Quản lý tập thể quyền liên quan đến tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam

MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan là vấn đề đã bắt đầu phát triển trên thế giới từ 200 năm trước. Đối với Việt Nam, đây là một khái niệm còn khá mới mẻ và phức tạp. Chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào của tác giả trong nước được công bố để làm tài liệu nghiên cứu và áp dụng trên thực tế. Số lượng tài liệu dịch cũng rất hạn chế và không được phát hành rộng rãi. Có thể nói, quản lý tập thể còn hoàn toàn lạ lẫm với phần đông người dân cũng như một phần các luật gia Việt Nam. Mặc dù, tại Việt Nam, những kiến thức về quản lý tập thể vẫn còn khá xa lạ nhưng quản lý tập thể đang ngày càng trở nên quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những cá thể sáng tạo và những người sở hữu quyền có liên quan đến sáng tạo đó. Sự phát triển của công nghệ mới, Internet và các sản phẩm truyền thông đa phương tiện đã tác động mạnh mẽ đến việc bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan. Các tác phẩm được truyền đạt với rất nhiều cách thức đa dạng, được sử dụng ở bất cứ thời điểm và không gian nào, khiến vi phạm bản quyền có điều kiện phát triển. Việc quản lý sao cho quyền tác giả, quyền liên quan được tôn trọng, đồng thời quyền của người sử dụng cũng được đảm bảo, theo cách truyền thống, hầu như là không thể. Quản lý tập thể là một công cụ mới và hữu dụng có thể giúp giải quyết hiệu quả vấn đề này. Bên cạnh tầm quan trọng tự thân của quản lý tập thể, bối cảnh hội nhập cũng khiến việc nghiên cứu tìm hiểu về quản lý tập thể trở nên cấp thiết. Khi tham gia vào WTO, Việt Nam phải hội đủ các tiêu chuẩn về khung pháp lý cơ bản để kịp thích ứng với sân chơi quốc tế. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 đáp ứng tiêu chuẩn đó vì có điều khoản quy định về quản lý tập thể, nhưng những điều khoản này rất chung chung, mơ hồ và không có hướng dẫn cụ thể nào để thực hiện. Nay, nhu cầu không chỉ dừng lại ở việc có khung pháp lý mà cần phải có nhiều nghiên cứu sâu rộng để triển khai quản lý tập thể trên thực tế. Ngoài ra, trong quá trình hội nhập, người sử dụng của một quốc gia có nhu cầu sử dụng tác phẩm của nhiều quốc gia khác, các tổ chức quản lý tập thể nước ngoài đã bắt đầu có những bước tiếp xúc với các tổ chức quản lý tập thể trong nước, do đó, kiến thức vững chắc về vấn đề này là hành trang không thể thiếu cho các tổ chức quản lý tập thể trong nước nói riêng, và cho tất cả những ai kinh doanh trên thị trường văn hóa phẩm tại Việt Nam nói chung. Quản lý tập thể có thể áp dụng trên nhiều lĩnh vực. Trong phạm vi đề tài của mình, nhóm tác giả chọn tìm hiểu về quản lý tập thể quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc. Nhóm tác giả nhận định, hiện nay, đây là đối tượng đang bị xâm phạm bất hợp pháp với số lượng và mức độ lớn nhất, kể cả tác phẩm âm nhạc trong và ngoài nước. Do tính chất dễ truyền đạt, phát tán của tác phẩm âm nhạc, quản lý tập thể quyền trong lĩnh vực này cũng rất đặc trưng và phát triển trên thế giới. Chọn nghiên cứu một mảng then chốt sẽ giúp đề tài tập trung, chất lượng hơn, đồng thời vẫn bảo đảm nêu ra được những đặc điểm cơ bản của quản lý tập thể để làm cơ sở áp dụng trên những lĩnh vực khác. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu về lý luận quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt đối với các tác phẩm âm nhạc. - Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của tổ chức quản lý tập thể, liên hệ với đặc điểm hoạt động và cơ sở pháp lý tại Việt Nam . - Phân tích các mô hình quản lý tập thể phổ biến trên thế giới, kiến nghị mô hình thích hợp để áp dụng tại Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu đề tài là vấn đề quản lý tập thể quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam. Trong đó, nhóm tác giả chỉ giới hạn đề tài qua việc nghiên cứu tập trung vấn đề quản lý tập thể đối với quyền của người biểu diễn và quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2008 đến tháng 06/2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác–Lênin. Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, hệ thống, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN LIÊN QUAN TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC 1.1. Quyền tác giả, quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc 1.1.1. Quyền tác giả 1.1.2. Quyền liên quan 1.2. Quản lý tập thể (collective management) 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Phân biệt “quản lý tập thể quyền” và “cấp phép quyền kiểu trung gian”’ 1.2.3. Lịch sử hình thành tổ chức quản lý tâp thể 1.3. Tổ chức quản lý tập thể Chương 2. ĐẶC ĐIỂM VỀ QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN LIÊN QUAN TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC - THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM 2.1 Tính chất công hay tư của tổ chức quản lý tập thể. 2.2 Tính chất lợi nhuận và kinh doanh của tổ chức quản lý tập thể. 2.3 Liên đới quản lý bắt buộc 2.4 Khả năng cấp phép mở 2.4.1 Các kiến thức cơ bản về cấp phép mở và giấy phép mở 2.4.2 Lợi thế của việc cấp phép mở 2.4.3 Những tác động xấu của việc cấp giấy phép mở 2.4.4 Những lĩnh vực cần thiết xác lập giấy phép mở 2.4.5 Các kỹ thuật để ban hành một giấy phép mở 2.5 Vị thế độc quyền trên thực tế của tổ chức quản lý tập thể 2.5.1 Việc hình thành vị thế độc quyền trên thực tế của tổ chức quản lý tập thể 2.5.2 Các biện pháp ngăn chặn khả năng lạm dụng vị thế độc quyền trên thực tế của tổ chức quản lý tập thể 2.6 Vấn đề hợp nhất các tổ chức riêng biệt vốn quản lý các quyền khác nhau và dành cho các nhóm chủ sở hữu quyền khác nhau 2.6.1 Lý do của việc hợp nhất tổ chức quản lý tập thể của người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm 2.6.2 Đánh giá nhu cầu thiết lập tổ chức liên minh quản lý tập thể quyền của người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm tại Việt Nam Chương 3. KIẾN NGHỊ MÔ HÌNH QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN LIÊN QUAN TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC PHÙ HỢP TẠI VIỆT NAM 3.1 Vấn đề quản lý quyền 3.1.1 Các phương pháp quản lý tập thể phổ biến trên thế giới 3.1.2 Phương pháp quản lý tập thể quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc – trường hợp cụ thể của RIAV (Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam) 3.1.3 Cơ cấu tổ chức 3.1.4 Cơ chế quản lý nhà nước 3.2 Vấn đề chống xâm phạm quyền 3.2.1 Các biện pháp kỹ thuật 3.2.2 Các biện pháp hành chính, dân sự

pdf50 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2553 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý tập thể quyền liên quan đến tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n và quyền của nhà sản xuất bản ghi âm: - Điều 12 đề cập đến việc sử dụng tác phẩm âm nhạc của các tổ chức phát sóng. Ở đó, các tổ chức phát sóng sử dụng các tác phẩm âm nhạc dưới hình thức các bản ghi âm, các bản ghi hình. Ta nhận thấy rằng, trong các bản ghi này tồn tại cả quyền liên quan của các nghệ sĩ biểu diễn và của các nhà sản xuất bản ghi âm. Như vậy, việc sử dụng của các tổ chức phát sóng liên quan đến cả hai nhóm đối tượng này. - Ngoài ra, hiện nay trên thế giới, quyền của người biểu diễn và của nhà sản xuất bản ghi đang có xu hướng “nhập lại thành một”. Xu hướng này được xuất phát từ việc ra đời các công ty sản xuất âm nhạc như: Sony Music, EMI music, Universal...Trong đó, các công ty này vừa quản lý ca sĩ, vừa có hệ thống phòng thu âm, thu hình hiện đại. Hợp đồng giữa các công ty và người biểu diễn thường quy định một tỷ lệ phân chia nhất định giữa công ty và người biểu diễn, nhưng công ty vẫn là người nắm giữ quyền liên quan đối với các bản ghi. Vì thế quyền thu tiền thù lao của cả người biểu diễn và nhà sản xuất đều thuộc về công ty. Với hai lý do chính như trên, việc liên minh quản lý tập thể đem đến cho các chủ sở hữu quyền sự tiện dụng và tiết kiệm chi phí cho việc quản lý. 28 Hơn nữa, với sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới Internet, các yêu cầu về việc sử dụng trên Internet đòi hỏi việc cấp phép và thu tiền cho việc sử dụng phải nhanh chóng và đơn giản. Vì vậy, việc liên minh quản lý tập thể là hết sức cần thiết. Hiện nay, tại nhiều quốc gia đã thành lập các tổ chức liên đới quản lý quyền của người biểu diễn và nhà sản xuất như: LSG ở Áo, SOCINPRO ở Brazil, GRAMEX ở Đan Mạch, SENA ở Hà Lan... Tuy nhiên, việc liên minh để quản lý không phải là không tồn tại những khuyết điểm của nó. Dễ dàng nhìn thấy rằng, nếu hình thành một tổ chức liên minh quản lý quyền thì những nhà sản xuất – vốn là những pháp nhân, tổ chức kinh tế - sẽ luôn luôn chiếm ưu thế so với những người biểu diễn – vốn chỉ là những cá nhân riêng lẻ. Vì vậy, khả năng tổ chức này sẽ xem nhẹ lợi ích của một nhóm chủ sở hữu quyền là có thể xảy ra. Đồng thời, cũng phải nhìn nhận rằng, không cần hình thành một tổ chức liên minh thì hai tổ chức riêng lẻ vẫn có thể có sự phối hợp hoạt động vì những mục đích chung. Chính vì vậy, nhiều quốc gia vẫn duy trì các tổ chức riêng lẻ, độc lập đối với hai nhóm chủ sở hữu quyền này như: ADAMI và SPEDIAM ở Pháp, IMAIE ở Tây Ban Nha đại diện cho người biểu diễn và các tổ chức IFPI ở các quốc gia đại diện cho nhà sản xuất bản ghi. 2.6.2 Đánh giá nhu cầu thiết lập tổ chức liên minh quản lý tập thể quyền của người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm tại Việt Nam Sau khi Việt Nam gia nhập công ước Rome kể từ ngày 01/03/2007, các quy định tại Điều 12 cũng được áp dụng. Tuy nhiên, Điều 12 là một điều khoản mà các quốc gia tham gia được phép bảo lưu. Vì vậy, Việt Nam đã bảo lưu điều khoản này. Tuy nhiên, các quy định tại Điều 33 Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam năm 2005 là một sự chuyển hóa của điều khoản này. Điều 33 Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam năm 2005 quy định: “ Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao: 1. Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền liên quan trong các trường hợp sau đây không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng: a) Sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; Theo hướng dẫn tại nghị định 100 thì dường như không hề thu hẹp hoạt động này, mà là rất nhiều hoạt động khác nhau đều được quyền không xin phép và phải trả tiền Khoản 1 điều 35 Nghị định 100/2006 hướng dẫn cụ thể như sau: 29 1. Sử dụng trực tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tổ chức phát sóng dùng chính bản ghi âm, ghi hình đó để phát sóng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh, môi trường kỹ thuật số. Sử dụng gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tiếp sóng, phát lại chương trình đã phát sóng; chuyển chương trình trong môi trường kỹ thuật số lên sóng.” Như vậy, đối với việc truyền phát sóng thì các quyền của người biểu diễn, của nhà sản xuất bản ghi âm đều là quyền hưởng thù lao và không có độc quyền cấp phép. Để phân tích rõ các đặc điểm tại Việt Nam về vấn đề này, cần phân tích hai vấn đề. - Thứ nhất, việc sử dụng các tác phẩm âm nhạc: Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nước hiện nay, các đài truyền hình, truyền thanh, các kênh IP TV (truyền hình Internet) đang sử dụng các bản ghi với mức độ rất cao và dĩ nhiên là quyền của người biểu diễn và của nhà sản xuất bản ghi tồn tại đồng thời trong các bản ghi này. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ Internet cũng có nhu cầu cấp phép nhanh chóng, đơn giản để thuận lợi cho quá trình hoạt động, kinh doanh. - Thứ hai, việc quản lý quyền liên quan: Hiện nay, việc xác định quyền của người biểu diễn và của nhà sản xuất các bản ghi tại Việt Nam rất phức tạp. Khác với các nước, người bỏ tiền đầu tư vào các bản ghi là các nhà sản xuất, tại Việt Nam, chính ca sĩ mới là người bỏ tiền đầu tư vào các bản ghi. Vì vậy, nếu căn cứ theo Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 thì ca sĩ là chủ sở hữu quyền đối với quyền liên quan của các nhà sản xuất và quyền liên quan của người biểu diễn. Tuy vậy, tại Việt Nam chưa tồn tại một tổ chức quản lý tập thể của người biểu diễn nói chung và ca sĩ nói riêng. Các ca sĩ - những người trực tiếp đầu tư vào các bản ghi - lại là những người thiếu kiến thức về pháp luật, chính họ cũng không nhận ra quyền của mình. Vì vậy, hầu như quyền tài sản của họ đều bị “bỏ quên”. Bên cạnh đó, nếu như ở các nước, các công ty sản xuất âm nhạc (vừa quản lý ca sĩ, vừa có phòng thu, ghi âm) phát triển rất mạnh thì ở Việt Nam, chỉ tồn tại số lượng ít các công ty sản xuất âm nhạc có mô hình tương tự như: Wepro, Đức Trí Entertainment...Vì vậy, hiện tượng “nhập lại thành một” rất ít xảy ra. Với những phân tích như trên, có thể thấy rằng việc thiết lập một tổ chức quản lý tập thể liên minh quyền của người biểu diễn và quyền của nhà sản xuất vào thời điểm hiện tại tại Việt Nam là chưa thể thực hiện được. Tuy nhiên, mô hình này có thể rất đáng được xem xét trong tương lai không xa, đặc biệt là khi RIAV đã phát triển ổn định. 30 Chương 3 KIẾN NGHỊ MÔ HÌNH QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN LIÊN QUAN TRONG TÁC PHẨM ÂM NHẠC TẠI VIỆT NAM Bất kỳ một tổ chức quản lý tập thể nào đều có hai mảng hoạt động chính là: quản lý quyền và chống xâm phạm. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận của quản lý tập thể, thực trạng của các quy định của pháp luật Việt Nam và thực trạng tổ chức hoạt động của RIAV, nhóm tác giả đưa ra những đề xuất, kiến nghị trên hai mảng hoạt động chính này nhằm xây dựng một mô hình hợp lý cho việc quản lý tập thể quyền liên quan các tác phẩm âm nhạc – cụ thể là mô hình hoạt động của RIAV trong thời gian sắp tới. 3.1 Vấn đề quản lý quyền 3.1.1 Các phương pháp quản lý tập thể quyền phổ biến trên thế giới Hiện nay, để duy trì hoạt động của các tổ chức quốc tế, mỗi quốc gia áp dụng các phương pháp khác nhau cho những lĩnh vực, những quyền khác nhau. Sự lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào các yếu tố khách quan của từng quốc gia, và ý chí chủ quan của tập thể các chủ sở hữu quyền. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước đã giúp tiến sĩ Mihály Fiscor luật sư – kiêm tổng giám đốc ARTISJUS (tổ chức quản lý tập thể Hungary), nguyên là trợ lý Tổng giám đốc WIPO tổng hợp lại thành 4 phương pháp chính. Những phương pháp này được kết hợp một cách nhuần nhuyễn và độc đáo ở từng tổ chức quản lý riêng ở mỗi quốc gia14. - Phương pháp quản lý tập thể dựa vào giấy phép luật định: cơ quan lập pháp chỉ định các tổ chức quản lý tập thể là cơ quan duy nhất được thu phí, không một tổ chức nào và ngay cả chủ sở hữu quyền cũng không được thu phí. Đây là phương pháp quản lý tập thể mang tính chất cưỡng chế hoàn toàn. - Phương pháp quản lý tập thể trên cơ sở hệ thống thuế thiết bị: Ở nhiều quốc gia, pháp luật quy định rõ việc sử dụng một số loại hình tác phẩm trên một số lĩnh vực là tự do. Tuy nhiên, việc sử dụng này phải được bồi thường gián tiếp thông qua hệ thống thuế đánh vào các loại thiết bị phục vụ cho việc sử dụng đó. Như vậy, tiền bản quyền đã được các cơ quan lập pháp chuyển hóa thành tiền bồi thường thông qua quyết định thu thuế lên các thiết bị như đĩa quang, đĩa trắng, các phần cứng, phần mềm, thiết bị chuyên sao chép. Cách thức đánh thuế thiết bị dựa trên quan điểm là tiền thù lao phải được thanh toán đối với tất cả những người sử dụng các bản ghi âm, ghi hình, tuy nhiên việc sao chépriêng lẻ phục vụ mục đích cá nhân không thể để lại dấu vết. Vì vậy, cần phải thiết lập cơ chế “tiền bồi thường” để bù đắp cho chủ sở hữu quyền một phần thiệt hại từ việc sao chép này. 14 La gestion collective du droit d’auteur et des droits connexes – L’OMPI - 2002 31 - Trên cơ sở “liên đới quản lý mở rộng”: Đối với một số lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực đã tồn tại các hiệp hội nghề nghiệp, các hội xã hội – nghề nghiệp; tổ chức quản lý tập thể sẽ ký kết với các hiệp hội, hội này để được quyền quản lý tất cả các tác phẩm của các thành viên của hội, hiệp hội này. Biện pháp này mang tính bán cưỡng chế. - Trên cơ sở giấy phép tự nguyện: cơ quan lập pháp chỉ khuyến cáo việc cần thiết thiết lập một cơ chế cấp phép và trao quyền đặc biệt thông qua một tổ chức đại diện cho các chủ sở hữu quyền (tổ chức quản lý tập thể). Tất cả các tác phẩm đều được quản lý tập thể thông qua cơ chế nhận ủy thác riêng lẻ của từng chủ sở hữu quyền. Biểu giá được hình thành không phải là một biểu giá chung mà là biểu giá riêng biệt của từng cá nhân ủy thác quyền cho tổ chức quản lý tập thể. Biện pháp này mang tính tự do tuyệt đối. 3.1.2 Phương pháp quản lý tập thể quyền liên quan các tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam – trường hợp cụ thể của RIAV Hiện nay, thực trạng tổ chức và hoạt động của RIAV cho thấy việc áp dụng phương pháp sử dụng giấy phép luật định là chưa khả thi. Phương pháp này chỉ có thể áp dụng khi một tổ chức quản lý tập thể đã có khả năng hoạt động tốt và đảm bảo quyền lợi của các cá nhân và tổ chức ủy thác quyền. Tuy nhiên, hoạt động của RIAV chưa đáp ứng được các yếu tố này. RIAV chỉ mới cấp phép trên lĩnh vực Internet, dịch vụ viễn thông. Số lượng hợp đồng cấp phép sử dụng của RIAV còn hạn chế. Việc cấp phép của RIAV tràn lan, chưa đảm bảo các yếu tố pháp lý. RIAV chưa áp dụng quy chế phân phối tiền, gây mất uy tín ở một số đơn vị ủy thác quyền…Nhìn chung, hoạt động của RIAV chưa thật sự quy chuẩn và hợp lý Vì vậy, tại thời điểm này, nhà nước trao cho RIAV một độc quyền cấp phép và thu tiền thù lao sẽ không đảm bảo hiệu quả của việc thu tiền bản quyền, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền liên quan đối với các bản ghi. Phương pháp đánh thuế thiết bị là một sáng tạo của người Đức trong quá trình quản lý tập thể quyền sao chụp, và có thể rất hiệu quả trong lĩnh vực sao chép để dùng riêng như phần 2.3 đã nói. Tuy nhiên, ngay khi đề xuất này được nêu ra tại Hội thảo về vấn đề thu tiền bản quyền đối với đĩa quang, đĩa trắng do Cục bản quyền tác giả Việt Nam tổ chức vào tháng 8 năm 2008 đã gặp phải rất nhiều phản ứng từ dư luận. Có thể thấy khó khăn lớn nhất của việc áp dụng phương pháp này chính là việc phải giải thích cho đa số dân chúng về ý nghĩa và bản chất của việc thu thuế. Bên cạnh đó, việc thiết lập một cơ chế và bộ máy đồng bộ nhằm thực thi hệ thống thuế này là rất khó khăn. 32 Phương pháp “Liên đới mở rộng” thực sự là một phương án hay và hiệu quả, vừa đảm bảo tính dân chủ nhưng cũng góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho một tổ chức quản lý tập thể trong việc nhận ủy thác và cấp phép. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực quyền liên quan của các tác phẩm âm nhạc, việc áp dụng kỹ thuật này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì hiện nay, tại Việt Nam, chủ sở hữu quyền liên quan đối với hầu hết các tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam chính là các hãng ghi âm, ghi hình, các công ty sản xuất, phát hành băng đĩa. Nhưng những đơn vị này lại hoàn toàn thiếu vắng một tổ chức tập hợp. Tổ chức đó, nếu áp dụng phương pháp này thì RIA sẽ ký kết với RIAV. Đây chính là sự bất hợp lý. Nếu xem lại mục 1.3 Chương 1 (nói về mối quan hệ giữa hiệp hội và tổ chức quản lý tập thể) thì mô hình phù hợp phải là tổ chức quản lý tập thể được xây dựng dựa trên nền tảng của Hiệp hội (RIAV), lúc này, nếu như Hiệp hội thật sự có đông thành viên thì tổ chức quản lý tập thể này sẽ ký kết hợp đồng ủy thác chung với RIAV và qua đó được quyền đại diện cho tất cả các tác phẩm của các thành viên thuộc Hiệp Hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV). Theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, chúng ta chưa có bất kỳ một quy định nào của luật sở hữu trí tuệ hay luật dân sự thừa nhận sự tồn tại của một tổ chức quản lý tập thể, đồng thời cũng chưa có một quy định nào thừa nhận khả năng thu tiền bản quyền đối với toàn bộ số tác phẩm của một quốc gia, vì vậy tại Việt Nam các tổ chức quản lý tập thể chỉ có thể thực hiện mô hình cấp phép dựa trên cơ sở giấy phép tự nguyện – tức là dựa trên cơ sở những hợp đồng ủy thác cụ thể, với những tác phẩm cụ thể. Mặc dù, phương pháp này phù hợp với quy định chung của pháp luật dân sự, tuy nhiên sẽ gây trở ngại rất nhiều cho một tổ chức tập thể, và phương pháp này đã mặc nhiên loại bỏ sự tồn tại của một “giấy phép mở”. “Giấy phép tự nguyện” là mô hình được thực hiện tốt ở các nước như Hoa Kỳ, khi mà chủ sở hữu quyền có một khả năng đánh giá và giám sát rất tốt giá trị các tác phẩm do mình sở hữu, họ đưa ra những biểu giá riêng biệt và tổ chức quản lý tập thể phải cấp phép trên biểu giá đó. Tại Việt Nam hiện nay, nhận thức chung của đa số các chủ sở hữu quyền về giá trị tài sản của các tác phẩm của mình còn thấp. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào các hợp đồng ủy thác riêng biệt sẽ không thể đẩy mạnh sự phát triển của quản lý tập thể nói riêng và lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan nói chung. Ngoài ra, với những trở ngại từ chính những cá nhân vi phạm và nhiều điều kiện khách quan khác, một mô hình cấp phép trên cơ sở giấy phép luật định rất cần được thiết lập. Theo quan điểm của nhóm tác giả, ngay tại thời điểm hiện tại vẫn nên tiếp tục duy trì cơ chế quản lý tập thể thông qua giấy phép tự nguyện. Nhưng sau một thời gian, nếu RIAV hoặc một tổ chức quản lý tập thể khác đã đi vào ổn định và có những định hướng đúng, thì các cơ quan nhà nước nên xem xét việc ban hành và cấp một giấy phép mở cho các tổ chức quản lý tập thể để hỗ trợ những tổ chức này và dần chuyển sang phương pháp “giấy phép luật định”.Ở đó, RIAV sẽ được quyền cấp phép đối với toàn bộ các tác phẩm Việt Nam trong lĩnh vực quyền liên 33 quan của các tác phẩm âm nhạc. Đồng thời, một chủ sở hữu quyền sẽ có thể tuyên bố tự mình thực hiện quyền trên một số lĩnh vực với một số tác phẩm nhất định. Tuy nhiên, mô hình này rất dễ dẫn đến vị thế độc quyền luật định cho RIAV, vì vậy, chỉ có thể trao cho RIAV một thẩm quyền cấp phép mở khi thỏa mãn 02 điều kiện: - RIAV phải hoạt động tốt và thật sự đem lại lợi ích cho các chủ sở hữu quyền - Nhà nước phải ban hành một hành lành pháp lý chặt chẽ về các tổ chức quản lý tập thể, trong đó, thiết lập một cơ chế giám sát phù hợp giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức quản lý tập thể. 3.1.3 Cơ cấu tổ chức * Cơ quan thường trực của RIAV: Cơ cấu tổ chức phù hợp cho các tổ chức quản lý tập thể nói chung và RIAV nói riêng là được xây dựng trên nền tảng một hiệp hội. Theo đó, tổ chức quản lý tập thể là đơn vị độc lập, hoạt động tự chủ, và không chịu bất kỳ một sự ảnh hưởng nào từ các thành viên của hiệp hội. Để làm được điều này, cá nhân đứng đầu và điều hành tổ chức quản lý tập thể phải là người độc lập và không phải là thành viên của hiệp hội, không phải là một chủ sở hữu quyền. Điều này sẽ giúp cho người đứng đầu tổ chức quản lý tập thể giữ được sự công bằng trong quá trình thu và phân phối tiền bản quyền, đảm bảo tính minh bạch và ổn định của tổ chức quản lý tập thể. Theo các chuyên gia đến từ IFPI (Hiệp hội công nghiệp ghi âm quốc tế), NORCODE (hiệp hội phát triển bản quyền Na Uy) mà nhóm tác giả từng trao đổi, vai trò của người đứng đầu tổ chức quản lý tập thể là vai trò của một CEO (Giám đốc điều hành) – người có quyền quyết định nhất định đối với việc quản lý tổ chức nhưng lại độc lập và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị (ở đây là ban chấp hành của tổ chức quản lý tập thể). Trước các đòi hỏi đa dạng của xã hội, để thực hiện được chức năng của mình. tổ chức quản lý tập thể nói chung, và tổ chức quản lý tập thể trên lĩnh vực quyền liên quan các tác phẩm âm nhạc nói riêng đều phải có những chuyên gia trên lĩnh vực pháp lý, công nghệ thông tin và truyền thông. Điều này đặc biệt quan trọng ở lĩnh vực âm nhạc, khi mà hiện nay, với sự phát triển của hệ thống Internet, việc sử dụng và chia sẻ các bản ghi trở nên vô cùng dễ dàng. Những nhân viên trong một tổ chức quản lý tập thể phải là những người nhanh chóng nắm bắt sự phát triển của công nghệ để có những dự đoán và phương án phù hợp cho việc quản lý các quyền được ủy thác. Vì vậy, những nhân viên này phải thực sự là những chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin và về pháp lý. * Thành viên ủy thác cho RIAV: Như đã phân tích ở phần 2.6 của đề tài, chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất chính là người đã đầu tư tài chính và tiền bạc để tạo ra bản ghi âm, ghi hình. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất là ca sĩ hoặc cá nhân khác. Do đó, trong thời gian sắp tới, RIAV có thể mở rộng việc nhận ủy thác từ những cá nhân này. 34 Việc mở rộng đối tượng có khả năng ủy thác cho RIAV có thể đem lại rất nhiều lợi thế cho RIAV. Trong rất nhiều trường hợp, ca sĩ là người nắm giữ cả quyền của nhà sản xuất và quyền của người biểu diễn, việc nhận ủy thác từ các ca sĩ sẽ tạo tiền đề cho RIAV có thể quản lý cả quyền của người biểu diễn, tiến tới mở rộng chức năng quản lý của RIAV (vừa quản lý quyền của người biểu diễn, vừa quản lý quyền của nhà sản xuất). 3.1.4 Cơ chế quản lý nhà nước Quản lý quyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của một tổ chức quản lý tập thể. Tuy nhiên, không thể quản lý quyền một cách hiệu quả nếu thiếu vắng sự hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước. Đặc biệt, thị trường âm nhạc hiện nay đang ngày càng mở rộng và trở thành một thị trường đem lại nhiều lợi nhuận. Bất kỳ sự thay đổi hay tác động nào của các tổ chức quản lý tập thể (mà cụ thể là RIAV) cũng sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhiều tổ chức, cá nhân khác trên thị trường này. Sự tác động hợp lý và kịp thời của cơ quan nhà nước chính là một trong các biện pháp hiệu quả nhất nhằm đảm bảo các tổ chức quản lý tập thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Các quy định pháp luật hiện tại đã hình thành một cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức quản lý tập thể. Điều này đem đến nhiều lợi thế cho các tổ chức quản lý tập thể, tuy nhiên, trong tương lai, khi các tổ chức quản lý tập thể nhận được thẩm quyền cấp giấy phép mở, việc giám sát của cơ quan nhà nước là tối cần thiết, để hạn chế tình trạng độc quyền trên thực tế của các tổ chức quản lý tập thể. Hiện nay, theo quy định tại điểm c khoản 3 điều 56 luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định các tổ chức đại diện tập thể tổ chức quản lý tập thể phải “c) Báo cáo theo định kỳ và đột xuất về hoạt động đại diện tập thể cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;” Đồng thời, khoản 2 và khoản 4 điều 41 nghị định 100 quy định “2. Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn việc phân chia tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác đối với những trường hợp tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan chưa ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan. 4. Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải thực hiện chế độ báo cáo, thông tin cho Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật theo định kỳ sáu tháng, một năm hoặc đột xuất về các hoạt động của tổ chức mình.” Ta thấy rằng, các cơ chế giám sát hiện tại còn rất lỏng lẻo và thiếu các quy định chi tiết. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, các cơ quan nhà nước phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của tổ chức quản lý tập thể. Đặc biệt là đối với các biểu giá. Biểu giá của một tổ chức quản lý tập thể trên lĩnh vực âm nhạc chính là một trong những yếu tố tác động rất nhiều đến thị trường sử dụng tác phẩm âm nhạc. Biểu giá không phù hợp sẽ hạn chế quyền tiếp cận tác phẩm âm nhạc của các đơn vị sử dụng và qua đó cộng đồng cũng không được thụ hưởng những tác phẩm có 35 chất lượng. Khi đó, tổ chức quản lý tập thể sẽ không có được các hợp đồng cấp phép sử dụng và vì vậy mà sẽ không thu được tiền bản quyền, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của các chủ sở hữu quyền. Vì những lý do này mà nhóm tác giả đề xuất giải pháp thiết lập cơ chế kiểm duyệt biểu giá. Vì biểu giá được thiết lập theo định kỳ hàng năm, vì vậy sẽ không quá khó khăn và mất nhiều thời gian cho việc soạn thảo và kiểm duyệt biểu giá. Mặt khác, biểu giá nếu được kiểm duyệt sẽ là cơ sở vững chắc để các tổ chức quản lý tập thể có thể dễ dàng làm việc với các đơn vị sử dụng. Việc kiểm duyệt biểu giá sẽ hạn chế khả năng tạo ra tình trạng độc quyền trên thực tế cho tổ chức quản lý tập thể, đồng thời vẫn duy trì một sự tự do nhất định cho các chủ sở hữu quyền. Vì vậy, trong trường hợp các tổ chức quản lý tập thể hoạt động không hiệu quả, các chủ sở hữu quyền vẫn có thể tiến hành cấp phép riêng lẻ. 3.2 Chống xâm phạm quyền Quản lý quyền là hoạt động bề nổi của một tổ chức quản lý tập thể. Trong khi đó, chống xâm phạm lại là hoạt động không thể thiếu mang tính bổ trợ, nền tảng. Chống xâm phạm tốt thì mới có thể quản lý tốt. Ở Việt Nam hiện nay, các biện pháp chống xâm phạm trong quản lý tập thể còn nhiều hạn chế. Nhóm tác giả, trong phạm vi hiểu biết của mình, nêu và phân tích khái quát một số biện pháp cơ bản để hoạt động chống xâm phạm được đảm bảo. 3.2.1 Biện pháp kỹ thuật Biện pháp kỹ thuật là biện pháp quan trọng, đòi hỏi tính hiệu quả cao và cập nhật thường xuyên để có thể chống lại tình hình xâm phạm quyền bằng các phương thức ngày càng đa dạng và tinh vi như hiện nay. Nếu như nói nhận ủy quyền cấp phép và phân phối tiền thù lao là chức năng của tổ chức quản lý tập thể thì biện pháp kĩ thuật là cách thức, phương tiện thực hiện chức năng đó. Làm sao để thống kê số lượng và nhận dạng đặc tính của từng thành viên trong hiệp hội, làm sao để tập hợp và mã hóa kho tác phẩm quản lý, làm sao để biết ai đang sử dụng tác phẩm của mình bất hợp pháp, làm sao để xác định mức sử dụng của từng tác phẩm để phân phối tiền thù lao tương thích cho chủ sở hữu…Tập hợp câu trả lời cho những câu hỏi trên là nội hàm của các biện pháp kĩ thuật. Khi các hệ thống viễn thông và công nghệ số trở nên phồ biến, việc cải tiến các biện pháp kỹ thuật càng trở nên cấp thiết. Trên thế giới, ngay từ khi Hiệp ước quyền tác giả của WIPO (WCT) và Hiệp ước về biểu diễn và ghi âm của WIPO (WPPT) ra đời năm 1996, người ta đã sớm thừa nhận cần mau chóng triển khai các biện pháp kĩ thuật mới để quản lý quyền liên quan trong mạng internet. Điều 11 WCT quy định: 36 “Các bên ký kết phải quy định sự bảo hộ pháp lý tương xứng và các biện pháp chế tài hiệu quả nhằm chống lại tình trạng vi phạm các biện pháp công nghệ được tác giả sử dụng...” Sau sự ra đời của hai “Hiệp ước internet” này, hệ thống quản lý quyền điện tử được hình thành trên thế giới. Hình thức phát triển thực sự của hệ thống này bao gồm các cơ sở dữ liệu quyền điện tử phức tạp và các phương tiện cấp phép tiên tiến. Về nguyên tắc, hệ thống có thể đạt đến mức độ tự động, tự động cấp phép và giám sát sử dụng, tự động thu và phân chia thù lao, nhanh chóng và chính xác hơn các phương pháp truyền thống nhiều lần. Đương nhiên hệ thống này vẫn chưa đạt được mức độ lý tưởng như nói trên mà đang còn trong quy trình nâng cấp phức tạp.Việc phát triển các hệ thống như vậy không chỉ là nhiệm vụ củanhững người thiết kế phần mềm mà cần vai trò quan trọng của các tổ chức quản lý tập thể. Một số dự án đã được triển khai của các tổ chức nổi tiếng trên thế giới như sự án CIS của CISAC, dự án liên minh “Fast track” của năm hiệp hội lớn của các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Hoa Kỳ… Có thể mạnh dạn đưa ra nhận định là các biện pháp đang được thực hiện tại Việt Nam khá thô sơ. Thực trạng xử lý kĩ thuật trong các công tác sắp xếp dữ liệu, bảo vệ thông tin và quản lý trong nước hiện còn rất nhiều bất cập. Do việc số hóa dữ liệu vẫn chưa phát triển đúng mức, cơ sở dữ liệu còn chưa hoàn chỉnh nên chưa thể áp dụng những biện pháp kĩ thuật tân tiến cho chu trình quản lý. Lấy ví dụ, thành viên của RIAV tuy là những hãng đĩa lớn trong nước nhưng cũng không hề nhập liệu danh sách tác phẩm của mình vào máy tính. Khi các hãng đĩa này tham gia vào RIAV, bộ phận nhân sự của RIAV phải trực tiếp ngồi ghi tên, đánh số, nhập danh sách từng bản ghi của từng hãng đĩa để làm dữ liệu hoạt động. Công việc này đúng ra không nên để cho tổ chức quản lý tập thể phải làm. Hiện tại, Việt Nam chưa có một hệ thống quản lý tiên tiến nào được áp dụng nên việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Nếu như IFPI có phần mềm tự động để xâm nhập vào các website vi phạm, lấy chứng cứ, thống kê số liệu thì các nhân viên của RIAV phải thực hiện các công tác này theo cách thức thủ công. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà RIAV cần đạt tới là gia nhập Hiệp hội công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI), và tiếp nhận các phần mềm quản lý hiện đại và hiệu quả để khắc phục những khó khăn này. Bên cạnh đó, RIAV nên tạo lập một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh và thường xuyên được cập nhật để chính các chủ sở hữu quyền đã ủy thác cho RIAV có thể kiểm tra, đối chiếu, tự tìm các trường hợp xâm phạm và thông báo lại cho RIAV. Trên thế giới, đã có những biện pháp về mặt kỹ thuật để ngăn cản việc sao chép đối với các album gốc, để ngăn cản việc download (tải) những bản ghi nhất định. Dĩ nhiên, những biện pháp này chỉ ngăn cản một phần các hành vi xâm phạm, nhưng hiệu quả là có thể nhìn thấy được. Vì vậy, với tư cách là tổ chức đại diện cho các nhà sản xuất bản ghi, RIAV cần phải thường xuyên cập nhật các phương pháp mới này để thông báo đến các thành viên nhằm giúp các 37 thành viên tự thiết lập những biện pháp kỹ thuật cần thiết để tự bảo vệ các bản ghi khỏi hành vi sao chép. 3.2.2 Các biện pháp dân sự, hành chính Các biện pháp về dân sự, hành chính được áp dụng khi có xâm phạm thực tế xảy ra. Nói cách khác, biện pháp kĩ thuật nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm, tức là phần lớn được áp dụng trước khi có hành vi đó; còn biện pháp dân sự, hành chính được sử dụng sau khi có xâm phạm, để khắc phục và giải quyết xâm phạm đó. + Yêu cầu thanh tra: Một trong những biện pháp chống xâm phạm được tổ chức quản lý tập thể ở Việt Nam thực hiện thường xuyên nhất hiện nay là yêu cầu cơ quan thanh tra có thẩm quyền tiến hành thanh tra. Mục đích của việc yêu cầu này là nhằm sử dụng kết quả thanh tra như cơ sở pháp lý để buộc các chủ thể có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi của mình, đồng thời bồi thường những thiệt hại đã xảy ra. Mặt khác, có lúc tổ chức quản lý tập thể chọn cách xử lý mềm dẻo hơn là thương lượng trực tiếp với người sử dụng có hành vi xâm phạm, thì một kết luận của thanh tra Nhà nước cũng là cơ sở vững chắc để tổ chức đạt được những yêu cầu của mình. Hiện nay, RIAV chỉ mới tiến hành yêu cầu Thanh tra Bộ văn hóa thể thao và du lịch thanh kiểm tra việc xâm phạm quyền liên quan các tác phẩm âm nhạc trên lĩnh vực website. Đây là lĩnh vực dễ thực hiện và đòi hỏi ít chi phí nhất khi thanh tra. Nhưng dễ dàng nhận thấy vi phạm bản quyền trên website chỉ là một mảng của các hoạt động xâm phạm rộng lớn nói chung. Do đó, trong thời gian tới, các tổ chức quản lý tập thể ở Việt Nam nói chung và RIAV nói riêng không chỉ đẩy mạnh việc yêu cầu thanh tra thường xuyên mà còn phải yêu cầu thanh tra trên nhiều lĩnh vực. Cũng cần lưu ý rằng, để thực hiện các biện pháp hành chính, ngoài thanh tra Bộ Văn hóa thể thao và du lịch có thẩm quyền thanh tra và xử phạt các hành vi xâm phạm pháp luật về bản quyền, thì các cơ quan khác cũng có thể tác động để hỗ trợ tổ chức quản lý tập thể như: Quản lý thị trường (có thẩm quyền xử phạt hành vi buôn bán, kinh doanh hàng giả (băng, đĩa giả)); Thanh tra bộ thông tin và truyền thông, cơ quan hải quan… Một mặt gửi yêu cầu thanh tra, mặt khác tổ chức quản lý tập thể phải tự chủ động tìm và lưu giữ những chứng cứ thể hiện sự vi phạm của người sử dụng. Bằng chứng vi phạm được thu thập được dùng để: o Hoàn chỉnh tài liệu gửi yêu cầu cho thanh tra, o Làm chứng cứ nếu đưa vụ việc ra tòa án, o Giúp các tổ chức quản lý tập thể tổng kết, phân tích, rút ra các đặc tính của hành vi vi phạm, tìm giải pháp tối ưu chống lại chúng. 38 Thu thập chứng cứ đúng ra là một biện pháp mang tính kĩ thuật, nhưng nó gắn liền và phục vụ đắc lực cho việc chống xâm phạm bằng các biện pháp dân sự, hành chính. + Tố tụng dân sự: Khi các vi phạm vượt khỏi mức độ có thể xử lý bằng thủ tục hành chính, thì đưa các vụ việc ra tòa án là một giải pháp hợp lý. Để áp dụng tốt biện pháp này, cần bảo đảm một số yếu tố sau: o Bảo đảm tư cách đương sự cho tổ chức quản lý tập thể khi tham gia tố tụng. o Bảo đảm có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp. o Bảo đảm mức bồi thường thiệt hại hợp lý. Đối với vấn đề thứ nhất, hiện vẫn còn tồn tại một số tranh cãi về tư cách tham gia tố tụng của tổ chức quản lý tập thể. Có ý kiến cho rằng tổ chức quản lý tập thể hoàn toàn có quyền là đương sự trong vụ việc hay vụ án dân sự, nó được coi như một pháp nhân bình thường, cử đại diện tham gia các quy trình tố tụng luật định. Tuy nhiên, cũng có ý kiến rằng luật Việt Nam không có cơ chế ủy quyền hai lần. Các chủ sở hữu đã ủy thác việc quản lý quyền của mình cho tổ chức quản lý tập thể, thì lần ủy thác thứ hai cho một người đại diện của tổ chức tham gia tố tụng là không hợp pháp. Nhóm tác giả kiến nghị nên chấp nhận ý kiến thứ nhất, cho phép tổ chức quản lý tập thể tham gia tố tụng như một pháp nhân bình thường. Thứ hai, đối với cơ sở pháp lý có thể áp dụng để giải quyết tranh chấp về quản lý tập thể, hiện nay chưa có một văn bản nào quy định cụ thể và hiệu quả về quản lý tập thể nên vẫn phải áp dụng đạo luật gốc là Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ và những văn bản hướng dẫn có sẵn về xâm phạm bản quyền. Vai trò của tổ chức quản lý tập thể trong giai đoạn này cũng khá quan trọng. Một mặt, phải tích cực thu thập chứng cứ phục vụ mục đích của mình, cung cấp kiến thức về quản lý tập thể tác phẩm âm nhạc trên thực tế để cơ quan chức năng nắm rõ sự việc, đồng thời qua đó phải khéo léo trình bày và tác động để cơ quan chức năng có thể vận dụng linh hoạt các quy định luật có sẵn, xử lý thích đáng các hành vi xâm phạm quyền lợi của cácchủ sở hữu quyền. Cuối cùng, các tổ chức quản lý tập thể phải tự xác định được mức độ bồi thường hợp lý cho các vi phạm được đưa ra xử lý. Trong tố tụng dân sự, các bên có quyền đưa ra yêu cầu của mình, tuy nhiên nếu xác định mức yêu cầu quá thấp sẽ ảnh hưởng lợi ích bản thân, còn nếu quá cao mà không được tòa chấp thuận thì phải chịu án phí cho phần không được chấp thuận đó. Hiện nay chưa có một tiêu chuẩn hay biểu mẫu nào cho việc định lượng mức bồi thường cho việc xâm phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc. Chính các tổ chức quản lý tập thể phải là người chủ động xây dựng lên tiêu chuẩn này, cũng như có những cách thức tác động phù hợp để những tiêu chuẩn này được chấp nhận một cách tương đối. Một hình thức xác định mức bồi thường có thể áp dụng là xác định dựa vào biểu giá sử dụng tác phẩm đó. Thí dụ người sử dụng đã dùng 10 tác phẩm trái phép, thì cứ dựa vào giá của mỗi tác phẩm cộng gộp lại để xác định số tiền bồi 39 thường. Hình thức này vừa hợp lý, vừa dễ áp dụng. Đây cũng là cách được các tổ chức quốc tế, các công ty nước ngoài sử dụng để làm căn cứ đòi bồi thường thiệt hại. 40 KẾT LUẬN Hiện nay, nhận thức về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả ngày càng nâng cao, yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của những chủ sở hữu quyền trở nên cấp bách. Trên thế giới, nhu cầu cấp thiết đó được giải quyết bằng việc áp dụng mô hình liên đới quản lý tập thể quyền. Ở Việt Nam, vấn đề này phần nhiều còn mới mẻ. Các bài viết của chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực này chỉ tạm dừng lại ở cấp độ bài đăng tạp chí hoặc báo cáo ngắn. Sách của chuyên gia nước ngoài cũng chỉ được in và phổ biến ở mức độ hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu về quản lý tập thể quyền trong tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Từ những luận điểm và luận cứ nêu trong đề tài có thể rút ra kết luận: 1. Quản lý tập thể quyền thực sự là mô hình phù hợp và hiệu quả nhất để liên đới quản lý quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam. 2. Mô hình liên đới quản lý tập thể trên thế giới có những đặc điểm chung cần lưu ý như tính chất công của tổ chức quản lý tập thể, vấn đề liên đới quản lý bắt buộc, việc cấp giấy phép mở, vị thế độc quyền trên thực tế của CMO và vấn đề hợp nhất các CMO… Khi áp dụng mô hình của thế giới vào Việt Nam, việc phân tích kĩ lưỡng từng vấn đề đặc trưng trên là vô cùng cần thiết. Kết quả phân tích này là cơ sở để đề xuất cách áp dụng phù hợp phương thức quản lý tập thể tại Việt Nam. 3. Ngay ở thời điểm hiện tại, việc tiếp tục duy trì cơ chế quản lý tập thể thông qua giấy phép tự nguyện đối với tổ chức quản lý tập thể quyền liên quan tại Việt Nam là cần thiết. Đồng thời, nhóm tác giả mạnh dạn đưa ra kiến nghị về lâu dài cơ quan nhà nước nên xem xét việc ban hành và cấp một giấy phép mở cho các CMO để hỗ trợ những tổ chức này và dần chuyển sang phương pháp “giấy phép luật định”. Hai chức năng quản lý quyền và chống xâm phạm quyền cần được thực hiện song song bằng những biện pháp kĩ thuật, dân sự và hành chính hiệu quả. Mặc dù nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng do vấn đề nghiên cứu rộng lớn, phức tạp, do thời gian nghiên cứu và khả năng còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sơ suất, khiếm khuyết. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và những người quan tâm đến vấn đề này để nâng cao chất lượng đề tài và tiếp tục nghiên cứu vấn đề này ở cấp độ cao hơn. 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Nxb chính trị quốc gia. 2. Bộ luật dân sự 2005, Nxb chính trị quốc gia. 3. Bộ luật tố tụng dân sự, Nxb chính trị quốc gia. 4. Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan 5. Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật 6. Thỏa thuận TRIPS về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 7. Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT) 8. Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) 9. Luật cạnh tranh năm 2004, Nxb Chính trị 10. Quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan, TS.Mihály Ficsor, Cục bản quyền tác giả xuất bản. (Bản dịch từ nguyên bản tiếng Pháp: La gestion collective du droit d’auteur et des droit connexes – Dr Mihály Fiscor do WIPO xuất bản) 11. Collective management copyright and related rights, Prof Dr Daniel Gervais, NXB Kluwer Law International 12. Các Công ước internet của WIPO: phạm vi, lợi ích và kinh nghiệm của các quốc gia, TS. Mihály Ficsor. 13. “WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use” , WIPO xuất bản. 14. “Collective Management of Copyright and neighbouring right in Canada: an international Perspective”, Daniel J Gervais 15. “Cẩm nang sở hữu trí tuệ”, WIPO xuất bản 2006. 16. “Về vấn đề quản lý tập thể”, Ts Vũ Mạnh Chu. 17. Quyền sở hữu trí tuệ, Ts Lê Nết, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005 18. “Thu tiền đền bù từ thiết bị và vật ghi- Vấn đề mới và phức tạp”, Vũ Thanh Tùng, Cục bản quyền tác giả Việt Nam. 19. “Mô hình quản lý tập thể quyền của Thụy Điển”, Hoàng Hoa, Cục bản quyền tác giả Việt Nam. 42 20. Điều lệ Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam nhiệm kỳ II (2008-2013). 21. Tài liệu tập huấn dành cho các tổ chức quản lý tập thể quyền của nhà sản xuất bản ghi – IFPI (Hiệp hội công nghiệp ghi âm Quốc tế) Nguồn: Văn phòng Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam. 22. Dự thảo luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung –nguồn: văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả tại TP.HCM. 23. Tài liệu hội thảo “Các công ước về quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số” – Cục bản quyền tác giả phối hợp cùng Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và cơ quan bản quyền Nhật Bản tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 8/2009. 24. “Sở hữu trí tuệ - một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế”, Kamil Idris, WIPO. 25. “Extended collective licensing”, Harald Von Hielmcrone Birte Christensen-Dalsgaard- State and University Library, Aarhus, Denmark. 26. How reproduction Rights Organisation (RROs) Function, (IFFRO – International Federation of Reproduction Rights Organisation) 27. Hội thảo quốc gia về quyền sao chụp tổ chức bởi tổ chức bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Zambia, Kopinor (Tổ chức quản lý quyền sao chép Na Uy)và WIPO, The International Federation of Reproduction Rights Organisations (IFRRO) tổ chức tại Lusaka, Zambia ngày 7-8 tháng 10 năm 2005. Nguồn: Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam. 28. www.norcode.no. 29. www.kopinor.no 30. www.wipo.int 31. www.riav.org 43 PHỤ LỤC 1: TRÍCH THÔNG TIN VỀ THU TIỀN ĐỀN BÙ BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SAO CHÉP CÁ NHÂN TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA (CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ DỊCH THEO TÀI LIỆU CỦA IFPI) I. THÔNG TIN CHUNG Quốc gia Tổ chức Website Áo Austro Mechana www.aume.at Bỉ Auvibel www.auvibel.be Canada CPCC www.cpcc.ca Croatia HDS www.hds.hr Cộng hòa Séc OSA www.osa.cz Intergram www.intergram.cz Đan Mạch Copydan www.copydan.dk Êxtonia EAU www.eau.org Phần Lan Teosto www.hyvitysmaksu.fi Pháp Sorecop/Copie France www.sorecop.fr Đức ZPÜ www.gema.de/zpue Hy Lạp AEPI www.aepi.gr Hungary ARTISJUS www.artisjus.hu Aixơlen IHM www.stef.is Italia SIAE www.siae.it Nhật Bản SARVH www.sarvh.or.jp SARAH www.sarah.or.jp Latvia AKKA/LAA www.akka-laa.lv Litva LATGA-A www.latga.lt Hà Lan Stichting de Thuiskopie www.thuiskopie.nl Nauy Norwaco www.norwaco.no Ba Lan ZAIKS www.zaiks.org.pl Bồ Đào Nha Agecop www.agecop.pt Slovakia SOZA www.soza.sk Slovenia Zavod IPF www.zavod-ipf.si Tây Ban Nha SGAE www.sgae.es Thụy Điển Copyswede www.copyswede.se Thụy Sỹ Suisa www.suisa.ch Thổ Nhĩ Kỳ MU-YAP www.mu-yap.org 44 II. TỔNG HỢP 1. B I Ể U P H Í V Ậ T G H I Các mức dưới đây đều được tính bằng Euro (€). Các đồng tiền khác được quy đổi ra Euro theo tỷ giá ngày 1/3/2008. Quốc gia Data cd-r DVD- DVD+ Áo 0,34 0,24 0,24 Bỉ 0,10 0,59 0,59 Canada 0,13 - - Croatia 0,01 0,01 0,01 Cộng hòa Séc (OSA) 0,016 0,04 0,04 Cộng hòa Séc (Intergram) 0,02 0,04 0,04 Đan Mạch 0,27 0,42 0,42 Êxtonia 8% giá nhập Phần Lan 0,20 0,60 0,60 Pháp 0,35 1,00 1,00 Đức 0,0288 0,174 0,174 Hy Lạp 6% giá Hungary 0,16 0,41 0,41 Aixơlen 0,21 0,63 0,63 Italia 0,25 0,58 0,58 Nhật Bản - 1% giá Latvia 0,28 0,28 0,28 Litva 6% giá nhập Hà Lan 0,14 0,60 0,40 Nauy Chính phủ quyết định hàng năm Ba Lan 3% giá bán. Bồ Đào Nha 0,05 0,14 0,14 Slovakia 6% giá bán Slovenia 0,03 0,03 0,03 Tây Ban Nha 0,21 0,60 0,60 Thụy Điển 0,10 0,32 0,32 Thụy Sỹ 0,03 0,59 0,24 Thổ Nhĩ Kỳ Chính phủ quy định 45 2. BIỂU PHÍ THIẾT BỊ Các mức dưới đây đều được tính bằng Euro (€). Các đồng tiền khác được quy đổi ra Euro theo tỷ giá ngày 1/3/2008. Quốc gia Mp3 player (per Harddisk DVD- Memory card (per Áo 3,- 9,- 5,25 Bỉ - 3% giá mua (x1,2) - Canada - - - Croatia 1,92 4,12 0,55 Cộng hòa Séc (OSA) 1,5% giá nhập hoặc bán 1,8% giá nhập hoặc bán 0,4802 Cộng hòa Séc (Intergram) 3% giá bán 0,46 Đan Mạch - - 0,61 Êxtonia - 3% giá bán Phần Lan 4,- 15,- - Pháp 2,- 15,- 0,09 Đức 2,56 9,21 - Hy Lạp 6% giá Hungary 2,41 12,07 2,41 Aixơlen 4% - - Italia 3% giá bán lẻ - Nhật Bản - 1% giá gốc - Latvia 1,42 1,42 - Litva - - - Hà Lan - - - Nauy Chính phủ quy định hàng năm Ba Lan 3% giá bán 1% giá bán Bồ Đào Nha - - - Slovakia 3% tổng thu giá bán Slovenia 1,04 6,26 0,03 Tây Ban Nha 0,60 6,61 3,84 Thụy Điển 0,10 20,- - Thụy Sỹ 0,015 16,80 11,26 Thổ Nhĩ Kỳ Chính phủ quy định (<3% giá SX hoặc nhập) 46 III. THÔNG TIN BỔ SUNG HY LẠP: Hệ thống này tồn tại nhưng chưa thực hiện được vì các chủ thể quyền chưa đạt được thoả thuận về phân chia (chưa thực hiện được từ khi quyết định có hiệu lực năm 2000). LUXEMBOURG: Có quy định ngoại lệ về sao chép cá nhân nhưng không có quy trình thu tiền đền bù. MALTA: Có quy định ngoại lệ về sao chép cá nhân nhưng không có quy trình thu tiền đền bù. VƯƠNG QUỐC ANH: Không có quy định ngoại lệ về sao chép cá nhân và không có quy trình thu tiền đền bù. AI LEN: Không có quy định ngoại lệ về sao chép cá nhân và không có quy trình thu tiền đền bù. SÍP: Không có quy định ngoại lệ về sao chép cá nhân và không có quy trình thu tiền đền bù. AIXƠLEN: Không có thông tin thêm. 1. ĐAN MẠCH THÔNG TIN CHUNG Dân số: 5.468.120; Tiền tệ: € 1,- = DKK 7,55 Tổ chức: Copydan Båndkopi Internet: www.copydan.dk Email: bavàcopi@copydan.dk Phone: +45 354 414 00 Fax: +45 354 414 14 Địa chỉ: Østerfælled Torv 10, 2100 Copenhagen PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN Cơ sở pháp lý: Đạo luật bản quyền sửa đổi số 763 ngày 30 tháng 6 năm 2006 & Pháplệnh số 731 ngày 27 tháng 6 năn 2006. Áp dụng Luật Bản quyền trên cơ sở tôn trọng các quốc gia khác. Tổ chức quản lý tập thể: Copydan Båndkopi Địa vị pháp lý: Độc quyền pháp lý, theo sự cho phép của Bộ Văn hóa. Có trách nhiệm báo cáo với Bộ. Bên chịu trách nhiệm nộp tiền: Nhà sản xuất hoặc nhập khẩu. Nghĩa vụ báo cáo: Các bên có nghĩa vụ báo cáo về tiêu thụ. Trách nhiệm hiện thời: Các nhà bán lẻ có nghĩa vụ phải tiết lộ tên của bên phân phối các phương tiện lưu ghi trắng. Phối hợp với hải quan: Không. Hoàn phí đối với hàng xuất khẩu: Sẽ được hoàn phí khi xuất trình tài liệu chứng minh xuất khẩu. Chế tài pháp lý: Có hình phạt. Khởi tố. 47 PHÂN PHỐI Kiểm tra việc thực hiện: Copydan Båndkopi có thể chọn một kiểm toán viên bên ngoài có thẩm quyền hoặc một nhân viên hành chính thuộc nhóm không tranh chấp quyền để thực hiện việc kiểm tra báo trước hoặc không báo trước. Khi thực hiện cuộc kiểm tra thì kiểm toán viên hoặc nhân viên có quyền kiểm tra mọi tài liệu kế toán có giá trị phục vụ cho công tác kiểm tra. Cơ quan xây dựng mức tiền phải nộp: Mức phí theo quy định của pháp luật. Cơ quan xây dựng quy trình phân chia và thực hiện: Các chủ thể quyền chấp thuận quy định phân phối theo quy định của phápluật. Đối với ghi âm: 33,33% cho Tác giả 33,33% cho Người biểu diễn 33,33% cho Nhà sản xuất Đối với ghi hình: 33,33% cho Tác giả 33,33% cho Người biểu diễn 33,33% cho Nhà sản xuất Các mục đích chung: Có Luật quy định dành 33% số tiền thu được để sử dụng cho các mục đích văn hóa. MỨC PHÍ Ghi âm: Audiocassette: 0,51 / giờ Minidisc: 0,27 / đơn vị Hi-MD: 0,27 / đơn vị Audio-cd r/rw: 0,27 / đơn vị Data-cd r/rw: 0,27 / đơn vị Ghi hình: Videocassette: 0,71 / giờ DVD+ r/rw: 0,42 / đơn vị DVD- r/rw: 0,42 / đơn vị DVD double-layer: 0,42 / đơn vị Blu-Ray: 0,42 / đơn vị HD-DVD: 0,42 / đơn vị Thiết bị: Memory Card: 0,61 / đơn vị USB Stick: 0,61 / đơn vị 48 2. CHLB ĐỨC THÔNG TIN CHUNG Dân số: 82.400.996 Tổ chức: ZPÜ Internet: www.gema.de/zpue Email: zpue@gema.de Phone: +49 894 800 30 Fax: +49 864 800 3290 Địa chỉ: Rosenheimer Str. 11, D-81667 München PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN Cơ sở pháp lý: Luật Bản quyền năm 9/9/1965, sửa đổi vào 24/06/1985; tiếp tục sửa đổi vào các năm 1990, 1994, 1995, 1998 và 2003. Lần sửa gần đây nhất vào 1/1/2008 với các quy định mới về phí bản quyền đối với sao chép cá nhân. Tổ chức quản lý tập thể: ZPÜ Zentralstelle für private Überspielungsrechte; thành lập năm 1963 bởi GEMA, GVL & VG Wort. Vào ngày 1/1/1988, 5 tổ chức quản lý tập thể về điện ảnh tham gia ZPÜ. Tổ chức GEMA là đối tác quản lý. Địa vị pháp lý: Không độc quyền pháp lý. Cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Đức kiểm soát qua các tổ chức của các chủ thể quyền. Nghĩa vụ báo cáo: Nghĩa vụ pháp lý đối với Nhà nhập khẩu. Nhà sản xuất, nhà buôn và bán lẻ có nghĩa vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu. Phối hợp với hải quan: Không. Trách nhiệm hiện thời: Phân chia cho thị trường nội địa. Bên chịu trách nhiệm nộp tiền: Nhà sản xuất hoặc Nhà nhập khẩu. Mở rộng: người buôn cũng có trách nhiệm. Báo cáo phải được thực hiện nửa năm một bằng văn bản vào các ngày 10 tháng một và 10 tháng bảy. PHÂN PHỐI Hoàn phí đối với hàng xuất khẩu: Theo điều 54 II Luật Bản quyền. Trong trường hợp hàng xuất khẩu đã nộp phí bản quyền. ZPÜ không hoàn phí trực tiếp cho các đại lý hoặc người mua. ZPÜ chỉ hoàn phí cho các nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu đã trả phí bản quyền cho ZPÜ. Đại lý hoặc nhà phân phối Đức mua hàng xuất phát từ Đức có thể yêu cầu hoàn thuế từ Nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu Đức. Chế tài pháp lý: Có hình thức phạt. Điều 54 e II Luật Bản quyền, Điều 54 f III Luật Bản quyền. Trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ báo cáo, ZPÜ có quyền yêu cầu bồi thường gấp đôi. Kiểm tra việc thực hiện: Nhà nhập khẩu và Nhà sản xuất có thể bị kiểm tra trong trường hợp bị nghi ngờ về sự chân thực của báo cáo. 49 Cơ quan xây dựng quy trình phân chia và thực hiện: ZPÜ không trực tiếp phân phối cho các chủ thể quyền. ZPÜ chỉ phân phối cho các đối tác. Chủ thể quyền là thành viên của các đối tác của ZPÜ. Phân phối cho chủ thể quyền là trách nhiệm của các đối tác. ZPÜ phân phối cho các đối tác 5 lần trong năm. Đối với ghi âm: 42% cho GEMA 42% cho GVL 16% cho VG WORT Đối với ghi hình: 21% cho GEMA 21% cho GVL 8% cho VG WORT 50% cho 5 tổ chức điện ảnh Lưu ý: Quy định mới – Giỏ thứ hai – có hiệu lực từ 1/1/2008. Cho đến 31/12/2007 thì mức phí được quy định bởi cơ quan pháp luật. Hệ thống thu phí theo luật được xây dựng năm 1985 đã bị hủy bỏ. Theo quy định pháp lý tạm thời mức phí áp dụng cho đến khi có kết luận hợp đồng mới với các hiệp hội công nghiệp, nhưng không lâu hơn ngày 1/1/2010. Từ ngày 1/1/2008, ZPÜ thỏa thuận về mức phí với các hiệp hội của Nhà sản xuất và Nhà nhập khẩu trước khi thực hiện mức phí mới. Các tiêu chí được đem ra xem xét gồm: - Thực tế sử dụng các thiết bị và các phương tiện ghi trắng cho việc sao chép cá nhân; - Dung lượng của thiết bị và phương tiện ghi trắng; - Liệu các phương tiện ghi trắng có thể ghi hoặc tái ghi được; - Mức phí không làm suy yếu Nhà sản xuất; - Mức phí cần phải tính đến tính kinh tế của giá sản phẩm. Quá trình thỏa thuận đang tiếp tục. Thực tế hiện nay sẽ áp dụng phí bản quyền cho các loại hình kỹ thuật số như HDDs, thẻ nhớ và USB- Sticks. Tòa án trọng tài quyết định, tháng chín năm 2007 Quyết định về phí bản quyền đối với máy tính cá nhân: € 15,- / máy tính (theo quy định hợp lệ đến 31.12.2007!), Quy định này không bị ràng buộc về mặt pháp lý. Một quyết định của tòa sơ thẩm dự định sẽ đưa ra trong mùa thu 2008. LG Köln (Tòa sơ thẩm) tháng 1 năm 2008 quyết định về internet thương mại qua biên giới: 50 Một công ty dịch vụ internet có trụ sở tại Luxemburg có nghĩa vụ báo cáo cho ZPÜ và phải nộp phí bản quyền nếu sản phẩm được bán cho người tiêu dùng Đức. MỨC PHÍ Ghi âm: Audiocassette: 0,0614 / 60 phút; khấu trừ 6% Minidisc: 0,08 / 80 phút; khấu trừ 6% Hi-MD: 0,0614 / 60 phút; khấu trừ 6% Audio-cd r/rw: 0,08 / 80 phút; khấu trừ 6% Data-cd r/rw: 0,0288 / 700Mb; khấu trừ 6% Audio-cd r/rw: 0,08 / 80 phút; khấu trừ 6% Thẻ nhớ: 0,25 / 256Mb; khấu trừ 6% Thông tin thêm: Đối với thẻ nhớ chỉ phải trả phí bản quyền khi mua cùng với một thiết bị. Khấu trừ phụ thuộc vào hợp đồng giữa ZPU và các hiệp hội công nghiệp. Ghi hình: Videocassette: 0,261 / 180 phút; khấu trừ 6% DVD+ r/rw, DVD- r/rw, DVD ram: 0,174/ / 4,7Gb/ 240 phút; khấu trừ 6% DVD double-layer, Blu-Ray, HD-DVD: đang thương lượng. Thông tin thêm: Khấu trừ phụ thuộc vào hợp đồng giữa ZPU và các hiệp hội công nghiệp. Thiết bị: Digital audio/video player: 18,42 /đơn vị; khấu trừ 6,5% Digital audio player: 2,56 /đơn vị; khấu trừ 6,5% CD writer (lắp trong): 7,5 /đơn vị; khấu trừ 6,- CD recorder (lắp ngoài): 1,28 /đơn vị; khấu trừ 6% / 6,5% DVD writer (lắp trong): 9,21 /đơn vị; khấu trừ 7,37 DVD recorder: 9,21 /đơn vị; khấu trừ 6% / 6,5% DVD harddisk recorder: 18,42 /đơn vị; khấu trừ 6% / 6,5% Blu-Ray recorder: 9,21 /đơn vị; khấu trừ 7,37 HD-DVD recorder: 9,21 /đơn vị; khấu trừ 7,37 HiFi tape recorder: 1,28 /đơn vị; khấu trừ 6% / 6,5% TV với recorder: 9,21 /đơn vị; khấu trừ 6% / 6,5% 18,42 /đơn vị; khấu trừ 6% / 6,5% Video recorder: 9,21 /đơn vị; khấu trừ 6% / 6,5% Thông tin thêm: Khấu trừ phụ thuộc vào hợp đồng giữa ZPU và các hiệp hội công nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuản lý tập thể quyền liên quan đến tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan