Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc

LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hiện nay, cụm công nghiệp là một thuật ngữ đã xuất hiện trong nền kinh tế thế giới. Quá trình hình thành và phát triển cụm công nghiệp đã chứng tỏ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Quá trình tham gia vào cụm công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội tăng năng suất, có khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, thông tin, công nghệ, nguồn nhân lực và nhà cung cấp dễ dàng hơn, cũng như sự hỗ trợ phù hợp từ phía chính phủ. Trên thực tế, phát triển cụm công nghiệp là một trong những nhân tố thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài - nguồn vốn đặc biệt quan trọng với nền kinh tế các nước đang phát triển. Trong quá trình tìm kiếm địa điểm đầu tư, các nhà đầu tư luôn cân nhắc kỹ những yếu tố liên quan đến hiệu quả đầu tư. Công nghiệp ô tô ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Nó có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, các quốc gia đã không ngừng hoàn thiện nhiều chính sách liên quan đến ngành công nghiệp ô tô. Những năm gần đây, châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới và ngành công nghiệp ô tô rất phát triển. Chính thành công trong quá trình thu hút FDI được đánh giá là một trong những động lực tạo nên sự phát triển của ngành công nghiệp này tại nhiều quốc gia đang phát triển. Trong đó, điểm nổi bật chính là sự nỗ lực của các chính phủ trong quá trình phát triển các cụm công nghiệp phục vụ cho ôtô nhằm thu hút FDI. Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp này. những chính sách khi đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam, các doanh nghiệp còn được hưởng những ưu đãi đặc biệt từ chính quyền tỉnh. Với phương châm, coi s hội thu hút ngày càng nhi Từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nhóm nghiên cứu sẽ tập trung phân tích thực trạng phát triển các cụm công nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp ôtô và khả năng thu hút FDI tại Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một só giải pháp cụ thể. 3. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sẽ áp dụng một số phương pháp nghiên cứu truyền thống như thu thập, tổng hợp và phân tích thống kê trên cơ sở các nguồn tài liệu liên quan đến ngành công nghiệp ôtô và cụm công nghiệp trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt là số liệu thực tế về lĩnh vực này tại tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là phát triển cụm công nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô trong bối cảnh kinh tế Vĩnh Phúc nói riêng, Việt Nam nói chung nhằm thu hút FDI. Phạm vi nghiên cứu là các cụm công nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô được hình thành và phát triển từ những năm 1990 đến nay (2009), tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói chung. 5. Dự kiến kết quả nghiên cứu: Một là, tổng hợp một số vấn đề lý luận liên quan đến cụm công nghiệp và FDI Hai là, có bức tranh tổng quan thực trạng phát triển cụm công nghiệp ô tô rong ngành công nghiệp ôtô vào FDI tại Việt Nam và Vĩnh Phúc. Ba là, đánh giá khả năng phát triển cụm công nghiệp phục vụ cho công nghiệp ô tô và thu hút FDI vào Việt Nam và Vĩnh Phúc. Bốn là, đề xuất một số giải pháp để phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương sau: Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP Chương II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT FDI TẠI VĨNH PHÚC Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP Ô TÔ NHẰM THU HÚT FDI TẠI VĨNH PHÚC Do thời gian cũng như tài liệu và kiến thức còn hạn, nên công trình nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

pdf99 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2707 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh Ô tô Quảng Châu Ô tô Quảng Châu Ô tô Đông Phong ( động cơ) Ô tô Đông Phong Sản phẩm chính Camry Accord, Fit Sunny, Teana Sản lƣợng hằng năm ( chiếc) 100 000 (2006) Năng lực sản xuất : 300 000 240 000 (2004) 150 000 Trụ sở chính Bờ biển phía Nam của thành phố Quảng Châu, huyện Nam Sơn ( 797km2) Trung tâm TP Quảng Châu (khu vực phát triển kinh tế Quảng Châu) Phía Bắc thành phố Quảng Châu, Huyện Hoa Đô, 50km2 Nơi tập trung cung cấp các sản phẩm hỗ trợ Huyện Nam Sa (12 CT thuộc hệ thống), Huyện Thuận Đức, TP Phật Sơn (6 công ty thuộc hệ thống) Khu vực phát triển kinh tế Quảng Châu Huyện Hoa Đô Nhà cung cấp sản phẩm hỗ trợ chính Nhà cung cấp Nhật Bản Nhà cung cấp Nhật Bản Nhà cung cấp Nhật Bản, Đài Loan Nguồn: Kochiki Akifumi, 2007, the flowchart Model of Cluster Policy : the automobile industry cluster in China, The Institute of Developing Economics ( IDE), Jetro, 66 Các doanh nghiệp hỗ trợ trong Keiretsu thuộc hệ tống các nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3 cung cấp hàng hóa cho các nhà cung ứng cấp 1 của Keiretsu của Toyota, đồng thời cũng cung ứng cho cả Honda và Nisssan. Điều này đã tạo nên sự giao thoa một phần giữa các Keiretsu Nhật Bản. Các nhà cung ứng cấp 1 của Toyota cũng xây dựng nhà máy ở Nam Sa, Thuận Đức và các vùng lân cận. Các nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3, cùng với các hãng sản xuất của Trung Quốc, cũng tập trung ở Quảng Châu. Các nhà cung ứng cấp 1 được Keiretsu Nhật Bản yêu cầu phải chấp nhận mua linh kiện và phụ kiện của các doanh nghiệp hỗ trợ Trung Quốc. Về phía mình, các doanh nghiệp hỗ trợ Trung Quốc phải thỏa mãn chất lượng và yêu cầu giá cả đặt ra của Toyota, cho nên có thể cùng với các nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3 của Nhật cung cấp sản phẩm cho các nhà cung ứng cấp 1. Toyota,i Honda và Nissan đã có tác động tích cực đến quá trình tích tụ tập trung công nghiệp ở thành phố Quảng Đông, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. 3.1.2. Thái Lan 3.1.2.1. Chính sách phát triển thu hút FDI Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần. Từ đó đến nay, chính sách thu hút FDI của thái Lan rất năng động và liên tục được điều chỉnh để thích nghi với từng thời kì phát triển của đất nước. Thứ nhất, chính phủ Thái Lan (cụ thể là BOI) đã giành cho các nhà đầu tư nhiều ưu đãi về thuế (bao gồm thuế thu nhập, thuế nhập khẩu…) Hiện nay, mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp của Thái Lan là 30%, khá cao so với các nước 67 trong khu vực như Việt Nam (25%), Malaysia (28%). Tuy nhiên mức thuế suất này không áp dụng giống nhau với tất cả các mức thu nhật chịu thuế. ( Để rõ hơn vào website: Thứ hai, các nhà đầu tư có thể có được ưu đãi về khu vực đầu tư, nhằm phá vỡ sự phát triển không cân đối về các vùng địa lý. Thứ ba, giành cho các nhà đầu tư các ưu đãi theo lĩnh vực đầu tư. Ngoài những ưu đãi về đầu tư, chính phủ Thái Lan còn rất chú trọng đến việc hoàn thiện môi trường pháp lý như rút ngắn thời gian làm thủ tục cấp phép đầu tư, sử dụng chính phủ điện tử, tận dụng những lợi thế cạnh tranh của quốc gia như cơ sở hạ tầng, lao động… 3.1.2.2. Chính sách phát triển cụm công nghiệp thu hút FDI Chính phủ thực hiện tự do hóa từng bước và cắt giảm thuế nhập khẩu các linh kiện ô-tô từ những năm 90 dưới hiệp định AFTA và Các Quy định về Đầu tư mậu dịch (Trade-related Investment Measures - TRIMS). Do đó, Thái Lan đã liên tục cải thiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của các cụm công nghiệp. (Corporate Social Responsibility - CSR). Điều này đã giúp cho đất nước được hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản vào những năm giữa 1990s. Trong giai đoạn này, chúng ta chứng kiến gia tăng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật và sự gia nhập của các doanh nghiệp châu Âu và Mỹ trong cả khu vực lắp ráp và sản xuất. Chẳng hạn vào năm 1996, General Motors (GM) đã đầu tư hơn 4 tỉ USD sản xuất ô-tô thể thao ở Thái Lan. Thái Lan trong mạng R& D toàn cầu của Toyota. Công ty Toyota Motor đã thành lập “ Trung tâm kỹ thuật Toyota châu Á Thái Bình Dương” tại Thái Lan vào tháng 8/2003. Trung tâm chính thức mở cửa vào tháng 5/2005. Toyota đã đầu tư 1,1 tỷ Baht ( 27 triệu USD) vào trung tâm này. Trong hai năm chuẩn bị 68 mở cửa, gần như tất cả các kỹ sư và nhà khoa học được tuyển dụng đã được gửi sang Nhật Bản để đào tạo trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng. Khi bắt đầu mở cửa, “ Trung Tâm Kỹ thuật Toyota Châu Á Thái Bình Dương ( Thái Lan)” sử dụng 275 nhân viên ( bao gồm 32 nhân viên Nhật Bản), trong đó, 250 người là kỹ sư và kỹ thuật viên ( 2% tổng số nhân viên R & D của Toyota). Trung tâm vừa có một khu vực cho châu Á ( không kể Trung Quốc) và một khu vực toàn cầu chịu trách nhiệm về R& D cho công ty mẹ. Trung tâm chịu trách nhiệm về các dự án nghiên cứu cơ bản, phát triển công nghệ, nghiên cứu về điều kiện thị trường và thiết kế, kiểm tra và đánh giá. Chính phủ Thái Lan bắt đầu quan tâm tới chính sách phát triển cụm công nghiệp từ những năm 1990 và đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền ệ châu Á. Hiện tại, Thái Lan đã xây dựng được 5 khu vực sản xuất linh kiện phụ tùng phục vụ cho 7 cụm công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô. 3.1.3. Malaysia 3.1.3.1. Chính sách phát triển chung Cũng giống như Thái Lan, Malaysia cũng dùng hệ thống thuế trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân tương đối thấp để thu hút FDI. Thuế suất thế thuế thu nhập doanh nghiệp của đất nước từ 27% năm 2007 giảm xuống 26% năm 2008 và 25% năm 2009. Ưu đãi về thuế gồm 2 loại: ưu đãi dành cho doanh nghiệp đi tiên phong và hỗ trợ cho hoạt động đầu tư. Bên cạnh hệ thống thuế khá hấp dẫn, chính phủ Malaysia còn dành cho các nhà đầu tư nhiều ưu đãi khác như ưu đãi theo lĩnh vực đầu tư tư như ưu đâĩ dành cho doanh nghiệp công nghệ cao…, đ ịa bàn đ ầu t ư… Hiện tại, Malaysia có trên 200 khu công nghiệp tập trung. Hướng tới năm 2020, các lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư của Malaysia chủ yếu tập trung 69 vào xây dựng hệ thống chính trị, xã hội ổn định, hệ thống giáo dục vững mạnh, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, có kế hoạch phát triển kinh tế ngắn và dài hạn với mục tiêu rõ ràng và có chương trình khuyến khích đầu tư thích hợp. 3.1.3.2. Chiến lƣợc phát triển cụm công nghiệp ô tô thu hút FDI Dự án ô-tô quốc gia của Malaysia được thực hiện dưới chính sách công nghiệp. Năm 1981, chính phủ Malaysia đề xuất một hợp tác chung với Mitsubishi – nhà sản xuất ô-tô Nhật Bản – để sản xuất ô-tô Malaysia. Chính phủ đã đề qua dự án ô-tô quốc gia vào năm 1982, và Tập đoàn Công nghiệp nặng Malaysia (HICOM) đã kí hiệp định với Mitsubishi. Proton – một công ty ô-tô quốc gia, được thành lập vào ngày 7 tháng 5 năm 1983. Nhà máy của công ty này được đặt trong cụm công nghiệp HICOM. Chiếc ô-tô đầu tiên của hãng – tên là Proton Saga, được phát hành lần đầu năm 1985 và vào năm 1996, xe Proton được xuất đến 31 nước. Dự án ô-tô quốc gia được gọi là một dự án công nghiệp, hoặc một chính sách chọn lọc của chính phủ để nuôi dưỡng các công ty công, chính sách đã giúp Proton xuất khẩu sản phẩm của mình thành công. Chính phủ Malaysia đã đề ra phương hướng phất triển cụ thể đối với ngành công nghiệp ô tô trong kế hoạch phất triển công nghiệp quốc gia giai đoạn 2006-2010. Trong đó, Malaysia có đề cập Chính sách phát triển ô tô quốc gia với những mục tiêu như sau: tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuát, lắp ráp ô tô tại Malaysia đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các loại xe mang thương hiệu Malaysia, biến Malaysia trở thành trung tâm sản xuất ô tô của khu vực, tăng cường xuất khẩu ô tô nguyên chiếc cũng như những linh kiện phụ tùng có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới:đảm bảo lợi ích của người tiêu dung trên phương diện giá cả, sự an toàn và chất lượng của sản phẩm. 70 Từ đó, Malaysia đã đề ra những biện pháp cụ thể để đạt được những mục tiêu đã đề ra, bao gồm hỗ trợ từ phía chính phủ thong qua quỹ hỗ trợ công nghiệp và quỹ nghiên cứu phát triển; khuyến khích mở rộng sản xuất để đạt hiệu quả theo quy mô nhờ việc hợp lý hóa sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh. Malaysia đã đưa ra chiến lược phát triển cụm công nghiệp trong kế hoạch phát triển công nghiệp lần thứ 3 (năm 2006).Malaysia đã có 3 cụm công nghiệp ô tô lớn được thành lập là Tanjung Malin ( Rerak), Gurun (Kedah) và Penkan( Pahang). Tại các khu vực này, các nhà sản xuất và cung cấp linh phụ kiện và mạng lưới phân phối được thiết lập. Bên cạnh đó, còn có một số khu vực khác như Bertan ( Pulau Pinang), Serendah ( Selangor), và Pego( Melaka). Cac doanh nghiệp đầu tàu trong các cụm công nghiệp này là Perushaan Otonasional Berhad ( Proton), Petroliam nasional Berhad ( Petronas), Tenaga Nasional Berhad ( TNB) và một số các MNC như Toyota, Mitsubishi, Honda, Ford. 3.2. Chiến lƣợc phát triển cụm công nghiệp ô tô và thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Vĩnh Phúc. 3.2.1. Chiến lƣợc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Tỉnh đưa ra các biện pháp nhằm thu hút FDI dựa trên nghiên cứu về đặc điểm, tiềm năng, lợi thế riêng và những cơ hội của Tỉnh. FDI phải đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiệu quả kinh tế - xã hội phải được coi là tiêu chí quan trọng nhất để thẩm định dự án. - Về địa bàn Những địa bàn khuyến khích đầu tư là những huyện xa, cơ sở vật chất vẫn còn nghèo, kinh tế kém phát triển như huyện Lập Thạch, các xã miền núi của huyện Tam Dương, Bình Xuyên, Mê Linh. Đối với những huyện và thị xã có 71 nhiều dự án FDI tỉnh khuyến khích những dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại. - Về hình thức đầu tư Tỉnh chú trọng đến những doanh nghiệp liên doanh bởi đó là hoạt động đầu tư mà đối tác Việt Nam có thể tiếp cận nhanh với công nghệ và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu 3.2.2. Chiến lƣợc phát triển cụm công nghiệp ô tô Trong chiến lược phát triển công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc xác định nhiệm vụ trọng tâm là đầu tư, phát triển mở rộng các khu công nghiệp trên địa bàn để đến năm 2010 có khoảng 4.500 đến 5.000ha đất công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chất lượng cao. Ban quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành của tỉnh trong công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp; tập trung chỉ đạo các công ty đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp; tăng cường công tác quản lý, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Vài năm gần đây, Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến mạnh về thu hút đầu tư, ngày càng trở thành một địa chỉ đầu tư hấp dẫn. Năm 2005, tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành 7 khu công nghiệp và đã phê duyệt quy hoạch thêm ba khu công nghiệp khác với diện tích xấp xỉ 1.000ha. Năm 2009, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 11 khu công nghiệp bổ sung đến năm 2015 gồm: KCN Hợp Thịnh, KCN Sơn Lôi, KCN Phúc Yên, KCN Bá Thiện II, KCN Bình Xuyên II, KCN Tam Dương, KCN Yên Bình, KCN Hội Hợp, KCN Yên Lạc, KCN Nam Bình Xuyên, 72 KCN Kim Long. Và 10 Khu công nghiệp bổ sung đến năm 2020: KCN Đồng Cương, KCN Trung Nguyên, KCN Bình Dương, KCN Đại Đồng, KCN Tân Tiến – Yên Lập, KCN Duy Phiên, KCN Cao Phong, KCN Đức Bác – Đồng Thịnh, KCN Đình Chu, KCN Vĩnh Tường [ 22] Tập trung huy động các nguồn vốn, mở rộng các tuyến đường quan trọng vào các vùng kinh tế trọng điểm, các KCN, CCN. Đặc biệt các tuyến quốc lộ 2 từ Nội Bài về Vĩnh Yên, nâng cấp mạng lưới điện, các trạm biến áp, hệ thống cấp thoát nước phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp: cơ khí, đồ điện dân dụng, điện tử…đặc biệt ngành công nghiệp phụ tùng và lắp ráp ô tô để thay thế hàng nhập khẩu, tiêu dùng trong nước và hướng mạnh xuất khẩu. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại KCN tập trung như Kim Hoa (Mê Linh) và các CCN như Khai Quang, Lai Sơn (Vĩnh Yên), Quang Minh, Xuân Hoà, Tiền Phong (Mê Linh), Hương Canh (Bình Xuyên). 3.3. Một số giải pháp phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong thời gian tới 3.3.1. Phía Chính Phủ Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định :” Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Theo đó, việc 73 hình thành và phát triển các CCN để tổ chức lại nền sản xuất, đời sống xã hội trên phạm vi cả nước phù hợp với quá trình này là một biện pháp để thực hiện chủ trương nêu trên, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH. Hiện nay, với vai trò quan trọng của các CCN trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm cũng như mục tiêu và yêu cầu đặt ra là phát triển bền vững CCN ở Việt Nam, được xem xét trên 2 góc độ: Thứ nhất, duy trì tính chất bền vững và hiệu quả trong hoạt động của bản thân CCN: bảo đảm các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh; nâng cao khả năng cạnh tranh của các CCN Việt Nam, bảo đảm chất lượng môi trường trong nội bộ CCN. Thứ hai, tác động lan toả tích cực đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương, khu vực có CCN. Điều này được thể hiện trên các mặt: tạo sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hướng về xuất khẩu; tác động tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội cho khu vực có CNN; tác động tích cực và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho dân cư, giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển CCN. Theo đó, mục tiêu phát triển các CCN nói chung và phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng trong cả nước thời gian tới cần đạt được những giải pháp sau: 3.3.1.1. Giải pháp về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp ô tô Sau nhiều năm phát triển, có thể nói ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn là con số 0. Để sản xuất ra một chiếc ô tô, hãng Toyota cần có 1600 nhà cung cấp các loại chi tiết linh kiên, hãng Meccedes cũng 74 cần khoảng 1400 nhà cung cấp trong khi đó ở Việt Nam, liên doanh Toyota Việt nam, nhà sản xuất lắp ráp ô to lớn nhất Việt Nam hiện nay mới chỉ có 11 doanh nghiệp cung cấp các phụ tùng đơn giản. Có một số giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ như: Thứ nhất, trong điều kiện công nghiệp phụ trợ Thái Lan rất phát triển, Việt Nam rât khó để cạnh tranh được với Thái Lan. Do đó, chúng ta không nên sản xuất dàn trải tất cả các linh phụ kiện ô tô mà phải tập trung sản xuất những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế hơn hẳn so với Thái lan. Thứ hai, yêu cầu hàm lượng nội địa không còn có thể áp dụng được, nhưng mua hàng trong nước vẫn có thể tăng nếu có biện pháp khuyến khích, như giảm thuế cho máy móc và nguyên liệu thô mà Việt Nam chưa sản xuất được. Thứ ba, hầu hết các nhà cung cấp linh phụ kiện đều là SME, vì vậy chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Công Thương, vần phải quan tâm đến việc phát triển SME 3.2.1.2. Xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch phát triển một số cụm công nghiệp ô tô Hiện nay, các nhà máy ô tô (chủ yếu là các nhà máy lắp ráp đơn thuần) nằm rải rác khắp nơi như Vĩnh Phúc, Hải Dương với quy mô rất nhỏ, mang tính độc lập,không có sự liên kết với nhau. Đi kèm với đó là hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện kèm theo (nếu có) cũng chưa có sự tập trung. Do đó, đòi hỏi Việt Nam cần phải lựa chọn địa điểm xây dựng các trung tâm, các khu liên hiệp, cụm phát triển ô tô với quy mô lớn. Ví dụ ở Thái Lan, có cụm công nghiệp ô tô tại phía Đông thủ đô Băng Cố bao gồm 7 tỉnh thành phố Ayuchaya, Băng cốc, Chachoengsao…trong đó gồm tất cả các hãng sản xuất ô tô của Thái Lan như Honda, Toyota, Nisan...Bên cạnh đó là cụm các doanh nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngày sản xuất lắp ráp ô tô. 75 3.2.1.3. Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực Theo đánh giá của các công ty Nhật Bản, lực lượng lao động của Việt nam cạnh tranh nhưng khó tuyển dụng. Chi phí lao động của Việt Nam được đánh giá thấp nhất khu vực. Lao động rẻ cũng là một trong những yếu tổ quan trọng khi các công ty Nhật Bản xem xét kế hoạch đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa đủ. Điều mà các doanh nghiệp cần là chất lượng lao động. Do vậy, cần chú trọng đến chất lượng lao động, học và thực hành. Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo lên 40% vào năm 2010, nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tần khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới, tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao đông nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động. 3.3.2. Phía tỉnh Vĩnh Phúc Trong chiến lược phát triển công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc xác định nhiệm vụ trọng tâm là đầu tư, phát triển mở rộng các khu công nghiệp trên địa bàn với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chất lượng cao. 3.3.2.1. Giải pháp về luật pháp, chính sách Hiện Vĩnh Phúc đang tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh đa dạng hoá các hình thức vận động, đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến đầu tư, tăng cường các hoạt động thông tin liên lạc, tuyên truyền chính sách thu hút phát triển công nghiệp; chú trọng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. 76 Ban quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành của tỉnh trong công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp; tập trung chỉ đạo các công ty đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp; tăng cường công tác quản lý, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu vui chơi, giải trí, căn hộ cho thuê ở Tam Đảo I, Tam Đảo II, khu hồ làng Hà để tạo điều kiện cho phát triển du lịch…. Tập trung huy động các nguồn vốn, mở rộng các tuyến đường quan trọng vào các vùng kinh tế trọng điểm, các KCN, CCN, Những địa bàn khuyến khích đầu tư là những huyện xa, cơ sở vật chất vẫn còn nghèo, kinh tế kém phát triển như huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Mê Linh. Tỉnh đưa ra các biện pháp nhằm thu hút FDI dựa trên nghiên cứu về đặc điểm, tiềm năng, lợi thế riêng và những cơ hội của Tỉnh. Đối với những huyện và thị xã có nhiều dự án FDI, tỉnh khuyến khích những dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại. FDI phải đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hiệu quả kinh tế - xã hội phải được coi là tiêu chí quan trọng nhất để thẩm định dự án. Sửa đổi các qui định không rõ ràng còn bất cập liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Theo dõi, giám sát việc thực thi pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Vĩnh Phúc cần nhanh chóng ban hàng các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong năm 2006 có liên quan tới đầu tư, kinh doanh. 77 Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân, không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường... 3.3.2.2. Tăng cƣờng mối liên kết chính quyền địa phƣơng và doanh nghiệp Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo, giữa doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, để xử lý kịp thời các khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách và pháp luật hiện hành. Đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với mội trường đầu tư kinh doanh tại Vĩnh Phúc, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực đối với nhà đầu tư mới. Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu sự đối với nhà đầu tư. Tăng cường phối hợp với các bộ ngành, địa phương xử lý vấn đề môi trường, vấn đề đình công trái pháp luật của các doanh nghiệp FDI. Triển khai tốt việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin ĐTNN theo quyết định 43/2008/QĐ- TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành. Tăng cường thanh tra kiểm tra: theo chức năng và nhiệm vụ của mình, Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương có kế hoạch tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của chính sách, pháp luật trong ĐTNN 3.3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực Với dân số gần 1,2 triệu người, lực lượng lao động của Vĩnh Phúc đông đảo nhưng đa phần là lao động phổ thông, chưa được đào tạo một cách hợp lý nên chưa thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay tuy có một đội ngũ trí thức đã tốt nghiệp ở các trường đại học, nhưng phần lớn trong 78 số này hiện đang làm việc tại Hà Nội và các tỉnh khác trong cả nước. Do vậy tỉnh cần có những chính sách khuyến khích và thu hút đội ngũ này trở về phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hơn nữa tỉnh cũng cần phải chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật và công nhân có tay nghề theo hướng vừa trang bị kiến thức cơ bản, vừa đào tạo chuyên sâu. Do vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ của doanh nghiệp, chính quyền đia phương với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề trên địa bàn tỉnh trong việc đào tạo sinh viên trong các ngành cơ khí, chế tạo máy, giúp sinh viêncó cơ hội thực hành nhiều hơn. Ngoài ra, sẽ rất cần thiết khi từ phía doanh nghiệp hoặc chính phủ 2 nước có các hiệp định hợp tác trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực, cử lao động sang Nhật học tập về lĩnh vực cơ khi, ô tô, xe máy, hay mời các chuyên gia Nhật Bản đến Việt Nam. Có như vậy, chất lượng lao động mới được tăng lên, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản. 3.3.2.4. Đầu tƣ cơ sở hạ tầng Vĩnh Phúc cần tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cảnh quan đô thị cả bên trong và bên ngoài khu công nghiệp. Bên cạnh đó, cần hoàn thành cơ sơ hạ tâng đang dở dang, bổ xung sửa chữa những nơi xuống cấp hư hỏng, xây dựng và đồng bộ hệ thống điện đường và hệ thống cấp thoát nước cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Ngoài việc dùng vốn ngân sách để hỗ trợ đầu tư các công trình ngoài hàng rào, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc cần có cơ chế, biện pháp khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, dân cư và các tổ chức khác đầu tư kinh doanh khai thác dịch vụ với các chính sách ưu đãi hợp lý. Bên cạnh đó, cần lồng ghép các chương trình phát triển dân sinh, xã hội trong những khu vực xây dựng khu 79 công nghiệp, cụm công nghiệp, đảm bảo hài hoà môi trường bên trong và bên ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp. 3.3.2.5. Quy hoạch đồng bộ Điều kiện tự nhiên: CCN cần có diện tích xây dựng đủ theo nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài về khả năng phát triển mở rộng mà không gây ra sự đảo lộn hoặc thay đổi quá nhiều sau một thời kỳ thay đổi sản xuất hay mở rộng các xí nghiệp công nghiệp. Xây dựng CCN cần thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật, địa hình khu đất, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, độ cao ngập lụt,…Đây là những vấn đề phức tạp có liên quan tới công tác kỹ thuật thiết kế, xây dựng và phát triển sau này, nó quyết định ảnh hưởng đến tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN. Bảo vệ môi trường: Vị trí CCN phải xem xét đến chiều gió, nguồn nước chảy so với khu dân cư, khu nghỉ ngơi của thành phố, đô thị. CCN cần xác lập bảo vệ và hạn chế gây ô nhiễm với không khí, nguồn nước, đất do quá trình sản xuất gây ra. Phải có kế hoạch thực thi quy hoạch về vốn, thời hạn thực hiện và cơ chế huy động các nguồn lực cho thực hiện hiệu quả. 3.3.2.6. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tƣ - 80 -2 - - Tỉnh cần nghiên cứu đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản... Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án đối với danh mục đầu tư quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 – 2010 để làm cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào dự án này. Thực hiện tốt chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia gia đoạn 2007 – 2010. Triên khai nhanh việc thành lập bộ phận XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm. Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư nói riêng và quản lý đầu tư nói chung. Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở cửa các lớp đào tạo về xúc tiến đầu tư và quản lý ĐTNN. Phối hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư – thương mại – du lịch, khân trương triển khai việc thành lập các bộ phận xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm theo kế hoạch. 81 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về thực trạng phát triển cụm công nghiệp ô tô và khả năng thu hút FDI tại Vĩnh Phúc, nhóm nghiên cứu rút ra một số nhận xét sau: 1. Trong thời gian qua, số lượng cụm công nghiệp tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng và đã thu hút nhiều FDI, riêng đối với ngành công nghiệp ô tô đã có kết quả khá ấn tượng: đến năm 2006, đã có 17 doanh nghiệp FDI được ấp giấy phép đầu tư, trong đó có 12 doanh nghiệp đang hoạt động. là tỉnh đã thu hút khá nhiều các dự án FDI trong ngành công nghiệp, đặc biệt là ôtô và xếp hạng tốp 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Để đạt được kết quả này, chính sách thu hút đầu tư của chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng. Ngoài những chính sách khi đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam, các doanh nghiệp còn được hưởng những ưu đãi đặc biệt từ chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc như miễn tiền thuê đất, hỗ trợ tiền đền bù, giải phóng mặt bằng, kinh phí đào tạo nghề cho lao động… và sự năng động của chính quyền địa phương. 3. Tuy vậy, bên cạnh những thành công đã đạt được chúng ta cũng cần nhận thấy những vướng mắc trong chính sách phát triển cụm công nghiệp và thu hút FDI, chính vì vậy, việc nghiên cứu chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản trong ngành công nghiệp ôtô đóng vai trò quan trọng thời gian tới. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Bộ công nghiệp (2007), Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. 2. Bộ công nghiệp ( 2004), Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn đến 2010, tầm nhìn 2020 3. Bộ tài chính (2004), “Báo cáo về các chính sách thuế liên quan đến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam“ 4. Đào Mạnh Kháng, Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020, tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12/2009. 5. Cục công nghiệp Địa phương - Bộ Công Thương, Số liệu thông kê về cụm công nghiệp cả nước tháng 10/2009 6. Kenichi Ohno, Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam:Những việc cần làm để triển khai thực hiện quy hoạch ngành, Diễn đàn phát triển Việt Nam, 2004 7. Luật đầu tư 2005 do Quốc Hội nước CH XHCN Việt Nam thông qua. 8. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt nam, NXB Tư Pháp, trang 200, Hà Nội 9. Nghị định 108/2006/NĐ-CP: Hướng dẫn thi hành luật đầu tư 2005. 10. Quyết định số 105/2009/QĐ – TTg về việc ban hành Quy chế thành lập và quản lý Cụm công nghiệp 11. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê ( tóm tắt) 2009, NXB Thống Kê, Hà Nội II. Tài Liệu Tiếng Anh: 12. Arikoko, Mario Zejan, Foreign Direct Investment, Palgrave, 2000 13. Harvard Business Week, 1998, trang 78 83 14. Kochiki Akifumi, 2007, the flowchat Model of Cluster Policy : the automobile industry cluster in China, The Institute of Developing Economics ( IDE), Jetro, 15. Kuchiki Akifumi, 2007, Clusters and Innovation: Beijing's hi-technology Industry Cluster and Guangzhou's automobile industry Cluster, the Institute of Developing Economics ( IDE), Jetro, 16. Lall Somik V., Koo Jun, Charkravorty Sanjoy, 2003, Diversity matters : The Economic Geography of Industry Location In India, World Bank Policy Research working paper No, 3072 17. Michael Graham and Jean Woo, FUELLING ECONOMIC GROWTH- The Role of Public–Private Sector Research in Development, 2009, Practical Action Publishing/The International Development research centre, Chapter 3 18. Porter Michael E, 1998, Clusters and the new economics of competition, Harvard Business reniew , 19. Porter Michael E, 1990, The competitive advantage of nations, new York: Free Press. 20. UNCTAD 1998 (WIR), page 91 III. Một số Website: 21. www.idrc.com , The International Development research centre: 22. www.fia.mpi.gov.vn, Bộ kế hoạch và đầu tư, cục đầu tư nước ngoài 23. www.gso.gov.vn, Tổng cục thống kê 24. www.skhdtvinhphuc.gov.vn, Sở kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc, Định hướng phát triển quy hoạch công nghiệp, 25. Phương Hà, Công nghiệp phụ trợ, 10 năm vẫn chưa lớn, wesbit của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, 10-nam-van-chua-lon. 26. www.vama.org.vn, VAMA- Hiệp hội ô tô Việt Nam 27. www.vinhphuc.gov.vn , Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc 84 PHỤ LỤC 1: BÁO CÁO NHANH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 6 THÁNG NĂM 2010 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng năm 2009 6 tháng năm 2010 So cùng kỳ 1 Vốn thực hiện triệu USD 5,100 5,400 105.9% 2 Vốn đăng ký triệu USD 10,419 8,430 80.9% 2.1. Cấp mới triệu USD 5,529 7,905 143.0% 2.2. Tăng thêm triệu USD 4,890 525 10.7% 3 Số dự án 3.1. Cấp mới dự án 547 438 80.1% 3.2. Tăng vốn lượt dự án 206 121 58.7% 4 Xuất khẩu 4.1. Kể cả dầu thô triệu USD 13,639 17,208 126.2% 4.2. Không kể dầu thô triệu USD 10,477 14,611 139.5% 5 Nhập khẩu triệu USD 10,844 16,148 148.9% Ghi chú: Tính cả các dự án kinh doanh hạ tầng và các dự án trong CNN Số liệu 2010 tính theo các báo cáo nhận được tới thời điểm báo cáo Số liệu về số dự án và vốn đăng ký năm 2009 tính tới ngày 20 kỳ báo cáo Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tƣ, Cục đầu tƣ nƣớc ngoài (6/2010), Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tính đến tháng 6/2010, 85 PHỤ LỤC 2: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI NĂM 2010 THEO NGÀNH Tính từ 01/01/2010 đến 20/6/2010 TT Ngành Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lƣợt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1 CN chế biến,chế tạo 164 2,472.1 83 396.9 2,869.0 2 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 3 2,151.7 1 0.0 2,151.7 3 KD bất động sản 12 1,752.1 4 32.1 1,784.2 4 Xây dựng 65 898.3 3 15.3 913.6 5 Vận tải kho bãi 6 363.8 2 2.7 366.5 6 Dvụ lưu trú và ăn uống 12 97.0 1 26.0 123.0 7 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 57 56.8 7 2.8 59.6 8 Nghệ thuật và giải trí 2 33.0 0 0.0 33.0 9 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 1 15.8 4 32.5 48.3 10 HĐ chuyên môn, KHCN 51 29.2 3 1.4 30.6 11 Thông tin và truyền thông 37 10.4 6 0.9 11.3 12 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 8 7.7 3 3.0 10.7 13 Cấp nước;xử lý chất thải 4 8.9 0 0.0 8.9 14 Giáo dục và đào tạo 1 0.2 1 6.5 6.7 15 Dịch vụ khác 11 6.8 1 0.0 6.8 16 Hành chính và dvụ hỗ trợ 2 1.0 1 2.5 3.5 17 Y tế và trợ giúp XH 2 0.5 1 2.6 3.1 Tổng số 438 7,905.3 121 525.2 8,430.5 86 Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tƣ, Cục đầu tƣ nƣớc ngoài (6/2010), Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam tính đến tháng 6/2010, PHỤ LỤC 3: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI NĂM 2010 THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƢ Tính từ 01/01/2010 đến 20/6/2010 TT Hình thức đầu tƣ Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lƣợt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1 100% vốn nước ngoài 360 4,408.3 98 460.8 4,869.1 2 Đầu tư theo BOT, BT, BTO 4 2,149.8 0 0.0 2,149.8 3 Liên doanh 71 1,259.3 18 46.5 1,305.8 4 Cổ phần 1 0.4 4 17.9 18.4 5 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 87.5 1 0.1 87.5 Tổng số 438 7,905.3 121 525.2 8,430.5 Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tƣ, Cục đầu tƣ nƣớc ngoài (6/2010), Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam tính đến tháng 6/2010, 87 PHỤ LỤC 4 THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI NĂM 2010 THEO ĐỊA PHƢƠNG Tính từ 01/01/2010 đến 20/6/2010 TT Địa phƣơng Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lƣợt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1 Bà Rịa-Vũng Tàu 13 2,156.9 0 0.0 2,156.9 2 Quảng Ninh 1 2,147.0 0 0.0 2,147.0 3 TP Hồ Chí Minh 165 1,077.3 33 102.6 1,180.0 4 Nghệ An 4 1,003.7 0 0.0 1,003.7 5 Quảng Ngãi 1 340.0 0 0.0 340.0 6 Hà Tĩnh 7 206.1 0 0.0 206.1 7 Bình Dương 28 110.0 19 95.7 205.8 8 Đồng Nai 15 44.8 26 135.9 180.8 9 Quảng Nam 3 140.9 0 0.0 140.9 10 Bắc Ninh 16 90.9 8 49.1 140.0 11 Bắc Giang 6 87.2 1 49.0 136.2 12 Hà Nội 96 102.7 9 7.8 110.4 13 Bình Phước 3 105.7 0 0.0 105.7 14 Đà Nẵng 6 29.6 4 57.0 86.6 15 Hải Phòng 5 32.6 5 5.4 38.0 16 Trà Vinh 5 31.5 0 0.0 31.5 17 Thừa Thiên-Huế 4 28.4 1 2.5 30.9 18 Bình Thuận 7 27.3 0 0.0 27.3 19 Bình Định 4 21.6 0 0.0 21.6 20 Long An 13 12.6 4 8.2 20.8 21 Ninh Bình 2 19.9 0 0.0 19.9 22 An Giang 1 17.8 0 0.0 17.8 23 Hưng Yên 5 17.3 0 0.0 17.3 88 24 Hải Dương 3 9.2 3 3.3 12.5 25 Vĩnh Phúc 5 10.0 1 0.0 10.0 26 Bến Tre 1 10.0 0 0.0 10.0 27 Tây Ninh 7 7.8 1 1.2 9.0 28 Khánh Hòa 1 3.0 2 5.0 8.0 29 Phú Thọ 2 6.0 0 0.0 6.0 30 Lâm Đồng 4 6.0 2 0.0 6.0 31 Tiền Giang 0 0.0 1 3.0 3.0 32 Thái Bình 2 0.6 0 0.0 0.6 33 Thái Nguyên 1 0.5 0.5 34 Cần Thơ 1 0.3 0 0.0 0.3 35 Thanh Hóa 1 0.2 1 -0.6 -0.4 Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tƣ, Cục đầu tƣ nƣớc ngoài (6/2010), Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam tính đến tháng 6/2010, 89 PHỤ LỤC 5 Bảng: Các thay đổi chính trong chính sách kinh tế của Thái Lan từ 1990 Đầu những năm 90 AFTA: Cắt giảm thuế cho mậu dịch linh kiện ô-tô trong ASEAN TRIMS: Cam kết sẽ giảm “nội dung địa phương” (local content) trong 5 năm 1996 Cắt giảm thuế hơn nữa cho mậu dịch linh kiện và phụ tùng ô-tô trong ASEAN để tạo nên mạng lưới sản xuất trong ASEAN 1997 Tự do hóa sở hữu: Cho phép người nước ngoài tăng cổ phần lên ở vùng 1 và vùng 2 của IE và cho phép tất cả FDI được tham gia khuyến khích đầu tư của chính phủ. 1999 Thay đổi trong Luật đầu tư: Bình thường hóa luật đầu tư và các tiêu chuẩn đầu tư theo các điều kiện của IMF 2000 Xóa bỏ hoàn toàn quy định về nội dung địa phương (local content rule) (một phần của chính sách TRIMS) 2001 Viện ô-tô Thái Lan được thành lập và hoạt động trong tư vấn chính phủ để cải thiện chính sách, quy định về tiêu chuẩn, đào tạo, nghiên cứu và phát triển Thêm một số chuyển giao công nghệ khác giúp cải thiện quá trình thiết kế sản phẩm, ví dụ như Trung Tâm Kĩ Thuật Toyota khu vực Trung Á và Thái Bình Dương 2003 Hiệp định AFTA có toàn hiệu lực, thuế nhập khẩu giảm 90 xuống từ 0-5% Nguồn: Zsin Woon, Teoh, Santitarn Sathirathai, David Lam, Chung Han, Lai, Kriengsak Chareonwongsak, ThaiLand Automotive cluster, 2007, Microeconomics of Competitiveness. PHỤ LỤC 6 Bản đồ phân bố các khu, cụm công nghiệp tại Việt Nam (16/10/2009) Nguồn: Tổng cục thống kê 91 92 PHỤ LỤC 7 Các khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc có nhóm dự án đầu tƣ liên quan đến ngành công nghiệp ô tô a. Khu công nghiệp Kim Hoa. - Chủ đầu tư: Tổng công ty phát triển đô thị và Khu công nghiệp (IDICO) - Địa chỉ: 151 Ter Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh. - Điện thoại: 08 3 8438883 - Diện tích: 117 ha (giai đoạn I: 50 ha; giai đoạn II: 67 ha) - Vị trí, thuộc thị xã Phúc Yên, nằm sát đường Quốc lộ 2A, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 10 km, cách Trung tâm Thủ đô Hà Nội 35km, Cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 152km; Nằm sát tuyết đường sắt Hà Nội Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc), cách Ga Phúc Yên 1km. - Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ: Trạm điện 110/35/22 kV công suất 80 MVA, có hệ thống đường giao thông thuận tiện, nhà máy nước Phúc Yên công suất 20.000m3 ngày đêm cấp và thoát nước thuận lợi, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, hải quan thuận tiện. Số dự án đã đăng ký đầu tư: 01 ; Số dự án đã hoạt động: 01. Số vốn đăng ký: 290,427 triệu USD; Số vốn thực hiện: 203,76 triệu USD Tỷ lệ lấp đầy: giai đoạn I đã lấp đầy 100 %. - Nhóm dự án đầu tư: Sản xuất và lắp ráp phụ tùng ô tô, xe máy b. Khu công nghiệp Bình Xuyên - Chủ đầu tư: Công ty TNHH đầu tư xây dựng An Thịnh Vĩnh Phúc. - Địa chỉ: khu công nghiệp Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. 93 - Điện thoại: 04 3 8473.780/(0211) 3 596.999; Fax: (04) 3 8473.662/(0211) 3 596.888 - Email:congtyanthinh@hn.vnn.vn, Website: www.binhxuyenip.com - Diện tích: 271ha - Tổng mức đầu tư hạ tầng KCN: 573,5 tỷ đồng. - Vị trí, thuộc huyện Bình Xuyên, nằm cạnh đường quốc lộ 2 (Nội Bài – Lào Cai); cách sân bay Quốc tế Nội Bài 18km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 45km, cách cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) 160 km, nằm sát tuyết đường sắt Hà Nội – Lao Cai – Côn Minh (Trung Quốc), cách ga đường sắt 02 km. - Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ:Trạm điện 110/35/22 KV công suất 126 MVA, có thống đường giao thông thuận tiện, nhà máy nước Đạo Đức công suất 20.000m3 ngày đêm, hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải riêng; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, hải quan thuận tiện; Số dự án đã đăng ký đầu tư: 37; Số dự án đã hoạt động: 22 § Số vốn đăng ký: 179,336 triệu USD và 1.190,09 tỷ đồng. § Số vốn thực hiện: 75,816 triệu USD và 9.16,83 tỷ đồng. § Tỷ lệ lấp đầy: 61,8 %. * Nhóm dự án kêu gọi đầu tư: sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, hoá chất, sản xuất các loại vật liệu xây dựng mới, chế biến lương thực, thực phẩm; Sản xuất sản phẩm điện tử; sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử kỹ thuật cao.v.v... c. Khu công nghiệp Sơn Lôi - Chủ đầu tư: Công ty TNHH đầu tư xây dựng An Thịnh - Địa chỉ: 172 Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội - Điện thoại: 04.38473780/ (0211) 3596.999; Fax: 04.38473662/(0211) 3596.888 - Email: congtyanthinh@hn.vnn.vn - Website: www.binhxuyenip.com/ www.anthinhbinhxuyen.vn 94 - Diện tích: 300 ha - Vị trí : Nằm cạnh đường cao tốc Nội Bài- Lao Cai , Cách sân bay Quốc tế Nội Bài 17 km, cách Hà Nội 38 km, Cách cảng Cái Lân( Quảng Ninh) 161 km; Nằm sát tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc), cách Ga Hương Canh 1km. * Nhóm dự án kêu gọi đầu tư: Sản xuất máy tính, thiết bị thông tin, viễn thông, internet và sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; Sản xuất sản phẩm điện tử; sản xuất vật liệu cách âm, cách nhiệt, cách điện, vật liệu tổng hợp thay thế gỗ, vật liệu chịu lửa, sản xuất khuôn mẫu bằng kim loại hoặc phi kim loại, sản xuất thiết bị nâng hạ cỡ lớn, sản xuất máy công cụ gia công kim loại, công nghiệp cơ khí, sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm v.v… d. Khu công nghiệp Khai Quang: - Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc. - Địa chỉ: Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. - Điện thoại: (0211).3721.797; Fax: (0211).3845.944; Website: www.vpid.com.vn - Diện tích: 262 ha - Tổng mức đầu tư hạ tầng KCN: 286,02 tỷ đồng. - Vị trí : Thuộc thành phố Vĩnh Yên, nằm cạnh đường Quốc lộ 2A, cách ga đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai khoảng 2km, cỏch thủ đụ Hà Nội khoảng 50 km, sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 25 km. Cách cảng Cái Lân( Quảng Ninh) 170 km; cách Ga đường sắt 4 km. - Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ: Trạm điện 110/35/22 kV công suất 126 MVA, có hệ thống đường giao thông thuận tiện, nhà máy nước Vĩnh Yờn cụng suất 95 32.000m3, hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải riêng; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, hải quan thuận tiện. Số dự án đã đăng ký đầu tư: 53 số dự án đã hoạt động: 36 Số vốn đăng ký: 275,929 triệu USD và 298,92 tỷ đồng. Số vốn thực hiện: 136,374 triệu USD và 134,6 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy: 71,5 %. - Nhóm dự án kêu gọi đầu tư: Đầu tư sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí chính xác; điện tử, điện lạnh, thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy; Sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại... Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, Các khu công nghiệp đang hoạt động, www.vinhphuc.gov.vn MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: ........................................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP ................................................................................................................... 4 1.1. Tổng quan về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài .............................................. 4 1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài.................................................. 4 1.1.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ......................................... 6 96 1.1.3. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................... 9 1.1.3.1. Theo mục đích thu hút FDI ............................................................. 9 1.1.3.2 Phân loại theo cách thức thâm nhập ............................................ 10 1.1.3.3. Theo quy định pháp lý ................................................................... 11 1.1.4. các nhân tố liên quan đến nước nhận đầu tư ....................................... 13 1.2. Một số vấn đề lý luận về cụm công nghiệp ............................................ 16 1.2.1. Khái niệm cụm công nghiệp ............................................................... 16 1.2.2. Đặc điểm cụm công nghiệp ................................................................. 19 1.2.3. Phân loại cụm công nghiệp ................................................................. 21 1.3.Vai trò của đầu từ nƣớc ngoài và phát triển cụm công nghiệp ............ 23 1.3.1. Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế ...................... 23 1.3.2. Vai trò của cụm công nghiệp đối với nền kinh tế ............................... 25 1.3.2.1. Phát triển ngành công nghiệp trọng tâm ...................................... 25 1.3.2.2. Tạo thuận lợi trong việc tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến ................................................................................................... 25 1.3.2.3. Đẩy mạnh phát triển nền công nghiệp hỗ trợ ............................... 26 1.3.2.4. Tạo thêm việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động ..... 26 1.3.2.5. Góp phần phát triển đô thị, ổn định xã hội .................................. 26 1.3.3. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển cụm công nghiệp ............................................................................................................ 27 1.3.3.1. Thu hút FDI, hút công nghệ do phát triển cụm công nghiệp ....... 27 1.3.3.2. Nhà đầu tư tham gia cụm công nghiệp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh ........ 28 CHƢƠNG 2: ........................................................................................................................ 30 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT FDI TẠI VĨNH PHÚC .................................................... 30 2.1. Thực trạng phát triển công nghiệp ô tô và thu hút FDI tại Việt Nam 30 97 2.1.1. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam .............. 30 2.1.1.1. Tình hình phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam .......... 30 2.1.1.2. Một số chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam ...... 32 2.1.2.Thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam .......... 34 2.1.2.1. Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam ............................................. 34 2.1.2.2. Thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ... 36 2.1.2.3. Chính sách thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam .. 38 2.1.3. Thực trạng cụm công nghiệp ô tô và khả năng thu hút FDI vào Việt Nam ............................................................................................................... 40 2.1.3.1. Thực trạng phát triển cụm công nghiệp tại Việt Nam .................. 40 2.1.3.2. Thực trạng phát triển cụm công nghiệp ô tô và khă năng thu hút FDI tại Việt Nam ........................................................................................ 41 2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp ô tô và thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................................................................. 42 2.2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Vĩnh Phúc .................................................... 42 2.2.2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp ô tô tại tỉnh Vĩnh Phúc ................ 44 2.2.3. Thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô tỉnh Vĩnh Phúc . 46 2.2.3.1. Thực trạng các dự án FDI thu hút vào tỉnh .................................. 46 2.2.3.2. Chính sách thu hút FDI vào phát triển nghành công nghiệp ô tô tại Vĩnh Phúc.............................................................................................. 49 2.2.3.3. Thực trạng thu hút FDI trong ngành công nghiệp ô tô của Vĩnh Phúc ........................................................................................................... 52 2.2.4. Thực trạng phát triển cụm công nghiệp ô tô tại Vĩnh Phúc .......................... 54 2.3. Đánh giá chung trong phát triển nhằm thu hút FDI vào công nghiệp ô tô của Vĩnh Phúc ............................................................................................. 57 2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................. 57 98 2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn .............................................................. 58 CHƢƠNG III: ..................................................................................................................... 61 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP Ô TÔ NHẰM THU HÚT FDI TẠI VĨNH PHÚC ............................................................................... 61 3.1.Kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp nhằm thu hút FDI của một số nƣớc Châu Á ............................................................................................... 61 3.1.1. Tại Trung Quốc ................................................................................... 61 3.1.2. Tại Thái Lan ........................................................................................ 66 3.1.3. Malaysia .............................................................................................. 68 3.2. Chiến lƣợc phát triển cụm công nghiệp ô tô và thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Vĩnh Phúc. ..................................................................... 70 3.2.1. Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................. 70 3.2.2. Chiến lược phát triển cụm công nghiệp ô tô ....................................... 71 3.3. Một số giải pháp phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong thời gian tới ................................................................. 72 3.3.1. Phía Chính Phủ .................................................................................... 72 3.3.1.1. Giải pháp về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp ô tô .................................................................................................. 73 3.2.1.2. Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển một số cụm công nghiệp ô tô .................................................................................................. 74 3.2.1.3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực .......................................... 75 3.3.2. Phía tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................. 75 3.3.2.1. Giải pháp về luật pháp, chính sách .............................................. 75 3.3.2.2. Tăng cường mối liên kết chính quyền địa phương và doanh nghiệp .................................................................................................................... 77 3.3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực ................................ 77 99 3.3.2.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng .................................................................... 78 3.3.2.5. Quy hoạch đồng bộ ....................................................................... 79 3.3.2.6. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư ............................................... 79 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… PHỤ LỤC……….………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc.pdf
Luận văn liên quan