Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và TSCĐ không phải là một đề tài nghiên cứu mới mẻ đối với thế hệ sinh viên các Trường Đại học khối kinh tế, nhưng nó sẽ không bao giờ lạc hậu đối với các doanh nghiệp sản xuất khi bước sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trong từng giai đoạn khác nhau công tác quản lý và sử dụng vốn cố định được đặt ở vị trí khác nhau, các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và TSCĐ cũng khác nhau.

pdf66 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2995 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới năm 2001, và tốc độ tăng đạt 116,7% trong khi đó tỷ lệ vốn lưu động năm 2002 giảm so với năm 2001 là 54,7% (100% - 45,3%). Đi sâu phân tích ta thấy vốn cố định của Hãng tăng 16,7% (116,7% - 100). Việc tăng này là do Hãng đã tăng vốn đầu tư vào tài sản cố định. Và việc đầu tư này là hợp lý bởi đầu tư vào tài sản cố định để làm tăng thêm hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Từ đó nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho Hãng. Tuy nhiên bên cạnh việc tăng vốn cố định là sự giảm đi vốn lưu động. Việc giảm vốn lưu động là do những nguyên nhân sau: Hãng đã giả tièn, các khoản đầu tư ngắn hạn như là đầu tư chứng khoán ngán hạn, đầu tư ngắn hạn khác, ngoài ra các khoản phải thu (phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, trả trước cho người bán), hàng tồn kho, tài sản lưu động khác cũng giảm. Và việc giảm của vốn lưu động là nguyên nhân chính dẫn đén sự giảm vốn kinh doanh. 1.1. Cơ cấu vốn cố định của Hãng Trong những năm qua, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã từng bước đổi mới tài sản cố định, đồng thời không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán va quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hay vốn cố định trong quá trình kinh doanh. Một trong những công việc quan trọng của người làm công tác kế toán tài sản cố định là phải tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn cố định tại Hãng để từ đó tìm ra hướng đầu tư đúng đắn, đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Qua số liệu của hãng ta biết được cơ cấu vốn cố định của Hãng như sau: Qua biểu ta thấy được cơ cấu vốn cố định của Hãng gồm 2 bộ phận chính là tài sản cố định các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Trong đó tài sản cố định chiếm 73,5% trong tổng vốn cố định, và đầu tư tài chính dài hạn hiếm 26,5%. Đi sâu vào phân tíhc ta thấy tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản cố định, xấp xỉ là 99,2% tương ứng với số tuyệt đối là 970.326.096,5 nghìn đồng, tài sản cố định hữu hình tuy tăng lên so với năm 2003 nhưng vì Hãng cũng tăng đầu tư cho tài sản cố định vô hình, do đó mà tỷ trọng tài sản cố định hữu hình của Hãng năng 2002 là giảm 0,4% so với năm 2001, nhưng tài sản cố định vô hình lại tăng 0,3%. Đối với hoạt động đầu tư tài chính dài hạn, Hãng chủ yếu tập trung đầu tư vào các hoạt động: + Đầu tư chứng khóan dài hạn + Góp vốn liên doanh + Các khoản đầu tư dài hạn khác Nhìn chung năm 2002 Hãng không tập trung vốn vào đầu tư tài chính nhiều như năm 2001. Cụ thể năm 2002 giảm hơn 2001 là 96.049.233 nghìn đồng, tương ứng giảm 8,8%. Và trong năm 2002 Hãng chủ yếu tập trung vào việc góp vốn liên doanh thay vì đầu tư vào những khoản dài hạn khác so với năm 2001. Tóm lại cơ cấu vốn cố định của hãng như trên là hợp lý bởi hoạt động kinh doanh chủ yếu của Hãng là kinh doanh vận tải với dịch vụ hàng không. Chính vì vậy giá trị tài sản cố định trong Hãng chiếm tỷ trọng khá lớn và đóng vai trò hết sức quan trọng, do đó Hãng phải tập trung đầu tư chủ yếu vào tài sản cố định, còn hoạt động đầu tư tài chính là cách để Hãngtăng thêm doanh thu cho hãng đồng thời tránh lãng phí vốn và tránh tình trạng đọng vốn. 1.2. Tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Tài sản cố định là yếu tố rất quan trọng trong doanh nghiệp cho dù đó là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiẹp thương mại, đơn vị xây lắp … Đối với Vietnam Airlines, với tính chất đặc thù của một ngành kinh doanh vận tải đặc biệt, không giống như bất cứ một mô hình doanh nghiệp nào trong nước cũng như ngoài nước, tài sản cố định của Hãng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh. Chính vì vậy việc nghiên cứu và theo sự biến động của tài sản cố định của Hãng là một công việc rất cần thiết. Để từ đó Hãng tìm ra hướng đi, lập ta kế hoạch sử dụng, nâng cấp, đổi mới … tài sản cố định sao cho mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho Hãng nói riêng, tổng công ty nói chung, và cũng từ đó cải thiện đời sôngs cho nhân viên. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Hãng trước hết ta cần phân tích tình hình tài sản cố định (theo nguyên giá) tại Hãng Biểu 4: Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định tại hãng hàng không quốc qia việt Nam theo nguyên giá 2001-2002 Đơn vị: 1000 đồng Số TT Chỉ tiêu 2001 2002 So sánh 2002/2001 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ 1 Số đầu kỳ 3.670.777.803 3.547.859.438 (122.918.320) 96,7 2 Số tăng trong kỳ 398.536.190 768.227.872 387.691.763 197,2 3 Số giảm trong kỳ 43.450.889 898.132.682 854.681.793 2067 4 Số cuối kỳ 3.340.949.773 3.340.949.773 (684.913.250) 83 Từ kết quả phân tích ta thấy nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ năm 2001 là 3.670.777.803 nghìn đồng, năm 2002 là 3.547.859.483 nghìn đồng. Như vậy, nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ năm 2003 giảm hơn so với năm 2001 là 3,3% (= 100% - 96,7%), hay thực tế giảm 122.918.320 nghìn đồng. Trong kỳ năm 2002 doanh nghịe chú ý mua dắm, trang bị thêm tài sản cố định như Hãng đã mua sắm mới thêm đất, máy bay, nhà, vật kiến trúc, máy móc thiết bị phương tiện vận tải mặt đất, thiết bị quản lý và một số tài sản khác. Ngoài ra Hãng cũng tiến hành xây dựng thêm nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị cho nên số tài sản cố định tăng trong kỳ đạt 197,2%. Điều này rất có lợi cho một doanh nghiệp kinh doanh vận tải lớn như Vietnam Airlines, bởi tài sản cố định có vị trí hết sức quan trọng trong kinh doanh cảu hãng đặc biệt là máy bay. Việc nâng cấp, mua sắm thêm tài sản làm cho Hãng tăng hiệu quả kinh doanh và tăng doanh thu, làm cho lợi nhuận cũng tăng lên, góp thêm phần lớn mạnh vào sự tăng trưởng của kinh tế đất nước. Bên cạnh việc trang bị, mua sắm thêm tài sản cố định, Hãng đã tiến hành thanh lý và nhượng bán một số lớn tài sản cố định cũng không dùng đến trong hoạt động kinh daonh của mình như là thanh lý và chuyển công cụ, dụng cụ: đất, máy bay, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị … đồng thời giảm do lưu chuyển nội bộ máy móc thiết bị, phương tiện vận tải mặt đất và thiết bị quản lý. Số tài sản giảm trong kỳ năm 2002 lớn hơn 2001 là 854.681.793 nghìn đồng, tức là số giảm trong kỳ năm 2002 đạt 2067%. Sự tăng lên khá lớn của số giảm tài sản cố định trong kỳ cũng có ảnh hưởng đến số tài sản cố định cuói kỳ. Kết quả là số cuối kỳ giảm 684.913.250 nghìn đồng, tương ứng đã giảm là 17%. Để hiểu rõ thêm về sự tăng giảm tài sản cố định trong Hãng cần đi sâu phân tích về cơ cấu tài sản cố định trong Hãng. Từ đó biết được chính xác, cụ thể hơn, nguyên nhân tăng giảm tài sản cố định của Hãng. Từ biểu trên ta thấy, tài sản cố định trong doanh nghiệp chủ yếu là tài sản cố định hữu hình, chiếm tới 98,6% tổng tài sản cố định trong đó máy bay chiếm tỷ trọng cao nhất, 63,2%, tiếp đến là phương tiện vận tải mặt đất, nhà cửa vật kiến trúc, cuối cùng là thiết bị quản lý và máy móc thiết bị. So sánh tình hình tài sản cố định năm 2002 so với năm 2001 tổng nguyên giá giảm 17%, tương ứng với số tiền là: 684.913.250 nghìn đồng. Nguyên nhân chính của việc giảm này là do hầu hết các chỉ tiêu trong năm 2002 đều giảm hơn so với năm 2001. Máy bay giảm 16,9%, tương ứng là 429.854.545 nghìn đồng, phương tiện vận tải mặt đất giảm 32,3% tương ứng 234.663.284 nghìn đồng, tài sản khác cũng giảm khá nhiều với tỷ lệ giảm là 58,3%, số tiền giảm tương ứng là: 28.749.387 nghìn đồng. Cơ cấu tài sản cố định trong hãng nói chung là hợp lý bởi là một doanh nghiệp Nhà nước được hình thành từ lâu nên khoản chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí sử đất,.. trong tổng chi phí vô hình gần như không có. Trong tài sản cố định hữu hình máy bay, phương tiện vận tải mặt đất chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị quản lý máy móc thiết bị là một điều hết sức hợp lý. Bởi ngành nghề kinh doanh của Hãng là vận tải bằng đường hàng không, một ngành nghề kinh doanh đặc biệt và cũng hết sức quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Cơ cấu tài sản cố định của Hãng như trên chứng tỏ Hãng đã đi rất đúng hướng, đúng ngành nghề kinh doanh của mình. Hãng cũng đã và ngày càng phát huy khả năng đó. Điều này không những mang lại lợi ích lớn cho Hãng, cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam và mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước. Biểu 6. Phân tích tình hình hao mòn TSCĐ tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam 2001 - 2002 Đơn vị: 1.000 đồng STT Chỉ tiêu 2001 2002 1 Nguyên giá TSCĐ hữu hình 4.025.863.023 3.340.949.773 2 Giá trị hao mòn 1.834.239.812 2.813.363.023 3 Giá trị còn lại 1.506.709.953 1.212.500.021 Máy bay 946.554.778 595.997.581 Nhà cửa, vật kiến trúc 228.817.674 158.511.014 Máy móc thiết bị 85.872.341 111.848.375 Phương tiện vận tải 165.680.461 256.267.690 Thiết bị quản lý 73.779.172 71.794.905 Tài sản khác 6.005.527 18.080.429 4 Hệ số hao mòn 0,46 0,84 Từ kết quả của biểu trên ta thấy nguyên giá tài sản cố định năm 2002 so với năm 2001 giảm 17%, tương đương với số tiền là 684.913.250 nghìn đồng. Nguyên nhân của việc giảm này là do hãng đã thanh lý, chuyển công cụ dụng cụ trong năm 2002. Cụ thể máy bay giảm 16,9%, hay số tuyệt đối là 429.854.545 nghìn đồng, máy móc thiết bị giảm 19,8%, tương ứng là 45.855.114 nghìn đồng, phương tiện vận tải mặt đất giảm 32,3%, tương ứng với số tiền là 234.663.284, tài sản khác cũng giảm 28.749.387 nghìn đồng, xấp xỉ 58,3%. Trong khi đó, giá trị hao mòn tăng lên trong năm 2002 so với năm 2001. Cụ thể tổng giá trị hao mòn tăng 970.103.211 nghìn đồng, hay tăng 53,4%, trong đó hầu hết mọi chi tiêu đều tăng, đặc biệt là giá trị hao mòn của máy bay tăng 66,9%, tức là 780.411.752 nghìn đồng. Đây cũng là yếu tố chính của việc tăng giá trị hao mòn. Ngoài ra các chỉ tiêu nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải mặt đất cũng tăng, nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn. Điều này cho thấy Hãng khá quan tâm đến vấn đề khấu hao tài sản cố định trong Hãng mình. Do đó sẽ giúp Hãng khấu hao nhanh tài sản cố định trong Hãng, hạn chế được khấu hao vô hình xảy ra đối với tài sản cố định, điều này cũng giúp Hãng quan tâm đến vấn đề mua sắm, trang thiết bị, nâng cấp thêm tài sản cố định mới, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận. Cũng qua bảng ta thấy riêng hệ số hao mòn TSCĐ của năm 2002 lớn hơn 2001. Cụ thể năm 2002 hệ số hao mòn là 0,84 và năm 2001 là 0,46. Điều đó chứng tỏ mức độ hao mòn TSCĐ của Hãng năm 2002 lớn hơn so với năm 2001. Tóm lại, việc quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam là tương đối tốt, chứng tỏ Hãng đang đi rất đúng hướng. Tuy nhiên việc trang bị mới tài sản cố định của Hãng vẫn chưa cao và có nhiều hạn chế. Phần lớn những tài sản cố định mà cụ thể là máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc được trang bị và xây dựng từ lâu song đến nay vẫn đang được sử dụng. Điều này chứng tỏ việc quản lý và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp là rất tốt. Song mặt khác cũng phản ánh những hạn chế của việc trang bị tài sản cố định. Do vậy, trong những năm tới doanh nghiệp nên có hướng giải quyết những tài sản cố định này như thanh lý, nhượng bán nhằm trang bị những tài sản cố định mới hiện đại hơn và cho năng suất hơn. 2. Tình hình hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam. Như ta đã biết vốn cố định của Hãng bao gồm 2 bộ phận chính: Giá trị TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn. Do vậy, để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ ta cũng cần đánh giá cả 2 chỉ tiêu đó. Từ việc phân tích ở trên ta có thể đi đến kết luận hiệu quả sử dụng VCĐ của Hãng là tốt. 2.1. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn cố định Thông thường DN đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ thông qua các chỉ tiêu: - Hệ số phục vụ VCĐ - Hàm lượng VCĐ - Hệ số sinh tồn VCĐ - Hệ số phục vụ của bộ phận VCĐ đầu tư cho TSCĐ. - Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư dài hạn. - Hệ số lợi nhuận của vốn đầu tư dài hạn. Trên thực tế, kết quả đánh giá tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam được phản ánh thông qua biểu sau: Biểu 7. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam năm 2001 - 2002. Đơn vị: 1.000đ TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 2002/2001 1 VCĐ đầu tư cho TSCĐ b/quân 978.309.183 1.279.600.440 2 VCĐ đầu tư dài hạn BQ 325.517985,5 256.468.752,5 3 VCĐ bình quân 1.330.827.169 1.554.069.192 4 Doanh thu thực hiện trong kỳ 6.567.895.961 7.963.810.399 5 Lợi nhuận trước thuế 345.571.819 661.970.303 6 Lợi nhuận đầu tư dài hạn 136.438.067 76.801.448 7 Hệ số phục vụ VCĐ (4:3) 4,93 5,12 0,19 8 Hàm lượng VCĐ (3/4) 0,2 0,19 -0,01 9 Hệ số sinh lời VCĐ (5:3) 0,25 0,42 0,17 Từ biểu trên ta thấy việc sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp là có hiệu quả. Năm 2002 kết quả cao hơn năm 2001. Cụ thể là. Năm 2001, vốn cố định bình quân của hãng là 1.330.827.169 nghìn đồng và doanh thu đạt được là 6.567.895.961 và hệ số phục vụ vốn cố định của Hãng là 4,93. Điều này có nghĩa: 1 đồng vốn cố định tham gia hoạt động sẽ tạo ra 4,93 đồng doanh thu và 0,25 đồng lợi nhuận. Sang năm 2002 thì những con số này tăng lên, tức là 1 đồng vốn cố định tham gia thì tạo ra 5,12 đồng doanh thu, tăng hơn so với năm 2001 là 0,19 đồng và tạo ra 0,42 đồng lợi nhuận, tăng hơn 2001 là 0,17 đồng. Đi sâu phân tích ta thấy, nhìn chung vốn cố định của Hãng chủ yếu tập trung đầu tư cho tài sản cố định, vốn cố định đầu tư cho tài sản cố định năm 2001 là 978.309.183 nghìn đồng, năm 2002 là 1.279.600.440 nghìn đồng, như vậy năm 2002 tăng hơn so với năm 2001. Tuy nhiên vốn cố định đầu tư dài hạn của Hãng thì giảm đi, năm 2001 là 325.517.985,5, năm 2002 giảm còn 256.468.752,5 nghìn đồng. Năm 2001, 1 đồng vốn cố định đầu tư cho tài sản cố định tham gia tạo 6,7 đồng doanh thu và 0,35 đồng lợi nhuận. Đến năm 2002 thì con số này đã tăng lên, cứ 1 đồng vốn cố định đầu tư cho TSCĐ tham gia tạo 9,22 đồng doanh thu và 0,51 đồng lợi nhuận. Đối với hoạt động đầu tư tài chính dài hạn, mặc dù năm 2002 Hãng đã giảm đầu tư, song Hãng vẫn thu được lợi nhuận trên vốn đầu tư dài hạn là - 0,42, nhưng ở năm 2002 con số này là 0,3. Như vậy là tăng lên 0,72 đồng. Mặc dù kết quả đạt được còn khá khiêm tốn, song đó cũng là những cố gắng của Hãng nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn, mặt khác vốn đầu tư cho hoạt động này của hãng là không cao lắm. 2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định cần thông qua một số chỉ tiêu sau: Biểu 8. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng TSCĐ của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 2002/2001 1 Tổng NG TSCĐ bình quân đang sử dụng 978.309.183 1.279.600.440 2 Tổng NGTSCĐ bình quân hiện có 978.309.183 1.279.600.400 3 Doanh thu thực hiện 6.567.895.961 7.963.810.399 4 Lợi nhuận trước thuế 345.571.819 661.970.303 5 Hệ số sử dụng TSCĐ (1:2) 1 1 6 Hệ số phục vụ (3:2) 6,7 6,2 - 0,5 7 Hệ số lợi nhuận (TSCĐ) (4:2) 0,35 0,51 0,16 Qua biểu ta thấy rằng việc sử dụng tài sản cố định trong Hãng là có hiệu quả, bởi tỷ lệ huy động tài sản cố định vào sử dụng là rất triệt để. Cụ thể trong 1 đồng nguyên giá tài sản cố định hiện có trong Hãng thì cũng có đúng 1 đồng nguyên giá tài sản cố định được sử dụng. Doanh thu từ hoạt động đầu tư vào tài sản cố định năm 2002 tăng hơn so với năm 2001, tuy nhiên tỷ lệ tăng doanh thu thấp hơn tỷ lệ tăng của việc đầu tư vốn cố định vào tài sản cố định. Do đó, hệ số phục vụ vốn cố định vào tài sản cố định năm 2002 giảm hơn 2001 là 0,5. Cụ thể năm 2001 hệ số phục vụ là 6,7, năm 2002 là 6,2. Tuy nhiên hệ số lợi nhuận năm 2002 lại tăng hơn 2001. Cụ thể hệ số lợi nhuận năm 2001 là 0,35 và 2002 là 0,51. 2.3. Đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính dài hạn tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Biểu 9. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng VCĐ đầu tư hoạt động tài chính dài hạn tại Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Đơn vị: 1.000đ TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 2002/2001 1 VCĐ bình quân 1.330.827.169 1.554.069.192 2 VCĐ bình quân đầu tư tài chính dài hạn 325.517.985,5 256.468.752,5 3 Doanh thu thực hiện trong kỳ 6.567.895.961 7.963.810.399 4 Doanh thu hoạt động TC 185.330.853 218.810.330 5 Lợi nhuận tài chính (136.438.097) 76.801.448 6 Lợi nhuận trước thuế 345.571.819 661.970.303 7 Hàm lượng VCĐ đầu tư tài chính (2:4) 1,75 1,17 - 0,58 8 Hệ số sinh lời VCĐ đầu tư tài chính (6:2) 1,06 2,58 1,52 9 Hệ số phục vụ VCĐ đầu tư tài chính (3:2) 20,17 30,05 9,88 10 Hệ số thu nhập (4:2) 0,57 0,85 0,27 11 Hệ số lợi nhuận (5:2) 0,3 Qua bảng phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Ta nhận thấy: Hàm lượng VCĐ bình quân đầu tư cho hoạt động tài chính trong năm 2001 đạt 1,75. Nghĩa là, trong năm 2001 để tạo ra được 1 đồng doanh thu hoạt động tài chính thì phải dùng 1,75 đồng vốn cố định đầu tư cho hoạt động tài chính. Mặt khác, năm 2002 hệ số này đạt 1,17. Nghĩa là trong năm 2002, để tạo ra 1 đồng doanh thu từ hoạt động tài chính thì Hãng hàng không quốc gia Việt Nam chỉ phải bỏ ra 1,17 đồng. So với năm 2001 thì hàm lượng vốn cố định đầu tư cho hoạt động tài chính giảm 0,58 đồng (hay để tạo được 1 đồng, trong năm 2002 Hãng đã tiết kiệm được 0,58 đồng trong hoạt động đầu tư tài chính) Theo bảng phân tích, ta có: Hệ số phục vụ của bộ phận VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính trong năm 2001 là 20,17, trong năm 2002: hệ số này đạt 30,05. Điều này cho thấy trong năm 2001: một đồng vốn cố định đầu tư cho hoạt động tài chính tham gia tạo ra được 20,17 đồng doanh thu thực hiện trong kỳ. Tương tự, trong năm 2002, 1 đồng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính tham gia tạo ra 30,05 đồng doanh thu thực hiện trong kì. Như vậy so với năm 2001, sang năm 2002 Hãng đã sử dụng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính hiệu quả hơn - tăng 9,88 đồng doanh thu trên 1 đồng VCĐ đầu tư hoạt động tài chính. Điều này còn được phản ánh thông qua hệ số sinh lợi của bộ phận vốn cố định đầu tư cho hoạt động tài chính. Qua hệ số sinh lợi ta thấy: Trong năm 2001, 1 đồng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính tham gia tạo ra 1,06 đồng lợi nhuận trước thuế của Hãng. Trong năm 2002: Hệ số này là 2,58. Như vậy trong năm 2002, chỉ với 1 đồng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã tham gia tạo ra 2,58 đồng lợi nhuận trước thuế của toàn Hãng. So sánh giữa hai năm, ta nhận thấy Hãng đã sử dụng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính một cách hiệu quả. Theo bảng ta thấy: Chỉ cùng với 1 đồng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã tăng được 1,52 đồng lợi nhuận trước thuế. Để đánh giá thêm về sự hiệu qả của việc sử dụng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Ta còn hai hwj số đánh giá là hệ số thu nhập của bộ phận vốn cố định đầu tư cho hoạt động tài chính và hệ số lợi nhuận của bộ phận VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính. Qua hệ số thu nhập của bộ phận VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính, ta thấy. Chỉ trong năm 2001, VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính dài hạn đã mang lại cho Hãng là 0,57 đồng. Trong khi đó, con số này của năm 2002 là 0,85. Nghĩa là trong năm 2002, không những Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã hoàn vốn mà còn tạo ra thêm được 0,27 đồng trên mỗi đồng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính. Tuy nhiên, khi đánh giá hiệu quả của hoạt động tài chính thông qua hệ số lợi nhuận của bộ phận VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính, ta nhận thấy: Trong năm 2001: Hãng hàng không quốc gia Việt Nam không những không hoàn được vốn mà hoạt động đầu tư tài chính từ VCĐ đã không mang lại hiệu quả mà 1 đồng VCĐ đầu tư cho hoạt động tài chính đã bị giảm đi 0,42 đồng. Nhưng tới năm 2002, hệ số này là 0,3. Điều này đồng nghĩa với việc Hãng đã lãng phí 0,12 đồng lợi nhuận tài chính trên 1 đồng VCĐ đầu tư tài chính giữa năm 2002 so với năm 2001. Chương III: các giải pháp quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. I. Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng vốn cố định và tài sản cố định tại Hãng. 1. Thuận lợi Ngành hàng không dân dụng có một vị tí rất quan trọng và vô cùng to lớn với nền kinh tế quốc dân, mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị đối ngoại, hội nhập khu vực và thế giới. Vì vậy, ngành hàng không dân dụng nói chung và Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) nói riêng được sự hỗ trợ mọi mặt của Nhà nước, như hệ thống văn bản pháp luật về hàng không dân dụng, cáchiệp định chínhphủ về vận tải hàng không quốc tế … tạo cơ sở pháp lý cho Vietnam Airlines hội nhập có kết quả vào hệ thống vận tải hàng không quốc tế. - Trong những năm gần đây nền kinh tế - chính trị Việt Nam tăng trưởng và phát triển ổn định dẫn đến nhu cầu vận tải hàng không, khách quốc tế đến Việt Nam du lịch sẽ tăng. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho Vietnam Airlines hoạt động, bên cạnh đó Vietnam Airlines sẽ có những cơ hội để nâng cao chất lượng phục vụ và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật. - Ưu thế so sánh chủ yếu của Vietnam Airlines trên con đường hội nhập quốc tế là đã hình thành được một đội ngũ lao động được đào tạo cơ bản có năng lực, khả năng tiếp thu và làm chủ nhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Điều này được minh chứng bằng việc thực hiưện thành công chương trình chuyển giao công nghệ, khai thác và bảo dưỡng đối với A320, B767. Vietnam Airlines đã được cấp chứng chỉ khai thác và bảo dưỡng các máy bay loại hiện đang khai thác. Bên cạnh hiệu quả kinh tế to lớn, điều này còn khẳng định năng lực làm chủ công nghệ hiện đại của đội ngũ lao động Vietnam Airlines. Tất cả các yếu tố trên tạo ra những thuận lợi to lớn trong quá trình kinh doanh của Vietnam Airlines còn gặp không ít khó khăng trong quá trình hoạt động kinh doanh. 2. Khó khăn Mặc dù trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 2,Vietnam Airlines đã có những bước tăng trưởng thuộc loại cao nhất khu vực, song đến nay mức tụt hậu vốn còn lớn so với những hãng hàng không trên thế giới. Hạ tâng cơ sở kỹ thuật vẫn còn trong tình trạng yếu kém, nhất là cácsân bay quốc tế chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của Hãng. Ba sân bay lớn tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng mới chỉ bắt được đầu tư một cách cơ bản để cải tạo và nâng cấp. Còn các sân bay khác hoặc xuống cấp không sử dụng dược hoặc sửa chữa một cách tạm bợ. Trang thiết bị tại các Hãng hàng không, sân bay đã được đổi mới nhưng vẫn còn chắp vá, vẫn còn tận dụng phương tiện cũ nhiều. Việc phát triển hệ thống sân bay hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật, đội tàu bay đòi hỏi một sự đầu tư vốn lớn và đồng bộ kỹ thuật công nghệ cao, con người có trình độ chuyên môn và quản lý phù hợp với trình độ phát triển chung của Việt Nam, thời hạn hoàn trả vốn chậm, đồng thời đòi hỏi thời hạn đầu tư ban đầu dài từ 5 đến 1 năm. Đây là khó khăn lớn nhất mà Vietnam Airlines cần phải vượt qua để đạt được mục tiêu phát triển của mình. Từ nay đến năm 2010 Vietnam Airlines càn nguồn vốn lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng vào mua sắm máy bay, trang thiết bị kỹ thuật trong giai đoạn này (2001 - 2010) Hãng cần 30.000 tỷ đồng.Trong đó đầu tư cho máy bay là khoảng 20.000 tỷ, đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh dịch vụ, đào tạo cơ bản cho người lái và tăng cường trang thiết bị phụ tùng dự trữ và các nhu cầu khác khoảng 10.000 tỷ. - Trình độ quản lý kỹ thuật, nhất là phu công, kỹ sư, thợ sửa chữa, bảo dưỡng phải đầu tư nâng cao trình độ quản lý nói chung của Việt Nam còn thấp kém, chưa đáp ứng được đòi hỏi cao của nền kinh tế thị trường. Song song với việc tiếp thu trình độ quản lý tiên tiến của thế giới để tự cải tiến nâng cao trình độ và nghiệp vụ trong các lĩnh vực marketing, thương mại, tài chính, kỹ thuật tổ chức kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của kinh tế thị trường đồng thời vấn đề đạo tạo tổ bay, tiếp viên hàng không có đủ khả năng tự diều khiển và khai thác đội tàu bay hiện đại là những vấn đề nóng bỏng cần phải giải quyết. - Việt Nam hiện là thị trường tiềm năng của khu vực. Tuy nhiên hệ số chiếm lĩnh thị trường của Vietnam Airlines trên các đường bay quốc tế còn thấp (chiểm 37% - 38%). Cùng với chính sách mở cửa Việt Nam trong thời gian tới thị trường hàng không Việt Nam sẽ đượckhai thác một cách mạnh mẽ sẽ thu hút các Hãng hàng không thế giới làm mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ tăng lên một cách mạnh mẽ. Trong khi Vietnam Airlines chưa đủ sức vươn tới các thị trường quan trọng như châu Âu, Bắc Mỹ thì các Hãng hàng không lớn từ các thị trường đó ồ ạt bay tới Việt Nam sẽ làm ảnh hưởng đến đường bay trong khu vực truyền thống của Hãng hàng không Việt Nam, làm tăng trong khu vực truyền thống của Hãng hàng không Việt Nam, làm khó khăn trong việc nâng cao hệ số chiếm lĩnh thị trường của Vietnam Airlines. Đây là một thử thách to lớn, do vậy muốn tồn tại và phát triển Vietnam Airlines cần phải tự khẳng định mình bằng cách phát triển mạnh trị trường hàng không, đổi mới đội tàu bay, nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Là một doanh nghiệp Nhà nước, do đó Vietnam Airlines vãn chịu sự quản lý của cấp trên. Điều này sẽ khiến cho Vietnam Airlines khó chủ động trong việc thực thi công việc sữa chữa hay nâng cấp tài sản cố định. - Vốn cố định đầu tư dài hạn của Vietnam Airlines thứ tự chưa có hiệu quả do chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines. II. Phương hướng phát triển của Hãng Hãng hàng không quốc gia Việt Nam được ưu tiên đầu tư thành một hãng hàng không hiện đại, là lực lượng chủ chốt của ngành hàng không Việt Nam với quy mô hoạt động quốc tế, trong khu vực và xuyên lục địa, có uy tín và được ưa chuộng, góp phần tích cực vào sự giao lưu và phát triển kinh tế khu vực. Đầu thế kỷ 21, công ty hàng không phải đuổi kịp và sánh vai cùng các Hãng hàng không hàng đầu trong khu vực Châu â. Về việc hợp tác, liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực vận tải hàng không. Những mục tiêu cơ bản được đặt ra là: * Phát triển và hiện đại hoá tàu bay, trang thiết bị, kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay. Phát triển đội tàu bay là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ hãng HK nào, nhưng lại đặc biệt quan trọng với ngành hàng không Việt Nam. Bởi vì ngoài các yếu tố khác, muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quốc tế hiện nay và tương lai, HK Việt Nam phải đổi mới đội tàu bay. Đó là tàu bay tầm cực ngắn, tầm ngắn, tầm trung, tầm xa. Dự kiến đến năm 2005 có khoảng 45 -> 55 tàu bay các loại, tổng số vốn đầu tư để mua tàu bay khoảng hơn 4 tỷ USD. Hiện nay Hãng đã hoàn thành những bước căn bản trong kế hoạch chuyển giao CN để có thể tự khai thác và bảo dưỡng đội máy bay A320 và trong tương lai tiếp tục việc đảm nhiệm việc khai thác và bảo dưỡng loại tầm dài như B747, B767, B777. * Nâng cấp Hãng hàng không Việt Nam trong các lĩnh vực quản lý, chiến lược kinh doanh, tiếp thị hàng không. Nhằm phục vụ kế hoạch khai thác, vận chuyển và mục tiêu xây dựng Việt Nam thành một trong những trung tâm vận chuyển hàng không của khu vực, cần thiết phải cải tạo, nâng cấp 3 sân bay quốc tế tại Hà nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và 18 sân bay nội địa khác, đồng thời đổi mới một cách đồng bộ và hiện đại các trang thiết bị sân bay đảm bảo cung cấp dịch vụ hành khách, hàng hoá một cách tốt nhất. Kế hoạch nâng cấp hệ thống sân bay như sau: - Sân bay Nội Bài, sau 2005, xây mới nhà ga có lưu lượng khách 10 -> 12 triệu/năm. Tổng vốn đầu tư nâng cấp sân bay cần 600 triệu USD. - Sân bay Tân Sơn Nhất, sau năm 2005, xây mới nhà ga đạt 15 -> 17 triệu khách/năm. Tổng vốn đầu tư nâng cấp sân bay cần 800 triệu USD. - Sân bay Đà Nẵng, tiếp tục mở rộng đến năm 2005 đạt 5 triệu khách/năm. Tổng vốn đầu tư nâng cấp cần 300 triệu USD. * Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính từ nguồn vốn cố định của hãng, như mua cổ phần tại các đơn vị ngoài hãng (khoảng 20 tỷ đồng), đầu tư liên doanh và đầu tư khác, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, dẫn đến tăng hiệu quả kinh doanh của Vietnam Airlines. III - Biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. 1. Những biện pháp Vietnam Airlines áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định. Như ta đã biết hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định là mục tiêu mà tất cả doanh nghiệp nói chung, hãng hàng không quốc gia Việt nam nói riêng luôn muốn làm tốt khi tạo lập vốn cố định và đầu tư tài sản cố định. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định là nâng cao năng suất phục vụ của tài sản cố định, nâng cao sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, từ đó làm tăng lợi nhuận và là cơ sở để mở rộng quy mô kinh doanh, Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Hãng đã tìm hiểu và đưa ra vào áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản cố định và vốn cố định. Điển hình là một số biện pháp sau: 1.1. Khai thác và sử dụng vốn cố định một cách hợp lý. Là một doanh nghiệp Nhà nước, hình thức sở hữu vốn là sở hữu nhà nước, lĩnh vực Kinh doanh của Hãng là kinh doanh vận tải và dịch vụ hàng không, một lĩnh vực mà nhu cầu về vốn cố định là rất cao. Do đó, ngoài việc sử dụng vốn ngân sách cấp Hãng phải sử dụng vốn tự bổ sung là chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn. Ngoài việc dùng vốn ngân sách cấp Hàng phải sử dụng vốn tự bổ sung là chủ yếu cho thấy Hãng đã huy động và sử dụng tối đa nguồn vốn từ các quỹ của mình. Nguồn vốn này được hình thành trên cơ sở sau khi doanh nghiệp đã tìm hiểu kỹ nhu cầu sử dụng vốn của Hãng. Do đó số huy động được thì đều được sử dụng hết, tránh tình trạng vốn cố định của doanh nghiệp bị ứ đọng và lãng phí do huy động nhưng không sừ dụng đến. 1.2. Tuân thủ đúng nguyên tắc trong huy động vốn. Trong khai thác huy động vốn Hãng luôn tuân thủ đúng nguyên tắc khai thác và sử dụng vốn do đó tất cả các tài sản cố định và đầu tư dài hạn đều được lấy từ nguồn vốn cố định. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng khó khăn như thiếu khả năng thanh toán. Bởi trên thực tế nếu doanh nghiệp không tuân theo nguyên tắc này mà sử dụng vốn lưu động để đầu tư cho tài sản cố định sẽ có thể dẫn đến tình trạng tài sản cố định chưa được khấu hao hết nhưng đã cần đến nguồn vốn lưu động đó.Do đó sẽ làm cho doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn khác để bù vào số vốn lưu động đó. Nếu việc làm này diễn ra thường xuyên sẽ đẩy doanh nghiệp rơi vào tình trạng không có khả năng thanh toán những khoản nợ đến hạn.ngoài ra doanh nghiệp còn luôn theo dõi tiền khấu hao theo đúng nguồn hình thành. Do đó đảm bảo trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nguồn vốn đã huy động. 1.3. Chủ động đầu tư mới tài sản cố định. Đầu tư mối tài sản cố định đúng hướng, đúng mục đích cómột ýnghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định vìnó góp phần làm giảm hao mòn vô hình, giảm hao phí lao động sống, tiết kiệm vật tư, nâng cao hiệu quả và năng suất chất lượng phục vụ của tài sản cố định. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng tài sản cố định đầu tư về nhu cầu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuổi thọ kỹ thuạt, năng suất lao động, khả năng thanh toán… Hãng đã tiến hành mua một số tài sản cố định. Điển hình như là: Năm 2001 hãng đã mua máy bay trị giá 237.778.212 nghìn đồng, mua sắm thêm phương tiện vận tải mặt đất trị giá 52.90.373 nghìn đồng. Ngoài ra Hãng còn mua một số thiết bị quản lý trị giá 2.28.002 nghìn đồng. Sang năm 2002, tuy vốn mua sắm những danh mục như ở năm 2001, nhưng Hãng đã mua sắm với quy mô lớn hơn. Cụ thể Hãng đã chi 5.120.252 nghìn đồng để mua sắm thêm máy bay, đối với nhà cửa, vật kiến trúc Hãng đã chi 271.818 nghìn đồng, Hãng mua thêm máy móc thiết bị trị giá 18.758.78 nghìn đồng, phương tiện vận tải mặt đất và thiết bị quản lý cũng tăng hơn 2001. Ngoài ra trong năm 2002 này Hãng cũng đầu tư thêm cả tài sản cố định vô hình, trị giá tài sản là 23.932.290 nghìn đồng. Còn lại một số máy móc thiết bị không thường xuyên hoặc ở xa, Hãng tiến hành thuê nhằm giảm chi phí mua mới, chi phí vận chuyển. Đây chính là một biện pháp đúng đắn của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng tài sản cố định. 1.4. Thực hiện tốt công tác khấu hao tài sản cố định Dưới những tác động của nhiều nhân tố như lạm phát, hao mòn vô hình… việc thu hồi đủ giá trị ban đầu đồng thời đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định gặp rất nhiều khó khăn, phụ thuộc rất lớn vào công tác khấu hao theo tỷ của Hãng. Do đó trong những năm qua, công ty vẫn trích khấu hao theo tỷ lệ quy định của phương pháp khấu hao đường thẳng do Bộ Tài chính quy định. Quỹ khấu hao này được dùng vào việc đầu tư, mua sắm mới tài sản cố định để phát triển sản xuất kinh doanh của Hãng. Nhờ vậy mà lợi nhuận của Hãng năm sau cao hơn năm trước. Trên thực tế nhiều tài sản cốđịnh của doanh nghiệp đã được khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được, do đó khi thanh lý doanh nghiệp luôn có một khoản thu nhập thanh lý. Cụ thể năm 2002 Hãng thu thanh lý Sita của các đại lý văn phòng Hãng + Công ty ABACUS - VNA : 547.419.243đ + Sân bay Phú Quốc : 9.241.452đ + Công ty liên doanh hàng hoá TCS : 148.575.450đ + ……… 1.5. Tiến hành sửa chữa thường xuyên và kịp thời tài sản cố định. Việc tiến hành sửa chữa tài sản cố định luôn được doanh nghiệp quan tâm. Do đó doanh nghiệp không bao gìơ để xảy ra tình trạng tài sản cố định mà cụ thể là máy móc thiết bị đang vận hành lại bị hỏng hay hỏng trước quy định. Trên thực tế tìm hiểu tại Hãng ta thấy hiện nay trong Hãng có nhiều tài sản cố định sử dụng từ lâu, đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được.. Điều này chỉ có đựoc khi doanh nghiệp thật sự quân tâm đến vấn đề quản lý tài sản cố định mà cụ thể là khi phát hiện lỗi một cách kịp thời. 1.6. Tiến hành phân cấp quản lý tài sản cố định Hãng tiến hành giao quyền sử dụng và quản lý tài sản cố định cho một xí nghiệp quản lý chính. Còn lại tài sản cố định phục vụ cho xí nghiệp nào thì xí nghiệp đó tự quản lý. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng người lao động. Đồng thời sẽ sớm tìm ra những hỏng hóc của tài sản cố định để có biện pháp xử lý kịp thời. Tóm lại, Hãng thực sự quan tâm và có trách nhiệm đến vốn cố định và tài sản cố định của doanh nghiệp mình. Hãng cần phát huy những mặt mạnh này nhằm phát triển vững mạnh trong tương lai, bởi những điều này có một ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Hãng. 2. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. 2.1. Đề xuất nhằm huy động vốn cố định. Tổng nhu cầu vốn còn thiếu sau khi dự kiến được nguồn vốn tự bổ sung cần phải huy động từ các nguồn khác ngoài Hãng là khoảng 12.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2001 - 2005 và 10.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2006 - 2010. Bởi vậy Hãng cần có một số giải pháp huy động vốn có tính thực thi cao được dự kiến như sau: * Huy động từ nguồn ngân sách Nhà nước bằng cách kiến nghị Nhà nước cho phép hãng miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp để tái đầu tư phát triển cho đội bay. Tổng mức hỗ trợ đề nghị trên 1.500 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 là khoảng 950 tỷ đồng, giai đoạn 2006 - 2010 là 550 tỷ đồng. * Cổ phần hóa các công ty con, cổ phần hóa một phần Vietnam Airlines thông qua phát hành cổ phiếu công ty và/hoặc các loại trái phiếu chuyển đổi trị giá khoảng 500 - 1.000 tỷ đồng. Số tiền này chủ yếu để tăng cường đầu tư cho các doanh nghiệp được cổ phần hóa, cũng như góp phần tăng hiệu quả cho một số hạng mục công trình. * Kết hợp các nguồn vay dài hạn các tổ chức tín dụng xuất khẩu (đảm bảo 70 - 85% trị giá máy bay, động cơ, buồng lái giả…) và vay thương mại trung, dài hạn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, đảm bảo bổ sung gần 16.000 tỷ đồng từ nay đến 2010 (mỗi giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010 gần 8.000 tỷ đồng). * Huy động vốn thông qua việc thành lập các liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước là 1.250 tỷ đồng cho giai đoạn đến năm 2010, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 khoảng 550 tỷ đồng, giai đoạn 2006 - 2010 là 700 tỷ đồng, chủ yếu thông qua liên doanh kỹ thuật và ở một số lĩnh vực kinh doanh khác. 2.2. Đẩy mạnh phát triển bộ phận vốn cố định đầu tư cho TSCĐ. 2.2.1. Đổi mới hạ tầng cơ sở vật chất - kỹ thuật. Do sự phát triển của ngành, đặc biệt là sự phát triển của đội bay, Hãng cần phải củng cố hệ thống điều hành kỹ thuật để đáp ứng quy chế VAR/JAR-OPS và VAR/JAR-145 nhằm đảm bảo kiểm soát các quy trình khai thác, bảo dưỡng máy bay theo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của các nhà chức trách hàng không trong nước và quốc tế. Thiết lập một hệ thống tự động lập kế hoạch bay và điều hành hoạt động khai thác toàn độ máy bay một cách tập trung thống nhất. Hoàn thiện hệ thống các tài liệu và quy chế khai thác bay đảm bảo yêu cầu của các nhà chức trách hàng không trong nước và quốc tế. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát và đảm bảo chất lượng khai thác bay. Các xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất sẽ được đầu tư tăng cường trang thiết bị để cung ứng dịch vụ tốt nhất cho Hãng và các Hãng hàng không khác. Do nhu cầu đi lại tăng nhanh như dự báo, Hãng cần nhanh chóng đầu tư xây dựng mới và hiện đại hóa xí nghiệp suất ăn Nội Bài (dự kiến thành lập lại công ty suất ăn Nội Bài) nhằm cung ứng các sản phẩm suất ăn có chất lượng cao cho Hãng các công ty hàng không khác trong nước và các Hãng quốc tế. Dự kiến nâng cao công suất tới 5.000 - 7.000 suất ăn mỗi ngày đến năm 2005. Đồng bộ hóa và tiêu chuẩn hóa hệ thống tin học của hãng, cân đối giữa hạ tầng cơ sở kỹ thuật với hệ thống chương trình ứng dụng, phần cứng phần mềm, bảo đảm tốt các yêu cầu của quá trình kinh doanh và quản lý kinh doanh nhất là trong lĩnh vực điều hành khai thác bay kỹ thuật thương mại, tài chính và quản lý tổng hợp, bảo đảm sự giao diện cao nhất giữa các lĩnh vực hoạt động của hãng và kết nối dễ dàng với hệ thống bên ngoài. 2.2.2. Đổi mới trang thiết bị: Xét về đặc thù Việt Nam có một thị trường nội địa rộng lớn, bao gồm các tuyến bay trục dài đến 2 giờ bay và hàng loạt các tuyến bay lẻ với thời gian từ 30 phút đến 1 giờ. Ngoài ra thị trường khu vực ASEAN trong tương lai sẽ có tính nội địa như EU hiện nay. Các nước thuộc trong khối nằm trong tầm bay từ 1h30 đến 3h30', đây là một thị trường hết sức đa dạng về cấu trúc và quy mô các nguồn khác. Xuất phát từ những thông tin nêu trên, để đảm bảo được lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, đội bay của Hãng cần phải đạt được những mục tiêu cơ bản sau: + Đáp ứng được chiến lược phát triển thị trường và mạng đường bay của hãng. Nói cách khác, đội bay phải đủ về số lượng, chủng lợi để đảm bảo tần suất bay, tải cung ứng cho từng giai đoạn phát triển, phù hợp với từng trục đường bay. Hơn nữa cấu trúc của đội bay phải đạt được sự đồng nhất trên cơ sở định hướng của mạng đường bay. Kinh nghiệm cho thấy các Hãng hàng không thường sử dụng số lượng máy bay cùng một họ máy bay đạt 30 - 40 máy bay, các ưu thế từ tính đồng nhất của chúng mới được khai thác triệt để do hiệu quả đầu tư vào phụ tùng máy bay và động cơ, động cơ dự phòng (1 động cơ dự phòng trên 10 - 15 động cơ hoạt động) và buồng lái giả (similator, 1 buồng lái giả/10-15 máy bay). Khi ưu thế về đồng nhất đã được khai thác triệt để, Hãng cần xem xét bổ sung thêm họ máy bay khác có tính năng tương đương để tăng sức mạnh đàm phán nhằm đạt được các điều kiện về mua, thuê tốt hơn. Đội máy bay đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của một Hãng hàng không, tuy nhiên hiện nay đội máy bay của Hãng chiếm tới 68,4% lá máy bay thuê. Điều này là một khó khăn lớn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của hãng, đặc biệt là khó khăn trong việc giảm khai thác. Từ nay cho đến năm 2010, Hãng cần phải đầu tư mua sắm các chủng loại máy bay sau: * Loại máy bay 15 - 30 chỗ: Loại này chủ yếu dùng để khai thác đường bay tuyến lẻ nội địa với tần suất cao nhằm cạnh tranh với các phương tiện vận tải khác đang phát triển. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây các tuyến bay lẻ nội địa của Hãng đang bị mất dần thị phần do chất lượng dịch vụ của các phương tiện vận tải khác được nâng cao nhưng giá cả lại phù hợp với người tiêu dùng, trong khi Hãng khai thác bằng loại máy bay 70 chỗ với tần suất bay thấp, lại bán giá cao. Do đó, đầu tư phát triển đội máy bay sở hữu loại 15 - 30 chỗ sẽ đảm bảo cho Hãng chiếm lĩnh thị trường này, đặc biệt là chiếm lĩnh đối tượng vận chuyển là khách du lịch quốc tế đi trong nước. * Loại 70 chỗ (bao gồm cánh quạt và phản lực) chủ yếu để khai thác tuyến bay chính nội địa, kết hợp khai thác một số đường bay quốc tế ngắn trong khu vực với tần suất bay cao hoặc có dung lượng thị trường còn hạn chế. * Loại 150 chỗ là lực lượng chủ yếu với các nước ASEAN, cho một số đường bay có dung lượng thị trường thấp ở Đông Bắc á (với HN), trục bay chính Bắc - Nam (kết hợp với loại 150 chỗ). Loại 330 chỗ có tầm bay xuyên lục địa dùng cho các đường bay Non-stop giữa Việt nam với Tây Âu, Nga, úc Bắc Mỹ khi tần suất bay chưa đạt đến 1 chuyến/ngày. * Loại 420 chỗ có tầm bay xuyên lục địa khai thác các đường bay giữa Việt Nam với Tây Âu khi tần suất bay đạt tới 1 chuyến/ngày, giữa Việt nam tới Bắc Mỹ khi thị trường đủ để lấp đầy chuyền bay. Đầu tư phát triển đội máy bay đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Để phù hợp với tiềm lực tài chính, với khuynh hướng chung của ngành Hàng không trên thế giới, Hãng cần lựa chọn kết hợp cùng một lúc nhiều hình thức thuê và mua đội máy bay hợp lý nhằm phục vụ sẹ phát triển của đất nước. 2.3. Đào tạo tốt đội ngũ cán bộ được giao quản lý TSCĐ Hãng cần phải xây dựng một đội ngũ lao động đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn quốc tế về trình độ đối với các loại hình lao động đặc thù hàng không, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh chính trị, lấy đức làm gốc, được đào tạo cơ bản và có trình độ nghiệp vụ tốt, giỏi ngoại ngữ, tin học, năm vững khoa học và kinh nghiệm quản lý, biết làm việc trong cơ chế thị trường. Có chính sách phù hợp để gắn người lao động với hãng, phát huy cao nhất yếu tố con người làm việc vì hãng và khách hàng. * Đãi ngộ thích đáng những đối tượng lao động đặc thù tiếp ở các khâu công nghệ then chốt của vận tải hàng không, quán triệt phương châm khuyến khích và ưu đãi nhân tài, nhất là các đối tượng tuyển chọn khó, thời gian đào tạo lâu, chi phí đào tạo tốn kém như người lái, cán bộ kỹ thuật cao cấp, cán bộ quản lý những lĩnh vực chủ chốt, quản lý bộ phận VCĐ đầu tư cho TSCĐ. 2.4. Đầu tư tài chính dài hạn cần được quan tâm. Trong nền kinh tế hiện nay nhu cầu về vốn là rất cao do đó nếu doanh nghiệp biết sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình để cho các đơn vị khác vay dưới dạng đầu tư tài chính sẽ có thể đem lại cho doanh nghiệp một khoản lãi lớn góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Song để làm được điều đó doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu kỹ đơn vị bạn về kết quả hoạt động kinh doanh, về khả năng thanh toán, về hệ số nợ của doanh nghiệp,… để đảm bảo sự đầu tư của doanh nghiệp là có hiệu quả. 2.5. Kiến nghị đối với Nhà nước. Trong giai đoạn vừa qua, Hãng hàng không Việt Nam đã có những nỗ lực phấn đấu, không trông chờ và ỷ lại vào Nhà nước, tự cân đối vốn phục vụ phát triển. Tuy vậy, việc hạn chế và quy mô của vốn chủ sở hữu đã hạn chế nhiều khả năng huy động vốn cho hoạt động kinh doanh và phát triển của công ty, đặc biệt là vốn đầu tư phát triển cho đội máy bay. Để giúp đỡ Hãng Chính phủ cần: - Hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu cho Hãng hàng không sao cho Hãng ngang tầm với quy mô của một Hãng hàng không quốc gia, tạo điều kiện tài chính lành mạnh để phát triển và huy động vốn trên các nguồn khác. - Đề nghị Chính phủ áp dụng các chính sách thuế (chủ yếu là chính sách thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng…) ưu đãi hơn nữa cho ngành hàng không để công ty có khả năng nâng cao tích lũy. - Cho phép Hãng thực hiện chính sách khấu hao hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế về máy bay và các tài sản chuyên dùng cho máy bay, nên bãi bỏ quy định kết hối 50% ngoại tệ đối với Hãng. Kết luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và TSCĐ không phải là một đề tài nghiên cứu mới mẻ đối với thế hệ sinh viên các Trường Đại học khối kinh tế, nhưng nó sẽ không bao giờ lạc hậu đối với các doanh nghiệp sản xuất khi bước sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trong từng giai đoạn khác nhau công tác quản lý và sử dụng vốn cố định được đặt ở vị trí khác nhau, các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và TSCĐ cũng khác nhau. Trên đây là toàn bộ những vấn đề cơ bản trong việc quản lý - sử dụng vốn cố định và TSCĐ - biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định trong doanh nghiệp nói chung và tình hình quản lý - sử dụng vốn cố định và TSCĐ tại Hãng hàng không quốc gia Việt nam nói riêng trong năm qua. Cạnh tranh thành tích mà Hãng đã đạt được còn không ít những hạn chế trong vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định. Vấn đề này đòi hỏi Hãng phải cố gắng hơn nữa trong quá trình quản lý và sử dụng tài sản cố định trọng năm tới. Vấn đề quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định là một vấn đề khó cả về lý luận và thực tiến, song bằng những kiến thức đã được học em mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số ý kiến về công tác quản lý và sử dụng vốn cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt nam. Hy vọng rằng những ý kiến nhỏ của em sẽ góp ích phần nào vào quá trình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và TSCĐ của Hãng. Từ đó sẽ giúp cho Hãng không ngừng nâng cao kết quả kinh doanh của mình và đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội - Nhà xuất bản tài chính năm 2001. 2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp thương mại - Nhà xuất bản Đại học quốc gia - 2001. 3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - Đại học Thương mại 4. Vốn cố định và quản lý vốn trong doanh nghiệp - Nhà xuất bản sự thật Hà Nội. 5. Kinh tế học - David Begg 6. Báo cáo tài chính của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam năm 2001 - 2002. 7. Tạp chí thời báo kinh tế 8. Quy định của Bộ Tài chính về quản lý TSCĐ và khấu hao TSCĐ. Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I: Những vấn đề cơ bản về vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp. 3 I - Những vấn đề cơ bản về VCĐ và hiệu quả sử dụng VCĐ trong các doanh nghiệp 3 1. Vốn cố định của doanh nghiệp 3 1.1. Khái niệm vốn cố định của doanh nghiệp thương mại 3 1.2. Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định 4 2. Tài sản cố định của doanh nghiệp 4 2.1. Khái niệm TSCĐ 4 2.2. Đặc điểm TSCĐ 6 2.3. Phân loại TSCĐ của doanh nghiệp 8 II - Hiệu quả sử dụng VCĐ và sự cần thiết phải thực hiện việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 13 1. Hiệu quả sử dụng VCĐ và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ 13 1.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 13 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng VCĐ 14 2. Sự cần thiết phải thực hiện việc câng cao hiệu quả sư dụng VCĐ trong các doanh nghiệp 17 III. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 19 1. Các nhân tố ảnh hưởng 19 1.1. Các nhân tố khách quan 19 1.2. Các nhân tố chủ quan 20 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ trong các DN 21 2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng VCĐ trong các doanh nghiệp 21 2.2. Những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của các doanh nghiệp 23 Chương II: Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định tại 28 Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. I - Tình hình tổng quát của hãng hàng không quốc gia Việt Nam 28 1. Quá trình hình thành và phát triển của Hãng 28 2. Mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và ngành nghề kinh doanh 29 2.1. Mô hình tổ chức 29 2.2. Cơ chế quản lý Việt Nam Airlines 29 2.3. Ngành nghề kinh doanh 30 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 31 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Hãng 34 II - Tình hình sử dụng vốn cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam 36 1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định 36 1.1. Cơ cấu vốn cố định của Hãng 37 1.2. Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam 38 2. Tình hình hiệu quả sử dụng vốn cố định Hãng hàng không quốc gia Việt Nam 43 2.1. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn cố định. 43 2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ đầu tư vào TSCĐ 45 2.3. Đánh giá hiệu quả VCĐ đầu tư dài hạn tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam 47 Chương III: Các giải pháp quản lý, nâng cao hiêu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. 50 I. Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng VCĐ và TSCĐ tại Hãng 50 1. Thuận lợi 50 2. Khó khăn 51 II. Phương hướng phát triển của Hãng 52 III. Biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ 54 tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam 1. Những biện pháp Vietnam Airlines áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ 54 1.1. Khai thác và sử dụng VCĐ một cách hợp lý 54 1.2. Tuân thủ đúng nguyên tắc trong huy động vốn 55 1.3. Chủ động đầu ta mới TSCĐ 55 1.4. Thực hiện tốt công tác khấu hao tài sản cố định 56 1.5. Tiến hành sửa chữa thường xuyên và kịp thời TSCĐ 57 2. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam 57 2.1. Đề xuất nhằm huy động vốn cố định 57 2.2. Đẩy mạnh phát triển bộ phận VCĐ đầu tư cho TSCĐ 58 2.3. Đào tạo tốt đội ngũ cán bộ được giao quản lý TSCĐ 61 2.4. Đầu tư tài chính dài hạn cần được quan tâm 62 2.5. Kiến nghị đối với Nhà nước 62 Kết luận 63 Tài liệu tham khảo 64

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tốt nghiệp- Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan