Vai trò của chính quyền địa phương trong hoạt động tài chính - Ngân hàng

ĐẶT VẤN ĐỀ Thời gian qua, khủng hoảng hệ thống tài chính - ngân hàng (TCNH) khởi đầu từ nước Mỹ bởi hoạt động cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng thương mại, đã lan toả sang một loạt các nước Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc, Nga . Các ngân hàng Việt Nam cũng không tránh khỏi những “cơn sốc tài chính” và theo qui luật tất yếu, cũng đứng trước các nguy cơ “phá sản như” nhiều ngân hàng nước ngoài. Để hạn chế sự tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Trung ương cùng với các bộ, ngành đã sử dụng nhiều biện pháp, công cụ như công cụ lãi suất, thị trường mở, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, chính sách thuế theo hướng linh hoạt, phù hợp với tín hiệu của thị trường. Sự can thiệp này đã có tác dụng kiềm chế lạm phát, hạn chế được khủng hoảng. Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng, đây chỉ là các biện pháp can thiệp cấp bách. Còn một khi, có ngân hàng nào đó lâm vào tình trạng khủng hoảng thì “túi tiền” của Nhà nước dù có lớn đến mấy cũng khó cứu vãn nổi tình thế. Chính vì vậy, để không lâm vào tình trạng bất ổn, các ngân hàng phải tuân thủ đúng qui trình cho vay luật định, thẩm định kỹ các điều kiện vay vốn, có thái độ “dứt khoát” với đối tượng không đủ tiêu chuẩn vay. Bên cạnh đó, Việt Nam có khoảng 80% dân số sống bằng nghề nông nên khách hàng vay vốn là nông dân không ít và việc thẩm định hồ sơ tương đối khó khăn. Nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương (CQĐP), thì các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng cao. Vậy, CQĐP được làm và có nghĩa vụ phải làm gì để hỗ trợ cho hoạt động của các ngân hàng an toàn, hiệu quả? A.MỞ ĐẦU B.NỘI DUNG 1.CQĐP và hoạt động cho vay của các ngân hàng 2.Chính quyền địa phương và hoạt động thu chi ngân sách địa phương 3.Chính quyền địa phương và việc đảm bảo quyền, lợi ích của người nộp thuế C.KẾT LUẬN

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của chính quyền địa phương trong hoạt động tài chính - Ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của chính quyền địa phương trong hoạt động tài chính - ngân hàng Thời gian qua, khủng hoảng hệ thống tài chính - ngân hàng (TCNH) khởi đầu từ nước Mỹ bởi hoạt động cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng thương mại, đã lan toả sang một loạt các nước Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc, Nga... Các ngân hàng Việt Nam cũng không tránh khỏi những “cơn sốc tài chính” và theo qui luật tất yếu, cũng đứng trước các nguy cơ “phá sản như” nhiều ngân hàng nước ngoài. Để hạn chế sự tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Trung ương cùng với các bộ, ngành đã sử dụng nhiều biện pháp, công cụ như công cụ lãi suất, thị trường mở, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, chính sách thuế… theo hướng linh hoạt, phù hợp với tín hiệu của thị trường. Sự can thiệp này đã có tác dụng kiềm chế lạm phát, hạn chế được khủng hoảng. Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng, đây chỉ là các biện pháp can thiệp cấp bách. Còn một khi, có ngân hàng nào đó lâm vào tình trạng khủng hoảng thì “túi tiền” của Nhà nước dù có lớn đến mấy cũng khó cứu vãn nổi tình thế. Chính vì vậy, để không lâm vào tình trạng bất ổn, các ngân hàng phải tuân thủ đúng qui trình cho vay luật định, thẩm định kỹ các điều kiện vay vốn, có thái độ “dứt khoát” với đối tượng không đủ tiêu chuẩn vay. Bên cạnh đó, Việt Nam có khoảng 80% dân số sống bằng nghề nông nên khách hàng vay vốn là nông dân không ít và việc thẩm định hồ sơ tương đối khó khăn. Nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương (CQĐP), thì các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng cao. Vậy, CQĐP được làm và có nghĩa vụ phải làm gì để hỗ trợ cho hoạt động của các ngân hàng an toàn, hiệu quả? CQĐP và hoạt động cho vay của các ngân hàng Hoạt động cho vay của các ngân hàng, đặc biệt là các Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển rất cần có sự hỗ trợ từ phía CQĐP. CQĐP ở đây được hiểu theo nghĩa truyền thống là Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp. Theo Quyết định số 157/2007/QĐ - TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng và ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo đúng quy định của pháp luật. Việc xác định các hộ gia đình có con em đi học, xác định gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các hộ nghèo là vấn đề tưởng chừng không khó, nhưng trên thực tế lại phát sinh rất nhiều vướng mắc, có thể dẫn đến các hiện tượng làm hồ sơ giả mạo nhằm chiếm đoạt tiền vay tại ngân hàng (vì lãi suất thấp, mức lãi suất ưu đãi 0,5%/1 tháng là mức lãi suất rất “hữu nghị” đối với học sinh, sinh viên mà nhiều chủ thể muốn vay “mơ” cũng không được). Chính vì vậy CQĐP có vai trò rất lớn trong việc xúc tiến các hoạt động cho vay của ngân hàng, hạn chế rủi ro cho hoạt động này. Bên cạnh đó, CQĐP cũng đóng vai trò rất lớn trong việc thu hồi nợ của các ngân hàng, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Thực tiễn cho thấy, có nhiều khách hàng đến hạn không trả nợ, nhà đất thế chấp cũng không cho phát mại. Cuối cùng, phải có sự can thiệp của CQĐP, ngân hàng mới xử lý được tài sản thế chấp. Hơn nữa, hoạt động của các ngân hàng rất cần sự hợp tác từ phía Uỷ ban nhân dân trong việc chứng thực các giấy tờ về đất đai, nhà cửa khi đem ra thế chấp. Có thể nói, hiện nay đến 80% các khoản vay ở ngân hàng có thế chấp bằng bất động sản, việc xác định giá trị của nó cũng không đơn giản (khi cho vay phải định giá và khi phát mại cũng phải định giá). Pháp luật qui định nếu các bên không thoả thuận được về giá thì theo giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh qui định (nhưng giá này thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường). Nên chăng cần qui định cụ thể về vấn đề này để tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện cấp tín dụng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng cũng như khách hàng vay và cho vay, hạn chế các khoản nợ khó đòi, hạn chế rủi ro cho các khoản vay tại ngân hàng. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại chính là “cánh tay tiếp sức” cho các doanh nghiệp trong thời buổi hội nhập hiện nay. Nhờ có ngân hàng, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp được đáp ứng, tạo đà cho sự mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, bởi lẽ không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được các điều kiện phát hành chứng khoán chào bán ra công chúng để huy động vốn rộng rãi trên thị trường chứng khoán. CQĐP cũng đóng vai trò rất lớn để doanh nghệp có thể vay vốn sản xuất, kinh doanh. Chính quyền địa phương và hoạt động thu chi ngân sách địa phương Hệ thống ngân ngân sách nhà nước hiện nay bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Theo qui định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%)đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng®, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định 3 đến 5 năm. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới. Trong thời kỳ ổn định, ngân sách các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà ngân sách địa phương được hưởng để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dân số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên. Trên thực tế, thường thì khi cấp trung ương ra chính sách thì địa phương lại phải chi tiền để thực hiện và nếu địa phương ra chính sách thì “xin tiền” của trung ương rất khó. Vì vậy, thường phải lấy tiền từ quĩ dự phòng ngân sách địa phương. Tuy nhiên, quĩ này cũng có hạn. Thêm vào đó, 50% quĩ dự phòng dùng để chi lương, để tăng thêm tiền lương; 50% ngân sách để chi thiên tai địch hoạ, nên việc thực hiện các chính sách do địa phương ban hành thì đành phải “quanh co” trong nguồn vốn eo hẹp của mình. Vì vậy việc ban hành một chính sách nào đó cần thiết phải có những tính toán đầy đủ để đảm bảo tính khả thi, đặc biệt liên quan đến vấn đề tài chính. Hiện nay, Luật Ngân sách Nhà nước 2002 không quy định cụ thể các nguồn thu, nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách địa phương nữa, mà chỉ quy định chung các nhiệm vụ chi và nguồn thu của ba cấp CQĐP. Cụ thể, cấp nào có quyền hạn và nghĩa vụ gì thì giao cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tự quyết. Điều này đảm bảo quyền tự chủ của CQĐP. Tuy nhiên, nó chỉ hữu ích khi các nguồn thu phân bổ cho địa phương ở mức đủ để cân đối các khoản chi. Hiện nay, 80% nguồn thu để cân đối chi ngân sách địa phương phụ thuộc vào sự phân bổ của Quốc hội và Chính phủ. Các nguồn vốn trái phiếu, chương trình mục tiêu của trung ương hay chi thường xuyên khi phân về địa phương thì đã có địa chỉ cụ thể. Vậy nên, thực tế nguồn vốn ngân sách để HĐND bàn phân bổ còn rất ít. Hay như cách nói vui của nhiều đại biểu HĐND tỉnh là, khi về đến HĐND ngân sách thường là “không còn gì trên mâm để bàn”. Điều này đòi hỏi phải có “sự phân quyền tài chính” một cách hợp lý, đảm bảo quyền lợi của các cấp CQĐP trong hoạt động thu chi ngân sách cấp mình. Nên chăng, nên trao quyền thu cho CQDP trong các sắc thuế địa phương, nhằm tạo sự phân bổ đồng đều nguồn thu giữa các địa phương, tương ứng với nhiệm vụ chi của từng cấp chính quyền. Việc ban hành các qui định về thuế phải làm sao đảm bảo tính công bằng, trung lập và dễ thu của mỗi sắc thuế; đồng thời, sửa đổi Luật Ngân sách theo hướng bảo đảm quyền quyết định cao hơn nữa ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho CQĐP chủ động xử lý các công việc ở địa phương. Chính quyền địa phương và việc đảm bảo quyền, lợi ích của người nộp thuế Người nộp thuế là các cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng nộp thuế theo qui định trong các đạo luật về thuế. Người dân, doanh nghiệp có thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ hay không cũng phụ thuộc vào hoạt động hiệu qủa của CQĐP. Để nộp thuế đầy đủ, doanh nghiệp hoặc cá nhân phải làm ăn hiệu quả, mà hiệu quả kinh doanh lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, có cả vai trò của CQĐP. Độ minh bạch và tính trách nhiệm của CQĐP ảnh hưởng tới chi phí giao dịch của doanh nghiệp và niềm tin của nhà đầu tư. Việc kiểm tra, thanh tra của CQĐP, việc xin cấp phép đăng ký kinh doanh, cấp đất sẽ làm tăng hay giảm chi phí giao dịch của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới tính hiệu quả và tính cạnh tranh trong hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ được xác định là nhiệm vụ của CQĐP bên cạnh chính sách, chủ trương của Đảng và Chính phủ về hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng. Ngoài ra, trong đảm bảo việc nộp thuế của các cá nhân, thực thi Luật Thuế thu nhập cá nhân, CQĐP cũng có những nhiệm vụ cụ thể như hỗ trợ xác định mức thu nhập chịu thuế, về khai báo những thành phần phụ thuộc để chiết trừ gia cảnh. Bên cạnh đó, việc đảm bảo quyền lợi của các chủ thể nộp thuế là “câu chuyện” không dễ dàng (ví dụ để con em họ có thể học ở các trường công lập mà không phải “chạy” đầu vào, hoặc khi ốm được chữa bệnh có bảo hiểm…). Tóm lại, để đảm bảo sự ổn định cho hoạt động TCNH trong nền kinh tế, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể đòi hỏi sự can thiệp không chỉ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương, các bộ ngành, mà còn sự quan tâm sát sao của CQĐP. Nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức CQĐP cần được qui định cụ thể hơn, tạo cơ chế hỗ trợ cho các định chế tài chính cũng như người dân và doanh nghiệp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò của chính quyền địa phương trong hoạt động tài chính - ngân hàng.doc
Luận văn liên quan