Tìm hiểu nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội tại quận Cầu Giấy

- Tập trung hoàn thành việc xây dựng và quản lý hệ thống chợ bao gồm các chợ bán lẻ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân tại tất cả các phường và cụm dân cư lớn trong quận và chợ bán buôn nông - lâm - sản, các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. - Nghiên cứu xây dựng từ 2-3 chợ đầu mối bán buôn đặc biệt ở vị trí giao cắt các tuyến giao thông liên tỉnh của thành phố. Ngoài ra hình thành ở nhữgn địa điểm thích hợp một số chuyên doanh đồ cũ, vật liệu xây dựng, cây cảnh, chợ văn hoá. - Phát triển kho thông dụng đầu mối trên cơ sở nâng cấp các kho sẵn có và xây dựng thêm các kho mới, tận dụng lợi thế là quận cửa ngõ Thủ đô với hệ thông giao thông thuận tiện. - Bè trí mạng lưới cửa hàng bán xăng dầu dọc các tuyến giao thông chính để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng trên địa bàn. - Phát triển các loại hình dịch vụ thương mại, dịch vụ sửa chữa, dịch vụ cá nhân, dịch vụ tư vấn đầu tư, thông tin, môi giới, bảo hiểm.

doc38 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội tại quận Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ? & @ TÌM HIỂU NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KT-XH TẠI QUẬN CẦU GIẤY Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Lan Hương Sinh viên thực hiện: Nguyễn Viết Tuấn Lớp: ĐH2QĐ2 Mã sinh viên: DC00205108 -- Hà Nội, 8/2013 -- BẢN ĐỒ QUẬN CẦU GIẤY MỞ ĐẦU NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA QUẬN CẦU GIẤY Cầu Giấy là một quận của thủ đô Hà Nội, được lập theo nghị định của Chính phủ Việt Nam năm 1996 Đặc điểm chung - Diện tích: 12,01 km2 - Dân số: 238668 người (tính đến hết năm 2010) - Đơn vị hành chính (8 phường): Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa Cầu Giấy là quận được thành lập theo Nghị Quyết 74 CP ngày 21/11/1996 của Chính Phủ. Quận nằm ở phía tây của thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Tây giáp quận Từ Liêm. Quận có 7 phường, năm 2005, phường Dịch Vọng Hậu được thành lập trên cơ sở tách từ hai phường Quan Hoa và Dịch Vọng. Từ đó đến nay quận có 8 phường. Kế thừa và phát huy truyền thống hào hùng của vùng đất có bề dày lịch sử, từ ngày thành lập quận đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Cầu Giấy đã nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn xây dựng quận không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Mười một năm - chặng đường thật ngắn ngủi so với chiều dài lịch sử của Thăng Long - Hà Nội nhưng quận đã có rất nhiều đổi thay. Từ một vùng đất ven nội, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, giờ đây Cầu Giấy là quận nội thành với kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại. Kinh tế phát triển mạnh theo cơ cấu: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh quốc phòng được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường. Cầu Giấy là vùng đất cổ, từ xa xưa đã giữ một vị trí chiến lược quan trọng của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Nơi đây đã tập trung nhiều làng nghề truyền thống: Làng nghề Nghĩa Đô làm giấy sắc, Làng Cót ở Yên Hòa làm giấy bản, giấy moi, quạt giấy. Làng Vòng ở Dịch Vọng chuyên làm cốm, sản xuất kẹo  mạch nha có Nghĩa Đô, làng Giàn có nghề làm hương. Lịch sử hình thành Cây cầu Giấy năm 1885, nơi Francis Garnier (21 tháng 12, 1873) và Henri Rivière (19 tháng 5, 1883) bị giết. Thời trước Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Từ năm 1831 thời nhà Nguyễn thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Sau khi giải phóng Thủ đô năm 1954 thuộc quận VI. Đến năm 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, xóa bỏ các quận, lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại, gồm đất hai quận V và VI, dân cư sống tập trung tại các vùng như: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô, Nghĩa Tân); Vùng Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch); Vùng Kẻ Cót-Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa); Vùng Đản Kính Chử ( Trung Hòa) Đơn vị hành chính Quận Cầu Giấy có 8 phường: Nghĩa Đô 5. Trung Hòa Quan Hoa 6. Nghĩa Tân Dịch Vọng 7. Mai Dịch Dịch Vọng Hậu 8. Yên Hòa Cơ sở giáo dục và Khoa học Trên địa bàn quận Cầu Giấy có đến hơn 80 cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ. Một số trường Đại học và Viện nghiên cứu lớn là: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Thương mại, Đại học Công nghệ, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Trung tâm nhiệt đới Việt- Nga... Văn hóa Hội làng Cót Cốm làng Vòng Lễ hội truyền thống Nơi đây cũng là cái nôi văn hiến và nghề cổ truyền: làng Giấy (Thượng Yên Quyết) từng có 9 tiến sĩ, làng Cót (Hạ Yên Quyết) cũng có 9 tiến sĩ, làng Nghĩa Đô (làng Nghè) 3 tiến sĩ, cử nhân tú tài thì lên đến hàng trăm người. Vùng Bưởi có nghề dệt lụa, gấm, làm giấy. Làng Vòng (Dịch Vọng Hậu) làm cốm; Cốm Vòng nổi tiếng tới bây giờ. Làng Giấy làm giấy phất quạt, gói hàng. Làng Giàn có nghề làm hương. Trên địa bàn quận ngay nay có nhiều đình đền khá tôn nghiêm như: đền Lê (thờ hai chị em họ Lê đã giúp Lê Đại Hành phá quân Tống); chùa Hoa Lăng (thờ mẹ của sư Từ Lộ); chùa Hà; chùa Thánh Chúa.Làng Nghĩa Đô cũng là quê ngoại của nhà văn Tô Hoài Đường phố Bưởi Hoàng Quốc Việt Phạm Hùng Trần Thái Tông Cầu Giấy Hoàng Sâm Phạm Thật Duật Trần Tử Bình Chùa Hà Khuất Duy Tiến Phạm Tuấn Tài Trung Hòa Đặng Thùy Trâm Lê Đức Thọ Phạm Văn Đồng Trung Kính Dịch Vọng Lê Văn Lương Phan Văn Trường Vũ Phạm Hàm Dịch Vọng Hởu Mai Dịch Phùng Chí Kiên Xuân Thủy Đỗ Quang Nghĩa Tân Quan Nhân Yên Hòa Doãn Kế Thiện Nguyễn Chánh Đại Lộ Thăng Long Dương Đình Nghệ Nguyễn Khả Trạc Tô Hiệu Dương Quảng Hàm Nguyễn Khang Tôn Thất Thuyết Duy Tân Nguyễn Khánh Toàn Trần Bình Hồ Tùng Mởu Nguyễn Ngọc Vũ Trần Cung Hoa Bằng Nguyễn Phong Sắc Trần Đăng Ninh Hoàng Đạo Thúy Nguyễn Thị Định Trần Duy Hưng Hoàng Minh Giám Nguyễn Thị Thập Trần Quốc Hoàn Hoàng Ngân Nguyễn Văn Huyên Trần Quý Kiên 1. NHỮNG NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN 1.1 Vị trí địa lý - Quận Cầu Giấy nằm ở phía tây của thủ đô Hà nội, đây là một cửa ngõ quan trọng của Hà Nội, Quận nằm trên quốc lộ 32A nối Hà Nội - Sơn Tây, đường Vành đai 3 từ Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km, là một trong những khu phát triển đợt đầu của Thành phố. Trên địa bàn Quận có nhiều trường đại học và doanh trại quân đội. Về địa giới hành chính thì: Quận tiếp giáp các Quận, huyện như sau: + Phía Bắc giáp: Quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm. + Phía Đông giáp: Quận Đống Đa, Quận Ba Đình, Quận Tây Hồ. + Phía Tây giáp: Huyện Từ Liêm. + Phía Nam giáp: Quận Thanh Xuân. - Quận nằm ở cửa ngõ phía tây nhưng liền kề với quận trung tâm, một trong những khu phát triển chính của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố chừng 6 km. Trong quận có sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều dài phía Đông của quận, có các trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệ tinh Hòa Lạc - Sơn Tây - Xuân Mai (đường Trần Duy Hưng, đường Cầu Giấy - Xuân Thủy - 32). Có thể nói, Quận có vị trí rất quan trọng ở phía Tây-Tây Bắc thủ đô Hà Nội, lại là nơi đang có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều dự án lớn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội - Địa hình và địa chất công trình + Địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây + Phần đất phía Bắc quận và khu dân cư hữu ngạn sông Tô Lịch có cao độ từ 6,4 - 7,2m. Phía Tây và Nam quận phần lớn là đất canh tác cao độ từ 4,8 - 5.4m. Trong đó một số khu ao đầm trũng có cao độ 2 - 4,5m - Về địa chất công trình Nhìn chung địa chất công trình quận Cầu Giấy thuận lợi cho việc xây dựng nhà cao tầng Vị trí của Quận đã đem lại một lợi thế lớn cho Quận trong phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời nó cũng đặt ra những thách thức trong việc trong việc sử dụng các lợi thế của mình. 1.2 Tài nguyên khí hậu - Nhìn chung thời tiết, khí hậu của Quận mang những đặc chưng của vùng đồng bằng châu thô sông Hồng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Cụ thể các chỉ số về thời tiết và khí hậu của Quận như sau: + Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm của Quận vào khoảng 23,9oC. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6, trung bình là 29,4oC, và thấp nhất là vào tháng1, trung bình là 16,9oC. Độ ẩm trung bình hằng năm 84,5%, sô giờ nắng trung bình 1620 giờ, bức xạ mặt trời 102 kcal/cm2/năm + Về lượng mưa: lượng mưa trung bính hàng năm của Quận là 1577,3 mm. Lượng mưa này chỉ thuộc mức trung bình của vùng đồng bằng sông Bắc bộ, nhưng phân bố không đều trong năm. Lượng mưa thường cao nhất là vào tháng 7 và tháng 8( tháng 8 có lượng mưa là 338,7 mm) tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12, khoảng 13.29 mm. Sự chênh lệch lớn này có tác động rất lớn tới sản xuất nông nghiệp. 1.3 Tài nguyên đất Quận Cầu Giấy có diện tích đứng thứ 3 trong số 7 quận nội thành. Điểm nổi bật của quận Cầu Giấy là đất chưa xây dựng còn 407ha chiếm 33,8% diện tích của quận. Đây là một thuận lợi cho việc phát triển theo quy hoạch mà quận đề ra Một phần chất lượng đất đai của Quận Cầu Giấy tương đối tốt, sở dĩ như vậy là do nguồn gốc hình thành của đất đai. Đất ở Quận được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp của phù sa sông Hồng và sông Tô lịch. Tuy vậy, do tốc độ phát triển nhanh nên gân đây chất lượng đất đang bị suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác quá tải và do rác thải trong sinh hoạt và sản xuất. Phần lớn chất lượng đất ở đây không thuận lợi đối với việc sản xuất nông nghiệp bởi vì đất có hàm lượng sét cao, dung trọng lớn, độ rỗng nhỏ làm cho nồng độ oxy trong đất ít, ảnh hưởng đến sự phân huỷ độc tố và cung cấp oxy làm cho cây trồng kém phát triển. Hàm lượng các chất dinh dưỡng (NTS, P2O5) thấp, hàm lượng chất hữu cơ (mùn) từ 3,08 đến 4,06% thể hiện đất ở đây thuộc dạng mùn trung bình. Ngoài các yếu tố trên ra, đất ở đây còn chứa một số kim loại nặng (Cr, Cu), vi khuẩn cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng đất và sức khoẻ con người. Với chất lượng đất thấp, thành phần dinh dưỡng nghèo như vậy, việc sản xuất nông nghiệp không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là hoàn toàn hợp lý, khai thác được khả năng sử dụng đất một cách hiệu quả hơn, góp phần nâng cao đời sống cộng đồng Về địa hình: do nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Quận có địa hình tương đối bằng phẳng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của Quận. 1.4. Tài nguyên khác: 1.4.1 Nước Đặc điểm sông ngòi: Rìa phía Đông khu vực là sông Tô Lịch chảy dài suốt chiều dài địa giới phía Đông quận, đóng vai trò địa giới hành chính với quận Tây Hồ, quận Ba Đình và quận Đống Đa, đóng vai trò quan trọng trong tiêu thoát nước của khu vực. Sông Tô Lịch chạy dọc phía Đông của quận là ranh giới tự nhiên giữa quận Cầu Giấy và quận Đống Đa. Hiện tại sông Tô Lịch là tuyến thoát nước mưa, thoát nước bẩn chính, đang được cải tạo, chỉnh trang làm sạch dòng chảy, xây kè, làm đường hai bên, trồng cây xanh tạo thành công viên. Trong tương lai hai bên bờ sông Tô Lich sẽ là một không gian, thoáng mát, môi trường trong sạch. Kết quả thăm dò thu vực Cầu Giấy - Từ Liêm có nguồn nước ngầm lớn, trữ lượng được phê chuẩn 106,663m3/ngày (cấp A) và 56,845m3/ngày (cấp B) Trong quận có hồ Nghĩa Đô hiện đang xây kè, chỉnh trang. Đây là điểm nghỉ ngơi vui chơi giải trí của quận Sông Tô Lịch - đoạn chảy qua quận Cầu Giấy 1.4.2 Khoáng sản Trong quận chỉ có tài nguyên khoáng sản nguyên liệu bao gồm gạch, gốm, sét .... 1.4.3 Tài nguyên du lịch Chỉ là tiềm năng, vì là quận mới, đang phát triển. Trong quận nhiều khu việc có cảnh quan đẹp như: Hồ nước Nghĩa Đô, sông Tô Lịch, một số khách sạn (Khách sạn Cầu Giấy, Pan Horizon…), bảo tàng dân tộc học, các viện nghiên cứu khoa học và 51 công trình di tích lịch sử văn hóa (đình, đền, chùa, nhà thờ) 2. NGUỒN LỰC KINH TẾ XÃ HỘI. 2.1 Điều kiện kinh tế Cơ cấu kinh tế của Quận đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp (62,24%) và thương mại dịch vụ (35,37%), ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ (2,39%) trong tổng giá trị các ngành kinh tế trong toàn Quận. Đây là sự chuyển hướng tích cực theo hướng CNH-HĐH phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của một Quận nội đô như Cầu Giấy. Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế đạt khá cao, sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ 1996-2000 đạt tốc độ tăng trưởng 28%/năm. Gia trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 29 tỉ đồng (năm 1997), 51 tỉ đồng (năm 2000) và 70,1 tỉ đồng (năm 2001). Giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 0,2%/năm (thời kì 1996-2002). Năm 1996, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 12,3 tỉ đồng và năm 2002 giảm xuống 10,8 tỉ đồng. Trong đó cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng từ trồng lúa sang trồng hoa, rau, chăn nuôi thuỷ sản, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Về thương mại, dịch vụ, Quận đã đầu tư 1,3 tỉ đồng xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ trong Quận. Tổng giá trị hàng hoá luân chuyển do Quận quản lý đạt 310,2 tỷ đồng năm 1997, năm 2001 đạt 807 tỷ đồng. Giá trị ngành vận tải năm 1997 đạt 28 tỷ đồng và 40,qtỉ đồng năm 2001. Tốc độ tăng bình quân 5 năm (1996-2001) của ngành thương mại dịch vụ đạt 15,8%/năm. Giá trị sản xuất trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2011 đạt 12716227 triệu đồng tăng 2.4 lần so với năm 2005 (5086491 triệu đồng).Về giá trị gia tăng (GDP) đạt 457920 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 - 2011 đạt 13.2%. Hiện nay, ngành thương mại dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất 70,01%, sau đó là tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 29,99%; đặc biệt tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp bằng 0% trong cơ cấu kinh tế quận do Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công cuộc xây dựng đô thị. Kết quả giá trị sản xuất của các ngành kinh tế quận Cầu Giấy Biểu đồ 01 : Cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy năm 2012 2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 2.2.1 Về dân cư và nguồn lao động a) Dân số Dân số quận Cầu Giấy toàn bộ là dân số đô thị. Từ năm 2000 đến nay có sự biến đổi như bảng 01: Bảng 01: Phân bố dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2000 – 2011 Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2006 2009 2010 2011 Quan Hoa Người 21.136 29.573 31.303 32.919 34.628 36.051 Nghĩa Tân Người 19972 27.945 29.579 31.106 32.721 34.066 Nghĩa Đô Người 18.394 25.737 27.242 28.649 30.135 31.374 Yên Hòa Người 14.600 20428 21.623 22.739 23.920 24.903 Trung Hòa Người 13.521 18.918 20.025 21.059 22152 23.063 Mai Dịch Người 17.979 25.156 26.627 28.002 29456 30.667 Dịch Vọng Người 16.390 12.198 12.912 13.578 14.283 14.870 Dịch Vọng Hởu Người 10.734 11.362 11.949 12.569 13.086 Tổng Người 121.992 170.690 180.672 190.002 199.863 208.080 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,20 0,90 0,89 0,87 0,88 0,86 Tỷ lệ tăng cơ học % 2,60 2,70 3,61 4,03 3,92 3,04 Tỷ lệ tăng dân số % 3,80 3,60 4,50 4,90 4,80 3,90 Mật độ dân số Người/km2 10.132 14.177 15.006 15.781 16.600 17.282 Số người trong độ tuổi lao động Người 100.263 124.176 139.698 155.220 170.742 186.264 Lao động NN Người 5013 0 0 0 0 0 Lao động CN – XD Người 47.124 26.077 29.337 32.596 35.856 39.115 Lao động dịch vụ Người 48.126 98.099 110.361 122.624 134.886 147.149 Năm 2011 dân số của toàn Quận là 208080 người so với năm 2005 thì tăng 37390 người, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 5341 người. Qua bảng chúng ta thấy được dân số của Cầu Giấy quá lớn. Mật độ dân số năm 2005 ở mức 14177 người/km2 nhưng con số này đã tăng lên đến 15006 người/km2, 15781 người/km2, 16600 người/km2, 17282 người/km2 vào các năm tương ứng 2008, 2009, 2010, 2011. Đến năm 2011, theo số liệu của Tổng cục thống kê mật độ dân số của Thành phố Hà Nội chỉ là 1962 người/km2 (theo biểu dân số và mật độ dân số 2011 - Tổng cục thống kê), tức là mật độ dân số của Quận đã cao hơn 9,46 lần so với bình quân chung. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng “đất chật người đông” này là do quận Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và các Viện nghiên cứu khoa học nên số lượng sinh viên học sinh rất lớn đồng thời do số lượng lớn người dân di cư từ các vùng khác tới tạo nên sự gia tăng dân số nhanh. Trong quá trình đô thị hoá, sự biến động về dân số qua các năm đã có dấu hiệu tích cực nhằm làm giảm bớt áp lực về mọi mặt cho quận Cầu Giấy. Đặc biệt trong năm 2011 tỷ lệ gia tăng dân số đã xuống đáng kể so với năm 2009 và 2010. Tuy vậy, mức gia tăng dân số cơ học rất cao từ năm 2000 2,6% nhưng đến năm 2011 là 3,04% cao điểm nhất là vào năm 2010 lượng gia tăng dân số cơ học là 4,9% cao hơn rất nhiều với gia tăng dân số tự nhiên. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa. b. Số lượng và chất lượng lao động Bảng 02: Cơ cấu lao động quận Cầu Giấy theo ngành kinh tế Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010 2011 1. Số người trong độ tuổi lao động 1000 Người 100,263 124,176 155,220 186,264 2. Số người đang làm việc trong nền kinh tế 1000 Người 89,030 108,306 155,160 162,459 Tỷ lệ lao động: -Nông nghiệp % 5 0 0 0 - Công nghiệp xây dựng % 47 21 20 21 - Dịch vụ % 48 79 80 79 Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ, thương mại tăng lên nhanh chóng, từ 48% năm 2000 lên 79% năm 2005; trong khi đó, cùng với việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thì lao động ngành nông nghiệp cũng giảm đáng kể, đến năm 2005 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp là 0%. Số người trong độ tuổi lao động của Quận đều tăng lên qua các năm.Số người trong độ tuổi lao động năm 2000 là 100263 người, đến năm 2005 tăng lên là 124176 người, và năm 2011 Số người trong độ tuổi lao động là 186264 người, trong đó số người chưa có việc làm còn khá lớn. Đặc biệt đáng lưu ý, số lượng lao động nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy trong 5 năm gần đây đã không còn, ngược lại số lượng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên rất nhanh. Lực lượng lao động trên địa bàn Quận chưa được đào tạo còn chiếm tỷ trọng cao. Lực lượng lao động đã được đào tạo thì mất cân đối, lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên lớn hơn số lao động là công nhân, trung cấp kỹ thuật như vậylực lượng lao động của Cầu Giấy tuy đông về số lượng nhưng về chất lượng còn hạn chế: Có 59,43% số người trong độ tuổi lao động tốt nghiệp cấp II chưa tốt nghiệp cấp III là quá nhiều đối với một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh như Cầu Giấy hiện nay, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nhân lực của quận và những người này khó có thể tìm được một công việc phù hợp với trình độ của họ . Hơn thế nữa, số lao động không bằng cấp chiếm tương đối lớn 35,81%, nguồn lao động công nhân kỹ thuật của Cầu Giấy phần lớn lạc hậu, không được đào tạo trình độ chuyên môn, tay nghề thấp, khả năng thích ứng trình độ khoa học kỹ thuật, thích ứng với nền sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường kém, vì vậy lao động của Cầu Giấy gặp khó khăn trong việc tiếp cận với những công việc có thu nhập cao. Trong thời gian tới cần có phương hướng đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động, giáo dục định hướng nghề nghiệp cho thanh niên và giải quyết việc làm cho lao động. 2.2.2 Về văn hoá, giáo dục, y tế Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học của quận Cầu Giấy ở mức độ thấp so với yêu cầu. Có nơi trường tiểu học, trung học cơ sở còn ở chung một địa điểm. Sân chơi, bãi tập, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thư viện, hoặc không có, hoặc có nhưng không đủ tiêu chuẩn. Một đặc điểm về giáo dục - đào tạo ở quận Cầu Giấy là trên địa bản của quận có trường đại học, học viện, trường cao đẳng, và trường trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề. Đây là những trường có khả năng hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp giáo dục đào tạo quận Cầu Giấy. Về mặt y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và kế hoạch hóa gia đình, Cầu Giấy là một địa bàn khá phức tạp. Là một trong những cửa ngõ của thủ đô với mật độ dân số cao, tỷ lệ tăng dân số cơ học lớn, số nhân khẩu không có hộ khẩu KT3, KT4 nhiều; lưu lượng người qua lại, kể cả người nước ngoài trên địa bàn đông nên ngoài các dịch bệnh thông thường, các bệnh xã hội nguy hiểm như giang mai, lậu, nghiện hút ma túy, HIV-AIDS rất dễ lây lan và phát triển. Vì vậy, chính quyền cùng các ban ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ để đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu bệnh dịch, từng bước khống chế, đẩy lùi các bệnh phát sinh từ các tệ nạn xã hội để bảo vệ người dân. 2.2.2 Về cơ sở hạ tầng. Hệ thống giao thông trong Quận cũng có bước phát triển khá. Tổng chiều dài đường phố của Quận Cầu Giấy là 38,8 km, với tổng diện tích mặt bằng là 197.440 m2. Các trục đường phố chính trong Quận gồm đường Hoàng Quốc Việt, đường Vành đai 3, đường Cầu Giấy - Xuân Thuỷ, đường 32, đường Nguyễn Phong Sắc. Ngoài ra, trên địa bàn Quận còn có hệ thống đường liên xã (phường), liên Quận, liên thôn (21.920 km với 197.440 m2) cùng 7 cây cầu với tổng chiều dài 350 m; hai bãi đỗ xe: Ga ra Dịch Vọng với diện tích 3,7 ha, và bãi đỗ xe Dịch Vọng với diện tích 11 ha; 6 điểm bán xăng. Hệ thống cấp thoát nước trên địa bàn Quận đã và đang được từng bước được cải tạo. Hệ thống thuỷ lợi, kênh mương của Quận đã đáp ứng được về cơ bản cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống cấp điện đản bảo được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn Quận. Tuy nhiên, các trạm biến thế công suất nhỏ được xây dựng hầu như không theo quy hoạch, chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khu vực. Hệ thống thông tin liên lạc mới được sử dụng 50% dung lượng, phần lớn xây dựng chưa theo quy hoạch. Vấn đề hạ tầng đô thị Quỹ nhà ở trong quận có khoảng 861.295 m2 sử dụng. Bình quân 6,5 m2/người dân cư trú thường xuyên ở quận, 3m2/sinh viên tạm trú. Nhà ở cho sinh viên chủ yếu là nhà cấp 4. Trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay đang có nhiều dự án xây dựng khu nhà ở tập trung, hiện đại như: + Khu đô thị mới Trung Yên: Địa điểm phường Trung Hoà và Yên Hoà, diện tích 34,68ha, vốn đầu tư 281,61 tỷ đồng. + Làng quốc tế Thăng Long: Địa điểm phường Dịch Vọng, diện tích 10,2ha, tổng vốn đầu tư 185,27 triệu USD. + Khu đô thị mới Yên Hoà: Địa điểm phường Yên Hoà, diện tích 39,14ha, tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. + Khu đô thị mới Trung Hoà- Nhân Chính : Địa điểm phường Trung Hoà, diện tích 65,27ha 2.2.3 Về Văn hóa thông tin Hoạt động văn hoá văn nghệ được phát triển rộng và đi vào chiều sâu, góp phần đẩy lùi văn hoá phẩm độc hại, tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự xã hội quốc phòng, an ninh. Công tác quản lý Nhà Nước đối với các hoạt động văn hóa được chú trọng, đẩy mạnh các hoạt động thi đua xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa. 3. KẾT LUẬN CHUNG 3.1 HIỆN TRẠNG Nhận xét chung Là quận mới thành lập điểm xuất phát thấp hơn so với các quận khác trong thành phố. Nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của thành phố, hoạt động kinh tế trong những năm qua của quận nhìn chung có bước tăng trưởng. Cơ cấu kinh tế mà đại hội Đảng bộ Quận Cầu Giấy lần thứ nhất xác định “Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp” là phù hợp, nhiều giải pháp tích cực đã được đề ra để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy hết khả năng, thế mạnh của mình nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, dịch vụ để tăng cường, củng cố quan hệ sản xuất, chuyển đổi hoạt độngtheo cơ chế thị trường có định hướng XHCN để đem lại hiệu quả bước đầu về kinh tế - xã hội Tốc độ tăng trưởng kinh tế quận duy trì được tốc độ khá, văn hóa xã hội chuyển biến tích cực, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định. Các chỉ tiêu cơ bản như sau: - Tổng giá trị bình quân theo quận quản lý tăng 13,5%/năm - Tổng mức luân chuyển hàng hóa (dịch vụ) tăng 19% - Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 11% - Thu chi ngân sách trên địa bàn vượt chỉ tiêu thành phố giao là 173 tỉ - đồng - Tỉ lệ sinh giảm 0,02% 3.1.1 Công nghiệp Các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh cho quận quản lý chủ yếu là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực sau: Chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, dệt may, gia công cơ khí, sản xuất hàng truyền thống như giấy, vàng mã, bánh cốm, chế biến thực phẩm bánh kẹo. Nhìn chung quy mô sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp do quận quản lý là các đơn vị có quy mô nhỏ và mang tính tự phát, phân bố không đều chỉ tập trung ở các phường có tuyến giao thông như Quan Hoa, Nghĩa Đô, Mai Dịch Sản phẩm các ngành sản xuất trên địa bàn quận đa số là của khu vực cá thể, mang tính thủ công, chất lượng sản phẩm chưa cao nên chưa thể cạnh tranh mạnh với thị trường trong nước Cơ cấu ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm ti trọng nhỏ hơn so với ngành thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế quận và không ổn định qua các năm. Chỉ trừ một số doanh nghiệp do trung ương quản lý có trang bị máy móc, thiết bị tương đối hiện đại, còn lại đa số doanh nghiệp có máy móc thiết bị lạc hậu, chắp vá, không được đầu tư đổi mới Các ngành nghề thủ công truyền thống cần được phục hồi và duy trì vừa để giải quyết việc làm, vừa bảo tồn văn háa như một tiềm năng phát triển du lịch văn hóa. 3.1.2. Nông lâm nghiệp Bình quân trong các năm 2002-2005 giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 2% nguyên nhân do nhà nước lấy đất để xây dựng các công trình cơ bản. Tuy nhiên ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hóa, làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên đơn vị diện tích tăng lên từ 25 triệu đồng/ha năm 1997 lên 37 triệu đồng năm 1999. 100% số hợp tác xã nông nghiệp được chuyển đổi hoạt động theo luật hợp tác xã, hoạt động các hợp tác xã bước đều có lãi Ngành nông nghiệp hiện thu hút một lượng lao động là 4018 người chiếm 9,14% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh - tế xã hội của quận Tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quận rất thấp, điều đó cho thấy năng suất lao động xã hội trong ngành này còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của quận. Để lý giải nguyên nhân của việc giảm tỷ trọng ngành công nghiệp ta xét bảng số liệu sau: Bảng 3: Biến động diện tích đất nông nghiệp quận Cầu Giấy thời kỳ 2000 - 2007 Đơn vị: ha 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Diện tích đất tự nhiên 1204.5 1204.5 1204.5 1204.5 1204.5 1204.5 1204.5 Diện tích đất nông nghiệp 362 339 234 163 155 78 45 Đất nông nghiệp so với tự nhiên(%) 30 28 19.5 13.5 12.8 6.4 3.7 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Diện tích đất nông nghiệp đã giảm nhanh chóng từ khi được thành lập quận tới nay. Nếu như khi thành lập chủ yếu đất tự nhiên trên địa bàn là diện tích đất nông nghiệp thì tới nay (năm 2006) diện tích đó chỉ còn lại 45ha chiếm 3,7% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp này là những diện tích ao hồ phục vụ môi trường sinh thái hoặc là diện tích đất ở giữa các dự án phát triển đô thị. Song tới đây những diện tích này cũng sẽ chuyển sang làm những việc khác như: công viên cây xanh, khu vui chơi, giải trí. Những diện tích đất nông nghiệp này hiện nay không còn trồng lúa nữa mà đã chuyển sang trồng những loại rau hay các loại hoa cho giá trị kinh tế cao. Cùng với sự giảm đi rõ rệt của diện tích đất nông nghiệp là sự giảm đi sự đóng góp của nông nghiệp vào toàn nền kinh tế của quận. Tỷ trọng đóng góp trong tổng thu nhập của quận đã giảm xuống tới 0.03% tương ững với nó là 320 triệu đồng, một con số rất ít ỏi. Điều này là do diện tích và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm nhanh chóng để phục vụ cho quá trình đô thị hoá. Và vào những năm tiếp theo thì diện tích đất nông nghiệp sẽ hết như vậy thì tỷ trọng ngành nông nghiệp khi đó bằng 0. Sự giảm dần cả số tương đối và tuyệt đối của ngành nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy được theo dõi qua bảng số liệu dưới đây. Bảng 4. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của quận Cầu Giấy trong thời kỳ 2000 - 2006 Đơn vị: Triệu đồng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 14.226 9.102 8.533 6.858 5.131 1.958 320 - Kinh tế cá thể 14.226 9.102 8.533 6.858 5.131 1.958 320 1. Nông nghiệp 13.637 8.661 7.820 6.246 4.747 1.670 112 - Kinh tế cá thể 13.637 8.661 7.820 6.246 4.747 1.670 112 2. Lâm nghiệp 6 1 - Kinh tế cá thể 6 1 3. Thuỷ sản 583 440 713 612 384 288 208 - Kinh tế cá thể 583 440 713 612 384 288 208 Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Bảng số liệu trên đã nói lên rằng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp qua các năm đã giảm nhanh chóng. Nếu năm 2000 ngành nông nghiệp đóng góp hơn 14.226 triệu đồng thì đến nănm 2006 nó chỉ còn đóng góp 320 triệu đồng vào tổng thu nhập của toàn quận mà chủ yếu là nuôi trông thuỷ sản tại các ao hồ còn sót lại trên địa bàn. Trên địa bàn quận trong những năm gần đây hoàn toàn không còn nguồn thu từ sản xuất lâm nghiệp. Tất cả các nguồn thu từ nông nghiệp đều tập trung tại các hộ cá thể trên địa bàn, đây là sự đóng góp của một số hộ do đấu thầu thả cá tại các ao, hồ trên địa bàn và những hộ canh tác tại những diện tích đất nông nghiệp còn sót lại của qúa trình đô thị hoá. 3.1.3 Về thương mại, dịch vụ Tốc độ phát triển của ngành thương mại dịch vụ tăng khá nhanh cả về giá trị sản xuất lẫn số lượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và số ngành dịch vụ. Số lượng các doanh nghiệp thương mại tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao ( từ 40-50%) trong các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Số hộ kinh doanh thương mại tăng 170% trong thời gian 2003-2005. Số lượng các ngành dịch vụ đời sống lẫn phục vụ xã hội tăng lên nhanh chóng cùng với các ngành mới của kinh tế thị trường như dịch vụ tư vấn xây dựng, giao thông, khoa học kỹ thuật. Quy mô và vị trí của ngành thương mại dịch vụ quận Cầu Giấy còn nhỏ bé so với các quận khác của thành phố Hà Nội, cả về tỷ trọng, quy mô kình doanh, số lượng lao động từng đơn vị, số lượng các đơn vị trên địa bàn. Ngành thương mại dịch vụ bước đầu thu hút được đầu tư trong nước vào khu vực kinh tế tư nhân do lợi thế của một số thuyến giao thông mới trong khu vực đang diện mở rộng trong quá trình đô thị hóa như đường Hoàng Quốc Việt, đường Xuân Thủy, đường 32. Hoạt động thương mại dịch vụ chủ yếu mới phục vụ cho nhu cầu nội bộ của quận. Hiệu quả của hoạt động thương mại còn thấp ở các doanh nghiệp quốc doanh, nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác. Để có thể xem xét sự tăng trưởng của ngành dịch vụ chúng ta có thể theo dõi bảng số liệu dưới đây. Bảng 4. Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ, thương mại và vận tải trên địa bàn Quận Cầu Giấy trong giai đoạn 2000 - 2006 Đơn vị: triệu đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 293.029 379.874 564.807 845.058 1.041.797 1.242.457 1.658.680 1. Thương mại 154.223 195.256 301.871 427.323 524.793 645.917 859.070 - DN nhà nước 17.201 31.229 43.612 48.627 56.408 64.869 84.330 - DN ngoài nhà nước 137.022 164.027 258.259 378.696 468.385 581.048 774.740 + Cá thể 47.322 56.130 78.368 106.530 138.555 169.068 218.098 + Tư nhân 89.700 107.897 179.891 272.166 329.830 411.980 556.642 2. Vận tải 32.792 36.254 34.452 29.681 29.112 28.000 27.600 - Cá thể 32.792 36.254 34.452 29.681 29.112 28.000 27.600 3. Khách sạn nhà hàng 32.396 53.339 87.726 141.190 107.914 201.603 292.324 - Ngoài nhà nước 32.396 53.339 87.726 141.190 107.914 201.603 292.324 + Cá thể 31.955 52.204 86.342 138.978 104.771 197.831 286.289 + Tư nhân 441 1.135 1.384 2.212 3.143 3.772 6.035 4. Dịch vụ 73.618 95.025 140.758 246.864 379.878 366.937 479.686 - Dịch vụ ngoài nhà nước 54.352 62.460 104.447 204.325 329.788 315.884 426.473 + Cá thể 14.668 22.204 53.780 74.532 161.756 108.303 153.790 + Tư nhân 29.901 16.948 25.838 99.035 131.518 170.973 272.683 - Dịch vụ nhà nước 19.266 32.565 36.311 42.539 50.090 51.053 53.213 Nguồn : Phòng Kinh tế - Kế hoặch Qua bảng số liệu ta thấy rằng thương mại là ngành có đóng góp lớn nhất trong tổng giá trị ngành thương mại – dịch vụ song việc kinh doanh khách sạn và nhà hàng lại có tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh nhất. Nếu thương mại đóng góp trên 50% (859.070 triệu đồng trong tổng số 1.658.680 triệu đồng của ngành dịch vụ) trong tổng giá trị ngành dịch vụ và có tốc độ phát triển trên 33%/năm còn khách sạn và nhà hàng là dịch vụ có tốc độ tăng trưởng trên 44%, trong một vài năm tới thì đây cũng là ngành đóng góp lớn vào không chỉ giá trị cho ngành dịch vụ - thương mại mà còn cho toàn bộ nền kinh tế của quận. Song cùng với việc tăng trưởng nhanh cả về số lượng các nhà hàng, khách sạn và giá trị kinh tế mà nó đem lại thì nó còn đem lại những vấn đề về tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma tuý đặc biệt là sự suy thoái trong lối sống đạo đức của người dân đặc biệt là lớp trẻ. Trong tổng thu nhập toàn quận thì dịch vụ trong năm 2006 đã đóng góp 1.658.680 triệu đồng trong tổng số 4.745.299 triệu đồng tương ứng với 35%. Bên trong ngành dịch vụ - thương mại thì kinh tế cá thể và tư nhân luôn đóng vai trò tích cực trong phát triển kinh tế, trong hoạt động thương mại thì doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn chiếm vị trí hàng đầu với tỷ lệ đóng góp của mình trên 90%, đối với vận tải và khách sạn – nhà hàng thì doanh nghiệp tư nhân đóng góp 100% giá trị của nó làm ra. Đối với dịch vụ tư nhân luôn có vai trò lớn nhất và nó hoạt động trong mọi loại hình dịch vụ, bên cạnh đó khối kinh doanh dịch vụ của nhà nước chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ (chiếm khoảng trên 10%) 3.1.4 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Giao thông: Trong quận Cầu Giấy chỉ có mạng lưới giao thông đường bộ Mạng lưới đường phố có tổng chiều dài 38,8km, với tổng diện tích mặt bằng 197.440 m2 Đường phố trong phạm vi quận có 5 con đường chính là: Đường Hoàng Quốc Việt, đường vành đai 3, đường Xuân Thủy, đường Hồ Tùng Mậu, đường Nguyễn Phong Sắc đảm nhiệm chức năng giao thông chính trong khu vuẹc và chức năng giao thông đối ngoại của thành phố. Mật độ đường giao thông quận còn thấp so với các quận nội thành khác và thấp hơn so với quy chuân xây dựng đô thị Việt Nam (ở quận 3,2km/km2 so với 6-7km/km2 ở đô thị trung bình) Khổ đường bình quân hẹp 3,2m do đặc trưng của đường nông thôn trước đây. Đây là một trở ngại cho việc đi lại của nhân dân, cho việc phát triển giao thông hiện đại và cho cứu hỏa Nhìn chung mạng lưới đường phố của quận còn chưa đáp ứng được các hoạt động kinh tế đang ngày càng mở rộng và cho nhu cầu đi lại của dân cư. Tình trạng quá tải và ách tắc vẫn thường xuyên xảy ra trên một số tuyến đường, đặc biệt là khu vực ngã tư quận Cầu Giấy vào giờ cao điểm. Hệ thống cấp nước Trên địa bàn quận có nhà máy nước Mai Dịch với công suất thiết kế 60000m3/ngày. Hệ thổng ống truyền dẫn và phân phối nước sạch trong quận đội đã được xây dựng qua nhiều thời kỳ, mạng lưới ống phân phối chính được lắp đặt hầu hết trong các khu vực. Hiện nay khoảng 94-95% số hộ gia đình có nguồn nước máy để sinh hoạt với mức bình quân 30 lít/người/ngày Phát triển nhà ở: Quỹ nhà ở trong quận có khoảng 861.295m2 sử dụng. Bình quân 6,5m2/người dân cư trú thường xuyên ở quận, 3m2/sinh viên tạm trú. Nhà ở cho sinh viên chủ yếu là nhà cấp 4. Trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay đang có nhiều dự án xây dựng khu nhà ở tập trung hiện đại như: + Khu đô thị mới Trung Yên: Địa điểm phường Trung Hòa và Yên Hòa, diện tích 34,68ha, vốn đầu tư 281,61 tỉ đồng + Làng quốc tế Thăng Long: Địa điểm phường Dịch Vọng, diện tích 10,2ha, tổng vốn đầu tư 185,27 triệu USD. + Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính: Địa điểm phường Trung Hòa, diện tích 65,27ha Giáo dục đào tạo: Trên địa bàn quận có 16 trường mẫu giáo mầm non, 9 trường tiểu học, 7 trường THCS, 1 trường PHTH, 4 trường tiểu học dân lập, 4 trường cấp 2,3 bán công. Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc dạy học ở quận còn ở mức thấp so với yêu cầu, trong giai đoạn tới cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa mới đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa xã hội. Hệ thống các trường Đại học – Cao đẳng: Trên địa bàn quận có 5 trường đại học, 1 học viện, 1 trường cao đẳng, 13 trường trung học chuyên nghiệp. Đây là lợi thế rất lớn của quận Cầu Giấy so với các quận huyện khác, ở các trường này luôn có một khối lượn sinh viên lớn tạm trú trên địa bàn quận, tạo điều kiện đáng kể cho ngành dịch vụ phát triển 3.2 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 3.2.1. Các quan điểm chủ đạo phát triển kinh tế xã hội: - Chủ động và kết hợp hài hoà trong quản lý xây dựng đô thị, phát triển kinh tế xã hội quận phù hợp với định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2020. - Phát huy mọi tiềm năng và lợi thế của quận, khai thác và kết hợp có hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn, thúc đẩy sự hợp tác và liên kết cao với các địa phương khác trong và ngoài thành phè , cùng thành phố tham gia tích cực vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. - Kết hợp hài hoà giữa yêu cầu đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế và đô thị hoá, với yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết các vấn đề xã hội, giữ gin những giá trị văn hoá truyền thống Thăng Long - Hà Nội. Tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng, củng cố hệ thông chính trị, đảm bảo an ninh trật tự đô thị, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân. 3.2.2 Định hướng phát triển kinh tế xã hội quận Cầu Giấy 2010-2020: Các chỉ tiêu cơ bản cụ thể đến như sau: - Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng 13-14%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 2.400 USD/người. - Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp giảm 0,5-1%/năm, chiếm tỷ trọng 0,4% trong cơ cấu kinh tế toàn quận - Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp- Xây dựng tăng 12,5-13%/năm, chiếm tỷ trọng 57,6% trong cơ cấu kinh tế toàn quận. - Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 14-14,5%/năm, chiếm tỷ trọng 42% trong cơ cấu kinh tế toàn quận. 3.2.3 Phương hướng phát triển một số ngành kinh tế chủ yếu đến năm 2020: a. Nông lâm nghiệp: * Phương hướng: - Thu hẹp dần sự phát triển nông nghiệp truyền thống, tập trung vào một số sản phẩm cây con thích ứng với điều kiện tự nhiên và xu thế đô thị hoá với nhu cầu lâu dài của đời sống thủ đô, có hiệu quả cao về kinh tế và môi trường, hướng nhanh tới nền nông nghiệp đô thị. - Tăng nhanh giá trị sản xuất trên 1 diện tích còn làm nông nghiệp. Gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ sản xuất. - Gắn việc thu hẹp sản xuất nông nghiệp với xúc tiến đào tạo lao động nông nghiệp theo yêu cầu chuyển đổi nghề nghiệp tương lai. * Mục tiêu chủ yếu: - Chú trọng phát triển các sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao như hoa, cây cảnh. - Giữ gìn nguồn diện tích nước bề mặt ở mức cao nhất phù hợp với yêu cầu bảo đảm cảnh quan môi trường tương lai và kết hợp với nuôi thả kinh doanh thuỷ sản. * Tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp: - Phường Yên Hoà, Mai Dịch: Mở rộng quy mô sản xuất và phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh trên diện tích đất nông nghiệp còn lại. - Phường Trung Hoà phát triển chăn nuôi gia cầm với quy mô lớn theo hướng nạc hoá, kết hợp với xây các hầm Bioga vừa đảm bảo vệ sinh vừa tận dụng được khí đốt, chuyển đổi nhanh hướng sản xuất từ trồng lúa sang trồng rau sạch. b. Công nghiệp- xây dựng: * Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: - Nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất của các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng sẵn có trên địa bàn quận, nâng cấp các xí nghiệp thuộc cụm công nghiệp Cầu Diễn- Nghĩa Đô theo hướng hiện đại hoá, đổi mới thiết bị, công nghệ tạo ra những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, hiệu quả kinh tế lớn. - Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đưa váo vận hành có hiệu quả cụm công nghiệp vừa và nhỏ Dịch Vọng- Mai Dịch. - Đa dạng hoá các loại hình kinh tế trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. - Khôi phục, mở rộng phát triển các ngành nghề truyền thống. * Một số mục tiêu phát triển: - Đưa sản phẩm ngành của quận hội nhập với thị trường trong nước. Phấn đấu trong những năm tới giá trị snả xuất tăng 12,5-13% giai đoạn 2010-2020. - Tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản hiện có, đồng thời tạo thêm chỗ làm việc cho lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao. * Bè trí khu vực sản xuất: - Việc bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải tính tới mức độ độc hại và khả năng thu hót lao động để bố trí phù hợp với điều kiện tự nhiện và quy hoạch xây dựng của thành phố, đảm bảo tốt điều kiện giao thông và khoảng cách ly vệ sinh theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của nhà nước. - Bè trí các xí nghiệp công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sạch không gây ô nhiễm, đồng thời có khả năng thu hót nhiều lao động nh# gia công, may mặc, thêu ren...trong khu dân cư. - Tiếp tục đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống nh# chế biến thực phẩm ở Dịch Vọng, Yên Hoà; làm hương tăm, mành ở Trung Hoà. Bố trí để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của các làng nghề truyền thống. Xây dựng các làng nghề có tính chuyên môn hoá cao; kết hợp với việc đào tạo hình thành lực lượng lao động mới. c. Dịch vụ - Thương mại: * Định hướng phát triển: - Phát triển dịch vụ với sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế theo hướng đa dạng, nhiều tầng với nhiều hình thức quy mô và phương thức kinh doanh khác nhau. - Phát triển mạnh và đồng bộ các loại hình dịch vô ( tư vấn, môi giới, xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ, khách sạn, nhà hàng...) * Mục tiêu: - Xây dựng quận thành một trong các trung tâm dịch vụ hiện đại tiêu biểu hàng đầu của thủ đô, phát triển lành mạnh, kinh doanh theo đúng pháp luật, thực hiện văn minh thương nghiệp để góp phần thực hiện các mục tiêu, phương hướng cơ bản về phát triển kinh tế xã hội của quận và thành phố. - Góp phần ổn định thị trường ổn định trật tự xã hội, tăng thu cho ngân sách nhà nước và cải thiện việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn. * Quy hoạch phát triển kinh doanh Thương mại - Dịch vụ trên địa bàn quận: - Tập trung hoàn thành việc xây dựng và quản lý hệ thống chợ bao gồm các chợ bán lẻ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân tại tất cả các phường và cụm dân cư lớn trong quận và chợ bán buôn nông - lâm - sản, các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. - Nghiên cứu xây dựng từ 2-3 chợ đầu mối bán buôn đặc biệt ở vị trí giao cắt các tuyến giao thông liên tỉnh của thành phố. Ngoài ra hình thành ở nhữgn địa điểm thích hợp một số chuyên doanh đồ cũ, vật liệu xây dựng, cây cảnh, chợ văn hoá. - Phát triển kho thông dụng đầu mối trên cơ sở nâng cấp các kho sẵn có và xây dựng thêm các kho mới, tận dụng lợi thế là quận cửa ngõ Thủ đô với hệ thông giao thông thuận tiện. - Bè trí mạng lưới cửa hàng bán xăng dầu dọc các tuyến giao thông chính để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng trên địa bàn. - Phát triển các loại hình dịch vụ thương mại, dịch vụ sửa chữa, dịch vụ cá nhân, dịch vụ tư vấn đầu tư, thông tin, môi giới, bảo hiểm... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Thị Bình và những người khác. 1996. Giáo trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 2. Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội quận Cầu Giấy giai đoạn 2001 – 2010 – UBND quận Cầu Giấy 3. Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010 quận Cầu Giấy 4. Các tài liệu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của phòng Kinh tế – Kế hoạch – quận Cầu Giấy 5. UBND quận Cầu Giấy. Biểu kiểm kê,thống kê đất đai quận Cầu Giấy năm 2000, 2005, 2010, 2012. 6. UBND quận Cầu Giấy. Niêm giám thống kê quận Cầu Giấy năm 2000, 2005, 2010,2012. 7. UBND quận Cầu Giấy. 2010. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010. 8. UBND quận Cầu Giấy. 2010. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 -2010 quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội. 9. UBND quận Cầu Giấy. 2009. Báo cáo tổng kết năm 2009 và phương hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2010. 10. UBND quận Cầu Giấy. 2008. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. 11. Trang WEB Bộ Tài nguyên và Môi trường: http//www.monre.gov.vn 12. Trang WEB Báo điện tử : wikipedia.org MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_dlkt_5312.doc
Luận văn liên quan