Phân tích cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính

Quan hệ pháp luật hành chính được xác định là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật. Là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh - đơn phương tới các quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Ngoài những đặc điểm chung như các quan hệ pháp luật khác, các quan hệ pháp luật hành chính có những đặc điểm riêng biệt sau đây: + Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hay đối tượng quản lý hành chính nhà nước. + Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các bên tham gia quan hệ đó. + Một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính là phải sử dụng quyền lực nhà nước. + Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính. + Bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính thì phải chịu tránh nhiệm pháp lý trước nhà nước. Thành phần quan hệ pháp luật : Bao gồm cá nhân, pháp nhân và các tổ chức. - Khách thể của quan hệ pháp luật : Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những yêu cầu đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng các cá thể tham gia quan hệ pháp luật. Nghĩa là vì chúng mà họ thực hiện quyền, nghĩa vụ như thế của mình.

doc7 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8654 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài : PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH BÀI LÀM Quan hệ pháp luật hành chính được xác định là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật. Là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh - đơn phương tới các quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Ngoài những đặc điểm chung như các quan hệ pháp luật khác, các quan hệ pháp luật hành chính có những đặc điểm riêng biệt sau đây: + Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hay đối tượng quản lý hành chính nhà nước. + Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các bên tham gia quan hệ đó. + Một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính là phải sử dụng quyền lực nhà nước. + Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính. + Bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính thì phải chịu tránh nhiệm pháp lý trước nhà nước. Thành phần quan hệ pháp luật : Bao gồm cá nhân, pháp nhân và các tổ chức. - Khách thể của quan hệ pháp luật : Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những yêu cầu đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng các cá thể tham gia quan hệ pháp luật. Nghĩa là vì chúng mà họ thực hiện quyền, nghĩa vụ như thế của mình. - Năng lực chủ thể :Là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể quan hệ đó Ví dụ : Điều 29 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ( sửa đổi bổ sung năm 2007) quy định: Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền : Phạt cảnh cáo Phạt tiền đến 20 000 000 đồng Tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền Tịch thu tang vật, phương tiện để vi phạm hành chính. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là : quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan. Trong đó, quy phạm pháp luật hành chính năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính. -Quy phạm pháp luật là quy tắc, hành vi có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, để thể hiện ý chí nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương quy phạm pháp luật hành chính là cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. Việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng quan trọng nhất là chấp hành và áp dụng chúng. Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải thực hiện. Ví dụ : Thực hiện nghĩa vụ lao động công ích ; thực hiện nghĩa vụ đăng ký tạm trú, tạm vắng theo quy định của pháp luật v.v… Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện quy phạm pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào quy phạm pháp luật hành chính hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước đơn phương ban hành các quyết định hành chính hay thực hiện các hành vi hành chính để tổ chức thực hiện pháp luật một cách trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền. Do đó, áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là sự kiện pháp lý trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một số quan hệ pháp luật cụ thể. - Năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan : Năng lực chủ thể là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.Tùy thuộc vào tư cách của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân mà năng lực chủ thể của họ có những điểm khác nhau về nội dung, thời điểm phát sinh và các yếu tố chi phối. nhìn chung năng lực chủ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được xem xét ở những khía cạnh chủ yếu như sau: + Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể.Năng lực này được pháp luật hành chính quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó trong quản lý hành chính nhà nước. Ví dụ : Do có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nên các cơ quan thanh tra chuyên nghành mới có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính về xử phạt vi pham hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chinh ; mặt khác, vì thanh tra Chính Phủ là cơ quan của Chính Phủ chịu tránh nhiệm trước Chính Phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính Phủ, nên thanh tra Chính Phủ có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với Chính Phủ trong việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật của Chính Phủ về công tác thanh tra khi được Chính Phủ chỉ định làm cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản đó. + Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức phát sinh khi cá nhân được nhà nước giao đảm nhiệm một công vụ,chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước và chấm dứt khi không còn đảm nhiệm công vu chức vụ đó. Năng lực này được pháp luật hành chính quy định phù hợp với năng lực chủ thể của cơ quan và vị trí công tác của cán bộ, công chức đó. Ví dụ : Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung nên có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính phát sinh trên các lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Năng lực chủ thể của tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang, đơn vị hành chính – sự nghiệp …phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lý hành chính nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức bị giải thể. + Năng lực chủ thể của cá nhân được biểu hiện trong tổng thể năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính. Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định do nhà nước quy định. Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là thuộc tính pháp lý hành chính của các cá nhân. Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất do những hành vi của mình mang lại. Năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính. Sự kiện pháp lý hành chính là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính. Cũng như các sự kiện pháp lý khác,sự kiện pháp lý hành chính chủ yếu được phân loại thành: + Sự biến : Là sự kiện thực tế xảy ra trong đời sống hàng ngày nhưng được pháp luật gắn với sự xuất hiện của nó với những dấu hiệu pháp lý làm phát sinh hoặc làm thay đổi hoặc làm chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể. Nhưng không phải bất kỳ sự kiện thực tế nào cũng được coi là sự kiện pháp lý mà chỉ những sự kiện thực tế được quy pham pháp luật hành chính quy định trước rằng nếu nó sảy ra thì sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý, lúc đó mới xác lập là sự kiện pháp lý. Sự biến là sự kiện sảy ra trong đời sống theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Ví dụ : Ÿ Sự kiện thiên tai, dịch bệnh, sự cố kỹ thuật. Ÿ Điều 40 pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25/9/1989 quy định việc chấm dưt quan hệ pháp luật và tránh nhiệm vật chất giữa các bên ký kết hợp đồng nếu như việc vi phạm hợp đồng sảy ra do thiên tai, dịnh họa hoặc có cản trở lực khách quan mà bên vi phạm đã tìm mọi cách khắc phục xong không có hiệu quả và đã thông báo cho bên kia biết. + Hành vi là sự kiện pháp lý chịu sự chi phối bởi ý chí của con người, mà việc thực hiện hay không thực hiện chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính. Ví dụ :Hành vi khiếu nại là sự kiện pháp lý hành chính làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính giữa người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó với người khiếu nại và người bị khiếu nại. Hành vi bao gồm hành đông ( cách xử sự chủ động) và không hành động (cách xử sự thụ động ) là những sự kiện sảy ra phụ thuộc trực tiếp vào ý chí con người.Trong các sự kiện pháp lý thì hành vi chiếm đại bộ phận.Các hành vi là sự kiện pháp lý rất đa dạng.Thông thường chúng được phân loại thành hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp. Ÿ Hành vi hợp pháp là xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật.Rất nhiêu hành vi hợp pháp được nhà làm luật gắn với sự hiện diện của nó với sự phát sinh, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể. Căn cứ vào chủ thể ta có thể phân loại hành vi hợp pháp thành hành vi của công dân (gửi đơn khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật, đăng ký kết hôn,không mang hàng cấm qua các cửa khẩu, các tổ chức nộp thuế kinh doanh…).Một loại hành vi hợp pháp quan trọng luôn làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt quan hệ pháp luật là quyết định cá biệt hợp pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ÿ Hành vi bất hợp pháp là xự sự trái với yêu cầu của pháp luật.Thông thường người ta căn cứ vào tiêu chuẩn nghành luật để phân loại hành vi bất hợp pháp thành : Tội phạm,vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm hành chính, vi phạm kỷ luật…Có thể phân loại hành vi bất hợp pháp thành hành vi của công dân và hành vi của cơ quan, tổ chức.Ở đây cũng cần lưu ý đến một hành vi bất hợp pháp quan trọng là việc ban hành các quyết định cá biệt vi phạm pháp luật (buộc thôi việc trái pháp luật, bắt người trái phép…). Những hành vi bất hợp pháp dẫn đến sự xuất hiện quan hệ pháp luật bảo vệ, quan hệ pháp luật về tránh nhiệm pháp lý. Thực tiễn pháp lý cho thấy việc phân biệt sự kiện pháp lý hành chính với các sự kiện pháp lý khác chỉ có tinh chất tương đối. Vì : sự kiện pháp lý hành chính chỉ là một bộ phận của sự kiện pháp lý nói chung và có nhiều sự kiện pháp lý đồng thời là sự kiện pháp lý của một số quan hệ pháp luật khác. Ví du : Sự kiện cấp giấy đăng ký kết hôn không chỉ là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính về việc đăng ký kết hôn, mà còn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai người được cấp giấy đăng ký theo quy định của luật hôn nhân gia đình. Như vậy nếu quy phạm pháp luật hành chính và năng lực chủ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính, thì sự kiện pháp lý hành chính là điều kiện thực tế cụ thể và trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ đó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.doc
Luận văn liên quan