Tình huống trách nhiệm bồi thường nhà nước

Anh A là cán bộ của cơ quan quản lý hành chính X; anh đã gây thiệt hại với lỗi cố ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được cơ quan giao. Sau khi bồi thường thiệt hại, cơ quan yêu cầu anh A phải hoàn trả cơ quan toàn bộ số tiền cơ quan đã chi ra cho người bị thiệt hại trong thời hạn một tháng kể từ ngày cơ quan đã thực hiện nghĩa vụ chi trả cho người bị thiệt hại. Anh( chị ) hãy tư vấn cho anh A về tính hợp pháp của những yêu cầu trên.

doc9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4874 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống trách nhiệm bồi thường nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sau khi Nhà nước bồi thường cho cá nhân bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra, trách nhiệm hoàn trả của cán bộ công chức có hành vi trái pháp luật. Vậy pháp luật đã quy định mức hoàn trả của cán bộ công chức vi phạm tới đâu? Dựa trên căn cứ nào? Để tìm hiểu rõ hơn về các quy phạm này em đã quyết đinh lựa chọn đề bài số 9: “Anh A là cán bộ của cơ quan quản lý hành chính X; anh đã gây thiệt hại với lỗi cố ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được cơ quan giao. Sau khi bồi thường thiệt hại, cơ quan yêu cầu anh A phải hoàn trả cơ quan toàn bộ số tiền cơ quan đã chi ra cho người bị thiệt hại trong thời hạn một tháng kể từ ngày cơ quan đã thực hiện nghĩa vụ chi trả cho người bị thiệt hại. Anh( chị ) hãy tư vấn cho anh A về tính hợp pháp của những yêu cầu trên.”Để hoàn thiện bài tấp lớn học kỳ của mình. Bài tiểu luận của em gồm có 3 phần: lời mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó phần nội dung được chia thành 2 phần chính Cơ sở pháp lý của việc hoàn trả Quyền và nghĩa vụ của A trong việc hoàn trả Bài viết của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô để có thể hoàn thiện thêm bài làm của mình! Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. TNBTNN: Trách nhiệm bồi thường Nhà nước NỘI DUNG I) Cơ sở pháp lý của việc hoàn trả 1) Về trách nhiệm hoàn trả của cơ người thi hành công vụ Khoản 1 Điều 56 Luật TNBTNN 2010 có quy định về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ như sau:“ Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.” Nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ dựa trên yếu tố lỗi của họ. Trong một số trường hợp người thi hành công vụ không có trách nhiệm hoàn trả do họ không vi phạm lỗi cố ý. Cụ thể như quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật TNBTNN “Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại quy định tại Điều 26 của Luật này không phải chịu trách nhiệm hoàn trả.” Như vậy, nếu cán bộ công chức gây thiệt hại với lỗi vô ý trong hoạt động tố tụng hình sự thì người gây thiệt hại sẽ không phải hoàn trả cho Nhà nước số tiền Nhà nước đã bỏ ra để bồi thường cho người bị thiệt hại. Đây là quy định gắn trách nhiệm của người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại với thiệt hại do mình gây ra. Tránh tình trạng “ lộng quyền” làm mà không cần biết tới hậu quả, gây bức xúc trong xã hội. Đây cũng là quy định cần thiết để răn đe những người có ý định lợi dụng chức quyền để gây thiệt hại cho người khác. Theo dữ kiện đầu bài đưa ra anh A đã gây thiệt hại với lỗi cố ý trong hoạt động quản lý Nhà nước( đây không phải là trường hợp cán bộ không phải chịu trách nhiệm bồi thường theo luật TNBTNN 2010).Cơ quan X có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị bồi thường tới cơ quan hành chính cùng cấp chứ không phải bỏ kinh phí của cơ quan để bồi thường cho hành vi của A. Cụ thể “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị bồi thường đến cơ quan tài chính cùng cấp; trường hợp là cơ quan hưởng kinh phí từ ngân sách trung ương thì chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý cấp trên”( khoản 1 Điều 54 Luật TNBTNN 2010). Sau đó, cơ quan X sẽ có trách nhiệm thu tiền hoàn trả của A và nộp đầy đủ, kịp thời toàn bộ khoản tiền hoàn trả vào ngân sách nhà nước khi A hoàn trả. Việc quản lý, sử dụng tiền hoàn trả này thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Như vậy, thực tế, cơ quan X chỉ là trung gian để yêu cầu A hoàn trả khoản tiền bồi thường vào ngân sách nhà nước. 2) Về mức hoàn trả Khoản 1 Điều 57 luật TNBTNN 2010 quy định căn cứ xác định mức hoàn trả bao gồm: “a) Mức độ lỗi của người thi hành công vụ; b) Mức độ thiệt hại đã gây ra; c) Điều kiện kinh tế của người thi hành công vụ. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc xác định mức hoàn trả của người thi hành công vụ.” Và theo quy định chi tiết tại Điều 16 Nghị định 16/2010/NĐ-CP mức hoàn trả được xác định . “Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường căn cứ vào mức độ thiệt hại gây ra, điều kiện kinh tế của người đó để quyết định họ phải hoàn trả một khoản tiền nhất định, nhưng tối đa không quá 36 tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả. Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự do việc thực hiện hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại đó thì phải hoàn trả theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này” Theo quy định trên anh A sẽ phải hoàn trả một khoản tiền cụ thể dựa trên một số yếu tố như mức độ thiệt hại thực tế xảy ra do hành vi của A gây ra. Thật ra quy định này mang tính chất rất chung chung ví dụ như một người bị thu hồi giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh trái pháp luật ( thuộc phạm vi bồi thường nhà nước trong lĩnh vự quản lý hành chính quy định tại khoản 5 Điều 13 Luật TNBT NN 2010) do đó người này không được kinh doanh trong một khoản thời gian, tiền vốn họ bỏ ra không thể thu hồi, nợ ngân hàng không thể trả thêm vào đó là những người đầu tư cho họ cũng gặp rủi ro. Vậy thiệt hại thực tế sẽ được tính tới đâu. Đây là vấn đề mà Luật TNBTNN còn thiếu những điều chỉnh cụ thể. Theo em, nếu đứng về phía Nhà nước thì có lẽ chỉ nên quy định xác định thiệt hại thực tế chỉ dừng ở những thiệt hại liên quan trực tiếp tới người bị thiệt hại chính. Căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của người gây thiệt hại để xác định mức hoàn trả. Tức là, dựa vào hoàn cảnh của gia đình anh A mà cơ quan X sẽ được đưa ra mưc bồi thường sao cho phù hợp nhất. Đây là quy định phù hợp với thực tế bởi vì công chức thực hiện công vụ vì lợi ích của Nhà nước và nó luôn tiềm ẩn những rủi ra rất lớn do vai trò quan trọng của Nhà nước. Nếu quy định bản thân người thi hành công vụ phải hoàn trả toàn bộ số tiền cơ quan Nhà nước đã bỏ ra để bồi thường cho người bị thiệt hại thì cõ lẽ đội ngũ cán bộ công chức sẽ ngày càng ít đi vì mối lo làm không đủ để trả nợ. Mức bồi thường do hành vi của cán bộ công chức gây ra có thể rất lớn nhưng để đảm bảo cho cán bộ có thể an tâm công tác nhà nước đã quy định hạn mức tối đa không quá 36 tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả. Như vậy tối đa công chức sẽ phải chịu gần như 3 năm làm không có lương. Quy định này vừa đủ tính răn đe đối với người có hành vi trái pháp luật nhưng vẫn thể hiện được trách nhiệm của nhà nước đối với cán bộ của mình. Cơ quan X yêu cầu A hoàn trả toàn bộ số tiền để bồi thường thiệt hại là quy định quá chung chung, không xác định được cơ quan X có dựa trên các quy định của pháp luật bồi thường Nhà nước để đưa ra yêu cầu hay không. Chúng ta có thể thấy yêu cầu này trong một số trường hợp sẽ là không hợp lý. Ví dụ như: Trường hợp 1: Gia đình A rất khó khăn, A là lao động chính trong nhà, có thêm 2 người phụ thuộc. Mặc dù để giải quyết vấn đề này nhà nước đã quy định mức trừ tối thiểu và tối đa vào lương của cán bộ, công chức. Nhưng nếu khoản tiền vượt quá nhiều so với mức trừ tức là thời gian trừ là quá lớn sẽ dẫn tới cuộc sống A khó khăn trong một thời gian rất dài. Trường hợp 2: Nếu số tiền đó lớn hơn 36 tháng lương của A tại thời điểm quyết định việc hoàn trả. Mà cơ quan X lại yêu cầu A hoàn trả toàn bộ thì sẽ vi phạm quy định tại Điều 16 Nghị định 16/2010/NĐ-CP. 3) Về thủ tục ban hành quyết định hoàn trả A sẽ phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả sau khi có quyết định việc hoàn trả. Quyết định hoàn trả sẽ phải làm rõ một số vấn đề như mức hoàn trả cụ thể đối với A, thời gian, cách thức hoàn trả.Quyết định này sẽ phải tuân theo các quy đinh, trình tự cụ thể được quy định tại Điều 58 Luật TNBTNN 2010 “1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả để xác định trách nhiệm hoàn trả, mức hoàn trả đối với người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại. .. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc thành lập, thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ. 2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, người có thẩm quyền quy định tại Điều 59 của Luật này phải ban hành quyết định hoàn trả. Quyết định hoàn trả phải được gửi đến người có nghĩa vụ hoàn trả, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.” Việc thành lập Hội đồng để xem xét trách nhiệm hoàn trả của A là rất cần thiết. Hội đồng này sẽ cân nhắc mức hoàn trả của A dựa trên những quy định của pháp luật cũng như hoàn cảnh của A. Sau khi có kết luận của Hội đồng, phải có quyết định hoàn trả được gửi đến cho A và cơ quan cấp trên của cơ quan X. Quyết định hoàn trả phải do người có thẩm quyền ban hành. Điều 59 Luật TNBTNN quy định những người có thẩm quyền ban hành quyết định hoàn trả bao gồm: “1. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thẩm quyền ra quyết định hoàn trả. 2. Trong trường hợp thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường là người có nghĩa vụ hoàn trả thì thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người đó có thẩm quyền ra quyết định hoàn trả.” Như vậy, thủ trưởng cơ quan X có thẩm quyền ra quyết định hoàn trả đối với A. Nếu A là thủ trưởng cơ quan X thì thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của A sẽ có thẩm quyền ra quyết định hoàn trả. 4) Về thực hiện nghĩa vụ hoàn trả Điều 62 Luật TNBTNN 2010 quy định : “1. Việc hoàn trả có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần. 2. Trường hợp việc hoàn trả được thực hiện bằng cách trừ dần vào lương hàng tháng của người thi hành công vụ thì mức tối thiểu không dưới 10% và tối đa không quá 30% thu nhập từ tiền lương hàng tháng” Như vậy, A có thể hoàn trả bằng một lần hoặc nhiều lần tùy theo khả năng kinh tế của A. Việc cơ quan X yêu cầu A hoàn trả số tiền trong thời hạn một tháng là không hợp lý nếu số tiền đó quá lớn so với khả năng thực tế của A và nếu như quyết định hoàn trả yêu cầu trường hợp này sẽ thực hiện bằng cách trừ dần vào lương hàng tháng của A. II) Quyền và nghĩa vụ của A trong việc hoàn trả Quyền của A A có quyền nhận được quyết định hoàn trả theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật TNBTNN 2010. Trong quyết định này A có thể biết quyết đinh này đã phù hợp với các quy định của pháp luật hay chưa? đã đúng về trình tự và thẩm quyền chưa? Nếu cảm thấy chưa phù hợp A có quyền khiếu nại, khởi kiện được quy đinh tại Điều 60 luật NTBT NN 2010. Cụ thể: “Trường hợp người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả không đồng ý với quyết định hoàn trả thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định hoàn trả theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.” 2) Trách nhiệm của A A có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền đã được ấn định, thời gian ấn định trong quyết đinh hoàn trả sau 15 ngày nếu A không có khiếu nại hoặc khởi kiện đối với quyết đinh này. Nếu A đã được cơ quan có trách nhiệm bồi thường thông báo đến lần thứ ba về việc hoàn trả mà cố ý không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thì bị kỷ luật theo quy định của pháp luật. Trường hợp A trả đã chuyển công tác đến cơ quan khác trong bộ máy nhà nước thì cơ quan nhà nước đó có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả và quyết định biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 20 nghị định 16/2010/NĐ-CP). Trường hợp A không còn làm việc trong các cơ quan nhà nước thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện các biện pháp thu hồi khoản tiền hoàn trả theo quy định của pháp luật.( Điều 20. Xử lý người thi hành công vụ cố ý không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nghị định 16/2010/NĐ-CP) KẾT LUẬN Luật TNBT NN ra đời là một bước tiến lớn trong quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Đây cũng là hành lang pháp lý để hạn chế sự “ lộng quyền” của các cán bộ, công chức diễn ra rất nhiều trong thời gian quá. Mặc dù, luật vẫn còn nhiều quy định chưa cụ thể nhưng phần nào đã tạo được lòng tin từ phía người dân. Qua tìm hiểu và phân tích bài tập trên tôi nhận thấy các quy định về hoàn trả tương đối phù hợp cả về phía người dân và đội ngũ công chức nhưng các quy định còn quá chung, khó áp dụng trong trường hợp cụ thể. Luật TNBTNN cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết hơn về vấn đề trách nhiệm hoàn trả đối với cán bộ công chức. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình huống Trách nhiệm bồi thường nhà nước.doc