Tìm hiểu chế định Thừa Kế theo luật Dân Sự 2005

Phần 2. NỘI DUNG: 1. Các Khái Niệm: 1.1 Khái niệm quyền Thừa Kế chương 12-d 631-645) - Quyền thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo trình tự do pháp luật quy định. 1.2 Di Sản Thừa Kế: (Theo khoản 1 điều 637- bộ luật Dân Sự )  Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng, phần tài sản cảu ngưòi chết trong tài sản chung với người khác, quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế.  Tài sản riêng tức là những tài sản thuộc phần sở hữu riêng của người chết đứng tên lúc còn sống. Tài sản chung với ngưòi khác là phần tài sản do lúc còn sống ngưòi chết đã đồng tao ra cùng chung với một người khác, thì lúc chết phần tài sản đó cũng được đua vào di sản của ngưòi chết.

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu chế định Thừa Kế theo luật Dân Sự 2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 2. NỘI DUNG: Các Khái Niệm: 1.1 Khái niệm quyền Thừa Kế:( chương 12-d 631-645) Quyền thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo trình tự do pháp luật quy định. 1.2 Di Sản Thừa Kế: (Theo khoản 1 điều 637- bộ luật Dân Sự ) Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng, phần tài sản cảu ngưòi chết trong tài sản chung với người khác, quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế. Tài sản riêng tức là những tài sản thuộc phần sở hữu riêng của người chết đứng tên lúc còn sống. Tài sản chung với ngưòi khác là phần tài sản do lúc còn sống ngưòi chết đã đồng tao ra cùng chung với một người khác, thì lúc chết phần tài sản đó cũng được đua vào di sản của ngưòi chết. 2. Các hình thức thừa kế: 2.1. Thừa kế theo di chúc: :( chương XXIII – Điều 646 đến 673-Bộ luật Dân Sự) - Di sản của người đã chết được chuyển cho những người thừa kế theo di chúc người chết để lại. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. - Người lập di chúc có các quyền: chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản; chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản. - Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị huỷ bỏ. - Di chúc được coi là hợp pháp nếu: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép. b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Nội dung của di chúc được quy định tại điều 656 Bộ luật dân sự. Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc, thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải kí hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ kí, điểm chỉ của người lập di chúc và kí vào bản di chúc. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận hoặc uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực bản di chúc. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. - Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người TKTDC. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc, thì coi như không có di chúc và di sản được thừa kế theo pháp luật. 2.2. Thừa kế theo pháp luật:( chương XXIV –Điều 674 đến 680- bộ luật Dân Sự ) 2.2.1. Hình thức thừa kế theo hàng thừa kế được áp dụng trong những trường hợp: Người chết không để lại di chúc. Di chúc không hợp pháp. Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người lập di chúc; cơ quan tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế. Những người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng quyền di sản. 2.2.2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc. Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực. Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. 2.2.3. Những người thừa kế theo pháp luật (hàng thừa kế) được qui định thứ tự như sau: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di chúc bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Thừa kế thế vị pháp luật quy định: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời diểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. VÍ DỤMINH HỌA: Tình huống 1: Vợ A có hai đưá con riêng .A và vợ A có hai đưá con nữa. nay vợ A mất nhưng không để laị di chúc.Vâỵ xin hỏi ngôi nhà A đang ở (đứng tên A) nếu bán, có chia tài sản cho các con riêng của vợ A không? Theo pháp luật về quyền thừa kế thì con riêng và bố dượng và mẹ kế khôngđược hưởng thừa kế của nhau nhưng điều 679 bộ luật dân sự năm 2005 qui định thì con riêng và bố dượng,mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc như cha con,mẹ con thì được thừa kế theo pháp luật(điêu 676,677) theo thứ tự các hàng thừa kế…căn cứ vào điều luật,nếu ngôi nhà trên là của riêng A thì A có toàn quyền định đoạt.Nếu là sở hữu chung của 2 vơ chồng thì ½ ngôi nhà thuộc quyền định đoạt của A,1/2 ngôi nhà thuộc quyền định đoạt chia đều cho 2 người con riêng của vợ A,2 người con chung của A bà và một phần của A(1/5) Tình huống 2: Khi còn sống ,bố mẹ B phân chia đất đai cho các em B đâu vào đấy riêng mảnh dất và ngôi nhà bố mẹ B ở trước khi qua đời , bố mẹ B di chúc lại để cho B là trai cả để làm nơi thờ cúng và nuôi dưỡng đứa em út bị tâm thần từ bé.Nay anh em B nảy sinh mâu thuẫn,các em B đặt vấn đề đất(phần của bố mẹ) và nhà là của chung , chỉ giao cho B quản lí không có quyền thừa kế.Tài sản trong nhà không có trong di chúc(tivi,tủ,quạt,thóc,lúa…) là của chung.Xin hỏi những ý kiến của các em B có đúng không? Việc này giải quyết như thế nào? Về pháp luật căn cứ vào những câu chữ ghi lại trong di chúc thì B là người được quản lí di sản theo di chúc và được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người được thừa kế.Mặt khác theo điều 670 bộ luật dân sự, phân di sản theo di chúc dùng vào viêc thờ cúng thì không được chia thừa kế và được giao cho một người khác đã được chỉ định trong di chúc quản lí để thực hiện việc thờ cúng(chính là B).các tài sản khác thuộc di sản thừa kế không ghi trong di chúc thì được chia thừa kế theo pháp luật.Cụ thể là những tài sản của các cụ để lại như di sản thừa kế được chia theo qui đinh pháp luật.Tuy vậy, theo di chúc để lại thì phần nhà đất ghi trong di chúc được để cho ông lo liệu cuộc sống trông nom mồ mả tổ tiên ,chăm sóc đứa em bị bệnh tật.Nếu nội dung di chúc không rõ rãng cần thỏa thuận giải thích nội dung giữa những người thừa kế dựa trên ý nguyện đích thực của người đã khuất. Tình huống 3: Cách đây mấy chục năm,cha mẹ C thấy D mồ côi cầu bất ,cầu bơ, đem về nuôi, cho ăn học,trưởng thành.sau này lớn lên đi công tác, D chưa báo hiếu gì cho cha mẹ C.Sau khi cha mẹ C mất,D đi từ than phố về đòi chia tài sản thừa kế. Hỏi D có quyền ấy không? Theo điều 678 thì con nuôi của cha mẹ anh C hoàn toàn có quyền được hưởng tài sản của cha mẹ nuôi(tức cha mẹ C) theo pháp luật thừa kế (điều 676,677) qui định con nuôi được hưởng quyền thừa kế của cha mẹ như con đẻ.Vì vây người em đó hoàn toàn được chia tài sản.Tuy vậy, anh có thể yêu cầu các cơ quan thi hành pháp lí xác định xem người em đó có đủ căn cứ pháp lí để bảo đảm là con nuôi không. Nếu không thì người đó không được hưởng quyền thừa kế. Tình huống 4: Anh cả ông A chết cách đây 5 năm.Anh của ông không có con trai chỉ có 2 đứa con gái đã đi lây chồng.năm ngoái cha ông mất nhưng không để lại di chúc.Nay anh em ông muốn chia thừa kế phần tài sản của cha để lại cho con cháu nhưng mà bà chị dâu không chấp nhận đòi giữ tài sản,vì khi còn sống cha ông ở với anh cả.Hỏi bà chị dâu có quyền như vậy không? Theo điều 676 thì con dâu không được hưởng quyền thừa kế của cha mẹ chồng.Di sản của người đã khuất phải được chia theo pháp luật…Vậy anh em của ông A đều được hưởng một phần bằng nhau số di sản thừa kếdo cha mẹ để lại .Riêng ông anh cả đã chêt theo điều 677 thì trong trường hợp, con của người để lại di sản đã chết trước người để lại đi sản thì cháu được hưởng một phần mà cha mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống…Theo qui định thì 2 đứa con gái của ông anh cả sẻ được hưởng 1 phần di sản thừa kế. Tình huống 5: Cha mẹ chị B sinh được 4 người con,khi còn sống ông bà đã xây dựng được 2 căn nhà trên diện tích 500 mét vuông (cả vườn). Khi cha mẹ chị mất không để lại di chúc thì em trai thứ1 của chị đã đem bán một căn nhà và môt phần diận tích đất vườn mà không hề cho chị va những người còn lại biết.Một đứa em trai khác của chị không may mắn đã chết khi chưa lập gia đình.Nay em trai chị nói 2 chị gái lấy chồng rồi thì không được đòi hỏi gì.Vậy chị có được hưởng giá trị tài sản của cha mẹ để lại hay không?Đứa em trai đã chết có được chia tài sản không? Những người có quan hệ huyết thống ,họ hàng với người đã chết đều có thể được hưởng quyền và nghĩa vụ về tài sản của người đã chết theo qui định của pháp luật Việc em trai nói 2 chị không được hưởng tài sản là không đúng .Theo luật định thì cả 4 người con của cha mẹ đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất(điều 676) .Như vậy cả 2 chị và 2 người con trai đều được hưởng toàn bộ di sản thừa kế của cha mẹ để lại.Tuy nhiên người em trai đã chết mà chưa có gia đình nghĩa là không có ai được hưởng quyền lợi của người em đó thì không cần phải chia cho anh ta .Khối tài sản mà cha mẹ để lại không ai được tự ý mua bán ,cho…nếu không có được sự đồng ý của người thừa kế.Người em trai thứ nhất đã bán 1 phần tài sản là trái pháp luật về thừa kế.chỉ có thể yêu cầu tòa án gải quyết thừa kế theo pháp luật.Đối với những tài sản mà em của chị đã bán cho người khác thì người em chị phải có nghĩa vụ giải quyết về những thiệt hại do mình gây ra khi số tài sản ấy được chia cho người được hưởng thừa kế. 2.3. Di Tặng và Từ chối nhận di sản: Di tặng: Di tặng là trường hợp khác của di chúc, là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này. Từ chối nhận di sản: Về việc từ chối nhận di sản, pháp luật quy định như sau: Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Khi từ chối nhận di sản, người thừa kế phải lập thành văn bản và phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, Công chứng nhà nước hoặc UBND cấp xã nơi mở thừa kế biết về việc từ chối nhận di sản. Tuy nhiên người thừa kế chỉ có quyền từ chối nhận di sản trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế (tức là ngày người có tài sản chết hoặc là ngày tòa án tuyên bố người để lại di sản là đã chết). 2.4. Những người không được quyền hưởng di sản: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản Những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế nếu người để lại di sản đã biết các hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế sẽ thuộc Nhà nước. 3.Thực trạng và giải pháp: Tóm tắt : Chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam. Hơn nữa, trong những năm gần đây, số vụ việc tranh chấp về thừa kế luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các tranh chấp dân sự và có tính phức tạp cao. Bởi vậy, nghiên cứu chế định thừa kế có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và đời sống thực tế. Với ý nghĩa đó, ta phân tích các quy định trong Bộ luật Dân sự về chế định thừa kế theo hướng đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chế định này trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và nêu lên thực trạng tình hình hiện nay. 3.1.Thực trạng (kèm theo các ví dụ cụ thể) 3.1.1. Nhiều quy định pháp luật còn mâu thuẫn: - Hiện nay, trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật xảy ra tình trạng các luật quy định một nội dung giống nhau nhưng lại không thống nhất với nhau. Việc không thống nhất giữa quy định của pháp luật dẫn đến khó khăn khi vận dụng vào thực tiễn. VÍ DỤ : Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự quy định về hình thức di chúc miệng như sau:” trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa di bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Và: di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng” Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì di chúc miệng chỉ được lập trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đó là tính mạng của người để lại di chúc bị đe dọa, được hiểu là người di chúc không còn khả năng hoặc không thể lập di chúc bằng văn bản. Và nếu sau một thời gian, do pháp luật quy định mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn sáng suốt thì di chúc miệng đó mặc nhiên vô hiệu. Pháp luật dân sự Việt Nam thừa nhận tính hợp pháp di chúc miệng với những điều kiện hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên, với những quy định hiện hành thì di chúc miệng có còn là một loại hình di chúc hợp pháp nữa hay không và việc để lại di chúc miệng có thể thực hiện được không? . Nhưng pháp luật dân sự đã quy định, trường hợp để lại di chúc miệng là phải trước mặt hai người làm chứng và những lời di chúc đó sẽ được ghi chép lại và công chứng trong thời hạn năm ngày, sau thời hạn này di chúc mới được coi là hợp pháp. Luật Công chứng được Quốc hội thông qua ngày 29.11.2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2007 quy định rất cụ thể về thủ tục công chứng. Điều 48 Luật công chứng có quy định về công chứng di chúc người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác công chứng di chúc… Quy định này của Luật công chứng chỉ đúng với trường hợp thực hiện công chứng đối với di chúc được lập thành văn bản. Còn đối với di chúc miệng thì người di chúc đã trong hoàn cảnh đặc biệt bị cái chết đe dọa thì không thể tự mình yêu cầu công chứng được. Nếu buộc người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc thì không còn tồn tại loại hình di chúc miệng nữa. Vì, nếu người để lại di chúc miệng có thể tự mình yêu cầu công chứng thì trong mọi trường hợp ý chí đó sẽ được công chứng viên ghi chép lại, có nghĩa là đều được thể hiện bằng văn bản, và thực hiện công chứng đối với văn bản được thành lập theo cách như vậy Như vậy, có thể thấy rằng với quy định trên, Luật Công chứng đã phủ nhận hoàn toàn tính hợp pháp của loại hình di chúc miệng và, với quy định đó thì chỉ tồn tại duy nhất một loại hình di chúc, đó là di chúc bằng văn bản. Từ những phân tích trên cho thấy, giữa các luật quy định về cùng một nội dung đã xảy ra những sự mâu thuẫn với nhau. Chính sự mâu thuẫn này đã dẫn đến tình trạng vô hiệu hóa các quy định pháp luật trong các luật khác nhau, gây ra tình trạng khó áp dụng trong thực tiễn những quy định của pháp luật. Đây là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện nay . 3.1.2.Pháp luật còn nhiều vướng mắc: Chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2005 (có một số sửa đổi, bổ sung so với Bộ luật Dân sự năm 1995), thì có lẽ do đây là một chế định tương đối cụ thể, rõ ràng nên hiện nay vẫn chưa có kế hoạch xây dựng các văn bản dưới luật quy định chi tiết hay hướng dẫn thi hành. Trong khi đó, việc áp dụng chế định này trong thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi như sau: - Người thừa kế : Pháp luật dân sự ghi nhận quyền thừa kế của cá nhân, tổ chức. Điều 638 BLDS quy định: 1. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. 2. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức, thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế ” . Tất nhiên, người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân, còn người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Vấn đề đặt ra cần làm rõ là: Thứ nhất: Hiểu như thế nào về ” người còn sống vào thời điểm mở thừa kế “, đặc biệt trong trường hợp những người thừa kế chết mà không xác định được ai chết trước, ai chết sau. Thực tế chỉ ra rằng, có nhiều trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau chết cách nhau một khoảng thời gian rất ngắn, vụ việc tranh chấp thừa kế một thời gian dài sau đó mới phát sinh, do vậy việc xác minh thời điểm chết của từng người rất khó khăn, tạo phức tạp trong quá trình giải quyết vụ án (có lẽ, trong những trường hợp này, căn cứ pháp lý duy nhất có thể tin cậy được là giấy chứng tử, nhưng trong nhiều trường hợp giấy chứng tử lại không ghi cụ thể giờ, phút chết của cá nhân). Điều 644 BLDS quy định: trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết trong cùng một thời điểm hoặc được coi là chết trong cùng một thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước, thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc: nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về các đương sự. Trong cùng nội dung này, luật dân sự Pháp lại áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý: ” Đối với những người dưới 15 tuổi thì người nhiều tuổi hơn được suy đoán là chết sau; trên 60 tuổi thì người ít tuổi hơn được suy đoán là chết sau; nếu đàn ông và đàn bà không chênh nhau quá 3 tuổi thì đàn ông được suy đoán là chết sau đàn bà “. Chúng tôi cho rằng, đây cũng là một nguyên tắc cần xem xét, nghiên cứu khi sửa đổi BLDS. Thứ hai: Điều luật cho phép người đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế nhưng sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế vẫn có quyền thừa kế tài sản. Vấn đề ở chỗ: trường hợp nào được coi là sinh ra và còn sống? Đứa trẻ ra đời có thể chỉ sống được 30 phút, 01 giờ, 7giờ, 24 giờ, 7 ngày… sau đó mới chết. Việc xác định khi nào đứa trẻ đó được coi là người thừa kế có ảnh hưởng rất lớn đối với kỷ phần thừa kế của những người khác. Điều luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này nên có nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng. Theo chúng tôi, nên vận dụng quy định của Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch: đứa trẻ sinh ra và còn sống được 24 giờ rồi chết thì phải khai sinh và khai tử để từ đó xác định khoảng thời gian được coi là sinh ra và còn sống của đứa trẻ (24 giờ). Tuy nhiên, điều này cũng cần được ghi nhận rõ ngay trong BLDS. Thứ ba: Quyền thừa kế của các tổ chức (pháp nhân) đã sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản. - Theo quy định của pháp luật dân sự, các pháp nhân cùng loại có thể bị chấm dứt khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách. Nhưng trong những trường hợp này, pháp nhân không chấm dứt tuyệt đối mà quyền và nghĩa vụ của nó được chuyển giao cho các pháp nhân khác. Vậy những pháp nhân này có được thừa kế không? - Pháp nhân cũng có thể bị chấm dứt theo quy định về giải thể hoặc phá sản. Khi này, pháp nhân chấm dứt “tuyệt đối”. Sau khi pháp nhân chấm dứt, một thời gian sau mới phát sinh vụ việc tranh chấp thừa kế mà pháp nhân đó được chỉ định là người thừa kế và tại thời điểm mở thừa kế pháp nhân chưa bị giải thể hoặc phá sản thì ai, cơ quan nào sẽ thay mặt pháp nhân để nhận di sản hay khi này tài sản được coi là tài sản vô chủ và thuộc về nhà nước? - Mặt khác, theo quy định của pháp luật dân sự, pháp nhân đã bị giải thể, bị tuyên bố phá sản có thể được thành lập lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, trường hợp pháp nhân đó bị giải thể, bị tuyên bố phá sản trước thời điểm mở thừa kế, nhưng sau thời điểm mở thừa kế lại được thành lập lại thì pháp nhân đó có được quyền thừa kế di sản không? - Từ chối nhận di sản: Điều 645 BLDS quy định: ” 1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, Công chứng nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. 3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế “.Điều luật dành cho người thừa kế một quyền năng quan trọng: quyền từ chối nhận di sản.Về hình thức, việc từ chối phải lập thành văn bản, phải thông báo cho một số chủ thể có liên quan. Quy định này đặt ra một số vấn đề: Thứ nhất: trong trường hợp người thừa kế vì những lý do khác nhau (không nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản) mà từ chối nhận di sản, nhưng việc từ chối này chỉ bằng lời nói. Khi phân chia di sản thừa kế, họ nhất quyết không nhận phần thừa kế của mình thì giải quyết như thế nào? Có hai phương án lựa chọn; - Phương án 1: dùng kỷ phần thừa kế đó tiếp tục chia đều cho những người thừa kế còn lại (cùng hàng thừa kế của người để lại di sản). - Phương án 2: coi đây là một trường hợp từ bỏ quyền sở hữu, kỷ phần thừa kế đó là tài sản vô chủ và thuộc về nhà nước. Chúng tôi cho rằng: hợp lý hơn và cũng dễ chấp nhận hơn là lựa chọn phương án 1. Thứ hai: điều luật quy định người từ chối nhận di sản phải thông báo cho một số người, cơ quan có liên quan. Vậy trong trường hợp người từ chối nhận di sản đã thông báo nhưng không thông báo đủ cho những người này (Ví dụ: chỉ thông báo cho những người thừa kế, không thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở thừa kế…), sau đó người này lại thay đổi ý kiến, yêu cầu được nhận di sản thừa kế thì có cho phép hay không? BLDS cũng chưa quy định cụ thể vấn đề này. Thứ ba: điều luật quy định thời hạn từ chối là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Như vậy, theo tinh thần của điều luật, nếu người thừa kế từ chối nhận di sản sau thời hạn trên thì không chấp nhận việc từ chối đó. Vậy hậu quả pháp lý đối với phần thừa kế của người đó được giải quyết như thế nào trong trường hợp họ nhất quyết từ chối nhận di sản? Thêm nữa, trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản đúng thời hạn trên, nhưng sau đó họ lại thay đổi ý kiến, xin nhận di sản thì giải quyết như thế nào, chấp nhận hay không chấp nhận cho họ nhận di sản? Đây là những vấn đề hết sức bức thiết cần phải sửa đổi, bổ sung trong BLDS. Quan điểm của chúng tôi là: trong trường hợp di sản chưa chia thì cho phép người từ chối nhận di sản có quyền thay đổi ý kiến; trường hợp di sản đã phân chia thì để bảo vệ quyền lợi cho những người thừa kế khác, thúc đẩy quan hệ dân sự phát triển, thì không cho phép người đã từ chối nhận di sản thay đổi ý kiến. - Về thời hiệu khởi kiện : “ Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế ” . Trong thực tiễn, khi áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này, nếu không có hướng dẫn cụ thể sẽ tạo tình trạng áp dụng không thống nhất khi xét xử các vụ án tranh chấp về thừa kế, đặc biệt là thừa kế quyền sử dụng đất. Điều 165 BLDS quy định: ” thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu “. Do đó, quy định này dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Ví dụ: ông A chết hồi 15h00? ngày 1/1/1992. Vậy thời hiệu khởi kiện được tính như thế nào? Có 2 cách xác định như sau: Cách thứ nhất: thời hiệu khởi kiện được xác định từ 0h00? ngày 2/1/1992 3 và kết thúc vào 24h00? ngày 2/1/2002 (ngày 2/1/1992 là ngày đầu tiên tiếp sau ngày xảy ra sự kiện ông A chết). Như vậy trong trường hợp này, thời điểm mở thừa kế được tính lùi là 0h00? ngày 2/1/1992. Nếu vậy, những người thừa kế của ông A chết sau 15h00? ngày 1/1/1992 đến trước 0h00? ngày 2/1/1992 đều không có quyền hưởng di sản của ông A vì không bị coi là chết trong cùng một thời điểm 4 . Cách thứ hai: Thời hiệu khởi kiện quyền thừa kế được xác định theo giờ người để lại di sản chết. Ví dụ: ông A chết hồi 15h00? ngày 1/1/1992, thời hiệu khởi kiện được xác định bắt đầu từ 15h00? ngày 1/1/1992 và kết thúc vào 24h00? ngày 1/2/2002. Cách xác định này dẫn đến hệ quả: những người chết trước 15h00? ngày 1/1/1992 hoặc chết cùng thời điểm đó không phải là người thừa kế của người để lại di sản, nếu chết sau 15h00? ngày 1/1/1992, thậm chí chết sau chỉ một thời gian ngắn vẫn là người thừa kế của người để lại di sản. Cách xác định này phù hợp với quy định tại Điều 648 BLDS, bảo vệ được quyền lợi của những người chết sau người để lại di sản trong một khoảng thời gian ngắn (thậm chí chỉ 5-7 phút), nhưng như vậy thì hiểu tinh thần của Điều 165 như thế nào? Theo chúng tôi, để phù hợp hơn, cần thiết phải dung hoà hai cách hiểu này: Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm bắt đầu của ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện người để lại di sản chết và do đó, thời điểm kết thúc là thời điểm kết thúc ngày tương ứng 10 năm sau (như cách tính thứ nhất). Tuy nhiên, phải hiểu thời điểm mở thừa kế là thời điểm được xác định bằng giờ người để lại di sản chết, tại thời điểm đó xác định người thừa kế, di sản của người chết… để bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế. 3.1.3.Nhiều vấn đề thực tiễn trong giải quyết tranh chấp: Sau khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực thi hành, số vụ tranh chấp thừa kế mà Tòa án nhân dân các cấp thụ lý có phần giảm hơn trước. Theo số liệu thống kê thì: Năm 1998 toàn ngành thụ lý sơ thẩm 1055 vụ án thừa kế, đã giải quyết 633 vụ, trong đó đình chỉ, tạm đình chỉ, cho rút đơn 249 vụ, chuyển cơ quan có thẩm quyền 34 vụ, hòa giải thành 112 vụ, xét xử 268 vụ. Thụ lý phúc thẩm toàn ngành: 226 vụ, đã giải quyết 153 vụ, trong đó giữ nguyên bản án sơ thẩm 54 vụ, sửa một phần bản án sơ thẩm 46 vụ, sửa toàn bộ bản án 12 vụ, hủy án và đình chỉ 3 vụ, hủy để xét xử lại 23 vụ, hủy chuyển vụ án sang cơ quan khác 3 vụ, còn lại là hình thức giải quyết khác. Năm 1999 toàn ngành thụ lý sơ thẩm 2234 vụ thừa kế, đã giải quyết 1190 vụ, trong đó tạm đình chỉ, đình chỉ, cho rút đơn 390 vụ, chuyển cơ quan có thẩm quyền 78 vụ, hòa giải thành 235 vụ, xét xử 487 vụ. Năm 2000 (theo số liệu tháng 9) toàn ngành đã thụ lý sơ thẩm 1438 vụ, đã giải quyết 917 vụ, trong đó tạm đình chỉ, đình chỉ, cho rút đơn 331 vụ, chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 52 vụ, hòa giải thành 133 vụ, xét xử 401 vụ. Mặc dù vậy , tính chất của các vụ án lại có phần ngày càng khó khăn và phức tạp hơn. Nhiều tranh cãi hơn ,nhiều tinh vi hơn làm cho các cơ quan tòa án cũng khó giải quyết đươc hết tất cả.Một mặt khác,do sự lơ là làm ngơ của các tòa án đã làm cho các vụ tranh chấp ngày càng kéo dài. Chẳng hạn như vụ dất đai ở Tiền Giang kéo dài hơn 10 năm vẫn chưa được giải quyết. - Một di chúc “thiếu căn cứ pháp luật”, “không khách quan và không hợp pháp” từng làm khuynh đảo pháp đình, đưa vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản giữa bà Nguyễn Thị Kim Hoa (ấp Thạnh Yên, xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) và bà Nguyễn Thị Phương Oanh (trú quán 563t/33 Nguyễn Đình Chiểu, phường 2, quận 3, TP. Hồ Chí Minh) kéo dài từ năm 1999 đến nay… Vừa qua, thêm một lần phán quyết từ Bản án số 49/2008/ DSST ngày 26/8/2008 của Tòa sơ thẩm TAND tỉnh Tiền Giang gây nên bức xúc trong dư luận!? Ngày 28/01/1997, bà Võ Thị Thành lập di chúc, có 2 người làm chứng và chứng thực của UBND xã. Trong di chúc, bà Thành để lại toàn bộ tài sản cho cháu nội là Nguyễn Thị Phương Oanh. Có trong tay tờ di chúc, ngày 30/3/1999 bà Oanh gửi đơn kiện bà Nguyễn Thị Kim Hoa, yêu cầu cơ quan pháp luật can thiệp để được sở hữu số tài sản theo di chúc. Bất chấp một sự thật là, từ năm 1980, gia đình bà Hoa đã sinh sống ổn định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế trên thửa đất mà ông bà ngoại Nguyễn Thiện Chơn và Võ Thị Thành để lại. Do Bản án sơ thẩm số 16/DSST ngày 06/10/1999 của TAND tỉnh Tiền Giang chấp nhận đơn kiện của bà Oanh, coi di chúc là hợp pháp nên ngày 18/10/1999, VKSND tỉnh ra Quyết định số 14/QĐ -KN với nội dung: “Di chúc lập ngày 28/01/1997 về hình thức di chúc được lập bằng văn bản có 2 người làm chứng và có chứng thực của UBND xã nhưng ý chí tự nguyện của bà Võ Thị Thành chưa được bày tỏ như mong muốn của bà vì: Sau ngày lập DC bà Thành lập thêm 2 di chúc nữa vào ngày 28/3/1997 và tháng 5/1997”. Di chúc do ông Nguyễn Thiện Nhơn (con cụ Thành) tự tay viết với nội dung để lại toàn bộ di sản cho con gái ông là Phương Oanh. Theo ông Nhơn khai, di chúc do ông ghi lại toàn bộ ý kiến của mẹ ông trước mặt chính quyền địa phương. Nhưng anh Nguyễn Văn Hiền và Lê Văn Thành (công an ấp) khai: “Khi được mời đến nhà của bà Thành, bản di chúc đã được viết sẵn, đã có chữ ký của bà Thành. Di chúc được đem đến xã xác nhận cùng ngày, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Thơi ký xác nhận. Theo lời khai của anh Hiền và anh Thành, di chúc đã được lập sẵn trước khi các anh đến nhà bà Thành, không có mặt ông Thơi. Như vậy là thiếu khách quan. Căn cứ vào hồ sơ, chứng cứ thu thập được, VKSND tỉnh Tiền Giang có quan điểm rằng: Xác định di chúc của bà Thành là “thiếu căn cứ pháp luật, đã gây thiệt hại đến quyền lợi của đương sự”, đồng thời yêu cầu Tòa phúc thẩm Toà án Nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh “xử theo hướng bác yêu cầu của nguyên đơn xin thừa kế theo DC”. 3.2.Giải pháp hoàn thiện: 3.2.1.Giải pháp hoàn thiện bằng cách khai thác những quy phạm xung đột đã tồn tại: Một trong những quy phạm xung đột đã tồn tại mà chúng ta có thể khai thác là Điều 833, khoản 1, Bộ luật dân sự. Theo điều khoản này, “việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”. Điều 833, khoản 1 không định nghĩa thế nào là “việc xác lập” quyền sở hữu đối với tài sản. Trước sự chung chung và trừu tượng này của Điều 833, khoản 1, thông qua việc giải thích pháp luật, chúng ta có thể coi thừa kế theo pháp luật là một “việc xác lập” quyền sở hữu đối với tài sản. Cách giải thích này có thể được chấp nhận vì theo Điều 176, khoản 5, BLDS, “quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây […]: được thừa kế tài sản”.Vậy, thông qua việc giải thích luật, chúng ta có thể hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật và nếu chúng ta theo giải pháp này, chúng ta có quy phạm xung đột sau: Vấn đề thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản. Đây cũng là giải pháp được thừa nhận tại Mê-hi-cô, Pa-na-ma, U-ru-goay và Vê-nê-du-ê-la7. Để hiểu rõ thêm giải pháp này, chúng tôi xin lấy một ví dụ minh họa. Năm 1975, anh N.V.A sang sống cùng gia đình tại Pháp và sau đó nhập quốc tịch Pháp. Với sự mở cửa, anh N.V.A về Việt Nam cư trú từ năm 1995. Do tai nạn, anh N.V.A qua đời tại Việt Nam năm 2001 và để lại di sản bao gồm: Một ngôi nhà ở ngoại ô Pháp (di sản P); một căn hộ cùng một số động sản tại Hà Nội (di sản V và v); một số động sản quý tại một ngân hàng Thụy Sĩ (di sản t) và một số động sản gửi chị gái đang làm ăn tại Đức (di sản d). Do không tự thỏa thuận được với nhau, con anh N.V.A, quốc tịch Pháp và em trai anh N.V.A quốc tịch Việt Nam yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết vấn đề thừa kế. Áp dụng giải pháp bằng cách giải thích pháp luật, chúng ta dẫn đến kết quả sau: Vấn đề thừa kế nêu trên được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản, cụ thể là di sản P được điều chỉnh bợi pháp luật Pháp, di sản t được điều chỉnh bởi pháp luật Thụy Sĩ, di sản d được điều chỉnh bởi pháp luật Đức và di sản V, V được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Ngoài giải pháp khai thác quy phạm xung đột đã tồn tại bằng cách giải thích luật, để hoàn thiện.Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế, chúng ta có thể xây dựng thêm quy phạm xung đột mới để điều chỉnh vấn đề này. 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện bằng cách thiết lập quy phạm xung đột mới: Giải pháp thứ nhất : Trong Tư pháp quốc tế, khi chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chúng ta sẽ chọn hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần giải quyết. Vậy, trong lĩnh vực mà chúng ta nghiên cứu, chúng ta cũng sẽ chọn hệ thống pháp luật có quan hệ gắn bó với những vấn đề của thừa kế theo pháp luật. Thông thường, việc định hình hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần điều chỉnh khá dễ dàng, ví dụ: Pháp luật có quan hệ mật thiết với tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thường là pháp luật nơi thực hiện hợp đồng12. Tuy vậy, trong lĩnh vực mà chúng ta đang đề cập, việc định hình hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với những vấn đề của thừa kế theo pháp luật lại khá phức tạp vì những vấn đề này có thể liên quan đến một vài hệ thống pháp luật khác nhau. Thứ nhất, vì có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của người để lại thừa kế cho người còn sống, quan hệ thừa kế là một quan hệ tài sản và do đó có quan hệ với pháp luật nơi có tài sản. Thứ hai, vì có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của người để lại thừa kế cho người còn sống trên cơ sở huyết thống, quan hệ thừa kế là một quan hệ nhân thân và do đó có quan hệ với pháp luật nhân thân của người để lại thừa kế. Thứ ba, khi chết, người để lại thừa kế có thể chưa chấm dứt các quan hệ dân sự thiết lập với các đối tác khác (người thứ ba), nhất là quan hệ dân sự trong hợp đồng và quan hệ dân sự ngoài hợp đồng, do vậy quan hệ thừa kế theo pháp luật cũng là quan hệ tài sản đối với người thứ ba. Nói tóm lại, quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là một quan hệ phức tạp, có quan hệ gắn bó với nhiều hệ thống luật khác nhau, do đó, khi chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh, chúng ta không nên bỏ qua ba bản chất này của quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài. Giải pháp thứ hai : Trong Tư pháp quốc tế các nước, khi chọn một hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, các luật gia thường đưa ra một tiêu chí mà theo đó pháp luật của Tòa án là pháp luật sẽ thường xuyên được áp dụng để giải quyết trong thực tế. Lý do thứ nhất của xu hướng này là Tòa án biết rõ pháp luật nước mình hơn pháp luật nước ngoài về thừa kế, do đó việc áp dụng thường xuyên pháp luật của Tòa án sẽ làm giảm khó khăn trong công tác xét xử. Lý do thứ hai của xu hướng này là, nếu cho phép pháp luật nước ngoài là pháp luật áp dụng để giải quyết vấn đề thừa kế theo pháp luật, Tòa án cũng như các bên trong quan hệ thừa kế phải biết nội dung của pháp luật nước ngoài. Để biết nội dung pháp luật nước ngoài, Tòa án hoặc các bên trong tranh chấp sẽ tự tìm hiểu và do không biết nội dung pháp luật nước ngoài nên Tòa án cũng như các bên trong tranh chấp phải thuê chuyên gia về luật nước ngoài, đây là một việc khó và tốn kém. Chính vì hai lý do căn bản trên mà các nước sử dụng tiêu chí chọn luật khác nhau để làm sao pháp luật của Tòa án có nhiều cơ hội áp dụng hơn pháp luật nước ngoài. Ví dụ, vì Pháp là nước có nhiều dân nhập cư và ít dân di cư nên người để lại thừa kế thường là người có nơi cư trú cuối cùng ở Pháp và do đó việc cho phép pháp luật nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật sẽ dẫn đến một thực tế là pháp luật Pháp thường xuyên được sử dụng. Theo chúng tôi, vì sự hiểu biết nội dung pháp luật nước ngoài của Tòa án có giới hạn và việc thuê chuyên gia về pháp luật nước ngoài rất đắt, chúng ta nên đi theo xu hướng này, cụ thể là làm thế nào để pháp luật Việt Nam thường xuyên được sử dụng trong thực tế đối với vấn đề thừa kế theo pháp luật. Giải pháp thứ ba : Vì di sản ở nước ngoài nên bản án của Tòa án sẽ có thể phải được thừa nhận ở nước nơi có di sản, nhất là khi di sản là bất động sản. Các nước đều đưa ra điều kiện để thừa nhận bản án nước ngoài, do đó việc chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nên tính đến việc làm thế nào để bản án của Tòa án có nhiều cơ hội được thừa nhận ở nước ngoài nơi có di sản, nếu không việc đưa ra bản án cũng vô ích. Mặt khác, khi di sản ở nước ngoài, công tác xét xử đôi khi phải dùng đến biện pháp ủy thác tư pháp, do đó nên có chút thiện chí với hệ thống pháp luật nước ngoài nơi có di sản để các biện pháp ủy thác có thể gặp thuận tiện. Vậy phương hướng thứ ba mà chúng ta nên làm là sử dụng một tiêu chí chọn pháp luật mà theo đó bản án của Tòa án nước ta có nhiều cơ hội được thừa nhận ở nước nơi có di sản và các biện pháp ủy thác tư pháp không gặp nhiều bất lợi. Phần 3: Kết Luận: Sau quá trình nghiên cứu ta nhận thấy chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam.. Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân luôn luôn được pháp luật ở nhiều nước trên thế giới quan tâm,theo dõi và bảo hộ.Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và có nền văn hóa với các truyền thống đạo đức lâu đời được truyền từ đời này qua đời khác. Do đó đối với người Việt Nam hiện nay, việc coi trọng các phong tục, tập quán, tình cảm cha con, vợ chồng, anh em gắn bó keo sơn…đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo quyền để lại thừa kế của mình bằng cách thảo một bản di chúc. Bên cạnh đó có những người đã lập di chúc nhưng lại chưa hiểu rõ về pháp luật khiến cho những bản di chúc này không rõ ràng khiến cho những người thừa kế phải nhờ pháp luật phân xử hộ (đưa ra tòa) làm giảm sút đi mối quan hệ tình cảm thân thuộc vốn có. Do đó,việc nghiên cứu các chế định về thừa kế nhằm nắm bắt được thực trạng của chế định này trong xã hội đồng thời có các biện pháp hoàn thiện là rất cần thiết, để mọi công dân điều được đảm bảo quyền lợi công bằng trong các mối quan hệ về tài sản nói chung và quyền thừa kế nói riêng....hướng đến công bằng ổn định xã hội...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu chế định Thừa Kế theo luật Dân Sự 2005.doc