Phân tích tài chính và kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp

+ Mô hình 1: Nội dung bảng tổng hợp thu chi tài chính phản ánh toàn bộ chu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Phần thu phản ánh tổng doanh thu, vốn góp của các cổ đông, vốn vay ngân hàng, nguồn tài trợ từ ngân sách (nếu có) . Phần chi phản ánh toàn bộ số chi phí cho sản xuất kinh doanh, cho xây dựng cơ bản, sổ trả nợ, số nộp ngân sách Mô hình này không phân biệt một cách rõ ràng giữa các nguồn tài chính mới với các chi phí sản xuất mà chỉ thấy được sự luân chuyển tiền của doanh nghiệp. Vì vậy tác dụng phục vụ cho việc khái thác các nguồn tài chính bị hạn chế. + Mô hình 2: Nội dung bảng tổng hợp thu chi tài chính chỉ bao gồm các chỉ tiêu phản ánh các nguồn tài chính mới tăng thêm được khai thác, phân phối và sử dụng trong năm kế hoạch. Tức là chi phản ánh bộ phận giá trị mới sáng tạo ra của doanh nghiệp trong năm kế hoạch.

pdf37 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tài chính và kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có tính hai mặt. Một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông mặt khác nó làm gia tăng rủi ro. Do đó quản lý nợ cũng quan trọng như quản lý tài sản. Các tỷ số quản lý nợ bao gồm a. Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên tổng tài sản thường gọi là tỷ số nợ D/A đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản Cách tính Tỷ số này được xác định bằng cách lấy tổng nợ chia cho giá trị tổng tài sản. Tổng nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Cả số liệu tổng nợ và tổng tài sản đều thu thập từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Vận dụng công thức xác định tỷ số này vào Lafoodco như sau: (%)58.75 881.232 549.175  Tỷ số nợ so với tài sản NT = 87.907/140.618 = 62,51% Giải thích ý nghĩa Tỷ số nợ so với tổng tài sản phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Về ý nghĩa tỷ số này cho biết (1) mức độ sử dụng nợ đẻ sử dụng cho tài sản của doanh nghiệp, (2) nợ chiếm bao nhiêu % trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp (do tổng tài sản = tổng nguồn vốn). Chẳng hạn với Lafoodco tỷ số nợ so với tài sản năm nay là 75,58% có nghĩa là 75,58% giá trị tài sản của Lafoodco được tài trợ từ nợ vay Đánh giá Tỷ số nợ với tài sản nói chung thường nằm trong khoảng từ 50% đến 70%. Tỷ số này quá thấp có nghĩa là doanh nghiệp đang ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp cao, tuy nhiên mặt trái của nó là doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. Ngược lại tỷ số này quá cao có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ để tài trợ cho tài sản. Điều này khiến cho doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ tài chính cũng như khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp thấp. Trường hợp đặc biệt đôi khi có vài doanh nghiệp tỷ số nợ lớn hơn 1 điều này khi xảy ra cho thấy rằng nợ của doanh nghiệp hiện đang lớn hơn tài sản, do đó vốn chủ sở hữ của doanh nghiệp hiện đang âm, tức là doanh nghiệp đang trong tình trạng lỗ vốn. Giá trị tổng tài sản Tổng nợ Tỷ số nợ so với tài sản NN 20 Chủ nợ thường thích công tý có tỷ số nợ thấp vì như thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông thích có tỷ số nợ cao vì sủ dụng đòn bẩy tài chính nói chung gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ bình quân ngành b. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu thường được gọi là tỷ số nợ D/E đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu Cách tính Tỷ số này được xác định bằng cách lấy tổng số nợ chia cho vốn chủ sở hữu. Tổng nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả cả số liệu tổng nợ và tổng tài sản đều thu thập từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Vận dụng công thức tính tỷ số này vào trường hợp Lafoodco như sau: 9,3 56732 549.175  Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu NT = 87.907/52.711 = 1,68 Giải thích ý nghĩa Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Về ý nghĩa tỷ số này cho biết (1) mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, (2) mối quan hệ tương ứng giữa nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chẳng hạn với Lafoodco tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu năm nay là 3,09 có nghĩa là mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp gấp 3,09 lần vốn chủ sở hữu. Nói khác đi tương ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sử dụng đến 3,09 đồng nợ vay Đánh giá Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu nói chung là có thể nhở hơn hoặc lớn hơn 1. Tỷ số này thấp hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp hiện sử dụng nợ ít hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu để tìa trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp cao, tuy nhiên mặt trái của nó là doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. Nược lại tỷ số này lớn hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều hơn sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Điều này khiến cho doanh nghiệp quá phụ thược vào nợ vay và khả năng tự chủ tài chính cũng như khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp thấp. Tuy nhiên tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm ngành. Những ngành nào có tốc độ quay vòng vốn nhanh thường có tỷ số này rất cao. Chẳng hạn ngành thương mại thường có tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu cao hơn so với ngành sản xuất và tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu thường rất cao trong các ngành tài chính ngân hàng. c. Tỷ số khả năng trả lãi (Ability to pay interes) Giá trị vốn chủ sở hữu Tổng nợ Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu NN 21 Tỷ số khả năng trả lãi hay tỷ số trang trả lãi vay Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty nhưng cổ đông chỉ có lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Nếu không công tý sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hại cho cổ đông. Để đánh giá khả năng trả lãi của công ty chúng ta sử dụng tỷ số khả năng trả lãi Cách tính Tỷ số này được xác định bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) chia cho chi phí lãi vay. Cả tử và mẫu của tỷ số này đều lấy số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh. Công thức chung sử dụng để tính toán tỷ số này như sau. Tuy nhiên, ở Việt Nam khi tính tỷ số này, bạn cần hết sức thận trọng để tránh nhầm lẫn vì cơ cấu các khoản mục của báo cáo kết quả kinh doanh theo chuẩn mực kế toán Việt Nam rất khác so với báo cáo kết quả kinh doanh được học trong lý thuyết. Bạn có thể xử lý khác biệt như sau: - Với chi phí lãi vay ở mẫu số bạn có thể lấy số liệu phần “lãi vay “ trong khoản mục chi phí tài chính của báo cáo kết quả kinh doanh - Với EBIT ở tử số bạn nên lấy số liệu từ khoản mục “ lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh” của báo cáo kết quả kinh doanh mà không kể các khoản mục “ lợi nhuận từ hoạt động tài chính ” và “ lợi nhuận bất thường ” Mục đích không kể 2 khoản này là đẻ xem khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp để trả lãi vay như thế nào. Công thức xác định tỷ số này vận dụng vào trường hợp của Lafoodco như sau: 0 447.8 139.14    Tỷ số khả năng trả lãi NT = 39.040/8.020 = 4,87 Giải thích ý nghĩa Tỷ số khả năng trả lãi phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp từ hoạn động sản xuất kinh doanh. Nó cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó giúp đánh giá xem doanh nghiệp có khả năng trả lãi vay hay không. chẳng hạn với Lafoodco tỷ số khả năng trả lãi của doanh nghiệp năm trước là 4,87. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận trước thuế gấp 4,78 lần chi phí lãi vay. Như vậy khả năng trả lãi của doanh nghiệp rất tốt vì cứ mỗi đồng chi phí lãi vay của doanh nghiệp có đến 4,78 dồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể sử dụng để thanh toán. Tuy nhiên năm nay tỷ số này lại âm do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh gnhiệp thua lỗ. Điều này cho thấy năm nay doanh nghiệp không có khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đẻ trả lãi vay ngân hàng. Chi phí lãi vay EBIT Tỷ số khả năng trả lãi Chi phí lãi vay EBIT Tỷ số khả năng trả lãi NN 22 Đánh giá Tỷ số khả năng trả lãi đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả lãi vay của doanh nghiệp. Khả năng trả lãi của doanh nghiệp cao hay thấp nói chung phụ thược vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ . Nếu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp chỉ có giới hạn trong khi công ty sử dụng quá nhiều nợ thì tỷ số khả năng trả lãi sẽ giảm. Nói chung tỷ số này phải lớn hơn 1 thì doanh nghiệp mới có khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trang trải lãi vay. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có 2 khả năng: (1) doanh nghiệp vay nợ quá nhiều và sử dụng nợ vay kém hiệu quả khiến cho lợi nhuận làm ra không đủ trả lãi vay, (2) khả năng sinh lợi của doanh nghiệp quá thấp khiến cho lợi nhuận làm ra của doanh nghiệp quá thấp không đủ trả lãi vay d. Tỷ số khả năng trả nợ Tỷ số khả năng trả lãi chua thật sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của doanh nghiệp, vì ngoài lãi ra doanh nghiệp còn phải trả nợ gốc và các khoản khác chẳng hạn như tiền thuê tài sản. Do đó chúng ta không chỉ quan tâm đến khả năng thanh toán nợ nói chung. Để đo lường khả năng trả nợ chúng ta sử dụng tỷ số khả năng trả nợ. Cách tính Tỷ số khả năng trả nợ được xác định bằng cách lấy giá vốn hàng bán cộng khấu hao và EBIT chia cho giá trị nợ gốc và lãi phải thanh toán. Công thức chung để tính toán chỉ số này như sau: Tuy nhiên, do báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam không thể hiện rõ khấu hao mà ẩn chi phí khấu hao vào trong chi phí qản lý nên việc tính toán chỉ số này gặp nhiều trở ngại. Giả sử trong chi phí quản lý có 5.000 triệu đồng là chi phí khấu hao, tỷ số khả năng trả nợ của Lafoodco được xác định như sau: Giải thích ý nghĩa Tỷ số khả năng trả nợ được thiết kế đo lường khả năng trả nợ cả gốc và lãi của doanh nghiệp từ các nguồn như doanh thu, khấu hao, và lợi nhuận trước thuế Thông thường nợ gốc sẽ được trang trải từ doanh thu và khấu hao, trong khi lợi nhuận trước thuế được sử dụng để trả nợ lãi vay. Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để trả nợ Đánh giá Để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp bạn có thể so sánh chỉ số khả năng trả nợ với 1. Nếu tỷ số này lớn hơn 1 có mnghĩa là nguồn tiền doanh nghiệp có thể sử dụng để trả nợ lớn hơn nợ gốc và lãi phải trả. Điều này chứng tở khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt. Với Lafoodco năm nay cứ mỗi đồng nợ phải trả doanh nghiệp có đến 3,7 Nợ gốc + Chi phí lãi vay Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT Tỷ số khả năng trả nợ 175.549 +8.447 650.670 +5.000 + (-13.245) Tỷ số khả năng trả nợ NN 5,2 23 đồng có thể sử dụng để trả nợ. Tuy nhiên so với năm trước con số này đã giảm từ 5,8 xuống còn 3,7. 4. Tỷ số khả năng sinh lợi Trong các phần trước chúng ta đã biết cách phân tích các chỉ số đo lương khả năng thanh khoản, tỷ số quản lý tài sản và tỷ số quản lý nợ. Kết quả của các chính sách và quyết định liên quan đến thanh khoản, quản lý tài sản và quản lý nợ cuối cùng sẽ có tác động và được phản ánh ở khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nhìn chung nhóm chỉ số này được thiết kế nhằm đo lường khả năng sinh lợi của doanh nghiệp theo từng góc độ khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích. Ở tử số người ta có thể sử dụng lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế tùy theo mục tiêu và góc độ phân tích. Đứng ở góc độ cổ dông hoặc nhà đầu tư người ta thường quan tâm đến lợi nhuận sau thuué trong khi đứng ở góc độ chủ nợ hoặc ngân hàng người ta thường quan tâm đến lợi nhuận trước thuế. Ở mẫu số người ta có thể sử dụng doanh thu, giá trị tổng tài sản, hoặc vốn chủ sở hữu tùy thuộc theo mục tiêu nhà phân tích muốn đánh giá khả năng sinh lợi của doanh thu, tổng tài sản hay vốn chủ sở hữu. Sau đây chúng ta sẽ phân tích chi tiết hơn các chỉ số này. a. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Profit margin on sales) Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng danh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đứng trên góc độ ngân hàng, lợi nhuận ở đây thường được sử dụng là lợi nhuận trước thuế, trong khi đứng ở góc độ cổ đông lợi nhuận sau thuế thường được sử dụng. Cách tính Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu được tính bằng cách lấy lợi nhuận (lợi nhuận ròng hoặc trước thuế) chia cho doanh thu nhân cho 100 theo công thức sau: Lợi nhuận ròng và doanh thu đều có thể lấy số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vận dụng vào trường hợp của Lafoodco kết quả tính toán tỷ số này như sau: TS lợi nhuận trên doanh thu NN %9,1100 904.699 245.13    TS lợi nhuận trên doanh thu NT %43.4100 319.521 114.23  Giải thích ý nghĩa Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu % doanh thu hay cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong trường hợp của Lafoodco năm trước cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được 4,43 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Thế nhưng năm nay do công ty lỗ nên tỷ số lợi nhuận trên doanh thu âm. Điều này có nghĩa là cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra cho công ty khoản lỗ là 1,89 đồng Đánh giá Doanh thu Lợi nhận ròng dành cho cổ đông TS lợi nhuận trên doanh thu 100 × 24 Tỷ số lợi nhuận tren doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Có ngành tỷ số này rất cao như ngành ăn uống, dịch vụ, du lịch …Có ngành tỷ số này rất thấp như ngành kinh doanh vàng bạc, kinh doanh ngoại tệ. .Do đó để đánh giá chính xác cần phải so sánh với doanh nghiệp tương tự trong cùng một ngành. b. Tỷ số sinh lợi căn bản (Basic earning power ratio) Tỷ số này được thiết kế nhằm đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của doanh nghiệp, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính Cách tính Tỷ số sinh lợi căn bản được xác định bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) chia cho bình quân giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp. Công thức tính tỷ số này như sau Do báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam không thể hiện trực tiếp trên EBIT nên khi tính toán tỷ số này bạn cần gián tiếp suy ra EBIT bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế cộng với chi phí lãi vay. Chẳng hạn vận dụng vào trường hợp Lafoodco, tỷ số sinh lợi căn bản của công ty được xác định như sau: TS sức sinh lợi căn bản NN %57,2100 2/)21.232618.140( 447.8245.13     Giải thích ý nghĩa Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi trước thuế và lãi của công ty. Nó cho biết bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính cho nên thường được sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trường hợp các công ty có thuế suất thuế thu nhập và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Vận dụng vào trường hợp Lafoodco năm nay tỷ số sức sinh lợi căn bản của công tý là -2,57% có nghĩa là năm nay công tylàm ăn không hiệu quả, bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản công ty bị lỗ mất 2,57 đồng. Đánh giá Tỷ số sức sinh lợi căn bản phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Các ngành như dịch vụ, du lịch, tư vấn thương mại …tỷ số này thường rất cao trong khi các ngành như công nhiệp chế tạo, hàng không. Tỷ số này thường rất thấp. Do đó để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với doanh nghiệp tương tự trong cùng 1 ngành. c. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty Cách tính Tỷ số ROA được xác định bằng cách lây lợi nhuận (ròng hoặc trước thuế) chia cho bình quân giá trị tổng tài sản. Đứng trên góc độ chủ doanh nghiệp ở tử số thương được sử dụng lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, trong khi đứng trên góc độ chủ nợ thường sử dụng lợi nhuận trước thuế hơn là lợi nhuận ròng. Công thức tính tỷ số này như sau: Bình quân tổng tài sản EBIT TS sức sinh lợi căn bản 100 × Bình quân tổng tài sản Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường ROA 100 × 25 Trong công thức này lợi nhuận trên tử số lấy số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh, trong khi giá trị tổng tài sản ở mẫu số lấy số liệu từ bảng cân đối kế toán nên phải tính bình quân. Vận dụng vào trường hợp Lafoodco ROA của công ty được tính như sau: ROA năm nay %10,7100 2/)21.232618.140( 245.13     Giải thích ý nghĩa ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Với Lafoodco năm nay doanh nghiệp có tỷ số ROA âm có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và khoản thua lỗ này = 7,10% bình quân giá trị tổng tài sản Cũng như tỷ số sức sinh lợi căn bản, Tỷ số ROA phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Các ngành như dịch vụ. du lịch. Tư vấn, thương mại. .tỷ số này thường rất cao, trong khi đó các ngành như công nghiệp chế tạo, ngành hàng không tỷ số này thường rất thấp. Do đó để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với doanh nghiệp tương tự trong cùng 1 ngành. d. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equity) Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ số này được thiết kế đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông. Cách tính Tỷ số ROE được xác định bằng cách chia lợi nhuận ròng dành cho cổ đông cho bình quân giá trị vốn cổ phần phổ thông. Số liệu lợi nhuận ròng dành cho cổ dông lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, trong khi số liệu giá trị vốn chủ sở hữu lấy từ bảng cân đối kế toán nên cần tính số liệu bình quân. Công thức xác định tỷ số này như sau: Vận dụng công thức này vào trường hợp của Lafoodco, tỷ số ROE của công ty được xác định như sau: ROE năm nay %20,24100 2/)732.56618.140( 245.13     Giải thích ý nghĩa ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Với Lafoodco, năm nay doanh nghiệp có tỷ số ROE âm,có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và khoản thua lỗ này = 24,20% bình quân giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Đánh giá Cũng như ROA tỷ số ROE trước hết phụ thuộc vào két quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, quy mô và mức độ rủi do của doanh nghiệp. Do đó để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với doanh nghiệp tương tự trong cùng 1 ngành. e. Phân tích Du pont Bình quân giá trị vốn cổ phần tông Lợi nhuận ròng dành cho cổ ROE 100 × 26 Phân tích Du pont là ký thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính công ty bằng cách nào. Kỹ thuật phân tích Du pont dựa vào hai phương trình căn bản dưới đây gọi là phương trình căn bản Du pont. 5. Tỷ số tăng trưởng Các tỷ số tăng trưởng cho thấy triển vọng phất triển của công ty trong dài hạn. do vậy nếu đầu tư hay cho vay dài hạn người ta thường quan tâm nhiều hơn đến các chỉ số này. Phân tích triển vọng của công ty có thể sử dụng 2 chỉ số sau a. Tỷ số lợi nhuận (TSLN) giữ lại Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. do vậy nó cho thấy được triển vọng phát triển của công ty trong tương lai. Tỷ số này xác định theo vcông thức sau: Trong trường hợp của Lafoodco giả sử rằng công tý giữ lại khoảng 50% lợi nhuận sau thuế để tích lũy cho mục đích tái đầu tư sau này. khi ấy tỷ số lợi nhuận giữ lại năm trước được xác định bằng 50% b. Tỷ số tăng trưởng bên vững Tỷ số này đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận. Do vậy có thể xem tỷ số nà phản ánh triển vọng tăng trưởng bền vững – tăng trưởng từ lợi nhuận giữ lại. Trong trường hợp của Lafoodco do thiếu thông tin về lợi nhuận giữ lại và do năm nay công tý kinh doanh thua lỗ nên không có đủ giữ liệu để tính toán xác định tỷ số lợi nhuận giữ lại và tỷ số tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên bạn có thể vận dụng lý thuyết để tính toán khi phân tích tài chính đới với những doanh nghiệp khác. Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận giữ lại Tỷ số lợi nhuận giữ lại Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận giữ lại Tỷ số tăng trưởng bền vững ROA = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản Doanh thu Lợi nhận ròng x Bình quân tổng tài sản Doanh thu = -1,89 x 3,75 = -7.09% ROE = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản x Hệ số sử dụng vốn cổ phần Doanh thu Lợi nhận ròng x Bình quân tổng tài sản Doanh thu Bình quân tổng tài sản x Bình quân vốn CP thường = -1,89 x 3,75 x 3,41 = -24,2% 27 6. Tỷ số giá trị thị trường Các nhóm tỷ số khả năng thanh khoản, tỷ số quản lý tài sản, tỷ số quản lý nợ và tỷ số khả năng sinh lời như đã trình bày ở phần trước chỉ phản ánh tình hình ở quá khứ và hiện tại của công ty. Giá trị tương lai của công ty như thế nào còn tùy thuộc vào kỳ vọng của thị trường. Các tỷ số thị trường được thiết kế để đo lường kỳ vọng của nhà đầu tư dành cho cổ đông. Các tỷ số thị trường gồm có: a. Tỷ số P/E (Price/Earning Ratio) Tỷ số P/E được thiết kế để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lời của công ty. Tỷ số này cho thấy nhà đầu tư sẵn sang trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhận của công ty. Cách tính Tỷ số P/E được xác định bằng cách chia giá trị thị trường của cổ phiếu cho lợi nhuận trên cổ phần (EPS). Công thức tính tỷ số này như sau: Giải thích ý nghĩa Tỷ số này cao có nghĩa là thị trường kỳ vọng tốt và đánh giá cao triển vọng tương lai của công ty và ngược lại b. Tỷ số M/B Tỷ số M/B được xây dựng trên cơ sở so sánh giá thị trường vào cổ phiếu với giá trị sổ sách (thỉnh thoảng so sánh với mệnh giá) cổ phiếu. Qua đó phản ảnh sự đánh giá của thị trương vào triển vọng tương lai của công ty. Cách tính Tỷ số M/B được xác định bằng cách lấy giá trị thị trường của cổ phiếu chi cho giá trị sổ sách. Công thức xác định tỷ số này như sau: Giá trị trường của cổ phiếu thu thập dựa vào kết quả giao dịch cổ phiếu trên thị trường niêm yết hoặc OTC. Giá trị sổ sách ở mẫu số được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho số cổ phần đang lưu hành. Giải thích ý nghĩa Tỷ số M/B cho biết quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của công ty. Tỷ số này lớn hơn 1 và càng cao càng cho thấy thị trường đánh giá cao triển vọng của công ty và ngược lại. Trong trường hợp của công ty Lafoodco, bạn cần thu thập thêm thông tin trên thị trường cổ phiếu để biết giá trị thị trường của cổ phiếu LAF mới tính được tỷ số này. VI. Những hạn chế và những nguyên tắc khi phân tích tài chính doanh nghiệp 1. Những hạn chế khi phân tích tài chính doanh nghiệp Lạm phát có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin tài chính được ghi nhận trên các báo cáo tài chính khiến việc tính toán và phân tích trở nên sai lệch. Chẳng hạn như lạm phát sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị của dòng tiền tại một, làm cho dòng Lợi nhuận trên cổ phần Giá trị thị trường của cổ phiếu Tỷ số P/E Giá trị sổ sách của cổ phiếu Giá thị trường của cổ phiếu Tỷ số M/B 28 tiền ở các năm khác nhau sẽ có một thời giá tiền tệ khác nhau. Điều này làm cho việc so sánh, phân tích số liệu giữa các năm có sự sai lệch. Các yếu tố thời vụ cũng làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty và khiến cho các tỷ số tài chính có khuynh hướng thay đổi bất thường. Chẳng hạn vào mùa vụ hàng tồn kho tăng lên cao hơn bình thường nên nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho tăng lên cao hơn bình thường nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho sẽ thấy công ty có vẻ hoạt động kém hiệu quả. Phân tích dựa trên các tỷ số tài chính phụ thuộc lớn vào tính chính xác của các báo cáo tài chính. Điều này bị ảnh hưởng lớn bởi các nguyên tắc kế toán. Tuy nhiên nguyên tắc và thực hành kế toán lại có thể khác nhau giữa các công ty, các ngành, các quốc gia và trong các thời kỳ khác nhau. Do đó các nguyên tắc thực hành kế toán có thể làm sai lệch và làm mất đi ý nghĩa của các tỷ số tài chính. Các nhà quản lý có thể lợi dụng nguyên tắc kế toán để chủ động tạo ra các tỷ số tài chính như ý muốn của mình khiến cho việc phân tích báo cáo tài chính không còn là công cụ đánh giá khách quan. Đôi khi công ty có vài tỷ số rất tốt nhưng vài tỷ số khác lại rất xấu làm cho việc đánh giá chung tình hình tài chính của công ty trở nên khó khăn và kém ý nghĩa Có nhiều công ty quy mô rất lớn và hoạt động đa ngành, thậm chí là những ngành rất khác nhau nên khó xây dựng và ứng dụng hệ thống tỷ số bình quân ngành có ý nghĩa tại các công ty này. Do đó phân tích báo cáo tài chính thường có ý nghĩa nhất trong các công ty nhỏ và không có hoạt động đa ngành Hiên nay vẫn chưa có sự thống nhất và đồng bộ về công thức của một số chỉ tiêu trong các sách, tài liệu về phân tích Báo cáo tài chính. Điều này làm cho việc so sánh số liệu được phân tích giữa các nguồn khác nhau tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kết quả hoạt động tài chính trong quá khứ dù tốt hay xấu cũng không phải là một dự đoán chính xác tất yếu về kết quả hoạt động trong tương lai. Báo cáo tài chính không cho bạn biết về những thay đổi về các quản lý cấp cao Báo cáo tài chính không cho bạn biết về sự mất mát các khách hàng lớn Báo cáo tài chính không cho bạn biết về môi trường cạnh tranh mà công ty đang hoạt động. Báo cáo tài chính không thể hiện những triển vọng tương lai của công ty, kết quả của các khoản chi về nghiên cứu và phát triển, việc giới thiệu sản phẩm mới, các chiến dịch tiếp thị mới, chiến lược định giá mới, những quyết định tham gia hoặt rút khỏi đoạn thị trường cụ thể của khách hàng Nếu không đọc thuyết minh báo cáo tài chính thì nhà quản lý tín dụng không thể có được một ý tưởng rõ ràng về mức độ rủi ro mà họ đang đánh giá Các báo cáo chưa được kiểm toán có thể hoặc không tuân theo những nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi (GAAP) và có thể sẽ gây ra sai lầm nghiêm trọng 29 Báo cáo tài chính có thể được thay đổi một cách hợp pháp bằng cách điều chỉnh một số khoản dự trữ (ví dụ tồn kho) Kết quả tài chính có thể được cải thiện bằng cách cắt giảm hoặc loại bỏ những chi phí tùy ý – thậm chí việc cắt giảm chi phí này ở mức chi phí của sự tăng trưởng và lợi nhuận dài hạn Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nước ngoài không tuân theo quy định chung của từng địa phương. Trong một số trường hợp các quy tắc kế toán địa phương là rất khác so với các quy tắc kế toán GAAP, điều này rất dễ dẫn đến việc đưa ra các quyết định sai sau khi xem xét các dữ liệu tài chính nước ngoài Báo cáo chưa được kiểm toán có thể không chính xác, gây hiểu lần hoặc thậm chí cố tình gian lận Để có cái nhìn toàn cảnh cần phải có ít nhất hai kỳ báo cáo tài chính liên tiếp để đối chiếu. Xu hướng sẽ chỉ trở nên rõ ràng theo cách này. Hệ quả là không thể biết được những yếu kém về tài chính của khách hàng. Cũng rất quan trọng để biết liệu kết quả hoạt động tài chính của khách hàng là yếu nhưng đang cải thiện hay yếu và ngày càng xấu đi Kiểm toán báo cáo tài chính không đem lai sự bảo đảm chính xác Kể cả khi báo cáo tài chính được kiểm toán vẫn có các sai lệch có chủ ý trong báo cáo tài chính Thực tế cho thấy rằng các công ty công khai báo cáo tài chính nhưng không có gì đảm bảo công ty đó được coi là có tình hình tài chính vững mạnh và ổn định. 2. Những nguyên tắc khi phân tích tài chính doanh nghiệp Thông tin kế toán phải dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có kiến thức về kinh doanh và hoạt động kinh tế, hiểu biết kế toán ở mức vừa phải, sẵn l.ng nghiên cứu các thông tin được cung cấp với mức độ tập trung suy nghĩ vừa phải. Phù hợp: - Để có ích, các thông tin kế toán phải phù hợp để đáp ứng các yêu cầu đưa ra các quyết định kế toán của người sử dụng. Những thông tin có chất lượng phù hợp là những thông tin có tác động đến quyết định kế toán của người sử dụng bằng cách giúp họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại hoặc tương lai hoặc xác nhận, chỉnh ly các đánh giá quá khứ của họ. - Vai tro xác nhận và dự toán của các thông tin có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Chẳng hạn, các thông tin về mức độ tài sản và cơ cấu tài sản hiện có rất có giá trị đối với người sử dụng khi họ muốn dự đoán về khả năng của doanh nghiệp trong tương lai. Có độ tin cậy: Để hữu ích, các thông tin kế toán phải đáng tin cậy (phải đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý). Trung thực: Để có độ tin cậy, các thông tin kế toán phải được trình bày một cách trung thực về tình hình thực tế và các nghiệp vụ, các sự kiện đã xảy ra. 30 Khách quan: Để có độ tin cậy cao, thông tin trong báo cáo tài chính phải khách quan, không bị xuyên tạc, bóp méo một cách cố. Đầy đủ: Các nghiệp vụ và sự kiện để xảy ra phải được phản ánh và ghi chép trong các sổ sách kế toán và báo cáo tài chính. Có thể so sánh được: Các thông tin trong báo cáo tài chính phải có tính so sánh được giữa các thời kỳ và giữa các doanh nghiệp khác nhau. Kịp thời: Thông tin kế toán phải được cung cấp kịp thời cho yêu cầu quản lý và ra quyết định. Cân đối giữa lợi ích và chi phí: Lợi ích từ các thông tin phải cao hơn các chi phí bỏ ra để có được các thông tin đó. B. KẾ HOẠCH HOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp Kế hoạch tài chính là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó thể hiện chiến lược của doanh nghiệp về tổ chức phân phối và sử dụng các nguồn tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc một phần rất lớn vào công tác lập và điều hành kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Toàn bộ những dự định về tổ chức lựa chọn nguồn vốn và đầu tư vốn, hình thành và phân phối các nguồn tài chính trong tương lai và các biện pháp để thực hiện các quyết định tài chính của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả được tập hợp trong kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Kế hoạch tài chính sẽ là những căn cứ để tổ chức và quản trị tài chính doanh nghiệp. Công tác kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp là một quá trình gồm nhiều khâu từ việc lập kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính và phân tích đánh giá kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính, đặc biệt là kế hoạch tài chính hàng năm của các doanh nghiệp là một bộ phận và là căn cứ quan trọng của kế hoạch ngân sách Nhà nước. Phần lớn các khoản thu ngân sách Nhà nước đều dựa vào các khoản nộp của doanh nghiệp. Kế hoạch tài chính doanh nghiệp còn liên quan đến kế hoạch tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Kế hoạch vay và trả nợ ngân hàng trong kế hoạch tài chính của doanh nghiệp là cơ sở để lập kế hoạch tín dụng của các ngân hàng. Các doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính có hiệu quả sẽ là cơ sở vững chắc cho hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. II. Nội dung và căn cứ lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp Để đáp ứng yêu cầu quản trị tài chính doanh nghiệp, kế hoạch tài chính của doanh nghiệp phải toàn diện, đồng bộ, bao trùm mọi mặt hoạt động tài chính trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác có liên quan như đầu tư, tài trợ, phân phối và sử dụng quỹ của doanh nghiệp … và bao gồm những kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Nhìn chung kế hoạch tài chính doanh nghiệp gồm các bộ phận kế hoạch cơ bản sau đây: 1. Kế hoạch đầu tư dài hạn 2. Kế hoạch khấu hao TSCĐ 3. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận 4. Kế hoạch nhu cầu vốn kinh doanh 31 5. Kế hoạch nhu cầu vốn bằng tiền 6. Kế hoạch phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ 7. Kế hoạch vay nợ 8. Kế hoạch tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới 9. Kế hoạch tài chính tổng hợp Trong các kế hoạch nêu trên, có kế hoạch vừa phải xây dựng hàng năm, vừa phải có kế hoạch dài hạn như kế hoạch đầu tư dài hạn, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận, kế hoạch nhu cầu vốn kinh doanh. Kế hoạch nhu cầu vốn bằng tiền hoàn toàn mang tính ngắn hạn theo tháng, năm, thậm chí theo tuần. Các kế hoạch khác thường được xây dựng và thực hiện theo năm. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều bao gồm tất cả các bộ phận kế hoạch trên đây. Quy mô và nội dung chi tiết kế hoạch tài chính của mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào tính chất tổ chức doanh nghiệp về mặt pháp lý, quy môm đặc điểm, tính chất phức tạp của hoạt động kinh doanh và trình độ quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp và trình độ tin học hóa doanh nghiệp. Lập kế hoạch tài chính là một nội dung rất quan trọng trong công tác kế hoạch hóa tài chính của doanh nghiệp, đòi hỏi phải đảm bảo tính khoa học và hiện thực. Vì vậy, việc lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp cần phải dựa trên các căn cứ chủ yếu sau đây: - Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một căn cứ quan trọng để xác định nhu cầu vốn cần thiết và các chỉ tiêu kết quả kinh doanh - Các báo cáo tài chính của một số năm gắn với năm kế hoạch và kết quả phân tích các báo cáo đo. Từ những kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ có những quyết định tài chính trong năm kế hoạch như quyết định về cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu đầu tư, các tỷ số tài chính đặc trưng…. Đây là những căn cứ mang tính quyết định cho việc lập kế hoạch tài chính - Các chế độ chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước hiện hành như chính sách thuế, lãi suất tín dụng, tỷ giá hối đoái, thị trường chứng khoán …. là những căn cứ mang tính pháp luật mà doanh nghiệp phải tuân thủ. - Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Cần phải đánh giá doanh nghiệp đang trong xu hướng phát triển hay đang trong tình trạng khó khăn cả về lĩnh vực sản xuất kinh doanh và tài chính. Đây là căn cứ để doanh nghiệp có các giải pháp tài chính trong năm kế hoạch. - Việc lập kế hoạch tài chính không phải là công việc của riêng bộ phận tài chính tổng hợp mà đòi hỏi sự tham gia tích cực của các ban ngành và các bộ phận có liên quan trong doanh nghiệp. III. Phương pháp lập kế hoạch tài chính hàng năm của doanh nghiệp Kế hoạch tài chính hàng năm của doanh nghiệp bao gồm một hệ thống các chỉ tiêu dự kiến về nhu cầu vốn và các nguồn trang trải những nhu cầu đó, về lợi nhuận và phân phối lợi nhận cho mục đích sản xuất kinh doanh và mục đích khác của doanh nghiệp trong thời hạn một năm. Kế hoạch hóa tài chính năm là biểu hiện tập trung nhất của kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp. Nội dung và căn cứ lập kế hoạch tài chính hàng năm tương tự như đối với kế hoạch tài chính nói chung. Sau đây đề cập đến phương pháp cơ bản xây dựng một số kế hoạch tài chính hàng năm của doanh nghiệp. 1. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định 32 Kế hoạch khấu TSCĐ phản ánh việc trích lập khấu hao TSCĐ và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ trong năm kế hoạch của doanh nghiệp. Thông qua kế hoạch khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp có thể thấy được tình hình tăng, giảm VCĐ trong năm kế hoạch, khả năng nguồn tài chính bổ sung cho việc đầu tư mới. Đây cũng là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xem xét, lựa chọn các quyết định đầu tư đổi mới TSCĐ trong tương lai. Thông thường kế hoạch khấu hao được lập trình tự và nội dung như sau: - Xác định phạm vi TSCĐ phải tính khấu hao và tổng nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao đầu năm kế hoạch: căn cứ theo chế độ khấu hao hiện hành và thực tế TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm cuối năm báo cáo - Xác định giá trị TSCĐ tăng, giảm trong năm kế hoạch và nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao tăng hoặc giảm trong kỳ kế hoạch: Căn cứ vào kế hoạc đầu tư dài hạn và tình trạng thực tế TSCĐ của doanh nghiệp, TSCĐ có thể tăng giảm ở những tháng khác nhau trong năm, vì thế cần phải tính nguyên giá bình quân để tính khấu hao tăng hoặc giảm trong năm. Công thức tính như sau 12 sdt t TNG NG   12 )12(   sdg g TNG NG Trong đó: NGt - Nguyên giá bình quân TSCĐ tăng phải tính khấu hao trong năm kế hoạch NGg - Nguyên giá bình quân TSCĐ giảm phải tính khấu hao trong năm kế hoạch Tsd – Số tháng sử dụng trong năm kế hoạch - Xác định mức khấu hao trong năm kế hoạch: Tùy theo phương pháp khấu hao doanh nghiệp đã lựa chộn mà tỷ lệ khấu hao và mức khấu háo trong năm kế hoạch sẽ được tính cho phù hợp. - Dự kiến phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao TSCĐ trong năm kế hoạch. Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ để có kế hoạch sử dụng tiền trích khấu hao cho phù hợp - Lập biểu tổng hợp kế hoạch khấu hao TSCĐ năm kế hoạch theo mẫu, gồm các chỉ tiêu cơ bản sau: Kế hoạch tổng hợp khấu hao TSCĐ (triệu đồng) STT Các chỉ tiêu Ước thực hiện năm Kế hoạch năm 1 Tổng giá trị TSCĐ đầu năm a) Cần tính khấu hao b) Bình quân cần tính khấu hao 2 Tổng giá trị TSCĐ tăng trong năm a) Cần tính khấu hao b) Bình quân cần tính khấu hao 3 Tổng giá trị TSCĐ giảm trong năm a) Cần tính khấu hao b) Bình quân cần tính khấu hao 33 4 Tổng giá trị TSCĐ cuối năm (1+2+3) a) Cần tính khấu hao b) Bình quân cần tính khấu hao 5 Tỷ lệ khấu hao bình quân 6 Số tiền khấu hao a) Nộp ngân sách b) Trả nợ vay dài hạn c) Bổ sung nguồn vốn đầu tư, mua sắm TSCĐ 7 Giá trị TSCĐ thải loại và nhượng bán 2. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận hàng năm Kế hoạch này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong năm kế hoạch. Nội dung của kế hoạch này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu trong phần 1 của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm. Để xây dựng được kế hoạch này cần phải dự kiến được doanh thu, các khoản chi phí và xác định lợi nhuận. Kế hoạch doanh thu Có nhiều cách xác định doanh thu năm kế hoạch, có thể: - Sử dụng các phương pháp trong dự báo. Tính doanh thu bằng các phương pháp dự báo khác nhau, sau đó lựa chọn phương pháp doanh thu tối thiểu được chọn là kết quả dự kiến chính thức. Để đơn giản, người ta thường sử dụng phương pháp dự báo bình quân để xác định số doanh thu theo dự báo. - Cách thứ hai là căn cứ vào tình hình tiêu thụ sản phẩm năm báo cáo, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong năm kế hoạch và quyết định dự kiến về giá tiêu thụ sản phẩm trong năm kế hoạch để xác định tổng doanh thu cần đạt được. Cách này xây dựng kế hoạch sẽ thực tế hơn. Kế hoạch lợi nhuận Có ba phương pháp để xác định lợi nhuận kế hoạch như sau: • Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu Phương pháp này dựa vào tỷ lệ phần trăm của các khoản chi phí trong doanh thu trong những năm gần nhất trước năm kế hoạch, tính tỷ lệ trugn bình nhân với doanh thu kế hoạch để tính các khoản chi phí trong năm kế hoạch và tính lợi nhuận trong năm kế hoạch, giả định là chi phí chiếm tỷ lệ ổn định như trong quá khứ. • Phương pháp chi tiêu theo kế hoạch Phương pháp này căn cứ vào định mức chi phí sản xuất, kế hoạch chi tiêu cho công tác quản lý, kế hoạch hoạt động tài chính cũng như dự kiến thu nhập hoạt động bất thường để tính các khoản mục chi phí và lợi nhuận cho năm. Phương pháp này tính toán phức tạp, và đòi hỏi lãnh đạo phải có biện pháp để giữ vững mục tiêu đặt ra. • Phương pháp kết hợp Tận dụng ưu điểm của hai phương pháp trên, và đặc điểm của khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta sẽ có phương pháp sau. Trong báo cáo kết quả kinh doanh, một số khoản mục chi phí có khuynh hướng tỷ lệ thuận với doanh thu như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, và một số khoản mục chi phí ít biến động nhiều so với doanh thu như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí trả lãi vay, chi phí cố 34 định khác. Vì thế phương pháp kết hợp sẽ tính tỷ lệ phần trăm trung bình của những năm trước đối với các chi phí phụ thuộc vào doanh thu, và tính theo số liệu năm trước đối với những chi phí ít phụ thuộc vào biến động doanh thu. 3. Kế hoạch nhu cầu vốn kinh doanh Lập kế hoạch nhu cầu vốn kinh doanh nhằm xác định lượng vốn cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nguồn tài trợ cho nhu cầu đó. Đây là một nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính hàng năm của doanh nghiệp. Sau đây là ba phương pháp thường được sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn cho doanh nghiệp trong năm kế hoạch. Phương pháp tỷ lệ phần trăm so với doanh thu của các khoản mục vốn chịu tác động trực tiếp của doanh thu Phương pháp này thường dùng để dự đoán nhu cầu vốn kinh doanh thường xuyên mang tính chất ngắn hạn, đặc biệt là đối với nhu cầu vốn lưu động. Cách tiến hành: + Bước 1: Ước tính doanh thu kỳ kế hoạch và tính số dư các khoản mục vốn trong bảng cân đối kế toán kỳ thực hiện + Bước 2: Lựa chọn các khoản mục vốn có quan hệ chặt chẽ với doanh thu, gồm các khoản mục thuộc vốn lưu động như vốn bằng tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản thanh toán ngay như phải trả nhà cung cấp, phải nộp ngân sách, phải trả công nhân viên. Tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục này so với doanh thu + Bước 3: Nhân tỷ lệ phần trăm đó với doanh thu kỳ kế hoạch sẽ tính được nhu cầu vốn kinh doanh cho năm kế hoạch + Bước 4: Dựa vào kế hoạch lợi nhuận và dự kiến phân chia lợi nhuận kỳ kế hoạch để xác định nguồn tài trợ nhu cầu vốn kế hoạch Ví dụ: Doanh nghiệp A có kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2013 như trong bảng sau. Doanh nghiệp dự kiến để lại 10% lợi nhuận sau thuế để tiếp tục đầu tư. Hãy dự kiến nhu cầu vốn kinh doanh và nguồn tài trợ trong năm 2013. Để làm việc này cần có bảng cân đối kế toán năm 2012 của doanh nghiệp A, giả sử như sau: Bảng: Bảng cân đối kế toán năm 2012 của doanh nghiệp A (triệu đồng) Lựa chộn các khoản mục tài sản và nguồn vốn có quan hệ chặt chẽ với doanh thu, sau đó tính tỷ lệ phần trăm của chúng so với doanh thu. Kết quả thể hiện ở bảng: Bảng: Tỷ lệ (%) của các khoản mục vốn và nguồn vốn có quan hệ trực tiếp đến doanh thu Tài sản Nguồn vốn 1. Vốn bằng tiền 2.51. Phải trả nhà cung cấp 4.0 2. Các khoản phải thu 3.52. Phải nộp ngân sách 3.0 3. Hàng tồn kho 20.03. Phải thanh toán cho cán bộ công nhân viên 5.0 Tài sản lưu động khác 2.0 Tổng 28.0 Tổng 12.0 Như vậy, cứ một đồng doanh thu thuần tăng lên cần phải tăng 0.28 đồng vốn bổ sung cho phần tài sản lưu động, đồng thời doanh nghiệp chiếm dụng đương nhiên là 0.12 35 đồng. Như vậy doanh nghiệp chỉ cần bổ sung thêm 0.28 – 0.12 = 0.16 đồng vốn Chúng ta có nhu cầu vốn cần bổ sung thêm cho năm kế hoạch 2013 của doanh nghiệp A là: (6050 – 4945) x 0.16 = 176.8 triệu đồng Kế hoạch lợi nhuận năm 2013 để tái bổ sung vốn kinh doanh (lợi nhuận để lại) là 1215.5 x 10% = 121.55 triệu đồng Như vậy số vốn Doanh nghiệp cần phải huy động thêm từ bên ngoài là: 176.8 – 121.55 = 55.25 triệu đồng Phương pháp trực tiếp Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ được xác định nhu cầu từng khoản mục vốn trong từng khâu, sau đó tổng hợp lại toàn bộ sẽ xác định nhu cầu vốn kinh doanh cho doanh nghiệp trong năm kế hoạch. Đối với các khoản mục vốn trong khâu dự trữ như các loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhỏ …, nhu cầu vốn trong năm kế hoạch được tính bằng cách lấy mức tiêu dùng bình quân một ngày trong năm kế hoạch nhân với số ngày dự trữ hợp lý. Đối với khoản mục vốn trong khâu sản xuất là sản phẩm dở dang thì nhu cầu vốn xác định như sau: Đối với các khoản mục vốn và các yếu tố chờ kết chuyển Nhu cầu vốn cho khâu lưu thông được xác định là nhu cầu vốn cho dự trữ thành phẩm chờ tiêu thụ Trong đó, sô ngày luân chuyển được tính từ khi sản phẩm nhập kho cho đến khi sản phẩm đi tiêu thụ và thu được tiền về. Với phương pháp trực tiếp, nhu cầu cụ thể của từng loại vốn cho dự trữ thành phẩm chờ tiêu thụ và thu được tiền về. Phương pháp trực tiếp đòi hỏi phải đưa vào nhiều nguồn số liệu ở cả kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch, nên mặc dù tạo điều kiện tốt cho quản lý và sử dụng, lại khá phức tạp. Phương pháp dự đoán nhu cầu vốn từ các chỉ tiêu đặc trưng tài chính Theo phương pháp này, việc xác định nhu cầu vốn cho năm kế hoạch được xây dựng dựa trên các hệ thống chỉ tiêu tài chính được coi là chuẩn mực doanh nghiệp cần đạt được trong năm kế hoạch. Các chỉ tiêu tài chính chuẩn ở đây có thể là các chỉ tiêu trung bình của ngành hoặc của doanh nghiệp cùng loại hoặc tự doanh nghiệp xây dựng. Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng bao gồm: Hệ số doanh thu trên toàn bộ vốn, hệ số Chu kỳ sản xuất sản phẩm Mức chi phí bình quân một ngày kỳ kế hoạch Nhu cầu vốn sản phâm dở dang Hệ số sản phẩm chế tạo X X Số chi phi chờ kết chuyển dự kiến phát sinh trong kỳ Số chi phí chờ kết chuyển đầu kỳ Nhu cầu vốn chi phí chờ kết chuyển Số chi phí dự kiến phân bổ kỳ kế hoạch - + Số ngày luân chuyển của thành phẩm Giá thành sản xuất thành phẩm mỗi ngày ở kỳ kế hoạch Nhu cầu vốn thành phẩm kỳ kế hoạch X 36 nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn trong tổng số nợ, hệ số thanh toán, kỳ thu tiền bình quân. Kết quả dự đoán theo phương pháp này thường được thể hiện trên bảng cân đối kế toán mẫu cho năm kế hoạch. Ví dụ: Doanh nghiệp A dự kiến doanh thu cho năm 2013 là 6050 triệu đồng và xây dựng các chỉ tiêu đặc trưng tài chính cho năm 2013 như sau: Hệ số doanh thu trên toàn bộ vốn là 1,8 lần, hệ số nợ là 0,5, tỷ lệ nợ ngắn hạn trong tổng số nợ là 40%, hệ số thanh toán tạm thời là 3,5 lần, hệ số thanh toán nhanh là 0,4 lần, kỳ thu tiền trung bình là 20 ngày. Căn cứ vào dữ liệu trên có thể xác định nhu cầu các khoản vốn trong năm kế hoạch của doanh nghiệp A như sau: - Tỷ lệ doanh thu trên tông vốn = 1,2 do đó, tổng vốn cần cho năm kế hoạch là 6050: 1,2 = 5041,66 triệu đồng. - Hệ số nợ = Nợ phải trả/Tổng vốn = 0,4 do đó Nợ phải trả = 0,4 x tổng vốn = 0,4 x 5041.66 = 2016.66 triệu đồng - Tỷ lệ nợ ngắn hạn là 40%, do đó Nợ ngắn han là 0,4 x 2016,66 = 806,66 triệu đồng Nợ dài hạn là 2016,66 – 806,66 = 1210,00 triệu đồng - Tổng nguồn vốn = nợ phải trả + vốn chủ sở hữu, do đó Vốn chủ sở hữu = 5041,66 – 2016,66 = 3025,00 triệu đồng - Hệ số thanh toán tạm thời là 2,5 lần, Phương pháp này có thể nhanh chóng dự đoán được lượng vốn cần thiết để đạt được doanh thu nhất định, nhưng chỉ có thể xác định nhu cầu vốn một cách tổng thể mà không tính được từng khoản mục cụ thể, chi tiết. 4. Kế hoạch nhu cầu vốn bằng tiền Vốn bằng tiền là loại TSCĐ trực tiếp thỏa mãn mọi nhu cầu chi tiêt cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thiếu vốn bằng tiền sẽ làm giảm tính chủ động của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, gây khó khăn cho việc thanh toán. Việc lập kế hoạch nhu cầu vốn bằng tiền nhằm xác định nhu cầu tiền vả khả năng số tiền thu được nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong năm kế hoạch. Việc lập kế hoạch nhu cầu vốn bằng tiền đòi hỏi phải dự kiến được các khoản thu bằng tiền theo thời gian trong năm kế hoạch và dự kiến các khoản chi tiêu. Trên cơ sở cân đối giữa nhu cầu tiền và khả năng tự có về tiền, ta định lượng tiền thiếu (hoặc thừa) và cần có biện pháp giải quyết. Trên cơ sở kế hoạch này, doanh nghiệp A sẽ lập kế hoạch tài trợ ngắn hạn cho năm kế hoạch có thể bằng vay ngân hàng, bán chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, trì hoãn việc trả tiền đúng hạn. 5. Các kế hoạch khác Ngoài các kế hoạch nêu trên, kế hoạch tài chính hàng năm của các doanh nghiệp còn có thể có các kế hoạch sau đây: + Kế hoạch phân phối lợi nhuận: Dự kiến số lợi nhuận phân chia cho các mục đích chia lợi tức cổ phần, giữ lại bổ sung vốn đầu tư kinh doanhm trích vào các quỹ doanh nghiệp + Kế hoạch tạo lập và sử dụng các quỹ doanh nghiệp: Dự kiến nguồn tạo lập nên quỹ và các mục đích sử dụng các quỹ 37 + Kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. Dự kiến số vốn tăng thêm và lượng vốn cổ phiếu phát hành mới. + Kế hoạch tín dụng ngân hàng: Dự kiến lượng vốn cần vay, mục đích vay và thời gian vay trong năm kế hoạch hoạch hoặc hạn mức tín dụng trong năm kế hoạch. 6. Kế hoạch tổng hợp thu chi tài chính năm Kế hoạch tổng hợp thu chi tài chính năm có hình thức là một bảng cân đối, gồm hai phần là phần thu và phần chi. Kế hoạch này được lập theo nguyên tắc cân đối chung là tổng số phần thu = tổng số phần chi. Với tính chất tổng hợp, nó cho thấy được một cách tổng quát những dự kiến hoạt động tài chính và những nhiệm vụ tài chính chủ yếu trong năm kế hoạch. Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch tổng hợp thu chi tài chính năm được tổng hợp từ các kế hoạch tài chính bộ phận đã được xác định ở phần trên. Nội dung và hình thức của bảng tổng hợp thu chi tài chính được xây dựng tùy theo yêu cầu quản lý tài chính của người lãnh dạo doanh nghiệp, trình độ kế hoạch hóa và trình độ tin học trong quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét về hình thức chung có hai mô hình cơ bản của bảng kế hoạch tổng hợp thu chi tài chính năm như sau: + Mô hình 1: Nội dung bảng tổng hợp thu chi tài chính phản ánh toàn bộ chu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Phần thu phản ánh tổng doanh thu, vốn góp của các cổ đông, vốn vay ngân hàng, nguồn tài trợ từ ngân sách (nếu có)…. Phần chi phản ánh toàn bộ số chi phí cho sản xuất kinh doanh, cho xây dựng cơ bản, sổ trả nợ, số nộp ngân sách… Mô hình này không phân biệt một cách rõ ràng giữa các nguồn tài chính mới với các chi phí sản xuất mà chỉ thấy được sự luân chuyển tiền của doanh nghiệp. Vì vậy tác dụng phục vụ cho việc khái thác các nguồn tài chính bị hạn chế. + Mô hình 2: Nội dung bảng tổng hợp thu chi tài chính chỉ bao gồm các chỉ tiêu phản ánh các nguồn tài chính mới tăng thêm được khai thác, phân phối và sử dụng trong năm kế hoạch. Tức là chi phản ánh bộ phận giá trị mới sáng tạo ra của doanh nghiệp trong năm kế hoạch. Mô hình này thường được sử dụng rộng rãi hơn vì nó giúp cho các nhà quản trị tài chính có được những thôgn tin cần thiết để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên chính, tránh được sự nhầm lẫn giữa nguồn vốn với sử dụng vốn. Ngày nay với sự trợ giúp của máy vi tính, phần lớn các công ty lớn, các doanh nghiệp lớn đều có các mô hình kế hoạch hóa tài chính riêng của mình hoặc sử dụng mô hình kế hoạch hóa tài chính riêng của mình hoặc sử dụng mô hình phù hợp với điều kiện cụ thể của mình bằng các chương trình phần mềm được lập trình phục vụ công tác quản lý tài chính, phân tích báo cáo tài chính và kế hoạch hóa tài chính. C. ĐÍNH KÈM BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ACC – 24

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqttc_nhom07_tr105_1834.pdf
Luận văn liên quan