Phát huy truyền thống Anh hùng, đồng tâm hiệp lực, đổi mới quyết liệt, tăng tốc phát triển, giữ vững vị trí đầu tàu trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước

Dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã được thành lập theo mô hình Đảng bộ toàn Tập đoàn trên cơ sở các tổ chức Đảng bộ trong ngành Dầu khí, bao gồm: Đảng bộ Công ty mẹ Tập đoàn, Đảng bộ khối Dầu khí tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đảng bộ xí nghiệp liên doanh VietsovPetro, Đảng bộ trường đào tạo nhân lực dầu khí – Bà Rịa – Vũng Tàu và Đảng bộ Ban Quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Quảng Ngãi, Đảng bộ Ban Quản lý dự án Khí- Điện- Đạm Cà Mau (theo Kết luận số 31 – KL/TW ngày 06 tháng 11 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Công văn số 5032 – CV/BTCTW ngày 18/11/2008 của Ban Tổ chức Trung ương và Quyết định số 849 – QĐ/ĐUK ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về việc thành lập Đảng bộ toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam). Đến nay Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có 24 tổ chức đảng trực thuộc với trên 8000 đảng viên, hoạt động tại hầu khắp các địa bàn trong cả nước và một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng bộ với tinh thần “Đổi mới quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết định kịp thời”, theo phương châm “Đồng tâm hiệp lực, hiện đại hội nhập, tăng tốc phát triển”, thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, công nhân viên và người lao động toàn Tập đoàn. Đây cũng là dịp để Đảng bộ tập trung trí tuệ, phát huy dân chủ, kiểm điểm sâu sắc, đánh giá đầy đủ, cụ thể vai trò lãnh đạo trong việc thực hiện nghị quyết đại hội các cấp và Nghị quyết Đại hội X của Đảng, khẳng định những kết quả đã đạt được, chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm, phân tích rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, quyết định phương hướng, nhiệm vụ và xác định các giải pháp chủ yếu mang tính đột phá cho nhiệm kỳ tới, đưa Đảng bộ vững bước đi lên, không ngừng phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Với tinh thần đó, Đại hội Đại biểu lần thứ I Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là Đại hội “Phát huy truyền thống Anh hùng, đồng tâm hiệp lực, đổi mới quyết liệt, tăng tốc phát triển, giữ vững vị trí đầu tàu trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước”. Báo cáo gồm 5 phần chính: I - Kiểm điểm thực hiện vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng giai đoạn 2006 - 2010. II - Quan điểm, mục tiêu, các chỉ tiêu chủ yếu phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. III - Một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất - kinh doanh giai đoạn 2011 - 2015. IV - Tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ. V - Chỉ đạo tổ chức thực hiện. (Riêng phần Phụ lục sẽ được thiết kế, trình bày sau khi thống kê, tập hợp đầy đủ các số liệu phản ánh toàn diện các lĩnh vực công tác của Đảng bộ) I - KIỂM ĐIỂM THỰC HIỆN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010: A - NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU 1. Tập đoàn đã đạt được nhiều kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng đất nước Giai đoạn 2006- 2010, đánh dấu bước phát triển vượt bậc và toàn diện nhất của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam qua các thời kỳ phát triển; đã thực hiện chuyển đổi thành công từ mô hình Tổng công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế; cùng với việc đưa các nhà máy nhiệt điện khí, và Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vào vận hành, đã cơ bản hình thành được ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam hoàn chỉnh từ khâu tìm kiếm thăm dò khai thác – khí – điện - chế biến - và dịch vụ dầu khí. Trong giai đoạn này, Tập đoàn đã đưa 05 nhóm sản phẩm mới vào phục vụ nền kinh tế quốc dân, góp phần tăng GDP của đất nước là: sản phẩm điện khí, sản phẩm xăng dầu, sản phẩm CNG, sản phẩm năng lượng sạch và sản phẩm nhiên liệu sinh học. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao: gia tăng trữ lượng dầu khí tăng 25,2% so với thực hiện kế hoạch 2001-2005 (thực hiện 5 năm 2006- 2010 là 330 triệu tấn quy dầu/thực hiện KH 2001- 2005 là 263 triệu tấn quy dầu); tổng sản lượng khai thác dầu khí tăng 5,1% so với thực hiện kế hoạch 2001-2005 (thực hiện 5 năm 2006- 2010 là 116,83 triệu tấn quy dầu/ thực hiện KH 2001- 2005 là 111,14 triệu tấn quy dầu) và đạt mốc khai thác 300 triệu tấn dầu quy đổi vào ngày 02/9/2009 và khai thác tấn dầu thô thứ 250 triệu vào ngày 12/10/2009; tốc độ tăng doanh thu đạt 17%/năm, chiếm trung bình 18-20% GDP cả nước, tăng 2,8 lần so với thực hiện kế hoạch 2001-2005; nộp ngân sách nhà nước tăng 11%/năm, chiếm trung bình 25-30%/năm tổng thu ngân sách nhà nước, tăng 2,3 lần so với thực hiện kế hoạch 2001-2005; kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 5%/năm, chiếm trung bình 15%/năm tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 95% so với thực hiện kế hoạch 2001-2005 (giá dầu trung bình thực hiện cả giai đoạn 2006-2010 là 74,2USD/thùng); tốc độ tăng trưởng dịch vụ dầu khí đạt trung bình 44%/năm (so với mục tiêu kế hoạch 5 năm đã đề ra là trung bình 20%/năm), chiếm trung bình 27%/năm tổng doanh thu toàn Tập đoàn (cao hơn so với mục tiêu chiến lược ngành đề ra là chiếm từ 20-25% tổng doanh thu toàn Tập đoàn). Vốn Chủ sở hữu tăng 2,4 lần so với đầu kỳ kế hoạch (vốn chủ sở hữu năm 2010 là 184 nghìn tỷ đồng so với vốn chủ sở hữu cuối năm 2005 là 76,2 nghìn tỷ đồng), hệ số nợ/tổng tài sản là 0,36 - đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư, năng suất lao động trung bình đạt 8,4 tỷ đồng/người/năm. Tiến độ các dự án đầu tư được đảm bảo, hệ số đầu tư tăng trưởng trung bình đạt mức cao (ICOR = 1,33, thấp hơn nhiều so với dự báo trung bình cả nước là 8,0), việc chậm tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí và trọng điểm của ngành trước đây đã được khắc phục, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (FDI) đạt mức cao (trên 11,5 tỷ USD). Tập đoàn hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 26 dự án, trong đó có 03 dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí là Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; Nhà máy Điện Cà Mau 1, 2 và Đường ống dẫn khí PM3 – Cà Mau; Nhà máy Điện Nhơn Trạch 1 và 23 dự án trọng điểm khác của Tập đoàn; khởi công và thực hiện đầu tư xây dựng 20 dự án trọng điểm khác. Kết quả của việc triển khai các dự án đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 đã góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Tập đoàn ở trong nước và ở nước ngoài, nâng cao uy tín, thương hiệu của Petrovietnam. Tiếp tục triển khai Chương trình hành động, thực hiện Nghị quyết Trung ương VII khoá X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên. Hoạt động Khoa học công nghệ (KHCN) đã được triển khai ở tất cả các lĩnh vực từ khâu thượng nguồn – trung nguồn - hạ nguồn, kiểm soát đánh giá môi trường hầu hết các dự án của Tập đoàn ; trong 5 năm 2006-2010, Tập đoàn đã thực hiện 19 Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp Nhà nước/Bộ và gần 150 Đề tài/nhiệm vụ NCKH phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Chất lượng công tác NCKH đã được cải thiện và tỷ trọng các đề tài/nhiệm vụ NCKH được ứng dụng và phục vụ trực tiếp cho SXKD ngày càng cao; Tập đoàn đã thực hiện chuyển đổi Viện Dầu khí Việt Nam thành đơn vị khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí theo nghị định 115/2005/NĐ-CP, hoàn thiện Quy chế quản lý NCKH và kiện toàn các Hội đồng Xét duyệt nghiệm thu các cấp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; triển khai đề án thành lập tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh một Trung tâm phân tích thí nghiệm dầu khí đủ mạnh đáp ứng các nhu cầu của hoạt động dầu khí và phấn đấu từ sau năm 2010 chấm dứt việc gửi mẫu đi phân tích ở nước ngoài; đầu tư cơ sở vật chất (trang thiết bị thí nghiệm, các phần cứng và phần mềm chuyên dụng) ở tất cả các cơ sở NCKH dầu khí một cách đồng bộ, tiên tiến nhằm đảm bảo cung cấp thông tin, luận cứ khoa học đầy đủ và tin cậy phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và quản lý SXKD của ngành dầu khí; mở rộng quan hệ hợp tác với quốc tế về KHCN với các tổ chức, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp KHCN và các đối tác nước ngoài và đang tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm KHCN mang thương hiệu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nhằm tiến tới từng bước hình thành một thị trường KHCN Dầu khí ngay trong Tập đoàn.

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát huy truyền thống Anh hùng, đồng tâm hiệp lực, đổi mới quyết liệt, tăng tốc phát triển, giữ vững vị trí đầu tàu trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhằm sử dụng tối đa công suất của các đường ống sẵn có tại các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn và PM3-CAA-Cà Mau. Triển khai đầu tư các dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ômôn, đường ống Nam Côn Sơn 2 và đường ống kết nối Đông-Tây Nam Bộ. Nghiên cứu kết nối hệ thống đường ống dẫn khí của Việt Nam với đường ống dẫn khí khu vực Đông Nam Á. Hợp tác quốc tế, lựa chọn các đối tác chiến lược có khả năng cung cấp dài hạn khí LNG, CNG, DME,… xây dựng cơ sở tàng trữ, phân phối và nhập khẩu khí thiên nhiên, LNG, CNG, DME … phục vụ cho các nhu cầu trong nước và tổ chức triển khai ngay sau khi đủ điều kiện. Ưu tiên tìm kiếm các nguồn khí nhập khẩu từ Malaysia, Indonesia, Brunei thông qua việc sử dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có và hệ thống đường ống xuyên ASEAN trong khuôn khổ hợp tác với các nước trong khu vực. Thúc đẩy quan hệ hợp tác để có được các nguồn cung cấp khí LNG từ Cộng hoà Liên bang Nga, khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Australia và Châu Phi… v.v. Đẩy mạnh triển khai các dự án thu gom khí bằng hệ thống đường ống, nghiên cứu thu gom khí bằng tầu nén khí (CNG) tại các mỏ không có khả năng thu gom khí bằng đường ống. Ưu tiên phát triển hệ thống vận chuyển khí thiên nhiên thấp áp cho nhu cầu sử dụng của các hộ tiêu thụ công nghiệp, khu dân cư ở các thành phố lớn (City gas). Nghiên cứu phương án các dự án khí tại khu vực Bắc Bộ và miền Trung để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu và nguyên liệu cho phát triển các khu công nghiệp khu vực phía Bắc và miền Trung. 3.2.3. Về công nghiệp Điện a) Mục tiêu Phấn đấu đến năm 2015 đạt tổng công suất lắp đặt trên 9.000 MW, tổng sản lượng điện sản xuất từ các nhà máy điện của Tập đoàn chiếm 20-25% tổng sản lượng điện toàn quốc. Kế hoạch triển khai Vận hành an toàn Nhà máy điện Cà Mau 1 & 2, Nhà máy điện Nhơn Trạch 1. Song song với việc triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư, Tập đoàn sẽ triển khai tìm kiếm, thu hút các đối tác nước ngoài cùng góp vốn để thực hiện đầu tư các dự án điện, phấn đấu đưa vào vận hành an toàn, đúng tiến độ các dự án điện mới: nhiệt điện Nhơn Trạch 2, Thái Bình 2, Vũng Áng 1 - Hà Tĩnh, Long Phú 1- Sóc Trăng, Sông Hậu 1 - Hậu Giang, thuỷ điện HủaNa, thuỷ điện Đăkring; triển khai đầu tư nhà máy điện Quảng Trạch 1 - Quảng Bình, thuỷ điện Luang Prabang – Lào; tiếp tục nghiên cứu đầu tư các dự án nhiệt điện than trên cơ sở Quy hoạch phát triển công nghiệp điện Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ cho phép, tìm kiếm đầu tư các dự án điện mới và khả thi ở nước ngoài (trước mắt là ở các nước lân cận như Lào, Cămpuchia), theo hình thức kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cùng tham gia đầu tư. Đầu tư hoặc mua các mỏ than ở nước ngoài nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu lâu dài cho các nhà máy điện. Tham gia vào lĩnh vực truyền tải và phân phối điện phù hợp với sự phát triển nguồn của Tập đoàn và các cấp độ phát triển của thị trường điện Việt Nam khi Chính phủ cho phép. Về công nghiệp Chế biến dầu khí a) Mục tiêu * Về lọc dầu: Đầu tư đúng tiến độ các các dự án Lọc dầu, đến năm 2015 tổng công suất các nhà máy lọc dầu của Tập đoàn đạt khoảng 30 triệu tấn, đáp ứng về cơ bản nhu cầu sản phẩm xăng dầu trong nước (80-90%) và có một số sản phẩm xuất khẩu ra thị trường khu vực. Cụ thể: vận hành an toàn NMLD Dung Quất và hoàn thành nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất; hoàn thành và vận hành LH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, NMLD Long Sơn; * Về hoá dầu: Phát triển công nghiệp hoá dầu nhằm đáp ứng 60-70% nhu cầu phân đạm trong nước, 50-60% nhu cầu nguyên liệu cho hoá dầu và các sản phẩm hoá dầu, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất chất dẻo và dẫn xuất aromatics. Cụ thể: vận hành an toàn và hiệu quả NM Đạm Phú Mỹ, NMSX PP Dung Quất; hoàn thành và đưa vào vận hành NM Đạm Cà Mau, Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn; đầu tư đa dạng hoá sản phẩm Nhà máy Đạm Phú Mỹ; vận hành NMSX xơ sợi tổng hợp polyeste tại Đình Vũ; phát triển cụm công nghiệp hoá dầu miền Bắc gắn với Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn gồm NMSX hạt nhựa PP, sản xuất aromatics và các nguyên liệu hoá dầu khác từ aromatics; triển khai nghiên cứu đầu tư các NMSX khác tuỳ điều kiện thị trường và hiệu quả dự án. * Về NLSH: Phát triển hệ thống sản xuất và phân phối NLSH đảm bảo đến năm 2010 -2011 bắt đầu có sản phẩm NLSH và đến năm 2015 sản lượng xăng dầu pha trộn NLSH đạt ít nhất 20% tổng tiêu thụ nhiên liệu xăng dầu trong cả nước; Nâng tỷ lệ pha trộn NLSH gốc lên trên 5%. Cụ thể: đưa 03 nhà máy sản xuất Etanol và 01 nhà máy biodiesel vào hoạt động, tổng công suất khoảng 350.000 tấn/năm để pha được khoảng 5 triệu tấn nhiên liệu sinh học (pha 5% NLSH gốc) và xuất khẩu khoảng 100.000 tấn/năm NLSH gốc; hoàn thiện và mở rộng hệ thống phân phối xăng sinh học trên toàn quốc, đưa các giống cây trồng có sản lượng cao vào trồng trọt đảm bảo yêu cầu về nguyên liệu cho sản xuất. * Về đầu tư phát triển chế biến dầu khí ở nước ngoài: trên cơ sở kế thừa các dự án đang được nghiên cứu trong giai đoạn 2006-2010, tiếp tục phát triển và nắm bắt các cơ hội mới để phát triển dầu tư các dự án chế biến dầu khí ở nước ngoài. Kế hoạch triển khai Vận hành an toàn và hiệu quả nhà máy trong lĩnh vực chế biến dầu khí hiện có (nhà máy Lọc dầu Dung Quất, nhà máy Đạm Phú Mỹ, nhà máy chế biến Condensate); thúc đẩy đầu tư đúng tiến độ các dự án đang triển khai đầu tư và chuẩn bị đầu tư Đối với các dự án mang ý nghĩa lớn về kinh tế - chính trị - xã hội, phục vụ nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao như: dự án Nhà máy Đạm, dự án nâng cấp NMLD Dung Quất... Bước đầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam triển khai theo hình thức tự đầu tư, song song với việc kêu gọi đối tác góp vốn thực hiện dự án. Đối với các dự án có quy mô đầu tư lớn, đòi hỏi yêu cầu công nghệ cao cũng như trình độ quản lý, điều hành, kinh nghiệm... Tập đoàn sẽ triển khai theo hình thức liên doanh hoặc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, để giảm bớt gánh nặng về vốn và tranh thủ kinh nghiệm, công nghệ từ các nước dầu khí tiên tiến trên thế giới. Đối với các dự án chế biến có quy mô nhỏ và trung bình, tuỳ theo đặc điểm và hiệu quả kinh tế, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ quyết định việc liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoặc tự triển khai nếu có đủ điều kiện. Triển khai các dự án hoá dầu theo hướng gắn với các dự án lọc dầu, bố trí trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, thành các Cụm lọc hoá dầu nhằm sử dụng nguyên liệu từ lọc dầu cũng như tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng, các hạng mục phụ trợ như điện, nước, hơi và các dịch vụ khác; Phát triển từ hai nguồn nguyên liệu chủ yếu là dầu thô/condensat và khí; Đối với một số dự án, đi theo hướng phát triển từ hạ nguồn đến thượng nguồn tức là bắt đầu từ nguyên liệu ngoại nhập để gia công, chế biến trong giai đoạn đầu, sau đó tiến tới sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước để hình thành và phát triển các tổ hợp hoá dầu, tạo thành một chu trình khép kín từ khâu lọc dầu đến hoá dầu. Tận dụng tối đa khả năng hợp tác với nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước để tranh thủ hạ tầng cơ sở sẵn có, công nghệ, vốn, kinh nghiệm vận hành, quản lý, bao tiêu sản phẩm... Về phát triển Dịch vụ dầu khí a) Mục tiêu Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 20%/năm. Tiếp tục giao cho các đơn vị thực hiện tối đa các dịch vụ trong nội bộ Tập đoàn phù hợp với năng lực của từng đơn vị; phấn đấu đạt giá trị sử dụng dịch vụ trong nội bộ Tập đoàn chiếm tỷ trọng 50% tổng nhu cầu dịch vụ toàn Tập đoàn. Kế hoạch triển khai * Về nhóm dịch vụ kỹ thuật dầu khí: Tập trung đầu tư để thực hiện được Hợp đồng EPC chế tạo và lắp đặt các công trình dầu khí (đóng giàn khoan, tàu dịch vụ, tàu chứa dầu, lắp đặt đường ống, chế tạo lắp đặt giàn khoan khác, sửa chữa giàn khoan khai thác, các phương tiện nổi….), tự đảm nhận cung cấp 100% các loại hình dịch vụ khảo sát trên bờ; 50% thiết kế cơ sở đối với các công trình phức tạp cao về công nghệ; cung cấp 100% nhu cầu dịch vụ hỗ trợ sản xuất phục vụ cho các hoạt động dầu khí trên biển cũng như trên đất liền. * Về nhóm dịch vụ vận hành bảo dưỡng: Tiến tới đảm nhận vận hành 100% các giàn khai thác tại Việt Nam; đảm nhận toàn bộ công tác vận hành các công trình khí; vận hành nhà máy lọc dầu, hoá dầu, phân bón, điện; thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên các nhà máy, công trình dầu khí; tự thực hiện sửa chữa vừa và nhỏ các công trình dầu khí, hợp tác với đối tác nước ngoài cho dịch vụ sửa chữa lớn, sửa chữa các trang thiết bị chuyên ngành. * Về lĩnh vực dịch vụ khác: Đảm nhận 100% dịch vụ vận chuyển và phân phối khí và các sản phẩm khí; vận chuyển dầu thô và các sản phẩm hoá dầu đặc dụng; tiếp tục phát triển các hình thức Dịch vụ tư vấn thu xếp vốn; chuyển đổi doanh nghiệp; các hình thức cho thuê tài chính, Dịch vụ bảo hiểm dầu khí; Dịch vụ ngân hàng và chứng khoán… Khoa học công nghệ, đào tạo, lao động và việc làm Tiếp tục nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ, chất lượng và hiệu quả của các đề tài nhiệm vụ nghiên cứu KHCN; Gắn kết chặt chẽ giữa Viện nghiên cứu, Trường Đại học và các đơn vị sản xuất kinh doanh của PVN; đầu tư nghiên cứu phát triển các lĩnh vực mới như thiết kế, chế tạo cơ khí phục vụ ngành Dầu khí (đóng mới giàn khoan, tàu dịch vụ, điện, …); Xây dựng và hình thành đội ngũ cán bộ KHCN có trình độ chuyên môn cao đủ khả năng tổ chức nghiên cứu các nhiệm vụ KHCN, khả năng triển khai ứng dụng, tiếp thu, làm chủ công nghệ hiện đại/tiên tiến ở trình độ khu vực và quốc tế. Tăng cường thực hiện các chương trình đào tạo chuyên sâu trong tất lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn. Tổ chức đào tạo ở trong nước và ở nước ngoài trung bình mỗi năm 350 cán bộ có trình độ sau đại học, 320 cán bộ chuyên sâu, 1.660 cán bộ quản lý các cấp, 47.000 lượt người tham gia các khoá bồi dưỡng thường xuyên, học ngoại ngữ và 1.520 trung cấp nghề-cao đẳng nghề, tổ chức đào tạo lao động vận hành cho các dự án trong điểm và dự án mới của Tập đoàn dự kiến là 11.027 lượt cán bộ. Giải quyết việc làm cho 16 nghìn lao động mới (trung bình 2- 3 nghìn người/năm), đảm bảo mức thu nhập trung bình đạt 15 triệu đồng/người/tháng, năng suất lao động trung bình đạt 11,9 tỷ đồng/người/năm. Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu Vốn điều lệ năm 2015: 500 nghìn tỷ đồng Tổng doanh thu: 2.683 nghìn tỷ đồng Tổng nộp NSNN: 590 nghìn tỷ đồng Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ PVN: 20% - 25%/năm Gia tăng trữ lượng: 35 - 45 triệu tấn quy dầu/năm Tổng sản lượng khai thác DK: 142,1 triệu tấn quy dầu, trong đó: - Sản lượng dầu (trong & ngoài nước): 90,5 triệu tấn - Sản lượng khí: 51,6 tỷ m3 Cung cấp khí khô tiêu thụ: 49,0 tỷ m3 Sản lượng điện: 112,6 tỷ KWh Sản lượng phân bón: 7,8 triệu tấn Sản lượng sản phẩm chế biến DK: 50 triệu tấn Sản lượng sản phẩm hóa dầu: 1,77 triệu tấn Sản lượng SP nhiên liệu sinh học: 1,08 triệu tấn Sản lượng sản phẩm xơ sợi: 723 nghìn tấn Giá trị sử dụng dịch vụ trong nội bộ Tập đoàn chiếm tỷ trọng 50% tổng nhu cầu dịch vụ toàn Tập đoàn. Tăng trưởng dịch vụ dầu khí: 20%/năm Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 78,80 tỷ USD Trong đó: Nguồn vốn Tập đoàn thu xếp: 23,80 tỷ USD Từ vốn CSH: 11,37 tỷ USD Từ vốn vay: 7,39 tỷ USD Từ nguồn khác: 5,04 tỷ USD Năng suất lao động trung bình: 11,8 tỷ VNĐ/người/năm Thu nhập bình quân: 15 triệu VNĐ/người/tháng Hệ số hiệu quả đầu tư tăng trưởng trung bình (ICOR): 1,03 Giải quyết việc làm mới: 16.000 người Chỉ tiêu kết nạp đảng viên hàng năm: 750 - 800 đồng chí Tỷ lệ đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm: > 95% Tỷ lệ tổ chức đảng đạt danh hiệu TSVM hàng năm: > 90% III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT – KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015. Các giải pháp chung Giải pháp về tổ chức quản lý Về công tác tổ chức cán bộ Tiếp tục xây dựng, chỉnh sửa hoàn thiện các Quy chế/Quy định về quản lý cán bộ như Quy chế quản lý cán bộ của Tập đoàn tại doanh nghiệp khác, Quy trình về bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ,…phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn, giữ vững các quan điểm, nguyên tắc trong xây dựng đội ngũ cán bộ nhưng phải thực hiện cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục phiền hà không cần thiết, tăng cường phân cấp cho cơ sở. Căn cứ tiêu chuẩn chung của cán bộ và tình hình hoạt động của ngành Dầu khí tiến hành xây dựng tiêu chuẩn cụ thể về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, trình độ lý luận chính trị cũng như năng lực thực tiễn cho mỗi chức danh lãnh đạo quản lý của Tập đoàn để làm cơ sở cho việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ. Rà soát, đánh giá đúng thực trạng về đội ngũ cán bộ, đặc biệt chú trọng đến mức độ hoàn thành chức trách nhiệm vụ, năng lực thực tiễn. Đưa ra cách tiếp cận và phương pháp đánh giá cán bộ theo đúng thực tế về cán bộ. Việc đánh giá cán bộ được tiến hành thường kỳ vào cuối năm, giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ nhằm phân loại mức độ hoàn thành chức trách nhiệm vụ, khả năng đáp ứng nhiệm vụ và chiều hướng phát triển của cán bộ để luân chuyển, điều động, sắp xếp, bố trí, sử dụng tốt đội ngũ cán bộ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và nắm bắt diễn biến của cán bộ một cách chặt chẽ nhằm phát hiện những cán bộ có sai phạm để kịp thời chấn chỉnh hoặc có hình thức xử lý phù hợp, không bao che dung túng cho những việc làm sai trái. Thực hiện nhiệm vụ này nhằm để bảo vệ đội ngũ cán bộ. Xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ I trong toàn Tập đoàn. Định kỳ hàng năm kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện quy hoạch cán bộ của Tập đoàn và của các đơn vị thành viên, kịp thời điều chỉnh đưa những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, không còn uy tín ra khỏi quy hoạch và bổ sung nhân tố mới vào quy hoạch. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ và tiêu chuẩn cán bộ của Tập đoàn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch. Thực hiện tốt quy hoạch cán bộ, chỉ đề bạt, bổ nhiệm những cán bộ đã được quy hoạch, bồi dưỡng, rèn luyện trong môi trường hoạt động thực tiễn. Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ một cách đồng bộ, các chuyên gia đầu ngành trong mọi lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn những cán bộ công tâm, trung thực, trong sáng, có kinh nghiệm làm công tác cán bộ. Tạo điều kiện để những cán bộ này không ngừng được tiếp cận và nâng cao kiến thức về khoa học quản lý tổ chức và cán bộ. Thực hiện tốt chính sách tuyển chọn, tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ; gắn công tác quy hoạch với công tác đào tạo, luân chuyển cán bộ để rèn luyện trong thực tiễn; có quy chế thay thế kịp thời những cán bộ yếu kém về phẩm chất và năng lực, để công việc trì trệ…Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Đẩy mạnh việc triển khai áp dụng khoa học công nghệ, phần mềm quản lý cán bộ trong toàn Tập đoàn và tiến tới việc quản lý cán bộ trong toàn Tập đoàn bằng công nghệ thông tin. Về công tác lao động tiền lương và chế độ chính sách Tiếp tục nghiên cứu, cải cách, hoàn thiện các quy định về tiền lương và chế độ chính sách trong toàn Tập đoàn cho phù hợp với từng thời kỳ và theo hướng gắn tiền lương với trình độ, năng lực chuyên môn, hiệu quả công việc và quá trình cống hiến; xây dựng cơ chế về tiền lương và chế độ chính sách thỏa đáng đối với những cán bộ làm trong những lĩnh vực nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại đặc biệt là những cán bộ làm việc ở lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trong và ngoài nước. Thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với Người lao động, cải thiện thu nhập, chăm lo đời sống vật chất và điều kiện làm việc cho cán bộ để người lao động chuyên tâm vào công việc, kích thích sự phấn đấu vươn lên, rèn luyện, học tập, nâng cao trình độ của cán bộ. Tăng cường thực hiện nội quy lao động, nâng cao đạo đức và ý thức trách nhiệm, chấp hành kỷ luật của CBCNV. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBMTTQVN, Bộ LĐTBXH và các địa phương, các đơn vị trong Tập đoàn để thực hiện tốt Chương trình An sinh xã hội, từ thiện của Tập đoàn Về công tác đổi mới doanh nghiệp Tổ chức tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức, quản lý đối với mô hình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện nay để tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trong từng thời kỳ. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo định hướng là Tập đoàn Công nghiệp-Thương mại-Tài chính và công ty mẹ chuyển dần theo hướng có các hoạt động SXKD trực tiếp trong một số lĩnh vực chủ chốt của ngành như khai thác, chế biến dầu khí, …. Tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị thành viên theo hướng giảm thiểu cạnh tranh nội bộ, nâng cao năng lực canh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút các nguồn lực, kinh nghiệm quản lý từ các thành phần kinh tế khác đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài; tiếp tục kiện toàn một số Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính, chủ chốt của Tập đoàn để phát huy thế mạnh của ngành Dầu khí đồng thời đảm bảo Nhà nước giữ vai trò chi phối trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn Dầu khí. Đổi mới phương thức quản trị, nâng cao tính công khai minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp, giảm bớt tỷ lệ nắm giữ phần vốn của Tập đoàn tại một số doanh nghiệp Tập đoàn không cần nắm cổ phần chi phối; phấn đấu niêm yết tất cả các đơn vị lên các sàn giao dịch chứng khoán tập trung và đưa cổ phiếu của một số doanh nghiệp ra niêm yết tại nước ngoài nhằm từng bước tiếp cận với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến trên thế giới và nâng cao vị thế của các doanh nghiệp trên trường quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hơn nữa vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong việc phát huy tính tích cực của người lao động và xây dựng Thương hiệu của Tập đoàn, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác đổi mới doanh nghiệp tại Tập đoàn. Giải pháp về đầu tư và tài chính Bám sát Chiến lược Biển Việt Nam, Chiến lược năng lượng quốc gia của Việt Nam, Quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam và Quy hoạch các lĩnh vực: Điện, Hoá chất, Than, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của các địa phương… để đầu tư dự án phù hợp với năng lực của Tập đoàn, đảm bảo tính hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính, đảm bảo phát triển ổn định và hiệu quả. Hợp tác, liên kết với các Tập đoàn kinh tế mạnh khác để khai thác tối đa thế mạnh của mỗi Tập đoàn. Tiếp tục triển khai công tác cổ phần hoá một số đơn vị thành viên, một số dự án lớn của Tập đoàn (cổ phần hoá hoặc chuyển nhượng 1 phần vốn...) để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn. Củng cố và phát triển hệ thống các định chế tài chính trong ngành, tham gia thị trường tài chính trong nước và ngoài nước theo lộ trình để thu hút các nguồn vốn phục vụ phát triển dự án đầu tư có nhu cầu vốn lớn... Đa dạng hóa nguồn vốn, đa sở hữu các lĩnh vực hoạt động: huy động vốn Nhà nước, vốn Tập đoàn Dầu khí, vốn đơn vị thành viên và các nguồn khác như: vay vốn trong, ngoài nước, cổ phần hóa, liên doanh, liên kết, phát hành trái phiếu… Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn bằng các biện pháp như: đầu tư từng giai đoạn theo nhu cầu thị trường, lấy nguồn thu từ khấu hao, lợi nhuận để đầu tư phát triển, tối đa hóa công suất các công trình đầu tư. Tăng cường đầu tư cho xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ, các phương tiện, thiết bị nhằm gia tăng khả năng chủ động tiến hành các hoạt động dầu khí, đặc biệt tại các khu vực nhạy cảm, như: tàu địa chấn 2D, 3D và các phương tiện khác. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, nắm bắt kịp thời cơ hội, thực hiện tăng vốn điều lệ theo lộ trình để có nguồn tài chính triển khai các dự án. Dự kiến nguồn vốn để đầu tư từ các nguồn sau: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thông qua việc ký kết các HĐDK (PSC, JOC BCC, JV) vào các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn. Lãi dầu nước chủ nhà được phép để lại. Lãi hoạt động sản xuất kinh doanh. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Vay tín dụng trong và ngoài nước: Hợp tác chiến lược, liên doanh, liên kết với các Ngân hàng, Tổ chức Tài chính uy tín trong và ngoài nước tìm kiếm nguồn vốn vay, Chính phủ bảo lãnh các nguồn vốn vay lớn và/hoặc từ nước ngoài, dùng tài sản của Tập đoàn để bảo lãnh cho các khoản vay, phát hành trái phiếu trong/ngoài nước, hợp tác chiến lược, liên doanh liên kết với các Tập đoàn, Công ty mạnh, uy tín trong và ngoài nước để phát triển các dự án nhằm tận dụng vốn, công nghệ, kinh nghiệm,…; xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư đối với các dự án phát triển công nghiệp khí: thuế, lợi nhuận,…. Giải pháp về thị trường Tìm kiếm các cơ hội hội nhập để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có các giải pháp thích hợp tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Làm tốt công tác thông tin và dự báo làm cơ sở định hướng cho tổ chức triển khai hoạt động SXKD phù hợp với tình hình phát triển của Tập đoàn và các đơn vị. Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài để mở rộng thị trường ra nước ngoài, lập các chi nhánh, đại diện ở nước ngoài để quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường. Hình thành khâu cung cấp-sản xuất-tiêu thụ nhằm tạo mối liên hệ chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra. Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập trung tâm xúc tiến thương mại và tư vấn đầu tư bao gồm: đầu tư, tài chính, thị trường, pháp luật, dự báo sự phát triển thị trường, nghiên cứu chiến lược cạnh tranh... nhằm tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành Dầu khí Việt Nam và các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí. Đẩy mạnh biện pháp quảng bá thương hiệu và nhãn hiệu Tập đoàn và các đơn vị thành viên thông qua tham gia các hội nghị, triển lãm quốc tế. Xây dựng thương hiệu Petrovietnam là thương hiệu Quốc gia. Giải pháp về khoa học công nghệ và đào tạo phát triển nguồn lực Về Khoa học công nghệ Xây dựng và thu hút đủ về số lượng và đạt chuẩn quốc tế nguồn cán bộ làm công tác nghiên cứu học để triển khai thành công các hoạt động NCKHCN và điều hành các dự án dầu khí cả trong và ngoài nước; nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng KHCN của Viện Dầu khí Việt Nam và trường Đại học dầu khí. Nâng cao năng lực thiết kế thông qua việc đầu tư trang thiết bị hiện đại để nâng cấp các cơ sở NCKHCN của Tập đoàn, tăng cường lực lượng cán bộ khoa học vào liên doanh tư vấn thiết kế, xây dựng các chính sách đủ khả năng khuyến khích sự cống hiến của các chuyên gia giỏi trong Tập đoàn và thu hút các chuyên gia giỏi ngoài ngành để có tổ chức thực hiện được tối đa công tác thiết kế công trình dầu khí quan trọng của Tập đoàn. Tập trung nghiên cứu, hoàn thiện các giải pháp khoa học và công nghệ trong nghiên cứu đá móng nứt nẻ chứa dầu khí có tính đặc thù của Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và khai thác hợp lý, an toàn các mỏ móng nứt nẻ. Áp dụng các giải pháp công nghệ sinh học, hoá học, vật lý,… nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu đối với các mỏ đang và sẽ khai thác. Nghiên cứu áp dụng các giải pháp khoan ngang, khoan đa thân, khoan thân giếng nhỏ, khoan dưới áp suất cân bằng có sử dụng bọt, khí, dung dịch gốc dầu, v.v. đối với các khu vực có điều kiện địa chất phức tạp, vùng nước sâu. Lựa chọn ứng dụng công nghệ phù hợp để tận thăm dò và khai thác các mỏ nhỏ, mỏ tới hạn góp phần gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác của các mỏ này. Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp công nghệ tối ưu để vận hành an toàn và hiệu quả mạng lưới đường ống dẫn khí, các nhà máy điện có qui mô công suất và thành phần khí khác nhau. Nghiên cứu chuyển đổi để mở rộng thị trường tiêu thụ khí (LPG, CNG, LNG, DME, Khí tổng hợp...) cho sinh hoạt, giao thông vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp điện lạnh, công trình công cộng, sử dụng khí làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất, hoá dầu v v. Từng bước nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tối ưu về kỹ thuật, công nghệ, quản lý và vận hành, bảo dưỡng các nhà máy lọc hoá dầu. Nghiên cứu, đa dạng hoá các loại hình nhiên liệu để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu dầu khí, nghiên cứu sản xuất, tái sinh các loại hóa phẩm và chất xúc tác cho các nhà máy lọc, hoá dầu trên cơ sở khai thác sử dụng các nguồn nguyên liệu trong nước; Nghiên cứu công nghệ sản xuất nhiên liệu mới, nhiên liệu sinh học, khí hóa sinh khối, khí hóa than, và khí than, đặc biệt ở khu vực phía Bắc nơi có nguồn than dồi dào ở Đồng bằng Sông Hồng. Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng thay thế trong điều kiện Việt Nam (như khí than, Metan hoá than, địa nhiệt, ethanol, nhiên liệu sinh học, gió, mặt trời, hydrat, hydro...). Đẩy mạnh phát huy sang kiến cải tiến kỹ thuật và quản lý; chú trọng đầu tư và ứng dụng ngay các thành tựu khoa học và phương pháp quản lý tiên tiến, tranh thủ đi tắt đón đầu để bắt kịp trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của các nước phát triển trên thế giới. Về đào tạo phát triển nguồn lực Tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn và Quy hoạch đào tạo theo giai đoạn cụ thể; thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, hoàn thiện chiến lược và kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế sản xuất kinh doanh của PVN theo từng giai đoạn. Hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý nhân sự và quản lý đào tạo trong Tập đoàn: Xây dựng bản mô tả công việc trên cơ sở năng lực công tác, từ đó xây dựng bản đồ năng lực, xây dựng hệ thống chức danh chuẩn theo định hướng tới trình độ của ngành công nghiệp dầu khí khu vực và quốc tế, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng công việc khoa học và thực tế. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhân lực và đào tạo theo hướng chuyên nghiệp; Hàng năm có tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ này. Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị nhân lực, đào tạo của Tập đoàn. Thực hiện và cập nhật các chương trình đào tạo bắt buộc (kỹ thuật và quản lý) cho cán bộ lãnh đạo, quản lý điều hành ở mọi cấp độ. Triển khai và giám sát thực hiện chương trình đào tạo chuẩn dành cho cán bộ quản lý, cán bộ nguồn của PVN. Tăng cường thực hiện các chương trình đào tạo chuyên sâu trong tất lĩnh vực hoạt động trọng tâm của Tập đoàn như E&P, Lọc hoá dầu, Dịch vụ dầu khí. Ưu tiên đào tạo cán bộ các lĩnh vực ngành nghề Tập đoàn mới phát triển như điện, thiết kế, xây dựng … Ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thiết kế (cơ bản, chi tiết) các công trình dầu khí và đội ngũ cán bộ làm công tác chế tạo, sản xuất các thiết bị dầu khí chuyên ngành. Đẩy mạnh đào tạo cán bộ phục vụ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy. Đào tạo đội ngũ CNKT lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, đặc biệt chú trọng đào tạo CNKT vận hành các nhà máy, công trình trọng điểm của Tập đoàn. Thực hiện chủ trương bắt buộc các cán bộ được cử đi học sau đại học ở nước ngoài phải có trình độ tiếng Anh đạt từ 85 điểm IBT, hoặc ELTS 6,0. Đi học nâng cao, phát triển chuyên sâu ở nước ngoài phải đạt TOEIC từ 500 trở lên hoặc tương đương. Đào tạo sinh viên bao gồm sinh viên tuyển vào học tại PVU (tuyển sinh từ năm 2010) và hàng năm duy trì tuyển sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài từ 35 đến 50 người. Thực hiện phân cấp triệt để cho các đơn vị để các đơn vị phải tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo của đơn vị. Giải pháp về an toàn và bảo vệ môi trường Xây dựng mục tiêu dài hạn và định hướng phát triển công tác ATMT của ngành Dầu khí VN theo hướng hiện đại, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật, theo kịp các công ty Dầu khí tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống quản lý công tác An toàn - Môi trường (ATMT) trong toàn ngành Dầu khí. Xây dựng cơ sở dữ liệu về ATMT phục vụ cho công tác quản lý và nghiên cứu khoa học. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn về ATMT, xây dựng văn hoá ATMT trong toàn ngành Dầu khí Việt Nam. Lựa chọn và sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ có độ tin cậy và an toàn cao. Phát triển công nghiệp môi trường trong lĩnh vực dầu khí, trong đó chú trọng đến xử lý chất thải dầu khí phù hợp với điều kiện Việt Nam, cơ chế phát triển sạch (CDM). Thực hiện đúng chế độ kiểm tra và bảo dưỡng các công trình Dầu khí, đảm bảo duy trì độ tin cậy của các thiết bị, công trình. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức và đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực ứng cứu các tình huống khẩn cấp trong toàn ngành Dầu khí. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về ATMT, thực hiện đầy đủ các cam kết tại báo cáo đánh giá tác động môi trường/Cam kết bảo vệ môi trường của tất cả các dự án. Tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ mới về lĩnh vực ATMT. Tiếp tục triển dự án hợp tác với Nauy về phát triển hệ thống quản lý an toàn, môi trường lao động và kiểm soát ô nhiễm. Tham gia các hoạt động về an toàn và bảo vệ môi trường với các công ty Dầu khí quốc gia trong khuôn khổ ASCOPE. Giải pháp về an ninh quốc phòng Thường xuyên quán triệt đầy đủ các chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng – an ninh; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự điều hành của người đứng đầu, trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng – an ninh; tăng cường công tác giáo dục quốc phòng – an ninh, lấy trọng tâm là bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh để xây dựng đội ngũ CBCNV thuộc Tập đoàn có nhận thức, ý thức trách nhiệm cao trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt nam XHCN. Chú trọng chỉ đạo xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ, có số lượng phù hợp, chất lượng cao, hoạt động có hiệu quả, sẵn sang tham gia phòng chống khắc phục thiên tai địch hoạ; quản lý chặt chẽ lực lượng Dự bị động viên, thực hiện tốt các quy định về huy động quân dự bị và phương tiện kỹ thuật; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác khám tuyển và nhập ngũ theo đúng luật định. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với lực lượng DQTV, lực lượng DBĐV, các chính sách đối với các hoạt động quốc phòng, quân sự và chính sách hậu phương quân đội. Chỉ đạo các đơn vị trong Ngành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của cơ quan quân sự cấp trên (bám sát nội dung nhiệm vụ công tác quốc phòng tại chỉ thị về công tác quốc phòng năm 2009 của Bộ Quốc phòng gửi các bộ, ngành). Tăng cường phối hợp, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả và thường xuyên kiểm điểm kết quả thực hiện các quy chế phối hợp và các thoả thuận hợp tác giữa ngành Dầu khí Việt Nam vớí Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ ngoại giao để chủ động chuẩn bị và thực hiện tốt nhiệm vụ khảo sát điều tra cơ bản, tìm kiếm thăm dò dầu khí, bảo vệ vùng biển và chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh cho việc triển khai tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trên biển. Triển khai thực hiện hợp tác đầu tư 2 chiều giữa Tập đoàn và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhằm kết hợp hài hoà giữa phát triển của tập đoàn gắn với an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và các bộ liên quan để xây dựng và hình thành nền “ngoại giao dầu khí”, tranh thủ các mối quan hệ tốt giữa các chính phủ để thu hút mạnh đầu tư vào trong nước và đầu tư ra nước ngoài. Các giải pháp đột phá Cùng với việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp chung nêu trên, Tập đoàn tập trung xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện 03 giải pháp đột phá và triển khai thực hiện ngay từ năm 2010 là: về con người, về khoa học & công nghệ và về quản lý; cụ thể: Đột phá về con người: với mục tiêu, phát triển nhanh và đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; cải cách căn bản chính sách tiền lương/tiền công, chính sách nhân viên, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học và công nhân kỹ thuật Dầu khí Việt Nam đủ năng lực để điều hành các hoạt động dầu khí cả ở trong nước và ở nước ngoài với hiệu quả kinh tế cao. Đột phá về khoa học công nghệ: với mục tiêu, nâng cấp các cơ sở khoa học và công nghệ gắn với hiện đại hoá có trọng điểm cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ phát triển khoa học công nghệ (KH&CN), gắn nghiên cứu- đào tạo với ứng dụng trong sản xuất; hình thành một năng lực KH&CN ngành có khả năng thực hiện được tối đa công tác thiết kế công trình dầu khí quan trọng của Tập đoàn; đầu tư phương tiện hiện đại, làm chủ công nghệ và tổ chức thực hiện các dự án khảo sát điều tra cơ bản, khoan tìm kiếm thăm dò, phát triển các mỏ ở những vùng nước sâu, xa bờ, khai thác dầu khí tại các tầng móng, các mỏ nhỏ/cận biên, mỏ khí có hàm lượng CO2 cao… 2.3. Đột phá về quản lý: với mục tiêu, điều chỉnh qui mô, vốn, phạm vi hoạt động các đơn vị trong Tập đoàn phù hợp với điều kiện và bối cảnh của từng giai đoạn; nâng cao năng lực điều hành của bộ máy quản lý các cấp, tổ chức điều hành linh hoạt và chủ động hội nhập quốc tế; tăng cường phân cấp, tạo chủ động và nâng cao trách nhiệm cá nhân cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ được giao. IV - TIẾP TỤC ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC, NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG ĐẢNG BỘ. Trong những năm tới, phải tiếp tục dành nhiều công sức hơn nữa cho công tác xây dựng Đảng nhằm xây dựng Đảng bộ Tập đoàn thực sự trong sạch, vững mạnh cả về tư tưởng, tổ chức và cán bộ, có phương thức lãnh đạo khoa học, gắn bó chặt chẽ với quần chúng lao động. Thông qua việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Di chúc của Hồ Chủ tịch, xây dựng tổ chức Đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo mọi mặt hoạt động của Tập đoàn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết thống nhất, có sức chiến đấu cao. Mỗi cán bộ, đảng viên phải là một chiến sĩ tiên phong, gương mẫu, trung thực, liêm chính. Đây là nhân tố quyết định bảo đảm cho mọi thắng lợi của Chiến lược Tăng tốc phát triển ngành Dầu khí, đưa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đi đầu, về đích trước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cần được đổi mới, nâng cao chất lượng, cổ vũ động viên sản xuất, kinh doanh Thường xuyên chăm lo giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch lành mạnh đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên và người lao động dầu khí; cổ vũ tinh thần hăng hái lao động, sản xuất, công tác và học tập vì lợi ích, thu nhập của bản thân và cống hiến cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn góp phần để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, chủ quan, tự mãn, lối sống bàng quan, vô cảm; các biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, đạo đức, lối sống và các biểu hiện tiêu cực khác. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức học tập, quán triệt, xây dựng kịp thời các chương trình, đề án thực hiện các nghị quyết của Đảng. Tạo sự thống nhất cao trong Đảng bộ, trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, công nhân viên toàn Ngành về đường lối đổi mới, về chủ trương, chính sách, về ý chí và quyết tâm đưa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phát triển vững chắc, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ động, nhạy bén đấu tranh với những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phòng ngừa, ngăn chặn các thủ đoạn chiến tranh tâm lý chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch trong và ngoài nước (không loại trừ khả năng nhằm vào Tập đoàn). Tiếp tục triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Di chúc của Bác theo hướng thiết thực; coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác của Ngành, từ bộ máy Tập đoàn đến các cơ sở, đặc biệt là trong sinh hoạt Đảng và tu dưỡng, rèn luyện của từng cán bộ, đảng viên, người lao động. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các nhân tố điển hình làm theo gương Bác; thường xuyên sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện Cuộc vận động của từng đảng viên, từng chi bộ đến Đảng bộ Tập đoàn. Đồng thời kỷ luật nghiêm minh những cán bộ, đảng viên vi phạm về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, lối sống. Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Nâng cao chất lượng thông tin, truyền thông, xuất bản trong toàn Tập đoàn; xây dựng Báo Dầu khí mang tiếng nói đặc trưng riêng của Ngành. Duy trì giao ban báo chí, xây dựng mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội; kết hợp nhuần nhuyễn thông tin hai chiều tạo sự đồng thuận trong nhân dân về các hoạt động dầu khí. Không ngừng hoàn thiện phong cách, “Văn hóa Dầu khí” kết hợp hiện đại với bản sắc truyền thống dân tộc. Hàng năm tổ chức tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân dầu khí tiêu biểu, tổ chức Tuần lễ Văn hóa Dầu khí, các buổi sinh hoạt truyền thống, về nguồn; duy trì phong trào và từng bước chuyên nghiệp hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao,… đáp ứng nhiệm vụ chính trị và đời sống tinh thần của CBCNV trong ngành và đồng bào các địa phương nhất là ở các địa bàn trọng điểm, khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Chăm lo xây dựng đội ngũ, tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ Tổ chức Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy vai trò trách nhiệm của các thành viên trong hệ thống chính trị; bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ. Hoàn thiện các quy chế, quy trình về công tác cán bộ trong nhóm giải pháp đột phá nhằm thực hiện Chiến lược Tăng tốc phát triển của Tập đoàn, trọng tâm là: hoàn thiện cơ chế, chính sách, phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng lao động chất lượng cao, có đủ đức, tài. Thực hiện bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ theo quy hoạch. Tăng cường cán bộ nữ, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý trên cơ sở kết hợp các độ tuổi, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển. Kịp thời thay thế cán bộ yếu kém về năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút. Đẩy mạnh hơn nữa việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý theo quy hoạch, xác định đây là biện pháp để đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ; khắc phục tư tưởng cục bộ, khép kín trong từng đơn vị. Thực hiện các nghị quyết đã ban hành trong Tập đoàn về chính sách tiền lương, nhà ở, về định biên, chế độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách đảng, đoàn thể. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ Đảng, quản lý cán bộ; ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, chia rẽ, phá hoại nội bộ. Chủ động thực hiện các biện pháp xử lý, sử dụng, quản lý cán bộ, đảng viên có vấn đề về lịch sử chính trị; nắm bắt và giải quyết các vấn đề chính trị hiện nay, bao gồm những vấn đề thuộc về nội bộ và chống phá từ bên ngoài của các thế lực chống đối, thù địch không chỉ nhằm vào cán bộ, đảng viên mà còn cả gia đình, con em cán bộ, đảng viên. Xây dựng, củng cố tổ chức đảng các cấp, nâng cao chất lượng đảng viên Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về xây dựng tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và quần chúng nhân dân, dựa vào quần chúng nhân dân để xây dựng Đảng. Tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tạo được sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng nhất là trong các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhà thầu, liên doanh. Thực hiện nghiêm quy chế về mối quan hệ giữa Đảng ủy - Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc, làm rõ vai trò của Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh trong hệ thống chính trị, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, trước hết là bí thư cấp ủy cơ sở cần lựa chọn cán bộ đủ điều kiện, uy tín, phẩm chất, năng lực, tác phong lãnh đạo. Hoàn thiện các ban tham mưu của cấp ủy các cấp, bố trí cán bộ chuyên trách đảm bảo cả về số lượng, chất lượng, khả năng đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ công tác theo tinh thần Nghị quyết liên tịch của Đảng ủy - Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc Tập đoàn. Nhất thể hóa, trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, được bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ theo chức danh là yêu cầu bức thiết đối với cán bộ cấp ủy cơ sở. Đổi mới việc phân tích đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, bảo đảm quy trình chặt chẽ, khách quan, đúng thực chất. Đối với những cơ sở đảng yếu kém phải tập trung giải quyết những tồn tại, cấp ủy cấp trên có trách nhiệm giúp cấp ủy cấp dưới khắc phục tồn tại, khuyết điểm. Nâng cao chất lượng, trách nhiệm lãnh đạo, sức mạnh tập thể, tính chiến đấu trong mọi sinh hoạt của Đảng từ cấp chi bộ. Phấn đấu hàng năm có khoảng trên 90% tổ chức đảng đạt danh hiệu Trong sạch vững mạnh (TSVM), trên 95% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có biện pháp cụ thể nâng cao chất lượng đảng viên; giáo dục, rèn luyện, quản lý tốt đội ngũ đảng viên. Tạo điều kiện để đảng viên nói thẳng, nói thật, nói hết với Đảng và được bảo lưu ý kiến trong tổ chức Đảng, đồng thời phải chấp hành nghiêm nghị quyết của Đảng, nói và làm theo nghị quyết, nêu gương tốt ở nơi công tác và nơi cư trú. Phát triển đảng viên theo đúng tiêu chuẩn quy định, coi trọng chất lượng, quan tâm những nơi còn ít hoặc chưa có đảng viên, những nơi tiềm năng lớn, những vùng và lĩnh vực công tác đặc thù (trên biển, nước ngoài,…). Phấn đấu bình quân mỗi năm kết nạp từ 750 - 800 đảng viên. Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, trước hết trong cấp ủy đảng. Thực hiện biện pháp: chi bộ giám sát, quần chúng giám sát, góp ý phê bình cán bộ, đảng viên. Cùng với việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm, cần chủ động kiểm tra, giám sát về phẩm chất, đạo đức và kết quả thực hiện nhiệm vụ, về chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành Điều lệ Đảng và thực hiện các nghị quyết, chương trình, đề án của Đảng bộ Tập đoàn của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên. Coi trọng việc kiểm tra đánh giá trách nhiệm cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý khi để xảy ra tình trạng trì trệ, kém phát triển ở đơn vị, đồng thời phát hiện nhân tố tích cực để biểu dương, nhân rộng. Công tác kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên phải có trọng tâm, trọng điểm; phải kết hợp chặt chẽ với công tác thanh tra của chính quyền, thanh tra nhân dân, xem xét giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo để có kết luận rõ ràng, xử lý nghiêm minh và kịp thời các sai phạm. Phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất của hệ thống chính trị; đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên và Hội Cựu chiến binh Tập đoàn Củng cố, phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất của cả hệ thống chính trị, coi trọng quyền làm chủ của người lao động trên tất cả các mặt, lĩnh vực công tác của Ngành. Thực hiện dân chủ cơ sở, có cơ chế để người lao động tham gia trực tiếp nhiều hơn công tác xây dựng Đảng, phản biện và giám sát chuyên môn thông qua các tổ chức đoàn thể. Đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh theo hướng tinh gọn, đa dạng, thiết thực, gần gũi đoàn viên, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phô trương, hình thức. Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn thể các cấp, nâng cao chất lượng đoàn viên. Mở rộng các hình thức tập hợp quần chúng theo nghề nghiệp (Hội Doanh nghiệp Trẻ, Hội Dầu khí,…), theo nhu cầu đời sống và sinh hoạt văn hóa vào các hoạt động xã hội thiết thực do đoàn thể chính trị làm nóng cốt; chú trọng liên kết hoạt động với quần chúng nhân dân và thanh thiếu niên nơi có các công trình, dự án, trụ sở của Ngành, các địa bàn, lĩnh vực đặc thù, khó khăn, xa xôi hẻo lánh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với nước ngoài. Thực hiện tốt phòng trào thi đua yêu nước, công tác an sinh xã hội ở trong và ngoài ngành. Công đoàn Dầu khí Việt Nam cần tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao giác ngộ, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn và nghề nghiệp, bồi dưỡng tác phong công nghiệp cho người lao động; tham gia giải quyết việc làm, thu nhập, nhà ở, an toàn lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, phối hợp tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tập đoàn làm tốt công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên thanh niên; tạo điều kiện, động viên để thanh niên thực hiện nguyện vọng, lợi ích chính đáng trong học tập, lao động, nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, sáng tạo và hưởng thụ các nhu cầu về văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí lành mạnh; định hướng lập thân, lập nghiệp, vươn lên khẳng dịnh mình thông qua chuyên môn công tác. Đoàn thanh niên tham gia vào quá trình bồi dưỡng, tham mưu biện pháp nâng cao trình độ cho thanh niên, chăm sóc sức khoẻ cho thanh niên; đẩy mạnh phong trào thanh niên tình nguyện, gương mẫu trong các phòng trào thi đua, tích cực phòng, ngừa vi phạm pháp luật và chống các tệ nạn xã hội trong thanh niên. Chú trọng nâng cao chất lượng tổ chức đoàn, đoàn viên; làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Hội Cựu chiến binh Tập đoàn tổ chức Đại hội lần thứ I theo quy định của điều lệ Hội; Thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm: chấn chỉnh, củng cố lực lượng Cựu chiến binh trong tổ chức Hội các cấp ở Tập đoàn; phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ động viên Cựu chiến binh hăng hái trong sản xuất - kinh doanh, gương mẫu trong thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đoàn kết tương trợ lẫn nhau, tích cực tham gia xây dựng Đảng và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp các thành viên trong hệ thống chính trị của Tập đoàn. Làm rõ cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp. Phát huy tính chủ động, chất lượng tham mưu của các ban Đảng và vai trò, trách nhiệm của các đồng chí cấp ủy viên. Thực hiện phong cách làm việc: “Đổi mới quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, nói đi đôi với làm, chỉ đạo dứt khoát, cụ thể, khoa học, tăng cường công tác kiểm tra, sâu sát cơ sở, sát quần chúng, nắm chắc thực tiễn, tiếp thu cái mới, không e dè, né tránh, nể nang; kiên quyết, năng động vì sự nghiệp chung. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chống bệnh quan liêu, giấy tờ, giảm bớt hội họp không cần thiết, thực hành tiết kiệm, đa dạng hình thức giao ban trực tuyến, giao ban công trường, chống phô trương, hình thức, lãng phí. Tuyệt đối cấm sách nhiễu, phiền hà, thực hiện quy trình xử lý nhanh những nội dung công việc gắn với yêu cầu tiến độ cụ thể trên tinh thần “việc hôm nay không để ngày mai”. Đưa công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý chỉ đạo của Tập đoàn; nâng cấp hệ thống đảm bảo phục vụ điều hành qua mạng thông tin điện tử. V - CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN Tổ chức quán triệt sâu rộng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tập đoàn đến cán bộ, đảng viên, công nhân viên và người lao động Ban Tuyên giáo Đảng ủy Tập đoàn có trách nhiệm biên soạn Kế hoạch, Đề cương tuyên truyền, Văn kiện Đại hội làm tài liệu quán triệt Nghị quyết. Các cấp ủy tổ chức học tập nghị quyết trong cán bộ chủ chốt và thông qua các kênh thông tin phổ biến nội dung nghị quyết đến đảng viên và công nhân viên, người lao động gắn với tuyên truyền phổ biến Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Đổi mới hình thức, nội dung, chương trình, phương pháp phổ biến học tập nghị quyết theo hướng đa dạng, sinh động, phù hợp với từng đối tượng. Coi trọng đối thoại, trao đổi trực tiếp, giải đáp thắc mắc, liên hệ vận dụng nội dung nghị quyết với thực tiễn, kết hợp xác định nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị. Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện Nghị quyết Căn cứ mục tiêu, định hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội, từ kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo, Đảng ủy Tập đoàn lựa chọn, quyết định các chương trình công tác lớn trong giai đoạn 2010 - 2015. Ngay sau Đại hội tiếp tục hoàn thiện và triển khai ngay Kế hoạch Phát triển giai đoạn 2011 - 2015 và Chiến lược tăng tốc phát triển của Tập đoàn. Từng nội dung lớn trong Nghị quyết khi triển khai thành chương trình công tác phải nêu rõ yêu cầu, nhiệm vụ, các bước tiến hành, những điều kiện và giải pháp thực hiện; tập trung từng thời kỳ có nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết thực tiễn và các vấn đề bức xúc. Quá trình xây dựng chương trình công tác phải khảo sát thực tiễn, tranh thủ đóng góp của các cơ quan Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, các đồng chí đã công tác trong Ngành đảm bảo tính khả thi, thiết thực, hiệu quả. Các cấp ủy trực thuộc Đảng ủy Tập đoàn, Công đoàn Ngành, Đoàn thanh niên và Hội Cựu chiến binh Tập đoàn căn cứ Chương trình công tác của Đảng ủy Tập đoàn, Nghị quyết Đại hội cấp mình, xây dựng đề án công tác phù hợp với đặc thù đơn vị, từ đó phổ biến để cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, công nhân viên và người lao động giám sát và tham gia thực hiện. Tập trung tổ chức thực hiện Nghị quyết Các cấp ủy, đoàn thể từng đơn vị phải tập trung tổ chức chỉ đạo thực hiện Nghị quyết với tinh thần quyết liệt, hiệu quả ngay sau Đại hội. Công tác chỉ đạo phải bám sát Nghị quyết, các chương trình, đề án; hàng quý, hàng năm phải rà soát, sơ kết để bổ sung, hoàn thiện phù hợp với diễn biến thực tế. Định kỳ 6 tháng Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn sẽ làm việc với các cấp ủy trực thuộc để kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết. * Đại hội Đại biểu lần thứ I - Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (nhiệm kỳ 2010 – 2015) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra chương mới trong lịch sử phát triển Ngành Dầu khí nước nhà. Nhiệm vụ phía trước rất nặng nề, khó khăn với nhiều thách thức. Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng Lao động, bằng tất cả nhiệt huyết, niềm tự hào về thương hiệu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Đảng bộ Tập đoàn, lãnh đạo các cấp và cán bộ, đảng viên, công nhân viên, lao động Dầu khí nhất định sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, đóng góp xứng đáng cho Tổ quốc, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đáp lại niềm tin yêu của Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước./. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát huy truyền thống Anh hùng, đồng tâm hiệp lực, đổi mới quyết liệt, tăng tốc phát triển, giữ vững vị trí đầu tàu trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, H.doc