Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Sông Thu

Chi phí kinh doanh là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh càng cao càng làm giảm hiệu quả kinh doanh. Vì vậy phấn đấu giảm chi phí kinh doanh là hết sức cần thiết. Trước hết, bộ phận chi phí lớn nhất trong kinh doanh đó là giá vốn hàng bán do nguyên vật liệu sử dụng để đóng và sửa chữa tàu biển tăng cao. Đây là khoản chi phí mà doanh nghiệp cần hạ thấp để tăng lợi nhuận. Nhưng do đặc điểm hoạt động kinh doanh đóng mới và sửa chữa tàu biển là nguyên vật liệu giao thẳng không nhập kho, đồng thời các hợp đồng đóng tàu có thời gian lắp đặt dài trong khi thời gian lắp đặt chưa tạo ra sản phẩm nhưng sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã hội. Do đó khi lập kế hoạch cần cân nhắc, thận trọng, nêu rõ các yêu cầu vật tư, tiền vốn nhân công. Việc quản lý theo dõi quá trình sản xuất phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, đảm bảo chất lượng của tàu được đóng và sửa chữa, theo dõi chặt chẽ chi phí phát sinh để nâng cao hơn nữa lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tới.

doc80 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3056 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Sông Thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong thực tế thì nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp lại thấp, vì vậy doanh nghiệp cần phải có các biện pháp huy động thêm nguồn vốn thường xuyên và giảm bớt nguồn vốn tạm thời. Thực ra tính ổn định nguồn vốn không hề có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc sở hữu một nguồn vốn có tính ổn định cao có thể ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tập trung vào sản xuất kinh doanh mà không phải loay hoay giải quyết vấn đề vốn hoạt động. Hơn nữa, một nguồn vốn có tính ổn định cao tác động tích cực đến cân bằng tài chính của doanh nghiệp, nâng cao uy tín tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia các hoạt động tài chính tín dụng về sau. Như vậy, bảng chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ về mặt tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ của doanh nghiệp qua ba năm chưa thực sự tốt. Tỷ suất nợ quá cao trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn, điều này thể hiện doanh nghiệp đang phải chịu áp lực rất lớn về vấn đề thanh toán nợ ngắn hạn. Khả năng ổn định của nguồn tài trợ chưa cao và có xu hướng giảm dần qua ba năm, điều này cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn vay từ bên ngoài, là rất khó khăn đối với doanh nghiệp khi mà tỷ suất nguồn vốn tạm thời chiếm tỷ trọng cao như hiện nay là 70,37%. Vì vậy trong thời gian tới doanh nghiệp cần xây dựng một cấu trúc nguồn vốn hợp lý hơn, để cải thiện tình hình như hiện nay đòi hỏi phải có một sự nỗ lực rất lớn đối với doanh nghiệp. Chuyển sang nhóm chỉ tiêu về cân bằng tài chính ngắn hạn và dài hạn, sử dụng các công thức đã được trình bày tại mục 1.2.6.2.2 để tiến hành tính toán và lập bảng số liệu. Bảng 2.8: Các chỉ tiêu thể hiện cân bằng tài chính của doanh nghiệp ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Vốn lưu động ròng 260.511 -6.518.630 -1.959.913 Nhu cầu vốn lưu động ròng -2.497.080 -9.526.512 -6.674.929 Ngân quỹ ròng 2.757.591 3.007.882 4.715.016 Từ bảng trên ta có thể thấy chỉ tiêu VLĐ ròng trong năm 2008 của doanh nghiệp là dương, 260.511.000 đồng, cho thấy tình hình dự trữ, huy động và sử dụng vốn tài trợ cho các hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp trong năm này là rất tốt. Doanh nghiệp không những đã nâng cao năng lực sản xuất, thu được lợi nhuận lớn, đồng thời lượng vốn tài trợ cho tài sản dài hạn còn được tăng cường cho tài sản ngắn hạn. Cấu trúc tài chính đảm bảo cân bằng và thu được nhiều kết quả tốt trong hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng sang năm 2009 và 2010, VLĐ ròng lại âm, cụ thể ở năm 2009 vốn lưu động ròng là -6.518.630.000 đồng và năm 2010 là -1.959.913.000 đồng. Điều này thể hiện nguồn vốn thường xuyên không đủ để tài trợ tài sản dài hạn, doanh nghiệp phải sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ. Do đó áp lực thanh toán trong ngắn hạn rất lớn. Doanh nghiệp được coi là mất cân bằng tài chính trong dài hạn. Thực tế là trong năm 2010, doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực để hạn chế tình trạng mất cân bằng tài chính so với năm trước, tính tự chủ tuy có xu hướng giảm đi song vẫn được đảm bảo ổn định. Trong năm này hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cao hơn hẳn năm trước, việc gia tăng, huy động nguồn vốn thường xuyên để đáp ứng nhu cầu tài trợ tài sản dài hạn là việc làm đúng đắn và hết sức hợp lý của doanh nghiệp. Ngân quỹ ròng của doanh nghiệp luôn dương và tăng dần, năm 2008 là 2.757.591.000 đồng, sang năm 2009 tăng lên 3.007.882.000 đồng và tiếp tục tăng lên 4.715.016.000 đồng vào năm 2010. Điều này chứng tỏ vốn lưu động ròng đảm bảo tài trợ nhu cầu vốn trong ngắn hạn. Doanh nghiệp đạt được trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn, từ đó làm giảm các áp lực thanh toán trong tương lai gần, giúp doanh nghiệp tập trung hoạt động có hiệu quả. Tóm lại, dù doanh nghiệp đã cố gắng gia tăng tính ổn định của nguồn vốn và đạt được cân bằng tài chính ngắn hạn trong các năm tuy nhiên doanh nghiệp vẫn bị mất cân bằng tài chính trong dài hạn. Yếu tố này đều không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tuy nhiên lại tác động đến khả năng thanh toán, từ đó tác động đến bộ mặt tài chính và có thể tác động gián tiếp đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Do vậy nhà quản lý cần phải chú ý để cải thiện cân bằng tài chính của doanh nghiệp. 2.2.3 Phân tích khả năng hoạt động của doanh nghiệp Như đã phân tích tại mục 1.2.6.1, khả năng hoạt động của doanh nghiệp mà tiêu biểu là chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản tác động trực tiếp đến tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) của doanh nghiệp và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Ta tiến hành phân tích ảnh hưởng của khoản mục này bằng cách sử dụng lý thuyết đã trình bày tại mục 1.2.6.3. Bảng 2.9: Các chỉ tiêu thể hiện khả năng hoạt động của doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Hiệu suất sử dụng tài sản (%) 27,96 31,16 Số vòng quay vốn lưu động (Vòng) 0,42 0,47 Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động (ngày/vòng quay) 866,33 761,40 Số vòng quay hàng tồn kho (Vòng) 1,15 0,95 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho (ngày/vòng quay) 313,50 380,64 Số vòng quay nợ phải thu (Vòng) 0,68 0,94 Số ngày 1 vòng quay nợ phải thu (ngày/vòng quay) 529,50 382,33 Tỷ suất giá vốn hàng bán (%) 84,00 82,10 Số vòng quay vốn lưu động tăng dần qua các năm, năm 2009 là 0,42 và năm 2010 là 0,47, tuy nhiên chỉ tiêu này ở mức khá thấp. Đối với số vòng quay vốn lưu động, chỉ tiêu này thể hiện khả năng luân chuyển vốn ngắn hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu số vòng quay vốn lưu động càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt. Tuy nhiên, khi xem xét số vòng quay vốn lưu động cần xem xét đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp vì tùy đặc điểm hoạt động của từng ngành mà chỉ tiêu này sẽ thay đổi thích hợp. Đối với Công ty Sông Thu, do đặc điểm hoạt động yêu cầu liên tục đổi mới trong công nghệ nên việc đầu tư tài sản cố định là rất cao, dẫn tới việc luân chuyển vốn lưu động kém là có thể chấp nhận được. Số vòng quay nợ phải thu của doanh nghiệp tăng dần theo thời gian, vào năm 2009 là 0,68 và năm 2010 là 0,94 chứng tỏ doanh nghiệp có cải thiện trong công tác quản lý và thu hồi nợ, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn bởi các đối tác kinh doanh và góp phần gia tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm dần, cụ thể trong năm 2009 số vòng quay hàng tồn kho là 1,15 vòng thì sang năm 2010, chỉ tiêu này chỉ còn 0,95 vòng. Điều này chứng tỏ khả năng hoán chuyển hàng tồn kho thành tiền của doanh nghiệp đang có dấu hiệu giảm sút. Đây là điểm doanh nghiệp cần phải lưu ý. Bên cạnh đó, chỉ tiêu tỷ suất GVHB giảm cũng ảnh hưởng tốt đến kết quả hoạt động do GVHB tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên GVHB luôn chiếm hơn 80% doanh thu thuần của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu của doanh nghiệp thì giá vốn hàng bán chiếm hơn 80 đồng. Đây là dấu hiệu bất lợi vì nó sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nhưng cắt giảm được chi phí sản xuất. Chỉ tiêu quan trọng nhất trong nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp là chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần theo thời gian, từ 27,96% năm 2009 tăng lên 31,16% năm 2010. Điều này là rất tốt vì hiệu suất sử dụng tài sản tăng sẽ góp phần làm tăng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA. Mức tăng trưởng chỉ tiêu này khá cao nên ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu ROA. Điều này có thể được kiểm chứng khi thực hiện phân tích Dupont ở phần sau. Tóm lại, các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp nhìn chung có xu hướng tăng trưởng tương đối tốt. Tuy nhiên tốc độ luân chuyển vốn lưu động vẫn còn ở mức thấp và tỷ suất giá vốn hàng bán còn tương đối cao. Đây là điểm doanh nghiệp cần lưu ý để khắc phục. 2.2.4 Phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Chuyển sang nhóm chỉ tiêu cuối cùng có thể tạo ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Sử dụng cơ sở lý thuyết đã trình bày tại mục 1.2.6.4, ta tiến hành lập bảng mô tả dữ liệu. Đầu tiên, ta sẽ xem xét nhóm chỉ tiêu phản ánh các loại lợi nhuận để có thể rút ra một số nhận định sơ bộ về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn khảo sát. Bảng 2.10: Bảng phân tích biến động trong kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ĐVT: 1.000 đồng Chênh lệch 2010/2009 Tỷ lệ % 12,53% 12,53% 9,97% 25,92% 688,61% -26,66% -26,66% -23,62% 27,20% 37,98% -88,67% -88,67% 25,07% 63,50% 21,26% Mức 2.982.276 0 3.313.640 2.216.617 1.097.023 239.560 -70.557 -70.557 -2.321 270.449 1.139.012 -301.733 0 -301.733 873.279 191.294 645.985 Chênh lệch 2009/2008 Tỷ lệ % 23,40% 23,40% 31,16% -5,87% -82,66% 58,26% 58,26% -12,46% 47,79% -22,03% 92,96% 92,96% -16,99% -55,94% -9,01% Mức 4.514.448 0 5.016.053 5.279.935 -263.882 -165.862 97.441 97.441 -1.399 321.547 -847.333 163.947 0 163.947 -683.386 -382.466 -300.920 Năm 2010 26.792.351 0 29.769.279 24.439.098 5.330.181 274.349 194.141 194.141 7.506 1.264.858 4.138.025 38.569 0 38.569 4.176.594 492.567 3.684.027 Năm 2009 23.810.075 0 26.455.639 22.222.481 4.233.158 34.789 264.698 264.698 9.827 994.409 2.999.013 340.302 0 340.302 3.339.315 301.273 3.038.042 Năm 2008 19.295.627 0 21.439.586 16.942.546 4.497.040 200.651 167.257 167.257 11.226 672.862 3.846.346 176.355 0 176.355 4.022.701 683.739 3.338.962 Chỉ tiêu 01.Doanh thu BH và CCDV 02.Các khoản giảm trừ doanh thu 03.DT thuần về BH và CCDV 04.Giá vốn hàng bán 05.LN gộp về BH và CCDV 06.Doanh thu hoạt động tài chính 07.Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 08.Chi phí bán hàng 09.Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.LN thuần từ hoạt động KD 11.Thu nhập khác 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác 14.Tổng LN kế toán trước thuế 15.Chi phí thuế thu nhập DN 16.Lợi nhuận kế toán sau thuế Nhìn vào bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh (Bảng 2.10) của doanh nghiệp, chúng ta nhận thấy hoạt động kinh doanh có sự biến động không đồng đều. Doanh thu thuần năm 2009 tăng lên 5.016.053.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 23,40% so với năm 2008 và giá vốn cũng tăng lên một tỉ lệ là 31,16% với mức chênh lệch so với năm 2008 là 5.279.935.000 đồng. Điều này chứng tỏ rằng tuy doanh nghiệp đã tổ chức hoạt động đóng mới, sửa chữa tàu biển và dịch vụ vận tải đạt hiệu quả làm cho doanh thu tăng lên song tốc độ tăng doanh thu vẫn còn nhỏ hơn tốc độ tăng giá vốn. Thực tế là năm 2009, trước nhiều sự biến động của thị trường như: giá nguyên vật liệu, nhiên liệu leo thang, chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp nằm ngoài kế hoạch định ra, điều kiện thời tiết thất thường… trong khi giá cả sản phẩm và dịch vụ không có sự gia tăng nào đáng kể. Đây là nhân tố chính dẫn đến giá vốn của loại hình hoạt động của doanh nghiệp tăng lên làm cho lợi nhuận gộp của hoạt động này giảm xuống 263.882.000 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,87% so với năm 2008. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp áp dụng nhiều chính sách vay nợ để đầu tư cho quá trình hoạt động trong khi không đánh giá được sự biến động của thị trường tài chính và các tỷ lệ lãi suất vốn vay nợ đã làm chi chi phí tài chính tăng lên 97.441.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 58,26% so với năm 2008 trong lúc khoản doanh thu từ hoạt động tài chính này lại giảm mạnh 165.862.000 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 82,66%. Mặt khác chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên 321.547.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 47,79% hầu hết là các dịch vụ mua ngoài, các khoản tiếp khách và điều chỉnh lương cho bộ phận quản lý đã tích lũy thêm sự giảm sút đó của lợi nhuận. Vì vậy lợi nhuận thuần của doanh nghiệp năm 2009 đã giảm đi so với năm 2008 là 847.333.000 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 22,03%. Việc lợi nhuận từ một số hoạt động khác tăng lên 163.947.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 92,96% chỉ cho thấy hoạt động trao đổi, thanh lý, nhượng bán các phương tiện máy móc kỹ thuật mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp nhưng chưa thực sự ảnh hưởng đến doanh thu hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2009. Chính vì như vậy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm đi 683.386.000 đồng tương ứng với một tỷ lệ giảm 16,99% so với năm 2008. Tuy nhiên bước sang năm 2010, doanh thu thuần đã tăng lên so với năm 2009 là 2.982.276.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 12,53%, đồng thời giá vốn cũng tăng lên 2.216.617.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 9,97%. Điều này cho thấy việc đầu tư khai thác trong hoạt động đóng mới, sửa chữa tàu biển và dịch vụ vận tải của năm 2010 đã có chuyển biến tốt hơn rõ rệt so với năm 2009. Tốc độ gia tăng doanh thu cao hơn tốc độ gia tăng giá vốn đã làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 25,92% với mức chênh lệch so với năm 2009 là 1.097.023.000 đồng. Thực tế là năm này việc xuất khẩu các hàng hóa là thủy sản ra các nước trên thế giới và vận chuyển các kênh hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại đã thúc đẩy hoạt động đóng tàu và dịch vụ vận tải tăng lên. Từ đó doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó hoạt động tài chính cũng được cải thiện hơn so với năm 2009, trong khi chi phí tài chính giảm đi 26,66% với mức 70.557.000 đồng thì doanh thu từ hoạt động này lại tăng lên mạnh 688,61% với mức 239.560.000 đồng. Đây là dấu hiệu tốt khi doanh nghiệp thu hồi được khoản vốn góp và đánh giá được mức độ biến động chênh lệch tỷ giá của thị trường ngoại tệ cuối năm. Tuy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 27,20% với mức tăng là 270.449.000 đồng so với năm 2009 song mức tăng chi phí này chủ yếu là việc trang bị thêm công cụ cho bộ phận quản lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên 37,98% với mức tăng so với năm 2009 là 1.139.012.000 đồng. Đây là một tỷ lệ tăng lợi nhuận cao, điều này cho thấy kết quả tốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp năm 2010 so với năm trước. Tuy lợi nhuận từ các hoạt động khác giảm đi 88,67% tương ứng với mức giảm đi 301.733.000 đồng nhưng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế vẫn tăng với mức cao, đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp trong năm vừa qua khi giá trị này đạt được là 4.176.594.000 đồng so với 3.339.315.000 đồng của năm 2009, mức chênh lệch là 837.279.000 đồng với tỷ lệ 25,07%. Nếu doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn các khoản chi phí đồng thời không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ thì việc duy trì doanh nghiệp phát triển lâu dài là điều có cơ sở, giúp cho doanh nghiệp đạt được nhiều kết quả tốt hơn. Trong ba năm 2008, 2009 và 2010, trong lúc thị trường ngành nghề luôn có sự tập trung cạnh tranh gay gắt, sự ra đời của nhiều loại hình dịch vụ với chất lượng cao và các doanh nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu biển của các nước trong khu vực với dây chuyền hiện đại đã phần nào hạn chế hoạt động của doanh nghiệp. Việc biến động tổng mức lợi nhuận của năm 2009 so với năm 2008 đã cho thấy những yếu điểm trong việc đánh giá, kiểm soát chi phí, dự đoán tình hình biến động thị trường và các điều kiện khác của doanh nghiệp. Tuy nhiện bước sang năm 2010, doanh nghiệp đã định hướng tốt hơn và tổ chức khai thác hoạt động tối ưu để đảm bảo gia tăng lợi nhuận. Lợi nhuận thu được từ ba năm cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển tốt hơn. Bảng 2.11: Các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 1.Doanh thu thuần 26.455.639 29.769.279 2.Lợi nhuận kế toán trước thuế 3.339.315 4.176.594 3.Lợi nhuận kế toán sau thuế 3.038.042 3.684.027 4.Chi phí lãi vay 264.698 194.141 5.Giá trị tài sản bình quân 94.620.448 95.536.223 6.Vốn CSH bình quân 24.135.184 25.197.593 7.Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu (%) 11,32 12,25 8.ROA (%) 3,21 3,86 9.RE (%) 3,81 4,57 10.ROE (%) 12,59 14,62 Các chỉ tiêu ROA, RE, ROE đã được nhận định sơ bộ tại mục 2.2.1. Đối với bảng trên, khi kết hợp chỉ tiêu Lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp thì ta có thể thấy nhận định ở mục 2.2.1 là phù hợp. Diễn biến của các chỉ tiêu sinh lợi của doanh nghiệp cho ta thấy khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là tương đối ổn định và có xu hướng phát triển cao trong tương lai. Doanh nghiệp cần duy trì và phát huy, đồng thời cũng cần có những bước chuẩn bị thích hợp để khai thác tối đa hiệu quả các nguồn lực đầu tư cũng như giảm các áp lực thanh toán trong tương lai. Như đã phân tích tại mục 1.2.6.4, rủi ro đóng vai trò quan trọng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, thông qua các chính sách tài trợ và các quyết định kinh doanh mà ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là bảng mô tả các chỉ tiêu phản ánh rủi ro mà doanh nghiệp phải chịu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 2.12: Các chỉ tiêu thể hiện rủi ro của doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 % thay đổi lợi nhuận -16,99 25,07 % thay đổi doanh thu 22,98 12,12 Đòn bẩy hoạt động -0,74 2,07 Đòn bẩy tài chính 1,08 1,05 Đòn bẩy hoạt động thể hiện việc sử dụng các chi phí đầu vào để tạo ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này của doanh nghiệp tăng lên qua các năm cho thấy doanh nghiệp đã chú trọng nhiều hơn đến hiệu ứng đòn bẩy trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc sử dụng đòn bẩy hoạt động cho phép doanh nghiệp tận dụng việc điều chỉnh các loại chi phí cố định, biến phí và doanh thu để đạt được lợi nhuận cao nhất. Trong các năm tiếp theo, khi hệ số đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp tăng lên thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng cao tương ứng. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy hoạt động đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chấp nhận gia tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình để đạt được lợi nhuận tốt nhất. Tương tự, đòn bẩy tài chính cho phép doanh nghiệp tận dụng lợi thế của các khoản nợ vay để tác động đến hoạt động của doanh nghiệp và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Ta thấy đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp năm 2010 giảm nhẹ so với năm 2009, là do doanh nghiệp đã giảm bớt chi phí lãi vay của mình trong năm này. Nếu gia tăng các khoản nợ vay, doanh nghiệp có thể tận dụng tốt hơn hiệu ứng từ đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, ta cần phải chú ý rằng sự gia tăng của hệ số đòn bẩy tài chính kéo theo sự gia tăng rủi ro của hoạt động tài chính doanh nghiệp, nên doanh nghiệp cần phải cẩn thận khi sử dụng hiệu ứng đòn bẩy tài chính. Sau khi hoàn thành phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, như đã nêu tại mục 1.2.6.4, ta tiến hành phân tích Dupont để xác định mức độ của các nhân tố thành phần đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là hai chỉ tiêu sinh lợi ROA và ROE. Bảng 2.13: Bảng các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích Dupont Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%) 11,32 12,25 Hiệu suất sử dụng tài sản (%) 27,96 31,16 Tổng tài sản/VCSH bình quân 3,92 3,79 ROA (%) 3,21 3,86 ROE (%) 12,59 14,62 Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp biến thiên cùng chiều tăng, dẫn đến ROA tăng là hệ quả tất yếu. Mức tăng trưởng của hai chỉ tiêu này là khá cao và tương đương nhau, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 8,22% và hiệu suất sử dụng tài sản tăng 11,44% so với năm trước. Điều này làm cho ROA tăng mạnh 20,25%. ROE của doanh nghiệp vẫn tăng trong khi tỷ suất tổng tài sản trên VCSH bình quân giảm do mức độ tăng của ROA là cao hơn mức độ giảm của tỷ suất tổng tài sản trên VCSH bình quân. Tỷ suất này năm 2010 giảm đi 3,43%, là quá ít so với mức độ tăng ROA 20,25% vì thế nên ko ảnh hưởng nhiều tới sự gia tăng ROE của doanh nghiệp. ROE năm 2010 vẫn tăng lên 16,12% so với năm trước. Và ROE của doanh nghiệp sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa, nếu như tỷ suất tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu bình quân cũng biến thiên theo chiều tăng lên. Tóm lại, qua quá trình phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ta nhận thấy doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tốt và ổn định, các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lợi diễn biến rất tốt, phù hợp với quy luật. Doanh nghiệp có quan tâm đến ảnh hưởng của các loại đòn bẩy trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thêm vào đó, quá trình phân tích sử dụng phương trình Dupont đã xác định được ảnh hưởng của mỗi nhân tố lên khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. 2.2.5 Kết luận Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ta có thể rút ra được một số điểm chính yếu sau: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp không phải là tốt lắm, tuy nhiên có thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, doanh nghiệp làm ăn có lãi và lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng tăng theo thời gian, từ đó suy ra tình hình tài chính của doanh nghiệp có nhiều dấu hiệu khả quan. Nhìn chung, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp có nhiều biến động qua ba năm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, tính ổn định của nguồn vốn, cân bằng tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đặc điểm riêng biệt của từng loại tài trợ mà ảnh hưởng của cấu trúc tài chính lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp là khác nhau. Đối với tính ổn định nguồn vốn và cân bằng tài chính của doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đã cố gắng gia tăng tính ổn định của nguồn vốn và đạt được cân bằng tài chính ngắn hạn trong các năm tuy nhiên doanh nghiệp vẫn bị mất cân bằng tài chính trong dài hạn. Yếu tố này đều không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tuy nhiên lại tác động đến khả năng thanh toán, từ đó tác động đến bộ mặt tài chính và có thể tác động gián tiếp đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Do vậy nhà quản lý cần phải chú ý để cải thiện cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp nhìn chung có xu hướng tăng trưởng tương đối tốt. Tuy nhiên tốc độ luân chuyển vốn lưu động vẫn còn ở mức thấp và tỷ suất giá vốn hàng bán còn tương đối cao. Đây là điểm doanh nghiệp cần lưu ý để khắc phục. Về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ta nhận thấy doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tốt và ổn định, các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lợi diễn biến rất tốt, phù hợp với quy luật. Doanh nghiệp có quan tâm đến ảnh hưởng của các loại đòn bẩy trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thêm vào đó, quá trình phân tích sử dụng phương trình Dupont đã xác định được ảnh hưởng của mỗi nhân tố lên khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Chương 3: MỘT SỐ ĐIỂM ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY SÔNG THU – BỘ QUỐC PHÒNG 3.1 Những tồn đọng trong tình hình tài chính của doanh nghiệp Sau quá trình phân tích ở trên, ta có thể thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp khảo sát là tương đối tốt với khả năng sinh lời tốt, doanh nghiệp có khả năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình hình tài chính của doanh nghiệp vẫn còn một số tồn tại, cụ thể là: - Khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương đối thấp phản ánh áp lực tài chính ngắn hạn lớn lên tình hình tài chính của doanh nghiệp, đồng thời tạo ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung và uy tín tài chính của doanh nghiệp nói riêng. - Doanh nghiệp bị mất cân bằng tài chính trong dài hạn. Việc mất cân bằng tài chính của doanh nghiệp tác động xấu đến sức khỏe tài chính và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Như đã nói ở trên, cân bằng tài chính không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, tuy nhiên nó lại tạo ảnh hưởng xấu đến tâm lý sản xuất của doanh nghiệp, từ đó gián tiếp tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. - Tính tự chủ của doanh nghiệp tuy có tăng nhưng chưa cao, tỷ suất tự tài trợ còn rất thấp so với tỷ suất nợ, trong đó thì nợ dài hạn chiếm tỷ lệ thấp so với nợ ngắn hạn. Do đó áp lực thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp là rất lớn, doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn trong thanh toán. - Tốc độ luân chuyển vốn lưu động tuy có tăng qua các năm, tuy nhiên vẫn còn ở mức khá thấp; TSCĐ có xu hướng giảm trong cơ cấu tài sản; tỷ suất giá vốn hàng bán tuy có giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức cao cũng là những vấn đề doanh nghiệp cần chú ý khắc phục để công tác sản xuất kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao hơn. Từ các nhận định trên, ta có thể có được cái nhìn khái quát về những điểm tồn tại của doanh nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp thích hợp để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp một các đúng đắn. 3.2 Các biện pháp đề xuất để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp 3.2.1 Các biện pháp để cải thiện khả năng thanh khoản của doanh nghiệp Như đã trình bày ở mục 1.2.6.1, ta biết rằng khả năng thanh khoản của doanh nghiệp phản ánh sự tương quan giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Muốn cải thiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì ta cần tác động vào hai yếu tố này theo hướng giảm nợ ngắn hạn và gia tăng tài sản ngắn hạn. Các khoản mục tài sản ngắn hạn ta có thể tác động vào là tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các loại tài sản ngắn hạn khác. Tuy nhiên, việc gia tăng giá trị của một trong các khoản mục trên đều không tốt do sẽ xảy ra tình trạng đọng vốn tạm thời ở doanh nghiệp. Do vậy, chúng ta không nên tác động theo hướng tăng tài sản ngắn hạn để cải thiện khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Như vậy, để cải thiện khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, ta có thể tác động theo hướng giảm các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Trên thực tế, các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đã giảm đi trong năm 2009 nhưng lại tăng lên vào năm 2010 do thay đổi trong chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể giảm giá trị của các khoản nợ ngắn hạn, các khoản phải trả ngắn hạn như phải trả người bán, phải trả người lao động và phải trả nhà nước. Dưới đây là bảng mô tả chi tiết các khoản nợ ngắn hạn hiện tại của doanh nghiệp. Bảng 3.1: Các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Nợ ngắn hạn 67.996.348 65.591.680 68.810.186 Vay và nợ ngắn hạn 25.660.300 26.380.210 29.543.000 Phải trả người bán 13.772.849 10.498.427 11.262.377 Người mua trả tiền trước 9.998.420 14.414.767 15.527.162 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.368.745 1.552.923 1.499.590 Phải trả người lao động 550.394 456.683 737.748 Chi phí phải trả 572.014 974.465 613.520 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 9.535.109 9.110.201 7.571.159 Hiện tại, doanh nghiệp có các khoản nợ ngắn hạn lớn là nợ vay, người mua ứng trước và các khoản phải trả, phải nộp khác. Từ đó, ta có thể giảm các khoản nợ vay ngắn hạn, tiền ứng trước và các khoản nợ ngắn hạn khác xuống để cải thiện khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. 3.2.2 Các biện pháp để cải thiện cân bằng tài chính của doanh nghiệp Như đã phân tích tại mục 2.2.2.2, doanh nghiệp bị mất cân bằng tài chính trong dài hạn. Yếu tố chính tác động đến cân bằng tài chính dài hạn của doanh nghiệp là vốn lưu động ròng. Bây giờ ta sẽ xem xét từng chỉ tiêu tác động đến cân bằng tài chính của doanh nghiệp và biện pháp khắc phục có thể áp dụng. Chỉ tiêu vốn lưu động ròng bị thâm hụt do sự gia tăng khối lượng tài sản dài hạn. Tuy nhiên, việc gia tăng tài sản dài hạn là cần thiết và đúng đắn, nên ta sẽ xem xét yếu tố còn lại ảnh hưởng đến vốn lưu động ròng là nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp cấu thành từ nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Trong năm 2010, doanh nghiệp có xu hướng gia tăng tỷ trọng của 2 loại nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn, đó là lý do mà thâm hụt vốn lưu động ròng của doanh nghiệp đã giảm đáng kể so với năm 2009 (đã phân tích ở 2.2.2.2). Tuy nhiên, mỗi loại nguồn vốn lại có tác động khác nhau đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, nên doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn trước khi quyết định sử dụng nguồn vốn nào. Đối với việc gia tăng các khoản nợ vay dài hạn, tuy sẽ tạo lợi thế về thuế, gia tăng lợi nhuận nhưng doanh nghiệp phải chịu áp lực thanh toán lãi hàng kỳ và áp lực thanh toán vốn lớn khi các khoản nợ đến hạn trong tương lai. Đối với việc gia tăng vốn chủ sở hữu, tuy đem lại cho doanh nghiệp mức độ an toàn tài chính cao, tuy nhiên việc huy động vốn tương đối khó khăn và bị động, ngoài ra còn tác động theo hướng giảm ROE của doanh nghiệp nếu quy mô hoạt động của doanh nghiệp không gia tăng. 3.2.3 Các biện pháp quản lý và tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ở các doanh nghiệp, tổng số vốn lưu động và tính chất sử dụng của nó có quan hệ chặt chẽ với những chỉ tiêu công tác cơ bản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, ra sức tiết kiệm vốn, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn thì với số vốn ít nhất có thể đạt hiệu quả kinh tế cao. Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động tức là rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong lĩnh vực dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông, từ đó mà giảm bớt lượng vốn lưu động bị chiếm dụng, tiết kiệm vốn lưu động trong luân chuyển. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, doanh nghiệp có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dụng nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ hoặc có thể với số vốn như cũ nhưng doanh nghiệp mở rộng đươc quy mô sản xuất kinh doanh mà không cần tăng thêm vốn. Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn có ảnh hưởng tích cực đối với việc hạ thấp giá thành và chi phí lưu thông, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn thỏa mãn nhu cầu sản xuất và hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong nước. Muốn tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, ta có thể thực hiện các biện pháp sau: - Tăng tốc độ luân chuyển vốn trong khâu dự trữ sản xuất bằng cách: chọn điểm cung cấp hợp lý để rút ngắn số ngày hàng đi trên đường, số ngày cung cấp cách nhau, căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động đã xác định và tình hình cung cấp vật tư, tổ chức hợp lý việc mua sắm, dự trữ vật liệu nhằm rút bớt số lượng dự trữ luân chuyển thường ngày, kịp thời phát hiện và giải quyết những vật tư ứ đọng để giảm vốn ở khâu này. - Áp dụng công nghệ hiện đại để rút ngắn chu kì sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, để giảm vốn lưu động. - Tăng tốc độ luân chuyển vốn trong khâu lưu thông bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán nhằm rút ngắn số ngày xuất vận và thanh toán để thu tiền kịp thời, tăng tốc độ luân chuyển ở khâu này. 3.2.4 Các biện pháp xác định tỷ suất nợ phù hợp Như ở chương 2 đã phân tích, ở doanh nghiệp hiện hay, tỷ lệ nợ ngắn hạn chủ yếu là đi vay, với những nguồn này buộc doanh nghiệp phải thanh toán trong thời gian ngắn, mặt khác vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp có tăng nhưng chưa đủ để bù đắp các khoản nợ phải trả. Do đó, xác định một cơ cấu, một tỷ lệ nợ phù hợp là đòi hỏi cấp thiết. Qua phân tích ta thấy nợ phải trả quá lớn so với khả năng tự có về tài chính của doanh nghiệp. Điều này cho thấy khả năng tự chủ của doanh nghiệp hiện nay không được tốt. Trong khi đó, tỷ suất nợ dài hạn thấp chứng tỏ nguồn vốn thường xuyên chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu, điều đó cũng cho thấy trong tổng nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm phần lớn giá trị. Do đó việc duy trì một tỷ suất nợ như hiện nay sẽ gây khó khăn cho việc tiếp nhận các khoản vay tiếp theo cho doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần phải nhanh chóng điều chỉnh kịp thời để thiết lập một cấu trúc nợ cho phù hợp để cải thiện tình hình trên. Vì vậy doanh nghiệp có thể điều chỉnh các tỷ suất nợ như sau: - Trước hết ta cần so sánh giữa tổng nợ với vốn chủ sở hữu, thông thường tổng nợ không được vượt quá 2 lần vốn chủ sở hữu. Nếu tổng nợ vượt quá mức này doanh nghiệp sẽ bị lệ thuộc quá nhiều vào các chủ nợ và có nguy cơ mất quyền tự chủ của mình. - Tiếp theo là tỷ suất nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu, điều kiện để doanh nghiệp vẫn đảm bảo an toàn về mặt tài chính là tổng nợ dài hạn phải nhỏ hơn hoặc lớn nhất là bằng vốn chủ sở hữu. Hơn nữa việc duy trì một tỷ suất nợ hợp lý sẽ có thể thu hút được các nhà đầu tư khác trong tương lai. Sau khi đã xác định hai chỉ tiêu trên, căn cứ vào dự án đầu tư trong năm tới, doanh nghiệp xây dựng chính sách huy động vốn cho hợp lý, đảm bảo chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Sau khi đã xác định được tỷ suất nợ phù hợp thì doanh nghiệp có thể xác định nguồn vốn tài trợ cho mình để có thể thuận tiện hơn trong quá trình kinh doanh. 3.2.5 Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định Qua phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, ta thấy doanh nghiệp mất cân bằng tài chính dài hạn trong hai năm 2009 và 2010 nhưng cũng có những chuyển biến theo xu hướng tích cực hơn. Với tình trạng mất cân bằng tài chính dài hạn của doanh nghiệp, như vậy doanh nghiệp không đủ nguồn vốn thường xuyên để đầu tư cho tài sản cố định mà phải sử dụng đến nguồn vốn vay ngắn hạn, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên tài sản cố định của doanh nghiệp qua ba năm lại có xu hướng giảm xuống và chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vì với lĩnh vực của mình thì doanh nghiệp cần rất nhiều đến tài sản cố định nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định là cơ sở vật chất kĩ thuật, là yếu tố chính thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác giá trị còn lại của tài sản cố định thể hiện một lượng vốn đang đầu tư vào sản xuất kinh doanh luôn đòi hỏi phải được sử dụng với hiệu quả cao. Thể hiện của đòi hỏi này là tài sản cố định phải được bố trí với cơ cấu hợp lý, thời gian hoạt động cũng như năng lực của tài sản cố định phải được huy động tới mức tối đa nhằm không ngừng tăng sản lượng, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm góp phần tăng sức cạnh tranh để đạt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Những vấn đề đặt ra về tài sản cố định là như vậy, đòi hỏi phải có biện pháp quản lý về tài sản cố định, trong đó phân tích tài sản cố định cũng là biện pháp quan trọng. Qua phân tích sẽ chỉ ra những ưu điểm và tồn tại trong trang bị và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Mặt khác ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định là mục đích của việc trang bị tài sản cố định trong các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu tài sản cố định, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Đồng thời sử dụng có hiệu quả tài sản cố định hiện có là biện pháp tốt nhất sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định nhằm đánh giá tình trạng quản lý, sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp hiện nay là tốt hay xấu, có ảnh hưởng như thế nào đến cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra nguyên nhân có liên quan, làm cơ sở cho các biện pháp cải thiện công tác quản lý tài sản cố định đảm bảo hiệu suất sử dụng ngày càng cao. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh Nguyên giá TSCĐ bình quân Qua chỉ tiêu trên ta thấy, hiệu quả sử dụng tài sản cố định tăng dẫn đến doanh thu hoạt động kinh doanh tăng theo tỷ lệ thuận. Khi doanh thu hoạt động kinh doanh tăng thì nó sẽ làm cho lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên. Chính sự tăng lên của lợi nhuận này sẽ là cơ sở cho việc bổ sung thêm vốn chủ, là một yếu tố chính cấu thành nên nguồn vốn thường xuyên và làm nguồn vốn thường xuyên tăng lên. Từ đó cân bằng tài chính của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện. Bảng 3.2: Bảng tính hiệu suất sử dụng tài sản cố định ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh 26.490.428 30.043.628 Nguyên giá TSCĐ bình quân 28.794.822 12.181.260 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 92,00% 246,64% Ta thấy trong 2 năm qua hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp có chiều hướng tăng. Bên cạnh đó doanh thu thuần hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên. Điều này giúp cho doanh nghiệp khắc phục đươc khó khăn trong việc bổ sung thêm vốn kinh doanh của mình cũng như việc trang bị các tài sản và các chi phí khác nói chung và tài sản cố định nói riêng. Tuy nhiên để có thể nhận xét chính xác về thực trạng tài sản cố định tại doanh nghiệp, trước hết ta đi đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định tại doanh nghiệp năm 2010 thông qua chỉ tiêu hệ số hao mòn tài sản cố định. Hao mòn là nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của tài sản cố định. Trong quá tình sử dụng, tài sản cố định sẽ hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Mặt khác quá trình hao mòn tài sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh, nghĩa là sản xuất càng khẩn trương bao nhiêu thì hao mòn càng nhanh bấy nhiêu. Bởi vậy việc phân tích tình trạng kĩ thuật tài sản cố định là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm đánh giá đúng mức tài sản cố định của doanh nghiệp đang sử dụng còn mới hay đã cũ, mới cũ ở mức nào, có biện pháp đúng đắn để tái sản xuất tài sản cố định. Từ cơ sở lý luận này ta có bảng đánh giá thực trạng tài sản cố định tại doanh nghiệp như sau: Bảng 3.3: Bảng đánh giá thực trạng tài sản cố định tại doanh nghiệp ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Nguyên giá TCSĐ 29.425.434 26.468.613 Tổng mức khấu hao TSCĐ 15.765.764 15.765.764 Hệ số hao mòn (%) 53,58% 59,56% Qua bảng phân tích trên ta thấy, cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp cũ và giá trị hao mòn chiếm tương đối lớn trong tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp. Vào năm 2009 hệ số hao mòn đã là 53,58% nhưng đến năm 2010 hệ số này không những không được cải thiện mà trái lại nó càng tăng lên với con số là 59,56%. Hệ số hao mòn tài sản cố định của doanh nghiệp quá cao chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp cũng ngày càng cũ đi. Mặc dù trong những năm qua doanh nghiệp cũng có những đầu tư tài sản cố định nhưng số đầu tư tương đối nhỏ trong khi tài sản cố định cũ đi càng nhiều. Ngoài ra do trình độ tay nghề của công nhân sản xuất chưa bắt kịp tốc độ làm việc của công nghệ mới. Do đó, một số máy móc chưa phát huy hết hiệu quả năng suất của nó, dẫn đến tình trạng sử dụng tài sản cố định một cách lãng phí trong sản xuất. Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Như vậy qua vấn đề phân tích trên, doanh nghiệp cần có những biện pháp như: - Đối với những máy móc quá cũ, không còn phù hợp cho sản xuất, tức là những tài sản cố định đã khấu hao hết và không còn sử dụng được nữa thì doanh nghiệp nên có kế hoạch thanh lý hoặc nhượng bán tài sản cố định nhằm quay vòng vốn để có thể mua mới hoặc thuê tài chính để bù vào những tài sản cố định đã được thanh lý này. Với những tài sản cố định mới, nó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm giảm thời gian thi công. - Đồng thời với việc đầu tư mua sắm mới tài sản cố định thì doanh nghiệp cũng nên chú trọng công tác đào tạo cho công nhân để nâng cao tay nghề cho phù hợp với công nghệ mới. Có như vậy mới tận dụng và khai thác hết tiềm năng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến công tác quản lý tài sản cố định, thường xuyên bảo dưỡng định kì cũng như sửa chữa kịp thời những hư hỏng để không làm giảm công suất làm việc của nó. Đồng thời phân công trách nhiệm của những người có liên quan nếu xảy ra mất mát. 3.2.6 Các biện pháp giảm thấp chi phí kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Chi phí kinh doanh là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh càng cao càng làm giảm hiệu quả kinh doanh. Vì vậy phấn đấu giảm chi phí kinh doanh là hết sức cần thiết. Trước hết, bộ phận chi phí lớn nhất trong kinh doanh đó là giá vốn hàng bán do nguyên vật liệu sử dụng để đóng và sửa chữa tàu biển tăng cao. Đây là khoản chi phí mà doanh nghiệp cần hạ thấp để tăng lợi nhuận. Nhưng do đặc điểm hoạt động kinh doanh đóng mới và sửa chữa tàu biển là nguyên vật liệu giao thẳng không nhập kho, đồng thời các hợp đồng đóng tàu có thời gian lắp đặt dài trong khi thời gian lắp đặt chưa tạo ra sản phẩm nhưng sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã hội. Do đó khi lập kế hoạch cần cân nhắc, thận trọng, nêu rõ các yêu cầu vật tư, tiền vốn nhân công. Việc quản lý theo dõi quá trình sản xuất phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, đảm bảo chất lượng của tàu được đóng và sửa chữa, theo dõi chặt chẽ chi phí phát sinh để nâng cao hơn nữa lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tới. Tuy rằng sự gia tăng doanh thu bao giờ cũng kéo theo sự gia tăng của các khoản chi phí phát sinh, nhưng doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến vấn đề tiết kiệm nhằm giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết để đảm bảo tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Muốn làm được như vậy thì doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý tốt chi phí, cụ thể là: - Doanh nghiệp nên duyệt các khoản chi phí hợp lý, tránh lãng phí các khoản chi phí không cần thiết. Cần tiết kiệm hơn chi phí văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài… vì các khoản chi phí này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong chi phí quản lý doanh nghiệp, nếu quản lý không tốt sẽ gây lãng phí vốn của doanh nghiệp. Để quản lý chi phí quản lý một cách có hiệu quả ta cần định mức từng loại chi phí quản lý bằng bao nhiêu phần trăm so với doanh thu, tức là phải quy định một đồng doanh thu thì chỉ được bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Định mức chi phí QLDN = Tỷ lệ % định mức X Doanh thu hoạt động Như vậy, sẽ kiểm soát được chi phí này. Nếu phát sinh vượt quá định mức cho phép sẽ đề nghị các phòng ban, cá nhân vi phạm chịu mức chi phí vượt định mức trên. Để đạt được kết quả mong muốn, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải thực hiện doanh thu cho phù hợp với chi phí của toàn doanh nghiệp để đảm bảo một mức lợi nhuận mong muốn. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây không chỉ là tăng doanh thu, lợi nhuận và giảm chi phí kinh doanh mà còn phải chú trọng đến tốc độ tăng giảm của chúng. Tóm lại, mỗi tồn đọng của doanh nghiệp có thể có những hướng giải quyết khác nhau, tuy nhiên mỗi biện pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng của chúng, và tùy theo từng biện pháp thì nó sẽ có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác theo nhiều hướng khác nhau. Hơn nữa, rất khó để doanh nghiệp có thể đạt được một trạng thái cân bằng tài chính hoàn hảo, một khả năng thanh toán đáp ứng nhu cầu hay một cấu trúc vốn luôn ở trạng thái tốt. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận các biện pháp doanh nghiệp dự định sử dụng để cải thiện các chỉ tiêu trên nhằm tránh các tác hại tiêu cực hơn đến các chỉ tiêu tài chính khác của doanh nghiệp. KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập tại Công ty Sông Thu, tiến hành thực hiện phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, em nhận thấy rằng hoạt động phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị các hoạt động của doanh nghiệp và mang lại nhiều thông tin bổ ích không những cho nhà quản trị doanh nghiệp mà còn với nhiều đối tượng bên ngoài quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi áp dụng các lý thuyết phân tích tài chính doanh nghiệp đã được học vào phân tích tình hình thực tiễn tại doanh nghiệp thực tập, em đã xác định được tương đối những biến động trong tình hình tài chính của doanh nghiệp, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến các thành phần của tình hình tài chính doanh nghiệp và xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng đến tình hình tài chính doanh nghiệp nói chung và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nói riêng. Hơn nữa, khi kết thúc quá trình phân tích, em có thể có một cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp và đã nêu ra một vài đề xuất giúp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thiếu kinh nghiệm trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn phân tích, có những điểm em chưa thể lý giải đầy đủ hoặc chưa có một phân tích đầy đủ và tổng quát. Vì vậy, khó tránh khỏi thiếu sót trong nội dung được trình bày trong chuyên đề của mình. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo cũng như của các cô, chú, anh, chị trong Công ty Sông Thu để có thể rút kinh nghiệm cho bản thân. Cuối cùng, một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các góp ý hữu ích của thầy TS. Nguyễn Hòa Nhân và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú, anh, chị ở công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn. Đà Nẵng, tháng 04 năm 2011 SVTH: Phan Hoàng Hải DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng và slide bài giảng môn học “Tài chính doanh nghiệp” – TS. Nguyễn Hòa Nhân – Khoa Tài chính Ngân hàng – Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp hiện đại” – TS. Nguyễn Minh Kiều Bài tập “Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp” – Khoa Kế toán - Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (2010) Hệ thống Báo cáo tài chính Công ty Sông Thu – Bộ Quốc Phòng từ năm 2008 đến năm 2010 Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp – ThS. Đào Anh Tuấn biên soạn – 2004 Phân tích báo cáo tài chính – Nguồn www.vanchung.vn Các tài liệu tham khảo khác PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP 3 NĂM 2008 – 2010 ĐVT: 1.000 đồng TT NỘI DUNG MÃ SỐ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 TÀI SẢN A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 68.256.859 59.073.050 66.850.273 I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 2.757.591 3.007.882 4.715.016 1 Tiền 111 2.757.591 3.007.882 4.715.016 2 Các khoản tương đương tiền 112 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 0 III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 47.089.257 35.302.202 31.115.351 1 Phải thu của khách hàng 131 32.455.863 23.880.680 19.032.834 2 Trả trước cho người bán 132 2.380.244 1.418.580 2.157.268 3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 2.295.435 41.776 41.776 4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 0 0 0 5 Các khoản phải thu khác 135 9.957.715 9.961.166 9.883.473 IV Hàng tồn kho 140 17.975.528 20.728.391 30.951.550 1 Hàng tồn kho 141 17.975.528 20.728.391 30.951.550 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V Tài sản ngắn hạn khác 150 434.483 34.575 68.356 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 425.148 14.250 17.083 2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 9.335 3 Thuế và các khoản phải thu nhà nước 154 20.325 51.273 4 Tài sản ngắn hạn khác 158 B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 27.692.612 34.218.374 30.930.748 I Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 0 II Tài sản cố định 220 27.579.431 27.030.399 25.186.663 1 Tài sản cố định hữu hình 221 14.235.974 13.659.670 10.702.849 Nguyên giá 222 29.357.982 29.425.434 26.468.613 Giá trị hao mòn lũy kế 223 15.122.008 15.765.764 15.765.764 2 Tài sản cố định thuê tài chính 224 3 Tài sản cố định vô hình 227 12.991.125 12.991.125 12.991.125 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 352.332 379.604 1.492.689 III Bất động sản đầu tư 240 0 6.869.700 5.483.619 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 50.000 50.000 50.000 V Tài sản dài hạn khác 260 63.181 268.275 210.466 1 Chi phí trả trước dài hạn 261 63.181 268.275 210.466 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 3 Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 95.949.471 93.291.424 97.781.021 NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ 300 72.426.016 68.544.511 72.132.749 I Nợ ngắn hạn 310 67.996.348 65.591.680 68.810.186 1 vay và nợ ngắn hạn 311 25.660.300 26.380.210 29.543.000 2 Phải trả người bán 312 13.772.849 10.498.427 11.262.377 3 Nguười mua trả tiền trước 313 9.998.420 14.414.767 15.527.162 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 1.368.745 1.552.923 1.499.590 5 Phải trả người lao động 315 550.394 456.683 737.748 6 Chi phí phải trả 316 572.014 974.465 613.520 7 Kế toán quản trị 317 6.538.617 2.204.004 2.055.630 8 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 0 0 0 9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 9.535.109 9.110.201 7.571.159 10 Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II Nợ dài hạn 330 4.429.668 2.952.831 3.322.563 1 Vay và nợ dài hạn 334 4.429.668 2.952.831 3.322.563 2 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 23.523.455 24.746.913 25.648.272 I Vốn chủ sở hữu 410 23.480.011 24.712.063 25.703.341 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 22.592.712 23.728.920 24.627.985 2 Thặng dư vốn cổ phần 412 3 Vốn khác của chủ sở hữu 413 4 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 5 Quỹ đầu tư phát triển 417 378.540 457.921 457.921 6 Quỹ dự phòng tài chính 418 107.254 123.717 123.717 7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 401.505 401.505 493.718 II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 43.444 34.850 -55.069 1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 431 43.444 34.850 -55.069 2 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 95.949.471 93.291.424 97.781.021 PHỤ LỤC 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ 2008 – 2010 ĐVT: 1.000 đồng TT CHỈ TIÊU MÃ SỐ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 19.295.627 23.810.075 26.792.351 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 0 3 Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 10 21.439.586 26.455.639 29.769.279 4 Giá vốn hàng bán 11 16.942.546 22.222.481 24.439.098 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 20 4.497.040 4.233.158 5.330.181 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 200.651 34.789 274.349 7 Chi phí tài chính 22 167.257 264.698 194.141 Trong đó: Lãi vay 23 167.257 264.698 194.141 8 Chi phí bán hàng 24 11.226 9.827 7.506 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 672.862 994.409 1.264.858 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 3.846.346 2.999.013 4.138.025 11 Thu nhập khác 31 176.355 340.302 38.569 12 Chi phí khác 32 0 0 0 13 Lợi nhuận khác 40 176.355 340.302 38.569 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 4.022.701 3.339.315 4.176.594 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 683.739 301.273 492.567 16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 3.338.962 3.038.042 3.684.027 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_dn_5343.doc
Luận văn liên quan