễ quá trình xử lý hồ sơ. Chính vì thế mà việc nâng cao trình độ chuyên môn, tác nghiệp, tăng cường cán bộ và công tác quản lý cán bộ làm công tác con nuôi, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, từng cơ quan hữu trách là giải pháp để khắc phục tình trạng chậm trễ này. Thứ ba, tổ chức con nuôi nước ngoài. Với các tổ chức con nuôi nước ngoài đi lập dự án với địa phương cho thấy, một số địa phương đã có tinh thần hợp tác tốt, cởi mở sẵn sàng hợp tác với tổ chức con nuôi nước ngoài. Tuy nhiên, cũng có không ít các tỉnh còn do dự hoặc có những điểm chưa rõ, thậm chí còn có những nhận thức chưa đúng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Song cũng có địa phương lại yêu cầu vấn đề hỗ trợ nhân đạo quá cao, không phù hợp với khả năng của tổ chức con nuôi nước ngoài, thậm chí có những cán bộ còn gợi ý thiếu tế nhị làm cho đối tác nước ngoài hiểu nhầm về mục đích hợp tác. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là, chúng ta chưa có văn bản pháp luật quy định thống nhất về cơ chế huy động hỗ trợ nhân đạo và cơ chế quản lý thống nhất khoản hỗ trợ này. Bởi lâu nay việc sử dụng khoản viện trợ này là tuỳ từng địa phương, tuỳ từng đối tác nước ngoài cho nên hầu như không có địa phương nào công khai một cách rõ ràng các khoản thu, chi hoặc nếu có công khai hoá, thì chỉ để hợp thức hoá về mặt hình thức hay đối phó với việc thanh tra, kiểm tra của Nhà nước. Do đó, đã đến lúc chúng ta phải có văn bản pháp luật quy định cụ thể về cơ chế huy động và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo này và áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước, nhằm mục đích bảo đảm tốt hơn mục đích nhân đạo của việc tiếp nhận các khoản hỗ trợ cho công tác bảo vệ trẻ em và giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Thứ tư, Cơ quan chuyên môn. Việc thành lập Cục con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và thiết chế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở nước ta. Tuy nhiên, trong điều kiện cải cách hành chính, lực lượng biên chế của Cục còn hạn chế, lại phải đảm trách nhiều lĩnh vực công việc khác nhau, nên từ khi thành lập đến nay Cục chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu, khảo sát, kiểm tra và hướng dẫn, đôn đốc công việc tại địa phương. Bên cạnh đó, đứng trước việc xử lý vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phức tạp, đòi hỏi sự quyết đáp cơ bản thì với thẩm quyền, chức năng, quyền hạn của Cục hiện nay còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đối với các Sở Tư pháp địa phương cũng còn không ít bất cập. Nhiều tỉnh vẫn chưa có cán bộ chuyên trách xử lý hồ sơ nuôi con nuôi. Vấn đề nuôi con nuôi do cán bộ hộ tịch kiêm nhiệm. Do vậy, không có điều kiện đi sâu, nắm vững nghiệp vụ xử lý hồ sơ, gây khó khăn cho việc giải quyết đúng hạn theo quy định. Tại những tỉnh đã có cán bộ chuyên trách thì lực lượng vẫn còn rất mỏng, khó có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu xử lý hồ sơ trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi số lượng hồ sơ gia tăng đáng kể. Thứ năm, quy trình làm việc giữa cơ quan Trung ương (Cục Con nuôi quốc tế - Bộ Tư pháp) và các cơ quan địa phương (Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp) thực hiện bằng con đường công văn. Vì vậy, quá trình giải quyết một hồ sơ tốn khá nhiều thời gian. Đó chưa kể có những vấn đề sai sót, vướng mắc trong hồ sơ cần được điều chỉnh, bổ sung. Do vậy, nếu giữa các cơ quan không có sự nghiên cứu nghiêm túc, khẩn trương và thông tin kịp thời cho nhau thì việc giải quyết hồ sơ sẽ bị đình trệ, gây khó khăn cho người xin nhận con nuôi và cả các cơ quan nhà nước tham gia giải quyết việc cho nhận con nuôi; đặc biệt đối với những trường hợp sức khoẻ của trẻ em đang ở trong tình trạng không đảm bảo, cần sớm được cha mẹ nuôi đảm nhận thì mới có điều kiện chữa trị kịp thời. Trong những trường hợp này, việc giải quyết hồ sơ càng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Trung ương và ở địa phương. 3.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Pháp luật Việt Nam về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã quy định tương đối đồng bộ và đầy đủ các điều kiện, trình tự, thủ tục cũng như thẩm quyền giải quyết, tạo nên khung pháp lí tương đối hoàn chỉnh điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trong những năm qua cho thấy còn không ít tồn tại, bất cập xảy ra, cả về pháp luật và về cơ chế chính sách. Trước tình hình đó, Việt Nam cần phải sớm hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi, tạo cơ sở pháp lý an toàn, vững chắc và tin cậy cho việc giải quyết và quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Do vậy, Việt Nam cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây : Thứ nhất : Một số giải pháp đối với hồ sơ của người xin nhận con nuôi. - Chúng ta cần có sự phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài hoặc Cơ quan Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam để tìm hiểu rõ các quy định pháp luật của các nước về các giấy tờ có trong hồ sơ của Người xin nhận con nuôi để có các quy định phù hợp và chặt chẽ hơn ; - Có thể nghiên cứu và kéo dài thời hạn của một số loại giấy tờ có trong hồ sơ của người xin nhận con nuôi. Ví dụ như : Giấy chứng nhận sức khoẻ có thể cho thời hạn là 01 năm cho phù hợp với việc khám sức khoẻ định kỳ của các nước bởi vì theo Nghị Định 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định Giấy xác nhận về tình trạng sức khoẻ của người xin nhận con nuôi và Phiếu lý lịch Tư pháp của người xin nhận con nuôi có trong hồ sơ của người xin nhận con nuôi phải do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp chưa quá 06 tháng tình đến ngày Cục con nuôi quốc tế nhận hồ sơ. Tuy nhiên, theo quy định của một số nước, khi làm thủ tục xin phép nhận nuôi con nuôi tại nước nơi mình thường trú, người xin nhận con nuôi cũng phải nộp các giấy tờ như trên do đó khi đã nhận được giấy phép xin nhận con nuôi và hoàn tất hồ sơ để nộp tại Cục con nuôi quốc tế (Bộ Tư pháp) thì các giấy tờ đó bị quá hạn và người xin nhận con nuôi lại phải làm thủ tục xin lại các giấy tờ này, nên thời hạn chuẩn bị hồ sơ xin nhận con nuôi thường bị kéo dài, gây tâm lý chán nản cho người xin nhận con nuôi. - Nên xem xét, bổ sung quy định đối với các nước mà khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nuôi con nuôi có kèm theo các giấy tờ của người xin nhận con nuôi đầy đủ như các giấy tờ quy định tại Nghị Định 68/2002/NĐ-CP và nếu các giấy tờ đó còn thời hạn thì chấp nhận đó là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, tránh việc người xin nhận con nuôi phải làm lại các giấy tờ, kéo dài thời gian chuẩn bị hồ sơ. - Đối với các trường hợp hồ sơ xin nhận con nuôi của người nước ngoài thường trú tại các nước chưa ký Hiệp định về nuôi con nuôi với Việt Nam hay hồ sơ của Việt Kiều xin nhận họ hàng thân thích, nên đề nghị Cơ quan Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam cấp Giấy xác nhận Lãnh sự, xác nhận sự phù hợp với quy định của pháp luật nước ngoài về điều kiện, tư cách của người xin nhận con nuôi (tương tự như các trường hợp xin nhận con nuôi theo Hiệp định). Thứ hai : Về đối tượng làm con nuôi; Nhà nước cần sớm ban hành văn bản nghiên cứu mở rộng đối tượng trẻ được xin đích danh. Bởi hiện nay, theo quy định của Nghị Định 68/2002/NĐ-CP thì đối tượng được cho làm con nuôi người nước ngoài là trẻ em đang sống trong các cơ sở nuôi dưỡng hợp pháp (trừ trường hợp ngoại lệ), theo đó đối tượng được tiếp nhận vào các cơ sở này được quy định tại Thông tư số 10/2002/TT-BLĐTBXH, bao gồm : trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi không có nguồn nuôi dưỡng, không có người thân thích để nương tựa hoặc trẻ em mồ côi nhưng người thân thích không đủ khả năng nuôi dưỡng và các đối tượng khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Nhưng lại không có cơ quan có thẩm quyền nào đưa ra văn bản hướng dẫn hoặc văn bản cụ thể nào quy định các đối tượng khác có thể được tiếp nhận vào các cơ sở, trung tâm bảo trợ xã hội. Thứ ba : Pháp luật Việt nam đã cho phép tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nếu họ đáp ứng đủ các điều kiện quy định. Tuy nhiên, Nghị Định 68/2002/NĐ-CP mới chỉ quy định cơ bản về điều kiện, trình tự và thủ tục lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, nhưng quy chế hoạt động của các văn phòng này chưa được xác định rõ nét. Vì vậy, nhà nước cần đề ra quy chế hoạt động chung cho các tổ chức này, trên cơ sở đó các tổ chức này sẽ đề ra cho mình một quy chế phù hợp với quy chế chung nhằm thống nhất quản lý và hướng các tổ chức này hoạt động theo đúng pháp luật, tránh được tình trạng hoạt động cạnh tranh không lành mạnh giữa tổ chức con nuôi nước ngoài của các quốc gia, gây tiêu cực, phản tác dụng trong thực tế, nhất là khi gia nhập Công ước La Hay 1993, Việt Nam sẽ phải chấp nhận sự hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài của các nước thành viên. Thứ tư : Về phía Bộ Tư pháp, nên chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thụ lý và giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ; tăng cường tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương làm tốt công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận nuôi con nuôi Việt Nam. Bên cạnh đó, kịp thời đề nghị Nhà nước sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài để làm cho pháp luật Việt Nam hài hoà với thông lệ quốc tế cũng như pháp luật của các nước đã hoặc sắp ký Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam. Nghiên cứu đề nghị Chính phủ mở rộng đối tượng trẻ được xin đích danh từ gia đình nhằm đáp ứng được nguyện vọng của cả người cho và người nhận con nuôi. Thứ năm : Phải tăng thêm quyền cho Cục con nuôi quốc tế để cơ quan này có đủ thẩm quyền cần thiết để thực hiện một cách có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, mà trước hết cần phải phân định rõ thẩm quyền quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài giữa Cục Con nuôi quốc tế và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Có thể phân định thêm chức năng quyết định việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài cho Cục Con nuôi quốc tế. Thứ sáu : Mở rộng việc kí kết hiệp định song phương về hợp tác nuôi con nuôi với các nước. Bởi theo Nghị Định 68/2002/NĐ-CP thì Việt Nam chỉ giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở các nước đã kí kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam. Đối với các nước chưa kí kết hoặc chưa tham gia điều ước quốc tế với Việt Nam thì chỉ giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong một số trường hợp. Do đó, Nhà nước ta cần mở rộng việc kí kết hiệp định về hợp tác nuôi con nuôi với các nước để có một cơ chế hợp tác quốc tế nhằm bảo vệ trẻ em Việt Nam được làm con nuôi, tránh cho trẻ em Việt Nam mọi rủi ro không đáng có khi làm con nuôi ở nước ngoài và tạo điều kiện cho công dân các nước được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Tuy nhiên, để hiệp định hợp tác nuôi con nuôi mà nước ta kí với các nước sau này đạt được kết quả tốt, Nhà nước ta cần có kế hoạch đầu tư ngân sách để tăng khả năng thu hút trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, tạo nguồn giới thiệu cho nước ngoài. Đồng thời, cần tăng cường phát huy vai trò của ngành lao động – thương binh – xã hội và các cơ quan liên quan đến việc giải quyết nuôi con nuôi. Thứ bảy : Nhà nước cần xem xét để sớm thành lập thêm các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, đồng thời hỗ trợ kinh phí, tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi suy dinh dưỡng để các trung tâm này có đủ điều kiện tiếp nhận trẻ vào trung tâm, đảm bảo “đầu ra” cho công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận con nuôi. Thứ tám : Cần kịp thời xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan hữu quan (như giữa Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tại địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần chỉ đạo các ngành hữu quan (Tư pháp, Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an, Y tế) kịp thời xây dựng Quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận trẻ vào cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn; xác minh nguồn gốc trẻ phục vụ công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận nuôi con nuôi, nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện giải quyết tốt và hiệu quả vấn đề nuôi con nuôi quốc tế mà mục tiêu cao nhất là vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Như vậy, các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau, do vậy các giải pháp trên phải được tiến hành một cách đồng bộ mới đem lại kết quả tích cực. Đồng thời, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn cả từ phía nhà nước và xã hội để thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. KẾT LUẬN Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại thì việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em trong đó có quyền được làm con nuôi, được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình thay thế đối với những đứa trẻ bất hạnh là điều luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và bảo đảm thực hiện. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng, trong đó số lượng trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi người nước ngoài chiếm một số lượng lớn. Ở góc độ nào đó thì đây là điều đáng mừng song bên cạnh đó đòi hỏi sự hoàn thiện của pháp luật để bảo đảm quyền lợi của trẻ em không bị xâm phạm. Trong thời gian vừa qua, pháp luật Việt Nam về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể và ngày càng hoàn thiện hơn. Các Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước đã được kí kết như Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam với Pháp, Italia, Đan Mạch, Ailen, Thuỵ Điển và gần đây nhất là Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Bỉ. Tạo cơ sở pháp lí quan trọng để việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi. Song bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số khó khăn và bất cập cần sớm được tháo gỡ trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài . Như vậy, chúng ta phải có các giải pháp phù hợp để giải quyết những bất cập, khó khăn trước khi có thể tuyên bố gia nhập “Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước “. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ ngoại giao (1994), “ Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước “. Trường đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Trường đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Nguyễn Hồng Bắc, “Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập “, luận án tiến sĩ (2003). Nguyễn Hồng Bắc (2001), “Những quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài “, Tạp chí Luật học (3), tr 43-47. Nguyễn Hồng Bắc (2002), “Quy định của pháp luật Việt Nam về quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới “, Tạp chí Luật học (5), tr3-6. Nguyễn Hồng Bắc (2003), “Một số vấn đề cần giải quyết khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước “, Tạp chí luật học số 3, tr.3. Nông Quốc Bình (2002), “Lịch sử phát triển của pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam “, Tạp chí Luật học (2), tr 7-10. Nguyễn Phương Lan, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam “, Luận văn thạc sỹ (2000). Chu Mạnh Hùng (2003), “ Công ước quyền trẻ em năm 1989 - cơ sở cho việc bảo vệ quyền trẻ em ”, Tạp chí Luật học (3), tr 31-34. Bộ Tư pháp (2004), Báo cáo về công tác giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài, Hà nội. Bộ luật Dân sự (1995), Nxb chính trị. Luật quốc tịch (1988). Luật quốc tịch (1998). Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989. TS.Vũ Đức Long, Cục trưởng Cục con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp “Tổng quan về tình hình đăng kí việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam“ (Tham luận Hội thảo tại Hà Nội - 2003) Luật hôn nhân và gia đình (1959). Luật hôn nhân và gia đình (1986). 19 Luật hôn nhân và gia đình (2000). 20. Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài năm 1993. 21. Nghị Định 184/CP của Chính phủ quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. 22. Nghị Định 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 23. Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16-12-2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị Định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài . 24. Hiệp định Hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước. 25. Hiệp định tương trợ Tư pháp và pháp lí ký kết giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước. 26. Hội thảo “ Hoàn thiện pháp luật Việt Nam hướng tới gia nhập Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trên lĩnh vực con nuôi nước ngoài “ (Kỷ yếu hội thảo ở Hà Nội tháng 12/2003). 27. Sở Tư pháp Hà Nội (2003), “ Công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam tại Hà Nội làm con nuôi “ (Tham luận hội thảo tại Hà Nội tháng 12/2003). 28. TS. Nguyễn Công Khanh, Cục con nuôi quốc tế - Bộ Tư pháp, “Những khó khăn bất cập trong việc giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trước yêu cầu gia nhập Công ước La Hay” (Tham luận Hội thảo tại Hà Nội – 2003).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các n.DOC
Luận văn liên quan