So sánh hình phạt có điều kiện (Theo quy định tại Chương 27 Bộ luật hình sự Thụy Điển) với án treo (Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự Việt Nam)

Không quy định Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách nếu chấp hành được ½ thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ và có đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm Nếu: Không chấp hành nghiêm chỉnh các quy thì Tòa án có thể: Quyết định cảnh cáo người phạm tội, hoặc ra một điều kiện quy định ở Điều 5 hoặc thay đổi điều kiện đã đưa ra trước đây, hoặc hủy hình phạt có điều kiện và quyết định một hình phạt khác đối với người phạm tội Nếu: Thực hiện tội phạm mới trong thời gian thử thách thì Tòa án: Hủy hình phạt có điều kiện và áp dụng biện pháp khác Không quy định chế tài nếu vi phạm điều kiện thử thách (trừ trường hợp phạm tội mới) trong thời gian thử thách Nếu: Phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án: Quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới

docx4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3150 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hình phạt có điều kiện (Theo quy định tại Chương 27 Bộ luật hình sự Thụy Điển) với án treo (Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự Việt Nam), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
So sánh hình phạt có điều kiện (Theo quy định tại Chương 27 BLHS Thụy Điển) với án treo (Theo quy định tạo Điều 60 BLHS Việt Nam). (*) Sự giống nhau: Hình phạt có điều kiện (Thụy Điển) và án treo (Việt Nam) đều do Tòa án quyết định là người đó có được hưởng án treo hoặc hình phạt có điều kiện hay không; Thời hạn có hiệu lực bắt đầu từ ngày quyết định của Tòa án về hình phạt có điều kiện hoặc về án treo có hiệu lực; Đều áp dụng đối với một cá nhân phạm tội; Đều áp dụng khi có căn cứ để cho rằng người đó sẽ không lặp lại việc phạm tội; Đều có quy định về thời gian thử thách và điều kiện thử thách; Trong thời gian thử thách, người đó phải duy trì cuộc sống có kỉ luật, tự nỗ lực, không vi phạm pháp luật, thực hiện tốt các điều kiện thử thách; Nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách sẽ phải chịu chế tài phù hợp; Có thể bị áp dụng hình phạt khác cùng lúc; Có thể phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. (*) Sự khác nhau: Tiêu chí Hình phạt có điều kiện Án treo Cơ sở pháp lí Chương 27, từ Điều 1 – 7 Bộ luật hình sự Thụy Điển Chương VIII, Điều 60 Bộ luật hình sự Việt Nam Bản chất pháp lí Là một loại hình phạt trong hệ thống hình phạt Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, không phải là một loại hình phạt Căn cứ áp dụng Có thể được áp dụng đối với tội phạm mà áp dụng hình phạt tiền là chưa đủ nghiêm khắc Áp dụng đối với người bị xử phạt tù không quá ba năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần thiết phải bắt chấp hành hình phạt tù Thời gian thử thách Hai năm, áp dụng đối với mọi trường hợp Từ một đến năm năm, tùy vào quyết định của Tòa án và mức hình phạt tù đã tuyên nhưng không được quá năm năm, không được dưới một năm và không được dưới mức hình phạt tù đã tuyên. Cách tính thời hạn thử thách Có quy định cụ thể tại Điều 3 Chương 27 BLHS Không được quy định cụ thể trong Bộ luật, mà được quy định trong Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18/10/1990 Người giám sát, giáo dục Không quy định Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường cư trú và gia đình người bị kết án Áp dụng hình phạt khác cùng lúc Có thể kết hợp với phạt tiền theo ngày (bất kể hình phạt tiền có phải là hình phạt được quy định cho tội đó hay không) Có thể phải chịu hình phạt bổ sung (chỉ đối với tội phạm mà hình phạt bổ sung là bắt buộc): phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định Điều kiện thử thách Trong trường hợp người bị buộc tội đồng ý thì hình phạt có điều kiện có thể bao gồm điều kiện lao động phục vụ cộng đồng Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật và thực hiện các tốt các nghĩa vụ quy định trong Nghị định 61/2000/NĐ-CP Nghĩa vụ bồi thường Được phép bồi thường thiệt hại theo khả năng Phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường (nếu có) Giảm thời gian thử thách Không quy định Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách nếu chấp hành được ½ thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ và có đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm Hậu quả pháp lí khi vi phạm trong thời gian thử thách Nếu: Không chấp hành nghiêm chỉnh các quy thì Tòa án có thể: Quyết định cảnh cáo người phạm tội, hoặc ra một điều kiện quy định ở Điều 5 hoặc thay đổi điều kiện đã đưa ra trước đây, hoặc hủy hình phạt có điều kiện và quyết định một hình phạt khác đối với người phạm tội Nếu: Thực hiện tội phạm mới trong thời gian thử thách thì Tòa án: Hủy hình phạt có điều kiện và áp dụng biện pháp khác Không quy định chế tài nếu vi phạm điều kiện thử thách (trừ trường hợp phạm tội mới) trong thời gian thử thách Nếu: Phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án: Quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới Mục đích Nhằm răn đe tội phạm, thể hiện sự nghiêm khắc của pháp luật Thể hiện sự khoan hồng của pháp luật (*) Nhận xét: Nhìn chung, hình phạt có điều kiện trong BLHS Thụy Điển khá giống với án treo của Việt Nam. Tuy nhiên suy cho cùng, xét về bản chất thì hình phạt có điều kiện lại hoàn toàn khác với án treo do một loại là hình phạt, còn một loại là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, không phải là hình phạt. Việc áp dụng hình phạt có điều kiện và án treo cũng có nhiều điểm khác nhau do sự khác nhau về bản chất cũng như sự khác nhau từ chính điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội của mỗi nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxSo sánh hình phạt có điều kiện (Theo quy định tại Chương 27 Bộ luật hình sự Thụy Điển) với án treo (Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự Việt Nam.docx