Tiểu luận Định hướng phát triển và các giải pháp đối với sản phẩm “xây dựng” của công ty xây dựng số I trong giai đoạn tới

Và như chúng ta đã thấy chỉ có những người quản lý nào luôn biết quan tâm thích đáng đến đối tác, đến người sử dụng và những biến động trên thị trường, biết thu lượm và xử lý nhanh nhậy những thông tin từ phía đó mang lại thì mới hy vọng làm cho công ty mình về sản phẩm, sản xuất kinh doanh phát đạt . Với những biện pháp cách làm trên chúng ta có thể tin chắc chắn rằng một ngày không xa chất lượng sản phẩm và vật liệu xây dựng của Việt Nam ngày càng nâng cao, hiện tượng khiếu nại của đối tác, khách hàng về chất lượng sản phẩm sẽ được hạn chế và loại bỏ dần dần nâng cao được uy tín về nghành xây dựng Việt Nam trên thị trường thế giới .

pdf34 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Định hướng phát triển và các giải pháp đối với sản phẩm “xây dựng” của công ty xây dựng số I trong giai đoạn tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Định hướng phát triển và các giải pháp đối với sản phẩm “xây dựng” của công ty xây dựng số I trong giai đoạn tới LỜI MỞ ĐẦU Việt nam là một nước đang phát triển, lạc hậu và nghèo làn do hậu quả triển tranh kéo dài hơn 35 năm. Để khôi phục đất nước, phải khôi phục tiềm năng mọi ngành nghề, mọi tiềm lực mọi sức lao động để đưa đất nước phát triển, trong đó ngành xây dựng đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội. Từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khi thực hiện chính sách mở, việt nam đã thiết lập quan hệ với nhiều nước. Trong quá trình hoà nhập xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới, nghành xây dựnh trở thành môt lĩnh vực kinh tế quan trọng. Nó là nền móng, nền tảng của cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông, cầu cảng, khu công nghiệp chế suất... Nó tạo điều kiện thu hút các đối tác nước ngoài vào việt nam. Báo cáo gồm ba phần như sau: I. Vài nét về sản phẩm xây dựng. II. tình hình kinh doanh sản phẩm “xây dựng” của công ty. III. định hướng phát triển và các giải pháp đối với sản phẩm “xây dựng” của công ty trong giai đoạn tới. PHẦN THỨ NHẤT VÀI NÉT VỀ SẢN PHẨM XÂY DỰNG I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÔNG TY XÂY DỰNG: Công ty xây dựng số I - VINACONCOI là một doanh nghiệp nhà nước loại I, thành viên của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX, có trụ sở tại nhà D9, phường Thanh Xuân Bắc - Quận Thanh Xuân - Hà Nội. Công ty được thành lập năm 1973 với tên gọi ban đầu công ty Mộc Châu - trực thuộc Bộ xây dựng có nhiệm vụ xây dựng toàn bộ khu công nghiệp Mộc Châu tỉnh Sơn La. Từ năm 1977 đến 1981 được đổi tên là Công ty xây dựng số 11 trực thuộc Bộ xây dựng, trụ sở đóng tại Xuân Mai - Hà Sơn Bình có nhiệm vụ xây dựng nhà máy bê tông Xuân Mai và tham gia xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Từ năm 1981 đến năm 1984 Công ty được Bộ xây dựng cho chuyển trụ sở về Hà Nội được Bộ xây dựng và nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng khu nhà lắp ghép tấm lớn Thanh Xuân - Hà Nội. Năm 1984 chủ tịch hội đồng bộ trưởng đã ký quyết định: 196/CT đổi tên Công ty xây dựng số 11 thành Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số I - trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chính là xây dựng nhà ở cho thủ đô Hà Nội. Năm 1991 công ty đổi tên thành liên hiệp xây dựng số I, trực thuộc Bộ xây dựng. Theo chủ trương đổi mới các doanh nghiệp nhà nước ngày 15.4.1995 Bộ xây dựng quyết định sát nhập Liên hiệp xây dưng số I vào Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng việt nam - VINACONEX và mang tên là: CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ I - VINACONCOI. 1.1.VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA CÔNG TY: 14.070.000.000 vnd Trong đó: vốn cố định : 13.230.000.000vnd vốn lưu động: 840.000.000vnd số vốn lưu động bổ xung đến thời điểm 31.12.1997là: 3.517.443.879vnd 1.2.CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY. - Xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở và xây dựng khác. - Trang trí nội thất, sân vườn. - Sản xuất ống cấp thoát nước, phụ tùng phụ kiện - Kinh doanh nhà. - Kinh doanh vật liệu xây dựng. - Xây dựng đường bộ tới cấp III: cầu cảng, sân bay loại vừa loại nhỏ. - Xây dựng, kênh mương đê kè, trạm bơm thuỷ lợi loại vừa loại nhỏ. Các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. - Xây dựng các công trình xử lý chất thải loại vừa và nhỏ. II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM “XÂY DỰNG”: Sản phẩm kinh tế “xây dựng” là các công trình ( hay Liên hiệp công trình, Hạng mục công trình).Được tổ hợp từ sản phẩm của các nhiều nghành sản xuất tạo ra công trình xây dựng, được phân theo lĩnh vực hoạt động gồm: công trình văn hoá kinh tế, văn hoá xã hội, công trình an ninh quốc phòng. Theo đó các công trình còn được phân chia chi tiết hơn thành nhóm: công nghiệp, nông nghiệp, nông nghiệp, giao thông... Theo mức độ hoàn thành công trình, người ta chia thành, sản phẩm trung gian (ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, ở giai đoạn khảo sát thiết kế, ở giai đoạ xây lắp, và sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng của doanh nghiệp xây dựng để bàn giao cho chủ đầu tư. + Sản phẩm xây dựng thường mang tính đơn chiếc, thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của từng chủ đầu tư. + Sản phẩm xây dựng rất đa dạng. Có kết cấu phức tạp, khó chế tạo khó sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao. +Sản phẩm xây dựng thường có kích thước quy mô lớn, chi phí nhiều thời gian tạo ra sản phẩm dài và thời gian khai thác cung kéo dài. +Sản phẩm xây dựng là công trình bị cố định tại nơi xây dựng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương và thường đặt ngoài trời. III. Ý NGHĨA KINH TẾ XÃ HỘI CỦA SẢN XUẤT XÂY DƯNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. Là một bộ phận hợp thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân hoạt đông xây dựng đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. ` +Nó là một trong ngành sản xuất vật chất lớn nhất thế trong kinh tế quốc dân, điều đó hoạt động thông qua quy mô và phạm vi hoạt động của ngành, cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ lao động. Đóng góp của ngành vào giá trị tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. + Nó là một trong những lĩnh vực quan trọng tạo ra sản phẩm cố định cho nền kinh tế quốc dân. Tài sản cố định của các ngành trong kinh tế được tạo ra bởi con đường nhập khẩu hoặc tự phát triển sản xuất công nghiệp và sau đó, qua hoạt động xây dựng sản phẩm này tổ hợp thành công trình phục vụ cho mọi nhu cầu của xã hội bằng các phương thức xây dựng mới , cải tạo mới, mở rộng và hiện đại hoá tài sản cố định. +Nó góp phần giải quyết hài hoà các mối quan hệ trong nền sản xuất xã hội, như mối liên hệ giữa cac ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp giao thông vận tải, ngành dịch vụ cũng như mối liên hệ qua lại giữa các nghành kinh tế và ngành văn hoá, giáo dục công nghệ an ninh quốc phòng. + Nó tạo thêm công ăn việc làm cho người nông dân và các lao động nông nhàn + Đôí với nước ta, hoạt động xây dựng còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo ra một nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại vào năm 2020, từng bước hoà nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế, thực tế qua 10 năm đổi mới với những gì đạt được, đặc biệt là công trình quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại đã chứng minh điều đó. PHẦN THỨ HAI:TÌNH HÌNH KINH DOANH SẢN PHẨM “XÂY DỰNG” CỦA CÔNG TY. I.CÔNG NGHỆVÀ THIẾT BỊ TRÌNH ĐỘ, UY TÍN,CHẤT LƯƠNG, SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG. Với đội ngũ cán bộ kỹ sư. Công nhân kỹ thuật có trình độ cao, lanhg nghề giầu kinh nghiệmvà luôn được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật các kiến thức mới nhất về kinh tế kỹ thuật và quản lý, cùng trang thiết bị hiện đại. Công ty xây dựng số I luôn mang lại cho các đối tác sự hài lòng nhát với các công trinhchất lượng caonhất và thời gian thi công nhanh nhất, thể hiện qua các bảng dưới đây: THIẾT BỊ XÂY DỰNG VÀ MÁY THI CÔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 - VINACONCO1 sốtt TÊN THIẾT BỊ nước sản xuất công xuất máy công xuất thiết bị sốlượng MÁY LÀM ĐẤT 1 Máy ủi T130 Nga 130cv 15,7 tấn 01 KOMATSU D60P Nhật 170cv 10,5 tấn 01 2 máy xúc Kobelco sk-200w Nhật 138hp 0,7m3 02 Kobelco sk-100w Nhật 100hp 0,4m3 01 Samsung MX8 w-2 Hàn quốc 132cv 0,7-1m3 02 Máy xúc bánh xích 704121 Nga 130cv 1m3 01 HITACHI EX 300 Nhật 207cv 1,2m3 01 3 Máy lu DU48BT Nga 110cv 8 tấn 01 R12 Trung quốc 110cv 12 tấn 02 Lurung 30 MAX BW154 CHLB Đức 160cv 17 tấn 01 II phương tiện vận tải 1 ô tô tự đổ maz 5549 Nga 180cv 9 tấn 10 kamaz Nga 210cv 12 tấn 03 zil 130G Nga 150cv 5 tấn 02 Maz 5551 Nga 180hp 10 tấn 02 2 Ô tô vận tải thùng IFA W150 Đức 115cv 5,5 tấn 05 KAMAZ55112 Nga 210cv 19 tấn 02 HYUNDAI Hàn quốc 2,5 tấn 02 3 Xe vận chuyển bê tông Xe trộn bê tông KAMAZ UB214 Nga 210cv 6m3 04 SSANYONG AU 745L Hàn quốc 340cv 10m3 04 SSANYONG Hàn quốc 340cv 6m3 03 4 Xe vận tải chuyên dùng ô tô Zil téc dầu Zil 130 Nga 150cv 01 III THIẾT BỊ SỬ LÝ NỀN MÓNG 1 Máy đóng cọc Diezen HITACHI KH 180-3 Nhật 180cv 5 tấn 01 HITACHI KH 100 Nhật 150cv 3,5 tấn 02 Búa MITSHUBISHI MH Nhật 1,5 tấn 02 2 Máy khoan cọc nhồi HITACHI KH 125-3 Nhật 150cv D=1,7 H=55m 02 IV MÁY XÂY DỰNG 1 Xe bơm bê tông MITSHUBISHI-A 1000B Nhật 155cv Q=1000m3/ h H=60 B=245m 2 Trạm trộn bê tông TEKA TRANSMIX 750 Đức 150cv 30m3/h 01 Trạm trộn CB 70 Nga 150cv 20m3/h 01 3 Máy trộn bê tông Loại 250 lít Nga 2,8KW 500 lít 10 Loại 500 lít Nga 4,5KW 500 lít 02 Loại 350 lít Trung quốc 4,5 KW 350 lít 02 4 Cẩu tháp KB 401 Nga Qmax=8t Hmax=41,6 01 m L=25m KB 403 Nga Qmax=8t Hmax=41,6 L=30 03 POTAIN MC 80/P12A Pháp Qmax=5t Hmax=80 L=48 01 5 Cẩu bánh lốp bánh xích ô tô cần trục MAZKC 3561 Nga 180cv 10 tấn 02 ô tô cần trục ZIN KC 2535 Nga 150cv 5 tấn 02 KATO NK 200EV Nhật 230cv 20 tấn 01 Cẩu xích DEK 251 Nga 108cv 25 tấn 01 6 Máy nén khí CB 305-30/8 Nga 195KW P=10at Q=30m3/ph út 02 SP 105-75-47 Nhật 150cv P=10at Q=10m3/ph út 01 FIAC AB500/1700 í 15hp P=10at 01 YAMA 500/2900 Đài Loan 15hp P=8at 01 C110-500 Nga 175cv P=10at Q=25m3/ph út 7 Máy phát điện DG-500 Nga 125KVA 125KVA 01 DG-100 Nga 75KVA 75KVA 01 DENZO DCA-125PK Nhật 153KVA 125KVA 01 8 Máy vân thăng Máy elevator Nga 3,2KWA Q=500Kg H=27m 06 9 Máy xoa mặt bê tông Nhật 2,5KW 20-30m2/h 02 Và các loại máy : Máy uốn thép , máy cắt , các loại máy khoan cầm tay , máy chuyên dụng ... CÁN BỘ VÀ CÔNG NHÂN Tổng số nhân lực: 1.016 người Trong đó : Số thứ tự Nghề nghiệp Tổng số 1 Kỹ sư 177người 2 Trung học 70 người 3 Công nhân kỹ thuật 769 người Trong đó Tay nghề bậc 5,6,7 383 người Tay nghề bậc 4 261 người Tay nghề bậc <4 125 người CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN - Tổ chức , sắp xếp bộ máy kế toán phù hợp với sản xuất kinh doanh của công ty của các đơn ghi chép phản ánh các dữ liệu kế toán - Xử lý phân loại sắp xếp chứng từ kế toán - Thông tin báo cáo chuyển tin các số liệu kế toán cho giám đốc công ty biết tình hình tài chính cuả công ty và đơn vị . -theo dõi quá trình vận động và luân chuyển vốn sản xuất kinh doanh . -theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và của đơn vị -phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành động tham ô lãng phí , vi phạm chế độ quản lý tài chính của nhà nước - cung cấp các số liệu cho giám đốc công ty về mặt tài chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh - mở sổ theo dõi tài sản của công ty và của đơn vị - theo dõi kế hoạch và thực hiện kế hoạch tài chính của công ty - theo dõi giá thành của từng công trình - kiểm tra kiểm soát nội bộ về mặt tài chính - cung cấp số liệu về mặt tài chính cho giám đốc công ty và cơ quan chức năng - phối hợp với các phòng ban , đơn vị để lập baó cáo tài chính - phân tích hoạt động tài chính để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh . CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG KINH DOANH TIẾP THỊ 1- CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ -Nghiên cứu , xây dựng thực hiện và quản lý thống nhất chiến lược marketing của công ty các mặt hoạt động của công tác tiếp thị trong toàn công ty nhằm đảm bảo giữ gìn tốt các mối quan hệ với các đối tác , không ngừng mở rộng phát triển thị phần của công ty trên thương trường -Tìm hiểu , điều tra thị trường , nắm bắt các nguồn vật tư đảm bảo chất lượng có giá hợp lý nhất để quản lý và cung ứng cho các công trình theo quy chế hiện hành của công ty . - Đề xuất các giải pháp quản lý và khai thác có hiệu quả năng lực toàn bộ xe máy, thiết bị,... của công ty theo các quy định của công ty và nhà nước - Quản lý tài sản, con người trong phạm vi công việc của phòng, phối hợp với các phòng ban, đơn vị trong công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG KINH TẾ KỸ THUẬT i- CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ : 1- công tác quản lý kinh tế : - Dự thảo, trình giám đốc công ty ký kết các hợp đồng kinh tế với bên A hoặc với B chính xây dựng các định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho công tác đấu thầu, nhận thầu, giao khoá, thanh quyết toán công trình . - Tham gia và quản lý khối lượng thực hiện và giá trị thanh quyết toán công trình . - Xây dựng giá các công việc xây lắp phù hợp với quy chuẩn Việt Nam, các định mức nhà nước, các định mức, đơn giá của các địa phương để phục vụ công tác đấu thầu, nhận thầu, giao khoán và thanh quyết toán công trình . - Theo dõi và quản lý việc thanh quyết toán các công trình, thanh lý các hợp đồng với bên A và trong nội bộ công ty . - Theo dõi các thông tin về đầu tư trong cả nước, tổ chức theo dõi cập nhật các thông tin về giá cả vật tư, hàng hoá cần thiết . CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG ĐẦU TƯ I- CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ : - Phòng đầu tư công ty xây dựng số 1 được lập theo quyết định số 1233/QĐ-CV- TCLĐ ngày 22 tháng 12 năm 2000 của Tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, có các chức năng nhiệm vụ sau : 1.1-Phòng đầu tư thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc công ty để quản lý công tác đầu tư của công ty 1.2- Lập kế hoạch đầu tư các vụ án đầu tư của công ty bao gồm : các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, các dự án xây dựng nhà, các dự án kinh doanh nhà dự án đầu tư mua sắm tài sản cố định, dự án cải tạo, mở rộng, làm mới cơ sở vật chất của công ty và dự án khác có tính chất kinh doanh, sinh lợi, các dự án liên doanh với các đối tác trong và nước ngoài 1.3- Lập các báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án đầu tư 1.4- Thực hiện và quản lý các dự án đầu tư của công ty 1.5- Thực hiện các quy định của công ty trong các lĩnh vực có liên quan thường xuyên báo cáo lãnh đạo công ty tình hình thực hiện các dự án đầu tư và kiến nghị các biện pháp cần thiết để thực hiện tốt các dự án đầu tư . 1.6- Thực hiện các nhiệm vụ khác mà giám đốc công ty giao . SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÒ GD KỸ THUẬT Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh tiếp thị Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng đầu tư Đội xd 101 Đội xác định 102 Đội xd108 Đội Điện nước Đỗi XD& ttnội thất Đội xe may thi công Xí nghiệp xây dựng số 1 Xí nghiệp số 2 Xí nghiệp xd số3 Xí nghiệp xd số5 Xí nghiệp cơ giươí & xd Trạm bt tại hà nội Trạm Bt tại Quảng Bình Đội xd105 Đội xd106 BIỂU 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐV : Triệu đồng CHỈ TIÊU 1998 1999 2000 2001 DT 86688 80743 71342 75430 CP 84688 78905 69927 73815 LN 1900 1838 1415 1615 -1999: doanh thu giảm so với 1998 là : 5.945tr (6,8%)lợi nhuận giảm 62 tr (3,2%) Mức doanh lợi /doanh thu của năm 1999=0,022 Năm 1998=0,021. Như vậy là năm 1999 tuy doanh thu và lợi nhuận giảm so với 1998 . Nhưng hiệu quả kinh doanh lại tốt hơn, việc giảm doanh thu và lợi nhuận của năm 1999 do công ty đầu tư tập trung xây dựng cơ sở hạ tâng, xây dựng trụ sở và mua sắm trang thiết bị máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh . Các CBN công trình thuộc công ty Khách sạn đá nháy- QBình - 2000: Doanh thu giảm so với 1999 là: 9.401 tr(1,16%). Lợi nhuận giảm 432tr (2,3%). Mức lợi nhuận /doanh thu năm 2000 là : 0,019) năm 1999 là 0,022. Như vậy là năm 2000 doanh thu lợi nhuận , hiệu quả sản xuất kinh doanh đều kém 1999. Việc giảm doanh thu lợi nhuận và kém hiệu quả của năm 2000so với 1999 là do công ty vừa tiếp tục sắp xếp lại cơ cấu tổ chức hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh , tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một nhà máy sản xuất gạch cao cấp - 2001 : Doanh thu tăng so với 2000 là 4.088 tr (5,7%) - Mức doanh lợi /doanh thu là 0,021 tăng so với năm 2000 - việc doanh thu lợi nhuận , hiệu quả kinh doanh năm 2001 đều tăng là do công ty vừa tiếp tục ổ định giữ vững sản xuất kinh doanh vừa đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, liên doanh liên kết làm đại lý máy móc thiết bị cho các hãng trong nước và ngoài nước . - Với đội ngũ cán bộ kỹ sư công nhân kỹ thuật có trình độ cao, lành nghề giàu kinh nghiệmvà luôn được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới nhất về kinh tế kỹ thuật và quản lý cùng trang thiết bị hiện đại. NHỮNG CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU ĐÃ VÀ ĐANG THI CÔNG SỐ TT TÊN CÔNG TRÌNH (QUY MÔ) ĐỊA ĐIỂM CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP CÔNG TRÌNH CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC : 1 xây dựng nhà máy bê tông Xuân Mai Xuân Mai - Hà Tây Bộ xây dựng 2 khu công nghiệp Mộc Châu - Sơn La Mộc Châu - Sơn La Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 3 nhà cơ khí thuỷ lực ,bến cảng Sông Đà nhà máy thuỷ điện Hoà Bình Hoà Bình Bộ nông nghiệp 4 nhà máy gạch lát Hữu Hưng Thanh trì Hà Nội Bộ xây dựng 5 nhà xưởng sản xuất công ty thảm Châu Giang Hưng Yên sở công nghiệp Lực Điền Hưng Yên 6 Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Bắc Ninh Công ty chế biến nông sản bắc ninh CÔNG TRÌNH CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 7 nhà máy Cocacola Ngọc Hồi - Hà Tây (kể cả phần ngoại thất ) Ngọc Hồi - Hà Tây công ty tnhh nước ngọt Cocacola 8 kho tập kết hàng Cocacola Gia Lâm Hà Nội Công ty TNHH Cocacola 9 kho chứa container cảng chùa vẽ Hải Phòng Hải Phòng bộ giao thông vận tải CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG CÔNG TRÌNH CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC 10 Nhà làm việc Thành uỷ Hà Nội 5 tầng Số 4 Lê Lai Hà Nội thành uỷ Hà Nội 11 chi cục thuế Đống Đa Hà Nội ô chợ dừa Hà Nội cục thuế Hà Nội 12 trục sở binh đoàn trường sơn 5tầng nhà H2 đường Nguyễn Trãi Hà Nội Tổng công ty xây dựng Trường Sơn 13 Trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hạ Long , 5 Hạ Long - Quảng Ninh Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Ninh tầng (kể cả phần ngoại thất ) 14 Trụ sở UBND huyện Bảo Lạc - cao bằng , 4 tầng (kể cả phần ngoại thất ) Bảo Lạc - Cao Bằng UBND Tỉnh Quảng Ninh 15 Toà soạn báo Hà Tây 3 tầng thị xã Hà Đông báo Hà Tây 16 Ngân hàng nông nghiệp Hà tây , 3 tầng thị xã Hà Đông Ngân hàng nông nghiệp Hà Tây 17 Trụ sở UBND Quảng Hoà - Cao Bằng ,4 tầng (kể cả phần ngoại thất ) Cao Bằng UBND tỉnh Cao Bằng 18 Trung tâm kỹ thuật nghiệp vụ cao bệnh viện đa khoa - Hà Tây , 5 tầng (kể cả phần ngoại thất ) thị xã Hà Đông bệnh viện Hà Tây 19 trường đại học An Ninh,2 tầng Thanh Xuân Hà Nội 20 Trường văn hoá 1, 2 tầng Thành phố Thái Nguyên Bộ nội vụ 21 Ngân hàng công thương Hà Tây , 5 tầng (kể cả phần ngoại thất ) thị xã hà đông Ngân hàng công thương Hà Tây 22 Trụ sở Quận Thanh Xuân - Hà Nội , 5 tầng (kể cả phần ngoại thất ) Thanh Xuân - Hà Nội BQLDA Quận Thanh Xuân 23 Nhà khai thác bưu chính viễn thông liên tỉnh và quốc tế , 12 tầng Hà Nội Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam 24 Nhà ăn + khách công an tỉnh Bắc Cạn , 3 tầng Bắc Cạn công an tỉnh Bắc Cạn 25 Xưởng may 2 Công ty may hồ gươm Hưng Yên Công ty may hồ gươm 26 Trung tâm đào tạo bồi dưỡng lao động quốc tế số 2 thành phố hcm Thành phố HCM cục lao động hợp tác với nước ngoài 27 Khách sạn Sài Gòn - Hạ Long phần thân (15 tầng Quảng Ninh công ty cổ phần du lịch ) 28 Trung tâm bưu chính liên tỉnh quốc tế , từ liêm - Hà Nội (13 tầng) Hà Nội tổng công ty BCVT Việt Nam 29 Trung tâm TM Công ty giấy bãi bằng Hà Nội Công ty giấy bãi bằng 30 Trung tâm LĐQT số 2 Thành phố Hồ Chí Minh (7 tầng ) Thành phố HCM Cục LĐHT quốc tế bộ LĐ TB &XH 31 Phần thân -trụ sở công ty cổ phần Ford Thăng long Hà Nội Công ty Cổ phần Ford Thăng Long 32 Khu thể thao Long Biên Hà Nội Ban quản lý dự án quận Hoàn Kiếm 33 Trụ sở cơ quan kiểm toán nhà nước Hà Nội BQLDAXD trụ sở cơ quan kiểm toán nhà nước CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG 34 Tượng đài Quang Trung - Đống Đa Hà Nội Gò Đống Đa Hà Nội ban quản lý dự án Thành phố Hà Nội 35 Đài tưởng niệm các anh Hạ Long - Quảng Ninh BQL dự án Thành phố hùng liệt sỹ Thành phố Hạ Long Hạ Long 36 Trung tâm triển lãm Giảng võ - Hà Nội Giảng võ Hà Nội Bộ văn hoá 37 Bể bơi Nghệ An Nghệ An Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An 38 Tung tâm thương mại Tràng tiền Hà Nội công ty TNHH đầu tư thương mại Tràng tiền 39 Khu thể thao Long Biên Hà Nội ban quản lý dự án Quận Hoàn Kiếm CÔNG TRÌNH CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 40 khách sạn THE LIEN , 5 tầng ( kể cả phần ngoại thất ) Nghi Tàm Tây Hồ - Hà Nội Singapore 41 khách sạn ROYAL PARK, 6 tầng (kể cả phần nội thất) Tây Hồ Hà Nội Tây Hồ Hà Nội 49 Khách sạn Sài Gòn Hạ Long , 13 tầng Hạ Long Quảng Ninh Công ty du lịch Hạ Long 50 Đường Khương Trung Quận Thanh Xuân Phường Khương Trung - Quận Thanh Xuân Ban quản lý dự án Quận Thanh Xuân 51 Kè Sông Nhuệ Hà Đông Sở thuỷ lợi Hà Tây 52 Kè hồ trúc bạch Tây hồ - Hà Nội BQLDA DA Quận Tây Hồ 53 cải tạo và xây dựng nhà máy nước Đông Anh Đông Anh- Hà Nội Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội 12000m3/ngày đêm 60 Dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 10 Nam Định- Ninh Bình ban quản lý các dự án 18 61 kè sông đoạn Xâm Thụy - An Cảnh - Hà Tây Xâm thụy - An Cảnh - Hà Tây Bộ công nghiệp và phát triển nông thôn 62 hệ thống kè sông Kim Ngưu Hà Nội BQLDA giao thông công chính Hà Nội 63 Khu công nghiệp bắc Thăng Long Hà Nội BQLDA khu công nghiệp bắc Thăng Long 64 dự án môi trường và cấp nước Thành phố Hà Nội Hà Nội liên doanh VIKOWA 65 đường gom dân sinh và cầu vượt đường 5( đoạn Hải Dương ) Hải Dương công ty công trình 86 II. Những thuận lợi khó khăn trong sản xuất xây dựng của công ty 1. những thuận lợi trong sản xuất. - Trong môi trường tự nhiên hết sức thuận lợi, công ty nằm ở khu vực trung tâm thủ đô ra thuận lợi trong công tác giao dịch nắm bắt thông tin. Nhờ vị trí tự nhiên đã tạo môi trường văn hoá lành mạnh văn minh tiến bộ, điều này có ý nghĩa rất quan trọng với niềm tin uy tín, bầu không khí nội bộ trong công ty. Đồng thời công ty có thể nắm vững các chế độ chính sách luật pháp của nhà nước, môi trường trính trị pháp luật, nắm được kịp thời những thay đổi của môi trường này, từ đó có phương hướng kinh doanh thích hợp nhất là trong điều kiện môi trường đang biến động vì nằm trong trung tâm buôn bán giao dịch của đất nước nên công ty có điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ là do công ty đang trang bị cơ sở vật chất hiện đại phục vụ tốt hơn cho việc hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó vì hoạt động trong môi trường kinh tế hết sức sôi động có tác động thông qua chỉ tiêu vốn, nguồn lao động các mức giá, các khách hàng đối thủ cạnh tranh. 2. Những khó khăn: - Tuy có thể thấy công ty có rất nhiều khó khăn về các đối thủ cạnh tranh, sự biến động của giá cả. - Tiềm lực các mặt còn yếu, nên sức cạnh tranh và khả năng thắng thầu, nhất là trong thắng thầu Quốc tế rất thấp. - Những điều kiện cần có để thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, còn nhiều hạn chế PHẦN THỨ BA ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN TỚI I) Giải pháp tăng khả năng cạnh tranh của doanh ngiệp: - Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo việc kinh doanh của mình sao cho thu đủ bù chi và có lãi. Để quản lý kinh doanh có hiệu quả, người lãnh đạo phải nắm được các thông tin về hoạt động kinh doanh. Đòi hỏi công tác quản lý ngày càng hoàn thiện. - Thúc đẩy nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ kinh tế kỹ thuật - Đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao năng lực kỹ thuât và công nghệ - Phát huy đến mức tối đa tính chủ động trong việc tìm kiếm các đối tác các cơ hội tham gia dự đấu thầu - Tăng cường quản lý vốn đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí vốn - phải làm tất sản phẩm đang thi công , đảm bảo chất lượng tiến độ . II. Bước chuẩn bị của công ty để hội nhập khu vực và Quốc tế: - Nhận thức được vai trò của tiêu chuẩn hoá xây dựng là công cụ để quản lý chất lượng sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế đổi mới theo cơ chế thị trường phải có định hướng đổi mới và phát triển cho công tác này công ty đang thực hiện hoàn thiện áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 - Tiêu chuẩn thiết kế : phải chọn một đội ngũ có kinh nghiệm , có bề dầy về thiết kế - Tiêu chuẩn kết cấu - Chọn một đội ngũ có kinh nghiệm trong tính kết cấu có kinh nghiệm thực tế ở trong và ngoài nước - Tiêu chuẩn thi công - Đội ngũ đầy kinh nghiệm thi công trong nước công trình nước ngoài hay ngoài nước III. Một số kiến nghị để khuyến khích phái triển sản phẩm - Những năm gần đây nhà nước đã có những chính sách lớn nhằm đẩy mạnh cơ sở hạ tầng. Để nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong đó sản phẩm xây dựng cũng được sự quan tâm khuyến khích - Nhưng do những khó khăn hiện nay đã đặt ra cho Công ty xây dựng những thử thách lớn như vấn đề thị trường, chất lượng các sản phẩm, cơ chế chính sách ... là những vấn đề cần được quan tâm giải quyết . Muốn đạt được mục tiêu phát triển lâu dài cho Công ty xây dựng cần phải được quan tâm đến một số vấn đề sau: + Một là đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất: Việc đầu tư trang thiết bị máy móc kỹ thuật vào các khâu sản phẩm và khai thác nguyên liệu , sản xuất sản phẩm sẽ đưa năng suất lên cao, làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống đồng thời nhờ đó chất lượng sản phẩm ( công trình ) nâng lên. Tuy nhiên việc đầu tư trang thiết bị vào sản xuất đòi hỏi phải có vốn mà hiện nay vốn của nước ta còn hạn hẹp và cần phải đầu tư giàn trải cho các ngành công nghiệp mũi nhọn khác và cơ sở hạ tầng cho nên biện pháp thu hút vốn máy móc thiết bị kỹ thuật cho nghành xây dựng là bằng con đường liên doanh liên kết với nước ngoài , nhưng phải hết sức thận trọng, tránh nhập khẩu những trang thiết bị đã lỗi thời với thế giới . Khi đã nâng cao trình độ sản phẩm và sản xuất của công ty chúng ta cần phải đào tạo cán bộ và nhân công. + Hai là nâng cao chất lượng sản phẩm cải tiến thiết kế sản phẩm xây dựng một cách đa dạng phong phú hợp lý đẹp về kiến trúc bên trong bên ngoài công trình để phù hợp với nhu cầu của khách hàng . - Cần làm cho mỗi người thợ phải nhận thức được sâu sắc về tầm quan trọng của chất lượng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình sản phẩm tự giác nâng cao chất lượng coi đó là sự sống còn của nghề nghiệp . Tạo ra trong tập thể một ý thức dân tộc về chất lượng sản phẩm . Xác lập một chủ trương dần dần tạo ra một truyền thống (chỉ được làm tốt ) - Phải vận dụng lý thuyết ( quản lý tổng hợp chất lượng sản phẩm ) với 4 nội dung: • Thứ nhất : không thể đảm bảo chất lượng sản phẩm bằng cách kiểm tra nghiệm thu ở khâu cuối cùng • Thứ hai : chất lượng sản phẩm được hình thành trong tất cả hoạt động kinh doanh với sự tham gia của tất cả mọi người , mọi đơn vị sản xuất kinh doanh • Thứ ba : Chất lượng tốt hay xấu chủ yếu do khâu quản lý phải tiến hành một hệ thống công tác hoàn chỉnh có mục tiêu. • Thứ tư Nhà kinh doanh phải chịu trách nhiệm thực sự về chất lượng sản phẩm và tự mình tổ chức chỉ đạo hệ thống tổng hợp bảo đảm chất lượng sản phẩm, đi đôi với chất lượng sản phẩm là kiểu dáng kiến trúc sang trọng hài hoà phù hợp thực trạng mặt bằng công trình với phối cảnh bên trong nhà và ngoài nhà. • Năm là : Đối với thị trường ngoài nước chính phủ ta nên mở các đại diện thương mại của ta ở các nước tạo điều kiện tốt cho việc liên kết, tức là ta có thể mở những cơ sở trực tiếp sản xuất hay tham gia thi công công trình ở các nước bằng cách đưa công nhân lành nghề kỹ thuật cao và nguyên liệu sang trực tiếp sản xuất theo đơn đặt hàng và dần dần lan rộng ra nhiều nước • Sáu là đào tạo các cán bộ có kinh nghiệm trong quản lý với những vấn đề trên thì đội ngũ cán bộ làm công tác sản xuất kinh doanh là chìa khoá để giải quyết mọi vấn đề trong ngành xây dựng ra thị trường nước ngoài . Để đáp ứng nhu cầu đó phải khẩn trương chọn lựa và đào tạo dưới nhiều hình thức vừa mở các lớp đào tạo trong nước, vừa tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các công ty để đào tạo ở nước ngoài, vừa đào tạo dài hạn vừa bổ sung nghiệp vụ ngắn hạn kết hợp đào tạo chuyên môn với ngoại ngữ ( coi trọng giáo dục phẩm chất đạo đức ...) Và như chúng ta đã thấy chỉ có những người quản lý nào luôn biết quan tâm thích đáng đến đối tác, đến người sử dụng và những biến động trên thị trường, biết thu lượm và xử lý nhanh nhậy những thông tin từ phía đó mang lại thì mới hy vọng làm cho công ty mình về sản phẩm, sản xuất kinh doanh phát đạt . Với những biện pháp cách làm trên chúng ta có thể tin chắc chắn rằng một ngày không xa chất lượng sản phẩm và vật liệu xây dựng của Việt Nam ngày càng nâng cao, hiện tượng khiếu nại của đối tác, khách hàng về chất lượng sản phẩm sẽ được hạn chế và loại bỏ dần dần nâng cao được uy tín về nghành xây dựng Việt Nam trên thị trường thế giới . KẾT LUẬN Thông qua một số tình hình trên ta đi đến kết luận như sau : - Nếu biết khai thác tiềm năng , như để có được sản phẩm (xây dựng ) vật liệu (xây dựng ) để xuất khẩu đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới cũng như thị hiếu của đối tác, của người tiêu dùng thì (sản phẩm ) và vật liệu xây dựng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân . - Trong phạm vi một đề tài rộng và thời gian hẹp chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được các ý kiến phê bình của các thầy cô giáo và bạn đọc chuyên đề được hoàn thiện hơn MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT VÀI NÉT VỀ SẢN PHẨM XÂY DỰNG I. Lịch sử phát triển Công ty Xây Dựng II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty III. ý nghĩa kinh tế xã hội của sản phẩm xây dựng PHẦN THỨ II: TÌNH HÌNH VÀ KINH DOANH SẢN PHẨM XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY I. Công nghệ và thiết bị trình độ, uy tín, chất lượng lao động số lượng trình độ II. Đặc điểm tổ chức quản lý, mô hình quản lý, phân cấp nhiệm vụ, .quyền hạn lực lượng cán bộ III. Nguồn nhiên liệu chủ yếu trong nước hay nước ngoài. IV. Kết quả hoạt động trong những năm gần đây PHẦN THỨ BA: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI I. Giải pháp và khả năng cạnh tranh. II. Bước hội nhập của công ty để hội nhập khu vực và Quốc Tế III. Một số kiến nghị để phát triển sản phẩm “xây dựng” KẾT KUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf69_1612.pdf