Khóa luận Nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ABbank – chi nhánh Hà Nội

Sự xuất hiện của ngân hàng là cần thiết và hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đẩy mạnh công nghiệp hiện đại hóa đất nước. Chi nhánh ABBank Hà Nội không ngừng phát triển, đổi mới nhằm thích nghi với những biến động thị trường cũng như phối hợp đồng bộ với hệ thống ngân hàng quốc gia. Qua phân tích cho ta thấy được kết quả hoạt động của ngân hàng ABBank – CN Hà Nội đã hoạt động khá tốt về việc cho vay và thu nợ, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với mức lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó ngân hàng cũng đã làm tốt nhiệm vụ của cấp trên giao và làm đúng vai trò của mình đối với chính sách phát triển của Nhà nước. Đạt được kết quả trên phần lớn là do sự đóng góp tích cực của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, ý thức trách nhiệm của mình, nội bộ đoàn kết nhất trí tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra không thể không nói đến sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban nghành lãnh đạo, đoàn thể, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế

pdf67 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ABbank – chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần dư nợ tăng hơn trung và dài hạn. Thêm vào đó những khoản ngân hàng cho vay trung và dài hạn đã được khách hàng thanh toán cả gốc và lãi do vay mà phần dư nợ giảm so với ngắn hạn. Do vậy ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng để quản lý tốt hơn và tạo được sự cân bằng tín dụng. - Dư nợ của ngân hàng theo đối tượng khách hàng Bảng 2.9. Tình hình dư nợ của ngân hàng theo đối tượng khách hàng ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 % 2011 % 2012 % 1.Khách hàng cá nhân 9.818 49 9.024 42,7 11.653 45,4 2.KH doanh nghiệp 10.201 51 12.101 57,3 13.986 54,6 Tổng dƣ nợ 20.019 100,00 21.125 100,00 25.639 100,00 (Nguồn: Báo cáo tín dụng của ngân hàng) Tình hình dư nợ phụ thuộc vào DSCV và DSTN. Năm 2010, tổng dư nợ là 20.019 tỷ đồng, trong đó loại hình khách hàng cá nhân là 9.818 tỷ đồng chiếm 49% tổng dư nợ, còn lại là khách hàng doanh nghiệp ở mức 10.201 tỷ đồng chiếm 51% tổng dư nợ. Do công tác thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp đặc biệt là DNV&N được giám sát chặt chẽ hơn và cũng được các cán bộ tín dụng thực hiện hiệu quả do vậy mà thu nợ đối với doanh nghiệp năm 2010 thực hiên tương đối tốt cho nên phần dư nợ của khách hàng doanh nghiệp có nhỉnh hơn so với khách hàng cá nhân. Sang năm 2011, tổng dư nợ là 21.125 tỷ đồng, trong đó khách hàng doanh nghiệp là 12.101 tỷ đồng chiếm 57,3% tổng dư nợ, còn lại là khách hàng cá nhân 9.024 tỷ đồng chiếm 42,7% tổng dư nợ. Do thu nợ của khách hàng doanh nghiệp năm 2010 chưa thu hồi và đã đến hạn trả nên làm cho phần dư nợ tăng hơn so với năm 2010 là 1.900 tỷ đồng. Đến năm 2012, tổng dư nợ là 25.639 tỷ đồng, trong đó khách hàng cá nhân là 11.653 tỷ đồng chiếm 45,4% tổng dư nợ, còn lại là khách hàng doanh nghiệp ở mức 13.986 tỷ đồng chiếm 54,6% tổng dư nợ. Năm này DSTN của khách hàng cá nhân tăng 2.632 tỷ đồng so với năm 2011 và dư nợ khách hàng doanh nghiệp tăng 1.885 tỷ đồng so với năm 2011. 35 2.3 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.3.1 Tình hình cho vay của ngân hàng đối với DNV&N 2.3.1.1 Doanh số cho vay đối với DNV&N Đối với cho vay khách hàng là doanh nghiệp còn chia ra: cho vay DNV&N và cho vay DN lớn Bảng 2.10. Tình hình doanh số cho vay DNV&N của ngân hàng giai đoạn 2010- 2012 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % KH doanh nghiệp 12.600 13.560 18.364 960 8 4.804 35 1.DNV&N 8.400 9.040 12.243 640 7 3.203 35 2.DN lớn 4.200 4.520 6.121 320 8 1.601 35 (Nguồn: Báo cáo tín dụng của ngân hàng) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng cho doanh số cho vay DNV&N chiếm phần lớn trong cho vay doanh nghiệp. Năm 2010, cho vay DNV&N là 8.400 tỷ đồng chiếm 66,7% cho vay khách hàng doanh nghiệp. Còn lại là cho vay doanh nghiệp lớn là 4.200 tỷ đồng chiếm 33,3% cho vay khách hàng doanh nghiệp. Năm 2011, cho vay DNV&N tăng lên đạt mức 9.040 tỷ đồng chiếm 66,7% cho vay khách hàng doanh nghiệp và tăng 640 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 7% so với năm 2010, cho vay doanh nghiệp lớn đạt mức 4.520 tỷ đồng tăng 320 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 8% so với năm 2010. Năm này, các DNV&N đi vay vốn nhiều hơn để sản xuất kinh doanh, mua thêm tài sản cố định để đầu tư, mở rộng kinh doanh nên cho vay đối với loại hình này tăng hơn so với doanh nghiệp lớn. Thêm nữa là có những doanh nghiệp vay vốn để thanh toán tiền hàng trong thời gian ngắn nhằm đáp ứng kịp việc lưu thông hàng hóa trên thị trường nên doanh nghiệp cần nguồn vốn của ngân hàng nhưng chủ yêu là vay trong ngắn hạn. Năm 2012, doanh số cho vay DNV&N đạt mức 12.243 tỷ đồng tăng 3.203 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 35% so với năm 2011. Còn lại là cho vay doanh nghiệp lớn ở mức 6.121 tỷ đồng tăng 1.601 tỷ đồng tương đương với 35% so với năm 2011. Do năm 2012 là năm kinh tế khó khăn nên các doanh nghiệp lớn vẫn giữ vững chiến lược kinh doanh của mình, đầu tư kinh doanh có phần khiêm nhường hơn với DNV&N. Ngược lại, DNV&N lại cần có nguồn vốn của ngân hàng để đầu tư, đổi mới ngành nghề kinh doanh nên ngân hàng cho vay nhiều hơn để khuyến khích doanh nghiệp phát triển, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì vậy mà phần cho vay đối với DNV&N cao hơn các DN lớn. Thang Long University Library 36 Nói chung cho vay DNV&N vẫn chiếm thị phần lớn trong khách hàng doanh nghiệp vì theo cơ cấu của nền kinh tế thì số lượng DNV&N chiếm phần lớn. Thêm vào đó nền kinh tế có xu hướng mở cửa nên nhu cầu vay vốn của các DNV&N này càng tăng chính vì vậy mà cho vay đối với loại hình tương đối cao. - Doanh số cho vay DNV&N theo thời hạn Bảng 2.11. Tình hình cho vay DNV&N theo thời hạn ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Cho vay DNV&N 8.400 9.040 12.243 640 7 3.203 35 1.Trung và dài hạn 5.600 6.027 8.162 427 8 2.135 35 2.Ngắn hạn 2.800 3.013 4.081 213 8 1.608 35 (Nguồn: Báo cáo tín dụng của ngân hàng) Qua số liệu bảng trên ta có thể thấy rằng DSCV đối với DNV&N tăng đều qua các năm. Cụ thể như sau: Năm 2010, cho vay đối với DNV&N là 8.400 tỷ đồng. Trong đó vay trung và dài hạn là 5.600 tỷ đồng, còn lại là cho vay ngắn hạn đạt mức 2.800 tỷ đồng. Năm 2011, cho vay DNV&N đạt mức 9.040 tỷ đồng tăng 640 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 7% so với năm 2010. Trong đó, vay trung và dài hạn là 6.027 tỷ đồng tăng 427 tỷ đồng tương đướng với tỷ lệ là 8% so với năm 2010, còn lại là vay ngắn hạn đạt mức 3.013 tỷ đồng tăng 213 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 8% so với năm 2010. Năm này, số lượng DNV&N tăng lên và ngân hàng cũng mở rộng nhiều hình thức cho vay nên thu hút được khách hàng làm cho DSCV đối với DNV&N cao hơn năm trước. Đặc biệt, các DNV&N chủ yếu vay ở thời hạn dài (từ 1-5 năm) do lĩnh vực đầu tư kéo dài như: nhà thầu, xây dựng..., vì vậy mà cho vay trung và dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn. Năm 2012, cho vay đạt mức 12.243 tỷ đồng tăng 3.203 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 35% so với năm 2011. Trong đó, cho vay trung và dài hạn đạt mức 8.162 tỷ đổng tăng 2.135 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 35%, còn lại là cho vay ngắn hạn đạt mức 4.081 tỷ đồng tăng 1.608 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 35% so với năm 2011. Có thể nói năm 2012 là năm đầy biến động của nên kinh tế thị trường nhưng ngân hàng đã tạo điều kiện cho các DNV&N vay vốn để tiếp tục đầu tư vào sản xuất kinh doanh của mình. Thêm vào đó là một số doanh nghiệp cần vốn để thay đổi lĩnh vực kinh doanh để phù hợp với biến động thị trường và chủ yếu vay dài hạn. Từ đó mà cho vay DNV&N trong dài hạn năm 2012 cao hơn so với năm 2011. Nhìn một cách tổng quát thì cho vay doanh nghiệp nói chung và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng tại ABBank – CN Hà Nội đều tăng qua các năm. Ngân hàng chủ yếu cho vay đối với DNV&N hơn là những doanh nghiệp lớn. Vì những 37 doanh nghiệp này cần hỗ trợ vốn nhiều hơn để kinh doanh, tiềm lực tài chính có nhiều hạn chế hơn là những doanh nghiệp lớn. Cộng thêm là việc các DNV&N được thành lập ngày một nhiều luôn cần vốn của ngân hàng để hỗ trợ cho việc đầu tư, kinh doanh của mình. Mặt khác những doanh nghiệp này chủ yếu vay những món vay với thời hạn dài từ 1 đến 5 năm tùy theo kế hoạch kinh doanh của từng doanh nghiệp nên cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Tuy nhiên, theo tình hình cho vay chung thì cho vay ngắn hạn lại tăng hơn là do ngân hàng còn cho khách hàng cá nhân vay mà họ lại chỉ vay ngắn hạn và thành phần này vay cũng tương đối nhiều hơn doanh nghiệp nên tạo ra sự chênh lệch như vậy. Ngân hàng cần điều chỉnh mức độ cho vay đối với hai loại hình nhằm tạo ra sự cân bằng tín dụng. Từ đó ngân hàng có thể kiểm soát và đảm bảo an toàn các khoản vay một cách tốt nhất. 2.3.1.2 Thu nợ của ngân hàng đối với DNV&N. Bảng 2.12. Tình hình thu nợ của ngân hàng đối với DNV&N của ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % KH doanh nghiệp 2.399 1.459 4.378 (940) (39) 2.919 200 1.DNV&N 1.896 905 2.790 (991) (52) 1.885 208 2.DN lớn 503 554 1.588 51 10 1.034 186 (Nguồn: Báo cáo tín dụng của ngân hàng) Tình hình thu nợ đối với DNV&N tăng giảm qua các năm. Năm 2010, thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp là 2.399 tỷ đồng. Trong đó, thu nợ đối với DNV&N là 1.896 tỷ đồng chiếm 79% thu nợ khách hàng doanh nghiệp, còn lại là doanh nghiệp lớn chiếm 21% thu nợ khách hàng doanh nghiệp. Sang năm 2011, thu nợ của khách hàng doanh nghiệp là 1.459 tỷ đồng giảm 940 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ 39% so với năm 2010. Trong đó, thu nợ đối với DNV&N là 905 tỷ đồng giảm 991 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 52% so với năm 2010, còn lại là thu nợ đối với doanh nghiệp lớn ở mức 554 tỷ đồng tăng 51 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 10% so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm và tăng lên của năm 2011 so với năm 2010 là vì: năm này các doanh nghiệp kinh doanh không gặp được thuận lợi bởi sự thay đổi của chính sách nhà nước như: hàng rào thuế quan, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng biến động....nên ảnh hưởng tới việc đầu tư của các doanh nghiệp nên doanh nghiệp chưa trả được gốc và lãi cho ngân hàng vì vậy mà công tác thu nợ của ngân hàng chưa đạt được hiệu quả. Mặt khác các khoản nợ chưa đến kì hạn trả nên ngân hàng chưa thu được nợ. Thang Long University Library 38 Ngược lại, phía doanh nghiệp lớn họ đầu tư thận trọng hơn nên phần thu nợ đối với loại hình này có phần khả quan hơn. Ngân hàng nên giám sát chặt chẽ kế hoạch kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp để đảm bảo an toàn cho các khoản vay. Đến năm 2012, thu nợ của khách hàng doanh nghiệp là 4.378 tỷ đồng tăng 2.919 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 200% so với năm 2011. Trong đó, thu nợ đối với DNV&N là 2.790 tỷ đồng tăng 1.885 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 208% so với năm 2011, còn lại là thu nợ đối với doanh nghiệp lớn ở mức 1.588 tỷ đồng tăng 1.034 tỷ đồng tương đương với 186% so với năm 2011. Có sự tăng lên như vậy là do các khoản vay mà khách hàng chưa trả được ở năm trước, năm nay khách hàng đã thanh toán. Đối với DNV&N thì họ phải trả được các món vay đến kì hạn trả thì ngân hàng mới cho vay tiếp, có doanh nghiệp trả nợ bằng cách cầm cố tài sản hoặc thế chấp tài sản vì vậy mà phần thu nợ năm nay tăng hơn so với năm 2011. Mặt khác là các cán bộ tín dụng của ngân hàng nhất là cán bộ phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp đã thực hiện tốt trách nhiệm và nhiệm vụ của mình làm cho phần thu nợ năm qua tăng lên như vậy. Có thể thấy rằng, tình hình thu nợ đối với doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được ngân hàng thực hiện chặt chẽ. Công tác thu nợ của ngân hàng cũng đang dần được đẩy cao, phần thu nợ đối với các loại hình có biến động nhưng chỉ ở mức nhẹ. DSCV đối với DNV&N cao nên phần thu nợ đối với loại hình tăng lên cho thấy ngân hàng đang đảm bảo an toàn nguồn vốn của mình và giám sát chặt chẽ các món vay. - Thu nợ của ngân hàng đối với DNV&N theo thời hạn Bảng 2.13. Tình hình thu nợ của ngân hàng đối với DNV&N theo thời hạn ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Thu nợ DNV&N 1.896 905 2.790 (991) (52) 1.885 208 1.Trung và dài han 1.265 510 1.964 (755) (60) 1.454 285 2.Ngắn hạn 631 395 826 (236) (37) 431 109 (Nguồn: Báo cáo tín dụng của ngân hàng) Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng thu nợ đối với DNV&N biến động qua các năm. Năm 2010, thu nợ trung và dài hạn là 1.265 tỷ đồng chiếm 66,7% thu nợ DNV&N, còn lại là thu nợ ngắn hạn là 631 tỷ đồng chiếm 33,3% thu nợ DNV&N. Năm 2011, tình hình thu nợ của ngân hàng chưa thực sự đạt hiệu quả. Trong đó, thu nợ trung và dài hạn là 510 tỷ đồng giảm 755 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 60% so với năm 2010, còn lại là ngắn hạn là 395 tỷ đồng giảm 236 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 37% so với năm 2010. Có thể thấy rằng DSCV vay đối với DNV&N cao mà thu nợ 39 thì lại giảm so với năm 2010 như vậy thì ngân hàng nên chú ý hơn vào công tác thu nợ của mình đặc biệt là những khoan vay trung và dài hạn. Nên xiết chặt các khoản vay hơn để đảm bảo an toàn nguồn vốn của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tập trung vào vay dài hạn cộng với việc đầu tư kinh doanh không có lãi nên làm cho phần thu nợ của ngân hàng gặp khó khăn hơn. Cộng thêm các khoản vay dài hạn chưa được thu hồi nên các DNV&N chưa thanh khoản được cho ngân hàng. Đến năm 2012, thu nợ ngắn hạn là 826 tỷ đồng tăng 431 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 109% so với năm 2011, còn lại là thu nợ trung và dài hạn là 1.964 tỷ đồng tăng 1.454 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 285% so với năm 2011. Do còn nhiều thiếu xót khiến cho phần thu nợ không đạt hiệu quả ở năm trước thì năm nay ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác thu nợ. Công tác thu nợ có chiều hướng đi lên, các doanh nghiệp đã bắt đầu thanh toán dần các món vay của mình và các món vay dài hạn của các năm trước cũng đến kì hạn trả vì vậy năm này phần thu nợ có khả quan hơn so với năm trước đó. 2.3.1.3 Dư nợ của ngân hàng đối với DNV&N Bảng 2.14. Tình hình dư nợ của ngân hàng đối với DNV&N trong giai đoạn 2010-2012 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % KH doanh nghiệp 10.201 12.101 13.986 1.900 19 1.885 16 1.DNV&N 6.504 8.135 9.453 1.631 25 1.318 16 2.DN lớn 3.697 3.966 4.533 269 7 567 14 (Nguồn: Báo cáo tín dụng của ngân hàng) Qua số liệu bảng trên cho thấy dư nợ đối DNV&N tăng lên qua các năm. Năm 2010, dư nợ DNV&N là 6.504 tỷ đồng chiếm 64% dư nợ khách hàng doanh nghiệp, còn lại là dư nợ đối với DN lớn là 3.697 tỷ đồng chiếm 36% dư nợ khách hàng doanh nghiệp. Năm 2011, dư nợ KH doanh nghiệp là 12.101 tỷ đồng tăng 1.900 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 19% so với năm 2010. Trong đó, dư nợ DNV&N là 8.135 tỷ đồng chiếm 67% dư nợ khách hàng doanh nghiệp và tăng 1.631 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 25% so với năm 2010, còn lại là dư nợ DN lớn là 3.966 tỷ đồng chiếm 33% dư nợ khách hàng doanh nghiệp và tăng 269 tỷ đồng tương đương với 7% so với năm 2010. Có sự tăng lên như vậy là do: DSCV đối với DNV&N cao nhưng công tác thu nợ năm này chưa được khả quan cho nên phần dư nợ tăng cao hơn so với năm 2010. Thêm vào đó là những món vay trung và dài hạn mà doanh nghiệp vay chưa đến ngày đáo hạn nên ngân hàng chưa thể thu hồi được gốc vay của mình. Đến năm 2012, dư nợ Thang Long University Library 40 khách hàng doanh nghiệp là 13.986 tỷ đồng tăng 1.885 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 16% so với năm 2011. Trong đó, dư nợ đối với DNV&N là 9.453 tỷ đồng chiếm 68% dư nợ khách hàng doanh nghiệp và tăng 1.318 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ 16% so với năm 2011. Còn lại là dư nợ DN lớn là 4.533 tỷ đồng chiếm 32% dư nợ khách hàng doanh nghiệp và tăng 567 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 14% so với năm 2011. Nguyên nhân là vì những tháng cuối năm 2012 các DNV&N đề xuất vay vốn của ngân hàng và thông qua quy trình cho vay ngân hàng đã giải ngân cho doanh nghiệp. Do có những khoản vay vào những tháng cuối năm như vậy mà lại là vay dài hạn 1-2 năm nên việc thu hồi nợ chưa thể thực hiện cho nên dư nợ năm này cao hơn năm trước là vì thế. Có thể nói, tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp trong 3 năm qua đều tăng, cho thấy ngân hàng đang thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và có những chiến lược hợp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh của mình. Nhưng cũng chưa thể nói rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng là hiệu quả vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Các doanh nghiệp đi vay nhiều hơn mà lại tập trung vay ở trung và dài hạn nên ngân hàng vẫn chưa thể thu hồi được nợ từ khách hàng đặc biệt là DNV&N từ đó dẫn đến phần dư nợ tăng lên qua các năm. Nhưng chính sách ngân hàng đưa ra để các DNV&N tiếp cận được nguồn vốn hơn, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế của mình cũng đưa nên kinh tế phát triển hơn, tiến gần hơn đến giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa và cũng góp phần làm cho nên kinh tế trở nên sôi động hơn không còn ảm đạm nữa. - Dư nợ của ngân hàng đối với DNV&N theo thời hạn Bảng 2.15. Tình hình dư nợ đối với DNV&N theo thời hạn ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Dƣ nợ DNV&N 6.504 8.135 9.453 1.631 25 1.318 16 1.Trung và dài hạn 4.335 5.517 6.198 1.182 27 681 12 2.Ngắn hạn 2.169 2.618 3.255 449 21 637 24 (Nguồn: Báo cáo tín dụng của ngân hàng) Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình dư nợ đối với DNV&N qua các năm vẫn tập trung vào trung và dài hạn. Năm 2010, dư nợ trung và dài hạn là 4.335 tỷ đồng chiếm 66,7% dư nợ DNV&N, còn lại là dư nợ ngắn hạn 2.169 tỷ đồng chiếm 33,3% dư nợ DNV&N. Năm 2011, dư nợ trung và dài hạn là 5.517 tỷ đồng chiếm 68% dư nợ DNV&N và tăng 1.182 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 27% so với năm 2010. Còn lại là dư nợ ngắn hạn ở mức 2.618 tỷ đồng chiếm 32% dư nợ DNV&N và tăng 449 tỷ 41 đồng tương đương với tỷ lệ là 21% so với năm 2010. Nguyên nhân là vì năm này, các DNV&N có nhu cầu vay vốn cao từ đó hoạt động cho vay ngân hàng ngày càng mở rộng và các khoản vay chủ yếu là dài hạn nên chưa đến hạn thu hồi nợ làm cho phần dư nợ tăng lên như vậy. Năm 2012, dư nợ trung và dài hạn là 6.198 tỷ đồng chiếm 65% dư nợ DNV&N và tăng 681 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ 12% so với năm 2011. Còn lại là dư nợ ngắn hạn ở mức 3.255 tỷ đồng chiếm 35% dư nợ DNV&N và tăng 637 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ 24% so với năm 2011. Sang đến năm 2012 thì nền kinh tế thị trường gặp nhiều khó khăn nhưng ngân hàng vẫn có những chính sách cho vay DNV&N phù hợp và các DNV&N mới thành lập cũng được ngân hàng hỗ trợ vốn vay. Bên cạnh đó các khoản vay dài hạn chưa đến ngày đáo hạn và cũng có những khoản vay chưa thanh khoản được mặc dù đã đến kì hạn trả nợ vì vậy mà dư nợ năm 2012 cao hơn năm 2011. Tuy nhiên ngân hàng nên có biện pháp chặt chẽ hơn đối với quy trình cho vay và xiết chặt những khoản vay chưa thu hồi được. Nói chung dư nợ đối với DNV&N tăng trong 3 năm qua. Một phần là do các khoản vay dài hạn chưa đến ngày đáo hạn cộng thêm với một số khoản vay đến hạn nhưng khách hàng chưa thể thanh khoản được làm cho phần dư nợ qua các năm tăng lên. Mặt khác là ngân hàng cho vay nhiều hơn để giúp đỡ các DNV&N cũng như đưa nền kinh tế phát triển. 2.3.2 Dựa trên chỉ tiêu định lượng - Hệ số thu nợ Thể hiện sự so sánh giữa số tiền ngân hàng thu nợ đối với số tiền mà ngân hàng cho doanh nghiệp vay. Nó được tính như sau: Hệ số thu nợ (%)=(DSTN/DSCV)x100% Bảng 2.16. Hệ số thu nợ của ngân hàng đối với DNV&N trong giai đoạn 2010- 2012 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh số thu nợ 1.896 905 2790 Doanh số cho vay 8.400 9.040 12.243 Hệ số thu nợ(%) 22 10 23 Có thể thấy rằng chỉ tiêu DSTN/DSCV đối với DNV&N tăng giảm qua các năm. Năm 2010 hệ số thu nợ là 22%, năm 2011 hệ số thu nợ là 10% sang đến năm 2012 hệ số này là 23%. Chỉ số này của ngân hàng biến động qua các năm. Năm 2011 hệ số này giảm 10% so với năm trước điều này chứng tỏ hoạt động của ngân hàng chưa được tốt, công tác thu nợ chưa được ổn định chưa thực sự sát xao các khoản vay và các khoản vay ngân hàng cho vay chưa thực sự đúng đắn. Thấy rằng năm này, các khoản cho vay Thang Long University Library 42 doanh nghiệp đặc biệt là DNV&N chưa được ngân hàng cho vay hợp lý, các khoản ngân hàng cho vay nhưng phần thu nợ lại không được tốt. Chính vì vậy mà năm 2011, hoạt động cho vay của ngân hàng chưa thực sự đạt được hiệu quả và đạt đến con số khả quan. Rút kinh nghiệm năm trước đó ngân hàng chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì sang đến năm 2012 hệ số thu nợ đã tăng lên 13% so với năm 2011. Năm này, các khoản vay của ngân hàng đã đến ngày đáo hạn, công tác thu nợ gặp nhiều thuận lợi vì vậy hệ số thu nợ tăng lên như vậy. Các món vay ngân hàng bỏ ra cũng được thu hồi một cách khả quan và đem lại kết quả tín dụng cho ngân hàng. ABBanhk – CN Hà Nội nên phát huy điều này và có những chính sách điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình kinh tế. Tuy kết quả cũng chưa được như mong đợi của chi nhánh nhưng qua những nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng và nhờ có sự hướng dẫn của Ban lãnh đạo ngân hàng phần nào cũng đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường ngân hàng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn. Nhìn chung hiệu quả cho vay của ngân hàng trong 3 năm qua biến động theo từng năm. Có thể là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho tình hình cho vay của ngân hàng biến động như vây. Nhưng ngân hàng cũng đang dẫn lấy lại được sự cân bằng tín dụng, cho vay có thận trọng hơn và cũng đang thực hiện chặt chẽ công tác thu nợ của mình. Ngân hàng nên có chiến lược cho vay hợp lý sao cho đảm bảo an toàn các khoản vay mà vẫn thu hút khách hàng đặc biệt là các DNV&N. - Thu nhập của ngân hàng từ hoạt động cho vay DNV&N Bảng 2.17. Tình hình thu nhập của ngân hàng đối với DNV&N trong giai đoạn 2010-2012 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Thu nhập từ cho vay KH doanh nghiệp 5.760 44.078 132.795 38.318 665 88.717 201 1.DNV&N 4.032 35.262 106.236 31.230 774 70.974 201 2.DN lớn 1.728 8.816 26.559 7.088 410 17.743 201 (Nguồn: Báo cáo tín dụng của ngân hàng) Nhìn vào số liệu bảng trên cho thấy thu nhập của ngân hàng từ hoạt động cho vay đối với DNV&N tăng qua các năm. Năm 2010 thu nhập từ khách hàng doanh nghiệp là 5.760 tỷ đồng, trong đó DNV&N là 4.032 tỷ đồng chiếm 70% tồng thu nhập từ khách hàng doanh nghiệp, còn lại là DN lớn là 1.728 tỷ đồng chiếm 30% tổng thu nhập từ khách hàng DN. Sang đến năm 2011, thu nhập từ khách hàng DN là 44.078 tỷ đồng tăng 38.318 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 665% so với năm 2010. Trong đó, 43 DNV&N là 35.262 tỷ đồng chiếm 80% tổng thu nhập từ khách hàng DN và tăng 31.230 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 774% so với năm 2010. Còn lại là DN lớn ở mức 8.816 tỷ đồng chiếm 20% tổng thu nhập từ khách hàng DN và tăng 7.088 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 410% so với năm 2010. Lý giải cho điều này là doanh thu từ hoạt động cho vay tăng cộng thêm một số khoản phí mà doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng nên thu nhập năm này có khả quan hơn năm trước. Đến năm 2012, thu nhập từ khách hàng DN là 132.795 tỷ đồng tăng 88.717 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ là 201% so với năm 2011. Trong đó, thu từ DNV&N là 106.236 tỷ đồng chiếm 80% tổng thu nhập từ khách hàng DN, còn lại là DN lớn ở mức 26.559 tỷ đồng chiếm 20% tổng thu nhập từ khách hàng DN. Thu nhập từ hoạt động cho vay DNV&N năm 2012 có tiến triển hơn năm 2011. Nói chung thu nhập của ngân hàng trong 3 năm đều tăng. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang từng bước đẩy mạnh hoạt động cho vay doanh nghiệp của mình, nhất là trong thời điểm kinh tế biến động, ngân hàng luôn có những chính sách phù hợp để cứu giúp các doanh nghiệp, giúp cho họ vượt lên và góp phần tạo ra nên kinh tế sôi động hơn. 2.3.3 Dựa trên chỉ tiêu định tính Đối với những món vay lớn hay nhỏ thì ngân hàng luôn tuân thủ đúng theo cơ sở pháp lý, nguyên tắc mà NHNN đưa ra. Thực hiện theo đúng tiến trình quy định cho vay đối với DNV&N: giám sát tốc độ sản xuất kinh doanh của DNV&N và đảm bảo trả đủ gốc và lãi khi đáo hạn. Tuy nhiên, do biến động kinh tế nên ngân hàng đã có những chính sách điều chỉnh lãi suất, mở thêm nhiều hình thức cho vay để doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn đến nguồn vốn dư thừa đó, nhưng năm 2011 công tác thu nợ của ngân hàng chưa được tốt, chất lượng cho vay của ngân hàng không đạt được hiệu quả vì thế mà có sự suy giảm đối với năm 2010. Do vậy, sang đến năm 2012 ngân hàng đã rút kinh nghiệm từ việc quản lý không tốt công tác thu nợ nên năm nay ngân hàng triển khai quy trình cho vay sát sao hơn, theo sát các DNV&N vay vốn nhằm đảm bảo an toàn các khoản mà ngân hàng cho vay. Do biến động kinh tế mà ngân hàng đã có những chính sách phù hợp để cứu các DNV&N nên phần nào đó ngân hàng cũng tăng được tính cạnh tranh của mình trên thị trường. Dần hướng tới mục tiêu mà ngân hàng đề ra là trở thành 1 trong 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Qua đó mà ngân hàng cũng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của ngân hàng, các DNV&N được tài trợ vốn kịp thời để tiếp tục việc đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy mà ngân hàng cũng đã đóng góp một phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế xã hội Nói chung, trong 3 năm qua (2010-2011) hoạt động cho vay của ngân hàng tương đối ổn định nhưng có sự biến động nhẹ vào năm 2011. Nhưng năm sau đó thì hoạt Thang Long University Library 44 động cho vay ngân hàng đối với DNV&N cũng đạt được kết quả khả quan hơn. Ngân hàng nên tiếp tục phát huy và có những biến pháp phòng ngừa rủi ro với những khoản nợ khó đòi chưa thu hồi được. Ngân hàng nên có những hình thức cho vay phù hợp theo từng đối tượng và có sự điều chỉnh để cân bằng được lượng tín dụng lưu ngoài thị trường. 2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.4.1 Những mặt đạt đƣợc Qua những số liệu thực tế và những phân tích cơ bản về tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng An Bình – CN Hà Nội đối với DNV&N trong ba năm (2010-2012), chi nhánh đã đạt được những kết quả sau: Thứ nhất, tất cả hoạt động, quy trình tín dụng của ABBank – CN Hà Nội đều được đánh giá và kiểm soát nội bộ là phù hợp với các quy trình tín dụng theo quy định của các luật và của các ngân hàng. Tuy đây chỉ là đánh giá mang tính định tính về hiệu quả cho vay nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả cho vay. Thực hiện đúng quy trình là bước đầu tiên để đảm bảo hiệu quả khoản vay cũng như tìm ra được rủi ro của khoản vay. Thứ hai, dư nợ cho vay DNV&N tăng trong 3 năm trên (2010-2011). Dư nợ cho vay tập trung chủ yếu ở cho vay trung và dài hạn, vay ngắn hạn cũng tăng lên đáng kể. ABBank – CN Hà Nội cũng đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho khách hàng và quy mô khách hàng ngày càng được mở rộng. Thứ ba, sự gia tăng của quy mô của hoạt động cho vay DNV&N đã cho thấy được chính sách và phát triển chiến lược hợp lý, phù hợp với tình hình của chi nhánh và tình hình phát triển nói chung. Thứ tư, hoạt động hỗ trợ lãi suất cho các DNV&N thu được kết quả khả quan. Chi nhánh không chạy việc tăng quy mô từ nguồn lãi suất thấp mà làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Các khoản vay thuộc đối tượng hỗ trợ vẫn được đảm bảo thẩm định theo đúng quy trình và đến nay chưa có khoản nợ quá hạn nào. 2.4.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động cho vay nhưng bên cạnh đó ABBank – CN Hà Nội còn có những vấn đề cần khắc phục và đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý. Cụ thể như sau: Thứ nhất, hình thức cho vay chưa đa dạng và còn rườm rà. Các DNV&N phần lớn vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu cho vay của ngân hàng nên ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng nhưng hiện nay các DNV&N vay theo loại hình thức này lại chiếm tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân là vì: 45 - Năng lực tài chính của các DNV&N vẫn còn yếu kém, tình trạng thất thoát vốn vẫn xảy ra làm doanh nghiệp luôn trong tình trạng xấu gây ra nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng. - Tài sản đảm bảo của DNV&N thường không có hoặc không đủ đảm bảo cho khoản vay. - Uy tín thấp Cùng với đó các thủ tục cho vay còn rườm rà, thời gian giải ngân của ngân hàng còn quá dài, đôi khi lại không vay được vốn gây lãng phí tiền của ngân hàng và doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do: - Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, còn quá nhiều thủ tục không cần thiết gây khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. - Môi trường đầu tư thiếu tính an toàn và ổn định khiến các nhà đầu tư giảm nhu cầu vay vốn do không mạnh dạn mở rộng sản xuất - Các ngân hàng còn thận trọng trong quá trình cho vay nên cần nhiều giấy tờ chứng minh đảm bảo tài sản để tránh rủi ro. - Chưa có cơ quan đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp để làm cơ sở cho ngân hàng đưa ra quyết định cho vay. Vì vậy chi nhánh cần biết tận dụng những ưu điểm của từng loại hình cho vay để tiếp cận thị trường đến từng khách hàng nhiều hơn nữa. Từ đó, nâng cao dư nợ cho vay cũng như đáp ứng được nguồn vốn tài trợ cho từng đối tượng khách hàng một cách thích hợp. Thứ hai, hệ thống thông tin khách hàng được coi là yếu tố giúp cho ngân hàng tăng cao doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong những năm về sau. Tuy nhiên, cán bộ thẩm định vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin khách hàng. Do bộ phận công nghệ thông tin trong ngân hàng vẫn còn non trẻ, chưa xây dựng được một hệ thống thông tin khách hàng hoàn thiện đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nghiệp vụ. Cán bộ thẩm định vẫn còn thiếu xót trong chuyên môn đánh giá hiệu quả các khoản vay và tình hình tài chính của khách hàng. Do đó, ABBank – CN Hà Nội cần đầu tư cho đội ngũ phát triển hệ thống thông tin, đồng thời đào tạo về chuyên môn thẩm định cho vay DNV&N của các cán bộ tín dụng một cách bài bản và chuyên nghiệp. Thứ ba, doanh số cho vay DNV&N vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu vốn mạnh mẽ của các doanh nghiệp. Do các doanh nghiệp không có nhiều lợi thế để có thể vay vốn tại ngân hàng, đặc biệt ở thời điểm hiện tại khi các quy định về đảm bảo tiền vay và thẩm định dự án càng chặt chẽ thì DNV&N lại càng có ít cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Thang Long University Library 46 Ngoài ra, nguốn vốn dành cho vay đối với DNV&N chưa có quỹ riêng, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn của chi nhánh còn nhiều hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư để phát triển của doanh nghiệp ngày một tăng. Điều này gây ra sự mất cân bằng trong việc cung ứng vốn cho các DNV&N. Kết luận chƣơng: Hoạt động cho vay của ngân hàng tương đối ổn định nhưng có biến động nhẹ vào năm 2011 do công tác thu nợ chưa được thực hiện tốt. Đến năm 2012 ngân hàng đã đẩy mạnh nguyên tắc cho vay, giám sát chặt chẽ hơn các khoản cho DN&N vay. Cụ thể, DSCV luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, bên cạnh đó công tác thu nợ cũng đang được nâng cao với sự giám sát chặt chẽ của cán bô tín dụng ngân hàng. Đạt được điều này ngân hàng đã thực hiện chính sách cho vay hợp lý, an toàn, thực hiện tốt công tác kiểm tra và thẩm định, giám sát chặt chẽ mọi khoản vay của khách hàng. Dư nợ trong 3 năm qua cũng tăng với tốc độ vừa phải, giá trị dư nợ qua các năm thấp hơn so với DSCV chứng tỏ hiệu quả cho vay với khách hàng là doanh nghiệp cũng rất khả quan. Đối với chỉ tiêu định tính và định lượng dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thì cũng cho thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng đang đạt đến những con số khả quan. Ngân hàng nên phát huy và có nhiều chính sách ưu đãi phù hớp với từng loại hình cho vay để ngân hàng có thể thực hiện được mục tiêu của mình là “ 1 trong 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam”. 47 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG AN BÌNH – CN HÀ NỘI 3.1 Định hƣớng hoạt động cho vay DNV&N của ABBank – CN Hà Nội trong những năm tới. 3.1.1 Định hƣớng chung Để đáp ứng những thay đổi của môi trường kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng khác đang diễn ra quyết liệt. Ban lãnh đạo ABBank – CN Hà Nội đã đề ra những định hướng mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNV&N nói riêng. Bám sát định hướng hoạt động kinh doanh chung của ngành, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu của thị trường. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, với tất cả các thành phần kinh tế và dân cư. Đa dạng hóa đối tượng khách hàng cho vay, loại hình cho vay, sản phẩm cho vay, đảm bảo giữ vững và phát triển thị phần, thị trường tăng cường khả năng cạnh tranh. Mở rộng tăng trưởng dư nợ trên cơ sở kiểm soát chất lượng cho vay, góp phần thực hiện thực định hướng phát triển kinh tế xã hội. 3.1.2 Định hƣớng phát triển hoạt động cho vay đối với DNV&N DNV&N là bộ phận quan trọng cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển lâu dài và hợp tác trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Vì vậy ABBank – CN Hà Nội cũng như Chính phủ, các Bộ, Ngành đã tạo điều kiện cho các DNV&N thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực có sự kết hợp với các nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. DNV&N trong những năm qua liên tục phát triển về số lượng, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số DNV&N. Do đó ngân hàng nên mở rộng về số lượng thì chất lượng hoạt động cho vay của các DNV&N cũng không ngừng được nâng cao, các lĩnh vực hoạt động của DN phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Hà Nội. Ngân hàng cần có những chính sách tiền tệ, điều chỉnh lãi suất phù hợp với biến động của nền kinh tế thị trường như hiện nay. Cần có những hình thức cho vay đa dạng cùng với đó là quy trình cho vay nên ngắn gọn nhưng vẫn tuân thủ đúng theo nguyên tắc cho vay của NHNN. Có như vậy thì hoạt động cho vay đối với DNV&N mới được phát triển nhằm giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn dư thừa của ngân hàng được dễ dàng đồng thời cũng giúp cho ngân hàng quảng bá hình ảnh của mình tiến gần hơn với mục tiêu là “ trở thành 1 trong 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam”. Thang Long University Library 48 3.1.3 Chiến lƣợc của chi nhánh Trở thành một ngân hàng thân thiện, hoạt động chuyên nghiệp, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn. Xây dựng các sản phẩm đặc thù và riêng biệt, xây dựng thương hiệu tốt và có uy tin. Xây dựng đội ngũ nhân viên, chuyên gia tư vấn và đầu tư tinh nhuệ, có trình độ chuyên môn cao, kĩ thuật giao tiếp tốt. Để thực hiện một cách cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay thì chi nhánh ABBank Hà Nội đã lên kế hoạch cho những mục tiêu sắp tới và cam kết đạt được trong năm 2014. Bảng 3.1. Mục tiêu kinh doanh của ABBank – CN Hà Nội trong năm 2014 STT MỤC TIÊU 1. MỤC TIÊU VỀ KINH DOANH/CÔNG VIỆC - Lợi nhuận trước thuế: 37,6 tỷ đồng - Thu phí dịch vụ: 5 tỷ đồng, trong đó + KHDN: 1,5 tỷ đồng + KHCN: 3,5 tỷ đồng - Nợ quá hạn: + KHDN: <=0,3% + KHCN: <=1% 2. MỤC TIÊU HƢỚNG ĐẾN KHÁCH HÀNG - Đáp ứng nhu cầu hợp lý của khách hàng bên ngoài: + Không quá khiếu nại của 12 khách hàng trong năm. + Thời gian giải quyết khiếu nại của khách hàng trong vòng 1 ngày kể từ khi nhận được thông tin khiếu nại. - Đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng: Điểm tổng kết năm được đo lường từ việc đánh giá chất lượng dịch vụ (MS) tại đơn vị đat 85 điểm. 3. MỤC TIÊU XÂY DỰNG/ÁP DỤNG QUY TRÌNH NỘI BỘ CỦA ĐƠN VỊ VÀ CỦA NGÂN HÀNG - Mức độ áp dụng ISO: đạt từ 85% trở lên - Mức độ áp dụng 5S: đạt từ 85% trở lên 4. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN - 100% nhân viên được đào tạo về chuyên môn trước khi đảm nhiệm công việc - Đảm bảo đào tạo 100% quy trình nội bộ cho nhân viên tại đơn vị - Đảm bảo mỗi vị trí quản lý có 1 nhân sự thừa kế - Tham gia đào tạo 100% các khóa CORE – banking T24 cho các chi nhánh, (Nguồn: Kế hoạch hoạt động của chi nhánh ABBank Hà Nội) 49 3.2 Những để xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng An Bình – Cn Hà Nội. Từ khi chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, hệ thống NHTM đã khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường. Thật vậy, thông qua hoạt động của các NHTM, nhà nước có thể điều tiết nền kinh tế quốc gia như thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia, giảm hay tăng lượng tiền trong lưu thông, điều chỉnh mức cung cầu ngoại tệ, ổn định giá....thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của đất nước, hệ thống NHTM luôn luôn củng cố và hoàn thiện, trong đó có NH TMCP An Bình – CN Hà Nội. Hưởng ứng phong trào khôi phục và củng cố hệ thống NHTM Việt Nam, yêu cầu chi nhánh đặt ra và luôn nâng cao hiệu quả hoạt động để tồn tại một cách bền vững và lâu dài. Để thực hiện điều này, ABBank – CN Hà Nội cần có một số biện pháp cụ thể sau: 3.2.1 Tăng cƣờng công tác tiếp thị. Để hoạt động cho vay đến với phần lớn các DNV&N trên thành phố Hà Nội, ngân hàng cần có chiến lược Marketing bằng hình thức quảng cáo trên các trang báo, đài, phương tiện thông tin đại chúng. Trong chiến lược Marketing khâu đóng vai trò quan trọng là nghệ thuật giao tiếp của cán bộ tín dụng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn và nhìn nhận của khách hàng. Vì vậy cần phải lựa chọn đội ngũ tiếp thị vừa có ngoại hình tốt, vừa có khả năng giao tiếp, am tường nghiệp vụ kĩ thuật. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm phân tích thông tin về phía khách hàng giúp cán bộ tín dụng ra quyết định cho vay. 3.2.2 Cải tiến quy trình cho vay Nếu có thể cán bộ tín dụng cần rút ngắn thời gian từ khi khách hàng đến nộp đơn xin vay đến lúc được giải ngân càng ngắn càng tốt. Bởi trong kinh doanh thời điểm thuận lợi để đầu tư kịp thời thường mang lại lợi nhuận cao nhất cho khách hàng. Như vậy, việc rút ngắn thời gian tối đa đi kèm với những thủ tục đơn giản, nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ sẽ có tác động rất lớn trong tâm lý khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng. Cải cách quy trình về thủ tục thẩm định, về hạn chế chi phí, thủ tục cho vay cải cách theo hướng:  Món càng lớn thủ tục càng chặt  Món càng nhỏ thủ tục càng gọn nhẹ 3.2.3 Mở rộng hình thức tín dụng Chi nhánh cần phải mở rộng các hình thức thế chấp, cầm cố và thu chi hộ. Điều này không những giúp cho chi nhánh cạnh tranh với các ngân hàng khác mà còn thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng, tạo uy tín vững chắc cho ngân hàng. Thang Long University Library 50 3.2.4 Tăng cƣờng công tác thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản tín dụng đã cấp - Tăng cường công tác thẩm định: Là công tác quan trọng của cán bộ tín dụng, giữ vị trí quyết định đến chất lượng tín dụng và khả năng phòng ngừa rủi ro. Trong hoạt động tín dụng việc đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng để xác định đúng mức tín dụng và thời hạn hợp lý để từ đó hạn chế rủi ro là một vấn đề vô cùng phức tạp. Việc thẩm định uy tín của khách hàng, được xem là yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ tín dụng. Đặc biệt khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, ngân hàng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính tức là lợi nhuận của phương án xin vay và các nguồn khác mà khách hàng có thể cam kết để trả nợ cho ngân hàng khi nguồn nợ chính có sự cố đồng thời xem xét những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Khi quyết định cho vay không nên coi tài sản thế chấp, cầm cố là chỗ dựa an toàn. Trước hết cần phải xác định rõ quan điểm trước khi cho vay là nguồn trả nợ của khách hàng phải là thu nhập tử dự án vay. Vì mục đích cung cấp tín dụng của ngân hàng là giúp khách hàng có vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, cho ngân hàng, cho xã hội. Do vậy yếu tố quyết định đến việc cho vay là hiệu quả của dự án chứ không phải là tài sản thế chấp, cầm cố. Việc phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố là biện pháp cuối cùng để thu nợ nhằm bảo toàn vốn khi không còn khả năng nào khác. Bởi nó sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới tâm lý khách hàng và mối quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng. Trong điều kiện nước ta hiện nay hệ thống pháp lý còn thiếu chặt chẽ, tính pháp lý của tài sản dùng để thế chấp còn chưa đủ chuẩn hóa thì việc phát mại tài sản là không đơn giản. - Kiểm tra giám sát các khoản tín dụng đã cấp: là nhiệm vụ cơ bản của ngân hàng. Mặc dù quản lý tốt sẽ không giải quyết được các khoản vay có vấn đề, nhưng thường các khoản vay tốt sẽ có vấn đề nếu việc giám sát không được quan tâm. Ngân hàng giám sát chặt chẽ các khoản vay để có những thông tin kịp thời của người vay, cũng như tuân thủ các điều kiện ghi trong hợp đồng tín dụng. Tùy theo thời gian cho vay mà cán bộ tín dụng tiến hành những cuộc khảo sát nhằm xem xét lại mối quan hệ với khách hàng. Nắm bắt toàn bộ thông tin của khách hàng là điều kiện cần thiết để thu hút thêm những khách hàng tin cậy và sàng lọc những khách hàng không thiện chí. 51 3.2.5 Đa dạng hóa phƣơng thức xử lý nợ quá hạn Do mục tiêu của ngân hàng không chỉ là lợi nhuận mà còn thúc đẩy nên kinh tế phát triển. Chính vì vậy ở bất kể hoàn cành nào trên nguyên tắc của ngân hàng không bao giờ dồn con nợ vào bước đường cùng (phá sản) mà ngân hàng luôn tìm cách giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ đứng dậy tìm về thị trường. Đây là biện pháp hợp lý nhất để xử lý một khoản nợ tín dụng đã trở thành nợ khó đòi. 3.2.6 Giải pháp về lãi suất Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với từng khách hàng. Lãi suất của mỗi khoản vay là nguồn thu của mỗi ngân hàng nhưng lại là chi phí đối với khách hàng. Thực tế cho thấy có sự trái ngược về lợi ích và mong muốn về lãi suất giữa ngân hàng và khách hàng. Khách hàng luôn mong muốn được vay với lãi suất thấp nhất có thể làm giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó ngân hàng cần một mức lãi suất thỏa đáng để bù đắp chi phí huy động vốn và mang lại lợi ích cho ngân hàng. Do đó, xây dựng chính sách lãi suất phù hợp và phù hợp quy chế nhà nước là rất cần thiết. Để làm tốt công tác này đòi hỏi một khâu quan trọng của hoạt động cho vay là định giá tiền vay, làm sao lãi suất đặt giá ở một mức giá phù hợp và phù hợp với thị trường, thu hút khách hàng và đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. 3.2.7 Gia tăng tiện ích cho khách hàng Thông qua các sản phẩm, dịch vụ với 2 định hướng chính: Phát triển sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại mới, giúp tăng tiện ích sử dụng và thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch. Phát triển theo gói sản phẩm tích hợp, đáp ứng nhu cầu trọn gói và hiệu quả về mặt chi phí cho khách hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc hoàn thiện chính sách khách hàng, đa dạng hóa kênh phân phối, trong đó, chú trọng đầu tư nâng cấp, mở rộng các kênh bán hàng phi vật lý ( Internet Banking, Phonebanking...) 3.2.8 Nâng cao chất lƣợng đỗi ngũ công nhân viên Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên nói riêng và toàn thể nhân viên nói chung. Trang bị thêm những kiến thức về kinh tế, kĩ thuật, marketing....để từ đó bộ máy tổ chức có thể đương đầu và cạnh tranh với cơ chế thị trường. Vấn đề quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ nhân viên cũng cần được xem xét hợp lý. Trách nhiệm và công tác của bộ phận này rất nặng nề, chi nhánh cần có những chính sách đãi ngỗ hợp lý như: chế độ lương bổng, điều kiện làm việc...có như vậy ngân hàng mới giữ được những cán bộ giỏi trách được những tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Thang Long University Library 52 3.2.9 Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng Phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, tuyên truyền hướng dẫn khách hàng về thủ tục vay vốn và sử dụng vốn có hiêu quả. Sự phối hợp này càng chặt chẽ bao nhiêu thì kết quả đạt được càng thiết thực bấy nhiêu. 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ liên ngành Hoạt động tín dụng của NHTM hay bất kể hoạt động nào đều chịu sự tác động của chính sách nhà nứơc. Qua phân tích và đánh giá trên, để tạo điều kiện cho DNV&N cũng như tạo điều kiện cho NHTM CP An Bình – CN Hà Nội, Nhà nứơc và các bộ liên quan cần có những chính sách thiết thực hơn nữa, nhất là chính sách tín dụng. Sau đây là một số kiến nghị với nhà nước và các bộ ngành liên quan: - Nhà nuớc cần cụ thể hoá chương trình phát triển DNV&N bằng các chính sách hỗ trợ cụ thể về tài chính, thuế, lao động... đi kèm với sự đồng bộ, kịp thời, của các văn bản huớng dẫn. - Nhà nước cần xác lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đầy đủ cho hoạt động của ngân hàng. Triển khai thực hiện tốt thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, cập nhật, và cung cấp các thông tin về giao dịch một cách thuận tiện nhất. Chỉ đạo các cơ quan chức năng giúp đỡ các ngân hàng trong việc hoàn thiện thủ tục thế chấp tài sản, vay vốn ngân hàng cũng như xử lý tài sản thế chấp khi khách hàng không trả được nợ. - Các cấp, các ngành cần nhanh chóng hoàn thiện nhanh đề án quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, sở hữu nhà cho các cá nhân, các tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thế chấp ngân hàng. - Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ và quản lý các DNV&N hoạt động theo đúng các quy định pháp luật hiện hành. Cần nghiên cứu để đưa ra chế độ phù hợp với thực tế DNV&N hiện nay. Tổng cục thuế cần có những biện pháp cương quyết và hữu ích hơn trong công tác quản lý tài chính, hoá đơn cũng như việc chấp hành luật thuế của các DNV&N. 3.3.2 Kiến nghị với NHTM An Bình – CN Hà Nội Mở rộng hơn nữa quy mô của ngân hàng tại những khu vực tiềm năng, phát triển thêm nhiều phòng giao dịch. Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới, đồng thời luôn giữ mối quan hệ với các khách hàng cũ, khách hàng uy tín. Định kì tổ chức hội nghị khách hàng, phát thư góp ý cho khách hàng để từ đó phát huy ưu điểm và khắc phục những điểm chưa tốt. 53 Tiếp tục đào tạo, nâng cao bồi dưỡng trình độ cán bộ nhân viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, thường xuyên đổi mới phong cách phục vụ, tận tuỵ vì công việc, vì khách hàng. Trong xu thế hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp trong nước sẽ có khả năng yếu đi và các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng mạnh lên. Do vậy ngân hàng cần mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nước ngoài. 3.3.3 Kiến nghị với hội sở ABBank Mạnh dạn phân quyền cho các ngân hàng như quyền mua sắm tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh, tăng hạn mức phán quyết cho vay đối với mỗi ngân hàng của chi nhánh. Do ngày nay, kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu vay vốn ngày càng tăng, mức vay vốn của mỗi khách hàng ngày càng lớn nếu NHTM An Bình vẫn chỉ duy trì mức vốn vay là 3 tỉ đồng như trước đây thì gầy nhiều hạn chế cho Ngân hàng chi nhánh. Hiện nay, số món vay trên 3 tỉ đồng của mỗi ngân hàng chi nhánh ngày càng nhiều do mục đích sản xuất kinh doanh của DNV&N ngày càng tăng nên khi chi nhánh xin ý kiến của hội sở thì sẽ mất rất nhiều thời gian chờ đợi của khách hàng và có thể họ sẽ chuyển sang xin vay có ngân hàng khác, trong khi ngân hàng chi nhánh đánh giá hiệu quả của món vay là rất tốt. Ngân hàng cần phải đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cấp phần mềm mấy vi tính để giảm các lỗi về kĩ thuật để giảm thời gian chờ đợi lâu của khách hàng. Thang Long University Library 54 Kết luận chƣơng: Qua phân tích ở chương 2, thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng có những mặt đạt được song vẫn còn nhiều hạn chế cần có những biện pháp giải quyết hiệu quả. Do vậy, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh ABBank Hà Nội nói riêng và Hội sở ABBank nói chung. Những giải pháp về tăng cường công tác tiếp thị, tiến quy trình cho vay, mở rộng hình thức tín dụng, tăng cường công tác thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản tín dụng đã cấp, đa dạng hóa phương thức xử lý nợ quá hạn, nâng cao chất lượng đỗi ngũ công nhân viên và kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương. Các giải pháp này có liên quan tới nhau nên cần được ngân hàng áp dụng một cách đồng thời và cũng cần có sự giúp đỡ của Chính phủ và các bộ nghành liên quan. 55 KẾT LUẬN Sự xuất hiện của ngân hàng là cần thiết và hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đẩy mạnh công nghiệp hiện đại hóa đất nước. Chi nhánh ABBank Hà Nội không ngừng phát triển, đổi mới nhằm thích nghi với những biến động thị trường cũng như phối hợp đồng bộ với hệ thống ngân hàng quốc gia. Qua phân tích cho ta thấy được kết quả hoạt động của ngân hàng ABBank – CN Hà Nội đã hoạt động khá tốt về việc cho vay và thu nợ, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với mức lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó ngân hàng cũng đã làm tốt nhiệm vụ của cấp trên giao và làm đúng vai trò của mình đối với chính sách phát triển của Nhà nước. Đạt được kết quả trên phần lớn là do sự đóng góp tích cực của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, ý thức trách nhiệm của mình, nội bộ đoàn kết nhất trí tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra không thể không nói đến sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban nghành lãnh đạo, đoàn thể, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế. Qua quá trình tìm hiểu thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNV&N cho thấy dư nợ của ngân hàng tăng lên đáng kể tuy chưa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên bài luận của em còn nhiều thiếu xót và tính toàn diện, rất mong được sự thông cảm và góp ý của thầy cô. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thùy Linh và ban lãnh đạo nhân viên phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh ABBank Hà Nội đã chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành bài luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị An Giang Thang Long University Library 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Mai Văn Bạn, Giáo trình NHTM, ĐH Thăng Long, NXB Tài Chính, 2009 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình NHTM, Học viện Ngân hàng, NXB Thống Kê, 2009 3. Báo cáo tín dụng của NHTM ABBank – CN Hà Nội năm 2010 - 2012 4. Các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng, Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 5. Trang web của NHTM ABBank và Ngân hàng Nhà nước 57 Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoan_van_a16340_3921_1517.pdf
Luận văn liên quan