Toàn cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2008

LỜI MỞ ĐẦU Hệ thống tài chính ngân hàng của nước Mỹ là một hệ thống đã tồn tại lâu đời và và là một thể chế lớn mạnh nhất trên thế giới. Nó đã từng trải qua một số cuộc khủng hoảng lớn trong lịch sử và kể từ 13 tháng trước đây, nước Mỹ lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính nhưng có lẽ cuộc khủng hoảng này đã bước vào một giai đoạn mới thậm chí còn u ám hơn trước. Đây có lẽ là cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ sau đại khủng hoảng năm 1931. “ Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 và năm 2008 đột nhiên lâm vào một trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có. Hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan. Cuộc lây lan vẫn chưa chấm dứt, và hậu quả vẫn chưa lường hết “ . Đó là những nhận xét của các chuyên gia kinh tế về cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ xảy ra trong thời gian gần đây. Một số các kinh tế gia hàng đầu của Mỹ cho rằng tình trạng hỗn loạn mới đây ở Phố Wall phát sinh từ một vụ khủng hoảng niềm tin và có phần chắc là sẽ tác động đáng kể tới nền kinh tế toàn cầu và cuộc sống của mọi người trên khắp thế giới. Hiện tại tác động của cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ đối với nền kinh tế thế giới vẫn chưa quá lớn. Tuy nhiên khả năng nguy cơ nền kinh tế thế giới gánh chịu hậu quả nghiêm trọng từ nền kinh tế Mỹ là rất hiện hữu. Trong thời đại tòan cầu hóa, sự liên kết giữa các nền kinh tế rất mạnh mẽ. Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua hàng trăm tỷ USD trái phiếu, cổ phiếu của các công ty lớn của Mỹ. Nếu các công ty Mỹ phá sản hoặc gặp khủng hoảng, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chịu các khoản lỗ lớn . Cuộc khủng hoảng có những điểm chúng và khác biệt so với các cuộc khủng hoảng trước đó, bài tiểu luận đưa ra nội dung : ” Toàn cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2008” để nhằm làm rõ về vấn đề này. MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Nội dung . 2 Chương I: Lý thuyết về “khủng hoảng tài chính” 2 I. Định nghĩa về khủng hoảng tài chính: ” .2 II. Mối liên hệ giữa khủng hoảng ngân hàng, tiền tệ và hậu quả của các cuộc khủng hoảng: 3 Chương II: Nguyên nhân và diễn tiến cuộc khủng hoảng tài chính My . 5 I. Tại các chủ ngân hàng: .6 II. Tại cá nhân ông Alan Greenspan: .6 III.Tại các nhà môi giới bất động sản: 7 IV. Phân tích nguyên nhân: .7 V. Diễn tiến của cuộc khủng hoảng: 9 Chương III: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế của Mỹ và thế giới I . Ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ: 14 II. Ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu: 17 III.Ảnh hưởng tới Việt Nam: 18 Chương IV: Giải pháp và bài học cho Việt Nam 20 I. Về giải pháp và tương lai kinh tế Mỹ: 20 II. Thế giới chung tay giải cứu thị trường tài chính: 21 III.Pháp, Đức thống nhất chống khủng hoảng tài chính: 23 IV.Nhật Bản: Các biện pháp đối phó với tình hình bất ổn tài chính: 23 V. Sáu nhóm giải pháp tránh khủng hoảng tài chính: 24 VI.Bài học cho Việt Nam từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ: .26 Kết luận 28 CHÚ THÍCH : TÀI LIỆU TRÊN GỒM FILE PDF + WORD

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10765 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Toàn cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* 16-17/3/2008: Bear Stearns được bán cho Ngân hàng Đầu tư Mỹ JP Morgan Chase với giá 2 đôla một cổ phiếu. * 29/4/2008: Deutsche Bank lần đầu tiên trong năm năm công bố một khoản thua lỗ trước thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷ USD cho các khoản nợ xấu và các chứng khoán được đảm bảo bởi các khoản thế thấp bất động sản. * 11/7/2008: Chính quyền liên bang Mỹ đoạt quyền kiểm soát Ngân hàng IndyMac Bancorp. Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất từ trước tới nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ USD trong vòng 11 ngày. * 31/7/2008: Deutsche Bank công bố khoản trích lập dự phòng tiếp theo là 3,6 tỷ USD, nâng tổng số tiền ngân hàng này mất lên 11 tỷ USD. Deutsche Bank trở thành một trong 10 nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu. * 7/9/2008: Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt quyền kiểm soát hai tập đoàn chuyên cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac nhằm hỗ trợ thị trường nhà đất Mỹ. * 11/9/2008: Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm kiếm đối tác để bán lại chính mình. Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%. * 14/9/208: Bank of America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với giá 29 USD/cp sau khi từ chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers. * 15/9/2008: Đây là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại sau vụ khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào Tháng 9 năm 2001. Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American International Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên qua * 16/9/2008: Ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã đổ hàng tỉ USD vào các thị trường tiền tệ với nỗ lực hạ nhiệt tình trạng căng thẳng và ngăn chặn sự đóng băng của hệ thống tài chính toàn cầu. Cổ phiếu AIG giảm gần một nửa. Fed công bố kế hoạch bơm 85 tỷ USD vào AIG và nắm giữ 80% cổ phần. Ngân hàng Barclays của Anh mua lại một phần tài sản tại Bắc Mỹ của Lehman với trị giá 1,75 tỷ USD. * 17/9/2008: Cổ phiếu của Goldman Sachs và Morgan Stanley giảm mạnh; Tập đoàn Lloyds TSB của Anh mua lại đối thủ HBOS; Uỷ ban Chứng khoán Mỹ kiềm chế tình trạng bán khống. * 19/9/2008: Các thị trường chứng khoán thế giới tăng vọt sau khi Mỹ công bố kế hoạch mua lại tài sản của các tập đoàn tài chính đang gặp khó khăn, giúp làm thanh sạch hệ thống tài chính. * 20-21/9/2008: Công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. Hai ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoàn ngân hàng đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại Phố Wall. * 22/9/2008: Tập đoàn Nomura Holdings của Nhật trả 525 triệu USD để thâu tóm hoạt động của Lehman tại châu Á. Sau đó, Nomura cũng mua lại Lehman tại châu Âu và Trung Đông. Mitsubishi UFJ Financial đồng ý mua 20% cổ phần Morgan Stanley. * 23/9/2008: Warren Buffett trả 5 tỷ USD mua 9% cổ phần Goldman Sachs; Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) điều tra Fannie, Freddie, AIG và Lehman vì nghi ngờ có sự gian lận trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ. * 25/9/2008: Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp. Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm soát WaMu và sau đó bán các tài sản của ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ cho JPMorgan Chase & Co. với giá 1,9 tỷ USD. Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu đã trở thành ngân hàng bị phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Trong khi đó tại Washington D.C., các thành viên chủ chốt trong quốc hội đã đồng ý về những điều khoản chính trong kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. * 29/9/2008: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tụt giảm gần 780 điểm - mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tới nay. * 1/10/2008: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ 74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD. * 3/10/2008: Sau 3 giờ thảo luận và thuyết phục nhau, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu lần thứ hai và thông qua dự luật giải cứu với tỷ lệ phiếu 262-171. Không đầy 2 giờ sau đó, Tổng thống Mỹ đặt bút ký để chính thức chuyển kế hoạch thành đạo luật. * Ngày 4/10/2008: Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã triệu tập cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp với lãnh đạo 4 nước lớn nhất trong Liên minh Châu Âu là Anh, Pháp, Đức và Ý. Phiên họp kết thúc với tuyên bố hợp tác xử lý khủng hoảng, nhưng không thống nhất được một gói giải pháp tổng thể theo mô hình của Mỹ. * Ngày 5/10/2008: Mặc dù Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chỉ trích quyết định của Ireland tuần trước về bảo hiểm toàn bộ các tài khoản ngân hàng tại Ireland, ngày Chủ nhật 5/10 Bộ trưởng Tài chính Đức đã thông báo tất cả các tài khoản tiền gửi ngân hàng tại Đức sẽ được bảo hiểm không có giới hạn. * Ngày 6/10/2008: Trong đêm Chủ nhật 5/10, ngân hàng BNP Paribas SA của Pháp gửi email thông báo đã thỏa thuận chi 14,5 tỷ Euro (tương đương 19,8 tỷ USD) để mua lại ngân hàng Fortis, trong đó có 9 tỷ Euro bằng cổ phiếu và 5,5 tỷ Euro bằng tiền mặt. BNP sẽ sở hữu 75% Fortis tại Bỉ, 67% Fortis tại Luxembourg, và toàn bộ mảng bảo hiểm của Fortis tại Bỉ. * Ngày 8/10/2008: Trong một nỗ lực phối hợp chưa từng có tiền lệ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 4 ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930. Đối với những người theo dõi kinh tế Mỹ, những yếu kém của nền kinh tế này đã bộc lộ rõ từ trước năm 2000 nhưng đến nay mới bùng nổ. Thiếu hụt cán cân thanh toán nước ngoài đã tới trên 400 tỷ từ 2000, trên 4% GDP và tiếp tục tăng mức thiếu hụt, đạt 811 tỷ năm 2006 bằng 6% GDP. Năm 2007, đồng đô la mất giá, có làm giảm mức thiếu hụt xuống 734 tỷ nhưng cũng ở mức rất cao. Các nước khác nếu thiếu hụt ở mức 3% GDP thì đã phải lo lắng bằng mọi cách nhằm điều chỉnh để giảm mức thiếu hụt này. Nền kinh tế Mỹ trong hơn 10 năm, có lợi thế là được sự tin tưởng của cả thế giới, nên tiền đổ vào để cho dân chúng đầu tư và tiêu sài. Để dành của dân chúng vào năm 2006 chỉ có 34 tỷ, gần như 0% GDP, và tỷ lệ để dành thấp này chỉ khoảng 1-2% đã kéo dài từ cả chục năm nay. Đầu tư của Mỹ bằng 19% GDP, chủ yếu dựa vào lợi nhuận công ty, nhưng đến 30% số tiền đầu tư là do vay mượn nước ngoài. Tình hình tài chính của Mỹ chẳng khác gì một nước đang phát triển không kiểm soát nổi hầu bao mình. Các nước ở châu Mỹ Latin và ở châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính những năm 90 đã cố gắng làm sạch sẽ tài chính, tăng cường để dành, và trở thành nguồn tài chính tài trợ tiêu dùng của Mỹ. Mỹ đang mất vốn vì giá xuống thì đầu tư của các nền kinh tế của những nước này cũng sẽ không thể không bị cụt vốn theo. Nói thế không có nghĩa là mọi người có tiền trên thế giới đầu tư vào Mỹ sẽ lo sợ, ồ ạt rút khỏi Mỹ vì thực sự họ cũng sẽ khó kiếm chỗ thay thế an toàn và tạo ra lợi nhuận, nhưng việc rút ra một phần cũng tạo ảnh hưởng không nhỏ. Tiền đổ vào làm thị trường chứng khoán và tài sản lên giá quá mức giá trị của nó. Điều này thì ai cũng biết, nhưng rất nhiều người vẫn không tin là giá có thể xuống. Đặc biệt là các nhà kinh doanh tiền tệ, họ phải thổi phồng vì càng lên giá, càng say sưa với thị trường thì giao dịch càng tăng, vay mượn càng nhiều và phí dịch vụ càng lớn. Giá cổ phiếu Mỹ đã qua thời kỳ điều chỉnh, đặc biệt là giá các công ty công nghệ thông tin được thổi phồng, chỉ số Nasdaq lên trên 5000 năm 2000 và hiện nay chỉ còn trên 2000, bằng ½ trước đây. Chỉ số Dow Jones ít bị ảnh hưởng của việc thổi phồng, cũng giảm từ cao điểm gần 12000 năm 2000, xuống tới mức 7540 và sau đó phục hồi để sau 7 năm mới trở lại thời năm 2000. Bong bóng thị trường chứng khoán đã tự nó giải quyết bằng cách xuống giá, và để nhằm giữ nền kinh tế khỏi tuột dốc, Cục dự trữ Liên bang (Fed) đã giữ lãi suất ở mức rất thấp và lại kéo dài thời gian quá lâu, đầu tư vào nhà cửa tiếp tục tăng, giá nhà cửa trở thành bong bóng. Trong 5 năm qua giá nhà khắp nơi tăng, thấp nhất ở các bang hẻo lánh nhiều đất cũng tăng ít nhất 17%, và ở nơi có nhiều đầu cơ tăng hơn gấp đôi. Nếu kể từ năm 1980, giá nhà ở những bang như New York, California, Massachussets tăng 5, 6 lần, trong khi lương danh nghĩa ở những vùng trên chỉ tăng gần 3 lần. Kể từ năm 1997 đến nay những nơi này tăng giá 3 lần. Nước Mỹ đang gặp phải 3 vấn đề lớn về tài chính: Thứ nhất sự phát triển không kiểm soát của thị trường cho vay địa ốc dưới chuẩn, có nghĩa là không cần đặt cọc, không cần đủ thu nhập để chi trả mà vẫn được vay. Thứ hai cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng quá mức mà tuần qua City Group là nạn nhân đầu tiên về thẻ tín dụng, lỗ 18 tỷ, mà chỉ một phần nhỏ là nợ dưới chuẩn vì tháng 9 vừa qua họ chỉ có 2,7 tỷ nằm trong khoản dù hiện nay giá trị còn lại chỉ còn 5%. Thứ ba, khủng hoảng tín dụng đã lan rộng đế cả khu vực đầu tư địa ốc văn phòng, chứ không chỉ tập trung vào khu nhà ở. Các công trình xây dựng có thể trở thành dở dang vì không kiếm được tiền cho xây dựng tiếp tục. Giá nhà nói chung trong thời gian vừa qua đã xuống 7%, nhưng nhiều nhà kinh tế cho rằng giá nhà sẽ tiếp tục xuống vào năm 2008 và có thể tiếp tục vào năm 2009, và có thể tới mức 30%. Tất nhiên những bang lên giá nhiều sẽ xuống giá nhiều, bang lên giá ít sẽ xuống giá ít. Chưa biết được rõ nền kinh tế sẽ suy thoái mạnh yếu như thế nào, nhưng suy thoái là điều khó tránh. Chương III: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế của Mỹ và thế giới I .Ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ: Nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đã đi vào suy thoái. Theo nguyên tắc thông thường, được gọi là suy thoái khi GDP giảm liên tục 2 quí. Tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền xác định là NBER (Phòng Nghiên cứu Kinh tế là một tổ chứ vô vị lợi phi chính phủ) cũng có thể du di như cho rằng khủng hoảng đã xảy ra năm 2001 dù GDP chỉ giảm 1 quí, và khi tuyên bố thì nền kinh tế đã ra khỏi suy thoái. Cuối tuần qua, công ty tài chính Bear and Sterns coi như phá sản, giá có lúc lên tới 6 tỷ đã được JP Morgan cứu vớt, mua với giá 270 triệu và với bảo đảm của FED về việc trả nợ. Rõ ràng khi nhà nước Mỹ ra tay cứu như thế này thì tình hình tài chính rất trầm trọng. Giá các chứng khoán đã giảm trên một ngàn tỷ và hiện nay đang có 900 ngàn các căn hộ phá sản vì mất khả năng chi trả, bằng 10% số nhà cửa ở Mỹ. Không những thế con số này đang tăng. Hoạt động sản xuất cũng rõ ràng đang bị ảnh hưởng. Theo một cuộc điều tra lấy ý kiến giám đốc tài chính 475 công ty (13/3/08) của báo tài chính Wall Street Journal, hơn một nửa đã tin rằng kinh tế Mỹ đã suy thoái vào lúc này và sẽ tiếp tục cho đến hết năm 2009, với lý do là công ty của họ có khó khăn trong việc mượn tiền và do đó họ chỉ có ý định tăng chi đầu tư khoảng 3,3% năm nay, tức là chỉ đủ thay thế tài sản cố định thải hồi. Một cuộc điều tra khác, cũng của tờ báo trên, với 51 nhà kinh tế chuyên làm dự báo, 70% cho rằng kinh tế Mỹ đã đang suy thoái. Đây là những phán đoán chủ quan của chuyên gia. Về chứng cớ khách quan từ các cơ quan thống kê Mỹ, GDP quí 4 năm 2007 đã giảm mức tăng đáng kể, chỉ tăng 0,6%, so với mức tăng 4,9% quí 3. Giá tiêu dùng tăng vào tháng giêng là 0,4% (so với cùng tháng năm 2007 là 4,3%) nhưng giá sản xuất tăng 1% như thế khả năng giá tiêu dùng sẽ tăng mạnh hơn vào những tháng tới, dù rằng giá tiêu dùng không tăng vào tháng hai. Số việc làm ngoài khu vực nông nghiệp không tăng vào tháng 1 và giảm 63.000 vào tháng 2. Doanh thu bán lẻ cũng giảm 0,6% vào tháng 2. Thiếu thanh khoản (liquidity) ở Mỹ Nói chung, nền kinh tế Mỹ đang thiếu thanh khoản. Theo báo chí, hiện nay Mỹ có khoảng 6.000 tỷ cho vay địa ốc, trong đó 2.000 tỷ là dưới chuẩn. Khoảng 700 tỷ dưới chuẩn hiện là do hệ thống ngân hàng Mỹ nắm giữ trong tổng tích sản là 11 ngàn tỷ, phần còn lại là các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và nước ngoài nắm giữ. Riêng ngân hàng Mỹ nếu các khoản cho vay dưới chuẩn mất hết (tức là giá trị hiện bằng zero) thì vốn tự có cũng sẽ gần bằng zero. Coi bảng dưới ta thấy thí dụ nếu chứng khoán dưới chuẩn mất giá, chỉ còn bằng zero chẳng hạn (thực ra hiện nay gần như không bán được), thì vốn tự có ở bên trái cũng giảm một giá trị tương tự vì tổng tích sản luôn luôn bằng tồn tiêu sản + vốn tự có. Bảng cân đối tài sản ngân hàng Mỹ vào cuối tháng 12 năm 2007 Tích sản (asssets) Tiêu sản (liabilities) Cho vay 6,8 Tiêu sản 10,7 Chứng khoán 4,8 Vốn tự có (equity) 0,9 Trong đó dưới chuẩn 0,7 Tổng tích sản 11.6 Tổng tiêu sản 11,6 Vốn tự có của ngân hàng theo luật phải bằng ít nhất 6% tổng tiêu sản (liability) tức là cũng khoảng 600 tỷ. Như vậy thì ngân hàng phải nâng vốn tự có để đáp ứng được việc rút tiền của khách hàng. Chính vì thế hiện nay ngân hàng phải giảm mức cho vay, thu hồi các khoản vay ngắn hoặc trung hạn đã đến kỳ phải trả. Nền kinh tế do đó thiếu thanh khoản. Làm sao để giải quyết? Phải chăng nhà nước sẽ phải cứu, hoặc là ngân hàng sẽ phải tăng số cổ phiếu, bán ra thị trường, nhằm gây thêm vốn. Những cổ phiếu hiện tại tất sẽ giảm giá, lợi nhuận cổ phiếu trong tương lai giảm và do đó giá giảm. Đây là điều ngân hàng phải trả cho hành động phiêu lưu của mình. Tất nhiên họ muốn chính phủ cứu hơn là tự bán ra thêm cổ phiếu. FED đang cố tạo niềm tin để từ đó nâng giá các trái phiếu dưới chuẩn, nhưng cho đến nay chưa thành công. Đây là tình trạng khủnh hoảng bảng cân đối tài sản ở Nhật, thậm chí vốn tự có của doanh nghiệp nói chung âm vì giá trị tài sản (đặc biệt là địa ốc) giảm mạnh. Lãi suất do đó là zero cũng không thúc đẩy nổi doanh nghiệp tăng vay mượn để sản xuất, họ phải giảm vay mượn để gây dựng lại vốn tự có. Khủng hoảng ở Nhật kéo dài hơn 10 năm mới tạm được giải quyết. Ở Mỹ hiện nay, không phải chỉ hệ thống ngân hàng thiếu thanh khoản, mà các công ty tài chính đầu tư phiêu lưu với độ rủi ro cao (được gọi là hedge funds) cũng thiếu thanh khoản để trả cho những người đầu tư muốn bán phần chứng khoán của mình để rút vốn, nhưng điều này khó thực hiện vì không biết giá chúng là bao nhiêu, bởi vì các loại dưới chuẩn hiện nay gần như không có người mua. Các công ty này hiện nay có tổng tích sản bằng ½ tổng tích sản hệ thống ngân hàng và nhiều công ty lớn đã phá sản và đang trong giai đoạn phá sản. Mới nhất là Bear and Sterns, Quỹ đầu tư Carlyle. Khủng hoảng tài chính hiện nay ở Mỹ ở mức độ hiện nay là điều chưa từng xảy ra ở Mỹ. Các hành động giảm liên tục lãi suất để người vay mượn có thể trả nợ chưa làm thị trường khá hơn. Ngay cả FED cho ngân hàng vay bằng 200 tỷ US bằng trái phiếu (nhằm tránh đẩy mạnh lạm phát) thị trường vẫn chưa chịu tin. Điều chính là hệ thống ngân hàng thiếu thanh khoản mà FED không thể tăng tín dụng quá đáng vì sẽ đẩy mạnh lạm phát, hiện đã đang ở mức trên 4% (đối với Mỹ là cao). Vốn nước ngoài cũng có dấu hiệu tháo chạy và đồng đô la mất giá mạnh thêm Sự kiện khủng hoảng kinh tế Mỹ có nguồn gốc từ tiêu nhiều hơn có, kéo dài từ ít nhất từ 1990 đến nay. Vì tiêu nhiều, nhập ngày càng cao hơn xuất, thiếu hụt đã lên tới gần 6% GDP (800 tỷ một năm) và để tiếp tục chi tiêu, Mỹ cần thu hút nguồn tài chính nước ngoài. Chính sách FED cũng đã phạm sai lầm trước đây là giữ lãi suất quá lâu sau khi giảm để cứu cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán, gây ra do sự tụt giá mạnh của chứng khoán công nghệ thông tin (được thổi phồng quá đáng). Chính sách lãi suất thấp cùng với tình trạng mở rộng các phương tiện tài chính quá tự do mà không có kiểm soát đã đẩy giá nhà đất lên tận trời và việc phải đến đã đến: nó phải trở về giá trị thực của nó. Nhu cầu thu hút tiền nước ngoài để tiêu đã từ từ làm mất giá trị đồng đô la, và do đó khi khủng hoảng xảy ra, các đồng ngoại tệ khác bỏ chạy, đồng đô lại càng mất giá. Thanh khoản lại càng thiếu hụt. Đó là tình trạng hiện nay. Sự kiện đổ tiền vào Mỹ đã chuyển chiều khá rõ vào quí 3 năm 2007, là thời gian có thông tin mới nhất từ Cục Phân tích Kinh tế Mỹ (cơ quan trách nhiệm biên soạn Tài khoản Quốc gia, nhưng độc lập với Cục Thống kê). Trước đây nước ngoài mua nợ, không phải là trái phiếu Bộ tài chính, đã là (243 tỷ), thì bây giờ họ bán tống đi (44 tỷ). Cổ phiếu cũng vậy, họ bán cổ phiếu Mỹ thay vì mua vào. Do khó khăn, đầu tư tài chính của Mỹ ra nước ngoài cũng giảm: lượng mua chứng khoán nước ngoài giảm từ 40,4 tỷ xuống 35,7 tỷ; mua trái phiếu giảm 82,2 tỷ xuống 78,8 tỷ. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ giảm từ 78 tỷ xuống 56,3 tỷ. So sánh thông tin quí 3 với quí 2 năm 2007 cho thấy cảnh tượng khó khăn của kinh tế Mỹ và thế giới; nói chung, tài sản (tài chính và phi tài chính) do đầu tư của Mỹ ra nước ngoài chỉ tăng 156 tỷ so với quí trước đó là 465 tỷ. Ngược lại tài sản nước ngoài đầu tư vào Mỹ chỉ tăng 249 tỷ so với 619 tỷ vào quí 2. Điều này cho thấy trao đổi về tài chính qua lại giữa Mỹ và thế giới đều giảm mạnh. Tuy nhiên đầu tư tài chính của nước ngoài vào Mỹ giảm mạnh hơn. II. Ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu: Chưa đầy một tuần sau khi châu Âu từ chối lời khẩn cầu của Mỹ trong kế hoạch 700 tỷ USD ứng cứu hệ thống ngân hàng, châu lục này đang phải đương đầu với cuộc khủng hoảng có mức độ trầm trọng không kém Mỹ là mấy. Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng đã lan nhanh chóng từ Mỹ sang châu Âu như thế nào. Hai ngày qua, chính phủ Ireland và nhiều nước châu Âu đã thâu tóm hoặc phải hỗ trợ 5 ngân hàng trong tình cảnh cực kỳ khó khăn. Tại Ireland, khi lời đồn về việc rút tiền hàng loạt từ ngân hàng khiến thị trường chứng khoán lâm vào tình cảnh khó khăn, chính phủ đã buộc phải đưa ra chính sách bảo đảm đối với tất cả các loại hình tiền gửi. Châu Á cho đến nay chịu ít ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này hơn so với châu Âu. Tuần trước, vụ bê bối tại Ngân hàng Hồng Kông đã khiến người ta nhớ lại ký ức đau buồn vào tháng 6/1997 khi sự đầu cơ đối với đồng nội tệ Thái trở thành ngòi nổ gây ra cuộc khủng hoảng lan ra toàn châu Á và sau đó là Brazil và Nga. Chuyên gia kinh tế nhìn thấy sự trùng hợp giữa hai cuộc khủng hoảng này, một khi người gửi tiền hoảng loạn và bắt đầu rút tiền ra, sức khỏe của ngành ngân hàng và cả nước đó nói chung chịu ảnh hưởng tiêu cực. Trong hệ thống tài chính toàn cầu, biên giới quốc gia không có quá nhiều ý nghĩa. Ông Thomas Mayer, chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng Deutsche Bank, nhận xét trong thời đại ngày nay, tin tức tiêu cực về một ngân hàng sẽ lan ra toàn thế giới chú không phải chỉ nội vùng đó. Bất chấp khoản nợ của ngân hàng bạn là nợ đạt tiêu chuẩn hay nợ xấu, khách hàng mất lòng tin. Trong bối cảnh Nga chuẩn bị sẽ là nạn nhân tiếp theo của khủng hoảng tín dụng, các quan chức kinh tế nước này tạm thời phải ngừng giao dịch trên sàn khoảng hai tiếng trong buổi sáng ngày thứ Ba (ngày 30/09) do lo ngại nhà đầu tư sẽ trở nên quá hoảng loạn sau khi kế hoạch 700 tỷ USD thất bại. Khi giao dịch được khôi phục trở lại, Tổng thống Bush đã nhận được thêm sự ủng hộ về kế hoạch này, cổ phiếu tăng điểm trở lại. Ông Roland Nash, chuyên gia phân tích tại ngân hàng Renaissance – Nga, nhận xét Nga đang nỗ lực ứng phó với hiểm họa chưa từng có của khủng hoảng tài chính từ nước Mỹ. Cơn sóng này có thể sẽ dội lại về Mỹ bởi một số nhà đầu tư giàu có của Nga đã rót tiền đầu tư vào thị trường Mỹ, trong đó có một trong hai công ty cho vay thế chấp lớn nhất là Fannie Mae. Nga còn rất nhiều vấn đề nữa đó là giá dầu mất ổn định và chính sách ngoại giao không được lòng nhà đầu tư. Nguyên nhân sâu xa khiến thị trường châu Âu mất lòng tin như hiện nay là quyết định của Bộ Tài Chính để ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ. Ảnh hưởng lan sang châu Âu, chấn động các ngân hàng và nhà đầu tư có công việc kinh doanh liên quan đến ngân hàng Lehman Brothers. Thứ Ba (ngày 30/09) Pháp và Bỉ đã phải rót 9 tỷ USD vào ngân hàng Dexia. Hành động này chỉ được tiến hành một ngày sau khi Bỉ, Hà Lan và Lucxembua rót 16,2 tỷ USD để cứu ngân hàng Fortis. Sự hoảng loạn tại châu Âu cũng sẽ gây tác động ngược lại đối với Mỹ, bởi sẽ thêm nhiều ngân hàng rơi vào khủng hoảng. Nếu Bộ Tài Chính có thể giành được sự ủng hộ của từ Quốc Hội để mua chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp, cách định giá những tài sản này sẽ ảnh hưởng đến tình hình thanh khoản tại tổ chức tài chính châu Âu. Những nước dễ chịu ảnh hưởng nhất là Ireland, Anh và Tây Ban Nha, một vài nước Đông Âu và một số nước đang phát triển. Nga là tâm điểm chú ý hiện nay, giá dầu đang trong xu thế giảm và các ngân hàng ngập chìm trong khủng hoảng, áp lực đối với ngành tài chính Nga ngày một tăng. Nếu người Nga bán số tài sản họ đang nắm tại các công ty Mỹ, đồng USD sẽ suy yếu và chi phí ứng cứu ngành tài chính sẽ còn tăng cao hơn. Một số nước khác như Trung Quốc có tiềm lực tài chính tốt hơn. Nhưng ngay tại đây, tăng trưởng kinh tế cũng đang chững lại bởi thương mại xuất khẩu giảm. Nếu kinh tế Trung Quốc tiếp tục đi xuống, nhà đầu tư Trung Quốc có thể sẽ bán số tài sản họ đang nắm tại Mỹ. USD gần đây không thay đổi quá bất thường ngay cả khi biến động trên phố Wall hết sức tệ hại, đây là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa mất hoàn toàn lòng tin vào Mỹ. Điều này đồng thời cũng phản ánh trên thế giới hiện nay thật ra có không nhiều nơi đầu tư an toàn. III. Ảnh hưởng tới Việt Nam: Theo các chuyên gia kinh tế, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan ra khắp toàn cầu, từ châu Âu, Mỹ Latinh, Trung Đông, Nga, châu Á và việc ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề khó khăn kinh tế Việt Nam ở một mức nhất định khá giống Mỹ: tiêu nhiều hơn có (ngân sách thiếu hụt lớn, có thể là 6%), xuất ngày càng thấp hơn nhập (thiếu hụt lớn tới 10% GDP), giá địa ốc lên tới trời. Đáng lẽ thiếu thanh khoản như Mỹ, nhưng do đầu tư tài chính nước ngoài đổ vào nên làm lạm phát tăng mạnh, đồng tiền thay vì mất giá như ở Mỹ lại lên giá, càng làm cho thiếu hụt cán cân thanh toán lớn hơn và các mất cân đối phình to thêm. Việc tăng giá đồng tiền Việt là điều khó tránh, nó giúp giảm áp lực lạm phát nhưng nó không thể là công cụ thị trường đưa nền kinh tế đến chỗ tự cân đối như ở Mỹ. Bởi vì các mất cân đối lớn về ngân sách và xuất nhập khẩu là do bàn tay nhà nước tạo ra, nằm ngoài sự điều động của thị trường. Thu hút dòng vốn nước ngoài vào có tác dụng như đổ thêm dầu vào lửa khi cơ chế không có khả năng xử lý. Có lẽ một cơ hội nữa lại bị bỏ lỡ chăng? Và điều này không phải do chính sách thù nghịch của nước ngoài gây ra. Trong khi đó thị trường chứng khoán Việt Nam hôm 17/09 giảm sâu xuống gần 450 điểm. Các chuyên gia tài chính cho rằng những chấn động của thị trường tài chính Mỹ và thế giới phần nào có ảnh hưởng tới sự giảm sút này. Một điều khá chắc chắn là khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ khiến các luồng đầu tư trên thế giới bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam. “Các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ khó huy động vốn hơn, hoặc họ sẽ có xu hướng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư khi những thị trường lớn của họ đang có vấn đề”, ông Trịnh Hoài Giang, phó giám đốc công ty Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh nhận định. Ngay cả đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy không ảnh hưởng trực tiếp bởi những diễn biến trên thị trường tài chính, cũng có thể sẽ bị tác động một khi kinh tế đình trệ và đầu tư bị cắt giảm toàn cầu. Luồng tiền đầu tư nóng vào VN cũng có thể bị ảnh hưởng. Đầu năm nay, tổng lượng tiền đầu tư nóng (tiền gửi bằng ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài vào hệ thống ngân hàng trong nước) là khoảng 4 tỉ USD. Hiện nay, luồng tiền này được cho rằng đang ở mức 8 tỉ USD. Các chuyên gia tài chính nhận định luồng tiền này có khả năng sẽ chảy ngược ra nếu tình hình tài chính thế giới tiếp tục xấu đi. Trái phiếu Việt Nam có khả năng bị bán ra nhiều hơn mua vào, có khả năng đồng tiền Việt Nam sẽ giảm giá so với USD. Hôm qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng cường bán trái phiếu, trong khi trong nước mua vào. Tuy nhiên, những thay đổi của chỉ số VN-Index thường không liên quan trực tiếp đến những thay đổi của các thị trường chứng khoán quốc tế. Chỉ số VN-Index được cho là sẽ “dập dình” giữa 400 – 500 điểm. “Lãi suất ngân hàng sẽ vẫn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số chứng khoán”, ông Nguyễn Trung Hà, chủ tịch hội đồng quản trị công ty chứng khoán Thiên Việt phân tích. “Lãi suất giảm, chỉ số VN-Index sẽ giữ hoặc tăng nhẹ. Lãi suất giữ ở mức hiện nay, chỉ số sẽ đi xuống”. Khả năng lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm là rất thấp, mặc dù ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo sẽ tăng lãi suất cho phần vốn dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại. Với mức lãi suất tiền gửi cao như hiện nay, các ngân hàng khó có thể giảm lãi suất cho vay. Thay đổi đáng kể về lãi suất chỉ có thể xảy ra nếu ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cơ bản. Và hiện nay chưa có dấu hiệu cho thấy ngân hàng Nhà nước sẽ đi theo hướng đó. Tóm lại "Cuộc khủng hoảng thế kỷ" của nền kinh tế Mỹ rõ ràng đã và đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế trên thế giới, kéo theo đó là các cuộc khủng hoảng với quy mô rộng trên thị trường chứng khoán, bất động sản, tài chính, tín dụng... đang có nguy cơ bùng nổ. Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế nhận định: Cuộc khủng hoảng mới chỉ tác động ở một mức độ chậm chưa đủ mức có thể làm "khuynh đảo" đối với nền kinh tế Việt Nam. Chương IV: Giải pháp và bài học cho Việt Nam I. Về giải pháp và tương lai kinh tế Mỹ: Làm thế nào để giải quyết? Có thể nói đây là cuộc khủng hoảng dường như ngày càng trầm trọng hơn, nhưng không ai rõ nó tiếp tục vỡ bùng thêm ở chỗ nào, vì bản thân của vấn đề là mới và vì như đã nói, các “sáng tạo tài chính” không nằm trong tầm phải minh bạch trong báo cáo tài chính, và do đó nằm ngoài tầm kiểm soát và hiểu biết của các cơ quan điều hành thị trường tài chính như Cục Dự trữ Liên bang. Vào tháng 1 năm 2008,Tổng thống Bush, nhiều ứng cử viên tổng thống, nhiều nghị sĩ gần như đồng thanh phải nhanh chóng bỏ ra khoảng 150 tỷ đô la để giảm thuế, nhằm tăng tiêu dùng, giảm bớt khả năng suy thoái. Đây thực ra chỉ là hành động mị dân, vỗ về dân chúng. Số tiền này chỉ là liều thuốc bổ cho người bị sốt rét. Lý thuyết kinh tế của hai nhà kinh tế lớn là Milton Fridman (bảo thủ) và Franco Modigliani đã chứng minh rằng (và được nhiều lần kiểm nghiệm) là tiêu dùng là phương trình của thu nhập được coi là vĩnh viễn (permanent income). Khuynh hướng của người tiêu thụ là không tiêu nhiều thu nhập nhất thời. Do đó chi tiêu như trên sẽ không có kết quả. Cái có kết quả là giảm lãi suất, là chi đầu tư của nhà nước. Mà hai thứ trên thì cần thời gian mới có tác dụng. Và chưa chắc nó đã liều thuốc đúng, Mỹ đang cần tiền từ các nước, giảm lãi suất sẽ giảm sức hút tiền vào Mỹ, đồng thời đẩy mạnh thêm lạm phát, hiện nay đã lên trên 4% năm. Vấn đề là Mỹ đang tiêu xài nhiều hơn cái họ có. Các giải pháp ngắn hạn và cả suy thoái cũng không thể giải quyết được vấn đề dài hạn này. Nếu chỉ tính là số chứng khoán dưới chuẩn là 2.000 tỷ thì việc bỏ ra 700 tỷ để nhà nước mua nhằm nâng giá chúng lên là hết sức phức tạp, vì nếu không nâng lên giá cũ thì tất nhiên phải có người mất. Nó đặt ra vấn đề cứu ai, ở giá nào và cứu như thế nào khi chứng khoán phản ánh giá trị tổng hợp của nhiều món nợ vay của nhiều người và ở nhiều địa phương khác nhau. Và tại sao những người đầu tư rủi ro làm giầu lại được nhà nước bỏ tiền cứu? và họ phải trả giá như thế nào? Việc tìm ra 700 tỷ để xử lý vấn đề trên cũng là vấn đề. In tiền sẽ tạo ra lạm phát. Phát hành trái phiếu nhà nước cũng sẽ đẩy lãi suất lên, tạo thêm khó khăn cho kinh tế và đồng thời phải tăng thuế để chi trả. Nhưng đây là vấn đề ngắn hạn. Số chứng khoán vay nợ nhà dưới chuẩn mất giá cũng làm toàn bộ các loại chứng khoán xuất phát khác không bảo chứng (derivatives), gấp 7 lần số chứng khoán nợ mua nhà, mất giá. Người ta chưa bàn rõ việc xử lý các loại chứng khoán xuất phát khác này, có lẽ vì đánh gía cứu loại này sẽ cứu loại kia. Nhưng vấn đề vẫn là làm sao lấy lại lòng tin, mà như hiện nay thì khó, và cũng chỉ ngắn hạn vì những yếu kém cơ bản của kinh tế Mỹ chưa được giải quyết. Đề nghị lập một công ty mua nợ với số vốn nhà nước bỏ ra có thể lên tới 700 tỷ đã bị Quốc hội Mỹ bác. Nhiều đại biểu đã bỏ phiếu như thế vì cuộc tranh cử sắp tới; 18 trong 21 đại biểu Đảng Cộng hòa, và 12 trên 15 đại biểu Đảng Dân chủ gặp khó khăn trong lần tranh cử lại lần này đều chống, vì dự luận dân Mỹ chống lại việc cứu các đại gia giầu có phố Wall, “xã hội hoá” làm ăn thất bát của tư nhân. Nếu không thông qua nổi giải pháp trên, Fed vẫn có thể dễ dàng in tiền, cho vay những công ty làm ăn tốt nhưng có thể phá sản, và sau đó thu hút tiền về bằng phát hành tín phiếu. Những công ty nào dù được vay vẫn phá sản thì nhà nước có thể phát mãi tài sản. Có thể giải pháp này đơn giản hơn, nhưng có thể không tạo lại nhanh chóng thị trường chứng khoán mất giá. Tình hình kinh tế Mỹ đã từ lâu có những yếu kém cơ bản chưa được giải quyết. Đó là tiêu quá cái mình có. Dân chúng không có để dành, thậm chí nhiều năm âm. Số nợ của hộ gia đình lên tới 139% thu nhập năm. Chính phủ Mỹ cũng chi quá nhiều so với thu, thiếu hụt năm 2008 sẽ lên tới 410 tỷ, chủ yếu vì cuộc phiêu lưu vào Iraq. Nói chung, nền kinh tế Mỹ tiêu quá nhiều, do đó phải dựa vào vay mượn nước ngoài. Hàng năm, nền kinh tế Mỹ phải vay nợ nước ngoài, trên 300 tỷ từ năm 2000 và tăng dần lên mức 700 tỷ năm 2006 và 800 tỷ năm 2007. Thế giới đổ tiền vào Mỹ vì tin tưởng vào sự ổn định của nền kinh tế Mỹ. Nếu tư bản nước ngoài rút ra, đồng đô la sẽ xuống giá mạnh và các nước sẽ gặp khó xuất khẩu vào Mỹ để phát triển. Điều này không chóng thì chày sẽ xảy ra vì nước Mỹ không thể nhập khẩu tư bản mãi mãi. Cuộc khủng hoảng hiện nay làm rúng động mạnh nước Mỹ và tất nhiên là nhiều nước có đầu tư vào Mỹ vì nó ảnh hưởng mạnh đến nguồn tư bản tài chính cần cho hoạt động sản xuất phi tài chính. Nhiều ngân hàng ở Mỹ đang thi nhau phá sản vì dân chúng mất tin tưởng rút tiền ra. Fed hiện nay kiếm cách chữa cháy, nhưng giải pháp có thể có ảnh hưởng nguy hại lâu dài. Thí dụ, Fed đã nhanh chóng cho phép những quĩ đầu tư rủi ro bỏ tiền vào ngân hàng, có thể sở hữu đến 30% cổ phiếu mà không bị coi là công ty mẹ/con và do đó không phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ. Điều này cũng có thể trở nên ngòi nổ cho khủng hoảng trong tương lai, khi mà sở hữu chủ lạm dụng nắm ngân hàng rồi tự cấp tín dụng cho mình. Đây cũng là vấn đề đang đặt ra cho nhà nước Việt Nam hiện nay, cho phép công ty phi tài chính lập và nắm ngân hàng. II. Thế giới chung tay giải cứu thị trường tài chính: Cuối tuần qua, khi Nhóm các nước công nghiệp (G7) nhóm họp tại Washington, nhóm 20 nước thành viên IMF (G20) chiếm tới 85% nền kinh tế toàn cầu cũng có cuộc họp tại thủ đô của Mỹ và đạt được thỏa thuận trong việc sử dụng “mọi công cụ kinh tế và tài chính” để ổn định hệ thống tài chính trên toàn thế giới. Các nhà lãnh đạo thuộc 185 thành viên của IMF phê chuẩn “Kế hoạch hành động” 5 điểm của G7 với hi vọng có thể thu hút được sự ủng hộ rộng rãi nhằm trấn an giới đầu tư trên toàn thế giới. Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Youssef Ghali, người đang giữ ghế Chủ tịch Ủy ban Chính sách của IMF, khẳng định rằng 185 thành viên, bao gồm những nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển đều ủng hộ “Kế hoạch hành động” của G7. Tổng Giám đốc IMF, ông Dominique Strauss Kahn cũng tuyên bố ủng hộ nỗ lực của G7 và gọi đây là “sự hợp tác đầu tiên giữa những nước tiên tiến và phần còn lại của thế giới”. Được hỏi liệu kế hoạch của G7 đã đủ chưa, ông Strauss Kahn nói: “Trong những ngày tới, điều tôi mong chờ là phản ứng của các định chế tài chính khác”. Tổng thống Mỹ George Bush cũng kêu gọi sự hợp tác xuyên lục địa để ứng phó với những diễn biến ngày càng xấu trên thị trường tài chính. Ngày 12/10, lãnh đạo 15 nước sử dụng đồng tiền chung euro và Anh quốc đã không nghỉ cuối tuần như thường lệ mà gặp nhau tại Pháp để thảo luận những biện pháp khẩn cấp mới nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của các ngân hàng trong cơn bão tài chính đang ngày càng trầm trọng. Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố hợp tác là vấn đề sống còn để ngăn chặn khủng hoảng tài chính, nhưng mỗi quốc gia cũng nên có những biện pháp linh hoạt riêng để đối phó. Ngoài việc bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch của G7, các lãnh đạo tham dự cuộc họp khẩn cấp còn đề xuất giải pháp cụ thể để nhanh chóng ổn định tình hình của mỗi quốc gia. Sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Bush và Bộ trưởng Tài chính các nước tại Washington, Tổng giám đốc IMF Strauss Kahn cảnh báo rằng hệ thống tài chính thế giới đang đứng bên “bờ vực của sự đổ vỡ hệ thống”. Chỉ riêng các phiên giao dịch trong tuần qua, bão tài chính đã làm bốc hơi khoảng 4.600 tỷ USD giá trị chứng khoán trên thế giới. Tuy nhiên, người đứng đầu IMF còn cảnh báo rằng chứng khoán thế giới có thể tiếp tục tuột dốc thêm 20% trong những ngày tới nếu các chính phủ không ban hành ngay những biện pháp cụ thể để ngăn chặn khủng hoảng. Về vai trò của IMF, ông Strauss Kahn khẳng định định chế tài chính này có đủ nguồn lực để hỗ trợ cho bất kỳ quốc gia nào rơi vào khủng hoảng. Cách đây ít ngày, ông Strauss Kahn từng cho biết IMF sẵn sàng giải ngân 200 tỷ USD cho những nền kinh tế gặp khó khăn về tài chính. Theo Tổng giám đốc IMF, giải pháp của các nền kinh tế lớn nhất thế giới như bơm tiền vào hệ thống tài chính, cắt giảm lãi suất ngân hàng chưa đạt được mục tiêu ổn định thị trường và củng cố lòng tin của nhà đầu tư. Vì thế, theo ông Strauss Kahn, các quốc gia và định chế tài chính khác cần có thêm nhiều biện pháp trong những tháng tới. III. Pháp, Đức thống nhất chống khủng hoảng tài chính: Tại họp báo chung sau cuộc hội đàm ngày 11/10, Tổng thống Sarkozy khẳng định Pháp và Đức có cùng quan điểm trong việc đối phó với khủng hoảng tài chính. Ông Sarkozy cho biết, Pháp và Đức sẽ đưa ra những kiến nghị chung nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay tại cuộc họp của 15 nước thành viên khu vực đồng tiền chung Euro. Tổng thống Pháp cho rằng, sau khi các nước khu vực đồng tiền chung Euro thống nhất ý kiến, toàn bộ châu Âu nên cùng chia sẻ quan điểm. Trong lúc đó, Thủ tướng Merkel cho rằng, châu Âu nên chấp nhận các biện pháp đồng bộ nhằm đối phó với khủng hoảng nhưng tiếp tục bác bỏ việc thành lập một quỹ cứu trợ khẩn cấp chung của cả EU. Theo bà Merkel, các nước nên có những giải pháp riêng dựa trên tình hình kinh tế của nước mình nhưng phải đồng bộ với các biện pháp chung của cả châu Âu. Tổng thống Sarkozy ủng hộ ý kiến của Thủ tướng Đức và cho rằng một quỹ cứu trợ chung sẽ chỉ tạo ra “những rắc rối khổng lồ” trong khi việc đồng bộ các giải pháp là cần thiết hơn. Theo kế hoạch, ngày hôm nay, 12/10, hội nghị của các nước khối đồng tiền chung Euro sẽ nhóm họp tại Paris, nhằm vạch ra những giải pháp khẩn cấp ứng phó với khủng hoảng tài chính đang ngày càng tồi tệ tại châu Âu. IV. Nhật Bản: Các biện pháp đối phó với tình hình bất ổn tài chính: Tại thị trường chứng khoán Tokyo, khoảng cách giá các cổ phiếu đã thu hẹp hơn vào ngày 9/10, phản ánh những diễn biến lẫn lộn của các nhà đầu tư về tình hình tài chính và kinh tế hiện nay Các nhà đầu tư đã lựa chọn các cổ phiếu của ngân hàng và các công ty chứng khoán trong khi bán ra các cổ phiếu lẻ. Chỉ số Topix của tất cả các cổ phiếu trong phiên giao dịch đầu tiên đứng ở mức 905, tăng 6 điểm so với lúc đóng cửa ngày trước đó. Chỉ số Nikkei trung bình của 225 mã rớt 45 điểm xuống sát đáy 9.157. Mặc dù có lo ngại của các nhà đầu tư về kinh tế thế giới sụt giảm, tính lạc quan vẫn lan rộng sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson cho biết quỹ công cộng có thể được đầu tư cho các tổ chức tài chính. Nguồn tin thị trường cho biết các nhà đầu tư đang chờ đợi khoản cứu trợ này được thực hiện như thế nào cũng như kết quả của Hội nghị bộ trưởng Tài chính và thống đốc ngân hàng nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 diễn ra tại Washington ngày 10/10. Trước những bất ổn trên thị trường tài chính Mỹ và châu Âu đang diễn ra khó lường, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tiếp tục “bơm” một khoản tiền kỷ lục trị giá 4.000 tỷ yên (khoảng 40 tỷ USD) ra thị trường tiền tệ ngắn hạn nhằm giúp các tổ chức tài chính huy động vốn. Các tổ chức tài chính nước ngoài và ngân hàng địa phương Nhật Bản đang trong thời điểm khó khăn về vốn do thị trường lo ngại rằng sẽ có nhiều ngân hàng có thể bị phá sản trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đây là ngày thứ 17 liên tiếp BOJ có hành động cứu trợ khẩn cấp kể từ khi Ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Mỹ, Brothers Lehman tuyên bố phá sản và làn khoản cứu trợ lớn nhất được BOJ tung ra kể từ tháng 3/2006. 6 ngân hàng trung ương của Mỹ và châu Âu cũng đã đồng loạt cắt giảm lãi xuất trong nỗ lực hành động nhằm giảm nhiệt của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso cũng đã chỉ thị cho các quan chức cấp cao phe cầm quyền đề ra các biện pháp kinh tế cả gói mới nhằm giải quyết khủng hoảng tài chính thế giới đang lan rộng. Ông Aso nhấn mạnh rằng Quốc hội cần thông qua ngân sách bổ sung sớm để vực dậy kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên kế hoạch này vẫn chưa đủ để đối phó với khó khăn kinh tế đất nước hiện nay vì chúng được đưa ra trước khi khủng hoảng tài chính Mỹ xảy ra. Các biện pháp mới nhằm giúp hỗ trợ các nhà xuất khẩu giải quyết khó khăn do đồng yên tăng giá và kích thích nội nhu. Các biện pháp mới cần được đưa ra trước ngày 24/10 khi các lãnh đạo châu Á và Âu gặp nhau tại Bắc Kinh. Trong khi đó đảng Dân chủ đối lập lớn nhất Nhật Bản (DPJ) cũng có kế hoạch đưa ra chính sách kinh tế cả gói của mình. Phó chủ tịch DPJ Nato Kan cho biết đảng của ông sẽ sớm hoàn thành các biện pháp kinh tế cả gói nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Phát biểu trước giới báo chí, ông Kan cho biết chính sách này sẽ bao gồm nâng cao khả năng bảo đảm tín dụng ngân hàng từ khoản 10 triệu yên, tương đương với 99.000 USD đồng thời xây dựng điều luật nhằm cho phép chi quỹ công cộng cho các tổ chức tài chính như một bước đi nhằm ổn định thị trường tài chính tại Nhật Bản./. V. Sáu nhóm giải pháp tránh khủng hoảng tài chính: Tham dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ hai (19-20/9, tại Hà Nội), Thứ trưởng Tài chính - Trần Xuân Hà cho rằng, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, sẽ thực hiện 6 nhóm giải pháp quan trọng để tránh khủng hoảng tài chính có thể xảy ra đối với Việt Nam. Tiếp tục thắt chặt chính sách tài chính - tiền tệ Theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà, trong thời gian gần đây, tình hình kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến và cải thiện rõ nét. Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng 8 tháng đầu năm 2008 so với 8 tháng đầu năm 2007 tăng 22,14% nhưng tốc độ tăng giá trong những tháng gần đây đã chậm lại. Tháng 7 chỉ tăng 1,13% so với tháng 6; tháng 8 tăng 1,56% so với tháng 7 nhưng chủ yếu là do ảnh hưởng chính của chính sách tăng giá xăng dầu vào cuối tháng 7 để giảm bù lỗ ngân sách và khuyến khích sử dụng tiết kiệm xăng dầu. Về cán cân thương mại, mặc dù trong 8 tháng đầu năm mức thâm hụt đã lên đến 16 tỷ USD nhưng mức thâm hụt đã giảm hẳn qua các tháng (tháng 7 và 8, thâm hụt khoảng 800-900 triệu USD). Nguồn kiều hối chuyển về trong nước vẫn tiếp tục đà tăng mạnh từ các năm trước và khá ổn định (đạt khoảng 4,5 tỷ USD nửa đầu năm 2008) cũng đã hỗ trợ lớn tài khoản vãng lai không bị thâm hụt nặng như cán cân thương mại. Về tài khoản vốn, nguồn tài trợ cho thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua vốn FDI, ODA; tiền gửi ngoại tệ và đầu tư gián tiếp khá dồi dào và ổn định. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong 8 tháng đầu năm 2008 đã đạt trên 47 tỷ USD với số vốn thực hiện đạt khoảng 7 tỷ USD. Vốn ODA đã ký kết trong 8 tháng đạt 1,7 tỷ USD với số vốn giải ngân đạt 1,3 tỷ USD. Theo ông Hà, trong những tháng cuối năm 2008 và năm 2009, các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh vẫn sẽ còn chịu tác động đáng kể từ chính sách thắt chặt tiền tệ, chính sách giảm chi tiêu công… Sáu nhóm giải pháp tránh khủng hoảng tài chính Để tránh sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và tránh cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra đối với Việt Nam, Bộ Tài chính đưa ra 6 nhóm giải pháp quan trọng. Thứ nhất, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách tài chính - tiền tệ thắt chặt để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc và các công cụ thị trường mở cùng với cắt giảm chi đầu tư công, bao gồm cả việc kiểm soát chặt chẽ đầu tư của hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ sẽ tiếp tục kiên trì thực hiện chính sách giá cả theo cơ chế thị trường, linh hoạt theo lộ trình phù hợp để kiểm soát giá các mặt hàng thiết yếu. Thứ hai về thị trường tài chính, tín dụng, thị trường chứng khoán, quan điểm quản lý nhà nước là không can thiệp trực tiếp vào thị trường mà tập trung vào thực hiện chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính để tránh rủi ro hệ thống và khủng hoảng tài chính; tiếp tục thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, xem xét thời điểm phù hợp của các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu của các Tổng cty, tập đoàn kinh tế lớn cùng với việc đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Thứ ba, đối với thị trường bất động sản, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng bất động sản thông qua việc kiểm soát quy trình, giám sát nghiêm việc cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống. Thứ tư, giải quyết hợp lý bài toán nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần được coi là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa chiến lược đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Về đầu tư công, trong thời gian tới cùng với nỗ lực cơ cấu lại chi tiêu công, tập trung cho an sinh xã hội, Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh lại cơ cấu chi đầu tư phát triển, trong đó tập trung vào khu vực nông nghiệp và nông thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kết hợp với khu vực tư nhân nhưng tránh đầu tư chồng chéo vào những khu vực tư nhân có thể tự đầu tư và thu hồi vốn. Thứ năm, tăng cường khả năng cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp là yếu tố cơ bản và gốc rễ của tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững; trong đó, các doanh nghiệp cần chủ động, tích cực trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro về tỷ giá-lãi suất... Vai trò thúc đẩy, hỗ trợ của Nhà nước cần tập trung vào các lĩnh vực hỗ trợ nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ khoa học, công nghệ cơ bản; hỗ trợ cung cấp và đào tạo nguồn nhân lực; hệ thống thông tin thị trường và cơ sở hạ tầng. Cuối cùng, cần đẩy mạnh cải cách hành chính là điều kiện quan trọng trong việc góp phần phát triển sản xuất, tăng cung và điều hoà thị trường trong nước; tăng cường pháp chế, chống tham nhũng và đảm bảo thực thi pháp luật nghiêm để tăng uy tín của Chính phủ. Việc bảo đảm hệ thống hành chính hoạt động có chất lượng và hệ thống pháp luật thực thi có hiệu quả có thể được coi là cú hích quan trọng để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo cơ chế thị trường vận hành hiệu quả. Góp phần đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng khó khăn và hướng tới quỹ đạo phát triển bền vững. VI. Bài học cho Việt Nam từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ: Rất nhiều nhà làm chính sách Việt Nam đã cổ võ thái quá cho một nền kinh tế thị trường tự do bởi vì họ nghĩ nó sẽ tự điều chỉnh, chẳng cần gì đến vai trò của nhà nước. Tập đoàn kinh tế là một ví dụ của sự tự do đó. Các tập đoàn này quên rằng mình là do nhà nước, tức là dân sở hữu, cứ tưởng là chỉ cần giữ vững mục tiêu làm ra lợi nhuận là đủ rồi. Lãnh đạo ngồi ghế chỉ một thời gian ngắn nên lợi nhuận cần đạt cũng phải được thực hiện nhanh chóng, bất kể những gì có thể xảy ra sau đó. Thế là họ tự do tung hoành đầu tư vào nhà đất, chứng khoán, ngân hàng, dù mục tiêu mà tập đoàn được lập ra có thể là sản xuất điện, vận tải biển, v.v. vì họ biết rõ những hoạt động này chỉ cần thân quen, lại được bật đèn xanh ở trên nên nguồn tín dụng không phải là điều cần quan tâm. Kết quả mới chỉ là lạm phát cao, đánh vào đời sống của dân nghèo, chứ chưa đến mức khủng hoảng trầm trọng đến các đại gia như ở Mỹ hiện nay. Và cũng may là tình trạng lạm phát phi mã vừa qua đã làm nhiều người tỉnh ngộ. Vấn đề thiết lập một hệ thống kiểm tra hữu hiệu và thường xuyên tài chính của cả ngân hàng và doanh nghiệp quốc doanh lớn cần được nhanh chóng đặt ra. Hệ thống này cần đòi hỏi các ngân hàng và doanh nghiệp công bố trên mạng bản báo cáo tài chính, cũng như các chỉ tiêu hoạt động cơ bản theo qui định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông số này. Chỉ có thế Việt Nam mới hy vọng không phải bắt chước Mỹ xã hội hoá thất bại của tư nhân, để còn sức chấm dứt việc xã hội hoá trách nhiệm của nhà nước. Tình trạng coi như phá sản của AIG (nếu chính phủ Mỹ không nhảy vào cứu nguy), là điển hình của các thói tham lam, bỏ ngành chuyên môn của mình, tức là bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, các hoạt động có hệ thống kiểm tra chặt chẽ của cơ quan chuyên môn, để xông vào đánh bạc, bảo hiểm các chứng khoán rác. Bảo hiểm loại này cam đoan giá chứng khoán ghi trên hợp đồng, dù chứng khoán rác này mất hết giá trị. AIG tưởng rằng giá nhà sẽ lên mãi mãi. Không những thế để tăng lợi nhuận, vì tưởng rằng tình hình kinh tế sẽ tốt đẹp mãi, AIG cũng bảo hiểm nhiều loại giấy nợ mang tính rủi ro cao khác. Đúng là chính sách của nhà nước Mỹ cho đến vừa qua là tạo mọi cơ hội để các nhà đầu tư mang tính rủi ro cao làm giầu nhanh chóng mà không cần có một hệ thống kiểm tra nào cả, và khi chúng gặp thất bại thì bắt toàn bộ xã hội chia sẻ. Đây mới là chính sách xã hội hoá “thất bại của tư sản” theo đúng nghĩa của từ này. Dân chúng Mỹ chỉ có thể hiểu được sự cần thiết của hành động xã hội hoá này nếu như hệ thống tài chính có khả năng lớn bị sụp đổ. Nhưng chính vì tự hỏi như thế, câu hỏi mà nhiều nguời, trong đó có tôi, cũng phải đối mặt là: vậy thì khả năng chi trả của hệ thống ngân hàng hiện nay như thế nào? Chính vì sự lo sợ trên mà thị trường chứng khoán rớt giá mạnh thêm, gần 450 điểm chiều hôm 17/9. Khả năng chi trả của chính các ngân hàng Mỹ hiện nay đang bị đặt thành vấn đề. Đây mới là vấn đề lớn. Các công ty tài chính so với hệ thống ngân hàng thương mại, dù là nói quá một tý, chỉ giống như mảnh băng cứu thương dán trên lưng con voi. Thông tin hiện nay về tình hình tài chính ở Mỹ và trên thế giới liên quan đến ai nắm chứng khoán rác bao nhiêu rất mù mờ, và giá trị của chúng cũng không rõ. Mọi người do đó phải tìm chỗ trú an toàn. Họ rút tiền ra khỏi các loại quỹ đầu tư gián tiếp. Chỉ trong ngày thứ hai vừa rồi, đã có 11 tỉ rút ra các quĩ đầu tư tài chính (7 tỉ là ở Mỹ và 4 tỉ ở các nước khác). Số rút vẫn còn ít, nhưng đây có thể là dấu hiệu cho cuộc tháo chạy lớn hơn. Tất nhiên tác giả không tin rằng thị trường tài chính sẽ sụp đổ vì, không như đại khủng hoảng năm 1930, chính phủ Mỹ và chính phủ các nước bắt buộc phải can thiệp với bất cứ giá nào. Nhưng như thế thì với số nợ chồng chất của nhà nước, thuế không thể không tăng, lạm phát cũng vẫn có khả năng tăng, tốc độ phát triển kinh tế những năm tới khó lòng khả quan. Kết luận Cuộc khủng hoảng tài chính lần này xuất phát trước hết từ sự quản lý, giám sát lỏng lẻo các ngân hàng trong việc cho vay dưới chuẩn cùng với long tham của thị trường . Wall Street, vừa là nguyên nhân vừa là nạn nhân của chinh nó. Nói như chuyên mục kinh tế của báo Lemonde thì “Wall street a fauté, Wall street doit payer” (Wall street phạm lỗi thì Wall Street tự phải trả giá. Nhưng vì đó là định chế tài chính quá lớn nên nếu đổ sẽ gây ra hiệu ưng domino đổ vỡ toàn cầu. Du rằng phải lấy thuế người dân nghèo để cứu mấy anh nhà giàu thì việc đó rồi cũng phải làm. Nói như báo Economist “too big to fail”. Các công cụ tài chính thông minh và tinh vi như nghiệp vụ chứng khoán hóa (securization) là cần thiết để đáp ứng sự phát triển của ngân hàng. Các công cụ do con người nghĩ ra và điều khiển. Nhưng không vì thề mà lợi dụng nó để gây ra nhưng hậu quả khôn lường (phân tán rủi ro bằng cách che đậy trái phiếu bằng tầng tầng lớp lớp các quá trình chứng khoán hóa, làm cho việc đinh rõ rủi ro nhiều khi là không thể) Các nhà đâu tư cần hết sức cảnh giác với các sản phẩm tài chính phức tạp. Đó là điều cần thiết không chỉ đối với người đầu tư nhỏ lẻ, mà cho cả các quốc già khi tham gia vào thị trường tài chính thế giới Mục Lục Lời nói đầu…………………………………………………………………………1 Nội dung……………………….……………………………………………………2 Chương I: Lý thuyết về “khủng hoảng tài chính”………………………………… 2 I. Định nghĩa về khủng hoảng tài chính: ”…………………………………………….2 II. Mối liên hệ giữa khủng hoảng ngân hàng, tiền tệ và hậu quả của các cuộc khủng hoảng:……………………………………………3 Chương II: Nguyên nhân và diễn tiến cuộc khủng hoảng tài chính My……...…..5 I. Tại các chủ ngân hàng:……………………………………………………………...6 II. Tại cá nhân ông Alan Greenspan:………………………………………………….6 III.Tại các nhà môi giới bất động sản:…………………………………………………7 IV. Phân tích nguyên nhân:…………………………………………………………….7 V. Diễn tiến của cuộc khủng hoảng:………………………………………………..…9 Chương III: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế của Mỹ và thế giới I . Ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ:……………………………………………………..14 II. Ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu:………………………………………………..17 III.Ảnh hưởng tới Việt Nam:…………………………………………………………..18 Chương IV: Giải pháp và bài học cho Việt Nam……………………………………20 I. Về giải pháp và tương lai kinh tế Mỹ:………………………………………………20 II. Thế giới chung tay giải cứu thị trường tài chính:……………………………………21 III.Pháp, Đức thống nhất chống khủng hoảng tài chính:………………………………23 IV.Nhật Bản: Các biện pháp đối phó với tình hình bất ổn tài chính:…………………..23 V. Sáu nhóm giải pháp tránh khủng hoảng tài chính:…………………………………..24 VI.Bài học cho Việt Nam từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ:…………………………….26 Kết luận………………………………………………………………………………28 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG - KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Đề tài: Khủng hoảng tài chính Mỹ 2007- 2008 Nhóm sinh viên : Võ Trần Hùng Hồ Vũ Linh Đoàn Văn Tùng Lớp : A4 TCQT B K46 Giáo viên hướng dẫn: Đặng Chí Thọ - Hà Nội 10/2008 -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhung_hoang_tai_chinh_My_0708.doc
  • pdfKhung_hoang_tai_chinh_My_0708.pdf
Luận văn liên quan