Phân tích tài chính bằng phương trình dupont

- Quản lý công nghệ, kỹ thuật khai thác và chế biến khoáng sản. - Quản lý công tác an toàn lao động, quản lý chất lượng và công tác nhập nguyên nhiên vật liệu, vật tư đầu vào. - Tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất, công nghệ, kỹ thuật và đầu tư xây dựng theo các kế hoạch chiến lược chung. - Đầu mối giải quyết các công việc có liên quan giữa các bộ phận sản xuất, kỹ thuật. - Theo dõi tình hình thực hiện kế hoach sản xuất, đề ra biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất.

docx66 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3890 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tài chính bằng phương trình dupont, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững rủi ro về các yếu tô vĩ mô nói chung như: tốc độ phát triển kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát… Công ty có thể gặp những rủi ro đặc thù ngành như: điều kiện tự nhiên, môi trường, biến động bất thường về địa chất, chất lượng khoáng sản, hay những rủi ro về pháp luật như: Định hướng phát triển ngành khoáng sản, những ưu đãi hay hạn chế, các chính sach về thuế, bảo vệ môi trường, giấy phép khai mỏ… Để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng từ những rủi ro có thể gặp phải, Ban lãnh đạo Công ty luôn có sự chủ động và điều chỉnh kịp thời trong công tác điều hành, luôn đề ra các phương án dự phòng, từ đó đáp ứng linh hoạt với tình huống mới. II. THÔNG TIN VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ, TỔ CHỨC, BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CƠ CẤU CỔ ĐÔNG CỦA CÔNG TY: 1.Mô hình quản trị. Hoạt động tổ chức công ty theo mô hình công ty cổ phần đại chúng. CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN BẮC GIANG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐỒNG TINH LUYỆN BẮC GIANG VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI HÀ NỘI Diễn giải sơ đồ: Trụ sở chính: Công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Bắc Giang. Địa chỉ: Thôn Cầu Sắt, xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Điện thoại: 0240 351.8073 Fax: 0240 351.8072 Nhà máy chế biến đồng tinh luyện Bắc Giang. Địa chỉ: Thôn Cầu Sắt, xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Điện thoại: 0281 221.3298 Văn phòng giao dịch tại Hà Nội. Địa chỉ: P1102, CT3, Vimeco, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: (04) 6293.8333 Fax: (04) 6282.3901 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG 2. Cơ cấu bộ máy quản lý: P. PHÁP CHẾ P. CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT P. KINH DOANH P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P. HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Diễn giải sơ đồ: Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Điều lệ Công ty và Pháp luật liên quan quy định. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau: Thông qua, sửa đổi, bổ sung Điều lệ. Thông qua kế hoạch phát triển Công ty, thông qua Báo cáo tài chính hàng năm, Báo cáo của HĐQT, Ban kiểm soát và Kiểm toán viên. Quyết định số thành viên HĐQT. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, Ban kiểm soát. Các điều khác được quy định tại Điều lệ Công ty. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Công ty có 05 thành viên, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền thuộc Đại hội đồng cổ đông, HĐQT có các quyền sau: Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty. Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mục đích chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám Đốc. Kiến nghị sửa đổi bổ sung điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối lợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm trình ĐHĐCĐ. Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐCĐ. Đề xuất tái cơ cấu hoặc giải thể Công ty. Các quyền khác được quy định tại Điều lệ. Ban kiểm Soát: BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và Pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ như: Kiểm tra sổ sách kế toán và các Báo cáo tài chính của Công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính Công ty, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT. Trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của Công ty, đồng thời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh, hoạt động của HĐQT và Ban Tổng Giám đốc. Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp xét thấy cần thiết. Các quyền khác được quy định tại Điều lệ. Ban Giám đốc: Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và trước Pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó Tổng giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ Tổng Giám đốc điều hành các mảng hoạt động của Công ty, báo cáo trực tiếp với Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là người đại diện theo Pháp luật của Công ty. Ban Tổng Giám đốc có nhiệm vụ: Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo nghị quyết của ĐHĐCĐ, quyết định của HĐQT, Điều lệ Công ty và tuân thủ Pháp luật. Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty. Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng. Ký kết, thực hiện các hợp đồng theo quy định của Pháp luật. Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ, HĐQT và Pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho Công ty. Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua. Các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ. Chức năng các phòng ban: Phòng Hành chính Nhân sự: có các nhiệm vụ và chức năng sau: Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho CBCNV; thực hiện chính sách, chế độ tiền lương và các chế độ khác đối với người lao động; quản lý, điều hành công tác hành chính của Công ty. Xây dựng nội quy, quy chế, quy định quản lý nội bộ trong Công ty. Tham mưu cho Tổng Giám đốc việc bố trí, sắp xếp lao động các phòng ban, chi nhánh, nhà máy của Công ty cho phù hợp với tính chất công việc phù hợp với luật lao động được nhà nước ban hành. Quản lý, lữu trữ hồ sơ của cán bộ công nhân viên, giải quyết những vấn đề phát sinh về quyền lợi cũng như chính sách của người lao động trong quá khứ và hiện tại. Phòng thực hiện các chức năng và điều hành mọi hoạt động theo sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Ban Tổng Giám đốc Công ty. Phòng Tài chính - Kế toán: Tổng hợp, ghi chép lại các số liệu, tình hình tài chính của Công ty; báo cáo trực tiếp lên Ban Tổng Giám đốc; thông qua tình hình tài chính giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ, thực hiện tốt các yêu cầu kiểm toán, thanh tra tài chính của các cấp có thẩm quyền. Phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời, rõ ràng và dễ hiểu toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trên nguyên tắc kế toán độc lập về nghiệp vụ. Đề xuất những biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời những sai lệch trong hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính. Phân tích tình hình tài chính trong khai thác mỏ, tham mưu những biện pháp cho kế hoạch tài chính của Ban Tổng Giám đốc. Phòng Kinh doanh: Tổ chức xây dựng các kế hoạch kinh doanh và tham mưu cho Hội đồng Quản Trị cũng như Ban Tổng Giám đốc định hướng phát triển trong trung và dài hạn của Công ty . Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh của từng phòng ban, từng đơn vị, phòng sẽ lập kế hoạch kinh doanh tổng thể trong từng quý, từng năm để trình Ban Tổng Giám đốc xem xét phê duyệt. Nghiên cứu, điều tra thị trường, xây dựng chính sách giá cả, tổ chức mạng lưới, thông tin quảng cáo tiếp thị và hỗ trợ xúc tiến phát triển sản phẩm. Phòng Công nghệ Kỹ thuật: Quản lý công nghệ, kỹ thuật khai thác và chế biến khoáng sản. Quản lý công tác an toàn lao động, quản lý chất lượng và công tác nhập nguyên nhiên vật liệu, vật tư đầu vào. Tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất, công nghệ, kỹ thuật và đầu tư xây dựng theo các kế hoạch chiến lược chung. Đầu mối giải quyết các công việc có liên quan giữa các bộ phận sản xuất, kỹ thuật. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoach sản xuất, đề ra biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất. Phòng Pháp chế: Tổ chức xây dựng quy trình quản lý, sản xuất của Công ty theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế phù hợp. Chịu trách nhiệm chuẩn hóa toàn bộ các hồ sơ pháp lý của Công ty như hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động… Theo dõi và xử lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến pháp lý của Công ty. Văn phòng Giao dịch tại Hà Nội Có chức năng là đầu mối giao dịch với các khách hàng, đối tác của Công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận. Hỗ trợ phòng kinh doanh trong việc triển khai bán hàng và tìm kiếm khách hàng mới. Các công ty con, Công ty liên kết Công ty CP Chế biến, Tuyển luyện khoáng sản Tân Đại Lợi, có vốn điều lệ là 160 tỷ đồng, vốn góp 40 tỷ và tỷ lệ sỡ hữu là 25%. 3. Cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu. 3.1. Cổ phần. Tổng số cổ phần: 16,800,000 cổ phần. Loại cổ phần đang lưu hành: Là cổ phần phổ thông. Số lượng cổ phần chuyển nhượng tự do: 16,800,000 cổ phần. Số lượng cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật, điều lệ Công ty hay cam kết của người sở hữu: Không. 3.2. Cơ cấu cổ đông của Công ty tính đến thời điểm ngày 03/04/2013. TT Cổ phần Tỷ lệ thực góp Số cổ phần sở hữu Số cổ đông Giá trị vốn góp (đồng) I II Trong nước -Cổ đông là cá nhân Trong Công ty: Ngoài Công ty: -Cổ đông là tổ chức Ngoài nước -Cổ đông là cá nhân -Cổ đông là tổ chức 94,25% 3,49% 90,76% 1,5% 0,16% 0,6% 16,415,310 585,560 15,829,750 27,700 101,680 1836 2 1834 5 2 164,153,100,000 5,855,600,000 158,297,500,000 277,000,000 1,016,800,000 Tổng cộng (1+2) 100% 16,800,000 1846 168,000,000,000 CỔ ĐÔNG QUAN TRỌNG Tên Số cổ phần Tỷ lệ sở hữu Ngày cập nhật Nguyễn Hữu Vụ 1.050.000 5,47% 13/08/2013 Vũ Văn Thảo 741.852 4,42% 16/07/2012 Phạm Ngọc Khanh 600.000 3,16% 31/07/2013 Tạ Thị Dinh 546.990 2,85% 31/07/2013 Nguyễn Văn Hiển 220.000 1,15% 31/07/2013 Ngô Văn Phương 180.560 0,94% 17/09/2013 Đào Xuân Huấn 108.000 0,64% 11/11/2010 Ngô Tuấn Hiệp 100.000 0,52% 31/07/2013 Phạm Văn Minh 35.000 0,18% 31/07/2013 Vũ Thị Thanh Mai 5.000 0,02% 15/07/2013 Tình hình thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu: không có. Giao dịch cổ phiếu quỹ: không có. Các chứng khoán khác: không có. 4. Ban lãnh đạo của Công ty. STT Họ và tên Chức vụ 1 Ngô Văn Phương Chủ tịch HĐQT 2 Nguyễn Huy Quang Ủy viên HĐQT- Tổng Giám Đốc 3 Đặng Văn Kỳ Ủy viên HĐQT-Phó Tổng Giám Đốc 4 Đoàn Thị Quỳnh Trang Kế toán trưởng 5 Vũ Thị Thanh Mai Trưởng ban kiểm soát 6 Nguyễn Duy Tâm Thành viên ban kiểm soát 7 Bùi Văn Bình Thành viên Ban kiểm soát 8 Nguyễn Quang Hải Ủy viên HĐQT 9 Dương Thị Liên Hương Ủy viên HĐQT 10 Nghiêm Đức Ngọc Ủy viên HĐQT 5. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của của công ty trong 3 năm từ 2010 – 2012. Như chúng ta đã biết thì cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã khiến nền kinh tế toàn cầu đi xuống vực thẳm, đa số các doanh nghiệp trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề và Công ty cũng vậy, sinh ra trong cơn bão kinh tế (thành lập năm 2008) nên Công ty đối mặt với muôn vàn khó khăn nên phát triển chậm chạp, năm 2010 thoát khỏi khủng hoảng và đánh dấu bước ngoặt mới của Công ty bắt đầu làm ăn có lãi, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 5,26 tỷ đồng. BẢNG 1: BẢNG KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. Kết quả hoạt động kinh doanh. ĐVT: 1,000,000,000 VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25,22 51,51 3,43 2.Các khoản giảm trừ doanh thu N/A N/A N/A 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 25,22 51,51 3,43 4.Giá vốn hàng bán 18,56 23,75 3,53 5.Lợi nhuận gộp về nhà bán hàng và cung cấp dịch vụ 6,66 27,76 -0,094 6.Doanh thu hoạt động tài chính 0,70 0,11 0 7.Chi phí tài chính N/A 0,58 0,11 Trong đó chi phí lãi vay N/A 0,58 0,11 8.Chi phí bán hàng N/A N/A N/A 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 0,35 6,45 -0,93 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7,02 20,84 0,73 11.Thu nhập khác N/A 0,35 N/A 12.Chi phí khác N/A N/A 0,002 13.Lợi nhuận khác N/A 0,35 -0,002 14.Phần lãi (lỗ thuần) trong công ty liên doanh/liên kết N/A N/A N/A 15.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7,02 20,84 0,72 16.Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,75 N/A N/A 17.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 18.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 5,26 20,84 0,72 18.1 Lợi ích của cổ đông thiểu số N/A N/A N/A 18.2 Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 5,26 20,84 0,72 (Nguồn thu thập từ Với đà phát triển như thế, năm 2011 Công ty phát triển mạnh, mở rộng hoạt động kinh doanh sang các địa bàn lân cận nhờ có mối quan hệ tốt với tỉnh Bắc Giang, và được nhà nước miễn thuế 3 năm 2011-2013 nên lợi nhuận trước thuế và sau thuế của 3 năm đều bằng nhau. Năm 2011 Công ty lãi 20,84 tỷ đồng. Năm 2012 trong 3 quý 1, quý 2 và quý 3 thì Công ty tiến hành sửa chữa lớn dây chuyền sản xuất và chỉ tiến hành hoạt động khai thác kinh doanh vào thời điểm cuối quý 4 nên doanh thu rất khiêm tốn, chỉ đạt 0,72 tỷ đồng. Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty, chúng ta sẽ đi vào phân tích các báo cáo tài chính cùng các chỉ tiêu tài chính của công ty trong chương tiếp theo. III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY. 1. Phân tích chung tình hình tài chính của Công ty thông qua các báo cáo tài chính. 1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán. Thông qua việc so sánh, phân tích các số liệu trên bảng cân đối kế toán các năm 2010, 2011, 2012, ta sẽ thấy được sự biến động tài sản ngắn hạn (vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác), tài sản dài hạn (tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình). Từ đó, đánh giá khái quát tình hình tài sản tại công ty. 1.1.1. Phân tích biến động của từng khoản mục tài sản. * Đánh giá khái quát tình hình tài sản của công ty: Dựa vào số liệu trong bảng 1, ta thấy tổng tài sản biến động thất thường qua 3 năm, năm 2011 tăng 21,2 tỷ đồng so với năm 2010, tỉ lệ tăng 10,7%; năm 2012 giảm 0,31 tỷ đồng, tỉ lệ giảm –0,14% so với năm 2011. Điều này cho ta thấy rằng tình hình tài chính của công ty không khả quan, quy mô vốn của công ty chỉ được mở rộng trong năm 2011, còn năm 2012 công ty đầu tư sửa chữa hệ thống dây chuyền sản xuất nên phần Tài sản ngắn hạn giảm, đồng thời tài sản dài hạn tăng lên nhưng gây biến động không nhiều, chỉ giảm 0,31 tỷ tương đương 0,14% so với năm 2011. BẢNG 2: BẢNG PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % TSNH 52,65 80,84 51,5 28,19 53,54 -29,34 -36,3 TSDH 145,55 138,96 167,59 -6,59 -4,53 28,63 20,6 Tổng TS 198,2 219,4 219,09 21,2 10,7 -0,31 -0,14 (Nguồn: xử lý từ bản cân đối kế toán của Công ty) Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty, ta sẽ đi phân tích từng khoản mục trong tổng tài sản. * Phân tích biến động của từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn: Nhìn vào bảng 2, ta thấy năm 2011 tình hình kinh doanh của công ty có bước chuyển biến lớn nên tài sản ngắn hạn tăng 28,19 tỷ đồng, tỉ lệ tăng 53,54% so với năm 2010, với giá trị tài sản lưu động lớn như vậy có thể giúp công ty điều chuyển vốn kịp thời khi cần thiết hoặc có thể dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng cho công ty. Sang năm 2012, tài sản ngắn hạn giảm 29,34 tỷ đồng, tỉ lệ giảm 36,3% so với năm 2011. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty đã có phần giảm sút so với năm 2011. Để đánh giá chính xác tình hình tài sản lưu động của công ty, ta sẽ đi phân tích sự biến động của từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn. Biến động của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền qua 3 năm là không đồng đều, năm 2011 tăng 0,8 tỷ tương đương 11,38% so với năm 2010, điều này cho thấy trong năm 2011 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra khá thuận lợi và tiến triển, năm 2012 thì nguồn vốn bằng tiền giảm 0,78 tỷ đồng tương đương -9,96% so với năm 2011 là vì hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2012 bị đình trệ do công ty đầu tư sửa chữa dây chuyền sản xuất. Biến động của khoản mục Các khoản đầu tư chính ngắn hạn, năm 2011 và 2012 công ty không đầu tư tiền vào ngắn hạn, chỉ có năm 2010 công ty đầu tư 12,5 tỷ đồng, chính điều này làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2011 tăng trưởng mạnh mẽ. Khoản phải thu ngắn hạn năm 2011 tăng đột biến lên 30,22 tỷ với tỷ lệ 117,9% so với năm 2010, điều này cho thấy chính sách thu hồi nợ của công ty chưa được tốt, tuy nhiên đã được công ty khắc phục vào năm 2012, khoản phải thu đã giảm đáng kể, cụ thể là giảm 26,38 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 47,23% so với năm 2011. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 7,03 7,83 7,05 0,8 11,38 -0,78 -9,96 2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 12,50 0 0 -12,5 -100 0 0 3.Các khoản phải thu ngắn hạn 25,63 55,85 29,47 30,22 117,9 -26,38 -47,23 4.Hàng tồn kho 3,27 4,06 14,65 0,79 24,16 10,59 260,8 5.Tài sản ngắn hạn khác 4,23 12,7 0,33 8,47 200,24 -12,37 -97,4 BẢNG 3: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA TỪNG KHOẢN MỤC TÀI SẢN NGẮN HẠN ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ (Nguồn: xử lý từ bản cân đối kế toán của Công ty.) Hàng tồn kho của công ty tăng nhưng không đều qua 3 năm, cụ thể là năm 2011 tăng 0,79 tỷ tương ứng tỷ lệ 24,16% so với năm 2010, năm 2012 tăng 10,59 tỷ tương ứng với tỷ lệ 260,8% so với năm 2011, điều này cho thấy rằng công ty sản xuất hàng hóa nhiều mà không cải thiện khâu kinh doanh bán hàng làm cho hàng tồn kho ngày càng tăng lên. Khoản mục tài sản ngắn hạn khác biến động không đều, cụ thể trong năm 2011 tài sản tăng 8,47 tỷ tương đương tỷ lệ 200,24% so với năm 2010, năm 2012 giảm 12, 37 tỷ tương ứng ỷ lệ -97,4% so với năm 2011. * Phân tích biến động của từng khoản mục trong tài sản dài hạn: Nhìn vào bảng 2 ta thấy tài sản dài hạn cũng biến động không đều giống như tài sản ngắn hạn, cụ thể trong năm 2011 thì TSDH giảm 6,59 tỷ tương đương tỷ lệ -4,53% so với năm 2010, năm 2012 tăng 28.63 tỷ tương ứng tỷ lệ 20,6% so với năm 2011, sau đây ta sẽ phân tích sâu hơn về các khoản mục TSDH để hiểu hơn về tình hình TSDH của công ty. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 1.Tài sản cố định 143,92 137,29 126,9 -6,63 -4,6 -10,39 -7,57 5.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 40 0 0 40 N/A 6.Tài sản dài hạn khác 1,63 1,67 0,69 0,04 2,45 -0,98 -58,68 Bảng 4: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA TỪNG KHOẢN MỤC TÀI SẢN DÀI HẠN ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ (Nguồn: xử lý từ bản cân đối kế toán của Công ty.) Tài sản cố định của công ty qua 3 năm đều giảm, cụ thể năm 2011 giảm 6,63 tỷ tương ứng với tỷ lệ -4,6% so với năm 2010, năm 2012 giảm 10,39 tỷ tương đương -7,57% so với năm 2011, vì công ty đầu tư sửa chữa dây chuyền sản xuất nên làm nguyên giá tài sản cố định tăng, làm cho giá trị tài sản cố định giảm. Năm 2010 và 2011 công ty không đầu tư tài chính dài hạn, năm 2012 đầu tư 40 tỷ sửa chữa dây chuyền sản xuất kinh doanh. Tài sản dài hạn khác của công ty năm 2011 tăng 0,04 tỷ, tương đương 2,45% so với năm 2010, năm 2012 giảm 0,98 tỷ tương đương mức -58,68% so với năm 2011. Phân tích biến động của từng khoản mục nguồn vốn. Thông qua việc so sánh, phân tích các số liệu trên bảng cân đối kế toán năm 2010, 2011, 2012 ta sẽ thấy được sự biến động nguồn vốn (nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, các quỹ tại công ty). Từ đó, đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn tại công ty. Năm 2011, tổng giá trị nguồn vốn đạt mức 219,4 tỷ đồng, tăng 21,2 tỷ tương ứng với tỷ lệ 10,7% so với năm 2010, năm 2012 đạt mức 219,09 tỷ, giảm 0,31 tỷ tương ứng với -0,14% so với năm 2011. Nguyên nhân là nợ phải trả giảm và vốn chủ sở hữu tăng. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % I – NỢ PHẢI TRẢ 13,87 13,09 12,06 -0,78 -5,62 -1,03 -7,87 1.Nợ ngắn hạn 9,12 12,09 12,06 2,97 32,57 -0,03 -0,25 2.Nợ dài hạn 4,75 1,00 0 -3,75 -78,95 -1 -100 II – VỐN CHỦ SỞ HỮU 184,33 206,31 207,04 21,98 11,92 0,73 0,35 1.Vốn và các quỹ 183,81 181,83 181.83 -1,98 -1,08 0 0 2.Lãi chưa phân phối 3,02 24,48 25,21 21,46 710,6 0,73 2,98 3.Vốn ngân sách nhà nước và quỹ khác 0,53 N/A N/A -0,53 -100 0 0 Bảng 5: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA TỪNG KHOẢN MỤC NGUỒN VỐN. ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ (Nguồn: xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty.) Biến động của khoản mục nợ ngắn hạn: Năm 2011 tăng 2,97 tỷ tương ứng với 32,57% so với năm 2010, năm 2012 giảm 0,03 tỷ tương ứng với -0,25% so với năm 2011. Biến động của khoản mục nợ dài hạn: Năn 2011 giảm 3.75 tỷ tương ứng -78.95% so với năm 2010, và năm 2010 giảm 1 tỷ tương đương tỷ lệ 100%, như vậy đến năm 2012 thì công ty đã thanh toán dứt điểm các khoản nợ dài hạn, điều này cho thấy công ty nâng uy tín của mình lên 1 bậc mới. Biến động của khoản mục vốn và các quỹ: Năm 2011 con số này là 181,83 tỷ, so với năm 2010 thì giảm 1.98 tỷ tương ứng tỷ lệ -1,08%, năm 2012 không thay đổi so với năm 2011. 1.2.Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25,22 51,51 3,43 26,29 104,24 -48,08 -93,34 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 25,22 51,51 3,43 26,29 104,24 -48,08 -93,34 4.Giá vốn hàng bán 18,56 23,75 3,53 5,19 27,96 -20,22 -85,14 5.Lợi nhuận gộp về nhà bán hàng và cung cấp dịch vụ 6,66 27,76 -0,094 21,1 316,82 -27,85 -100,34 6.Doanh thu hoạt động tài chính 0,70 0,11 0 -0,59 -84,29 -0,11 -100 7.Chi phí tài chính N/A 0,58 0,11 0,58 - -0,47 -81,03 Trong đó chi phí lãi vay N/A 0,58 0,11 0,58 - -0,47 -81,03 8.Chi phí bán hàng 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 0,35 6,45 -0,93 6,1 1742,8 -7,38 -144,42 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7,02 20,84 0,73 13,82 196,86 -20,11 -96,5 11.Thu nhập khác 0 0,35 0 0,35 - -0,35 -100 12.Chi phí khác 0,002 - - 0,002 - 13.Lợi nhuận khác 0,35 -0,002 0,35 - -0,352 -100,57 14.Phần lãi (lỗ thuần) trong công ty liên doanh/liên kết 15.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7,02 20,84 0,72 13,82 196,86 -20,12 -96,5 16.Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,75 -1,75 -100 - - 17.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 18.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 5,26 20,84 0,72 15,58 296,2 -20,12 -96,5 18.1 Lợi ích của cổ đông thiểu số 18.2 Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 5,26 20,84 0,72 15,58 296,2 -20,12 -96,5 Phân tích báo cáo thu nhập với mục đích kết báo cáo quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của công ty thông qua đối chiếu các số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 2012, dựa vào đó ta sẽ phân tích, so sánh biến động giữa các khoản mục, tìm ra nguyên nhân gây ảnh hưởng đến doanh thu trong kỳ của công ty, chi phí nào thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí của công ty, mức độ kiểm soát chi phí của công ty, dự đoán xu hướng phát triển của công ty trong những năm sắp tới thông qua lợi nhuận đạt được trong ba năm vừa qua. Dựa vào bảng phân tích 6, ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm đều dương. Năm 2011 tăng 15,58 tỷ đồng so với năm 2010, tăng 296,2%, thể hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả; năm 2012 giảm 20,12 tỷ, giảm 96,5% so với năm 2011, vì trong năm 2012 công ty không có hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 quý nên doanh thu giảm, tuy nhiên nhìn chung thì lợi nhuận công ty vẫn tăng đáng kể. Bảng 6: BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2010-2012. ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ (Nguồn: phân tích từ bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.) 1.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ biết được công ty tạo ra tiền bằng cách nào, hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền và công ty đã sử dụng tiền vào các mục đích gì, có hợp lý hay không. Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty, ta sẽ phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty trong ba năm vừa qua (do khoản mục lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính qua 3 năm đều bằng 0 nên ta chỉ phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh và phân tích chuyển từ hoạt động đầu tư). Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Nhìn chung qua 3 năm, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh biến động không đều, năm 2011 con số này là -1,91, giảm 4,81 tỷ, tương đương tỷ lệ -165,86% do trong năm 2011 các khoảng phải thu của công ty sụt giảm nghiêm trọng đến con số âm rất lớn là -42,55 tỷ, năm 2012 tăng trưởng 40,1 tỷ, tương đương tỷ lệ 2131,4%, tăng trưởng rất mạnh là do công ty đã khắc phục con số âm ở năm 2011 và tăng trưởng mạnh lên con số dương 41,52 tỷ đồng. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % I.LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Lợi nhuận (lỗ) trước thuế 7,02 20,84 0,72 13,82 196,86 -20,12 -96,5 Điều chỉnh cho các khoản: Khấu hao tài sản cố định 8,65 10,49 10,47 1,84 21,27 -0,02 -0,19 Các khoản dự phòng N/A 3,98 -2,84 3,98 - -6,82 -171,36 (Lãi)/lỗ từ hoạt động đầu tư/thanh lý tài sản cố định 0 -0,11 168,23 -0,11 - 168,34 153036,4 Chi phí lãi vay 15,67 0,58 0,11 -15,09 -96,3 -0,47 -81.03 Lợi nhuận (lỗ) từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 15,67 35,78 8,46 20,11 128,33 -27,32 -76,36 (Tăng) giảm các khoản phải thu -11,95 -42,55 41,52 -30,6 -256,07 84,07 197,58 (Tăng) giảm hàng tồn kho -3,27 -0,79 -10,59 2,48 75,84 -9,8 -1240,5 Tăng/(giảm) các khoản phải trả (không bao gồm lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả) 3,35 6,44 -1,54 3,09 92,24 -7,98 -123,91 (Tăng) giảm chi phí trả trước -0.91 -0,18 1,08 0,73 -80,22 1,26 700 Tiền lãi vay đã trả 0 -0,53 0 -0,53 - 0,53 100 Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 0 -0,05 0 -0,05 - 0,05 100 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 0 -0,04 -0,13 -0,04 - -0,09 225 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 2,90 -1,91 38,80 -4,81 -165,86 40,71 2131,4 II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định 0 -3,87 -0,076 -3,87 - 3,79 98,04 BẢNG 7: PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA CÔNG TY TỪ 2010-2012 ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ 2.PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY. 2.1 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty. 2.1.1 Phân tích tình hình công nợ của công ty. Phân tích tình hình công nợ của công ty thông qua việc phân tích, xem xét mức độ biến động của các khoản phải thu, các khoản nợ phải trả để tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ chưa đòi được và các khoản phải trả mà chưa trả được (nếu có). - Tình hình công nợ phải thu: Nhìn vào bảng số 8 ta thấy công ty chỉ có công nợ phải thu ở danh mục phải thu ngắn hạn, năm 2011 thì khoản này là 55,85 tỷ đồng, tăng 30,22 tỷ tương đương 117,9% so với năm 2010, năm 2012 giảm 26,38 tỷ, tương đương -47,23% so với năm 2011, qua đó cho ta thấy công ty đã thu hồi được gần một nữa nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn (sửa chữa dây chuyền sản xuất kinh doanh). BẢNG 8: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY TỪ 2010-2012 ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Các khoản phải thu ngắn hạn 25,63 55,85 29,47 30,22 117,9 -26,38 -47,23 Các khoản phải thu dài hạn (Nguồn: xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty.) - Tình hình công nợ phải trả: BẢNG 9: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY TỪ 2010-2012 ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 1.Nợ ngắn hạn 9,12 12.09 12,06 2,97 32,57 -0,03 -0,25 2.Nợ dài hạn 4,75 1,0 0 -3,75 -78,95 -1 -100 Tổng các khoản phải trả. 13,87 13,09 12,06 -0,78 -5,62 -1,03 -7,87 (Nguồn: xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty.) Nhìn vào bảng bên trên ta thấy tổng các khoản phải trả của công ty giảm dần qua 3 năm. Năm 2011 công nợ phải trả của công ty là 13,09 tỷ đồng, giảm 0,78 tỷ tương đương với tỷ lệ -5,62%, năm 2012 giảm 1,03 tỷ tương đương tỷ lệ -7,87% so với năm 2011. Nhìn chung thì do nợ ngắn hạn và dài hạn đều giảm làm công nợ phải trả của công ty giảm. Mối quan hệ giữa khoản phải thu và khoản phải trả: Từ bảng 10, ta thấy qua 3 năm hệ số khái quát về công nợ đều lớn hơn 1 và tăng giảm không đều qua các năm. Điều này nói lên cứ 1 đồng công ty đi chiếm dụng của đơn vị khác thì có lần lượt 1,85 đồng; 4,27 đồng và 2,44 đồng vốn bị người khác chiếm dụng. Vốn bị chiếm dụng giảm dần qua các năm nhưng số vốn bị chiếm dụng vẫn còn quá lớn trong khi khoản vốn công ty đi chiếm dụng luôn nhỏ hơn số phải thu, đây là dấu hiệu không tốt, bởi vì tình trạng này cứ kéo dài sẽ làm cho công ty thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Công ty cần xem xét lại công tác thu hồi nợ để cải thiện tình hình này. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Các khoản phải thu (A) 25,63 55,85 29,47 Các khoản phải trả (B) 13,87 13,09 12,06 Hệ số khái quát về công nợ (A/B) (lần) 1,85 4,27 2,44 BẢNG 10: BẢNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA KHOẢN PHẢI THU VỚI KHOẢN PHẢI TRẢ. ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ (Nguồn: xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty.) BẢNG 11: BẢNG VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU Chỉ tiêu 2010 2011 2012 1.Doanh thu thuần 25,22 51,51 3,43 Số dư bình quân các khoản phải thu (B) 25,63 55,85 29,47 Vòng quay các khoản phải thu (A/B) (vòng) 0,98 0,92 0,12 ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ - Vòng luân chuyển các khoản phải thu: Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Qua bảng số liệu bên trên, ta thấy số vòng thu hồi nợ tuy giảm dần qua các năm, số vòng thu hồi nợ vẫn còn quá nhỏ. Cụ thể, năm 2010 là 0,98 vòng; năm 2011 là 0,92 vòng giảm 0,06 vòng vì trong năm tổng các khoản phải thu giảm so với năm 2010; sang năm 2010 là 0,12 vòng giảm 0,8 vòng. Điều này cho thấy, tốc độ thu hồi nợ giảm dần qua các năm, công ty cần tiếp tụ tăng cường công tác thu hồi nợ hơn nữa. - Kỳ thu tiền bình quân: Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu nghĩa là để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu. Nhìn vào bảng số liệu bên dưới, ta thấy kỳ thu tiền bình quân tăng dần qua 3 năm nên để thu hồi được các khoản nợ phải mất một thời gian quá dài, cụ thể trong năm 2010 thời gian trung bình để thu hồi một khoản nợ phải mất 367 ngày, năm 2007 là 391 ngày, năm 2012 là 3000 ngày. Nhìn chung tình hình thu nợ của công ty càng ngày càng giật lùi, công ty cần tăng cường công tác thu hồi nợ hơn nữa để giảm kỳ thu tiền bình quân. BẢNG 12: BẢNG KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Thời gian của kỳ phân tích 360 360 360 Số vòng quay các khoản phải thu (vòng) 0,98 0,92 0,12 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 367 391 3000 2.1.2 Phân tích khả năng thanh toán của công ty. Phân tích khả năng thanh toán của công ty thông qua các chỉ số có liên quan: hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán nợ lưu động, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán bằng tiền. Từ đó, đánh giá được khả năng thanh toán của công ty. BẢNG 13: BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010-2012 ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ Nhu cầu thanh toán 2010 2011 2012 Khả năng thanh toán 2010 2011 2012 1.Nợ ngắn hạn 9,12 12.09 12,06 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 7,03 7,83 7,05 2.Nợ dài hạn 4,75 1,0 0 2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 12,50 N/A N/A 3.Các khoản phải thu ngắn hạn 25,63 55,85 29,47 4.Hàng tồn kho 3,27 4,06 14,65 5.Tài sản ngắn hạn khác 4,23 12,7 0,33 Tổng cộng. 13,87 13,09 12,06 Tổng cộng 52,65 80,44 51,5 (Nguồn: xử lý từ bảng cân đối kế toán của công ty.) Nhìn vào bảng số liệu bên trên, ta thấy tổng tài sản lưu động tăng dần và nợ phải trả của công ty giảm dần qua các năm và tổng tài sản lưu động luôn thừa khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ta thấy tình hình kinh doanh của công ty qua các năm có tiến triển. Tuy nhiên, các khoản phải thu và hàng tồn kho còn chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động. Điều này không tốt lắm, đôi khi vốn bằng tiền của công ty không đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn trong khi đó các khoản phải thu, hàng tồn kho hay tài sản ngắn hạn khác có tính lỏng (thanh khoản) kém hơn vốn bằng tiền, bởi vì công ty có thể gặp rủi ro trong khâu thu hồi nợ. Vì vậy, công ty xem xét lại công tác thu hồi nợ để làm giảm bớt rủi ro bằng cách làm các khoản phải thu. Hệ số thanh toán tổng quát: Hệ số thanh toán tổng quát cho biết cứ một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản lưu động tài trợ, nhìn vào bảng số liệu bên dưới ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của công ty tăng giảm không đều qua 3 năm nhưng hệ số này đều lớn hơn 1 qua các năm chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty là tốt. BẢNG 14: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN TỔNG QUÁT ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Khả năng thanh toán 52,65 80,44 51,5 Nhu cầu thanh toán 13,87 13,09 12,06 Hệ số thanh toán tổng quát (lần) 3,8 6,15 4,27 Tuy nhiên, hệ số này chưa đánh giá chính xác khả năng thanh toán của công ty do trong tổng số nợ cần thanh toán có những khoản nợ chưa đến hạn như nợ dài hạn nên nhu cầu thanh toán không cấp bách bằng các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy, sử dụng tài sản lưu động để tài trợ cho tất cả các khoản nợ phải trả thì khả năng thanh toán của công ty được đánh giá không chính xác. Vì vậy, chúng ta cần phân tích thêm những hệ số khác có liên quan đến khả năng thanh toán để biết rõ hơn về tình hình tài chính của công ty. Hệ số khả năng thanh toán nợ lưu động: Hệ số thanh toán nợ lưu động hay còn gọi là hệ số thanh toán hiện hành. Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty là cao hay thấp. tổng tài sản lưu động là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn hạn dưới một năm, còn tổng nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời hạn dưới một năm. Vì vậy, dùng tài sản lưu động để trang trải các khoản nợ ngắn hạn là phù hợp. Nhìn vào bảng số liệu ở dưới, ta thấy hệ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2010 là 5,77 lần; năm 2011 hệ số này là 6,65 lần tăng 0,88 lần so với năm 2010; sang năm 2012 hệ số này là 4,27 lần, giảm 2,38 lần so với năm 2011. Nhìnchung, hệ số thanh toán hiện hành của công ty tăng ít giảm nhiều qua 3 năm và hệ số này đều lớn hơn 1 qua các năm chứng tỏ rằng khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty là rất cao. BẢNG 15: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tài sản ngắn hạn 52,65 80,44 51,5 Nợ ngắn hạn 9,12 12,09 12,06 Hệ số thanh toán hiện hành (lần) 5,77 6,65 4,27 Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh có nghĩa là tất cả tài sản ngắn hạn có thể chuyển nhanh thành tiền (không kể đến hàng tồn kho) được sử dụng để chi trả nợ ngắn hạn bởi vì hàng tồn kho có tính lỏng (thanh khoản) kém hơn do hai nguyên nhân hàng tồn kho có khi bị ứ đọng không xuất dùng cho các bộ phận để cung cấp dịch vụ được, có khi xuất được hàng tồn kho cho các bộ phận để cung cấp dịch vụ nhưng chưa thu tiền ngay nên cũng không giải quyết được khoản vốn cần gấp. BẢNG 16: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tài sản ngắn hạn 52,65 80,44 51,5 Hàng tồn kho 3,27 4,06 14,65 Nợ ngắn hạn 9,12 12,09 12,06 Hệ số thanh toán nhanh (lần) 5,4 6,3 3,1 Qua 3 năm, hệ số thanh toán nhanh của công ty giảm dần qua 3 năm và hệ số này đều lớn hơn 1 do lượng hàng tồn kho tăng dần qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 hệ số thanh toán nhanh là 5,4 lần; năm 2011 là 6,3 lần tăng 0,9 lần so với năm 2010; năm 2012 là 3,1 lần giảm 3,2 lần so với năm 2011. Nhìn chung, khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn cao, cho thấy công ty chủ động trong việc chi trả các khoản nợ, tránh được tình trạng căng thẳng khi nợ đến hạn thanh toán. Hệ số thanh toán bằng tiền. Hệ số này so sánh mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và các khoản nợ ngắn hạn. Đồng thời thể hiện khả năng trả những khoản nợ đến hạn và mang tính đột xuất bằng tiền mặt. BẢNG 17: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN BẰNG TIỀN ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Vốn bằng tiền 7,03 7,83 7,05 Nợ ngắn hạn 9,12 12,09 12,06 Hệ số thanh toán bằng tiền (lần) 0,77 0,65 0,58 Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền của công ty giảm dần qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010, hệ số này là 0,77 lần; năm 2011 là 0,65 lần giảm 0,12 lần so với năm 2010; sang năm 2012 là 0,58 lần giảm 0,07 lần so với năm 2011. Điều này có nghĩa là tại một thời điểm, để thanh toán một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có lần lượt 0,77 đồng; 0,65 đồng và 0,58 đồng tiền mặt. Hệ số này tốt nhất là 0,5:1 đây là tiêu chuẩn được đặt ra cho mức thanh toán bình thường tại các doanh nghiệp, vì nếu hệ số này cao quá phản ánh tình hình vốn bằng tiền quá nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. So với tiêu chuẩn được đặt ra thì qua 3 năm, công ty đủ tiền mặt để chi trả phân nửa các khoản nợ ngắn hạn. 2.2 Phân tích mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ta sử dụng chỉ tiêu vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên để phân tích. 2.2.1 Xét vốn lưu động thường xuyên. Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn. Hoặc Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ lưu động. BẢNG 18: BẢNG PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN ĐVT 1.000.000.000 VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tài sản lưu động 52,65 80,44 51,5 Nợ lưu động 2,54 0,25 1,75 Vốn lưu động thường xuyên 50,11 80,19 49,75 Qua 3 năm, ta thấy tài sản lưu động luôn lớn hơn và lớn hơn rất nhiều so với nợ lưu động, biểu hiện là vốn lưu động thường xuyên luôn luôn dương và biến động liên tục qua các năm với số tiền là 50,11 tỷ đồng năm 2010, 80,19 tỷ đồng năm 2011 và 49,75 tỷ đồng năm 2012. Điều này cho thấy, công ty thừa khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn và phần vốn dư công ty dùng cho sử dụng dài hạn. Tuy nhiên, phân tích vốn lưu động bản thân nó chưa thể hiện đầy đủ nếu muốn biết mức độ đảm bảo vốn cho quá trình kinh doanh, nguồn tài trợ này cần được đối chiếu với nhu cầu tài trợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty, đó là nhu cầu vốn lưu động. Chúng ta sẽ đi phân tích nhu cầu vốn lưu động. 2.2.2 Xét nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động = (Tài sản ngắn hạn – Vốn bằng tiền) – Nợ ngắn hạn. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên dương qua các năm, có nghĩa là nguồn vốn tạm thời huy động được không đủ tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của công ty. Công ty cần thêm nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tài sản lưu động 52,65 80,44 51,5 Vốn bằng tiền 7,03 7,83 7,05 Nợ ngắn hạn 2,54 0,25 1,75 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 43,08 72,36 42,7 BẢNG 19: BẢNG PHÂN TÍCH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ 2.2.3 Xét tình hình thay đổi vốn bằng tiền. Ngoài phân tích mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ta cần phải so sánh sự biến động tương ứng của vốn lưu động thường xuyên với nhu cầu vốn lưu động để xem xét tình hình thay đổi của vốn bằng tiền nhằm đánh giá chính xác mức độ đảm bảo vốn hoạt động kinh doanh của công ty. Vốn bằng tiền luôn dương và biến động liên tục qua các năm, cụ thể là 7,03 tỷ đồng năm 2010, 7,83 tỷ đồng năm 2011 cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền của công ty tăng so với năm 2010; năm 2012 vốn bằng tiền là 7,05 tỷ đồng cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền của công ty giảm so với năm 2011. Nhìn chung, nhu cầu vốn lưu động luôn nhỏ hơn vốn lưu động thường xuyên qua các năm, chứng tỏ mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt. BẢNG 20: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VỐN BẰNG TIỀN ĐVT: 1000.000.000 VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Vốn lưu động thường xuyên 50,11 80,19 49,75 Nhu cầu vốn lưu động 43,08 72,36 42,7 Vốn bằng tiền 7,03 7,83 7,05 2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời. 2.3.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích các chỉ tiêu có liên quan: hiệu quả sử dụng tổng tài sản, vòng quay vốn lưu động, tỉ số luân chuyển hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản cố định biết được 1 đồng tài sản hoặc 1 đồng vốn lưu động hoặc 1 đồntg tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Từ đó, đánh giá được hiệu quả kinh doanh của công ty. - Vòng quay hàng tồn kho: BẢNG 21: BẢNG CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá vốn hàng bán 18,56 23,751 3,53 Hàng tồn kho 3,27 4,06 14,65 Doanh thu thuần 25,22 51,51 3,43 Tài sản cố định 143,92 137,29 126,9 Tổng tài sản 198,2 219,40 219,09 Vốn lưu động 50,11 80,19 49,75 Vòng quay hàng tồn kho (lần) 5,68 5,85 0,24 Tỉ số luân chuyển TSCĐ (lần) 0,18 0,38 0,03 Tỉ số luân chuyển TS (lần) 0,13 0,23 0,02 Vòng quay vốn lưu động (lần) 0,5 0,64 0,07 Nhìn chung, số vòng quay hàng tồn kho qua các năm là thấp. Năm 2010 là 5,68 vòng; năm 2011 là 5,85 vòng, tăng rất chậm, cụ thể tăng 0,07 vòng so với năm 2010; sang năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho là 0,24 vòng, đã giảm 5,61 vòng so với năm 2011. Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho bình quân trong kỳ. Số vòng quay càng thấp thì chu kỳ kinh doanh càng tăng, lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho thu hồi càng nhanh. Điều này phản ánh công ty tổ chức và quản lý dự trữ chưa tốt. - Tỉ số luân chuyển tài sản cố định: Tỉ số luân chuyển tài sản cố định biến động không đều qua các năm nhưng vẫn còn chưa cao. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy cứ 1 đồng tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh thu được lần lượt qua các năm là 0,18 đồng; 0,38 đồng và 0,03 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng trong năm 2011 và giảm trong 2012, và giá trị tài sản cố định giảm dần qua các năm. Tuy giá trị tài sản cố định giảm nhưng thực tế công ty vẫn sử dụng máy móc, trang thiết bị cũ nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động bình thường vì trang thiết bị mới còn ít. Qua đó, ta thấy được sự cần thiết việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị nhằm tăng năng suất hoạt động phục vụ của công ty, tạo thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trang thiết bị tại công ty. - Tỉ số luân chuyển tài sản: Tỉ số luân chuyển tài sản biến động không đều qua các năm cho thấy tổng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất ngày càng hiệu quả nhưng vì mỗi năm công ty đều mua vào một lượng lớn hàng tồn kho để dự trữ và các khoản phải thu chiếm tỉ trọng khá lớntrong tài sản lưu động nên hiệu quả sử dụng tài sản thấp. Với 1 đồng tài sản có tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh chỉ tạo ra được lần lượt 0,13 đồng; 0,23 đồng và 0,02 đồng doanh thu thuần qua các năm. Vì vậy, công ty cần xem xét lại việc tồn trữ công cụ dụng cụ và công tác thu hồi nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản hơn nữa. - Vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này nói lên trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy vòng quay vốn lưu động tăng trong năm 2011 và giảm mạnh trong năm 2012. Với 1 đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình kinh doanh sẽ tạo ra được lần lượt 0,5 đồng; 0,64 đồng và 0,07 đồng doanh thu thuần. 2.3.2 Phân tích khả năng sinh lời của công ty. Lợi nhuận là mục tiêu được đặt lên hàng đầu trong quá trình hoạt động kinhdoanh của công ty. Phân tích khả năng sinh lời của công ty thông qua việc phân tích các chỉ tiêu: mức lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên tổng tài sản có, lợi nhuận trên vốn tự có. Từ đó, đánh giá được khả năng sinh lời của công ty qua các năm hoạt động vừa qua là cao hay thấp. - Mức lợi nhuận trên doanh thu: Lợi nhuận trên doanh thu tăng qua 3 năm, năm 2011 tăng 19% so với năm 2010; năm 2012 giảm 19% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Đặc biệt năm 2011 mức lợi nhuận trên doanh thu là 40% với ý nghĩa trong 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận ròng có được là 40 đồng. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển tốt, doanh thu không ngừng gia tăng qua các năm, tạo ra mức lợi nhuận trên doanh thu ngày càng tăng. BẢNG 22: BẢNG CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN ĐVT: 1.000.000.000 VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Lợi nhuận ròng 5,23 20,84 0,72 Doanh thu thuần 25,22 51,51 3,43 Tổng tài sản 198,2 219,40 219,09 Vốn chủ sở hữu 184,33 206,31 207,04 Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 21% 40% 21% Lợi nhuân trên tổng tài sản (ROA) 2,64% 9,5% 0,33% Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 2,84% 10,1% 0,35% 3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH BẰNG PHƯƠNG TRÌNH DUPONT. Sơ đồ Dupont trình bày mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn tự có, mối quan hệ giữa tỉ số luân chuyển của tài sản có và hệ số vốn tự có có tác động đến vốn tự có như thế nào. Phân tích DuPont trong Công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Bắc Giang. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 2012 0,004 2011 0,098 2010 0,029 Suất sinh lời của tài sản (ROA) 2012 0,0033 2011 0,095 2010 0,027 Tỷ lệ tài sản/ vốn chủ sở hữu (lần) 2012 1,058 2011 1,063 2010 1,075 Số vòng quay tài sản (lần) 2012 0,016 2011 0,23 2010 0,13 Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu 2012 0,21 2011 0,40 2010 0,21 Lợi nhuận ròng Năm 2012 2011 2010 / Tỷ đồng 0,72 20,84 5,23 Doanh thu thuần Năm 2012 2011 2010 Tỷ đồng 3,43 51,51 25,22 Doanh thu thuần Năm 2012 2011 2010 Tỷ đồng / 3,43 51,51 25,22 Tổng tài sản Năm 2012 2011 2010 Tỷ đồng 219,09 219,40 198,20 Qua sơ đồ trên ta thấy tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu. Trong đó, ROA lại chịu ảnh hưởng của hai nhân tố tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu và số vòng quay tổng tài sản nên để phân tích sự biến động của ROE ta xem xét mối quan hệ của 3 nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay tổng tài sản, tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu. Ta có phương trình DuPont được viết lại như sau: ROE = a x b x c Trong đó: a : Tỷ suất lợi nhuận trên với doanh thu b : Số vòng quay tổng tài sản c : Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu Năm 2012 so với năm 2011: Gọi lần lượt: Q0 là ROE năm 2011 Q1 là ROE năm 2012 Ta có: Q0 = a0b0c0 Q1 = a1b1c1 Chênh lệch ROE giữa năm 2012 và năm 2011 ∆Q = Q1 – Q0 = a1b1c1 - a0b0c0 = 0,004 – 0,098 = -0,094 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: ∆a = a1b0c0 - a0b0c0 = 0,051 – 0,098 = -0,047 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: ∆b = a1b1c0 – a1b0c0 = 0,004– 0,051= -0,047 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: ∆c = a1b1c1 – a1b1c0 = 0,004 – 0,004 = 0 ¯ Nhận xét: ROE năm 2012 giảm 0,094 lần so với năm 2011 là do: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012 giảm 0,19 lần so với năm 2011 nên làm cho ROE năm 2012 giảm 0,047 lần so với năm 2011. Số vòng quay tổng tài sản của năm 2012 giảm -0,214 lần so với năm 2011 làm cho ROE năm 2012 giảm 0,047 lần so với năm 2011. Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu năm 2012 giảm 0,005 lần (không đáng kể) so với năm 2011 nên ROE không bị tác động bởi tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu của năm 2012 so với năm 2011 (giảm 0 lần). Năm 2011 so với năm 2010: Gọi lần lượt: Q0 là ROE năm 2010 Q1 là ROE năm 2011 Ta có: Q0 = a0b0c0 Q1 = a1b1c1 Chênh lệch ROE giữa năm 2011 và năm 2010 ∆Q = Q1 – Q0 = a1b1c1 - a0b0c0 = 0,098 – 0,029 = 0,069 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: ∆a = a1b0c0 - a0b0c0 = 0,056 – 0,029 = 0,027 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: ∆b = a1b1c0 – a1b0c0 = 0,099 – 0,056 = 0,043 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: ∆c = a1b1c1 – a1b1c0 = 0,098 – 0,099 = -0,001 ¯ Nhận xét: ROE năm 2011 tăng 0,069 lần so với năm 2010 là do: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 tăng 0,19 lần so với năm 2010 nên làm cho ROE năm 2011 tăng 0,027 lần so với năm 2010. Số vòng quay tổng tài sản của năm 2011 tăng 0,1 lần so với năm 2010 làm cho ROE năm 2011 tăng 0,043 lần so với năm 2010. Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu năm 2011 giảm 0,02 lần so với năm 2010 nên làm cho ROE 2011 giảm 0,001 lần so với năm 2010. NHẬN XÉT CHUNG š²› Trong hai năm 2010 và 2011 nhìn chung Công ty làm ăn thuận lợi và kết quả báo cáo kinh doanh luôn tăng trưởng với con số dương, cụ thể là trong năm 2010 doanh thu bán hàng của công ty đạt mức 25,22 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 5,26 tỷ đồng, năm 2011 doanh thu đạt 51,51 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt mức 20,84 tỷ đồng, tăng trưởng gần gấp 4 lần so với năm 2010. Tuy nhiên trong năm 2012 thì tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bị đình trệ do Công ty đầu tư sửa chữa hệ thống dây chuyền sản xuất, điều đó làm cho doanh thu bán hàng và lợi nhuân sau thuế của công ty bị sụt giảm nghiêm trọng, cụ thể là doanh thu bán hàng năm 2012 chỉ đạt 3,43 tỷ đồng, giảm 93,34% lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 0,72 tỷ đồng, giảm gần 96,56% so với năm 2011. Như vậy, theo số liệu thống kê và phân tích thì có thể thấy rõ là trong năm 2012 công ty làm ăn thua lỗ, chính điều đó đã làm cho giá trị cổ phiếu của công ty cuối quý 3 năm 2012 chỉ còn khoảng 3000 đồng/CP, bằng ¼ giá trị sổ sách, điều này làm cho các cổ đông nhỏ lẻ của Công ty chỉ còn biết kêu trời. Những con số đó cho thấy công ty có dấu hiệu tan rã nếu Công ty không khắc phục ngay những khó khăn hiện tại và tăng tốc sửa chữa dây chuyền sản xuất để sớm đưa vào hoạt động. Tình hình ban quản trị của Công ty cũng bị xáo trộn, cụ thể là ông Vũ Văn Thảo, chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty từ chức ngày 1/10/2012, HĐQT cũng đã thông qua, bổ sung và bầu ông Ngô Văn Phương giữ ghế chủ tịch HĐQT công ty, chính sự xáo trộn này làm cho công ty như con tàu mất đi thuyền trưởng, thay thế liên tục có thể làm nó đổi hướng, nhưng chưa rõ là nó sẽ đi về đâu trong tay vị thuyền trưởng, vị chủ tịch HĐQT mới của Công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO š²› Các nguồn tham khảo trên Internet: Các tài liệu và giáo trình tham khảo: Tên sách Tên tác giả Quản trị tài chính TS Nguyễn Thanh Liêm Quản trị tài chính doanh nghiệp Nguyễn Hải Sản Phân tích hoạt động kinh doanh Nhiều tác giả Tài chính doanh nghiệp hiện đại Ph.GS TS Trần Ngọc Thơ. —šHết›–

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_nop_autosaved__9953.docx
Luận văn liên quan